Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nguyễn công trứ trong đời sống văn hóa cư dân huyện tiền hải, tỉnh thái bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.32 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA HỌC

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG

NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CƯ DÂN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thành Nam
Sinh viên thực hiện: Phạm Tuyết Trinh
Lớp: VHH4A
Khóa học: 2012 - 2016

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, được
sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa
Văn hóa học đã truyền đạt, cung cấp cho tôi những kiến thức nền tảng về lý
thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Cùng với sự nỗ lực
nghiên cứu của bản thân, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trước hết, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới TS.
Nguyễn Thành Nam, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và chỉ bảo
cho tôi những vấn đề trọng tâm của đề tài ngay từ khi chọn đề tài, nghiên cứu
xây dựng đề cương cho tới khi hoàn thiện khóa luận. Tôi cũng xin chân thành
cảm ơn tới ông Nguyễn Thanh – Nguyên chủ nhiệm bộ môn Hán Nôm,
Trường Đại học Tổng hợp, ông Vi Nam Hải – Nguyên Giám đốc Sở Văn hóaThể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, đã cung cấp nguồn tài liệu, tư liệu quý giá
giúp tôi nghiên cứu sâu hơn những vấn đề trong khóa luận. Các bạn bè cùng
gia đình đã giúp sức, động viên tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.


Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về tư liệu của Ban quản
lý Di tích lịch sử Nguyễn Công Trứ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, thư viện
tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về
ảnh hưởng của Nguyễn Công Trứ trong đời sống cư dân huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.
Có thể nói, đề tài này được thực hiện trên tinh thần nỗ lực nghiên cứu
của bản thân, có sự kế thừa, tổng hợp, tóm tắt tài liệu của các nhà nghiên cứu
đi trước. Tuy nhiên, do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, thời gian còn hạn
hẹp, nên chắc chắn bài khóa luận của tôi còn nhiều thiếu sót về các trình bày
cũng như về sự nghiên cứu. Kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của
các thầy cô giáo, bạn bè để bổ sung, hoàn thiện bài nghiên cứu được tốt hơn.


Tôi xin cam đoan bài khóa luận là kết quả của quá trình nghiên cứu,
sưu tầm, tổng hợp từ các nguồn tư liệu một cách nghiêm túc của bản thân. Tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực, chuẩn xác của nội dung
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN

Phạm Tuyết Trinh


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ
DANH NHÂN NGUYỄN CÔNG TRỨERROR!


BOOKMARK

NOT

DEFINED.
1.1. Cơ sở lý luận về đời sống văn hóa ... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm “đời sống văn hóa”...... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Cấu trúc của “đời sống văn hóa” .. Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái quát về danh nhân Nguyễn Công TrứError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Khái quát về thời đại và thân thế của Nguyễn Công Trứ ......Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ . Error! Bookmark not defined.
Chương 2:ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN
HÓACỦA CƯ DÂN HUYỆN TIỀN HẢI, THÁI BÌNHERROR!

BOOKMARK

NOT DEFINED.
2.1. Ảnh hưởng đối với đời sống vật chất cư dân huyện Tiền Hải, Thái
Bình ............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đối với sinh hoạt kinh tế .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Đối với việc hình thành làng xóm và nhà ở của cư dân Tiền Hải
Error! Bookmark not defined.
2.2. Ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần cư dân huyện Tiền
Hải, Thái Bình ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Về việc phụng thờ Nguyễn Công Trứ trong đời sống tín ngưỡng
cư dân huyện Tiền Hải ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Về lễ hội tôn vinh, tưởng niệm danh nhân của cư dân Tiền Hải
Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Văn học – nghệ thuật dân gian địa phươngError! Bookmark not
defined.
2.3. Giá trị nhân cách của danh nhân Nguyễn Công Trứ và vấn đề
giáo dục đạo đức tại địa phương ............. Error! Bookmark not defined.


Chương 3:BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DANH NHÂN NGUYỄN
CÔNG TRỨ TRONG ĐỜI SỐNG CƯ DÂN HUYỆN TIỀN HẢI,THÁI BÌNH

...................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. Thực trạng việc thờ tự và tưởng niệm danh nhân Nguyễn Công
Trứ ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Cụm di tích tưởng niệm Nguyễn Công Trứ (huyện Tiền Hải – Thái
Bình) ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Một số hình thức tưởng niệm danh nhân tại địa phương .......Error!
Bookmark not defined.
3.2. Phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân
Nguyễn Công Trứ ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Phương hướng .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Một số giải pháp ........................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Kiến nghị............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 12
PHỤ LỤC ...................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.


DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


ĐH :

Đại học

Nxb :

Nhà xuất bản

NQ :

Nghị quyết

VH :

Văn hóa

VHTT :

Văn hóa thông tin

TCN :

Trước công nguyên

GS :

Giáo sư

PGS :


Phó giáo sư


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mỗi khi nhắc tới vùng đất Tiền Hải, Thái Bình, chắc hẳn trong chúng ta
không thể không nhớ lại cuộc khởi nghĩa lịch sử của nông dân Tiền Hải vùng
dậy đấu tranh chống thực dân Pháp năm 1930. Cuộc đấu tranh này trở thành
dấu mốc quan trọng trong lịch sử nơi đây. Dấu mốc đó là một bản hùng ca bất
diệt, vang vọng mãi trong mỗi con người quê hương. Điều đó là một biểu
tượng của truyền thống yêu nước, yêu dân tộc. Dọc theo chiều dài lịch sử tới
ngày nay từ một vùng quê thuần nông, đa số người dân đều là nông dân làm
nông nghiệp thì hiện nay Tiền Hải đã từng bước trưởng thành trở thành một
trong những huyện có nền kinh tế phát triển nhất tỉnh Thái Bình. Để có được
những bứt phá như ngày hôm nay là cả một quá trình lịch sử bắt nguồn từ
công lao to lớn của các vị tiền nhân. Một trong những tiền nhân có công lao
lớn nhất đối với Tiền Hải đó là Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ - Người đã
có công khai phá vùng đất Tiền Châu và đề xuất với triều đình cho thành lập
huyện Tiền Hải gồm những lý, ấp, trại, giáp mới ra đời từ công cuộc khẩn
hoang và các làng xã thuộc tổng Đại Hoàng của huyện Trực Định phủ Kiến
Xương và tổng Đông Thành thuộc huyện Giao Thủy. Để tưởng nhớ công lao
của người và tạo nền tảng cho những giá trị văn hóa truyền thống trong lịch
sử của vùng đất, nhân dân Tiền Hải luôn luôn tự hào vì tên tuổi của huyện gắn
liền với tên tuổi của vị quan tài giỏi Nguyễn Công Trứ.
Trong những năm gần đây bên cạnh sự phát triển kinh tế, chính trị thì
việc phát triển nền văn hóa cũng đang được Đảng và Nhà nước ta rất chú
trọng, quan tâm. Đối với huyện Tiền Hải, để có những bước tiến xa hơn nữa,
tiến tới trở thành một thành phố trong tỉnh thì việc lưu giữ những giá trị lịch

sử văn hóa của huyện trở thành một việc hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả


đáng kể trên nhiều phương diện. Một trong số đó là việc ghi nhớ công lao to
lớn của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Hiện nay, ở trên địa bàn huyện đã
có khu di tích tưởng niệm, đền thờ Nguyễn Công Trứ và hàng năm thường
xuyên tổ chức lễ hội tưởng nhớ ngày mất của ông; tuy nhiên công tác tuyên
truyền, giáo dục lịch sử về danh nhân Nguyễn Công Trứ gắn với sự phát triển
huyện Tiền Hải và vùng đất con người nơi đây vẫn còn gặp một số khó khăn
nhất định. Một số người dân và thế hệ trẻ chưa biết đến hoặc có biết đến
Nguyễn Công Trứ nhưng chưa hiểu hết về những di sản văn hóa, công lao to
lớn của cuộc khẩn hoang lúc bấy giờ là kho tàng phong phú, những kinh
nghiệm về kỹ thuật đào sông đắp đê, cải tạo đất đai, xây dựng các điểm dân
cư làng xã, đặc biệt có ích cho quá trình tiếp tục quai đê lấn biển mở rộng
khai hoang của cư dân Tiền Hải và ngày nay trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Cùng với đó là sự ảnh hưởng về tư tưởng trong đời sống văn hóa tạo nên
những nét văn hóa đặc trưng cho con người, vùng đất nơi đây.
Chính vì lẽ đó, nên tôi chọn đề tài “Nguyễn Công Trứ trong đời sống
văn hóa cư dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” để làm đề tài nghiên cứu
cho khóa luận tốt nghiệp ra trường của mình.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ
trong đời sống văn hóa của cư dân huyện Tiền Hải, Thái Bình. Công lao to
lớn của ông trong việc khai phá lập nên vùng đất bằng kĩ thuật quai đê lấn
biển gắn với những giá trị truyền thống văn hóa ảnh hưởng tác động tới đời
sống cư dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất
các giải pháp bảo tồn giúp cho người dân nhận thức, hiểu biết và biết ơn công
lao của vị tổ đã lập nên vùng đất (huyện), từ đó giáo dục "Uống nước nhớ



nguồn" khơi dậy lòng tự hào dân tộc phát huy truyền thống cha ông quyết tâm
xây dựng Tiền Hải giàu mạnh; đồng thời giúp quảng bá hình ảnh, giá trị văn
hóa của vùng đất quê hương Tiền Hải phát triển văn hoá du lịch góp phần đưa
huyện Tiền Hải trở thành một thành phố phát triển.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài khóa luận có những nhiệm vụ chính sau:
- Làm rõ các khái niệm đời sống văn hóa, cấu trúc của đời sống văn hóa.
- Tìm hiểu về vùng đất, lịch sử của huyện Tiền Hải, Thái Bình; con
người và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ.
- Nghiên cứu các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng tới việc gìn giữ
những giá trị lịch sử, truyền thống trong đời sống văn hóa của cư dân Tiền Hải.
- Đưa ra kế hoạch, phương pháp bảo tồn, phát huy, phát triển nâng cao
nhận thức của cư dân Tiền Hải, Thái Bình đối với việc gìn giữ lịch sử, truyền
thống biết ơn công lao của Nguyễn Công Trứ. Nhắc tới Tiền Hải là nhắc tới
Doanh điền Nguyễn Công Trứ.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là những ảnh hưởng của Nguyễn Công Trứ trong đời sống
văn hóa cư dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian:


Đề tài nghiên cứu đời sống văn hóa cư dân từ sau công cuộc đại khẩn
hoang huyện Tiền Hải năm 1828 cho đến hiện nay.

4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Nguồn tài liệu, thư tịch có giá trị quan trọng bậc nhất về Nguyễn Công
Trứ từ nhiều góc độ quan sát và đánh giá (dung lượng, tính hệ thống và độ tin
cậy) là các bộ chính sử của triều Nguyễn. Trong bộ sử quan trọng nhất của
vương triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tên tuổi của Nguyễn Công Trứ bắt
đầu được ghi chép từ sự kiện dâng Thái bình thập sách cho Gia Long (1802),
bẵng đi 19 năm, sau đó dồn dập xuất hiện. Theo thống kê của, danh tính của
Nguyễn Công Trứ xuất hiện trong bộ sử này ở 329 vị trí, tần số thuộc hàng
cao nhất trong các triều thần dưới các triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị. Điều
khá đặc biệt là vào thời điểm Tự Đức năm đầu, ông đã được vua chuẩn cho
cáo lão về hưu, nếu theo thông lệ thì sử quan chỉ còn chép về cái chết của các
vị nguyên lão đại thần nữa là hết, nhưng tên ông thì vẫn còn được chép tiếp
khá nhiều (cả một đoạn dài trong Đại Nam liệt truyện) với nhiều những biến
cố đặc thù “hậu hưu trí”. Rất ít người, nếu không phải là không có ai,
được Thực lục (chứ không nói Liệt truyện) chép kỹ đến như ông, chép chi tiết
đến từng bản tấu sớ, biểu chương, đến cả những chuyện sinh hoạt. Trừ các vị
vua, còn thì tất cả các nhân vật lịch sử được Đại Nam thực lục điểm danh
nhiều nhất đều là các đại thần, làm quan tại triều lâu ngày, và cũng đảm
nhiệm lâu dài những cương vị cơ mật, trọng yếu bậc nhất của bộ máy.
Nguyễn Công Trứ là trường hợp ngoại lệ : ông chỉ được trao chức Thượng
thư (Bộ Binh) trong có 4 năm, mà 4 năm ấy ông lại đảm nhiệm chức phận
Tổng đốc Hải Yên (hàm ngang thượng thư, nhưng việc chính lại giữ cương vị
tỉnh thần) là chủ yếu.
Ngoài Đại Nam thực lục, nguồn tư liệu về Nguyễn Công Trứ còn được
tìm thấy trong các bộ sử hoặc thư tịch mang tính lịch sử khác như Đại Nam


liệt truyện (chính biên), Minh Mệnh chính yếu, Bắc kỳ tiểu phỉ, Gia phả của
dòng họ, Quốc triều hương khoa lục, các tài liệu địa chí (tỉnh chí, huyện chí)

của các địa phương mà Nguyễn Công Trứ từng sống hoặc trị nhậm.
Giữa những công trình được thực hiện trong khoảng gần một thế kỷ
vừa qua, những chuyên luận và sách biên khảo có quy mô và ảnh hưởng nổi
bật ngoài công trình đầu tiên của GS Lê Thước năm 1828, Sự nghiệp và thi
văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ. Tâm lý và tư tưởng Nguyễn
Công Trứ của Nguyễn Bách Khoa (Hàn Thuyên, 1944), Thơ văn Nguyễn
Công Trứ (Trương Chính biên soạn và giới thiệu, Văn học, 1983), Nguyễn
Công Trứ (Sách danh nhân – Vũ Ngọc Khánh viết, Văn hoá, 1983, 1996),
ngoài ra, về quy mô có thể kể thêm Triết lý chấp sinh Nguyễn Công Trứ của
Hán Chương Vũ Đình Trác (Hội Hữu xuất bản, Orange, California, 1988).Với
tư cách là công trình tập thể, kỷ yếu một cuộc hội thảo khoa học, cuốn sách
Nguyễn Công Trứ - con người,cuộc đời và thơ (Nxb Hội Nhà văn, 1995) có
thể coi là một bước tiến đáng kể trên lịch trình nghiên cứu về danh nhân
này. Tính đến quy mô công trình và tầm ảnh hưởng xã hội, các chương về tác
giả Nguyễn Công Trứ trong các bộ giáo trình, sách lịch sử văn học Việt Nam
của các tác giả Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Lộc cũng đáng được coi là có dấu ấn.
Sau đó có thêm 3 tác phẩm viết về Nguyễn Công Trứ đó là:
-! Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử (cuối năm 2008), 2 phần, NXB
Nghệ An, chủ biên Đoàn Tử Huyết
-! Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ qua 81 giai thoại, NXB Lao động
-! Nguyễn Công Trứ 36 bài thơ, NXB Lao động
Ngày nay, Nguyễn Công Trứ đã được thừa nhận và tôn vinh một cách
thật xứng đáng, đó không có nghĩa là việc triển khai hệ vấn đề nghiên cứu về
ông đã có thể tạm dừng. Điều đó thể hiện qua việc tổ chức các buổi hội thảo,


tiêu biểu có hội thảo về danh nhân Nguyễn Công Trứ do Trường ĐH Khoa
học xã hội và Nhân văn (ĐH quốc gia Hà Nội) và UBND tỉnh Hà Tĩnh phối
hợp tổ chức đã diễn ra ngày 19/12/2008 tại tỉnh Hà Tĩnh. Hơn 40 báo cáo đã
được trình bày theo hai chủ đề chính: Danh nhân Nguyễn Công Trứ: dấu ấn

lịch sử và thời đại và Danh nhân Nguyễn Công Trứ – nhà văn hoá lớn. Qua đó,
để thấy được còn nhiều điều chưa biết về ông vẫn còn đang chờ phía trước.
5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Thông qua nội dung bài luận người đọc có thể tìm hiểu, hiểu rõ về
Nguyễn Công Trứ - con người và sự nghiệp của ông. Công lao của ông và
những giá trị to lớn về lịch sử cũng như những giá trị văn hóa đối với đời
sống văn hóa của cư dân huyện Tiền Hải, Thái Bình.
Giúp giáo dục văn hóa truyền thống đối với các thế hệ con cháu mai
sau biết ơn đến công lao của Nguyễn Công Trứ gắn với thành quả vĩ đại của
công cuộc doanh điền lập ấp ở Tiền Hải đánh dấu một bước phát triển nhảy
vọt trong lịch sử khai hoang ở Việt Nam, đem lại những bài học vô giá cho
công tác chỉ đạo tổ chức khai hoang của Đảng, Nhà nước ta sau này; là kho
tàng phong phú, những kinh nghiệm về kỹ thuật đào sông đắp đê, cải tạo đất
đai, xây dựng các điểm dân cư làng xã, đặc biệt có ích cho quá trình tiếp tục
quai đê lấn biển mở rộng khai hoang của cư dân Tiền Hải ngày nay; Từ đó
giúp cư dân Tiền Hải kế thừa và phát huy những phẩm chất cao quý của dân
tộc Việt Nam, truyền thống của tình đoàn kết và lòng nhân ái, lòng yêu
chuộng công bằng dân chủ và tiến bộ xã hội, ý thức sáng tạo, phát triển sản
xuất xây dựng quê hương và tăng cường bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
nhân dân.
Bài luận cung cấp các tư liệu để hiểu rõ thông tin cũng như là nguồn
tham khảo một số giải pháp, biện pháp kiến nghị giúp các nhà quản lý, hoạch


định chính sách văn hóa của tỉnh Thái Bình có thêm cơ sở lý luận, thực tiễn
bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, góp phần giúp cho
sự quảng bá, phát triển du lịch.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để tiến hành nghiên cứu, đề tài kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp
nghiên cứu khác nhau:
- Phương pháp khảo cứu được sử dụng để hệ thống hóa những tài liệu,
sách tham khảo, các ấn phẩm lịch sử, công trình nghiên cứu của các nhà học
giả viết về Nguyễn Công Trứ, công lao của ông là sự kế thừa có chọn lọc, góp
phần tăng tính chính xác, hiệu quả trong việc nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu, tóm tắt, tổng hợp
thông tin, tài liệu để có những thông tin mang tính chính xác và thuyết phục,
có những cách nhìn khách quan và tác động trong việc phổ biến kiến thức,
giúp cư dân huyện Tiền Hải hiểu biết và biết ơn công lao của vị quan tài giỏi
– Doanh điền Nguyễn Công Trứ.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, xác định tính xác thực của thông tin.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, khái quát hóa, phân loại nhằm đưa
ra những kết luận về hiệu quả về sự ảnh hưởng của Nguyễn Công Trứ có ý
nghĩa lịch sử trong đời sống văn hóa cư dân huyện Tiền Hải, Thái Bình.
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài Mở đầu (07 trang), Kết luận (02 trang), Tài liệu tham khảo, Chú thích
và Phụ lục (22 trang), nội dung chính của Khóa luận được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đời sống văn hóa và khái quát về danh
nhân Nguyễn Công Trứ


Chương 2: Ảnh hưởng của Nguyễn Công Trứ trong đời sống văn hóa
cư dân huyện Tiền Hải, Thái Bình
Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa danh nhân Nguyễn
Công Trứ trong đời sống cư dân huyện Tiền Hải, Thái Bình hiện nay


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.! Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiền Hải (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện
Tiền Hải 1926 - 2010, NxbChính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2.! Phan Thư Hiền (2008), Nguyễn Công Trứ với hát ca trù, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3.! Chu Trọng Huyến (1995), Nguyễn Công Trứ con người và sự nghiệp, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
4.! Đoàn Tử Huyến (Chủ biên), Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, Nxb
Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Nghệ An.
5.! Vũ Ngọc Khánh (2006), Nguyễn Công Trứ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
6.! Lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị trấn Tiền Hải (1925 - 2010),Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2012.
7.! Tiến sỹ Bùi Quý Lộ, Phạm Ngọc Yên (1998), Cuộc khẩn hoang thành lập
huyện Tiền Hải (1828), Luận án TS Khoa học Lịch sử, Ban Chấp
hành Đảng bộ huyện Tiền Hải.
8.! Phạm Thị Nết, Tiền Hải từ sau khi thành lập (1828) đến cuối thế kỉ XIX,
Luận án Tiến sĩ Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, lưu tại Thư viện
quốc gia, ký hiệu 7901.
9.! Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiền Hải nhiệm kỳ 2015 - 2020.
10.!Nhiều tác giả (1988), Danh nhân Thái Bình, Sở Văn hóa - Thông tin Thái Bình.
11.!TS. Nguyễn Minh San, Tiền Hải 175 năm hình thành và phát triển (18282003), Nxb Chính trị quốc gia, 2003.
12.!Thái Bình 125 năm hình thành và phát triền (1890 -2015),Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Thái Bình, 2015.


13.!Nguyễn Thanh, Nguyễn Công Trứ trong tâm thức cư dân Thái Bình,
Tham luận tại hội thảo kỷ niệm 230 năm sinh Nguyễn Công Trứ.
14.!Nguyễn Thanh (2010), Nhận diện văn hóa làng xã Thái Bình, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15.!TS. Đoàn Đình Thi (2000), Tiền Hải miền quê lấn biển, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
16.!Lê Thước (1928), Sự nghiệp và thơ văn Uy Viễn tướng Công Nguyễn

Công Trứ, Hà Nội.
17.!PGS.TS Đào Tố Uyên và PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh,Công cuộc khẩn
hoang thành lập huyện Kim Sơn (Kỷ sửu 1829), Huyện ủy- HĐND,
UBND huyện Kim Sơn, 2012.
18.!Văn hóa dòng họ ở Thái Bình, Sở Văn hóa - Thông tin và Viện Nghiên
cứu văn hóa dân gian, Thái Bình, 1999.
19.!Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục và đào tạo, Hà
Nội.
20.! Việt_Nam_nửa_đầu_thế_kỉ_19.
21.! Ban-ve-khai-niem-doi-song-van-hoa-vamoi-truong- van-hoa.html.



×