Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Điều tra hiện trạng làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nghề sản xuất giống cá tra (pangasianodon hypophthalmus) chất lượng cao tại an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC ĐIỀN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ
TRA (Pangasianodon hypophthalmus) CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC ĐIỀN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ
TRA (Pangasianodon hypophthalmus) CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:


8620301

Quyết định giao đề tài:

780/QĐ-ĐHNT ngày 06/7/2018

Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG
Chủ tịch Hội đồng:

Phòng đào tạo sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Điều tra hiện trạng làm cơ sở đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả nghề sản xuất giống cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) chất lượng cao tại An Giang” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời
điểm này.
Nha Trang, Ngày 11 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Điền

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
q phòng ban trường Đại học Nha Trang, Phòng Đào tạo sau Đại học, Viện Nuôi
Trồng Thủy sản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành đề tài. Đặc biệt, là
sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lại Văn Hùng đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài này.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, Ngày 11 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Điền

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................x
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... xiii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................xiv
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh An Giang .............................................................3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................3
1.1.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................3

1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ..................................................................................3
1.1.1.3. Đặc điểm địa hình ................................................................................................ 4
1.1.1.4. Hệ thống sơng rạch, chế độ thủy văn ..................................................................5
1.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên .......................................................................6
1.1.2. Điều kiện xã hội ....................................................................................................11
1.2. Đặc điểm sinh học cá tra..........................................................................................11
1.2.1. Đặc điểm phân loại ............................................................................................... 11
1.2.2. Phân bố..................................................................................................................13
1.2.3. Đặc điểm hình thái ................................................................................................ 13
1.2.4. Đặc điểm sinh thái ................................................................................................ 14
1.2.5. Đặc điểm dinh dưỡng ...........................................................................................14
1.2.6. Đặc điểm sinh trưởng ...........................................................................................15
1.2.7. Đặc điểm sinh sản .................................................................................................16
1.3. Tình hình ni cá tra trên thế giới ...........................................................................17
v


1.4. Tình hình ni cá tra tại Việt Nam ..........................................................................17
1.4.1. Những thành tựu nghiên cứu, sinh sản cá tra bột và ương nuôi cá tra giống tại
Việt Nam .........................................................................................................................17
1.4.1.1. Một số tiến bộ trong công tác chọn giống cá tra ...............................................17
1.4.1.2. Kết quả nghiên cứu chọn giống cá tra nâng cao tốc độ tăng trưởng ................18
1.4.1.3. Kết quả nghiên cứu chọn giống cá tra kháng bệnh gan thận mủ ......................19
1.4.1.4. Phát tán nguồn vật liệu di truyền .......................................................................20
1.4.2. Một số tiến bộ trong cải thiện tỷ lệ sống ương cá tra giống tại Việt Nam ..........20
1.4.2.1. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống, chất lượng cá tra giống...20
1.4.2.2. Nghiên cứu ương cá tra giống trên bể composite .............................................21
1.4.3. Tình hình sản xuất cá tra bột và ương ni cá tra giống tại Việt Nam................22
1.4.4. Tình hình ni cá tra thương phẩm tại Việt Nam ................................................22
1.5. Tình hình ni cá tra tại An Giang ..........................................................................23

1.5.1. Tình hình sản xuất cá tra bột và ương nuôi cá tra giống tại An Giang................23
1.5.2. Sản xuất cá tra giống chất lượng cao....................................................................24
1.5.3. Tình hình ni cá tra thương phẩm tại An Giang ................................................24
1.5.4. Tình hình dịch bệnh trên cá tra tại An Giang .......................................................27
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................29
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...............................................................................29
2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 30
2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ..............................................................................30
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................31
2.4.1. Số liệu sơ cấp ........................................................................................................31
2.4.2. Số liệu thứ cấp ......................................................................................................32
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................................32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................33
3.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội nghề sản xuất cá tra giống chất lượng cao ..................33
vi


3.1.1. Thơng tin về tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn thủy sản của
cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao.....................................................................33
3.1.2. Nghề nghiệp cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao.....................................35
3.1.3. Lao động tham gia sản xuất giống cá tra chất lượng cao.....................................36
3.1.4. Mơ hình hoạt động của cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao ....................37
3.1.5. Thời gian tham gia sản xuất giống cá tra chất lượng cao ....................................38
3.1.6. Nguồn tiếp thu kiến thức sản xuất giống cá tra chất lượng cao...........................39
3.1.7. Tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất giống cá tra chất lượng cao .....................39
3.1.8. Tình hình kinh tế gia đình trước và sau khi sản xuất giống cá tra chất lượng cao ......40
3.1.9. Thu nhập ...............................................................................................................41
3.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề sản xuất giống cá tra chất lượng cao .............................. 42
3.2.1. Hiện trạng kỹ thuật sản xuất cá tra bột chất lượng cao ........................................42
3.2.1.1. Hệ thống công trình phục vụ sản xuất cá tra bột chất lượng cao ......................42

3.2.1.2. Nguồn nước cấp và xử lý nước thải ..................................................................43
3.2.1.3. Nguồn gốc đàn cá tra bố mẹ, hậu bị của cơ sở sản xuất bột chất lượng cao ....44
3.2.1.4. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ .................................................................................46
3.2.1.5. Quản lý môi trường dịch bệnh...........................................................................47
3.2.1.6. Kỹ thuật quản lý cá tra bố mẹ ............................................................................47
3.2.1.7. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra.......................................................................49
3.2.1.8. Kết quả sinh sản nhân tạo ..................................................................................51
3.2.1.9. Xuất bán cá tra bột ............................................................................................. 52
3.2.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề ương giống cá tra chất lượng cao ................................ 53
3.2.2.1. Công trình ao ương giống cá tra chất lượng cao ...............................................53
3.2.2.2. Cải tạo ao ương giống cá tra chất lượng cao .....................................................54
3.2.2.3. Nguồn nước........................................................................................................55
3.2.2.4. Ngăn ngừa địch hại ............................................................................................56
3.2.2.5. Gây màu nước và tạo thức ăn tự nhiên.............................................................. 57
vii


3.2.2.6. Nguồn gốc và chất lượng cá tra bột...................................................................57
3.2.2.7. Thức ăn và phương pháp cho ăn .......................................................................59
3.2.2.8. Quản lý môi trường nước ao ương cá tra giống chất lượng cao .......................60
3.2.2.9. Thu hoạch cá giống............................................................................................62
3.2.2.10. Hệ số tiêu tốn thức ăn ......................................................................................63
3.3. Hiệu quả kinh tế nghề sản xuất giống cá tra chất lượng cao tại An Giang ............63
3.3.1. Cơ cấu chi phí sản xuất.........................................................................................63
3.3.1.1. Chi phí sản xuất cá tra bột .................................................................................63
3.3.1.2. Chi phí ương giống ............................................................................................63
3.3.2. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................................64
3.3.2.1. Cơ sở sản xuất cá tra bột....................................................................................64
3.3.2.2. Cơ sở ương giống .............................................................................................. 65
3.4. Những khó khăn, định hướng phát triển và kiến nghị của cơ sở sản xuất giống cá

tra chất lượng cao tại An Giang ......................................................................................65
3.4.1. Khó khăn ...............................................................................................................65
3.4.2. Định hướng phát triển ...........................................................................................66
3.4.3. Kiến nghị...............................................................................................................67
3.5. Phân tích ma trận SWOT .........................................................................................68
3.6. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững sản xuất giống cá tra chất lượng cao tại
An Giang .........................................................................................................................69
3.6.1. Đào tạo, tập huấn cho các cơ sở sản xuất giống cá tra ........................................69
3.6.2. Giải pháp về tín dụng............................................................................................70
3.6.3. Giải pháp về thị trường .........................................................................................70
3.6.4. Giải pháp về kỹ thuật nuôi và quản lý môi trường ..............................................70
3.6.5. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất .........................................................71
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................72
4.1. Kết luận ....................................................................................................................72
viii


4.2. Đề xuất .....................................................................................................................72
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................................1

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long


ĐVT

:

Đơn vị tính

FCR

:

Hệ số tiêu hóa thức ăn

HCG

:

Human Chorionic Gonadotropin

KDT

:

Kích dục tố

KHCN

:

Khoa học công nghệ


KL

:

Khối lượng

NGTK

:

Niên giám thống kê

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

SQF

:

Tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm


MHTD

:

Mơ hình trình diễn

NXB

:

Nhà xuất bản

TN

:

Tự nhiên

DD

:

Dinh dưỡng

TABS

:

Thức ăn bổ sung


x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra trong tự nhiên ...................................154
Bảng 1.3: Diễn biến cung ứng giống cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang 2009-2016 .....23
Bảng 1.4: Giá trị sản xuất cá tra thương phẩm An Giang 2008-2016 (tỷ đồng) [27] ...27
Bảng 1.5: Diện tích cá tra ni bị bệnh tỉnh An Giang 2011-2016 [25] .......................27
Bảng 3.1: Nguồn gốc thành lập hộ và tài sản gia đình: Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2: Độ tuổi của chủ cơ sở sản xuất giống cá tra . Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và kinh nhiệm của chủ cơ sở .........34
Bảng 3.4: Nghề nghiệp cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao .............................. 36
Bảng 3.5: Tuân thủ các quy định quản lý chuyên môn thủy sản . Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.6: Thời gian tham gia sản xuất bột cá tra chất lượng cao Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.7: Áp dụng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất .. Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.8: Tình hình kinh tế gia đình trước và sau khi sản xuất giống cá tra ................41
Bảng 3.9: Giáo dục và bảo hiểm của cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.10: Thu nhập của cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao ...........................41
Bảng 3.11: Hệ thống công trình phục vụ sản xuất cá tra bột chất lượng cao ................43
Bảng 3.12: Nguồn nước cấp phục vụ cho sản xuất cá tra bột chất lượng cao ...............43
Bảng 3.13: Nguồn gốc cá tra bố mẹ, hậu bị ...................................................................44
Bảng 3.14: Thay thế đàn cá tra bố mẹ hàng năm .......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.15: Thông số kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ ............................................................46
Bảng 3.16: Quản lý môi trường dịch bệnh ao nuôi vỗ cá bố mẹ . Error! Bookmark not
defined.


xi


Bảng 3.17: Quản lý và khai thác đàn cá tra bố mẹ .........................................................48
Bảng 3.18: Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra .................................................................49
Bảng 3.19: Kết quả kích thích cá sinh sản .....................................................................50
Bảng 3.20: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ấp trứng ...... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.21: Các thơng số kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo ............................................51
Bảng 3.22: Một số thơng tin cơng trình ao ương giống cá tra chất lượng cao ..............53
Bảng 3.23: Quy trình cải tạo ao ương giống cá tra giống chất lượng cao .....................54
Bảng 3.24: Nguồn nước cấp phục vụ cho ương giống cá tra .........................................55
Bảng 3.25: Nguồn gốc và phương pháp thả cá tra bột chất lượng cao ..........................57
Bảng 3.26: Thức ăn sử dụng để ương cá tra giống chất lượng cao ............................... 59
Bảng 3.27: Quản lý môi trường nước ao ương cá tra giống chất lượng cao .................60
Bảng 3.28: Thời gian sát khuẩn, diệt vi nấm, diệt nội ngoại ký sinh định kỳ ...............62
Bảng 3.29: Tỷ lệ sống, sản lượng, kích cỡ thu hoạch ....................................................62
Bảng 3.30: Kích cỡ cá tra giống theo thời gian nuôi tại tỉnh An Giang ................ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.31: Cơ cấu chi phí sản xuất cá tra bột chất lượng cao .......................................63
Bảng 3.32: Cơ cấu chi phí ương cá tra giống chất lượng cao ........................................63
Bảng 3.33: Hiệu quả kinh tế cơ sở sản xuất cá tra bột chất lượng cao ..........................64
Bảng 3.34: Hiệu quả kinh tế cơ sở ương giống cá tra chất lượng cao ...........................65
Bảng 3.35: Những khó khăn của cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao ...............66
Bảng 3.36: Định hướng phát triển của cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng .............66
Bảng 3.37: Kiến nghị của cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng .................................67

xii



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878). .............................. 13
Hình 1.2: Kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam ...........................................................22
Hình 1.3: Thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2017-2017.................................23
Hình 1.4: Diện tích ni cá tra tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2016............................. 24
Hình 1.5: Hình thức, diện tích ni cá tra theo tiêu chuẩn chất lượng năm 2014 .........25
Hình 1.6: Sản lượng và năng suất ni cá tra An Giang 2008-2016 ............................. 25
Hình 1.7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra tỉnh An Giang .........................................26
Hình 1.8: Kim ngạch xuất khẩu cá tra tỉnh An Giang....................................................27
Hình 2.1: Bản đồ vùng sản xuất giống cá tra chất lượng cao tỉnh An Giang ................29
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................30
Hình 3.1: Giới tính của chủ cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao……………...37
Hình 3.2: Tỷ lệ tham gia lao động theo giới tính ...........................................................37
Hình 3.3: Mơ hình hoạt động của cơ sở sản xuất cá tra bột chất lượng cao ..................37
Hình 3.4: Thời gian tham gia ương giống cá tra chất lượng cao ...................................38
Hình 3.5: Nguồn tiếp cận thông tin kiến thức kinh tế - kỹ thuật ...................................39
Hình 3.6: Cơ sở đạt chứng nhận Global GAP ................................................................ 40
Hình 3.7: Diện tích cơ sở sản xuất bột cá tra chất lượng cao ........................................42
Hình 3.8: Số lượng đàn cá bố mẹ và hậu bị của cơ sở sản xuất cá tra bột ....................45
Hình 3.9: Hoạt động mua bán cá tra bột chất lượng cao................................................52

xiii


Hình 3.10: Phương pháp ngưa ngừa địch hại ao ương cá tra giống chất lượng cao......64
Hình 3.11: Gây màu nước và tạo thức ăn tự nhiên cho cá tra bột .................................57
Hình 3.12: Sử dụng các sản phẩm quản lý mơi trường nước ao ương cá tra ................61
Hình 3.13: Sơ đồ kênh phân phối giống cá tra ở An Giang ......... Error! Bookmark not
defined.


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài “Điều tra hiện trạng làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
nghề sản xuất giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chất lượng cao tại An
Giang” được tiến hành từ tháng 8/2018 đến tháng 3/2019 nhằm cung cấp các thông tin
giúp các hộ sản xuất giống cá tra nâng cao hiệu quả sản xuất giống chất lượng cao. Số
mẫu thu thập gồm 5 cơ sở sản xuất cá tra bột và 69 cơ sở ương cá tra giống tại huyện
Châu Phú, thành phố Long Xuyên và thị xã Tân Châu.
Nguồn cá tra bố mẹ tham gia sinh sản được tiếp nhận từ Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản II đã qua chọn giống, nuôi vỗ thành thục và tham gia sinh sản, mỗi
năm cung cấp khoảng 2,36 tỷ cá tra bột chất lượng cao cho các hộ ương giống trong và
ngoài tỉnh.
Với 100% cá tra bột có nguồn gốc từ cá bố mẹ đã qua chương trình chọn giống,
được sử dụng để ương giống cá tra chất lượng cao. Mật độ ương trung bình 810,14 ±
254,31 con/m2; thời gian ương trung bình 82,46 ± 8,97 ngày/vụ; tỷ lệ sống trung bình
5,16 ± 1,75%; Sản lượng thu hoạch trung bình 13,50 ± 4,11 tấn/ha/vụ; FCR trung bình
là 1,17 ± 0,1.
Lợi nhuận trung bình của các cơ sở sản xuất cá tra bột chất lượng cao là 195 ±
136,88 triệu đồng/cơ sở/năm. Lợi nhuận trung bình của các cơ sở ương giống cá tra
chất lượng cao là 193,84 ± 66,95 triệu đồng/ha/vụ.
Từ khóa: cá tra, cá tra bố mẹ, cá tra giống, sản xuất cá tra giống chất lượng cao.

xiv


MỞ ĐẦU
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng thủy sản ni có nhiều lợi
thế cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là sản phẩm xuất khẩu
chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Trong năm 2016, theo Tổng cục Thủy sản tình
hình ni, chế biến và xuất khẩu cá tra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều
khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, rào cản thương mại kỹ thuật của nhiều

nước trên thế giới, giá cả không ổn định. Tuy nhiên, ngành cá tra đã vượt qua thách
thức để tiếp tục tăng trưởng với những kết quả đạt được rất khả quan tồn vùng đạt
khoảng 5.050 ha, bình qn năng suất nuôi đạt 228 tấn/ha, sản lượng đạt 1,15 triệu tấn,
kim ngạch xuất khẩu đạt 1,71 tỷ USD, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu cá tra khoảng
2,26 tỷ USD.
Bên cạnh những thành tựu đạt được về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra như đã
nêu ở trên, ngành cá tra đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức nội tại của ngành
và của thị trường, trong đó trước hết phải kể đến là chất lượng con giống.
Chất lượng con giống hiện nay không đảm bảo, nguyên nhân là do việc tuyển
chọn cá bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống chưa đạt yêu cầu kỹ thuật như: cá bố mẹ
được chọn từ cá ni thương phẩm, kích cỡ cá bố mẹ cho sinh sản nhỏ 2,5 - 3 kg/con,
kỹ thuật ni vỗ cá bố mẹ chưa đạt, tình trạng đẻ ép, khai thác quá mức bằng cách cho
đẻ nhiều lận trong năm; bên cạnh đó, do mật độ thả ương cao, bệnh bộc phát, việc sử
dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học để xử lý ao ương chưa đúng cách, điều trị
bệnh khơng có sự tư vấn cán bộ kỹ thuật cũng là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ
sống thấp, chất lượng chưa đảm bảo.
Xuất phát từ những tồn tại hạn chế trên, tỉnh An Giang đã định hướng phát triển
ngành cá tra theo hướng chất lượng với khởi điểm là việc tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ
đã qua chọn lọc cải thiện di truyền một số tính trạng trội về tăng trưởng và có khả năng
kháng bệnh từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, sau đó phát tán cho các cơ sở
sản xuất bột cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang thực hiện nuôi vỗ và cho tham gia sinh
sản nhằm cung cấp lượng cá tra bột chất lượng cao phục vụ nhu cầu ương nuôi giống
trong tỉnh. Đến nay mô hình này đang phát triển về quy mơ, số lượng cơ sở sản xuất và
thành viên tham gia. Vì vậy, để nâng cấp và mở rộng mơ hình này, cần có những hoạt
động điều tra, đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội; hiện trạng kỹ thuật cơ sở sản xuất
1


cá tra bột, cơ sở ương giống cá tra chất lượng cao tại An Giang, nên đề tài “Điều tra
hiện trạng làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nghề sản xuất giống

cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chất lượng cao tại An Giang” được thực
hiện.
Mục tiêu đề tài:
Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội; hiện trạng kỹ thuật để từ đó đề xuất các giải
pháp phát triển bền vững nghề sản xuất giống cá tra chất lượng cao tại An Giang.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú cơ sở
khoa học trong sản xuất giống cá tra từ giai đoạn nuôi vỗ cá bố mẹ đến giai đoạn cá
giống.
- Ý nghiã thực tiễn: Kết quả của đề tài giúp các nhà kỹ thuật, các hộ sản xuất
giống cá tra nâng cao hiệu quả sản xuất giống chất lượng cao.
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội nghề sản xuất giống cá tra chất lượng cao tại
An Giang.
- Điều tra hiện trạng kỹ thuật nghề sản xuất giống cá chất lượng cao tại An Giang.
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề sản xuất giống cá tra chất lượng
cao tại An Giang.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh An Giang
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
An Giang nằm ở phía Tây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, toạ độ địa lý từ
10º10’30” đến 10º37’50” vĩ độ Bắc và từ 104º47’20” đến 105º35’10” kinh độ Đơng,
phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía
Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đơng Nam giáp Thành phố Cần Thơ.
Tỉnh có diện tích tự nhiên là 3.536,76 km2, lớn thứ 4 ở ĐBSCL, chiếm 1,07%

diện tích cả nước. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Long
Xuyên (tỉnh lỵ), thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện là: An Phú, Phú
Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tơn.
Có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển kinh tế. Tỉnh cách hai thành phố lớn là
Tp. Hồ Chí Minh khoảng 200 km, cách trung tâm Tp. Cần Thơ 60 km, có đường biên
giới chung với Vương quốc Campuchia dài khoảng 95,5 km với các cửa khẩu quốc tế
Sông Tiền (xã Vĩnh Xương - Tân Châu), Tịnh Biên (thị trấn Tịnh Biên - Tịnh Biên),
Khánh Bình (thị trấn Long Bình - An Phú), tạo điều kiện cho phát triển giao thương
hàng hóa, dịch vụ, kinh tế, văn hóa, du lịch, bảo vệ an ninh quốc phịng [27].

1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có chế độ
nhiệt tương đối cao và bức xạ nhiệt dồi dào. Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: Nền nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,328°C, tổng tích ơn lớn trên 9.900°C/năm. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng
trong năm chênh lệch không lớn, chênh lệch từ 2,1 – 4,9°C giữa tháng có nhiệt độ lớn
nhất và tháng có nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4, tháng 5
trong năm và thấp nhất thường vào tháng 12, tháng 1 năm sau.
- Giờ nắng: tổng số giờ nắng bình quân trong năm đạt từ 2.205 đến 2.704 giờ.
Thường các tháng mùa khơ có số giờ nắng cao nhất, dao động từ 6 - 9 giờ nắng/ngày
3


(khoảng biến thiên không chênh lệch nhiều như các tháng mùa mưa); các tháng mùa
mưa có số giờ nắng thấp, từ tháng 6 đến tháng 10 số giờ nắng trung bình dao động từ 3 - 7
giờ nắng/ngày.
- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm trung bình năm khoảng 80-81%, độ ẩm khơng khí cao
nhất vào các tháng mùa mưa (78-86%) và thấp nhất vào các tháng mùa khô (74-81%).
- Lượng mưa: tổng lượng mưa năm dao động giảm từ 1.113 – 916 mm/năm.
Phân bố theo mùa rõ rệt, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11,

chiếm trên 83% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa, cường độ mưa không lớn,
lượng mưa phân bố tương đối đều giữa các tháng.
- Gió: chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới, trong năm có hai mùa gió chính:
Gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10, từ vịnh Thái Lan thổi vào mang nhiều
hơi nước gây mưa; Gió mùa Đơng Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hanh
khơ. Tốc độ gió trung bình năm khoảng 3 m/s.
Tỉnh An Giang hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, vào mùa mưa
có xảy ra hiện tượng lốc xốy với tầng suất thấp. Ngoài ra, khoảng từ tháng 8 đến
tháng 11, do nước sông Mekong đổ về gây mùa nước nổi trên các khu vực đồng bằng
và gây rửa trơi xói mịn [27].

1.1.1.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh An Giang gồm 2 dạng địa hình là đồng bằng và đồi núi. Địa hình
đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, cịn lại là 13% đồi núi nằm
ở phía Tây của tỉnh.
- Địa hình đồng bằng: Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ
chênh cao 0,5 - 1 cm/km. Cao trình của tồn đồng bằng biến thiên từ 0,8 m đến 3 m và
được chia thành 2 vùng:
+ Vùng cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, gồm 4 huyện/thị: An Phú, Tân
Châu, Phú Tân và Chợ Mới có cao trình biến thiên từ 1,3-3 m và thấp dần từ ven sông
vào nội đồng.
+ Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên gồm thành phố Long
Xuyên, thành phố Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn có cao trình
biến thiên từ 0,8 - 3 m và thấp dần về phía Tây.
4


- Địa hình đồi núi: Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên 2 huyện Tri
Tơn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao từ 300-700 m, cao nhất là núi Cấm 710 m.
Bao bọc chung quanh núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và

đồng bằng, có cao trình từ 4-40 m và độ dốc từ 3-8º.
Địa hình tỉnh An Giang mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, có hai
nhánh sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Hậu tạo sự thuận lợi để phát triển sản
xuất nông nghiệp, thủy sản [27].

1.1.1.4. Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn
* Hệ thống sơng rạch
Tỉnh An Giang có hệ thống sông, kênh rạch tương đối dày đặc. Hai tuyến sông
lớn đi qua địa phận tỉnh là sông Hậu (dài 100 km) và sông Tiền (dài 80 km) thuộc hạ
lưu sông Mekong, chi phối chế độ thủy văn nước mặt tồn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cịn
có các tuyến sơng, kênh trục chính khác gồm:
Vùng cù lao nằm giữa sơng Tiền và sơng Hậu: có các sơng Vàm Nao, sơng Châu
Đốc, Bình Di, kênh Xáng, Cái Vừng cùng hệ thống các kênh cấp 2, cấp 3 tiếp nhận
nguồn nước từ sông Tiền và sông Hậu phân bố nước mặt cho địa bàn các huyện An
Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới.
Vùng hữu ngạn sông Hậu: thuộc địa phận TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc và các
huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn. Hệ thống nước mặt
tiếp nhận nguồn nước chủ yếu từ sông Hậu qua các kênh trục chính như kênh Long
Xuyên, Cái Sao (Địn Dong), Núi Chóc – Năng Gù, Cây Dương, kênh xáng Vịnh Tre,
Vĩnh Tế,… Ngồi ra cịn hệ thống các kênh, rạch khác thông với biển Tây qua địa
phận tỉnh Kiên Giang [27].
* Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn của An Giang phụ thuộc chế độ nước sông Mekong và chịu ảnh
hưởng của 4 yếu tố chính: chế độ thủy triều của biển đông và biển tây, chế độ dòng
chảy, chế độ mưa nội đồng và đặc điểm về địa hình, hình thái kênh rạch.
Các đặc trưng dịng triều ở An Giang:

5



+ Mực nước đỉnh triều và chân triều: xét trên đường mực nước giờ của trạm
Long Xuyên và Châu Đốc (trên sông Hậu), Chợ Mới và Tân Châu (trên sông Tiền) thì
chế độ bán nhật triều chiếm ưu thế, cịn số ngày có chế độ nhật triều trong tháng hầu
như khơng đáng kể. Cứ khoảng nửa tháng có 3-5 ngày triều cường, sau đó triều giảm
dần kéo dài khoảng 5-6 ngày, tiếp đó là 3-5 ngày triều lên, xuống rất yếu gọi là kỳ
nước kém. Các kỳ con nước ở đây lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về
cường độ.
+ Lưu lượng dòng triều: xét trong một con triều tại Tân Châu, Châu Đốc, Vàm
Nao thường có hai lần nước chạy ngược và hai lần nước chảy xuôi. Xong thời gian
nước chảy xi ở cả ba tuyến đó đều lớn hơn nhiều so với thời gian nước chảy ngược
và có xu thế càng vào sâu trong nội địa thì thời gian nước chảy ngược càng giảm.
Thường vào đầu tháng 1, tại 3 mặt cắt trên bắt đầu có lưu lượng chảy ngược và tăng
dần trong tháng 2, tháng 3 và đạt trị số lớn nhất vào tháng 4 hoặc tháng 5, sau đó lại
giảm dần và bị triệt tiêu trong các tháng mùa lũ.
+ Thời gian triều: lên và xuống ở các trạm Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên và
Chợ Mới xấp xỉ nhau, bình quân từ 4 giờ đến 5 giờ đối với triều lên và 7 giờ đến 9 giờ
đối với triều xuống.
+ Tốc độ truyền triều: tại tỉnh An Giang, tốc độ truyền triều dọc sông Tiền và
sông Hậu xấp xỉ nhau, trong mùa kiệt khoảng 22 km/giờ, trong mùa lũ trên dưới 19
km/giờ [27].

1.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
An Giang có 24 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính. Trong đó, chủ
yếu là nhóm đất phù sa với 226.866 ha, chiếm 66,60%, nhóm đất phèn 44.687,06 ha,
chiếm 13,12%, nhóm đất phù sa bồi 30.793,17 ha, chiếm 9,04%, nhóm đất phù sa cổ
(đất xám) 14.617,72% tổng diện tích đất tồn tỉnh, cịn lại là hai nhóm đất cát núi và
đất than bùn chiếm không đáng kể trong tổng diện tích đất tồn tỉnh. Đất đai của An
Giang phần lớn rất màu mỡ vì 79,93% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù
sa, địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các loại cây trồng khá rộng [27].


6


* Tài nguyên nước
Sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch là nguồn nước mặt chủ yếu cấp nước cho
hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Lưu lượng của các sông khá lớn nên truyền nước theo
các kênh rạch đến tận các vùng xa, đủ sức cung cấp nước kể cả trong mùa kiệt. Nguồn
nước mặt hiện phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng; đồng thời với việc sử
dụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực sản xuất khác, nguồn
nước mặt còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đơ thị và khu dân cư
tập trung, có tác dụng tích cực cho cải tạo đất đai, khai hoang - phục hoá, tháo chua
rửa phèn ở vùng tứ giác Long Xuyên. Tuy nhiên, nhiều năm qua tại một số khu vực,
sông rạch đã bị ô nhiễm do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; nuôi trồng thuỷ
sản ao hầm, lồng bè, đăng quầng; một số khu vực cuối nguồn nước các kênh rạch bị
cạn kiệt vào mùa khô do tình trạng bồi lắng, cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để
xử lý nhằm đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Mỗi năm An Giang có mùa nước nổi
do nước các sông, rạch tràn bờ và làm ngập 70% diện tích của tỉnh trong nhiều tháng,
mùa nước nổi hiện nay đã được xem là một nguồn tài nguyên để khai thác mặt lợi và
hạn chế tối đa mặt hại với phương châm sống chung và sản xuất an tồn trong mùa
nước nổi.
Tài ngun nước mặt có sông Tiền, sông Hậu với lưu lượng khá lớn đủ sức
chuyển tải nguồn nước đến các vùng sâu thông qua mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, do An Giang nằm ở
vùng trung tâm của hạ lưu lưu vực sơng Mê Kơng, có hệ thống sơng ngịi chằng chịt,
có hai hệ thống sơng chính: sơng Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km và sông Vàm
Nao dài 7 km, là sông chia lưu lượng nước của sông Tiền và sông Hậu. Hàng năm mùa
lũ bắt đầu từ tháng 7 - 8 khi nhiễu động nhiệt đới hoạt động gây ra mưa to và dài ngày,
làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa, nước sông Tiền và sông Hậu lên nhanh với
cường suất 10 - 20 cm/ngày.

Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, là tiền đề
để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong tỉnh ngọt quanh năm, tuy
nhiên do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng, có khoảng 1/4 diện tích phía Tây Nam của
tỉnh nguồn nước mặt bị nhiễm phèn trong một vài tháng đầu mùa mưa [27].
* Chất lượng nước mặt trên sông Tiền, sông Hậu, kênh rạch nội đồng
7


- Chất lượng nước mặt sông Tiền
Chất lượng nước sông qua các năm luôn biến động ở hầu hết các thông số quan
trắc. Các chỉ tiêu nhiệt độ, DO, pH rất ít biến động và nằm sát mức giới hạn cho phép.
Trong khi đó, mật độ vi sinh, chất rắn lơ lửng lại luôn vượt giới hạn cho phép rất nhiều
lần, nhưng hàm lượng BOD5, N-NO3-, P-PO43- có chiều hướng giảm dần. Nhưng về
tổng quan, chất lượng nước mặt sông Tiền vẫn đáp ứng được nhu cầu cho mục đích
sinh hoạt của người dân và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, chất lượng nước sơng Tiền
có dấu hiệu ơ nhiễm nặng. Hiện trạng trên là do thông số chất rắn lơ lửng vượt gấp
nhiều lần so với quy chuẩn, do xảy ra tình trạng hịa trộn dịng chảy, lưu lượng lớn và
có những vùng nước xốy dẫn đến làm tăng hàm lượng TSS trong nước mặt tăng lên
đáng kể.
- Chất lượng nước mặt sông Hậu
Chất lượng nước mặt trên sông Hậu qua các năm luôn biến động ở hầu hết các
thông số quan trắc. Hầu hết các thông số quan trắc đều có giá trị cao khi so sánh với
các giá trị theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột A1). Đáng kể nhất là hàm lượng DO
luôn nằm ở ngưỡng thấp so với giới hạn cho phép. Trong khi đó mật độ vi sinh, chất
rắn lơ lửng lại luôn vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần.
Chất lượng nước mặt trên sông Hậu ở mức thấp hơn sông Tiền; chỉ đáp ứng được
cho mục đích tưới tiêu, giao thơng thủy.
Ngun nhân dẫn đến tình trạng này do sơng Hậu là nơi tiếp nhận hầu hết mọi
nguồn thải. Từ nước thải sinh hoạt; nước thải của các nhà máy, xí nghiệp chưa qua xử
lý hoặc xử lý chưa đạt theo quy chuẩn quy định; nước thải từ hoạt động sản xuất nông

nghiệp. Bên cạnh đó, cịn do tập qn của người dân sống ven vùng sông nước, làm
cho việc ô nhiễm chất lượng nước mặt sông Hậu ngày càng trở nên rất phức tạp và khó
dự báo hơn trước.
Ngồi ra, phải kể đến một nguyên nhân sâu xa làm cho diễn biến chất lượng
nguồn nước mặt sông Hậu càng trở nên phức tạp là do những tác động từ các quốc gia
thượng nguồn sông Mekong.
- Chất lượng nước mặt kênh rạch nội đồng

8


Diễn biến chất lượng nguồn nước mặt trên các kênh rạch nội đồng của tỉnh An
Giang ít biến động hơn so với sông Tiền và sông Hậu. Một trong những nguyên nhân
làm cho nguồn nước mặt trên các kênh rạch nội đồng bị ô nhiễm là do nguồn nước thải
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Chế độ xả thải từ các vùng
đê bao khép kín, các hầm ni trồng thủy sản kết hợp với chế độ triều cường làm khả
năng pha loãng và tự làm sạch của nguồn nước bị hạn chế.
Chất lượng nước kênh rạch nội đồng ở mức tưới tiêu và phục vụ cho giao thông
thủy. Các khu vực ô nhiễm cao là kênh Vĩnh Tế, kênh Tám Ngàn, kênh 7 xã, rạch ông
Chưởng. Đặc biệt trong năm 2014 đã phát hiện khu vực Mương Khai (xã Hiệp Xương,
huyện Phú Tân) có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ và phát hiện tảo độc có khả năng ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực, không đủ điều kiện sử dụng cho mục
đích sinh hoạt.
- Chất lượng mơi trường nước phục vụ các khu sản xuất cá tra
Các thông số như pH, DO, sắt, As, Hg, Pb, Coliform đều nằm trong giới hạn cho
phép theo các quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh cột A2", QCVN 38:2011/BTNMT
"Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh",
QCVN 02-20:2014/BNNPTNT "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao - điều kiện bảo đảm vệ sinh

thú y, bảo vệ mơi trường và an tồn thực phẩm". Tuy nghiên, các thông số độ kiềm,
BOD5, COD, amoni, nitrite, nitrate, chất rắn lơ lửng, phosphat,… còn tương đối cao,
vượt giới hạn cho phép so với các quy chuẩn trên.
Chất lượng môi trường nước tại các khu vực nghiên cứu
+ Huyện Châu Phú
Đối với các khu nuôi cá tra nằm trong nội đồng, các kênh phục vụ nước cấp cho
nuôi cá tra là các kênh nhánh cấp 2, cấp 3, tiếp nhận nước từ sơng Hậu vào. Có 9/14
thơng số (pH, DO, nitrite, nitrate, sắt, Asen, Thủy ngân, Chì, Coliform) nằm trong giới
hạn cho phép và có 5/14 thơng số (BOD5, COD, TSS, amoni, phosphat) vượt giới hạn
cho phép theo quy chuẩn so sánh QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2) và QCVN
38:2011/BTNMT, thông số Coliform còn nằm trong giới hạn cho phép nhưng tương

9


đối cao. Độ kiềm khảo sát nằm trong giá trị cho phép chất lượng nước cấp vào ao nuôi
và nước ao nuôi cá tra theo QCVN 02-20:2014/BNNPTNT.
Khu nuôi cá tra ngồi cồn xã Bình Thủy, nguồn nước cấp lấy trực tiếp từ sơng
Hậu. Kết quả khảo sát có 10/14 thơng số (pH, DO, nitrite, nitrate, phosphat, sắt, Asen,
Thủy ngân, Chì, Coliform) nằm trong giới hạn cho phép và có 4/14 thông số (BOD 5,
COD, TSS, amoni) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn so sánh QCVN
08:2008/BTNMT (cột A2) và QCVN 38:2011/BTNMT. Độ kiềm khảo sát nằm trong
giá trị cho phép chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi cá tra theo QCVN
02-20:2014/BNNPTNT.
+ Thị xã Tân Châu
Các khu nuôi cá tra nằm trong nội đồng, nguồn nước cấp cho nuôi cá tra chủ yếu
là từ giếng khoan. Đối với các khu nuôi nằm cập tỉnh lộ 952, nguồn nước cấp từ sơng
Tiền có 12/14 thơng số (pH, DO, COD, amoni, phosphat, nitrite, nitrate, sắt, Asen,
Thủy ngân, Chì, Coliform) nằm trong giới hạn cho phép và có 5/14 thông số (BOD 5,
TSS) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn so sánh QCVN 08:2008/BTNMT (cột

A2) và QCVN 38:2011/BTNMT. Độ kiềm khảo sát nằm trong giá trị cho phép chất
lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi cá tra theo QCVN 0220:2014/BNNPTNT.
Việc sử dụng nước từ giếng khoan phục vụ nuôi cá cần được quản lý, kiểm sốt
chặt chẽ chất lượng các chỉ tiêu mơi trường đầu vào như kim loại nặng Asen,
Coliform,... cũng như xử lý nước thải đầu ra.
+ Thành phố Long Xuyên
Đối với các khu nuôi cá tra nằm trong nội đồng, các kênh phục vụ nước cấp cho
nuôi cá tra là các kênh nhánh cấp 2, cấp 3, tiếp nhận nước từ sông Hậu vào. Kết quả
các vị trí khảo sát, có 7/14 thơng số (pH, DO, sắt, Asen, Thủy ngân, Chì, Coliform)
nằm trong giới hạn cho phép và có 7/14 thơng số (BOD5, COD, TSS, amoni, nitrite,
nitrate, phosphat) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn so sánh QCVN
08:2008/BTNMT (cột A2) và QCVN 38:2011/BTNMT. Độ kiềm khảo sát thấp so với
giá trị cho phép chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi cá tra theo QCVN
02-20:2014/BNNPTNT, do vậy các ao nuôi phải điều chỉnh độ kiềm trong nước ao
nuôi phù hợp trước khi thả nuôi.
10


Khu ni cá tra ngồi cồn xã Mỹ Hịa Hưng, nguồn nước cấp lấy trực tiếp từ
sông Hậu. Kết quả khảo sát có 13/14 thơng số (pH, DO, BOD5, COD, TSS, nitrite,
nitrate, phosphat, sắt, Asen, Thủy ngân, Chì, Coliform) nằm trong giới hạn cho phép
và có 1/14 thơng số (amoni) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn so sánh QCVN
08:2008/BTNMT (cột A2) và QCVN 38:2011/BTNMT. Độ kiềm khảo sát nằm trong
giá trị cho phép chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi cá tra theo QCVN
02-20:2014/BNNPTNT [27].
1.1.2. Điều kiện xã hội
Dân số trung bình của tỉnh đến năm 2015 có khoảng 2.158.320 người, cao nhất
trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 4 dân tộc chủ yếu: người Kinh chiếm 91%,
Hoa 4-5%, Khơmer 4,31% và người Chăm 0,61%. Lao động từ 15 tuổi trở lên là
1.218.909 người, chiếm 56% dân số của tỉnh, tăng gần 64 ngàn người so với năm

2008, lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong các ngành kinh tế là 1.193.043 người, trong đó lao động nơng-lâm-ngư
chiếm 53%, cơng nghiệp-xây dựng chiếm 14% và dịch vụ chiếm 33%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh tăng đáng kể, từ 16,45% năm 2008 lên
47,74% năm 2014. Riêng tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng,
đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn trên tổng số lao động của tồn tỉnh có sự tiến triển
tốt, đạt 4% năm 2014, trong khi năm 2010 đạt 0,06%. Như vậy, chất lượng lao động
của tỉnh dần được cải thiện, điều đó góp phần quan trọng sự nghiệp phát triển kinh tế
của tỉnh nói chung, thủy sản nói riêng.
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh hàng tháng theo giá hiện hành khoảng
2,73 triệu đồng, tăng 2,03 lần so với năm 2010. Cơ cấu nguồn thu khá đa dạng, trong
đó thu nhập từ nhóm ngành nơng-lâm-ngư chiếm khoảng 38,3% tổng thu nhập năm
2014, tuy tỷ lệ có giảm nhẹ so với năm 2010 (41,1%) nhưng ngành nơng-lâm-ngư vẫn
đóng vai trị chủ đạo đem lại thu nhập cho người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn [27].
1.2. Đặc điểm sinh học cá tra
1.2.1. Đặc điểm phân loại
Cá tra thuộc bộ cá nheo Siluriformes, đây là một bộ cá rất đa dạng trong nhóm cá
xương gồm 36 họ, 477 giống và 3.088 lồi phân bố rộng khắp trên thế giới [18].

11


×