Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY INCOMFISH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.68 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
INCOMFISH

LÊ QUANG TẤN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Hiện Trạng Và Một Số Đề
Xuất Về Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Incomfish” do Lê Quang
Tấn, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

TÔN THẤT ĐÀO
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin thành kính ghi ơn Bố, Mẹ. Người đã sinh thành giáo
dưỡng, để con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Kinh
Tế và Thầy Tôn Thất Đào, Bộ Môn Quản Trị Nhân Sự, đã hết lòng dạy bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận văn của ban lãnh đạo công ty, các phòng ban. Đặc biệt là phòng nhân
sự đã cung cấp tài liệu, thông tin và tận tình giúp đỡ truyền đạt kinh nghiệm để bản
thân tôi có dịp tiếp cận, liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn trong suốt quá trình thực
tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn khó
khăn trong thời gian học cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 06 năm 2009
Lê Quang Tấn



NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ QUANG TẤN. Tháng 06 năm 2009. “Hiện Trạng Và Một Số Đề Xuất Về
Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Incomfish”.
Đề tài phân tích hiện trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực dựa trên cơ sở phân
tích số liệu từ các phòng ban, trong đó chủ yếu là phòng nhân sự, các báo cáo về tình
hình, kinh phí và kế hoạch đào tạo năm 2007 và năm 2008 tại công ty Incomfish.
Nội dung chủ yếu là phân tích khái quát tình hình lao động của công ty. Phân
tích các lớp đào tạo mà công ty đã thực hiện kết hợp với chi phí mà công ty đã bỏ ra để
đánh giá hiệu quả công tác đào tạo của công ty. Từ đó, nhận xét những mặt tốt và còn
tồn đọng trong quá trình đào tạo của công ty. Và cuối cùng là đưa ra một số đề xuất
nhằm cải thiện những mặt chưa tốt trong công tác đào tạo của công ty để giúp công ty
có những kế hoạch đào tạo hợp lý mang lại hiệu quả cao góp phần vào việc ổn định
hoạt động của mình khi kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái.
Qua kết quả phân tích, Công ty đã tổ chức được những lớp đào tạo phù hợp với
đòi hỏi của mình. Tuy nhiên, Công ty vẩn còn có những hạn chế nhất định trong công
tác đào tạo cũng như trong việc đề cử ứng viên phù hợp.


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỬ VIẾT TẮT................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận .......................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4

2.1. Tổng quan về đơn vị .............................................................................................4
2.1.1. Sơ lược về Công ty.........................................................................................4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty.......................................................4
2.1.3. Vị thế của Công ty Incomfish trong ngành thủy sản VN...............................7
2.2. Ngành nghề kinh doanh ......................................................................................10
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ..................................................................12
2.3.1. Sơ đồ tổ chức................................................................................................12
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban......................................................13
2.4. Thuận lợi, khó khăn, và định hướng phát triển...................................................14
2.5. Khái quát tình hình lực lượng lao động ..............................................................17
2.5.1. Số lượng lao động qua hai năm 2007-2008 .................................................17
2.5.2. Cơ cấu lao động............................................................................................17
2.5.3. Sơ lượt về tình hình hoạt động sán xuất kinh doanh....................................19
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................22
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................22
3.1.1.

Khái niệm đào tạo....................................................................................22

3.1.2. Mục đích đào tạo..........................................................................................23
3.1.3. Phân loại các hình thức đào tạo....................................................................24
3.1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong đào tạo ...........................................................26
3.1.5. Những yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực............................27
v


3.1.6. Các điều kiện để đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực..28
3.1.7. Các chiến lược..............................................................................................30
3.1.8. Tổ chức công tác đào tạo .............................................................................31
3.1.9. Thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực .........................................37

3.1.10. Đánh giá hiệu quả đào tạo.........................................................................38
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................39
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................40
3.2.2. Phương pháp phân tích.................................................................................40
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................41
4.1. Hiện trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty ....................................41
4.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo .............................................................................42
4.1.2. Các phương pháp đào tạo.............................................................................47
4.1.3. Những quy định về công tác đào tạo trong công ty .....................................50
4.1.4. Chi phí đào tạo .............................................................................................52
4.1.5. Các chương trình đào tạo trong năm 2007 do Công ty Tự tổ chức .............54
4.1.6. Kế hoạch đào tạo năm 2008 .........................................................................58
4.1.7. Quy định về quyền lợi và trách nhiệm của giảng viên và học viên .............60
4.1.8. Đào Tạo Chỉ Tiêu Chất Lượng ISO 9001:2000...........................................62
4.1.9.Đánh giá công tác đào tạo .............................................................................63
4.1.10. Những quy định về việc phát triển nhân sự trong công ty.........................66
4.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác đào tạo..............................................68
4.2.1. Cần đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên mới.................................................68
4.2.2. Hoạch định chương trình đào tạo cho tương lai...........................................70
4.2.3. Lập bảng câu hỏi xác định nhu cầu đào tạo .................................................70
4.2.3. Kiểm tra và đề xuất trong quá trình đào tạo.................................................73
4.2.4. Lập kế hoạch đào tạo hàng năm...................................................................73
4.2.5. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo .............................................................77
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................79
5.1. Kết luận...............................................................................................................79
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................80
5.2.1. Xem công tác đào tạo đầu tư” .....................................................................80
vi



5.2.2. Liên kết công tác đào tạo nguồn nhân lực với các công tác quản lý nguồn
nhân lực khác .........................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................82
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỬ VIẾT TẮT
ATLĐ

An Toàn Lao Động

ATVSTP

An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

BS

Bác Sĩ

CN

Công Nhân

ĐT

Đào Tạo

HD


Hướng Dẫn

ICF

Incomfish

KT

Kỹ Thuật

KV

Khu Vực

KHSX

Kế Hoạch Sản Xuất

KTAT

Kỹ Thuật An Toàn

MHCK

Máy Hút Chân Không

NV

Nhân Viên


QLCL

Quản Lý Chất Lượng

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TS

Thủy Sản



Tự Động

VH

Vận Hành

XN

Xí Nghiệp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý và Kỹ Thuật Chuyên Môn ...................................7

Bảng 2.2. Trang Bị Tài Sản Cố Định Năm 2008 ............................................................8
Bảng 2.3. Số Lượng Lao Động Qua Hai Năm 2007 và 2008........................................17
Bảng 2.4. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính ...............................................................18
Bảng 2.5. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ ................................................................18
Bảng 2.6. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh 2008............................................................19
Bảng2.7. Vốn và Nguồn Vốn Năm 2008 ......................................................................20
Bảng 2.8. Tài sản năm 2008 ..........................................................................................21
Bảng 3.1. Đối Tượng và Các Hình Thức Đào Tạo Áp Dụng Tại Công Ty ..................37
Bảng 4.1. Một Số Đề Xuất Đào Tạo Của Các Phòng Ban Trong Năm 2008 ...............43
Bảng 4.2. Nhu Cầu Lao Động Cần Bổ Sung Năm 2008 ...............................................44
Bảng 4.3. Báo Cáo Kết Quả Dự Báo Nguồn Nhân Lực................................................44
Bảng 4.4. Hệ Số Lương Tăng Theo Chức Vụ Của Công Ty ........................................46
Bảng 4.5. Một Số Khóa Đào Tạo Theo Trò Chơi Kinh Doanh.....................................48
Bảng 4.6.Thời Gian Tối Thiểu Làm Việc Cho Công Ty Sau Khi Đã Được Đào Tạo ..51
Bảng 4.7. Kinh Phí Đào Tạo Năm 2007........................................................................53
Bảng 4.8. Chương Trình Đào Tạo 2007 Do Công Ty Tự Tổ Chức ..............................54
Bảng 4.9. Kế hoạch Đào Tạo Năm 2008.......................................................................58
Bảng 4.10.Kết quả Đào Tạo Chỉ Tiêu Chất Lượng ISO 9001:2000 Năm 2008 ...........62
Bảng 4.11. Báo Cáo Công Tác Đào Tạo Năm 2008 .....................................................63
Bảng 4.12. Bảng Câu Hỏi Xác Định Nhu Cầu Đào Tạo ...............................................71
Bảng4.13. Mục Tiêu Đào Tạo Của Một Số Khóa Học .................................................74
Bảng 4.14.Tiền Bồi Dưỡng Giáo Viên Khi Lên Lớp ....................................................77

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Nhà Máy Incomfish .........................................................................................5
Hình 2.2. Một Số Sản Phẩm Giá Trị Gia Tăng ...............................................................6
Hình 2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai đọan 2005-2008 ...........................................9

Hình 2.4. Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu Giai Đọan 9 Tháng 2008 ................................9
Hình 2.5. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Năm 2007-2008 ...........10
Hình 2.6. Các Nhãn Hiệu Truyền Thống ......................................................................10
Hình 2.7. Sơ Đồ Tổ Chức..............................................................................................12
Hình 2.8. Biểu Đồ Thể Hiện Số Lượng Lao Động Qua Hai Năm 2007 và 2008 .........17
Hình 2.9. Biểu Đồ Thể Hiện Chênh Lệch Lao Động Theo Trình Độ ...........................19
Hình 3.1. Xây Dựng Kế Hoạch Đào Tạo Nguồn Nhân Lực .........................................27
Hình 3.2. Xây Dựng Tiến Trình Đào Tạo .....................................................................32
Hình 4.1. Tiến trình đào tạo tại Công ty........................................................................41
Hình 4.2. Dự Báo Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Năm 2009-2013 ............................43
Hình 4.3. Sơ Đồ Bổ Nhiệm Phó Phòng.........................................................................68

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kế Hoạch Đào Tạo.
Phụ lục 2. Phiếu Yêu Cầu Đào Tạo.
Phụ lục 3. Phiếu Đánh Giá Sau Đào Tạo.
Phụ lục 4. Phiếu Góp Ý.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các Doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh
doanh đều có một mục tiêu chung là lợi nhuận và chính lợi nhuận là thước đo đánh giá

hiệu quả của doanh nghiệp, để có lợi nhuận cao đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng các
nguồn lực một cách hiệu quả trong đó con người đóng vai trò quan trọng và quyết
định. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin thì yếu tố con
người luôn phải được nâng cao, luôn phải được phát triển về mặt trí tuệ để phù hợp với
nhu cầu phát triển của xã hội.
Qua một thời gian dài, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp
được xem như “chi phí” chứ không phải là “đầu tư”. Tuy nhiên, hiện nay số lượng
doanh nghiệp nhìn nhận được “đào tạo là đầu tư” đã có phần gia tăng đáng kể, và đang
có cái nhìn tích cực về việc quản trị nguồn nhân lực, xem nhân lực là nguồn lực quan
trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất.
Từ đó các doanh nghiệp không tiếc công sức đầu tư cho công tác tuyển dụng
với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao. Nhưng thực tế cho thấy
các nhà Lãnh đạo và Quản trị không ngừng than phiền về chất lượng nhân viên của
mình. Vấn đề đặt ra là các chủ Doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá đúng mức vai trò của
công tác đào tạo trong quá trình làm việc, chưa có chiến lược đào tạo nhân lực, kể cả
ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển của mình. Vì vậy việc khảo sát
thực trạng công tác đầu tư đào tạo tại các doanh nghiệp ra sao? Có những điểm mạnh
nào? Những tồn tại gì? Từ đó cho thấy vai trò của đào tạo cần thiết như thế nào đối với
các doanh nghiệp.
Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và
nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới hiện nay của Việt Nam, hơn bao giờ hết, yếu tố nhân


lực cần được các doanh nghiệp trong nước nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng
hiệu quả hơn.
Chuẩn bị một lực lượng lao động có đủ trình độ để sẵn sàng đáp ứng các yêu
cầu trong công việc là chìa khóa để rút ngắn khoảng cách giữa cung - cầu nhân lực và
chuẩn bị cho những đòi hỏi của thị trường nhân lực trong tương lai.
Chính vì các lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Hiện trạng và một số đề xuất
về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại Thủy sản

Incomfish” làm đề tài cho khóa luận.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích hiện trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty trong giai
đoạn hiện nay.
Nắm vững quá trình đào tạo nhân sự tại Công ty.
Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
+ Phạm vi khung gian:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là “Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại
Thủy sản INCOMFISH” Quận Bình Tân – Tp. Hồ chí Minh.
+ Phạm vi thời gian:
Năm nghiên cứu: 2007 – 2008.
Thời gian nghiên cứu: 02/03/2009 đến 02/06/2009.
Do sự giới hạn về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình
thực hiện đề tài nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự chỉ
dẫn của Quý Thầy, Cô cùng các Anh, Chị, Cô, Chú trong Công ty
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm 5 chương cụ thể sau:
Chưong 1: Mở Đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
và cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng Quan
Giới thiệu sơ lược về công ty, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức
của công ty…
2


Chương 3: Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Qua phân tích các số liệu liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại
công ty từ đó nhận xét về tình hình đào tạo nguồn nhân lực giúp công ty có hướng đi
mới trong thời gian tới nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên, đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế thị trường tăng khả năng cạnh tranh của công ty tạo nền tảng phát triển bền
vững.
Chương 5: Kiến nghị và kết luận
Trình bày ngắn gọn kết quả mà luận văn đạt được trong quá trình nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về đơn vị
2.1.1. Sơ lược về Công ty
Địa chỉ Công ty

: A77/1 Đường số 7 Khu công nghiệp Vĩnh Lộc-Quận

Bình Tân – TP.Hồ Chí Minh.
Văn phòng giao dịch: 114 Nguyễn Đình Chiểu-Quận 3-TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại

: 84.08.37653145

Fax

: 84.08.37653136


Email

:

Website

: WWW.incomfish.com.vn

Tổng vốn cổ phần đăng ký của công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh: 868.000.000.000 đồng
Tổng vốn góp thực tế đến 31/12/2008 là 128.070.000.000 đồng
Mã chứng khoán: ICF
Tổng số công nhân viên đến 31/12/2008 là: 887 người
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại Thủy sản (Incomfish) được thành lập
01/9/1999 với lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng
thủy sản đông lạnh.
Là Công ty được thành lập trên cơ sở đóng góp của các cổ đông là thể nhân
và pháp nhân mới dưới hình thức Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi:
- Con người là mục tiêu cho mọi nổ lực.


- Đặt chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu.
- Quan tâm tối đa bảo vệ môi trường.
- Lấy trung thực làm thước đo mọi hoạt động.
- Đảm bảo chữ tín giao hàng đúng hạn.
- Quán triệt phương châm “chất lượng hôm nay - thị trường ngày mai”.
Đến năm 2001, Công ty đã triển khai dự án xây dựng Nhà máy chế biến
thủy sản đông lạnh tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc – Tp. Hồ Chí Minh với trang bị

máy móc thiết bị tiên tiến và đồng bộ nhằm đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ
thủy sản, thực phẩm. Sau hơn một năm xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản đông
lạnh xuất khẩu đã hoạt động với công suất sản xuất ổn định, đồng thời đầu năm
2003 chính thức đi vào sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng là 6.500 tấn/năm.
Hình 2.1. Nhà Máy Incomfish

Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, Công ty đã áp dụng các hệ thống quản lý
chất lượng xuyên suốt quá trình sản xuất để đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao về chất
lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm: HACCP, BRC (Brittish Retail Consortium),
ISO 9001:2000, IFS (Intrenational Food Standard), ACC (Aquaculture Certificate
Council), MSC (Marine Stewardships Council). Công ty đạt chứng nhận tiêu
chuẩn SA 8000 về lao động vào cuối năm 2008. Với các chứng nhận này, sản
phẩm của Công ty có thể đi vào tất cả các hệ thống siêu thị trên toàn cầu.
5


Ngoài đội ngũ quản lý chất lượng được đào tạo chuyên nghiệp, công ty
cũng quy tụ được đội ngũ nhà quản lý gồm những người quản trị Công ty có kinh
nghiệm qua lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản, có hơn 20 năm kinh nghiệm
trên thương trường quốc tế.
Với mặt hàng chủ lực là các sản phẩm giá trị gia tăng trực tiếp vào thị
trường Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số thị trường đặc biệt khó tính khác
như các loại: Breaded (Cá Basa tẩm bột xù, Tôm Popcorn, Tôm xẻ bướm tẩm bột
xù dừa); Skewer (Tôm tẩm gia vị xiên que,Tôm Ring, Tôm sú Nobashi);
Marinated (Tôm tẩm gia vị,Cá Basa tẩm gia vị); Foodstuff Products (Bánh Nhật
Ebikasu, Samosa, Dimsum), …đã tạo cho Incomfish có lợi thế cạnh tranh cao so
với các nhà máy khác trong nước và khu vực.
Hình 2.2. Một Số Sản Phẩm Giá Trị Gia Tăng

Tôm tẩm gia vị xiên que


Cá Basa tẩm bột xù

Tôm tẩm gia vị

Bánh Nhật bikasu

Incomfish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với
các mã ký hiệu như sau: DL 189, DL 368, NM 188 và HK 187.
Ngoài ra, Công ty cũng cung cấp thực phẩm cho cộng đồng Hồi giáo trên
toàn thế giới thông qua giấy chứng nhận Halal do tổ chức Hồi giáo quốc tế cấp.

6


Công ty là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP) và Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI).
Vào ngày 29/11/2006, Công ty đã được cấp giấy chứng nhận số
47/TTGDHN-ĐKGD về việc được đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và đã giao dịch phiên đầu tiên ngày
18/12/2006 và sau đúng một năm giao dịch tại Hà nội, Công ty đó chuyển vào
giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) theo Quyết
định số 170/QĐ-SGDHCM ngày 11/12/2007 của HOSE.
2.1.3. Vị thế của Công ty Incomfish trong ngành thủy sản VN
Lợi thế của ICF là đã hội tụ được đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật
chuyên môn có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu
thủy sản, có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường quốc tế.
Bảng 2.1. Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý và Kỹ Thuật Chuyên Môn
Bộ phận, Phòng ban


Trình độ

Số lượng

Kinh nghiệm

(người)

(năm)

Phòng Truy xuất

Cao Đẳng

3

>= 20

Phòng Công nghệ

Đại học

3

20

Phòng Sản phẩm mẫu

Đại học


2

21

Phòng Kiểm nghiệm

Đại học

4

23

QA & QC Kho thành phẩm

Đại học

3

>=20

QA & QC Nhà máy chế biến

Đại học

5

24

Bộ phận quản lý dự án


Trên đại học

2

>=20

Ban kiểm soát

Trên đại học

3

24
Nguồn: Phòng hành chánh

7


Incomfish là một trong những công ty thủy sản có vị trí kinh doanh thuận lợi,
được đầu tư trang thiết bị, kết cấu nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại, đồng
bộ với kỹ thuật tiên tiến,…
Bảng 2.2. Trang Bị Tài Sản Cố Định Năm 2008
Giá trị còn lại

Tỷ trọng

(Trđ)

(%)


Nhà cửa vật kiến trúc

25.215,548

38.02

Máy móc thiết bị

38.431,185

57.95

Phương tiện vận tải truyền dẫn

2.667,118

4.03

Tổng tài sản cố định

66.313,851

100.00

Khoản mục

Nguồn: Phòng KT-TC
Qua bảng 2.2 ta thấy tỷ trọng của nhà vật kiến trúc và máy móc thiết bị chiếm
cao nhất trong tổng tài sản cố định.
Nguồn nguyên vật liệu ổn định, phong phú, có nhiều tiềm năng tăng

trưởng…góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa, tăng sản lượng và giá trị ngoại
tệ xuất khẩu cho ngành thủy sản Việt Nam. Các loại sản phẩm trong công ty khá đa
dạng gồm nhiều loại khác nhau:
1. Cá: cá ngừ, cá kiếm, cá basa, cá rô phi, cá thu, cá hồng, cá chim đen, bạc
má, cá he, cá trê, cá đục bạc, cá trèn, chủ yếu là cắt miếng.
2. Tôm: tôm sú, tôm càng, tôm thẻ, chủ yếu là để nguyên con.
3. Thủy sản khác: sò, bạch tuộc, mực, lươn, cua ếch, ốc, mix.
4. Hải sản khô: mực khô, mực tẩm…
5. Nước mắm và mắm các loại.

8


Hình 2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai Đoạn 2005-2008

Hình 2.4. Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu Giai Đọan 9 Tháng 2008

Hiện nay, thị trường chủ yếu của Incomfish là Châu Âu và Nhật Bản nên việc
đánh thuế chống phá giá của Mỹ không ảnh hưởng lớn đến họat động sản xuất kinh
doanh của Incomfish. Hơn nữa, Incomfish đang là công ty trong nhóm công ty Việt
Nam chịu thuế chống phá giá với mức thuế thấp nên tác động của các vụ kiện chống
bán phá giá tôm và cá da trơn không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Công ty.
Bên cạnh đó công ty được miễn kiểm tra khi xuất khẩu hàng vào thị trường
Nhật Bản. Ngày 26/07/2007, Hiệp Hội Chế Biến Xuất khẩu Thủy Sản Việt Nam
(VASEP) đã có thông báo về việc thông báo danh sách 56 doanh nghiệp, trong đó có
Incomfish được miễn kiểm tra khi xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Nhật Bản.
9


Công ty đã xuất khẩu nhiều loại hàng liên tiếp vào thị trường Nhật Bản mà không bị

phát hiện nhiễm hóa chất, kháng sinh tính từ 01/01/2007 đến nay.
Hình 2.5. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Năm 2005-2008

Công ty còn có các nhãn hiệu truyền thống đã được các khách hàng biết đến là
SHRIMP ONE; LEADER FISH; UNCLE HUNDREDS, SAIGON PACIFIC;… đến
nay vẫn duy trì và phát triển tốt các nhãn hiệu thương mại này đối với thị trường trên
thế giới và trong tương lai sẽ phát triển các thương hiệu này tại thị trường trong nước.
Các nhãn hiệu này đã được Công ty đăng nhãn hiệu hàng hóa ngay từ năm 2002, 2003.
Hình 2.6. Các Nhãn Hiệu Truyền Thống

Công ty đã đăng ký logo của mình với Cục Sở Hữu Trí Tuệ theo Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 38711 cấp theo Quyết định số 2840/QĐ-ĐK ngày
01/11/2001.
2.2. Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động chính của Công ty năm 2008 là:
+ Nuôi trồng thủy sản
10


+ Chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
+ Dịch vụ thủy sản: dịch vụ thu mua, vận chuyển thủy sản sống, cung cấp thức
ăn nuôi thủy sản, ươm cá, tôm sống, chế biến cá và thủy sản trên tàu, cung cấp nước đá
ướp lạnh, bảo quản thủy sản.
+ Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
+ Chế biến, bảo quản rau quả và các sản phẩm từ rau quả.
+ Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột.
+ Sản xuất nước uống tinh khiết, nước khoáng đóng chai.
+ Xây dựng công nghiệp- dân dụng-cầu đường.
+ Nhà hàng, ăn uống, giải khát.
+ Mua bán, cho thuê nhà ở, nhà xưởng, văn phòng, kho bãi.

+ Mua hàng Nông- Lâm- Thủy- Hải sản, lương thực, thực phẩm, hàng dệt may,
hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gổ gia dụng.
+ Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
+ Đào tạo nghề.
+ Môi giới bất động sản.
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính kế toán).
+ Dịch vụ kiểm đếm, xếp dở hàng hóa, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Dịch vụ khai thuế hải quan.
+ Kinh doanh hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường
hàng không.
+ Cho thuê phương tiện vận tải.
+ Đại lý vận tải đường biển và đường hàng không.
+ Mua bán xe ô tô, xe gắn máy và phụ tùng xe, thiết bị viển thông.
+ Kinh doanh bất động sản.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

11


2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.3.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.7. Sơ Đồ Tổ Chức

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN THƯ KÍ

TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ

CHI

NHÁNH
NƯỚC
NGOẦI

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC 1

BỘ PHẬN
ĐẦU TƯ
PHÒNG
DỰ ÁN

PHÒNG
CHỨNG
KHOÁN

BỘ PHẬN TÀI
CHÍNH
PHÒNG
KH&TÀI
CHÍNH
PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG MUA
HÀNG
PHÒNG KHO
VẬN

BAN KIỂM SOÁT


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

CHI
NHÁNH
TRONG
NƯỚC


NGHIỆ
P NUÔI
TS.C.GI


BỘ PHẬN
KINH
DOANH

PHÒNG
THỊ
TRƯỜNG

PHÒNG
BÁN
HÀNG

PHÒNG
KH&

ĐIỀU ĐỘ
SX

PHÒNG
NGHIỆP
VỤ GIAO
NHẬN

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

BỘ
PHẬN
QUẢN
TRỊ

PHÒNG
H.
CHÁNH

P. Q LÝ
MẠNG

P.Y TẾ

HỘI
DỒNG
BHLĐ

BỘ
PHẬN

QLCL

BỘ
PHẬN
DVSX

BỘ
PHẬN
SX
NMC
B1

P.
CÔNG
NGHỆ

P. KĨ
THUẬT

P. KIỂM
NGHIỆM

ĐỘI
VẬN
HÀNH

PHÒNG
SP MẪU

X.CT

&B.T


X.
XUẤT
ĂN CN

XƯỞNG
GIẶT ỦI
CN

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC 2

NM
CB3

MN
CB4

MN
CB5

P TUY
XUẤT
X.XỬ

NƯỚ
C


Nguồn: phòng Hành Chánh

12

NMC
B2


2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty tổ chức nhân sự theo mô hình trực tuyến chức năng, chia làm nhiều
phòng ban khác nhau, mỗi bộ phận phụ trách một công tác nhất định và chịu trách
nhiệm trực tiếp đối với quản lý cấp trên.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất, quyết định những vấn đề quan
trọng liên quan đến mục tiêu phát triển kinh doanh, quyền lợi của Công ty. Đề ra
những hướng phát triển trong tương lai.
Ban thư ký và Ban kiểm soát trong đó kế toán có nhiệm vụ cung cấp số liệu cần
thiết và báo cáo hàng ngày cho Hội Đồng Quản Trị.
Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội Đồng Quản Trị về quản
lý, điều hành hoạt động của công ty.
Các phó Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc trong phạm vi
được phân công và ủy nhiệm.
Các phòng ban chính, trực thuộc quyền quản lý của Ban Tổng giám đốc và các
phó Tổng Giám Đốc như sau:
Bộ phận Đầu tư: lập dự án kinh doanh mới, đầu tư chứng khoán, đầu tư tài
chính.
Bộ phận Tài chính: Lập kế hoạch thu, chi tiền và quản lý tài chính, kế toán, mua
hàng và quản lý kho vận (bao gồm: đội xe, kho lạnh, kho bao bì, kho hóa chất, kho
hàng khô, kho vật tư, kho nhiên liệu, kho nguyên liệu), theo dõi việc xuất nhập hàng,
hàng tồn kho, báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm.
Bộ phận Kinh doanh: Chịu trách nhiệm về bán hàng, nghiệp vụ giao nhận,

nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch và điều động sản xuất, làm hồ sơ xuất - nhập hàng
hóa, làm việc với các Cảng xuất hàng, Hải quan.
Bộ phận Quản trị: Tổ chức hành chính nhân sự, tuyển dụng nhân sự, bảo vệ và
phòng cháy chữa cháy, y tế, chế biến suất ăn công nghiệp, giặt ũi bảo hộ lao động, đào
tạo và phổ biến nội qui lao động, nội qui công ty.
Hội đồng Bảo hộ lao động: Chịu trách nhiệm về định mức bảo hộ lao động, an
toàn lao động trong sản xuất, đào tạo nhân viên về sơ cấp cứu khi bị tai nạn lao động,
thống kê và báo cáo số vụ tai nạn đã xảy ra theo hàng tháng, quý, năm.

13


Bộ phận QLCL: Giám sát quá trình sản xuất ở xưỡng, theo sát từng công đoạn,
kiểm tra chất lượng sản phẩm, sản xuất và nghiên cứu sản phẩm mẫu, kiểm nghiệm vi
sinh – hóa lý, truy suất nguồn gốc sản phẩm, hồ sơ chất lượng sản phẩm, hồ sơ qui
trình công nghệ chế biến sản phẩm. Phối hợp cùng bộ phận Tài chính để đi công tác
mua hàng.
Bộ phận DVSX: Chịu trách nhiệm về hệ thống máy móc của Công ty như: máy
xử lý nước sản xuất, máy xử lý nước uống, nồi hơi, thang máy, hệ thống máy lạnh của
kho lạnh,…
Bộ phận Sản xuất: bao gồm 04 nhà máy sản xuất với rất nhiều mặt hàng khác
nhau. Là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty.
Chi nhánh trong nước: chuyên nuôi tôm, cá các loại.
Chi nhánh nước ngoài: Công ty mở văn phòng đại diện ở Mỹ và Bỉ, chuyên sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.
Về nhân sự: Tính đến 30/4/2008 tổng số lao động công ty là 776 người, trong
đó số lượng công nhân trực tiếp tham gia sản xuất là 674 người, còn lại 102 người
thuộc khối gián tiếp và văn phòng. Vì đặc thù của ngành nên đa số lao động là nữ. Do
đó hàng năm quỹ lương chi trả cho các chế độ như thai sản, khám chữa bệnh, quà ngày
lễ cũng nhiều hơn. Về cán bộ quản lý thì có trên 70% là trình độ cao đẳng, đại học và

sau đại học, còn lại là trung cấp. Công ty có lượng công nhân viên tương đối đông
luôn đảm bảo chế độ và quyền lợi cho người lao động đầy đủ. Hàng năm tổ chức cho
công nhân viên đi du lịch, nghỉ mát trong và ngoài nước vào các ngày lễ lớn như 30/4,
1/5, 2/9, Tết dương lịch công ty đều có thưởng. Riêng đối với lao động nữ, vào các
ngày 8/3, 20/10 đều được tặng quà. Tất cả công nhân viên ký hợp đồng lao động đều
được đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Mức lương bình quân của năm 2007 là
1.823.000 đồng.
2.4. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển
a) Thuận lợi
Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, luôn hướng đến mục tiêu chung của công ty.
Quan tâm tới công tác đầu tư các máy móc và thiết bị cần thiết.

14


×