Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (ipo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN TÂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG
CỦA VIỆC PHÁT HÀNH CHỨNG KHỐN LẦN ĐẦU
RA CƠNG CHÚNG (IPO)

Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2015


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Dương Như Hùng .....................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Thiên Phú ..........................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Thu Hiền ............................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
Ngày 29 tháng 06 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm :


(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. Chủ tịch : PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
2. Thư ký : TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
3. Phản biện 1 : TS. Nguyễn Thiên Phú
4. Phản biện 2 : TS. Nguyễn Thu Hiền
5. Ủy viên : TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Văn Tân

MSHV: 13170725

Ngày, tháng, năm sinh: 15/08/1988

Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số : 60.34.01.02

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của việc phát hành chứng khốn lần đầu
ra cơng chúng (IPO).
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của việc phát hành chứng khốn
lần đầu ra cơng chúng (IPO).
Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến thành công của việc phát hành
chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO).
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy thành cơng trong việc
phát hành chứng khốn lần đầu ra công chúng (IPO) tại Việt Nam.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : (Ghi theo trong QĐ giao đề tài)..................................
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) ..................
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): .......................................
TS. Dương Như Hùng .......................................................................................................

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. Dương Như Hùng
TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)

Ghi chú: Học viên phải đóng tờ nhiệm vụ này vào trang đầu tiên của tập thuyết minh LV



iii

LỜI CẢM ƠN
Nội dung của luận văn tốt nghiệp này là kết quả của một quá trình học tập, nghiên
cứu các môn học liên quan cũng như các nghiên cứu về chủ đề đầu tư tài chính và phát
hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Dương Như Hùng đã nhiệt tình hướng
dẫn, định hướng nghiên cứu cho tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn. Chính sự
động viên và hỗ trợ hết mình của Thầy đã giúp tơi hồn thành được luận văn nghiên
cứu này.
Ngồi ra, tơi xin cám ơn tất cả các Thầy, Cô đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý giá
và bài học sâu sắc để tơi có thể hồn thành được luận văn và chương trình học. Tơi cũng
cám ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ về tinh thần để tôi quyết tâm hồn thành luận văn thạc
sĩ này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Bình Dương, ngày…..tháng……năm 2015
Học viên

Nguyễn Văn Tân


vi

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến thành cơng của việc phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO)” là
cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, với sự hướng dẫn của TS. Dương Như
Hùng. Các kết quả và giải pháp trong luận văn chưa được bất kỳ ai công bố đến thời

điểm hiện tại. Ngoài ra, tất cả tài liệu tham khảo và dữ liệu phân tích trong luận văn đã
được trích dẫn theo quy định của tiêu chuẩn APA.
Bình Dương, ngày…..tháng……năm 2015
Học viên

Nguyễn Văn Tân


v

ABSTRACT
Although the stock market in Vietnam was only established in 2000, investors
have paid so much their attention to investment in IPO activities. However, companies
and investors found it difficult to be successful in this area. According to the collected
data of 444 IPOs between 2003 and March, 20th 2015, the author realized that there
were only 68.47% of total IPOs to be successfully offered. Besides, there are few
research papers about factors affecting the success of IPO in Vietnam at present that
most of IPO topics are underpricing of IPO, and IPO status report or even IPO
performance. That is the reason why there should be a particular research about the
topic related to factors affecting IPO success in Vietnam.
Basing on the previous theoretical frameworks and models, the author used a
sample of 190 IPOs from Ha Noi Stock Exchange (HNX), Ho Chi Minh City Stock
exchange (HOSE) and website of FPT Securities Joint Stock Company which were
posted up between 2003 and March, 20th 2015. This study develops a Binary regression
model to identify variables that should impact the IPO success. The empirical results
show that: (1) after-tax profit of the antecedent year of IPO is the most significant IPO
success determinant (with β1 = 1.547); (2) ROE and ROA of the antecedent year of
IPO are also IPO success determinants (with β6 = 0.391 and β7 = 1.331); (3) sales of
the antecedent year of IPO, ownership, the number of years from establishment prior to
IPO and VNINDEX are not IPO success determinants.

From such these important findings, the author initiates solutions and
recommendations to increase numbers of successful IPOs in the future. There being
several certain limitations, the model of this study can work as a referential model for
IPO stakeholders and investors when they engage in any IPO process.


iv

TĨM TẮT
Mặc dù thị trường chứng khốn Việt Nam mới chỉ được thành lập vào năm 2000,
các nhà đầu tư đã và đang quan tâm nhiều đến việc đầu tư vào các hoạt động IPO. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp và nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn để có thể thành công khi
tham gia vào các hoạt động IPO. Thông qua việc thu thập 444 mẫu dữ liệu về các đợt
IPO từ năm 2003 đến ngày 20 tháng 03 năm 2015, tác giả nhận thấy thấy rằng chỉ có
68.47% thương vụ IPO thành công trong tổng số các thương vụ IPO này. Bên cạnh đó,
các đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của việc phát hành chứng
khốn lần đầu ra cơng chúng cũng rất ít, các đề tài nghiên cứu liên quan đến IPO chủ yếu
gồm: định giá thấp IPO, báo cáo thực trạng q trình IPO hay thậm chí hoạt động dài
hạn của IPO. Chính vì lẽ đó, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải có một đề tài nghiên cứu
về chủ đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng sự thành cơng của IPO tại Việt Nam.
Thơng qua việc tìm hiểu các mơ hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết trước đó, tác
giả sử dụng 190 mẫu kết quả IPO được thơng báo của Sở giao dịch chứng khốn Hà
Nội (HNX), Sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) và website của
cơng ty chứng khốn FPT trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến ngày 20 tháng 03
năm 2015 để xây dựng mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm phát triển một mơ
hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của phát hành
IPO. Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy: (1) lợi nhuận của năm liền trước IPO là
yếu tố quyết định quan trọng đến thành công của IPO (với hệ số β1 = 1.547); (2) ROE
và ROA của năm liền trước IPO cũng quyết định thành công của IPO (với hệ số β6 =
0.391 và β7 = 1.331); (3) trong khi các yếu tố về doanh thu năm liền trước IPO, hình

thức sở hữu số năm kể từ khi thành lập đến thời gian IPO và chỉ số giá VNINDEX
năm IPO không quyết định đến thành công của IPO.
Từ kết quả quan trọng đó, tác giả đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng số
lượng IPO thành cơng. Mặc dù cịn những hạn chế, mơ hình của đề tài có thể được áp dụng
như một mơ hình tham khảo đối với các bên liên quan khi tham gia vào tiến trình IPO.


vii

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
1.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan ..................................................... 2
1.2.1 Những tác phẩm trong nước ........................................................................... 2
1.2.2 Những tác phẩm nước ngoài ........................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 4
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................. 5
1.6.1 Về phương diện lý thuyết ................................................................................ 5
1.6.2 Về phương diện thực tiễn ................................................................................ 6
1.7 Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 7
2.1 Phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO) ............................................ 7
2.1.1 Định nghĩa ....................................................................................................... 7
2.1.2Vai trò của phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO) ...................... 9

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) . ..
............................................................................................................................ 10
2.3 Các mơ hình nghiên cứu chính liên quan đến phát hành chứng khốn lần đầu ra
cơng chúng (IPO) ...................................................................................................... 13
2.3.1 Cơ sở lý thuyết của ba mơ hình nghiên cứu chính liên quan .......................... 13


vii

2.3.2 Mơ hình, dữ liệu và kết quả nghiên cứu của ba mơ hình nghiên cứu chính liên
quan ....................................................................................................................... 14
2.3.3 Mơ hình Binary logistic – phương pháp Berkson (1953)................................ 21
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ IPO Ở VIỆT NAM ............................................. 26
3.1 Quy trình phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO) ........................... 26
3.2 Các hình thức chào bán chứng khốn lần đầu ra cơng chúng................................ 28
3.3 Điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) .................................. 28
3.3.1 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng ................................................... 28
3.3.2 Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng ................................................. 29
3.3.3 Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng .......................................... 29
3.4 Thực trạng về IPO ở Việt Nam và so sánh với các quốc gia Châu Á .................... 29
3.4.1 Thực trạng về IPO ở Việt Nam ...................................................................... 29
3.4.2 So sánh hoạt động IPO của Việt Nam với các quốc gia Châu Á trong những
năm gần đây ........................................................................................................... 35
3.5 Định hướng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Việt Nam thời gian
tới ............................................................................................................................ 39
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 41
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................. 42
4.1 Các bước tiến hành nghiên cứu ............................................................................ 42
4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 43

4.3 Các giả thiết nghiên cứu .................................................................................... 47
4.3.1 Giả thiết cụ thể ............................................................................................ 47
4.3.2 Giả thiết tổng quát ....................................................................................... 50
4.4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................. 50
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 52
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 53
5.1 Thống kê mô tả mẫu ............................................................................................ 53


vii

5.1.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................ 53
5.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................... 54
5.2 Kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập ...................................................... 59
5.3 Kiểm định mơ hình Binary logistic và các giả thiết ban đầu ................................. 61
5.3.1 Phân tích mơ hình lần thứ nhất ...................................................................... 61
5.3.2 Phân tích mơ hình lần thứ hai ........................................................................ 64
5.4 Phân tích mơ hình logistic về các nhân tố tác động đến thành cơng của phát hành
chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO) tại Việt Nam................................................. 67
TĨM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 71
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 72
6.1 Kết luận và giải pháp thúc đẩy quá trình IPO thành cơng tại Việt Nam ................ 72
6.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 76
6.2.1 Đối với các các nhà đầu tư............................................................................. 76
6.2.2 Đối với doanh nghiệp tiến hành IPO .............................................................. 77
6.2.3 Đối với các tổ chức tư vấn IPO ...................................................................... 78
6.2.4 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ........................................................... 78
6.3 Hạn chế của đề tài và những nghiên cứu đề xuất tiếp theo ................................... 79
6.3.1 Hạn chế của đề tài ......................................................................................... 79
6.3.2 Những nghiên cứu đề xuất tiếp theo .............................................................. 80

TÓM TẮT CHƯƠNG 6 .......................................................................................... 81


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

Ý NGHĨA

1

DA

Dividend accumulation

2

DR

Dividend average rate

3

EPS

Earning per share

4


EGR

Expected growth rate of Net profit

5

FA

Fundraising amount

6

NP

Net profit

7

NA

Net asset

8

NS

Net profit per share

9


PE

Price to earning ratio

10

PR

Profit

11

ROA

Return on asset

12

ROE

Return on equity

13

SEOs

Seasoned equity offerings

14


TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

15

IN

Net income

16

IPO

Initial Public Offering

17

IPOs

Initial Public Offerings

18

IV

IPO volume

19


HASTC

Ha Noi Stock Trading Center

20

HOSE

Ho Chi Minh City Stock Exchange

21

GRN

Growth rate of net profit

22

GRI

Growth rate of net income

23

USD

U.S Dollar


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT KÝ HIỆU
1

Bảng 2.1

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

Tóm tắt các biến và kiểm định ảnh hưởng các biến đến

15

thành công IPO của Brau và Osteryoung
2

Bảng 3.1

Giá trị IPO của 50 quốc gia theo Bloomberg (tính đến

33

12/12/2012)
3

Bảng 3.2

Số lượng và giá trị IPO của một số quốc gia Châu Á năm

36


2007- 2012
4

Bảng 3.3

Số lượng và giá trị các đợt IPO ở Thái Lan từ năm 2008

37

đến 2012
5

Bảng 3.4

Số lượng và giá trị các đợt IPO ở Việt Nam từ năm 2008

38

đến 2012
6

Bảng 4.1

Nguồn và cách thu thập dữ liệu

51

7


Bảng 5.1

Thống kê số lượng IPO nghiên cứu đã niêm yết trên sàn

55

chứng khốn
8

Bảng 5.2

Thống kê mơ tả các biến định lượng

57

9

Bảng 5.3

Thống kê tần số mơ tả các biến định tính

58

10

Bảng 5.4

Kết quả kiểm tra hệ số tương quan Pearson giữa các biến

60


độc lập
11

Bảng 5.5

Kết quả kiểm định mơ hình tổng quát lần 1

62

12

Bảng 5.6

Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình lần 1

62

13

Bảng 5.7

Kết quả kiểm định độ chính xác của mơ hình lần 1

63

14

Bảng 5.8


Kết quả mơ hình hồi quy Binary logistic lần 1

63


STT KÝ HIỆU

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

15

Bảng 5.9

Kết quả kiểm định mô hình tổng quát lần 2

64

16

Bảng 5.10

Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình lần 2

65

17

Bảng 5.11


Kết quả kiểm định độ chính xác của mơ hình lần 2

66

18

Bảng 5.12

Kết quả mơ hình hồi quy Binary logistic lần 2

66

19

Bảng 5.13

Bảng 5.13 Xác xuất thành cơng IPO tính theo lợi nhuận,

70

ROE và ROA năm trước IPO của hai tổ chức

DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

KÝ HIỆU

TÊN HÌNH


TRANG

1

Biểu đồ 3.1

Xu hướng biến động số lượng và giá trị IPO ở Thái

37

Lan từ năm 2008 đến 2012
2

Biểu đồ 3.2

Xu hướng biến động số lượng và giá trị IPO ở Việt Nam

39

từ năm 2008 đến 2012
3

Sơ đồ 4.1

Các bước tiến hành nghiên cứu

42

4


Sơ đồ 4.2

Mơ hình nghiên cứu

45

5

Biểu đồ 5.1

Số lượng mẫu hợp lệ so với tổng số mẫu thống kê

56

6

Biểu đồ 5.2

Xu hướng tỷ lệ phần trăm chọn mẫu so với số lượng

57

thống kê qua các năm
7

Biểu đồ 5.3

Biểu diễn các điểm thực tế và dự báo của biến phụ
thuộc Y


69


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ như ngày nay, thị trường chứng khốn Việt Nam đóng vai trị quan trọng
trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy
động vốn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Song song với thị trường thứ cấp, việc
đầu tư vào thị trường sơ cấp theo các đợt IPO cũng được ưa chuộng. Tuy nhiên, thực
trạng IPO trong những năm gần đây của Việt Nam cho thấy nhiều doanh nghiệp tiến
hành IPO không thành công, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán
và kênh huy động vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này từ chỗ tiến hành IPO
không thành công, đã phải giãn tiến độ thực hiện IPO, sử dụng kênh huy động vốn và
đầu tư khác hoặc thậm chí phải hủy bỏ IPO vì khơng có doanh nghiệp hoặc tổ chức đặt
mua (theo số liệu thống kê của tác giả từ HNX, HOSE và FPTS, tính từ năm 2003 đến
ngày 20/03/2015 chỉ có 68.5% thương vụ IPO thành cơng).
Hiện nay, ở nước ta, các đề tài IPO chủ yếu thiên về phân tích thực trạng IPO và
các báo cáo kết quả thực hiện IPO thơng qua sách, giáo trình, các nghiên cứu, luận
văn,…nhưng vẫn cịn ít đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của
của việc phát hành IPO. Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều đề tài liên quan đến phát
hành IPO cũng như nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của việc phát
hành IPO, tiêu biểu là đề tài: khám phá các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát hành
IPO tại thị trường Trung Quốc của tác giả Long (2014), các yếu tố quyết định sự thành
công của phát hành IPO tại Trung Quốc của tác giả Long và Zhang (2014), các yếu tố
quyết định sự thành công của phát hành IPO còn được nghiên cứu bởi các tác giả
Pagano (1998), Blowers (1999), Fischer (2000), Babich và Sobel (2004),…
Với việc phân tích thực trạng về IPO ở Việt Nam, thông qua việc nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến thành công của việc phát hành IPO, tác giả nghiên cứu những bất
cập về thực trạng IPO và đề xuất những giải pháp để nhà đầu tư có thể tiến hành thành


2

cơng IPO dựa trên phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thành cơng IPO. Từ đó, tác giả
chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của việc phát hành chứng
khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO)” để làm luận văn nghiên cứu của mình.
1.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan
Hiện nay, ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến
thành công của phát hành IPO, chủ yếu là các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng
đến định giá IPO, thực trạng IPO.
1.2.1 Những tác phẩm trong nước
Chưa có nhiều nghiên cứu về các yếu tố thành công của phát hành IPO.
1.2.2 Những tác phẩm nước ngồi
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi liên quan đến chủ đề các yếu tố
thành công đến việc phát hành IPO nói riêng và các đề tài về IPO nói chung. Trong đó,
tác giả đã tham khảo một số đề tài như sau:
Nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định về thành công của các thương vụ IPO
với quy mơ nhỏ: Phân tích các vấn đề liên quan đối với các thương vụ này” của tác
giả Brau và Osteryoung (2001), cơng trình này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thành công của phát hành IPO quy mô nhỏ (micro-IPOs) và những vấn đề liên quan
đến phát hành IPO quy mô nhỏ của bang Washington (Mỹ). Công trình xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến thành cơng hoặc thất bại của của phát hành IPO quy mô nhỏ
gồm: (1) cơ chế và chi phí marketing, (2) các yếu tố về sở hữu và cai quản, (3) chu
kỳ đời sống kinh doanh, (4) những yếu tố nổi bật liên quan đến dự đoán về mặt lý
thuyết. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chỉ nghiên cứu dữ liệu của phát
hành IPO quy mô nhỏ ở một tiểu bang của Mỹ nên chưa phản ảnh một cách tổng
quan các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của phát hành IPO quy mô nhỏ ở những

bang khác hoặc khu vực khác.
Cơng trình “Khám phá các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến các thương vụ IPO ở thị
trường các doanh nghiệp phát triển hội nhập ở Trung Quốc” của tác giả Long (2014).


3

Cơng trình nghiên cứu này khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến IPO đối với thị trường
tăng trưởng hội nhập của các doanh nghiệp Trung Quốc, cơng trình này phân tích các
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của IPO ở Trung Quốc qua việc khảo sát
243 IPO từ năm 2009 đến 2011 và khẳng định có 5 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
quyết định đến thành công khi phát hành IPO ở Trung Quốc là quy mô doanh nghiệp,
khả năng sinh lợi, tốc độ tăng trưởng, khối lượng IPO và tỷ lệ chi trả cổ tức.
Cơng trình nghiên cứu “Khảo sát sự thành cơng trong phát hành IPO ở thị
trường các doanh nghiệp phát triển hội nhập ở Trung Quốc” của tác giả Long và
Zhang (2014). Cơng trình này tiếp nối đề tài “Khám phá các yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến các thương vụ IPO ở thị trường các doanh nghiệp phát triển hội nhập ở Trung
Quốc” của tác giả Long (2014). Nội dung của cơng trình cũng sử dụng 243 mẫu IPO ở
Trung Quốc trong thời gian từ năm 2009 đến 2011 để phát triển mơ hình hồi quy nhằm
điều tra mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của phát hành IPO. Kết
quả nghiên cứu nhấn mạnh yếu tố lợi nhuận và tốc độ phát triển lợi nhuận có vai trị
quyết định đến khối lượng tiến hành IPO. Ngồi ra, cơng trình cịn phát triển mơ hình
xác suất probit (thực chất là mơ hình hồi quy logistic) để kiểm tra ảnh hưởng của bốn
yếu tố đối với thành cơng của phát hành IPO và từ đó rút ra kết luận: (1) lượng vốn huy
động (FA) là một trong những yếu tố quyết định thành công IPO, (2) lợi nhuận rịng có
ảnh hưởng dương đến xác suất thành cơng IPO, (3) giá trị tài sản cũng quyết định đến
xác suất thành công IPO nhưng không ảnh hưởng đến khối lượng phát hành IPO.
Các cơng trình nghiên cứu“các quyết định liên quan đến hoạt động và tài chính
trước khi IPO” của tác giả Babich và Sobel (2004), “Tại sao các doanh nghiệp lại tiến
hành phát hành ra công chúng? Một trường hợp nghiên cứu thực nghiệm” của Pagano

(1998), “Hướng dẫn các doanh nghiệp tiến hành IPO của công ty Ernst & Young” của
tác giả Blowers (1999) và cơng trình“Tại sao các doanh nghiệp lại tiến hành phát
hành ra công chúng? Một trường hợp thực tế từ thị trường chứng khoán Đức” của tác
giả Fischer (2000) đều khẳng định : với đặc điểm lâu dài về cấp độ doanh nghiệp và


4

yêu cầu niêm yết, một IPO thành công được quyết định bởi các yếu tố như sau: số năm
kinh doanh, quy mơ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, mức địn bẫy, tài sản vơ hình, khả
năng cải tiến, tỷ suất sinh lợi… Cụ thể, theo các nghiên cứu về yếu tố quyết định IPO,
các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định đến thành công của IPO là: quy mô
doanh nghiệp, hoạt động gần đây của doanh nghiệp và khả năng phản ứng với độ nhạy
của thị trường (Pagano và đồng sự, 1998; Blowers và đồng sự, 1999). Ở đây, quy mơ
doanh nghiệp có thể được tính theo doanh số gần nhất và hoạt động gần đây của doanh
nghiệp được đánh giá bằng lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp.
Đặt biệt, cơng trình nghiên cứu “ Tóm tắt các học thuyết liên quan đến hoạt động
phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng và các q trình định giá, phân bổ liên
quan” của hai tác giả Ritter và Welch (2002). Các lý thuyết được tóm tắt đã giải thích
tại sao các tổ chức lại sử dụng IPO, tại sao các tổ chức lại ưu đãi cho những tổ chức
mua lại chứng khoán lần đầu của họ với mức giá thấp và cơ chế IPO hoạt động như thế
nào trong dài hạn.
Cơng trình nghiên cứu của Kotalawala Liyanage và Wasantha Perera (2014) về
“Đánh giá hoạt động thị trường của phát hành IPO và các yếu tố quyết định: Nghiên
cứu ở thị trường IPO của Úc”. Cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động thị trường của phát hành IPO bằng việc khảo sát 254 IPO được niêm yết từ
2006 đến 2011 theo từng ngành ở Úc.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát hành IPO trên cơ sở thực

hiện thu thập dữ liệu ở Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch
chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh (HOSE).
Sử dụng phương pháp phân tích định lượng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thành cơng của Phát hành IPO. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm
thúc đẩy thành công trong phát hành IPO tại Việt Nam.


5

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài làm sáng tỏ hai câu hỏi cơ bản (1) các yếu tố nào ảnh hưởng đến thành
công của phát hành IPO, (2) mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thành công của
phát hành IPO tại Việt Nam như thế nào.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của việc phát hành IPO.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu các dự án IPO thống kê trên Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX), Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) và website
của Cơng ty chứng khốn FPTS bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với số lượng
190 mẫu.
Về thời gian: từ năm 2003 đến ngày 20/03/2015.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng
Tham khảo các mơ hình nghiên cứu trước đây và nghiên cứu thực trạng thị trường
Việt Nam để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp.
Thu thập dữ liệu ở Trung tâm Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch
chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), website của Cơng ty chứng khốn FPTS, kiểm
định mơ hình và giả thiết nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu.
Sử dụng mơ hình hồi quy Binary logistic để kiểm định ảnh hưởng các nhân tố đến

thành công của việc phát hành IPO.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.6.1 Về phương diện lý thuyết
Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa các lý thuyết kinh tế học, lý thuyết đầu tư tài
chính, các nghiên cứu về mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong việc phát
hành IPO và giáo trình liên quan chủ đề IPO của nước ngồi, từ đó áp dụng các lý
thuyết, kết quả nghiên cứu của các mơ hình này vào trường hợp cụ thể trong việc phát


6

hành IPO tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài luận văn là nguồn tư liệu và cơ sở cho các
nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công IPO.
1.6.2 Về phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp các nhà đầu tư và các doanh nghiệp phát hành, các nhà
bảo lãnh phát hành,…xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong việc phát
hành IPO để có cái nhìn tổng quan và đánh giá về IPO của một doanh nghiệp tại Việt
Nam.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu giúp nhà đầu tư xác định được thực trạng IPO và
yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến thành công IPO nhằm nâng cao hiệu quả khi đầu tư
và huy động vốn.
1.7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phụ lục, luận văn được chia thành sáu chương chính:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Giới thiệu lý do chọn đề tài, các đề
tài nghiên cứu liên quan, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Trình bày lý thuyết và học thuyết làm nền tảng cho
việc nghiên cứu mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của IPO, tham khảo các
nghiên cứu đi trước về các yếu tố tác động lên thành cơng của tiến trình IPO.
Chương 3. Tổng quan về IPO ở Việt Nam: Nội dung chương này trình bày thực

trạng về IPO ở Việt Nam.
Chương 4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu: Trình bày các bước
tiến hành nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.
Chương 5. Kết quả nghiên cứu: Thực hiện thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, sự tác
động của các yếu tố đến biến phụ thuộc, kiểm định các giả thiết.
Chương 6. Kết luận và kiến nghị: Thảo luận về kết quả phân tích và đưa ra một số
kiến nghị cho các tổ chức liên quan IPO, các cơ quan pháp lý cùng với việc nhìn nhận
những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra kiến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về IPO và nêu bật tầm quan
trọng của IPO đối với thị trường chứng khốn, các yếu tố ảnh hưởng đến q trình
này. Thơng qua đó, nội dung chương cũng đề cập đến các mơ hình nghiên cứu trước
đó về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của IPO tại các nước Mỹ và Trung Quốc.
2.1 Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO)
2.1.1 Định nghĩa
Khái niệm IPO là một chủ đề các nhà nghiên cứu từ xưa đến nay đặc biệt quan
tâm, một số khái niệm tiêu biểu về IPO được tóm tắt như sau:
Theo tác giả Ritter (1998) nhận xét rằng phát hành chứng khoán lần đầu (Initial
Public Offering) là việc một chứng khoán được phát hành lần đầu tiên tới công chúng
với mong đợi giúp các doanh nghiệp chào bán cổ phiếu của mình lần đầu tiên đến công
chúng.
Theo tác giả Chorruk và Worthington (2010), phát hành chứng khoán lần đầu
(Initial Public Offering) là một hoạt động phát hành đánh dấu một quy trình quan trọng
trong vịng đời hoạt động của một doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện phát hành
chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO), doanh nghiệp có thể huy động vốn tài chính
bên ngồi và mở rộng phát triển doanh nghiệp, góp phần tạo cơ hội phát triển đầu tư

của doanh nghiệp và đa dạng hóa nguồn huy động theo kênh tài chính. Thơng qua việc
huy động vốn qua hoạt động IPO, các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng tài chính
của mình và góp phần phát triển nền kinh tế thịnh vượng hơn. Chính vì vậy, hiệu quả
của q trình phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO) và hoạt động của
doanh nghiệp thực hiện IPO đã trở thành một đề tài hấp dẫn thu hút các nhà nghiên cứu
và các nhà hành pháp quan tâm.
Một IPO là việc bán cố phiếu của các doanh nghiệp tư nhân đến công chúng để cổ
phiếu của doanh nghiệp đó được niêm yết trên một thị trường chứng khoán. Việc tham
gia phát hành IPO giúp tăng nguồn vốn cần thiết để phát triển doanh nghiệp và hoàn


8

thành vai trò trở thành người dẫn đầu thị trường (Blowers, 1999). Ngồi ra, tính thanh
khoản được tạo ra thơng qua quá trình phát hành IPO cung cấp cơ hội cho các nhà đầu
tư, chủ sở hữu, nhà sáng lập có cơ hội thu được suất sinh lợi thơng qua đầu tư của mình.
Hơn nữa, một IPO giúp các doanh nghiệp đạt được những thành cơng, uy tín của doanh
nghiệp được nâng cao. Tuy nhiên, theo Latham và Braun (2010), cũng có những nguy
cơ tiềm ẩn trong việc phát hành IPO đối với các nhà quản trị và các doanh nghiệp.
Như vậy: Phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO - Initial Public
Offering) là việc một doanh nghiệp cổ phần thực hiện phát hành chứng khốn của mình
ra cơng chúng lần đầu tiên ở bên ngồi cơng ty và phương thức thực hiện để chào bán
chứng khoán phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong định nghĩa trên về IPO, chúng ta cần lưu ý các đặc điểm như sau:
Thông thường, người ta lẫn lộn khái niệm IPO với khái niệm phát hành sơ cấp.
Trong đó, IPO là một bộ phận của phát hành sơ cấp, nhưng phát hành sơ cấp chưa hẳn
đó là IPO. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa IPO và phát hành sơ cấp ở chỗ phát hành
sơ cấp là việc phát hành chứng khốn mới, cịn IPO là lần phát hành chứng khoán đầu
tiên của một doanh nghiệp. Như vậy, một cơng ty có thể phát hành sơ cấp nhiều lần
nhưng chỉ có duy nhất một lần phát hành IPO. Ngoài ra, theo điều 10 của Nghị định số

58/2012/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của
Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khốn, hình
thức chào bán chứng khốn ra cơng chúng bao gồm: chào bán chứng khốn lần đầu ra
cơng chúng, chào bán thêm chứng khốn ra cơng chúng, cổ đơng lớn bán phần vốn sở
hữu trong các công ty đại chúng ra công chúng, công ty đại chúng chào bán trái phiếu
và các loại chứng khốn khác ra cơng chúng.
Những đợt phát hành thêm các cổ phiếu sau khi phát hành IPO của một công ty
được gọi là các đợt phát hành bổ sung (SEOs – seasoned equity offerings).
Mệnh giá: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra công chúng là mười
nghìn đồng Việt Nam (theo điều 10, Luật chứng khoán của Quốc hội số 70/2006/QH
11 ngày ngày 29 tháng 6 năm 2006).


9

2.1.2Vai trị của phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng (IPO)
2.1.2.1 Đối với thị trường chứng khốn
Các đợt phát hành IPO thành công giúp các nhà đầu tư tham gia vào thị trường
chứng khoán nhiều hơn và làm tăng quy mô cũng như khối lượng giao dịch trên thị
trường chứng khốn.
Ngày nay, các tổ chức nước ngồi cũng tham gia nhiều vào tiến trình IPO và thị
trường chứng khốn, q trình IPO cũng góp phần thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài đối với thị trường chứng khoán của nước ta.
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng như mức giá của một loại cổ
phiếu nhất định cũng có quan hệ tương tác với sự kiện IPO của một doanh nghiệp. Kết
quả đấu giá IPO của một doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến giá các loại cổ phiếu
khác trên thị trường, nhất là giá các loại cổ phiếu của các doanh nghiệp cùng ngành,
các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp phát hành.
2.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp phát hành
Quá trình IPO giúp các doanh nghiệp phát hành có thể gia tăng vốn: thơng qua

tiến trình này, các doanh nghiệp có thể huy động vốn nhiều hơn, giúp các doanh nghiệp
có thể mở rộng quy mô hoạt động, dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay nhờ uy tín
sau các đợt IPO thành cơng. Một khi năng lực tài chính được cải thiện, các doanh
nghiệp phát hành có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường so với
các đối thủ cạnh tranh chưa tiến hành IPO. Tuy nhiên, quá trình IPO làm giảm tỷ lệ sở
hữu của các cổ đông hiện tại và tiềm ẩn nguy cơ giảm quyền kiểm sốt của các cổ
đơng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: quá trình phát hành IPO bao giờ
cũng có một số lượng chứng khốn được ưu đãi bán lại hoặc thưởng cho cán bộ nhân
viên của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được nguồn nhân lực chất
lượng và tạo lợi thế cạnh tranh. Q trình IPO địi hỏi các doanh nghiệp phát hành phải
công khai, minh bạch thông tin, thông tin báo cáo hoạt động chính xác giúp doanh


10

nghiệp phải ln hoạt động hiệu quả vì có sự giám sát tốt hơn của ban quản trị, giúp
doanh nghiệp xây dựng chiến lược rõ ràng hơn.
Nâng cao uy tín của doanh nghiệp phát hành trên thương trường: khi tiến hành
IPO, yêu cầu tiên quyết là doanh nghiệp phát hành phải cơng bố thơng tin minh bạch
của mình. Sau khi tiến hành IPO thành cơng, doanh nghiệp phát hành có thể tiếp cận để
gia nhập thị trường chứng khoán tập trung và tất cả các thông tin về hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tài chính, chiến lược kinh doanh,….sẽ thường xuyên xuất hiện trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đây cũng chính là một phương thức marketing hiệu
quả góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, khi cơng bố
thơng tin rộng rãi của mình cũng như nguy cơ bị rị rĩ thơng tin sẽ dẫn đến bất lợi lớn
cho doanh nghiệp phát hành và trở thành nguy cơ đe dọa vị thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng
(IPO)

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến phát hành IPO, các công trình nghiên cứu này có thể tóm tắt sơ lược như
sau:
Theo tác giả Brau và Osteryoung (2001), thông qua công trình của mình đã xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến IPO gồm: (1) cơ chế và chi phí marketing, (2) các yếu
tố về sở hữu và cai quản, (3) chu kỳ đời sống kinh doanh, (4) những yếu tố nổi bật liên
quan đến dự đoán về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, Ritter (1987), Barry, Muscarella và
Vetsuypens (1991), Aggarwat và Rivoli (1991), Lee (1996) và Chen, Ritter (2000) lại
cho rằng yếu tố quy mơ chính là yếu tố quyết định đến thành cơng của IPO, ngồi ra
các nhà nghiên cứu này cũng xác định yếu tố chi phí phát hành cao hay thấp cũng ảnh
hướng đến quá trình IPO vì các doanh nghiệp phát hành ln có xu hướng lựa chọn chi
phí thấp khi tiến hành IPO. Đồng tình với quan điểm trên, Jensen và Meckling (1976)
cũng cho rằng chi phí cho tổ chức bảo lãnh trong phát hành cũng có vai trị quan trọng,


11

tuy nhiên chi phí cho tổ chức phát hành khơng có mối quan hệ phụ thuộc với quyền
chủ sở hữu và quản trị.
Lipton và Lorsch (1992), Jensen (1993) đã đồng tình quan điểm của Brau và
Osteryoung (2001) khi cho rằng yếu tố sở hữu và cai quản đóng vai trị quan trọng và
quy mô tối ưu của ban giám đốc doanh nghiệp phát hành chỉ nên từ 7-9 thành viên.
Seguin và Smoller (1997) lại có ý kiến khác khi cho rằng yếu tố định giá IPO có vai trị
quyết định vì các doanh nghiệp phát hành định giá chứng khốn lần đầu thấp sẽ nhận
thất bại lớn.
Maug (2000) cũng có ý kiến bổ sung quan điểm của Brau và Osteryoung (2001)
khi cho rằng yếu tố vòng đời kinh doanh cũng rất quan trọng, tức là doanh nghiệp càng
hoạt động lâu ln có uy tín sẽ dễ thành cơng hơn khi tiến hành IPO so với các doanh
nghiệp mới thành lập. Ơng cũng nhìn nhận các yếu tố khác có tác động đến IPO gồm:
số lượng nhân viên, các khoản nợ, vốn lưu động,…

Trong mơ hình khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát hành IPO ở thị
trường Trung Quốc, tác giả Long (2014) đã xác định một IPO thành công phải được
quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau đối với các thị trường khác nhau. Thông qua
nghiên cứu 243 IPO ở thị trường Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011, tác giả đã
rút ra được 5 yếu tố chính là: quy mơ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, tốc độ tăng
trưởng, khối lượng IPO và tỷ lệ chi trả cổ tức. Cơng trình này sử dụng nghiên cứu phân
tích khám phá, các số liệu nghiên cứu được thu thập bao gồm: lợi nhuận ròng và thu
nhập rịng trong ba năm trước đó, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng và thu nhập
ròng trong hai năm trước đó, số lượng cổ phiếu đã phát hành, EPS, P/E, tài sản ròng
trong năm trước, lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của năm trước, ROE, khối lượng
IPO, tỷ lệ chi trả cổ tức cộng dồn trong 3 năm trước đó, tỷ lệ trả cổ tức trung bình ba
năm trước đó.
Trong mơ hình khác khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thành cơng của phát
hành IPO của mình, Long và Zhang (2014) đã áp dụng mơ hình xác suất probit (bản


12

chất là mơ hình hồi quy logistic) khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của
IPO ở Trung Quốc là: lượng vốn huy động (fundraising amount), lợi nhuận ròng, tốc
độ tăng trưởng, tài sản ròng, câu hỏi nghiên cứu của đề tài này gồm: liệu có mối quan
hệ tương quan giữa các yếu tố quyết định sự thành công của IPO tại Trung Quốc hay
không? và mức độ tác động của các yếu tố này như thế nào đối với sự thành công của
IPO tại Trung Quốc?. Tương đối giống với kết luận trên, Pagano (1998), Blowers
(1999), Fischer (2000), Babich và Sobel (2004) cho rằng các yếu tố cần phải kể đến là:
số năm kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, mức đòn bẫy, tài sản vơ
hình, khả năng cải tiến, tỷ suất sinh lợi,…
Ngồi ra cịn có các nghiên cứu khác về các yếu tố ảnh hưởng đến IPO của
Kotalawala Liyanage và Wasantha Perera (2014), Gonul, Colak, Hikmet và Gunay
(2011) đã khẳng định chất lượng ban quản trị doanh nghiệp có ảnh hưởng khơng hề

nhỏ đến thành công của một IPO.
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến IPO rất ít, chủ
yếu nghiên cứu về thực trạng IPO tại Việt Nam cũng như vấn đề định giá IPO, các yếu
tố ảnh hưởng đến định giá IPO. Một số báo cáo trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến
định giá IPO gồm: yếu tố thông tin, môi trường kinh tế vĩ mơ, mơi trường chính trị
pháp luật, quy trình xác định giá trị doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và xu hướng tăng
trưởng trong tương lai, khả năng tài chính doanh nghiệp phát hành,…Ngồi ra, một số
báo cáo cũng cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của IPO Việt Nam bao
gồm: tiềm lực doanh nghiệp, thực trạng thị trường chứng khốn, khối lượng phát hành,
quy mơ đăng ký, giá khởi điểm,…
Như vậy, thơng qua q trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thành công
của IPO tại Việt Nam cũng như trên thế giới, chúng ta có thể thấy có rất nhiều mơ hình
cũng như nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành công của một IPO, tuy nhiên ln có sự
tương đồng trong một số yếu tố ảnh hưởng đến IPO ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở
tìm hiểu kỹ và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, khả năng thu thập thông tin, tính phù


×