Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Định lượng rủi ro hợp đồng tư vấn giám sát bằng công cụ bbns ở giai đoạn chuẩn bị thương thảo hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 147 trang )

Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN LÊ ANH

ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO HỢP ĐỒNG TƯ VẤN GIÁM SÁT
BẰNG CÔNG CỤ BBN’s Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
THƯƠNG THẢO HỢP ĐỒNG

Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý Xây dựng
Mã số: 60 58 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2015

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 1


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

Cơng trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Công Tịnh……….………………….


Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Nguyễn Minh Hà ……….……………….
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lê Hoài Long..........................……………….
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.Hồ
Chí Minh ngày 22 tháng 07 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS Phạm Hồng Luân
2. Thư ký hội đồng: TS.Lương Đức Long
3. Ủy viên phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Minh Hà
4. Ủy viên phản biện 2: TS. Lê Hoài Long
5. Ủy viên hội đồng: Nguyễn Anh Thư
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sữa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

HVTH: PHAN LÊ ANH

TRƯỞNG KHOA

Trang 2


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phan Lê Anh

MSHV: 12080274

Ngày sinh: 04-09-1987

Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý xây dựng

Mã số:60 58 90

I. TÊN ĐỀ TÀI: ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO HỢP ĐỒNG TƯ VẤN GIÁM SÁT
BẰNG CÔNG CỤ BBN’S Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THƯƠNG THẢO
HỢP ĐỒNG.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nhận diện các yếu tố rủi ro của hợp đồng tư vấn giám sát dựa vào các
nghiên cứu trước, các bài báo khoa học, và tham khảo ý kiến chuyên gia .
- Xác định mối liên hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các yếu tố rủi ro hợp
đồng Tư vấn giám sát.
- Xây dựng mơ hình áp dụng cơng cụ: BAYESIAN BELIEF NETWORKS
(BBN’s) để tính tốn rủi ro cho hợp đồng của tư vấn giám sát. Việc tính
tốn được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị thương thảo hợp đồng để có
những biện pháp hạn chế bằng các điều khoản hợp đồng.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 07 – 07 -2014
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15 -06-2015

IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐINH CÔNG TỊNH
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. ĐINH CÔNG TỊNH

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
TRƯỞNG KHOA

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 3


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

LỜI CÁM ƠN
Trong q trình học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn là một thử thách rất
lớn đòi hỏi sự nỗ lực hết mình, nghiêm túc của học viên. Để hồn thành được luận
văn, ngồi sự cố gắng của bản thân, cịn phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của rất
nhiều người. Vì vậy, ngay khi hồn thành luận văn cũng là lúc tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn và lòng tri ân sâu sắc.
Trước tiên, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Đinh Công Tịnh đã quan tâm,
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin
chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, đặc biệt là các thầy
cô giảng dạy thuộc chuyên ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng trường Đại học

Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh. Tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà các thầy cô
đã truyền đạt lại cho tôi trong suốt q trình học cũng như những góp ý quý báu của
các thầy cô về luận văn này sẽ mãi là hành trang quý giá cho tôi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu và cơng tác sau này.
Xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè cùng lớp, những người đã cùng tôi trải
qua những ngày học tập thật vui, bổ ích và những thảo luận trong suốt thời gian học
đã giúp tơi tự hồn thiện mình và mở ra trong tôi nhiều sáng kiến mới.
Xin cám ơn những người đồng nghiệp của tôi, đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều
trong suốt q trình học tập và chính những kinh nghiệm thực tế trong q trình
cơng tác của họ đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho tơi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin cám ơn những người thân trong gia đình tơi, đã ln bên cạnh
tơi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để hồn
thành luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2015

Phan Lê Anh

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 4


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN

Với vai trị của mình trong suốt q trình thực hiện dự án, đơn vị tư vấn giám
sát thường phải chịu nhiều trách nhiệm về chất lượng và an toàn lao động của dự án.

Điều này làm cho đơn vị Tư vấn giám sát cũng phải chịu những nguy cơ tiềm ẩn rất
cao.
Nghiên cứu giúp các nhà quản lý của đơn vị Tư vấn giám sát xác định được
các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng tới sự thành công của đơn vị Tư vấn giám
sát.Đồng thời cung cấp cho các nhà quản lý một công cụ để định lượng được những
rủi ro này từ giai đoạn chuẩn bị thương thảo hợp đồng, và đề xuất một số biện pháp
hạn chế các rủi ro này bằng các điều khoản trong hợp đồng.
Qua luận văn, tác giả đã xác định được 26 yếu tố rủi ro và xây dựng mô hình
định lượng rủi ro của hợp đồng Tư vấn giám sát bằng cơng cụ Bayesian Belief
Networks. Mơ hình định lượng được xây dựng với 32 mối quan hệ “nhân – quả“
giữa các yếu tố tác động và khả năng xác suất xảy ra các yếu tố đó. Mơ hình được
kiểm nghiệm bằng cơng trình thực tế tác giả có điều kiện tham gia.

ABSTRACT
As talking responsibility for quality and safety of the project, consultants and
supervision company has many highly potential risks.
This study helped the management determining risk factors affecting the
success of consultant and supervision company provided the toolkit to quantify
these factors from the contract negotiation preparation stage. Moreover, this
research suggested some methods to limit these risk by terms of contract.
By Bayesian Belief Networks method, the researcher determined risk 26
factors and built up the risk quantitative model of consultant and supervision
contract. This model was built up with 32 “cause – effect” relationship based on
impact factors and their probabilities and examined through real projects.

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 5



Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tơi, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực
tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Công Tịnh.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng
được công bố dưới bất cứ hình thức nào từ trước đến nay.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Tp. HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2015

Phan Lê Anh

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 6


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH
MỤC LỤC

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN ................................................................................................. 10


1.1.

Giới Thiệu Chung........................................................................................................... 10

1.2.

Xác Định Vấn Đề Nghiên Cứu ...................................................................................... 11

1.3.

Các Mục Tiêu Nghiên Cứu ............................................................................................ 12

1.4.

Phạm Vi Nghiên Cứu ..................................................................................................... 12

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................ 13
2.1.

Các Khái Niệm ............................................................................................................... 13

2.1.1.

Rủi ro: ......................................................................................................................... 13

2.1.2.

Quản lý rủi ro là một phần của Quản lý dự án: ...................................................... 13

2.1.3.


Nhận diện rủi ro ......................................................................................................... 15

2.1.4.

Chiến lược ứng phó rủi ro [4] ..................................................................................... 15

2.1.4.1.

Chấp nhận rủi ro:................................................................................................... 16

2.1.4.2.

Tránh né rủi ro ....................................................................................................... 16

2.1.4.3.

Giám sát rủi ro và chẩn bị các kế hoạch dự phòng ............................................. 16

2.1.4.4.

Dịch chuyển rủi ro.................................................................................................. 17

2.1.4.5.

Giảm nhẹ rủi ro ...................................................................................................... 17

2.1.5.

Hợp đồng xây dựng .................................................................................................... 18


2.1.5.1.

Phân loại hợp đồng: ........................................................................................... 18

2.1.5.2.

Hồ sơ hợp đồng ................................................................................................... 22

2.1.6.

Giai đoạn Thương thảo hợp đồng ............................................................................. 22

2.1.7.

Tư Vấn Giám Sát ....................................................................................................... 24

2.1.7.1.

Yêu cầu công việc của TVGS: ........................................................................... 25

2.1.7.2.

Quyền của TVGS................................................................................................ 26

2.2.

Công Cụ Nghiên Cứu ..................................................................................................... 26

2.2.1.


Giới thiệu về BBN’s.................................................................................................... 26

2.2.2.

Cơng thức tính tốn [12] .............................................................................................. 27

2.2.3.

Cấu trúc mạng BBN’s ................................................................................................ 28

2.2.4.

Phần mềm tính tốn cho BBNs ................................................................................. 30

2.3.

Các nghiên cứu trước đây về Rủi ro – Tư vấn giám sát – Hợp đồng. ....................... 31

2.3.1.

Nghiên cứu về rủi ro .................................................................................................. 31

2.3.2.

Nghiên cứu về hợp đồng ............................................................................................ 34

2.3.3.

Nghiên cứu về Tư vấn giám sát ................................................................................. 36


HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 7


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 39
3.1.

Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 39

3.2.

Thu Thập Dữ Liệu ......................................................................................................... 41

3.2.1.

Quy Trình Thu Thập Dữ Liệu .............................................................................. 41

3.2.2.

Cách Thức Lấy Mẫu .............................................................................................. 42

3.2.3.

Các thức phân phối bảng câu hỏi ......................................................................... 42


3.2.4.

Kích thước mẫu ...................................................................................................... 42

3.2.5.

Các thức duyệt lại dữ liệu ...................................................................................... 43

CHƯƠNG IV: MƠ HÌNH BBN’S ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO HỢP ĐỒNG TƯ VẤN GIÁM
SÁT .................................................................................................................................................. 45
Xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành cơng của hợp đồng tư vấn giám
45

4.1.
sát

4.1.1.
Phân tích nội dung các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của hợp đồng
Tư vấn Giám Sát ........................................................................................................................ 45
4.1.2.

Khảo sát thử nghiệm – Pilots test ............................................................................. 55

4.1.2.1.

Tiến hành kiểm định thang đo với các biến: .................................................... 58

4.1.2.2.


Trị trung bình khảo sát thử nghiệm:................................................................ 60

4.1.3.
TVGS

Khảo sát chính thức các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công hợp đồng
61

4.1.4.

Kết quả thống kê mô tả .............................................................................................. 62

4.1.5.

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha...................................................................... 69

4.1.6.

Kết quả phân tích trị trung bình............................................................................... 71

4.1.7.

Kiểm định ANOVA .................................................................................................... 74
Khảo sát mối liên hệ “Nhân – quả “ giữa các yếu tố ................................................... 79

4.2.
4.2.1.

Bảng câu hỏi khảo sát ................................................................................................ 79


4.2.2.

Thu thập số liệu .......................................................................................................... 88

4.2.3.

Phân tích số liệu thu thập .......................................................................................... 88
Thiết lập mơ hình BBN’s định lượng rủi ro cho hợp đồng Tư vấn giám sát ............ 91

4.3.
4.3.1.

Các yêu tố ảnh hưởng và trạng thái tương ứng....................................................... 91

4.3.2.

Mơ hình định lượng rủi ro hợp đồng TVGS bằng BBNs: ...................................... 91

4.4.

Kiểm chứng mơ hình.......................................................................................................... 94

4.4.1.

Giới thiệu vài nét về cơng trình ứng dụng................................................................ 94

4.4.2.

Kiểm chứng tính hợp lý, độ tin cậy của mơ hình ứng dụng ................................... 95


4.4.2.1.

Áp dụng mơ hình vào BBN’s vào cơng trình ................................................... 95

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 8


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

4.4.2.2.

Khảo sát bảng xác suất có điều kiện giữa các biến.......................................... 96

4.4.2.3.

Dữ liệu đầu vào mơ hình .................................................................................. 101

4.4.2.4.

Tính tốn và phân tích kết quả mơ hình ........................................................ 109

4.5. Một số đề xuất hạn chế rủi ro hợp đồng Tư vấn giám sát ở giai đoạn Thương thảo hợp
đồng. ............................................................................................................................................ 115
4.5.1.

Ứng phó với rủi ro mất An tồn lao động .............................................................. 115


4.5.2.

Ứng phó với rủi ro Chất lượng, Tiến độ, Khối lượng ........................................... 117

4.5.3.

Ứng phó với rủi ro Tài chính. ................................................................................. 118

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 119
5.1.

Kết luận ............................................................................................................................. 119

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................................... 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 121

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 9


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1.

Giới Thiệu Chung
Nhìn lại nền kinh tế thế giới từ năm 2008 tới nay (2015), dù đã có nhiểu

chuyển biến tích cực nhưng nó vẫn bị ảnh hưởng nặng nề mà bắt đầu là sự suy thoái
của thị trường bất động sản ở Mỹ vào cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng lan rộng
sang thị trường tài chính nước này và sau đó là cả kinh tế tồn cầu. Khi mà kinh tế
thế giới ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau, cuộc khủng hoảng đã làm các nền
kinh tế lớn trên thế giới cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, từ cuộc khủng hoảng nợ
công của các quốc gia Châu Âu đến các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Trung
Quốc, Singapore….. Trong khi đó Việt Nam, việc gia nhập WTO năm 2007 đã mở
ra cho kinh tế của đất nước những cơ hội và thách thức lớn ở sân chơi toàn cầu. Khi
mà các doanh nghiệp đang làm quen dần với việc mở cửa, cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài vào đầu tư trong nước cũng như việc cạnh tranh hàng hóa xuất
khẩu ra nước ngồi. Các doanh nghiệp nước ngồi rót vốn vào đầu tư cũng tạo ra
nhiều cơ hội hợp tác hơn cho doanh nghiệp trong nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm
hơn cho người lao động. Việc khủng hoảng kinh tế thế giới vào đầu năm 2008 đã
dẫn tới việc thoái vốn đầu tư của nước ngồi, nhu cầu hàng hóa của các nước suy
giảm mạnh. Góp phần với đó là các yếu tố nội quan khác của nền kinh tế trong
nước: lạm phát ở mức cao, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng tín dụng quá mức, vỡ
bong bóng bất động sản,…. Kết quả là những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế
trong nước luôn ở mức thấp, GDP hằng năm theo thống kê của tổng cục thống kê là
dưới kì vọng, việc phát triển tín dụng cho ngành nghề xây dựng đã giảm mạnh.
Với các đặc trưng riêng của ngành xây dựng như: là ngành thâm dụng vốn và
tài nguyên lớn, các chi phí cố định của ngành khá cao, sản phẩm mang tính đặc
trưng duy nhất và đặc biệt ngành khá nhạy cảm với tình hình chung của kinh tế vĩ
mơ. Ví như khi nền kinh tế thuận lợi và phát triển, dễ dàng thấy được nhiều cơng
trình, cơ sở hạ tầng được đầy tư xây dựng mới, đối lập với đó là khi tình hình kinh
tế khó khăn cả khối tư nhân lẫn nhà nước đều phải thắt chặt hoạt động chi tiêu: nhà


HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 10


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

nước hạn chế đầu tư xây dựng mới các cơng trình đường sá, bệnh viện, trường
học,….hay ta dễ dàng bắt gặp những công trình dang dở, bỏ trống khơng thể hồn
thiện. Tình hình xây dựng ở Việt Nam những năm qua cũng không nằm ngồi quy
luật ảnh hưởng đó. Với kinh tế khó khăn như các năm vừa qua, việc cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn, khắc nghiệt hơn. Tham gia vào
quá trình hình thành nên một sản phẩm xây dựng, các đơn vị Tư Vấn Giám Sát cũng
phải đứng trước những áp lực cạnh tranh đó. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
như vậy, việc giúp cho một doanh nghiệp thực hiện tư vấn giám sát chất lượng của
cơng trình có được đánh giá đúng đắn về rủi ro của hợp đồng mà đơn vị này sắp
thực hiện càng mang tính cần thiết hơn.
Các hoạt động xây dựng vẫn diễn ra mạnh mẽ dù còn rất nhiều khó khăn.
Với tình hình kinh tế hiện tại của nước ta và thế giới càng làm cho sự cạnh tranh
giữa các công ty thêm gay gắt hơn. Các dự án giờ đây với nguồn tài chính thắt chặt,
khó khăn trong q trình hồn thành cơng trình càng làm cho các dự án tiềm ẩn
nhiều rủi ro hơn.
1.2.

Xác Định Vấn Đề Nghiên Cứu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu để xác định rủi ro cho từng dạng đối


tượng khác nhau khi tham gia dự án (Chủ Đầu Tư, Nhà Thầu, Nhà cung cấp thiết
bị,….) cho từng dạng hợp đồng khác nhau (Hợp đồng tư vấn quản lý dự án, hợp
đồng thi công, hợp đồng cung cấp thiết bị….) Tuy vậy nhìn chung cơng tác quản lý
rủi ro cho dự án vẫn chưa được các đơn vị tham gia coi trọng và đầu tư quản lý
đúng mức.
Nhận thức được vấn đề đó, tác giả thơng qua đề tài muốn cung cấp cho các
nhà quản lý, các chuyên gia tham gia dự án một góc nhìn quản lý mới về rủi ro hợp
đồng với đối tượng được nghiên cứu là các nhà tư vấn giám sát (supervisor) - Đơn
vị đứng vai trò là cầu nối giữa CĐT (Tư vấn Quản lý dự án) với nhà thầu, người
chịu trách nhiệm về theo dõi việc thi công, đảm bảo chất lượng cho công trình.
Mong muốn của tác giả sau khi thực hiện đề tài có thể giải đáp được các câu
hỏi như: Liệu các Nhà tư vấn giám sát có cùng các rủi ro như các đơn vị khác của
cùng dự án không? Rủi ro chung của một dự án sẽ phân chia như thế nào đến đơn vị

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 11


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

tư vấn giám sát. Ảnh hưởng các đơn vị bên trên (CĐT) và bên dưới (Nhà Thầu) ảnh
hưởng như thế nào tới nhà tư vấn giám sát. Mối liên hệ giữa CĐT và NT ảnh hưởng
như thế nào tới công việc của đơn vị giám sát? Từ việc đánh giá mối quan hệ trên,
đề xuất phương án hạn chế những yếu tố không tốt này bằng các điều khoản trong
hợp đồng tư vấn.
1.3.


Các Mục Tiêu Nghiên Cứu
1. Nhận diện các yếu tố rủi ro của hợp đồng tư vấn giám sát dựa vào các nghiên

cứu trước, các bài báo khoa học, và tham khảo ý kiến chuyên gia .
2. Xác định mối liên hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các yếu tố rủi ro hợp đồng
Tư vấn giám sát.
3. Xây dựng mô hình áp dụng cơng cụ: BAYESIAN BELIEF NETWORKS
(BBN’s) để tính toán rủi ro cho hợp đồng của tư vấn giám sát. Việc tính tốn được
thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị thương thảo hợp đồng để có những biện pháp hạn
chế bằng các điều khoản hợp đồng.
1.4.

Phạm Vi Nghiên Cứu
Các dự án về xây dựng bao gồm: xây dựng dân dụng, công nghiệp.
Thời gian nghiên cứu: từ 07/07/2014 đến 16/06/2015
Quan điểm phân tích: đơn vị Tư Vấn Giám Sát.
Đối tượng được khảo sát: các nhà chuyên gia thuộc sự quản lý của các đơn vị

trực thuộc: Chủ Đầu Tư, Tư vấn Quản lý Dự Án, Thiết kế, Tư Vấn Giám Sát và
Nhà thầu Thi công.
Không gian nghiên cứu: các dự án ở Tp.Hồ Chí Minh bao gồm cả các dự án
có vốn ngân sách dưới 30% và các dự án có nguồn vốn ngân sách >30%, các nguồn
vốn tín dụng có sự quản lý của nhà nước.

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 12


Luận Văn Cao Học


GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Các Khái Niệm

2.1.1.

Rủi ro:
Rủi ro có thể được định nghĩa là sự kết hợp của xác suất của một sự kiện và

hậu quả của nó. Trong tất cả các dự án, có khả năng xảy ra các sự kiện và hậu quả
được coi là cơ hội cho lợi ích (ưu điểm) hoặc thách thức cho sự thành công (nhược
điểm) [1].
Rủi ro phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con người khơng có khái niệm hoặc
khơng liên quan đến thì họ khơng có rủi ro. Ví dụ trời mưa sẽ là rủi ro với người đi
đường nhưng người ở trong phịng đóng kín cửa, khơng bị ảnh hưởng thì khơng có
rủi ro. Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra, khả năng ảnh hưởng đến đối tượng
và thời lượng ảnh hưởng. Bản chất rủi ro là sự không chắc chắn, nếu chắc chắc (xác
suất bằng 0% hoặc 100%) thì khơng gọi là rủi ro.
“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” – Frank Knight [5]
“Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố
không mong đợi” – Allan Willet.[5]
“ Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể
xác định được” – Marilu Carty. [5]
Từ định nghĩa rủi ro như trên ta có thể thấy được rủi ro có thể gây ra những
thiệt hại khơng mong đợi. Cũng chính vì rủi ro là những bất trắc nên nó khơng phụ
thuộc vào ý kiến chủ quan. Tuy nhiên, rủi ro lại có thể đo lường, hay định lượng

được và đây là cơ sở để có thể giúp cho các nhà quản lý, nhà tư vấn có thể đưa ra
các biện pháp nhằm hạn chế tối tiểu các rủi ro có thể xảy đến với mình. Trong xây
dựng, các nhà thầu, các đơn vị giám sát đều có những rủi ro của mình. Vậy nên
muốn có được kết quả tốt trong cạnh tranh, muốn tồn tại và phát triển, các đơn vị
phải tiên lượng trước xem cái gì đang chờ đón để có được những giải pháp ngăn
ngừa, chấp nhận rủi ro ở mức hợp lý chứ không phải run sợ, né tránh rủi ro.
2.1.2.

Quản lý rủi ro là một phần của Quản lý dự án:

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 13


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Quản lý rủi ro là điều cần thiết để xây dựng các hoạt động giảm thiểu thiệt
hại và tăng cường lợi nhuận. Rủi ro xây dựng nói chung được coi là sự kiện ảnh
hưởng đến mục tiêu của chi phí, thời gian và chất lượng của dự án. Phân tích rủi ro
và quản lý xây dựng phụ thuộc chủ yếu vào trực giác, phán đốn và kinh nghiệm.
Kỹ thuật phân tích và quản lý rủi ro chính thức hiếm khi được sử dụng do thiếu kiến
thức và dễ nghi ngờ về sự phù hợp của các kỹ thuật cho các hoạt động trong ngành
công nghiệp xây dựng. Các phản ứng cho các chiến lược để đối phó với những rủi
ro trong xây dựng chỉ ra rằng ngành công nghiệp xây dựng chủ yếu là rủi ro không
mong muốn. Các nhà thầu thường chuyển rủi ro cho nội bộ bên trong của mình, các
thầu phụ và thơng qua bảo hiểm. Mặc dù, việc đó nói chung được cơng nhận rằng
nguy cơ nên được chuyển giao cho bên đó là ở vị trí tốt nhất để đối phó với những

rủi ro đó. Q trình như vậy, khi mà một nhà thầu chuyển tất cả các rủi ro trong một
dự án không không phải luôn là một việc làm tốt cho ý tưởng đổi mới trong ngành
cơng nghiệp. Nhà thầu có xu hướng th thầu tất cả các gói cơng việc liên quan đến
một dự án để các nhà thầu phụ và thực hiện "hợp đồng quản lý như là một phần của
một chiến lược để giảm hoặc loại bỏ rủi ro của họ. Do đó có nghĩa là những tổng
thầu với các phương tiện để làm như vậy, hoặc là khơng hoặc khơng có động cơ để
thực hiện nghiên cứu như là một phần của chiến lược nhằm giảm rủi ro liên quan
với hoạt động kinh doanh xây dựng của họ. Mặc dù các kỹ thuật quản lý rủi ro đã
được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác trong một thời gian dài, ngành xây
dựng đã tiếp cận quản lý rủi ro về mặt cá nhân trực giác, phán đoán và kinh nghiệm
thu được từ các hợp đồng trước đó. Nhược điểm lớn nhất của các kỹ thuật phân tích
rủi ro là các kỹ thuật mạnh mẽ và tinh tế hơn, càng nhiều dữ liệu và thời gian là cần
thiết. Hoạt động công nghiệp xây dựng bị hạn chế bởi thời gian vì sản xuất xây
dựng là chủ yếu được sử dụng chỉ trong thời gian cho nhu cầu sản xuất của khách
hàng. Nó là ngạc nhiên khi một số người được hỏi đã xác định dự án hạn chế thời
gian là một trong những lý do chính để khơng sử dụng phân tích rủi ro và quản lý
kỹ thuật.[2]
Có thể phân biệt Rủi ro theo các tiêu thức sau:
- Rủi ro tĩnh và rủi ro động.

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 14


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

- Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt

- Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ. Rủi ro động và rủi ro tĩnh:
Rủi ro động là những rủi ro liên quan đến sự luôn thay đổi, đặc biệt là trong
nền kinh tế. Đó là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có lợi, nhưng cũng có thể
sẽ mang đến sự tổn thất (sự thay đổi về thị hiếu khách hàng có thể phù hợp với sản
phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay không, sự thay đổi về cơng nghệ kĩ
thuật có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay khơng, sự thay đổi
đó có q nhanh hay khơng?...)
Rủi ro tĩnh là những rủi ro, mà hậu quả của nó chỉ liên quan đến sự xuất hiện
tổn thất hay khơng, chứ khơng có khả năng sinh lời, và không chịu sự ảnh hưởng
của những thay đổi trong nền kinh tế. Những rủi ro tĩnh thường liên quan đến các
đối tượng: tài sản, con người, trách nhiệm dân sự.

Hình 2.1: Quy trình cơ bản quản lý rủi ro.
2.1.3.

Nhận diện rủi ro
Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của một

tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các
yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ rủi ro.[3]
2.1.4.

Chiến lược ứng phó rủi ro [4]

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 15


Luận Văn Cao Học


GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

Có năm loại chiến lược cổ điển nhằm làm giảm thiểu rủi ro: chấp nhận, tránh
né, giám sát, chuyển giao, giảm nhẹ rủi ro.
2.1.4.1.

Chấp nhận rủi ro:

Giám đốc dự án nói: “ Tơi biết rằng rủi ro tồn tại và ý thức được những hệ
quả khả dĩ. Tơi đang sẵn lịng chờ đợi và nhìn thấy cái gì sẽ xảy ra. Tơi chấp nhận
hậu quả có thể xuất hiện”
Chấp nhận rủi ro là chấp nhận sự tồn tại, hiểu biết về hậu quả xảy ra của nó,
và quyết định khơng thực hiện bất cứ điều gì khi gặp rủi ro đó. Đây là một chiến
lược phổ biến mà hậu quả hay xác suất của một vấn đề gây ra là tương đối nhỏ. Khi
các hậu quả gây ra thấp hơn chi phí ứng phó, chiến lược này được xem là hữu dụng.
2.1.4.2.

Tránh né rủi ro

Giám đốc dự án phát biểu: “Tôi sẽ không chấp nhận lựa chọn này vì có khả
năng cho kết quả bất lợi”.
Tránh né rủi ro là những việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên
nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có.
Trong quản lý dự án, tránh rủi ro có thể được phản ánh trong sự chọn lọc các
ý tưởng và kiểm soát nguồn gốc của nhà thầu. Tuy nhiên, không phải rủi ro nào
cũng có thể tránh được.
Có thể thực hiện chiến lược này bằng cách không thực hiện một phần của dự
án. Việc xóa bỏ đi một phần của dự án có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến dự án dẫn
đến công việc kinh doanh có thể bị ảnh hưởng. Việc tránh các rủi ro trong dự án

cũng có cùng tác động – rủi ro thấp, lợi nhuận thấp
2.1.4.3.

Giám sát rủi ro và chẩn bị các kế hoạch dự phòng

Giám đốc dự án phát biểu: “Tơi sẽ có biện pháp cần thiết cần phải có để
kiểm sốt rủi ro này bằng cách tiếp tục đánh giá lại nó và phát triển các kế
hoạch đối phó”
Giám sát một rủi ro bằng cách chọn một số chỉ tiêu khi dự án tiến gần đến
điểm rủi ro. Có thể chuẩn bị các kế hoạch dự phịng, thông thường phổ biến nhất là
dành một khoản gọi là quỹ dự phịng về chi phí hoặc thời gian để sử dụng trong
trường hợp cần thiết.

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 16


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Một yếu tố đòi hỏi sự khéo léo trong việc giám sát rủi ro là khả năng dự báo
rủi ro đúng lúc để có thể ứng phó được. Đối với các rủi ro được biết trước trong một
dự án, cần tiến hành đánh giá về khả năng có thể phát hiện được theo một thang đo
mang tính chủ quan
2.1.4.4.

Dịch chuyển rủi ro


Giám đốc dự án phát biểu: “Tôi sẽ chia sẽ rủi ro này cho những người khác
hoặc chuyển toàn bộ rủi ro cho họ.”
Rủi ro sẽ được dịch chuyển cho người khác thơng qua hợp đồng.
Mục đích của phương án này là chuyển giao những rủi ro có thể gặp phải
nhằm đảm bảo dự án đạt những mục tiêu đã định.
Mua bảo hiểm là phương pháp trực tiếp phổ biến nhất để dịch chuyển các rủi
ro.
Thực hiện hợp đồng với đơn giá cố định kèm theo điều kiện thanh toán. Với
các hợp đồng có giá trị cố định, người quản lý dự án biết chính xác chi phí của
khoản phí này là bao nhiêu, có thể đưa vào các điều khoản tiền phạt khi bị trễ hạn.
2.1.4.5.

Giảm nhẹ rủi ro

Giám đốc dự án phát biểu: “Tôi sẽ phát triển các kế hoạch thử nghiệm.”
Giảm nhẹ rủi ro là việc chủ động bằng các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế
khả năng xảy ra đồng thời giảm nhẹ tổn thất do rủi ro mang lại. Để giảm nhẹ rủi ro,
chúng ta có thể thực hiện các cơng việc sau:
Có chính sách đào tạo, tập huấn cán bộ để nâng cao năng lực chuyên
môn phịng tránh rủi ro trong cơng việc.
Tuyển chọn nhân viên có năng lực tốt về làm việc, tham khảo ý kiến
chun gia có kinh nghiệm khi thực hiện cơng việc.
Nghiên cứu năng lực các bên tham gia cẩn thận.
Dùng các cơng cụ và phương tiện có khả năng giảm nhẹ tác động của rủi ro:
phát triển các chương trình mơ phỏng để dự đoán khả năng xảy ra rủi ro, thiết lập
mạng lưới thông tin về rủi ro, giảm các liên kết ràng buộc nhằm ngăn chặn rủi ro
tiềm tàng có thể cộng hưởng vào những rủi ro đang gặp phải.
Triển khai thử nghiệm công việc.

HVTH: PHAN LÊ ANH


Trang 17


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Hợp đồng xây dựng

2.1.5.

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa
bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay tồn bộ cơng việc
trong hoạt động xây dựng [6]
Hợp đồng tư vấn xây dựng (gọi tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực
hiện một, một số hay tồn bộ cơng việc tư vấn trong hoạt động xây dựng[6]
2.1.5.1.

Phân loại hợp đồng:

Theo Luật đấu thầu số 43/2014 do Quốc Hội ban hành, việc phân loại hợp
đồng được quy định như sau:
- Hợp đồng trọn gói:
a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực
hiện đối với tồn bộ nội dung cơng việc trong hợp đồng. Việc thanh tốn đối với
hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong q trình thực hiện hoặc thanh
tốn một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh tốn
cho đến khi hồn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp

đồng;
b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng
thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong q trình thực
hiện hợp đồng, chi phí dự phịng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi
phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện
hợp đồng;
c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại
hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa
chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn
gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mơ nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn
gói;
d) Đối với gói thầu xây lắp, trong q trình thương thảo, hồn thiện hợp
đồng, các bên liên quan cần rà sốt lại bảng khối lượng cơng việc theo thiết kế được

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 18


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng cơng
việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết
định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế;
đ) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối
với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua
sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng,

khối lượng cơng việc. Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ
sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị
mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy
định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính tốn sai
số lượng, khối lượng công việc.
- Hợp đồng theo đơn giá cố định:
Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá khơng thay đổi trong
suốt thời gian thực hiện đối với tồn bộ nội dung cơng việc trong hợp đồng. Nhà
thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu
theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.
-

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều
chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với tồn bộ nội dung cơng việc
trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực
tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn
giá đã được điều chỉnh.
-

Hợp đồng theo thời gian:

Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ
tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày,
giờ và các khoản chi phí ngồi thù lao. Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm
việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi
trong hợp đồng.[7]
Ngoài ra, căn cứ theo Nghị định số 37/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm
2015 việc phân loại hợp đồng được quy định như sau:


HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 19


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

1. Theo tính chất, nội dung cơng việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để
thực hiện một, một số hay tồn bộ cơng việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây
dựng;
b) Hợp đồng thi cơng xây dựng cơng trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây
dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi cơng xây dựng cơng trình, hạng mục cơng
trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng
thầu thi cơng xây dựng cơng trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả
các cơng trình của một dự án đầu tư;
c) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết
bị) là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào cơng trình xây dựng
theo thiết kế cơng nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là hợp
đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các cơng trình của một dự án đầu tư xây dựng;
d) Hợp đồng thiết kế và thi cơng xây dựng cơng trình (tiếng Anh là
Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và
thi công xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và
thi cơng xây dựng cơng trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các
cơng trình của một dự án đầu tư xây dựng;
đ) Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là
Engineering - Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và

cung cấp thiết bị để lắp đặt vào cơng trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp
đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung
cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các cơng trình của một dự án đầu tư xây dựng;
e) Hợp đồng cung cấp thiết bị cơng nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình
(tiếng Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện
việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình, hạng mục cơng
trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi cơng xây dựng cơng
trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các cơng
trình của một dự án đầu tư xây dựng;

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 20


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

g) Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi cơng xây dựng
cơng trình (tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC)
là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị cơng nghệ đến
thi cơng xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp
đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi cơng xây dựng tất cả các cơng
trình của một dự án đầu tư xây dựng;
h) Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện tồn bộ
các cơng việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
cơng trình của một dự án đầu tư xây dựng;
i) Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây
dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công

và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi cơng cơng trình, hạng
mục cơng trình, gói thầu hoặc cơng việc xây dựng theo thiết kế xây dựng;
k) Các loại hợp đồng xây dựng khác.
2. Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d) Hợp đồng theo thời gian;
đ) Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại
giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này.
3. Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây
dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư
với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
b) Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính
hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
c) Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận
thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 21


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

d) Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngồi là hợp đồng xây dựng được ký
kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư

trong nước. [8]
2.1.5.2.

Hồ sơ hợp đồng

Căn cứ theo luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định như sau:
1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Văn bản hợp đồng;
b) Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá,
tiến độ thực hiện (nếu có);
c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Tùy theo quy mơ, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một
hoặc một số tài liệu sau đây:
a) Biên bản hoàn thiện hợp đồng;
b) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều
kiện chung, điều kiện cụ thể;
c) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất của nhà thầu được lựa chọn;
d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu;
đ) Các tài liệu có liên quan. [7]
2.1.6.

Giai đoạn Thương thảo hợp đồng
Theo điều 19 của nghị định số 63/2014/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi

hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, việc thương thảo hợp đồng
cần tuân thủ các quy định sau đây:
- Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường
hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo

hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự
thầu.
- Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 22


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;
c) Hồ sơ mời thầu.
- Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:
a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào
thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của
nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).
Trong q trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện
khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế
thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên
cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời
thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã
phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của
nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn
giá đã phê duyệt trong dự tốn gói thầu;
c) Việc thương thảo đối với phần sai lệch thiếu thực hiện theo quy định tại

Điểm d Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này (nghị định nghị định số 63/2014/NĐCP).
- Nội dung thương thảo hợp đồng:
a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù
hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau
trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến
trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ
sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 23


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án
thay thế;
c) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:
Trong quá trình thương thảo, nhà thầu khơng được thay đổi nhân sự chủ chốt
đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ
nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực
hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi cơng), vị trí chỉ huy trưởng công
trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy
định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề
xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được
quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình
độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và

nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;
d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu
(nếu có) nhằm mục tiêu hồn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
đ) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
- Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến
hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục
hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện
(nếu có).
- Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu
tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường
hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo khơng thành cơng thì bên mời
thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1
Điều 17 của Luật Đấu thầu.
2.1.7.

Tư Vấn Giám Sát

HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 24


Luận Văn Cao Học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Nhà thầu giám sát thi cơng xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải
pháp giám sát và quy trình kiểm sốt chất lượng, khối lượng, tiến độ, an tồn lao
động, bảo vệ mơi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ
tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác. [9]

Tuy nhiên, có sự khác biệt trong việc định nghĩa đơn vị Tư Vấn Giám Sát
giữa các quốc gia khác nhau. Trong tài liệu Construction Supervision- (Jerald L.
Rounds, Robert O. Segner - nxbJohn Wiley and Sons (2011), Tư Vấn Giám Sát
(superviser):
Là một giám đốc điều hành có nhiệm vụ chính bao gồm việc quản lý một bộ
phận thông thường hoặc một phân khu; là người đốc thúc việc của hai hay nhiều
nhân viên; có quyền thuê hoặc sa thải nhân viên khác, hoặc có đề xuất và kiến nghị
những việc thuê và sa thải. “An executive whose primary duty consists of the
management of a customarily recognized department or subdivision; who
customarily directs the work of two or more employees; who has the authority to
hire or fire other employees, or whose suggestions and recommendations as to the
hiring and firing, and as to the advancement and promotion or any other change of
status, will be given particular weight; who customarily and regularly exercises
discretionary powers; and who does not devote more than twenty percent of his
work to activities which are not closely related to the work described above.” [10]
[Một giám sát viên là]... bất kỳ cá nhân có thẩm quyền, vì lợi ích của nhà
tuyển dụng, thuê, chuyển, đình chỉ, sa thải, thu hồi, thúc đẩy, chỉ định, khen thưởng,
hay kỷ luật nhân viên khác, hoặc chịu trách nhiệm để trực tiếp cho họ, hoặc để điều
chỉnh những than phiền của họ. “[A supervisor is] . . . any individual having
authority, in the interest of the employer, to hire, transfer, suspend, lay off, recall,
promote, discharge, assign, reward, or discipline other employees, or responsibility
to direct them, or to adjust their grievances, or to effectively recommend such action
if, in connection with the foregoing, the exercise of such authority is not merely of a
routine or clerical nature, but requires the use of independent judgment.” [10]
2.1.7.1.

Yêu cầu công việc của TVGS:

Nhà thầu giám sát thi cơng xây dựng cơng trình có các nghĩa vụ sau:


HVTH: PHAN LÊ ANH

Trang 25


×