Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu tinh sạch protein từ rong nước lợ (chaetomorpha sp ) đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------

HOÀNG THỊ NGỌC NHƠN

NGHIÊN CỨU TINH SẠCH PROTEIN TỪ
RONG NƢỚC LỢ CHEATOMORPHA SP. ĐỒNG BẰNG
SƠNG CỬU LONG
Chun ngành: Cơng nghệ thực phẩm
Mã số: 60540101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hồng Ánh

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Phan Tại Huân

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Ngô Đại Nghiệp

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 24 tháng 7 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
2. PGS. TS. Phan Tại Huân


3. PGS. TS. Ngơ Đại Nghiệp
4. TS. Phan Ngọc Hịa
5. TS. Võ Đình Lệ Tâm
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Hoàng Thị Ngọc Nhơn

MSHV: 13111020

Ngày, tháng, năm sinh: 10-02-1988

Nơi sinh: Quảng Trị

Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm

Mã số: 60540101

I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tinh sạch protein từ rong nước lợ Cheatomorpha sp. đồng

bằng sông Cửu Long
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu trích ly protein từ rong nước lợ Cheatomorpha sp. bằng phương pháp sử
dụng enzyme kết hợp với kiềm.
- Nghiên cứu tinh sạch protein bằng các phương pháp tủa để thu được chế phẩm
protein có độ tinh khiết >75%.
- Xác định tính chất chức năng của chế phẩm protein từ rong nước lợ Cheatomorpha
sp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài): 19/1/2015
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài): 14/6/2015
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): TS. Lê Thị Hồng Ánh

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Thị Hồng Ánh đã tận
tình chỉ bảo và hỗ trợ tơi nhiều mặt trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã
luôn động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo ở trƣờng đại học Bách Khoa đã giảng
dạy tận tình, cung cấp cho tơi kiến thức q báu cũng nhƣ những phƣơng pháp học tập

và nghiên cứu.
Xin cảm ơn đến các cán bộ Trung tâm Thí nghiệm thực hành – Trƣờng đại học
Công nghiệp thực phẩm Tp. HCM đã hỗ trợ về dụng cụ và thiết bị trong q trình làm
thí nghiệm.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ thực
phẩm, trƣờng đại học Công nghiệp thực phẩm Tp. HCM và các anh chị đồng nghiệp
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi an tâm công tác và hồn thành khóa học.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2015

HOÀNG THỊ NGỌC NHƠN

i


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Trong luận văn này, chúng tơi tiến hành khảo sát điều kiện trích ly protein từ
rong nƣớc lợ Cheatomorpha sp. bằng phƣơng pháp kết hợp enzyme cellulase và kiềm;
tinh sạch protein bằng phƣơng pháp kết tủa và nâng cao độ tinh sạch bằng phƣơng
pháp thẩm tích.
Q trình trích ly protein: Hiệu suất trích ly protein khi sử dụng enzyme cellulase
và NaOH 0,75% lần lƣợt là 32,40% và 51,17%. Hiệu suất trích ly tổng cộng sau 3 lần
trích là 85,41%.
Quá trình tinh sạch protein: Tối ƣu đƣợc điều kiện tinh sạch protein bằng phƣơng
pháp kết tủa bằng muối amomiun sulfat. Hiệu suất đạt 73,01% và độ tinh khiết là
83,21% (sau thẩm tích). Tiến hành sấy đơng khơ và xác định tính chất chức năng của
chế phẩm protein. Từ kết quả thu đƣợc cho thấy khả năng tạo bọt của protein từ rong
cao hơn so với protein concentrate từ đậu nành, nhƣng khả năng tạo nhũ, tạo gel, hấp
thụ nƣớc và hòa tan lại thấp hơn.

Protein C-Phycocyanin trong rong Cheatomorpha sp. thu đƣợc bằng phƣơng
pháp kết tủa với muối amonium sulfat có tỉ số độ tinh khiết (A620/A280) là 2,13. Với độ
tinh khiết này có thể ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng.

ii


ABSTRACT
In this thesis, we study about protein extraction condition from Cheatomorpha
sp. algae by using combining cellulase enzyme and alkaline. Then protein purification
by precipitation method and enhance purity quality of output protein by dialysis.
Protein extraction process: Yeild of using cellulase enzyme and NaOH 0,75%
obtains 32,40% and 51,17%, respectively. Total yeild at 85,41%.
Protein purification process: Optimal precipitation condition recorded with
amonium sulfat (73,01%) in case of 83,21% purity. Drying lyophilized and
characterizing propeties of the final product, the results show that it is higher foaming
than soy protein concentrate while other propeties such as gelling, emulsifying, water
absorption and dissolving is not good as partner.
C-Phycocyanin contained in Cheatomorpha sp. gain by precipitation with
amonium sulfat result in A620/A280 is 2,13. So, this product can use in order to
manufacture functional foods.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, và không sao chép từ
bất cứ một nguồn nào và dƣới bất k hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng theo yêu cầu.


Tác giả luận văn

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................. ii
ABSTRACT .................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về rong ................................................................................................ 3
1.1.1. Giới thiệu chung về rong ................................................................................ 3
1.1.2. Protein trong rong .......................................................................................... 3
1.1.3. Ứng dụng của rong ......................................................................................... 8
1.2. Rong Cheatomorpha sp. ....................................................................................... 9
1.2.1. Giới thiệu về rong Cheatomorpha sp. ............................................................ 9
1.2.2. Thành phần sinh hóa của rong Cheatomorpha sp. ....................................... 11
1.3. Thu nhận protein từ rong .................................................................................... 14
1.3.1. Phƣơng pháp trích ly bằng kiềm .................................................................. 14
1.3.2. Phƣơng pháp trích ly bằng enzyme .............................................................. 15
1.3.3. Các phƣơng pháp khác ................................................................................. 15
1.4. Tinh sạch protein ................................................................................................ 16
1.4.1. Phƣơng pháp kết tủa ..................................................................................... 16

1.4.2. Phƣơng pháp thẩm tích ................................................................................ 20
1.4.3. Phƣơng pháp sắc kí ...................................................................................... 21
1.4.4. Phƣơng pháp lọc membrane ......................................................................... 23
1.5. Tính chất chức năng của protein ......................................................................... 24
1.6. Hƣớng nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 25
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 27
2.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị ............................................................................ 27
v


2.1.1. Rong ............................................................................................................. 27
2.1.2. Hóa chất ....................................................................................................... 27
2.1.3. Thiết bị ......................................................................................................... 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 30
2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................. 30
2.2.2. Quy trình cơng nghệ thu nhận và tinh sạch protein từ rong Cheatomorpha sp.
.................................................................................................................................... 31
2.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................... 32
2.3.1. Nghiên cứu quá trình trích ly protein từ rong nƣớc lợ Cheatomorpha sp.
bằng phƣơng pháp kết hợp enzyme và kiềm.......................................................... 32
2.3.2. Nghiên cứu tinh sạch protein ....................................................................... 34
2.3.3. Xác định tính chất chức năng của chế phẩm protein ................................... 38
2.3.4. Thử nghiệm thu nhận C-Phycocyanin bằng phƣơng pháp kết tủa với muối
amonium sulfat ....................................................................................................... 41
2.4. Phƣơng pháp phân tích ....................................................................................... 41
2.4.1. Phƣơng pháp hóa lý...................................................................................... 41
2.4.2. Phƣơng pháp hóa sinh .................................................................................. 41
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................. 42
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................... 43
3.1. Nghiên cứu q trình trích ly protein từ rong nƣớc lợ Cheatomorpha sp. bằng

phƣơng pháp kết hợp enzyme và kiềm ...................................................................... 43
3.1.1. Nghiên cứu trích ly protein từ rong Cheatomorpha sp. bằng enzyme
cellulase .................................................................................................................. 43
3.1.2. Trích ly protein từ rong bằng dung mơi kiềm .............................................. 46
3.1.3. Trích ly thu nhận protein thơ từ rong nƣớc lợ Cheatomorpha sp. ............... 49
3.2. Nghiên cứu tinh sạch protein .............................................................................. 50
3.2.1. Nghiên cứu tinh sạch protein bằng phƣơng pháp kết tủa............................. 50
3.2.2. Nâng cao độ tinh sạch của protein bằng phƣơng pháp thẩm tích ................ 60
3.3. Xác định tính chất chức năng của chế phẩm protein .......................................... 61
3.3.1. Khả năng tạo bọt .......................................................................................... 62
3.3.2. Khả năng tạo gel........................................................................................... 62

vi


3.3.3. Khả năng hòa tan .......................................................................................... 63
3.3.4. Khả năng hấp thụ nƣớc ................................................................................ 63
3.3.5. Khả năng tạo nhũ ......................................................................................... 63
3.4. Thử nghiệm thu nhận C-Phycocyanin (C-PC) bằng phƣơng pháp kết tủa với
muối amonium sulfat ................................................................................................. 64
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 67
4.1. Kết luận ............................................................................................................... 67
4.2. Kiến nghị............................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cấu trúc của Phycocyanin ................................................................................... 5

Hình 1.2. Rong mền Cheatomorpha sp. thu nhận tại các ao nuôi tôm quảng canh ở khu
vực tỉnh Bạc Liêu (Dự án SenterVovem ITB-Algen 2011-2013) ..................................... 10
Hình 2.1. Các thiết bị sử dụng ........................................................................................... 29
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................... 30
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình cơng nghệ thu nhận và tinh sạch protein từ rong
Cheatomorpha sp............................................................................................................... 31
Hình 3.1. Ảnh hƣởng của nồng độ enzyme đến trích ly protein từ rong Cheatomorpha
sp. ....................................................................................................................................... 44
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ cơ chất đến trích ly protein từ rong Cheatomorpha
sp. ....................................................................................................................................... 44
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của thời gian đến trích ly protein từ rong Cheatomorpha sp. ........ 45
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của nồng độ cồn đến quá trình kết tủa protein bằng dung mơi cồn ...
........................................................................................................................................... 51
Hình 3.5. Ảnh hƣởng của tỉ lệ dịch trích và cồn đến q trình kết tủa protein bằng cồn . 52
Hình 3.6. Ảnh hƣởng của thời gian đến quá trình kết tủa protein bằng cồn ..................... 53
Hình 3.7. Ảnh hƣởng của tỉ lệ muối và dịch trích đến q trình kết tủa protein ............... 55
Hình 3.8. Ảnh hƣởng của thời gian đến quá trình kết tủa protein ..................................... 56
Hình 3.9. Hiệu quả kết tủa protein của cồn, aceton và muối amonium sulfat .................. 57
Hình 3.10. Bề mặt đáp ứng biểu thị ảnh hƣởng của tỉ lệ muối và dịch trích và thời gian
kết tủa protein .................................................................................................................... 59
Hình 3.11. Độ tinh khiết của protein trong kết tủa trƣớc và sau thẩm tích ....................... 60

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.3. Thành phần acid amin trong protein của rong Cheatomorpha sp..................... 12
Bảng 1.2. Thành phần một số khoáng đa lƣợng và vi lƣợng của rong Cheatomorpha
sp. ...................................................................................................................................... 13
Bảng 2.1. Danh mục hóa chất sử dụng .............................................................................. 27

Bảng 2.2. Mơ hình tối ƣu 2 yếu tố trực giao cấp 2 với 5 thí nghiệm tại tâm .................... 37
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của nồng độ dung môi NaOH đến q trình trích ly protein từ
rong Cheatomorpha sp. .................................................................................................... 46
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của tỉ lệ dung môi NaOH đến q trình trích ly protein từ rong
Cheatomorpha sp. . ............................................................................................................ 47
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình trích ly protein từ rong
Cheatomorpha sp............................................................................................................... 47
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của thời gian trích ly protein từ rong Cheatmorpha sp.................. 48
Bảng 3.5. Hiệu quả trích ly protein sau 3 lần trích ly........................................................ 50
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của nồng độ aceton đến quá trình kết tủa protein .......................... 54
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của tỉ lệ aceton và dịch trích đến quá trình kết tủa protein ............ 55
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của thời gian đến quá trình kết tủa protein bằng aceton ................ 56
Bảng 3.9. Hiệu quả kết tủa protein của cồn, aceton, muối amonium sulfat ...................... 57
Bảng 3.10. Mơ hình quy hoạch thực nghiệm và kết quả của quá trình kết tủa protein
bằng muối amonium sulfat ................................................................................................ 58
Bảng 3.11. Độ tinh sạch của protein trƣớc và sau thẩm tích ............................................. 60
Bảng 3.12. Thành phần sinh hóa của chế phẩm protein .................................................... 61
Bảng 3.13. So sánh tính chất chức năng của protein từ rong và protein từ đậu nành ....... 61
Bảng 3.14. Khảo sát khả năng tạo gel của protein ............................................................ 62
Bảng 3.15. Hiệu suất tủa C-PC ở các tỉ lệ muối khác nhau .............................................. 65

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Thuật ngữ tiếng Việt

ANOVA


analysis of variance – Phân tích phƣơng sai

AOAC

Association of Official Chemists – Hiệp hội các nhà
hóa phân tích chính thống

HPLC

High pressure liquid chromatography - Sắc kí lỏng
cao áp hiệu nâng cao

MF

Quá trình vi lọc

NF

Quá trình lọc nano

RO

Quá trình lọc thẩm thấu ngƣợc

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UF


Quá trình siêu lọc

w/w

khối lƣợng/khối lƣợng

w/v

khối lƣợng/thể tích

v/v

thể tích/thể tích

x


MỞ ĐẦU
Theo ƣớc tính ban đầu về trữ lƣợng rong Cheatomorpha sp. (rong mền) đồng
bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Dự án SenterNovem ITB-Algen (2010-2013), có
khoảng 10% diện tích ni tơm quảng canh nƣớc lợ tại Cà Mau có rong mền phát
triển, các ao này thƣờng có mực nƣớc trên mặt trảng trong ao thấp (khoảng 10-20cm)
và chế độ trao đổi nƣớc kém. Trong các ao đầm có điều kiện phù hợp này, rong mền
thƣờng có lƣợng sinh khối tĩnh trung bình là 1,5kg/m2. ĐBSCL hiện có khoảng
347.000ha diện tích nuôi tôm quảng canh, lƣợng sinh khối rong mọc tự nhiên trong
khu vực có thể đƣợc thu hoạch khoảng 3 lần trong một năm với tổng sản lƣợng khoảng
1,5 triệu tấn rong tƣơi hay 150.000 tấn rong khô/năm. Với đặc điểm có tốc độ tăng
trƣởng nhanh (trung bình 5-7% trọng lƣợng/ngày), có thể chủ động việc ni kết hợp
rong mền trên 20% diện tích ni tơm quảng canh tại ĐBSCL và thu hoạch 9 vụ/năm

(thu 1 lần/tháng trong 9 tháng mùa vụ thuận lợi) ở mật độ 2 kg/m2, sản lƣợng rong có
thể đạt con số rất lớn, lên tới 1,2 triệu tấn khô. Hiện nay, nguồn sinh khối nhiều tiềm
năng này tại ĐBSCL cịn bị bỏ phí và chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả. Chỉ một lƣợng nhỏ
sinh khối rong đƣợc sử dụng làm phân bón; một lƣợng lớn sinh khối rong đƣợc bà con
nông dân vớt ra khỏi ao và để thành đống thối rữa trên bờ, vừa lãng phí vừa gây ơ
nhiễm mơi trƣờng.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến khai thác và
sử dụng nguồn rong biển nhƣng các nghiên cứu về sử dụng rong nƣớc lợ hầu nhƣ rất
hiếm. Ở Việt Nam, chỉ có một nghiên cứu về thu nhận protein từ rong nƣớc lợ
Cheatomorpha sp. với kết quả khả quan là dịch trích protein sau khi kết tủa tại điểm
đẳng điện thu đƣợc protein có hàm lƣợng 58,51% khi sử dụng kết hợp sóng siêu âm
trong q trình trích ly protein của tác giả Bạch Ngọc Minh [1]. Tuy nhiên, protein thô
này chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu để sản xuất các sản phẩm thực phẩm. Do vậy, việc
hồn thiện phƣơng pháp trích ly protein và tinh sạch protein từ rong nƣớc lợ
Chetomorpha sp. có ý nghĩa kinh tế và thực tiễn sâu sắc.
Mục tiêu của luận văn:
Nghiên cứu nâng cao độ tinh khiết của protein từ rong nƣớc lợ Cheatomorpha sp.
lên > 75% để phù hợp sử dụng trong thực phẩm.

1


Tính mới của luận văn:
- Đã nghiên cứu phối hợp phƣơng pháp trích ly bằng enzyme và bằng kiềm để
thu nhận protein thơ từ rong nƣớc lợ Cheatomorpha sp. Có hiệu suất thu hồi protein
cao.
- Đã nâng cao độ tinh khiết của protein từ rong nƣớc lợ Cheatomorpha sp. lên
83,21%, đạt yêu cầu sử dụng trong thực phẩm.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về rong
1.1.1. Giới thiệu chung về rong
Rong (hay còn gọi là tảo) là những sinh vật có nhân thật, trong tế bào ln có
chất diệp lục và chủ yếu sống quang tự dƣỡng. Về mặt phân loại, rất khó để phân loại
tảo một cách chính xác bởi sự phức tạp trong cấu trúc. Đa số loài rong gần với thực vật
nhƣng một số lại đƣợc xem nhƣ vi sinh vật (vi khuẩn lam hay tảo lam).
Trong số các loại rong có kích thƣớc lớn (macroalgae) trong tự nhiên thì rong
Lục, rong Nâu, rong Đỏ có giá trị kinh tế cao. Các lồi này đƣợc sử dụng rộng rãi nhất
nhờ đa dạng về chủng loại và năng suất thu hoạch cao. Rong đƣợc sử dụng trong các
ngành thực phẩm làm thức ăn cho con ngƣời, trong y học và các hợp chất trích ly từ
chúng (agar, alginate, carrageenan...) đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp
[2]. Rong đƣợc coi là một trong những ứng cử viên tốt cho con ngƣời trong việc tận
dụng tài nguyên mặt nƣớc và là một đối tƣợng phù hợp để chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp - thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các vùng ven bờ và các vùng đất
ngập mặn. Rong có khả năng xử lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và khả năng hấp thu CO2
trong q trình quang hợp để chuyển hóa sinh khối, góp phần bảo vệ mơi trƣờng và
giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính.
Gần đây, các nhà khoa học trên thế giới quan tâm đến nhóm rong sống trong
vùng nƣớc lợ. Đây là vùng thủy vực ở các cửa sông hoặc các vùng nƣớc mặn nhân tạo
bên trong vùng châu thổ để nuôi thủy hải sản. Do sự giao thoa giữa hai vùng nƣớc nên
rong sống trong khu vực này có những đặc điểm khác biệt với các loại rong sống trong
hai vùng nƣớc riêng biệt. Các loại rong nƣớc lợ phần lớn di chuyển từ biển vào và
thích nghi dần với độ mặn thấp hơn của vùng nƣớc này. Tuy nhiên việc nghiên cứu và
ứng dụng các loại rong này chƣa nhiều.
1.1.2. Protein trong rong
1.1.2.1. Nguồn protein trong rong biển
Ngày nay, tảo biển đƣợc khai thác chủ yếu nhƣ là nguồn thực phẩm ở các nƣớc

châu Á và nguồn polysaccharide có tính chất chức năng nhƣ (agar, carageenan,
alginate) ở phƣơng Tây. Tuy nhiên tảo biển đã bắt đầu nổi lên nhƣ là nguồn thay thế

3


protein hằng ngày cũng nhƣ là nguồn tiềm năng chứa các hợp chất protein có hoạt tính
sinh học [3].
Hàm lƣợng protein trong tảo biển thay đổi nhiều tùy thuộc vào chủng loại và
mùa vụ. Nhìn chung, protein cao nhất trong tảo đỏ (47%w/w), cao vừa phải trong tảo
lục (9-26%w/w) và trong tảo nâu (3-15%w/w). Protein của tảo chứa hầu hết các acid
amin thiết yếu, hàm lƣợng cao với acid glutamic và aspartic, hàm lƣợng thấp với
threonine, lysine, tryptophan, histidine, systein và methionine [4]. Tỉ lệ protein trong
tảo thay đổi lớn theo mùa, sự thay đổi này liên quan đến rất nhiều nhân tố nhƣ : vị trí
địa lý, nguồn cung cấp dinh dƣỡng, điều kiện môi trƣờng (ánh sáng, nhiệt độ và độ
mặn của nƣớc) [5, 6, 7, 8, 9].
- Giá trị dinh dƣỡng:
Protein là một trong những chất dinh dƣỡng thiết yếu có tác dụng điều chỉnh
các chức năng sinh lý và sinh học của cơ thể ngƣời. Sau khi đƣợc hấp thụ vào cơ thể,
protein của thức ăn bị thủy phân bởi enzyme protease thành những peptide nhỏ hơn
trong dạ dày. Để cung cấp acid amin thiết yếu mà cơ thể không tổng hợp đƣợc. Những
acid amin thiết yếu này có chức năng liên kết với acid mật, điều hòa áp suất thẩm thấu,
phát triển võng mạc, thần kinh, miễn dịch và duy trì mức calcium [10]. Giá trị dinh
dƣỡng của protein của tảo phụ thuộc nhiều vào cấu tạo, hàm lƣợng và tỉ lệ và hoạt tính
sinh học của amino acid [11, 12].
- Giá trị dƣợc phẩm:
Ngày nay, yêu cầu cấp bách đạt ra phải tách peptide có hoạt tính tính học từ tảo
biển. Thực sự là loại peptide này sẽ mở ra một viễn cảnh mới để phát triển và thƣơng
mại hóa thuốc chữa bệnh [13]. Mặt khác, công nghiệp dƣợc phẩm dựa vào sự nghiên
cứu những hợp chất và những loại thuốc có tính cải tiến. Tuy nhiên, chi phí rất cao và

ƣớc tính tiêu tốn để tạo ra một loại thuốc mới trên thị trƣờng khoảng hơn 802 triệu đô
la [14]. Tuy nhiên, phải mất khoảng 10-12 năm để đạt đƣợc sự phê chuẩn cho một loại
thuốc mới. Trong những năm gần đây, những công ty dƣợc đã hƣớng tới việc sử dụng
các loại tảo biển với khía cạnh peptid sinh học của chúng. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra
rằng hoạt tính chữa bệnh của peptid có độc tính thấp, khơng hoặc ít tích tụ trong các
mô trong cơ thể để tập hợp thành cấu trúc khác biệt [15]. Peptid sinh học thay đổi các
thuộc tính chức năng của cơ thể và có ảnh hƣởng tích cực thơng qua liên kết với các

4


thụ thể và tƣơng tác với tế bào mục tiêu hoặc hạn chế hoạt động của enzyme [16],
[17]. Vì vậy, nhu cầu ngày càng tăng trong việc tách các protein chức năng mới hoặc
peptid sinh học từ tảo biển [18].
- Giá trị mỹ phẩm:
Việc sử dụng các chế phẩm rong biển trong công nghiệp mỹ phẩm đang giành
đƣợc nhiều sự quan tâm [19]. Khả năng chống lão hóa, sáng da và tăng khả năng bảo
vệ da ngƣời đƣợc đặc biệt chú ý [20]. Việc sử dụng protein từ tảo có khả năng cải
thiện sự ni dƣỡng tóc và làn da trong quá trình giữ ẩm.
Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định quan điểm cho rằng protein từ nguồn
tảo đóng vai trò quan trong trong sự cải thiện sức khỏe và dinh dƣỡng cho con ngƣời.
Theo hƣớng tiếp cận protein từ biển để nghiên cứu peptid có hoạt tính sinh học nhƣ là
một hƣớng đi mới trong công nghiệp dƣợc phẩm. Sự phân tích tồn diện sẽ mang đến
sự thừa nhận rộng rãi trong việc sử dụng chúng nhƣ là thực phẩm chức năng với vai
trò chữa bệnh. Cũng nhƣ protein lấy từ tảo biển, peptid cũng có tiềm năng nhƣ là
những ngun liệu có hoạt tính là nguồn đƣợc ứng dụng dinh dƣỡng, dƣợc phẩm và
mỹ phẩm trong tƣơng lai. Tuy nhiên để thƣơng mại hóa chúng cần có thời gian, kinh
phí và chiến lƣợc hợp lý để phân loại, tinh sạch và tiếp thị.
1.1.2.2. Protein phycocyanin trong rong
Phycocyanin là chất màu protein thuộc họ phycobiliprotein, cùng với

allophycocyanin và phycoerythin. Nó tiến hóa trƣớc Chlorophyll (sắc tố diệp lục) hàng
tỉ năm. Có lẽ nó là tiền thân của Chlorophyll và Hemoglobin, bởi vì nó có cả ngun
tố sắt và magie ở nhân. Phycocyanin có lẽ là nguồn gốc sự sống ngày nay của động
thực vật [21].

Hình 1.1. Cấu trúc của phycocyanin [35]
Màu xanh đậm của tảo Spirulina là do phycocyanin, nó làm cho cả hồ nƣớc
trồng tảo có màu xanh đậm rất đặc trƣng. Hợp chất protein này chiếm khoảng 14%
5


trong Spirulina. Ở Việt Nam, Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ (Bộ khoa học &
Công nghệ Môi trƣờng) đã thành công trong việc chiết xuất phycocyanin từ Spirulina
để điều trị ung thƣ vùng hàm, vòm họng [22].
Nghiên cứu cho thấy phycocyanin kích thích hệ miễn dịch, sản sinh hồng cầu
và bạch cầu và hỗ trợ tiêu độc trong cơ thể. Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng
Phycocyanin giới hạn sự sản sinh của các bạch huyết cầu khi các tế bào xƣơng bị hóa
chất độc hoặc nhiễm xạ phá hủy. Phycocyanin cịn có khả năng kích thích tạo máu,
tăng cƣờng tác động của hormon erythropoetin (EPO). EPO do thận sản xuất, kích
thích tế bào gốc tuỷ xƣơng sinh huyết cầu. Phycocyanin cũng kích thích sản sinh dịng
tế bào bạch huyết, ngay cả khi tế bào gốc tuỷ xƣơng bị phá huỷ bởi độc chất hay tia
phóng xạ. Thành phần phycocyanin có tác dụng oxy hóa nên làm ức chế độc tố gan
hepatotoxin. Phycobiliprotein (phycocyanin và allophycocyanin) có tác dụng tăng
cƣờng miễn dịch ở ngƣời và động vật; tham gia các phản ứng phát hiện kháng nguyên
đặc hiệu, đánh dấu kháng thể đơn dịng để chẩn đốn, phát hiện bệnh; hỗ trợ điều trị
ung thƣ. Phycocyanin có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực phẩm, dƣợc phẩm, mỹ
phẩm (các loại kem làm trắng da, chất chống oxy hoá) và trong y học (khả năng kháng
bệnh ung thƣ) [23].
Phycocyanin có khả năng chống ung thƣ và ngăn ngừa các phần tử ung thƣ đã
đƣợc khoa học chứng minh. Phycocyanin có tính chất: tan trong nƣớc, khơng độc và

có hoạt tính chống oxy hóa, kháng viêm và chống ung thƣ. Đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu cũng nhƣ đã công bố về khả năng mạnh của phycocyanin về bảo vệ tế bào,
bảo vệ gan và thần kinh của các tác giả Cheng và Wong; Romay và cộng sự; Vadiraja
và cộng sự [24].
Tế bào ung thƣ là những tế bào mà DNA đã bị thay đổi dẫn đến chúng khơng
có khả năng tự phân (hầu hết là do ảnh hƣởng của quá nhiều gốc oxy hóa). Tế bào ung
thƣ có thể sản sinh ra các loại gốc oxy hóa nội sinh một cách đáng kể về số lƣợng, điều
đó giải thích cho mối quan hệ nguy hiểm của những chất gây ung thƣ và các loại gốc
oxy hóa [25].
Phycocyanin đƣợc biết đến là chất chống oxy hóa tự nhiên tiêu diệt các tế bào
ung thƣ và loại trừ các gốc oxy hóa. Phycocyanin có tác dụng làm giảm số lƣợng
cyclooxygenase-2 (chất điều hòa tăng tế bào ung thƣ). Phycocyanin đƣợc thừa nhận

6


chống đƣợc tế bào ung thƣ bởi vì có thể tăng tỉ lệ mức độ chống tế bào ung thƣ Bcl2/Bax và loại Cyt-c khỏi dịch bào theo nghiên cứu của Lu và cộng sự năm 2011 [26].
Phycobiliprotein là chất màu protein thực vật tiến hóa từ hàng triệu năm trƣớc
đƣợc gọi là phycobilisomes (PBSs). Màu của phycobiliprotein đƣợc cấu tạo bằng liên
kết cộng hóa trị gồm 4 nhóm màu là các chuổi A, B, C, D gọi là phycobilins. Đây là 4
nhóm phycobiliproteins – allophycocyanin (AOC- màu xanh tan trong nƣớc),
phycocyanin (PC: màu xanh đậm), phycoerythrin (PE: màu đỏ đậm) và
phycocyanobilin (PCB: màu cam).
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng hỗ trợ sức khỏe và ứng dụng trong
dƣợc phẩm. Nhiều phycobiliprotein là phycocyanin quan trọng nhất bởi vì các đặc tính
sinh học và dƣợc lý. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có tính chống oxy hóa
[27] chống đột biến [28], kháng virus [29], chống ung thƣ [30, 31], chống dị ứng [32],
tăng miễn dịch [33], bảo vệ gan [34], bảo vệ thần kinh [35], tiêu diệt gốc tự do [36],
tính năng kháng viêm [35]. Bệnh Alzheimer’s và Parkinson’s có thể chữa bằng
phycocyanin [37]. Tác dụng làm thấp hàm lƣợng mỡ trong máu của phycocyanin cũng

là một chú ý đặc biệt [38]. Hiện nay, thị trƣờng tiêu thụ phycocyanin hằng năm khoảng
5-10 triệu đô la Mỹ [39].
Việc chiết xuất phycocyanin từ tảo Spilulina để điều trị ung thƣ đã đƣợc tiến
hành bởi các tác giả ở Viện Công nghệ sinh học và tai mũi họng (Hà Nội) cơng bố
năm 1996. Phycocyanin đƣợc chiết bằng quy trình thích hợp và thử các độc tính trên
súc vật theo quy định thấy tính an tồn cao. Hoạt chất này đã bào chế thành thuốc viên
nén 0,2g/viên. Thuốc đƣợc chỉ định cho bệnh nhân ung thƣ vòm họng và u hạt ác kết
hợp với xạ trị Co60 và một số thuốc hỗ trợ khác. Kết quả là hoạt chất này giảm tác hại
của bức xạ xuyên, giúp tăng thể trọng bệnh nhân, tăng lƣợng huyết cầu tố và hàm
lƣợng protein trong máu mà khơng có tác dụng phụ. Các nhà khoa học nhận thấy, sau
15 ngày điều trị với 8mg phycocyanin/ kg thể trọng, chức năng gan, thận của bệnh
nhân khơng bị ảnh hƣởng. Phƣơng pháp này có tác dụng hạn chế 70-80% sự phát triển
của tế bào ung thƣ.
Tuy nhiên, giá thành của những chế phẩm phycocyanin có giá thành khá cao,
chất phycocyanin tinh chế dùng trong chẩn đoán bệnh, dƣợc phẩm có giá 50

7


USD/1mg, chất phycocyanin thô dùng nhuộm màu dƣợc phẩm và mỹ phẩm có giá 150
USD/kg [40]. Phycocyanin dùng trong thực phẩm chức năng có giá 50$/50g [41].
Vì vậy nếu thu nhận và tinh sạch đƣợc phycocyanin trong rong biển có giá trị
kinh tế, thực phẩm, dƣợc phẩm cũng nhƣ mỹ phẩm cao.
1.1.3. Ứng dụng của rong
Rong tảo bao gồm các ngành rong Lục (Chlorophyta), rong Nâu (Phaeophyta),
rong Đỏ (Rhodophyta) là những ngành có giá trị kinh tế cao. Từ lâu, rong đã đƣợc sử
dụng rộng rãi trong khẩu phần ăn của ngƣời, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc.
Hàng năm, mỗi ngƣời Nhật sử dụng trung bình 1,6kg rong (tính theo chất khơ).
Những lồi rong thƣờng đƣợc sử dụng trong thực phẩm bao gồm Nori hay rong mứt

(Porphyra sp.), Annori hay còn gọi là green laver (Monostroma sp. và Enteromorpha
sp.), Kombu hoặc tảo dẹt (Laminaria japonica), tảo nâu Wakame (Undaria
pinnatifida) hoặc Hiziki (Hizika fusiforme), rong nho Caulerpa lentifera… Ngoài ra
tảo đỏ Palmaria cũng đƣợc sử dụng từ lâu đời tại Châu Âu và Bắc Mỹ, hay rong lục
Ulva đƣợc dùng trong thực phẩm ở đảo Hawai [42].
Ở góc độ dinh dƣỡng, rong là loại thực phẩm năng lƣợng thấp, ít lipid, giàu
khống chất và protein. Rong tảo là nguồn cung cấp các loại vitamin nhƣ A, C, D, E,
các vitamin nhóm B (riboflavin, niacin, pantothenic acid, folic acid) và các loại
khoáng nhƣ calcium (Ca), phosphorus (P), sodium (Na), potassium (K). Rong cũng
chứa một lƣợng lớn polysaccharide, thƣờng là polysaccharide cấu trúc của thành tế
bào. Các thành phần polysaccharide của rong nhƣ agar, carrageenan, ulvans, fucoidan
không đƣợc thủy phân bởi enzyme amylase trong hệ tiêu hóa của ngƣời và động vật, vì
thế đây là một nguồn chất xơ và prebiotic có triển vọng để sử dụng trong thực phẩm
chức năng. Sự lên men có chọn lọc các chất xơ prebiotic bởi hệ vi khuẩn có ích trong
đƣờng ruột sẽ giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại, cải thiện sức khỏe của hệ
tiêu hóa và tăng cƣờng khả năng miễn dịch của ngƣời sử dụng. Việc sử dụng rong
thƣờng xuyên trong khẩu phần ăn đã đƣợc chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho
sức khỏe của con ngƣời. Thí nghiệm trên 362 phụ nữ tuổi từ 30-65 cho thấy khẩu phần
ăn hàng ngày chứa Porphyra sp. (một loại tảo đƣợc dùng thƣờng xuyên tại Hàn Quốc)

8


giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thƣ vú. Những nghiên cứu khác cũng chứng minh tảo
giúp giảm nguy cơ tiểu đƣờng ở đàn ông Hàn Quốc [43].
Rong tảo rất giàu protein và khống chất, có thể tận dụng để sử dụng trong thức
ăn gia súc [45]. Trong ngành thủy sản, rong đƣợc sử dụng để thay thế một phần nguồn
thức ăn hoặc thay thế hoàn toàn. Bổ sung Porphyra sp. vào khẩu phần ăn của cá vền
(Seabream) hoặc thay thế 5-10% bột cá trong thức ăn của cá vƣợc châu Âu bằng
Gracilaria busra-pastonis sẽ làm tăng tốc độ tăng trƣởng. Tác động của rong trong

thức ăn chăn nuôi thay đổi tùy theo loài rong và loài thủy sản sử dụng. Một số nghiên
cứu gần đây cũng đã trích ly protein của rong để làm nguồn protein thay thế cho thức
ăn gia súc [46] hoặc cho con ngƣời [47].
Trong công nghiệp, rong đƣợc xem nhƣ nguồn thu nhận các hợp chất có giá trị
cao nhƣ agar, carageenan, alginate… Các hợp chất trên đều có chung đặc tính tạo cấu
trúc cho nhiều sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp thực phẩm. Hầu hết agar
đƣợc trích ly từ các lồi rong thuộc giống Gracilaria và Gelidium, 90% agar khai thác
đƣợc sử dụng trong ngành thực phẩm và phần còn lại đƣợc sử dụng trong vi sinh vật
học và công nghệ sinh học. Các sản phẩm alginate có cấu trúc khác nhau có thể đƣợc
thu nhận từ các lồi rong nâu. Ngồi sử dụng trong thực phẩm, alginate cịn đƣợc sử
dụng trong ngành in trên vải. Hai loài rong Kappaphycus alvarezii và Euchema
denticulatum chủ yếu đƣợc dùng để trích ly carageenan, hầu hết carageenan đƣợc sử
dụng trong công nghiệp thực phẩm đặc biệt là cơng nghiệp sữa vì tính chất liên kết tốt
với protein [2].
1.2. Rong Cheatomorpha sp.
1.2.1. Giới thiệu về rong Cheatomorpha sp.
Cheatomorpha sp. là thuộc tảo lớn (macroalgae) là lồi rong có hình thái dạng
sợi (filamentous algae) thuộc ngành rong lục (Chlorophyta) với đặc trƣng là mọc thành
từng đám dài, nổi trên mặt nƣớc ở những vùng bờ biển, hấp thụ ánh sáng và chất dinh
dƣỡng trong nƣớc. Rong Cheatomorpha sp. có thể tập hợp thành từng đám hay cƣ ngụ
ở trong những dòng nƣớc chảy vừa phải và có nhiều ánh sáng, để chúng có thể hấp thụ
phosphat và nitrat trong nƣớc. Trong quá trình phát triển của rong Cheatomorpha sp.
sẽ sử dụng nguồn dinh dƣỡng dƣ thừa có trong mơi trƣờng nƣớc, và tích lũy nhiều

9


thành phần dinh dƣỡng có giá trị, là nguồn thức ăn của san hơ và nhiều động vật khác
[48].
Bên ngồi khả năng cung cấp các chất dinh dƣỡng, rong Cheatomorpha sp. cịn

là nơi trú ngụ cho rất nhiều lồi sinh vật nhƣ giáp xác chân chèo (copepods), giáp xác
chân hai loại (amphipods), kí sinh trùng và sao biển nhỏ [49]. Để tăng hàm lƣợng các
chất dinh dƣỡng trong rong, ngƣời ra trồng chúng trong điều kiện ánh sáng điều hòa và
nƣớc chảy mạnh [50]. Chúng cũng rất dễ thu nhận bởi vì khơng bám lên đá hay chất
nền khác và có giá thành thấp, dễ dàng thích nghi với nhiều vùng biển khác nhau [49].
Ở Việt Nam, rong Chaetomorpha sp. (còn gọi là rong mền) gặp phổ biến trong
các ao nuôi tôm nƣớc lợ quảng canh và các kênh mƣơng tại khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Sự xuất hiện với mật độ vừa phải của loài rong này sẽ giúp cải thiện môi
trƣờng nƣớc, làm thức ăn cho tôm và tăng năng suất cũng nhƣ chất lƣợng tôm nuôi.
Đây là các lồi có thể phát triển trong điều kiện độ mặn rộng (euryhaline), có
tốc độ tăng trƣởng nhanh (5-12%/ngày) và phân bố tự nhiên rộng khắp vùng nuôi tôm
nƣớc lợ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng gọi tên
chung là “Rong mền” để chỉ các loài rong lục dạng sợi mọc thành từng đám (dề), cài
quấn vào nhau nhƣ những thảm mền trên mặt nƣớc. Lồi Chaetomorpha sp. có mặt
phổ biến trong các ao ni tơm nƣớc lợ quảng canh, có hàm lƣợng carbohydrate cao
(44-45% w/w chất khô) và protein dao động từ (11-23% w/w chất khơ) tùy vào thời
điểm thu hoạch.

Hình 1.2. Rong mền Chaetomorpha sp. thu nhận tại các ao nuôi tôm quảng canh ở
khu vực tỉnh Bạc Liêu (Dự án SenterNovem ITB-Algen 2011-2013).

10


1.2.2. Thành phần sinh hóa của rong Cheatomorpha sp.
1.2.2.1. Thành phần carbohydrate của rong Chaetomorpha sp.
Hàm lƣợng carbohydrate dao động trong khoảng từ 33,48-42,67%, và chúng có
sự khác biệt giữa các lớp rong. Tuy nhiên trong q trình làm khơ rong, hàm lƣợng
carbohydrate không bị ảnh hƣởng bởi điều kiện nhiệt độ và môi trƣờng phơi khô. Lớp
rong ở giữa ao đã qua giai đoạn sinh trƣởng nên việc tích lũy carbohydrate cũng cao

nhất trong khi lớp trên đang trong giai đoạn sinh trƣởng còn lớp dƣới cùng già hơn và
bị khống hóa vì thế mà hàm lƣợng carbohydrate khơng cao bằng lớp giữa [1].
Thành phần đƣờng đơn trong carbohydrate của rong là một thông số hết sức
quan trọng giúp đánh giá triển vọng sử dụng sinh khối rong. Kết quả phân tích HPLC
cho thấy, thành phần đƣờng đơn trong cấu trúc carbohydrate của rong mền
Chaetomorpha sp. bao gồm glucose 70-72%, xylose/rhamnose 13-15%, arabinose 1011% và acid galacturonic/galactose 2-3%. Kết quả phân tích các liên kết glycoside
trong carbohydrate của rong cũng cho thấy carbohydrate của rong Chaetomorpha sp.
chứa 74,4% liên kết 1,4-glucoside, liên kết tạo nên các chuỗi polymer mạch thẳng của
đƣờng 4-glucose là tinh bột và cellulose [50].
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả Lewis & Dawczynski [42, 51] rong
biển thƣờng chứa một lƣợng lớn các polysaccharide không đƣợc thủy phân bởi
enzyme amylase trong hệ tiêu hóa của ngƣời và động vật, vì thế đây là một nguồn chất
xơ và prebiotic có triển vọng để sử dụng trong thực phẩm chức năng. Trong thành
phần carbohydrate của rong Chaetomorpha sp., ngồi glucose cịn có khoảng hơn 30%
các thành phần đƣờng khác nhƣ xylose, rhamnose, arabinose, mannose và
galactose/acid galacturonic. Đây là những đƣờng thành phần của các loại
polysaccharide nhƣ hemicellulose hay agar, pectin. Những loại carbohydrate này cũng
là một trong những thành phần đáng chú ý khi nghiên cứu sử dụng rong
Chaetomorpha sp. trong sản xuất công nghiệp [50].
1.2.2.2. Thành phần protein của rong Chaetomorpha sp.
Hàm lƣợng protein dao động từ 9,06-14,02% [1], thành phần này có sự khác
biệt giữa các lớp rong, và không bị ảnh hƣởng bởi nhiệt trong q trình phơi khơ rong.
Hàm lƣợng protein thay đổi theo các lớp rong có thể đƣợc giải thích do sự hình thành
và tích tụ protein theo chu kì sống. Trong các lớp rong, thì lớp trên là lớp mới mọc

11


đang trong giai đoạn sinh trƣởng và phát triển, còn lớp rong phân bố ở gần đáy ao là
lớp rong già hơn nên tích lũy hàm lƣợng protein cao hơn.

Thành phần acid amin trong protein của rong đƣợc xác định bằng phƣơng pháp
GC/MS, kết quả đƣợc trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1. Thành phần acid amin trong protein của rong Cheatomorpha sp.[1]
STT

Acid amin

Tỷ lệ của các acid amin có trong
chế phẩm protein (%w/w)

Tỷ lệ của các acid amin
trong tổng protein (%w/w)

1

Lysine

2,83

4,84

2

Leucin

5,59

9,54

3


Iso Leucine

3,20

5,47

4

Methionine

1,48

2,53

5

Phenylalanin

3,59

6,13

6

Treonine

2,88

4,93


7

Tryptophan

0,95

1,62

8

Valine

4,13

7,05

9

Glycine

3,46

5,91

10

Alanine

4,02


6,86

11

Serine

2,09

3,58

12

Proline

2,73

4,67

13

Trans-4
hydroxyl-Lproline

0,06

0,11

14


Arginine

2,71

4,63

15

Aspartic acid

7,09

12,12

16

Glutamic acid

7,37

12,59

17

Cysteine

0,38

0,64


18

Histidine

1,19

2,04

19

Tyrosine

2,68

4,58

20

Cystine

0,10

0,16

21

Tổng cộng

58,51


100,00

12


×