PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
CHÂU THÀNH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học 2010-2011
Đề chính thức Môn thi: SINH HỌC
Thời gian:150 phút (không kể phát đề)
Câu 1 (5 điểm)
1. So sánh sự giống nhau và khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.
2. Ở cây ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Xét một tế bào của loài trải qua nguyên phân liên
tiếp 9 lần. hãy tính:
a) Số tế bào con được sinh ra.
b) Số nhiễm sắc thể đơn chứa trong các tế bào con.
c) Môi trường cần phải cung cấp bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn cho quá trình?
d) Có bao nhiêu thoi phân bào bị hủy qua cả quá trình trên?
Câu 2 (3 điểm)
Giải thích cơ chế sinh con trai và sinh con gái ở người? Vẽ sơ đồ minh họa?
Câu 3 (4 điểm)
Một gen cấu trúc dài 4080
0
A
, có hiệu số giữa nuclêôtic loại X với một loại nuclêôtic
khác bằng 240 nuclêôtic. Mạch đơn thứ nhất của gen có 360 nuclêôtic loại Timin và số
nuclêôtic loại Xitôzin chiếm 40% số nuclêôtic của mạch. Xác định:
1. Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtic của gen.
2. Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtic trong mỗi mạch đơn của gen trên.
Câu 4 (4 điểm)
Ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho giao phối giữa
hai chuột P với nhau thu được F
1
ở nhiều lứa đẻ là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng.
1. Giải thích kết quả và lập sơ đồ của phép lai nói trên.
2. Nếu tiếp tục cho chuột F
1
có lông xù giao phối với nhau thì kết quả thu được ở F
2
sẽ
như thế nào?
Câu 5 (4 điểm)
Ở người gen qui định thuận tay nằm trên nhiễm sắc thể thường. Xét một dòng họ gồm ba
thế hệ như sau:
Bố và mẹ đều thuận tay phải, sinh được hai người con là con trai thuận tay phải và con
gái thuận tay trái.
- Người con trai lớn lên cưới vợ thuận tay trái sinh được một cháu thuận tay phải và một
cháu thuận tay trái.
- Người con gái lớn lên lấy chồng thuận tay phải sinh ra một đứa cháu thuận tay phải.
1. Dựa theo đề bài, hãy tóm tắt sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.
2. Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn và qui ước gen.
3. Biện luận để tìm kiểu gen của mỗi người trong dòng họ trên.
– HẾT –
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC
1
CHÂU THÀNH Thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS
Năm học 2010-2011
Câu 1 (5 điểm)
1. So sánh.
* Sự giống nhau:
- Đều là quá trình phân bào gián phân.
- Đều xảy ra các kì tương tự nhau: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
- Đều có sự nhân đôi của NST, tập trung của NST ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực
của tế bào, xảy ra ở kì trung gian và thực chất là sự nhân đôi AND
- Đều là cơ chế nhằm duy trì sự ổn định bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ.
* Sự khác nhau.
Nguyên phân Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (2n) và mô tế bào
sinh dục sơ khai.
- Xảy ra một lần phân bào (có tính chất chu
kì).
- Không xảy ra sự tiếp hợp của NST.
- Ở kì giữa xếp thành một hàng trên mặt phẳng
xích đạo.
- Có sự phân li đồng đều của NST về 2 cực
của tế bào.
- Kết quả tạo ra 2 tế bào con từ 1 tế bào mẹ có
bộ NST 2n giống tế bào mẹ.
- Xảy ra ở tế bào sinh dục (2n), thời kì
chín.
- Xảy ra hai lần phân bào liên tiếp: lần phân
bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào
II là phân bào nguyên phân (không có tính
chất chu kì).
- Có xảy ra sự tiếp hợp của NST vào kì đầu
1.
- Ở kì giữa xếp thành hai hàng trên mặt
phẳng xích đạo (lần phân bào 1).
- Có sự phân li độc lập của các NST kép
tương đồng về 2 cực của tế bào.
- Kết quả tạo ra 4 tế bào con đơn bội có bộ
NST giảm đi một nữa, khác nhau về nguồn
gốc và số lượng NST.
2.
a) Số tế bào con được sinh ra:
9
2
= 512 tế bào.
b) Số nhiễm sắc thể đơn chứa trong các tế bào con: 512 x 20 = 10240 NST.
c) Số nhiễm sắc thể đơn môi trường cần phải cung cấp cho quá trình:
(
9
2
– 1). 20 = 10220 NST.
d) Số thoi phân bào bị hủy:
9
2
– 1 = 511 thoi.
Câu 2 (3 điểm)
* Giải thích: Cơ chế xác định giới tính do sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình
phát sinh giao tử và sự tổ hợp của NST trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử.
+ Trong phát sinh giao tử :
- Mẹ mang cặp giới tính XX tạo ra 1 loại trứng duy nhất đều mang NST giới tính X
(đồng giao tử)
- Bố mang cặp giới tính XY tạo ra 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau:1 loại mang X và
1 loại mang Y ( dị giao tử)
+ Trong thụ tinh :
- Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo hợp tử XX (44A + XX) phát triển thành con gái.
- Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo hợp tử XY (44A + XY) phát triển thành con trai.
* Sơ đồ minh họa:
2
P: mẹ 44A + XX x bố 44A + XY
GP: 22A + X 22A + X 22A + Y
F
1
: 22A + X + 22A + X = 44A + XX Con gái.
22A + X + 22A + Y = 44A + XY Con trai.
Câu 3 (4 điểm)
1. Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtic của gen:
+ Số nuclêôtic trong mạch đơn của gen:
4080
3,4
= 1200 (Nu).
+ Theo đề bài, ta có: X – A = 240 (1)
X + A = 1200 (2)
Từ (1) và (2) ta có: 2X = 1440
⇒
G = X = 1440 : 2 = 720 (Nu)
A = T = 1200 – 720 = 480 (Nu).
+ Số nuclêôtic của gen: 1200 x 2 = 2400 (Nu)
+ Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtic của gen: A = T =
480
.100%
2400
= 20%
G = X =
720
.100%
2400
= 30%.
2. Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtic trong mỗi mạch đơn:
Gọi A
1
, T
1
, G
1
, X
1
là các loại nuclêôtic trong mạch đơn thứ nhất của gen.
Gọi A
2
, T
2
, G
2
, X
2
là các loại nuclêôtic trong mạch đơn thứ hai của gen.
Theo đề bài ta có: T
1
= 360
⇒
T
2
= T – T
1
= 480 – 360 = 120 (Nu).
X
1
= 40%.1200 = 480 (Nu)
⇒
X
2
= X – X
1
= 720 – 480 = 240 (Nu).
Mạch 1 Mạch 2 Số lượng Tỉ lệ
A
1
= T
2
= 120 (Nu) = (120 : 1200 ) x 100% = 10%
T
1
= A
2
= 360 (Nu) = (360 : 1200 ) x 100% = 30%
G
1
= X
2
= 240 (Nu) = (240 : 1200 ) x 100% = 20%
X
1
= G
2
= 480 (Nu) = (480 : 1200 ) x 100% = 40%
Câu 4 (4 điểm)
1. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai.
Xét kết quả ở F
1
có:
chuôt lông xù 45
chuôt lông thang 16
=
, xấp xỉ 3 lông xù : 1 lông thẳng.
F
1
có tỉ lệ của định luật phân tính.
Suy ra lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với lông thẳng.
Qui ước: A: lông xù, a lông thẳng
F
1
có tỉ lệ 3:1
⇒
P đều mang kiểu gen dị hợp Aa (lông xù).
Sơ đồ lai:
P: Aa (lông xù) x Aa (lông thẳng)
GP: A, a A, a
F
1
: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 lông xù : 1 lông thẳng.
2. Chuột F
1
có lông xù giao phối với nhau:
Chuột lông xù F
1
thu được ở phép lai trên có kiểu gen AA hoặc Aa. Nếu cho chúng giao phối
với nhau, có 3 phép lai F
1
xảy ra là: F
1
: AA x AA, F
1
: Aa x Aa, F
1
: AA x Aa.
Sơ đồ lai 1: Nếu F
1
: AA (lông xù) x AA (lông xù)
3
GF
1
: A A
F
2
: AA
Kiểu hình: 100% lông xù
Sơ đồ lai 2: Nếu F
1
: Aa (lông xù) x Aa (lông xù)
GF
1
: A, a A, a
F
2
: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 lông xù : 1 lông thẳng
Sơ đồ lai 3: Nếu F
1
: AA (lông xù) x Aa (lông xù)
GF
1
: A A, a
F
2
: 1AA : 1Aa
Kiểu hình: 100% lông xù
Câu 5 (4 điểm)
1. Tóm tắt sơ đồ phả hệ:
Bố (tay phải) x Mẹ (tay trái)
Vợ (tay trái) x Con trai (tay phải) Con gái (tay trái) x Chồng (tay phải)
Cháu (tay trái) Cháu (tay phải) Cháu (tay phải)
2. Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn và qui ước gen.
Xét bố và mẹ đều thuận tay phải, sinh được đứa con gái thuận tay trái. Con gái xuất hiện
tính trạng khác bố mẹ. Suy ra tính trạng của con gái là tính trạng lặn so với tính trạng của bố
mẹ.
Vậy tính trạng trội là thuận tay phải và tính trạng lặn là thuận tay trái.
Qui ước: Gen A: thuận tay phải, gen a: thuận tay trái.
3. Kiểu gen của mỗi người trong dòng họ trên.
* Xét cha và mẹ: Cha và mẹ đều thuận tay phải (A–), sinh đứa con gái thuận tay trái. Suy ra
đứa con gái mang kiểu gen aa và cha mẹ đều tạo được giao tử a.
Vậy cha, mẹ thuận tay phải mang kiểu gen Aa.
* Xét gia đình người con gái: Người con gái mang kiểu gen aa luôn tạo một loại giao tử a.
Vậy đứa cháu thuận tay phải (A–) đã nhận a từ mẹ nó nên có kiểu gen Aa.
Chồng người con gái thuận tay phải có kiểu gen AA hay Aa.
* Xét gia đình người con trai: Người con trai thuận tay phải sinh được đứa cháu thuận tay
trái và đứa cháu thuận tay phải. Vậy đứa cháu thuận tay trái mang kiểu gen aa.
Người con trai tạo được a nên có kiểu gen Aa.
Vợ người con trai thuận tay trái, có kiểu gen aa tạo một loại giao tử a.
Vậy đứa cháu còn lại thuận tay phải có kiểu gen Aa do nhận a từ mẹ nó.
– HẾT –
4