Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu các nhân tố gây ra stress đối với kỹ sư xây dựng của nhà thầu làm việc tại công trường ở tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN NGỌC NGHĨA

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ GÂY RA STRESS ĐỐI
VỚI KỸ SƯ XÂY DỰNG CỦA NHÀ THẦU LÀM VIỆC
TẠI CÔNG TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành : Cơng nghệ và quản lý xây dựng
Mã số: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM.
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Lưu Trường Văn.

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà.

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Phạm Hồng Luân.

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 16 tháng 01 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Lương Đức Long – Chủ tịch hội đồng.
2. TS. Nguyễn Anh Thư – Thư ký hội đồng.
3. PGS.TS. Nguyễn Minh Hà - Ủy viên phản biện.
4. PGS.TS. Phạm Hồng Luân - Ủy viên phản biện.


5. TS. Lê Hoài Long - Ủy viên hội đồng.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Ngọc Nghĩa

MSHV:12080302

Ngày, tháng, năm sinh: 18/01/1988

Nơi sinh: Gia Lai

Chuyên ngành: Công nghệ và quản lý xây dựng

Mã số: 60.58.90

I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ GÂY RA STRESS ĐỐI VỚI KỸ SƯ XÂY DỰNG

CỦA NHÀ THẦU LÀM VIỆC TẠI CƠNG TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Nhận dạng các nhân tố gây ra stress đối với kỹ sư xây dựng của nhà thầu làm việc
tại công trường.
 Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xếp hạng các nhân tố gây stress, xác định mối liên
hệ giữa các nhân tố gây ra stress và mức độ stress.
 Đề xuất, kiến nghị các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, cải thiện mức độ stress.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 07/07/2014
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 07/12/2014
V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

Tp. HCM, ngày 07 tháng 12 năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA….………


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Lưu Trường Văn, người thầy kính mến đã hết lịng
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô bộ môn Thi công và quản lý xây
dựng, Khoa Xây dựng, Trường Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, các anh chị em cùng công tác trong ngành xây

dựng đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập số liệu để phục vụ luận văn
tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn ba mẹ, anh chị, em gái và người bạn
đặc biệt của tôi đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn.
Tp. HCM, ngày 07 tháng 12 năm 2014

Nguyễn Ngọc Nghĩa


TĨM TẮT
Hiện nay, tình trạng stress xảy ra đối với người kỹ sư xây dựng là rất phổ
biến, đặc biệt là lĩnh vực thi công. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra
yếu tố chính gây ra stress cũng như mối liên hệ giữa các yếu tố này. Nghiên cứu
này được thực hiện nhằm xây dựng một mô hình thể hiện các mối quan hệ qua lại
lẫn nhau giữa các nhân tố gây ra stress và stress.
Để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, các bảng câu hỏi khảo sát đã được phân
phát tới các kỹ sư xây dựng làm việc tại các công trường ở Tp. Hồ Chí Minh và một
số tỉnh lân cận.
Các phép thống kê mơ tả được sử dụng phân tích kết quả khảo sát. Các yếu tố
ảnh hưởng tới stress được sắp xếp theo thứ tự giảm dần giá trị trung bình dựa trên
ý kiến của người tham gia khảo sát. Ngoài ra, quan điểm đánh giá của nhóm kỹ sư
xây dựng làm việc tại văn phòng cũng được thu thập và kết quả cho thấy có sự khác
biệt đáng kể.
Với việc sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA, 6 nhân tố chính với 30 yếu
tố gây ra stress đã được xác định. Tiếp đó, một mơ hình đo lường đã được xây dựng
và kiểm định lại bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA. Cuối cùng,
sau nhiều lần thử nghiệm và hiệu chỉnh, mơ hình SEM thể hiện mối quan hệ tương
quan giữa các yếu tố gây ra stress và stress đã được xác lập.
Từ kết quả phân tích, một nhóm giải pháp giúp ngăn ngừa, giảm thiểu và cải

thiện mức độ stress được đề xuất. Việc khảo sát ý kiến của các chuyên gia cho thấy
hầu hết các giải pháp đều có tính khả thi và hiệu quả rất tốt. Kết quả đạt được của
nghiên cứu góp phần giúp cho các nhà thầu xây dựng có hiểu biết sâu sắc và rõ
ràng hơn về stress của người kỹ sư xây dựng của mình. Từ đó, họ có thể tìm những
biện pháp phù hợp nhằm cải thiện tình hình.


ABSTRACT
Nowadays, stress happens very popular to the civil engineer, especially in
construction field. Many studies have been done to find out the main causes of
stress also with the relationship between these stressors. This study is carried out to
construct a model that showing the interrelationship of stressors and stress.
To collect the research data, the survey questionaires have been distributed to
many engineers working on the construction sites in Ho Chi Minh City and some
neighbouring provinces.
The descriptive statistics have been used to analyse of the survey results. The
stressors are aslo ranked in a decreasing order of mean value based on the
respondent’s opinions. Moreover, the opinion of other engineers working in office
is also collected, then the results show that there is a significant diffirence.
By using the Exploratory Factor Analysis EFA, 6 factors with 30 stress-caused
elements have been identified. Subsequently, a measurement model has been
established and tested by Confirmatory Factor Analysis CFA. Finally, after many
tests and modifications, a SEM model that showing the interrelationship between
stressors and stress has been established.
Base on the analysis results, a group of solutions to prevent, reduce and
improve stress situation is proposed. The result of expert opinion survey suggests
that most of the solutions have a very high feasable and efficiency. The findings of
this study maybe useful for the construction contractors to have a deeper and
clearer understanding about the stress of their site engineer. Then they can find the
appropriate actions to improve the real situation.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác (ngoại trừ bài báo của tác giả). Tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tp. HCM, ngày 07 tháng 12 năm 2014

Nguyễn Ngọc Nghĩa


Luận văn thạc sĩ

i

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu ..................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.2.1.

Lý do chọn đề tài................................................................................. 3

1.2.2.

Một số câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 5


1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 5
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.5. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 5
1.6. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 6
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN .................................................................................. 7
2.1. Tổng quan về stress ..................................................................................... 7
2.1.1.

Định nghĩa stress ................................................................................. 7

2.1.2.

Các dạng stress và tác hại của stress ................................................... 8

2.1.2.1. Các dạng stress ............................................................................. 8
2.1.2.2. Tác hại của stress .......................................................................... 9
2.1.2.3. Phản ứng của cơ thể với stress ................................................... 10
2.2. Các nghiên cứu về stress trong ngành xây dựng ....................................... 11
2.3. Tổng hợp các nhân tố gây ra stress cho người kỹ sư xây dựng làm việc tại
cơng trường......................................................................................................... 21
2.3.1.

Nhóm các nhân tố vật lý, mơi trường ............................................... 25

2.3.2.

Nhóm các nhân tố cơng việc ............................................................. 25

2.3.3.


Nhóm các nhân tố vị trí cơng tác ...................................................... 26

2.3.4.

Nhóm các nhân tố tổ chức ................................................................ 27

2.3.5.

Nhóm các nhân tố cá nhân ................................................................ 27

2.4. Đặc điểm công việc của người kỹ sư làm việc tại công trường ................ 28
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 31
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 31
3.2. Quy trình thu thập dữ liệu .......................................................................... 31
HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa - 12080302


Luận văn thạc sĩ

ii

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

3.2.1.

Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................ 31

3.2.2.

Cấu trúc bảng câu hỏi ....................................................................... 32


3.2.3.

Cỡ mẫu dự kiến ................................................................................. 33

3.2.4.

Phương pháp lấy mẫu ....................................................................... 33

3.3. Cơng cụ phân tích dữ liệu .......................................................................... 34
3.3.1.

Phân tích nhân tố khám phá EFA. .................................................... 34

3.3.2.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................... 35

3.3.3.

Mơ hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling – SEM)37

3.3.3.1. Giới thiệu về mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM......................... 37
3.3.3.2. Các yếu tố trong mơ hình SEM .................................................. 38
3.3.3.3. Mơ hình SEM ............................................................................. 41
3.3.3.4. Các bước xây dựng mơ hình SEM ............................................. 41
3.3.3.5. Xây dựng mơ hình SEM ............................................................. 42
3.3.4.

Các cơng cụ phân tích khác .............................................................. 42


CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................................. 43
4.1. Thu thập và xử lý số liệu ........................................................................... 43
4.2. Thống kê mô tả .......................................................................................... 43
4.2.1.

Thời gian công tác trong ngành XD ................................................. 43

4.2.2.

Vị trí cơng tác.................................................................................... 44

4.2.3.

Số dự án từng tham gia ..................................................................... 45

4.2.4.

Quy mô dự án .................................................................................... 46

4.2.5.

Lĩnh vực hoạt động ........................................................................... 47

4.3. Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới stress ............................................... 48
4.3.1.

Các nhân tố tác động mạnh nhất tới stress ........................................ 48

4.3.2.


Các nhân tố tác động ít nhất tới stress .............................................. 51

4.4. Kiểm định sự khác nhau trong quan điểm đánh giá của 2 nhóm............... 52
4.5. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ............................................................... 52
4.5.1.

Thang đo các nhân tố vật lý, môi trường .......................................... 52

4.5.2.

Thang đo các nhân tố công việc ........................................................ 52

4.5.3.

Thang đo các nhân tố vị trí cơng tác ................................................. 53

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

iii

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

4.5.4.

Thang đo các nhân tố tổ chức ........................................................... 54


4.5.5.

Thang đo các nhân tố cá nhân ........................................................... 55

4.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 55
4.7. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................................ 58
4.7.1.

Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định ban đầu ................................ 58

4.7.1.1. Mức độ phù hợp của mơ hình..................................................... 62
4.7.1.2. Giá trị hội tụ ............................................................................... 63
4.7.1.3. Độ tin cậy của thang đo .............................................................. 65
4.7.1.4. Giá trị phân biệt .......................................................................... 66
4.7.2.

Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định hiệu chỉnh ........................... 67

4.7.2.1. Giá trị hội tụ ............................................................................... 71
4.7.2.2. Độ tin cậy của thang đo .............................................................. 73
4.7.2.3. Giá trị phân biệt .......................................................................... 74
4.7.2.4. Tính đơn ngun......................................................................... 75
4.8. Xây dựng mơ hình SEM ............................................................................ 75
4.8.1.

Mơ hình cấu trúc ban đầu.................................................................. 75

4.8.2.

Mơ hình cấu trúc hiệu chỉnh ............................................................. 79


4.8.3.

Đánh giá mơ hình cấu trúc hiệu chỉnh .............................................. 81

4.8.4.

Mơ hình SEM cuối cùng ................................................................... 83

4.8.5.

Kiểm định bootstrap .......................................................................... 84

CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA, GIẢM THIẾU, CẢI
THIỆN MỨC ĐỘ STRESS .................................................................................. 86
5.1. Đề xuất các giải pháp ................................................................................. 86
5.2. Tham khảo ý kiến chuyên gia .................................................................... 88
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 99
6.1. Kết luận ...................................................................................................... 99
6.2. Kiến nghị ................................................................................................. 100
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ ......................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 102
PHỤ LỤC

...................................................................................................... 106

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ


iv

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát ..................................................................... 106
Phụ lục 2. Kết quả kiểm định Independent Samples Test ................................ 116
Phụ lục 3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha. ............................................. 120
Phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................... 123
Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA. ................................... 125
Phụ lục 6: Kết quả phân tích mơ hình SEM. .................................................... 133
Phụ lục 7: Kết quả phân tích kiểm định bootstrap. .......................................... 141

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

v

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Tác hại của stress. .......................................................................................9
Hình 2.2. Mối liên hệ hình chữ U ngược giữa stress và sự thực hiện cơng việc. .....10
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu. ...............................................................................31
Hình 3.2. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .................................................................32
Hình 3.3. Các yếu tố và quan hệ phổ biến trong mô hình SEM. ..............................40
Hình 3.4. Quan hệ cấu trúc và đo lường trong mơ hình SEM đơn giản ...................41
Hình 4.1. Biểu đồ thời gian cơng tác trong ngành xây dựng. ...................................44

Hình 4.2. Biểu đồ vị trí cơng tác. ..............................................................................45
Hình 4.3. Biểu đồ về số dự án từng tham gia. ...........................................................46
Hình 4.4. Biểu đồ về quy mơ dự án. .........................................................................47
Hình 4.5. Biểu đồ về lĩnh vực hoạt động. .................................................................48
Hình 4.6. Mơ hình CFA ban đầu. ..............................................................................60
Hình 4.7. Kết quả phân tích mơ hình CFA ban đầu với trọng số chưa chuẩn hóa. ..61
Hình 4.8. Kết quả phân tích mơ hình CFA ban đầu với trọng số chuẩn hóa. ...........62
Hình 4.9. Mơ hình CFA hiệu chỉnh. .........................................................................68
Hình 4.10. Kết quả phân tích mơ hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chưa chuẩn hóa.
...................................................................................................................................69
Hình 4.11. Kết quả phân tích mơ hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chuẩn hóa. .....70
Hình 4.12. Các giả thiết ban đầu của mơ hình SEM. ................................................77
Hình 4.13. Mơ hình SEM ban đầu. ...........................................................................77
Hình 4.14. Kết quả phân tích mơ hình SEM ban đầu với trọng số chuẩn hóa. .........78
Hình 4.15. Mơ hình SEM hiệu chỉnh. .......................................................................80
Hình 4.16. Kết quả phân tích mơ hình SEM hiệu chỉnh với trọng số chuẩn hóa. ....80
Hình 4.17. Mơ hình thể hiện mối liên hệ giữa các nhân tố gây stress - stress. .........83

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

vi

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Bảng xếp hạng 8 nhân tố có trị trung bình cao nhất của nhóm 1. ............48
Bảng 4.2. Bảng xếp hạng 8 nhân tố có trị trung bình cao nhất của nhóm 2. ............49

Bảng 4.3. Bảng xếp hạng 3 nhân tố có trị trung bình thấp nhất của nhóm 1. ...........51
Bảng 4.4. Bảng xếp hạng 3 nhân tố có trị trung bình thấp nhất của nhóm 2. ...........51
Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố vật lý, môi trường. ..........52
Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố công việc. .......................52
Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố vị trí cơng tác (lần 1). .....53
Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố vị trí cơng tác (lần 2). .....54
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố tổ chức. ...........................54
Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố cá nhân. ........................55
Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra hệ số KMO và Bartlett's Test. .....................................56
Bảng 4.12. Kết quả phân tích EFA và đặt tên cho các nhân tố mới. ........................56
Bảng 4.13. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình CFA ban đầu .............................63
Bảng 4.14. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình CFA ban đầu .....................64
Bảng 4.15. Hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích. ...................................65
Bảng 4.16. Kiểm tra giá trị phân biệt của các thang đo. ...........................................66
Bảng 4.17. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình CFA hiệu chỉnh. ........................71
Bảng 4.18. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình CFA hiệu chỉnh. ...............72
Bảng 4.19. Hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích. ...................................73
Bảng 4.20. Kiểm tra giá trị phân biệt của các thang đo hiệu chỉnh. .........................74
Bảng 4.21. Sai lệch trọng số hồi quy đã chuẩn hóa. .................................................84
Bảng 5.1. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp .................................89
Bảng 5.2. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp...............................90
Bảng 5.3. Kết quả đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả của các giải pháp. .............92

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

1


GVHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật tạo ra nhiều thay
đổi lớn trong cuộc sống của con người. Xã hội càng hiện đại, nhịp độ sống và làm
việc càng khẩn trương, thông tin, tri thức mới càng được cập nhật liên tục… làm
cho cuộc sống ngày càng năng động. Xã hội phát triển đòi hỏi người lao động làm
việc với cường độ ngày càng cao hơn. Con người ngày càng trở nên bận rộn và phải
nỗ lực rất nhiều để theo kịp nhịp độ của cuộc sống hiện đại. Chính vì những áp lực
đó làm nảy sinh ra stress. Chúng ta khơng cịn xa lạ gì với thuật ngữ stress. Bản thân
mỗi chúng ta đối diện với stress hàng ngày. Đó là áp lực học hành, thi cử, công việc
và thực hiện các mục tiêu cuộc sống... Hiện nay, stress được rất nhiều nhà khoa học
ở nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm và nghiên cứu: y học, tâm lý học, sinh học, xã
hội học…nhằm tìm ra nguyên nhân và hạn chế những tác hại của nó.
Stress với đúng nghĩa của nó không phải là sự phản ứng của cơ thể đối với
những sự thúc bách, sự bó buộc. Thơng thường, phần lớn mọi người đều nhận thức
stress mang một ý nghĩa tiêu cực bởi vì chúng ta ln gắn nó với sự sợ hãi, tức giận,
căng thẳng. Thực tế, không chỉ có một loại stress mà có tới hai loại stress. Một loại
đến từ những cảm xúc tích cực (eustress) và một loại nữa đến từ những cảm xúc
tiêu cực (distress). Ở trong luận văn này, thuật ngữ stress dùng để chỉ các cảm xúc
tiêu cực (distress).
Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết: khoảng 20% dân
số thế giới bị căng thẳng quá mức trong công việc. Năm 2009, có 30% người Châu
Âu là nạn nhân của hiện tượng này. Trong khi đó, ở Mỹ, năm 2010, thiệt hại do
hiện tượng trên gây ra (không đi làm việc, năng suất sụt giảm, nghỉ bệnh…) ước
tính lên đến 300 tỷ đô la. Theo thống kê của tổ chức tư vấn doanh nghiệp Grant
Thornton International có trụ sở tại Anh, mức độ stress của các chủ doanh nghiệp
trên khắp thế giới đã tăng 57% vào năm 2006 so với 39% hồi năm 2005. Một cuộc
nghiên cứu khác của các nhà xã hội học Anh nghiên cứu trên 6000 người từ 18 tuổi


HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa - 12080302


Luận văn thạc sĩ

2

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

trở lên cho thấy có 63% phụ nữ và 51 % nam bị stress (Đào Thị Thùy Duyên,
2010).
Ngoài ra, kết quả khảo sát đánh giá stress ở Việt Nam do công ty Hoffmann –
La Roche thực hiện trong thời gian 2 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2003) với
834 người cũng cho thấy tỷ lệ bị stress bình quân ở nước ta là 52% . Ở Hà nội, TP
Hồ Chí Minh con số này lên đến 55% cho thấy tình trạng báo động về căn bệnh gắn
liền với xã hội công nghiệp (Đào Thị Thùy Duyên, 2010).
Theo số liệu thống kê được công bố của tổ chức NIOSH – Mỹ, 40% công
nhân cho rằng công việc của họ rất stress. 25% số người trả lời cho biết công việc là
yếu tố stress nhất trong cuộc sống của họ. ¾ số người làm công nghĩ rằng người lao
động bị stress do công việc nhiều hơn các thế hệ trước. 29% công nhân bị stress khá
nặng vì cơng việc. 26% cơng nhân than phiền họ bị stress và kiệt sức vì cơng việc
(Love et al, 2009).
Theo số liệu từ báo cáo Attitudes in the American workplace VII, 80% công
nhân cảm thấy stress và khoảng ½ số người trả lời cho rằng họ cần được đào tạo về
cách thức kiểm soát stress. 25% số người trả lời cho biết họ đã từng la hét vì căng
thẳng trong cơng việc. 9% người trả lời nhận thấy các hành vi tấn công hoặc bạo lực
trong công sở (Leung et al, 2010a).
Một nghiên cứu khác được thực hiện với 2000 người tham gia cho kết quả:
65% người lao động cho rằng stress tạo ra nhiều khó khăn trong cơng việc và 10%

cảm thấy stress có các tác động lớn. 10% số người trả lời cho biết họ làm việc trong
mơi trường mà có các hành vi bạo lực và 42% trong số đó đã từng la hét hoặc chửi
mắng. 19% số người trả lời cho biết họ đã từng nghỉ việc vì lý do stress do cơng
việc và gần ¼ số người trả lời nói rằng họ từng khóc vì stress do cơng việc. 34% số
người tham gia cho biết họ cảm thấy khó ngủ vì q stress…
Stress xảy ra thường xuyên có tác hại cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và
làm giảm chất lượng cuộc sống, stress làm sụt giảm hiệu quả công việc, suy giảm trí
nhớ, tăng nguy cơ sai sót trong cơng việc, học tập. Trầm trọng hơn, nếu không được
giải quyết stress làm ta kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác, gây lo âu, mất tập trung chú
ý, mất tự tin, mất động cơ làm việc, thất vọng, trầm cảm, tự tử… Do đó tác hại của
HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

3

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

stress vô cùng to lớn, nên việc nghiên cứu về stress để tìm ra các biện pháp ứng phó
với nó là vơ cùng cấp thiết.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
1.2.1.

Lý do chọn đề tài

Vấn đề stress do công việc đã trở thành một phần vốn có trong mơi trường làm
việc của ngành xây dựng và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống cá nhân và gia
đình của những người kỹ sư nếu như khơng được kiểm sốt hợp lý. Vấn đề này xảy
ra phổ biến ở các chuyên gia xây dựng, đặc biệt là chỉ huy trưởng, kỹ sư dự toán và

kỹ sư làm việc tại các công trường xây dựng (Love et al, 2009). Đặc thù ngành xây
dựng có áp lực cơng việc rất cao vì phải hồn thành các dự án xây dựng đúng tiến
độ, đảm bảo an toàn và trong ngân sách, nguồn lực cho phép. Tính chất của các dự
án xây dựng lại bao gồm nhiều thay đổi và các yếu tố không chắc chắn, không thể
lường trước được (Leung et al, 2009). Ngoài ra các dự án xây dựng thường bao gồm
nhiều bên tham gia, do đó sự không thống nhất, mâu thuẫn giữa các bên và sự khó
khăn trong việc phối hợp với nhau cũng gây ra khơng khó khăn cho những người
thực hiện dự án. Các yếu tố này gây áp lực lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu
của dự án xây dựng và tạo ra stress cho những người thực hiện dự án.
Người kỹ sư làm việc tại công trường (kỹ sư công trường) phải đảm nhận cơng
việc nhiều khó khăn và thử thách. Cơng việc của họ địi hỏi phải làm thêm giờ
thường xuyên, thời gian làm việc kéo dài, bất kể ngày đêm và ít có ngày nghỉ. Hơn
nữa, kỹ sư cơng trường cịn làm việc với nhiều bên khác nhau: chủ đầu tư, kiến trúc
sư, thầu phụ, tư vấn thiết kế, giám sát… Yêu cầu từ các bên này lại thường xung đột
và mâu thuẫn với nhau, tác động tiêu cực tới công việc của người kỹ sư công
trường, làm gia tăng mức độ stress của họ. Theo (Leung et al, 2008b), người chủ
nhiệm dự án đóng vai trị quan trọng trong sự thành công của dự án xây dựng. Họ
phải đảm nhiệm công việc khá nặng nề như: lên kế hoạch, tổ chức và giám sát các
bên tham gia và các quá trình thực hiện dự án, đảm bảo các thủ tục, giấy phép xây
dựng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong q trình thi cơng nhằm đảm bảo dự án
hoàn thành đúng tiến độ…Do vậy, người chủ nhiệm dự án phải làm việc với cường
độ cao từ khi cơng trình bắt đầu tới khi kết thúc. Mọi quyết định của họ sẽ tác động
HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

4

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn


trực tiếp tới thời gian, chi phí, chất lượng và sự thành cơng cuối cùng của cơng
trình. Do đó người chủ nhiệm dự án không thể tránh khỏi áp lực to lớn trong quá
trình làm việc (Leung et al, 2008b). Tương tự như vậy, trách nhiệm của người chỉ
huy trưởng công trường cũng rất lớn. Họ phải giám sát chặt chẽ các quá trình thi
cơng, đảm bảo việc cung cấp thiết bị và vật liệu đầy đủ, kịp thời, dự đoán trước cho
các vấn đề có thể phát sinh trong q trình thi cơng, đảm bảo q trình thi cơng diễn
ra an tồn, tuân thủ đúng các quy định về xây dựng, đảm bảo tiến độ hồn thành dự
án…Như vậy, tính chất phức tạp của công việc cũng gây ra áp lực lớn đối với người
chỉ huy trưởng công trường.
Stress gây ra những ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe và hiệu quả làm việc của
con người. Về mặt sức khỏe, stress gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau như: trầm
cảm, lo âu, gây ra tăng huyết áp, nguy cơ bệnh tim...Stress gây ra tác hại đối với hầu
hết các cơ quan trên cơ thể con người: não, tim, phổi, dạ dày...Theo (An et al,
2013), khi stress quá mạnh hoặc kéo dài, những phản ứng thích nghi của cơ thể bị
rối loạn, cơ thể suy sụp, từ đó xuất hiện nhiều rối loạn bệnh lý. Về hiệu quả làm
việc, stress làm cho con người trở nên mệt mỏi và thất vọng về khả năng của mình.
Sự tức giận và thất vọng về bản thân có thể làm cho họ hạn chế giao tiếp với mọi
người, giảm sút động lực, nhiệt huyết làm việc và thường xuyên tỏ ra bực bội, khó
chịu (Leung et al, 2008b). Hơn nữa stress còn làm tăng khả năng ra các quyết định
sai lầm trong cơng việc. Khi đó, thay vì phân tích cẩn thận tình huống thì người bị
stress thường đưa ra các quyết định chủ quan và dựa trên cảm xúc. Các quyết định
này thường có dễ mắc sai lầm do vội vàng và cảm tính, gây ra các hệ quả không
mong muốn (Djebarni, 1996).
Do vậy nghiên cứu về stress nhằm hạn chế những tác động xấu của stress xảy
ra ở người kỹ sư xây dựng, đặc biệt là những người làm việc trực tiếp tại công
trường có ý nghĩa vơ cùng thiết thực hiện nay. Các nghiên cứu tương tự đã được
thực hiện nhiều ở các quốc gia khác: Châu Âu, Nam phi, Trung Quốc, Hồng
Kông… Ở Việt Nam cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về stress nhưng các
cơng trình thực hiện cho ngành xây dựng thì cịn hạn chế.

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ
1.2.2.

5

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

Một số câu hỏi nghiên cứu

Đề tài này thực hiện với mục tiêu giải quyết một số thắc mắc sau:
Các yếu tố nào gây ra stress cho người kỹ sư xây dựng của nhà thầu
làm việc tại công trường?
Các nhân tố này tác động tới stress theo chiều hướng nào? Các nhân
tố này có mối liên hệ gì với nhau hay khơng?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nhận dạng các nhân tố gây ra stress đối với kỹ sư xây dựng của nhà
thầu làm việc tại công trường.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xếp hạng các nhân tố gây stress, xác
định mối liên hệ giữa các nhân tố gây ra stress và mức độ stress.
Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, cải thiện mức độ stress.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian thực hiện luận văn: từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2014.
Đối tượng khảo sát:
Kỹ sư xây dựng của nhà thầu làm việc tại các cơng trường: chỉ huy
trưởng, chỉ huy phó, kỹ sư giám sát, quản lý dự án, kỹ sư an tồn
HSE, kỹ sư dự tốn, kỹ sư QS,QC,QA, kỹ sư phụ trách tiến độ, kỹ sư
phụ trách vật tư thiết bị …

Các kỹ sư xây dựng làm việc tại văn phòng trong các tổ chức khác: tư
vấn thiết kế, ban quản lý dự án, chủ đầu tư…
Phạm vi nghiên cứu: TPHCM và một số tỉnh phía nam.
1.5. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn này góp phần cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn
về stress trong ngành xây dựng. Với việc sử dụng công cụ SEM vào trong luận văn,
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa các nhân tố gây stress và các dạng
stress, cách thức tác động gây ra stress của các nhân tố này.
Về mặt thực tiễn, hiểu rõ các biểu hiện của stress và các nhân tố chủ yếu gây
ra stress ở kỹ sư xây dựng sẽ giúp các nhà quản lý, các cơng ty xây dựng có những
HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

6

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

biện pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa những tác hại của stress gây ra, giúp cải thiện
tinh thần, nâng cao hiệu quả của kỹ sư làm việc tại công trường.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn này bao gồm 6 chương:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Tổng quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích số liệu.
Chương 5: Đề xuất giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, cải thiện mức độ
stress.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.


HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

7

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về stress
2.1.1.

Định nghĩa stress

Hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác về stress được đưa ra. Ở Mỹ, Viện
quốc gia về sức khỏe nghề nghiệp và an tồn (1999) đã định nghĩa stress liên quan
tới cơng việc là ―những phản ứng về mặt thể chất hoặc cảm xúc xảy ra khi yêu cầu
công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực hay nhu cầu của người lao động.
Stress liên quan tới cơng việc có thể dẫn tới tình trạng sức khỏe yếu, thậm chí là
chấn thương‖. Ở Anh, Ủy ban y tế và an toàn đã định nghĩa ― stress là phản ứng của
con người khi phải chịu đựng áp lực hoặc các yêu cầu khác quá lớn với họ‖ . Năm
2008 tổ chức Comcare của chính phủ Úc đã định nghĩa stress do cơng việc là một
dạng căng thẳng, trạng thái cảm xúc tiêu cực, kích thích và xảy ra có liên quan tới
cơng việc‖ (Love et al, 2009).
Theo Cox, 1993 stress thường được coi là một cảm giác chủ quan của các cá
nhân khi mà địi hỏi của cơng việc hoặc cuộc sống vượt quá niềm tin vào bản thân
hoặc khả năng giải quyết của họ (An et al, 2013), (Love et al, 2009).
Lazarus, 1991 đã cung cấp một khái niệm mà xem stress do cơng việc là một

q trình, liên quan đến tương tác giữa cá nhân và môi trường làm việc của họ.
Stress có tính chu kỳ và lặp lại, có khả năng ảnh hưởng đến hệ quả trong tương lai
bằng cách tăng cường hoặc làm suy giảm khả năng đối phó với stress của cá nhân.
Trong trường hợp diễn ra liên tục hoặc nghiêm trọng, stress có thể dẫn đến bệnh
tâm thần do ảnh hưởng lâu dài của nó. Lazarus và folkman, 1984 đã định nghĩa
trạng thái stress là trạng thái đe dọa hoặc có hại cho các cá nhân mà họ nghĩ rằng họ
khơng thể kiểm sốt hoặc điều khiển được (Love et al, 2009).
Humphy, 1998 định nghĩa stress liên quan tới công việc là sự mâu thuẫn giữa
cá nhân và môi trường làm việc của họ (Love et al, 2009).
Về mặt tâm lý, có nhiều khái niệm về stress. Sự thay đổi của môi trường sống
tạo ra một phản ứng của cơ thể, sự thay đổi này chính là yếu tố gây stress (stressor).

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

8

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

Sự phản ứng để thích nghi với hồn cảnh này có thể gọi là sự căng thẳng tâm lý hay
stress.
2.1.2.

Các dạng stress và tác hại của stress

2.1.2.1. Các dạng stress
Stress cấp tính (acute stress): xảy ra khi cá nhân phải đối mặt với những tình
huống tác động mạnh đến tinh thần. Đó là những tình huống gây sang chấn tâm lý

rất mạnh và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Ngay sau khi gặp chấn thương,
cá nhân đó sẽ gặp các rối loạn tâm lý: chết lặng, mất cảm xúc, mất nhận thức về
xung quanh và bản thân mình. Stress cấp tính có thể ngay sau khi xảy ra kích thích
hoặc một thời gian lâu sau đó. Người bị stress ln trong tình trạng hoang mang, lo
lắng q mức, khó tập trung chú ý, buồn bã, mất hết các hứng thú và sở thích vốn
có, khó ngủ, hay cáu gắt, ln có cảm giác tội lỗi, dễ bị kích động, thậm chí có ý
định tự sát. Mức độ của stress cấp phụ thuộc vào tính chất của yếu tố gây kích thích
và khả năng đối phó của cá nhân. Theo thời gian, các triệu chứng trên có thể giảm
dần và biến mất, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cần phải tiến hành điều trị
(Suckhoedoisong, 2011).
Stress mãn tính (chronic stress): là những căng thẳng xảy ra với cá nhân từ
ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Stress mãn tính là những áp lực về
nhu cầu và diễn ra dường như dài vô tận trong khi cá nhân lại khơng thể tìm được
lối thốt (American Psychological Association, 2014). Các tác nhân gây ra stress
mãn tính có thể là áp lực cơng việc, học tập, áp lực từ gia đình, tiền bạc, vấn đề sức
khỏe… Các nhân tố này xảy ra thường xuyên và không được giải quyết thỏa đáng
nên gây ra những tác hại to lớn tới thể chất và tinh thần của con người. Các triệu
chứng của stress mãn tính có thể khác nhau như: lo âu, mệt mỏi, đau cơ, tăng huyết
áp, thiếu ngủ và khó tập trung. Stress kéo dài cịn có thể gây ra các tác hại to lớn về
sức khỏe như: đau tim, đột quỵ, tự tử, ung thư... Những người gặp phải stress
thường có xu hướng bỏ qua, phớt lờ hoặc chịu đựng nó.
Ngồi ra, dựa trên cấp độ có các dạng stress như sau: căng thẳng quá mức
(overstress), ít căng thẳng (understress). Hơn nữa, khơng phải tất cả các stress đều
có hại cho con người, có stress có lợi (eustress) và stress có hại (distress). Ở một
HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

9


GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

mức độ nào đó stress (eustress) là cần thiết cho cuộc sống, nó tạo ra động cơ, thách
thức đòi hỏi con người phải huy động các nguồn lực để vượt qua và tiếp tục tồn tại,
hồn thiện mình hơn. Nhưng ở một số trường hợp stress vượt quá ngưỡng nào đó sẽ
trở nên nguy hiểm, thậm chí dẫn đến cái chết vì cơ thể khơng thể thích ứng, khơng
thể vượt qua được.
2.1.2.2. Tác hại của stress

Hình 2.1. Tác hại của stress.
Nguồn: stress – sự căng thẳng (Thetamtri, 2013).
Tuy nhiên, stress cũng có mặt tích cực: phản ứng của cơ thể trước tác động
của stress có tác dụng tăng sức đề kháng và khả năng thích nghi của cơ thể, giúp cơ
thể trở nên mạnh mẽ hơn, ngày càng hoàn thiện hơn. Stress ở mức độ vừa phải có
thể giúp con người tập trung hơn và có động lực để phấn đấu. Khi khơng có áp lực
thường sẽ khơng có được sự nỗ lực hết mình và dễ dàng phạm sai lầm. Sự thoải mái
q mức trong cơng việc có thể dẫn tới sự chủ quan, dễ mắc sai lầm. Stress ở mức
độ vừa phải có thể tăng cường khả năng sáng tạo, tăng năng lượng và hiệu quả trong
công việc, giúp con người có thể đạt được những bước tiến trong sự nghiệp. Mối
liên hệ giữa mức độ stress và sự thực hiện cơng việc được mơ tả ngắn gọn trong
hình 2.2 dưới đây:

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

10


GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

Hình 2.2. Mối liên hệ hình chữ U ngược giữa stress và sự thực hiện cơng việc.
Nguồn: (Yerkes and Dodson,1908;…) trích dẫn bởi (Leung et al, 2008).
2.1.2.3. Phản ứng của cơ thể với stress
Hội chứng thích nghi chung: được đưa ra bởi bác sỹ Hans Selye. Đó là phản
ứng sinh lý của cơ thể khi đối mặt với một sự đe dọa nguy hiểm, gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn báo động - cảnh báo: giai đoạn này được bắt đầu bằng trạng
thái sốc. Đây là một tình huống mất cân bằng về hoạt động chức năng khiến cơ thể
rơi vào tình trạng dễ tổn thương. Các hoạt động tâm lý được tăng cường, đặc biệt là
quá trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy. Các chức năng sinh lý của cơ thể cũng
được tăng cường: tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở… Giai đoạn này xảy ra nhanh,
từ vài phút đến vài giờ, vài ngày... Người bị stress có thể bị chết trong giai đoạn này
nếu yếu tố gây stress quá mạnh. Nếu vượt qua được sẽ chuyển sang giai đoạn thích
nghi.
Giai đoạn thích nghi (chống đỡ): sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con
người có thể làm chủ tình huống stress. Nếu khả năng thích ứng cao, các chức năng
tâm sinh lý của cơ thể được phục hồi. Ngược lại, q trình phục hồi sẽ khơng xảy ra
và cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


Luận văn thạc sĩ

11

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

Giai đoạn kiệt quệ: nếu stress tiếp tục kéo dài cơ thể sẽ đến lúc kiệt quệ.

Sự bực bội, trầm cảm có thể xuất hiện. Phản ứng với stress trở thành bệnh lý khi
tình huống stress bất ngờ và vượt quá khả năng thích nghi của cơ thể. Trong giai
đoạn này, các biến đổi tâm sinh lý ở giai đoạn báo động xuất hiện trở lại. Hơn nữa,
các chứng bệnh bắt đầu xuất hiện và có nguy cơ dẫn đến tử vong (Stress, 2014), (An
et al, 2013).
Richard Lazarus, 1966 đã xây dựng một lý thuyết về cách con người đối phó
với tình huống căng thẳng. Ơng cho rằng cách đối phó rất khác nhau và phụ thuộc
rất nhiều vào nhận thức tình huống của mỗi người. Và ông chia 2 cách đối diện với
căng thẳng dựa trên nhận thức tình huống khác nhau:
Cách 1: tập trung vào đối diện với vấn đề - tập trung vào tình huống
stress để loại bỏ tác nhân gây stress. Có các phương pháp đối phó như sau: cố gắng
né tránh các sự việc có thể gây stress, thay đổi hoàn cảnh hoặc chấp nhận, thay đổi
bản thân và thích nghi với các yếu tố này.
Cách 2: tập trung vào đối diện với cảm xúc – làm mọi cách để dịu bớt sự
căng thẳng, nghỉ ngơi, giải trí nhiều hơn, làm nhiều việc để tránh sự căng thẳng
nhưng khơng làm gì để giải quyết vấn đề. Người bị stress có thể bị vướng vào các
hành động khơng tốt cho sức khỏe như: uống rượu bia nhiều, ngủ nhiều, bỏ ăn, xem
tivi quá nhiều, sử dụng thuốc, ma túy, cách ly bản thân khỏi mọi người xung quanh,
trút bỏ stress lên người khác (cáu gặt, giận dữ, bạo lực…)
Giải pháp đối diện với cảm xúc tốt cho ngắn hạn, nhưng không tốt cho lâu dài,
nếu không kết hợp với việc tập trung đối diện với vấn đề, thì kết quả cuối cùng là
stress ngày càng trầm trọng hơn (Leung and Chan, 2012), (Thetamtri, 2013).
2.2. Các nghiên cứu về stress trong ngành xây dựng
Nhiều nghiên cứu về stress trong ngành xây dựng đã được thực hiện với các
đối tượng khác nhau: chủ nhiệm dự án, giám đốc xây dựng/ chỉ huy trưởng, kỹ sư
quản lý dự án, kỹ sư dự tốn, đơn vị tư vấn hay cả cơng nhân xây dựng…

HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302



Luận văn thạc sĩ

12

GVHD: PGS.TS. Lưu Trường Văn

Nghiên cứu của (Leung et al, 2009) đối với các chủ nhiệm dự án tại Hồng
Kông đã phân loại các nhân tố gây ra stress thành 4 nhóm: stress do cơng việc,
stress do tổ chức, stress do cá nhân và stress do vật lý.
Stress do công việc thường liên quan tới làm việc q tải, xung đột vị trí
cơng việc và khơng rõ ràng trong công việc hàng ngày. Quá tải trong công việc xảy
ra khi yêu cầu công việc quá lớn so với bản thân người thực hiện. Vị trí của người
chủ nhiệm dự án thường phải đưa ra nhiều quyết định quan trọng, đảm đương nhiều
trách nhiệm và liên tục học hỏi các công nghệ và kiến thức mới. Xung đột vị trí
cơng tác xảy ra khi người giám đốc dự án gặp phải các yêu cầu công việc mâu thuẫn
nhau, phải làm công việc mà họ không muốn làm hoặc không nằm trong phạm vi
trách nhiệm của họ. Sự không rõ ràng trong công việc hàng ngày liên quan sự thiếu
rõ ràng về vị trí, phạm vi và trách nhiệm trong cơng việc.
Stress do tổ chức đến từ chính bản thân tổ chức đó, bao gồm: cấu trúc
của nó và môi trường phát triển nghề nghiệp. Cơ cấu tổ chức kém bao gồm sự hiện
diện của bộ máy quan liêu và phân cấp, các quy tắc cứng nhắc và đối xử bất công
trong tổ chức. Cơ cấu tổ chức càng phức tạp thì khả năng mâu thuẫn giữa các cá
nhân càng cao. Chính điều này hạn chế sự linh động, sáng tạo trong công việc – một
nhân tố thiết yếu của người chủ nhiệm dự án. Môi trường phát triển nghề nghiệp
liên quan tới văn hóa cơng ty, mức độ tham gia vào việc ra quyết định và sự không
ổn định trong công việc của người chủ nhiệm dự án. Những người tham gia nhiều
vào quá trình ra quyết định sẽ tự tin hơn về bản thân, thỏa mãn hơn về cơng việc
của mình cũng như ít bị stress hơn.
Stress do cá nhân bao gồm stress bên trong bản thân mỗi người và giữa
các cá nhân với nhau. Stress bên trong mỗi người liên quan tới hành vi của cá nhân

thường là cá nhân có hành vi kiểu A. Người có hành vi kiểu A thường nóng tính,
hay cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn, hay nghi ngờ, có tính cạnh tranh, làm nhiều cơng việc
một lúc và có thái độ khơng thân thiện (Bowen et al, 2014c). Mặt khác, mối quan hệ
tốt giữa các cá nhân sẽ giúp cho người chủ nhiệm dự án thực hiện tốt hơn phần việc
của mình. Sự hợp tác tốt trong nhóm biểu hiện là mối quan hệ hài hòa và thân mật
HVTH: Nguyễn Ngọc Nghĩa – 12080302


×