PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của cây cà phê,
tiêu, điều thì cây cao su cũng phát triển một cách nhanh chóng và lên đến đỉnh
cao. Nhà nhà, địa phương nơi nơi đều rộ lên phong trào trồng cây cao su. Nhờ
giá mủ tăng cao nhiều người dân đã xóa được đói giảm được nghèo và giàu
lên nhờ "vàng trắng" này. Đặc biệt cây cao su được xem là nhân tố chính cải
thiện bộ mặt nông thôn ở vùng sâu vùng xa nơi có nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống. Cùng với cao su quốc doanh, CSTĐ đã góp phần quan
trọng đưa nước ta xếp thứ 6 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su trên
thế giới, mỗi năm mang về cho đất nước hàng tỉ USD kim ngạch xuất khẩu
[10]. Ngoài hiệu quả kinh tế cao thì cây cao su cũng có vai trò rất lớn trong
quốc phòng an ninh, giữ gìn môi sinh môi trường, tạo nguồn nguyên liệu dồi
dào để làm bệ phóng phát triển ngành công nghiệp cao su…
Nhận thấy tầm quan trọng của cây cao su như vậy Chính phủ đã có chủ
trương tăng diện tích cây cao su ở nước ta để đến năm 2010 đạt 700.000 ha và
năm 2015 đạt 1 triệu ha, mà diện tích tăng nhanh tập trung vào khối CSTĐ,
trong đó tỉnh Quảng Trị cũng đã và đang triển khai trồng mới với lượng diện
tích tương đối lớn [9]. Tuy nhiên, do người dân chỉ say sưa phát triển trồng
cao su mà quên đi đằng sau đó nếu phát triển thiếu quy hoạch và định hướng
thì "vàng trắng" nay sẽ là một mối nguy cơ luẩn quẩn với điệp khúc như
những bài học cũ như tình trạng của cây cà phê “trồng-chặt-theo-bỏ” và “nhà
nhà chặt bỏ cây cao su” những năm 1998-2000 vẫn còn nóng hổi.
Thực tế đã cho thấy rằng nhiều địa phương trong cả nước nói chung và
xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ nói riêng sự đầu tư phát triển CSTĐ được
người dân hưởng ứng rất nhiệt tình và đem lại thu nhập rất lớn cho địa
phương. Nhưng bên cạnh đó nó còn tồn tại những hạn chế rất lớn đó là hiệu
quả kinh tế của CSTĐ còn thấp, chưa tương xứng với diện tích hiện có; người
nông dân chưa được hưởng lợi thỏa đáng từ thành quả lao động. Đặc biệt là
việc phát triển cao su chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng, do đó
1
mà chưa phát huy được lợi thế của địa phương. Điều gì đã cản trở và và
những nhân tố nào đã hạn chế đến việc phát triển cao su tiểu điền của xã Cam
Nghĩa. Nhằm giải quyết thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
"Nghiên cứu các nhân tố hạn chế đến phát triển cao su tiểu điền ở Quảng
Trị (Nghiên cứu trường hợp tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ)"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1) Xác định thực trạng phát triển cao su tiểu điền hiện nay ở xã Cam
Nghĩa, huyện Cam Lộ
2) Xác định các yếu tố cản trở đến việc phát triển cao su tiểu điền ở Cam
Nghĩa, huyện Cam Lộ
3) Xác định các giải pháp cải tiến các nhân tố hạn chế phát triển cao su
tiểu điền tại xã Cam nghĩa, huyện Cam Lộ
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
Cây cao su là cây công nhiệp lâu năm, không những có giá trị về kinh tế
mà còn có tác dụng lớn đối với môt trường sinh thái và tạo công ăn việc làm
cho người lao động ở nông thôn. Hiện nay cao su trở thành 1 trong 4 nguyên
liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và
dầu mỏ. Ngoài giá trị của mủ cao su nó còn có thể cung cấp một lượng gố lớn
và được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá như là loại gỗ thân
thiện với môi trường. Ngoài ra, việc trồng cao su còn có thể đem lại những lợi
ích về môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất.
Cao su tiểu điền là hình thức trong đó người nông dân tự bỏ vốn hoặc do
các tổ chức người dân vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất cao su nhân
dân. Cao su tiểu điền là vườn cây cao su có diện tích không tập trung nằm rãi
rác xung quanh địa bàn sinh sống của khu dân cư. Cây cao su được xem là cây
phù hợp với khả năng hộ gia đình, nó cũng đáp ứng yêu cầu trong việc tìm
kiếm một cây công nghiệp lâu năm có khả năng giúp địa phương đa dạng hóa
nền nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân. Trên thế
giới có nhiều quốc gia trồng cao su với nhiều hình thức: Đại điền, trung điền và
tiểu điền nhưng nhìn chung cao su tiểu điền thường chiếm tỷ lệ lớn từ 80 –
90%. So với các mô hình cao su khác thì cao su tiểu điền có ưu thế hơn, đó là
cao su tiểu điền cần vốn đầu tư nhỏ, cơ sở hạ tầng không tốn kém nhiều. [5]
2.1.1 Một số chính sánh của Đảng và Nhà nước ta về phát triển cao su
tiểu điền
Cao su tiểu điền là vườn cao su thuộc sở hữu của nông dân, do nông dân
bỏ vốn ra đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn phát triển cao su
nhân dân. [4]
Quyết định 327CT ngày 15 – 02 - 1992 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng
(nay là thủ tướng chính phủ) quyết định đề ra phương hướng, chiến lược phát
triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và đặt ra nhiệm vụ cho các ngành các cấp
phải động viên cao độ sức lực trí tuệ tiền của của mọi thành phần kinh tế dưới
3
nhiều hình thức và mức độ khác nhau tham gia dự án phủ xanh đất trống đồi
núi trọc, rừng bồi ven biển và mặt nước.
Dự án đa dạng hóa nông nghiệp của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 25 – 4 - 1998. Nội dung là phát
triển cao su tiểu điền, trong đó trồng mới 60000 ha và phục hồi chăm sóc
17600 ha cao su hiện có của các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, KonTum, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Bình Thuận.
Ngoài ra, dự án còn đề cập đến việc tăng cường quản lý, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thâm canh đa dạng hóa nông nghiệp với tổng số vốn đầu tư
là 84,6 triệu USD
Cao su tiểu điền có đầu tư nhỏ, cơ sở hạ tầng không tốn kém nhiều
nhưng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật kém, năng suất thấp, chất
lượng kém, không đồng đều, nhưng nó nuôi sống con người quanh năm bằng
kinh tế gia đình. Tổng diện tích cao su thế giới năm 2004 là khoảng 9.400.000
ha trong đó cao su tiểu điền chiếm khoảng 80%. [11]
Hình thức sản xuất cao su tùy theo từng quốc gia, có nơi cao su được
trồng trên vùng đất rộng lớn từ 55 ha đến 10.000 ha hoặc hơn nữa gọi là cao
su đại điền, có nơi cao su được trồng trên diện tích từ 1 - 2 ha với quy mô nhỏ
gọi là cao su tiểu điền. Tuy nhiên trên phạm vi thế giới thì cao su tiểu điền là
thành phần quan trọng, chiếm khoảng 80 - 90 % tổng diện tích cao su. Riêng
ở Mêhyco, Cameroon, Campuchia và Trung Quốc, thành phần cao su tiểu
điền chiếm không đáng kể khoảng từ 3 - 5 % hoặc kém hơn nữa.
2.1.2 Cơ sở sinh thái học của cây cao su
Cao su là cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ thuộc lưu
vực sông Amazon và vùng kế cận. Do đó mà điều kiện sinh thái mà nó đòi hỏi
cũng mang đặc trưng của vùng sinh thái nhiệt đới. Các yếu tố sinh thái để cao
su phát triển thích hộ nhất thể hiện:
- Về địa hình
Loại đất: Cây cao su có thể trồng được trên nhiều loại đất với mức độ
thích hợp khác nhau. Mỗi loại đất thì ảnh hưởng đến tố độ sinh trưởng, năng
suất, tuổi thọ cũng như chất lượng mủ cao su. Tuy nhiên đất đỏ bazan và đất
phù sa cổ là thích hợp nhất với cây cao su.
4
Độ sâu tầng đất: Cây trồng trên đất có độ sâu nông đều không có lợi
cho việc trồng cao su do bị hạn chế bởi sự phát triển của rễ cọc, cao su trồng
trên đất này thường sinh trưởng kém về chiều cao, có khi cành lá còn bị héo
vàng sau 2 hoặc 3 năm trồng. Vì vậy độ sâu thích hợp nhất cho việc trồng cao
su lâu dài thường được quy định ít nhất là 2 m. Tuy nhiên trong thực tế các
loại đất có tầng canh tác dày từ 1 m trở lên cũng có thể xem là đạt yêu cầu. [6]
Độ dốc: Độ dốc đất có liên quan đến độ phì của đất. Đất càng dốc thì sự
xói mòn xảy ra càng mạnh khiến lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Cao su được
trồng trên vùng có độ dốc nhỏ hơn 8% nhưng từ 8 - 16% cũng có thể trồng được
nhưng phải chú ý đến biện pháp chống xói mòn, như trồng theo ruộng bậc thang
hoặc theo đường đồng mức và kết hợp trồng cây chống xói mòn. [6]
Đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30
0
, cao độ dưới 700 m , không
bị ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏi, đá trong độ sâu 80 cm cách mặt
đất. [12]
Độ sâu tầng đất trồng co su được phân loại theo độ thích hợp như sau:
Độ sâu trên 1 m: Rất thích hợp
Độ sâu từ 0,7 – 1 m: Thích hợp trung bình
Độ sâu từ 0,5- 0,7 m: Ít thích hợp
Độ sâu từ dưới 0,5 m: Không thích hợp. [3]
- Khí hậu thời tiết:
Nhiệt độ: Cao su là cây trồng nhiệt đới nên thường sinh trưởng bình
thường trong khoảng nhiệt độ là từ 22 - 30
0
C, khoảng nhiệt độ tối thích là 26 -
28
0
C. Nhiệt độ thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cảu cây và gây trở
ngại cho quá trình khai thác.Nếu nhiệt độ lớn hơn 30
0
C thì gây các hiện tượng
như chóng đông khi khai thác, năng suất mủ giảm.
Gió: Gió lớn thường gây đỗ ngã đứt rễ, tác nhân đầu tiên cho các bệnh
về thân cành do đó làm giảm mật độ vườn cây và giảm năng suất mủ. Gió khô
như gió lào sẽ giảm mật độ vườn cây đáng kể. Mức độ gió thích hợp cho cây
cao su là 1- 2m/s.
Lượng mưa: Cao su thường được trồng trong vùng có lượng mưa từ
1800 - 2500mm/năm. Số ngày mưa thích hợp nhất trong năm là từ 100 - 150
5
ngày. Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng cao su là trên
75%. [6]
2.2 Tình hình phát triển cao su tiểu điền trên thế giới
Cây cao su là cây công nghiệ cho chu kỳ kinh doanh từ 20- 30 năm.
hiệu quả kinh tế mà cây cao su mang lại cho các nước là rất lớn, trong đó cây
cao su tiểu điền đã góp phần giải quyết những vấn đề nan giải cho nhiều nước
như vấn đề việc làm của cư dân nông thôn, cơ cấu cây trồng cho vùng gò đồi
có điều kiện canh tác khó khăn, cải thiện thu nhập nâng cao đời sống cho
người nông dân. Hình thức sản xuất cao su tuỳ theo từng quốc gia, có nơi cao
su được trồng trên vùng đất rộng lớn từ 500 ha đến 10000 ha hoặc hơn nữa
gọi là cao su đại điền, có nơi cao su được trồng trên diện tích hẹp từ 1 – 2 ha
với quy mô nhỏ gọi là cao su tiểu điền. [2], [7]
Diện tích CSTĐ trên thế giới chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn diện tích cao su
đại điền, bình quân là 82%. Tại tất cả các nước đều có ít nhất một cơ quan nhà
nước thực thi nhiệm vụ hỗ trợ phát triển CSTĐ. Cụ thể là: giúp tiểu điền tiếp
cận với giống mới, kỹ thuật nông nghiệp thích hợp, cải tiến chất lượng sản
phẩm và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường v.v
Thái Lan
Tại Thái Lan, trong 2,1 triệu ha cao su thì có đến trên 90% thuộc CSTĐ
với gần 1 triệu tiểu chủ. Từ năm 1960, chính phủ đã thành lập Văn phòng
Quỹ hỗ trợ tái canh cây cao su, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã.
Văn phòng có nhiệm vụ tài trợ cho nông dân tái canh cây cao su với giống
mới năng suất cao và cung cấp vật tư phân bón, khuyến cáo các biện pháp tiến
bộ, thành lập các hợp tác xã sơ chế cao su chất lượng cao và hình thành mạng
lưới các chợ cao su để nông dân và thương gia mua bán sòng phẳng, công
khai. Tại Thái Lan còn có các Trung tâm chế biến tập trung theo nhóm được
thành lập trên khắp đất nước với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu cao su Thái
Lan nhằm cải thiện chất lượng CSTĐ. Ngoài ra còn có Hợp tác xã cao su để
khuyến khích CSTĐ sản xuất cao su tờ xông khói RSS và cao su xông hơi
ADS có chất lượng tốt hơn, giá bán cao hơn cho nông dân. Thông qua sự hỗ
trợ của chính phủ, đến nay đã có gần 700 hợp tác xã CSTĐ ở Thái Lan và đã
hình thành Liên đoàn hợp tác xã cao su Thái Lan. Các hợp tác xã này đủ
6
mạnh để bán hàng trực tiếp cho nhà xuất khẩu cao su. Để giúp CSTĐ tăng
cường khả năng tiếp cận thị trường nhằm tránh bị chèn ép giá, nhà nước đã
khuyến khích thành lập các tổ chức tiếp thị theo nhóm nhằm tạo ra sản phẩm
cao su đủ lớn cho từng nhóm nông dân, giúp họ tăng khả năng cạnh tranh, bán
được giá cao. Khi số lượng nhóm đủ nhiều sẽ thành lập các Hiệp hội người
trồng cao su ở các tỉnh và liên kết thành Liên đoàn hiệp hội người trồng cao
su Thái Lan hoạt động khắp đất nước dưới sự quản lý của Cục Khuyến nông.
Ở Thái Lan còn có 2 chợ trung tâm tại hai vùng trồng cao su chính Hatyai và
Suratthani hoạt động theo cơ chế đấu giá để mua cao su trực tiếp từ các hợp
tác xã hoặc các hiệp hội người trồng cao su. Với cơ chế này, CSTĐ được tiếp
cận trực tiếp với giá bán hợp lý, không bị chèn ép bởi các nhà buôn trung
gian. [11]
Malaysia
Malaysia hiện có khoảng 1,31 triệu ha cao su, trong đó CSTĐ chiếm
89%. Tại Malaysia có Cơ quan phát triển đất liên bang (FELDA) được chính
phủ thành lập từ năm 1956 nhằm phục hồi đất nông nghiệp để tăng thu nhập
cho các nhóm nông dân và tăng diện tích cho các hộ. Các cây trồng được
FELDA hỗ trợ là cao su, cọ dầu, lúa và một số cây khác. Các hộ này được xây
dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, khai hoang trồng mới bởi các công ty chuyên trách
sau đó cấp cho dân tái định cư để chăm sóc khai thác. Chi phí đầu tư được
người dân hoàn trả dần hàng tháng khi thu hoạch trong vòng 15 năm. Tổ chức
thứ hai cũng có chức năng hỗ trợ CSTĐ là Cơ quan phát triển cao su tiểu điền
(RISDA). RISDA có nhiệm vụ hỗ trợ nông dân tái canh cao su và thành lập
một số cơ sở hạ tầng giúp phát triển CSTĐ, như xây dựng xưởng sơ chế cao
su, nhà kho… trên khắp lãnh thổ Malaysia. Theo phương thức này, các tiểu
điền kết hợp với nhau trên từng vùng thành một mini đại điền. RISDA thành
lập một công ty để quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ công việc trồng, khai
thác, chế biến đến tiếp thị sản phẩm theo phương thức đại điền. Tổ chức thứ
ba ở Malaysia là Cơ quan phục hồi và củng cố đất liên bang (FELCRA).
FELCRA có nhiệm vụ khai hoang đất mới để định cư dân nghèo không có đất
và chính phủ cho vay vốn khai hoang, trồng mới, chăm sóc và thu hồi vốn dần
khi cây cao su được cạo mủ. [10]
7
Ấn Độ
Ấn Độ hiện có trên 600.000 ha cao su, trong đó CSTĐ chiếm 88%.
Chính phủ nước này khuyến khích CSTĐ thành lập các hợp tác xã và hỗ trợ
nông dân qua hợp tác xã về vốn vay, vật tư, chuyển giao các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, tổ chức sơ chế và tiếp thị tập trung. Từ năm 1985, Ấn Độ thành lập
tiếp Hội người sản xuất cao su (RPS). RPS là một tổ chức tự nguyện giúp đỡ
lẫn nhau của các tiểu điền, hoạt động phi lợi nhuận, được sự hỗ trợ của Tổng
cục cao su Ấn Độ nhằm phổ biến các kỹ thuật mới để cải thiện chất lượng
vườn cây và năng suất, phát triển cao su tập trung theo nhóm (50 - 200 tiểu
điền) để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực tiếp thị thị trường cho các
tiểu điền. Hiện có khoảng 2.500 RPS ở Ấn Độ và ngày càng phát triển. [10]
Indonesia
Indonesia là nước có diện tích cao su lớn nhất thế giới, với gần 3,3 triệu
ha, trong đó tiểu điền chiếm 85%. Tại đất nước vạn đảo này, cây cao su là
nguồn thu nhập chính cho ít nhất 15 triệu người. Nhận thức tầm quan trọng
của CSTĐ, chính phủ Indonesia đã triển khai một số dự án phát triển CSTĐ
với nguồn tài trợ từ chính phủ và các định chế tài chính quốc tế khác, trong đó
quan trọng nhất là hai chương trình sau:
- Phương thức đại điền hạt nhân và các tiểu chủ cao su (NES): Chương
trình nhằm khai phá các vùng đất mới và tái định cư nông dân theo phát triển
một đại điền quốc doanh làm hạt nhân và bao quanh nó là vùng CSTĐ với
mục tiêu đại điền quốc doanh hỗ trợ cho CSTĐ. Cụ thể là xây dựng hạ tầng,
nhà cửa cho nông dân, trồng và chăm sóc vườn cao su đến khi đưa vào khai
thác. Trong thời gian kiến thiết cơ bản, nông dân được đại điền quốc doanh
tuyển dụng để chăm sóc vườn cây. Đến khi khai thác mỗi tiểu chủ sẽ được
giao khoảng 2 ha cao su khai thác, bán mủ cho nhà máy trung tâm quốc
doanh. Đại điền quốc doanh sẽ khấu hao trừ 25% thu nhập của tiểu điền để
hoàn trả chi phí đầu tư.
- Phương thức Ban quản lý dự án (PMU): Theo chương trình này, nông
dân là chủ của vườn cây cao su ngay khi bắt đầu trồng. Họ chịu trách nhiệm
trồng và chăm sóc vườn cây của mình với vốn tín dụng từ nhà nước. Mô hình
8
này có hạn chế là tốn tiền, chỉ thích hợp với cao su đại điền nên không được
phổ biến.
Vào cuối thập niên 1990, Indonesia triển khai Mô hình tái canh cao su có
sự tham gia của nông dân và các thành phần liên quan khác nhằm khắc phục
những hạn chế của mô hình NES và PMU và đến nay vẫn chưa có đánh giá
đầy đủ về hiệu quả của mô hình. [10]
2.3 Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở trong nước
Ngày 17/12, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh danh mục dự
án "Đa dạng hóa nông nghiệp giai đoạn 2" do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)
đồng tài trợ với Ngân hàng Thế giới (WB) thành dự án "Phát triển cao su tiểu
điền" sử dụng vốn vay PS2 của AFD là 14,8 triệu Euro và viện trợ không
hoàn lại là 0,63 triệu Euro.
Được biết, trong kế hoạch từ nay đến năm 2020, Hiệp hội Cao su Việt
Nam sẽ phát triển thêm 180.000 ha cao su tiểu điền, đưa tổng diện tích cao su
tiểu điền của cả nước lên 350.000 ha (chiếm 50% tổng diện tích cao su của cả
nước). [9]
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, đến nay tổng diện tích cây cao su cả
nước đạt gần 500.000ha, tăng gấp 5 lần so với năm 1980; trong đó, diện tích
cao su tiểu điền chiếm trên 37%. Đặc biệt từ đầu năm 2005 đến nay, phần lớn
diện tích trồng mới lại là cao su tiểu điền, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
Tuy nhiên, do mức đầu tư thấp, trình độ kỹ thuật chưa cao, nên năng
suất mủ của cao su tiểu điền chỉ đạt bằng 1/2 năng suất cao su ở các nông
trường quốc doanh. Hơn nữa, việc chế biến cao su tiểu điền là ở các xí
nghiệp tư nhân nhỏ nên chất lượng mủ thấp, giá bán không cao. Để có thể
tận dụng được nhiều nguồn mủ cao su từ cao su tiểu điền và nâng cao giá trị
của mủ chế biến, nhiều công ty cao su nhà nước đã tổ chức thu mua và thực
hiện nhiều chính sách khuyến khích nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho cả
hai bên. [12]
Trước 1975, ở miền Nam, CSTĐ phát triển một cách tự phát và chỉ
chiếm khoảng 4% tổng diện tích cao su. Từ 1992 - 1997 CSTĐ được khuyến
khích theo dự án trồng rừng của Chính phủ hoặc do nông dân tự đầu tư. Từ
năm 1998 đến 2006, CSTĐ ở VN có sự tăng nhanh về diện tích thông qua
thực hiện 30.800 ha cao su và phục hồi 10.600 ha CSTĐ từ Dự án Đa dạng
9
hóa nông nghiệp. Tại VN, quy mô CSTĐ khác nhau tùy vùng, mức bình quân
từ 1,5 ha/hộ ở các tỉnh phía Bắc Trung bộ, 2,9 ha/hộ ở Đông Nam bộ và 3,2
ha/hộ tại Tây Nguyên.
Từ năm 2004 đến nay, giá cao su nguyên liệu tăng liên tục, trong khi các
đơn vị cao su quốc doanh (CSQD) hầu như không còn đất để mở rộng diện
tích trồng mới thì người dân ở nhiều địa phương trong nước ta đổ xô trồng
cao su với mức tăng bình quân 3%/năm và được dự báo sẽ tăng cao hơn trong
năm 2008. Riêng tại khu vực Đông Nam Bộ bình quân mỗi năm diện tích
CSTĐ tăng từ 13.000 đến 20.000 ha. Theo Hiệp hội cao su VN (VRA), đến
năm 2007, diện tích CSTĐ chiếm khoảng 253.320 ha, bằng 46,1% tổng diện
tích với trên 75.000 hộ trồng cao su ở 24 tỉnh thành. Mục tiêu mà Chính phủ
đưa ra là đến năm 2010, diện tích cao su VN sẽ tăng lên 700.000 ha so với
520.000 ha hiện nay, trong đó diện tích trồng mới chủ yếu là CSTĐ (dự kiến
chiếm 350.000 ha trong 700.000 ha). [8]
Diện tích CSTĐ hiện chiếm 46,1% diện tích cao su cả nước nhưng chỉ
chiếm khoảng 33,8% sản lượng. Nếu như năm 2007, năng suất bình quân của
toàn Tập đoàn CNCS VN là 1,79 tấn/ha, có 55 nông trường và 10 công ty với
tổng diện tích 99.000 đạt năng suất từ 1,8 - 2 tấn/ha thì CSTĐ dù đã có tiến bộ
vẫn chỉ ở mức 1,4 tấn/ha. [10]
Bảng 1: So sánh cao su tiểu điền và cao su quốc doanh
Năm 2004 2007
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
CSTĐ
- Diện tích (ha) 287,291 63,3 296.280 53,9
-Sản lượng (tấn) 340.327 81,2 398.140 66,2
-Năng suất (kg/ha)
1.530 1.716
CSQD
- Diện tích (ha) 166.81 36,7 253.320 46,1
-Sản lượng (tấn) 78.673 18,8 203.560 33,8
-Năng suất (kg/ha) 981 1.440
[Nguồn: ]
10
Hiện nay giá cao su tăng mạnh và lượng cầu trên thị trường lớn, lợi
nhuận từ cây cao su khích lệ các nông hộ trồng cao su. Mặc dù trong những
năm qua diện tích cao su có tăng cao nhưng năng suất và sản lượng chưa
tương xứng với tiềm năng của nó. Nguyên nhân là do trước đây, các nông hộ
chưa nắm vững kỹ thuật, thiếu thông tin về việc chọn giống, tỷ lệ trồng không
cao dẫn đến mật độ cây cạo thấp. Phân bón chưa đầy đủ trong thời kỳ kiến
thiết cơ bản. chăm sóc ít, cạo cây còn non chưa đạt đến tiêu chuẩn mở miệng
cạo làm cho cây mất sức, tay nghề cạo kém nên tỷ lệ cây bị phạm nhiều và
hao dăm lớn, chế độ cạo lớn kể cả trời mưa làm cây bị bệnh dẫn đến sản
lượng giảm.
Công tác bảo vệ thực vật chưa được chú trọng. Do thiếu vốn nên đầu tư
thấp, với 1 ha cao su quốc doanh suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản được đầu tư
với giá từ 36 - 40 triệu đồng trong khi đó cao su tiểu điền chỉ từ 15 - 20 triệu
đồng, hộ dân nghèo lại càng tiết kiệm hơn.
Do giá tăng, người dân mong muốn mở thêm diện tích trồng cao su và
đầu tư thâm canh để có thể phát triển bền vững, và dự án Đa dạng hóa đã giải
quyết được phần nào nhu cầu đó. Dự án này bắt đầu triển khai việc trồng mới
các diện tích cao su tiểu điền từ năm 2000 với mục đích hỗ trợ vốn vay dài
hạn từ tín dụng của ngân hàng thế giới và quỹ phát triển của Pháp để cho 3
tỉnh Tây Nguyên và 7 tỉnh miền Trung trồng cao su. Trong đợt I từ năm 2000
- 2006 dự án đã trồng mới 30.888 ha cao su (đạt 103% mục tiêu) trong đó chỉ
có 1,5% diện tích có chất lượng kém. Các tỉnh tham gia trồng mới cao su tiểu
điền thuộc Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp từ 2000 - 2006 có diện tích bảng
dưới đây [5].
11
Bảng 2: Diện tích cao su tiểu điền của Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp ở
các địa phương
Đơn vị tính: ha
Tỉnh 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng
Quảng Bình 120 119 83 - 542 747 259 1.870
Quảng Trị - 190 303 202 1035 1019 1134 3884
Thừa T. Huế - 393 1007 1437 1209 916 992 5954
Quảng Ngãi - 69 98 83 - - - 250
Phú Yên - 102 266 513 254 322 346 1803
Bình Thuận - 69 27 236 430 255 605 1721
Kon Tum 3 477 598 389 664 957 1589 4676
Đăc Lắc - 36 103 62 101 219 278 800
Đắc Nông 37 471 1352 810 960 313 869 4812
Tổng 159 1984 3934 4069 5964 6292 8484 30888
[Nguồn: Báo cáo hoàn thành dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp 2007]
Thực tế cho thấy, 1 ha cao su kiến thiết cơ bản (KTCB) của quốc doanh
tính cho 7 năm có vốn đầu tư từ 40 - 60 triệu đồng tuỳ theo vùng đất, loại
giống và chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng. Cao su tiểu điền có thể ít hơn từ 15 -
20%. Chính vì vốn đầu tư ban đầu rất lớn, thời kỳ KTCB dài gây không ít khó
khăn cho nhà sản xuất, nhất là các hộ gia đình. Trong khi đó việc đầu tư cho
cao su trong thời kỳ sản xuất - kinh doanh thường phụ thuộc vào trình độ
thâm canh, khả năng kinh tế của các nhà sản xuất và giá cao su hiện hành. Giá
mủ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất và thu nhập của người lao động,
nhất là đối với cao su tiểu điền làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự đầu tư trở lại
của nông hộ. Điển hình như năm 2001, giá cao su mủ xuống thấp, các vườn
cao su không những không được đầu tư chăm sóc mà một số còn bị khai thác
để bán gỗ.
Tuy nhiên, năng suất mủ thấp, nhưng do lợi thế về điều kiện tự nhiên,
nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp cộng với việc áp dụng phương
12
pháp canh tác hiệu quả nên giá thành sản xuất cao su của Việt Nam tương đối
thấp so với các nước trong khu vực.
Trong giai đoạn 1994 - 1997, chi phí sản xuất cao su trung bình của Việt
Nam khoảng 650 USD/tấn, chỉ bằng khoảng 60% chi phí sản xuất cao su của
Malaysia và 70% chi phí sản xuất của Indonesia và Thái Lan. Đến nay, giá
thành sản xuất cao su đã giảm xuống đáng kể từ mức trên 600 USD/tấn xuống
mức chỉ còn dưới 500 USD/tấn. Giá thành sản xuất giảm đã cải thiện đáng kể
khả năng cạnh tranh của ngành cao su trong những năm gần đây. [11]
2.4 Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở một số tỉnh miền Trung
Cây cao su cũng được người dân miền Trung hưởng ứng rất nhiệt tình.
Phải sống trong vùng mà thiên nhiên không mấy ưu đãi ngưng họ vẫn không
ngừng mở mang diện tích đầu tư phát triển cao su tiểu điền.
Thừa Thiên-Huế: Phát triển diện tích trồng cây cao su lên hơn 11.000 ha
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2012, tỉnh Thừa Thiên-Huế có kế hoạch
trồng mới hơn 4.000 ha cây cao su trên vùng gò đồi tại các huyện Nam Đông,
Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới, nâng diện tích cây cao su toàn
tỉnh lên hơn 11.000 ha. Mấy năm qua, từ các dự án đa dạng hoá nông nghiệp,
và chương trình 327 hỗ trợ bà con nông dân các địa phương trong tỉnh Thừa
Thiên-Huế đã trồng được hơn 7.500 ha cao su. Cao su đang được biết đến như
là cây xoá đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa tại các
huyện Nam Đông, Phong Điền, Hương Trà
Bình Thuận: Cao su trở thành cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều nông dân
Thời gian gần đây,chương trình trồng CSTĐ tại Bình Thuận đã có những
biến chuyển mới theo chiều hướng gia tăng. Nhờ dự án CSTĐ mà nhiều hộ
dân tại huyện Tánh Linh, Đức Linh, đã có đời sống ổn định, đã có nhiều hộ
dân xóa nghèo bằng trồng cây cao su.
Bình Định cũng bắt đầu trồng cao su. UBND tỉnh Bình Định vừa cấp
giấy phép cho 2 doanh nghiệp triển khai trồng cao su tại huyện miền núi Vân
Canh. Trong đó, Công ty Cổ phần cao su Bình Định đầu tư 441 tỷ đồng từ
nay đến năm 2014 trồng 5.800 ha và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh
đầu tư 94,2 tỷ trồng 1.216 ha cao su. Từ sau năm 1975 đến nay, cây cao su
mới bắt đầu tập trung trồng trên diện rộng ở Bình Định.
13
Quảng Trị: “Đầu tư đặc biệt” cho cây cao su với diện tích 14.100 ha.
Tỉnh Quảng Trị vừa triển khai trồng mới 400 ha CSTĐ tại xã A Dơi.
huyện Hướng Hóa, mở đầu cho chương trình trồng mới 2.000 ha cây CSTĐ
trên địa bàn 5 xã vùng Lìa thuộc phía Nam của huyện Hướng Hóa giai đoạn
2006 - 2010. Trước tình hình giá mủ cao su có xu hướng ngày càng tăng cao.
một bộ phận lớn nông dân đã và đang dành sự quan tâm “đầu tư đặc biệt” cho
cây CSTĐ. [11]
Nước ta hiện nay cao su nông hộ có diện tích nhỏ hơn 3 ha chiếm 55%.
Từ 3- 10 ha chiếm 35%, có nông hộ quản lý hàng trăm hecta cao su như tỉnh
Bình Dương và Bình Phước. Diện tích cao su nông hộ dưới 3 ha tập trung phổ
biến chủ yếu ở vùng duyên hải Miền trung và Bắc trung Bộ nơi địa hình bị cắt
xẻ mạnh và điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn. [4]
Hiện nay cao su tiểu điền đang được Nhà nước quan tâm phát triển.
Chính sách giao đất giao rừng, và các chính sách tín dụng, khuyến nông đã
bước đầu tạo điều kiện cho cao su tiểu điền phát triển. Tuy nhiên, cao su tiểu
điền cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, nhất là vốn đầu tư, giá
các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Nguồn vốn chủ yếu trong các tổ
chức này là nguồn vốn vay từ ngân hàng phát triển Nông nghiệp. Lượng vốn
được vay tùy thuộc vào quy mô diện tích. Hiện nay sản phẩm của các tổ chức
này chủ yếu là mủ thô cung cấp cho các Doanh nghiệp Nhà nước hoặc tư
nhân làm công tác chế biến, giá cả không ổn định [1].
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ có tham gia trồng cao su từ năm 1992
đến 2009 trên địa bàn xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ tỉnh
Quảng Trị.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến phát triển cao su
tiểu điền
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế xã hội
3.3.2 Thực trạng phát triển cao su tiểu điền hiện nay của xã Cam Nghĩa
- Tình hình phát triển cao su tiểu điền trong những năm trở lại đây ở cấp
cộng đồng.
- Tình hình phát triển cao su tiểu điền trong những năm trở lại đây ở cấp
nông hộ.
3.3.3 Vai trò của cao su tiểu điền trong kinh tế hộ
3.3.4 Những nhân tố cản trở đến việc phát triển cao su tiểu điền
* Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Khí hậu thời tiết
- Ảnh hưởng của đất
* Nhóm nhân tố nội lực
- Ảnh hưởng của vốn
- Ảnh hưởng của lao động
* Ảnh hưởng của đầu ra
* Ảnh hưởng của chính sách
3.3.5 Công tác khuyến nông trong phát triển cao su tiểu điền
3.3.6 Một số giải pháp chủ yếu
* Nhóm giải pháp về điều kiện tự nhiên
15
- Giải pháp về thời tiết
- Giải pháp về đất
* Nhóm giải pháp về nội lực
- Giải pháp về vốn
- Giải pháp tố lao động
* Giải pháp về đầu ra
* Giải pháp về chính sách
* Một số giải pháp liên quan khác
3.4 Phương Pháp nghiên cứu
3.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp
- Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã của các năm
- Các tài liệu về chương trình 327 (phủ xanh đất trống đồi núi trọc), Đa
dạng hóa, Đề án phát triển cao su của huyện Cam Lộ giai đoạn 2008 - 2010
có tính đến 2015.
- Các tài liệu văn bản hướng dẫn triển khai các chương trình dự án trồng
cao su tiểu điền.
- Các tài liệu viết về Quy trình kỹ thuật cây cao su của Công ty cổ phần
nông sản Tân Lâm, Tổng công ty cao su Việt Nam
- Các luận văn nghiên cứu về cao su tiểu điền của xã Cam Nghĩa.
Các thông tin trên được thu thập ở UBND xã Cam Nghĩa, Công ty Cổ
phần nông sản Tân Lâm, Phòng nông nghiệp và các ban ngành liên quan.
3.4.2 Thu thập thông tin sơ cấp
a. Quan sát thực tế
Quan sát hiện trường thực tế trong thời gian nghiên cứu đề tài. Phương
pháp này giúp phản ánh một cách thực tế và khách quan hơn các thông tin liên
quan đến đề tài. Nội dung quan sát bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến
việc phát triển cao su tiểu điền của người dân địa phương xã Cam Nghĩa.
b. Phỏng vấn hộ
- Đối với phỏng vấn hộ
+ Tiêu chí chọn hộ: Là những hộ có trồng cao su từ năm 1992 đến
năm 2009
16
+ Dung lượng mẫu: Tất cả là 30 hộ trong đó 10 hộ trồng cao su theo
chương trình 327, 18 hộ trồng theo chương trình Đa dạng hóa, 2 hộ trồng theo
Đề án phát triển cao su tiểu điền của huyện (Đề án huyện)
+ Phương pháp chọn hộ:
Xin danh sách tất cả các hộ có tham gia trồng cao su từ năm 1993 đến nay
tại địa bàn xã Cam nghĩa huyện Cam Lộ, tính phần trăm các hộ trồng cao su theo
CT 327, Đa dạng hóa, Đề án huyện sau đó tính mỗi loại hộ đó đối với 30 hộ. Từ
đó được kết quả mỗi loại hộ như trên. (Các hộ trên không trùng nhau)
- Đối với phỏng vấn cán bộ chính quyền địa phương, người am hiểu
thì thông tin nào còn thiếu mà phỏng vấn hộ còn thiếu hoặc mang tính
chất kiểm cứng, đối chiếu.
c. Thảo luận nhóm người dân:
Nhóm thảo luận gồm 15 người bao gồm là những người có am hiểu sâu
sắc đến tình hình phát triển cây cao su tiểu điền như là khuyến nông viên cơ
sở, những người có tham gia khai thác mủ cao su của công ty cao su Tân Lâm
và có các hộ trồng cao su theo các chương trình.
3.3.3 Xử lý số liệu
Dùng phần mềm excel để nhập và xử lý thông tin đã thu thập được.
Tiến hành mã hóa và thống kê các số liệu thu thập được sau đó phân
tích định tính và định lượng.
Đối với thông tin định tính thì phân tích đánh giá, đối với thông tin
định lượng thì dùng các hàm như sum, average, count,… để tính toán.
17
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Cam Nghĩa là một xã thuộc huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị nằm về phía
Tây Nam của huyện Cam Lộ cách thị trấn Cam Lộ 10 km, có tọa độ địa lý
nằm trong khoảng :
16
0
46’48’’- 16
0
57’30’’ vĩ độ Bắc
107
0
10’00’’- 107
0
11’00’’ kinh độ Đông
Và có ranh giới hành chính tiếp giáp với
- Phía Bắc giáp xá Cam Thành
- Phía Tây và Nam giáp huyện DaKrong tỉnh Quảng Trị
- Phía Đông giáp xã Cam Chính
b. Địa hình
Địa hình của xã được phân theo ba tiểu vùng khác nhau:
- Tiểu vùng địa hình đồi núi thấp dần chạy từ phía Tây Bắc qua Đông
Nam. độ cao từ 200- 400 m so với mặt nước biển được hình thành bởi các dải
đồi núi và khe suối liên tiếp nhau có độ dốc lớn bị chia cắt mạnh bởi các dải
núi liên tiếp nhau. Tiểu vùng địa hình này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Tiểu vùng địa hình thoải lượn sóng phân bố ở vùng Đông Bắc của xã
độ cao 50 - 100 m hình thành bởi các dãi đồi liên tiếp nhau thích hợp sử dụng
vào mục đích nông nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày.
- Tiểu vùng đồng bằng phân bố ở Trung tâm xã, là vùng thuận tiện cho
việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên vùng này không lớn.
c. Đất đai
Với tổng diện tích đất tự nhiên 5.578,05 ha, trong đó sở hữu một diện tích
lớn đất đỏ bazan cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các cây
dài ngày như hồ tiêu và cao su. Địa hình phân bố thành các tiểu vùng như sau:
18
- Đất nâu đỏ bazan (fk) 30% đất tự nhiên phân bố ở phía Bắc và vùng
Trung tâm xã phần lớn có địa hình lượn sóng, thấp, thoải, độ dốc dưới 15
0
.
Loại đất này có thể đưa vào sử dụng trông cây hồ tiêu, cao su và cà phê.
- Đất đen trên Bazan (Ru) là loại đất hình thành do phong hóa của bazan
chiếm 2,4% đất tự nhiên, là loại đất có khả năng sản xuất lúa chủ yếu của xã.
- Đất đỏ vàng trên đá sét (fs) phù sa không bồi chiếm 67,6% phân bố ở
phía nam và phía bắc của xã. Phần lớn độ dốc > 15
0
. Địa hình chia cắt mạnh.
thảm thực vật bị phá hủy nghiêm trọng. Độ pH biến động từ 4,8 - 5,0, là loại
đất có thể đưa vào sử dụng sản xuất lâm nghiệp.
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Cam Nghĩa năm 2009
TT Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 5.578,05 100
1 Đất nông nghiệp 3.991,18 71,55
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.417,71 25,42
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 318,09 5,70
Đất trồng lúa 126,64 2,27
Đất trồng cây hàng năm khác 191,45 3,43
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.099,62 19,71
Đất trồng cao su 484,3 8,68
Đất trồng hồ tiêu 220 3,94
Đất trồng cà phê 6,3 0,11
Đất trồng cây lâu năm khác 389,02 6,97
1.2 Đất lâm nghiệp 2.560,83 45,91
1.2.1 Đất rừng sản xuất 731,19 13,11
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.829,64 32,80
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 12,32 0,22
1.5 Đất nông nghiệp khác 0,32 0,01
2 Đất phi nông nghiệp 805,82 14,45
2.1 Đất ở 39,54 0,71
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 39,54 0,71
2.2 Đất chuyên dùng 622,6 11,16
3 Đất chưa sử dụng 781,05 14,00
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3,99 0,07
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 777,06 13,93
[Nguồn: Số liệu thống kê của xã]
19
Từ bảng cơ cấu đất đai ta thấy, ở địa phương thì đất dành cho việc phát
triển cây lâu năm chiếm diện tích khá lớn 19,71% trong đất nông nghiệp.
Nhưng trong đó thì diện tích dành cho phát triển cao su là rất lớn và chiếm tỷ
lệ cao nhất 8,68%, tiếp theo là đến hồ tiêu 3,94% và chiếm diện tích nhỏ nhất
là đất dành cho phát triển cây cà phê 0,11%. Trong sự phát triển của xã thì
cây cao su được ưu tiên rất lớn, chính quyền cũng như người dân đều tập
trung đầu tư vào cây cao su. Nó không chỉ có giá trị lớn trong việc phòng hộ
mà bên cạnh đó nó còn giữ một vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng của xã
và thu nhập của người dân trên địa bàn xã. Phần đất chưa sử dụng của xã của
cũng chiếm một tỷ lệ khá cao 14,00 % , tuy nhiên diện tích này chủ yếu là đất
đồi núi trọc, có độ dốc cao, khó canh tác chiếm 13,93%, đất bằng chưa sử
dụng chiếm 0,07%, diện tích này chủ yếu là đất dự phòng của xã nên có thể
nói tiềm năng về đất trồng cao su của xã cũng hạn chế.
d. Khí hậu thời tiết
Cũng như đặc điểm chung của tỉnh và huyện, xã Cam Nghĩa nằm trong
vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình của tỉnh
Quảng Trị. Đặc trưng của nó là có nền bức xạ nhiệt cao và có sự phân hóa
theo mùa rõ rệt. Tác động của hoàn lưu khí quyển và địa hình ở đây đóng vai
trò quyết định khí hậu của huyện. Khí hậu ở đây mang đặc trưng của khí hậu
gió mùa khá điển hình, phân thành hai mùa chính là mùa rét - ẩm ướt bắt đầu
từ tháng 8 đến tháng 2, mùa khô - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, còn
giai đoạn giữa hai mùa tạo thành hai mùa chuyển tiếp có đặc trưng khí hậu rất
đặc biệt 25,3
0
c và có sự biến động rất rõ rệt tùy theo từng thời điểm trong
năm. Trong các tháng 4 đến tháng 8 gió Tây Nam khô nóng qua đèo Lao Bảo
và tràn qua lãnh thổ huyện, càng đi về phía Đông càng nóng lên, trong mùa
này có lúc gió Tây Nam khô nóng kéo dài hàng chục ngày làm cho không khí
nóng lên đến 40
0
c, độ ẩm tụt xuống dưới 35%, trong khi đó ở Tây Trường
Sơn mưa to và khí hậu mát mẻ.
Mùa hè gió Tây Nam khô nóng. Đây là nguyên nhân làm hạn chế đến
sinh trưởng cũng như khai thác mủ làm hao hụt nguồn nước, gây khô hạn, đất
nứt nẻ. Mùa Đông gió Đông Bắc ẩm ướt, mưa quá tập trung, bão lụt nhiều
làm gẫy cây cao su. Ẩm độ bình quân trong 5 năm trở lại đây là khá cao
20
2.482,0 mm/năm. Số ngày mưa trong năm dao động từ 132 - 168 ngày giữa
các năm (tương đương khoảng từ 5 - 6 tháng). Những tháng có mưa nhiều
nhất thường rơi vào tháng 8, 9, 10 thường có kèm theo bão, có thể gây lũ lụt
làm ngập úng, xói mòn ảnh hưởng đến bố trí thời vụ và bố trí sản xuất nông
nghiệp làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác mủ cao su của người trồng cao
su. Do mưa nhiều ẩm độ cao nên dễ phát sinh các loại sâu bệnh như bệnh
rụng lá mùa mưa và bệnh thối trái, bệnh héo đen đầu lá, bệnh thối mặt cạo,
bệnh loét mặt cạo, bệnh xì mủ…
Tóm lại: Điều kiện khí hậu là yếu tố chi phối sâu sắc tới sinh trưởng và
phát triển của cây trồng và nó là yếu tố khó kiểm soát nhất. Mỗi loại cây trồng
sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhất định như: nhiệt độ,
độ ẩm, chế độ mưa, thời gian và cường độ chiếu sáng. Khí hậu Cam Lộ nằm
trong giới hạn sinh thái của cây cao su, tuy nhiên gặp nhiều yếu tố khí hậu bất
thuận ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như khai thác mủ cao su.
Chính vì vậy cần có các biện pháp kỹ thuật về giống, chăm sóc, thời vụ cho
thật hợp lý để để hạn chế các yếu tố này nhằm tạo điều kiện cho cao su sinh
trưởng tốt cho năng suất phẩm chất cao.
Bảng 4: Diễn biến thời tiết khí hậu từ năm 2003 - 2009 ở Quảng Trị
Năm
Nhiệt độ
trung bình
Ẩm độ
trung bình
Tổng
lượng mưa
Số ngày
mưa
(ngày)
Số giờ
nắng
(giờ)
2003 25,5 81 1.989,9 149 1.906
2004 24,9 83 2.000,6 148 1.845
2005 25,1 83 3.060,7 168 1.551
2006 25,5 83 2.113,6 132 1.844
2007 21,1 84 2.806,5 160 1.628
2008 27 83 2.724,6 150 1.730
2009 28 84 2.678,4 142 1.856
Trung bình 25,3 83 2.482,0 149,9 1.765,7
[Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị]
21
Yếu tố khí hậu thời tiết là yếu tố khách quan quan trọng có tác động rất
lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Đây là yếu tố mà người
dân khó kiểm soát nhất. Do vậy ngoài việc trồng những loại cây thích hợp với
điều kiện ở đây thì người dân còn phải có những biện pháp kịp thời để phòng
chống thiệt hại có thể xảy ra bất ngờ.
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Tình hình dân số lao động
Xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ gồm 14 thôn (Bảng Sơn 1, Bảng Sơn 2,
Bảng Sơn 3, Phương An1, Phương An 2, Cam Lộ Phường, Tân Sơn, Cu
Hoan, Nghĩa Phong, Định Sơn, Thượng Nghĩa, Quật Xá, Hoàn Cát, Đông
Lai) với tổng số hộ là 758 hộ với tổng số khẩu là 5.245 khẩu, số người ở độ
tuổi lao động là 2.131 người. Nhìn chung mức thu nhập của người dân toàn xã
còn thấp nhưng người dân vẫn không ngừng phát triển sản xuất để đưa cuộc
sống đi lên. Từ khi có chương trình phát triển cao su thì người dân hưởng ứng
rất nhiệt tình.
Là một xã miền núi nên chất lượng nguồn lao động không cao, số lao
động có trình độ chuyên môn còn ít và trong cơ cấu lao động thì chủ yếu là là
lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là
1,25%. Điều này cho thấy tỷ lệ gia tăng dân số của xã vẫn đang còn cao, Với
tỷ lệ gia tăng này cộng thêm diện tích đất ngày một cạn dần sẽ là một áp lực
lớn cho sự phát triển của toàn xã.
b. Cơ sở hạ tầng
Qua điều tra cho thấy 100% hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia, các
tuyến đường liên thôn đã được bê tông hóa tạo điều kiện cho các hộ thuận tiện
trong việc đi lại giao lưu sản xuất của người dân.
4.1.3 Chính sách
Trong 6 tháng đầu năm UBND xã phối hợp với Trung tâm dạy nghề
tổng hợp huyện đào tạo 5 lớp kỹ thuật khai thác mủ cao su và chăn nuôi thú
y cho hộ nghèo, hộ nông dân có 190 người tham gia, góp phần ổn định việc
làm tại chỗ.
Qua điều tra cho thấy, năm nay do giá cao su tăng nên đời sống của
người dân cũng phần nào được cải thiện đáng kể.
22
4.2 Tình hình phát triển cao su tiểu điền của xã từ năm 1992 đến nay
Cây cao su được bắt đầu trồng đầu tiên trồng đầu tiên ở Cam Lộ nói
chung và Cam Nghĩa nói riêng vào năm 1992 khi chương trình 327 (Phủ xanh
đất trống đồi núi trọc) diễn ra. Đến dự án Đa dạng hóa nông nghiệp năm
(2003 mới bắt đầu triển khai ở xã Cam Nghĩa) thì quy mô và số lượng cao su
tiểu điền đã tăng lên nhanh chóng (thể hiện ở bảng 5 và bảng 6). Ngoài việc
tạo thêm công ăn việc làm làm tăng thu nhập cho hộ thì nó còn góp phần cải
thiện môi trường sống cho người dân.
Ban đầu cây cao su chỉ được xem như là cây cây lâm nghiệp để lấy gỗ
và được trồng rất thưa thớt. Ngay sau khi chương trình 327 kết thúc và tiếp
theo là dự án Đa dạng hóa được triển khai trên địa bàn người dân xã đã bắt
đầu dấy lên phong trào trồng cao su thay cho các loại cây lâm nghiệp và cây
lâu năm khác. Việc cây cao su được nhân dân ở đây thích trồng là vì ngoài lợi
ích từ việc thu mủ hằng năm thì sau khi xong chu kỳ khai thác (tối đa là 40
năm) người dân có thể thanh lý vườn cao su để lấy gỗ. Có thể thấy, trồng cao
su đem lại rất nhiều lợi ích lâu dài so với các loại cây lâu năm khác.
Bảng 5: Sự phân bố diện tích cao su trồng mới của xã qua các năm
Đơn vị tính: ha
Thôn CT 327 ĐDH Đề án huyện Tổng
Bảng Sơn 1 20,8 10,55 0 31,35
Bảng Sơn 2 23,96 11,44 0 35,4
Bảng Sơn 3 7,46 8,02 0 15,48
Đông Lai 8,56 9,35 0 17,91
Cam Lộ Phường 10,53 16,96 0 27,45
Phương An 1 20,92 18,92 0 39,84
Phương An 2 14,7 26,66 1,06 42,42
Cu Hoan 0 18,51 8,19 26,7
Nghĩa Phong 7,39 9,2 0 16,59
Định Sơn 24,14 56,8 3,9 84,84
Thượng Nghĩa 0 27,65 6,1 33,71
Quật Xá 10,02 22,52 1,9 34,44
Hoàn Cát 0 42,95 9,5 52,45
Tân Sơn 0 25,72 0 25,72
Tổng cộng 148,5 305,2 30,7 484,3
[Nguồn: Số liệu thống kê của xã năm 209]
23
Từ bảng số liệu cho ta thấy toàn xã có diện tích cao su rất lớn là 484,3
ha trong đó năm các năm trồng theo chương trình 327 có diện tích lên đến
148,5 ha. Trong năm này hưởng ứng chương trình 327 của chính phủ, người
dân được hỗ trợ rất nhiều (cả vốn lẫn kỹ thuật). Những năm tiếp theo người
dân cũng được hưởng lợi từ chương trình Đa dạng hóa nên việc mở rộng diện
tích cũng tăng lên đáng kể, chương trình này triển khai từ năm 2003 - 2006.
Lúc này người dân đã thấy rõ được giá trị và hiệu quả kinh tế mà cây cao su
mang lại. Đến năm 2009, do thấy rằng có một số diện tích cây trồng của
người dân đang trồng cho hiệu quả thấp, mặt khác cán bộ và nhân dân địa
phương cũng nhận thấy rằng quỹ đất này cũng có thể phát triển được cây cao
su. trong khi giá cao su đang lên nên huyện đã xây dựng đề án này nhằm giúp
người dân chuyển đổi cây trồng có hiệu quả nâng cao được đời sống nơi đây.
Đề án này thực hiện ở 5 thôn của xã Cam Nghĩa với tổng diện tích cũng chỉ
30,7 ha do lúc này quỹ đất trồng cao su đã hết, phần lớn diện tích đất này có
được chủ yếu là do người dân chuyển đổi một số diện tích đất trồng các loại
cây không có hiệu quả sang trồng cao su.
Bảng 6: Sự phân bố hộ trồng cao su của xã
Đơn vị tính: hộ
[Nguồn: Số liệu thống kê của xã năm 2009]
TT Thôn CT 327 ĐDH Đề án huyện Tổng
1 Bảng Sơn 1 20 11 0 31
2 Bảng Sơn 2 24 11 0 35
3 Bảng Sơn 3 8 8 0 16
4 Đông Lai 9 12 0 21
5 Cam Lộ Phường 16 22 0 38
6 Phương An 1 29 23 0 52
7 Phương An 2 20 33 1 54
8 Cu Hoan 0 21 8 29
9 Nghĩa Phong 2 7 8 17
10 Định Sơn 26 29 4 59
11 Thượng Nghĩa 0 28 7 35
12 Quật Xá 16 20 1 37
13 Hoàn Cát 0 46 15 61
14 Tân Sơn 0 33 0 33
Tổng 170 304 44 518
24
Bên cạnh tăng về diện tích thì số hộ tham gia vào trồng cao su cũng
biến động đáng kể. Điều này thể hiện qua số liệu chương trình 327 thì chỉ có
170 hộ tham gia trồng nhưng đến chương trình Đa dạng hóa thì con số này
tăng lên khá lớn đến 304 hộ. Năm thực hiện đề án của huyện giao là 44 hộ,
con số này khá khiêm tốn nhưng không có nghĩa là người dân không muốn
tham gia trồng cao su nữa mà họ rất muốn nhưng điều kiện đất đai và cả các
điều kiện khác nữa đều không cho phép. Lúc này diện tích cao su toàn xã đã
khá lớn nên diện tích đất cho trồng cao su đã thu hẹp và dường như là không
có nhiều nữa. Các con số này cũng khẳng định một điều rằng cây cao su đang
người dân rất quan tâm.
4.2.1 Quy mô trồng cao su trong các nông hộ qua các năm
Bảng 7: Quy mô trồng cao su của hộ qua các chương trình
Đơn vị tính: ha/hộ
CT CT 327 Đa dạng hoá Đề án huyện
Số hộ 10
18 2
Tuổi TB của chủ hộ 49.6
35.5 32
Nhân khẩu/hộ 5,8
4,3 4,5
Lao động chính 2,6
2 2
Diện tích 9,42
17,97 1,5
Qui mô (ha/hộ) 0,94
1,00 0,75
[Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010]
Từ kết quả bảng trên cho thấy từ chương trình 327 của chính phủ do
vừa mới đầu tư nên người dân chưa mạnh dạn trồng với diện tích lớn. Mặt
khác đây là cây lâu năm nên thời gian chăm sóc dài lại lâu thu hoạch nên
người dân không dám chắc, diện tích bình quân trên hộ là 0,94 ha. Cho đến
những năm có chương trình ĐDH thì người dân mới nhận rõ được hiệu quả
kinh tế mà cây cao su mang lại nên hộ đã tập trung trồng với quy mô diện tích
là 1 ha. Các hộ trồng theo chương trình đề án của huyện chiếm diện tích nhỏ
nhất 0,75 ha/hộ. Chiếm diện tích nhỏ nhưng không có nghĩa là người dân
không muốn trồng mà lúc này do diện tích đất cho trồng cao su của hộ không
có nữa. Đề án này chỉ triển khai được ở 5/14 thôn của xã vì chỉ có 5 thôn này
25