Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Đề cương môn Quản lý tài chính công HVTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.22 KB, 39 trang )

Contents

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TCC VÀ QLTCC
Câu 1. Khu vực Chính phủ chung bao gồm những bộ phận nào? Đặc đi ểm
chung của các tổ chức thuộc khu vực Chính phủ chung?
* Khái niệm: Chính phủ chung của một quốc gia theo GFS bao gồm các cơ quan công quyền
và các đơn vị trực thuộc, đó là những tổ chức được thiết lập qua q trình chính trị để thực
hiện quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp trong 1 vùng lãnh thổ.
* Khu vực Chính phủ chung bao gồm: Chính quyền trung ương, chính quyền bang (nếu có)
và chính quyền địa phương.
* Đặc điểm:
- Chịu sự kiểm sốt của Nhà nước: Những cơ quan đó, các chức vụ quan trọng được Nhà
nước bổ nhiệm, chỉ định theo các Quy chế, nhiệm vụ hoạt động, kế hoạch do Nhà nước quy
định. Nhà nước cấp toàn bộ ngân sách hoạt động hoặc 1 phần lớn ngân sách. Chịu sự định
hướng và kiểm soát bởi các cơ quan quyền lực Nhà nước.
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng, khơng theo đuổi mục đích lợi nhuận: Nguồn thu của các
tổ chức này là từ các khoản đóng góp bắt buộc như thuế, các khoản bảo hiểm xã hội, ngồi ra
cịn có các nguồn tài trợ và thu nhập từ các hoạt động khác.
- Chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý cuối cùng là Nhà nước: Nhà nước chịu trách nhiệm pháp
lý cuối cùng đối với tài sản và nợ phải trả của các tổ chức này.

Câu 2. Các quan niệm về Tài chính cơng. Tài chính cơng có thể hiểu theo các
góc độ nào?
* Từ góc nhìn của Kinh tế học:
- TCC cịn được gọi là Kinh tế học cơng cộng, được xem là một nhánh của Kinh tế học.
- Nghiên cứu việc Nhà nước nên cung cấp các hàng hóa, dịch vụ gì ra thị trường và nhà
nước nên đánh những loại thuế nào và với mức độ bao nhiêu cho hợp lý.
* Từ góc nhìn thể chế:


- Theo nghĩ rộng: Tài chính cơng được hiểu là tài chính của khu vực công gắn với những
hoạt động thu, chi của các cấp chính quyền và doanh nghiệp cơng nhằm thực hiện các chức
năng của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Theo nghĩa hẹp: Tài chính cơng được hiểu là tài chính của các cấp chính quyền, chỉ gắn
với hoạt động thu, chi của Chính phủ chung.
* Khái niệm Tài chính công: là những hoạt động thu, chi gắn với các quỹ tiền tệ của các cấp
chính quyền nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.

2


Câu 3. Phân loại Tài chính cơng ở Việt Nam. Phân tích rõ ràng từng cách phân
loại.
* Khái niệm: Tài chính cơng là những hoạt động thu, chi gắn với các quỹ tiền tệ của các cấp
chính quyền nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.
* Có 3 cách phân loại Tài chính cơng:
- Phân loại phù hợp với tổ chức hệ thống chính quyền
- Phân loại theo mục đích tổ chức quỹ
- Phân loại theo chủ thể quản lý trực tiếp
* Phân tích:
(1) Phân loại phù hợp với tổ chức hệ thống chính quyền:
- Ở Việt Nam tài chính của Chính phủ chung bao gồm: Tài chính của cấp chính quyền trung
ương và Tài chính của cấp chính quyền địa phương.
- Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành
chính tương ứng với mỗi cấp chính quyền địa phương là một cấp tài chính cơng, mà cốt lõi là
ngân sách nhà nước, cụ thể:
+ Tài chính cơng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là TCC cấp tỉnh)
+ Tài chính cơng cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi là TCC cấp huyện)
+ Tài chính cơng cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là TCC cấp xã)
+ Tài chính cơng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

(2) Phân loại theo mục đích tổ chức quỹ: Gồm NSNN và Quỹ ngoài NSNN.
- Ngân sách nhà nước ( > 95%):
+ Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
+ NSNN bao gồm NSTW và NSĐP.
+ Nghiệp vụ cần thiết, chi lớn.
+ Ví dụ: Thuế, phí, lệ phí…???
- Quỹ ngồi NSNN:
+ Theo GFS: là các tài khoản giao dịch chính phủ khơng được đưa vào NSNN, không được
thực hiện theo những thủ tục ngân sách thông thường.
+ Theo Luật NSNN 2015: là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt
động độc lập với NSNN, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo
quy định của pháp luật.
+ Đặc thù, phạm vi hẹp.
3


+ Ví dụ: Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo trì đường bộ…
(3) Phân loại theo chủ thể quản lý trực tiếp: ???
- Tài chính của các cấp chính quyền
- Tài chính của các đơn vị dự toán

Câu 4. Đơn vị dự toán ngân sách là gì? Có bao nhiêu cấp ?
* Khái niệm:
- Dự toán ngân sách nhà nước: là kế hoạch thu, chi ngân sách Nhà nước theo các chu kỳ xác
định trong 1 năm, được các quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực
hiện thu, chi ngân sách.
- Đơn vị dự toán ngân sách: là các cơ quan, tổ chức, đơn vị lập dự toán ngân sách và được
cấp có thẩm quyền giao dự tốn ngân sách.

- Trong một cấp ngân sách, tùy thuộc vào thẩm quyền phân bổ, giao dự toán ngân sách cho
đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện cơng
tác kế tốn và quyết tốn ngân sách của đơn vị mình và quyết toán ngân sách của các đơn vị
dự toán cấp dưới mà có thể có các đơn vị dự tốn trung gian với tên gọi đơn vị dự toán cấp II,
cấp III, trước khi ngân sách phân bổ đến đơn vị sử dụng ngân sách (cấp IV).
* Đơn vị dự toán ngân sách có 4 cấp:
- Đơn vị dự tốn cấp 1: là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban
nhân dân giao cho dự toán ngân sách
- Đơn vị dự toán cấp 2: là cấp dưới của đơn vị dự toán cấp 1
- Đơn vị dự toán cấp 3: là cấp dưới của đơn vị dự toán cấp 2
- Đơn vị dự toán cấp 4: là đơn vị sử dụng NS được giao trực tiếp quản lý, sử dụng NS.
* Ví dụ:
- Cấp 1: Bộ Tài chính, Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thôn
- Cấp 2: Tổng cục thuế, Tổng cục lâm nghiệp
- Cấp 3: Cục thuế, Cục kiểm lâm
- Cấp 4: Chi cục thuế, Chi cục kiểm lâm

Câu 5. Phân tích các mục tiêu trong Quản lý Tài chính cơng.
* Khái niệm:
- Tài chính cơng là những hoạt động thu, chi gắn với các quỹ tiền tệ của các cấp chính quyền
nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Quản lí tài chính cơng là q trình các cấp chính quyền sử dụng các cơng cụ lên kế hoạch,
hướng dẫn, theo dõi, đánh giá nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách thu, chi.
* Các mục tiêu trong QLTCC:
4


- Kỷ luật tài khóa tổng thể
- Hiệu quả phân bổ
- Hiệu quả hoạt động

* Phân tích:
(1) Mục tiêu Kỷ luật tài khóa tổng thể: (trang 20_GT)
- Khái niệm: Kỷ luật tài khóa tổng thể được hiểu là ngân sách phải được duy trì một cách
bền vững trong trung hạn, nghĩa là phải đảm bảo thu chi, không làm mất ổn định KT vĩ mô.
- Lý do: để bảo đảm quản lý thu, chi không làm mất ổn định kinh tế vĩ mơ. Quản lí thu, chi
sẽ khơng hiệu quả nếu cho phép chi vượt kế hoạch đề ra, dự báo các biến động về kinh tế
khơng chính xác.
- u cầu:
+ Lập kế hoạch thu chi ngân sách cần xem xét đến ổn định KT vĩ mô theo chu kỳ kinh tế.
+ Bảo đảm dự báo thu, chi đáng tin cậy: giới hạn tổng thu, tổng chi, bội chi, nợ công, tổng
chi đầu tư, tổng chi thường xuyên (thường so sánh với GDP) cho kế hoạch tài chính trung
hạn, hàng năm.
+ Thiết lập mức trần chi tiêu cho các bộ, ngành, địa phương có tính hiện thực trong kế
hoạch tài chính – ngân sách trung hạn; chỉ tiêu mới phải chỉ rõ nguồn bảo đảm.
+ Đảm bảo tính tồn diện và tính minh bạch của thu, chi ngân sách.
- Ví dụ: Thu thực : 500
Dự báo quá liên quan:700 → chi 700
Dự báo kém liên quan: 300 → chi 300
→ Tiền thừa dẫn đến lạm phát, kinh tế kém phát tiển, lãng phí tiền.
(2) Mục tiêu hiệu quả phân bổ: (trang 22_GT)
- Có thể xem xét trên 2 khía cạnh:
+ Khía cạnh Thu: đảm bảo chia sẻ “gánh nặng” thuế giữa các nhóm người trong xã hội
nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực gây “mất trắng” của thuế. Chính sách thuế phải
đảm bảo trung lập và các cơ chế quản lý thuế phải giúp giảm cphí hành thu và cphí tuân thủ.
+ Khía cạnh Chi: kế hoạch chi ngân sách phải phù hợp với các ưu tiên trong chiến lược
quốc gia, khuyến khích tái phân tổ các nguồn lực tài chính từ các chương trình ít ưu tiên sang
những chương trình ưu tiên cao hơn trong giới hạn trần ngân sách.
- Lý do:
+ Giới hạn nguồn lực nên cần ưu tiên cho các mục tiêu chiến lược và giảm mất trắng
+ Mục tiêu phát triển KT-XH trong từng thời kỳ

- Yêu cầu:
5


+ Xác định các mục tiêu chiến lược của quốc gia.
+ Xác định nguyên tắc và tiêu chí phân bổ ngân sách gắn với mục tiêu chiến lược.
+ Trao quyền cho các bộ chịu trách nhiệm quản lý ngành trong việc quyết định phân bổ
ngân sách cụ thể cho các dự án, chương trình thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu chiến lược.
+ Giảm thiểu tác động “bóp méo” của thuế bằng cách mở rộng cơ sở đánh thuế và bảo đảm
tính trung lập của hệ thống thuế (giúp nguồn thu NSNN đồng đều hơn, đảm bảo công bằng
XH, không bỏ sót ND thu chi nào).
+ Đảm bảo tính tồn diện và tính minh bạch của thuế.
(3) Mục tiêu hiệu quả hoạt động: (trang 24_GT)
- Hiệu quả hoạt động xem xét mối quan hệ giữa đầu vào và kết quả thực hiện nhiệm vụ ở
các cấp độ đầu ra, mối quan hệ tỉ lệ giữa đầu vào so với đầu ra.
- Lý do: Tăng cường trách nhiệm giải trình về kết quả sử dụng ngân sách.
- Yêu cầu:
+ Thiết lập các mục tiêu về đầu ra, kết quả phát triển trong dự thảo ngân sách.
+ Giao ngân sách gắn với chỉ tiêu về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
+ Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đvị sdụng NS trong giới hạn NS.
+ Theo dõi, đánh giá đầu ra, kết quả phát triển và đánh giá chi tiêu công.

Câu 6. Các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong quản lý Tài chính cơng
ở Việt Nam.
* Khái niệm:
- Tài chính cơng là những hoạt động thu, chi gắn với các quỹ tiền tệ của các cấp chính quyền
nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Quản lí tài chính cơng là q trình các cấp chính quyền sử dụng các cơng cụ lên kế hoạch,
hướng dẫn, theo dõi, đánh giá nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách thu, chi.

* Cơ quan chun mơn tham gia quản lý tài chính cơng cùng với cơ quan hành pháp:
- Cơ quan tài chính gồm: Bộ Tài chính, Sở Tài chính, phịng Tài chính - Kế hoạch.
- Cơ quan kế hoạch – đầu tư: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Sở Kế hoạch – Đầu tư, phịng Tài chính
– Kế hoạch.
- Chức năng:
+ Tham mưu chính sách: chính sách thuế, chính sách chi ngân sách, chính sách vay nợ
+ Thực hiện chính sách: quản lý thuế, quản lý ngân quỹ, quản lý nợ, mua sắm đầu tư cơng
- Nhiệm vụ:
+ Cơ quan tài chính:
6


◦ Xây dựng dự toán Ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm
◦ Xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyền của Ngân sách nhà nước; các chế độ, tiêu
chuẩn, định mức về: Chi ngân sách, kế toán, thanh toán, quyết toán, mục lục NSNN.
◦ Tổ chức thực hiện Ngân sách nhà nước bao gồm quản lý thu – chi, quản lý ngân quỹ,
quản lý nợ và đánh giá hiệu quả chi ngân sách Nhà nước (thu nội địa và thu xuất nhập khẩu).
+ Cơ quan kế hoạch – đầu tư:
◦ Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, chủ trì trong quản lý ODA
◦ Xây dựng định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển của Ngân sách nhà nước
◦ Hướng dẫn, thanh tra, ktra, giám sát về đầu thầu và tổ chức mạng lưới thtin về đấu thầu
* Ngoài ra, giúp việc cho cơ quan tài chính cịn có cơ quan quản lý thuế và cơ quan
quản lý ngân quỹ:
- Cơ quan quản lý thuế: cơ quan thuế và hải quan
+ Cơ quan thuế:
◦ Tổng cục Thuế → Cục Thuế → Chi cục thuế
◦ Chức năng: quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm:
thuế, phí, lệ phí và các khoản thu các của NSNN và tổ chức quản lý thuế.
+ Cơ quan hải quan:
◦ Tổng cục Hải quan → Cục Hải quan → Chi cục Hải quan

◦ Chức năng: tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cơ quan quản lý ngân quỹ: Kho bạc Nhà nước
+ KBNN TW, KBNN Tỉnh, KBNN Huyện
+ Chức năng: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp bộ trưởng bộ Tài chính quản lý nhà
nước về quỹ tài chính cơng, quản lí ngân quỹ. Cụ thể:
◦ Tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ Ngân sách nhà nước
◦ Kiểm soat thanh toán, chi trả các khoản chi của Ngân sách nhà nước
◦ Thực hiện kế toán Ngân sách nhà nước
◦ Huy động vốn cho Ngân sách nhà nước qua việc phát hành trái phiếu chính phủ
◦ Quản lý tổng hợp, lập quyết toán NSNN hàng năm

7


Câu 7.* Liên hệ các mục tiêu của QLTCC với Luật NSNN hiện hành ở Việt
Nam.
Câu 8. * Phân tích mối liên hệ giữa các mục tiêu QLTCC v ới “t ứ tr ụ” c ủa qu ản
lý Nhà nước.

8


CHƯƠNG 2. Quản lý NSNN
Câu 1. Khái niệm NSNN và phân loại NSNN ở Việt Nam.
* Khái niệm Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
nhà nước được dự toán và thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
* Ngân sách nhà nước có thể được nhìn nhận theo nhiều góc độ:
- Góc độ kinh tế: Ngân sách nhà nước là 1 cơng cụ để thực hiện chính sách kinh tế của quốc

gia, được sử dụng để đạt các mục tiêu: kỷ luật tài khóa, phân bổ nguồn lực theo thứ tự ưu
tiên, sử dụng nguồn lực hiệu quả
- Góc độ chính trị, pháp luật: Ngân sách nhà nước là 1 văn bản pháp luật được phê duyệt bởi
Quốc hội, giới hạn các quyền mà cơ quan hành pháp được phép thực hiện
- Góc độ quản lý: Ngân sách nhà nước là căn cứ để quản lý tài chính trong các đơn vị sử
dụng ngân sách, cho biết số tiền được phân bổ và các nhiệm vụ cần phải chi.
* Phân loại NSNN ở Việt Nam:
- Phân loại NS là sự sắp xếp có hệ thống các nội dung thu, chi ngân sách của chính phủ theo
các tiêu chí nhất định.
- Phân loại theo chức năng của Chính phủ (COFOG): dựa vào chức năng của chính phủ đối
với nền kinh tế - xã hội. (Trang 47_GT)
- Phân loại theo nội dung kinh tế (GFS): (Trang 47_GT)
- Phân loại theo đối tượng (theo hạng mục chi tiêu): (Trang 47,48_GT)
- Phân loại theo tổ chức hành chính: (Trang 48_GT)

Câu 2. Phân tích các nguyên tắc quản lý NSNN.
* Khái niệm Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
nhà nước được dự toán và thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
* Các nguyên tắc quản lý NSNN:
(1) Nguyên tắc một tài liệu Ngân sách duy nhất:
- Nguyên tắc “ Một tài liệu ngân sách duy nhất “ yêu cầu tất cả hoạt động thu, chi của khu
vực Chính phủ chung phải được tổng hợp trong cùng 1 tài liệu ngân sách khi trình lên Quốc
hội. Và khơng cho phép tồn tại nhiều tài liệu ngân sách khác nhau.
- Yêu cầu:
+ Ngân sách nhà nước phải tổng hợp được toàn bộ các hoạt động thu và chi của Nhà nước;
+ Các khoản thu, chi phải được tập hợp trong một dự tốn ngân sách duy nhất trình cơ
quan lập pháp xem xét;
9



+ Không cho phép sự tồn tại của nhiều văn kiện ngân sách và các khoản thu hoặc chi của
Nhà nước được thực hiện ngồi ngân sách.
Ví dụ: Giả định một dự toán NS của 1 đơn vị sử dụng ngân sách có như sau:
Thu

Chi

Thuế

800

Chi thường xun

750

Phí và lệ phí

150

Chi đầu tư phát
triển

200

Bán TS

50

Chi trả lãi vay


50

Vay nợ

50

Chi trả nợ gốc

20

Thu khác

10

Chi khác

40

1060

1060

→ Thu phải lớn hơn hoặc bằng chi (bằng trong trạng thái hoàn hảo)
→ Trợ cấp :
+ Nếu Chi = 1000
• Thu 600 (báo cáo đầu đủ thu) → Nhà nước cấp bổ sung 400 (lãng phí NSNN)
• Thu bằng 500 (báo cáo không đầy đủ) → nhà nước cấp bổ sung 500 (lãng phí NSNN)
→ Phải báo cáo đầy đủ chi tiết; lợi ích (số tiền) của NN phải bỏ ra nhiều hơn.
- Lý do:

+ Đảm bảo quyền của cơ quan lập pháp trong quyết định ngân sách một cách toàn diện,
phân bổ nguồn lực một cách cơng bằng, hiệu quả.
+ Cho biết rõ tình trạng cân bằng hay thâm hụt NSNN, tính tốn một cách chính xác mức
thâm hụt để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Liên hệ:
+ Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách
nhà nước;
+ Quy định rõ những tài liệu, nội dung thuyết minh về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước
mà Chính phủ phải trình Quốc hội.
+ Quy định lịch biểu ngân sách.
(2) Nguyên tắc Ngân sách tổng thể:
- Tất cả các khoản thu được tập hợp vào một quỹ duy nhất để tài trợ chung cho các khoản
chi.
- Yêu cầu:
10


+ Mọi khoản thu, chi đều phải được ghi vào ngân sách một cách riêng biệt; theo đúng giá
trị thực;
+ Không được phép bù trừ các khoản với nhau;
+ Không phân bổ riêng một khoản thu để trang trải cho một khoản chi nhất định.
- Lý do:
+ Đảm bảo hiệu quả khi phê chuẩn NS, quyết định phân bổ NS.
+ Đảm bảo một khoản chi không phụ thuộc vào một nguồn thu cụ thể.
+ Tránh lãng phí trong quản lý ngân sách.
- Liên hệ :
+ Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác phải được tổng hợp đầy đủ vào
cân đối NSNN theo nguyên tắc và không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.
(3) Nguyên tắc niên độ của Ngân sách:
- Dự toán NS được cơ quan có thẩm quyền quyết định chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm.

- Yêu cầu:
+ Trong quyết định ngân sách, các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chỉ được quyết định
cho từng năm;
+ Trong chấp hành ngân sách và quyết tốn ngân sách, Chính phủ phải sử dụng trong năm
những khoản kinh phí đã được cấp.
Ví dụ: Một chương trình xd cơ bản được đầu tư vốn và hoàn thiện trong 3 năm 2017- 2019:
2017 :500 tỷ ; 2018 – 200 tỷ ; 2019 – 100 tỷ
Tổng vốn đầu tư 800 tỷ
2017 : TH1 Giải phóng mặt bằng mất thời gian quá hạn, định giá 400 tỷ
TH2 : Do sử dụng máy móc hiện đại, vượt tiến độ, định giá 600 tỷ
→ Nhà thầu được nhà nước chi trả bn tiền trong năm 2018 ?
TH1: NN chi 400 tỷ ( dư 100 tỷ phải hoàn trả NSNN)
TH2: NN chi 500 tỷ ( Nhà nước có thể chi trả 600 nếu điều chỉnh dự tốn nsnn)
→ Khơng lấy dự toán 2018 để chi trả cho 2017 → muốn thay đổi phải điều chỉnh dự tốn,
nếu khơng sử dụng hết thì phải hồn trả về NSNN (hoặc bổ sung cho năm sau).
- Lý do:
+ Thời hạn niên độ theo năm cho phép hoạt động kiểm tra của cơ quan lập pháp đối với
việc thực hiện ngân sách đạt hiệu quả.
+ Đảm bảo cân đối trong chấp hành NS của niên độ tiếp theo khi phải xem xét lại các mức
độ thu, chi theo niên độ.
11


- Liên hệ:
+ Năm ngân sách của Việt Nam được quy định bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
+ Dự toán NSNN được quyết định theo năm.
+ Thu, chi thuộc dự toán của ngân sách năm nào phải được thực hiện và quyết toán vào
niên độ của ngân sách năm đó.
(4) Nguyên tắc chuyên dùng của NSNN:

- Các khoản chi phải được phân bổ và sử dụng cho đối tượng và mục đích nhất định đã được
cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Ví dụ: Mục đích: Chi thường xuyên 500
Chi đầu tư phát triển : 600
→ Sử dụng đúng mục đích, khơng được điều chuyển 2 khoản
+ Đối tượng: đầu tư xây dựng cơ bản A, B, C, D
→ Không được sử dụng vốn B cho A (A có thể đã hồn thành, B khơng thu hồi được vốn để
hồn thành)
- Yêu cầu
+ Việc phân bổ ngân sách phải được chi tiết theo các đối tượng và mục đích cụ thể;
+ Các khoản chi chỉ có thể được cam kết và chuẩn chi theo đúng đối tượng và mục đích đã
được ghi trong dự toán ngân sách được phê duyệt.
- Lý do:
+ Dự toán ngân sách đã được Quốc hội phê duyệt và có hiệu lực tương đương như Luật.
Nếu khơng được tn thủ thì tức là vi phạm pháp luật về Ngân sách, trái với quy định, phá vỡ
dự toán được đề ra.
+ Đảm bảo thực thi quyền giám sát của người dân thông qua các cơ quan dân cử.
- Liên hệ:
+ Phân bổ NSNN phải tuân thủ theo dự toán đã được QH và HĐND các cấp quyết định;
phải chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi; đúng mục đích và đúng đối tượng.
+ Các khoản chi NS chỉ được thực hiện khi có dự tốn được cấp có thẩm quyền giao, phải
bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan NN có thẩm quyền quy định.
(5) Nguyên tắc cân đối NSNN:
- Trên góc độ pháp lý, Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan lập pháp phải có sự
cân bằng. Trên góc độ kinh tế, các cam kết chi Ngân sách phải được cân đối bằng các khoản
thu và các nguồn tài chính khác như các khoản vay.
- Yêu cầu:
+ Là sự hài hòa, cân bằng giữa thu ngân sách và chi ngân sách giữa tổng số và cơ cấu
12



+ Cụ thể tổng thu phải bằng tổng chi
+ Cơ cấu thu phải đảm bảo hài hòa giữa các nguồn thu, trong đó nguồn thu từ thuế, phí, lệ
phí là chủ đạo
+ Cơ cấu chi NS phải phù hợp với định hướng kế hoạch ptriển quốc gia trong từng thời kỳ
+ Bội chi ngân sách nếu có thì phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển
+ Vay nợ chỉ dành cho đầu tư phát triển
- Lý do:
+ Đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể
+ Đảm bảo thu, chi ngân sách gắn với mục tiêu phát triển KT-XH
- Liên hệ:
+ Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xun và góp phần tích
lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển;
+ Trường hợp cịn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân
bằng thu, chi ngân sách;
+ Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử
dụng cho chi thường xuyên.
(6) Nguyên tắc hiệu năng:
- Quản lí ngân sách phải gắn với tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các khoản chi tiêu.
-Yêu cầu:
+ Các cơ quan hành pháp phải trình bày các thông tin về kết quả đã thực hiện và kết quả dự
kiến về sử dụng ngân sách trong dự thảo ngân sách cho cơ quan lập pháp;
+ Kết quả dự kiến và kết quả thực hiện phải được đánh giá, đo lường và báo cáo trước
công chúng dựa trên 3 khía cạnh: tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các khoản chi tiêu;
+ Phân bổ ngân sách phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Lí do :
+ Ngân sách nhà nước là nguồn lực chung của xã hội, do nhân dân đóng góp nên Nhà nước
phải có trách nhiệm sử dụng nguồn lực này 1 cách hiệu quả.
+ Nguồn lực hạn chế.
- Liên hệ:

+ Quy định thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ Báo cáo quyết toán ngân sách phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi
ngân sách, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương
trình, mục tiêu được giao phụ trách.
13


(7) Nguyên tắc minh bạch về Ngân sách:
- Cung cấp thơng tin về NS một cách rõ ràng, tồn diện, đáng tin cậy, dễ hiểu và kịp thời.
- Yêu cầu:
+ Xác định rõ vai trò và trách nhiệm
+ Minh bạch, cơng khai về số liệu NSNN
+ Cơng khai quy trình quản lý NSNN
+ Công khai kết quả thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động của Nhà nước.
- Liên hệ: Điều 15. Công khai NSNN tại Luật NSNN năm 2015.

Câu 3. Khái niệm và nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN.
* Khái niệm:
- Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính
quyền các cấp, các đơn vị dự tốn ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp
với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội”. (Luật NSNN 2015)
- Phân cấp chi là việc phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các cấp chính quyền trong việc
chi ngân sách. Kèm theo trách nhiệm là các quyền hạn cũng được phân chia giữa các cấp
chính quyền.
- Phân cấp thu là việc phân chia trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trong việc thu ngân
sách. Kèm theo trách nhiệm là các quyền hạn cũng được phân chia giữa các cấp chính quyền.
* Các nguyên tắc phân cấp QL NSNN:
(1) Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách mỗi cấp chính quyền:
- Lý do:
+ Phân giao nhiệm vụ cung cấp các hàng hóa cơng cộng cho từng cấp chính quyền đồng

thời đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ chi được phân cấp.
+ Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
- Biểu hiện:
+ Quy định cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi cho NSTW và NSĐP.
+ Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm cấp chính quyền
nào ban hành các chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm
nguồn tài chính phù hợp.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước ủy quyền nhiệm vụ chi phải chịu trách nhiệm đảm bảo
nguồn lực tài chính cho các nhiệm vụ chi đó thơng qua phân bổ và giao dự toán cho cơ quan
nhận ủy quyền.
(2) Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tính chủ động của NSĐP:
- Biểu hiện:
14


+ Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn thuộc ngân sách trung ương để thực hiện nhiệm vụ chi
trọng yếu.
+ Ngân sách trung ương là trung tâm điều hòa trong hệ thống ngân sách nhà nước.
+ Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những
nhiệm vụ được phân cấp.
(3) Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã
hội và trình độ quản lý của chính quyền nhà nước các cấp:
- Biểu hiện:
+ Phân cấp chi ngân sách nhà nước cho mỗi cấp chính quyền gắn với nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội của chính quyền đó.
+ Phân cấp thu ngân sách nhà nước đảm bảo đủ thực hiện nhiệm vụ chi về phát triển kinh
tế xã hội.
+ Phân cấp ngân sách nhà nước phù hợp với năng lực quản lý phát triển nguồn thu và thực
hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.


Câu 4. Hệ thống NSNN ở Việt Nam.
(Trang 68, 69_GT)

Câu 5. Nội dung phân cấp quản lý NSNN.
* Khái niệm:
- Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính
quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp
với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội”. (Luật NSNN 2015)
- Hệ thống NSNN: “ NSNN bao gồm NSTW và NSĐP. NSĐP bao gồm ngân sách của các
cấp chính quyền địa phương” (Luật NSNN 2015).
* Nội dung phân cấp quản lý NSNN:
(1) Phân cấp chi NSNN:
- Phân cấp chi là việc phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các cấp chính quyền trong việc
chi ngân sách. Kèm theo trách nhiệm là các quyền hạn cũng được phân chia giữa các cấp
chính quyền.
- Bao gồm: phân cấp nhiệm vụ chi và thẩm quyền quyết định về chi NSNN
a. Phân cấp nhiệm vụ chi:
- Nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách bao gồm:
+ Chi thường xuyên.
+ Chi đầu tư phát triển
+ Chi trả lãi tiền (đối với NSTW và NS cấp tỉnh)
15


+ Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính (đối với NSTW và NS cấp tỉnh)
+ Chi bổ sung ngân sách cho cấp dưới (đối với ngân sách cấp trên )
+ Chi dự trữ quốc gia (đối với NSTW)
+ Chi viện trợ….
- NSTW đảm nhiệm các nhiệm vụ lớn và quan trọng
- NSĐP đảm nhiệm các nhiệm vụ gắn với địa phương

- Việc phân cấp nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách theo từng lĩnh vực kinh tế - xã hội:
Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Chi thường xuyên

Chính phủ, Quốc hội, các cơ
quan trung ương

Ủy ban nhân dân, cơ quan
địa phương

Đầu tư xây dựng

- Các dự án liên vùng, liên
khu vực

- Các dự án do địa phương
quản lý

- Đầu tư vào Dn, tổ chức
kinh tế trung ương

- Đầu tư vào DN, tổ chức
kinh tế địa phương

Quỹ dự trữ

- Quỹ dự trữ trung ương


- Quỹ dự trữ địa phương

Trả nợ, trả lãi

- Các khoản do chính phủ
vay

- Các khoản do địa phương
vay

Bổ sung ngân sách cho cấp
dưới

- Bổ sung cho Tỉnh

- Tỉnh bổ sung ngân sách cho
huyện. Huyện bổ sung ngân
sách cho xã

b. Phân cấp thẩm quyền quyết định về chi NSNN:
- Để tính tốn số tiền mỗi bộ, ngành, tỉnh, huyện, xã, cơ quan, đơn vị được nhận người ta sử
dụng định mức phân bổ.
- Ưu điểm: dễ sử dụng
- Nhược điểm: chỉ xây dựng được cho 1 giai đoạn từ 5-10 năm (khơng tính được sự thay đổi
của các yếu tố kinh tế xã hội)
- Nội dung:
+ Phân cấp thẩm quyền quyết định định mức phân bổ NSNN:
◦ Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định định mức phân bổ đối với chi đầu tư phát triển
và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN.

◦ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ NSĐP.
+ Phân cấp thẩm quyền quyết định về chế độ chi NSNN:
◦ Chính phủ quyết định cụ thể một số chế độ chi NS quan trọng.
16


◦ Chính phủ giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể một số chế độ chi khác
trong khung do Chính phủ quy định.
◦ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định một số định mức chi NS đối với một số nội
dung chi mang tính chất đặc thù ở địa phương.
(2) Phân cấp thu NSNN:
- Phân cấp thu là việc phân chia trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trong việc thu ngân
sách. Kèm theo trách nhiệm là các quyền hạn cũng được phân chia giữa các cấp chính quyền.
- Bao gồm: phân cấp nguồn thu và thẩm quyền quyết định về thu NSNN.
a. Phân cấp nguồn thu NSNN:
- Các khoản thu cấp NS hưởng 100%:
+ NSTW hưởng 100% là các khoản thu quan trọng gắn trực tiếp với chức năng quản lý
kinh tế - xã hội của chính quyền TW.
+ Các khoản thu NSĐP hưởng 100% là các khoản thu gắn trực tiếp với chức năng quản lý
kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương và mang tính ổn định .
- Các khoản thu phân chia giữa các cấp NS và tỷ lệ phần trăm mỗi cấp NS được hưởng: bao
gồm các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP; các khoản thu phân chia giữa NS các
cấp địa phương.

Các khoản không
phân chia

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương


- Thuế xuất nhập khẩu: thuế Giá
trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt
hàng hóa xuất nhập khẩu

- Thuế sử dụng đất nông
nghiệp

- Thuế tài nguyên

- Thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp
- Thuế môn bài

Các khoản phân chia

- Thuế thu nhập: cá nhân, doanh nghiệp
- Thuế tiêu dùng

b. Phân cấp thẩm quyền quyết định về thu NSNN:
- Quốc hội quyết định các khoản thu thuế, phí và lệ phí.
- Quốc hội quyết định phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP.
- Quốc hội quyết định tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể đối với một số loại phí, lệ phí nằm
trong danh mục đã được Quốc hội ban hành.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định vệc phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phần trăm phân
chia các khoản thu giữa NS các cấp tỉnh, huyện, xã.

17



(3) Điều hòa NSNN:
- Điều hòa và trợ cấp NS: giải quyết mất cân đối giữa thu và chi NS giữa các cấp chính
quyền. Đảm bảo cơng bằng giữa các địa phương, và hạn chế xung đột giữa chính sách quốc
gia với chính sách địa phương.
+ Mất cân đối theo chiều dọc: nhiệm vụ chi của chính quyền ĐP khơng cân đối với nguồn
thu của ĐP đó.
+ Mất cân đối theo chiều ngang: khả năng tài chính khác nhau nhưng phải thực hiện chức
năng, nhiệm vụ chi như nhau.
- Giải pháp điều hòa:
+ Để lại nguồn thu, điều tiết nguồn thu (cho các địa phương yếu được hưởng tỉ lệ phân chia
cao hơn).
+ Bổ sung ngân sách:
◦ Bổ sung cân đối: là khoản NS cấp trên bổ sung cho NS cấp dưới nhằm bảo đảm cho
chính quyền cấp dưới cân đối NS cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. Số bổ sung cân
đối cho từng tỉnh sẽ do Quốc hội quyết định. Số bổ sung cân đối của Ngân sách cấp dưới do
Hội đồng nhân dân cấp trên quyết định.
◦ Bổ sung Ngân sách có mục tiêu: là khoản Ngân sách cấp trên bổ sung cho cấp dưới
nhằm hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Chương trình mục
tiêu của cấp nào thì do Ngân sách của cấp đó chịu trách nhiệm bổ sung có mục tiêu.
+ Lập quỹ điều hịa NS
(4) Phân cấp vay nợ cho chính quyền địa phương:
- Phân cấp vay nợ ở Việt Nam là việc phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các cấp chính
quyền trong việc quyết định vay, mức vay, kèm theo trách nhiệm là các quyền hạn cũng được
phân chia giữa các cấp chính quyền.
- Bao gồm: phân cấp cho chính quyền địa phương quyền quyết định vay nợ; thiết lập khuôn
khổ giới hạn nợ và kiểm soát quyết định cho vay; các phương thức vay được phép sử dụng.
a. Phân cấp cho chính quyền địa phương quyền quyết định vay nợ:
- Quy định về vay nợ ở Việt Nam:
+ Trung ương được vay từ nguồn vay trong nước và ngồi nước.

+ Chính quyền cấp tỉnh được quyết định vay vốn từ nguồn vay trong nước hoặc vay từ TW
để đáp ứng nhu cầu đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn.
+ Huyện và xã không được vay.
b. Thiết lập khn khổ giới hạn nợ và kiểm sốt quyết định cho vay:
- Các khoản vay chỉ được phép sử dụng để đầu tư vào các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công
trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
18


- Chính quyền cấp tỉnh khơng được trực tiếp vay nước ngoài mà chỉ được vay lại từ nguồn
vốn vay nước ngồi của chính phủ.
- Mức dư nợ từ nguồn vốn vay không vượt quá mức quy định so với số thu NSĐP được
hưởng theo phân cấp.
- Giới hạn vay nợ:
+ Giới hạn vay nợ của Trung ương là trần nợ công do Quốc hội quy định, hiện tại là 60%
so với GDP.
+ Ở địa phương thì được chia thành nhiều mức
◦ Hà Nội, TP HCM được vay tối đa 60% thu ngân sách theo phân cấp
◦ Địa phương khác có thu theo ngân sách lớn hơn chi thường xuyên thì được vay tối đa
30% thu ngân sách theo phân cấp
◦ Địa phương có thu theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi theo thường xuyên thì được
vay tối đa 20% thu ngân sách theo phân cấp
(Thu theo phân cấp = Những khoản được hưởng 100% + Các khoản phân chia)
c. Các phương thức vay được phép sử dụng:
- Theo quy định hiện nay chỉ có 2 chính quyền được đi vay:
+ Chính quyền TW: vay nợ trong nước và nước ngồi.
+ Chính quyền cấp tỉnh: vay nợ trong nước, UBND Tỉnh phát hành trái phiếu chính quyền
địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.
* Tại sao được phép đi vay?
- Khả năng trả nợ (Chính quyền cấp huyện/xã có nguồn thu rất ít, nên khi thiếu ngân sách sẽ

đi xin của cấp tỉnh và cấp tỉnh sẽ cấp cho hoặc đi vay → Việc trả nợ sẽ do cấp tỉnh vì cấp
huyện/xã khơng có khả năng trả.)
- Khả năng quản lý nợ (Chỉ có chính quyền trung ương được đi vay nước ngồi vì nó đại
diện cho một quốc gia và khả năng quản lý nợ cao.)
(5) Phân cấp thẩm quyền quyết định NS theo quy trình qu ản lý NS:
- Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phê chuẩn quyết toán NSNN.
- HĐND quyết định dự toán ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán NSĐP.

Câu 6. Khái niệm, tác dụng của kế hoạch tài chính NSNN 3 năm.
* Khái niệm: Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm được lập cùng thời điểm lập
dự toán NSNN hằng năm nhằm định hướng cho cơng tác lập dự tốn NSNN hằng năm;
định hướng thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực và từng nhiệm vụ, hoạt
động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực trong trung hạn.
* Kế hoạch tài chính – ngân sách 03 năm gồm: kế hoạch tài chính – NS 3 năm quốc gia và
kế hoạch tài chính – NS 3 năm tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
19


- Kế hoạch tài chính – ngân sách 03 năm quốc gia gồm những nội dung: Dự báo về các chỉ
tiêu kinh tế vĩ mơ, những chính sách ngân sách quan trọng; dự báo về số thu, chi và cơ cấu
thu, chi; Dự báo về số bội chi ngân sách; xác định các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
và thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực ngân sách, trần chi tiêu cho các lĩnh vực, nhiệm vụ chi
đầu tư phát triến, chi trả nợ, chi thường xuyên; Dự báo về nghĩa vụ nợ dự phòng và các giải
pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch trong thời hạn 03 năm.
- Kế hoạch tài chính – ngân sách 03 năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc
chính phủ gồm những nội dung: Mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu của ngành,
cơ quan, đơn vị; Dự báo các nguồn lực tài chính, trong đó dự báo về số thu được giao quản
lý, yêu cầu về chi ngân sách để thực hiện Các giải pháp chủ yếu để cân đối giữa nhu cầu chi
ngân sách và trần chi tiêu trong thời hạn 03 năm.


Câu 7. Nội dung quy trình quản lý NSNN.
Câu 8.* Liên hệ các nguyên tắc quản lý NSNN với Luật NSNN hiện hành ở
Việt Nam.
Câu 9.* Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN được thể hiện như thế nào
trong Luật NSNN hiện hành ở Việt Nam.
Câu 10.* Kế hoạch tài chính NS 3 năm góp phần thực hiện các mục tiêu quản
lý tài chính cơng như thế nào?

20


CHƯƠNG 3. Tổ chức cân đối NSNN
Câu 1. Khái niệm cân đối NSNN.
* Khái niệm: Cân đối Ngân sách nhà nước là sự cân bằng giữa thu và chi Ngân sách nhà
nước, trong đó bao gồm mối quan hệ cân bằng giữa tổng thu và tổng chi Ngân sách nhà nước,
và sự hài hòa giữa cơ cấu của các khoản thu, chi Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các
mục tiêu quản lí tài chính cơng trong từng thời kỳ.
- Tổ chức cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện không chỉ ở khâu chuẩn bị và quyết
định ngân sách nhà nước mà còn phải được thực hiện trong khâu chấp hành, khâu kiểm toán
và đánh giá ngân sách nhà nước.
* Mục đích:
- Đảm bảo tài chính cho nhà nước thực hiện được tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Giúp cho các nhà quản lý vĩ mơ nắm được tổng qt về tình hình tài chính đất nước thơng
qua việc phân tích cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước.
- Thẩm tra đánh giá sự phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
* Cân đối ngân sách nhà nước luôn ở trong trạng thái vận động, không ngừng phát sinh mâu
thuẫn giữa thu và chi, cũng như giữa các bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước; các khoản
thu chi chịu nhiều tác động từ nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội… khiến cho NSNN có
thể rơi vào trạng thái cân đối hoặc mất cân đối.
* Cơ cấu thu NSNN:

- Bảo đảm nguồn thu từ các hoạt động sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng trong nước là nền
tảng.
- Bảo đảm được sự cân bằng về cơ cấu giữa thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản.
- Hạn chế sự phụ thuộc vào các khoản thu chịu nhiều tác động của các yếu tố ngoại sinh.
- Hạn chế sử dụng những khoản thu không thường xuyên trong việc đáp ứng các nhu cầu chi
thường xuyên.
* Cơ cấu chi NSNN:
- Cơ cấu chi đầu tư và chi thường xuyên hợp lý đảm bảo sự cân bằng giữa tích lũy và tiêu
dùng.
- Cơ cấu chi NSNN theo lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên chiến lược của quốc gia.
* So sánh giữa tổng thu NSNN và tổng chi NSNN ta có 3 trạng thái sau:
- Cân bằng NSNN khi tổng thu ngân sách nhà nước bằng tổng chi NSNN.
- Thặng dư hay bội thu NSNN khi tổng thu NSNN lớn hơn tổng chi NSNN.
- Bội chị hay thâm hụt NSNN khi tổng thu NSNN nhỏ hơn tổng chi NSNN.

21


Câu 2. Khái niệm, cách tính bội chi NSNN ở VN.
* Khái niệm: Bội chi NSNN trong 1 năm là số chênh lệch giữa tổng chi NSNN lớn hơn tổng
thu NSNN trong năm đó.
* Cách tính bội chi NSNN:
Theo Luật NSNN 2015:
BC NSNN = BC NSTW + BC NSĐP cấp Tỉnh
BC NSTW = Tổng chi NSTW – Tổng thu NSTW
BC NSĐP cấp Tỉnh = Tổng mức BC NS cấp Tỉnh của từng ĐP
BC NS cấp Tỉnh của từng ĐP = Tổng chi NS cấp tỉnh – Tổng thu NS cấp tỉnh
* Ngun tắc:
- Khơng tính chi trả nợ gốc, các khoản thu có tính chất vay nợ khi tính BC NS.
- Đối với thu bổ sung và chi bổ sung có mục tiêu cần xem xét.

- Trong khi tinh tổng chi NS cần có khoản dự phịng.
* Thu NSNN ( theo luật NS 2015) :
- Toàn bộ khoản thu từ thuế, lệ phí;
- Thu từ đóng góp xã hội
- Các khoản viện trợ khơng hồn lại
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
* Chi NSNN:
- Chi đầu tư phát triển
- Chi dự trữ quốc gia
- Chi thường xuyên
- Chi viện trợ
- Các khoản chi khác theo quy định PL
- Chi trả lãi vay
→ Mức vay nợ = Bù đắp bội chi + chi trả nợ gốc
→ Mức vay dự kiến = Vay nợ - Chi trả nợ gốc
→ Mức dư nợ = Mức dư đầu kì + vay trong kì – chi nợ gốc

Câu 3. Nguyên nhân và nguồn bù đắp bội chi NSNN.
* Khái niệm: Bội chi NSNN trong 1 năm là số chênh lệch giữa tổng chi NSNN lớn hơn tổng
thu NSNN trong năm đó.
* Nguyên nhân BC NSNN:
22


(1) Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế:
- Trong giai đoạn thịnh vượng, bội chi NSNN thường có xu hướng giảm, vì Nhà nước có
nguồn thu ổn định, dồi dào. Các hoạt động KT – XH ổn định, không cần nhiều sự can thiệp từ
phía nhà nước. Chi Nhà nước cũng tăng nhưng tăng chậm hơn tốc độ tăng thu làm giảm mức
bội chi NSNN.
- Trong giai đoạn khủng hoảng, bội chi thường tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu

không đảm bảo, sụt giảm. Nhà nước phải chi nhiều khoản: thiên tai, dịch vụ công, …
- Bội chi gây ra do chu kỳ kinh tế thì gọi là Bội chi chu kỳ.
(2) Tác động của chính sách thu, chi của Nhà nước:
- Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng hoặc giảm đầu tư và
tiêu dùng làm mức BC NSNN sẽ tăng hoặc giảm.
(3) Những bất hợp lý trong việc điều hành ngân sách:
- Sai lầm trong chính sách, trong cơng tác quản lý kinh tế - tài chính, q trình phân cấp
ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, chi hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho địa phương
ngày càng nhiều, điều hành ngân sách không hợp lý…
(4) Một số nguyên nhân khác như thiên tai, dịch bệnh…
* Nguồn bù đắp BC NSNN:
Khi thu NSNN không đủ để bù đắp các khoản chi NS, Chính phủ phải đi tìm kiếm các khoản
thu khác để bù đắp vào phần thiếu hụt. Cụ thể như sau:
(1) Vay nợ trong nước:
- Chính phủ phát hành cơng cụ nợ trên thị trường tài chính trong nước.
- Ưu điểm: dễ triển khai, tránh ảnh hưởng từ bên ngồi, cung cấp hàng hóa cho thị trường tài
chính, ít rủi ro, khơng làm giảm dự trữ ngoại hối, kiềm chế lạm phát.
- Nhược điểm: có thể làm gia tăng tỷ lệ lạm phát trong tương lai nếu tỷ lệ nợ trên GDP liên
tục tăng. Khả năng vay của Nhà nước bị giới hạn trọng phạm vi lượng tiết kiệm của khu vực
tư, làm tăng lãi suất thị trường trong nước, tạo ra sự chèn lấn đầu tư của khu vực tư.
(2) Vay nợ ngoài nước:
- Vay nợ nước ngoài trực tiếp trên thị trường vốn quốc tế, từ các chính phủ nước ngồi, các
định chế tài chính thế giới như Ngân hàng thế giới(WB), Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổchức quốc tế,
- Ưu điểm: không trực tiếp gây sức ép lạm phát cho nềnkinh tế; bổ sung cho nguồn vốn
thiếu hụt trong nước; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội.
- Nhược điểm: phụ thuộc vào đối tác cho vay, chịu sự ràng buộc, áp đặt bởi nhiều điều kiện
về chính trị, quân sự, kinh tế, làm tăng áp lực trả nợ, gián tiếp gây sức ép lạm phát.
(3) Sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối:
23



- Quỹ dự trữ ngoại hối gồm những tài sản mà ngân hàng TW hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ
của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ.
- Ưu điểm: nhanh chóng, sẵn có, khơng gây ra lạm phát và gánh nặng nợ.
- Nhược điểm: quy mô dự trữ nhỏ, khơng đảm bảo cán cân thanh tốn. Nếu giảm dự trữ
ngoại hối quá nhiều, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá, ảnh hưởng đến
khả năng thanh tốn quốc tế, có thể làm giảm giá trị.
(4) Phát hành tiền:
- Các nước có thể sử dụng một phần tiền phát hành để bù đắp bội chi.
- Ưu điểm: biện pháp này giúp chính phủ huy động nhanh nguồn vốn để cân đối ngân sách
nhà nước mà khơng tốn kém nhiều chi phí hành thu, khơng phải trả lãi, không phải gánh thêm
các gánh nặng nợ nần.
- Nhược điểm: phát hành tiền có thể làm cho nền kinh tế phải gánh chịu tổn thất lớn do lạm
phát tăng cao và suy thoái kinh tế. Hiện nay theo khuyến cáo của ngân hàng thế giới, chính
phủ của các nền kinh tế thị trường đã loại bỏ biện pháp phát hành tiền để cân đối ngân sách
nhà nước.
* Liên hệ Luật NSNN 2015:
- Bội chi NSTW được bù đắp từ các nguồn sau:
+ Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, cơng trái xây dựng Tổ quốc và các
khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
+ Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát
hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
- Bội chi NSĐP được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong
nước khác theo quy định của pháp luật.
- Mức dư nợ vay của NSĐP được tính theo tỷ lệ % thu NSĐP được hưởng theo phân cấp,
dựa trên tiêu chí so sánh thu NSĐP được hưởng theo phân cấp với chi thường xuyên.

Câu 4. Khái niệm, nội dung sử dụng thặng dư NSNN.

* Khái niệm: Thặng dư NS là trạng thái thu NSNN lớn hơn chi NSNN trong 1 năm.
* Nội dung sử dụng thặng dư NSNN:
Nhà nước có thể sử dụng thặng dư NS theo 1 số cách khác nhau:
- Tạo lập quỹ dự trữ.
- Trả các khoản nợ thông qua việc mua lại từ khu vực tư các trai phiếu cp đã được bán trong
đó dùng để bù đắp bội chi NS.
- Trả nợ nước ngồi, giúp giảm nợ nước ngồi rịng.
- Tăng các khoản chi khi chuyển giao thu nhập. Lựa chọn này có thể giúp sử dụng hết thặng
dư NS hiệu quả và giúp người tiêu dung có them thu nhập khả dụng.
24


- Dùng để trang trải các khoản chi tiêu của Chính phủ về cơ sở hạ tầng và mua bán tài sản có
thể làm thặng dư được xài hết nhanh chóng những sẽ làm tăng quy mơ tương đối của chính
phủ, gây lãng phí nguồn lực nếu quản lý khơng quản lí tốt.
- Dùng để tài trợ cho việc cắt giảm thuế. Làm thay đổi quan hệ phân phối thu nhập của Nhà
nước và tư nhân, khuyến khích kinh tế phát triển.
Lưu ý: Ở Việt Nam, thặng dư NS được dùng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của NSNN.

Câu 5.* Giải pháp tổ chức cân đối NSNN ở VN.

25


×