Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Giáo án Âm nhạc lớp 2 cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.51 KB, 99 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TU</b>



<b> ẦN 1</b>

<b> : Thứ hai, ngày 21 tháng 8 năm 2019</b>


<i><b>TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1</b></i>



<i><b> - NGHE QUỐC CA</b></i>



<b> I. Mục tiêu:</b>


<i><b> 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:</b></i>


- Kể được tên một vài bài hát đã học ở lớp 1 và biết hát đúng giai điệu, lời ca của một số bài
hát đã học ở lớp 1.


- Giáo dục HS Biết khi chào cờ có hát Quốc ca và phải đứng nghiêm trang.


<i><b> 2. Học sinh có năng khiếu: Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.</b></i>
<b>II. Chuẩn bị:</b>


- Hát tốt các bài hát lớp 1, Nhạc cụ đệm, gõ (Song loan, phách…), Băng nhạc bài Quốc ca.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: Khơng</b></i>


<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<i><b> Hoạt động 1</b><b> : Ơn tập các bài hát lớp 1</b></i>



- Hướng dẫn HS nhớ và ôn lại một số bài hát đã học ở
lớp 1.


- Gợi ý để HS lần lượt nhớ tên các bài hát (Đệm giai
điệu, cho xem tranh kết hợp nghe giai điệu hoặc tiết
tấu).


- Có thể nhắc cho HS tên tác giả nếu các em không
nhớ.


- Hướng dẫn HS ôn từng bài hát kết hợp sử dụng nhạc
cụ gõ đệm.


- Gv yêu cầu Hs hát kết hợp vận động.


- Mời HS lên biểu diễn trước lớp, GV đệm đàn, bắt
nhịp.


- Mời HS nhận xét các bạn hát, múa có hay khơng?
đẹp không?


- Nhận xét chung (Khen những em hát và biểu diễn
tốt, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn).


<i><b>* Hoạt động 2: Nghe hát Quốc ca:</b></i>


<i>- Giới thiệu: Bài hát Quốc ca chính là bài Tiến Quân</i>


<i>ca của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944.</i>



<i>- Cho HS nghe băng nhạc trình bày bài hát Quốc ca.</i>
(Hoặc hát mẫu)


- Đặt câu hỏi cho HS trả lời:
<i>+ Quốc ca được hát khi nào?</i>


+ Khi chào cờ các em phải đứng như thế nào?


- Hs ngồi đúng tư thế học hát.


- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe theo yêu
cầu của GV.


- Đoán tên từng bài hát đã học:


- Lần lượt ôn từng bài hát theo hướng
dẫn của GV.


- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo
nhịp, phách, tiết tấu lời ca.


- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ, trị
<i>chơi (bài Tập tầm vơng)</i>


- Từng nhóm, tổ, cá nhân lên biểu diễn.
- Hs nhận xét.


- Hs lắng nghe Gv giới thiệu.
<i>- HS nghe hát Quốc ca.</i>


- Hs trả lời


+ Quốc ca được hát khi chào cờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>- Hướng dẫn HS tập đứng chào cờ, nghe hát Quốc ca</i>
với thái độ nghiêm túc.


<i><b>* Củng cố – Dặn dò:</b></i>


- Nhận xét tiết học, cuối cùng, nhắc nhở HS về ôn lại
những bài hát đã được ôn trong tiết học này và nhớ
thêm các bài hát đã học ở lớp 1


- Xem trước bài mới.


- Tập đứng chào cờ nghiêm trang, tác
phong chỉnh tề.


- Hs lắng nghe và ghi nhớ.


<i> </i>



<i><b> Rút kinh nghiệm</b><b> :</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Thứ ba, ngày 22 tháng 8 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 2: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT LỚP 1</b></i>


<i><b>NGHE QUỐC CA</b></i>




<b>I. Mục tiêu:</b>


<b> 1. Kiến thức: Học sinh nhớ lại 1, 2 bài hát đã học ở lớp </b>


<b> 2. Kĩ năng: Hát thuộc lời, gõ đệm đúng nhịp, biết biểu diễn bài hát.</b>
<b> 3. Thái độ: GD học sinh thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca.</b>


<b>II. Chuẩn bị:</b>


<b> 1. Giáo viên: Nhạc cụ gõ, đàn</b>


<b> 2. Học sinh: Thanh phách</b>


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1.Ổn đinh tổ chức: Nhắc hs tư thế ngồi học </b>
ngay ngắn(1’)


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


-Không kiểm tra ở tiết học này.


<b>3. Bài mới</b>
<i>a. Giới thiệu bài</i>


- GV nêu nội dung tiết học


<i>b. Các hoạt động</i>



<i><b>* Hoạt động 1 : Tập biểu diễn các bài hát lớp</b></i>
<b>1(15’)</b>


- Hướng dẫn HS ôn từng bài kết hợp sử dụng
nhạc cụ gõ đệm theo.


- Mời HS lên biểu diễn trước lớp
- Cho HS nhận xét


<i><b>* Hoạt động 2: Nghe Quốc ca (10’)</b></i>


- Cho HS nghe băng bài Quốc ca hoặc GV có
thể hát cho HS nghe.


- Đặt câu hỏi cho HS .


+ Quốc ca được hát khi nào?


+ Khi chào cờ các em phải đứng như thế nào?
- Hướng dẫn HS tập đứng chào cờ nghe hát
Quốc ca nghiêm túc


<b>4. Củng cố - dặn dò:</b>


- Cho HS hát lại bài hát Quốc ca
-Nhận xét tiết học


<b>-HS ngồi đúng tư thế</b>



- Lắng nghe


- Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe GV giới thiệu về bài Quốc ca
và tác giả.


- Nghe nội dung bài hát.


- Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.


- Tập đứng chào cờ theo hướng dẫn


- HS hát lại bài hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

-Dặn dò HS chuẩn bị bài sau


 <i><b>Rút kinh nghiệm:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>TUẦN 2:</b>

<b> </b>

<i><b>Thứ hai, ngày 28 tháng 8 năm 2019</b></i>


<i><b>TIẾT 3: HỌC BÀI HÁT THẬT LÀ HAY</b></i>



<i><b>(Nhạc và lời: Hoàng Lân)</b></i>



<b> I. Mục tiêu:</b>


<b> 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:</b>
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.


- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.



<b> 2. Học sinh có năng khiếu: Biết hát kết hợp gõ đệm đúng theo phách và tập vận động</b>


<b> theo nhạc.</b>


<b>3.HS khuyết tật: Hát thuộc lời ca bài hát</b>
<b>II. Chuẩn bị:</b>


<b>1. Giáo viên : Đàn và hát thuần thục bài hát Thật là hay. Nhạc cụ đệm thanh phác, băng </b>


nhạc, máy nghe. Tranh minh họa. Bảng phụ chép sẵn lời ca.


<b>2. Học sinh : thanh phách, sách bài hát.</b>
<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<i><b>1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu Hs ôn lại một số bài hát </b></i>


đã học ở lớp 1, hát kết hợp gõ đệm.


<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<i><b> Hoạt động 1</b><b> : Dạy bài hát Thật là hay</b></i>


- Gv treo tranh minh họa nếu có.
- Gv treo bảng phụ.


- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.



+ Gv giới thiệu đôi nét về tác giả: Nhạc sĩ Hồng Lân
có nhiều ca khúc dành cho trẻ em cùng với nhạc sĩ
Hoàng Long:Đường và chân, đi học về, những bông
hoa những bài ca...


- Cho HS nghe băng hát mẫu.


- Bài hát gồm có 4 câu hát có chung một âm hình tiết
tấu:


- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu.


+ GV đọc mẫu kết hợp gõ theo tiết tấu cho HS nghe.
- Gv hướng dẫn Hs luyện thanh.


<b> Là...la...lá..là...</b>


- Dạy hát từng câu : mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để
thuộc lời và giai điệu bài hát.


- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại một, hai lần


<i><b>( tùy từng lớp, từng đối tượng HS) để thuộc lời và gia </b></i>


điệu bài hát.


- Sửa cho HS nếu các em hát chưa đúng với yêu cầu:
phát âm rõ lời, tròn tiếng.


- Hs ngồi đúng tư thế học hát.



- Hs ôn một số bài hát theo yêu cầu của
Gv.


- Hs xem tranh


- Hs quan sát bảng phụ


- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Nghe băng mẫu


- Tập đọc lời ca theo GV.
+ HS đọc theo


- Hs luyện thanh.


- Tập hát từng câu theo lối móc xích.
- Hát lại một, hai lần.


<b> + Hát đồng thanh.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Cho HS hát nối tiếp từng câu đến hết bài.
. Nhận xét.


<i><b>* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm và tập vận động </b></i>
<i><b>theo nhạc:</b></i>


- Hát kết hợp với vỗ tay theo phách.
- GV chú ý cho HS chỗ có dấu lặng đen.



-GV yêu cầu HS thực hiện theo: nhóm, dãy, cá nhân.
- Hướng dẫn HS đứng vừa hát vừa nhún chân theo
<i><b>nhịp một cách nhịp nhàng theo nhạc (với điểm trường </b></i>


<i><b>có điện).</b></i>


<b> Củng cố – dặn dị :</b>


- Cho HS đứng lên ơn lại bài hát kết hợp gõ đệm theo
phách.


- HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát?


<i><b>- Nhận xét chung: Khen những em hát thuộc lời, gõ </b></i>
phách, nhắc nhở những em chưa tập trung trong tiết
học cần cố gắng hơn.


<i><b>- Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường, yêu thiên </b></i>
<i><b>nhiên, yêu các loài vật.</b></i>


- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát vừa tập. Và xem trước
bài mới.


- Mỗi dãy hát một câu, câu cuối cả
lớp hát.


- Hát và vỗ tay theo phách bằng thanh
phách.


- Hát kết hợp gõ đệm theo phách: Dãy,


<i><b>nhóm, cá nhân (HS khá),...</b></i>


- Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn
của GV


- HS đứng vừa hát vừa nhún chân theo
nhịp một cách nhịp nhàng.


- Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của
Gv.


- Trả lời: Bài hát Thật là hay.Tác giả
Hoàng Lân.


- Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò.


<b>- HS lắng nghe và ghi nhớ.</b>


<i><b> Rút kinh nghiệm</b><b> :</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>Thứ ba, ngày 29 tháng 8 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 4 : ÔN LUYỆN BÀI HÁT : THẬT LÀ HAY</b></i>


<b> ( Nhạc và lời: Hoàng Lân ) </b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<b>1. Kiến thức: Hát thuộc lời ca, đúng giai diệu, đúng nhịp, đều giọng.</b>
<b>2. Kĩ năng: Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca.</b>



<b>3. Thái độ: GD hs thêm yêu quý và bảo vệ loài chim</b>
<b>II. Chuẩn bị:</b>


<b>1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ.</b>
<b>2. Học sinh: SGK, thanh phách</b>


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<i><b>1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học</b></i>


hát.


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: </b></i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


2. Bài mới


<i><b>a. Giới thiệu bài</b></i>
<i><b>b. Dạy bài mới</b></i>


<i><b>* Hoạt động 1 : Ôn luyện bài hát :Thật là </b></i>
<b>hay(15’)</b>


GV đàn giai điệu 1 câu trong bài Thật là hay,
hỏi hs tên bài hát, tác giả? Cho hs hát để khởi
động giọng.


GV nêu nội dung tiết học



- Hướng dẫn ơn lại bài hát bằng nhiều hình thức.
chú ý sửa sai (nếu có)


- Cho HS hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Nhận xét.


<i><b>* Hoạt động 2 : Hát kết hợp đánh nhịp 2/4</b></i>


<b>- Hướng dẫn HS cách đánh nhịp có một phách </b>
mạnh, một phách nhẹ. Phách mạnh đánh xuống,
phách nhẹ đánh lên. sử dụng ngón trỏ để đánh
nhịp.


- Lắng nghe và trả lời câu hỏi, hát để khởi
động giọng


- Lắng nghe


- Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV.
+ Hát theo nhạc đệm : lần thứ nhất gõ đệm
theo tiết tấu với tốc độ vừa phải, lần thứ hai
gõ đệm theo phách với tốc độ nhanh hơn
- Hát theo tổ, nhóm, cá nhân.


-HS quan sát GV thực hiện mẫu


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Hướng dẫn hát kết hợp đánh nhịp.
chú ý : Các chỗ có sử dụng dấu lặng



<b>3. Củng cố - dặn dò: 2-3’</b>


- HS hát lại cả bài hát kết hợp nhún chân theo
nhạc đàn.


- Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học bài.


<b>của GV. ( HS năng khiếu)</b>


-Lớp thực hiện lài theo nhạc bài hát
-Nghe và ghi nhớ


<i><b> Rút kinh nghiệm</b><b> :</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>TUẦN 3: Thứ hai, ngày 04 tháng 9 năm 2019</b>



<i><b>TIẾT 5: ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY</b></i>


<b>I.MỤC TIÊU :</b>


<b>1. Mục tiêu chung:</b>


<b> - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.</b>


- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.


<i><b>2.Mục tiêu riêng: + Học sinh yếu: - Biết hát được lời ca</b></i>


<i><b>+ Học sinh có năng khiếu: - Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca, có phụ họa đơn </b></i>


<i>giản (nếu còn thời gian)</i>



<b>II. CHUẨN BỊ :</b>


<b> 1. Giáo viên : Đàn organ ở điểm chính, thanh phách, máy nghe, đĩa bài hát.</b>
<b> 2. Học sinh : SGK âm nhạc, thanh phách.</b>


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC : </b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<i><b>1.Ổn định tổ chức:( 1- 2’) Nhắc nhở HS tư thế </b></i>


ngồi học hát.


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong q trình</b></i>


<b>ơn tập. </b>


<i><b>3. Bài mới: ( 2-3’)</b></i>


<i><b>Hoạt động 1: Ôn bài hát Thật là hay (8- 10’)</b></i>


- Gv hướng dẫn Hs luyện thanh.
Ù...u...u...ú...


- Gv hỏi Hs tên bài hát đã học ở tiết trước,tác giả
bài hát?


- Gv đệm đàn cho Hs nghe lại giai điệu.



- Hướng dẫn HS ơn lại bài hát bằng nhiều hình
thức:


+ Bắt giọng cho HS hát 2 lần(GV giữ nhịp bằng
tay)


+ Đệm đàn.


- Mời HS hát theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Gv nhận xét và đánh giá.


<i><b> Hoạt động 2:</b><b> Hát kết hợp vỗ tay theo phách, </b></i>
<i><b>tiết tấu và kết hợp vận động phụ họa. (10’)</b></i>


- Hướng dẫn hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
- Yêu cầu HS luyện hát và đệm theo phách: Cá
nhân, Nhóm, dãy.


- Hướng dẫn hs vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu.
- Cho hs luyện tập


<i><b>Hoạt động3</b><b> : Hát kết hợp đánh nhịp 2/4.(5- 7’)</b></i>


- Gv hướng dẫn HS cách đánh nhịp 2/4: Có một
phách mạnh, một phách nhẹ. Phách mạnh đánh


<b>- Hs ngồi đúng tư thế học hát.</b>


- Hs ôn một số bài hát theo yêu cầu
của Gv.



- Hs luyện thanh: Ù...u...u...ú...
- Hs trả lời.


- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Hs ôn bài hát 2 lần cả bài.


- HS hát theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách:


<i><b>+ HS khá xung phong hát kết hợp gõ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

xuống, phách nhẹ kéo lên. Sử dụng ngón trỏ để
đánh nhịp.


- Hướng dẫn HS hát kết hợp đánh nhịp 2/4


- Gv yêu cầu lớp trưởng lên điều khiển lớp tập đánh
nhịp.


- Gv nhận xét.


<b> Hoạt động 3</b><i><b> : Trò chơi Dùng nhạc đệm bằng </b></i>
<i><b>một số nhạc cụ gõ.</b></i>


- Gv hướng dẫn cả lớp sử dụng các nhạc cụ gõ:
- Gọi từng nhóm 4 em (Mỗi em một loại nhạc cụ gõ
khác nhau) lên gõ lại âm hình tiết tấu sau:


- Cho từng HS thể hiện lại âm hình tiết tấu để kiểm


tra khả năng thực hành


- Hỏi Hs tiết tấu trên nằm trong bài hát nào khơng?
đó là câu hát nào?


- Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ, gõ đệm theo bài
hát Thật là hay.


- Gọi HS nhận xét.


<i><b> Nhận xét – dặn dò</b><b> : 5’</b></i>


- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát Thật là hay kết hợp
gõ đệm.


- Dặn dị Hs về ơn lại bài hát Thật là hay, tập đánh
nhịp 2 theo bài hát thật đều, đúng.


- Xem trước bài mới.
- Gv nhận xét tiết học.


- Hs quan sát.
- Hs thực hiện.


- Lớp trưởng lên điều khiển lớp.


- Hs hát và gõ đệm theo phách, sử
dụng các nhạc cụ gõ: Song loan, thanh
phách, trống nhỏ.



- Hát gõ tiết tấu.


- Hs trả lời: Nằm trong bài hát Thật là
hay, câu hát nghe véo von, trong vòm
cây...


- Hs dùng nhạc cụ gõ đệm.


- Hs ôn lại bài hát theo hướng dẫn của
Gv.


- HS lắng nghe và ghi nhớ.


<i><b> Rút kinh ngiệm:</b><b> </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>Thứ ba, ngày 05 tháng 9 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 6: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY</b></i>


<i><b> ( Nhạc và lời: Hoàng Lân ) </b></i>


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>1. Kiến thức: Hát thuộc lời ca, đúng giai diệu, đúng nhịp, đều giọng.</b>
<b>2. Kĩ năng: Biết hát diễn cảm biết biểu diễn theo bài hát. </b>


<b>3. Thái độ: GD hs thêm yêu quý và bảo vệ loài chim </b>
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:</b>


<b>1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ.</b>
<b>2. Học sinh: SGK, thanh phách</b>



<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>
<b>2. Bài mới</b>


<i><b>a. Giới thiệu bài</b></i>


- GV nêu nội dung tiết học.


<i><b>b. Dạy bài mới</b></i>


<i><b>* Hoạt động 1: Ôn bài hát Thật là hay (8’)</b></i>


- Hướng dẫn ôn lại bài hát bằng nhiều hình
thức.


+ Bắt giọng cho HS hát.
+ Đệm đàn.


- Cho HS hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Nhận xét.


<i><b>* Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát: Thật </b></i>
<b>là hay (10- 12’)</b>


-GV hướng dẫn HS tập biểu diễn bài hát
-GV cho HS xung phong hoặc gọi lên tập


biểu diễn theo: tốp ca, song ca, đơn ca
-GV cho HS tự nhận xét nhau


-GV nhận xét, đánh giá


<i><b>* Hoạt động 3: Trò chơi (5’-7’)</b></i>


<b> Dùng nhạc đệm bằng một số nhạc cụ gõ.</b>
- Hướng dẫn cả lớp sử dụng các nhạc cụ gõ để
gõ theo âm hình tiết tấu của bài.


- Cho HS tập nhận biết câu hát qua âm hình
tiết tấu.


<b>- Nhận xét </b>


- Lắng nghe.


- Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV.
+ Hát khơng có nhạc.


+ Hát theo nhạc đệm


- Hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- HS lắng nghe.


- HS chú ý theo hướng dẫn của GV


- HS xung phong lên tập biểu diễn theo: tốp
ca, song ca, đơn ca



- HS tự nhận xét, đánh giá nhau
- HS chú ý


- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Dùng các nhạc cụ gõ đệm để thực hiện trò
chơi theo hướng dẫn của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>3. Củng cố - dặn dò: 2-3’</b>


- Nhận xét tiết học


-Dặn dò nhắc HS về nhà học bài.


- HS lắng nghe và ghi nhớ.


<i><b> Rút kinh ngiệm:</b><b> </b></i>


<b> ………..</b>
<b> ………..</b>
<b> ………..</b>


<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>TUẦN 4: </b>

<b> </b>

<i><b>Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2019</b></i>


<i><b>TIẾT 7 : HỌC HÁT BÀI : XÒE HOA</b></i>



<i><b>Dân ca Thái </b></i>


<i><b> Lời mới: Phan Duy.</b></i>


<b>I.MỤC TIÊU :</b>


<i><b>1.Mục tiêu chung:</b></i>


- Biết đây là bài dân ca .


- Biết hát theo giai điệu và lời ca .
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát .


<i><b>2.Mục tiêu riêng:- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.</b></i>


- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách đúng, đều.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


<b> 1. Giáo viên: Đàn organ, mày nghe, đĩa bài hát, thanh phách.</b>
<b> 2. Học sinh:SGK âm nhạc, phách.</b>


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<b>1.Ổn định lớp( 1-2’) Cho hs giử trật tự và </b>


ngồi đúng tư thế.


<i><b>2.Kiểm tra bài củ:(3-4’) Hát bài “Thật là </b></i>
<i><b>hay”</b></i>


- Gọi 2- 4 hs lên bảng hát



<b>3. Bài mới:</b>


<i><b>Hoạt động 1: Học hát bài “Xòe hoa” (12’- </b></i>
<b>15’)</b>


- Giới thiệu bài hát: tác giả, giai điệu, nội dung
của bài hát: Xoè hoa là một trong những bài
dân ca hay của đồng bào dân tộc Thái.


<i><b>- Gv giải thích: “X hoa” có nghĩa là </b></i>


múa hoa.



- Hát mẫu bài hát ( hoặc cho nghe đĩa)
- GV chia câu hát: có 5 câu hát ngắn.
- GV treo bảng phụ và đọc mẫu kết hợp gõ
đệm theo tiết tấu lời ca.


- Cho hs đọc lời ca- GV gõ tiết tấu.
- Cho hs khởi động giọng: là...la...la...lá...
- Dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích
- Cho hs hát lại cả bài


- Cho lớp luyện tập theo: nhóm, dãy, cá nhân.


<b>Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay đệm theo </b>
<b>phách</b>


- GV hát kết hợp gõ đệm mẫu theo phách


- HS giữ trật tự và ngồi đúng tư thế.



-

2 – 4 hs thực hiện


- Nghe gv giới thiệu bài
-HS chú ý theo dõi
- Nghe gv hát mẫu
- HS chú ý nghe


- Đọc lời ca theo GV gõ tiết tấu
- Khởi động giọng: là...la...la...lá...
- Tập hát từng câu


<i><b>- Hát lại cả bài 1-2 lần ( tùy đối tượng HS, </b></i>


<i><b>tùy lớp)</b></i>


<i><b>- HS luyện tập theo: nhóm, dãy, cá nhân.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Cho hs vừa hát vừa gõ đêm theo phách.
- Cho hs luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.


<i><b> Củng cố- Dặn dò</b><b> : 7’</b></i>


<i><b> - Cho hs hát kết hợp gõ theo phách bài “Xòe</b></i>
<i><b>hoa”.</b></i>


<b>- Giáo dục HS biết yêu các làn điệu dân ca,</b>
<b>dân tộc.</b>


- Dặn hs về nhà học thuộc bài hát và tập gõ


đệm theo phách .


- Nhận xét tiết học


- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.


- Luyện hát và gõ đệm theo tổ, nhóm , cá
nhân .


<b>- HS thực hiện</b>


- HS chú ý nghe và ghi nhớ.
-HS ghi nhớ


<i><b> Rút kinh nghiệm</b><b> :</b></i>


...
...………...


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>Thứ ba, ngày 12 tháng 9 năm 2019</b></i>



<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 8: ÔN LUYỆN BÀI HÁT : XOÈ HOA</b></i>


<b>I. MỤC TIÊU : </b>


<b>1. Kiến thức: Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng.</b>
<b>2. Kĩ năng: Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca.</b>


<b>3. Thái độ: GD hs thêm yêu các làn điệu dân ca.</b>


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:</b>


<b>1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ.</b>
2. Học sinh : Đàn, thanh phách


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : </b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1.Kiểm tra bài cũ</b>


GV đàn giai điệu một câu hát trong bài Xoè
hoa. Hỏi hs tên bài hát, tác giả?


Cho cả lớp hát để khởi động giọng
2. Bài mới


<i><b>a. Giới thiệu bài 2’</b></i>
<i><b>b. Dạy bài mới</b></i>


<i><b>* Hoạt động 1</b><b> : Ôn luyện bài hát Xoè hoa </b></i>
<b>15’</b>


<b>- GV nêu nội dung tiết học</b>


- Hướng dẫn ôn lại bài hát dưới nhiều hình
thức


- Cho hs hát kết hợp vận động phụ hoạ tại chỗ.
- Mời nhóm, cá nhân lên biểu diễn trước lớp.


- Nhận xét


<i><b>* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm (10-12’)</b></i>


- GV hướng dẫn hs hát và gõ, vỗ đệm theo
phách và tiết tấu lời ca.


- Cho tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Mời hs nhận xét chéo các tổ, nhóm,tổ.


<b>3. Củng cố - dặn dò 4’</b>


<b>- GV cho HS nhắc lại tên bài học</b>


-Cả lớp hát theo đàn
-GV nhận xét tiết học.


-GV dặn HS về học thuộc và chuẩn bị bài sau.


- Lắng nghe và trả lời câu hỏi,
- Hát khởi động giọng


- Lắng nghe.


- Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV.
+ Hát đồng thanh


+ Hát theo dãy,tổ
+ Hát cá nhân



- Thực hiện theo yêu cầu của GV


- HS hát và gõ, vỗ đệm theo phách và tiết tấu
lời ca.


- Cho tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
-HS nhận xét chéo nhau


-HS nhắc lại tên bài học


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i><b> Rút kinh nghiệm</b><b> :</b></i>


...
...………...


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b> TUẦN 5: Thứ hai, ngày 18 tháng 9 năm 2019</b></i>


<i><b>TIẾT 9: ƠN TẬP BÀI HÁT: XỊE HOA</b></i>


<b>I.MỤC TIÊU :</b>


<b>1. Mục tiêu chung:</b>


<b> - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .</b>


- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản .


<i><b>2.Mục tiêu riêng : - Tập biểu diễn bài hát mạnh dạn(nếu còn thời gian)</b></i>
<b>II. CHUẨN BỊ :</b>


<b> 1. Giáo viên : Đàn organ, mày nghe, đĩa bài hát, thanh phách.</b>
<b> 2. Học sinh : SGK âm nhạc, thanh phách.</b>



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học</b></i>


hát.


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong q trình ơn </b></i>


hát.


<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<b>Hoạt động 1</b><i><b> : Ơn tập bài hát Xòe hoa</b></i>
<i>- GV hát mẫu lại hoặc cho nghe qua máy</i>
<b>- Cho hs hát lại 1- 2 lần .</b>


- Cho hs luyện tập theo dãy, bàn, cá nhân, kết hợp
sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, phách
hoặc tiết tấu.


- GV nhận xét.


<i><b>* Hoạt động 2: Hát kết hợp phụ họa đơn giản </b></i>
<i><b>và tập biểu diễn</b></i>


- Gv hướng dẫn cho HS một vài động tác để minh
hoạ cho bài hát:



<b>Câu 1:Tay nắm lại, đưa cao hai cánh tay về một </b>


phía, làm động tác như múa vào mặt trống theo
nhịp lời ca.


<b>Câu 2: Hai tay vỗ vào nhau đưa ngang tầm má, </b>


đưa qua bên nào thì nghiêng đầu qua bên đó.


<b>Câu 3: Chân nhún theo nhịp, tay thả lỏng đưa </b>


qua đưa lại tự do.


- Cho HS tập biểu diễn trước lớp (vừa hát kết hợp
với vận động phụ hoạ).


- GV cho HS tự nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét- Đánh giá


<i><b>* Hoạt động 3: Hát kết hợp với trò chơi theo bài</b></i>
<i><b>hát Xoè Hoa. (Nếu còn thời gian)</b></i>


- Hs ngồi ngay ngắn.


- HS nghe lại.
- HS hát lại 1-2 lần


- HS ôn lại bài hát Xoè hoa:
+ Hát đồng thanh



+ Hát theo dãy, tổ
+ Hát cá nhân


- HS xem GV làm mẫu.


+ Hs thực hiện từng động tác theo
hướng dẫn của GV.


<i><b>- HS tập biểu diễn trước lớp: Nhóm, </b></i>


<i><b>song ca, đơn ca,...</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Gv hướng dẫn từng trò chơi:


<i><b>+ Trò chơi : Nghe tiết tấu đoán câu hát trong </b></i>
<b>bài.</b>


- GV gõ tiết tấu từng câu hát, không cần theo thứ
tự để HS có nhận biết được khơng.


+ Gv hỏi HS nhận biết tiết tấu trên của câu hát
nào?


- GV tiếp tục vỗ, gõ các âm hình tiết tấu khác
trong bài hát để HS đốn, nếu nhóm, tổ nào nhận
biết nhanh và đoán đúng sẽ thắng trong trò chơi
này.


<i><b>4.Củng cố – Dặn dò:5’</b></i>



- Gv yêu cầu Hs đứng lên hát và vận động phụ
hoạ theo bài hát


- Dặn dị HS về ơn thuộc lời ca và động tác vận
động phụ hoạ. Xem trước bài mới.


- Nhận xét tiết học.


- Nghe hướng dẫn


- Nghe gõ tiết tấu


- HS trả lời (Hát lên câu hát theo đúng
tiết tấu đó)


- Các nhóm thi đua xem nhóm nào nhận
biết nhanh nhất.


- HS chú ý các kí hiệu của GV để hát
cho đúng.


+ Thi đua theo nhóm, tổ.
- Hs thực hiện.


- HS lắng nghe, ghi nhớ




<i><b> Rút kinh nghiệm :</b><b> </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i><b>Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2019</b></i>



<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 10: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT : XOÈ HOA</b></i>


<b> </b>



<b> I. MỤC TIÊU: </b>


<b> 1. Kiến thức: Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng.</b>


<b> 2. Kĩ năng: Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca, hát diễn cảm biết biểu diễn theo</b>


bài hát


<b> 3. Thái độ: HS biết chơi trò chơi theo bài hát thật sinh động.</b>


<b> II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:</b>
<b> 1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ</b>


2. Học sinh : SGK, thanh phách


<b> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Khởi động :</b>
<b>2. Bài mới:</b>



<b>a,Giới thiệu bài</b>
<b>b,Các hoạt động</b>


<b>Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài: Xòe hoa</b>


-Cho HS hát thuộc lời,


- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và theo
tiết tấu.


-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết kết
hợp vận động phụ hoạ đơn giản.


-Tập biểu diễn bài hát bằng 1 số động tác múa
đơn giản.


-Cho HS nhận xét các tổ.
-GV nhận xét đánh giá


<i><b>* Hoạt động 2 : Hát kết hợp với trò chơi 10’</b></i>


- Hướng dẫn thực hiện trò chơi
- Gv hướng dẫn từng trò chơi:


<i>+ Trò chơi 1: Nghe tiết tấu đoán câu hát trong </i>


bài. - GV gõ tiết tấu từng câu hát, không cần theo
thứ tự để HS có nhận biết được khơng.


+ Gv hỏi HS nhận biết tiết tấu trên của câu hát


nào?


- GV tiếp tục vỗ, gõ các âm hình tiết tấu khác
trong bài hát để HS đốn, nếu nhóm, tổ nào nhận
biết nhanh và đốn đúng sẽ thắng trong trị chơi


-HS hát lại cả bài hát


-HS hát kết hợp gõ đệm theo phách,
nhịp, tiết tấu theo: nhóm, tổ, cá nhân
-HS hát kết hợp vận động phụ họa
-HS lên tập biểu diễn


- HS nhận xét giữa các tổ.


- HS nghe GV giới thiệu trò chơi.
- Nghe hướng dẫn


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

này.


<i><b>+ Trò chơi 2</b><b> : Hát giai điệu bài hát theo các </b></i>


nguyên âm: o, a, u, i.


- GV dùng các ngón tay làm kí hiệu để diễn tả các
nguyên âm trên, bắt giọng cho HS hát lại bài hát.
lần 1 hát đúng lời ca, lần 2 khi Gv giơ tay theo kí
hiệu nguyên âm nào thì HS sẽ hát câu hát theo
đúng nguyên âm đó.



- GV hướng dẫn trị chơi sau đó cho hs chơi


<b>3.Củng cố - Dặn dò:</b>


+ Cho HS hát lại bài hát kết hợp vận động phụ
họa.


- GV nhận xét tiết học. Về nhà hát ôn lại cho
thuộc lời và các động tác phụ họa vừa tập.


- HS trả lời (Hát lên câu hát theo đúng
tiết táu đó)


- Các nhóm thi đua xem nhóm nào nhận
biết nhanh nhất.


- Nghe hướng dẫn để thực hiện cho
đúng.


- HS chú ý các kí hiệu của GV để hát
cho đúng.


+ Thi đua theo nhóm, tổ.


- HS tham gia trị chơi sơi nổi nhiệt
tình.


- Lắng nghe.


<b> </b>



<i><b> Rút kinh nghiệm :</b><b> </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>TUẦN 6:</b>

<i> </i>

<i><b>Thứ hai, ngày 25 tháng 9 năm 2019</b></i>


<i><b>TIẾT 11: HỌC HÁT BÀI: MÚA VUI</b></i>


<b>I.</b> <b>MỤC TIÊU :</b>


<i><b>1. Mục tiêu chung:</b></i>


- Biết hát theo giai điệu và lời ca .
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát .


<i><b>2. Mục tiêu riêng:</b></i>


<i><b> * Học sinh yếu : - Biết hát đúng, thuộc lời ca</b></i>


<i>* Học sinh năng khiếu: - Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.</i>


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


<b> 1. Giáo viên: Đàn organ, thanh phách, bảng phụ, máy và đĩa bài hát.</b>
<b> 2. Học sinh: SGK âm nhạc, phách.</b>


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<i><b>1.Ổn định lớp: cho HS giữ trật tự, ngồi đúng tư thế</b></i>
<i><b>2.Kiểm tra bài cũ: Hát bài “Thật là hay”1-2 </b></i>
<i><b>nhóm</b></i>



<i>- GV nhận xét, đánh giá.</i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<i><b> Hoạt động 1</b><b> : Học hát bài “Múa Vui”</b></i>
<b>- Giới thiệu bài hát: nêu xuất xứ, giai điệu, nội </b>


dung bài hát.


<b>- Hát mẫu bài hát hoặc cho HS nghe đĩa.</b>


- Cho hs đọc lời ca


-Cho hs khởi động giọng: ị..o...o...ó


- Dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích kết hợp
gõ đệm theo tiết tấu lời ca.


- Cho hs hát lại cả bài 1- 2 lần


- Cho HS tập luyện bài hát bằng hình thức: hát nối
tiếp từng câu hát.


- Cho 1 HS khá giỏi lên hát


<b> Hoạt động 2</b><i><b> : Hát kết hợp vỗ tay theo bài hát, </b></i>
<i><b>gõ theo phách</b></i>


- GV nêu và hát kết hợp gõ mẫu



- Cho hs vừa hát vừa vỗ tay theo bài hát
- Cho hs hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách.


- Cho hs luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
<i><b> Củng cố - dặn dò</b><b> : 5’</b></i>


<i><b> - Cho hs hát kết hợp vỗ tay theo phách “Múa </b></i>
<i>vui”</i>


- HS giữ trật tự, ngồi đúng tư thế
- 1- 2 nhóm hs thực hiện


<i>- HS nhận xét</i>


- Nghe gv giới thiệu bài
- Nghe gv hát mẫu
- Đọc lời ca


- Khởi động giọng: ị..o...o...ó
- Tập hát từng câu theo tiết tấu
- Hát lại cả bài


- Hát đối đáp từng câu theo dãy.
- 1 HS khá giỏi lên hát


- HS chú ý theo dõi


- Hát kết hợp vỗ tay theo bài hát
- Hát kết hợp gõ theo phách.



<i><b>- Luyện hát theo tổ, nhóm, cá </b></i>


<i><b>nhân( HS khá giỏi có năng khiếu).</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i><b>+ Hơm nay các em học bài gì?Tác giả của bài </b></i>
<i><b>hát là ai?</b></i>


<i><b>GV giáo dục HS yêu ca hát, yêu dân ca dân </b></i>
<i><b>tộc.</b></i>


- Dặn hs về nhà học thuộc bài hát và tập vỗ tay
theo bài hát .


- Nhận xét tiết học


- HS nghe và ghi nhớ


<i><b> Rút kinh nghiệm</b><b> :</b></i>


...
...………...


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>Thứ ba, ngày 26 tháng 9 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 12: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: MÚA VUI</b></i>



<b> I. MỤC TIÊU: </b>



- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, hát nối tiếp từng câu, biết kết hợp gõ đệm theo



tiết tấu lời ca, hát với nhiều tốc độ khác nhau.



<b> II. CHUẨN BỊ: </b>



- Nhạc cụ, thanh phách, một vài động tác múa đơn giản.


<b> III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.</b>



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<i><b>1.Ổn định lớp: </b></i>
<i><b>2.Kiểm tra bài cũ: </b></i>
<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<i>a,Giới thiệu bài</i>
<i>b,Các hoạt động:</i>


<i><b> Hoạt đơng 1:</b><b> Ơn luyện bài hát Múa vui.</b></i>
<i><b>-Khởi động giọng: là....la...la...lá..</b></i>


- GV đệm đàn cho HS hát ôn lại bài hát bằng
nhiều hình thức: hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
-Gv cho HS hát nối tiếp từng câu theo dãy, nhóm
- H/dẫn HS hát ơn kết hợp gõ đệm theo phách và
tiết tấu lời ca.


-GV nhận xét. Sửa sai


<i><b> Hoạt động 2: Hát với tốc độ khác nhau.</b></i>
- GV h/dẫn HS hát với 2 tốc độ khác nhau



- Lần 1: GV đệm đàn cho HS hát với tốc độ vừa
phải. T= 90.


- Lần 2: Hát với tốc độ nhanh hơn. Tempo=110
- Qua 2 lần hát em thấy lần nào là phù hợp? ( vừa
phải).


-GV cho HS thực hiện
-Nhận xét, tuyên dương
<b>4.Củng cố -dặn dò.</b>


- Bài hát Múa vui của nhạc sĩ nào sáng tác?


- Nhịp điệu của bài hát ( Nhanh- chậm;
Vui-buồn) ?


- Cho HS nhắc lại các bài hát được học từ đầu
năm đến nay, về nhà tập hát lại các bài hát trên để
tiết sau ôn tập.


- HS hát ôn bài Múa vui.


<i><b>-Khởi động giọng: là ... la...la...lá..</b></i>


-HS hát ôn lại bài hát theo: nhóm, tổ, cá
nhân.


-Gv cho HS hát nối tiếp từng câu theo dãy,
nhóm



- Hát kết hợp gõ đệm.


- Hát với 2 tốc độ khác nhau.


- HS trả lời.


- Nghe và thực hiện theo h/dẫn của GV.
- HS trả lời.


- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i><b> Rút kinh nghiệm</b><b> :</b></i>


...
...………...


………
………...


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>TUẦN 7:</b>

<i> </i>

<i><b>Thứ hai, ngày 02 tháng 10 năm 2019</b></i>



<i><b>TIẾT 13: ÔN TẬP BÀI HÁT: MÚA VUI</b></i>



<b>I. MỤC TIÊU :</b>
<i><b>1. Mục tiêu chung:</b></i>


<b> - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .</b>


- Biết hát kết hợp vận động một vài động tác phụ họa đơn giản.



<i><b>2. Mục tiêu riêng:</b></i>


<i>* Học sinh yếu: - Biết hát được lời ca</i>


<i>* Học sinh năng khiếu: - Biết gõ đệm theo phách, hoặc theo nhịp và biết tập biểu diễn trước </i>
lớp.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


<i><b> 1. Giáo viên : Đàn organ, máy đĩa, phách, một số động tác phụ họa.</b></i>
<i><b> 2. Học sinh: SGK âm nhạc, phách.</b></i>


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<b>1. Ổn định lớp: GV nhắc HS ngồi đúng tư thế và </b>


trật tự.


<b>2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong giờ ơn</b>
<b>3. Bài mới:</b>


<i><b>Hoạt động 1</b><b> : Ơn tập bài hát: “ Múa </b></i>
<i><b>vui”</b></i>


-Khởi động giọng:à...u...o...á...


- Cho HS nêu lại tên bài hát, tác giả bài hát.
- Cho HS nghe lại bài hát 1 lần



- Cho hs hát lại 2 lần.
- Gọi vài cá nhân hát


- Cho hs hát với tốc độ vừa phải
- Cho hs hát với tốc độ nhanh hơn


- Cho HS ôn hát kết hợp gõ đệm theo phách
<i><b> Hoạt động 2</b><b> : Hát kết hợp vận động phụ </b></i>


<i><b>họa và tập biểu diễn trước lớp.(10-12’)</b></i>


- GV hát kết hợp múa đơn giản một số động
tác phụ họa.


- Hướng dẫn HS tập động tác phụ họa theo từng
câu: Câu 1, 2nhún chân qua trái, qua phải theo
nhịp, tay vỗ ngang vai bên tái, bên phải theo nhịp.
Câu 3 tiếp tục nhún chân ở nhịp 1 và nhịp 2, hai
tay đưa ngang giả động tác như đang nắm tay các
bạn, nghiêng đầu; nhịp 3, 4 vừa xoay vừa nhảy lò
cò một vòng tại chỗ, hai tay đưa lên cao quá đầu


<b>- HS ngồi đúng tư thế và trật tự.</b>


-Khởi động giọng:à...u...o...á...


-

HS nêu lại tên bài hát, tác giả
bài hát.



-

HS chú ý nghe


<b>- Hát lại bài hát </b>


- Cá nhân hát


- Tập hát với tốc độ vừa phải.
- Tập hát với tốc độ nhanh hơn


-

HS hát kết hợp gõ đệm theo
<b>phách: Dãy hát dãy gõ đệm, Cá nhân</b>


<i><b>(HS trung bình, HS có năng khiếu).</b></i>

-

HS quan sát và nhớ


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

và uốn các ngón tay theo nhịp.
- Cho lớp thực hiện 1-2 lần


- Gọi từng nhóm lên tập biểu diễn
- GV nhận xét


<b> Củng cố- Dặn dò:</b>


- Cho hs nhắc lại nội dung tiết học.


- Gợi ý cho HS nhắc lại ý nghĩa giáo dục của
bài học.


- Dặn hs về nhà học thuộc bài và xem trước bài
mới.



<i>- Nhận xét tiết học.</i>


<b>- Lớp thực hiện 1-2 lần</b>


- Từng nhóm lên tập biểu diễn


-

HS nhắc lại


-

HS chú ý nghe và ghi nhớ.


<i><b> Rút kinh ngiệm:</b><b> </b></i>


<b> ………..</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i><b>Thứ ba, ngày 03 tháng 10 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 14:TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: MÚA VUI</b></i>


<b>I Mục tiêu</b>


- Học thuộc bài hát, hát đúng chuẩn lời ca, giai điệu của bái hát.
- Tập cho các em hát đúng với cao độ tiết tấu, cường độ của bài hát.


- Biết tập biểu diễn một vài động tác phụ hoạ đơn giản



- Giúp các em biết sống hoà đồng với nhau qua những điệu múa


<b>II Chuẩn bị</b>



- Nhạc cụ quen dùng
- SGK, giáo án, bảng phụ


<b>III Hoạt dộng dạy và học</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV </b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


1. Ỏn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới


<i>a, Giới thiệu</i>
<i>b,Các hoạt động</i>


<i><b>* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát:Múa vui(8-10’)</b></i>


- GV hướng dẫn hs ơn bài hát
- Chia theo tổ nhóm


- GV sữa sai


- GV hướng dẫn hs hát kết hợp gõ tiết tấu, theo
phách, theo nhịp của lời ca.


- Mỗi nhóm thực hiện theo động tác
- GV sữa sai


- Hát kết hợp vận động phụ hoạ


<i><b>* Hoạt động 2:Hát với tốc độ khác nhau (5-6’)</b></i>



- Lần đầu hát với tốc độ vừa phải, lần hai với tốc
độ nhanh hơn


- Đặt câu hỏi: so sánh lần hát đầu và lần hát thứ
<b>hai lần nào nhanh hơn, lần nào chậm hơn? </b>
- Nhận xét và chỉ cho HS thấy nếu hát với tốc độ
khác nhau( nếu hát nhanh quá sẽ hát không rõ lời
và không thể hiện hết các động tác...và ngược
lại)


<i><b>* Hoạt động 3: Tập biểu diễn (8-10’)</b></i>


- GV cho từng nhóm, cá nhân, nhóm đôi lên tập
biểu diễn


- GV cho HS khác nhận xét bạn,
-GV nhận xét, đánh giá


<b>4. Củng cố - Dặn dò :2-3’</b>


-GV cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ


-HS lắng nghe


<b>- Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV.</b>


+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy,tổ
+ Hát cá nhân



- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách,
tiêt tấu lời ca.


-HS hát kết hợp vận động


<b>- Thực hiện từng theo hướng dẫn của </b>


GV.


-Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của
GV.


- Lắng nghe GV nhận xét.


- Từng nhóm lần lượt lên tập biểu
diễn


-HS nhận xét bạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- GV nhận xét đánh giá tiết học


Dặn dò: về học thuộc bài hát kết hợp vận động


phụ hoạ để bài hát thêm hay và sinh động hơn. -HS ghi nhớ
<i><b> Rút kinh ngiệm:</b><b> </b></i>


<b> ………..</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>TUẦN 8: Thứ hai, ngày 09 tháng 10 năm 2019</b>




<i><b>TIẾT 15: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY, XOÈ HOA, MÚA VUI</b></i>


<i><b>PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO – THẤP, DÀI – NGẮN</b></i>



<i><b>( Bỏ HĐ 3: Nghe nhạc)</b></i>


<b>I.MỤC TIÊU :</b>


<i><b>1 M</b><b> ục tiêu chung:</b></i>


- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát.


- HS biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.



- HS biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản


<i><b> 2. Mục tiêu riêng:</b></i>


<i><b>*Học sinh TB - Yếu: Hát thuộc 3 bài hát đã học và gõ đệm 1 trong 3 kiểu gõ đã học, Tập </b></i>


phân biệt âm thanh cao – thấp, dài – ngắn.


<i><b> * H</b><b> ọc sinh khá – giỏi ( có năng khiếu ):</b><b> HS hát thuộc lời ca của 3 bài hát ôn. HS tập biểu </b></i>


diễn bài hát. Biết phân biệt âm thanh cao – thấp, dài – ngắn.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.


- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,...).


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNGCỦA HS</b>


<i><b>1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi </b></i>



thẳng



<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong q trình ơn</b></i>


<i><b>3. Bài mới: Giới thiệu bài</b></i>



<i><b> Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát đã học.</b></i>



<i><b>a/ Ôn tập bài hát Thật là hay.</b></i>



- GV đệm đàn cho HS hát tập thể, kết hợp gõ đệm


hoặc vận động phụ họa.



- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo


tiết tấu lời ca.



<i><b>b/ Ơn tập bài Xịe hoa.</b></i>



- Hát kết hợp động tác múa đơn giản (đã h/dẫn ở


tiết trước).



- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.



<i><b>c/ Ôn tập bài hát Múa vui.</b></i>



- Hát kết hợp với múa hoặc vận động phụ họa.



- GV gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát & đố HS


nhận ra đó là câu hát nào trong bài.



<i>* Lưu ý trong bài Múa vui 2 câu đầu đều có chung </i>


âm hình tiết tấu, 2 câu hát sau cũng vậy.



-HS sửa tư thế ngồi



- HS thực hiện.


- HS thực hiện.


- HS thực hiện.


- HS thực hiện.


- HS thực hiện.



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Tiết tấu 2 câu đầu của bài hát.


- Tiết tấu 2 câu sau của bài hát.



<i><b>Hoạt động 2: Phân biệt âm thanh cao- thấp; dài- </b></i>


<i><b>ngắn.</b></i>



- GV dùng đàn hoặc giọng hát thể hiện các âm


thanh cao- thấp; dài- ngắn cho HS phân biệt ở mức


độ khó hơn so với lớp 1.



+ VD1: GV dùng đàn (hoặc hát) 1 âm dài 4 phách,


sau đó cho HS nghe 1 âm thấp hơn cũng dài 4


phách.



- Cho HS nhận xét âm nào cao, âm nào thấp, âm


nào dài hơn.?




- Khi thể hiện các âm nên cho HS đếm theo để các


em phân biệt độ dài ngắn của âm thanh.



+ VD2: Cho HS nghe 2 âm có độ cao bằng nhau,


nhưng độ dài ngắn khác nhau và các em phải nói


được độ dài bằng bao nhiêu phách, gõ mấy cái?


- Tương tự GV đưa thêm 1 số VD để HS phân biệt


thêm.



<i><b>Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.</b></i>



-Cho cả lớp hát lại 1 trong 3 bài đã ôn.


- GV nhận xét giờ học.



<i>- Về nhà xem trước bài Chúc mừng sinh nhật.</i>



- HS lắng nghe và trả lời.



- HS lắng nghe và trả lời.



- HS lắng nghe.



- HS thực hiện



- HS lắng nghe, ghi nhớ.



 <b>Ruùt kinh nghieäm :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i><b>Thứ ba, ngày 10 tháng 10 năm 2019</b></i>



<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 16: TẬP BIỂU DIỄN 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY, XÒE HOA, </b></i>


<i><b>MÚA VUI. PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO – THẤP – DÀI – NGẮN</b></i>


<b>I Mục tiêu:</b>


- Học sinh trình bày các bài hát đã học: Xoè hoa, múa vui, tìm bạn thân.


- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp hoặc theo tiết tấu lời ca . Tập trình bày các bai hát
theo tổ nhóm, cá nhân.


- Biết phân biệt âm thanh cao – thấp, dài – ngắn.



- Tạo khơng khí vui tươi sôi nổi và hát thuần thục hơn các bài hát.


<b>II Chuẩn bị:</b>


- Nhạc cụ quen dùng
-Hát thuần thục bài hát


<b>III Hoạt động dạy và học:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1 Ổn định lớp</b>
<b>2 Kiểm tra bài cũ</b>
<b>3 bài mới</b>


GV giới thiệu & ghi lên bảng



<i><b>*Hoạt động 1:Ôn tập và tập biểu diễn 3 bài </b></i>
<i><b>hát</b></i>


<i><b>1. Xoè hoa</b></i>


-GV đặt câu hỏi: bài hát là của dân ca nào?(dân
ca Thái)


-GV mời cả lớp cùng đứng dậy hát bài hát.
-GV HD HS hát kết hợp gõ đêm theo phách.
-GV điều khiển từng tổ trình bày


-GV đánh giá


<i><b>2. Thật là hay</b></i>


-GV hỏi: bài hát thật là hay nhạc của ai?(Hoàng
Lân)


-GV HD: chia lớp thành hai nữa
1bên hát - 1 bên gõ đệm


-Từng tổ trình bày GV đánh giá


<i><b>3 Múa vui</b></i>


-GV hỏi:ai là tác giả của bài hát


-Cả lớp hát và kết hợp vận động phụ hoạ.
-Từng tổ trình bày bài hát



-GV tổng kết phần trình bày 3 bài hát của các
tổ.


-Đánh giá khen ngợi động viên


<i><b>* Hoạt động 2 : Phân biệt âm thanh cao- </b></i>
<b>thấp ; dài- ngắn</b>


HS ghi đề và theo dõi
HS trả lời


HS thực hiện
HS thể hiện
HS thực hiện
HS trả lời
HS thực hiện


HS trả lời


Cả lớp thực hiện
HS thể hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- GV cho hs ôn lại cách phân biệt như ở tiết học
buổi sáng


<b>4. Củng cố- dặn dò :</b>


Nhận xét tiết học



về học thuộc các bài hát, Xem trước bài mới


HS thể hiện
HS ghi nhớ


 <i><b>Rút kinh nghiệm :</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>TUẦN 9 : Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2019</b>



<i><b>TIẾT 17: HỌC HÁT BÀI : CHÚC MỪNG SINH NHẬT</b></i>


( Nhạc Anh )



<b>I. Mục tiêu :</b>


<b>1. Kiến thức.</b>


- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát “Chúc mừng sinh nhật”.
- HS biết đây là bài hát của nước Anh.


<b>2. Kỹ năng.</b>


- HS thể hiện đúng trường độ và cao độ.


- Thể hiện được tính chất vui tươi của tác phẩm.


<b> -Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu của bài hát.</b>
<b> 3. Thái độ.</b>


<b> - Biết và nhớ ý nghĩa của ngày sinh nhật</b> của mỗi người.
<b> *HS yếu- chậm: hát thuộc lời ca</b>



<b> Hoạt động 1: Kết hợp PP dạy học lấy HS làm trung tâm</b>
<b> II. Chuẩn bị:</b>


<i><b> - Đàn và hát chuẩn xác bài Chúc mừng sinh nhật. Nhạc cụ đệm, gõ ( thanh phách)</b></i>


<b> - Tranh minh họa hình ảnh các em nhỏ đang chúc mừng sinh nhật bạn, Tranh ảnh như hộp</b>


quà. Bản đồ thế giới.


- Chép lời ca vào bảng phụ 6 câu hát thành 6 dòng.
-HS: SGK, vở ghi, nhạc cụ gõ.


<b>III. Các hoạt động dạy và học:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn định:1’</b>


- Nhắc HS ngồi đúng tư thế:


<b>2. Kiểm tra:4’</b>


Hỏi: Tiết trước chúng ta đã học bài gì?


- Gọi đến 3 em hát bài: Múa vui kết hợp động tác
phụ họa.


- Giáo viên nhận xét đánh giá.



<b>3. Bài mới: (2-3’)</b>
<i><b>* Phần mở đầu:</b></i>


-GV treo tranh cho HS quan sát và trả lời.


-GV giới thiệu:Hôm nay chúng ta sẽ học 1 bài hát
mới nước ngồi đó là bài: “Chúc mừng sinh nhật”
nhạc Anh.


-Gv đưa cho học sinh xem trên bản đồ địa phận
nước Anh.Giới thiệu về đất nước Anh Là một
vương quốc lớn ở châu Âu, nơi đây có nhiều di
sản nghệ thuật hết sức phong phú, đa dạng. Nước
Anh cịn có những nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ ...
được yêu mến trên toàn thế giới


<i>* Phần hoạt động:</i>


<i><b>Hoạt động 1: Dạy bài hát: Chúc mừng sinh </b></i>


- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe
-HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i><b>nhật. (15’)</b></i>


<i><b>Mục tiêu: Tập hát đúng giai điệu và lời ca</b></i>


- Nghe hát mẫu: GV hát cho HS nghe và mở băng
cho HS nghe lại.



Hỏi: Các em có cảm nhận gì khi nghe bài hát ?
- GV treo bảng phụ và thuyết trình chia câu hát:
Bài hát có 6 câu hát, trên bảng phụ


-Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.


<b>- Cho học sinh khởi động giọng: à…a….a…á…</b>


+ Dạy hát từng câu


- GV đàn giai điệu 3 lần từng câu hát, HS nghe và
hát theo


-Cho HS hát câu 1,


-GV đàn câu 2, HS nghe nhẩm, GV bắt nhịp HS
hát theo.


-Nối câu 1 và câu 2 kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Cách tập tương tự với câu 3 và câu 4 như câu 1,2
- Nối hai câu: câu 3 với câu 4


- GV chỉ định 1-2 HS hát lại 2 câu 3,4.


- Cách tập 2 câu 5-6 tiến hành giống như bốn câu
1-2-3-4.


- GV đàn và hát mẫu cả bài


- GV đàn giai điệu cả 6 câu hát, HS hát



- GV hướng dẫn cách phát âm, nhắc HS cách lấy
hơi và sửa chỗ hát sai nếu có.


- Đệm đàn cho HS hát lại cả bài lần nữa.


- GV hướng dẫn: Các em hát cả bài hai lần, kết
thúc bằng cách hát câu 6 thêm lần nữa, câu này
các em sẽ hát chậm dần.


-GV Cho HS luyện tập nối tiếp từng câu đến hết
bài.


-GV cho Cá nhân đứng lên hát cả bài,
-Cho HS nhận xét


- GV Nhận xét tuyên dương, khuyến khích.


<i><b>Hoạt động 2 : Hát – Vỗ tay ( hoặc gõ đệm ) theo </b></i>
<i><b>phách. (10-12’)</b></i>


<i><b>Mục tiêu: Giúp HS biết hát kết hợp gõ đệm </b></i>
<i><b>đúng, đều</b></i>


- GV hát kết hợp gõ đệm mẫu. Hướng dẫn HS
thực hiện.


- Chia lớp làm 2 dãy 1 bên hát – 1 bên gõ theo
phách sau đó đổi lại: 1 bên hát, 1 bên gõ đệm
- Mời HS cá nhân và mỗi nhóm lên thực hiện.



<i><b>* Phần kết thúc:</b></i>


<i><b>4. Củng cố- Dặn dò(5’)</b></i>


- Nghe băng mẫu


- HS trả lời theo cảm nhận
- HS lắng nghe


- HS đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.


<b>- Khởi động giọng: à….a….a…á…</b>


- HS nghe và hát nhẩm theo


-HS thực hiện: Nghe nhạc và hát cùng
đàn: lớp, dãy, bàn, cá nhân


-HS thực hiện: Nghe nhạc và hát cùng
đàn: lớp, dãy, bàn, cá nhân


- HS thực hiện luân phiên


- Lớp hát câu 3,4 kết hợp gõ đệm theo
tiết tấu.


- 1-2 HS trình bày
-Từng dãy hát



-HS làm theo hướng dẫn


- HS thực hiện hát đầy đủ cả bài kết hợp
gõ đệm theo tiết tấu.


- HS nghe hướng dẫn và sửa sai
- HS trình bày bài hát lại nhiều lần
- HS thực hiện


+ Theo nhóm
+ Cá nhân


-HS luyện tập nối tiếp từng câu luân
phiên


<b>- Cá nhân đứng lên hát cả bài.</b>


-HS khác nhận xét


- HS xem và thực hiện theo hướng dẫn
của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- HS nhằc lại tên bài và xuất xứ bài hát.
-Cả lớp hát lại cả bài hát theo nhạc
- Nhận xét – Tuyên dương.


- Dặn HS chuẩn bị bài sau.


- HS trả lời



- Cả lớp hát lại bài hát.
- HS ghi nhớ.


 <b>Rút kinh nghiệm :</b>


<b>...</b>
<b>...</b>
<b>..</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i><b>Thứ ba, ngày 17 tháng 10 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 18: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT</b></i>


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


1. Kiến thức: Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng.


2. Kĩ năng: Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca, hát diễn cảm biết biểu diễn theo bài
hát


3. Thái độ: GD hs về tình cảm bạn bè.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ.
2. Học sinh : SGK, thanh phách


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<b>1. Kiểm tra bài cũ :</b>


Tiến hành trong quá trình hát ơn
-Khởi động : à…a…a…á…


<b>2. Bài mới</b>
<i><b>a.Giới thiệu bài</b></i>


- GV nêu nội dung tiết học


<i><b>b. Các hoạt động :</b></i>


<i><b>* Hoạt động 1: Ôn luyện bài hát Chúc mừng sinh</b></i>
<b>nhật</b>


<b>- Đàn giai điệu lại toàn bài. Hỏi hs tên bài hát, xuất </b>
xứ?


<b>- Hướng dẫn ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức.</b>


- Cho HS hát kết hợp gõ đệm.


- Mời từng nhóm, đơi bạn lên biểu diễn trước lớp.
- Mời hs nhận xét


- GV nhận xét.


<b>3. Củng cố - dặn dò</b>



<b> - Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học bài</b>


-Khởi động : à…a…a…á…
- Lắng nghe.


- Lắng nghe và trả lời câu hỏi


- Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV.
+ Hat theo tổ, nhóm, cá nhân.


- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách,
tiêt tấu lời ca.


- Từng nhóm, đơi bạn lên biểu diễn trước
lớp


- Nhận xét.


- Lắng nghe GV nhận xét và nhắc nhở.


 <i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>……….</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i><b>TIẾT 19: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT</b></i>


<b>I. MỤC TIÊU : </b>


- HS hát thuộc lời , hát diễn cảm .



- Biết hát vận động phụ hoạ theo nhịp 3/4 .


- Biết phân biệt nhịp 3/4 và thông qua hoạt động trò chơi .


<b>II. CHUẨN BỊ : </b>


<b> - GV: Hát chuẩn bài hát, Nhạc cụ ( đàn ) , nhạc cụ gõ, bảng phụ chép lời ca. </b>


- HS: SGK âm nhạc, phách


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : </b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn định lớp: GV nhắc HS ngồi đúng tư thế </b>


và trật tự.


<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b> - GV mở giai điệu bài hát . Hỏi tên bài hát , </b>


nhạc của nước nào ?


- Bắt giọng cho HS hát bài : Chúc mừng sinh
nhật 1 lần . GV đệm đàn – Nhận xét .


<b>3. Bài mới:</b>



<i><b>Hoạt động 1:Ôn bài hát Chúc mừng sinh nhật </b></i>


- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát , chú ý giữ nhịp
đúng và đều , nhắc nhở HS nhấn vào những
phách mạnh của nhịp cũng như khi thực hiện vỗ
theo nhịp ( phách mạnh ) .


- GV hướng dẫn HS vỗ vào những tiếng đã được
gạch chân .


- Nhận xét, sửa sai những em thực hiện chưa
đúng .


<i><b>Hoạt động 2 :Hát kết hợp động tác phụ họa</b></i>


- GV hát kết hợp động tác phụ họa


- GV hướng dẫn một số động tác phụ họa động
đơn giản


<i><b>Câu 1: Tay cầm hoa đưa ra phía trước ngang </b></i>


tầm ngực, lắc hoa qua lại, đầu nghiêng, chân
nhún nhẹ nhàng theo nhịp lời ca.


<b>Câu 2: Hai tay vòng rộng cao quá đầu, sau đó </b>


hạ xuống hai bên. Đi lên phía trước bốn bước.


<i><b>Câu 3: Vòng tay chéo đặt ngang ngực. Đi lùi lại </b></i>



sau bốn bước.


<i><b>Câu 4: Hai tay đưa cao, rung lịng bàn tay và </b></i>


đóa hoa. Chân nhún theo nhịp lời ca.
-GV cho HS thực hiện lại cả bài


-GV cho HS nghe nhạc kết hợp hát và phụ họa


<i><b>Tập biểu diễn bài hát </b></i>


- GV nhận xét .


<i><b>Hoạt động 3 : Trò chơi đánh nhịp </b></i>


<b>- HS ngồi đúng tư thế và trật tự.</b>

-

HS lên tập biểu diễn.


-

HS nhận xét


- HS hát ôn theo hướng dẫn của GV .
+ Hát đồng thanh .


+ Hát từng mhóm , dãy theo kiểu đối đáp
- HS tiếp tục hát – vỗ tay đệm theo nhịp .
- HS thực hiện .


-HS chú ý GV biểu diễn
-HS thực hiện theo hướng dẫn



- HS thực hiện lại tồn bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Trị chơi phân biệt nhịp và Hướng dẫn HS chơi
trò chơi .


- GV tổ chức cho HS chơi .


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò: </b></i>


- GV nhận xét tiết học, Tuyên dương, nhắc nhở
HS.


- Dặn dò .


- HS tham gia trò chơi .
- HS ghi nhớ .


 <i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i><b>Thứ ba, ngày 24 tháng 10 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 20: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT</b></i>


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


1. Kiến thức: HS hát đúng giai điệu, tiết tấu lời ca
2. Kĩ năng: Biết biểu diễn bài hát.


3. Thái độ: GD cho hs tình bạn bè thân ái.



<b>II. CHUẨN BỊ : </b>


1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ
2. Học sinh: Thanh phách


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1.Ổn đinh tổ chức: </b>


-Khởi động giọng: là …la…la…lá… ( 1 phút)


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Tiến hành trong quá trình hát biểu diễn


<b>3. Bài mới</b>


<i>a. Giới thiệu bài :2’</i>


- GV nêu nội dung tiết học


<i>b. Dạy bài mới :</i>


<i><b>* Hoạt động 1 : Ôn bài hát Chúc mừng sinh </b></i>
<i><b>nhật. 8’</b></i>


- Hướng dẫn ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức.


- Cho HS hát kết hợp gõ đệm.


- Hướng dẫn HS hát thể hiện tình cảm vui tươi
tốc độ vừa phải, nhịp nhàng hát rõ lời.


<i><b>* Hoạt động 2 : Tập biểu diễn. 12-15’</b></i>


- GV mở nhạc đàn cho HS lên tập biểu diễn lần
lượt


- Mời nhóm, đơi bạn, cá nhân lên biểu diễn trước
lớp.


- Nhận xét


<b>4.</b>

<b>Củng cố - dặn dò 4’</b>


-GV cho HS nhắc lại tên bài học


-Khởi động giọng: là …la…la…lá…


- Lắng nghe.


- Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV.
+ Hát tổ, nhóm, cá nhân.


- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiêt
tấu lời ca.


- Hát theo yêu cầu của GV



-HS nghe GV nêu yêu cầu


- Từng nhóm, đôi bạn lên biểu diễn trước
lớp


- Các bạn nhận xét bận
- Nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

-Cả lớp hát theo nhạc


- Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học bài


-Lớp hát lại theo đàn


- Lắng nghe GV nhận xét và nhắc nhở.


 <i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>……….</b>


<i><b>Khối trưởng duyệt</b></i>

<i><b>Chuyên môn duyệt</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<i><b>TIẾT 21: HỌC HÁT BÀI: CỘC CÁCH TÙNG CHENG</b></i>


<i><b> (Nhạc và lời : Phan Trần Bảng )</b></i>



<b>I. MỤC TIÊU : </b>



<i><b> - Kiến thức: HS Biết hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu. Biết tên một số nhạc cụ gõ</b></i>


dân tộc: sênh, thanh la, mõ, trống.


<i><b> - Kĩ năng: Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo tiết tấu, theo </b></i>


phách.


<i><b> - Thái độ: Giáo dục học sinh biết âm nhạc của các dân tộc anh em.</b></i>


<b> *GDKNS: KN lắng nghe, KN phối hợp, KN tự tin khi trình bày bài. ..</b>
<b>II. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC:</b>


<b> - Phương pháp đàm thoại.</b>
<b> - Phương pháp trình bày.</b>
<b> III. CHUẨN BỊ : </b>


- Giáo viên: Đàn – Nhạc cụ gõ – Chép sẵn bài hát lên bảng phụ. Tranh SGK phóng to.
- HS: sách bài hát, thanh phách


<b>IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : </b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn định lớp: GV nhắc HS ngồi đúng tư thế </b>


và trật tự.


<b>2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 1-2 em lên hát một </b>



trong 3 bài hát đã học ở tiết trước


<b>3. Bài mới:</b>


- Giới thiệu bài: Ghi bảng
-Các hoạt động:


<i><b>Hoạt động 1: Dạy hát bài : Cộc cách tùng </b></i>
<i><b>cheng</b></i>


<i><b>Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu và lời ca. HS </b></i>
<i>khuyết tật hát được một số câu của bài.</i>


- Gv treo tranh minh hoạ bài hát.
? Bức tranh vẽ những gì ?


-GV giới thiệu bài, nội dung, tác giả.
- GV mở nhạc – Hát mẫu.


- GV chia câu hát - Hướng dẫn HS đọc lời ca
theo tiết tấu .


- Khởi động giọng: mà...ma...má...ma...mà
- Dạy hát từng câu , mỗi câu hát 2 , 3 lần để
thuộc lời và giai điệu . Hát nối tiếp – hết bài.
+ Gv hát mẫu.


+ Gv đàn cho Hs hát.


+ Gv sửa sai cho Hs ( nếu có )



- Sau khi học xong , cho HS ôn lại bài hát , hát
<b>lại nhiều lần ( GV giữ nhịp bằng tay ) . Nhận xét </b>


<b>- HS ngồi đúng tư thế và trật tự.</b>

-

HS lên tập biểu diễn.


-

HS nhận xét


<b>-HS nghe và nhắc lại tên bài học</b>


-HS quan sát, nêu
- HS lắng nghe .


- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV
- Khởi động giọng: Mà...ma...má...ma...mà
- HS tập hát: tổ , nhóm , dãy bàn, đồng
thanh , cá nhân .


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i><b>Hoạt động 2 : Hát – Vỗ tay ( hoặc gõ đệm ) </b></i>
<i><b>theo phách và tiết tấu lời ca . </b></i>


<i><b>Mục tiêu: Hát kết hợp gõ đệm theo phách đúng</b></i>


- GV làm mẫu. Hướng dẫn HS thực hiện .


<i><b>Hoạt động theo nhóm:</b></i>


- Tập hát và vỗ tay đệm theo phách trong nhóm.
- Tập hát và đệm theo tiết tấu lời ca trong nhóm.


- Tập đứng hát và chuyển động nhẹ nhàng trong
nhóm.


- Mời HS cá nhân và mỗi nhóm lên thực hiện
- Giáo viên nhận xét.


<i><b>Hoạt động cá nhân:</b></i>


- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Nêu xuất xứ của bài hát “Cộc cách tùng
chen”?


-GV nhận xét


<i><b>4. Củng cố- Dặn dò(5’)</b></i>


- HS hát lại bài hát và chuyển động nhẹ nhàng
theo nhạc.


- Yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá kết quả
học tập của bạn trong tổ.


- Giáo viên ghi nhận xét kết quả học tập, đánh
giá sự tiến bộ của học sinh.


- Nhận xét – Tuyên dương.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau .


- HS xem và thực hiện theo hướng dẫn của
GV .



- Học sinh tập hát và vỗ tay đệm theo
phách, theo nhịp trong nhóm.


- Học sinh tập hát và đệm theo tiết tấu lời
ca.


- Học sinh tập đứng hát và chuyển động
nhẹ nhàng trong nhóm.


- Học sinh trong nhóm nhận xét nhau.
- Đại diện nhóm biểu diễn trước lớp.


- HS cá nhân trả lời – HS khác nhận xét
- HS ghi nhớ .


-HS thực hiện


- Học sinh nhận xét, đánh giá kết quả học
tập của bạn trong tổ.


- Học sinh lắng nghe.


 <i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i><b>Thứ ba, ngày 31 tháng 10 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 22: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CỘC CÁCH TÙNG CHENG</b></i>


<b>I. MỤC TIÊU : </b>


<i><b>1. Kiến thức: HS Hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu, đều giọng, đúng nhịp, phách. </b></i>


<i><b> 2.Kĩ năng: - HS biết tham gia chơi trò chơi âm nhạc</b></i>


- Qua bài hát HS biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc như: sênh, thanh la, mõ, trống.


<i><b> 3. Thái độ: HS biết yêu quí các nhạc cụ dân tộc,</b></i>
<b>II. CHUẨN BỊ : </b>


- Đàn – Nhạc cụ gõ, Chép sẵn bài hát lên bảng .


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : </b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn định lớp: Nhắc HS về cách ngồi hát</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ: </b>


<b>3. Bài mới:</b>


-GV nêu yêu cầu tiết học
-Các hoạt động:


<b>Hoạt động 1: Ôn luyện bài hát: Cộc cách </b>
<b>tùng cheng</b>


<i>Mục tiêu:HS hát đúng giai điệu và thuộc lời </i>
<i>ca.</i>



-GV mở đàn cho HS xung phong hát


-GV mở đàn cho HS luyện hát theo, treo bảng phụ có
lời ca.


Gv chú ý sửa sai cho HS


- Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát nối tiếp
từng câu.


+ HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp.
GV nhận xét – Tuyên dương


-Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
-Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách
GV chú ý sửa sai cho HS.


<i><b>* Hoạt động 2: HĐ thực hành: Trò chơi dựa theo </b></i>
<i><b>bài Cộc cách tùng cheng.</b></i>


<i><b>Mục tiêu: HS biết chơi trị chơi, và tích cực chơi</b></i>


- Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng
cho một nhạc cụ gõ. Các nhóm hát lần lượt từng câu
(theo tên nhạc cụ). Khi hát đến câu “Nghe sênh thanh
la mõ trống thì tất cả cùng hát và nói” Cộc cách tùng
cheng)


<b>4.Củng cố - Dặn dò: 3-4’</b>



-HS ngồi đúng tư thế
-HS chú ý


-Cá nhân xung phong hát cả bài hát
-HS khác nhận xét bạn hát


-Lớp luyện hát luân phiên: dãy, nhóm,
cá nhân


-Hát nối tiếp theo dãy, bàn, nhóm
-HS tập biểu diễn theo nhạc trước lớp


<b>-Từng dãy, nhóm tổ, cá nhận hát kết </b>


hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca


-Từng dãy, nhóm tổ, cá nhận hát kết
hợp gõ đệm theo phách


-HS nghe hướng dẫn
-HS tham gia chơi


-HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

-HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả


<i>- Cho HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng.</i>
- GV nhận xét tiết học.


-Dặn dò tiết sau



-HS nghe nhớ


 <i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i><b>TUẦN 12 : Thứ hai, ngày 30 tháng 10 năm 2019</b></i>



<i><b>TIẾT 23: - ÔN TẬP BÀI : CỘC CÁCH TÙNG CHENG</b></i>


<i><b>- GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ GÕ DÂN TỘC</b></i>



<b>I. MỤC TIÊU : </b>


<i><b> 1. Kiến thức: HS hát thuộc lời, đúng giai điệu lời ca. </b></i>


<i><b> 2. Kĩ năng: HS Biết tên một số hình dáng và nhạc cụ gõ dân tộc . </b></i>
-HS Biết biểu diễn theo nhóm nhạc cụ đã phân cơng.


<i><b> 3. Thái độ: HS biết yêu quí các nhạc cụ dân tộc,</b></i>


<b>II. CHUẨN BỊ : </b>


- Đàn – Nhạc cụ gõ .
<b> - Tranh SGK phóng to . </b>


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : </b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn định lớp: GV nhắc HS ngồi đúng tư thế và trật </b>



tự.


<b>2. Kiểm tra bài cũ: </b>
<b>3. Bài mới:</b>


<i><b>Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng</b></i>
<i><b>Mục tiêu: hs hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát</b></i>


- Khởi động giọng: à..u...o...í


- GV gợi ý để HS nhắc tên và tác giả bài hát .
- GV mở giai điệu - HS đoán tên bài hát.


- Hướng dẫn HS ôn bài hát. Nhắc các em hát rõ lời,
đúng giọng, đúng nhịp.


- Hướng dẫn các em hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ,
phách, tiết tấu lời ca .


<i><b>Hoạt động 2 : Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc </b></i>
<i><b>Mục tiêu: HS nhận biết một số nhạc cụ dân tộc</b></i>
<b>- GV treo tranh SGK, giới thiệu tên từng nhạc cụ; nêu </b>


tên từng nhạc cụ gõ dân tộc: Sênh, thanh la, mõ, trống,
- GV đàn hoặc mở nhạc cho HS nghe âm sắc từng loại
nhạc cụ .


- GV cho HS hát kết hợp trò chơi “ Cộc cách tùng
cheng “ .



- Cho cả lớp hát lại bài hát .


- GV mời HS lên biểu diễn theo nhóm ( mỗi nhóm 4


<b>- HS ngồi đúng tư thế và trật tự.</b>


<b>- Khởi động giọng: à..u...o...í</b>


- HS cá nhân.


- HS ơn theo tổ, nhóm .
- HS hát cá nhân .


- HS ôn theo hướng dẫn của GV .


- HS quan sát, nêu tên từng nhạc
cụ .


- HS lắng nghe .


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

em ) . Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp .
- Mời HS nhận xét – GV nhận xét .


<i><b>4. Củng cố- Dặn dò(5’)</b></i>


- Nhận xét chung tiết học – Tuyên dương , nhắc nhở .
- Dặn HS về nhà ôn hát thuộc bài hát đã học .


- HS trình bày ( nhóm ) .
- HS nhận xét .



- HS chăm chú lắng nghe nhận xét.
- HS ghi hhớ .


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>


<i><b>Thứ ba, ngày 07 tháng 11 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 24:TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: CỘC CÁCH TÙNG CHENG</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i><b> 1. Kiến thức: HS hát thuộc lời, đúng giai điệu lời ca. </b></i>


<i><b> 2. Kĩ năng: HS Biết tên một số hình dáng và nhạc cụ gõ dân tộc . </b></i>
-HS Biết biểu diễn theo nhóm nhạc cụ đã phân cơng.


<i><b> 3. Thái độ: HS biết yêu quí các nhạc cụ dân tộc,</b></i>


<b>II. CHUẨN BỊ : </b>


- Đàn – Nhạc cụ gõ.
<b> - Tranh SGK phóng to. </b>


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : </b>



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn định lớp: GV nhắc HS ngồi đúng tư thế và </b>


trật tự.


<b>2. Kiểm tra bài cũ: </b>
<b>3. Bài mới:</b>


-Nêu yêu cầu tiết học
-Các hoạt động:


<b>Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát: Cộc cách </b>
<b>tùng cheng ( 13’)</b>


<i><b>Mục tiêu: HS năng khiếu biết biểu diễn mạnh </b></i>
<i><b>dạn, tự tin, HS yếu tập biểu diễn một đoạn bài </b></i>
<i><b>hát theo nhạc. </b></i>


- GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát.


- Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát.
+ HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp lần
lượt.


-GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích


<b>Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc ( 10-12’)</b>
<i><b>Mục tiêu: HS nhận biết từng loại nhạc cụ và </b></i>
<i><b>nêu đúng tên nhạc cụ mà mình mang tên nhạc </b></i>


<i><b>cụ đó.</b></i>


-GV hướng dẫn HS cách chơi và cho HS thực hiện
thử.


- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, mỗi em mang
tượng trưng tên 1 nhạc cụ gõ trong bài. Những câu
hát cuối bài cả nhóm cùng hát.


* GV cho HS xem nhạc cụ có được hoặc hình ảnh
trong SGK để cho các em nhận biết.


<i>- Cho HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng, kết </i>
hợp dùng nhạc cụ có sẵn gõ đệm theo nhịp hoặc
theo phách.


-GV nhận xét HS chơi, tun dương, khuyến
khích.


<b>4. Củng cố - Dặn dị (3-4’)</b>


-HS ngồi đúng tư thế


-HS theo dõi


-Cả lớp hát theo nhạc


-Từng dãy hát, tổ, nhóm hát


-HS tập biểu diễn bài hát theo nhạc: động


tác phụ họa, hát gõ đệm theo phách, tiết
tấu


-Các HS khác nhận xét bạn


-HS chú ý, chơi thử
-HS chơi theo nhóm


-HS xem lại hình ảnh, tên nhạc cụ


-Cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo
phách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>-GV cho HS nhắc lại tên bài vừa học</b>


- GV nhận xét tiết học.


<i><b>-Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Chiến sĩ tí hon.</b></i>


-HS chú ý


HS nghe, nhớ chuẩn bị tiết sau.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>



<i><b>Khối trưởng duyệt</b></i>

<i><b>Chuyên môn duyệt</b></i>



<b>TUẦN 13:</b>

<b> </b>

<i><b>Thứ hai, ngày 13 tháng 11 năm 2019</b></i>



<i><b>TIẾT 25: HỌC HÁT: BÀI CHIẾN SĨ TÍ HON</b></i>


<i><b>Lời mới: Việt Anh</b></i>






<b>I. MỤC TIÊU: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i><b> 2. Kĩ năng: HS Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo tiết tấu </b></i>


lời ca, theo phách.


<i><b> 3. Thái độ: Học sinh rèn luyện tinh thần dũng cảm. Giáo dục HS tính kỷ luật và tinh thần </b></i>


lạc quan.


<i><b>* Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bồi dưỡng cho HS đức tính dũng cảm theo </b></i>
<i><b>năm điều Bác Hồ dạy</b></i>


<i><b>* GDKNS: KN lắng nghe, KN phối hợp, KN tự tin khi trình bày...</b></i>
<b>II. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC:</b>


<b> - Phương pháp đàm thoại.</b>
<b> - Phương pháp trình bày...</b>
<b>III.CHUẨN BỊ: </b>


-

GV: Hát chuẩn xác bài hát. Đàn, song loan, thanh phách, bảng phụ chép lời bài hát



-

HS: sách âm nhạc, thanh phách,


<b>IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn định lớp: GV nhắc HS ngồi đúng tư thế và trật</b>


tự.


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 1-2 em lên hát Cộc cách</b></i>
<i><b>tùng cheng</b></i>


<b>3. Bài mới:</b>


<i><b>Hoạt động 1: Dạy hát bài Chiến sĩ tí hon.15-20’</b></i>
<i><b>Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca hát </b></i>
<i><b>a/ Giới thiệu: Tuổi thơ có nhiều ước mơ thật thú vị. </b></i>
<i>Có 1 bài hát nói về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon. </i>
<i>Các em bé vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao </i>
<i>vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng.</i>


<i> Bài hát này do Việt Anh đặt lời theo giai điệu của bài</i>


“Cùng nhau đi hồng binh” của tác giả Đinh Nhu được
sáng tác trong thời kì trước cách mạng tháng 8 năm
1945.


- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Cho HS đồng thanh đọc lời ca theo tiết tấu.


- Dạy cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích.
* Dặn HS chú ý những chỗ lấy hơi cuối câu hát, sửa
<i>những chỗ các em hát chưa đúng. </i>


- GV cho HS hát nhiều lần để thuộc lời, giai điệu, tiết
tấu.


<b>Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết </b>
<b>tấu.</b>


<i><b>Mục tiêu: HS hát kết hợp gõ đệm đúng. HS chậm </b></i>
<i><b>hát và gõ đệm được một hai câu</b></i>


- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách (song
loan).


- Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách, tiết
tấu lời ca....


-HS biểu diễn


- HS lắng nghe.


- HS lắng nghe.
- HS đọc lời ca.


- HS hát theo h/dẫn của GV.


- HS hát đồng thanh. Dãy, nhóm, cá
nhân.



- HS theo dõi và lắng nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

- Hướng dẫn HS đứng hát, chân bước đều tại chỗ, tay
đáng như động tác đi đều.


<i><b>4. Củng cố, dặn dò.</b></i>


- Vừa rồi các em được học hát bài gì?
- Nhạc của ai? Do ai đặt lời mới?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.


- Về nhà tập hát, dậm chân cho đều, đúng nhịp.


- Theo tiết tấu lời ca.


- HS thực hiện theo hướng dẫn của
GV.


- HS trả lời. Chiến sĩ tí hon.


- Nhạc Đinh Nhu, Lời mới Việt Anh.
- Ước mơ của những em bé được làm
chiến sĩ tí hon.


- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i><b>Thứ ba, ngày 14 tháng 11 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 26: ÔN TẬP BÀI HÁT : CHIẾN SĨ TÍ HON</b></i>






<b>I.MỤC TIÊU: </b>


<b> 1. Kiến thức: HS Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng.</b>


<b> 2. Kĩ năng: HS Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca, </b>


- HS Biết hát diễn cảm biết biểu diễn phụ hoạ theo bài hát.


<b> 3. Thái độ: Giáo dục HS ln vui vẻ, u đời, tính kỷ luật và tinh thần lạc quan.</b>
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ, bảng phụ chép bài hát.
2. Học sinh: Thanh phách


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn đinh tổ chức: Nhắc HS tư thế ngồi học : </b>


(1 phút )


<b> 2. Bài cũ: Tiến hành trong quá trình hát ôn</b>


<b> 3 Bài mới:</b>


<i><b>a. Giới thiệu bài(2’)</b></i>


- GV nêu nội dung tiết học


<i><b>b. Các hoạt động :</b></i>


<i><b>Hoạt động</b><b> 1 : Ôn luyện bài hát Chiến sĩ tí hon</b></i>
<b>( 15’)</b>


<i><b>Mục tiêu: HS luyện hát thuộc lời và hát đúng </b></i>
<i><b>gia điệu</b></i>


- GV cho HS nghe bài hát qua băng đĩa.


- Hướng dẫn ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức


- Cho HS hát kết hợp gõ đệm.
- GV nhận xét, sửa sai nếu có


<i><b>Hoạt động</b><b> 2 : Trị chơi ban nhạc tí hon (10’)</b></i>
<i><b>Mục tiêu: HS tích cực tham gia chơi</b></i>


-GV hướng dẫn cách chơi


- Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nhận xét.


- Lắng nghe



-

HS chú ý theo dõi


- Hát ôn theo hướng dẫn của GV.
+ Hát đồng thanh


+ Hát theo dãy, tổ
+ Hát cá nhân


- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu
lời ca.


-HS nhận xét lẫn nhau
-HS theo dõi


- Thực hiện từng động tác theo hướng dẫn
của GV


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

-Dựa trên giai điệu bài hát nhưng thay lời ca
từng câu bằng những âm thanh tượng trưng cho
tiếng kèn, trống, tiếng đàn


- Cho HS lên biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét


<b>4.Củng cố - dặn dò : (4)</b>


-Cho HS nhắc lại tên bài học, tác giả?


<b> - Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học bài.</b>



- Biểu diễn trước lớp theo nhóm, tổ, cá
nhân.


- Lắng nghe GV nhận xét.
-HS nêu lại bài học


- Lắng nghe GV nhận xét và nhắc nhở.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>TU</b>



<b> ẦN 14</b>

<b> : Thứ năm, ngày 24 tháng11năm 2016</b>



<i><b>TIẾT 27: ƠN TẬP BÀI HÁT: CHIẾN SĨ TÍ HON</b></i>


<b>( Giảm tải HĐ: Tập đọc thơ theo tiết tấu)</b>






<b> </b>



<b>I. MỤC TIÊU: </b>


-

HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.



-

Tập biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.


-

<i><b> Biết chời trị chơi: Trị chơi ban nhạc tí hon.</b></i>


<b> II. CHUẨN BỊ: </b>


-

Tranh ảnh bộ đội duyệt binh trong ngày lễ. Đàn, song loan, thanh phách.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<b>1. Ổn định lớp: GV nhắc HS ngồi đúng tư thế và</b>


trật tự.


<b>2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong tiết ơn</b>
<b>3. Bài mới:</b>


<i><b>Hoạt động 1: Ơn tập bài hát Chiến sĩ tí hon.</b></i>


- Cho HS xem tranh ảnh bộ đội duyệt binh, kết


hợp cho HS nghe giai điệu bài hát.



- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc


cụ gõ, phối hợp vận động phụ họa.



- GV nhận xét và sửa chữa cho HS trong quá


trình ơn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với


những em thực hiện tốt.




<i><b>Hoạt động 2: Trò chơi ban nhạc tí hon.</b></i>


- Thay lời hát bằng những âm thanh tượng


trưng cho tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng trống và


kết hợp làm động tác.



+ Tò te te tò te . Tò te te tị tí


Tùng tung tung tùng túng. Tung túng túng


tung tung.



Tình tinh tinh tình tinh. Tình tinh tinh tình


tính.



Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào.


- Cho HS hát tập thể 1 lần.



- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu.



- HS xem tranh và nghe giai điệu bài


hát.



- HS hát tập thể theo nhịp đàn.



- HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo


nhịp và tiết tấu.



- HS hát kết hợp vận động phụ họa


(đứng hát dậm chân tại chỗ, đánh tay


nhịp nhàng).



- Tập trình diễn trước lớp (tốp ca, hoặc



đơn ca).



- HS hát bằng âm tượng thanh theo


h/dẫn của GV.



- HS hát kết hợp làm động tác giả như


đang thổi kèn, đánh trống, đánh đàn....



- HS thực hiện.



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Câu cuối cùng cả lớp cùng hát.


- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò.</b></i>



- GV nhận xét tiết học.



- Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học, gõ đúng


tiết tấu lời ca.



- HS biểu diễn trước lớp.


- HS lắng nghe và ghi nhớ.



<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>……….</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>




<i><b>TIẾT 28: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT : CHIẾN SĨ TÍ HON</b></i>






<b>I.MỤC TIÊU: </b>


<b> 1. Kiến thức: Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng.</b>
<b> 2. Kĩ năng: Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca, </b>


- Biết hát diễn cảm biết biểu diễn phụ hoạ theo bài hát.


<b> 3. Thái độ: Giáo dục HS luôn vui vẻ, yêu đời.</b>
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


<b> 1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ.</b>
<b> 2. Học sinh: Thanh phách</b>


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


<b>1.Ổn đinh tổ chức: Nhắc hs tư thế ngồi học: (1’)</b>


<b> 2.Kiểm tra bài cũ: </b>


<b> - Tiến hành trong q trình hát ơn</b>
<b> 3. Bài mới</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>a. Giới thiệu bài</b></i>


<b>- GV nêu nội dung tiết học</b>


<i><b>b. Dạy bài mới</b></i>


<i><b>* Hoạt động1: Ôn tập bài hát:Chiến sĩ tí hon</b></i>
<b>(10’)</b>


- Hướng dẫn ơn lại bài hát dưới nhiều hình
thức


- Cho HS hát kết hợp gõ đệm.


<i><b>* Hoạt động 2 : Biểu diễn bài hát</b></i>


<b>Mục tiêu: Tập biểu diễn bài hát trước lớp </b>


mạnh dạn, tự nhiên


- Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nhận xét.


- Cho HS lên biểu diễn trước lớp theo nhóm,
tổ, đơi bạn, cá nhân.


- Nhận xét.


-GV đánh giá kết quả HS


<b>3. Củng cố - dặn dò :</b>


<b> - Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học bài</b>



- Lắng nghe


- Hát ôn theo hướng dẫn của GV.
+ Hát đồng thanh


+ Hát theo dãy,tổ
+ Hát cá nhân


- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiêt
tấu lời ca.


- Thực hiện từng động tác theo hướng dẫn
của GV.


- Biểu diễn trước lớp theo nhóm, tổ, cá
nhân.


- Lắng nghe GV nhận xét.


- Lắng nghe GV nhận xét và nhắc nhở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>


<b>TU</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i><b>TIẾT 15: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT, </b></i>


<i><b>CỘC CÁCH TÙNG CHENG.</b></i>




<i><b>( Giảm tải không ôn Chiến sĩ tí hon)</b></i>





<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết gõ đệm theo bài hát.


- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản


<i><b> * Hs yếu : Hát đúng lời ca, vỗ tay theo bài hát.</b></i>


<i><b> * Hs khá giỏi : Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tập biểu diễn bài hát.</b></i>
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


1. Giáo viên: Đàn organ, thanh phách.
2. Học sinh: sgk âm nhạc.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<b>1. Ổn định lớp</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: Hát bài Chúc mừng sinh nhật</b>
<b>3. Bài mới: </b>


<i><b>Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát Chúc mừng sinh </b></i>
<i><b>nhật, Cộc cách tùng cheng,</b></i>



-Cho HS nêu tên bài hát, tên tác giả.


- Cho hs hát kết hợp gõ đệm theo phách bài Chúc
mừng sinh nhật.


- HS hát đối đáp từng câu


- Cho hs hát nối tiếp từng câu ngắn bài Cộc cách
tùng cheng.


- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp


- Trò chơi: Theo tiếng gõ trong bài hát.


<b>Hoạt động 2: Tập biểu diễn trước lớp.</b>


-GV cho từng nhóm lên trình bày bài hát
-Nhận xét, tuyên dương


<b>Củng cố- Dặn dò:</b>


- Gọi 1hs nhắc lại nội dung tiết học?


- Dặn hs về nhà học thuộc 2 bài hát và xem trước
bài mới.


- Nhận xét tiết học :


-Ngồi, đứng hát đúng tư thế
- 2 HS thực hiện



- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS hát đối đáp.


- Hát nối tiếp từng câu ngắn theo giáo viên
hướng dẫn.


- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.


- Nghe hát bài dân ca và biết xuất xứ của
bài hát.


-Các nhóm tập biểu diễn


(Ơn tậpbài hát Chúc mừng sinh nhật, cộc
cách tùng cheng,)


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i><b>TIẾT 30: TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT:</b></i>



<i><b>CHÚC MỪNG SINH NHẤT; CỘC CÁCH TÙNG CHENG</b></i>




<b>I. MỤC TIÊU: </b>



1. Kiến thức: Hát thuộc lời ca 2 bài hát, đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng.


2. Kĩ năng: Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca, hát diễn cảm, vận động phụ hoạ theo bài
hát.


3. Thái độ: Giáo dục học sinh tự tin hơn khi học âm nhạc.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ.
2. Học sinh: Thanh phách


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


<b>1. Ổn đinh tổ chức : Nhắc HS ngồi ngay ngắn để học bài (1 phút )</b>
<b>2. Bài cũ:</b>


<b>3. Bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<i><b>a. Giới thiệu bài</b></i>


- GV nêu nội dung tiết học


<i><b>b. Các hoạt động :</b></i>


<i><b>* Hoạt động 1: Ôn tập và biểu diễn bài hát Chúc</b></i>
<b>mừng sinh nhật.15’</b>



<i>Ôn bài hát: Chúc mừng sinh nhật</i>


- Đàn giai điệu cho HS nghe sau đó hỏi HS nhận
biết tên bài hát và tác giả? Nhận biết loại nhịp.
- Hướng dẫn HS hát ôn bài bằng nhiều hình thức:
- Hướng dẫn HS ơn hát kết hợp sử dụng các nhạc
cụ gõ đệm theo nhịp, phách.


- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhịp.
- GV nhận xét.


<i><b>* Hoạt động 2 : Ôn tập và tập biểu diễn bài hát </b></i>
<b>Cộc cách tùng cheng. 15’</b>


- GV cho HS nghe 1 đoạn tiết tấu đốn tên bài hát.


- Hướng dẫn HS hát ơn bài bằng nhiều hình thức


- Lắng nghe


- Nghe và nhận biết tên bài hát, tác giả.


- Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV.
+ Hát tập thể, tổ, nhóm, cá nhân


- HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo hướng
dẫn của GV





- Hát kết hợp vận động phụ hoạ theo
hướng dẫn của GV.


- Đoán tên bài hát


+ Bài : Cộc cách tùng cheng
Nhạc và lời Phan Trần Bảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

kết hợp gõ đệm theo các cách


- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhịp.
- GV nhận xét.


<b>4. Củng cố - dặn dò:</b>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên 2 bài hát vừa ôn.
- Nhận xét tiết học


- Hát kết hợp vận động phụ hoạ theo
hướng dẫn của GV.


- HS nhắc lại tên 2 bài hát


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>


<b>TU</b>




<b> Ầ</b>

<b> N 16</b>

<b> : </b>

<i><b> </b></i>

<i><b>Thứ năm, ngày 08 tháng 12 năm 2019</b></i>


<i><b>TIẾT 31: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Biết Mơ-da là nhạc sĩ người nước ngồi.
- Tập biểu diễn bài hát.


<i><b> * Hs yếu : Biết Mơ-da là nhạc sĩ người nước ngồi.</b></i>


<i><b> * Hs khá, giỏi : Biết Mô-da là nhạc sĩ nổi tiếng thế giới người Áo, nghe nhạc đoán được </b></i>


bài hát.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


1. Giáo viên: Đàn organ, sgv, nắm vững nội dung truyện.
2. Học sinh: Thanh phách


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<b>1. Ổn định lớp </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: Hát Chúc mừng sinh nhật.</b>


- Gọi 3 hs lên bảng hát



<b>3. Bài mới: </b>


-GV giới thiệu – ghi bảng


<b>Hoạt động 1</b><i><b> : Kể chuyện Mô- Da thần đồng âm </b></i>
<i><b>nhạc.</b></i>


<i><b>Mục tiêu:Nghe và nhớ được nội dung câu chuyện, </b></i>
<i><b>biết được tên nhạc sĩ nước ngoài.</b></i>


-Giới thiệu sơ lược về nhạc sĩ
-Đọc diễn cảm câu chuyện


- Đặt câu hỏi:+ Nhạc sĩ Mô Da là người nước nào?
+Mơ-Da đả làm gì khi đánh rơi bản nhạc xuống sông?


+ Khi biết rõ sự thật ông bố của Mơ-Da nói gì?


+ Khi xảy ra câu truyện trên Mô da được mấy


tuổi?



- Đọc lại câu chuyện.


- GV Cho HS tập kệ tóm lược lại câu chuyện


<i><b>Hoạt động 2 Trị chơi: Nghe nhạc đốn tên bài </b></i>
<i><b>hát.</b></i>


-GV cho HS nghe một số giai điệu của bài hát - yêu
cầu HS nghe và đoán tên bài hát đó



<b>4.Củng cố- Dặn dị: (4’)</b>


- Chỉ định 1 hs nhắc lại nội dung tiết học.


- Dặn hs về nhà tìm hiểu sách báo để biết thêm về
nhạc sĩ Mô-Da.


- Nhận xét tiết học:


- Giữ trật tự, điểm danh
- 2 -3 hs thực hiện.


- HS lắng nghe
- Nghe đọc chuyện.


- Trả lời: Ông là người nước Áo.


+Mô da đã viết lại một bản nhạc


khác.



+Ông bố khen con trai con thật


giỏi….



+ 6 tuổi



- Nghe GV đọc lại chuyện


- HS xung phong tóm lược lại câu
chuyện



-HS nghe và đốn bài hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>


<i><b>Thứ năm, ngày 08 tháng 12 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>I. MỤC TIÊU:</b>


<b> - Kiến thức: Biết Mô – da là nhạc sĩ người nước ngồi. Biết Mơ – da là nhạc sĩ nổi tiếng thế</b>


giới, người Áo.


- Kĩ năng: Tập biểu diễn bài hát.


- Thái độ: Giúp học sinh yêu thích âm nhạc.


<i><b> Giảm bớt nội dung 2 : Nghe nhạc)</b></i>
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- Giáo viên: Nhạc cụ thường dùng, bảng phụ thảo luận nhóm, máy nghe, băng, đĩa nhạc, -
Học sinh: Nhạc cụ gõ, thanh phách, song loan, tập bài hát lớp 2.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>



<b>Ỗn định: lớp hát kết hợp gõ đệm bài chiến </b>


sĩ tí hon


<i><b>1. Hoạt động cơ bản: Hoạt động theo </b></i>
<i><b>nhóm:</b></i>


- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt
nhịp một bài hát khởi động.


- Yêu cầu các nhóm đến góc học tập nhận đồ
dùng cho nhóm.


- Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu của tiết học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu
câu chuyện “Mô-da: Thần đồng âm nhạc”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện phiếu
học tập:


+ Nhạc sỹ Mô-da là người nước nào?


+ Nhạc sỹ Mơ-da đã làm gì sau khi đánh rơi
bản nhạc xuống sông?


+ Khi sảy ra câu chuyện Mô-da được mấy
tuổi.


- Giáo viên chốt nội dung hoạt động cơ bản


và giúp học sinh ghi nhớ nhạc sỹ Mô-da một
danh nhân âm nhạc, động viên học sinh cố
gắng học tập âm nhạc.


<i><b>2. Hoạt động thực hành: Hoạt động cá </b></i>
<i><b>nhân</b></i>


- Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh
chơi trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
như sau: Cho một học sinh ra ngoài lớp, đưa
một vật cho một học sinh trong lớp giữ, cả
lớp cùng hát một bài, cho học sinh ở ngồi
vào tìm, tiếng hát nhỏ là đang ở gần đồ vật,
tiếng hát to lên là bạn đang ở xa đồ vật.
- Giáo viên tổng kết hoạt động thực hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu
hỏi:


- Cả lớp hát đầu tiết.


- Đại diện các nhóm đến nhận đồ dùng học
tập cho nhóm mình.


- Học sinh nêu mục tiêu của tiết học.


- Học sinh cùng tìm hiểu câu chuyện trong
nhòm


- Học sinh trả lời các câu hỏi trên phiếu
nhóm.



- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Học sinh lắng nghe.


- Học sinh thực hiện trò chơi.


- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nêu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

+ Cảm nhận của em về nội dung câu
chuyện?


+ Em tự đánh giá thế nào về việc học hát của
mình trong tiết học này?


<b>3. Hoạt động ứng dụng:</b>


- Về kề lại câu chuyện cho người thân nghe.


- Học sinh lắng nghe và thực hiện.


- Yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá kết
quả học tập của bạn trong tổ.


- Nhận xét tiết học, tuyên dương những cá
nhân, nhóm học tập tích cực, có tiến bộ trong
học tập.


- Giáo viên ghi nhận xét kết quả học tập,


đánh giá sự tiến bộ của học sinh.


- Học sinh nhận xét, đánh giá kết quả học tập
của bạn trong tổ.


- Học sinh lắng nghe.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>


<b>. </b>

<b>TUẦN 17 Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2019</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b> I/ Mục tiêu: </b>


-HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin.
-Động viên các em tích cực tham gia trị chơi âm nhạc.
<b> II/ Chuẩn bị: </b>


GV & HS cùng chuẩn bị nhạc cụ gõ là thanh phách.
<b> III/ Các hoạt động dạy và học:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát.</b></i>


Sử dụng các bài hát đã học , GV tổ chức cho từng nhóm
HS, mỗi nhóm từ 4-5 em hoặc cá nhân lên biểu diễn trước


lớp.


+ Thành lập “ban giám khảo” HS để chấm điểm tiết
mục.


Khi các em biểu diễn, GV động viên HS sáng tạo các
động tác phụ họa theo từng bài hát.


- Thật là hay. Nhạc và lời : Hồng Vân.
- Xịe hoa. Dân ca Thái . Lời mới : Phan
Duy.


- Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước.
- Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh.


- Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời : Phan Trần Bảng.
- Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới : Việt
Anh.


-GV nhận xét đánh giá


<i><b>Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.</b></i>


- Cho cả lớp xếp thành hàng ngang , cách GV từ 2-3 m tùy
theo địa hình lớp học, có thể cho HS đứng thành 2,3,4
hàng.


- GV dùng 1 trống nhỏ gõ đều theo nhịp hành khúc với 1
âm hình tiết tấu như sau.



- Các em vừa giậm chân tại chỗ vừa hát bài “ Chiến sĩ tí
hon” hai tay nắm lại vung lên với dáng điệu mạnh mẽ.
- GV gõ tiếng trống mạnh, các em tiến lên 1,2 bước, GV
gõ tiếng trống nhẹ các em lùi lại 1,2 bước.


- Khi gõ vào tang trống thì các em giậm chân tại chỗ.
- Cứ như vậy theo tiếng trống và tiếng hát, các em tiến lên
, lùi lại theo âm thanh to nhỏ của tiếng trống.


- GV làm mẫu cho HS thấy.


- GV gõ trống HS làm động tác theo GV.
<i><b> 3. Củng cố dặn dò.</b></i>


- Cho HS hát lại 1 trong những bài hát đã ôn tập.


- Về nhà tập hát cho tốt để tiết học sau liểm tra học kì 1.


-HS bốc thăm bài hát


- HS tham gia biểu diễn các bài hát
đã học theo hình thức: đơn ca,
song ca, tốp ca


-HS nhận xét bạn


-HS nghe GV nhận xét đánh giá
- Lắng nghe GV phổ biến cách
chơi và tham gia trò chơi. GV làm
mẫu cho HS thấy.



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i><b>Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b> TIẾT 34: TẬP BIỂU DIỄN 3 BÀI HÁT ĐÃ HỌC:</b></i>

<i><b>CHÚC MỪNG SINH</b></i>



<i><b>NHẬT; CỘC CÁCH TÙNG CHENG;CHIẾN SĨ TÍ HON</b></i>


<i><b>TRỊ CHƠI ÂM NHẠC.</b></i>



<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>1. Kiến thức: Biết biểu diễn thành thạo , đẹp mắt cả 3 bài hát.</b>
2. Kĩ năng: HS tích cực và hướng thú với trò chơi âm nhạc.
3. Thái độ: GD hs tính tự tin khi biểu diễn trước lớp


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ.
<i>2. Học sinh: Thanh phách.</i>


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn đinh tổ chức: Nhắc hs tư thế ngồi học (1 </b>
phút)


2. Kiểm tra bài cũ


3. Bài mới


<i>a. Giới thiệu bài</i>
<i>b. Dạy bài mới</i>


- GV nêu nội dung tiết học


<b>*Hoạt động 1:Tập biểu diễn</b>
<b>-GV yêu cầu HS bốc thăm bài hát</b>


- Hướng dẫn HS tập biểu diễn từng bài hát theo
giai điệu và động tác phụ họa: Chúc mừng sinh
<i>nhật, Cộc cách tùng cheng,Chiến sĩ tí hon.</i>


- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3.
- GV nhận xét.


<b>Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc</b>


-GV hướng dẫn trò chơi, cho HS chơi thử, chơi
lần lượt.


GV mở nhạc một câu hát cho HS đoán theo yêu
cầu. HS nghe và đoán bài hát.


-GV nhận xét cách chơi của HS – tuyên dương,
động viên.


<b>3. Củng cố - dặn dò :</b>



. - Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học bài


- Lắng nghe


- HS bốc thăm bài hát


+ Hát tập thể, dãy, cá nhân kết hợp gõ đệm
theo nhịp, phách.


- Hát kết hợp vận động phụ hoạ : đơn ca,
song ca, tam ca, tốp ca


- Lắng nghe GV nhận xét


-HS chú ý nghe hướng dẫn cách chơi
-HS chơi thử, chơi thật


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>TUẦN 18:</b>

<b> </b>

<i><b> Thứ năm, ngày 22 tháng 12 năm 2019</b></i>



<i><b>TIẾT 35: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC</b></i>


<b>I . MỤC TIÊU:</b>


-

Cho các em ôn lại các bài hát , trong khi hát kết hợp trò chơi hoặc gõ đệm , làm động
tác phụ họa.


-

Đánh giá đúng & khích lệ đúng kết quả học tập của HS.


<b>II . CHUẨN BỊ:</b>



Gv chuẩn bị một số phiếu bốc thăm, nhạc cụ gõ, đàn


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC.</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn đinh tổ chức: Nhắc hs tư thế ngồi học (1 </b>


phút)


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>
<b>3. Bài mới</b>


<i>a. Giới thiệu bài:</i>


- GV nêu nội dung tiết học


<i>b. Các hoạt động:</i>
<i><b>Hoạt động 1: Ôn tập.</b></i>


- Cho HS hát ôn lại 6 bài hát đã học , vừa hát kết hợp
trò chơi hoặc gõ đệm , làm động tác phụ họa. Cho
HS trả lời tên 6 bài hát đã học từ đầu năm đến nay.
- Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Vân.


- Xòe hoa. Dân ca Thái . Lời mới : Phan Duy.
- Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước.
- Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh.



- Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
- Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới: Việt
Anh.


<i><b> Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát.</b></i>


Từng nhóm hoặc cá nhân hát kết hợp sử dụng nhạc
cụ gõ đệm hoặc làm động tác vận động phụ họa.


Cách đánh giá:


Hát thuộc ; đúng nhạc, hay, kết hợp gõ đệm hoặc
làm động tác phụ họa.


Hát thuộc , đúng nhạc, chưa kết hợp gõ đệm đúng
nhịp hoặc điệu bộ phụ họa chưa hợp.


Chưa hoàn thành: Thuộc cịn ngập ngợ, hát chưa
đúng nhạc, khơng biết gõ đệm và làm động tác phụ
họa.


-

GV Nhận xét.

<b>5.</b>

<b>Củng cố, dặn dò:</b>


-HS ngồi đúng tư thế khị hát


- HS hát ơn và trả lời.


- Từng nhóm biểu diễn kết hợp gõ đệm
hoặc vận động phụ hoạ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Cuối tiết học GV khen ngợi các em tích cực tham
gia giờ học hát, những em học tốt, nhắc nhở nhẹ
nhàng đối với các em chưa đạt yêu cầu cần cố gắng
hơn.


Tiết sau học hát bài “ Trên con đường đến trường”.


- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i><b>Thứ năm, ngày 22 tháng 12 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 36: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC</b></i>


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


1. Kiến thức: Hát đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng.


2. Kĩ năng: Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát, thực hiện một số động tác phụ hoạ đơn
giản.


3. Thái độ: Giúp GV nắm được chất lượng HS trong quá trình học


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


1. Giáo viên: Đàn, nhạc cụ gõ.
2. Học sinh: Thanh phách.



<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn đinh tổ chức : Nhắc hs tư thế ngồi học ( 1</b>


phút)


<b>2. Kiểm tra bài cũ :</b>


- GV đàn giai điệu một câu hát trong bài Thật là
hay. Hỏi hs tên bài hát, tác giả ? Cho hs hát để
khởi động giọng.


<b>3. Bài mới</b>
<i>a. Giới thiệu bài</i>
<i>b. Dạy bài mới</i>


- GV nêu nội dung tiết học
Tập biểu diễn các bài hát


- Mời từng nhóm lên hát kết hợp sử dụng các
nhạc cụ gõ đệm và vận động phụ hoạ hoặc các
trò chơi theo bài hát.


- Cho HS biểu diễn từng bài.
- Nhận xét.


- Cho HS nghĩ thêm những động tác khác.



<b>4. Củng cố - dặn dò:</b>


- Đánh giá nhận xét, biểu dương các em tích cực
trong học tập, nhắc nhở các bạn còn chưa chú ý
cần cố gắng hơn


- Lắng nghe và trả lời câu hỏi, hát
khởi động giọng


- Lắng nghe.


- Thực hiện các yêu cầu của bài theo
hướng dẫn của GV.


- Biểu diễn trước lớp theo tổ, nhóm, cá
nhân.


- HS biểu diễn.


- HS lắng nghe ghi nhớ.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>TUẦN 19:</b>

<b> </b>

<i><b> Thứ năm , ngày 12 tháng 01 năm 2019</b></i>



<i><b>TIẾT 37: HỌC HÁT BÀI : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG.</b></i>


<i><b>Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu.</b></i>



<b> I/ MỤC TIÊU:</b>



<b> - HS hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều , rõ lời.</b>
<b> II/ CHUẨN BỊ: </b>


<b> Bảng phụ để chép lời ca. Nhạc cụ , tranh vẽ, hát chuẩn xác bài hát.</b>
<b> III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Trên con đường đến </b></i>
<b>trường”.</b>


GV dùng tranh vẽ ở SGK ( phóng to) để giới thiệu bài
hát.


GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
Cho HS đọc đồng thanh lời ca.


Toàn bộ bài hát gồm 4 câu. Chú ý những chỗ lấy hơi là
sau tiếng ngân dài 1,5 phách và 2 phách ( nốt đen chấm
dôi, nốt trắng) như “ trường,mát, gió,cơn, mùa, trường ,
hót, hót, mau”.


GV bày cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích
để hướng dẫn các em hát toàn bộ bài hát.


Cho HS hát nhiều lần theo nhóm , dãy để thuộc lời ca.


<i><b>Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.</b></i>


GV hát mẫu và gõ đệm cho HS thấy. ( theo phách , theo


tiết tấu lời ca).


*


Trên con đường đến trường có cây là cây xanh
mát.


x x x x x x
x x


x x x x x x x x x x
x


- GV cho HS hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách theo
dãy, tổ.


- GV cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời
ca theo từng dãy, nhóm.


- HS hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo
phách.


- Cho HS đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng.
<i> 3/ Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò.</i>


- Vừa rồi các em được học hát bài gì?


- HS xem tranh để biết.
- Ngồi ngay ngắn lắng nghe.
- HS đọc lời ca.



- Hát từng câu theo h/dẫn của GV.
- HS hát theo nhóm, dãy.


- Chú ý GV làm mẫu.
- HS làm theo GV.


- Hát kết hợp gõ đệm theo phách,
tiết tấu lời ca.


- Hát và gõ đệm.


- HS vận động theo nhạc.
- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

-Do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Giai điệu của bài hát như thế nào?


- Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nêu lên
những cảnh vật thật là đẹp của con đường dẫn đến ngôi
trường em đang học).


- Về nhà hát cho thuộc và tập gõ đệm cho thành thạo.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i><b>Thứ năm, ngày 12 tháng 01 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 38: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG</b></i>



<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Hát đồng đều rõ lời.


- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- Học thuộc bài hát.


- Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ.
- Chép lời ca vào bảng phụ.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


1. Kiểm tra bài cũ:


<b>Giáo viên kiểm tra một số bài đã học.</b>
<b>- Nhận xét bài cũ. </b>


<b>2 bài mới :</b>


<b>*Hoạt động 1: Ơn luyện bài hát: Tren con đường</b>
<b>đến trường</b>


- Giới thiệu bài. Ghi đề :
Trên con đường tới trường.


( Nhạc và lời: Ngô Mạnh Thu )


- Giáo viên hát mẫu bài hát. ( Nghe băng )
- Giáo viên đọc mẫu từng câu trước.


- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh lời ca.
* Trên con đường đến trường có cây lá xanh mát.
- Bài hát được chia thành câu.


- Giáo viên hát mẫu từng câu.
- Yêu cầu HS đọc lại từng câu.
- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát.


<b>*Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm và hát kết hợp </b>
<b>vận động theo nhịp bài hát</b>


+Vừa hát vừa gõ đệm theo phách.


- Giáo viên cho học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo
phách.


2 / 4


Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát


<b> . x x x x x x xx</b>


-2 HS haùt:


- HS lắng nghe. Ghi đề bài



- HS laéng nghe


- Cả lớp đọc đồng thanh lời ca.


- HS laéng nghe


- Học sinh đọc lại từng câu.
- Cả lớp hát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

+Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu.


Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát
. x x x x x x x x x x x
- Đứng hát nhún chân nhẹ nhàng.


<b>3. Củng cố, dặn dị:</b>


<b>Giáo viên cho lớp hát đồng thanh 2 lần.</b>


Gọi 1 số học sinh lên hát.


Giáo dục HS mến u con đường tới trường.


Giáo viên nhận xét tiết học. Khen ngợi những em và
tổ hát hay.


Về nhà học thuộc bài hát và tập gõ đệm theo phách,
<b>tiết tấu. Tiết sau học tiếp. </b>



-Học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo
tiết tấu.


-Đứng hát nhún chân nhẹ nhàng.
-Lớp hát đồng thanh 2 lần.


-1 số học sinh lên hát.
-HS lắng nghe


-HS laéng nghe


<i><b>Rút kinh nghiệm : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>TUẦN 20: Thứ năm, ngày 19 tháng 01 năm 2019</b>


<b> </b>


<i><b>TIẾT 39: ÔN TẬP BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG.</b></i>


<b> </b>


<b> I.MỤC TIÊU:</b>


- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.


- Hát kết hợp với múa đơn giản , chơi trò chơi.


<b> II.CHUẨN BỊ: Nhạc cụ, thanh phách, song loan.</b>


Một vài độmh tác múa đơn giản, nắm cách chơi.


<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.</b>


<b>1.Ổ định tổ chức:</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong tiết học</b>


3. Bài mới:


<b>a.Giới thiệu bài:</b>
<b>b.Các hoạt động:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Trên con đường </b></i>
<b>đến trường”.</b>


GV cho từng dãy bàn hoặc từng tổ hát ôn lại bài hát
“ Trên con đường đến trường” vừa hát vừa kết hợp
gõ đệm theo phách , theo tiết tấu lời ca như đã hướng
dẫn ở tiết trước.


- H/ dẫn HS hát kết hợp với múa đơn giản (theo gợi
ý sau).


GV làm mẫu cho HS thấy sau đó cho các em làm
theo.


+ Câu 1: Trên con đường...xanh mát.
Tay trái đưa ngang tầm mắt sau đó đến tay phải chân
nhún theo nhịp 2.


+ Câu 2: Có gió ...từng mùa. Hai tay đưa


cao và nghiêng về trái sau đó về bên phải.


+ Câu 3: Trên con đường...làm sao. Hai
tay đưa lên miệng tượng trưng hình ảnh chim hót,
chân nhún nhịp nhàng theo nhịp 2 về bên trái rồi
sang phải.


+ Câu 4: Bạn ơi ...thật mau. Làm động tác
giống như giậm chân tại chỗ.


-Cho các em làm nhiều lần để nắm vững động tác
múa.


<i><b> Hoạt động 2: Trò chơi “ Rồng rắn lên mây”.</b></i>
-GV hướng dẫn cách chơi như sau: Chia lớp thành
từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 8 - 12 em, mỗi tổ cử 1
em làm “ thầy thuốc” những em còn lại đứng thành
1hàng dọc, tay người sau nắm vạt áo người đứng
trước hoặc đặt trên vai. Sau đó đi lượn qua lượn lại


- Hát ơn theo h/dẫn của GV.


- Chú ý nhìn GV làm mẫu. Sau đó các
em làm theo từng động tác.


- HS luyện tập theo nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

tượng trưng con rắn đang bị, vừa đi vừa nói.


Chung: Rồng rắn lên mây. Có cây núc nác. Có nhà


điểm binh.


Hỏi thăm thầy thuốc. Có nhà hay khơng?.


Nếu thầy thuốc nói : “ thầy thuốc đi vắng khơng có
nhà” Rồng rắn lại tiếp tục hát và hỏi cho đến khi thầy
thuốc trả lời: “ Có nhà” và cuộc đối thoại tiếp tục
như sau :


- Thầy thuốc: Rồng rắn đi đâu ?


- Rồng rắn : Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh
cho con.


-Thầy thuốc: Con lên mấy ? Rồng rắn : Con
lên một.


-Thầy thuốc : Thuốc chẳng hay ! Rồng rắn : Con
lên mười .


- Thầy thuốc : Thuốc hay vậy ! Xin khúc đầu
- Rồng rắn : Những xương cùng xẩu.


-Thầy thuốc : Xin khúc đuôi. Rồng rắn : Tha hồ
mà đuổi.


Thầy thuốc phải tìm cách làm sao bắt được người
cuối cùng trong hàng .


Người đứng đầu hàng phải dang tay ngăn cản


không cho thầy thuốc bắt được “ đi mình”. Nếu
thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó
phải thay làm thầy thuốc.


Cho HS chơi theo từng tổ.


<b>4.Củng cố- </b><i><b> Dặn dò</b></i><b> : </b>


-Nhận xét tiết học


-Dặn dò:Xem trước bài hát Hoa lá mùa xuân.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b> </b>

<i><b>Thứ năm, ngày 19 tháng 01 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 40: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN</b></i>


<i><b>TRƯỜNG</b></i>



<b> I.MỤC TIÊU:</b>


- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.


- Hát kết hợp với múa đơn giản, chơi trò chơi.


<b> II.CHUẨN BỊ: </b>


Nhạc cụ, thanh phách, song loan.



Một vài độmh tác múa đơn giản, nắm cách chơi.


<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.</b>
<b>1.Ổ định tổ chức:</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong tiết học</b>


3. Bài mới:


<b>a.Giới thiệu bài:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.</b>


<i><b>2. Kiểm tra: - Gọi 1 đến 3 em hát bài hát Trên </b></i>
<i>con đường tới trường.</i>


<b>- Giáo viên nhận xét.</b>
<b>3. Bài mới:</b>


<i><b>* Phần mở đầu:</b></i>


<b>Giờ trước các em đã được học giai điệu bài hát</b>
<i><b>Trên con đường tới trường, giờ học hôm nay cô</b></i>
<b>giới thiệu một vài động tác phụ họa đơn giản.</b>
<b>Hoạt động 1: Ôn bài hát</b>


- Cho lớp khởi động giọng bằng cách cho lớp hát
ôn lại 1 bài hát.



- GV lấy nhịp


- Chia lớp làm 4 nhóm hát kết hợp gõ đệm.
- GV nhận xét, tuyên dương động viên các em .
- GV hướng dẫn 1 số động tác phụ họa đơn giản.
- Chân nhún theo nhịp của bài hát, người nghiêng
sang trái, sang phải , tay phụ họa theo lời ca, cho
lớp thực hiện vài lần


<b>Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát</b>


- Cho từng nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét.


- Lớp hát 1 bài đã học.
- Lớp hát 1 đến 2 lần.


- Từng nhóm thực hiện theo hướng dẫn của
GV.


- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.


- Từng nhóm trình bày.


- Lớp đọc và gõ tiết tấu theo hướng dẫn của
GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>+ Hoạt động 3: Trò chơi.</b>



- GV hướng dẫn trị chơi.


<b>HÌNH</b>


<i> Nu na nu nống</i>


<i>Cái cống nằn trong</i>
<i>Con ong nằm ngồi…</i>


- Trị chơi thi hát.


- GV xướng âm 1 bài hát bất kỳ.


- GV nhận xét, động viên các nhóm chưa làm
được, tuyên dương các nhóm làm tốt.


<b>6.</b>

<b>Củng cố Dặn dị :</b>


? Bài học hơm nay có mấy nội dung?
- Bài học có 3 nội dung, hát và vận động , trò
chơi.


- Giáo viên đàn cho lớp hát ôn lại bài.
<b>- GV nhận xét giờ học.</b>


- HS hát và hát cả bài kết hợp gõ đệm hoặc
động tác phụ họa.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>TUẦN 21: Thứ năm, ngày 09 tháng 02 năm 2019</b>



<i><b>TIẾT 41: HỌC HÁT BÀI: HOA LÁ MÙA XUÂN.</b></i>


<i><b>Nhạc và lời: Hoàng Hà.</b></i>



<b> I . MỤC TIÊU:</b>


<b> - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.</b>


- Qua bài hát các em cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp với giai điệu vui, rộn ràng.
- Biết lấy hơi ở cuối mỗi câu hát.


<b> II.CHUẨN BỊ: </b>


- Hát chuẩn xác bài “ Hoa lá mùa xuân”.


- Đàn, thanh phách, song loan. Bảng phụ chép lời ca.


<b> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.</b>
<b> 1.Ổ định tổ chức:</b>


<b> 2. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong tiết học</b>
<b> 3. Bài mới:</b>


a.Giới thiệu bài:
b.Các hoạt động:


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b> Hoạt động 1: Dạy hát bài “ hoa lá mùa xuân”.</b></i>


- GV giới thiệu: Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi
nảy lộc, hoa lá tươi tốt, vạn vật như bừng tỉnh sau
những ngày đông giá lạnh. Nhạc sĩ Hoàng Hà đã
<i>sáng tác bài hát Hoa lá mùa xuân để ca ngợi cảnh sắc</i>
thiên nhiên tươi đẹp.


<i>+ Bài hát có 4 câu. Câu 1,3 và Câu 2,4 có giai điệu</i>


<i>giống nhau, cuối câu 4 được mở rộng thêm một nhịp.</i>


Bài hát viết theo nhịp 2/4, có ơ nhịp lấy đà, khi đánh
nhịp hoặc gõ đệm đến tiếng “lá” mới gõ.


GV hát mẫu cho các em nghe và đệm đàn.


Cho HS đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu câu hát.
Dạy cho các em từng câu theo lối móc xích.


Khi đã tập xong GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét về
giai điệu của câu hát 1và 3; câu 2 và 4.


Cho HS luyện tập theo từng dãy; tổ; từng nhóm và
cá nhân.


<i><b> Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.</b></i>


GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp;
phách; tiết tấu. Khi đệm theo nhịp 2 chú ý bài hát có
nhịp lấy đà.



Tơi là lá tôi là hoa tôi là hoa lá hoa
mùa xuân.


x x x
x


- HS ngồi ngay ngắn và lắng nghe.
- Hát ơn theo h/dẫn của GV.


- Chú ý nhìn GV làm mẫu. Sau đó các
em làm theo từng động tác.


- HS luyện tập theo nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

x x x x x x x
x


x x x x x x x x x x x x
x


Cho HS vừa hát kết hợp gõ đệm nhiều lần theo 3 kiểu
trên.


Cho HS đứng hát và vận động theo nhạc.


<i><b> 4.Củng cố dặn dò.</b></i>


- Vừa rồi các em được học bài hát gì?
- Do nhạc sĩ nào sáng tác?



- Giai điệu bài hát như thế nào?


- Nội dung bài hát nói lên điều gì? ( Ca ngợi cảnh
sắc thiên nhiên tươi đẹp, các em cùng ca hát với mùa
xuân).


-Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.


-Về nhà tập hát cho thuộc, đúng giai điệu và tập gõ
đệm theo 3 kiểu đã học.


- Lắng nghe và ghi nhớ.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i><b>Thứ năm, ngày 09 tháng 02 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 42: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: HOA LÁ MÙA XUÂN</b></i>


<b>I .MỤC TIÊU:</b>


<b>1. Kiến thức: Giúp HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.</b>


2. Kĩ năng: Hát rõ tiếng, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của bài hát. Hát kết hợp một số
động tác phụ họa cho bài hát.


3. Thái độ: Qua bài hát giáo dục cho HS thêm u thích mơn học.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>



GV: - Đàn.


- 1 vài động tác phụ họa cho bài hát.
- Chuẩn bị nghiên cứu trò chơi.


HS: - Vở ghi, thuộc lời ca bài hát, tập bài hát.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
<b>1.Ổ định tổ chức:</b>


<b> 2. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong tiết học</b>
<b> 3. Bài mới:</b>


<b> a.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát Hoa lá mùa xuân, kểt hợp một vài</b>
động tác phụ họa đơn giản.


b.Các hoạt động:


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>Hoạt động 1: Ôn luyện bài hát: Hoa lá mùa xuân</b></i>


- GV mở đĩa cho HS nghe lại bài hát.
- GV cho lớp luyện thanh.


- GV đàn mẫu lại 1 lần.


-Cho HS hát lại cả bài hát, GV chỉnh sửa
- Chia lớp 2 nhóm hát đối đáp.



-Cá nhân hát, nhóm đơi hát


<i><b>Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ</b></i>
<i><b>họa.</b></i>


- GV lấy nhịp hát kết hợp gõ đệm theo phách
GV nhận xét sửa sai


-GV hướng dẫn hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca
GV nhận xét sửa sai


-GV hướng dận HS hát và vận động nhịp nhàng
theo giai điệu đàn


-Cho HS thực hiện theo nhạc nhịp nhàng


-GV cho một số HS xung phong lên trình bày bài
hát


GV nhận xét tuyên dương


<i><b>Hoạt động 3: Trò chơi.</b></i>


<b>- HS nghe lại bài hát.</b>


-HS nghe lại bài hát.


<b>-2 nhóm hát đối đáp.</b>


-Cá nhân hát, nhóm đơi hát



-HS hát kết hợp gõ đệm theo phách: dãy,
nhóm, cá nhân


-HS hát kết hợp gõ đệm theo p-HS hát
kết hợp gõ đệm theo phách: dãy, nhóm,
cá nhân: dãy, nhóm, cá nhân


-HS chú ý theo dõi


<i><b>-HS hát và vận động nhịp nhàng theo </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>* Trò chơi đố vui</b>


- GV gõ theo tiết tấu 1 câu hát nào đó.
- GV nhận xét.


<b>4.Củng cố - Dặn dò:</b>


<b>- Lớp đứng tại chỗ hát kết hợp vận động phụ họa.</b>


- GV nhận xét giờ học.


- Về nhà học thuộc bài hát và tìm một số động tác
phụ họa phù hợp với lời ca bài hát


- HS đốn câu hát đó.
- Hát cả bài hoặc 1 câu hát.
- Cả lớp hát.



- Thực hiện.


<i><b>Rút kinh nghiệm : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b> TUẦN 22: Thứ năm, ngày 16 tháng 02 năm 2019</b>



<i><b>TIẾT 43: ÔN TẬP BÀI HÁT: HOA LÁ MÙA XUÂN.</b></i>


<b> I. MỤC TIÊU:</b>


- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.


- Tập hát gọn tiếng, rõ lời, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của bài hát.
- Hát kết hợp vận động ( hoặc múa đơn giản).


<b> II.CHUẨN BỊ </b>


<b> - Đàn, thanh phách, song loan.</b>


Một vài động tác phụ họa cho bài hát.


<b> III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>
<b> 1.Ổ định tổ chức:</b>


<b> 2. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong tiết học</b>
<b> 3. Bài mới:</b>


a.Giới thiệu bài:


<b> b.Các ho t ạ động:</b>



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Hoa lá mùa xuân”.</b></i>


-GV đàn lại giai điệu bài hát cho HS nghe.


- GV đệm đàn cho HS hát lại bài hát “ Hoa lá mùa
xuân”. GV chú ý lắng nghe, sửa sai những chỗ HS hát
chưa đúng, hướng dẫn các em hát gọn tiếng, rõ lời và
lấy hơi đúng chỗ.


+ Hướng dẫn HS hát đối đáp. Chia lớp thành 2
nhóm.


Nhóm 1 hát: Tơi là lá...mùa xn.
Nhóm 2 hát: Tôi cùng múa...mừng xuân.
Nhóm 1 hát: Xuân vừa đến...đẹp tươi.
Nhóm 2 hát: Cho nhựa mới cho đời vui.


- Cả 2 nhóm cùng hát: Cho người mn ... nơi nơi.
- Chia lớp thành nhiều nhóm, luân phiên tập hát và
gõ đệm theo phách.


+ HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 , theo phách,
tiết tấu.


Tôi là lá tôi là hoa tôi là hoa lá hoa
mùa xuân.


x x x


x


x x x x x x x
x


x x x x x x x x x x x x
x


- Hát ôn theo h/dẫn của GV.


- Chú ý nhìn GV làm mẫu. Sau đó
các em làm theo từng động tác.


- HS luyện tập theo nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i><b>Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.</b></i>


-GV hướng dẫn các em một vài động tác múa đơn
giản hoặc vận động phụ họa theo bài hát.


- Chia từng nhóm hoặc từng dãy cho các em thực hiện
động tác, sau đó cho các em thi đua biểh diễn trước
lớp. Khi HS biểu diễn GV có thể đệm đàn HS còn lại
gõ đệm theo phách.


+ Trò chơi đố vui. ( Có thể thực hiện trong tiết học nếu
cịn thời gian).


<i>- GV vỗ tay hoặc gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca “ </i>



<i>Tôi là lá tôi...mùa xuân” cho HS đốn xem đó là </i>


câu hát nào?


- HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Nếu HS
trả lời: ( Cho nhựa ...rộn ràng) khơng có 2 tiếng “
nơi nơi” cũng hồn tồn đúng và được khen ngợi.
- Cho HS hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo
phách.


<i> Xem trước bài “ Chú chim nhỏ dễ thương”.</i>


<i><b>4.Củng cố- Dặn dò:</b></i>


<i><b>-Yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả?</b></i>
<i><b>-Nhận xét tiết học</b></i>


<i><b>-Dặn dò</b></i>


- Lắng nghe và ghi nhớ.


<i><b> Rút kinh nghiệm : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<i><b>Thứ năm, ngày 16 tháng 02 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>TIẾT 44: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: HOA LÁ MÙA XUÂN</b></i>


<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Giúp HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.



- Hát rõ tiếng, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.


- Giáo dục cho HS thêm yêu thích môn học.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc. Một vài động tác phụ họa.
HS: - HS thuộc lời ca bài hát.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>
<b>1. Ổn định:</b>


<b>2. Kiểm tra: </b>
<b>3. Bài mới:</b>
<i><b>* Phần mở đầu:</b></i>


<b> - Khởi động giọng: Là...la...la...lá</b>
<i><b>* Phần hoạt động</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>Hoạt động 1: Ôn bài hát: Hoa lá mùa xuân</b></i>


- GV đàn mẫu lại 1 lần.


- GV lấy nhịp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2
-Hát nối tiếp theo dãy



-GV nhận xét tuyên dương


-Hát kết hợp vận động động tác phụ họa


<b>Hoạt động 2: tập biểu diễn bài hát: Hoa lá mùa </b>
<b>xuân</b>


-GV hướng dẫn HS biểu diễn:


-HS lần lượt lên tập biểu diễn theo đơn ca, song
ca, tốp ca


-GV mở đàn HS tập biểu diễn
-GV nhận xét , đánh giá


<b>4. Củng cố, dặn dò:</b>


-Cho HS hát lại toàn bài


-HS nêu lại tên bài hát, tên tác giả?
-GV nhận xét tiết học


-Dặn HS học bài và xem trước bài tiết sau


- HS nghe.
- HS thực hiện.


-HS hát nối tiếp từng câu


-HS hát kết hợp vận động động tác phụ


họa


-HS chú ý


-HS lần lượt lên tập biểu diễn theo đơn
ca, song ca, tốp ca theo nhạc


-HS nhận xét bạn
-HS nghe GV nhận xét


<b>-HS hát lại cả bài</b>


- HS nêu lại tên bài hát, tên tác giả.
-Nghe và ghi nhớ


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>TUẦN 23: Thứ năm, ngày 23 tháng 02 năm 2019</b>



<i><b>TIẾT 45: HỌC HÁT BÀI: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG</b></i>


<i><b>( Nhạc Pháp. Lời: Hoàng Anh.)</b></i>



.


<b> I.MỤC TIÊU: </b>


- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.


- Biết bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương” là bài hát của trẻ em Pháp. Lời Việt của Hoàng Anh.



<b>II. CHUẨN BỊ: </b>


<b> - Đàn Organ, thanh phách, song loan. </b>
<b>III.CÁC HOAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.</b>
<b> 1.Ổ định tổ chức:</b>


<b> 2. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong tiết học</b>
<b> 3. Bài mới:</b>


a.Giới thiệu bài:


<b> b.Các ho t ạ động:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>Hoạt động 1: Dạy hát bài “Chú chim nhỏ dễ </b></i>
<i><b>thương”.</b></i>


-GV giới thiệu bài hát và ghi đề lên bảng.
-GV hát mẫu và đệm đàn cho HS nghe.
-Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.
-GV dạy cho HS hát từng câu theo lối móc xích.
+ GV cần lưu ý: Hát với tốc độ hơi nhanh.


Đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài. Biết dấu
quay lại và chỗ kết bài.


-Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.


<b> Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa và </b>



<i><b>gõ đệm.</b></i>


- GV làm mẫu và hướng dẫn HS cách gõ đệm theo
phách.


<i>Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ </i>


xx x x x x


<i>thương này…</i>
<i>x x</i>


- GV làm mẫu và hướng dẫn HS đứng hát nhún chân
và nghiêng người theo nhịp, tay có thể đưa lên đưa
xuống theo lời ca.


- Cho từng nhóm tập.


- GV nhận xét, tuyên dương nhóm tập tốt, động viên
nhóm tập chưa tốt.


-HS đứng hát kết hợp vận động tại chỗ.
Từng nhóm 5-6 em biểu diễn trước lớp.


- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS đọc lời ca


- HS thực hiện



- HS tập hát theo hướng dẫn của GV.


<b>- Lớp thực hiện theo hướng dẫn của </b>
<b>GV</b>


- HS đứng tại chỗ thực hiện theo hướng
dẫn.


- Luyện theo nhóm
- Lắng nghe


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

GV lúc đầu lắng nghe và nhìn để sửa những chỗ sai
cho các em.


<i><b>4.Củng cố dặn dị.</b></i>


<i>- Hơm nay các em được học hát bài gì? </i>


<i>- Nhạc của ai? - Ai đã dặt lời Việt? “Hoàng Anh”.</i>
- Giai điệu của bài hát như thế nào?


<i>- "Chú chim nhỏ dễ thương”.</i>


<i>- “ Nhạc Pháp”.</i>
<i>- “ Hơi nhanh, vui”. </i>


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i><b>Thứ năm, ngày 23 tháng 02 năm 2019</b></i>


<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>




<i><b>TIẾT 46: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG</b></i>


<i><b>( Nhạc Pháp. Lời: Hoàng Anh.)</b></i>



<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Cho HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và tiết tấu bài hát.
- Biết viết kết hợp giữa hát với vận động phụ họa.


- Biết kết hợp giữa hát gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc.
- Nhạc cụ gõ.


- Một số động tác phụ họa đơn giản.
HS: - Tập bài hát lớp 2, vở ghi.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:</b>


<b> 1. Ổn định:</b>
<b> 2. Kiểm tra: </b>


<i> - Gọi 1 đến 3 em hát bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.</i>
- Giáo viên nhận xét, đánh giá?


<b> 3. Bài mới:</b>


<i><b> * Giới thiệu bài:</b></i>



- Giờ học này chúng ta ôn luyện bài hát của giờ trước, hát kết hợp gõ đệm theo phách và
tiết tấu, vận động phụ họa và nghe nhạc, trả lời câu hỏi.


<i>* Phần hoạt động:</i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b> Hoạt động 1: Ôn luyện bài hát:</b></i>


- Mở đĩa cho HS nghe lại bài hát.
- Gv đặt một số câu hỏi:


- Bạn nào nói tên bài hát?
- Nhạc của nước nào?
- Lời của ai?


- Gv lấy nhịp cho lớp hát ôn lại bài hát để khởi
động giọng.


<i>- Cho HS ơn theo nhiều hình thức.</i>


- GV nhận xét đánh gía.


<i><b>Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm và vận động </b></i>
<i><b>đơn giản</b></i>


- Hướng dẫn vỗ tay theo phách.


<i>Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ</i>


<i>xx x x x x</i>
<i> thương này</i>


- HS nghe.
- HS trả lời.


- Hát 2-3 lần


- Ơn theo tổ, nhóm và cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

x x


- Hướng dẫn cách vỗ tay theo tiết tấu
<i> Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh </i>


<i> x x x x x x x </i>
<i>dễ thương này</i>


x x x


- Chia lớp làm 3 đến 4 nhóm.
- GV nhận xét?


<i><b> 4. Củng cố- Dặn dò:</b></i>


- GV đàn, HS hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo
phách


- GV nhận xét giờ học.



- Về nhà tìm 1 số động tác phụ họa đơn giản cho
bài hát.


- Thực hiện 2-3 lần


- Từng nhóm thực hiện.
- Lớp nghe.


<i><b>Rút kinh nghiệm</b><b> : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>TUẦN 24: Thứ năm, ngày 02 tháng 03 năm 2019</b>



<i><b>TIẾT 47: ÔN BÀI HÁT: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG</b></i>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Cho HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và tiết tấu bài hát.
- Biết viết kết hợp giữa hát với vận động phụ họa.


- Biết kết hợp giữa hát gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc.
- Nhạc cụ gõ.


- Một số động tác phụ họa đơn giản.
HS: - Tập bài hát lớp 2, vở ghi.


<b>III. Các hoạt động dạy và học:</b>
<b> 1. Ổn định:</b>



<b> 2. Kiểm tra: </b>


<i> - Gọi 1 đến 3 em hát bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.</i>
- Giáo viên nhận xét, đánh giá?


<b> 3. Bài mới:</b>


<i><b> * Phần mở đầu:</b></i>


- Giờ học này chúng ta ôn lại bài hát của giờ trước, hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết
tấu, vận động phụ họa và nghe nhạc, trả lời câu hỏi.


<i><b>* Phần hoạt động</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>Hoạt động 1: Ôn bài hát</b>


- Mở đĩa cho HS nghe lại bài hát.
- Gv đặt một số câu hỏi:


- Bạn nào nói tên bài hát?
- Nhạc của nước nào?
- Lời của ai?


- Gv lấy nhịp cho lớp hát ôn lại bài hát để khởi
động giọng.


<i>- Cho HS ơn theo nhiều hình thức.</i>



- GV nhận xét đánh gía.


<b>Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách </b>
<b>và tiết tấu lời ca.</b>


- Hướng dẫn vỗ tay theo phách.


<i>Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ</i>
<i>xx x x x x</i>
<i> thương này</i>


x x


- HS nghe.
- HS trả lời.


- Hát 2-3 lần


- Ơn theo tổ, nhóm và cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

- Hướng dẫn cách vỗ tay theo tiết tấu
<i> Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh </i>


<i> x x x x x x x </i>
<i>dễ thương này</i>


x x x


- Chia lớp làm 3 đến 4 nhóm.


- GV nhận xét?


<i><b>* Phần kết thúc:</b></i>
<b> 4. Củng cố: </b>


- GV đàn, HS hát lại bài hát kết hợp gõ đệm
theo phách


- GV nhận xét giờ học.


<b> 5. Dặn dò:</b>


- Về nhà tìm 1 số động tác phụ họa đơn giản
cho bài hát.


- Thực hiện 2-3 lần


- Từng nhóm thực hiện.
- Lớp nghe.


<i><b>Rút kinh nghiệm : </b></i>


<b>………</b>
<b>………</b>
<b>………</b>
<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<i><b>TIẾT 49: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT:TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG</b></i>


<i><b> - HOA LÁ MÙA XUÂN </b></i>




<i><b>KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: TẾNG ĐÀN THẠCH SANH</b></i>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<b> - Giúp HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và biết biểu diễn bài hát.</b>


- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.


- Qua câu chuyện âm nhạc giúp các em thấy được âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến đời sống
<b>và tình cảm con người.</b>


<b>II. Chuẩn bị:</b>
<b> GV: - Đàn</b>


- Nhạc cụ gõ.


- Tranh ảnh minh họa chuyện Thạch Sanh.
HS: - Tập bài hát lớp 2, vở ghi, nhạc cụ gõ


<b>III. Các hoạt động dạy và học:</b>
<b> 1. Ổn định:</b>


<b> 2. Kiểm tra: </b>
3. Bài mới<b> : </b>


<i><b>* Phần mở đầu:</b></i>


- Giờ học này chúng ta ôn lại 3 bài hát đã học và nghe 1 câu chuyện âm nhạc để chúng ta
thấy được âm nhạc với đời sống con có ý nghĩa như thế nào.


<i>* Phần hoạt động</i>



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<b>Hoạt động 1: Ôn 2 bài hát</b>


<b>* Ôn bài: Trên con đường tới trường.</b>


- GV mở đĩa cho HS nghe lại bài hát1 lần.
- Bài hát có tên là gì?


- Tác giả là ai?


- Cho lớp ôn luyện theo 1 số hình thức như đồng ca, tốp
ca, đơn ca.


- GV nhận xét?


<b> * Ôn bài: Hoa lá mùa xuân</b>


? Đố các em trong số các bài các em đẫ học ở lớp 2, bài
nào nói đến mùa xuân? Tác giả là ai?


- Cho HS nghe lại bài hát.


- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu và
vận động phụ họa.


<b>- HS nghe.</b>


- HS trả lời.


- HS thực hiện.
- Lắng nghe
- HS trả lời.
- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

- Gọi 1 đến 2 nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, sửa sai.


<i><b>Hoạt động 2:Kể chuyện âm nhạc Thạch Sanh</b></i>


- GV đọc câu chuyện 1, 2 lần.


- GV tóm tắt và nhấn mạnh 2 tình tiết: Bị nhốt đem đàn
ra gảy và dùng tiếng đàn đuổi giặc.


? Vì sao cơng chúa lại nói được?
? Tại sao quân giặc lại rút về nước?
- Gọi 1 đến 2 em tóm tắt lại câu chuyện.
- GV nhận xét.


<i><b>* Phần kết thúc:</b></i>
<b>4. Củng cố: </b>


- Một em tóm tắt câu chuyện.
- GV nhận xét giờ học.


Dặn dò:Về nhà đọc trước lời ca bài Chim chích bơng


- HS trình bày.
- HS sửa sai.


- HS nghe.


- HS trả lời.


- HS tóm tắt câu chuyện.
- HS nghe.





</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i><b>TIT 51:Học hát bài: Chim chích bông.</b></i>


<b>I- Mục tiªu: </b>


- Biết hát theo giai điệu và lời ca, chim chớch bụng là loài chim cú ớch và cũn gọi là chim sõu.
- Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo bài hát


<i><b>* HSNK : Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca</b></i>
<i><b>* KNS: biết chia sẻ, hợp tỏc, học tập đức tớnh siờng năng.</b></i>


<i><b>* Giáo dục HS u lồi vật có ích, bảo vệ khơng được bắn hay bắt chúng</b></i>
<b>II- §å dïng dạy học:</b>


- GV hát chuẩn xác bài hát.


- Bảng phụ chép lời ca, thanh phách, trống nhỏ.


<b>III- Các hoạt dộng dạy học:</b>


HOT NG CA GV HOT NG CỦA HS



<b>Bµi cị: (4 p)</b>


- Cho HS lên bảng hát bài hát: Trên con đờng
đến trờng , Hoa lá mùa xn.


- NhËn xÐt, vµo bµi.


<b>B. Bµi míi:</b>


<b>1) Giíi thiƯu bµi:(2 p)</b>


<b>a) Hoạt động 1: (10 p) Dạy hát bài : Chim </b>
<b>chích bơng.</b>


- GV h¸t mÉu


- GV treo bảng phụ cho HS đọc lời ca:
- GV đọc mẫu từng câu theo âm hình tiết tấu
- Cho 1-2 HS c li


- Dạy hát từng câu :


- GV hát mỗi câu 3lần. yêu cầu HS hát


- Khi học đợc 2 câu, cho HS hát nối lại với nhau.
Chú ý những chỗ lấy hơi.


- Hát đầy đủ cả bi


- Trình bày bài hát hoàn chỉnh.



<b>b) Hot ng 2: (12 p)Hát kết hợp vỗ tay </b>
<b>hoặc gõ đệm</b>


* Cho HS dùng thanh phách hoặc song loan gõ
đệm theo phách:


- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
- GV hớng dẫn từng nhóm hát.


- Cho HS h¸t.


- GV nhËn xÐt n sưa.


- GV cho HS tập đứng hát, múa một số động tác
phụ hoạ theo s thớch riờng ca mỡnh.


<b>3 Củng cố dặn dò.(5 p )</b>


- Cho HS hát lại bài hát.


<b>+ Trong bi hỏt có nhắc đến con gì?</b>


<b>-GV giáo dục HS</b>


- NhËn xÐt tiết học về nhà học hát lại cho thuộc


- 2HS lên bảng hát. Trên con đờng đến
tr-ờng , Hoa lá mùa xn.



- C¶ líp nhËn xÐt
- HS l¾ng nghe.
- HS theo dâi


- HS đồng thanh đọc theo.
- HS nghe, sau đó hát từng câu..
- Từng tổ hát


- HS đứng tại chỗ hát đầy đủ cả bài.
- HS trình bày theo hớng dẫn của GV.
- HS gõ theo sự hớng dẫn của GV
nhịp 2/4:


<i>Chim chÝch b«ng bÐ tÑo teo</i>
<i> x x x x</i>


<i>RÊt hay chÌo tõ cµnh na ra cµnh b..</i>
<i> x x x x x</i>


- HS tËp h¸t + gâ tiÕt tÊu


- HS tập đứng hát, múa một số động tác phụ
hoạ theo sở thớch riờng ca mỡnh


-HS tr li


- HS nghe dặn dò.


<b> Rút kinh nghiệm:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<i><b>LUYỆN ÂM NHẠC</b></i>



<i><b>ÔN LUYỆN BÀI HÁT CHIM CHÍCH BƠNG</b></i>


<b>I . Mơc tiªu: </b>


- HS hát đúng giai điệu và Thuộc lời ca,hát đồng đều,rõ lời
* HSNK: HS tập hát biểu diễn kết hợp vận động phụ họa
- Yêu ca hát.Biết yêu q lồi vật


<b>II.Chn bÞ:</b>


- Một vài động tác phụ họa


<b>III.Các hoạt động dạy học :</b>


HO T Ạ ĐỘNG C A GVỦ HO T Ạ ĐỘNG C A HSỦ
1.Ôn định lớp(2p)


* Khởi động giọng
2. Kiểm tra bi c:(5p)


Em hÃy trình bày bài hát: Chim chích bông
- GV nhận xét


3. Bài mới:
- Ôn luyện bài hát: Chim chích bông


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

a.Hot ng1: ễn bài hát( 10p)


- HS hát đồng thanh bài hát 2 lần


- Hát kết hợp gõ đệm:


* Theo tiÕt tÊu:


KiĨm tra tõng nhãm, tỉ
- GV nhËn xÐt


* Theo ph¸ch


Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp phách
- Nhận xét


- Hát kết hợp vận động phụ họa
GV nhận xét


- Cho HS thảo luận để tìm ra những bài hát viết
về con vật( theo dãy)


b.Hoạt động 2: Thi biểu diễn giũa các tổ ( 15p)
- Thi biểu diễn giữa cỏc t.


Cả lớp cùng gv hát lại bài hát 2 lần
.Cũng cố:(3p)


? Chúng ta vừa ôn luyện bài hát gì
Nhận xét ,dặn dò


- Ôn bài hát
- Hát



* Theo tiết tấu


- Từng nhóm , tổ trình bày
- Nghe


* Theo ph¸ch


- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Nghe


- HS tham gia


- Hát kết hợp vận động ph ha
- Nghe


- HS thảo luận theo dÃy
- HS hát


- HS tr¶ lêi


 Rút kinh nghiệm – Bổ sung:


<b>...</b>
<b>...</b>
<b>...</b>


HỌC HÁT:

Bài Mẹ đi vắng



<i>Nhạc : Trịnh Công Sơn</i>
<i>Lời : Nguyễn Quang Dũng</i>



I.MỤC TIÊU :


<i><b>*Ki</b></i>

<i><b> ến thức</b></i>

<i><b> : Biết hát đúng theo giai điệu và lời ca. Đối với HSTB chỉ yêu cầu biết hát </b></i>



<b>theo giai điệu và đúng lời ca. </b>



<i>*K</i>

<i> ĩ năng</i>

<i> : Biết haùt kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp. HS khá giỏi yêu cầu thêm thể</i>



hiện đúng những tính chất hồn nhiên của tuổi thơ.



<i>*Thái độ: HS yêu âm nhạc, biết âm nhạc có tác động đến đời sống con người, làm con</i>


người vui vẻ.



II.CHUẨN BỊ:


<b>1/GV: Đàn organ, nhạc cụ gõ, bảng phụ viết bài hát</b>


<b>2/HS: SGK ÂN 2, thanh phách, vở chép bài,...</b>



III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC CHỦ YẾU :


TG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG HS



<i><b>1’ 1/</b></i>

<i> Ổn định, tổ chức</i>

<i><b> : </b></i>



<b>-Nhắc nhở hs tư thế ngồi học ngay ngắn</b>


<b>-GV đệm đàn cho HS khởi động giọng.</b>



<b>-Ổn định</b>




<b>-BT q5 đi lên và đi xuống</b>


<i><b>3’ 2 /Bài</b></i>

<i> c</i>

<i><b> ũ : Khơng có</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<i><b>16’ a/.HĐ1: Dạy hát bài: “Mẹ đi vắng”</b></i>



<b>-Gv giới thiệu : </b>

<b><sub>-HS trả lời.</sub></b>



<i>Một ngày nọ, mẹ bận việc phải đi vắng, gửi bé sang chơi nhà</i>


<i>bạn. Bé nhớ mẹ quá nhưng bé không khóc vì bé có bạn cùng</i>


<i>chơi, bé có thú vui khác là cầm cây đàn bé vừa đàn vừa hát lời</i>


<i>ca là mong cho mẹ mau về. Đó là tồn bộ nội dung bài hát: Mẹ</i>


<i>đi vắng, Nhạc: trịnh Công Sơn, lời: Nguyễn Quang Dũng.</i>



<b>-Tính chất bài hát vui tươi, hồn nhiên nên</b>


<b>khi hát chú ý tốc độ hơi nhanh</b>



<b>-HS lắng nghe.</b>


<b>-Chia câu hát: Bài hát có 5 câu hát </b>

<b>-HS lắng nghe</b>

<b>.</b>



<b>-Hướng dẫn hs đọc lời ca theo tiết tấu.</b>

<b>-Đọc đồng thanh lời ca</b>



<b>-Cho hs nghe hát mẫu</b>

<b>-HS nghe.</b>



<b>-</b>

<b>Đàn tập cho hs hát từng câu theo lối móc</b>


<b>xích cho đến hết bài.</b>



<b>-</b>

<b>Hs tập hát từng câu theo</b>


<b>hướng dẫn của gv</b>



<i><b>*Chú ý: thể hiện tính chất vui tươi của bài</b></i>



<b>hát.</b>



<b>-Đàn cho hs luyện tập hát đúng cao độ và </b>


<b>thuộc lời ca khơng nhạc đệm và có nhạc đệm.</b>


<b> -Nhận xét sửa sai (nếu có)</b>



<b>-Lớp, nhóm, cá nhân luyện</b>


<b>tập, HSTB thì không yêu</b>


<b>cầu thuộc lời ca</b>



<i>12’ b/.Ho</i>

<i> ạt động 2</i>

<i> : Hát kết hợp gõ đệm theo phách , nhịp:</i>


<b>+Gv hướng dẫn gõ đệm theo phách: </b>



<b>qq\h\q q\h\q</b>


<b>q\q q\</b>



<i>Mẹ đi vắng. Mẹ đi vắng.Con sang chơi</i>
<i>nhà….</i>


<b>> > > > > > </b>



<b>--</b>

<b>Nghe gv hướng dẫn và thực</b>


<b>hiện.</b>



<i><b>*L ưu ý</b></i>

<i><b> hs</b></i>

<i><b> : hát đúng nhịp độ, thể hiện tình</b></i>



<b>cảm Kính u đối với Bác Hồ</b>



<b>-Hs luyện tập theo nhóm, tổ,</b>


<b>cá nhân.</b>




<i><b>+Theo nhịp: </b></i>



<b>qq\h\q q\h\q</b>


<b>q\q q\</b>



<i>Mẹ đi vắng. Mẹ đi vắng.Con sang chơi</i>
<i>nhà….</i>


<b>> > > > > > </b>


<b>-Gv nhận xét.</b>



<b>- ½ lớp hát gõ đệm theo</b>


<b>nhịp, ½ lớp hát gõ đệm theo</b>


<b>phách</b>



<b>-Hát và thay đổi cách gõ</b>


<b>đệm theo từng đoạn.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>-Hỏi lại tên bài hát, tác giả vừa học?</b>

<b>-HSTL.</b>



<b>-Đàn lại bài hát.</b>

<b>-Hát và nhún chân nhịp</b>


<b>nhàng.</b>



<b>-Dặn hs thuộc bài hát.</b>


<b>*Nhận xét lớp</b>



</div>

<!--links-->

×