Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.21 KB, 9 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY
3.1 Giải pháp kiến nghị với công ty
3.1.1 Lựa chọn chính sách hợp lý cho công ty trong từng giai đoạn với từng thị
trường
3.1.1.1 Chính sách giá
Giá bán luôn là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu thể hiện qua chính sách giá.
Chính sách giá phù hợp chính là cầu nối đưa người tiêu dùng đến với doanh
nghiệp. Đứng trên giác độ của người tiêu dùng khi mua sản phẩm của công ty, đa
số mọi người đều quan tâm đầu tiên tới giá cả. Bởi lẽ với những sản phẩm của
công ty, họ thường mua với số lượng lớn, do vậy một biến động nhỏ về giá cũng có
thể ảnh hưởng rất nhiều tới doanh số bán hàng của công ty. Thời gian đầu, do tiềm
lực vốn chưa nhiều nên khi
Sử dụng chính sách chiết khấu giảm giá cho khách hàng mua với số lượng
lớn, chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán nhanh đó cũng là một trong
những phương pháp mà công ty nên áp dụng trong thời gian tới.
Mặc dù thị trường đang có xu hướng sốt trở lại cùng với sự nóng lên của thị
trường bất động sản trong nước nhưng công ty không nên chạy theo mục tiêu lợi
nhuận mà tăng giá, điều này có thể làm cho công ty bị mất những khách hàng quen
thuộc và để họ rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Công ty nên tập trung để giữ vững
mục tiêu theo đuổi ban đầu của mình là đảm bảo chất lượng hàng hoá.
3.2.1.2 Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm của công ty cần được thực hiện trên cả hai phương diện:
chất lượng và sự đa dạng về mẫu mã.
Chất lượng sản phẩm tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Chất lượng sản phẩm cao đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh cao, mức độ tiêu thụ
sản phẩm sẽ được đẩy mạnh hơn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty khi
đem cung cấp ra thị trường, thì trong khâu nhập hàng công ty cần phải có cán bộ
kỹ thuật chuyên môn tay nghề cao để kiểm định chất lượng hàng hoá. Trong hợp
đồng cung cấp với các hãng, đối tác nước ngoài phải có những điều khoản rõ ràng


quy định về chất lượng hàng hoá, cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Hàng
hoá khi nhập về kho, trong quá trình lưu giữ tại công ty phải có một hệ thống nhà
kho đủ tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm không bị thay đổi. Hiện
nay công ty chưa có hệ thống kho bảo quản hàng hoá, mỗi lần nhập hàng hoá về
công ty phải chịu một khoản chi phí không nhỏ cho hoạt động lưu kho bảo quản
hàng hoá. Trong thời gian tới, công ty nên đầu tư xây dựng hệ thống kho hàng đảm
bảo đủ tiêu chuẩn để lưu kho và bảo quản hàng hoá.
Việc nghiên cứu tìm tòi làm tăng thêm chủng loại hàng hàng nhằm tạo ra sự
phù hợp hơn với các nhóm đối tượng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty
mở rộng và phát triển thị trường. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm góp phần làm
cho nguồn sản phẩm thay thế các sản phẩm lỗi thời trở nên dồi dào hơn, từ đó
người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài việc nhập thêm nhiều
những loại sản phẩm mà thị trường có yêu cầu, công ty nên tiến hành điều tra thị
trường, từ đó tìm ra được nhu cầu thị trường là gì. Sau đó, có thể tiến hành hợp tác
với phía đối tác cung ứng, yêu cầu họ sản xuất những sản phẩm, hàng hoá phù hợp
hơn với thị trường Việt Nam.
3.2.1.3 Chính sách chăm sóc khách hàng
Khách hàng luôn là đối tượng mà công ty Eid dành nhiều sự quan tâm nhất.
Quan tâm chăm sóc khách hàng cả trước và sau khi bán hàng đó là tiêu chí hàng
đầu mà tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty Eid nói riêng cần tuân theo.
Với khách hàng của công ty, nên có những chính sách ưu đãi dành cho những
khách hàng truyền thống, khách hàng đã có sự làm ăn hợp tác lâu dài với công ty
như có thể chiết khấu giảm giá hàng hoá cho khách hàng với những đơn đặt hàng
lần thứ hai và tiếp sau nữa. Với những khách hàng mới, công ty cũng nên có những
chính sách phục vụ chăm sóc khách hàng một cách tận tình. Có như vậy mới vừa
giữ chân được những khách hàng quen thuộc và thu hút thêm nhiều khách hàng
tiềm năng tới với doanh nghiệp.
3.2.2 Hoàn thiện về khâu tổ chức
3.2.2.1 Thành lập phòng marketing
Là một doanh nghiệp kinh doanh với hoạt động chủ yếu là thúc đẩy việc tiêu

thụ bán sản phẩm mà công ty Eid hiện nay lại chưa có phòng marketing, chưa có
nhân sự marketing cũng như một chiến lược marketing lâu dài cho công ty, đó quả
thật là một thiếu sót lớn. Trong thời đại hiện nay, marketing là một sợi chỉ xuyên
suốt quá trình hoạt động của toàn doanh nghiệp. Từ khi sản phẩm mới chỉ thôi nôi
trong những ý tưởng cho tới khi nó được đưa ra thị trường và được thị trường chấp
nhận đều cần có một chiến lược marketing phù hợp. Marketing không chỉ là làm
thế nào để bán được hàng hoá của doanh nghiệp mà nó còn giúp cho doanh nghiệp
tạo dựng nên uy tín, nên thương hiệu của mình.
3.2.2.2 Tuyển dụng và đào tạo cán bộ chuyên môn marketing
Sau khi hoàn thành việc cung cấp vật chất cho công tác marketing thì việc
tuyển dụng được những nhân sự marketing có chuyên môn và kinh nghiệm cũng là
một vấn đề mà công ty cần thực hiện ngay. Những cán bộ nhân sự marketing đòi
hỏi phải là những người thực sự năng động tháo vát, có kinh nghiệm và am hiểu về
công tác marketing, từ đó vạch ra những chiến lược marketing hiệu quả cho công
ty.
3.2.2.3 Tổ chức công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Sau khi đã có đủ tiềm lực cần thiết cho hoạt động marketing thì công ty cần có
một chiến lược marketing hiệu quả bắt đầu từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường.
Nâng cao hiệu quả trong việc tiêu thụ hàng hoá gắng liền với công tác dự báo thị
trường của công ty. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm
được dế dàng.
Liên tục phát triển- đó là khẩu hiệu của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động
kinh doanh thương mại. Làm thế nào để giữ vững được thị phần và mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm hiện có được xem là một nhiệm vụ thường xuyên và liên
tục của công ty. Vì vậy, nghiên cứu thị trường là một công tác vô cùng quan trọng
nếu công ty muốn đẩy nhanh đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình.
Nghiên cứu thị trường đòi hỏi công ty phải tiếp xúc, cọ sát, đi sâu tìm hiểu từng
ngóc ngách của thị trường, nắm bắt tất cả những thông tin mà thị trường cần, thị
trường quan tâm đặc biệt là thông tin từ đối thủ cạnh tranh với công ty, sự biến đổi
của nhu cầu và thị hiếu khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả của sản phẩm

trên thị trường. Công ty Eid là một công ty hoạt động theo hình thức nhập khẩu
hàng hoá nước ngoài về cung cấp trên thị trường nội địa, nếu hàng hoá của công ty
khong tiêu thụ được, tức là nó không được người tiêu dùng chấp nhận thì công ty
cũng không còn lý do để tồn tại.
Vì vậy bắt buộc công ty Eid khi đã nhập khẩu hàng hoá về đều phải tính tới và
nghiên cứu thật kỹ lợi ích tiêu dùng của sản phẩm tạo ra cho khách hàng là gì.
Trong thời buổi cạnh tranh hiện tại, công ty nào nắm bắt, hiểu rõ và hành động
theo phương châm “Khách hàng là thượng đế” một cách triệt để, công ty đó sẽ
thành công. Tất cả cũng chỉ vì mục tiêu của doanh nghiệp là có thể bán được sản
phẩm của mình. Một sản phẩm muốn tiêu thụ được, muốn được thị trường chấp
nhận thì nó phải đảm bảo giá trị sử dụng của nó, phải độc đáo đủ sức hấp dẫn khác
với sản phẩm cùng loại, đủ sức ấn tượng lôi cuốn được khách hàng. Một sản phẩm
như vậy mới đáp ứng được đầy đủ mong muốn của khách hàng cũng như mục tiêu
phát triển chung của doanh nghiệp.
Hoạt động nghiên cứu thị trường tạicông ty Eid đã được tiến hành song hoạt
động còn rất rời rạc, manh mún và hiệu quả chưa cao. Kĩ thuật dự báo nhu cầu thị
trường của công ty chủ yếu là sử dụng phương pháp phân tích chuỗi thời gian (tức
là dựa hoàn toàn vào mức độ tiêu thụ sản phẩm của các năm liền trước), phương
pháp đó chỉ phù hợp với các chủng loại sản phẩm có tính ổn định cao trước sự biến
động của thị trường trong khi chủng loại sản phẩm của công ty là vật tư, thiết bị,
máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng, là một chủng loại sản phẩm có
mức độ tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố vĩ mô. Vì vậy, việc thành lập
phòng marketing và sử dụng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh
vực marketing để dự báo tốt nhu cầu của thị trường là hoàn toàn cần thiết. Sau khi
đã thành lập phòng marketing, công ty sẽ giao trách nhiệm này cho phòng đảm
nhận, tránh tình trạng không có ai, phòng ban nào đứng ra chịu trách nhiệm chính
cho đầu ra của một sản phẩm như hiện nay.
Nghiên cứu thị trường là một hệ thống các công việc: từ thu thập, xử lý thông
tin về các yếu tố cấu thành nên thị trường cho tới việc tìm hiểu những quy luật vận
động, các nhân tố ảnh hưởng tác động tới thị trường, những biến cố vĩ mô của nhà

nước, chính sách dành cho các doanh nghiệp, mỗi giai đoạn các thông tin trên đều
có sự thay đổi và công tác nghiên cứu thị trường sẽ phản ánh đầy đủ và kịp thời sự
biến động đó, từ đó người làm công tác nghiên cứu thị trường sẽ đưa ra chiến lược
kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Công ty nên tiến hành nghiên cứu thị
trường trên những phương diện sau:
- Nghiên cứu mức độ cạnh tranh trên thị trường: thực hiện nhiệm vụ này,
công ty phải tiến hành theo dõi các biến động của đối thủ cạnh tranh, từ đó tìm ra
được điểm mạnh, điểm yếu của họ từ đó mới có những phương pháp ứng xử phù
hợp. Khi nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh cần bắt rõ những điều quan trọng sau:
chủng loại hàng hoá, hệ thống phân phối đại lý, hoạt động marketing và dịch vụ
bán hàng, gía thành sản phẩm cạnh tranh, tiềm lực tài chính của đối thủ, mục tiêu
chiến lược trong mỗi giai đoạn thị trường, khả năng tiêu thụ của sản phẩm, kế
hoạch tương lai của họ và cuối cùng là tìm ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu
của đối thủ cạnh tranh. Qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh, công ty sẽ nắm bắt
được kịp thời những thông tin về đối thủ, thị trường, khách hàng, sản phẩm mới,
sản phẩm thay thế. Khi tiến hành biện pháp này đòi hỏi phải có sự kiên trì, đồng
thời yêu cầu đội ngũ nhân viên của công ty phải có đủ trình độ chuyên môn, am
hiểu về thị trường và các hoạt động marketing.
- Nghiên cứu về xu thế phát triển của sản phẩm và triển vọng phát triến sản
phẩm của công ty: sau khi nghiên cứu thị trường, công ty cần tiến hành nghiên cứu
triển vọng về sản phẩm của công ty. Hiện tại, việc xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh củ công ty Eid chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của các năm
trước, vào khả năng sẵn có của công ty chứ chưa dựa vào những thông tin xác thực
về thị trường do khâu nghiên cứu thị trường mới chỉ được tiến hành ở mức độ sơ
bộ trong thời gian ngắn. Hoạt động này nên được giao cho phòng marketing phụ
trách sau đó phối hợp với hoạt động của phòng kinh doanh để từ đó đưa ra những
mục tiêu chiến lược cho kế hoạch phát triển của công ty.
3.2.3 Tăng cường các biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là do sự đóng góp của
các cổ đông và từ lợi nhuận tái đầu tư, chưa có sự đầu tư của các tổ chức kinh tế và

công ty cũng chưa có một chính sách huy động vốn thích hợp. Vì vậy công ty cần
đẩy mạnh công tác huy động vốn của mình, tìm các nguồn vay ưu đãi, vay từ các

×