Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin pasteur đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------

BÙI THỊ NGUYỆT

QUYẾT ĐỊNH LÀM HAY MUA NGUYÊN VẬT LIỆU
ĐỂ SẢN XUẤT MEN TIÊU HĨA SỐNG
TẠI CƠNG TY VẮC XIN PASTEUR ĐÀ LẠT
THE EFFECTIVE MAKE OR BUY DECISIONS FOR MATERIALS
USED TO PRODUCE LIVING ENZYME
AT DALAT PASTEUR VACCINE COMPANY

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 02 năm 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Cao Hào Thi
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP. HCM ngày
21 tháng 02 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS. Phạm Ngọc Thúy
2. Thư ký Hội đồng: TS. Nguyễn Mạnh Tuân


3. Cán bộ phản biện 1: PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân
4. Cán bộ phản biện 2: PGS. TS. Cao Hào Thi
5. Ủy viên: TS. Nguyễn Thành Long.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

PGS. TS. Phạm Ngọc Thúy

PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

---oOo--T p. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Bùi Thị Nguyệt


Giới tính

: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 19/07/1988

Nơi sinh

: Hịa Bình

Chun ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV

: 7141095

Khóa (Năm trúng tuyển): 2014
1- TÊN ĐỀ TÀI:
Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại Công ty
Vắc xin Pasteur Đà Lạt.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
- Xác định các thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống cần xem xét
quyết định mua hay tự sản xuất.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất cho từng thành
phần.

- Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược được chọn.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 22/08/2016
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 06/01/2017
5- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ ĐỨC NGUYÊN

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
TRƯỞNG KHOA

PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể Quý
Thầy, Cô khoa Quản lý Công nghiệp, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Bằng những kiến thức, kinh nghiệm thực tế, sự quan tâm và nhiệt huyết cao cả, Qúy
thầy cô đã truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức hữu ích giúp chúng em có thể áp
dụng vào thực tế cơng việc của mình.
Đặc biệt, Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
đã tận tình hướng dẫn, định hướng, giúp đỡ, động viên khuyến khích em trong suốt
q trình thực hiện luận văn. Chính sự quan tâm và khích lệ về mặt tinh thần của Cơ
đã giúp em có thêm nhiều động lực tìm tịi những kiến thức, phương pháp để có thể
thực hiện tốt luận văn này.
Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt, các anh
chị và các đồng nghiệp trong công ty đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi giúp em có
được những dữ liệu quan trọng để thực hiện tốt luận văn này.
Cuối cùng em gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, là nguồn động viên tinh
thần lớn lao, luôn bên cạnh ủng hộ, động viên, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho
em trong suốt quá trình học tập và đặc biệt trong giai đoạn thực hiện luận văn.
Đà Lạt, ngày 02 tháng 01 năm 2017


Bùi Thị Nguyệt


TÓM TẮT
Đề tài: “Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu hiệu để sản xuất men tiêu
hóa sống tại Cơng ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt” có 3 mục tiêu chính là: (1) Xác định
các thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống cần xem xét quyết định
mua hay tự sản xuất (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự
sản xuất cho từng thành phần (3) Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược được
chọn.
Nghiên cứu được tiến hành thông qua các bước thu thập thông tin sơ cấp, thơng
tin thứ cấp và xây dựng các tiêu chí chính và phụ ảnh hưởng đến việc ra quyết định
làm hay mua hay vừa làm vừa mua nguyên vật liệu chính. Tiếp đến, đề tài ứng dụng
phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và phần mềm Expert choice để hỗ trợ xử lý số
liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 tiêu chí chính quan trọng ảnh hưởng đến
việc ra quyết định làm hay mua hay vừa làm vừa mua nguyên vật liệu chính tại Cơng
ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt bao gồm: năng lực cốt lõi, chất lượng, chi phí, quản trị
chuỗi cung ứng và logistics, quá trình sản xuất và cơng nghệ, các hệ thống hỗ trợ.
Trong đó 3 tiêu chí: chất lượng, chi phí và năng lực cốt lõi là những tiêu chí có ảnh
hưởng quan trọng nhất.
Kết quả phân tích cuối cùng cho thấy phương án tự sản xuất có ưu thế hơn so
với 2 phương án mua và vừa làm vừa mua. Kết quả nghiên cứu đồng thời giúp cho
các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung cũng như các nhà quản trị sản xuất và thu
mua nói riêng hiểu rõ hơn bản chất của các yếu tố chính và yếu tố phụ và về mức độ
ảnh hưởng của chúng đến việc ra quyết định làm hay mua nguyên vật liệu hiệu quả.
Từ đó các nhà quản trị của Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt có thể đưa ra các phương
án chọn lựa phù hợp để gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gia
tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho Công ty.



ABSTRACT
The research of "Decision making or buying materials to produce efficient
enzyme company lived in Dalat Pasteur vaccine" has 3 main purposes: (1) Identify
what is the components that used to produce living enzyme need to consider to
making decisions make or buy (2) Analysis factors that affecting make or buy
decisions for each chossed component (3) propose solutions to implement strategies
place.
The study was conducted through the collection of primary information,
secondary information and build primary and secondary criteria influence the
decision of make or buy or combine both make and buy the main raw material. Next,
the research applies Analytic Hierarchical Process (AHP) and Expert choice software
to support data processing.
The study results showed that there have 6 important key criteria affecting
the decision of make or buy or combine both make and buy materials at Dalat Pasteur
Vaccine Companywhich includes: core competencies, quality, costs, supply chain
management and logistics, production process and technology, support systems. In
which, three criteria of quality, cost and core competencies are the most important
criteriathat affecting to the decision.
Final analytical results show that the option of Make has more
advantageous to compare with 2 another options of buy or combine both make and
buy. Research results have support both Company board of Director in general as
well as help the production and purchasingadministrators in particular have better
understand the nature of the key elements and sub-elements and the degree of their
influence on decision of make or buy materials effectively. Since then the
administrators of the Dalat Pasteur Vaccine Company can make appropriate plans for
options to increase the efficiency of production and business activities, thereby
increasing profitability and competitive advantage for the company.



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng bản thân tôi
dựa trên sự hướng dẫn chu đáo của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Đức
Nguyên, không sao chép của người khác; các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng
và nội dung trong luận văn này chính xác và trung thực. Đồng thời cam kết rằng kết
quả quá trình nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào.
.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 01 năm 2017
Người thực hiện luận văn

Bùi Thị Nguyệt


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1.Lý do hình thành đề tài: ........................................................................ 1
1.2.Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 4
1.3.Mục tiêu nghiên cứu. .............................................................................. 4
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................ 4
1.5.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................ 5
1.6.Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 6
1.7Bố cục của đề tài:.................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 8
2.1.Định nghĩa một số khái niệm ................................................................ 8
2.1.1.Quyết định mua hay tự sản xuất ........................................................ 8
2.1.2. Tự sản xuất: ...................................................................................... 8
2.1.3. Thuê ngoài:....................................................................................... 9
2.1.4. Sinh khối vi sinh vật......................................................................... 9
2.1.5. Men tiêu hóa sống (probiotics hay men vi sinh) .............................. 9

2.2. Các mô hình hỗ trợ ra quyết định làm hay mua .............................. 10
2.2.1. Khung công việc hỗ trợ ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài
(Fine & Whitney, 1996) ........................................................................... 11
2.2.2. Mơ hình make or buy của Brandes (1994) ..................................... 11
2.2.3. Mơ hình thu mua của Kraljic (1983) .............................................. 12
2.2.4. Mơ hình ra quyết định làm hay mua của Canez, Platts & Probert
(2000) ........................................................................................................ 14
2.2.5. So sánh các mô hình ra quyết định mua hay tự sản xuất ............... 14
2.2.6. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan ............................................. 15
2.2.7. Lựa chọn mơ hình phân tích .......................................................... 20
2.3 Phương pháp lựa chọn ra quyết định: ............................................... 23
2.3.1. Ra quyết định đa nhân tố (MFEP) ................................................. 24
2.3.2. Ra quyết định đa mục tiêu.............................................................. 24
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............... 32
3.1.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 32
3.1.1.Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................. 32


3.1.2.Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 34
3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 40
3.1.4.Phương pháp so sánh............................................................................... 40
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA HÀNG VÀTỰ SẢN
XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẮC XIN PASTEUR ĐÀ LẠT ...... 41
4.1. Tổng quan ngành dược và lĩnh vực sản xuất men tiêu hóa tại Việt Nam
...................................................................................................................... 41
4.2. Giới thiệu tổng quan về ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt
(DAVAC) ..................................................................................................... 41
4.2.1. Giới thiệu chung về Công ty .......................................................... 41
4.2.2.Định hướng ..................................................................................... 42
4.2.3.Tầm nhìn hóa tương lai ................................................................... 42

4.2.4.Đến năm 2020 DAVAC là nhà sản xuất Vắc xin và Probiotics số 1
tại Việt Nam nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng..................... 42
4.2.5.Quan điểm chiến lược ..................................................................... 42
4.2.6.Cấu trúc tổ chức .............................................................................. 43
4.2.7.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: ................................................. 43
4.2.8.Phân tích khái qt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Cơng ty .................................................................................................... 44
4.3.Phân tích thực trạng nguyên liệu dùng cho sản phẩm Biosubtyl
DL ................................................................................................................ 44
4.3.1. Giới thiệu chung về sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL dạng
gói 1 gram ................................................................................................ 44
4.3.2.Cơ cấu hiện tại của sản phẩm như sau: ........................................... 45
4.3.3.Tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm Biosubtyl DL (xem phụ lục) 46
4.4. Xác định những nguyên vật liệu cần xem xét quyết định mua hay tự
sản xuất. ...................................................................................................... 46
4.4.1.Xây dựng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại nguyên vật liệu ... 46
4.4.2. Phân tích thực trạng về nhu cầu nguyên vật liệu ........................... 47
4.4.3.Xác định những nguyên vật liệu cần xem xét lựa chọn quyết định
mua hay tự sản xuất.................................................................................. 49


CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH MUA HAY TỰ SẢN XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU ĐƯỢC
CHỌN .............................................................................................................. 50
5.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất
...................................................................................................................... 50
5.1.1. Định nghĩa các yếu tố ảnh hưởng .................................................. 50
5.1.2. Phân tích các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hay
tự sản xuấtcủa từng yếu tố. ........................................................................ 52
5.1.3. Phân tích các yếu tố chính và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết

định mua hay tự sản xuất của từng yếu tố. ................................................ 53
5.2. Sử dụng mô hình AHP để chọn lựa quyết định mua hay tự sản xuất.
...................................................................................................................... 53
5.2.1. Quy trình nghiên cứu lựa chọn quyết định làm hay mua theo phương
pháp AHP ................................................................................................. 53
5.2.2. Phân tích và so sánh giữa các phương án: ..................................... 54
5.3.Ứng dụng phần mềm Expert choice 11.0 để xử lý số liệu ................. 58
5.3.1. Kết quả xử lý số liệu và các yếu tố chính và phụ .......................... 58
5.3.2. Mơ tả kết quả sau khi xử lý bằng expert choice............................. 59
5.4.So sánh các phương án: ....................................................................... 60
5.4.1. Nhận xét kết quả: ........................................................................... 61
5.4.2. Đề xuất: .......................................................................................... 62
CHƯƠNG 6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆNCHIẾN LƯỢC
ĐƯỢC CHỌN ................................................................................................. 64
6.1.Tổng hợp ý kiến của chuyên gia ......................................................... 64
6.2. Đề xuất ngắn hạn: ............................................................................... 64
6.3. Đề xuất dài hạn .................................................................................... 64
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN ............................................................................. 67
7.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................... 67
7.2. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................... 68
7.2.1. Về mặt lý thuyết ............................................................................. 68
7.2.2. Về mặt thực tế ................................................................................ 68
7.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu .......................................... 68


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 70
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 74


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết

Tiếng Việt

Tiếng Anh

tắt
AHP

Mơ hình phân tích thứ bậc

Analytic hierarchy process

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN Economic Community

BPO

Th ngồi quy trình kinh doanh Business process outsourcing

CP

Chi phí

CoA

Chứng nhận chất lượng


DAVAC

Cơng ty TNHH MTV Vắc xin

Certificate of analysis

Pasteur Đà Lạt
DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

LN

Lợi nhuận

NTD

Người tiêu dung

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TN

Thu nhập

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương

Trans-Pacific Partnership


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình make or buy của Brandes (1994)...........................................11
Hình 2.2. Mơ hình thu mua của Kraljic (1983) ....................................................12
Hình 2.3. Mơ hình ra quyết định làm hay mua của Canez, Platts & Probert
(2000) .........................................................................................................................14
Hình2.4: Mơ hình phân tích chiến lược mua hay tự sản xuất .............................20
Hình 2.5. Các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu (Velasquez & Hester, 2013)
....................................................................................................................................25


Hình 2.6. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc (Saaty, 1980) ....................................................28
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ....................................................................33
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt (Nguồn: Phịng Tổ
chức hành chính Cơng ty)........................................................................................43
Hình 4.2. Hình ảnh sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL ........................44
Hình 5.1. Quy trình ra quyết định làm hay mua nguyên vật liệu theo phương
pháp AHP đề xuất cho Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt .....................................54
Hình 5.2.Mơ hình Đánh giá các yếu tố chính và phụ ảnh hưởng đến việc ra quyết
định làm hay mua sau khi được xử lý bởi Expert Choice ...................................59
Hình 5.3. Mơ hình đánh giá mức độ ưu tiên của các tiêu chí (tt) .......................59


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh thuận lợi và khó khăn của tự sản xuất .................................. 8
Bảng 2.2. So sánh thuận lợi và khó khăn của th ngồi................................... 9
Bảng 2.3. Khung công việc hỗ trợ ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài (Fine
& Whitney, 1996) ............................................................................................. 11
Bảng 2.4. So sánh các mơ hình ra quyết định mua hay tự sản xuất ................. 14
Bảng 2.5. Bảng tóm tắt các nghiên cứu về “make or buy” .............................. 16
Bảng 2.6. Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm hay mua ............... 19
Bảng 2.7. Mô tả các yếu tố phụ trong mơ hình ra quyết định mua hay tự sản
xuất ................................................................................................................... 21
Bảng 2.8. Tóm tắt các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu(Velasquez & Hester,
2013) ................................................................................................................. 26
Bảng 2.9: ví dụ ma trận so sánh cặp của ba yếu tố i, j, k ................................. 29
Bảng 2.10. Thang đánh giá mức độ quan trọng tương đối của hai yếu tố ....... 29
Bảng 2.11. Bảng phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI: .......................................... 30
Bảng 3.1. Thu thập thông tin sơ cấp: ............................................................... 34
Bảng 3.2. Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................... 37

Bảng 4.1: Bảng cân đối thu chi ........................................................................ 44
Bảng 4.2: Phân loại nguyên vật liệu theo kỹ thuật phân tích ABC(Cỡ lơ:
20,000,000 gói – 1 gam) .................................................................................. 46
Bảng 4.3. Sản lượng tiêu thụ so với sản lượng sản xuất sản phẩm Biosubtyl DL
.......................................................................................................................... 47
Bảng 4.4. Phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (mua ngồi) ................. 47
Bảng 4.5. Phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (tự sản xuất) ................ 48
Bảng 5.1. Ma trận so sánh mức độ quan trọng giữa các yếu tố chính ............. 55
Bảng 5.2. Bảng ma trận trọng số giữa các yếu tố chính .................................. 56
Bảng 5.3. Ma trận so sánh mức độ quan trọng giữa các cặp yếu tố phụ .......... 57



1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong chương này trình bày khái quát lý do hình thành đề tài nghiên cứu, mục
tiêu, ý nghĩa và phạm vi nghiên cứu; phương pháp được thực hiện trong bài nghiên
cứu và bố cục luận văn.
1.1. Lý do hình thành đề tài:
Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng kinh tế Asean
(AEC), Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đây là cơ hội nhưng cũng đầy
thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy
bén, chủ động nắm bắt những thời cơ để tồn tại và phát triển. Trên thực tế, hầu hết tất
cả các cơng ty đều có nguồn tài ngun hữu hạn và họ không thể tự sản xuất tất cả
các sản phẩm, nguyên liệu cũng như thực hiện tất cả các hoạt động trong chuỗi cung
ứng sản phẩm, điều này buộc họ phải đánh giá lại các q trình, cơng nghệ, các thành
phần và dịch vụ họ đang sản xuất để tập trung vào các hoạt động chiến lược. Chính
vì điều này đã làm gia tăng nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của
việc ra quyết định làm hay mua vì khả năng đưa ra quyết định phù hợp trong một cấu
trúc và cách hợp lý có thể cải thiện hiệu suất tổng thể của công ty.

Liên hệ thực trạng ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam thì mặc dù
được xác định là một trong bốn ngành cơng nghiệp trọng điểm của quốc gia, nhưng
ngành hóa dược vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn. Số các doanh nghiệp tự sản xuất
nguyên liệu hay xuất khẩu được sản phẩm cịn rất ít. Hầu hết các DN dược phẩm phải
nhập khẩu từ máy móc đến nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất. Tình trạng này khiến các
DN dược phẩm trong nước phải phụ thuộc nhiều vào bên ngoài và hàng sản xuất
trong nước khó cạnh trạnh với các sản phẩm nước ngồi (Cơ sở dữ liệu cơng nghiệp
hóa dược Việt Nam – Bộ Công thương, 2015).
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt nam: Công nghiệp dược
Việt Nam được đánh giá đang ở mức độ phát triển từ 2 - 3 theo mức thang phân loại từ
1 - 4 của WHO, tức mới chỉ ở mức chủ yếu bào chế gia công thuốc trên cơ sở nguyên
liệu nhập khẩu, cơng nghiệp sản xuất ngun liệu cịn kém phát triển, gần 90% nguyên
liệu hóa dược phải nhập khẩu từ nước ngồi, do vậy nguồn cung cho hóa dược bị phụ
thuộc và không ổn định do biến đổi tỷ giá (Nguyễn Thị Hằng, 2014).


2
Theo thông tin nghiên cứu thị trường nội bộ của Công ty Vắc xin Pasteur Đà
Lạt, hầu hết các công ty sản xuất men tiêu hóa sống tại thị trường Việt Nam hiện taị
như Công ty Cổ phần Dược – trang thiết bị Y tế Bình Định - Bidiphar (với sản phẩm
Bidisubtilis), công ty Cổ phần Dược phẩm Hậu Giang –DHG Farma (với sản phẩm
YBIO), công ty Mekophar (với sản phẩm Subtyl) và nhiều đơn vị sản xuất men tiêu
hóa khác đều nhập nguyên liệu để sản xuất sản phẩm men tiêu hóa (Cơng ty vắc xin
Pasteur Đà Lạt, 2013). Trên thực tế, với chiến lược mua ngoài nguyên liệu chính thì
các cơng ty này đã tập trung vào năng lực cốt lõi là nghiên cứu sản xuất đa dạng hóa
các sản phẩm dược phẩm, mở rộng họạt động sản xuất kinh doanh và chiếm được
phần lớn thị phần trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP, bên cạnh những thuận lợi nhận được
như chúng ta được tạo thời cơ cho hàng hóa liên quan đến y tế (Thuốc, TPCN, trang
thiết bị, dụng cụ y tế, mỹ phẩm…) đến từ các nước phát triển nội khối có giá cả cạnh

tranh hơn, người dân có thể tiếp cận với hàng hóa y tế chất lượng cao với giá rẻ hơn…
Tuy nhiên, đây lại là thách thức lớn đối với khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất
hàng hóa y tế Việt Nam về chất lượng, giá cả và khả năng mất thị phần nội địa trước
các đối thủ cạnh tranh của các nước nội khối có hàng hóa chất lượng tốt hơn và rẻ
hơn. Mặt khác, khó tồn tại các hình thức “bảo hộ trong nước” cho hàng hóa của Việt
Nam (Lê Văn Truyền, 2016).
Hiệp định TPP đang tạo thuận lợi về thuế quan cho hàng hóa của Việt Nam
với điều kiện có nguyên liệu xuất xứ trong nước hoặc từ các quốc gia thành viên.
Nhưng thách thức lớn nhất với chúng ta là nguyên liệu, dược liệu, thuốc y học cổ
truyền, linh kiện... hàng hóa y tế Việt Nam đang phụ thuộc Trung Quốc, Ấn Độ, Châu
Âu… là những nước không phải là thành viên của Hiệp định TPP, do đó khơng được
hưởng ưu đãi thuế quan nội khối (Lê Văn Truyền, 2016).
Trước đó, từ năm 2007, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Chương trình
nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển cơng nghiệp hóa dược
đến năm 2020”. Theo đó, khuyến khích các Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng,
sản xuất thử nghiệm, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới: Mục tiêu nhằm tạo ra
những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước; nghiên cứu


3
triển khai và sản xuất thử nghiệm sản phẩm ở quy mô pillot, đẩy mạnh chuyển giao
và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, kết hợp với việc nhập, làm chủ và sử dụng
những công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngồi để sản xuất ngun liệu hóa dược
làm thuốc.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất sinh phẩm như Cơng ty TNHH MTV Vắc
xin Pasteur Đà Lạt thì việc sở hữu công nghệ sản xuất sinh khối sử dụng cho sản xuất
men vi sinh và men tiêu hóa là một lợi thế rất lớn, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng
trong cơng cuộc phát triển cơng nghiệp hóa dược, làm chủ cơng nghệ mà Nhà nước
khuyến khích. Tuy nhiên doanh nghiệp cần hoạch định nguồn cung cho sản phẩm
như thế nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh của nhà sản xuất. Nên chăng tiếp tục duy trì

sản xuất 100% nguyên liệu sinh khối hay mua ngoài một phần các ngun liệu chính
này để có được các bước phát triển đa dạng hóa sản phẩm dược phẩm như các công
ty DHG, Bidiphar, Mekophar. Để làm được điều này, các nhà quản trị của công ty
cần phải đưa ra được những quyết định đúng đắn như nguyên liệu nào nên tự sản
xuất, sản xuất như thế nào? Nguyên liệu nào nên mua ngoài, mua ngoài làm sao?...
Các sản phẩm men tiêu hóa sống của Cơng ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt
có nhiều thành phần cấu thành đa dạng, các sản phẩm được hoàn thành do trải qua
một qui trình liên tục gồm nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau. Vì lý do đó, quyết
định nên tổ chức sản xuất hay mua ngoài các nguyên liệu hoặc các bán thành phẩm
để sản xuất ra các sản phẩm sinh phẩm là dạng quyết định nhất thiết cần đặt ra trong
thời điểm hiện tại.
Quyết định làm hay mua trong lĩnh vực kinh tế là chủ đề có rất nhiều nghiên
cứu, mở đầu là nghiên cứu cổ điển của Coase (1937), tiếp đến là các nghiên cứu liên
quan đến lý thuyết chi phí giao dịch của các tác giả (Williamson 1971, 1975,
1985)….Điểm lại hầu hết các nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy các tác
giả hướng sâu về phân tích các khía cạnh chiến lược triển vọng của việc ra quyết định
mua hay sản xuất, quan tâm chính vào phân tích các lý do làm hay mua, bộ phận hay
dịch vụ nào cần xem xét chiến lược làm hay mua. Tuy có rất nhiều nghiên cứu đánh
giá cụ thể về phân tích lựa chọn quyết định làm hay mua trong lĩnh vực sản xuất dược
phẩm, song hầu hết các nghiên cứu đề cập đến quyết định làm hay mua trong các


4
công đoạn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới (Pisano (1990), Kurokawa (1997),
White (2000), Jones (2000), Odagiri (2003).
Đối với các công ty sản xuất dược phẩm sinh học, các quyết định liên quan
đến làm hay mua là một trong những quyết định rất quan trọng bởisinh dược phẩm là
một trong những ngành địi hỏi kỹ thuật cao, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, các sản
phẩm đầu ra phải đáp ứng độ tinh khiết và chất lượng tiêu chuẩn rất cao (Ransohoff,
2004). Do vậy, với đặc thù khác biệt này đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể

nhất ứng với điều kiện riêng biệt của từng cơng ty mới có thể đưa ra những quyết
định mang tính chiến lược giúp công ty hoạch định sản xuất hiệu quả trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc ra quyết định tự sản xuất hay mua
ngồi, đề tài “Phân tích chiến lược làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men
tiêu hóa sống tại Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt” được đưa ra nhằm giúp Cơng ty
Vắc xin Pasteur Đà Lạt có cơ sở đưa ra các quyết định tự sản xuất hay mua ngồi phù
hợp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Những thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL
nào cần xem xét chiến lược mua hay tự sản xuất?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chiến lược mua hay tự sản xuất cho từng
thành phần?
- Các giải pháp nào nên được đề xuất để thực thi chiến lược đã chọn
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Xác định các thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống cần
xem xét quyết định mua hay tự sản xuất.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất cho
từng thành phần.
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược được chọn.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
-

Đối tượng nghiên cứu.


5
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu hiệu
quả để sản xuất men tiêu hóa sống tại Cơng ty vắc xin Pasteur Đà lạt.

Đối tượng khảo sát của đề tài: Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt có 03 sản phẩm
thuốc men tiêu hóa sống là: Biosubtyl DL, Merika Fort, Merika Probiotics, tuy nhiên
người nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu đối tượng là sản phẩm men tiêu hóa sống
Biosubtyl DL.
- Phạm vi nghiên cứu.
 Phạm vi không gian:
Phạm vi Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt (tập trung chủ yếu vào phạm vi xưởng
sản xuất Sinh phẩm, phòng nghiên cứu phát triển, phịng vật tư kinh doanh, phịng tài
chính kế tốn của Công ty).
 Phạm vi thời gian:
Đề tài thực hiện từ tháng 05/2016 đến tháng 02/2017.
1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn:
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm hay mua nguyên
vật liệu để sản xuất sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm giúp Ban lãnh đạo Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt có thể triển khai chiến
lược làm hay mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất và kinh doanh hiệu quả, tối đa
hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho Công ty.
Ý nghĩa khoa học:
Các mơ hình của các tác giả nghiên cứu trước rất hữu ích trong việc hỗ trợ
ra quyết định tuy nhiên từng mơ hình rời rạc vẫn chưa đề cập đầy đủ các tiêu chí tác
động đến quyết định mua hay tự sản xuất. Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ
dừng ở việc xây dựng mơ hình ra quyết định mua hay tự sản xuất mà chưa sử dụng
phân tích định lượng để hỗ trợ ra quyết định cuối cùng. Trong đề tài này, người nghiên
cứu đã tổng hợp sáu yếu tố từ các nghiên cứu trước, kết hợp với hai yếu tố tự đề xuất
để hình thành nên cây các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược mua hay tự sản xuất, đồng
thời ứng dụng phương pháp AHP trong việc hỗ trợ ra quyết định làm hay mua nguyên


6

vật liệu để sản xuất sản phẩm men tiêu hóa sống, qua đó góp phần làm phong phú
thêm nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu của mình, người nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm
hiểu các lý thuyết về mua hay tự sản xuất kết hợp với tìm đọc các bài báo nghiên cứu,
báo cáo của đơn vị, ngành, báo giấy, báo mạng để so sánh và lựa chọn mơ hình phân
tích quyết định mua hay tự sản xuất. Bên cạnh đó, người nghiên cứu sẽ tiến hành tìm
hiểu các vấn đề thực tế của doanh nghiệp như tìm hiểu năng lực sản xuất, cơng nghệ
của cơng ty, sử dụng kỹ thuật phân tích ngun vật liệu ABC để phân tích và xác
định yếu tố nguyên vật liệu nào cần xem xét ra quyết định mua hay tự sản xuất. Bước
tiếp theo, người nghiên cứu sẽ tìm hiểu các mơ hình và nghiên cứu liên quan, đồng
thời tiến hành khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất và thu mua để xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất, cũng như xác định các tiêu
chí chi tiết của từng yếu tố. Sau cùng, người nghiên cứu sẽ sử dụng lý thuyết về
phương pháp AHP và kỹ thuật phân tích AHP (sử dụng phần mềm Expert choice) để
ra quyết định mua hay tự sản xuất.Ngoài ra, người nghiên cứu cũng đồng thời sử dụng
phần mềm Excel để tính tốn kết quả chi phí của việc tự sản xuất và mua ngồi ngun
vật liệu chính để so sánh lựa chọn ra phương pháp tối ưu.
1.7. Bố cục của đề tài:
Luận văn được trình bày theo bố cục như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát các nội dung chính như sau: lý do hình thành
đề tài, mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, phạm vi nghiên cứu và
phương pháp thực hiện đề tài nhằm có cái nhìn tổng quan về đề tài này.
Chương 2: Giới thiệu một cách hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết của đề tài về
tự sản xuất hay mua ngoài, về vi sinh vật, men tiêu hóa sống cũng như các mơ hình
hỗ trợ ra quyết định tự sản xuất hay mua ngồi.
Chương 3: Hệ thống hóa các thơng tin nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.
Đồng thời đưa ra các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để làm
rõ các công việc cần thiết phục vụ giải quyết các mục tiêu của đề tài.



7
Chương 4: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà
Lạt. Đánh giá thực trạng mua ngồi và tự sản xuất tại Cơng ty,áp dụng kỹ thuật phân
tích ABC để phân loại nguyên vật liệu, từ đó xác định những nguyên vật liệu cần xem
xét ra quyết định mua hay tự sản xuất nhằm đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cao nhất cho Cơng ty.
Chương 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản
xuất. Đồng thời sử dụng mơ hình AHP để chọn lựa quyết định mua hay tự sản xuất.
Chương 6: Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược được chọn.
Chương 7: Tổng quan lại các nội dung và kết quả đã nghiên cứu được. Đồng
thời rút ra các hạn chế trong nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo.


8
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp, cam kết
của nhân viên, mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết gắn bó của nhân
viên, kết quả của các nghiên cứu trước có liên quan và đưa ra cơ hội nghiên cứu của
đề tài từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu, phát biểu các giả thuyết.
2.1. Định nghĩa một số khái niệm
2.1.1. Quyết định mua hay tự sản xuất
Theo Fine & Whitney (1996) định nghĩa quyết định mua hay tự sản xuất là quyết
định hoặc tự sản xuất sản phẩm hoặc mua từ nhà cung cấp bên ngoài. Probert (1997)
cũng định nghĩa quyết định “ làm hay mua” là quyết định tự tiến hành các quá trình và
hoạt động trong nội bộ hoặc chuyển giao nó cho nhà cung cấp bên ngồi.
“Làm hay mua” là các hành vi lựa chọn giữa tự sản xuất một sản phẩm hoặc
mua nó từ một nhà cung cấp bên ngoài. Để đưa ra quyết định làm hay mua, cần xem
xét hai yếu tố quan trọng nhất là chi phí và năng lực sản xuất sẵn có (McIvor và cộng
sự, 1997).

Việc thực hiện quyết định làm hay mua đề cập đến các vấn đề một tổ chức gặp
phải khi quyết định liệu một sản phẩm hay dịch vụ nên được mua từ các nguồn bên
ngoài hay sản xuất trong nội bộ. Về mặt lý thuyết, tất cả các mục mà hiện đang được
mua từ một nhà cung cấp bên ngồi, ln ln là một ứng cử viên cho việc sản xuất
nội bộ và tất cả các mục hiện đang được sản xuất nội bộ sẽ là một ứng cử viên tiềm
năng để mua ngoài (Quinn & Hilmer, 1994).
2.1.2. Tự sản xuất:
Bảng 2.1. So sánh thuận lợi và khó khăn của tự sản xuất
-

Thuận lợi
Mức độ kiểm sốt đầu vào cao
Có thể kiểm sốt được q trình tổng quan
Tính kinh tế dựa trên quy mơ
Có thể đáp ứng khách hàng tốt hơn.
Bảo vệ được bí quyết và cơng nghệ.

Khó khăn
- Địi hỏi số lượng lớn
- Có thể gia tăng cấu trúc chi phí do phát
triển quy mơ tổ chức
- Địi hỏi đầu tư lớn
- Các thiết bị có năng lực sử dụng hữu hạn
- Đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung
ứng.


9
Bảng 2.1 là kết quả người nghiên cứu tự tổng hợp từ cơ sở lý thuyết và các ý
kiến của chuyên gia sản xuất tại Công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt.

2.1.3. Mua ngoài:
Mua ngoài là thuật ngữ chỉ việc mua từ nhà cung cấp bên ngồi. Chi phí liên
quan đến việc mua sản phẩm từ nguồn bên ngoài phải bao gồm giá của hàng hố đó,
bất kỳ phí vận chuyển hoặc nhập khẩu nào, và các khoản thuế doanh thu áp dụng.
Ngồi ra, các chi phí liên quan đến việc lưu trữ các sản phẩm đến và chi phí lao động
liên quan đến việc nhận sản phẩm vào hàng tồn kho phải được đưa vào quyết
định.Mua ngoài là chuyển một hoạt động mà trước đó được thực hiện trong nhà đến
một thực thể bên ngoài mà tổ chức chuyển được xem là khách hàng của thực thể bên
ngoài này (Venkatesan, 2009).
Bảng 2.2. So sánh thuận lợi và khó khăn của mua ngồi
Thuận lợi

Khó khăn

- Tính linh hoạt cao

- Có khả năng bị lệ thuộc vào nhà cung cấp

- Rủi ro đầu tư thấp

- Tính bị phụ thuộc qua nhiều năm càng

- Dịng tiền mặt được cải thiện

tăng

- Chi phí lao động thấp

- Khơng kiểm sốt được chất lượng sản


- Việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp phẩm
có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí

- Mất kiểm sốt q trình
- Thời gian chờ sản phẩm dài.

Bảng 2.2. là kết quả người nghiên cứu tự tổng hợp từ cơ sở lý thuyết và các ý
kiến của chuyên gia thu mua tại Công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt.
2.1.4. Sinh khối vi sinh vật:Thuật ngữ sinh khối chỉ toàn bộ khối lượng tế bào
vi sinh vật được thu hoạch từ quá trình ni cấy vi sinh vật trong các nồi lên men có
chứa mơi trường dinh dưỡng phù hợp và được thơng khí đầy đủ (Nguyễn Lân Dũng
& cộng sự 1975).
2.1.5. Men tiêu hóa sống (probiotics hay men vi sinh)
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới, probiotic là những vi sinh vật còn
sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.


10
Probiotic là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh
vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy
trong ruột. Chúng cịn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi khuẩn có lợi" (vi khuẩn
có lợi cho con người), những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng
hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. Đây là những vi sinh vật còn sống khi đưa
vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.
Từ "probiotic" được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là "dành cho cuộc sống".
Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào thực
phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của sinh vật chủ.
Lestradet (1995) cũng cho rằng probiotic được sử dụng như một liệu pháp trong việc
chữa trị bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để giảm đến
mức tối thiểu sự phát tán của vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học

và sự di căn của chứng viêm dạ dày ruột.
Theo Fuller (1989) thì probiotic cũng được nhận thấy là có những ảnh hưởng có
lợi trên sức khỏe của sinh vật chủ. Havenaar (1992) đã mở rộng định nghĩa về probiotic:
Probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà
có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật
bản địa. Theo tổ chức y tế thế giới WHO: "Probiotics là các vi sinh vật sống khi được đưa
một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể".
2.2. Các mô hình hỗ trợ ra quyết định làm hay mua
Có rất nhiều mơ hình hỗ trợ ra quyết định làm hay mua đã được đưa ra chẳng
hạn như mơ hình khung hỗ trợ ra quyết định của Fine & Whitney (1996), Brandes (
1994), McIvor và cộng sự (1997), McIvor và Humphreys (2000), Canez và cộng sự
(2000), Platts và cộng sự (2002), Water and Peet (2006), Puranam và cộng sự
(2013)...,sau đây là những mơ hình tiêu biểu được người nghiên cứu chọnlàm cơ sở
lý thuyết của đề tài:


×