Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

209 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu (để sản xuất một sản phẩm chủ yếu) tại Công ty cổ phần Cơ khí Đúc cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.04 KB, 43 trang )


Bộ Thơng Mại
Trờng Đại Học Thơng Mại
-------- -------
Chuyên đề cuối khoá
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên Vật liệu (để sản xuất một sản phẩm chủ yếu) tại
công Ty CP Cơ khí Đúc cửu long
-------------- --------------
Giáo viên hớng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Phơng
Sinh viên thực hiện: Dơng Thanh Tuyền
Lớp: K37Dk17
Nam Định, Tháng 6 năm 2008




Lời nói đầu
Để thoát khỏi khủng khoảng về chính trị và tránh tụt hậu về kinh tế hơn 10
năm qua Đảng và Nhà nớc ta đã chủ trơng chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trờng có sự điều tiết của Nhà nớc.
Thời gian qua với những thành tựu về kinh tế văn hóa, xã hội mà Nhà nớc ta đạt đợc
đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trơng do Đảng và Nhà nớc ta đề ra.
Nền kinh tế thị trờng với những quy luật đặc trng của nó nh Cung - Cầu cạnh
tranh ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động đời sống kinh tế. Sự cạnh tranh
quyết liệt tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả và có những doanh nghiệp kinh doanh làm ăn
phát đạt mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất
thậm trí tuyên bố giải thể, phá sản. Để quản lý một cách có hiệu quả đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình trong tình trạng cạnh tranh gay gắt của nền kinh
tế thị trờng các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng đều
phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp quản lý khác nhau. Trong đó hạch toán kế
toán đợc coi là một công cụ quản lý hữu hiệu để điều hành hoạt động kinh doanh của


doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ bản của hạch toán là tự trang trải và có lãi. Bởi vậy hạ
thấp các chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm ăn có lãi là
mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một yếu tố cơ bản không thể thiếu đợc
trong quá trình sản xuất và thờng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất.
Một trong những yếu tố đạt lợi nhuận cao là tính đúng, tính đủ tránh lãng phí vật liệu
trong quá trình sản xuất góp phần giảm bớt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán vật liệu là điều kiện nâng cao chất lợng sản
phẩmm, tiết kiệm chi phí tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trờng.
Với ý nghĩa quan trọng cải tiến nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản lý và
hạch toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp sản xuất là một vấn
đề hết sức cần thiết khách quan.




Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toán
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần cơ khí đúc Cửu Long. Trên cơ
sở kiến thức đã học cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô Giáo Nguyễn Thị Thanh
Phơng và các cô, chú, anh, chị trong phòng tài chính kế toán của Công ty, em đã
chọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên Vật liệu (để sản
xuất một sản phẩm chủ yếu) tại công Ty Cổ Phần Cơ khí Đúc Cửu Long làm chuyên
đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 2 phần:
Phần I: Lý luận và thực trạng kế toán Nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm chủ
yếu tại công ty Cổ Phần cơ khí đúc Cửu Long
Phần II: Đánh giá thực trạng và ý kiến hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu để sản
xuất một sản phẩm chủ yếu tại công ty Cổ Phần cơ khí đúc Cửu Long.
Do thời gian thực tập quá ngắn và trình độ có hạn nên chuyên đề thực tập cuối

khoá của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đợc sự góp ý sửa đổi của
các thầy cô giáo hớng dẫn thực tập và kế toán trởng cùng các nhân viên phòng kế
toán Công ty cổ phần cơ khí đúc Cửu Long để chuyên đề hoàn thiện thêm.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Sinh Viên
Dơng Thanh Tuyền
Phần I




Lý luận và thực trạng kế toán Nguyên vật liệu để sản
xuất một sản phẩm chủ yếu tại công ty Cổ Phần cơ khí
đúc Cửu Long
1.1 Lí Luận chung về kế toán nguyên vật liệu
1.1.1 Vị trí vai trò và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu
1.1.1.1 Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết phải có các yếu tố cơ
bản, đó là t liệu lao động, đối tợng lao động và sức lao động, công cụ lao động.Trong
họat động sản xuất của doanh nghiệp, nguyên vật liệu là đối tợng lao động, tài sản cố
định và các công cụ dụng cụ khác không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định chính là t liệu
lao động còn lao động của con ngời là yếu tố sức lao động.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho
thuộc tài sản lu động và thờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành. Mặt khác, do
đặc điểm của vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và
bị chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ bởi vậy
cần phải cung cấp nguyên vật liệu một cách đầy đủ, kịp thời cả về số lợng và chất l-
ợng, chủng loại cho quá trình sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trờng hiện nay, tất cả các doanh nghiệp sản xuất đều phải
quan tâm đến vấn đề giá thành bởi vì nền kinh tế chỉ cho phép các doanh nghiệp làm

ăn thực sự có lãi mới có thể tồn tại và phát triển. Muốn hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả các doanh nghiệp cần nâng cao chất lợng và hạ giá thành sản
phẩm. Để đạt đựơc mục đích đó cần phải quản lý tốt các loại chi phí sản xuất, trong
đó có chi phí nguyên vật liệu . Các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ nguyên vật
liệu ở tất cả các khâu: từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến khâu sử dụng sản xuất
sản phẩm, đảm bảo tiết kiệm mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, hạch toán vật liệu là công cụ đắc
lực giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm đợc tình hình và chỉ đạo sản xuất kinh doanh
hạch toán vật liệu chính xác đầy đủ kịp thời thì lãnh đạo doanh nghiệp mới nắm bắt
đợc tình hình thu mua, dự trữ và xuất dùng vật liệu từ đó đề ra biện pháp quản lý phù
hợp và đúng đắn.




Hạch toán nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp nhận biết đợc vốn lu động và
có các biện pháp nâng cao hiệu qua sử dụng vốn tăng nhanh vòng quay vốn lu động.
Để thực hiện chức năng giám đốc và là công cụ quản lý kinh tế xuất phát từ vị
trí yêu cầu quản lý, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá phân loại vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống
nhất của nhà nớc.
- Tổ chức chứng từ tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phơng pháp kế
toán hàng tồn kho áp dụng cho doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu
về tình hình hiện có và sự biến động của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh,
cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.
- Tham gia phân tích đánh giá tình hình thực tế kế hoạch thu mua tình hình
thanh toán với ngời bán, ngời cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình
sản xuất kinh doanh .
1.1.1.2 Vai trò của kế toán trong việc quản lí và sử dụng nguyên vật liệu:
Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là đối tợng lao động, là một

trong ba yếu tố không thể thiếu đợc của quá trình sản xuất, tuy nhiên không phải bất
kỳ một đối tợng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà đối tợng muốn trở thành
nguyên vật liệu thì đối tợng đó phải đợc lao động có ích của con ngời tác động.Ví dụ
nh than cha khai thác còn nằm trong mỏ không phải là vật liệu nhng khi khai thác lên
laị là vật liệu cho các ngành công nghiệp chế tạo, cơ khí, xây dựng. Chính vì vậy
nguyên vật liệu là đối tợng lao động đã đợc thay đổi theo mục đích của con ngời.
Nguyên vật liệu có vai trò quan trọng, nó không thể thiếu đợc trong quá trình
sản xuất, sự ảnh hởng của nguyên vật liệu đối với sản xuất không chỉ ở mặt lợng mà
còn cả ở mặt chất- vật liệu phải đảm bảo đúng chất lợng, đúng qui cách, đúng chủng
loại thì sản xuất sản phẩm mới đạt yêu cầu.
Do vậy tăng cờng công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm
đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ thấp chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong mỗi doanh nghiệp nói chung.
1.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán trong việc quản lí và sử dụng nguyên vật liệu:




Xuất phát từ vị trí yêu cầu quản lý Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong
doanh nghiệp sản xuất cũng nh vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh
nghiệp, kế toán Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời số lợng, chất lợng và giá trị
thực tế của từng loại, từng thứ Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ nhập - xuất - tồn kho
Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tiêu hao sử dụng cho sản xuất.
- Vận dụng đúng đắn các phơng pháp hạch toán Nguyên vật liệu công cụ dụng
cụ, hớng dẫn kiểm tra chấp hành các nguyên tắc thủ tục nhập - xuất, thực hiện đầy đủ
đúng đắn chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu ( chứng từ, luân chuyển chứng từ) mở
các loại sổ sách, thẻ chi tiết về vật liệu đúng chế độ, đúng phơng pháp quy định, giúp
cho việc lãnh đạo và chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành và toàn bộ nền
kinh tế.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao
Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ
thừa thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng vật liệu công cụ dụng cụ
lãng phí.
- Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu theo chế độ quy định của Nhà nớc, lập
báo cáo kế toán về vật liệu công cụ dụng cụ, phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý
điều hành phát triển kinh tế.
1.1.2 Qui Định kế toán nguyên vật liệu theo chuẩn mực và chế độ kế toán
doanh nghiệp hiện hành
1.1.2.1 Qui định kế toán nguyên vật liệu trong vas 02:
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
(a) Đợc giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thờng;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình
sản xuât, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:




- Hàng hoá mua về để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đờng ,
hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm cha hoàn thành và sản phẩm hoàn thành cha
làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và
đã mua đang đi trên đờng;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Hàng tồn kho đợc tính theo giá gốc: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua,
chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đợc hàng tồn

kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Chi phí mua: Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế
không đợc hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng
và chi khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu
thơng mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách phẩm chất đợc trừ (-) khỏi
chi phí mua.
- Chi phí chế biến: Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có
liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, nh chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình
chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
+ Chi phí sản xuất chung cố định: Là những chi phí sản xuất gián tiếp, thờng
không thay đổi theo số lợng sản phẩm sản xuất, nh chi phí khấu hao, chi phí bảo dỡng
máy móc thiết bị, nhà xởng, và chi phí quản lí hành chính ở các phân x ởng sản
xuất.
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm đợc dựa trên công suất bình thờng của máy móc sản xuất. Công suất bình thờng
là số lợng sản phẩm đạt đợc ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình th-
ờng.




- Trờng hợp mức sản xuất thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thờng thì
chi phí sản xuất chung cố định đợc phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí
thực tế phát sinh.
- Trờng hợp mức sản xuất thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thờng
thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ đợc phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn
vị sản phẩm theo mức công suất bình thờng. Khoản chi phí sản xuất chung không
phân bổ đợc ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là nhng chi phí sản xuất gián tiếp, thờng

thay đổi thay đổi trực tiếp hoặc gần nh trực tiếp theo số lợng sản phẩm sản xuất, nh
chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
Chi phí sản xuất chung biến đổi đợc phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị
sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Chi phí liên quan trực tiếp khác: Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào
giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí
chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiêt
kế sản phẩm cho một đơn vị đặt hàng cụ thể.
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất,
kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thờng;
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản hàng tônf kho cần
thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản qui định ở đoạn 06;
(c) Chi phí bán hàng;
(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Các phơng pháp tính giá trị hàng tồn kho: Việc tính giá trị hàng tồn kho đợc áp
dụng theo một trong các phơng pháp sau :
(a)Phơng pháp tính theo giá đích danh: Phơng pháp tính theo giá đích danh đợc
áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng và mặt hàng ổn định và nhận diện
đợc




(b) Phơng pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho đợc tính
theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tơng tự đầu kỳ và giá trị từng loại
hàng tồn kho đợc mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể đợc tính theo
thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
(c)Phơng pháp nhập trớc xuất trớc: áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
đợc mua trớc hoặc sản xuất trớc thì đợc xuất trớc, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là

hàng tồn kho đợc mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phơng pháp này thì
giá trị hàng tồn kho đợc tính theo giá trị lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc
gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho đợc tính theo giá của
hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ còn tồn kho.
(d) Phơng pháp nhập sau, xuất trớc: áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
đợc mua sau hoặc sản xuất sau thì đợc xuất trớc, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là
hàng tồn kho đợc mua hoặc sản xuất trớc đó. Theo phơng pháp này thì giá trị của
hàng xuất kho đợc tính theo giá trị của lô hàng nhập hoặc gần sau cùng, giá trị của
hàng tồn kho đợc tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn
kho.
1.1.2.2 Quy định kế toán nguyên vật liệu theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện
hành:
1.1.2.2.1 Kế toán Nguyên vật liệu theo phơng pháp kê khai thờng xuyên
a) Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT ( mâu 01-GTKT)
- Hoá đơn bán hàng ( mẫu 01-BH)
- Hoá cớc phí vận chuyển ( mẫu 03-BH)
- Phiếu nhập kho ( mẫu 01-VT)
- Phiếu nhập kho ( mẫu 03-VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03-VT)
- Biên bản kiểm kê vật t sản phẩm hàng hoá ( mẫu 08-VT)
b) Tài khoản sử dụng:




- TK 152 Nguyên liệu, vật liệu TK này dùng để phản ánh số hiện có và tình
hình tăng giảm Nguyên vật liệu của doanh nghiệp theo giá thực tế.
TK 152 có nội dung kết cấu nh sau:
Bên nợ:

- Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ
- Trị giá Nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá thực tế của Nguyên vật liệu tồn cuối kỳ ( Phơng
pháp KKĐK)
Bên có:
- Trị giá thực tế của Nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ.
- Khoản giảm giá Nguyên vật liệu mua vào, trị giá Nguyên vật liệu mua
trả lại bên bán.
- Trị giá Nguyên vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê
-Kết chuyển trị giá thực tế của Nguyên vật liệu tồn đầu kỳ ( phơng pháp
KKĐK)
D nợ: Trị giá thực tế của Nguyên vật liệu tồn kho
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà tài khoản 152 có thể mở
thêm các TK cấp 2,3 để kế toán cho tiết cho từng nhóm, thứ vật liệu. Thí dụ:
TK 152 Nguyên liệu, vật liệu
- Tài khoản 1521 Nguyên vật liệu chính
- Tài khoản 1522 Vật liệu phụ
- Tài khoản 1523 Nhiên liệu
- Tài khoản 1524 Phụ tùng thay thế
- Tài khoản 1525 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
- Tài khoản 1528 Vật liệu khác.
- TK 331 Phải trả cho ngời bán
- TK 133 Thuế GTGT đợc khấu trừ




- TK 151 Hàng mua đang đI đờng
Và các tài khoản liên quan khác nh TK 111, TK 112, TK 141
c) Trình tự kế toán

a. Kế toán tổng hợp các tr ờng hợp tăng nguyên vật liệu:
- Tăng do mua ngoài: Cần phân biệt 2 trờng hợp: Nguyên vật liệu mua để sử dụng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tợng nộp thuế GTGT theo phơng pháp khấu
trừ và Nguyên vật liệu mua để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không
thuộc đối tợng nộp thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phơng pháp trực tiếp:
Tr ờng hợp nộp thuế GTGT theo ph ơng pháp khấu trừ:
Nếu hàng và hoá đơn cùng về :
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu ( nếu nhập kho )
Nợ TK 621, 627, 641, 642 ( nếu đa vào sử dụng ngay )
Nợ TK 133: Số thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ.
Có TK 111, 112, 141, 331: ( nếu trả tiền ngay )
Có TK 331: Phải trả ngời bán ( nếu mua chịu )
- Nếu trong tháng hàng về nhập kho nhng cuối tháng vẫn cha nhận đợc hoá
đơn kế toán ghi giá trị Nguyên vật liệu nhập kho theo giá tạm tính.
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 331: Phải trả cho ngời bán
Khi nhận đợc hoá đơn sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá ghi trên
hoá đơn ( nếu có sự chênh lệch ):
+ Nếu giá ghi trên hoá đơn lớn hơn giá tạm tính thì kế toán ghi bổ sung số
chênh lệch
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 331: Phải trả cho ngời bán




+ Nếu giá ghi trên hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính thì kế toán điều chỉnh giảm
bớt số chênh lệch bằng bút toán đảo:
Nợ TK 331: Phải trả cho ngời bán
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

Đồng thời phản ánh số thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ :
Nợ 133: Thuế GTGT đợc khấu trừ
Có TK 331: Phải trả cho ngời bán
- Nếu trong tháng nhận đợc hoá đơn và doanh nghiệp đã chấp nhận thanh toán
nhng cuối tháng hàng vẫn cha về nhập kho. Số hàng này gọi là hàng mua đang đi đ-
ờng và kế toán ghi sổ nh sau:
Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đờng
Nợ TK 133: Thuế GTGT đợc khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 331
Khi số hàng đang đi đờng về nhập kho hoặc đa thẳng vào sử dụng khong qua
nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK: 152, 621, 627, 641, 642
Có TK 151: Hàng mua đang đi đờng
- Các chi phí phát sinh liên quan đến mua Nguyên vật liệu kể cả hao hụt tự
nhiên trong định mức trong quá trình mua, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 151, 621, 622, 627, 641, 642
Nợ TK 133 ( nếu có )
Có TK 111, 112, 331, 333 (3333)
- Khi thanh toán cho ngời bán nếu có phát sinh chiết khấu thanh toán bên mua
đợc hởng, kế toán căn cứ chứng thanh toán ghi:
Nợ TK 331-Phải trả cho ngời bán
Có TK 111, 112
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính




- Trờng hợp mua hàng có phát sinh chiết khấu thơng mại, giảm giá hàng mua
cho ngời bán, ghi:
Nợ TK 331, 111, 112

Có TK 152-Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133-Thuế GTGT đợc khấu trừ
Tr ờng hợp không thuộc đối t ợng nộp GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo ph ơng pháp
trực tiếp:
Trong trờng hơp này đơn vị không đợc khấu trừ số thuế GTGT đầu vào, giá nhập kho
nguyên vật liệu đầu vào, cụ thể:
- Nếu mua Nguyên vật liệu đa về nhập kho hoặc đa ngay vào sử dụng kế toán
ghi :
Nợ TK 152 ( nếu nhập kho )
Hoặc Nợ TK 621, 627, 641, 642 ( nếu sử dụng ngay )
Có TK 111, 112, 141, 311 ( nếu trả tiền ngay )
Hoặc Có TK 331 Phải trả cho ngời bán
- Nếu phát sinh hàng mua đang đi đờng, cuối tháng kế toán ghi :
Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đờng
Có TK 111, 112, 311, 331
- Nếu phát sinh hàng nhập kho theo giá tạm tính, kế toán ghi :
Nợ TK 152 Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 331 Phải trả cho ngời bán
Khi nhận đợc hoá đơn có sự chênh lệch giá tạm tính với giá ghi trên hoá đơn,
kế toán tiến hành điều chỉnh sổ kế toán theo giá hoá đơn.
+ Nếu giá hoá đơn > giá tạm tính kế toán ghi bổ sung số chênh lệch:
Nợ TK 152 Nguyên liệu, vật liệu




Có TK 331 Phải trả cho ngời bán
+ Nếu giá hoá đơn < giá tạm tính kế toán điều chỉnh giảm bớt số chênh lệch
bằng bút toán :
Nợ TK 331-Phải trả cho ngời bán

Có TK 152 Nguyên liệu, vật liệu
- Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình mua Nguyên vật liệu ( Kể cả
hao hụt tự nhiên trong định mức trong quá trình mua) kế toán ghi:
Nợ TK 152, 621, 627, 641, 642
Có TK liên quan ( TK 111, 112, 141, 331 )
- Khi thanh toán cho ngời bán nếu có phát sinh chiết khấu thanh toan , bên
mua đợc hởng, kế toán căn cứ chứng từ thanh toán ghi :
Nợ TK 331- Phải trả cho ngời bán
Có TK 111, 112
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Trờng hợp mua hàng có phát sinh chiết khấu thơng mại, giảm giá hàng mua
hoặc trả lại hàng mua cho ngời bán, ghi :
Nợ TK 331, 111, 112
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
- Tăng do đợc nhà nớc, cấp trên cấp, do nhận vốn góp liên doanh của đơn vị
khác, kế toán ghi :
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
- Tăng do nhận đợc quà biếu tặng bằng nguyên liệu, vật liệu, ghi :
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 711- Thu nhập khác
- Tăng do nhập kho nguyên liệu vật liệu tự chế hoặc thuê ngoài gia công, kế
toán ghi :




Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có Tk 154 ( Chi tiết tự gia công chế biến )
Có TK 154 ( Chi tiết thuê ngoà gia công chế biến )

- Tăng do thu hồi vốn gop liên doanh liên kết, ghi :
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 223 Đầu t vào công ty liên kết
Có TK 222 Vốn góp liên doanh
- Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 338 (3381) TS thừa chờ giải quyết
- Khi xử lý sẽ tuỳ vào nguyên nhân ghi :
Nợ Tk 338 (3381) TS thừa chờ giải quyết
Có TK liên quan
- Tăng do đánh giá lại theo quyết định của cấp có thăm quyền :
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Nhập kho phế liệu thu hồi
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 711-Thu nhập khác
b.Kế toán tổng hợp các tr ờng hợp giảm Nguyên vật liệu
- Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, căn cứ giá
thực tế xuất kho, kế toán ghi :
Nợ TK 621 : Nếu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm
Nợ TK 627 (6272): Nếu dùng cho công tác quản lý chung ở bộ phận SX
Nợ TK 641 (6412): Nếu dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng.



Số chênh lệch tăng

Nợ TK 642 (6422): Nếu dùng cho quản lý chung toàn DN
Nợ TK 241 (2412,2413): Nếu dùng cho XDCB, sửa chữa TSCĐ
Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu

- Xuất kho nguyên vật liệu để tự chế biến hoặc đa đi thuê ngoài gia công chế
biến ghi :
Nợ TK 154(chi tiết liên quan) Chi phí sx kinh doanh dở dang`
Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu
- Xuất kho nguyên vật liệu đa đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác. Căn cứ
vào giá thực tế xuất kho theo sổ kế toán của doanh nghiệp và giá trị vốn góp do hội
đồng liên doanh đánh giá để xác định chênh lệch làm căn cứ ghi sổ :
+ Nếu trị giá vốn lớn hơn giá trị thực tế xuất kho, ghi:
Nợ TK 223: Trị giá vốn góp
Có TK 152: Giá thực tế xuất kho
Có TK 711: Số CL tơng ứng với lợi ích của các bên trong liên doanh
Có TK 3387: Số CL tơng ứng với lợi ích của DN trong liên doanh
+ Nếu trị giá vốn góp nhỏ hơn giá trị thực tế xuất kho, ghi:
Nợ TK 223: Trị giá vốn góp
Nợ TK 821: Số chênh lệch
Có TK 152: Giá thực tế xuất kho
- Xuất kho Nguyên vật liệu bán, cho vay: căn cứ vào giá thực tế xuất kho,
ghi:
Nợ TK 632, 138 (1388)
Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu
- Phát hiện thiếu Nguyên vật liệu khi kiểm kê nếu cha rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 138 (1381) Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu




- Khi có quyết định xử lý, tuỳ nguyên nhân thiếu để ghi:
+ Nếu thiếu trong định mức đợc tính giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có 138 (1381)
+ Nếu thiếu ngoài định mức, ngời chịu trách nhiệm vật chất phảI bồi thờng,
ghi:
Nợ TK 111 : Số bồi thờng vật chất đã thu
Nợ TK 138 (1388) Số bồi thờng vật chất phải thu
Có TK 138 (1381)
Trờng hợp xác định ngay nguyên nhân thiếu thì không phải ghi qua TK 138
(1381) mà tuỳ từng nguyên nhân để ghi nh phần xử lý ở trên.
- Giảm nguyên vật liệu trong kho do đánh giá giảm theo quyết định của cấp có
thẩm quyền.
Nợ TK 412 Chênh lệch đánh giá lại TS
Có TK 152 Nguyên liệu, vật liệu
d) Sổ kế toán
1.1.2.2.2 Kế toán nguyên vật liệu theo phơng pháp kiểm kê định kỳ
a) Tài khoản sử dụng: 611, 152
- TK 611. Mua hàng TK này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật t, hàng
hoá mua vào trong kỳ. TK này chỉ đợc áp dụng ở những doanh nghiệp hạch toán hàng
tồn kho theo phơng pháp kiểm kê định kỳ:
Nội dung, kết cấu cuat TK 611 nh sau:
Bên nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế của vật t, hàng hoá tòn đầu kỳ
- Trị giá thực tế của vật t, hàng hoá mua vào trong kỳ.
- Trị giá thực tế của vật t,hàng hoá nhập trong kỳ (do các nguồn khác)
Bên có: - Trị giá thực tế vật t, hàng hoá tồn cuối kỳ theo kết quả kiểm kê



×