Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Xây dựng hệ thống đánh giá công tác nâng lương trước thời hạn cho cán bộ trường đại học đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.39 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------

LÊ BẢO HỒNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC
NÂNG LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN CHO
CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Mã số:
60340405

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG-HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thanh Bình

Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. Lê Thanh Vân


Cán bộ chấm nhận xét 2:

TS. Nguyễn Tuấn Đăng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 30 tháng 12 năm 2015.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch:

PGS. TS. Đặng Trần Khánh

2. Thư ký:

TS. Lương Thế Nhân

3. Phản biện 1:

TS. Lê Thanh Vân

4. Phản biện 2:

TS. Nguyễn Tuấn Đăng

5. Ủy viên:

TS. Trương Tuấn Anh

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


PGS. TS. Đặng Trần Khánh

TRƯỞNG KHOA
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Bảo Hoàng
MSHV: 13320790
Ngày, tháng, năm sinh: 30/10/1979
Nơi sinh: Lâm Đồng
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý
Mã số: 60340405
I. TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC NÂNG LƯƠNG TRƯỚC
THỜI HẠN CHO CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định quy trình nâng lương, đặc biệt là nâng lương trước thời hạn cho cán
bộ, viên chức trường Đại học Đà Lạt, cụ thể cần xác định các tiêu chuẩn, yếu tố ảnh
hưởng đến việc ra quyết định nâng lương trước thời hạn.
- Giải pháp xây dựng hệ thống đánh giá công tác nâng lương trước thời hạn dựa
trên các tiêu chuẩn của Nhà trường.
- Kiểm định lại dữ liệu liên quan đến quyết định nâng lương trước thời hạn trong
giai đoạn 2012 - 2014 từ việc thực thi hệ thống đồng thời dự báo về nâng lương

trước thời hạn năm 2015.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
19 / 01 / 2015
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
04 / 12 / 2015
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN THANH BÌNH
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Nguyễn Thanh Bình

PGS. TS. Đặng Trần Khánh

TRƯỞNG KHOA
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH


i

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô khoa Khoa học
và Kỹ thuật máy tính, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, chuyển tải những kiến thức cần thiết và bổ ích cho công
việc thực tiễn của tôi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thanh Bình,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và có những góp ý quan trọng giúp

tơi khắc phục những sai sót và hồn thành được luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô, các anh chị đồng nghiệp tại Trường
Đại học Đà Lạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập. Tôi
xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong gia đình và những người bạn thân thiết
đã giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, khuyến khích tơi hồn thành luận
văn này.
Trong q trình thực hiện luận văn, khơng thể tránh khỏi những sai sót, xin
chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô, các anh chị
và các bạn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện

Lê Bảo Hoàng


ii

TĨM TẮT
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá công tác nâng
lương trước thời hạn cho cán bộ, viên chức Trường Đại học Đà Lạt. Hệ thống dựa
trên các tiêu chuẩn về nâng lương trước thời hạn, phân tích dữ liệu về thành tích cán
bộ hiện có và đưa ra các đánh giá, dự báo về kết quả nâng lương.
Kết quả thực thi chương trình đã phát hiện ra những thiếu sót trong q trình
xem xét, ra quyết định nâng lương trước thời hạn, các quyết định tăng lương trước
thời hạn cho cán bộ, viên chức của Trường trong giai đoạn 2012 - 2014 còn mang
yếu tố cảm tính của nhà quản lý, thiếu khách quan, bỏ sót những trường hợp đã đạt
các tiêu chuẩn về nâng bậc lương trước thời hạn.
Ngoài ra hệ thống cũng đưa ra thông tin dự báo về nâng lương trước thời hạn
trong năm tiếp theo dựa trên thành tích cán bộ giúp nhà quản lý có nhiều thơng tin
hơn, hạn chế những bất cập, giúp nâng cao tính xác thực trong việc ra quyết định

của nhà quản lý đồng thời giúp cho bộ phận nghiệp vụ giảm thiểu được thời gian xử
lý, tổng hợp.
Hạn chế của đề tài chỉ mới thực hiện việc đánh giá trong giai đoạn 20122014 với lượng dữ liệu chưa lớn, chưa thử nghiệm với nhiều tập dữ liệu huấn luyện
khác nhau, do đó kết quả có thể chưa phản ánh hết được các trường hợp nâng lương
trước thời hạn trong các năm cũ.


iii

ABSTRACT
The theme aims to build an evaluation system of early salary increase for
officers and employees at Dalat University. The system is based on early salary
increase criteria ,analyzing data on current staff performance and providing
assessments and forecasts on salary increase.
Results show shortcomings in review, decision-making processes to early
salary increase. Decisions to early increase salaries in the period 2012 - 2014 still
reflect emotional influence on managers, lacking of objectivity, ignoring those who
are qualified for early salary increase.
In addition, the system also forecasts on early salary increase one year ahead
based on staff performance, providing managers with more information, limiting
inadequacy, improving accuracy in decision making of managers, and saving time.
The study is limited as only evaluation in 2012 - 2014 was conducted with not
much of data, the study has not experimented in other training data leading to the
fact that the results may not fully reflect early salary increases in the previous year.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Lê Bảo Hồng, học viên lớp cao học khóa 2013 chun ngành Hệ

thống Thơng tin quản lý, khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, Trường Đại học
Bách Khoa - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Bình. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện

Lê Bảo Hoàng


v

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Abstract

iii

Lời cam đoan


iv

Mục lục

v

Danh mục các từ viết tắt

viii

Danh mục bảng

ix

Danh mục hình

xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1

1.1. Giới thiệu đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.3. Nội dung nghiên cứu

2

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.5. Phương pháp nghiên cứu

2

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

3

1.7. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN

5

QUAN
2.1. Hệ hỗ trợ quyết định

5

2.1.1. Tổng quan


5

2.1.2. Khái niệm hệ hỗ trợ quyết định

5

2.1.3. Quá trình ra quyết định

7

2.2. Ra quyết định trong quản lý

8

2.2.1. Giả thuyết về sự hợp lý

8

2.2.2. Các phương pháp ra quyết định trong quản lý

9

2.3. Cây quyết định

10


vi


2.3.1. Giới thiệu

10

2.3.2. Phân lớp dữ liệu bằng cây quyết định

11

2.3.3. Giải thuật cơ bản xây dựng cây quyết định

12

2.4. Những nghiên cứu trước có liên quan

13

2.4.1. Các ứng dụng của cây quyết định

13

2.4.2. So sánh các thuật toán xây dựng cây quyết định

16

2.4.3. Chọn thuật toán C4.5 xây dựng cây quyết định

19

2.5. Thuật toán C4.5


20

2.5.1. Giới thiệu

20

2.5.2. Giải thuật C4.5 xây dựng cây quyết định từ trên xuống

21

2.5.3. Chọn thuộc tính phân loại tốt nhất

23

2.5.4. Phương pháp đánh giá mức độ hiệu quả

26

2.6 Tóm tắt
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC NÂNG

26
27

LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN
3.1. Thực trạng công tác nâng lương tại Trường Đại học Đà Lạt

27

3.2. Điều kiện và tiêu chuẩn để xem xét nâng bậc lương


28

3.3. Thống kê tình hình nâng lương

30

3.4. Phân tích thực trạng

30

3.5. Giải pháp xây dựng hệ thống đánh giá công tác nâng lương trước

32

thời hạn
3.6. Triển khai giải thuật C4.5 xây dựng cây quyết định

32

3.6.1. Phân tích dữ liệu

32

3.6.2. Xây dựng tập dữ liệu huấn luyện và cây quyết định

33

3.6.3. Phát sinh tập luật từ cây quyết định


50

3.6.4. Đánh giá cây quyết định

51

3.7. Tóm tắt
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG VÀ KIỂM THỬ ỨNG DỤNG
4.1. Mơ hình kiến trúc hệ thống

51
53
53


vii

4.2. Các chức năng của hệ thống

54

4.3. Sử dụng thư viện mã nguồn

55

4.4. Giao diện của chương trình

55

4.5. Thử nghiệm chương trình


59

4.5.1. Đánh giá kết quả nâng lương trước thời hạn giai đoạn 2012 -

59

2014
4.5.2. Dự báo kết quả nâng lương trước thời hạn năm 2015
4.6. Tóm tắt

60
63

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

64

5.1. Kết quả đạt được

64

5.2. Ưu điểm

64

5.3. Hạn chế

64


5.4. Hướng phát triển

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BoSung: Các thành tích bổ sung
CV: Chuyên viên / Nhân viên
DanhHieu: Danh hiệu thi đua
GV: Giảng viên
KetQua: Kết quả
LĐ: Lãnh đạo
LoaiCB: Loại cán bộ
NCKH: Đề tài nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm các cấp
TTCC: Thành tích cấp cao


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các thuật toán phân lớp
Bảng 2.2. So sánh các thuật toán xây dựng cây quyết định
Bảng 2.3. So sánh giữa thuật tốn C4.5 và Sprint
Bảng 3.1. Tình hình nâng lương qua các năm

Bảng 3.2. Thống kê số lượng cán bộ, viên chức được đề nghị xem xét nâng lương
trước thời hạn và quyết định nâng lương
Bảng 3.3. Bảng quy đổi, lượng hóa tiêu chuẩn NCKH
Bảng 3.4. Bảng dữ liệu mẫu huấn luyện
Bảng 3.5. Bảng dữ liệu mẫu huấn luyện đã chuẩn hóa
Bảng 3.6. Entropy của các thuộc tính
Bảng 3.7. Kết quả tính GainRatio của các thuộc tính
Bảng 3.8. Entropy của các thuộc tính
Bảng 3.9. Kết quả tính GainRatio của các thuộc tính
Bảng 3.10. Entropy của các thuộc tính
Bảng 3.11. Kết quả tính GainRatio của các thuộc tính
Bảng 3.12. Entropy của các thuộc tính
Bảng 3.13. Kết quả tính GainRatio của các thuộc tính
Bảng 3.14. Entropy của các thuộc tính
Bảng 3.15. Kết quả tính GainRatio của các thuộc tính
Bảng 3.16. Entropy của các thuộc tính
Bảng 3.17. Kết quả tính GainRatio của các thuộc tính
Bảng 3.18. Entropy của các thuộc tính
Bảng 3.19. Kết quả tính GainRatio của các thuộc tính
Bảng 3.20. Bảng các tập luật rút ra từ cây quyết định
Bảng 3.21. Kết quả kiểm tra tập dữ liệu huấn luyện
Bảng 4.1. Kết quả kiểm thử trên tập dữ liệu 1
Bảng 4.2. Kết quả kiểm thử trên tập dữ liệu 2


x

Bảng 4.3. Kết quả tổng hợp trên 2 tập dữ liệu
Bảng 4.4. Thống kê kết quả dự báo nâng lương trước thời hạn năm 2015
Bảng 4.5. Thống kê kết quả dự báo nâng lương trước thời hạn năm 2015 theo đơn vị



xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Q trình ra quyết định
Hình 2.2. Các thành phần của hệ hỗ trợ quyết định
Hình 2.3. Xây dựng mơ hình
Hình 2.4. Sử dụng mơ hình
Hình 2.5. Entropy(S)
Hình 3.1. Cây quyết định cấp 1
Hình 3.2. Cây quyết định ứng với nhánh TTCC = Khơng
Hình 3.3. Cây quyết định ứng với nhánh DanhHieu = 1
Hình 3.4. Cây quyết định ứng với nhánh DanhHieu = 1 và LoaiCB = CV
Hình 3.5. Cây quyết định ứng với nhánh DanhHieu = 1 và LoaiCB = GV
Hình 3.6. Cây quyết định ứng với nhánh DanhHieu = 2
Hình 3.7. Cây quyết định hồn chỉnh
Hình 4.1. Mơ hình kiến trúc hệ thống
Hình 4.2. Q trình xử lý dữ liệu
Hình 4.3. Q trình phân tích dữ liệu
Hình 4.4. Chọn dữ liệu huấn luyện và chuẩn hóa dữ liệu
Hình 4.5. Hiển thị cây quyết định
Hình 4.6. Kết quả sinh tập luật và kiểm tra mơ hình
Hình 4.7. Kết quả phân lớp dữ liệu với cây quyết định trường hợp đánh giá
Hình 4.8. Kết quả phân lớp dữ liệu với cây quyết định trường hợp dự báo
Hình 4.9. Thống kê kết quả phân lớp dữ liệu


1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu đề tài
Hiện nay công tác xem xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích
xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hàng năm cho cán bộ, viên chức tại Trường Đại
học Đà Lạt cịn quản lý theo mơ hình truyền thống, được thực hiện trực tiếp bởi con
người, việc quản lý như vậy gây ra những thiếu sót trong cơng tác xem xét, quyết
định nâng lương trước thời hạn. Thông tin về thành tích cán bộ chưa được khai thác,
đánh giá một cách chính xác dẫn đến các quyết định tăng lương trước thời hạn cho
cán bộ, viên chức của trường còn mang yếu tố cảm tính của người quản lý, thiếu
khách quan, bỏ sót những trường hợp đã đạt các tiêu chuẩn về nâng bậc lương trước
thời hạn, chưa đảm bảo sự công bằng, thiếu thuyết phục đối với cán bộ, viên chức
làm ảnh hưởng đến quyền lợi thiết thực của họ.
Rõ ràng, khi đánh giá đúng về thành tích của cán bộ thì việc xem xét nâng
lương trước thời hạn sẽ chính xác và khách quan hơn. Người được đánh giá đúng
năng lực, thành tích sẽ hài lịng vì được cơng nhận và được sự đãi ngộ hợp lý, ngồi
ra cịn góp phần động viên tinh thần làm việc của cán bộ.
Nguyên nhân dẫn đến việc ra quyết định thiếu chuẩn xác chủ yếu là do việc
tổng hợp dữ liệu, phân tích, khai thác dữ liệu hiện có về thành tích cán bộ chưa
khoa học và hiệu quả, dẫn đến thiếu thông tin hỗ trợ cho nhà quản lý.
Trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, việc ứng dụng
tin học trong công tác quản lý và khai thác thơng tin sẽ giúp giải quyết các vấn đề
khó khăn trên.
Với những lý do trên, đề tài “Xây dựng hệ thống đánh giá công tác nâng
lương trước thời hạn cho cán bộ Trường Đại học Đà Lạt” được nghiên cứu với
mong muốn góp thêm một giải pháp về ứng dụng cơng nghệ thơng tin, góp phần
hạn chế những bất cập, giúp nâng cao tính xác thực trong việc ra quyết định của nhà
quản lý, để công tác nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc cho



2

cán bộ trở nên minh bạch, khách quan, dân chủ, cán bộ được nâng lương là xứng
đáng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng ứng dụng thực tế có khả năng phân tích được dữ liệu về quyết định
nâng bậc lương trước thời hạn trong những năm gần đây, đồng thời ứng dụng cũng
cung cấp thông tin dự báo hỗ trợ nhà quản lý trong việc quyết định nâng bậc lương
trước thời hạn trong các năm tiếp.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Phân tích thực trạng quy trình xem xét nâng bậc lương, đặc biệt là việc nâng
bậc lương trước thời hạn trong những năm gần đây tại Trường Đại học Đà Lạt, phát
hiện những vấn đề hạn chế, chưa phù hợp, đề xuất giải pháp khắc phục.
Thu thập, phân tích dữ liệu về nâng lương, thành tích cán bộ qua các năm, cụ
thể hóa, lượng hóa các tiêu chuẩn về nâng lương trước thời hạn để xây dựng tập dữ
liệu huấn luyện. Nghiên cứu giải thuật xây dựng cây quyết định nâng lương dựa trên
tập dữ liệu huấn luyện.
Nghiên cứu kỹ thuật lập trình trên nền .Net, thư viện mã nguồn Accord.Net
hỗ trợ xây dựng cây quyết định, thiết kế chức năng và vận dụng các cơ sở lý thuyết
để xây dựng ứng dụng đánh giá, dự báo hỗ trợ cho công tác nâng bậc lương trước
thời hạn.
Tổng hợp dữ liệu về nâng lương, thành tích cán bộ để tiến hành thử nghiệm
ứng dụng. Nhận xét và đánh giá kết quả.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: quy trình xét nâng bậc
lương và các biểu mẫu, số liệu về thành tích, quyết định nâng lương của cán bộ liên
quan đến công tác nâng lương trước thời hạn của cán bộ trường Đại học Đà Lạt.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu, cụ thể:



3

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu tài liệu và các công nghệ liên
quan đến hệ hỗ trợ quyết định, đồng thời tiến hành thu thập và tổng hợp các tài liệu,
số liệu liên quan đến quy trình xem xét nâng bậc lương trước thời hạn.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: phân tích u cầu thực tế của bài
tốn, vận dụng lý thuyết, kỹ thuật phân lớp dữ liệu với cây quyết định để trợ giúp
cho việc đưa ra các đánh giá, thống kê, phân tích các số liệu thực tế trong quy trình
đánh giá, xây dựng ứng dụng, xây dựng bộ dữ liệu mẫu dùng để kiểm tra, thử
nghiệm chương trình và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả đạt được.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
Về mặt khoa học: Luận văn đã đưa ra phương thức áp dụng cây quyết định
trong việc đánh giá và dự báo nâng lương trước thời hạn, cũng như tạo tiền đề cho
việc nghiên cứu xây dựng các ứng dụng quản lý sau này.
Về mặt thực tiễn: Nắm bắt và vận dụng được kiến thức về phân lớp bằng cây
quyết định để phát triển ứng dụng đánh giá, hỗ trợ công tác nâng lương trước thời
hạn. Ứng dụng có khả năng phân tích tốt dữ liệu và đánh giá được các quyết định
nâng lương của Nhà trường trong những năm gần đây đồng thời sẽ là công cụ hỗ trợ
đắc lực, có độ chuẩn xác cao và có giá trị cho nhà quản lý trong việc xem xét nâng
lương trước thời hạn trong tương lai một cách khoa học, tránh được các tình huống
đánh giá và nâng lương theo cảm tính, bỏ sót các trường hợp đủ tiêu chuẩn, đảm
bảo tính cơng bằng. Ngồi ra cịn giảm được thời gian cho bộ phận nghiệp vụ làm
công tác chế độ chính sách.
1.7. Cấu trúc luận văn
Luận văn có 5 chương chính bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu
Trình bày lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và
cấu trúc luận văn.



4

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Làm rõ các khái niệm trong quá trình nghiên cứu và giới thiệu cơ sở lý
thuyết liên quan đến: Hệ hỗ trợ quyết định; Ra quyết định trong quản lý; Cây quyết
định. Giới thiệu các nghiên cứu trước có liên quan để từ đó lựa chọn thuật tốn xây
dựng cây quyết định nâng lương. Giới thiệu thuật toán C4.5.
Chương 3: Giải pháp hỗ trợ đánh giá công tác nâng lương trước thời
hạn
Nghiên cứu và phân tích thực trạng cơng tác nâng lương tại trường Đại học
Đà Lạt, nêu những vấn đề hạn chế và đề xuất giải pháp, đó là giải pháp áp dụng cây
quyết định để giải quyết bài toán đặt ra.
Chương 4: Xây dựng và thử nghiệm ứng dụng
Trong chương này tác giả trình bày mơ hình tổng thể của hệ thống, phương
pháp xây dựng chương trình. Tiến hành thử nghiệm ứng dụng trên số liệu thực tế,
thống kê và đánh giá kết quả đạt được.
Chương 5: Kết luận
Những kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế nghiên cứu và đề xuất hướng phát
triển của đề tài.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Hệ hỗ trợ quyết định
2.1.1. Tổng quan
Hệ hỗ trợ quyết định được biết đến như là một giải pháp hữu hiệu cho việc

giải quyết các bài toán nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau. Trong thực tế, các bài toán
loại này rất thường gặp và hiệu quả đạt được từ những quyết định đơn thuần dựa
theo cảm tính và kinh nghiệm thường không cao hoặc không được như mong đợi.
Hệ hỗ trợ quyết định là sự kết hợp giữa kinh nghiệm và các thuật giải dựa trên cơ sở
khoa học vững chắc giúp nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các quyết định cũng
như giảm thiểu những sai sót mà quyết định có thể đem lại.
2.1.2. Q trình ra quyết định
Quá trình ra quyết định gồm 3 giai đoạn [14]:
-

Tìm hiểu (intelligence): bài tốn dẫn đến quyết định.

-

Thiết kế (design): phân tích và xây dựng các diễn trình hành động.

-

Chọn lựa (choice): chọn một diễn trình trong tập diễn trình. Tiếp theo
giai đoạn chọn lựa là giai đoạn hiện thực.

Giai đoạn tìm hiểu
Trong giai đoạn này các nội dung chính cần phải thực hiện bao gồm:
-

Nhận diện vấn đề.

-

Phân loại vấn đề.


-

Phân rã vấn đề: chia ra các bài toán nhỏ và đơn giản hơn.

-

Xác định chủ thể vấn đề: trách nhiệm giải quyết và năng lực giải
quyết.

-

Phát biểu vấn đề chính thức.


6

GIAI ĐOẠN TÌM HIỂU
Xác định mục tiêu tổ chức

Đơn giản các giả định

Tìm kiếm và tập hợp dữ liệu
Nhận diện, phát biểu chủ đề bài toán
Phân loại và phát biểu vấn đề
Phát biểu vấn đề
GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

Hợp thức hóa mơ hình
Thực tại


Thiết lập mơ hình
Lập bảng tiêu chuẩn chọn lựa
Tìm kiếm các phương án
Tiên đốn và đo lường các kết cục
Phương án
GIAI ĐOẠN LỰA CHỌN

Kiểm thử giải pháp đề xuất

Giải pháp cho các mơ hình
Phân tích độ nhạy
Chọn phương án tốt nhất

Giải pháp

Hoạch định việc thực hiện
Hiện thực các giải
pháp
Thất bại

Thành cơng

Hình 2.1. Q trình ra quyết định [14]

Giai đoạn thiết kế
Ở giai đoạn thiết kế, mục tiêu quan trọng là phải xây dựng được mơ hình, từ
đó việc thực hiện phân tích quyết định sẽ trên mơ hình thay vì trên thực tại.
Mơ hình: Là sự biểu diễn của thực tại (thường được đơn giản hóa) theo một
cách nhìn nhất định [19].

Giai đoạn chọn lựa
Trong giai đoạn này, cần chú ý đến các nội dung sau:
-

Hoạt động định giá
o Phân tích “What-if”: Xác định điều gì sẽ xảy ra đối với giải
pháp nếu một biến nào đó thay đổi.


7

o Dị tìm mục tiêu: Tính tốn, định lượng các giá trị cần thiết để
đạt được mức độ mục tiêu mong muốn.
-

Đề nghị giải pháp cho mơ hình dựa trên các kết quả định giá.

-

Hoạch định việc thực hiện cho giải pháp đề nghị.

2.1.3. Các thành phần của hệ hỗ trợ quyết định

Các hệ thống máy tính
khác

Mạng Internet, intranets,
extraets

Cơ sở dữ liệu

Quản lý dữ liệu

Quản lý mơ hình

Các mơ hình ngoài

Phân hệ quản lý dựa
trên tri thức

Giao diện người dùng

Cơ sở tri thức tổ chức

Nhà quản lý
(Người dùng)

Hình 2.2. Các thành phần của hệ hỗ trợ quyết định [8]

Hệ hỗ trợ quyết định bao gồm nhiều thành phần, trong đó có các thành phần
chính như sau:
a. Phân hệ quản lý dữ liệu
Gồm một cơ sở dữ liệu chứa các dữ liệu cần thiết của tình huống và được
quản lý bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Phân hệ này có thể được kết nối với kho
dữ liệu - là kho chứa dữ liệu của tổ chức có liên đới đến vấn đề ra quyết định.


8

b. Phân hệ quản lý mơ hình
Cịn được gọi là hệ quản trị cơ sở mơ hình, là gói phần mềm gồm các thành

phần về thống kê, tài chính, khoa học quản lý hay các phương pháp định lượng
nhằm trang bị cho hệ thống năng lực phân tích; cũng có thể có các ngơn ngữ mơ
hình hóa ở đây. Thành phần này có thể kết nối với các kho chứa mơ hình của tổ
chức hay ở bên ngồi nào khác.
c. Phân hệ quản lý dựa vào tri thức
Có thể hỗ trợ các phân hệ khác hay hoạt động độc lập nhằm đưa ra tính
thơng minh của quyết định đưa ra. Nó cũng được kết nối với các kho tri thức khác
của tổ chức.
d. Phân hệ giao diện người dùng
Giúp người sử dụng giao tiếp với và ra lệnh cho hệ thống.
Các thành phần vừa kể trên tạo nên hệ hỗ trợ quyết định, có thể kết nối với
intranets, extranets của tổ chức hay kết nối trực tiếp với Internet.
2.2. Ra quyết định trong quản lý
2.2.1. Giả thuyết về sự hợp lý
Trước khi nghiên cứu quá trình ra quyết định của các nhà quản lý, cần phải
thông hiểu một giả thiết quan trọng ẩn chứa trong q trình. Đó là “giả thiết về sự
hợp lý” [15].
Giả thiết về sự hợp lý cho rằng các quyết định được đưa ra là kết quả của
một sự lựa chọn có lập trường và với mục tiêu là tối ưu (cực đại hay cực tiểu) một
giá trị nào đó trong những điều kiện ràng buộc cụ thể.
Theo giả thiết này, người ra quyết định hoàn tồn khách quan, có logic, có
mục tiêu rõ ràng và tất cả hành vi trong quá trình ra quyết định dựa trên một lập
trường duy nhất nhằm được mục tiêu cực trị một giá trị nào đó đồng thời thỏa mãn
các điều kiện ràng buộc.
Cụ thể hơn, quá trình ra quyết định hợp lý được dựa trên các giả thiết sau:
-

Người ra quyết định có mục tiêu cụ thể.

-


Tất cả các phương án có thể có đều được xác định đầy đủ.


9

-

Sự ưa thích của người ra quyết định cần phải rõ ràng, cần lượng hóa
các tiêu chuẩn của các phương án và xếp hạng các tiêu chuẩn theo thứ
tự ưa thích của người ra quyết định.

-

Sự ưa thích của người ra quyết định là khơng thay đổi trong q trình
ra quyết định, nghĩa là các tiêu chuẩn và trọng số của các tiêu chuẩn là
khơng đổi.

-

Khơng có sự hạn chế về thời gian và chi phí, nghĩa là có đủ điều kiện
để thu nhập đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định.

-

Sự lựa chọn cuối cùng sẽ là tối ưu mục tiêu mong muốn.

2.2.2. Các phương pháp ra quyết định trong quản lý
Loại vấn đề mà người ra quyết định gặp phải là một yếu tố quan trọng trong
quá trình ra quyết định. Ra quyết định trong quản lý được phân loại dựa trên hai cơ

sở: Cấu trúc của vấn đề và tính chất của vấn đề [15].
a. Ra quyết định theo cấu trúc của vấn đề
Theo cấu trúc của vấn đề người ta chia vấn đề làm hai loại:
Vấn đề có cấu trúc tốt: Khi mục tiêu được xác định rõ ràng thơng tin đầy
đủ, bài tốn có dạng quen thuộc.
Vấn đề có cấu trúc kém: Dạng bài tốn mới mẽ, thơng tin khơng đầy đủ,
khơng rõ ràng. Thơng thường, các vấn đề có cấu trúc tốt có thể được phân quyền
cho các nhà quản lý cấp dưới ra quyết định theo những tiêu chuẩn và các hướng dẫn
đã được lập sẵn. Còn các nhà quản lý cấp cao trong tổ chức sẽ dành nhiều thời gian
cho các vấn đề có cấu trúc kém. Do vậy tương ứng với hai loại vấn đề sẽ có hai loại
ra quyết định đó là ra quyết định theo chương trình và ra quyết định khơng theo
chương trình:
- Ra quyết định theo chương trình: Nhằm giải quyết các bài tốn cấu trúc tốt,
lặp đi lặp lại, các phương án hầu như có sẵn, lời giải thường dựa trên các kinh
nghiệm. Thường để giải quyết bài toán dạng này, các nhà quản lý lập ra các quy
trình, luật hay chính sách:


10

o Quy trình: Bao gồm một chuỗi các bước có liên quan nhau mà người ra
quyết định có thể sử dụng để xử lý các bài toán cấu trúc tốt.
o Luật: Là phát biểu cụ thể hướng dẫn người ra quyết định nên làm điều gì
và khơng nên làm điều gì.
o Chính sách: Là các hướng dẫn để định hướng cho người ra quyết định
trong việc giải quyết vấn đề. Khác với luật, chính sách thường là những
khái niệm chung chung để cho người ra quyết định tham khảo hơn là
những điều buộc người ra quyết định phải làm.
- Ra quyết định khơng theo chương trình: Nhằm giải quyết các bài toán cấu
trúc kém, các vấn đề mới, đơn chiếc không lặp đi lặp lại, thông tin không rõ ràng.

Trong thực tế có nhiều bài tốn ở dạng trung gian giữa hai loại vấn đề trên.
b. Ra quyết định theo tính chất của vấn đề
Theo tính chất của vấn đề, có thể chia quyết định làm ba loại:
Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn: Khi ra quyết định, đã biết chắc
chắn trạng thái nào sẽ xảy ra, do đó sẽ dễ dàng và nhanh chóng ra quyết định.
Ra quyết định trong điều kiện rủi ro: Khi ra quyết định đã biết được xác suất
xảy ra của mỗi trạng thái.
Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn: Khi ra quyết định, không
biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái hoặc không biết được các dữ liệu liên
quan đến các vấn đề cần giải quyết.
2.3. Cây quyết định
2.3.1. Giới thiệu
Cây quyết định (decision tree) là một phương pháp rất mạnh và phổ biến cho
cả hai nhiệm vụ của khai phá dữ liệu là phân loại và dự báo. Mặt khác, cây quyết
định cịn có thể chuyển sang dạng biểu diễn tương đương dưới dạng tri thức là các
luật If-Then. Cây quyết định được dùng để hỗ trợ quá trình ra quyết định.


11

2.3.2. Phân lớp dữ liệu bằng cây quyết định
Phân lớp dựa trên cây quyết định rất thích hợp cho việc khai phá dữ liệu vì
cây quyết định có cấu trúc đơn giản, dễ hiểu và có thể được xây dựng khá nhanh, từ
cây quyết định có thể dễ dàng rút ra các luật [21].
Quy nạp cây quyết định là một quá trình học tập của cây quyết định từ các
nhãn lớp của bộ dữ liệu huấn luyện (training tuple). Một cây quyết định là một biểu
đồ dòng dữ liệu như cấu trúc cây, mỗi nút trong (không phải lá) tượng trưng cho
một thuộc tính kiểm tra, mỗi nhánh đại diện cho kết quả của việc kiểm tra, và mỗi
nút lá (hay nút giới hạn) giữ một lớp nhãn. Nút đầu tiên trên cây là nút gốc.
Quá trình phân lớp dữ liệu thông qua 2 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xây dựng mơ hình từ tập huấn luyện
- Mỗi bộ/mẫu dữ liệu được phân vào một lớp được xác định trước.
- Lớp của một bộ/mẫu dữ liệu được xác định bởi thuộc tính gán nhãn lớp.
- Tập các bộ/mẫu dữ liệu huấn luyện - tập huấn luyện - được dùng để xây
dựng mơ hình.
- Mơ hình được biểu diễn bởi các luật phân lớp, các cây quyết định hoặc các
công thức tốn học.
Dữ liệu huấn
luyện

Các thuật tốn
phân lớp

Bộ phân lớp
(Mơ hình)

Hình 2.3. Xây dựng mơ hình


×