VIỆN ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC
TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
CNĐT: TS. TẠ DOÃN TRỊNH
8919
HÀ NỘI – 2011
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KH&CN TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC 3
1.1. Hoạt động đánh giá KH&CN trên thế giới 3
1.2. Hoạt động đánh giá KH&CN trong nước 6
1.2.1. Các nghiên cứu về đánh giá chương trình KH&CN 6
1.2.2. Các nghiên cứu về đánh giá tổ chức KH&CN 8
1.2.3. Các hoạt động liên quan đến nghiên cứu đánh giá và sự hình thành cơ
quan đánh giá độc lập – Trung tâm Hỗ trợ Đánh giá KH&CN 9
CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2. Phạm vi, cách thức tổ chức và phối hợp với 2 đối tác Trung Quốc trong
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu 13
2.3. Cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu 13
2.4. Các nội dung nghiên cứu cụ thể 15
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Ở VIỆT NAM 17
3.1. Các mô hình hệ thống đánh giá KH&CN của một số nước trên thế giới 17
3.1.1. Mô hình của Mỹ 17
3.1.2. Mô hình của Canada 18
3.1.3. Mô hình của Hàn Quốc 19
3.1.4. Mô hình của Philipine 20
3.2. Mô hình hệ thống đánh giá KH&CN của Trung Quốc 21
3.3. Lựa chọn mô hình cho Việt Nam 26
3.3.1. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các mô hình đánh giá 26
3.3.2. Các lý do lựa chọn mô hình của Trung Quốc 27
3.3.3. Hiện trạng tổ chức thực hiện đánh giá KH&CN ở Việt Nam 28
3.4. Đề xuất các giải pháp cần thiết, các chính sách, quy định thích hợp để áp
dụng thành công mô hình tổ chức đã lựa chọn 33
3.4.1. Các giải pháp cần thiết 33
3.4.2. Đề xuất các chính sách, quy định thích hợp để phát triển mạng lưới
đánh giá 35
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ Ở
VIỆT NAM 35
4.1. Khung pháp lý cho đánh giá KH&CN ở một số nước trên thế giới 35
4.1.1. Khung pháp lý cho hoạt động đánh giá KH&CN của Mỹ 35
4.1.2. Khung pháp lý cho hoạt động đánh giá KH&CN của Canada 39
4.1.3. Khung pháp lý cho hoạt động đánh giá KH&CN của Nhật Bản 39
4.1.4. Khung pháp lý cho hoạt động đánh giá KH&CN của Hàn Quốc 42
ii
4.1.5. Khung pháp lý cho hoạt động đánh giá KH&CN của Thái Lan 45
4.1.6. Khung pháp lý cho hoạt động đánh giá KH&CN của Indonesia 46
4.2. Sự thay đổi chính sách quản lý KH&CN qua các thời kỳ và khung pháp lý
cho đánh giá KH&CN của Trung Quốc 47
4.2.1. Sù thay ®æi chÝnh s¸ch vÒ KH&CN cña Trung Quèc 47
4.2.2. Khung pháp lý cho hoạt động đánh giá KH&CN của Trung Quốc 50
4.3. Xây dựng khung pháp lý cho hoạt động đánh giá tại Việt Nam 53
4.3.1. Hiện trạng luật pháp về đánh giá ở Việt Nam trong 10 năm cuối 53
4.3.2. Phân tích so sánh khung pháp lý về đánh giá ở Việt Nam với các nước
57
4.3.3. Đề xuất danh mục và nội dung các văn bản chính về đánh giá KH&CN
cho Việt Nam 60
4.3.4. Đề xuất nội dung của qui đinh chung về quản lý hoạt động đánh giá ở Việt
Nam 66
CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ CHO VIỆT NAM 67
5.1. Kết quả đào tạo ngắn hạn tại NCSTE và IPM 67
5.2. Hội thảo quốc tế về đánh giá KH&CN 72
5.3. Thực hành đánh giá chương trình KH&CN 73
5.3.1. Phân tích lực chọn chương trình để thực hành đánh giá 73
5.3.2. Thiết kế đánh giá 73
5.3.3. Thu thập, điều tra thông tin về chương trình KC05 76
5.3.4. Phân tích, đánh giá và xây dựng báo cáo 78
5.3.5. Kiến nghị điều chỉnh chính sách 107
5.3.6. Bài học rút ra qua việc tổ chức đánh giá chương trình 110
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Phụ lục 1. Đề xuất qui định chung về đánh giá KH&CN
Phụ lục 2. Danh sách cán bộ được cấp chứng chỉ đào tạo về đánh giá chương
trình KH&CN
Phụ lục 3. Khung qui trình và tiêu chí đánh giá chương trình
Phụ lục 4. Danh sách cán bộ được cấp chứng chỉ đào tạo về đánh giá tổ chức
KH&CN
Phụ lục 5. Khung qui trình và tiêu chí đánh giá tổ chức KH&CN
Phụ lục 6. Danh sách các đơn vị tham dự Hội thảo tháng 12/2009
Phụ lục 7. Danh sách các đơn vị tham dự Hội thảo tháng 9/2010
Phụ lục 8. Báo cáo đánh giá tổng thể chương trình KC05
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
KH&CN - Khoa học và công nghệ
CGCN - Chuyển giao công nghệ
SHTT - Sở hữu trí tuệ
KHTN - Khoa học tự nhiên
SXTN - Sản xuất thử nghiệm
CSDL - Cơ sở dữ liệu
GPRA Government performance and
results Act
Đạo luật về kết quả và thực hiện của
chính phủ
NSTC National S&T committee Hội đồng KH&CN quốc gia Hàn Quốc
PEML Performance evaluation and
management law
Luật Quản lý và đánh giá thực hiện
OECD Organization for economic
cooperation and development
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
R&D Research and development Nghiên cứu và phát triển
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH
Stt
Họ tên Cơ quan
1
TS. Tạ Doãn Trịnh Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
2
TS. Vũ Hồng Diệp Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
3
CN Nguyễn Thị Thu Oanh Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
4
ThS Nguyễn Mai Dương Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
5
ThS. Phạm Quỳnh Anh Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
6
TS. Phạm Xuân Thảo Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
7
TS. Nguyễn Nghĩa Cộng tác viên, cựu chuyên viên Bộ KH&CN
8
GS. Fang Yan Trung tâm Đánh giá Quốc gia Trung Quốc
9
TS. Tian Delu Trung tâm Đánh giá Quốc gia Trung Quốc
10
Mr. Han Jun Trung tâm Đánh giá Quốc gia Trung Quốc
1
M U
Vi 2% tng chi ngõn sỏch nh nc, u t t ngõn sỏch nh nc cho
KH&CN hin nay t khong 400 triu USD. õy l mt c gng ln ca ng v
Nh nc th hin s quan tõm i vi hot ng KH&CN nh quc sỏch hng
u. Vi tc u t ngy cng tng, mc dự cú tớnh cht hot ng riờng v vi
nhng ri ro khú lng trc, vn hiu qu u t trong KH&CN ngy cng
c t lờn hng u v vic i mi t chc v hot ng nghiờn cu khoa hc
v phỏt trin cụng ngh l mt bc i khụng th thiu.
Ch trng thc hin i mi t chc v hot ng nghiờn cu khoa hc v
phỏt trin cụng ngh ó c hin thc hoỏ ti Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Thủ tớng Chính phủ phờ duyt Đề án đổi mới cơ
chế quản lý khoa học và công nghệ.
Theo đề án, thì cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ cha phù
hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trờng định hớng xã
hội chủ nghĩa. Thiếu quy hoạch các tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu
cầu phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và nhu cầu
phát triển kinh tế, xã hội. Các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nớc cha
đợc thực hiện đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác
quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo
và sản xuất, kinh doanh.
Cụng tỏc ỏnh giỏ, mt mt xớch quan trng trong chu trỡnh qun lý
KH&CN, cng c cp trong ỏn. ỏn ch rừ, mt trong nhng nguyờn
nhõn l do chỳng ta cha xõy dng c cỏc tiờu chớ c th ỏnh giỏ cht lng
v hiu qu ca hot ng khoa hc v cụng ngh núi chung v cỏc t chc khoa
hc v cụng ngh núi riờng. ỏn nhn mnh vic Nh nc phi quy nh ch
t ỏnh giỏ v ỏnh giỏ nh k bờn ngoi i vi cỏc t chc khoa hc v cụng
ngh cú s dng kinh phớ t ngõn sỏch nh nc theo cỏc tiờu chun phự hp vi
chun mc quc t nõng cao hiu qu s dng kinh phớ u t.
Trc nhu cu cn cú mt c quan ỏnh giỏ khoa hc v cụng ngh c lp
thc hin vic ỏnh giỏ cỏc hot ng khoa hc v cụng ngh, cỏc t chc khoa
2
học và công nghệ với mục tiêu nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động và quản lý, đồng thời bảo đảm tính khách quan trong việc đánh giá, Trung
tâm Hỗ trợ đánh giá KH&CN được thành lập năm 2006. Là một cơ quan mới
thành lập, cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện, phần lớn cán bộ chưa được đào tạo về
công tác đánh giá, Trung tâm Hỗ trợ đánh giá KH&CN hiện đang gặp rất nhiều
khó khăn về cập nhật kiến thức trong lĩnh vực đánh giá KH&CN cũng như triển
khai thực tế. Đồng thời hoạt động đánh giá của Việt Nam còn đang rất lúng túng
trong việc lựa chọn mô hình thích hợp và các điều kiện để triển khai thành công.
Để giải quyết khó khăn nêu trên, con đường ngắn nhất là phát triển hợp tác
quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm của các nước đi trước nhằm tăng cường năng lực
đánh giá cho Việt Nam và thúc đẩy hội nhập quốc tế. Trung Quốc, một nước đang
trong quá trình chuyển đổi, có thể chế chính trị và đặc điểm phát triển kinh tế - xã
hội có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, cơ cấu tổ chức hệ thống KH&CN cũng
như trình độ phát triển KH&CN thời gian qua không quá cao so với trình độ phát
triển của Việt Nam là đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm.
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư với Trung Quốc về đánh giá
KH&CN đã đặt ra 3 mục tiêu cần đạt là:
a) Đề xuất được mô hình tổ chức phù hợp để triển khai hoạt động đánh giá
KH&CN ở Việt Nam;
b) Đề xuất được khung pháp lý cần thiết để tiến tới xây dựng hành lang pháp lý
cho hoạt động đánh giá KH&CN ở Việt Nam;
c) Nâng cao được năng lực và kỹ năng thực hành đánh giá cho Việt Nam thông
qua lựa chọn và phối hợp thực hành đánh giá 01 chương trình KH&CN của Việt
Nam.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KH&CN
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Hoạt động đánh giá KH&CN trên thế giới
Cùng với thời gian trôi qua, khi khoa học và công nghệ trở thành hoạt động
có tổ chức hơn và ảnh hưởng của nó cũng gia tăng thì nhu cầu cần phải có sự kiểm
soát của cộng đồng cũng lớn hơn. Vào thời gian giữa thế chiến thứ II, tài trợ cho
nghiên cứu của cả thế giới rất hạn chế, nghiên cứu của châu Âu có ưu thế hơn do
điểm bắt đầu ở vị trí dẫn đầu cũng như các yếu tố lịch sử khác của thời đại trước
chiến tranh. Sự cân bằng quyền lực đã thay đổi sau thế chiến thứ II với đa phần
châu Âu và châu Á phải tập trung nỗ lực tái thiết tổng thể sau chiến tranh. Đây là
thời điểm để nước Mỹ đầu tư cho nền công nghiệp của mình và do hoàn toàn
không có đối thủ cạnh tranh nên các công ty của Mỹ có thể đa dạng hóa các nguồn
lực cho nghiên cứu và phát triển. Sau một thời gian cải tổ, các công ty của châu Âu
và châu Á trở lại thành các đối thủ cạnh tranh với các công ty của Mỹ, lợi nhuận
đem lại cũng như ngân sách đầu tư cho R&D vì thế giảm mạnh. Nhiều công ty
hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao phải tìm kiếm lợi nhuân ngắn hạn nên
đã không thể có đủ kinh phí đầu tư lớn cho nghiên cứu cơ bản. Như vậy, vào giữa
những năm 70 và 80 hỗ trợ cho R&D từ khối công nghiệp bị cắt giảm mạnh. Cùng
với sự rút bớt tài trợ từ ngân sách công ty, thời kỳ sau chiến tranh và suốt thời kỳ
chiến tranh lạnh, chính quyền liên bang Mỹ đã trở thành người tài trợ chính cho
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Sự chuyển đổi này cũng diễn ra trễ
hơn tại châu Âu và châu Á. Một lý do cơ bản cho sự tăng đầu tư công cho nghiên
cứu cơ bản và ứng dụng là xung đột về an ninh quốc gia với mục tiêu chiến thắng
trong cuộc chạy đua về công nghệ giữa hai khối tư bản và xã hội chủ nghĩa. Song,
vào cuối những năm 1980 và đầu 1990, ưu tiên của chính phủ thay đổi dưới áp lực
ngày càng gia tăng về việc giảm can thiệp trực tiếp và duy trì nguyên tắc tài chính.
Do vậy, bộ máy chính quyền cố gắng nhỏ gọn, R&D phải đối mặt với cạnh tranh
về tài trợ từ các nguồn khác. Giai đoạn này đòi hỏi hoạt động R&D phải có tính
giải trình và có hiệu quả. Do vậy, kết quả hoạt động R&D cần phải được nhận biết
4
trong cộng đồng nghiên cứu trước yêu cầu của các đối tác bên ngoài (như đội ngũ
lãnh đạo công ty, Quốc hội, hoặc các tổ chức công khác) (Athar Osama, 2006).
Tại Mỹ, từ năm 1993 cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá KH&CN được
triển khai dưới sự chỉ đạo của Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ
Quốc gia. Chính phủ Mỹ đã thông qua đạo luật về kết quả và hoạt động của chính
phủ – GPRA (Goverment Performance and Result Act). Đến năm 2002, chính phủ
Mỹ cho ra đời bộ Công cụ đánh giá xếp hạng Chương trình – PART (Program
Assessment Rating Tool) làm căn cứ để đánh giá 4 yếu tố của Chương trình: hình
thành và thiết kế mục tiêu; lập kế hoạch chiến lược; tổ chức quản lý chương trình;
tính giải trình và kết quả của chương trình. Trên cơ sở đó, mỗi bộ, ngành đều xây
dựng cho mình các tiêu chí rõ ràng khi đầu tư cho nghiên cứu triển khai R&D.
Nhiều tổ chức đánh giá chuyên nghiệp cũng đã ra đời như: Mạng Đánh giá Nghiên
cứu Washington - WREN, Hiệp hội Đánh giá Mỹ , nhằm đáp ứng đòi hỏi của xã
hội và đã làm hoàn thiện thêm hệ thống đánh giá ở Mỹ.
Tại châu Âu, nhiều nước như Đức, Hà Lan, Pháp rất chú trọng đến việc
đánh giá nghiên cứu ở các tổ chức KH&CN, đặc biệt là nghiên cứu trong trường
đại học. Ví dụ: CHLB Đức rất có thế mạnh về đánh giá tổ chức khoa học công
nghệ. Mục tiêu của đánh giá tổ chức tại CHLB Đức là kiểm tra chất lượng của các
cơ quan nghiên cứu trên cơ sở các nhiệm vụ của chúng; khuyến nghị về phát triển
tiếp tục hay đình chỉ hoạt động hoặc chuyển đổi các cơ sở nghiên cứu hoạt động
kém hiệu quả, từ đó định hướng thành lập thêm các cơ sở mới. Công tác đánh giá
tổ chức tập trung vào ba Hiệp hội lớn: Hiệp hội Gottfried Wilhelm Leibniz; Hiệp
hội Helmholtz và Hiệp hội Fraunhofer. Trong đó, các viện nghiên cứu và phục vụ
nghiên cứu do Bang và Liên bang tài trợ thuộc Hiệp hội Gottfried Wilhelm
Leibniz (WGL) (được gọi tắt là các tổ chức thuộc Danh sách Xanh) được đánh giá
bởi Hội đồng Khoa học CHLB Đức (Wissenschaftsrat). Danh sách Xanh bao gồm
83 tổ chức, trong đó 80% là các viện nghiên cứu và bảo tàng nghiên cứu và 20% là
các viện phục vụ cho nghiên cứu. Đây là Hệ thống viện ngoài đại học, đóng vai trò
trung gian giữa Hệ thống cơ quan nghiên cứu cơ bản (Hiệp hội Helmholtz) và Hệ
5
thống nghiên cứu gắn liền với công nghiệp (Hiệp hội Fraunhofer). Hiệp hội thứ hai
là Hiệp hội Helmholtz, một tổ chức nghiên cứu lớn nhất tại Đức, bao gồm 15 trung
tâm nghiên cứu lớn với ngân sách hàng năm lên tới 2,3 tỷ Euro và có 26500 cán bộ
nghiên cứu. Hiệp hội này tạo ra những kết quả nghiên cứu hàng đầu tại Đức trong
6 lĩnh vực chủ chốt: năng lượng, môi trường và trái đất, sức khoẻ, các công nghệ
chủ chốt, cấu trúc vật chất và hàng không vũ trụ. Thứ ba là Hiệp hội Fraunhofer
bao gồm 56 cơ sở nghiên cứu, khoảng 8000 cán bộ nghiên cứu, ngân sách hàng
năm khoảng 900 triệu Euro với nhiệm vụ thực hiện triển khai quảng bá các tri thức
khoa học trên các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng nhằm đảm bảo việc triển khai
công nghệ, đảm bảo khả năng cạnh tranh của kinh tế thủ công của Đức, giải quyết
các nhiệm vụ phục vụ công cộng, thúc đẩy các nghiên cứu phục vụ mục đích tư
nhân. Công tác đánh giá của cả hai hiệp hội này đều được chính Hiệp hội tự tổ
chức thực hiện.
Tại Hàn Quốc, Công tác đánh giá phục vụ điều phối các chương trình
KH&CN quốc gia được Viện Đánh giá và Lập kế họach KH&CN (KISTEP) đảm
trách nhằm cung cấp tư liệu cần thiết cho Văn phòng Khoa học, Công nghệ và Đổi
mới (OSTI) thực hiện việc điều phối ngân sách KH&CN quốc gia hàng năm. Việc
đánh giá cụ thể các chương trình KH&CN quốc gia được giao cho các viện đánh
giá và lập kế hoạch chuyên ngành thuộc các bộ, ngành đảm nhận. Ví dụ: tại Bộ
Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc (MOCIE) có Viện ITEP đảm
nhiệm việc đánh giá các chương trình của MOCIE nhằm trợ giúp Bộ MOCIE
hướng các đầu tư của mình vào các mục tiêu ưu tiên phù hợp với nhu cầu phát
triển đất nước.
Trung Quốc, một nước có thể chế chính trị tương tự như Việt Nam và
trình độ phát triển KH&CN không quá cao so với trình độ phát triển của Việt Nam
đã thành lập Trung tâm Đánh giá Quốc gia (NCSTE) trực thuộc Bộ KH&CN vào
năm 1997 và 22 trung tâm đánh giá cấp tỉnh.trực thuộc các sở KH&CN chịu sự chỉ
đạo nghiệp vụ của Bộ KH&CN. Ngoài ra, tại mỗi bộ, ngành và các tổ chức nghiên
cứu lớn như Viện Khoa học Trung quốc (CAS), Quỹ KHTN Quốc gia đều có các
6
đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá hoạt động KH&CN thuộc lĩnh vực mình đảm
nhận. Tại Viện Khoa học Trung quốc, từ những năm 1990 đã thành lập Trung tâm
Đánh giá, một trong những đơn vị hàng đầu của Trung Quốc về nghiên cứu lý
thuyết và ứng dụng trong lĩnh vực đánh giá, phân loại tổ chức KH&CN và các
nghiên cứu về nguồn nhân lực. Hệ thống đánh giá KH&CN của Trung Quốc trải
qua hơn 10 năm kinh nghiệm đã đạt được những thành tích đáng kể. Các đánh giá
KH&CN ở Trung Quốc tập trung vào phân bổ nguồn lực công trong KH&CN với
mục tiêu nhằm hỗ trợ việc ra quyết định và nâng cao chất lượng dịch vụ công của
Chính phủ.
1.2. Hoạt động đánh giá KH&CN trong nước
1.2.1. Các nghiên cứu về đánh giá chương trình KH&CN
Luật KH&CN được thông qua tại kỳ họp thứ thứ 7, Quốc hội khoá X và
có hiệu lực từ 1/1/2001 đã chính thức đề cập đến vấn đề tuyển chọn nhiệm vụ
KH&CN và đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện.
Do vậy, từ năm 2001, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện các nội
dung đổi mới trong xác định nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, thành lập các hội
đồng KH&CN để tư vấn, xác định những đề tài trong từng chương trình. Hoạt
động đánh giá được tập trung vào khâu tuyển chọn đầu vào (xác định cụ thể từng
đề tài, dự án và lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án) và
đánh giá nghiệm thu. Việc tuyển chọn thực hiện theo kết quả chấm điểm của các
hội đồng tư vấn đánh giá hồ sơ đăng ký. Các đề tài khi kết thúc thường được
nghiệm thu thông qua kết quả đánh giá của hội đồng khoa học.
Mặc dù đã có cải tiến đáng kể trong đánh giá đầu vào và đánh giá nghiệm
thu, công tác đánh giá KH&CN vẫn hướng vào đối tượng đề tài, dự án cụ thể là
chính. Các nỗ lực đánh giá cũng mới chỉ dừng lại ở phạm vi đánh giá từng đề tài,
dự án riêng biệt trong khi cơ chế tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ đã được tổ chức theo chương trình.
7
Khi tiến hành tổng kết các chương trình nghiên cứu, kể cả chương trình
KH&CN cấp nhà nước, các kết quả đánh giá riêng lẻ nói trên chưa minh chứng
được mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra của cả chương trình hay sự hợp lý giữa
qui mô đầu tư và kết quả thu nhận được. Do vậy, các ý kiến đánh giá thường thiếu
thống nhất về kết quả và hiệu quả chung cho mỗi chương trình.
Thêm vào đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, việc rà soát, điều chỉnh
mục tiêu, nội dung nghiên cứu hay huy động thêm các nguồn lực để đạt mục tiêu
đã đề ra của chương trình thường bị bỏ qua. Lý do là chức năng đánh giá giữa kỳ
đối với các chương trình KH&CN chưa được coi trọng. Vì vậy, cơ hội sử dụng kết
quả đánh giá giữa kỳ để hỗ trợ kịp thời cho các quyết sách quản lý chưa được tạo
ra. Đây cũng là điểm rất khác biệt trong hoạt động quản lý các chương trình
nghiên cứu của nước ta với nhiều nước khác trên thế giới và là một trong những
nguyên nhân làm cho hoạt động đánh giá chưa thực sự là công cụ hay chức năng
thiết yếu của chu trình quản lý KH&CN.
Trong những năm 2004-2005, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của công tác đánh giá, Bộ KH&CN đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, học
tập kinh nghiệm của Hàn Quốc trong xây dựng phương pháp và tiêu chí đánh giá
KH&CN. Nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư “Xây dựng phương pháp, tiêu
chí đánh giá chương trình, đề tài khoa học và công nghệ tại Việt Nam” do Viện
Ứng dụng phối hợp với Viện Lập kế hoạch và đánh giá KH&CN Hàn Quốc –
KISTEP thực hiện trong thời gian này. Dự án này đã tạo ra sự chuyển biến trong
nhận thức từ đánh giá đề tài, dự án cụ thể sang đánh giá chương trình theo mục
tiêu. Kết quả của nhiệm vụ là phía đối tác Hàn Quốc đã chuyển giao kinh nghiệm
về quản lý và đánh giá R&D của Hàn Quốc và thực hiện đánh giá thử nghiệm sử
dụng mô hình của Hàn Quốc đối với 01 chương trình và 02 đề tài của Việt Nam.
Kết quả cuối cùng của dự án là đã đề xuất các định hướng chính sách cho công tác
quản lý R&D của Việt Nam trong tương lai.
8
1.2.2. Các nghiên cứu về đánh giá tổ chức KH&CN
Ngoài đối tượng đánh giá là chương trình và đề tài, nhiều quốc gia trên thế
giới đã thực hiện việc đánh giá các tổ chức nghiên cứu. Kết quả đánh giá tổ chức
nghiên cứu thường được sử dụng làm căn cứ để xem xét tính hợp lý trong đầu tư
(nhân lực, vật lực, tài lực) cho tổ chức đó hay để phát triển một lĩnh vực nghiên
cứu nhất định. Đối với nước ta, đây là những vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Mới đây,
trong nhiều hội nghị, hội thảo, các nhà quản lý thường nhắc đến việc đánh giá hiệu
quả đầu tư cho KH&CN ở qui mô viện nghiên cứu hay qui mô một ngành, một
lĩnh vực. Như vậy, nhu cầu cho đánh giá tổ chức nghiên cứu đã xuất hiện ở Việt
Nam và việc nghiên cứu các mô hình đánh giá tổ chức nghiên cứu đã trở lên cấp
thiết.
Trong các năm 2004-2005, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Đức thuộc
Viện Nghiên cứu Hệ thống sản xuất và Công nghệ thiết kế Fraunhofer,
(Fraunhofer Institute for Production Systems and Design Technology - IPK), Viện
Chiến lược và Chính sách KH&CN đã thực hiện dự án VISION “Đánh giá hệ
thống khoa học và công nghệ của Việt Nam”. Mục tiêu của dự án là phân tích và
đánh giá hệ thống KH&CN với việc xem xét mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn của hệ thống. Dự án thực hiện ba nội dung chính: 1) Phân tích nhu cầu của
khu vực công nghiệp đối với khoa học và công nghệ; 2) Đánh giá kết quả hoạt
động KH&CN hiện tại - đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu
trong các trường đại học và không thuộc đại học; 3) Đề xuất nguyên tắc thiết kế để
cấu trúc lại hệ thống KH&CN. Mặc dù, dự án mới thực hiện được một số nội dung
tập trung chủ yếu vào vấn đề đánh giá chính sách đổi mới KH&CN, song dự án
VISION cũng đã góp phần giới thiệu hệ thống chỉ số đo lường đầu vào và chỉ số
đo lường kết quả KH&CN – một trong những thước đo quan trọng trong đánh giá
định lượng của thế giới để phía Việt Nam làm quen.
Qua thực hiện các dự án này, phía Việt Nam cũng nhận thức được việc
đánh giá KH&CN không thể tiến hành một cách có hiệu quả khi chỉ nhằm vào một
công đoạn riêng biệt của chu trình quản lý. Thí dụ chỉ chú ý đến đánh giá kết quả
và hiệu quả kinh tế mang lại khi kết thúc từng đề tài dự án mà chưa xem xét rõ
9
mục tiêu đặt ra ban đầu của đề tài, dự án đó; hoặc yêu cầu các chỉ số kinh tế định
lượng và tính toán tác động của đề tài, dự án ngay khi nhà khoa học mới kết thúc
giai đoạn tạo ra vật mẫu hay dây chuyền thử nghiệm.
Kết quả của các nhiệm vụ trên đã đóng góp nhiều trong việc nâng cao
nhận thức của cộng đồng về vai trò và ý nghĩa thiết thực của đánh giá KH&CN;
đào tạo kiến thức ban đầu cho các cán bộ làm công tác hỗ trợ quá trình xây dựng
chính sách KH&CN.
1.2.3. Các hoạt động liên quan đến nghiên cứu đánh giá và sự hình thành cơ
quan đánh giá độc lập – Trung tâm Hỗ trợ Đánh giá KH&CN
Trên thế giới, việc đánh giá kết quả của một đối tượng nhất định, trước hết
phải căn cứ vào mục tiêu đặt ra cho đối tượng đó, tức là mức độ hoàn thành mục
tiêu cũng như sự đúng đắn của mục tiêu đó. Với quan niệm như vậy, nhiều nước
đã chú ý đến nội dung đánh giá xác định nhu cầu đầu vào cho KH&CN và gắn kết
quả xác định nhu cầu đầu vào với việc đặt yêu cầu cho sản phẩm đầu ra. Đồng thời,
trong quá trình tổ chức thực hiện, không thể bỏ qua chức năng theo dõi, giám sát
và đánh giá giữa kỳ để cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý. Vì
vậy, việc thiết kế các tiêu chí đánh giá đều được dự kiến sẵn ngay từ khi lập kế
hoạch và chuẩn bị ra quyết định đầu tư.
Ở nước ta, phương thức lập kế hoạch và quản lý dựa trên kết quả đầu ra
cũng bắt đầu được giới thiệu. Với sự trợ giúp của cộng đồng Quốc tế, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã hình thành khung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã
hội, đánh giá chương trình, dự án ODA và ban hành thành các quyết định hành
chính để chính thức áp dụng [1].
Điều quan trọng thu nhận được từ thực hiện các dự án nói trên là cần phải
hình thành một tổ chức đánh giá độc lập, chuyên nghiệp làm cầu nối quan trọng
giữa các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà tài trợ. Từ nhu cầu thực tiễn
trên, Trung tâm Hỗ trợ đánh giá KH&CN thuộc Bộ KH&CN được thành lập tháng
11/2005, chính thức hoạt động từ tháng 3/2006 có các chức năng chính như sau:
- Nghiên cứu chuyên môn, nghiệp vụ về đánh giá KH&CN;
10
- Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho việc đánh giá nhiệm vụ
KH&CN, tổ chức KH&CN và nhân lực KH&CN;
- Triển khai các hoạt động hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị xây dựng kế
hoạch KH&CN quốc gia, phục vụ công tác quản lý nhà nước và các hoạt động
KH&CN khác.
Với các chức năng như vậy, nhiệm vụ của Trung tâm được đặt ra là hỗ trợ
hiệu quả công tác quản lý KH&CN thông qua công tác đánh giá và mục tiêu là làm
thế nào để hoạt động đánh giá KH&CN được triển khai đồng bộ và trở thành qui
định bắt buộc trong hoạt động KH&CN ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chuẩn và
thông lệ quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên, chiến lược phát triển của Trung tâm
là tranh thủ học hỏi kinh nghiệm quốc tế để rút ngắn thời gian hoàn thiện cơ cấu,
tổ chức, nâng cao năng lực đánh giá cho Việt Nam.
Do vậy, trong thời gian 2006-2007, một nhiệm vụ nghiên cứu khác được
Bộ KH&CN phê duyệt là học tập phương pháp lập kế hoạch và xây dựng chương
trình nghiên cứu của Hàn Quốc với đơn vị được giao chủ trì là Trung tâm Hỗ trợ
đánh giá KH&CN. Dự án đã tổ chức đào tạo tổng thể về công tác lập kế hoạch và
xây dựng chương trình KH&CN cho 23 cán bộ thuộc các bộ ngành khác nhau; đào
tạo chuyên sâu cho 07 cán bộ tại Hàn quốc về lập kế hoạch và xây dựng thử 01
chương trình KH&CN cho Việt Nam. Sau khi kết thúc dự án, phía Việt Nam có
một đội ngũ cán bộ bước đầu được trang bị các kiến thức cơ bản về lập kế hoạch
và xây dựng chương trình để từ đó có thể phát triển và vận dụng vào công tác lập
kế hoạch và xây dựng chương trình nghiên cứu của Việt Nam phù hợp với chuẩn
mực quốc tế. Dự án đã xây dựng thí điểm một chương trình nghiên cứu “Nuôi
dưỡng các nhóm nghiên cứu mạnh để phát triển các công nghệ chủ chốt đạt tới
trình độ quốc tế” và đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thí điểm triển
khai chương trình này ở Việt Nam.
Hiện tại, Trung tâm Hỗ trợ đánh giá KH&CN đã tạo được mối quan hệ hợp tác
với Viện KISTEP và STEPI của Hàn Quốc; bước đầu có quan hệ với Bộ BMBF,
Hội đồng Khoa học và Viện IFQ thuộc Quỹ DFG của CHLB Đức để vận động
phía CHLB Đức hỗ trợ 01 chuyên gia tình nguyện đến làm việc tại Việt Nam.
11
CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn đối tác Trung Quốc trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
Đối với Việt Nam, đối tác Trung Quốc có các thế mạnh sau:
+ Là nước láng giềng có lịch sử quan hệ lâu đời, có sự tương đồng về hệ thống
chính trị, kinh tế-xã hội và văn hoá. Trung quốc mới trải qua giai đoạn tăng
trưởng kinh tế nhanh từ những điều kiện kinh tế- xã hội khá tương đồng với
Việt Nam nên có nhiều bài học kinh nghiệm sát thực với điều kiện thực tế của
Việt Nam hiện nay, kể cả về tính chất nghiên cứu và trình độ KH&CN.
+ Nền KH&CN phát triển mạnh góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế,
đưa Trung Quốc từ quốc gia lạc hậu trở thành quốc gia có vị trí quan trọng trên
trường quốc tế. Trong đó, công tác đánh giá của Trung Quốc được cho là công
cụ hữu hiệu trong việc hỗ trợ quản lý KH&CN.
+ Mô hình mạng lưới đánh giá của Trung Quốc khá hoàn thiện với các chức năng
nhiệm vụ của từng thành viên rõ ràng, tách biệt, đảm bảo hoạt động có hiệu
quả.
Trung Quốc đã thành lập Trung tâm Đánh giá Quốc gia (NCSTE) trực
thuộc Bộ KH&CN vào năm 1997 và 22 trung tâm đánh giá cấp tỉnh.trực thuộc các
sở KH&CN chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ KH&CN. Ngoài ra, tại mỗi bộ,
ngành và các tổ chức nghiên cứu lớn như Viện Khoa học Trung quốc (CAS), Quỹ
KHTN Quốc gia đều có các đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá hoạt động KH&CN
thuộc lĩnh vực mình đảm nhận.
Trung tâm Đánh giá Quốc gia Trung Quốc được thành lập với chức năng
nhiệm vụ gần với Trung tâm Hỗ trợ đánh giá KH&CN và đã rất thành công với 10
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá: hơn 1000 đề tài, dự án, hơn 100 trung
tâm kỹ thuật, đào tạo hơn 600 chuyên gia đánh giá; liên kết với gần 90 tổ chức
đánh giá trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Viện Chính sách và Quản lý thuộc
Viện Khoa học Trung Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm có thế mạnh về đánh giá
12
và phân loại các tổ chức nghiên cứu khoa học cho 89 viện nghiên cứu trực thuộc
Viện Khoa học Trung Quốc định kỳ 2 năm một lần.
Tại Viện Khoa học Trung quốc, từ những năm 1990 đã thành lập Trung
tâm Đánh giá, một trong những đơn vị hàng đầu của Trung Quốc về nghiên cứu lý
thuyết và ứng dụng trong lĩnh vực đánh giá, phân loại tổ chức KH&CN và các
nghiên cứu về nguồn nhân lực. Hệ thống đánh giá KH&CN của Trung Quốc trải
qua hơn 10 năm kinh nghiệm đã đạt được những thành tích đáng kể. Các đánh giá
KH&CN ở Trung Quốc tập trung vào phân bổ nguồn lực công trong KH&CN với
mục tiêu nhằm hỗ trợ việc ra quyết định và nâng cao chất lượng dịch vụ công của
Chính phủ.
NCSTE và IPM đã khởi đầu bằng việc thực hiện nhiều dự án hợp tác quốc
tế, để tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế phù hợp với nước đang phát triển trong giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Đây cũng là con đường mà phía
Trung tâm Hỗ trợ đánh giá KH&CN của Việt Nam đang lựa chọn để phát triển
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá, sự sẵn sàng chuyển giao tri thức
và sự tương đồng trong nhiều mặt, các đối tác Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội chia
sẻ kinh nghiệm về tổ chức hoạt động đánh giá phù hợp với đặc điểm của hệ thống
chính trị, KH&CN cũng như phong tục, tập quán của Việt Nam. Đồng thời Trung
Quốc sẽ giúp đỡ Việt Nam đào tạo cán bộ đánh giá với chi phí không quá cao.
Kinh nghiệm đánh giá của Trung Quốc được đúc kết từ các nước tiên tiến và được
cải tiến phù hợp với các nước đang phát triển là khá phù hợp với hoàn cảnh của
Việt Nam.
Trong giai đoạn xây dựng năng lực đánh giá ban đầu của mình, ngoài việc
học hỏi kinh nghiệm xây dựng chương trình KH&CN, Trung tâm Hỗ trợ đánh giá
KH&CN bắt đầu triển khai việc tiếp thu kiến thức về đánh giá tổ chức và thực
hành đánh giá chương trình KH&CN. Một trong các nước được Trung tâm Hỗ trợ
Đánh giá KH&CN lựa chọn để học hỏi kinh nghiệm là Trung Quốc. Từ năm 2007,
Trung tâm Hỗ trợ Đánh giá KH&CN đã tạo được mối quan hệ đối tác thân thiện
với Trung tâm Đánh giá KH&CN Quốc gia (NCSTE) thuộc Bộ Khoa học và Công
13
nghệ Trung Quốc và Viện Chính sách và Quản lý (IPM) thuộc Viện Khoa học
Trung quốc.
Với lý do nêu trên, Trung Quốc được coi là một trong những đối tác quan
trọng nhất trong hợp tác đánh giá KH&CN của Việt Nam.
2.2. Phạm vi, cách thức tổ chức và phối hợp với 2 đối tác Trung Quốc
trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
Do đối tác NCSTE có thế mạnh về đánh giá chương trình nhà nước (ví dụ
chương trình 863), Trung tâm Hỗ trợ Đánh giá KH&CN chủ trương mời chuyên
gia Trung Quốc sang Việt Nam đào tạo về lý thuyết đánh giá và hướng dẫn thực
hành đánh giá 01 chương trình KH&CN của Việt Nam, đồng thời cử cán bộ Việt
Nam sang Trung Quốc tham gia học thập kinh nghiệm và thực hành đánh giá
chương trình tại NCSTE.
Trong khi đó, đối tác IPM có thế mạnh về đánh giá tổ chức KH&CN sẽ hỗ
trợ Việt Nam đào tạo 4-6 chuyên gia về đánh giá tổ chức bằng khoá học lý thuyết
và thực hành tại Trung Quốc.
Song song với việc chuyển giao kinh nghiệm đánh giá chương trình và
đánh giá tổ chức, các đối tác Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm tư vấn cho Việt Nam
về mô hình tổ chức đánh giá và khung pháp lý cho hoạt động đánh giá. Kết quả
mong đợi của dự án là xây dựng được mô hình tổ chức và khung pháp lý cần thiết
cho hoạt động đánh giá của Việt Nam; đào tạo được đội ngũ cán bộ Việt Nam về
đánh giá chương trình và tổ chức nắm vững nghiệp vụ để có thể chuyển giao tri
thức, từng bước hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động đánh giá ở Việt Nam.
2.3. Cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
Trong việc thực hiện dự án với Trung Quốc, nền tảng của hợp tác là phía Trung
Quốc cung cấp dịch vụ tư vấn, phía Việt Nam tiếp thu tri thức, tổ chức thu thập
số liệu, khảo sát thực tế và chuẩn bị các hội thảo, các buổi tiếp xúc để chuyên gia
hai nước trao đổi kết quả tiến tới việc cùng thiết kế hệ thống tổ chức, xây dựng
khung pháp lý và thực hiện đánh giá. Cách tiếp cận này dựa trên phương pháp vừa
học vừa làm sẽ giúp cho việc đào tạo đạt hiệu quả cao.
14
Có thể chia việc hợp tác nghiên cứu với các đối tác Trung Quốc thành 3 giai
đoạn sau:
a) Giai đoạn 1
Trong thời gian đầu của dự án, theo hướng dẫn của phía Trung Quốc, Việt
Nam sẽ làm song song các phần việc là:
+ Thu thập thông tin về các chương trình nhà nước và cùng với chuyên gia của
NCSTE lựa chọn một chương trình phù hợp cho thực hành đánh giá.
+ Phối hợp với chuyên gia Trung Quốc thiết kế sơ bộ việc đánh giá
+ Tổ chức điều tra thu thập thông tin theo thiết kế sơ bộ.
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiến để hình thành mô hình tổ chức, khung
pháp lý phù hợp với Việt Nam.
b) Giai đoạn 2
Phía Trung Quốc sẽ tư vấn cho Việt Nam về kỹ năng tổ chức đánh giá chương
trình đã chọn và tham gia các hội thảo liên quan đến xây dựng mô hình tổ chức và
đề xuất khung pháp lý cho hoạt động đánh giá ở Việt Nam theo các hình thức:
+ Tham gia các hội nghị tham vấn về đánh giá do phía Việt Nam tổ chức liên
quan đến các chủ đề hợp tác đã chọn.
+ Hướng dẫn kinh nghiệm và kỹ thuật đánh giá phù hợp với thiết kế đã chọn cho
các cán bộ Việt Nam ở Trung Quốc và tại Việt Nam.
+ Tư vấn cho Việt Nam về các vấn đề cần vượt qua khi phân tích, đánh giá hiện
trạng và kế hoạch hành động khi hình thành khung pháp lý.
+ Tư vấn cho Việt Nam đề xuất phương án xây dựng mô hình tổ chức và mạng
lưới đánh giá phù hợp với Việt Nam.
+ Phối hợp đưa ra các kinh nghiệm cần thiết để soạn thảo một số văn bản quy
phạm về đánh giá KH&CN
+ Tổ chức tập huấn cho các cán bộ Việt Nam tại Trung Quốc (về đánh giá tổ
chức tại IPM và đánh giá chương trình tại NCSTE).
c) Giai đoạn 3
Hai bên sẽ hợp tác tổ chức đánh giá chương trình KH&CN và phía Việt Nam
15
chủ động lựa chọn phương án xây dựng mô hình tổ chức đánh giá và soạn thảo
các quy định về đánh giá trình cơ quan có thẩm quyền:
+ Chuyên gia Trung Quốc phối hợp với cán bộ Việt Nam thiết kế chi tiết qui
trình, thủ tục và tiêu chí đánh giá đối với chương trình đã lựa chọn. Phía Việt
Nam chịu trách nhiệm tổ chức điều tra thu thập bổ sung thêm các thông tin
phục vụ đánh giá.
+ Hai bên phối hợp phân tích số liệu, tổ chức các hội đồng đánh giá tại Việt Nam
và NCSTE giúp VISTEC hoàn thành báo cáo đánh giá.
+ Phía Việt Nam chủ động lựa chọn phương án xây dựng mô hình tổ chức đánh
giá và soạn thảo các quy định về đánh giá trình cơ quan có thẩm quyền.
+ Tổ chức hội thảo và khuyến nghị kế hoạch triển khai hoạt động đánh giá ở Việt
Nam.
2.4. Các nội dung nghiên cứu cụ thể
a) Nội dung 1: Xây dựng mô hình triển khai công tác đánh giá KH&CN của
Việt Nam
+ Phân tích, so sánh các mô hình cơ cấu tổ chức đánh giá KH&CN của một số
nước trên thế giới để lựa chọn mô hình thích hợp tổ chức trỉển khai công tác
đánh giá KH&CN ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu các yếu tố dẫn đến thành công của mô hình và đề xuất các điều
kiện để triển khai mô hình tổ chức đánh giá KH&CN (phối hợp với chuyên gia
Trung Quốc).
+ Xây dựng cấu trúc mô hình thể chế đảm bảo vận hành có hiệu quả hoạt động
đánh giá KH&CN ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp thích hợp để triển khai
mô hình tổ chức được lựa chọn.
b) Nội dung 2: Xây dựng khung pháp lý cho công tác đánh giá KH&CN của
Việt Nam
+ Phân tích hiện trạng các chính sách, qui định và các điều luật liên quan đến
đánh giá KH&CN, chỉ rõ những thuận lợi khó khăn, bất cập trong khung
pháp lý để đề xuất giải pháp hoàn thiện.
16
+ Đề xuất khung chính sách, danh mục và nội dung cơ bản của các văn bản
qui phạm pháp luật về đánh giá KH&CN (phối hợp với chuyên gia Trung
Quốc).
+ Soạn thảo một số văn bản chủ yếu về đánh giá KH&CN (quy định đánh giá
KH&CN, quy định đánh giá đầu ra và đầu vào của đề tài/dư án và chương
trình KH&CN, đánh giá tổ chức KH&CN ; xây dựng phương pháp, qui
trình, tiêu chí đánh giá chương trình và đánh giá tổ chức KH&CN).
c) Nội dung 3: Xây dựng năng lực đánh giá cho Việt Nam (đào tạo cán bộ,
tập huấn, hội thảo, thực hành đánh giá…) đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc
tế
+ Cử cán bộ đào tạo ngắn hạn tại NCSTE và IPM.
+ Tổ chức các hội thảo quốc tế về đánh giá nhằm học tập, trao đổi kinh
nghiệm với các nước tiên tiến và trong khu vực, thúc đẩy hội nhập quốc tế
về đánh giá.
+ Triển khai đánh giá 01 chương trình KH&CN cấp nhà nước, gồm các nội
dung sau: Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn 01 chương trình phù hợp để triển
khai ứng dụng phương án đánh giá; (phối hợp với chuyên gia Trung Quốc);
Thiết kế qui trình đánh giá (mô phỏng kinh nghiêm của Trung Quốc); Triển
khai công tác điều tra, thu thập số liệu phục vụ đánh giá; Xử lý và phân tích
sơ bộ các số liệu thu được; Tổ chức công tác đánh giá; Lập báo cáo đánh
giá.
17
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHO HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ Ở VIỆT NAM
3.1. Các mô hình hệ thống đánh giá KH&CN của một số nước trên thế giới
3.1.1. Mô hình của Mỹ
Mô hình đánh giá ở Mỹ là mô hình phi tập trung, mỗi tổ chức chịu trách
nhiệm đánh giá về hoạt động của mình. Tất cả các tổ chức được Chính phủ đầu tư
về KH&CN đều có các bộ phận đánh giá, hàng năm thực hiện đánh giá và gửi Báo
cáo kết quả đánh giá cho Quốc hội.
Quỹ Khoa học NSF – National Sicence Foundation đánh giá hoạt động của
Quỹ và các chương trình nghiên cứu cơ bản do Quỹ hỗ trợ. Quỹ thành lập Hội
đồng Tư vấn để đánh giá kết quả theo Luật về Thực hiện và Kết quả của Chính
phủ (GPRA). Hội đồng Tư vấn gồm 20 thành viên chịu trách nhiệm xem xét về sự
đầu tư của quỹ trong nghiên cứu và đào tạo nhằm xác định các thành quả quan
trọng mà Quỹ đã đạt được đáp ứng với các mục tiêu chiến lược về phát minh, đào
tạo, và hạ tầng nghiên cứu. Hội đồng sử dụng tiêu chí đánh giá, chỉ số kết quả để
đánh giá kết quả của các chương trình mà Quỹ đã tài trợ và đệ trình báo cáo hàng
năm cho Ban Giám đốc về kết quả đánh giá theo từng mục tiêu chiến lược.
Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ (NIST – National Institute of Standards and
Technology) chịu trách nhiệm đánh giá chương trình Công nghệ tiên tiến (ATP -
Advanced Technology Program) hỗ trợ R&D trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SMEs) và các chương trình về đổi mới công nghệ . NIST thành lập Văn phòng
Đánh giá kinh tế chịu trách nhiệm đo lường sự thành công của Chương trình ATP
thông qua các dự án đánh giá về lập kế hoạch, triển khai và thực hiện chương trình
ATP. Văn phòng Đánh giá đã xây dựng Tài liệu “Công cụ đánh giá đầu tư công
cho R&D” (A Toolkit for Evaluating Public R&D Investment) để hướng dẫn cho
các chuyên gia đánh giá thuộc NIST. Tài liệu này cung cấp khung đánh giá, các
phương pháp, kỹ thuật, công cụ, nguyên tắc và các thông tin về đánh giá và là tài
liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý chương trình công nghệ của Chính phủ.
18
Bộ Năng lượng – Department of Energy (DOE) đánh giá hoạt động R&D
và các chương trình Phát triển công nghệ về năng lượng. Văn phòng Hiệu quả
năng lượng và năng lượng tái sinh (EERE – Office of Energy Efficiency and
Renewable Energy) chịu trách nhiệm quản lý 10 chương trình của Bộ Năng lượng.
Văn phòng đã xây dựng các tài liệu về “Quản lý các chương trình chung – Nghiên
cứu về đánh giá”, “Phương pháp đánh giá các chương trình R&D” để hướng dẫn
và cung cấp các thông tin cần thiết về đánh giá như: Lập kế hoạch đánh giá, thiết
kế đánh giá, quản lý quá trình đánh giá, phổ biến và sử dụng kết quả.
Nhằm tích hợp thông tin về kết quả vào quá trình phân bổ ngân sách, năm
2001, Văn phòng Tổng thống đã công bố “Chương trình Quản lý của Tổng thống –
PMA - President’s Management Agenda”. Để thực hiện chương trình này, Văn
phòng Quản lý và Ngân sách (OBM – Office of Management and Budget) đã soạn
thảo Bộ công cụ để đánh giá xếp hạng các chương trình (Program Assessment
Rating Tool – PART). Bộ Công cụ cung cấp phương pháp phù hợp để đánh giá các
chương trình của Liên bang trong quá trình xem xét phân bổ ngân sách, trong đó
có các tiêu chí đầu tư cho R&D. Tiêu chí để đầu tư cho R&D tập trung vào chất
lượng nghiên cứu, sự phù hợp và kết quả của chương trình.
Bên cạnh các tổ chức đánh giá thuộc các cơ quan Chính phủ, ở Mỹ còn có
các tổ chức tư vấn trung gian, chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá như : Hiệp hội
đánh giá Mỹ (AEA - American Evaluation Association), Tổ chức tư vấn đánh giá
tác động công nghệ (TIA – Technology Impact Assessment Consulting Inc.)…
3.1.2. Mô hình của Canada
Là một đất nước có nền dân chủ nghị viện, Canada có ba cấp chính quyền :
liên bang, tỉnh và lãnh thổ, các thành phố. Mô hình đánh giá liên bang là mô hình
đánh giá phi tập trung. Mỗi tổ chức chịu trách nhiệm đánh giá các sáng kiến của
mình thông qua chức năng đánh giá nội bộ, độc lập với bộ phận quản lý. Kết quả
đánh giá phải được chia sẻ với các cơ quan bên ngoài có quan tâm. Trong cơ cấu
đánh giá của Chính phủ Canada, có 4 cơ quan tham gia chính :
19
Ủy ban Ngân sách : Cung cấp các định hướng và hướng dẫn đánh giá của
Chính phủ cho các Bộ, ngành (Do Ban Thư ký soạn thảo).
Các Bộ, ngành : Xây dựng năng lực đánh giá phù hợp với yêu cầu và nguồn,
đánh giá chính sách, chương trình và các sáng kiến của Bộ, ngành mình.
Trưởng các cơ quan và bộ phận đánh giá : Đưa ra chủ trương và định hướng
để thực hiện đánh giá.
Các nhà quản lý : quản lý kết quả đánh giá.
Ngoài ra, tại Canada còn có nhiều tổ chức tư vấn, đánh giá chuyên nghiệp
chuyên cung cấp các dịch vụ đánh giá cho các cơ quan, bao gồm cả các cơ quan
của Chính phủ như : KPMG Consulting PL, Canada (Chi nhánh của Mạng lưới các
tổ chức chuyên về kiểm toán, thuế, và dịch vụ tư vấn), Tổ chức Tư vấn FORUM
Đánh giá KH&CN trong phạm vi chính quyền liên bang trở nên phổ biến
vào đầu những năm 80. Có 4 tổ chức chính quản lý và điều phối các hoạt động
KH&CN ở Canada :
- Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada – National Research Council of
Canada
- Hội đồng Nghiên cứu Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật Canada – Natural
Science and Engineering Research Council of Canada
- Cơ quan Tài nguyên thiên nhiên Canad – Natural Resouces Canada
- Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn – The Social Sciences
and Humanities Research Council
Căn cứ “Chính sách và Tiêu chuẩn đánh giá của Chính phủ” do Ủy ban
Ngân sách ban hành, các tổ chức trên đã thành lập bộ phận đánh giá chuyên nghiệp
thực hiện đánh giá các viện nghiên cứu, chương trình và các sáng kiến thuộc tổ
chức mình. Các đánh giá đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc lập kế
hoạch, quản lý hoạt động và rủi ro.
3.1.3. Mô hình của Hàn Quốc
Mô hình đánh giá KH&CN của Hàn Quốc là sự kết hợp giữa mô hình tập
trung và phân tán, có cơ quan chuyên trách thuộc chính phủ.
20
Căn cứ “Luật đặc biệt về Khoa học và Đổi mới công nghệ” (ban hành tháng
hai, năm 1998) và “Luật về việc Thành lập, Hoạt động và Phát triển các Viện
Nghiên cứu Chính phủ” (ban hành tháng 1 năm 1999), các hoạt động đánh giá
KH&CN tại Hàn Quốc bao gồm 3 loại hình :
Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá tất cả các chương trình R&D do nhà
nước cấp kinh phí và một số dự án đặc biệt trong trường hợp cần thiết;
Ba Hội đồng nghiên cứu (trực thuộc Thủ tướng) thực hiện đánh giá các viện
nghiên cứu Chính phủ.
Các cơ quan quản lý và đánh giá thuộc các Bộ, ngành như : Viện Lập Kế
hoạch và Đánh giá KH&CN – KISTEP - Bộ KH&CN; Viện Lập Kế hoạch
và Đánh giá Công nghệ Công nghiệp - ITEP - Bộ Thương mại, Công
nghiệp và Năng lượng; Viện Đánh giá Công nghệ Thông tin IITA - Bộ
Thông tin và Viễn thông… chịu trách nhiệm đánh giá các đề tài, dự án theo
quy định của từng Bộ.
Trong các quốc gia thuộc OECD, Hàn Quốc được coi là nước đang tiến
vững chắc trên con đường đến giám sát đánh giá, có mô hình triển khai hoạt động
đánh giá KH&CN đồng bộ và nhất quán. Tuy nhiên, cộng đồng khoa học tại Hàn
Quốc đang chỉ trích sự trùng lặp và chồng chéo trong Hệ thống đánh giá làm cho
cán bộ nghiên cứu và các viện nghiên cứu chịu nhiều gánh nặng về đánh giá.
3.1.4. Mô hình của Philipine
Giống như hầu hết các nước đang phát triển, sự phát triển về KH&CN ở
Philippines dựa theo nguyên tắc giao nhiệm vụ theo đầu vào, hay là do yếu tố cung
đẩy (supply-push). Phương pháp này thường không đáp ứng được nhu cầu thực sự
của nền kinh tế. Các kết quả nghiên cứu thường có ít tác động lên xã hội. Khi quá
trình toàn cầu hóa tăng áp lực lên nhu cầu phát triển về KH&CN, mô hình lập kế
hoạch phát triển KH&CN dựa theo nhu cầu của nền kinh tế bắt đầu thành hình.
Các kế hoạch cho KH&CN phải xem xét đến nhu cầu từ khu vực tư nhân và của
người sử dụng cuối cùng. Để đối mặt với những thay đổi này, Cục Khoa học và
Công nghệ Philipine đã nỗ lực lên kế hoạch cho các sản phẩm, dịch vụ tiềm năng
21
và các biện pháp tăng hiệu suất, hiệu quả thông qua đánh giá KH&CN. Cục Khoa
học và Công nghệ Philipine có 5 hội đồng quốc gia theo 5 lĩnh vực KH&CN, mỗi
hội đồng thực hiện việc đánh giá trong lĩnh vực của mình. Các hội đồng cũng
thường mời các chuyên gia nước ngoài tham gia vào quá trình đánh giá.
3.2. Mô hình hệ thống đánh giá KH&CN của Trung Quốc
* Hệ thống đánh giá của Trung Quốc
Mô hình hệ thống đánh giá KH&CN của Trung Quốc dưới dạng kết hợp tập
trung và phân tán, có cơ quan chuyên trách gồm các thành phần cả trong và ngoài
chính phủ. Hoạt động đánh giá tại Trung Quốc vẫn chủ yếu do nhà nước tài trợ và
chính phủ có vai trò quyết định trong việc đánh giá tất cả các loại hoạt động phát
triển quốc gia. Những đánh giá do các tổ chức phi chính phủ thực hiện không gây
được ảnh hưởng đối với cách đánh giá hiện nay.
Hệ thống đánh giá KH&CN của Trung Quốc gồm 3 cấp: cấp quốc gia, cấp
bộ, ngành và cấp địa phương (h×nh 3.1).
Hình 3.1. Mô hình mạng lưới đánh giá ở Trung Quốc