Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của đảo nhiệt đô thị đến chất lượng không khí bằng phương pháp viễn thám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẢO NHIỆT
ĐƠ THỊ ĐẾN CHẤT LƢỢNG KHƠNG KHÍ BẰNG
PHƢƠNG PHÁP VIỄN THÁM

Chuyên ngành:

Quản lý tài nguyên và môi trƣờng

Mã số:

60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH -02/2016


Cơng trình đƣợc hồn thành tại: Trƣờng đại học Bách Khoa – ĐHQG –HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ VÂN

Cán bộ nhận xét 1: TS. Lê Thị Kim Thoa

Cán bộ nhận xét 2: TS. Lƣơng Văn Việt

Luận văn thạc sĩ đã đƣợc bảo vệ tại trƣờng Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM


ngày 25 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm :
1. PGS.TS Lê Văn Trung
2. TS. Lâm Đạo Nguyên
3. TS. Lê Thị Kim Thoa
4. TS. Lƣơng Văn Việt
5. TS. Nguyễn Văn Minh Mẫn
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa ( nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA MÔI TRƢỜNG
VÀ TÀI NGUYÊN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

MSHV:

7140491


Ngày sinh:

Nơi sinh:

TPHCM

Mã số:

60850101

11/03/1990

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng

I.
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẢO
NHIỆT ĐÔ THỊ ĐẾN CHẤT LƢỢNG KHƠNG KHÍ BẰNG PHƢƠNG PHÁP
VIỄN THÁM
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
1. Nhiệm vụ: Ứng dụng viễn thám nắm bắt sự hình thành đảo nhiệt đô thị bề
mặt và tác động của đảo nhiệt đến chất lƣợng khơng khí của phía Bắc Thành
phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động
2. Nội dung:
(1) Đánh giá biến động đảo nhiệt đô thị theo không gian và thời gian giai đoạn
1995-2015
(2) Phân tích, đánh giá chất lƣợng khơng khí đơ thị theo thành phần bụi PM10
ở TPHCM
(3) Xác định mối quan hệ và tìm tƣơng quan giữa các biến về nhiệt và PM10
(4) Đề xuất giải pháp giảm nhẹ tác động của đảo nhiệt đô thị và cải thiện chất
lƣợng mơi trƣờng khơng khí đơ thị.

II.
III.
IV.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ:
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : TS. TRẦN THỊ VÂN
TPHCM, ngày ….tháng……năm 2015
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Trần Thị Vân

PGS.TS. Lê Văn Khoa
TRƢỞNG KHOA


i

LỜI CẢM ƠN
---------oOo-------Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của rất nhiều người. Tôi xin chân thành gởi làm cảm ơn đến:
Gia đình, đặc biệt là Ba Mẹ tơi đã ln bên cạnh, nâng đỡ trong suốt quá
trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Trường Đại học Bách Khoa
Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt
những năm học tập ở trường.
Cô Trần Thị Vân người đã cung cấp cho tôi những tài liệu tham khảo bổ ích
và trực tiếp hướng dẫn phương pháp cũng như nội dung của đề tài. Cô luôn thường

xuyên góp ý, đề xuất những ý tưởng cho đề tài luận văn của tôi.
Tập thể lớp cao học quản lý môi trường 2014 và bạn Lê Thị Hồng Minh đã
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận
văn, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp của Q Thầy Cơ và bạn bè, tham khảo
nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Tơi rất mong nhận được
những thơng tin đóng góp, phản hồi q báu từ q Thầy Cô.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.

Nguyễn Thị Tuyết Mai


ii

TĨM TẮT
Đảo nhiệt đơ thị và ơ nhiễm khơng khí là những vấn đề môi trƣờng đang đƣợc
chú ý quan tâm hiện nay đặc biệt ở khu vực đô thị. Mặc dù vấn đề này diễn ra ngày
càng mạnh mẽ nhƣng các biện pháp quản lý, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động vẫn
cịn nhiều hạn chế. Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh
khảo sát đảo nhiệt đô thị bề mặt từ các kênh hồng ngoại nhiệt theo khả năng phát xạ
của bề mặt thực cho khu vực phía Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh. Thành phần ơ
nhiễm khơng khí đƣợc khảo sát cụ thể là thành phần bụi PM10 đƣợc chiết xuất từ
các kênh phản xạ thơng qua tính tốn giá trị độ dày quang học sol khí (AOT) của
ảnh Landsat. Mối tƣơng quan giữa nhiệt độ bề mặt và bụi PM10 đƣợc xem xét
nhằm tìm mối quan hệ giữa chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với phía Bắc
thành phố Hồ Chí Minh, biến động nhiệt độ có xu hƣớng ngày càng tăng và mở
rộng dần diện tích những vùng có nhiệt độ cao ra các vùng ngoại ô. Trong giai đoạn
1995-2015, xu hƣớng hình thành đảo nhiệt đơ thị bề mặt với 4 vị trí điển hình cho
thấy sự khác biệt rõ ràng giữa nhiệt độ bề mặt của khu vực đô thị và khu vực nông
thôn với mở rộng không gian đảo nhiệt năm 2015 gấp 4 lần so với năm 1995. Nhiệt

độ bề mặt và phân bố nồng độ PM10 cao đƣợc phát hiện trên các điểm giao lộ và
trục giao thông, khu công nghiệp và các khu vực có cơng trình xây dựng và thấp ở
những nơi có mật độ cây xanh. Dựa vào kết quả phân tích tƣơng quan giữa nhiệt độ
bề mặt và bụi PM10, vào năm 2015, cho thấy giữa chúng có mối tƣơng quan chặt
chẽ với nhau. Từ đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp thích hợp để giảm nhẹ sự
hình thành đảo nhiệt đô thị bề mặt cho khu vực trong tình hình nóng ấm tồn cầu và
cải thiện ơ nhiễm khơng khí mơi trƣờng đơ thị. Kết quả nghiên cứu của luận văn có
thể sử dụng để hỗ trợ công tác quy hoạch và quản lý môi trƣờng đô thị trong xu
hƣớng biến đổi khí hậu. Đồng thời kết quả


iii

ABSTRACT
Urban heat island and air pollution are the serious environmental problems
that are being noticed in urban area. Although this takes place more intensely, but
the management, prevention and mitigation methods are still limited. The thesis
presents the results of research and application of remote sensing technology which
is used for surveying urban heat island from the thermal infrared channels by
capability of real surface emissivity for the northern of Ho Chi Minh city. The
composition of polluted air is PM10 dust extracted from reflective channels and
calculated by aerosol optical thickness (AOT) of Landsat. The correlation between
temperature of surface and PM10 dust were observed to find out their relationship.
The results showed that temperature fluctuations tend to grow and extend the high
– temperature zone toward the suburd. From 1995 to 2015, the trend of urban heat
island formation with four typical locations showed clear difference in surface
temperature between urban and rural area with expanning heat island space is as 4
times in 2015 compared to 1995. The distribution of high PM10 concentrations and
surface temperature were detected on intersection points and traffic route, industrial
zones and constructed areas. Based on the results of correlation analysis between

temperature of surface and PM10 dust in 2015 showed that they had a relationship
with each other. Therefore, the thesis proposed appropriate measures to slightly
mitigate urban heat island formation of surface for the city in global warming and
polluted air in urban location. The results of the thesis prefer to urban planning and
environmental management in the trend of climate change nowadays. On the other
hand, the results also demonstrate the ability of using space technology to support
environmental monitoring and climate change in cities.


iv

LỜI CAM ĐOAN
------oOo------

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn
trực tiếp của TS. Trần Thị Vân. Ngoại trừ những nội dung đã đƣợc trích dẫn, các số
liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn này là hồn tồn chính xác, trung thực và
chƣa từng đƣợc cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu nào khác trƣớc đây.

Tôi xin lấy danh dự của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này.

Nguyễn Thị Tuyết Mai


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................iv

MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ................................................ viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4
4. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................................ 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................7
VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................7
1.1. Đảo nhiệt đô thị và các tác động .......................................................................8
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nhiệt .............................................................................8
1.1.2. Đảo nhiệt đô thị ............................................................................................ 10
1.1.3. Tác động của đảo nhiệt đơ thị ......................................................................12
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐẢO NHIỆT ĐƠ THỊ VÀ CHẤT LƢỢNG
KHƠNG KHÍ SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH ............................................................... 14
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ..............................................................................14
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................................18
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.......................................................................21
1.3.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................21
1.3.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................22
1.3.3. Khí hậu .........................................................................................................23
1.3.4. Kinh tế xã hội ............................................................................................... 23
1.3.5. Tình hình phát triển đơ thị hóa tại TPHCM .................................................23
1.3.6. Hiện trạng mơi trƣờng khơng khí tại TPHCM .............................................25
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........26
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC .......................................................................................27
2.1.1. Cơ sở viễn thám ........................................................................................... 27

2.1.2. Bức xạ và nguyên lý .....................................................................................33
2.1.3. Cơ sở về sự hình thành đảo nhiệt đơ thị.......................................................36
2.1.4. Cơ sở về độ dày quang học sol khí và ơ nhiễm khơng khí ..........................39


vi

2.1.5. Mối quan hệ giữa đảo nhiệt và ô nhiễm khơng khí......................................40
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................42
2.2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................45
2.2.2. Phƣơng pháp xác định nhiệt độ bề mặt ........................................................47
2.2.2.4. Các bƣớc tính tốn độ phát xạ và nhiệt độ bề mặt trong luận văn ....53
2.2.3. Phƣơng pháp mô phỏng nồng độ PM10 ......................................................54
2.2.4. Các phép hiệu chỉnh cần thiết trong tiền xử lý dữ liệu viễn thám ...............58
2.2.5. Đánh giá sai số kết quả xử lý dữ liệu viễn thám ..........................................60
2.3. DỮ LIỆU SỬ DỤNG......................................................................................61
2.2.6. Ảnh vệ tinh ...................................................................................................61
2.2.7. Các dữ liệu khác ........................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: BIẾN ĐỘNG NHIỆT ĐỘ VÀ ĐẢO NHIỆT ĐÔ THỊ.......................63
3.1. Quy trình chiết xuất và cơ sở đánh giá nhiệt độ bề mặt..................................64
3.1.1. Quy trình chiết xuất nhiệt độ bề mặt ............................................................ 64
3.1.2. Tiền xử lý ảnh .............................................................................................. 64
3.1.1. Cơ sở đánh giá nhiệt độ bề mặt ....................................................................66
3.2. Biến động nhiệt độ đơ thị bề mặt khu vực phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 1995-2015 ..................................................................................................67
3.2.1. Phân bố nhiệt độ bề mặt ...............................................................................67
3.2.3. Đánh giá sai số kết quả xử lý ảnh nhiệt vệ tinh ...........................................72
3.2.4. Xu hƣớng nhiệt độ bề mặt giai đoạn 1995-2015 .........................................73
3.2.5. Diễn biến nhiệt độ biến đổi theo mùa trong năm 2015 ................................ 76
3.3. Biến động đảo nhiệt đô thị bề mặt ..................................................................79

3.3.1. Xu hƣớng biến động đảo nhiệt đô thị bề mặt ...............................................79
3.3.2. Hình thái đảo nhiệt đơ thị bề mặt .................................................................83
CHƢƠNG 4: Ô NHIỄM BỤI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢO NHIỆT ĐÔ THỊ BỀ
MẶT TRÊN KHU VỰC ĐÔ THỊ .............................................................................86
4.1. Quy trình xây dựng và cơ sở đánh giá bản đồ phân bố bụi PM10 .....................87
4.1.1. Quy trình xây dựng bản đồ phân bố bụi PM10 ............................................87
4.1.2. Cơ sở đánh giá nồng độ PM10 .....................................................................88
4.2. Xây dựng bản độ phân bố không gian bụi PM10 khu vực đô thị thành phố Hồ
Chí Minh ...................................................................................................................90
4.2.1. Chuẩn hóa tƣơng đối ảnh 1995, 2005, 2015 theo ảnh 2003 ........................90
4.2.2. Bản đồ phân bố nồng độ bụi khu vực đơ thị thành phố Hồ Chí Minh .........92
4.2.3. Phân tích xu thế mơi trƣờng bụi PM10 ........................................................96
4.3. Tác động của đảo nhiệt đô thị bề mặt và tình hình ơ nhiễm bụi PM10 trong
khu vực nghiên cứu .................................................................................................101
4.3.1. Tác động của đảo nhiệt đô thị và PM10 ....................................................101
4.3.2. Phân bố theo không gian giữa SUHI và PM10 ..........................................102


vii

4.3.3. Phân tích tƣơng quan .................................................................................105
CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẢO
NHIỆT ĐÔ THỊ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG MƠI TRƢỜNG KHƠNG KHÍ
.................................................................................................................................111
5.1. Chiến lƣợc chung cho giảm thiểu tác động của đảo nhiệt đô thị bề mặt .........112
5.2. Giải pháp giảm thiểu tác động của đảo nhiệt đô thị bề mặt và cải thiện chất
lƣợng mơi trƣờng khơng khí. ..................................................................................113
5.2.1 Tăng cƣờng mở rộng mảng xanh đô thị .....................................................113
5.2.2. Quy hoạch và cấu trúc xây dựng đơ thị....................................................117
5.2.3. Hành lang thơng gió .................................................................................118

5.2.4. Tăng cƣờng mở rộng mặt nƣớc .................................................................119
5.2.5. Lợi ích chung của một số giải pháp ..........................................................120
5.3. Giải pháp cho công tác quản lý môi trƣờng ..................................................120
KẾT LUẬN .............................................................................................................124
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................127
PHỤ LỤC ................................................................................................................134


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

AOT

Độ dày quang học sol khí ( Aerosol Optical Thickness)

AHI

Đảo nhiệt khí quyển (Atmospherice Heat Island)

AUHI

Đảo nhiệt khí quyển đơ thị (Atmospherice Urban Heat Island)

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐPX


Độ phát xạ

GPCs

Điểm khống chế mặt đất

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

LST

Nhiệt độ bề mặt đất ( Land surface temperature)

NDVI

Chỉ số phân biệt thực vật chuẩn hóa ( Normalized Difference
Vegetation Index)

NDWI

Chỉ số phân biệt nƣớc chuẩn hóa ( Normalized difference Water
Index)

LST


Nhiệt độ bề mặt

SUHI

Đảo nhiệt đơ thị bề mặt ( Surface urban heat island)

UHI

Đảo nhiệt đô thị (Urban heat island)

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Đặc trƣng cơ bản của SUHI và AUHI ......................................................11
Bảng 2.1: Bảng dữ liệu ảnh thu nhận ........................................................................62
Bảng 3.1. Số liệu và kết quả sai số tính nhiệt độ qua các thời điểm chụp ảnh .........73
Bảng 3.2. Nhiệt độ bề mặt trung bình (oC) giai đoạn 1995-2015 ............................. 73
Bảng 3.3. Nhiệt độ trung bình (oC) các quận huyện thuộc khu vực Bắc TPHCM ...74
Bảng 3.4. Phần trăm diện tích (%) khơng gian tƣơng ứng các khoảng chia nhiệt độ
bề mặt trên 3 thời điểm chụp ảnh ..............................................................................75
Bảng 3.5. Nhiệt độ bề mặt trung bình (oC) năm 2015 ..............................................76
Bảng 3.6. Diện tích khơng gian của SUHI (ha) ........................................................80
Bảng 4.1. Các thơng số thống kê tính trên kênh Green ảnh 2005 và 2015 ...............92
Bảng 4.2. Nồng độ PM10 tính và PM10 thực tế tại trạm đo năm 2005 ........... Error!

Bookmark not defined.
Bảng 4.3. Vị trí một số điểm chú ý có giá trị nồng độ PM10 > 300 µg/m3 năm 2015
...................................................................................................................................98
Bảng 4.4. Dữ liệu vùng ngẫu nhiên LST và PM10 của ảnh vệ tinh landsat ngày 2401-2015....................................................................................................................106
Bảng 4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính giữa PM10 và LST ...................................107
Bảng 4.6. Phân tích tƣơng quan phi tuyến giữa LST và PM10 ..............................108
Bảng 5.1 Suất phản chiếu và độ phát xạ của các vật liệu mái nhà khác nhau ........117
Bảng 5.2. So sánh các chiến lƣợc giảm thiểu tác động của đảo nhiệt ....................120


x

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Nguồn sinh nhiệt bề mặt đơ thị ...................................................................8
Hình 1.2 : Mặt cắt đảo nhiệt đơ thị ...........................................................................11
Hình 1.3. Khu vực nghiên cứu trong tồn TPHCM .................................................22
Hình 1.4. Cơ cấu dân số Thành phố Hồ Chí Minh chia theo khu vực ......................24
Hình 2.1 : Các kênh đƣợc sử dụng trong viễn thám .................................................28
Hình 2.2. Phổ điện từ thể hiện các kênh sử dụng trong các vùng hấp thụ của khí
quyển của viễn thám quang học ................................................................................31
Hình 2.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................ 46
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình chiết xuất nhiệt độ bề mặt trên ảnh vệ tinh .....................65
Hình 3.2 : Bản đồ độ phát xạ bề mặt trên 3 ảnh vệ tinh vào thời điểm chụp ............68
Hình 3.3. Phân bố nhiệt độ bề mặt trên ảnh vệ tinh vào các thời điểm chụp............71
Hình 3.4. Phân bố nhiệt độ trên ảnh vệ tinh vào 3 thời điểm chụp năm 2015 ..........77
Hình 3.5. Vị trí các SUHI điển hình khu vực Bắc TPHCM vào các thời điểm chụp
ảnh ............................................................................................................................. 83
Hình 3.6. Mặt cắt LST trên các bề mặt đất khác nhau đi qua các quận/huyện trên
ảnh vệ tinh ngày 24/01/2015 .....................................................................................85
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình tổng qt xây dựng bản đồ phân bố khơng gian nồng độ

PM10 .........................................................................................................................89
Hình 4.2. Đồ thị tƣơng quan xác định các hệ số thực nghiệm dùng trong định chuẩn
tƣơng đối các ảnh vệ tinh ..........................................................................................91
Hình 4.3. Bản đồ mơ phỏng nồng độ PM10 khu vực nội thành TpHCM vào các
thời điểm chụp ...........................................................................................................94
μg/m3 ngày
24/01/2015.................................................................................................................96
Hình 4.5. Bản đồ mơ phỏng nồng độ PM10 khu vực nội thành TpHCM vào các thời
điểm chụp năm 2015 ...............................................................................................100
Hình 4.6. Phân bố khơng gian LST và mô phỏng PM10 tại các thời điểm chụp ảnh
vệ tinh landsat. ........................................................................................................103


xi

Hình 4.7. Một số vị trí minh LST cao và PM10 cao năm 2005 ..............................104
Hình 4.8. Vị trí lấy mẫu ngẫu nhiên trích LST và PM10 của ảnh vệ tinh landsat
ngày 24-01- 2015 ....................................................................................................106
Hình 4.9. Đồ thị mối quan hệ giữa LST và PM10 trên các mơ hình hồi quy. ........109
Hình 5.1. Mảng xanh đơ thị trên đƣờng Võ Văn Kiệt. ...........................................116
Hình 5.2. Mơ hình nhà vƣờn xếp ở Quận 2, TPHCM.............................................116


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu
hiện rõ nhất của nó là sự nóng lên của trái đất cùng với mật độ xuất hiện thƣờng
xuyên hơn và gay gắt hơn của các đợt nắng nóng với cƣờng độ cao. Sự gia tăng

nhiệt độ kéo theo sự dâng của mực nƣớc biển và sự xuất hiện nhiều hơn của bão, lũ
lụt và hạn hán kéo dài. Nguyên nhân là do các quá trình phát triển quá độ của con
ngƣời,

t là q trình đơ thị hóa. Điều này đã làm cho các vấn đề

của môi trƣờng nhiệt đơ thị cũng nhƣ chất lƣợng khơng khí ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn và tác động xấu đến kinh tế, xã hội và đặc biệt là môi trƣờng
sống. Mặc khác, do chính sự thay đổi này cùng với bức xạ mặt trời có thể làm thay
đổi nồng độ các chất ơ nhiễm khơng khí nhƣ bụi, O3, NOx, VOC, CO2, SO2… tác
động xấu đến lên sức khỏe cộng đồng.
Ở các thành phố, nơi tập trung đông dân cƣ do sự phát triển mạnh mẽ của
q trình đơ thị hóa đã làm thay đổi đáng kể cảnh quan của khu vực. Suy giảm lớp
phủ thực vật, mở rộng không gian đất ở và các cơng trình cơng cộng, chuyển đổi đất
canh tác và gia tăng bề mặt không thấm là một số nguyên nhân đặc trƣng góp phần
làm tăng nhiệt độ khu vực đô thị so với khu vực nông thôn. Sự khác biệt nhiệt độ
giữa hai khu vực này có thể dao động từ 3-6oC, có khi lên đến 11-12oC (Trần Thị
Vân và nnk, 2011). Sự chênh lệch nhiệt độ này đã dẫn đến hiệu ứng “ Ốc đảo nhiệt
đô thị” (UHI - Urban heat Island). Hiện tƣợng này xảy ra khi vào cùng thời điểm,
nhiệt độ trung bình ở khu vực phát triển đô thị với nhiều công trình nhân tạo cao
hơn ở khu vực cơng viên và nông thôn với môi trƣờng tự nhiên xung quanh và gây
nên hiện tƣợng bức xạ nhiệt bề mặt dị thƣờng. Về bản chất, các bề mặt không thấm
(bê tông, đƣờng nhựa, bãi đỗ xe…) thu nhận bức xạ mặt trời và chuyển đổi thành
năng lƣợng nhiệt. Một phần nhiệt này truyền qua lớp bề mặt không thấm và đi vào
môi trƣờng bên dƣới lớp bề mặt, một phần phản xạ lại vào khơng khí bên trên dƣới


2

dạng hiển nhiệt. Bức xạ nhiệt bề mặt dị thƣờng này sẽ lan truyền lên trên theo các

dòng đối lƣu tác động vào khí quyển, vừa đốt nóng lớp khơng khí bên trên vừa làm
thay đổi điều kiện hồn lƣu khí quyển và tác động đến khí hậu khu vực, gây ra các
kiểu thời tiết cực đoan và thay đổi thành phần các sol khí. Vì vậy, nhiệt độ bề mặt là
một tham số quan trọng trong việc đặc trƣng hóa sự trao đổi năng lƣợng giữa bề mặt
đất và khí quyển. Đồng thời, nhiệt độ bề mặt đất là một biến quan trọng đƣợc sử
dụng trong nhiều ứng dụng nhƣ biến đổi khí hậu, thủy văn, các nghiên cứu biến
động môi trƣờng nhiệt và tác động đến chất lƣợng khơng khí.
Ngƣời ta cũng tìm thấy hiện tƣợng đảo nhiệt có liên quan đến ơ nhiễm khơng
khí. Vì nhiệt độ cao trong thành phố, khơng khí nóng nhẹ cùng với khói bụi từ từ
bay lên, khơng khí vùng ven lạnh và nặng thổi vào thành phố ở tầng thấp, khiến cho
khói và bụi rất lâu tan. Khơng khí nóng bốc lên cao trở thành khơng khí lạnh và
nặng, từ từ trƣợt ra tứ phía, khi đến tầng thấp lại bị thổi vào thành phố, tạo ra một
vịng tuần hồn khơng khí bẩn trên bầu trời thành phố. Nguồn khơng khí bẩn chủ
yếu từ khí thải cơng nghiệp, các loại khói của các thiết bị thiêu đốt và khói xả xe cộ,
bụi từ các cơng trình xây dựng. Các thành phần này sẽ hòa trộn lẫn vào nhau và lẩn
quẩn bên trên bầu trời thành phố. Chúng cũng chính là nguyên nhân góp phần gây
ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe cộng đồng hiện nay. Đảo nhiệt có thể mở rộng phạm vi
ảnh hƣởng trong điều kiện thời tiết cực nóng và rõ rệt vào mùa hè. Nhiệt độ tăng sẽ
làm tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát (quạt, máy lạnh…), từ đó thải ra mơi
trƣờng nhiều khí độc gây hại. Nếu nhiệt độ khơng khí tăng cao đáng kể và khí hậu
biến đổi đột ngột trong mùa nóng thì dễ dàng tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong.
Trong những năm gần đây, ở nƣớc ta nhiệt độ mơi trƣờng đơ thị ngày càng
tăng cao, thƣờng xun có những ngày nhiệt độ trên 35oC, có khi đỉnh điểm đạt tới
38-39oC. Là một trong 10 thành phố ở Việt Nam bị ảnh hƣởng nhiều nhất do mực
nƣớc biển dâng (Carew-Reid & Jeremy, 2007) và có chỉ số dễ tổn thƣơng do ảnh
hƣởng của BĐKH là 6/10, bị ảnh hƣởng của mực nƣớc biển dâng là 10/10, thành
phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện nay cũng phải đang đối mặt với nhiều thách thức
do BĐKH nhất là tình trạng nắng nóng và mƣa trái mùa. Nó đã gây thiệt hại khơng



3

ít đến mơi trƣờng sống cũng nhƣ tác động sức khỏe cộng đồng. Sự gia tăng dân số
và phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến giao thông tăng nhanh, đồng thời các nhà cao
tầng cũng đƣợc xây dựng nhiều hơn. Mật độ xây dựng càng cao, nhiệt độ bức xạ bề
mặt càng cao. Trong khi đó, lớp phủ bề mặt thực vật, diện tích và mật độ cây xanh
của thành phố ngày càng thu hẹp dần. Sự cân bằng trạng thái tự nhiên đang bị phá
vỡ. Điều này tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi vi khí hậu do sự tăng lên của nhiệt
độ đô thị so với các vùng phụ cận, hình thành “ Ốc đảo nhiệt đơ thị” và hiện tƣợng
sóng nhiệt ngày càng thƣờng xuyên hơn. Thực tế, biến đổi khí hậu trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh biểu hiện qua tình trạng nắng nóng và mƣa trái mùa đã gây
thiệt hại khơng ít đến môi trƣờng sống cũng nhƣ tác động sức khỏe khu dân cƣ.
Vậy, liệu chúng ta có khả năng dự đốn cƣờng độ mạnh yếu của đảo nhiệt
nhiệt đơ thị? Hiện tƣợng đảo nhiệt đơ thị có tác động nhƣ thế nào đến chất lƣợng
khơng khí? Để có thể hiểu đƣợc vấn đề này, môi trƣờng nhiệt đô thị và hiện tƣợng
đảo nhiệt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cần thiết phải đƣợc nghiên cứu cẩn
thận và phân tích chính xác các đặc tính về nó, từ đó đánh giá tác động của đảo
nhiệt đến chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí xung quanh. Đồng thời cũng sẽ có
những cảnh báo và các giải pháp thích ứng trong điều kiện thời tiết biến đổi xấu nhƣ
hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động
của đảo nhiệt đô thị đến chất lượng khơng khí bằng phương pháp viễn thám”
đƣợc thực hiện. Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc hoạch định chính sách
giảm thiểu tác động của đảo nhiệt và cải thiện chất lƣợng khơng khí ở TPHCM.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc trƣng đảo nhiệt đô thị và chất lƣợng khơng khí giai đoạn
1995-2015 trên cơ sở ứng dụng viễn thám, qua đó xem xét tác động và xác định mối
tƣơng quan giữa sự thay đổi nhiệt độ bề mặt và chất lƣợng khơng khí của khu vực
phía Bắc TPHCM, góp phần phục vụ cơng tác quy hoạch và quản lý môi trƣờng đô
thị bền vững.



4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
(1) Đảo nhiệt đô thị thông qua chỉ tiêu nhiệt độ đƣợc trích xuất từ ảnh vệ tinh
có kênh nhiệt với độ phân giải trung bình 60-120m ( ảnh Landsat)
(2) Thành phần bụi PM10, một trong các chỉ tiêu dùng đánh giá chất lƣợng
khơng khí, đƣợc trích xuất từ ảnh vệ tinh Landsat.
Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực nghiên cứu là phía Bắc TPHCM (khơng kể đến Huyện Nhà Bè và
Huyện Cần Giờ), nơi đây có đặc điểm địa hình và cảnh quan phong phú, bên cạnh
sự phát triển đô thị tăng tốc trong vài thập niên gần đây khiến cho mơi trƣờng nhiệt
độ tại đây rất đa dạng, có khác biệt rõ nét giữa khu vực nội thành và vùng ven.
Đồng thời, các hoạt động nhân sinh từ quá trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa cũng
khiến cho mơi trƣờng khơng khí có nhiều biến đổi.
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu trong giai đoạn 1995-2015 ( theo thời gian
có ảnh vệ tinh tốt nhất)
Giới hạn của nghiên cứu:
(1) Đảo nhiệt đơ thị là q trình diễn ra kể cả ngày lẫn đêm, xảy ra trên diện
rộng, gồm đảo nhiệt đô thị bề mặt và đảo nhiệt đô thị không khí (đảo
nhiệt khí quyển). Tuy nhiên, luận văn chỉ xem xét đến các thông tin trực
tiếp từ ảnh vệ tinh tài nguyên trích xuất dữ liệu nhiệt độ bề mặt để đánh
giá đảo nhiệt đô thị bề mặt vào ban ngày (dựa vào thời gian có ảnh vệ
tinh).
(2) Để đánh giá chất lƣợng khơng khí có nhiều chỉ tiêu đƣợc quy định nhƣ
trong Quy chuẩn QCVN 05 : 2013/BTNMT. Tuy nhiên, do thời gian thực
hiện luận văn quá ngắn, nên học viên chỉ xem xét đơn cử cho chỉ tiêu bụi
PM10

(3) Đồng thời, luận văn cũng đã kế thừa kết quả nghiên cứu của giáo viên
hƣớng dẫn (Trần Thị Vân và nhóm nghiên cứu, 2014) về mơ phỏng phân


5

bố nồng độ PM10 từ kênh Green của ảnh Landsat, là kênh hấp thụ sol
khí cao nhất và phƣơng trình hồi quy giữa PM10 và AOT vào năm 2003
để tiến hành phân tích ảnh vệ tinh cho các giai đoạn sau. Cơng trình đã
đƣợc cơng bố trên tạp chí chun ngành vào năm 2014 và học viên đƣợc
phép sử dụng.
4. Nội dung nghiên cứu
(1) Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến tình hình biến động nhiệt
độ và chất lƣợng khơng khí đơ thị và cơ sở khoa học về kỹ thuật viễn
thám ứng dụng trong khảo sát hiệu ứng đảo nhiệt
(2) Đánh giá biến động đảo nhiệt đô thị theo không gian và thời gian giai
đoạn 1995-2015
(3) Phân tích, đánh giá chất lƣợng khơng khí đơ thị theo thành phần bụi
PM10 ở TPHCM
(4) Xác định mối quan hệ và tìm tƣơng quan giữa các biến về nhiệt và PM10
(5) Đề xuất giải pháp giảm nhẹ tác động của đảo nhiệt đô thị và cải thiện
chất lƣợng môi trƣờng khơng khí đơ thị.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Hiện nay, biến động nhiệt độ ngày càng diễn ra mạnh mẽ và tác động đến
chất lƣợng khơng khí ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên những nghiên cứu về biến đổi
nhiệt độ đô thị tác động đến chất lƣợng khơng khí ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc thực
hiện, đặc biệt trong lĩnh vực áp dụng cơng nghệ viễn thám. Trong khi đó, các trạm
quan trắc mặt đất từ trạm khí tƣợng cịn hạn chế do mật độ phân bố trạm khá thƣa
thớt, mỗi tỉnh thành chỉ có từ 1-2 trạm. Chúng chỉ phản ánh điều kiện nhiệt của khu

vực cục bộ xung quanh trạm đo. Bên cạnh đó, các trạm quan trắc tự động chất
lƣợng khơng khí cũng là vấn đề, do kinh phí lắp đặt cao và cơng tác bảo trì cũng
khơng đƣợc chú ý. Đo đạc mặt đất các chỉ tiêu môi trƣờng khơng khí cũng chỉ thực
hiện bằng sức ngƣời, khơng thƣờng xuyên và chỉ cũng vài điểm đo rời rạc, thƣa


6

mỏng. Dữ liệu viễn thám có độ phân giải khơng gian cao hơn và phần phủ mặt đất
lớn hơn, đồng thời cho phép thu nhận thông tin bề mặt trái đất ngay cả những vùng
con ngƣời không thể đến đƣợc. Vì vậy việc ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong đánh
giá mơi trƣờng nhiệt và chất lƣợng khơng khí là một hƣớng tiếp cận khả thi, với các
cơ sở khoa học đã đƣợc đánh giá trên toàn thế giới.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp một phần cơ sở khoa học cho
việc minh chứng mối tƣơng quan giữa đảo nhiệt đô thị và chất lƣợng môi trƣờng
không khí trên địa bàn TPHCM, đồng thời cũng minh chứng cho khả năng ứng
dụng công nghệ viễn thám trong giám sát mơi trƣờng với điều kiện biến đổi khí hậu
hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn sẽ cung cấp bức tranh tổng thể về xu hƣớng biến động
nhiệt độ đơ thị và tác động của nó đến chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí cho khu
vực phía bắc TPHCM. Từ đó giúp các nhà quản lý mơi trƣờng, nhà quy hoạch đơ
thị có những định hƣớng đúng đắn trong quy hoạch xây dụng đô thị bền vững trong
xu thế nóng ấm lên tồn cầu nhƣ hiện nay.
Cung cấp cơ sở dữ liệu, bản đồ nhiệt, bản đồ mô phỏng thành phần bụi
PM10 để làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu môi trƣờng nhiệt đô thị và tác
động đến chất lƣợng khơng khí cho thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác
cả nƣớc.



7

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN
VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


8

1.1.

Đảo nhiệt đô thị và các tác động

1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nhiệt
Có rất nhiều cơ sở về sự hình thành và phát sinh nhiệt trong vùng đô thị và
lân cận của nó góp phần vào sự hình thành UHI. Hình 1.1 cho thấy các nguồn dự trữ
năng lƣợng bề mặt đô thị phát sinh nhiệt. Năng lƣợng mặt trời chiếu đến khu vực đơ
thị sẽ là một phƣơng trình định lƣợng dòng năng lƣợng vào và ra. Căn bằng năng
lƣợng của vùng đô thị và vùng nông thôn xung quanh sẽ khác nhau do sự khác biệt
về độ che phủ đất, đặc trƣng bề mặt và mức độ của hoạt động của con ngƣời. Những
khác biệt đó có thể ảnh hƣởng đến sự sản sinh và lan truyền nhiệt mà có thể dẫn đến
sự khác biệt về nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ khơng khí ở khu vực thành thị so với
nông thôn (EPA, 2008a) .Các yếu tố khác nhau đó là:

Hình 1.1: Nguồn sinh nhiệt bề mặt đơ thị
(Nguồn: David Sailor, 2007)
(1) Bức xạ sóng ngắn: gồm tia cực tím (UV), ánh sáng nhìn thấy, và bức xạ hồng
ngoại gần từ mặt trời chiếu đến mặt đất. Năng lƣợng này là động lực chính sinh
ra nhiệt. Bề mặt đơ thị có tính chất hấp thụ, lƣu trữ và phản xạ rất ít bức xạ trở
lại khí quyển so với thảm thực vật và bề mặt bao phủ tự nhiên. Điều này làm

tăng nhiệt độ khu vực.


9

(2) Lưu trữ nhiệt: sự lƣu trữ nhiệt tăng ở các thành phố một phần do cấu trúc bề
mặt đô thị có sự phản xạ mặt trời thấp hơn so với bề mặt tự nhiên ở nông thôn.
Nhƣng sự lƣu trữ nhiệt cũng bị ảnh hƣởng bởi các tính chất nhiệt của vật liệu
xây dựng và cấu trúc hình học đơ thị. Cấu trúc hình học đơ thị có thể là nguyên
nhân gây ra bức xạ sóng ngắn, đặc biệt là trong các hẻm đô thị, chúng bị phản
chiếu trên các bề mặt tòa nhà cao tầng xung quanh và tiếp tục đƣợc hấp thụ thay
vì thốt ra khí quyển.
(3) Bức xạ sóng dài (hồng ngoại): các tịa nhà hoặc các đối tƣợng khác hấp thụ
bức xạ sóng ngắn chiếu đến, chúng có khả năng tái tỏa năng lƣợng trở lại dƣới
dạng năng lƣợng sóng dài hoặc nhiệt. Trong khi đó, cấu trúc hình học đơ thị có
thể cản trở giải phóng bức xạ sóng dài, bức xạ hồng ngoại vào khí quyển. Đặc
biệt vào ban đêm, do cơ sở hạ tầng dày đặc ở một số khu vực phát triển, khu
vực đô thị, khu dân cƣ…các khu vực này khơng dễ dàng giải phóng bức xạ
sóng dài để làm mát, và nhiệt bị mắc kẹt trong các cấu trúc này góp phần làm
tăng nhiệt.
(4) Nhiệt ẩn: là nhiệt sinh ra để làm mát. Độ ẩm bề mặt trái đất có đƣợc thơng qua
sự bay hơi nƣớc của thực vật và đất ẩm. Bốc hơi nƣớc là quá trình bức xạ đƣợc
sử dụng bởi thực vật, đất và nƣớc để biến đổi nƣớc thành hơi nƣớc. Việc sử
dụng năng lƣợng này trong quá trình bốc hơi nƣớc làm giảm năng lƣợng mặt
trời chiếu đến và giảm bức xạ mặt đất. Khu vực đơ thị có xu hƣớng bốc hơi
nƣớc ít hơn khu vực có cảnh quan thiên nhiên do cấu trúc và vật liệu xây dựng
đặc trƣng của đô thị. Hơi ẩm này giảm dẫn đến khô, cộng với cơ sở hạ tầng đô
thị không thấm nƣớc dẫn đến nhiệt độ bề mặt cao, góp phần nhiệt độ khơng khí
cao hơn.
(5) Nhiệt hiện: nhiệt sinh ra do sự khác biệt giữa nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ bề

mặt. Nhiệt độ bề mặt đô thị cao hơn nhiệt độ không khí, lƣợng nhiệt này đƣợc
truyền lên trên thơng qua tầng đối lƣu góp phần cân bằng năng lƣợng đơ thị và
làm tăng nhiệt độ khơng khí.
(6) Nhiệt do con người: là nhiệt sinh ra do hoạt động của con ngƣời nhƣ xe ơ tơ,
máy điều hịa, thiết bị cơng nghiệp, hoạt động sản xuất và một số nguồn nhân


10

tạo khác đóng góp làm tăng nhiệt độ đơ thị. Nhiệt do con ngƣời sinh ra ở khu
vực đô thị sẽ cao hơn khu vực nông thôn do mật độ dân số và hoạt động sản
xuất cao hơn. Điều này góp phần vào sự hình thành sự chênh lệch nhiệt độ đáng
kể giữa hai khu vực này.
Nhiệt góp phần vào sự hình thành UHI là nhiệt tổng hợp của các yếu tố trên.
Trong đó, nhiệt đƣợc sinh ra từ sự lƣu trữ nhiệt từ vật liệu xây dựng và cấu trúc
hình học đơ thị cũng nhƣ nhiệt sinh ra từ hoạt động của con ngƣời có ảnh hƣởng lớn
nhất đến sự khác biệt về nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ khơng khí ở khu vực thành thị
so với nơng thôn.
1.1.2. Đảo nhiệt đô thị
Cụm từ “ Ốc đảo nhiệt đô thị”, gọi tắt là “Đảo nhiệt đô thị”, từ lâu đã đƣợc
nghiên cứu và tìm thấy ở hầu hết các thành phố trên khắp thế giới. Các tài liệu đầu
tiên về đảo nhiệt đô thị đƣợc ghi lại vào năm 1818 trong nghiên cứu của Luke
Howard về khí hậu ở Luân Đôn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhiệt độ khu vực
đơ thị nóng hơn đáng kể so với nhiệt độ khu vực nông thôn (Howard, 1833). Nhiều
nghiên cứu điển hình sau đó đã mơ tả sự phân bố nhiệt độ theo không gian của Oke
(Oke, 1982) và thời gian nhƣ Emilien Renou đã thực hiện những khám phá tƣơng tự
ở Paris trong suốt nửa sau thế kỷ 19 (Renou, 1855) và Wilhelm Schmidt cũng đã
tìm thấy những điều kiện này trong nửa đầu thế kỷ 20 (Schmidt, 1927). Ngày nay,
UHI đƣợc xem là một trong những vấn đề lớn trong thế kỷ 21 đặt ra cho con ngƣời
những thách thức mới nhƣ là kết quả của quá trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa

đất nƣớc.
Hiện tƣợng “đảo nhiệt đô thị” đƣợc định nghĩa là hiện tƣợng mà tại cùng thời
điểm, nhiệt độ trung bình ở khu vực phát triển đơ thị với nhiều cơng trình nhân tạo
cao hơn ở khu vực công viên và nông thôn với môi trƣờng tự nhiên xung quanh
(EPA,2008a). Hiện tƣợng tăng nhiệt độ cục bộ này tạo nên một khu vực trung tâm
nhƣ một “ốc đảo” có nhiệt độ cao hơn các nơi khác nên đƣợc gọi là “đảo nhiệt đô
thị”.


11

Hình 1.2 : Mặt cắt đảo nhiệt đơ thị
(Nguồn: US EPA, 2008a)
Hai dạng đảo nhiệt đô thị phổ biến nhất là đảo nhiệt bề mặt (surface UHI SUHI) và đảo nhiệt khơng khí (atmospherice UHI - AUHI). Hai dạng đảo nhiệt này
khác nhau về cơ chế, cách quan trắc, tác động và từ đó kéo theo sự khác biệt về giải
pháp giảm thiểu.
Bảng 1.1. Đặc trƣng cơ bản của SUHI và AUHI
Đặc trƣng
Thời gian

Cƣờng độ
Phƣơng pháp
xác đinh
Phƣơng tiện mô
tả

Đảo nhiệt bề mặt

Đảo nhiệt khơng khí


-Xảy ra cả ngày lẫn đêm;
- Ít xảy ra vào ban ngày;
-Cƣờng độ mạnh nhất vào ban ngày - Tăng mạnh vào ban đêm,
và trong mùa hè
trƣớc bình minh và mùa đơng
-Biến thiên theo khơng gian và thời -Ít biến thiên
gian
-Đo lƣờng gián tiếp bằng cơng nghệ -Đo lƣờng trực tiếp bằng các
viễn thám
trạm đo thời tiết cố định
-Ảnh nhiệt
-Bản đổ đƣờng đẳng nhiệt
- Đồ thị nhiệt độ
(Nguồn: EPA, The Encyclopedia of Earth, 2012).


×