Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Phân hạng doanh nghiệp về môi trường ngành công nghiệp chế biến thủy sản phục vụ công tác quản lý môi trường tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THỊ HỒNG NGA

PHÂN HẠNG DOANH NGHIỆP VỀ MÔI TRƯỜNG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN PHỤC VỤ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số : 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ VĂN KHOA

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trần Thị Mỹ Diệu

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Phạm Thị Anh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 25 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Bùi Xuân An – Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Cán bộ phản biện 1
3. TS. Phạm Thị Anh - Cán bộ phản biện 2
4. TS. Đào Thanh Sơn - Ủy viên Hội đồng


5. TS. Lâm Văn Giang – Thư ký Hội đồng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa Môi
trường và tài nguyên sau khi luận văn đã được chỉnh sửa
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Bùi Xuân An

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG & TN


ĐH QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phuc
-----------------------------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: TRẦN THỊ HỒNG NGA

Ngày, tháng, năm sinh : 30/06/1979
Chuyên ngành

: Quản lý TN&MT

MSHV


: 7140492

Nơi sinh : Cà Mau
Mã số

: 60850101

I. TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN HẠNG DOANH NGHIỆP VỀ MÔI TRƢỜNG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƢỜNG TỈNH CÀ MAU
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Tổng quan tài liệu về phân hạng doanh nghiệp theo hệ thống tiêu chí tuân
thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trên cơ sở thực tế, lý thuyết và pháp

- Phân hạng doanh nghiệp về môi trường ngành công nghiệp chế biến thủy sản
ở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013-2015
- Đề xuất các giải pháp thực hiện phân hạng doanh nghiệp về môi trường
- Định hướng áp dụng công cụ phân hạng doanh nghiệp về môi trường phục
vụ công tác quản lý môi trường tại địa phương
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: Ngày 06 tháng 07 năm 2015

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : Ngày 04 tháng 12 năm 2015
IV. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : PGS. TS LÊ VĂN KHOA
Tp.HCM, ngày
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
KIÊM CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


PGS.TS LÊ VĂN KHOA

tháng năm 2016

TRƢỞNG KHOA
MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được cảm ơn quý Thầy Cô trong bộ môn Quản lý môi trường, Khoa
Môi trường và tài nguyên đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều
kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và tơi xin chân thành cám ơn Thầy PGS
TS. Lê Văn Khoa đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp tôi đưa ra hướng nghiên cứu cụ thể,
hổ trợ nhiều tài liệu, kiến thức quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Với những hiểu biết của bản thân, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót
khi thực hiện Luận văn, kính mong q Thầy Cơ góp ý chân thành để tơi hồn thiện
thêm kiến thức cho bản thân mình.
Một lần nữa xin gửi đến Quý Thầy, Cơ lịng biết ơn sâu sắc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2016

Học viên thực hiện

Trần Thị Hồng Nga



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thủy sản trở thành tiềm năng
phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau với các ngành nghề như chế biến thủy sản đông
lạnh xuất khẩu, chế biến đầu vỏ tôm, bột cá, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản
… trong đó chế biến thủy sản xuất khẩu chiếm ưu thế và là ngành công nghiệp mũi
nhọn của tỉnh. Q trình phát triển cơng nghiệp thủy sản ở tỉnh Cà Mau đã tạo ra
những thách thức về mơi trường đối với nước thải và khí thải cơng nghiệp, chất thải
rắn và chất thải nguy hại ... ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp thủy sản hiện
nay đang là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, nếu khơng được giải quyết tốt có thể gây tác động đến đời sống, sức khỏe người
dân hiện tại và tương lai và việc tăng cường biện pháp kiểm sốt cơng tác bảo vệ môi
trường ở các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Luận văn tiến hành phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng hàng năm theo quy định tại Thông tư 04/2012/TT-BTNMT
dựa trên kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của các cơ sở chế biến thủy sản và
căn cứ trên hệ thống tiêu chí đề xuất theo các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ
môi trường để phân hạng doanh nghiệp chế biến thủy sản về môi trường. Trên cơ sở
kết quả phân hạng sẽ đánh giá được trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi
trường ở các doanh nghiệp và thông tin phân hạng doanh nghiệp về mơi trường sẽ
được cơng khai hóa trên website của tỉnh, trong đó biểu dương những doanh nghiệp
có thứ hạng tốt và chấn chỉnh những doanh nghiệp có thứ hạng chưa đạt từ đó góp
phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương
Từ kết quả nghiên cứu trên làm cơ sở kiến nghị các cấp có thẩm quyền định
hướng áp dụng phân hạng doanh nghiệp về môi trường như một công cụ pháp lý hỗ
trợ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau.


ABSTRACT

In recent years, the fishery industry has became the potential economic
development of Ca Mau province with different sectors such as frozen seafood
processing for export, shrimp head and shell and fishmeal processing, aquaculture,
fishery capture and so all. Among them, frozen seafood processing for export has
dominated and became the key industry in Ca Mau province. The development of
fishery industry in Ca Mau has led to many environmental challenges such as
industrial wastewater and gas emission, solid waste and hazardous waste. Currently,
the environmental pollution caused by the fishery industry is the matter that is
dramatically affecting the eco-social development of the province. If there are not
proper sollutions, the pollution can affect human life and health at present as well as
in the future. Therefore, strengthening control measures on the environmental
protection of companies are very necessary.
The research identified establishments causing environmental pollution and
serious environmental pollution every year based on criteria of Circular No.
04/2012/TT-BTNMT May 8th, 2012 of the Ministry of

Natural Resources and

Environment stipulating criteria for identification of establishments causing
environmental pollution or serious environmental pollution. The environmental
identification of seafood processing companies based on their analytical results of
industrial wastewater samples and the criteria system in current legal regulations.
Based on the classification results, the research will determine the enterprises’
responsibility for implementing the environmental protection. The ranking
information on the environmental protection of these enterprises will be publicized
on the website of Provincial People's Committee where the enterprises with high
rank will be praised and the others with low rank will be rectified; thereby, it will
contribute to increase in not only companies’ awareness on environmental protection
but also the effectiveness of state management in locally environmental protection.
The research results will be considered as a basis for recommending to the

competent authorities who can apply them as a legal tool to support the
environmental management and protection in Ca Mau province.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thật sự của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS. TS Lê Văn Khoa.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan này.

Học viên thực hiện

Trần Thị Hồng Nga


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................1
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ……………………………………3
1.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................3
1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu...................................................3
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...............................................5
1.3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu......................................5
1.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát....................................5
1.3.2.3. Phương pháp phân tích thống kê..................................6
1.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm ................7
1.3.2.5. Phương pháp SWOT .......................................................10
1.3.2.6. Phương pháp chuyên gia.................................................11
1.4. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................12
1.4.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................12
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn......................................................................12

1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài.....................................12
1.6. Tình hình nghiên cứu về phân hạng mơi trường trong và ngồi nước
..............................................................................................................12

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: Nghiên cứu phân hạng doanh nghiệp theo hệ thống tiêu chí tuân
thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
1.1. Cơ sở lý thuyết về phân hạng doanh nghiệp về công tác bảo vệ mơi
trường tại cơ sở ...............................................................................................18
1.2. Quy trình và tổ chức phân hạng doanh nghiệp...............................19
1.3 Xây dựng hệ thống các tiêu chí để phân hạng doanh nghiệp...........21
CHƢƠNG 2: Phân hạng doanh nghiệp về môi trƣờng ở tỉnh Cà Mau giai đoạn
2013-2015
2.1 Tổng quan về tình hình mơi trường trên địa bàn tỉnh ....................29


2.2 Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp ngành
chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau......................................................33
2.3 Kết quả phân hạng doanh nghiệp về MT ngành công nghiệp chế biến thủy
sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015........................................................49
2.4 Đánh giá, nhận xét về mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ
môi trường ở các doanh nghiệp giai đoạn 2013-2015........................................79
CHƢƠNG 3: Đề xuất giải pháp thực hiện và định hƣớng áp dụng công cụ phân
hạng doanh nghiệp về môi trƣờng phục vụ công tác quản lý môi trƣờng ở địa
phƣơng
3.1 Áp dụng cơng cụ phân tích hệ thống mơi trường (SWOT) để đề xuất giải
pháp thực hiện phân hạng doanh nghiệp về môi trường…………………….....81
3.2 Đề xuất các giải pháp ưu tiên thực hiện …………………………..84
3.2.1 Giải pháp chính sách…………………………………….84
3.2.2 Giải pháp nguồn lực……………………………………..85

3.2.3 Giải pháp công nghệ …………………………………….85
3.2.4 Giải pháp tuyên truyền…………………………………..86
3.3 Định hướng áp dụng công cụ phân hạng doanh nghiệp về môi trường
phục vụ công tác quản lý môi trường tại địa phương……………………………86
3.3.1. Giải pháp quản lý môi trường từ hoạt động sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020…………………………………………..86
3.3.2. Định hướng áp dụng công cụ phân hạng doanh nghiệp về môi
trường trong thời gian tới…………………………………………………………88

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
A. Kết luận..........................................................................................................90
B. Kiến nghị........................................................................................................91
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT: bảo vệ môi trường
DN: doanh nghiệp
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
ĐKTN: điều kiện tự nhiên
CSSX, KD: cơ sở sản xuất, kinh doanh
KT-XH: kinh tế - xã hội
MT: môi trường
TNTN: tài nguyên thiên nhiên
VQG: vườn quốc gia

DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
HÌNH ẢNH
Hình 1 – Sơ đồ Khung định hướng nghiên cứu ....................................................... 4

Hình 2 – Sơ đồ mối quan hệ giữa các dữ liệu (database) ………………………….8
Hình 3 – Giao diện màn hình của chương trình phân hạng ................................... 10
Hình 4 – Mơ hình SWOT ........................................................................................ 11
Hình 5 – Sơ đồ quy trình phân hạng doanh nghiệp về mơi trường ......................... 20
Hình 6 – Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau ................................................................ 30
Hình 7 - Sơ đồ phân bố các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh ........ 35
Hình 8 - Sơ đồ Quy trình chế biến tơm vỏ lặt đầu đơng block ................................. 38
Hình 9 : Sơ đồ Quy trình chế biến chytin từ đầu vỏ tơm .......................................... 41
Hình 10: Sơ đồ Quy trình chế biến chả cá ................................................................ 44
Hình 11: Sơ đồ Quy trình chế biến bột cá ................................................................ 46
Hình 12: Thống kê phân loại doanh nghiệp qua các năm......................................... 71
Hình 13: Thống kê phân hạng doanh nghiệp qua các năm ....................................... 72
Hình 14: Kết quả xếp hạng các cơ sở chế biến thủy sản năm 2013 ......................... 74
Hình 15: Kết quả xếp hạng các cơ sở chế biến thủy sản năm 2014 ......................... 76
Hình 16: Kết quả xếp hạng các cơ sở chế biến thủy sản năm 2015 ......................... 78


BẢNG BIỂU
Bảng 1 - Đề xuất Bộ Tiêu chí phân hạng doanh nghiệp về môi trường ................... 25
Bảng 2 - Gán màu và xếp hạng đánh giá tiêu chí ..................................................... 28
Bảng 3 - Giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản
theo QCVN 11:2008/BTNMT .................................................................................. 51
Bảng 4 - Giá trị hệ số lưu lượng nguồn thải Kf ........................................................ 52
Bảng 5 - Lưu lượng nguồn thải F (m3/ngày) ............................................................ 52
Bảng 6 – Giá trị Kq theo QCVN 11:2008/BTNMT ................................................. 54
Bảng 7 - Kết quả xử lý nước thải tại các cơ sở giai đoạn 2013-2015....................... 55
Bảng 8 - Số lượng cơ sở đã đầu tư xây dựng HTXLNT ........................................... 58
Bảng 9 - Thống kê phân loại các cơ sở không gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường,
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ............................................................................ 67
Bảng 10: Thống kê phân hạng các cơ sở được đánh giá theo Bộ tiêu chí ................ 69

Bảng 11: Kết quả phân loại đối với 40 cơ sở ............................................................ 70
Bảng 12: Kết quả phân hạng đối với 40 cơ sở .......................................................... 72
Bảng 13: Phân tích SWOT đối với phân hạng doanh nghiệp về môi trường ........... 81
Bảng 14: Ma trận SWOT đối với công tác phân hạng doanh nghiệp về MT ........... 82


1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà Mau nằm trong tiểu vùng Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang, là
1 trong 4 tiểu vùng kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là địa bàn
đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực của ĐBSCL. Địa giới
hành chính được chia thành 08 huyện, 01 thành phố trong đó thành phố Cà Mau là
trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh, có 06 huyện ven biển với chiều dài bờ
biển 254 km, ngư trường thăm dò và khai thác khoảng 70.000 km2. Bên cạnh đó,
với vị trí địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, tài nguyên thiên nhiên phong phú,
những đặc thù về sinh thái rừng, biển, khí hậu thuận lợi..., tạo cho Cà Mau có nhiều
thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất
khẩu, dịch vụ, du lịch, khai thác khí đốt và dầu khí, đồng thời có nhiều điều kiện
thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh ĐBSCL.
Từ khi quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020 được
ban hành, ngành công nghiệp của tỉnh đã có những chuyển biến và đóng góp tích
cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Cơng nghiệp phát triển, các Khu/Cụm công
nghiệp ra đời đã và đang là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng
khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước vào phát triển cơng nghiệp, đẩy
mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Theo Quy hoạch,
tỉnh Cà Mau hiện có 04 khu cơng nghiệp với tổng diện tích 1.477 ha, bao gồm KCN
Khánh An, KCN Hòa Trung, KKT Năm Căn và KCN Sơng Đốc nhưng hiện tại chỉ
có 02 khu cơng nghiệp đang hoạt động là KCN Hòa Trung (ngành nghề chế biến

thủy sản) và KCN Sông Đốc (ngành khai thác biển và dịch vụ hậu cần nghề cá) và
01 KCN Khí điện đạm do Trung ương đầu tư.
(Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020)
Ngành nghề cơng nghiệp chính của Cà Mau hiện nay là chế biến thủy sản
đông lạnh, chế biến đầu vỏ tôm, bột cá, nuôi trồng thủy sản, sản xuất mía đường,
cơng nghiệp dược phẩm, cơ khí .... trong đó chế biến thủy sản xuất khẩu chiếm ưu
thế và là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Cà Mau.


2

Ngành chế biến thủy sản đông lạnh

Cơ sở chế biến đầu vỏ tôm

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đồng bộ về cơ sở hạ tầng do gặp
khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là hạ tầng về bảo vệ môi trường, chưa xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung, hầu hết các doanh nghiệp đều tự đầu tư hệ thống xử
lý riêng lẻ dẫn đến ô nhiễm môi trường do xả thải ở các khu cơng nghiệp hiện nay
rất khó kiểm sốt.

thải rắn và chất thải nguy hại ... Bên cạnh những doanh nghiệp quan tâm đến môi
trường trong hoạt động sản xuất, đầu tư hệ thống xử lý nước thải cũng còn một số
doanh nghiệp đặt lợi nhuận lên trên, còn xả thải ra môi trường chưa qua xử lý hoặc
xử lý chất thải mang tính đối phó với cơ quan chức năng gây ô nhiễm nước mặt ảnh
hưởng đến nuôi trồng thủy sản; khí thải cơng nghiệp cịn gây ơ nhiễm mơi trường
khơng khí ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, chất thải công nghiệp và chất thải
nguy hại chưa được thu gom xử lý triệt để, tình trạng khiếu kiện của người dân đối
với nhà máy gây ô nhiễm kéo dài ... với thực trạng trên, ô nhiễm môi trường từ
ngành công nghiệp hiện nay đang là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nếu khơng được giải quyết tốt có thể gây tác động đến
đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai, đồng thời ảnh hưởng đến chính
ngành cơng nghiệp nói riêng và nền kinh tế cả tỉnh nói chung.
(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng mơi trường tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015)
Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh đối với hoạt động của các ngành công nghiệp, việc tăng cường kiểm sốt cơng
tác bảo vệ mơi trường ở các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Thông qua việc phân


3

hạng doanh nghiệp về môi trường dựa trên danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hàng năm sẽ đánh giá được mức độ
quan tâm và thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp. Từ đó, việc
triển khai thực hiện đề tài “Phân hạng doanh nghiệp về môi trường ngành công
nghiệp chế biến thủy sản phục vụ công tác quản lý mơi trường tỉnh Cà Mau” nhằm
cơng khai hố thông tin về thực trạng môi trường của doanh nghiệp là một công cụ
quan trọng nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà
nước và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Phân hạng doanh nghiệp về môi trường ngành công nghiệp chế biến
thủy sản phục vụ công tác quản lý môi trường tỉnh Cà Mau” được nghiên cứu nhằm
xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí phân hạng mơi trường cho các doanh nghiệp giúp
nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành chế biến
thủy sản, cải thiện tình hình mơi trường khu vực và góp phần nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất công nghiệp
ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn định hướng nội dung nghiên cứu được
thực hiện theo trình tự sau:
1. Cơ sở thực tế, lý thuyết và pháp lý về phân hạng doanh nghiệp theo hệ
thống tiêu chí tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Phân hạng doanh nghiệp về môi trường tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013-2015
3. Đề xuất giải pháp thực hiện và định hướng áp dụng công cụ phân hạng
doanh nghiệp về môi trường phục vụ công tác quản lý môi trường tại địa phương
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu


4

Để đánh giá hiệ u quả việ c thực hiệ n các quy đị nh pháp luậ t về bả o
vệ môi trường củ a doanh nghiệ p ngành chế biế n thủ y sả n tạ i tỉ nh Cà Mau,
dựa trên cơ sở lý thuyế t, kinh nghiệ m thực tế và căn cứ vào các văn bả n pháp
luậ t về lĩnh vực môi trường liên quan, luậ n văn cũng đã thực hiệ n khả o sát
tình hình ơ nhiễ m mơi trường và hiệ n trạ ng tuân thủ pháp luậ t về BVMT củ a
các doanh nghiệ p đị a phương, từ đó nghiên cứu đề xuấ t giả i pháp và chương
trình phân hạ ng doanh nghiệ p về môi trường, như mộ t công cụ quả n lý môi
trường công nghiệ p hiệ u quả và phù hợp với đị a phương.
Để tiến hành phân hạng doanh nghiệp về môi trường ngành công nghiệp chế
biến thủy sản, Luận văn tiến hành phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng theo quy định tại Thông tư 04/2012/TT-BTNMT và tiến
hành phân hạng doanh nghiệp về môi trường thông qua hệ thống các tiêu chí được
đề xuất nhằm đánh giá trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp hàng năm
và đề xuất áp dụng công cụ này vào công tác quản lý môi trường của địa phương.
Xây dựng cơ sở khoa học cho
luận văn: cơ sở thực tế, cơ sở

lý thuyết, cơ sở pháp lý…

Xây dựng Bộ tiêu chí phân hạng doanh nghiệp
về mơi trường

Thu thập thơng tin hiện trạng kinh tế, xã hội,
môi trường tỉnh Cà Mau
Thu thập số liệu

Thu thập thông tin về công tác BVMT ở các
DN (thủ tục pháp lý, xử lý nước thải, các biện
pháp BVMT khác …)

Khảo sát thực tế

Tiến hành phân loại theo quy định Thông tư
04/2012/TT-BTNMT và phân hạng doanh
nghiệp về mơi trường thơng qua Bộ tiêu chí
đã xây dựng

Phân tích SWOT.

Đề xuất các giải pháp thực hiện phân hạng
doanh nghiệp về môi trường

Lấy ý kiến chuyên gia

Định hướng áp dụng công cụ phân hạng
doanh nghiệp về môi trường phục vụ công tác
quản lý môi trường tại địa phương



5

Hình 1: Sơ đồ Khung định hướng nghiên cứu
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
1.3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để đạt nội dung xây dựng cơ sở khoa học
cho luận văn thông qua việc thu thập tài liệu:
+ Thu thập các thông tin liên quan về hiện trạng môi trường ở các cơ sở sản
xuất công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp: số lượng, ngành nghề, các quy định bảo
vệ môi trường ngành công nghiệp được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp
luật, tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp hiện
đang hoạt động (thủ tục môi trường, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, báo
cáo giám sát môi trường, ...), tổng hợp các kết qủa phân tích mẫu nước thải sản xuất
của các nhà máy cơng nghiệp tình hình vi phạm pháp luật và xử lý hành chính về
bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp thông qua các kết luận thanh, kiểm tra môi
trường định kỳ hàng năm.
+ Tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học liên
quan đến ngành công nghiệp Cà Mau về môi trường ... các tài liệu, dữ liệu sẵn có sẽ
được xem xét, chọn lọc để sử dụng thích hợp cho từng nội dung nghiên cứu.
+ Kế thừa tài liệu, dữ liệu tỉnh Cà Mau về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, kinh tế xã hội, bản đồ hành chính, hiện trạng phát triển ngành cơng
nghiệp của tỉnh.
1.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: học viên tiến hành điều tra, khảo
sát thực địa tại 40 cơng ty, xí nghiệp chế biến thủy sản bao gồm 32 cơ sở chế biến
thủy sản đông lạnh, 05 cơ sở chế biến bột cá & chả cá và 03 cơ sở chế biến đầu vỏ
tôm. Lĩnh vực chế biến thủy sản là ngành công nghiệp chiếm ưu thế trong sản xuất
công nghiệp của tỉnh và đây là các cơng ty có quy mơ lớn thuộc đối tượng lập báo

cáo đánh giá tác động môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý mang
tính đại diện cho các cơ sở ngành chế biến thủy sản trong tỉnh.
Nội dung bao gồm: hiện trạng sản xuất, các nguồn phát sinh chất thải (nước
thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại ...), vị trí xả thải, tình trạng thu gom


6

và xử lý chất thải rắn, đánh giá mức độ ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất công
nghiệp tới đời sống và sức khỏe của người dân trong khu vực thông qua các phương
pháp thực hiện như đo đạc, phỏng vấn, thu thập số liệu, lấy mẫu phân tích … số liệu
được thu thập giai đoạn 2013-2015 thông qua các đợt thanh, kiểm tra công tác bảo
vệ môi trường tại các cơ sở (học viên trực tiếp tham gia Đoàn thanh, kiểm tra bảo vệ
môi trường tại các cơ sở) , cụ thể như sau:
- Thu thập số liệu về tình hình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi
trường của chủ cơ sở (xây dựng hệ thống xử lý nước thải, báo cáo giám sát môi
trường, báo cáo quản lý chất thải nguy hại …).
- Lấy mẫu nước thải sản xuất sau xử lý đem phân tích các thông số ô nhiễm
để so sánh với QCVN 11:2008/BTNMT để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của
cơ sở (lấy mẫu tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải hoặc tại vị trí cửa xả thải, buổi
sang, trời nắng để nước thải khơng pha lỗng với nước mưa đánh giá không đúng
chất lượng nước thải, dụng cụ lấy mẫu bằng cal nhựa 2L và lọ thủy tinh để phân
tích chỉ tiêu dầu mỡ …)
- Kiểm tra việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải
công nghiệp (đầu vỏ tôm, ruột cá …), chất thải nguy hại và việc chuyển giao chất
thải nguy hại của chủ cơ sở với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.
- Xem xét việc xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, ghi chép chỉ số
nước thải trên lưu lượng kế, điện kế, vị trí cửa xả thải …
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác tại cơ sở như xử lý khí thải, cải thiện
chất lượng mơi trường (trồng cây xanh, áp dụng công cụ sản xuất sạch hơn …).

- Thực hiện quy định về nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Các khiếu kiện của người dân về xả thải gây ô nhiễm của cơ sở, việc xử
phạt hành chính của cơ quan chức năng đối với chủ cơ sở.
1.3.2.3. Phương pháp phân tích thống kê
Căn cứ vào các kết quả phân tích mẫu nước thải tại các doanh nghiệp và so
sánh với Quy chuẩn Việt Nam hiện hành để đánh giá tình hình xử lý chất thải của
các doanh nghiệp, mức độ vi phạm và dựa trên quy định của các văn bản pháp luật
để phân loại và thống kê cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường


7

nghiêm trọng theo các tiêu chí ban hành tại Thơng tư 04/2012/TT-BTNMT ngày
8/5/2012 của Bộ TNMT để làm tiền đề cho việc phân hạng doanh nghiệp.
1.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm
Trên cơ sở lựa chọn các tiêu chí phân hạng doanh nghiệp về mơi trường và
xây dựng cấp độ đạt doanh nghiệp xanh theo bộ chỉ thị màu, luận văn tiến hành xây
dựng chƣơng trình quản lý phân hạng doanh nghiệp về môi trƣờng trên phần
mềm Microsoft Access để thực hiện tổng hợp thông tin, chấm điểm đánh giá doanh
nghiệp xanh theo mẫu.
Chương trình phân hạng doanh nghiệp do học viên tự xây dựng dựa trên phần
mềm Access và hệ thống tiêu chí đề xuất, các số liệu thu thập được về công tác bảo
vệ môi trường tại các cơ sở, quy chuẩn môi trường, các tiêu chí đánh giá cơ sở gây
ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng theo Thông tư 04, thông tin về các hệ số Kq, Kf
của các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh ban hành …
thiết lập chương trình để nhập số liệu và xuất kết quả phân loại và phân hạng doanh
nghiệp về lĩnh vực mơi trường.
Dữ liệu đầu vào của chương trình quản lý phân hạng doanh nghiệp về môi
trường bao gồm thông tin chung về doanh nghiệp, tình hình thực hiện cơng tác bảo
vệ môi trường của doanh nghiệp (thủ tục môi trường, đăng ký chủ nguồn thải chất

thải nguy hại, báo cáo giám sát mơi trường, ...), kết qủa phân tích mẫu nước thải sản
xuất của các nhà máy, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở các
doanh nghiệp… Sản phẩm đầu ra là kết quả phân hạng doanh nghiệp về môi trường
thông qua các bảng biểu, sơ đồ minh họa ….
Trên cơ sở các dữ liệu, số liệu thống kê từ hoạt động bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp, ứng dụng phần mềm MICROSOFT ACCESS để lập chương trình
phân hạng doanh nghiệp về mơi trường và xuất các bảng biểu, sơ đồ đánh giá việc
tuân thủ pháp luật về môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để báo cáo
UBND tỉnh, Bộ TNMT và công khai thông tin trên website của tỉnh Cà Mau.
Phần dữ liệu (database) gồm các bảng (table) lưu trữ dữ liệu: thông tin về cơ
sở; Hệ số Kq; thông tin kết quả lấy mẫu nước thải; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường; quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm


8

trọng… các table liên kết với nhau thông qua các mã số như: mã số cơ sở (MSCS),
mã số mẫu (MSmau), mã số Kq (MS Kq), mã số quyết định cơ sở gây ô nhiễm
(MSQD), mã số đánh giá (MSDG), mã số huyện (MS huyen), mã số khu công
nghiệp (MS KCN)…theo mối quan hệ ràng buộc toàn vẹn.
Sử dụng các truy vấn (query) để xử lý dữ liệu bao gồm tính tốn, trích lọc
các dữ liệu đã nhập theo các điều kiện được thiết kế dựa trên các quy định như:
QCVN 11 : 2008/BTNMT, các tiêu chí theo Thơng tư 04/2012/TT-BTNMT ngày
08/5/2012 của Bộ Tài ngun và Mơi trường, tính điểm đánh giá theo hệ thống tiêu
chí đã đề xuất.
Sử dụng các form để nhập, xem dữ liệu đầu vào:
1. Form Nhập hệ số Kq
2. Form Nhập thông tin cơ sở
3. Form Nhập QĐ danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
4. Form Chọn các cơ sở đưa vào xếp hạng

5. Form Chọn năm xếp hạng
6. Form Nhập kết quả phân tích mẫu
7. Form Nhập bảng đánh giá tiêu chí

Hình 2 : Sơ đồ mối quan hệ giữa các dữ liệu (database)


9

Xem dữ liệu đã nhập:
1. Form Xem thông tin cơ sở
2. Form Xem các quyết định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
3. Form Xem kết quả phân tích mẫu
4. Form Xem kết quả đánh giá theo tiêu chí
Sem kết quả đánh giá theo tiêu chíễm mơi trường
-

Query Danh sách các cơ sở phân hạng qua các năm (hạng tốt, khá, trung
bình, kém, rất kém)

-

Query Danh sách các cơ sở phân loại qua các năm (ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, không ô nhiễm môi trường)

-

Report Thống kê phân loại doanh nghiệp trong 1 năm

-


Report Thống kê phân hạng doanh nghiệp trong 1 năm

-

Report Thống kê phân loại doanh nghiệp qua các năm

-

Report Thống kê phân hạng doanh nghiệp qua các năm

Giao diện màn hình chính của Chương trình phân hạng DN về mơi trường

Nhập thông tin cơ sở

Nhập thông tin lấy mẫu


10

Nhập thơng tin đánh giá tiêu chí

Nhập danh sách cơ sở gây ƠNMTNT

Hình 3 : Giao diện màn hình của chương trình phân hạng
1.3.2.5. Phương pháp SWOT
Áp dụng cơng cụ phân tích hệ thống mơi trường là phương pháp SWOT
dùng để đánh giá việc thực hiện phân hạng doanh nghiệp về MT từ đó đề xuất các
giải pháp thực hiện và định hướng áp dụng công ch hướng áp dụng pháp thực hiện
về ường là Phân tích SWOT là một công cụ dùng để xác định định hướng, chiến

lược phát triển hệ thống nhằm đạt được mục tiêu dựa trên nguyên lý hệ thống:
- Phân tích điểm mạnh (S) và điểm yếu (W): tự đánh giá về khả năng của hệ
thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu (đánh giá từ bên trong), lấy mục
tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay
điểm yếu (cản trở mục tiêu)


11

- Phân tích cơ hội (O) và thách thức (T): là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài
chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn
để xếp một đặc trưng nào đó của mơi trường bên ngồi là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu)
hay thách thức (cản trở mục tiêu)

Mục tiêu của
hệ thống
Điểm

Cơ hội

mạnh
Thách
thức

HỆ THỐNG
Điểm yếu

Hình 4: Mơ hình SWOT

1.3.1.6. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng các kiến thức chuyên gia trong việc đánh giá và lựa chọn giải pháp
thích hợp, mang lại hiệu quả cao và phù hợp với tình hình thực tế nhằm định hướng
áp dụng công cụ phân hạng doanh nghiệp về môi trường phục vụ công tác quản lý
mơi trường tại địa phương. Phương pháp chun gia có ưu điểm là kết quả tương
đối chính xác, mang tính thực tiễn cao và không phải mất quá nhiều thời gian. Kinh
nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu có thể giúp xác định những
khó khăn sẽ xuất hiện trong quá trình thực hiện đề tài và hỗ trợ tìm ra các giải pháp
bảo vệ mơi trường. Hình thức sử dụng phương pháp này có thể thơng qua: các buổi
khảo sát, điều tra, trao đổi, phiếu phỏng vấn sâu
Nội dung tham khảo ý kiến chuyên gia: Hệ thống các tiêu chí phân hạng
doanh nghiệp và bộ chỉ thị màu xếp hạng doanh nghiệp về môi trường phù hợp với
tỉnh Cà Mau nhằm xem xét tính hợp lý của các tiêu chí và chỉ số đánh giá và
phương pháp lượng hóa kết

Hình thức thực hiện: học viên gửi Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về Hệ
thống các tiêu chí phân hạng doanh nghiệp đến 08 chun gia có chun mơn về
mơi trường hoặc các ngành có liên quan (đính kèm danh sách và phiếu khảo sát ý
kiến chuyên gia ở phần Phụ lục); sau khi nhận được phản hồi từ các chuyên gia,


12

học viên đã chỉnh sửa bộ tiêu chí phân hạng theo ý kiến góp ý cho phù hợp với quy
định về bảo vệ môi trường và khả thi khi triển khai trong thực tế.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí phân hạng doanh nghiệp về mơi
trường mang tính khoa học dựa trên cơ sở các phương pháp phân tích hệ thống môi
trường. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong quá trình thực hiện sẽ
được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu thực tế.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn mang tính thực tiễn cao và có thể áp dụng
trực tiếp vào việc quản lý môi trường của địa phương, đây sẽ là một trong những
công cụ pháp lý hỗ trợ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Cà Mau
1.5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
Do hạn chế về thời gian nên luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu ở ngành công
nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Đối tƣợng nghiên cứu: các doanh nghiệp chế biến thủy sản gây ô nhiễm
môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh với đặc trưng ô
nhiễm từ nước thải sản xuất.
1.6. Tình hình nghiên cứu về phân hạng mơi trƣờng trong và ngồi nƣớc
Trên thế giới
Hệ thống tiêu chí phân hạng bảo vệ mơi trường đã được triển khai ở một số
quốc gia như chương trình Proper của Indonesia, chương trình giám sát sinh thái
“Ecowatch” để phân hạng bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất của
Philippine, chương trình Greenwatch của Trung Quốc …
- Chương trình PROPER ở Indonesia:
Bắt đầu vào những năm 1980, nền công nghiệp ở Indonesia trên đà phát triển
mạnh, đồng thời phát sinh nhiều vấn đề ô nhiễm do công nghiệp gây ra. Đây là quốc
gia tiên phong áp dụng phân hạng môi trường để quản lý môi trường đối với các cơ


13

sở cơng nghiệp. Chính phủ Indonesia đã giao trách nhiệm cho BAPEDAL - Cơ
quan Kiểm sốt ơ nhiễm Quốc gia, cưỡng chế thi hành các tiêu chuẩn về phát thải
của các cơ sở công nghiệp. Song hoạt động cưỡng chế cịn yếu kém do kinh phí
quản lý hạn chế và do tình trạng tham nhũng làm cản trở việc triển khai thực hiện.

Đến giữa năm 1990, Chính phủ đã phải thực sự đối đầu với những nguy cơ thiệt hại
nghiêm trọng do tình trạng ơ nhiễm mơi trường do sản xuất cơng nghiệp gây ra. Để
giải quyết những khó khăn đó, BAPEDAL quyết định khởi xướng Chương trình xếp
hạng và cơng khai hố kết quả hoạt động bảo vệ mơi trường của các nhà máy ở
Indonesia. Với một hy vọng mới là tạo nên động lực mới thúc đẩy việc tuân thủ về
bảo vệ môi trường đối với các cơ sở gây ô nhiễm, đồng thời các nhà quản lý đưa ra
các cơ chế chính sách hỗ trợ, buộc các nhà quản lý doanh nghiệp đã phải chấp nhận
những công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến nhằm cải thiện chất lượng mơi trường
cơng nghiệp. Chương trình này có tên là PROPER - kiểm sốt, đánh giá và xếp
hạng ơ nhiễm các nhà máy công nghiệp. Trong khuôn khổ của Chương trình,
BAPEDAL xếp hạng hoạt động mơi trường của từng cơ sở gây ô nhiễm. Các nhà
máy được xếp hạng màu đen là các nhà máy khơng có bất kỳ cố gắng nào để kiểm
sốt ơ nhiễm và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường. “Màu đỏ” chỉ
các nhà máy đã tổ chức một số hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm, song chưa đảm bảo
tn thủ tiêu chuẩn. Các nhà máy tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn quốc gia được xếp
hạng “màu xanh da trời” và các nhà máy có hoạt động kiểm sốt phát thải, quản lý
phát thải đạt các tiêu chuẩn quốc gia sẽ nhận được mức xếp hạng “màu xanh lá
cây”. Những cơ sở thực hiện được các tiêu chuẩn quốc tế, như ISO 14000, sẽ được
xếp hạng “màu vàng”. Kết quả của các cơ sở xếp hạng màu xanh đã được công bố
công khai và Phó Tổng thống Indonesia đã trao giải thưởng cho các doanh nghiệp
có thành tích bảo vệ mơi trường. Các cơ sở có mức xếp hạng màu đen chưa bị công
bố ngay, BAPEDAL thông báo đến từng Doanh nghiệp về kết quả xếp hạng của họ,
đồng thời yêu cầu thực hiện khắc phục trong thời hạn 6 tháng để cải thiện môi
trường tại cơ sở trước khi công khai hố thơng tin cho cộng đồng. Kết quả cơng bố
phân hạng cơ sở công nghiệp đã dẫn đến việc tranh giành các thứ hạng giữa các nhà
máy có mức xếp hạng thấp. Các nhà quản lý doanh nghiệp được xếp hạng màu đen


14


bị sức ép lớn hơn và đã buộc phải xem xét lại phương án bảo vệ môi trường của đơn
vị mình. Nhà máy xếp hạng màu đỏ ít bị áp lực hơn song vẫn phải có gắng để đạt
mức cao hơn. Chưa đầy một năm trước khi cơng khai hố thơng tin rộng rãi, đã có
sự dịch chuyển mức xếp hạng theo hướng tích cực hơn, PROPER đã có những
thành cơng ban đầu trong q trình kiểm sốt ơ nhiễm cơng nghiệp.
(Nguồn: hạng doanh nghiệp theo
tiêu chí mơi trường)
- Chương trình Ecowatch ở Philippin:
Bộ Mơi trường và Tài ngun thiên nhiên của Phillipin (DENR) đã xây
dựng được một Chương trình tương tự như Chương trình PROPER, gọi là Ecowatch
(Giám sát sinh thái). Tháng 4/1997, Ecowatch đã công bố bản báo cáo đầu tiên của
mình về 52 nhà máy hoạt động ở thủ đơ Manila, trong đó có đến 92% nhà máy
không tuân thủ, Phillipin đã theo đuổi chiến lược giống như BAPEDAL. Tổng
thống Fidel Ramos đã chúc mừng các nhà máy xếp hạng màu xanh da trời tại một
buổi lễ cơng khai (khơng có nhà máy nào xếp hạng màu xanh lá cây và màu vàng).
Các nhà máy đen và đỏ được thông báo riêng về mức xếp hạng cùng với thời hạn
xử lý ô nhiễm. Tháng 11/1998 việc phổ biến thông tin cho cộng đồng được thực
hiện với sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng. Chương trình thật sự
có hiệu quả vì đã làm tăng đáng kể các nhà máy tuân thủ quy chế quản lý môi
trường quốc gia.
(Nguồn: Program Design for
Beaches in the Philippin)
Ở Việt Nam
- Phân hạng cơ sở công nghiệp ở Hà Nội:
Tại Hà Nội, Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (trước
đây) đã xây dựng và thực hiện Chương trình thử nghiệm đối với 50 nhà máy thuộc
ngành công nghệ thực phẩm và dệt nhuộm, chỉ tập trung đánh giá ơ nhiễm nước
thải. Mục đích của Chương trình này nhằm phân loại các nhà máy thuộc 02 ngành
trên theo mức độ ô nhiễm nước và tuân thủ quy định môi trường. Đồng thời dùng
các biện pháp khác nhau để cùng nhà máy cải thiện môi trường. Hà Nội chỉ chọn 2



×