Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Phân tích ổn định và biến dạng của tường vây khi thi công tầng hầm bằng biện pháp top down trên nền địa chất có lớp cát dày tại khu vực quận 1, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.64 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

DƯƠNG TRỌNG NGHĨA

PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG
CỦA TƯỜNG VÂY KHI THI CÔNG TẦNG HẦM
BẰNG BIỆN PHÁP TOP – DOWN
TRÊN NỀN ĐỊA CHẤT CÓ LỚP CÁT DÀY
TẠI KHU VỰC QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH NGẦM
Mã số:60580204

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :TS. LÊ TRỌNG NGHĨA

Cán bộ chấm nhận xét 1 :PGS.TS. LÊ BÁ VINH

Cán bộ chấm nhận xét 2 :PGS.TS. TRẦN TUẤN ANH

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp. HCM ngày 08 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. GS.TSKH. NGUYỄN VĂN THƠ


2. PGS.TS. LÊ BÁ VINH
3. PGS.TS. TRẦN TUẤN ANH
4. TS. PHAN TÁ LỆ
5. TS. TRƯƠNG QUANG HÙNG
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

GS.TSKH. NGUYỄN VĂN THƠ

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS. NGUYỄN MINH TÂM


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: DƯƠNG TRỌNG NGHĨA

MSHV:13091299

Ngày, tháng, năm sinh: 23/01/1989

Nơi sinh: Long An


Chun ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng Cơng Trình Ngầm

Mã số : 60580204

I. TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA TƯỜNG VÂY KHI THI CÔNG
TẦNG HẦM BẰNG BIỆN PHÁP TOP – DOWN TRÊN NỀN ĐỊA CHẤT CÓ LỚP
CÁT DÀY TẠI KHU VỰC QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về phân tích ổn định và biến dạng của tường vây khi thi công tầng
hầm bằng biện pháp Top – Down trên nền địa chất có lớp cát dày
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phân tích ổn định và biến dạng của tường vây ở cơng trình Saigon Centre
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 17/8/2015

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/12/2015
V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LÊ TRỌNG NGHĨA

Tp. HCM, ngày 04 tháng 12 năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


TS. LÊ TRỌNG NGHĨA

PGS.TS. LÊ BÁ VINH

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS. NGUYỄN MNH TÂM


i

LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới TS. LÊ TRỌNG NGHĨA đã tận tình
hướng dẫn, trợ giúp về phương pháp luận và hỗ trợ nhiều tài liệu rất quý báu.
Những đề xuất hướng nghiên cứu và giải pháp của Thầy đưa ra hết sức có giá trị đối
với kết quả của luận văn này.
Đồng cảm ơn các thầy cô trong khoa Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Bách Khoa
Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp ở Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh
doanh địa ốc Hịa Bình, KS. TRẦN ĐÌNH TÙNG – chỉ huy phó cơng trình Sài Gịn
Centre đã cung cấp hồ sơ thiết kế biện pháp thi công và nhiều số liệu quan trắc rất
quan trọng.
Xin chân thành cảm ơn Cha , Mẹ , gia đình, bạn bè đã dộng viên, hỗ trợ trong thời
gian rất dài học tập và nghiên cứu.
Để thay lời cảm ơn, quyển luận văn này tác giả xin gửi tặng KS. NGUYỄN THỊ
BÍCH NGÂN người cũng đang nghiên cứu về cơng trình này, đã trợ giúp và động
viên tác giả rất nhiều trong học tập và suốt quá trình làm đề tài này.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN


DƯƠNG TRỌNG NGHĨA


ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Luận văn này hướng tới thiết kế tường vây hố đào sâu đồng thời phân tích ổn định
và biến dạng của tường vây khi thi công tầng hầm bằng biện pháp Top – Down trên
nền địa chất có lớp cát dày. Trong đề tài này tác giả phân tích ổn định và biến dạng
của tường vây tại cơng trình Sài Gịn Centre Phase 2, 3 thuộc khu vực quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh. Tường vây của cơng trình dày 1m có chiều sâu từ 45m
đến 60m, cơng trình gồm 6 tầng hầm và được thi cơng bằng biện pháp Top – Down.
Q trình phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết, các cơng thức kinh nghiệm theo các
nghiên cứu đi trước và dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn với sự hỗ trợ của
phần mềm Plaxis.
Để có được nhiều sự so sánh từ kết quả tính tốn với số liệu quan trắc, địa chất dùng
trong tính tốn được lấy từ hồ sơ khảo sát địa chất và theo số liệu kinh nghiệm của
đơn vị lập biện pháp thi công. Đối với modulus biến dạng E, tác giả đề nghị sử dụng
chỉ số SPT để thiết lập các thông số đầu vào trong mô hình Plaxis. Từ đó các thơng
số từ mơ hình này sẽ được dùng phân tích cho các bài tốn khác nhau như so sánh
ảnh hưởng của hệ số thấm, so sánh ảnh hưởng của hệ số mũ m, so sánh ảnh hưởng
của hệ số poisson…Các kết quả phân tích sẽ được so sánh với số liệu quan trắc
chuyển vị ngang của tường và mở rộng thêm sẽ so sánh với số liệu lún nền xung
quanh hố đào. Từ các kết quả thu nhận được, luận văn này đưa ra khuyến cáo về mơ
hình đất phù hợp để tính tốn và dự báo ổn định và biến dạng của tường vây khi thi
công tầng hầm bằng biện pháp Top – Down cho cơng trình nằm chung khu vực.



iii

ABSTRACT

This thesis aims to design diaphragm wall for deep excavation and analyze
stability and deformation of diaphragm walls in which construction the basement
by Top - Down method on the thickness sand layer of geological. In this thesis,
the author analyse stability and deformation of the diaphragm wall in Saigon Centre
Phase 2, 3 in the area of District 1, Ho Chi Minh City. The diaphragm wall have
1m thickness, depth from 45m to 60m, the building have 6 basement orks and
constructed by Top – Down method. The analysis is based on theoretical and
empirical formula according to the pre-research and based on the finite element
method with the assistance of the software Plaxis.
To get comparisons of the calculated results with observed data, geologists
used in calculations are taken from the soil investigation report and according to
the experience of the constructor. For Young’s Modulus, the authors suggest using
SPT to set the input parameters in the model Plaxis. Then the parameters of this
model will be used to analyze different problems, as compared the effect of the
coefficient m, compared the effect of shear strength, compared influence of Poisson
ratio... The analysis results will be compared with the data observed horizontal
displacement of the wall and extended to compare with data settlement near the
excavation zone. From the results received, this thesis makes recommendations on
appropriate soil model to analysyst and forecast stability and deformation of
diaphragm walls in basement constructed by Top - Down method within common
areas.


iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, được thực hiên dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Trọng Nghĩa. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực. Những số liệu, trích dẫn phục vụ cho việc phân tích,
tính tốn, nhận xét, đánh giá được tham khảo từ các nguồn khác được ghi chú dẫn
và liệt kê chi tiết trong phần tài liệu tham khảo. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng về kết quả luận văn của mình.
TP.HCM, ngày 04 tháng 12 năm 2015
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

DƯƠNG TRỌNG NGHĨA


v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1

Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 1
Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 1
Ý nghĩa khoa học và kinh tế xã hội của đề tài .......................................... 2
Phạm vi nghiên cứu và hạn chế của đề tài ................................................ 2
Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA

TƯỜNG VÂY KHI THI CÔNG TẦNG HẦM BẰNG BIỆN PHÁP TOP –
DOWN TRÊN NỀN ĐỊA CHẤT CĨ LỚP CÁT DÀY ................................... 3
1.1. Cơng nghệ thi công Top – Down .................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 3

1.1.2.Phương pháp cơng nghệ chính ................................................................ 3
1.2. Ứng xử của đất nền xung quanh và bên trong hố đào, ứng suất và biến dạng của
hệ kết cấu chống đỡ hố đào ................................................................................. 4
1.2.1. Ổn định .................................................................................................. 4
1.2.2. Ứng suất và biến dạng ........................................................................... 4
1.3. Các nghiên cứu có liên quan trước đây ........................................................ 4
1.3.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài .................................................. 4
1.3.2 Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam..................................................... 11
Tổng kết chương 1 ............................................................................................... 16
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 17
2.1. Phân tích ổn định ........................................................................................... 17
2.1.1. Phá hoại cắt (trượt ) tổng thể ................................................................. 17
2.1.2.Hiện tượng đẩy chân tường chắn ............................................................ 17
2.1.3. Hiện tượng cát chảy ............................................................................... 19


vi

2.2. Phân tích biến dạng của tường vây và đất nền theo phương pháp kinh nghiệm
.............................................................................................................................. 23
2.2.1 Phân tích độ lún gây ra bời việc thi công tường vây .............................. 23
2.2.2.Phân tích dộ lún gây ra trong q trình đào đất ...................................... 24
2.2.2.1.Phương pháp của Peck’s ................................................................. 25
2.2.2.2.Phương pháp của Bowles’s ............................................................. 25
2.2.2.3.Phương pháp của Clough và O’Rourke’s........................................ 26
2.2.2.4.Phương pháp của Ou và Hsieh’s ..................................................... 27
2.2.3. Các yếu tố khi thi công hố đào gây ra chuyển vị của tường vây ........... 28
2.2.3.1. Chiều rộng hố đào .......................................................................... 28
2.2.3.2. Chiều sâu hố đào ............................................................................ 30
2.2.3.3. Chiều sâu cắm tường ...................................................................... 30

2.2.3.4. Độ cứng của tường ......................................................................... 31
2.2.3.5. Độ cứng của hệ kết cấu chống đỡ và vị trí điểm chống ................ 31
2.2.3.6.Chuyển vị của tường phụ thuộc vào thời gian chờ ......................... 34
2.3. Phân tích ứng suất và biến dạng bằng phương pháp phần tử hữu hạn đưới sự hỗ
trợ của phần mền Plaxis ....................................................................................... 36
2.3.1. Cơ sở lý thuyết trong Plaxis................................................................... 36
2.3.2. Các quan hệ ứng suất và biến dạng........................................................ 36
2.3.3. Các phương pháp phân tích khơng thốt nước, thốt nước và phân tích kép
(Khơng thốt nước kết hợp với cố kết) và ứng dụng các phương pháp này trong việc
phân tích bằng Plaxis ........................................................................................... 36
2.3.3.1. Phân tích khơng thốt nước ( Undrained ) ..................................... 37
2.3.3.2. Phân tích thốt nước ( Drained) ..................................................... 39
2.3.3.4. Phân tích kép (Couple Analysis) .................................................... 39
2.3.4. Mơ hình Mohr – Coulomb................................................................. 40
2.3.4.1. Ứng xử đàn hồi tuyến tính và đàn hồi dẻo lý tưởng ....................... 41
2.3.3.2. Mặt dẻo trong mơ hình Mohr – Coulomb ...................................... 42


vii

2.3.4.3.Các thơng số trong mơ hình Mohr – Coulomb................................ 43
2.3.5. Mơ hình Hardening soil ......................................................................... 47
2.3.5.1.Mặt dẻo mũ trong mơ hình Hardening soil ..................................... 48
2.3.5.2. Quan hệ Hyperbol giữa ứng suất và biến dạng trong mơ hình
Hardening soil .................................................................................................. 49
2.3.5.3.Các thơng số trong mơ hình Hardening soil .................................... 50
Tổng kết chương 2 ............................................................................................... 53
Chương 3: PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA TƯỜNG VÂY Ở
CƠNG TRÌNH SAIGON CENTRE ................................................................. 54
3.1. Giới thiệu cơng trình Saigon Centre ............................................................. 54

3.2. Địa chất cơng trình ....................................................................................... 54
3.3. Các giai đoạn thi cơng ................................................................................... 62
3.4. Các kết quả quan trắc .................................................................................... 64
3.5. Phân tích ổn định và biến dạng của tường vây hố đào cơng trình Saigon Centre
bằng phương pháp phần tử hữu hạn dưới sự hỗ trợ của phần mềm Plaxis. ......... 70
3.5.1. Lựa chọn phương pháp tính tốn mơ hình phân tích ............................. 70
3.5.2. Các mặt cắt tính tốn trong mơ hình Plaxis 2D ..................................... 71
3.5.3. Biên bài tốn .......................................................................................... 71
3.5.4. Số liệu vật liệu tính tốn ........................................................................ 72
3.5.4.1. Số liệu địa chất được thống kê từ hồ sơ khảo sát địa chất ............. 72
3.5.4.2 Các trường hợp tính tốn ................................................................. 76
3.5.4.3. Các vật liệu khác ............................................................................ 78
3.5.5. Tải trọng ................................................................................................. 80
3.5.6. Các pha tính tốn trong mơ hình Plaxis ................................................. 83
3.5.6.1. Mặt cắt 1 – 1, và mặt cắt 2 – 2. ..................................................... 83
3.5.6.2. Yếu tố thời gian trong phân tích kép .............................................. 87
3.5.7. Kết quả tính tốn ................................................................................... 88
3.5.7.1. Phân tích so sánh các trường hợp của mơ đun biến dạng E ............... 88


viii

3.5.7.2. Phân tích so sánh mơ hình HS với MC, phân tích Undrained với phân
tích Drained và phân tích Couple .................................................................... 102
3.5.7.3. So sánh kết quả tính tốn ứng với các trường hợp của chỉ tiêu sức
chống cắt hệ số mũ m hệ số thấm k và hệ số Poisson v khác nhau ................ 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 125
Kết luận ................................................................................................................ 125
Kiến nghị .............................................................................................................. 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 128



ix

DANH SÁCH HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Tên hình

Trang

Hình 1.1. Mặt bằng cơng trình Kenny Hill Malaysia........................................... 5
Hình 1.2. chuyển vị ngang của tường vây A và B khi so sánh kết quả phân tích bằng
phần mềm Plaxis với số liệu quan trắc. ................................................................ 6
Hình 1.3. Mặt bằng cơng trình TENC và các cơng trình lân cận ......................... 7
Hình 1.4. Mặt cắt địa chất và bố trí các thiết bị quan trắc cho cơng trình TNEC
.............................................................................................................................. 8
Hình 1.5. Mặt cắt các giai đoạn thi cơng của cơng trình TNEC .......................... 10
Hình 1.6. Kết quả phân tích phần tử hữu hạn biến dạng của tường vây và biến dạng
của nền đất trong hố đào theo các mơ hình đất khác nhau ( cơng trình TNEC )
.............................................................................................................................. 11
Hình 1.7. Sự cố tại cơng trình Pacific (a) và sụp đổ tịa nhà Viện Khoa học xã hội
vùng Nam Bộ (b) .................................................................................................. 13
Hình 1.8. Sự cố tại tòa nhà Sở Ngoại vụ .............................................................. 13
Hình 1.9. so sánh kết quả phân tích chuyển vị của tường vây bằng phân tử hữu hạn
theo ba mô hình khác nhau ( Mohr – Coulomb, Hyperbol Duncan) ................... 16
Hình 2.1. Phá hoại cắt tổng thể trong hố đào sâu (a) hiện tượng đẩy chân tường (b)
hiện tượng đẩy trồi đáy hố đào............................................................................. 17
Hình 2.2. Phân tích hiện tượng đẩy chân tường bằng phương pháp cộng áp lực ( a)
phân bố của áp lực đất ( b) cân bằng lực của đoạn tường cắm trong đất .............
.............................................................................................................................. 18
Hình 2.3.Tương quan giữa hệ số an toàn chống lại hiện tượng đẩy chân tường với

chiều sâu cắm tường ( Su = hằng số ) ................................................................... 19
Hình 2.4. hệ số an tồn chống lại hiện tuợng đẩy chân tường đối với hố đào trong
cát ......................................................................................................................... 19
Hình 2.5 Ứng suất tổng, ứng suất hữu hiệu và thay đổi áp lực nước trong cát bởi
hiện tượng cát chảy .............................................................................................. 20
Hình 2.6 . Dịng thấm bên dưới tường cọc bản .................................................... 21


x

Hình 2.7. Quan hệ giữa độ sâu cắm tường và hệ số an toàn chống lại hiện tượng cát
chảy ...................................................................................................................... 22
Hình 2.8 Đường bao lún bề mặt do việc thi công đào rãnh tường vây gây ra (Clough
và O’Rourke, 1990 ) ............................................................................................. 23
Hình 2.9: Đường bao lún bề mặt do việc thi công đào rãnh tường vây gây ra( Ou
và Yang , 2000) .................................................................................................... 24
Hình 2.10. Vùng biến dạng của nền đất xung quanh hố đào theo phương pháp của
Peck’s ................................................................................................................... 25
Hình 2.11. Vùng biến dạng của tường theo phương pháp của Bowles’s .............
.............................................................................................................................. 26
Hình 2.12. Vùng biến dạng của tường theo phương pháp của Clough và O’Rourke’s
.............................................................................................................................. 27
Hình 2.13. Vùng biến dạng của tường theo phương pháp của Ou và Hsieh’s
.............................................................................................................................. 28
Hình.2.14. tương quan giữa độ uốn lớn nhất của tường, độ cứng của hệ kết cấu
chống đỡ và hệ số an toàn ngăn hiện tượng bùng nền ( Clough và O’Rourke, 1990)
.............................................................................................................................. 29
Hình 2.15: Hệ số khả năng chịu lực ( Skempton, 1951 ) ..................................... 29
Hình 2.16.Tương quan giữa độ uốn lớn nhất của tường và chiều sâu hố đào ( Ou và
các cộng sự, 1993) ................................................................................................ 30

Hình 2.17. quan hệ giữa độ sâu cắm tường và chuyển vị ngang của tường ........ 31
Hình 2.18. quan hệ giữa hình dạng biến dạng của tường và độ cứng của hệ chống
.............................................................................................................................. 32
Hình2.19. Biến dạng ngang của tường và độ lún của nền ở cơng trình TNEC
.............................................................................................................................. 33
Hình 2.20. Dạng lún của mặt đất xung quanh tường ........................................... 33
Hình 2.21 Ước lượng được dạng lún của nền đất sau lưng tường theo Ou và Hseih,
(1998 ) .................................................................................................................. 34
Hình 2.22. Tương quan giữa tỷ lệ biến dạng lớn nhất của tường vây và chiều sâu hố
đào. ....................................................................................................................... 35


xi

Hình 2.23.Quan hệ giữa độ biến dạng lớn nhất của tường và chiều sâu hố đào theo
thời gian ở công trình TNEC ( Ou 1998) ............................................................. 35
Hình 2.24. Điển hình quan hệ ứng suất và biến dạng trong đất ........................... 36
Hình 2.25. Ứng xử đàn hồi tuyến tính và đàn hồi dẻo lý tưởng .......................... 41
Hình 2.26. Mặt dẻo và lộ trình ứng suất .............................................................. 42
Hình 2.27: Mặt dẻo Mohr – coulomb trong khơng gian ứng suất chính..............
.............................................................................................................................. 43
Hình 2.28. Xác định giá trị mô đun E0 và E50 từ kết quả thí nghiệm nén ba trục thốt
nước ...................................................................................................................... 43
Hình 2.29. Xác định hệ số Poisson từ thí nghiệm nén ba trục thốt nước
.............................................................................................................................. 44
Hình 2.30. Vịng trịn ứng suất Mohr chạm đường bao Mohr Coulomb’s ..........
.............................................................................................................................. 47
Hình 2.31. Mặt dẻo trong mơ hình Hardening Soil ............................................. 48
Hình 2.32.mặt dẻo của mơ hình Hardening Soil trong mặt phẳng p – q ............
.............................................................................................................................. 49

Hình 2.33. Quan hệ Hyperbol giữa ứng suất và biến dạng theo thí nghiệm thốt
nước chuẩn ban đầu .............................................................................................. 50
Hình 2.34: xác định module tiếp tuyến đối với gia tải một trục ban đầu ( Eoedref )
.............................................................................................................................. 51
Hình 2.35..Xác định hệ số m cho mơ hình Hardening Soil từ thí nghiệm nén ba trục
.............................................................................................................................. 53
Hình 3.1. mặt bằng cơng trình giai đoạn đang thi cơng tường vây ...................... 55
Hình 3.2. Biểu đồ thay đổi của dung trọng và độ ẩm theo độ sâu ....................... 56
Hình.3.3.Biểu đồ thay đổi chỉ số dẻo và chỉ số nhão theo độ sâu ........................ 57
Hình 3.4.Biểu đồ thay đổi giới hạn dẻo và giới hạn nhão theo độ sâu ................ 57
Hình 3.5.biểu đổ SPT của từng hố khoan ............................................................ 58
Hình3.6.biểu đổ SPT của từng hố khoan ............................................................. 59
Hình 3.7 mặt cắt địa chất qua các hố khoan 1 – 2 – 11 ....................................... 60


xii

Hình 3.8 mặt cắt địa chất qua các hố khoan 6 – 3 – 10........................................ 61
Hình 3.9. Bước đào đất đầu tiên và thi cơng sàn trệt ........................................... 62
Hình 3.10. các vị trí lỗ mở được dùng để thi cơng đào đất .................................. 62
Hình 3.11. Bước đào đất thứ hai và thi cơng sàn B1 ........................................... 63
Hình 3.12. Bước đào thứ ba và thi cơng sàn B2 .................................................. 63
Hình 3.13. đổ bê tơng móng thang máy và thi cơng tầng B5 .............................. 64
Hình 3.14. Thi cơng vách, cột, ram dốc theo phương pháp từ dưới lên .............. 64
Hình 3.15. mặt bằng bố trí các thiết bị quan trắc ................................................. 65
Hình 3.16. mặt bằng bố trí các thiết bị quan trắc lún xung quanh hố đào ...........
.............................................................................................................................. 65
Hình 3.17 kết quả quan trắc chuyển vị ngang của tường vây phía đường Nam Kỳ
Khởi Nghĩa ........................................................................................................... 66
Hình 3.18.kết quả quan trắc chuyển vị ngang của tường vây phía đường Pasteur

.............................................................................................................................. 67
Hình 3.19.kết quả quan trắc chuyển vị ngang của tường vây phía đường Lê Lợi
.............................................................................................................................. 68
Hình 3.20.kết quả quan trắc chuyển vị ngang của tường vây phía đường Đơng Nam
cơng trình.............................................................................................................. 69
Hình 3.21.sơ đồ phân tích ổn định và biến dang của tường vây ở cơng trình Sài Gịn
Centre ................................................................................................................... 70
Hình 3.22. Các mặt cắt dùng để tính tốn ............................................................ 71
Hình 3.23. Các khuyến cáo biên bài toán dành cho hố đào sâu .......................... 72
Hình 3.24. Mặt cắt tường vây cọc nhồi khu vực hố thang máy .......................... 78
Hình 3.25.Mơ hình tính tốn bằng phần mềm Plaxis........................................... 81
Hình.3.26.Mơ hình tính tốn bằng phần mềm Plaxis........................................... 82
Hình 3.27 Chuyển vị ngang của tường vây cơng trình sau khi thi cơng xong tầng B1
ứng với các trường hợp của mô đun biến dạng. ................................................... 98


xiii

Hình 3.28. so sánh chuyển vị ngang lớn nhất của tường vây khi thi công xong tầng
B1 ứng với các trường hợp của mô đun biến dạng và được phân tích theo nhiều mơ
hình ....................................................................................................................... 99
Hình 3.29 Chuyển vị ngang của tường vây cơng trình sau khi thi cơng đào đất tới
độ sâu -15.9m ứng với các trường hợp của mơ đun biến dạng. .......................... 100
Hình 3.30. Chuyển vị ngang của tường vây cơng trình sau khi thi cơng đào đất tới
độ sâu -15.9m ứng với các trường hợp của mơ đun biến dạng và được phân tích
theo nhiều mơ hình. .............................................................................................. 101
Hình 3.31. chuyển vị ngang của tường vây sau khi thi cơng xong tầng B1 được phân
phân tích bằng các mơ hình khác nhau ................................................................ 103
Hình 3.32. chuyển vị ngang của tường vây sau khi đào đất tới độ sâu -15,9m được
phân phân tích bằng các mơ hình khác nhau ....................................................... 104

Hình 3.33. chuyển vị ngang của tường vây sau khi thi công xong tầng B5 được phân
phân tích bằng các mơ hình khác nhau ................................................................ 105
Hình 3.34. Chuyển vị ngang của tường vây cơng trình sau khi thi cơng đào đất tới
độ sâu -15.9m được phân tích theo nhiều mơ hình. ............................................ 106
Hình 3.35.Chuyển vị ngang của tường vây cơng trình sau khi thi cơng đào đất tới độ
sâu -15.9m được phân tích theo nhiều mơ hình. ................................................. 107
Hình 3.36. biểu đồ so sánh lún nền xung quanh hố đào theo các trường hợp phân
tích ........................................................................................................................ 109
Hình 3.37. lún nền xung quanh hố đào, kết quả tính tốn bằng mơ hình Hardening
soil phân tích Undrained ...................................................................................... 110
Hình 3.38.mặt cắt lún nền xung quanh hố đào, kết quả tính tốn bằng mơ hình
Hardening soil phân tích Undrained ................................................................... 110
Hình 3.39.lún nền xung quanh hố đào, kết quả tính tốn bằng mơ hình hình Mohr –
Coulomb phân tích Undrained ........................................................................... 110
Hình 3.40.mặt cắt lún nền xung quanh hố đào, kết quả tính tốn bằng mơ hình Mohr
– Coulomb phân tích Undrained ........................................................................ 111
Hình 3.41 biểu đồ so sánh lún xung quanh hố đào giửa quan trắc và tính tốn
.............................................................................................................................. 111
Hình 3.42.Biên bài tốn sử dụng để phân tích bằng phần mềm Plaxis ................ 112


xiv

Hình 3.43.chuyển vị ngang của tường sau khi thi cơng đào đất tới độ sâu -15,9m
ứng các trường hợp phân tích của sức chống cắt ................................................. 113
Hình 3.44. Biểu đồ so sánh chuyển vị ngang của tường vây đường Nam Kỳ KHởi
Nghĩa, giai đoạn thi công tới độ sâu -15,9m được phân tích theo các trường hợp của
sức chống cắt ........................................................................................................ 114
Hình 3.45 chuyển vị ngang của tường vây mặt đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được
tính tốn với các trường hợp của hệ số mũ m trong mơ hình Hardening soil ......

.............................................................................................................................. 115
Hình 3.46. Biểu đồ so sánh chuyển vị ngang của tường vây đường Nam Kỳ KHởi
Nghĩa, giai đoạn thi cơng tới độ sâu -15,9m được phân tích theo các trường hợp của
hệ số mũ m ........................................................................................................... 116
Hình 3.47. chuyển vị ngang của tường vây sau khi thi công tới độ sâu -15,9m theo
các trường hợp của hệ số thấm k. (a) mặt đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (b) mặt
đường Pasteur ....................................................................................................... 117
Hình 3.48. chuyển vị ngang của tường theo các trường hợp của hệ số thấm k.
.............................................................................................................................. 118
Hình 3.49. so sánh chuyển vị ngang lớn nhất của tường vây đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa theo các trường hợp của hệ số thấm k ....................................................... 119
Hình 3.50. chuyển vị ngang của tường vây sau khi thi công xong tầng B1 được phân
tích theo các trường hợp của hệ số Poisson ......................................................... 121
Hình 3.51. chuyển vị ngang của tường vây ) Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được
phân tích theo các trường hợp của hệ số Poisson................................................. 122
Hình 3.52. so sánh chuyển vị ngang lớn nhất của tường vây đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa theo các trường hợp của hệ số Poisson...................................................... 123


xv

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.hệ số thấm của từng loại đất theo DAS ................................................ 40
Bảng 2.2.hệ số Poisson tương ứng với từng loại đất ........................................... 45
Bảng 2.3 Xác định giá trị module biến dạng theo chỉ số SPT ............................. 52
Bảng 3.1.Kết quả thống kê các đặc trưng của đất ................................................ 74

Bảng 3.2.Số liệu được sử dụng để tính tốn bằng phần mềm Plaxis theo từng lớp đất
.............................................................................................................................. 75
Bảng 3.3. Các trường hợp tính tốn .................................................................... 76
Bảng 3.4. Thơng số độ cứng và khoảng cách cây chống ..................................... 79
Bảng 3.5.các pha tính tốn bằng phần mềm Plaxis .............................................. 82
Bảng 3.6.Yếu tố thời gian trong phân tích cố kết ................................................ 87
Bảng 3.7 . kết quả tính tốn chuyển vị ngang của tường vây tại thời điểm thi công
xong tầng B1 theo từng trường hợp của mô đun biến dạng E và theo từng mơ hình
phân tích ............................................................................................................... 88
Bảng 3.8 . kết quả tính tốn chuyển vị ngang của tường vây tại thời điểm thi công
đào đất tới độ sâu -15,9m theo từng trường hợp của mô đun biến dạng E và theo
từng mơ hình phân tích ........................................................................................ 92
Bảng 3.9 . kết quả tính tốn chuyển vị ngang của tường vây tại thời điểm thi công
xong tầng B5theo từng trường hợp của mơ đun biến dạng E và theo từng mơ hình
phân tích ............................................................................................................... 95
Bảng 3.10. lún nền lớn nhất xung quanh hố đào theo các trường hợp phân tích
.............................................................................................................................. 109


-1MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Ngày nay các cơng trình cao tầng mọc lên ngày càng nhiều dẫn đến việc các
cơng trình này địi hỏi phải có một diện tích đủ lớn để chứa các hạng mục phụ trợ
đặc biệt là hệ thống đậu xe ngầm và hệ thống giao thông ngầm. Việc thi cơng các
cơng trình này địi hỏi phải đảm bảo an toàn và biến dạng trong phạm vi cho phép
của bản thân cơng trình hố đào và các cơng trình lân cận nhất là trong tình trạng các
cơng trình xây chen ngày càng nhiều như hiện nay. Các biện pháp thi công tầng
hầm hiện nay như phương pháp đào hở kết hợp với chống vách bằng cừ thép, sử
dụng tường vây cọc nhồi tiết diện nhỏ kết hợp với chống đỡ hoặc neo, thi công
bằng phương pháp Bottom – Up, Top – Down. Tuy nhiên trong khu vực có địa chất

phức tạp và có u cầu cao về cơng nghệ cũng như tiến độ thi công thi biện pháp thi
cơng kín với cơng nghệ Top – Down là lựa chọn hàng đầu.
Hiện nay tại khu vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận có khơng
ít cơng trình được thi cơng bằng biện pháp Top – Down gặp sự cố như cơng trình
MC Tower, cơng trình Pacific Tower… Điều này chứng tỏ người thiết kế biện pháp
thi cơng cần phải am hiểu rõ ràng về phân tích chuyển vị ngang của tường chắn hố
đào sâu, ảnh hưởng của việc thi cơng hố đào đến các cơng trình lân cận, đặc biệt là
phải lựa chọn mơ hình đất và các thơng số đầu vào phù hợp để tính tốn. Dựa trên
các lý do đó, đề tài này tập trung vào phân tích ổn định và biến dạng của tường vây
khi thi công tầng hầm bằng biện pháp Top – Down trên nền địa chất có lớp cát dày
tại khu vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích ổn định và chuyển vị ngang của tường
vây hố đào sâu qua các giai đoạn thi công đào đất, phân tích ảnh hưởng của thi cơng
hố đào sâu dẫn tới lún xung quanh cơng trình, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố
khác đến chuyển vị ngang của tường và biến dạng của đất nền. Từ đó đề tài đưa ra
nhận xét, khuyến cáo về mơ hình đất và thơng số đầu vào phù hợp trong tính toán.
Phương pháp nghiên cứu
 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây
 Sử dụng số liệu từ hồ sơ khảo sát địa chất và số liệu kinh nghiệm để thiết lập
thông số đầu vào trong mơ hình Plaxis 2D
 So sánh kết quả tính tốn giữa các mơ hình và so sánh với số liệu quan trắc thực
tế


-2 Đưa ra kết luận và khuyến cáo về mô hình đất tốt nhất trong tính tốn.
Ý nghĩa khoa học và kinh tế xã hội của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài này có ý nghĩa phân tích chuyển vị ngang của tường
vây tầng hầm được thi công bằng biện pháp Top – Down thông qua việc mô phỏng
bằng Plaxis 2D bằng cách sử dụng các số liệu từ hồ sơ khảo sát địa chất và so sánh

với kết quả quan trắc.
Về mặt kinh tế xã hội, đề tài này đưa ra khuyến cáo mơ hình tính tốn phù
hợp khi lập biện pháp thi công tầng hầm bằng biện pháp Top – Down nhằm hạn
chế sự cố cho công trình và các cơng trình lân cận.
Phạm vi nghiên cứu và hạn chế của đề tài
Đề tài chỉ tập trung phân tích ổn định và biến dạng của tường vây khi thi
công tầng hầm bằng biện pháp Top – Down trên nền địa chất có lớp cát dày tại khu
vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Riêng đối với mơ đun biến dạng của các lớp đất, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu về việc lấy kết quả của thí nghiệm hiện trường ( cụ thể là thí nghiệm SPT ) để
thiết lập thông số đầu vào khi mô phỏng bằng phần mềm Plaxis.
Đối với mơ hình đất dùng để mô phỏng bằng phần mềm Plaxis, đề tài này chỉ
tập trung vào hai mơ hình Hardening soil và Mohr – Coulomb.
Đối với các kiểu phân tích, đề tài này tập trung vào phân tích thốt nước
(Drained), phân tích khơng thốt nước (Undrained) với các thơng số có hiệu và
phân tích kép ( couple ).
Cấu trúc luận văn
Chương 1: Tổng quan về phân tích ổn định và biến dạng của tường vây khi thi công
tầng hầm bằng biện pháp Top – Down trên nền địa chất có lớp cát dày.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết để phân tích ổn định và biến dạng của tường vây khi thi
công tầng hầm bằng biện pháp Top – Down trên nền địa chất có lớp cát dày.
Giới thiệu cơ sở lý thuyết phân tích ổn định và biến dạng của tường vây bằng
phương pháp kinh nghiệm.
Giới thiệu cơ sở lý thuyết phân tích ổn định và biến dạng của tường vây bằng
phương pháp phần tử hữu hạn.
Chương 3: Phân tích ổn định và biến dạng của tường vây ở cơng trình Sài Gịn
Centre. So sánh kết quả phân tích với số liệu quan trắc, dự báo ổn định và biến dạng
của tường vây qua từng bước thi công đồng thời khuyến cáo thông số đầu vào và
mơ hình đất thích hợp khi tính tốn cho cơng trình tương tự.



-3CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

VỀ PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA TƯỜNG VÂY
KHI THI CÔNG TẦNG HẦM BẰNG BIỆN PHÁP TOP – DOWN
TRÊN NỀN ĐỊA CHẤT CÓ LỚP CÁT DÀY
1.1. Công nghệ thi công Top – Down[1]
1.1.1 Khái niệm
Công nghệ thi công Top-down (từ trên xuống), tiếng Anh là Top-down
construction method, là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà, theo
phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp truyền thống: thi công từ dưới
lên. Trong công nghệ thi cơng Top-down người ta có thể đồng thời vừa thi công các
tầng ngầm (bên dưới cốt ± 0,00 (cốt ± 0,00 tức là cao độ mặt nền hoàn thiện của
tầng trệt cơng trình nhà)) và móng của cơng trình, vừa thi công một số hữu hạn các
tầng nhà, thuộc phần thân, bên trên cốt không (trên mặt đất).
1.1.2.Phương pháp cơng nghệ chính
Trong cơng nghệ Top-down, các tầng hầm được thi công bằng cách thi công
phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của
tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi
(nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Tường vây thi công theo
công nghệ cọc nhồi bê tông tới cốt mặt đất tự nhiên hoặc cốt tầng trệt.
Riêng các cọc khoan nhồi bê tơng nằm dưới móng cột ở phía trong mặt bằng
nhà thì khơng thi cơng tới mặt đất mà chỉ tới ngang cốt móng (khơng tính phần bê
tơng đầu cọc nhồi, phải bỏ đi sau này. Phần trên chịu lực tốt, ngay bên dưới móng
của các cọc nhồi này được đặt sẵn các cốt thép bằng thép hình, chờ dài lên trên tới
cốt khơng. Các cốt thép hình này, là trụ đỡ các tầng nhà hình thành trong khi thi
cơng Top-down, nên nó phải được tính tốn để chịu được tất cả các tầng nhà, mà
được hoàn thành trước khi thi công xong phần ngầm. Tiếp theo đào rãnh trên mặt

đất (làm khuôn dầm), dùng ngay mặt đất để làm khuôn hoặc một phần của khuôn
đúc dầm và sàn bê tông cốt thép tại cốt không. Khi đổ bê tông sàn tầng trệt phải
chừa lại phần sàn khu thang bộ lên xuống tầng hầm, (cùng kết hợp với ô thang máy)
để lấy lối đào đất và đưa đất lên khi thi công tầng hầm. Sàn này phải được liên kết
chắc với các cốt thép hình làm trụ đỡ chờ sẵn nêu trên, và liên kết chắc với hệ tường
vây. Sau khi bê tông dầm, sàn tầng trệt đã đạt cường độ tháo dỡ khuôn đúc, người ta
tiến hành cho máy đào chui qua các lỗ thang chờ sẵn nêu ở trên, xuống đào đất tầng
hầm ngay bên dưới sàn tầng trệt. Sau đó lại tiến hành đổ bê tơng sàn tầng hầm này,


-4ngay trên mặt đất vừa đào, tương tự như thi công sàn tầng trệt, rồi tiến hành lắp
ghép cốt thép cột tầng hầm, lắp khuôn cột tầng hầm và đổ bê tông chúng.
Cứ làm như cách thi công tầng hầm đầu tiên này, với các tầng hầm bên dưới.
Riêng tầng hầm cuối cùng thay vì đổ bê tơng sàn thì tiến hành thi cơng kết cấu
móng và đài móng.
Đồng thời với việc thi cơng mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có
thể thi cơng một hay vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường. Sau khi thi
công xong hết các kết cấu của tầng hầm người ta mới thi công hệ thống thang bộ và
thang máy lên xuống tầng hầm.
1.2. Ứng xử của đất nền xung quanh và bên trong hố đào, ứng suất và biến
dạng của hệ kết cấu chống đỡ hố đào [2]
1.2.1. Ổn định
Ổn định hố đào là yêu cầu cốt lõi của thi công đào sâu. Phá hoại sụp đổ hố
đào thường là thảm họa của thi cơng đào sâu, nó gây nguy hiểm tới an tồn của
cơng nhân, thiết bị và các cơng trình lân cận. Ảnh hưởng của nó thường rất lớn, khi
độ lún của vùng nền xung quanh hố đào tăng lên làm các cơng trình nằm trong vùng
ảnh hưởng của nó có thể bị hư hại nghiêm trọng.
Phân tích ổn định hố đào phải bao gồm phân tích phá hoại trượt tổng thể,
phân tích hiện tượng cát chảy và phân tích hiện tượng đẩy trồi đáy hố đào. Do đó
khi thiết kế hố đào sâu địi hỏi người thiết kế phải chọn lựa tường vây đủ dày, đủ độ

cứng và chiều sâu.
1.2.2. Ứng suất và biến dạng
Ứng suất và biến dạng xấu do thi cơng đào sâu có thể bắt nguồn từ mất cân
bằng lực hoặc từ ảnh hưởng của thi công, cốt lõi của vấn đề này xuất xứ từ khoảng
trống của đất trong việc thi công hố đào sâu. Mất cân bằng lực càng lớn, chuyển vị
của đất trong phạm vi ảnh hưởng của hố đào càng lớn, các lỗi khi thi công cũng là
một lý do gây nguy hiểm cho độ võng tăng thêm của tường, độ lún lớn hơn của nền
và chuyển vị đẩy trồi đáy hố đào.
1.3. Các nghiên cứu có liên quan trước đây
1.3.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
 S.S. Liew và S.J. Gan Phân tích ngược và đặc tính của thi cơng tầng hầm
hố đào sâu 11m bằng biện pháp Semi Top – Down trên nền cát bồi lấp ở Kenny
Hill, Malaysia[21][22]


-5Các tác giả đã nghiên cứu cơng trình thi cơng 3 tầng hầm với độ sâu 11m sử
dụng biện pháp Semi Top – Down . Tường vây của cơng trình dày 600mm sâu từ
14m tới 16m, biện pháp thi công Semi Top – Down này sử dụng sàn tầng B1 như
một kết cấu chống đỡ tạm thời cho tường vây suốt trong q trình thi cơng. Tại sàn
tầng B1 dày 325mm được thiết kế lỗ mở để thi công đào đất tới cáo độ cuối cùng,
đây cũng là kết cấu chống đỡ lực ngang của tường vây và chính nó cũng được
chống đỡ tạm bằng hệ trụ đỡ API ( trụ đỡ API được thi công đồng thời với cọc nhồi
).

Hình 1.1. Mặt bằng cơng trình Kenny Hill Malaysia
Địa chất ở khu vực hố đào là lớp cát bụi dày. Các thiết bị quan trắc trong q
trình thi cơng gồm 5 thiết bị đo nghiêng của tường vây, hai thiết bị đo nghiêng và 5
giếng quan trắc nằm phía sau tường vây, hai thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng nằm
dưới sàn tầng hầm cuối cùng, thiết bị đo biến dạng trong tường vây và sàn.
Từ các số liệu quan trắc này các tác giả đã phân tích ngược độ uốn của tường

vây, độ lún của đất nền bằng cách thay đổi độ cứng của đất qua từng giai đoạn đào
đất bằng phần mềm Plaxis với mơ hình Hardening soil.


-6-

Hình 1.2. chuyển vị ngang của tường vây A và B khi so sánh kết quả phân
tích bằng phần mềm Plaxis với số liệu quan trắc.
Từ kết quả phân tích ngược và so sánh với số liệu quan trắc như hình 1.2. các
tác giải đã đề xuất khi tính tốn hố đào sâu bằng phương pháp phần tử hữu hạn với
sự hỗ trợ của phần mềm Plaxis nên sử dụng mơ hình Hardening soil, Các tác giả
cũng đề xuất sử dụng giá trị chỉ số SPT để thiết lập thông số dộ cứng của đất trong
mơ hình Hardening soil. Ngồi ra khi các tác giả khai báo độ cứng của đất là 3000N
( SPT ) tại bước đào đầu tiên và 1850 N (SPT ) tại bước đào cuối cùng và so sánh


-7thấy kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường vây cũng gần bằng với số liệu
quan trắc.
 Chang Yu Ou và các đồng sự nghiên cứu đặc tính của tường vây trong sử
dụng biện pháp thi công Top – Down cơng trình Taipei Enterprise National
Center[2][3], Gordon Tung – Chin Kung Phân tích phần tử hữu hạn biến dạng của
tường vây và biến dạng của nền đất trong hố đào sâu có chống đỡ [4].
Cơng trình Taipei National Enterprise Center ( TNEC ) gồm 18 tầng và 5
tầng hầm, diện tích xây dựng khoảng 3500 m2 , TNEC có mặt bằng dạng hình thang
với cạnh dài 60 – 105 m, cạnh ngắn 43m, gồm 6 tòa nhà A, B, C, D, E, F kế cận
cơng trình như hình 1.3.

Hình 1.3. Mặt bằng cơng trình TENC và các cơng trình lân cận
Địa chất cơng trình gồm 6 lớp bùn cát và bùn sét xen kẽ nhau phủ lên lớp sỏi
dày, lớp đất đầu tiên là bùn sét dày 5,6m. lớp đất thứ 2 là bùn cát dày 2,4m. Lớp đất

thứ 3 cũng là lớp đất chính nằm trong khu vực hố đào là lớp bùn sét dày 25m.
Q trình thi cơng được tóm tắt như sau : Việc thi cơng tường vây của TNEC
bắt đầu vào ngày 13 tháng 8 năm 1991 và hoàn thanh vào ngày 10 thang 11 năm


×