Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Lập kế hoạch kinh doanh cung cấp trực tuyến sản phẩm từ máy in 3d giai đoạn 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CẤN TÀI TUẤN

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CUNG CẤP
TRỰC TUYẾN SẢN PHẨM TỪ MÁY IN 3D
GIAI ĐOẠN 2016-2018
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60 34 01 02

KHOÁ LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015

i


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Cán bộ chấm nhận xét 1: ...........................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: ...........................................................................

Khoá luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá khoá luận thạc sĩ gồm:


1. PGS. TS Phạm Ngọc Thuý
2. TS. Trần Thị Kim Loan
3. TS. Dương Quỳnh Nga
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá KL và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi khoá luận đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………….

ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ tên học viên: CẤN TÀI TUẤN

MSHV: 13170768

Ngày, tháng, năm sinh: 17/09/1989


Nơi sinh: Hà Nội

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60340102

I- TÊN ĐỀ TÀI:
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CUNG CẤP TRỰC TUYẾN SẢN PHẨM
TỪ MÁY IN 3D GIAI ĐOẠN 2016-2018.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xây dựng kế hoạch tiếp thị; Xây dựng kế hoạch hoạt động; Xây dựng kế hoạch
nhân sự và Xây dựng kế hoạch tài chính.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 27/05/2015
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/10/2015
V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
TP.HCM, ngày ……. tháng …... năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ kí)

(Họ tên và chữ kí)
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ kí)

iii


LỜI CẢM ƠN

Trường đại học Bách Khoa là nơi đã đào tạo ra tôi, và quan trọng hơn là khoảng
thời gian gắn bó với ngơi trường là dài hơn bao giờ hết trong cuộc đời học sinh của
mình. Nơi này đã mang lại cho tôi biết bao nhiêu là kiến thức bổ ích là hành trang
để tơi bước vào hành trình khám phá những chân trời mới.
Khố luận tốt nghiệp là một phần bắt buộc trong chương trình đào tạo thạc sĩ
ngành quản trị kinh doanh. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến người giảng viên
hướng dẫn là cô TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, người đã rất nhiệt tình hướng dẫn từng
bước để tơi đến ngày hồn thành.
Nếu khơng có gia đình tơi, tơi đã khơng thể hồn thành được khoá luận này. Xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến mẹ là người động viên mọi lúc khi tôi cảm thấy mất động
lực, người phải chịu áp lực cùng tơi vào giai đoạn cuối khố này. Cảm ơn chị gái tôi
đã giúp đỡ rất nhiều lúc tôi cảm thấy cần người chia sẻ nhất. Bên cạnh cịn có những
bạn bè tiếp thêm những ý tưởng mới cho tôi, giúp đỡ tôi như một người bạn khi tôi
cần thiết nhất. Tơi cảm thấy may mắn vì được là một phần trong cuộc sống của họ.
Cám ơn những người thân yêu nhất của cuộc đời tôi.
Cảm ơn ngôi trường này đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, cảm ơn khoa
Quản Lý Công Nghiệp cùng tập thể các thầy cơ giáo đã đóng góp sức mình để tạo ra
mơi trường học tập tốt cho học viên.
Tuy nhiên, do đây là một bài luận học viên thực hiện, nên không thể nào tránh
khỏi những sai sót, kính mong thầy cơ, các bạn đóng góp để bài làm ngày càng hồn
thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn tất cả!

iv


TÓM TẮT
Đề tài LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CUNG CẤP TRỰC TUYẾN SẢN PHẨM
TỪ MÁY IN 3D GIAI ĐOẠN 2016-2018 là một đề tài nghiên cứu đến việc ứng dụng

công nghệ in 3D.
Dựa trên những lý thuyết nền tảng về xây dựng một kế hoạch kinh doanh, bắt đầu từ
việc khảo sát và phân tích thị trường; xây dựng kế hoạch tiếp thị, kế hoạch hoạt động,
kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính. Đầu tiên, tác giả tìm hiểu thơng tin về thị
trường, đối thủ, nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng bằng phương pháp
quan sát, phỏng vấn trực tiếp và khảo sát định lượng.
Từ những thơng tin thu thập được, tiến hành phân tích, thảo luận nhóm để lựa chọn
và thiết kế các dịng sản phẩm phù hợp. Kế hoạch tiếp thị được xây dựng căn cứ vào
thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Kế tiếp là kế hoạch hoạt động và nhân
sự để tạo ra sản phẩm cung cấp đến khách hàng. Cuối cùng là những báo cáo vấn đề
tài chính dự báo của những hoạt động trên được tổng hợp trong phần kế hoạch tài
chính.

v


ABSTRACT
The project “BUSINESS PLAN FOR 3D PRINTER’S PRODUCTS ONLINE
SELLING FROM THE YEAR 2016 TO 2018” is an idea of start-up in 3D printing
technology applications.
Based on the theoretical foundation on building a business strategy, but also
originated from surveying and analyzing the market, planning the strategy of
marketing, operations, human resources, finance and risk analysis, our thesis was
deployed step by step. First of all, the author collected the valuable pieces of
information about the market trend, competitors, needs and consumption habits of
customers by observation, interviews and surveys.
From these information, analysis is the next with discussion to select and design the
most suitable products and the marketing strategy based on consumption habits of the
target customers. The operation of process planning and human for these activities is
the next. Last, Budget on the operations and financial forecasts are summarized to

detail in the section of Finance Plan.

vi


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận cao học “LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CUNG CẤP
TRỰC TUYẾN SẢN PHẨM TỪ MÁY IN 3D GIAI ĐOẠN 2016-2018” là cơng
trình do chính bản thân tơi thực hiện. Các số liệu trong khóa luận này được thu thập,
xử lý và sử dụng một cách trung thực. Kết quả khảo sát được trình bày trong khóa
luận này khơng sao chép từ bất kỳ khóa luận hay luận văn nào đồng thời cũng chưa
từng được trình bày hay cơng bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu hoặc tài liệu nào
trước đây.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015.

CẤN TÀI TUẤN

vii


MỤC LỤC
TRANG BÌA……………...……………………………………………………….………..i
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ.………………...……………………………………...................ii
NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN THẠC SĨ .................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... iv
TÓM TẮT .............................................................................................................................. v
ABSTRACT.......................................................................................................................... vi
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH.................................................................................................. xii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU...............................................................................................xiii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................. 1
1.1

Giới thiệu tổng quan................................................................................................ 1

1.3

Mục tiêu đề tài......................................................................................................... 3

1.4

Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................... 3

1.5

Phạm vi thực hiện.................................................................................................... 3

1.6

Bố cục đề tài ............................................................................................................ 4

1.7

Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................. 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 5
2.1 Các khái niệm............................................................................................................... 5
2.1.1 Thương mại điện tử ............................................................................................... 5
2.1.2 Khái niệm về kế hoạch kinh doanh ....................................................................... 5
2.2 Các lý thuyết chính....................................................................................................... 9

2.2.1. Phân tích thị trường và ma trận SWOT ................................................................ 9
2.2.2 Kế hoạch tiếp thị.................................................................................................... 9
2.2.3 Kế hoạch hoạt động sản xuất ................................................................................. 9
2.2.4 Kế hoạch nhân sự ............................................................................................... 10
2.2.5 Kế hoạch tài chính ............................................................................................... 11
2.2.6 Lý thuyết đuôi dài (the long-tail)......................................................................... 12
CHƯƠNG 3: Ý TƯỞNG KINH DOANH SẢN PHẨM ................................................ 13
3.1 Khái niệm về cửa hàng cung cấp trực tuyến sản phẩm từ máy in 3D. ....................... 13
3.2 Bối cảnh thực hiện. .................................................................................................... 14
3.3 Máy in 3D FDM và sản phẩm vượt trội hơn so với công nghệ đúc ép. ..................... 14
3.3.1 Máy in 3D FDM và sản phẩm ............................................................................. 14
3.3.2 Sản phẩm mang tính công nghệ cao hơn công nghệ đúc ép ................................ 15
viii


3.4 Đối tượng khách hàng. .............................................................................................. 15
3.5 Dự toán chi phí đầu tư ban đầu. ................................................................................. 15
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH ...................................... 17
4.1 Mơi trường vĩ mơ. ...................................................................................................... 17
4.1.1 Kinh tế và Thói quen mua sắm của người Việt Nam. ......................................... 17
4.1.2 Kỹ thuật công nghệ. ............................................................................................. 20
4.1.3 Chính trị pháp luật. .............................................................................................. 21
4.2 Mơi trường vi mô. ...................................................................................................... 21
4.2.1 Đối thủ tiềm tàng. ................................................................................................ 22
4.2.2 Nhà cung ứng....................................................................................................... 22
4.2.3 Khách hàng. ......................................................................................................... 23
4.2.4 Sản phẩm thay thế. .............................................................................................. 23
4.2.5 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp. ................................................................................ 23
4.3 Phân tích mơi trường bên trong.................................................................................. 25
4.3.1 Kỹ thuật – cơng nghệ........................................................................................... 25

4.3.2 Tài chính. ............................................................................................................. 25
4.3.3 Nhân sự. ............................................................................................................... 26
4.3.4 Sản phẩm. ............................................................................................................ 26
4.3.5 Kênh phân phối.................................................................................................... 27
4.4 Phân tích SWOT. ....................................................................................................... 27
4.4.1 Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ........................................... 27
4.4.2 Thiết lập nên ma trận SWOT............................................................................... 27
4.5 Xác định chiến lược phù hợp cho giai đoạn kế hoạch. .............................................. 29
4.5.1 Xác định mục tiêu chiến lược. ............................................................................. 29
4.5.2 Xác định chiến lược phù hợp............................................................................... 29
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TIẾP THỊ ............................................................................ 30
5.1 Mục tiêu kế hoạch ...................................................................................................... 30
5.2 Các chiến lược của Marketing Mix ............................................................................ 33
5.2.1 Chiến lược sản phẩm ........................................................................................... 33
5.2.2 Chiến lược Phân phối. ......................................................................................... 34
5.2.3 Chiến lược giá...................................................................................................... 34
5.2.4 Chiến lược chiêu thị. ........................................................................................... 34
5.3 Bước đầu và hình ảnh NextG. .................................................................................... 36
5.4 Dự toán hoạt động và chi phí cho kế hoạch tiếp thị. .................................................. 37
ix


5.4.1 Các loại hoạt động tiếp thị: .................................................................................. 37
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. ................... 40
6.1 Sản phẩm. ................................................................................................................... 40
6.1.1 Cấu trúc sản phẩm. .............................................................................................. 40
6.1.2 Phương pháp sản xuất.......................................................................................... 41
6.1.3 Máy móc thiết bị.................................................................................................. 42
6.1.4 Nguyên vật liệu và nguồn lực. ............................................................................. 42
6.1.5 Phương án dự phòng nếu bị tràn sản lượng: ........................................................ 42

6.2 Kế hoạch sản xuất. ..................................................................................................... 43
6.2.1 Giải thích thành phần và ưu điểm của qui trình .................................................. 43
6.2.2 Sơ đồ của qui trình sản xuất. .............................................................................. 44
6.3 Qui trình xử lý đơn hàng. ........................................................................................... 45
6.4 Kế hoạch hoạt động và chi phí hoạt động. ................................................................. 47
6.4.1 Chi phí cấu thành sản phẩm................................................................................. 47
6.4.2 Lượng hố chi phí cho một đơn vị sản phẩm. ..................................................... 47
CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ ............................................................................ 50
7.1 Nhân sự chủ chốt. ....................................................................................................... 50
7.1.1 Thành phần nhân sự chủ chốt. ............................................................................. 50
7.1.2 Sơ đồ tổ chức. ...................................................................................................... 50
7.2 Phân tích cơng việc .................................................................................................... 51
7.2.1 Cơng việc thiết kế sản phẩm, tìm sản phẩm mới. ................................................ 51
7.2.2 Kế hoạch in thử nghiệm sản phẩm. ..................................................................... 51
7.2.3 Vận hành máy in. ................................................................................................. 52
7.2.4 Vệ sinh bề mặt, xử lý bề mặt. .............................................................................. 52
7.2.5 Giao hàng............................................................................................................. 52
7.3 Năng lực sản xuất. ...................................................................................................... 52
7.4 Tổng hợp thời gian. Đánh giá .................................................................................... 53
7.5 Kế hoạch nhân sự: ...................................................................................................... 54
7.6 Đánh giá kế hoạch nhân sự, phát triển nhân sự:......................................................... 56
7.6.1 Đánh giá kế hoạch nhân sự .................................................................................. 56
7.6.2 Phát triển nhân sự: ............................................................................................... 57
CHƯƠNG 8: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH. ....................................................................... 58
8.1 Các giả định tài chính và bảng cân đối kế tốn đầu kế hoạch.................................... 58
8.1.1 Các giả định tài chính. ......................................................................................... 58
x


8.1.2 Bảng cân đối kế toán thời điểm đầu kế hoạch. .................................................... 58

8.2 Dự kiến thu nhập và chi phí: ...................................................................................... 60
8.3 Chi phí phải trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ ...................................... 61
8.3.1 Chi phí nguyên vật chính liệu dự kiến................................................................. 61
8.3.2 Chi phí phải trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu phụ, dịch vụ phụ. ................. 62
8.3.3 Tổng chi phí phải trả cho nhà cung cấp / dịch vụ ................................................ 62
8.4 Dòng tiền dự kiến ...................................................................................................... 63
CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN. ............................................................................................... 64
9.1 Điều kiện triển khai. ................................................................................................... 64
9.2 Gợi ý cho đề tài tiếp theo. .......................................................................................... 64
9.3 Hạn chế....................................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ........................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH ......................................................................... 66
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 67
PHỤ LỤC 1: Khái quát đặc điểm của khách hàng. ......................................................... 68
PHỤ LỤC 2: Phỏng vấn sâu để khảo sát những khách hàng tiềm năng về sản phẩm mang
tính chất độc đáo. ............................................................................................................. 71
PHỤ LỤC 3: Khảo sát ý kiến khách hàng tiêu dùng về sản phẩm độc đáo. .................... 74
PHỤ LỤC 4: Tóm tắt kết quả khảo sát. ......................................................................... 106
PHỤ LỤC 5: Hấp axeton để làm nhẵn, bóng bề mặt vật thể ......................................... 108
PHỤ LỤC 6: Các loại chi phí phụ trong dịch vụ khách hàng ........................................ 109
PHỤ LỤC 7: Những trang website chia sẻ mơ hình 3D miễn phí và có tính phí .......... 110
PHỤ LỤC 8: Hộp đựng sản phẩm. ................................................................................ 111
PHỤ LỤC 9: Xây dựng khách hàng cho một sản phẩm theo hướng quan sát ............... 112
PHỤ LỤC 10: Những điểm cần lưu ý khi in mơ hình bằng máy in 3D. ........................ 113
PHỤ LỤC 11: Dịch vụ giao hàng thuê ngoài. ............................................................... 115
PHỤ LỤC 12: Nhựa nhập khẩu thương hiệu ................................................................. 116
PHỤ LỤC 13. Chi phí tiện ích dự trù ............................................................................ 117
PHỤ LỤC 14: Chi phí dự trù bảo trì, sửa chữa máy móc .............................................. 118
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ............................................................................................... 119


xi


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2. 1 Sơ dồ liên kết các nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh ............................. 7
Hình 2. 2 Qui trình lập kế hoạch sản xuất ........................................................................... 10
Hình 2. 3 Nhu cầu nhân sự qua các giai đoạn phát triển ..................................................... 11
Hình 2. 4 Qui trình lập kế hoạch tài chính ........................................................................... 12
Hình 3. 1 Sản phẩm cung cấp...............................................................................................13
Hình 4. 1 Mơ hình 5 tác lực cạnh tranh của Micheal Porter ...............................................21
Hình 5. 1: Logo của NextG..................................................................................................37
Hình 6. 1 Sơ đồ của qui trình sản xuất.................................................................................44
Hình 6. 2 Qui trình xử lý đơn hàng ...................................................................................... 46
Hình 6. 3 Mơ tả chi phí cấu thành sản phẩm. ...................................................................... 47
Hình 7. 1 Sơ đồ tổ chức........................................................................................................51

xii


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1 Phân loại kết hợp hai yếu tố mục đích và tình trạng doanh nghiệp....................... 6
Bảng 3. 1 Dự trù vốn đầu tư Tài sản cố định ban đầu..........................................................16
Bảng 4. 1 Lợi điểm, nhược điểm khi cho phép khách hàng giao tiền khi nhận hàng..........18
Bảng 4. 2 Lợi điểm và Nhược điểm khi khơng có cạnh tranh trực tiếp .............................. 24
Bảng 4. 3 Lợi điểm và Nhược điểm khi có cạnh tranh trực tiếp.......................................... 24
Bảng 4. 4 Bảng tổng hợp điểm mạnh và điểm yếu .............................................................. 27
Bảng 4. 5 Bảng tổng hợp cơ hội và nguy cơ ........................................................................ 27
Bảng 4. 6 Ma trận SWOT của NextG. (2015) ..................................................................... 28
Bảng 4. 7 Mục tiêu doanh thu qua các năm. ........................................................................ 29
Bảng 5. 1 Mục tiêu kế hoạch................................................................................................30

Bảng 5. 2 Kế hoạch doanh thu năm 2016 ............................................................................ 31
Bảng 5. 3 Kế hoạch doanh thu của năm 2017 ..................................................................... 32
Bảng 5. 4 Kế hoạch doanh thu năm 2018 ............................................................................ 32
Bảng 5. 5 Chi phí cho hoạt động giảm giá khuyến mãi. ...................................................... 37
Bảng 5. 6 Chi phí tặng sản phẩm cho khách hàng ............................................................... 38
Bảng 5. 7 Chi phí quảng cáo Facebook hằng tháng (VNĐ) ................................................ 39
Bảng 5. 8 Tổng hợp chi phí hoạt động tiếp thị (Triệu VNĐ) .............................................. 39
Bảng 6. 1 Cấu trúc sản phẩm của NextG.............................................................................40
Bảng 6. 2 Ưu điểm và Nhược điểm của nhựa nhập khẩu loại tốt ........................................ 40
Bảng 6. 3 Bảng tính tốn chi phí đơn vị sản phẩm. ............................................................. 48
Bảng 6. 4 Bảng dự tốn chi phí sản xuất 2016. ................................................................... 48
Bảng 6. 5 Bảng dự tốn chi phí sản xuất 2017. ................................................................... 49
Bảng 6. 6 Bảng dự tốn chi phí sản xuất 2018. ................................................................... 49
Bảng 7. 1 Bảng dự toán thời gian thiết kế sản phẩm mới....................................................53
Bảng 7. 2 Bảng dự toán thời gian xử lý bề mặt ................................................................... 53
Bảng 7. 3 Bảng dự toán thời gian giao hàng........................................................................ 54
Bảng 7. 4 Thời gian dự tốn cho bao gói sản phẩm. ........................................................... 54
Bảng 7. 5 Nhận định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân................................................ 55
Bảng 7. 6 Nhận xét về điểm mạnh và điểm yếu của người cộng tác. .................................. 55
Bảng 7. 7 Bảng phân bổ công việc chức năng. .................................................................... 56
Bảng 8. 1 Bảng cân đối kế toán thời kỳ đầu kế hoạch (Tài sản)..........................................59
Bảng 8. 2 Bảng cân đối kế toán thời kỳ đầu kế hoạch (Nguồn Vốn) .................................. 60
Bảng 8. 3 Kế hoạch doanh thu và chi phí cho kế hoạch ...................................................... 61
Bảng 8. 4 Chi phí nguyên vật liệu chính.............................................................................. 62
Bảng 8. 5 Bảng chi phí nguyên vật liệu phụ, dịch vụ phụ ................................................... 62
Bảng 8. 6 Tổng chi phí phải trả cho nhà cung cấp, dịch vụ. ................................................ 63
Bảng 8. 7 Dòng tiền dự kiến. ............................................................................................... 63

xiii



Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương này nhẳm mở đầu cho mọi cơ sở được sẽ được hình thành trong bài
viết này ở các phần sau. Giới thiệu khái quát về công nghệ in 3D và xu hướng phát
triển trong tương lai.

1.1 Giới thiệu tổng quan.
Máy in 3D, một loại thiết bị chuyên dụng đã được phát minh ra từ những năm
1980s. Công nghệ này đã làm thay đổi ngành công nghệ tạo mẫu. Đánh dấu sự ra
đời của công nghệ tạo mẫu nhanh là máy in 3D theo công nghệ SLA (1987) (Đặng
Văn Nghìn, 2010). Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quản lý sản
xuất đã làm cho những chiếc máy in 3D trở thành sản phẩm thương mại hoá. Những
hãng sản xuất máy in như 3Dsystem, Makerbot đã chế tạo ra nhiều dòng máy chuyên
nghiệp cho các tổ chức có thể tạo ra sản phẩm nhanh chóng.
Theo bài viết của tác giả (Columbus, 2015) được dựa trên nghiên cứu (TS. Mark
J. Cotteleer của Deloitte Services, LLP) được đăng tải trên Forbes (2015) thì đến
năm 2016 sẽ xuất hiện ngành công nghiệp sản xuất khối lớn (mass production) dựa
trên công nghệ của máy in 3D nhờ vào sự phát triển của công nghệ làm cho tốc độ
của máy, cùng với cơng nghiệp phụ trợ. Điển hình với tốc độ của máy in tăng rất
nhanh từ 10cm3/h (2013) – 40cm3/h (2018). Nhanh gấp 4 lần sau 5 năm, và rẻ hơn
50%. Từ cơ sở đó, việc tiến đến một nền công nghiệp sản xuất sử dụng công nghệ in
3D, và theo dự báo đến năm 2030-2050 thì sẽ có những sản phẩm sẽ được in hồn
tồn với máy in 3D. Bên cạnh sự phát triền của ngành công nghệ sản xuất máy in
thúc đẩy cho thị trường kinh tế của nó cũng phát triền và mảng dịch vụ cũng hứa hẹn
đạt được sự phát triển khá lớn. Thị trường của in 3D đã đạt 2,3 tỉ đôla (2013) và dự
báo sẽ đạt 8,6 tỉ đôla (2020) gấp 4 lần trong vòng 7 năm phát triển.
Với những chỉ số tăng trưởng của thị trường tạo hình 3D của thế giới trong thời
gian vừa qua, tạo cơ hội cho những nhà sản xuất sản phẩm máy in và dịch vụ dành
riêng cho máy in. Trong bài luận này sẽ từng bước vận dụng cơ sở lý thuyết và những
kiến thức, số liệu thực tế để hình thành kế hoạch kinh doanh sản phẩm được tạo ra

từ máy in 3D.

1


Những sản phẩm của công nghệ in 3D không bị giới hạn bởi hình dạng hình học
của sản phẩm, đây là một nhược điểm của công nghệ đúc ép nhựa. Đối với mảng
những sản phẩm độc đáo, với hoạ tiết phức tạp mang tính nghệ thuật và cần sản xuất
với chi phí thấp thì cơng nghệ in 3D đáp ứng được điều đó. Những sản phẩm như
thế khơng thể tạo ra bằng cơng nghệ đúc, vì tính cơng nghệ phức tạp.

1.2 Lý do hình thành đề tài.
Hiện nay, việc sử dụng internet của người dân Việt Nam khơng cịn là điều xa
lạ mà chiếm tỷ lệ rất cao với nhiều mục đích khác nhau. Theo thống kê thương mại
điện tử và cơng nghệ thơng tin vào năm 2014 thì tỷ lệ dân số sử dụng Internet lên
đến 39% (Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, 2014, p. 23). Trong đó, tỷ
lệ người sử dụng mạng để tham gia mua sắm trực tuyến là 58% với những sản phẩm
được mua phổ biến là thời trang, phụ kiện, mỹ phẩm, đồ cơng nghệ chiếm đến 60%.
Hình thức mua sắm chủ yếu là qua website bán hàng trực tuyến là 71% (Cục thương
mại điện tử và công nghệ thông tin, 2014, p. 26). Với triển vọng tăng trưởng trong
nhiều năm kế tiếp. Theo một báo cáo mới đây của (Moore, 2015) thì người dân Việt
Nam tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử và mua sắm hàng hoá là tầng lớp học
sinh, sinh viên (37%) và tầng lớp người làm văn phòng (41%). Điều này chứng tỏ
thị trường thương mại điện tử của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng.
Khi những loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu của họ đã quá nhiều trên thị trường
đã quá nhiều, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm sáng tạo hơn, độc đáo
hơn.
Cơng nghệ in 3D (FDM) có thể tạo ra những sản phẩm không bị giới hạn bởi
độ phức tạp hình dáng sẽ tạo điều kiện cho những sản phẩm độc đáo được thương
mại hố. Điển hình như shapeways.com tại Mỹ với sản phẩm bán ra hằng tháng lên

đến 120.000 sản phẩm (Shapeways, 2014). Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện loại
hình kinh doanh dịch vụ in 3D của một quán café phục vụ cho khách hàng vừa tìm
hiểu cơng nghệ in 3D và thưởng thức cafe, tuy nhiên dịch vụ này nhằm tạo ra sản
phẩm cho những tổ chức, cá nhân có yêu cầu tạo mẫu nhưng chưa có loại hình kinh
doanh bán sản phẩm hồn thiện hướng đến khách hàng là cá nhân (B2C).

2


Với một thị trường thương mại điện tử đầy hứa hẹn với những phát triển đã đạt
được cùng với sức hấp dẫn của loại hình kinh doanh này sẽ mang lại lợi nhuận đáng
kể nếu thực hiện ở Việt Nam. Đề tài này được hình thành từ ý tưởng muốn đưa mơ
hình này về thực hiện ở tại thị trường mới mẻ về loại hình kinh doanh sản phẩm này.
Để thuận lợi hơn cho ý tưởng kinh doanh này, rất cần thiết phải có một kế hoạch
kinh doanh chi tiết nhằm đề ra các kế hoạch chức năng để thực hiện. Vì những lý do
trên, đề tài này được hình thành.

1.3 Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu khách hàng để tìm ra những sản phẩm
đáp ứng nhu cầu.
- Lập kế hoạch hoạt động, sản xuất sản phẩm, dịch vụ.
- Lập kế hoạch tiếp thị sản phẩm.
- Lập kế hoạch nhân sự để hoạt động kinh doanh.
- Lập kế hoạch tài chính.

1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả của bài luận này được dùng để tạo ra mơ hình kinh doanh mới, mảng
sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam, bản kế hoạch này phục vụ cho chính tác giả
hay những cá nhân, nhóm người u thích kinh doanh cơng nghệ có thể sử dụng để
khởi nghiệp.

- Những cửa hàng kinh doanh, những tổ chức đã có loại hình dịch vụ in 3D đều
có thể sử dụng kết quả này tạo ra mảng kinh doanh B2C mới cho riêng mình để tận
dụng những cơ sở vật chất có sẵn, tối ưu hiệu quả sử dụng trang thiết bị.
- Những dịch vụ bán sản phẩm trực tuyến khác có liên quan như đồ chơi, quà lưu
niệm cũng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để kết hợp đa dạng hoá sản phẩm,
dịch vụ.

1.5 Phạm vi thực hiện
Thời gian để thực hiện: từ tháng 07/2015 đến tháng 10/2015. Thời gian áp
dụng của kế hoạch kinh doanh này là ngắn hạn trong 3 năm từ 2016-2018. Các số

3


liệu dự đoán xu thế được thu thập phạm vi quốc tế và trong nước. Những số liệu
mang tính thị trường xâm nhập sẽ thu thập ở nội, ngoại thành TpHCM.
Đối tượng thu thập dữ liệu phân tích là những người khách hàng tiềm năng
của sản phẩm tạo ra từ cơng nghệ này, hoặc những khách hàng đã có trải nghiệm với
sản phẩm của máy in 3D tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng mong
muốn những sản phẩm khác biệt, độc đáo.

1.6 Bố cục đề tài
Bố cục của bài gồm những phần sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Ý tưởng kinh doanh sản phẩm.
Chương 4: Phân tích mơi trường kinh doanh
Chương 5: Kế hoạch tiếp thị.
Chương 6: Kế hoạch hoạt động, sản xuất.
Chương 7: Kế hoạch nhân sự.

Chương 8: Kế hoạch tài chính.
Chương 9: Kết luận.

1.7 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ khảo sát thị trường thông qua bảng khảo sát, phỏng
vấn đối tượng khách hàng tiềm năng quan tâm đến các sản phẩm. Dữ liệu sẽ được
ghi chép lại bằng văn bản trong phụ lục.
Dữ liệu thứ cấp: Thứ cấp dữ liệu và thứ cấp thông tin.
Thứ cấp dữ liệu: Thu thập từ các nghiên cứu khác, những báo cáo thống kê của
cục thương mại điện tử (Bộ công thương Việt Nam), báo cáo dân số cuả tổng cục
thống kê, và các báo cáo của công ty, tổ chức nghiên cứu thị trường ở Việt Nam
như Nielson, Viettrack, Moore được nghiên cứu tại Việt Nam.
Thứ cấp thông tin: các tạp chí nổi tiếng như Forbes, báo cơng nghệ điện tử. Các
giá cả sản phẩm nguyên vật liệu trên thị trường, giá cả máy móc, thiết bị …
4


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương cơ sở lý thuyết là phần quan trọng trong bài luận, nêu ra những lý
thuyết nền tảng được sử dụng trong bài, những điểm chính của kế hoạch kinh
doanh.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Thương mại điện tử
Thương mại điện tử: là quá trình của việc mua, bán hoặc trao đổi các sản phẩm,
dịch vụ hoặc thơng tin thơng qua máy vi tính. (Efraim Turban, 2006).
Kinh doanh điện tử: là định nghĩa rộng hơn của thương mại điện tử, nó khơng chỉ
bao gồm việc mua bán hàng hóa và dịch vụ mà cịn phục vụ khách hàng, hợp tác với
các đối tác kinh doanh và tiến hành các giao dịch điện tử trong một tổ chức. (Efraim
Turban, 2006).

Mơ hình doanh thu (Efraim Turban, 2006)
 Mơ hình doanh thu phí giao dịch.
 Mơ hình doanh thu th bao.
 Mơ hình doanh thu quảng cáo.
 Mơ hình doanh thu liên kết.
 Mơ hình doanh thu bán hàng. (Mơ hình của kế hoạch kinh doanh này)
2.1.2 Khái niệm về kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ mội nhà doanh
nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ
nào. Một kế hoạc kinh doanh thực thế giúp cho chủ doanh nghiệp nhìn rõ hơn các cơ
hội cũng như yếu kém, rủi ro của họ một cách rõ ràng.
Kế hoạch kinh doanh là bản tổng hợp các nội dung chứa trong các kế hoạch bộ
phận bao gồm kế hoạch tiếp thị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài
chính mà doanh nghiệp thực hiện trong thời đoạn từ 3-5 năm” (Phạm Ngọc Thúy,
Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012)

5


Phân loại kế hoạch kinh doanh
Quá trình xác định mục đích, định hướng của kế hoạch kinh doanh dựa trên việc
phân loại bản kế hoạch đó. Điều này sẽ giúp người lập cũng như người đọc kế hoạch
nhận dạng được các vấn đề trọng tâm nêu trong kế hoạch. Theo (Phạm Ngọc Thúy,
Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012) thì các tiêu chí phân loại
bao gồm:
 Theo quy mô công nghiệp: doanh nghiệp vừa và nhỏ - doanh nghiệp lớn.
 Theo tình trạng doanh nghiệp: khi khởi nghiệp – đang hoạt động.
 Theo mục đích lập kế hoạch kinh doanh: để vay vốn/bán doanh nghiệp – dùng
địch hướng/quản lý hoạt động.

 Theo đối tượng đọc bản kế hoạch kinh doanh: bên ngoài – bên trong doanh
nghiệp.
Các phân tích về thị trường, khách hàng, cạnh tranh mang tính chất ước lượng, kinh
nghiệm do nhu cầu về thông tin khơng cao, hạn chế về chi phí.
Tuy nhiên, cũng có thể kết hợp các tiêu chí để phân loại như bảng sau:
Bảng 2. 1 Phân loại kết hợp hai yếu tố mục đích và tình trạng doanh nghiệp
Khởi sự

Đang hoạt động

Vay vốn

I

III

Quản lý/Định hướng hoạt động

II

IV

Tình trạng DN

Mục đích lập KHKD

(Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012)
Trong đó, phần đầu là mơ tả và phân tích về doanh nghiệp, sản phẩn và thị trường,
đặc điểm và nhu cầu khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, tồn cảnh mơi trường kinh
doanh và những xu thế thay đổi đang diễn ra. Phần tiếp theo là trọng tâm gồm mục

tiêu, chiến lược chung và phương cách cùng với các hoạt động chức năng cụ thể để
đạt mục tiêu. Cuối cùng là phần chi tiết hóa các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế

6


hoạch kinh doanh và đánh giá/ dự báo các kết quả tài chính mà doanh nghiệp dự kiến
đạt được thơng qua kế hoạch, kèm theo các phân tích các rủi ro có thể xảy ra.
Do kế hoạch kinh doanh được thiết lập với nhiều mục đích khác nhau, nhiều tình
huống doanh nghiệp khác nhau và nhiều đổi tượng đọc khác nhau nên sẽ có điểm
khác biệt giữa chúng, cụ thể là sự điều chỉnh về mức độ chi tiết mỗi phần mục tùy
theo tầm quan trọng của chúng đối với định hướng của kế hoạch.

Hình 2. 1 Sơ dồ liên kết các nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh
(Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012)

7


Qui trình lập kế hoạch kinh doanh:
Chuẩn bị: Hình thành nhu cầu, ý tưởng. Các định mục đích xây dựng kế hoạch
kinh doanh, người chịu trách nhiệm và các nguồn lực cần thiết.
Thu thập thông tin: Liệt kê chi tiết nhu cầu thông tin và cách thu thập của ừng
loại thơng tin. Ước lượng độ chính xác của mỗi thơng tin thu thập.
Tổng hợp và phân tích thơng tin: Sau khi thu thập, thơng tin sẽ được tập hợp và
hình thành một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường và môi
trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoặc sắp hoạt động dựa vào kỹ năng,
kinh nghiệm và cơng cụ hỗ trợ để phân tích. Từ đó dự báo một số thay đôi trong
tương lai về thị trường, nhu cầu, yếu tố cạnh tranh…
Hình thành chiến lược và kế hoạch hoạt động: Đây là phần công tác quan

trọng, cần đảm bảo tính nhất quán giữa chiến lược chung và các kế hoạch hoạt
động chức năng (tiếp thị, hoạt động, nhân sự…)
Lượng hóa và tổng hợp yêu cầu về nguồn lực: Xác định nhu cầu nguồn lực cho
từng hoạt động chức năng và tổng hợp nhu cầu cho tồn bộ kế hoạch kinh doanh.
Phân tích và đánh giá kết quả: Thiết lập các dự báo tài chính. Ngồi ra cịn
phân tích về hiệu quả kinh doanh, cấu trúc vốn và tình trạng tài chính trong tương
lai.
Phân tích rủi ro: Phân tích, nhận dạng, đo lường rủi ro và dự kiến phương pháp
quản lý rủi ro.

Giai đoạn hoàn tất: Trình bày tất cả nội dung yêu cầu trên bản kế hoạch kinh
doanh. Tổ chức trình bày cho lãnh đạo, chuyên gia nghe và góp ý.
(Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012)

8


2.2 Các lý thuyết chính
2.2.1. Phân tích thị trường và ma trận SWOT
Xác định nhu cầu tương đối của sản phẩm ở hiện tại & tương lai. Xem xét các
phân khúc ngành trong hiện tại và xu hướng tương lai, từ đó định vị ra phân khúc
mục tiêu. Định nghĩa khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng thông tin nhân khẩu
học & tâm lý học. Sau khi miêu tả yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, đây là
cơ sở để so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp & gián tiếp. Phân tích SWOT sẽ
cho được một bức tranh tồn cảnh để hình thành nên chiến lược cụ thể cho kế hoạch.
Ma trận SWOT
Mơ hình phân tích S.W.O.T là viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh),
Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ) sẽ được sử dụng.
Dựa trên việc phân tích các yếu tố bên ngoài để đưa ra cơ hội và nguy cơ cùng với
việc phân tích các yếu tố bên trong để đưa ra mặt mạnh, mặt yếu từ đó có được sự

phối hợp phù hợp giữa khả năng của doanh nghiệp với thực tế ảnh hưởng của môi
trường bên trong và bên ngoài (Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt).
2.2.2 Kế hoạch tiếp thị
Sử dụng lý thuyết phối thức marketing (Marketing mix). Đối với sản phẩm, tập
trung vào khách hàng sử dụng 4P.
Marketing 4P gồm có:
 Sản phẩm: Gồm những thành phần như chất lượng, đặc tính, tính năng,
nhãn hiệu, bao bì bao gói.
 Giá bán: Những cách định giá sau được sử dụng phổ biến như định giá theo
cạnh tranh, định giá thâm nhập, định giá hớt váng
 Phân phối: chú ý đặc điểm sau, kênh phân phối, chiều dài kênh phân phối
 Chiêu thị:Những thành phần như quảng cáo, khuyến mãi, giao tiếp xã hội,
hoạt động bán hàng
2.2.3 Kế hoạch hoạt động sản xuất
Kế hoạch sản xuất phải được xem là một bộ phận không thể tách rời của kế
hoạch kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Nếu kế hoạch này được

9


chuẩn bị kỹ sẽ giúp cho việc đánh giá, kiểm sốt chi phí trong q trình thực hiện,
xây dựng các định mức hoạt động và hoàn thiện việc tổ chức quản lý sao cho đảm
bảo chất lượng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh. Qui
trình lập một kế hoạch sản xuất:
Cấu trúc sản phẩm

Quá trình sản xuất sản
phẩm

Sản lượng sản xuất theo

kế hoạch

Nguyên vật liệu
(Số chủng loại, số lượng)

Máy móc thiết bị
(số loại, tính năng kỹ thuật,
số lượng)

Dự tốn
chi phí
sản xuất

Lao động
(Cấp bậc, tay nghề
số lượng)

Hình 2. 2 Qui trình lập kế hoạch sản xuất
(Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012)
2.2.4 Kế hoạch nhân sự
Kế hoạch nhân sự liên quan đến 2 yếu tố là nhu cầu lao động và nguồn cung
cấp lao động. Mục đích của kế hoạch này là nhằm đảm bảo có đủ người với các kỹ
năng đúng theo yêu cầu tại một thời điểm xác định trong tương lai. Nội dung của kế
hoạch nhân sự cho biết cần bao nhiêu lao động với các kỹ năng cần thiết và nguồn
nhân sự đảm bảo được mục tiêu của doanh nghiệp.
Giai đoạn I : Chủ doanh nghiệp và gia đình có thể bao qt tồn bộ hoạt
động của doanh nghiệp (đây là giai đoạn của kế hoạch này).

10



Giai đoạn II: Phải thuê thêm nhân lực bên ngoài hỗ trợ cho việc hoạt
động.
Giai đoạn III: Qui mô tăng, cần có các bộ phận quản lý hoạt động chức
năng.
Nhu cầu nhân sự qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

I

II

III

Hình 2. 3 Nhu cầu nhân sự qua các giai đoạn phát triển
(Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012)
Qui trình lập kế hoạch nhân sự:
Bước 1: Nhận dạng và phân tích các hoạt động chức năng cần thiết.
Bước 2: Xác định kỹ năng cần thiết và thiết kế công việc cho các bộ phận chức
năng.
Bước 3: Dựa vào kỹ năng, khối lượng công việc yêu cầu để tổ chức tuyển dụng
và bố trí nhân sự phù hợp.
Bước 4: Hình thành sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp.
2.2.5 Kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính được thực hiện nhằm tổng hợp dữ liệu, lượng hoá các nguồn
lực và lập các báo cáo dự kiến. Kế hoạch tài chính giúp cho người lập và đọc kế
hoạch có sơ sở xem xét các phần trước của kế hoạch kinh doanh như doanh thu dự
báo, các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu kế hoạch. (Phạm Ngọc Thúy,
Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012).

11



Qui trình lập kế hoạch tài chính bắt nguồn từ các giả định tài chính liên quan và
bảng cân đối kế toán ban đầu của thời kỳ lập kế hoạch để hình thành nên các báo cáo
tài chính và các viễn cảnh về tài chính.

Các giả định tài chính

Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh

Tính tốn

Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ
Bảng cân đối kế tốn

Bảng cân đối kế tốn
khởi đầu

Phân tích tỷ số tài
chính

Hình 2. 4 Qui trình lập kế hoạch tài chính
(Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012).
2.2.6 Lý thuyết đi dài (the long-tail).
Phổ biến sản xuất: Cùng với việc công nghệ phát triển, công cụ để làm ra các tác
phẩm đa dạng, nhanh chóng và rẻ hơn, nên việc xuất hiện số lượng sản phẩm mới
trên thị trường lớn.
Phổ biến việc phân phối: Việc lưu trữ các sản phẩm hoặc phân phối hoàn tồn thơng

qua kênh website.
Kết nối cung và cầu: Đây là một thành phần không thể thiếu giúp đưa lượng lớn sản
phẩm đa dạng đến người dùng.

12


×