Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------

NGUYỄN TRUNG QUÂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT:
MỘT NGHIÊN CỨU ĐA TÌNH HUỐNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ

Chuyên ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số:

12170939

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng


Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
ngày 15 tháng 07 năm 2014.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. Chủ tịch: TS. Phạm Quốc Trung
2. Thƣ ký: TS. Nguyễn Thiên Phú
3. Ủy viên: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

TS. Phạm Quốc Trung

TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
-----------

---oOo--TP. HCM, ngày 19 tháng 05 năm 2014


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Nguyễn Trung Quân

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 04/04/1986

Nơi sinh: Vũng Tàu

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
MSHV: 12170939
1- TÊN ĐỀ TÀI:

Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất: Một nghiên cứu đa tình huống tại các
doanh nghiệp cơ khí.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

(1) Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất trong các doanh nghiệp cơ khí.
(2) Xếp hạng cấp độ quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất tại
từng doanh nghiệp khảo sát và so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.
(3) So sánh bảng xếp hạng các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất giữa kết quả
nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác trên thế giới trong một số lĩnh vực.
(4) Đề xuất các hàm ý quản lý nhằm nâng cao năng suất cho doanh nghiệp cơ
khí tại TP.HCM.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

25/11/2013

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:


19/05/2014

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Nội dung và đề cƣơng Luận Văn Thạc Sĩ đã đƣợc Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cơ TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Quản lý công nghiệp Trường
Đại học Bách Khoa TP.HCM, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho
tôi trong thời gian học cao học vừa qua.
Sau cùng, xin được dành lời tri ân sâu sắc cho bố mẹ, những người đã nuôi
dạy tơi khơn lớn và hết lịng quan tâm, động viên để tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
TP.HCM, tháng 5 năm 2014

Nguyễn Trung Quân



ii

TĨM TẮT
Cơ khí là một ngành cơng nghiệp quan trọng với kim ngạch xuất khẩu đang
đứng hàng thứ ba ở nƣớc ta, thu hút nhiều lao động. Tuy nhiên, ngành cơ khí đang
đứng trƣớc một thách thức lớn: phải tăng năng suất để nâng cao khả năng cạnh
tranh cho các doanh nghiệp. Đề tài: "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng
suất: Một nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí" đƣợc thực hiện với
mong muốn tìm ra những giải pháp thích hợp đáp ứng u cầu trên.
Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố về quản lý ảnh hƣởng đến năng suất.
Nghiên cứu này có 4 mục tiêu cơ bản là: (1) Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến
năng suất trong các doanh nghiệp cơ khí, (2) Xếp hạng mức độ quan trọng của các
yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất tại từng doanh nghiệp khảo sát và so sánh giữa các
doanh nghiệp với nhau, (3) So sánh bảng xếp hạng các yếu tố ảnh hƣởng đến năng
suất giữa kết quả nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác trên thế giới trong
một số lĩnh vực, (4) Đề xuất các hàm ý quản lý nhằm nâng cao năng suất cho doanh
nghiệp cơ khí tại TP.HCM. Từ đó đề nghị những giải pháp tăng năng suất phù hợp
với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp trong ngành.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định tính xác định đƣợc 33 yếu tố thuộc 7 nhóm
yếu tố tác động đến năng suất của doanh nghiệp cơ khí gồm: (1) Các vấn đề về
giám sát, (2) Các vấn đề về chất lƣợng,(3) Các vấn đề về nhân lực, (4) Các vấn đề
về an toàn, (5) Các vấn đề về thời gian, (6) Các vấn đề về động lực thúc đẩy, (7)
Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện
thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Microsoft Excel
với số lƣợng mẫu là 339.
Kết quả nghiên cứu định lƣợng cho thấy thứ hạng quan trọng của 33 yếu tố
ảnh hƣởng đến năng suất, chỉ ra mƣời yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hƣởng đến
năng suất: (1) Thiếu nguyên liệu, (2) Máy móc thƣờng xuyên ngừng/hỏng hóc, (3)

Sự thay đổi bản vẽ và mơ tả kỹ thuật trong q trình thực hiện, (4) Thiếu kinh


iii
nghiệm làm việc, (5) Lãng phí vật tƣ, (6) Chậm trễ trong việc trả lƣơng, (7) Không
sử dụng ngƣời phụ trách về an tồn tại cơng trƣờng, (8) Thiếu hụt công cụ và thiết
bị, (9) Làm lại, (10) Thiếu các khóa đào tạo.
Kết quả của nghiên cứu giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn về mức độ quan
trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của các doanh nghiệp cơ khí ở Việt
Nam. Từ đó, có thể định hƣớng chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, nghiên cứu đóng góp thêm một tài liệu khoa học trong lãnh vực sản xuất cơ khí,
thơng qua việc xây dựng một khung nghiên cứu mức độ quan trọng các yếu tố ảnh
hƣởng đến năng suất giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về thị trƣờng cơ khí Việt
Nam.


iv

ABSTRACT
Mechanical Engineering is an important industry in which the export turn over takes the third level in our country, and it attracts much labor. However, the
branch is facing big challenge: it is to increase the productivity in order to enhance
competition of enterprises. The topic "A Study of the factors that affect the
productivity: A multi- case study in the engineering business" was carried out with
the desire of finding reasonable countermeasures to meet the requirement.
Thesis research, research management factors affecting productivity. This
study has four basic objectives : (1) Identify the factors that affect productivity in
the engineering business, (2) Importance ranking of factors affecting productivity in
each business survey and comparison of business together, (3) Comparison ranking
of factors affecting productivity between the results of this study with other studies
around the world in a number of area, (4) Implies propose to enhance management

performance for enterprises in HCMC mechanics. Then propose solutions to
increase productivity in accordance with the actual conditions of the enterprises in
the industry.
The study was conducted in two stages as qualitative research and quantitative
research . Qualitative research identified 33 factors of 7 groups of factors affecting
the productivity of enterprise engineering include: (1) The issue of monitoring , (2)
quality issues, (3) the human problems, (4) safety problems, (5) the time problems,
(6) the problem of motivation, (7) the raw materials / tool problems. Quantitative
research was conducted through a questionnaire survey. Research using Microsoft
Excel software with sample quantities is 339.
The study results showed quantitative ranking of 33 important factors
affecting yield , indicating the ten most important factors affecting productivity : (1)
lack of raw materials, (2) often Machinery frequent stop / failure, (3) the change in
the drawings and described in the technical implementation process, (4) lack of
work experience, (5) Waste of materials, (6) delay in payment wages, (7) Do not


v
use the charge of safety at the site, (8) Lack of tools and equipment, (9) Redo (10)
Lack of training .
The results of the study help managers understand more the level of
importance of the factors affecting the performance of the mechanical business in
Vietnam. From there, it is possible to develop the strategic direction of the business.
Besides, an additional contribution to research scientific literature in the field of
production engineering, through the development of a research framework level
important factors affecting productivity help researchers understand more about
Vietnam mechanics market.


vi


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ......................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................2
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................3
1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU ...................... 5
2.1 KHÁI NIỆM .....................................................................................................5
2.1.1 Khái niệm về năng suất .............................................................................5
2.1.2 Sự khác nhau giữa năng suất và sản xuất ..................................................8
2.2 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN .............................................................................8
2.2.1 Các loại năng suất ......................................................................................8
2.2.2 Biến suất ..................................................................................................13
2.2.3 Chu kỳ năng suất .....................................................................................14
2.2.4 Năng suất dự án cơ khí ............................................................................15
2.2.5 Năng suất theo cách tiếp cận mới - Hƣớng nhìn cho các doanh nghiệp
Việt Nam...........................................................................................................16
2.2.6 Tầm quan trọng của năng suất và nâng cao năng suất ............................17
2.2.7 Những yếu tố ảnh hƣởng tới năng suất ...................................................18
2.2.8 Đo lƣờng năng suất..................................................................................18
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRƢỚC ĐÂY .......................................19
2.3.1 Nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................19
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nƣớc ...........................................................................21
2.3.3 Nhận xét chung và tổng kết các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất trong
các nghiên cứu trƣớc ........................................................................................24
2.4 KHUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................27
2.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................29
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 30



vii
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................................30
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................................31
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ..........................................................................31
3.3.1 Thiết kế thang đo .....................................................................................31
3.3.2 Điều chỉnh thang đo.................................................................................33
3.3.3 Kết quả hiệu chỉnh thang đo ....................................................................35
3.3.4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính ......................................................39
3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG .....................................................................39
3.4.1 Thiết kế mẫu ............................................................................................39
3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu ...............................................40
3.4.3 Mẫu nghiên cứu .......................................................................................41
3.4.4 Phân tích dữ liệu và kỹ thuật xử lý dữ liệu..............................................44
3.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................44
CHƢƠNG 4: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ ................................................................ 45
4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT .....................................................................45
4.2 MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG
SUẤT ....................................................................................................................46
4.3 PHÂN TÍCH MƢỜI YẾU TỐ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU ẢNH HƢỞNG
ĐẾN NĂNG SUẤT ..............................................................................................50
4.3.1 Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ ...................................................51
4.3.2 Các vấn đề về giám sát ............................................................................54
4.3.3 Các vấn đề về nhân lực ............................................................................54
4.3.4 Các vấn đề về an toàn ..............................................................................56
4.3.5 Các vấn đề về chất lƣợng ........................................................................57
4.3.6 Các vấn đề về động lực thúc đẩy .............................................................57
4.4 NĂM YẾU TỐ ĐƢỢC XẾP HẠNG ÍT QUAN TRỌNG NHẤT .................60
4.5 XẾP HẠNG NHĨM CÁC YẾU TỐ ..............................................................63

4.6 SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY....................................64
4.6.1 So sánh với nghiên cứu của Mostafa và cộng sự (2003) ........................64


viii
4.6.2 So sánh với nghiên cứu của Vilasini và cộng sự (2012) .........................65
4.7 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 .................................................................................66
CHƢƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT ............................. 67
5.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU/CÔNG CỤ..................................67
5.1.1 Thiếu nguyên liệu – NC 17 .....................................................................67
5.1.2 Máy móc thƣờng xuyên ngừng/hỏng hóc - NC20...................................69
5.1.3 Lãng phí vật tƣ – NC18 ...........................................................................71
5.1.4 Thiếu hụt công cụ và thiết bị - NC19 ......................................................75
5.2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIÁM SÁT ......................................................................75
5.3 CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHÂN LỰC ....................................................................76
5.4 CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN .......................................................................80
5.5 CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƢỢNG ...............................................................81
5.6 CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY ..............................................83
5.6.1 Chậm trễ trong việc trả lƣơng (TD12).....................................................83
5.6.2 Thiếu các khóa đào tạo (TD13) ...............................................................86
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 89
6.1 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH .............................................................89
6.2 CÁC ĐĨNG GĨP CỦA NGHIÊN CỨU .......................................................92
6.2.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ......................................................................92
6.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ......................................................................93
6.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96
PHỤ LỤC



ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các định nghĩa quan trọng về năng suất theo trình tự thời gian .................6
Bảng 2.2 Các yếu tố chính phụ ảnh hƣởng đến năng suất .......................................21
Bảng 2.3 Xếp hạng các vấn đề về năng suất .............................................................23
Bảng 2.4 Khoảng cách với các nghiên cứu trƣớc .....................................................25
Bảng 2.5 Tổng kết các yếu tố ảnh hƣởng năng suất trong các nghiên cứu trƣớc .....25
Bảng 2.5 Khung nghiên cứu.....................................................................................27
Bảng 3.1 Tóm tắt hai giai đoạn của phƣơng pháp nghiên cứu ................................31
Bảng 3.2 Thang đo sơ bộ các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất ................................32
Bảng 3.3 Thang đo các vấn đề về nhân lực ...............................................................36
Bảng 3.4 Thang đo các vấn đề về động lực thúc đẩy................................................36
Bảng 3.5 Thang đo các vấn đề về thời gian ..............................................................37
Bảng 3.6 Thang đo các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ .....................................37
Bảng 3.7 Thang đo các vấn đề về giám sát ...............................................................38
Bảng 3.8 Thang đo các vấn đề về an toàn .................................................................38
Bảng 3.9 Thang đo các vấn đề về chất lƣợng ...........................................................38
Bảng 3.10 Số lƣợng bảng câu hỏi đƣợc phát ra đến doanh nghiệp...........................40
Bảng 3.11 Thơng tin bốn doanh nghiệp cơ khí đƣợc khảo sát..................................42
Bảng 4.1 Hình thức thu thập dữ liệu .........................................................................45
Bảng 4.2 Chức vụ của ngƣời trả lời .........................................................................45
Bảng 4.3 Số năm kinh nghiệm của ngƣời trả lời.......................................................46
Bảng 4.4: Xếp hạng các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất ........................................46
Bảng 4.5 Xếp hạng mƣời yếu tố quan trọng hàng đầu..............................................50
Bảng 4.6 Xếp hạng 5 yếu tố ít quan trọng nhất.........................................................60
Bảng 4.7 Xếp hạng Nhóm các yếu tố........................................................................63
Bảng 4.8 So sánh với nghiên cứu của Mostafa và cộng sự (2003) ...........................64
Bảng 4.9 So sánh với nghiên cứu của Vilasini và cộng sự (2012) ...........................65
Bảng 5.1 Số lƣợng máy móc thiết bị của cơng ty Mạc Tích .....................................70



x
Bảng 5.2 Trình độ cơng nhân sản xuất cơng ty Bùi Văn Ngọ tính đến ngày
19/4/2013 ...................................................................................................................77
Bảng 5.3 Mơ tả kỹ năng cần có cho các vị trí kỹ sƣ tại cơng ty Mạc Tích ...............87


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Chu kỳ năng suất ........................................................................................15
Hình 2.2 Các nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp ở các cơng ty may mặc
tƣ nhân .......................................................................................................................20
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................30


xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
DN:

Doanh nghiệp


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chƣơng 1 trình bày lý do hình thành đề tài, từ đó xác định mục tiêu nghiên

cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, đồng thời cũng nêu lên mức giới hạn,
giới thiệu bố cục của đề tài.
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Ngành cơng nghiệp cơ khí là ngành chế tạo ra hệ thống máy móc, thiết bị,
phƣơng tiện phục vụ cho q trình sản xuất, kinh doanh của các ngành công nghiệp
khác và phục vụ cho các hoạt động trong đời sống của nhân dân. Sự phát triển của
ngành cơng nghiệp cơ khí đóng vai trị nền tảng, có ảnh hƣởng lớn và góp phần
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật quốc gia cũng nhƣ thúc đẩy
sự phát triển của các ngành cơng nghiệp khác. Mặc dù có vai trò quan trọng đối với
nền kinh tế, nhƣng thực trạng chung của ngành cơ khí của Việt Nam hiện nay vẫn
chƣa thật sự phát triển. Thị phần của sản phẩm nội địa ngành cơ khí Việt Nam cịn
q ít ỏi, nhỏ bé so với nhu cầu trong nƣớc. Ví dụ, sản xuất máy móc thiết bị phục
vụ ngành xây dựng trong nƣớc chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu trong nƣớc, làm
cho nhiều doanh nghiệp trở nên bị động, tiêu tốn một lƣợng lớn ngoại tệ cho việc
nhập khẩu thiết bị và sản phẩm cơ khí (Lê Văn Khƣơng, 2013). Các sản phẩm cơ
khí của Việt Nam chƣa thể cạnh tranh cả về giá và về chất lƣợng so với hàng nhập
ngoại trên thị trƣờng.
Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại các
cơng ty cơ khí có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành cơ
khí. Trong đó có các doanh nghiệp sản xuất cơ khí tại Thành phố Hồ Chí Minh, là
một trong những doanh nghiệp lớn về quy mô lao động của TPHCM, tập trung vào
lĩnh vực sản xuất gia cơng cơ khí. Việc khảo sát, tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng và
đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất trong quá trình sản xuất cơ khí tại các
doanh nghiệp TPHCM là một trong những nội dung quan trọng khi đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Thực tế cho thấy năng suất tăng sẽ làm tăng
doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhờ vậy thu nhập của ngƣời lao động


2
cũng tăng, nâng cao mức sống cho lực lƣợng lao động. Tạo sự gắn bó của ngƣời lao

động cũng nhƣ khách hàng đối với doanh nghiệp và cuối cùng là đóng góp vào ngân
sách nhà nƣớc thơng qua thuế doanh nghiệp.
Với thực tế nói trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất: Một nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí” với mong muốn
tìm hiểu, xác định những yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến năng suất sản xuất cơ khí
của các doanh nghiệp. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để doanh nghiệp có thể
thực hiện nhằm nâng cao năng suất trong q trình sản xuất của cơng ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài đƣợc thực hiện để giải quyết bốn mục tiêu chính sau đây:
 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất trong các doanh nghiệp cơ
khí
 Xếp hạng cấp độ quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất tại
từng doanh nghiệp khảo sát và so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau
 So sánh bảng xếp hạng các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất giữa kết quả
nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác trên thế giới trong một số lĩnh vực
 Đề xuất các hàm ý quản lý nhằm nâng cao năng suất cho doanh nghiệp cơ
khí tại TP.HCM
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý thuyết, đề tài hệ thống hóa lại các vấn đề lý thuyết liên quan đến
năng suất giúp các nhà quản lý nhận thức tƣơng đối toàn diện hơn về năng suất và
tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất.
Thông qua khảo sát cấp độ quan trọng tới năng suất cùng với so sánh, đƣa ra
bảng xếp hạng các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất trong sản xuất cơ khí tại các
doanh nghiệp để đề xuất thứ tự ƣu tiên biện pháp nâng cao năng suất trong hoạt
động sản xuất của cơng ty. Từ đó, xây dựng một hệ thống quản lý thực sự có hiệu
quả nhằm tối ƣu hóa nguồn lực hiện có và hiệu quả đầu tƣ, tăng cƣờng khả năng
cạnh tranh trên thị trƣờng.


3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung đánh giá một số doanh nghiệp sản xuất 4 loại hình sản phẩm
đại diện trong 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm nêu trong QĐ 186/Ttg-Cp, đó là:
1-

Thiết bị tồn bộ

2-

Máy động lực

3-

Cơ khí phục vụ nơng – lâm – ngƣ nghiệp và cơng nghiệp chế biến.

4-

Máy cơng cụ

5-

Cơ khí xây dựng

6-

Cơ khí đóng tàu thủy

7-

Thiết bị kỹ thuật điện – điện tử


8-

Cơ khí ơ tơ – cơ khí giao thơng vận tải.

Đề tài được giới hạn phạm vi một số doanh nghiệp sản xuất 4 loại hình sản
phẩm:
1. Thiết bị tồn bộ
2. Máy cơng cụ
3. Máy động lực
4. Cơ khí phục vụ nông nghiệp
Bốn doanh nghiệp khảo sát thuộc 4 nhóm ngành sản phẩm trên có địa điểm
sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố về quản lý, điều hành sản xuất bên
trong của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến năng suất lao động cá nhân ngƣời lao động.
1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung của luận văn đƣợc chia thành 6 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài.
Chƣơng này trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu lên mục tiêu mà đề
tài hƣớng đến, phạm vi nghiên cứu và giới thiệu bố cục của đề tài.
Chƣơng 2: Các vấn đề lý thuyết có liên quan.


4
Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mơ hình tham khảo và các nghiên cứu đã thực hiện
trƣớc đây. Từ đó, đƣa ra khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lao
động tại doanh nghiệp.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trình bày phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu của hai bƣớc nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lƣợng.

Chƣơng 4: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả.
Mô tả dữ liệu thu thập đƣợc, tiến hành xếp hạng các yếu tố ảnh hƣởng đến
năng suất lao động, xếp hạng nhóm các yếu tố của khung nghiên cứu.
Chƣơng 5: Đề nghị các giải pháp nâng cao năng suất.
Đƣa ra các đề xuất nhằm nâng cao năng suất.
Chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu lên
những đóng góp của đề tài, các hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
Năng suất là một trong những vấn đề quan trọng nhất ở các nước phát triển
và đang phát triển. Các nước phát triển nhận thức được rằng năng suất là rất quan
trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Ở các nước đang phát triển,
nơi đang phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp, lạm phát, khan hiếm tài nguyên và sự
suy giảm tốc độ tăng trưởng thì cố gắng sử dụng các nguồn tài nguyên theo cách có
thể đạt được tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của người dân. Năng suất là
một trong những biện pháp sử dụng nguồn nhân lực và tài chính quan trọng vì đó là
một dấu hiệu rõ rệt thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn lực sẵn có và chuyển đổi năng
suất thành những kết quả đáng chú ý.
Chương này sẽ đề cập đến các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ năng suất,
các loại năng suất, tầm quan trọng của năng suất trong ngành cơ khí xây dựng, các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, và đo lường năng suất lao động trong
doanh nghiệp. Phần thứ ba tóm tắt các nghiên cứu trong và ngồi nước trước đây
có liên quan và những điều học hỏi được từ các nghiên cứu này. Phần cuối cùng là
đưa ra khung nghiên cứu của đề tài.
2.1 KHÁI NIỆM
2.1.1 Khái niệm về năng suất

Nâng cao năng suất là một mối quan tâm lớn của bất kỳ tổ chức nào có quan
tâm đến lợi nhuận, biểu trƣng cho việc chuyển đổi hiệu quả các nguồn lực thành sản
phẩm có thể bán đƣợc và xác định lợi nhuận kinh doanh (Wilcox và cộng sự, 2000).
Do đó, ngƣời ta đã cố gắng để hiểu đƣợc khái niệm năng suất, các nhà nghiên cứu
đã thực hiện các phƣơng pháp tiếp cận khác nhau, đƣa ra một loạt các định nghĩa về
năng suất. Một số định nghĩa đƣợc liệt kê theo thứ tự thời gian trong bảng 2.1.


6

Bảng 2.1 Các định nghĩa quan trọng về năng suất theo trình tự thời gian
Thế kỷ Tác giả

Năm Định nghĩa về năng suất

19th

Littre

1883

20th

Early

1900s Mối quan hệ giữa sản lƣợng và phƣơng tiện đƣợc sử
dụng để tạo ra sản lƣợng.
1955 Thay đổi trong sản phẩm thu đƣợc đối với các nguồn
lực đƣợc sử dụng.


Davis
Fabricant

Khả năng sản xuất.

1962 Luôn là một tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra và đầu vào.

Kendrick et 1965 Định nghĩa chức năng của một phần, tổng yếu tố và
al
tổng năng suất.
Siegel

1976 Tập hợp các tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra và đầu vào

Sumanth

1979 Tổng năng suất – tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra hữu
hình và đầu vào hữu hình.

Alfeld

1988 Tỷ lệ liên quan đến đo lƣờng kết quả đầu ra và đo
lƣờng kết quả đầu vào.

Lema

1995 Tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra và đầu vào trong một
quá trình sản xuất.

Pilcher


1997 Tỷ lệ sản xuất tức là đầu ra chia cho đầu vào

Gupta et al

2002 Sản lƣợng của một công việc năng suất liên quan đến
sản lƣợng đầu vào.
Oglesby et al 2002 Khả năng tạo ra sản lƣợng đầu ra dồi dào hoặc phong
phú.
(Nguồn: Lema, 1995; Pilcher, 1997;Oglesby, 2002)

Một số định nghĩa năng suất cũng có nguồn gốc từ các nhóm lợi ích đặc biệt
nhƣ các nhà kinh tế, cơng nghiệp, cơng đồn và chính trị gia. Các cá nhân hoặc
nhóm có ý nghĩa phù hợp với tình hình của họ. Ví dụ nhƣ tổ chức Hợp tác kinh tế
châu Âu (đƣợc trích dẫn trong Lema, 1995) định nghĩa năng suất nhƣ "một thƣơng
số có đƣợc bằng cách chia sản lƣợng đầu ra với một trong những yếu tố sản xuất.
Bằng cách này chúng ta có thể nói về năng suất của vốn, đầu tƣ, nguyên liệu theo
liệu đầu ra đang đƣợc xét đến có liên quan với vốn, đầu tƣ, nguyên liệu … "


7
Trung tâm Năng suất Quốc gia Nhật Bản (trích dẫn trong Lema, 1995) mô tả
năng suất nhƣ sau: "Năng suất là trên hết, là một thái độ của tâm trí. Năng suất là
một trạng thái tâm lý của sự tiến bộ, cải tiến liên tục của những gì hiện có. Đó là sự
chắc chắn về khả năng ngày hơm nay có thể làm tốt hơn hơm qua và khơng tốt bằng
ngày mai. Đó là ý chí nhằm cải thiện tình hình hiện tại, bất kể tình hình dƣờng nhƣ
có thể tốt nhƣ thế nào, bất kể tình hình có thể thực sự tốt nhƣ thế nào. đó là sự thích
ứng liên tục của đời sống kinh tế và xã hội để thay đổi các tình huống; đó là những
nỗ lực liên tục để áp dụng kỹ thuật mới với các phƣơng pháp mới; đó là niềm tin
vào sự tiến bộ của con ngƣời ".

Văn phòng lao động quốc tế (International Labour Office) mô tả năng suất nhƣ
sau: "Năng suất là một so sánh giữa việc đƣa vào các dự án bao nhiêu nhân lực, vật
liệu, máy móc, cơng cụ và kết quả có đƣợc từ dự án. Năng suất phải tƣơng quan với
hiệu quả sản xuất. Tạo ra một công trƣờng xây dựng hiệu quả hơn có nghĩa là nhận
đƣợc sản lƣợng đầu ra nhiều hơn với chi phí ít hơn trong thời gian ngắn hơn. Năng
suất bao gồm tất cả các hoạt động nhằm hồn thành các cơng trình xây dựng tại
công trƣờng, từ giai đoạn quy hoạch cho đến giải phóng mặt bằng. Nếu nhà thầu có
thể thực hiện các hoạt động này với chi phí thấp trong thời gian ngắn hơn với số
lƣợng ngƣời lao động ít hơn, hoặc với sử dụng các thiết bị ít hơn nhƣng năng suất sẽ
đƣợc cải thiện " (Anderson và cộng sự, 1996).
Từ các định nghĩa trên có thể kết luận rằng năng suất thƣờng đƣợc định nghĩa là tỷ
lệ giữa sản lƣợng đầu ra và đầu vào.

Điều quan trọng là phải xác định đầu vào và đầu ra đo đƣợc khi tính tốn năng
suất bởi vì có rất nhiều yếu tố đầu vào, chẳng hạn nhƣ lao động, vật tƣ, thiết bị,
cơng cụ, vốn, và thiết kế. Q trình chuyển đổi từ đầu vào đến đầu ra liên quan đến
quá trình vận hành bất kỳ cũng rất phức tạp, chịu tác động của công nghệ đƣợc sử
dụng, của nhiều yếu tố bên ngồi nhƣ các quy định của chính phủ, thời tiết, đoàn thể,
điều kiện kinh tế, quản lý, và các thành phần môi trƣờng nội bộ.


8
2.1.2 Sự khác nhau giữa năng suất và sản xuất
Nhiều ngƣời bị nhầm lẫn giữa thuật ngữ năng suất và sản xuất. Họ nghĩ rằng sản
xuất càng nhiều, năng suất càng lớn. Điều này khơng hồn tồn đúng. Sản xuất
trong một cơng việc hữu ích bất kỳ chỉ thể hiện kết quả mà không đề cập đến sản
lƣợng đầu vào. Nhƣng năng suất là có liên quan với việc sử dụng hiệu quả các
nguồn lực (đầu vào) trong sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) (Gupta và cộng
sự, 2000). Nếu xem xét về mặt số lƣợng, sản xuất số lƣợng sản phẩm sản xuất
đƣợc, trong khi đó năng suất là tỷ lệ giữa kết quả sản xuất với nguyên liệu đầu vào

đƣợc sử dụng (Gupta và cộng sự, 2000).
2.2 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.2.1 Các loại năng suất
Có ba loại năng suất, đƣợc gọi là năng suất đơn yếu tố, năng suất yếu tố tổng
hợp và tổng năng suất.

a. Năng suất đơn yếu tố
Năng suất đơn yếu tố là tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra với một loại sản lƣợng đầu
vào (Lema, 1995). Ví dụ nhƣ năng suất lao động là tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra với
sản lƣợng lao động đầu vào. Tƣơng tự nhƣ vậy năng suất vốn là tỷ lệ giữa đầu ra và
vốn đầu vào. Năng suất đơn yếu tố đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ các biện pháp hiệu
quả kinh tế và ít nhất cũng có đƣợc những lợi thế của sự đơn giản nhƣng nó có một
điểm yếu ở chỗ nó khơng bao gồm tồn bộ q trình sản xuất và khơng đủ để đối
phó với tác động của thay đổi công nghệ và thay thế yếu tố (Lowe, 1987).

1. Năng suất lao động
Năng suất lao động là thƣớc đo sử dụng rộng rãi nhất của hiệu quả hoạt động.
Điều này khơng có nghĩa lao động là yếu tố đầu vào tốt nhất để đo lƣờng năng suất
nhƣng chỉ đơn giản là phản ánh những khó khăn hoặc bất khả thi của việc có đƣợc
giá trị số cho các yếu tố quyết định khác về năng suất. Vì vậy, rất nhiều các bài tiểu
luận về năng suất dƣờng nhƣ cho rằng năng suất lao động là biện pháp phù hợp duy


9
nhất (Lowe, 1987). Một biện pháp phổ biến của năng suất lao động trung bình là tỷ
lệ của sản lƣợng bình quân lao động.
Năng suất lao động trung bình = Q/L
Trong đó Q = sản lƣợng đầu ra
L = Lao động đƣợc sử dụng
Phân loại năng suất lao động:

Xét theo phạm vi: năng suất lao động chia làm hai loại năng suất lao động cá
nhân và năng suất lao động xã hội.
 Năng suất lao động cá nhân:
Là sức sản xuất của cá nhân ngƣời lao động, đƣợc đo bằng tỷ số số lƣợng sản
phẩm hoàn thành với thời gian lao động để hồn thành số sản phẩm đó.
Năng suất lao động cá nhân là thƣớc đo tính hiệu quả lao động sống, thƣờng
đƣợc biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suât lao động cá nhân có
vai trị rất lớn trong q trình sản xuất. Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá
nhân phần lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, do đó hầu
hết các doanh nghiệp đều chấp nhận trả công theo năng suất lao động cá nhân hay
mức độ thực hiện của từng cá nhân từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống
của ngƣời lao động
Năng suất lao động cá nhân cùng năng suất lao động của một nhóm lao động
trong doanh nghiệp là cơ sở quan trọng nhất, là chìa khố cho năng suất lao động xã
hội, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cuả mỗi nƣớc.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến năng suất lao động cá nhân , tuy nhiên các
nhân tố chủ yếu là chủ yếu là các yếu tố gắn với bản thân ngƣời lao động. ( kỹ năng,
kỹ xảo, cƣờng độlao động, thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm…) , dụng cụ lao
động. Sự thành thạo sáng tạo trong sản xuất của ngƣời lao động và mức độ hiện đại
của công cụ lao động sẽ quyết định năng suất lao động cá nhân cao hay thấp


10
Ngoài ra các nhân tố gắn với quản lý con ngƣời và điều kiện lao động thì đêu
ảnh hƣởng đến năng suất lao động cá nhân. Vì thế muốn tăng năng suất lao động cá
nhân thì phải quan tâm đến tất cả các yếu tố tác động đến nó.
 Năng suất lao động xã hội
Là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một doanh nghiệp hay toàn xã
hội. Năng suất lao động xã hội đƣợc đo bằng tỷ số giữa đầu ra của doanh nghiệp
hoặc của xã hội với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí để sản xuất ra

một đơn vị sản phẩm
Năng suất lao động xã hội có sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá
khứ. Lao động sống là sức lực của con ngƣời bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất,
lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã đƣợc vật hoá trong các giai
đoạn sản xuất trƣớc kia ( biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu)
Nhƣ vậy, khi nói đến hao phí lao động sống là nói đến năng suất lao động cá
nhân, cịn hao phí lao động sống và lao động vật hoá là năng suất lao động xã hội
Qua đó ta thấy giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng suất lao động cá nhân là tiền đề cho năng
suất lao động xã hội. Tuy nhiên giữa năng suất lao động cá nhân và lao động xã hội
không phải lúc nào cũng cùng chiều. Nếu giữa năng suất lao động cá nhân và năng
suất lao động xã hội tăng đều tăng , đây là mối quan hệ cùng chiều mong muốn vì
năng suất lao động cá nhân liên quan đến thu nhập của ngƣời lao động , còn năng
suất lao động xã hội phản ánh lợi ích của doanh nghiệp.Cả hai đều tăng thì lợi ích
hai bên đều tăng.
Nếu năng suất lao động cá nhân tăng mà năng suất lao động xã hội không tăng
hoặc giảm thì đây là mối quan hệ khơng mong muốn vì lợi ích giữa doanh nghiệp
và ngƣời lao động khơng thống nhất . Trƣờng hợp này xảy ra vì khi cá nhân ngƣơi
lao động vì muốn tăng năng suất lao động nên bỏ qua quy trình cơng nghệ, lãng phí
ngun vật liệu, sử dụng máy móc khơng hợp lý, coi nhẹ chất lƣợng sản phẩm. Do
đó muốn quan hệ năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội cùng


×