ĐẶT VẤN ĐỀ
Vệ sinh môi trường là những yếu tố liên quan tới cuộc sống của con
người và vệ sinh môi trường yếu kém cũng là một trong những nguyên nhân
gây nên nhiều bệnh tật như: bệnh tiêu chảy; tả; thương hàn; mắt hột; bệnh phụ
khoa, da ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng nhất là ở cỏc
vựng nông thôn. Vì vậy các yếu tố môi trường ngày càng cần được quan tâm
để bảo vệ và cải thiện sức khỏe cũng như điều kiện sống của con người. Vệ
sinh môi trường cũng được coi như là một trong những tiêu chí quan trọng
của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa và là một trong những chỉ tiêu
kinh tế xã hội của Việt nam.
Tại Việt Nam, tình trạng vệ sinh ở nông thôn tồn tại nhiều thói quen,
tập quán gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tập quán của người dân và các
hành vi vệ sinh cá nhân chậm thay đổi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và
sự phát triển bền vững ở nông thôn. Sử dụng nước ô nhiễm, phân không được
xử lý chính là lý do làm cho tỷ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh theo đường
lõy Phõn - Miệng cao, làm cho chi phí khám chữa các bệnh này lên tới hàng
trăm tỷ đồng mỗi năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ sức khoẻ của
nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của kinh tế -
xã hội. Theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy, 10/28 bệnh truyền nhiễm gây
dịch được giám sát có tỉ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất theo thứ tự là cúm,
tiêu chảy, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amớp, viêm gan, thủy đậu,
rubella có liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân
[8],[10].
Để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và làm trong sạch môi trường, sự tích
cực trong thu gom, xử lý đúng kỹ thuật các chất thải nói chung và xử lý phân
1
nói riêng là một mắt xích quan trọng. Biện pháp xử lý phân người hiệu quả
nhất chính là xây dựng, bảo quản và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng nhưng tính đến năm 2010, tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn có
nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt 60%, thấp hơn 10% so với mục tiêu đề ra của
Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
giai đoạn 2006-2010 [5]. Trong đó, tỉ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh phân bố
không đều giữa cỏc vựng trong cả nước, cao nhất là đồng bằng sông Hồng 65%,
thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long 35% [9].
Nhiều nghiên cứu cho thấy người dân chưa nhận thức rõ ràng và đầy đủ
về nguy cơ sức khỏe liên quan tới phân người. Một số người cho rằng nguy
cơ sức khỏe từ phân người chủ yếu từ “mựi hụi, thối” và sẽ không còn nguy
cơ sức khỏe khi phân không còn mùi [48]. Trên thực tế khi người dân nhận
thức chưa đúng, chưa đầy đủ về mầm bệnh có trong phân người và nguy cơ
lây lan có thể là nguyên nhân dẫn tới việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà
tiêu không hợp vệ sinh.
Đắc Lắc và Quang Trị là hai tỉnh nằm ở Miền Trung Việt Nam. Đắc
Lắc là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyờn, Quang Trị thuộc khu vực ven biển
Miền Trung, Đắc Lắc có 77,8% dân cư sống ở nông thôn còn tỷ lệ này ở
Quang Trị là 75,2 %. Với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập bình
quân đầu người thấp, có nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhiều thói quen vệ
sinh môi trường chậm thay đổi nên đây vẫn là hai tỉnh nóng về nước sạch và
nhà tiêu HVS. Với mong muốn có thể vẽ lên một bỳc tranh thực tế về nhà
tiêu HVS HGĐ của vùng nông thôn Miền Trung Việt Nam chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và một
số yếu tố ảnh hưởng tại xã Gio châu Huyện Gio Linh của tỉnh Quảng Trị
và xã Hòa Hiệp huyện Cư Kuin của tỉnh Đắc Lắc” với hai mục tiêu:
2
1. Mô tả thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản các loại nhà tiêu
hợp vệ sinh HGĐ tại xã Gio châu Huyện Gio Linh của tỉnh Quảng Trị
và xó Hũa Hiệp huyện Cưkuin của tỉnh Đắc Lắc năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng, sử dụng và bảo quản các
loại nhà tiêu hợp vệ sinh HGĐ tại xã Gio Châu Huyện Gio Linh của tỉnh
Quảng Trị và xó Hũa Hiệp huyện Cư Kuin của tỉnh Đắc Lắc năm 2011.
Từ kết quả thu được, đề xuất việc xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu
hợp vệ sinh ở vùng nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
của hai tỉnh Đắc Lắc và Quảng Trị, rộng hơn là cho vùng ven biển Miền Trung
và vựng Tõy Nguyên góp phần đạt các chỉ tiêu đề ra của Chiến lược Quốc gia
về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2010 đến 2020.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và nhà tiêu hợp vệ sinh
1.1.1.Tầm quan trọng của việc xử lý phân người đối với môi trường và sức
khỏe cộng đồng
Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành
phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người, sinh vật. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được
hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có
khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm
suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải
ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc
tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ [19].
Ô nhiễm môi trường do phân người nói riêng và chất thải trong quá
trình sống của con người nói chung đang là vấn đề được cả cộng đồng thế
giới quan tâm. TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục quản lý môi trường Bộ
Y tế nhận định: “Vấn đề không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường yếu kém có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân, đặc
biệt là sự phát triển và tương lai của trẻ em. Ảnh hưởng sức khỏe do thiếu
điều kiện vệ sinh dẫn đến một loạt chi phí, bao gồm chi phí y tế trực tiếp của
người dân, giảm thu nhập cá nhân và những tốn kém của nhà nước chi cho
các dịch vụ y tế”. Tình trạng quản lý phân người không tốt với việc sử
dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh đã dẫn đến ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí và làm phát sinh, lây lan nhiều loại bệnh tật trong
cộng đồng. Đứng hàng đầu là các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, kiết lỵ,
4
nặng nhất là tả và thương hàn có thể gây chết người do mất nước, do
nhiễm độc tố vi khuẩn; 80-90% trẻ em mắc các bệnh giun sán, gây thiếu
máu, suy dinh dưỡng, tắc ruột do giun, giun chui ống mật ; các bệnh
ngoài da như ghẻ, chốc lở, mụn nhọt; các bệnh về mắt như đau mắt đỏ,
mắt hột vẫn bựng phỏt thành dịch hàng năm; 60 – 70% phụ nữ nông thôn
mắc các bệnh phụ khoa liên quan đến vệ sinh cá nhân và môi trường[19].
Bệnh tật liên quan đến phân người đã tạo một gánh nặng không nhỏ cho
kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của cộng đồng. Từ năm 1990, Tổ
chức y tế thế giới thông báo 80% bệnh tật của con người có liên quan đến
vệ sinh môi trường, trong đó 50% số bệnh nhân trên thế giới phải nhập
viện và 25.000 người chết hàng ngày do các bệnh này [50].
Phân người chứa trên 50 loại vi sinh vật gây bệnh, phân cung cấp
thức ăn và là nơi sinh sản của ruồi nhặng – vectơ truyền bệnh đường tiêu
hóa. Phân không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh
tật, nhưng ngược lại phân cũng mang lại nguồn lợi lớn cho trồng trọt và
chăn nuôi. Theo thống kê năm 2005, 30% số hộ gia đình nông thôn Việt
Nam sử dụng phân người trong nông nghiệp trong đó chỉ có 20,6% ủ phân
đủ 6 tháng theo quy định [21]. Phân khi được xử lý đúng kỹ thuật, không
còn gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt được hết các mầm bệnh, côn trùng
không thể sinh sôi phát triển. Phân được ủ đúng cách sẽ tạo nguồn phân
bắc dồi dào cho trồng trọt, là nguyên liệu cho sản xuất khí sinh học –
Biogas, nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm kinh phí, bảo vệ môi trường cho
nông thôn ngày nay.
Theo một nghiên cứu tại hai xã Hoàng Tây và Nhật Tân năm 2011 thỡ
thỡ tỷ lệ mắc một trong các bệnh: nhiễm giun sán, tiêu chảy, bệnh phụ khoa,
bệnh ngoài da, ngộ độc thực phẩm và bệnh đau mắt của các hộ gia đình là
19%. Nguy cơ mắc một trong các bệnh này tại các hộ gia đình sử dụng nguồn
5
nước ăn và nhà tiêu không HVS cao hơn tương ứng 5 lần (OR=5,0; 95%CI:
1,4-17,6) và 1,7 lần (OR=1,7; CI: 1,1-2,7) so với các HGĐ sử dụng nguồn
nước ăn và nhà tiêu HVS[27]. Nước sạch và nhà tiêu HVS làm cho gia tăng tỷ
lệ bệnh tật của người dân không được tiếp cận với điều kiện vệ sinh môi
trường đảm bảo khi mà hầu hết họ lại là những HGĐ kinh tế khó khăn hơn
nhưng HGĐ khác trong xã.
Tình trạng quản lý phân người không tốt trong đó có việc sử dụng các
nhà tiêu không hợp vệ sinh và không sử dụng nhà tiêu ở một số hộ gia đình đó
gõy ô nhiễm đất, nước, không khí làm cho ruồi nhặng phát triển, phát tán các
loại vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe cộng đồng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết nước bề mặt
của Việt Nam, trừ những nơi vựng sõu, vựng xa không thuận lợi cho con
người sinh sống còn lại đều bị ô nhiễm vi sinh vật với các mức độ ô nhiễm
khác nhau tùy từng khu vực. Trong hầu hết các bệnh con người mắc phải thì
tỷ lệ mắc cao nhất vẫn là các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như tiêu
chảy, tả, lỵ, và đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường ruột [12]. Nước bị
nhiễm phân được phát hiện qua việc xét nghiệm nước tìm thấy sự có mặt của
các vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là Escherichia Coli.
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống là đất. Các
thành phần vật lý, hóa học của đất liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con
người. Đất là nơi trồng trọt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm hàng ngày
của con người. Môi trường đất bị ô nhiễm do quản lý phân người không tốt có
thể thông qua nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày của con người, bụi bặm
hoặc qua tay của người nhiễm bẩn không rửa để gây bệnh cho cộng đồng.
Theo Đào Ngọc Phong, Nguyễn Huy Nga, điều tra cơ bản của Trường
Đại học Y Hà Nội tình hình nhiễm bẩn ở đất quanh hố xí như sau: nhiễm bẩn
6
đất quanh hố xí với trứng giun đũa: 68,1%; giun tóc: 9,8%; giun móc: 23%.
Tình hình nhiễm trứng giun trong đất ở những hộ có nhà tiêu HVS và những
hộ không có nhà tiêu HVS cũng khác nhau rõ rệt: ở những hộ chưa có hố xí
HVS thì bếp nhiễm 73%, vườn nhiễm 66%, sân 60%, ngõ 50%, thềm 43%,
nền nhà 40%. Trong khi ở những hộ có nhà tiêu HVS thì giảm xuống rõ rệt:
bếp: 60%, vườn: 60%, sân và ngõ 60%, thềm 30%, nền: 10%[24]. Ở Việt
Nam bất kỳ mùa nào cũng có khả năng làm cho mầm bệnh là trứng giun sán
có khả năng phát triển.
Theo một nghiên cứu năm 2006 ở ngoại thành Hà Nội, trứng giun đũa,
giun tóc, giun móc được tìm thấy ở nhiều nơi như đất là 63,2%, ở bụi là
46,2%, ở nước là 33,5%, ở rau là 30,0% và ở không khí là 1,4%. Tỷ lệ nhiễm
ở người với giun đũa là 37,8%, nhiễm giun tóc là 62%, nhiễm giun móc là
8,9% [14]. Như vậy ở đất, nước, không khí, thực phẩm đều có mặt của các
loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột cho người. Điều đó chứng tỏ quản lý
và xử lý phõn cũn để gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của người dân.
Ở nông thôn Việt Nam, tập quán sử dụng phân người trong sản xuất
nông nghiệp đó cú từ xa xưa và cho đến nay ở nhiều vùng vẫn còn sử dụng.
Phân người có đầy đủ các chất dinh dưỡng để cho cây trồng phát triển và có
thể thay thế được nhiều loại phân bón hóa học khác. Sử dụng phân người để
làm phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm được đầu tư sản xuất, vừa tránh
được thoái hóa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng phân người chưa
qua xử lý HVS lại là một trong những nguồn ô nhiễm nhất, là mối nguy hại
trực tiếp cho sức khỏe của người nông dân và lan truyền các mầm bệnh nguy
hiểm cho cộng đồng.
Theo ước tính của WHO, năm 2002 tình trạng nhiễm ký sinh trùng
đường ruột và tiêu chảy là hai nguyên nhân hàng đầu gây nên số năm sống
7
mất đi của người dân trong nhóm nguyên nhân liên quan tới nước và vệ
sinh.Tiờu chảy và tình trạng suy dinh dưỡng còn là nguyên nhân làm hơn
11.000 người tử vong/ năm, trong đó chủ yếu là trẻ em[45].
Theo nghiên cứu ở 3.000 phụ nữ độ tuổi từ 15-49 tại 6 tỉnh của ba nước
Lào, Cawmpuchia và Việt Nam thì tỷ lệ nhiễm giun móc lần lượt là 19,2%;
8,1% và 54,3%. Việt Nam có tỷ lệ nhiễm giun móc cao nhất, nhưng tỷ lệ
nhiễm giun đũa và giun tóc thấp hơn ở Lào, cao hơn ở Campuchia. Kết quả
xét nghiệm máu cho thấy 32,3% phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu thiếu
máu. Nhiễm giun móc chủ yếu do thói quen sử dụng phân tươi để bón ruộng.
Đối tượng bị nhiễm ở đây lại chủ yếu là phụ nữ, người lao động nông nghiệp
trực tiếp[26].
Theo một nghiên cứu tại ba trường tiểu học ở trẻ từ 6 – 14 tuổi thành
phố Lạng Sơn. Tỷ lệ nhiễm giun móc trên 323 trẻ là 21,4% và giun móc là
35,2%. Xác định được nguy cơ thiếu máu khi nhiễm giun móc (R=3,4;
p<0,01) và giun tóc (OR=2,1; p<0,01)[20].
Trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi quản lý và xử lý phân
người chưa HVS thì người chính là vật chủ trung gian lây truyền. Mầm bệnh
từ phân người do không được quản lý và xử lý tốt trong quá trình thu gom,
vận chuyển và sử dụng đã phát tán và làm ô nhiễm ra môi trường đất và nước.
Khi gặp điều kiện thuận lợi vi sinh vật và các ký sinh trùng sinh sôi nảy nở và
gây thành dịch bệnh cho con người. Đặc biệt các tác nhân gây bệnh này có thể
sống rất lâu trong đất và nước phát tán theo các hoạt động sinh hoạt và sản
xuất của con người. Nếu nguồn nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của con
người không đảm bảo vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây dịch bệnh. Trong thời
gian qua, Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn trong việc khống
chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, tả, lỵ trực
khuẩn… và đặc biệt trong thời điểm này là bệnh tay chân miệng đang bựng
8
phỏt và rất khó kiểm soát. Để hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường,
giảm tỷ lệ mắc các bệnh, dịch liên quan đến phân, nước, từng bước cải thiện
và nâng cao SKCĐ cần tập trung đẩy mạnh các hành vi vệ sinh cá nhân và đặc
biệt là quản lý tốt các nguồn phân người thông qua việc xây dựng và sử dụng các
nhà tiêu hợp vệ sinh cũng như sử dụng phân người đúng cách trong nông nghiệp.
Đã đến lúc chúng ta không thể né tránh nói về nhà vệ sinh như là một
nơi hôi thối, bẩn thỉu đáng kinh tởm. Jack Sim, người sáng lập ra Tổ chức
Nhà vệ sinh Thế giới có trụ sở tại Singapore đã nhận định. "Cái giá phải trả
cho việc không bàn về vấn đề này là ở nhiều nơi, người ta phải chịu đựng
những toilet hôi thối, bẩn thỉu, không đúng chức năng. Thậm chí rất nhiều
người không thể có được cái nơi tối thiểu đó".
1.1.2.Thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhà tiêu có vai trò quan trọng trong việc xử lý phân. Việc sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh và xử lý phõn đỳng kỹ thuật sẽ làm thay đổi theo chiều
hướng tốt mô hình bệnh tật ở nông thôn cũng như cải thiện môi trường đang
ngày một ô nhiễm.
Yêu cầu của BYT đối với nhà tiêu HVS là nhà tiêu phải cô lập được phân
người, làm cho phân tươi hoặc phân chưa an toàn không thể tiếp xúc được với
người, động vật và côn trùng. Đồng thời nhà tiêu HVS phải tiêu diệt được các
tác nhân gây bệnh có trong phân người và không làm ô nhiễm ra môi trường
xung quanh [7]. Trong tiêu chuẩn vệ sinh, ngoài tiêu chuẩn về xây dựng còn
phải đảm bảo tiêu chuẩn về sử dụng, bảo quản. Một nhà tiêu được đánh giá là
HVS phải đạt được cả tiêu chuẩn về xây dựng và cả tiêu chuẩn về sử dụng, bảo
quản.
Một số nhà tiêu hợp vệ sinh như:
Nhà tiêu khô hợp vệ sinh: Là nhà tiêu có hai ngăn kín, ở một thời điểm
chỉ sử dụng một trong hai ngăn, có cả phân và tro trong ngăn sử dụng (nước
9
tiểu tách riêng). Khi một trong hai ngăn đầy sẽ được đậy kín để ủ, thường ủ ít
nhất 6 tháng trước khi được dùng làm phân bón ruộng.
Nhà tiêu tự hoại: Là loại nhà tiêu đảm bảo tốt nhất quá trình thu gom
phân, cô lập và tái sinh phân với các ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Loại
nhà tiêu này đảm bảo tốt nhất và khụng gõy ô nhiễm môi trường. Các nhà ven
sông cần sử dụng loại nhà tiêu này để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên,
loại này tương đối đắt tiền.
Nhà tiêu thấm dội nước: Là nhà tiêu đơn giản được sử dụng phổ biến
ở vùng nông thôn. Nhà tiêu gồm phần nhà xí có tường bao quanh, bệ có hố,
ống xiphụng để tạo nút nước và ống dẫn phân. Bể chứa phõn cú một ngăn,
trên thành hố có lỗ thấm để cho nước dư thừa từ hố chứa thấm lọc qua lớp
đất xung quanh làm sạch chất ô nhiễm. Sử dụng loại nhà tiêu này cần phải dội
nước cho mỗi lần đi vệ sinh để đưa phân xuống hố và tạo nút nước chống mùi
hôi. Nhưng không nên dùng loại hố xí này ở vùng trũng, dễ ngập nước hay vùng
khan hiếm nước [17].
Tháng 3 năm 2005, Bộ Y tế đã ban hành theo quyết định 08/2005/ QĐ-
BYT về tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu [7].
1.2. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu
1.2.1. Những qui định chung
1.2.1.1. Giải thích từ ngữ.
Nhà tiêu quy định trong tiêu chuẩn này bao gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ
phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu
tự hoại dùng cho gia đình. Các loại nhà tiêu này được Bộ Y tế quy định là nhà
tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp
xúc với người, động vật và côn trùng.
10
b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút,
vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung
quanh.
1.2.1.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Các nội dung trong quy định này quy định tình trạng vệ sinh của các
nhà tiêu. Các yêu cầu về thiết kế, vật liệu, kích thước, kỹ thuật xây dựng, độ
bền và các khía cạnh khác của nhà tiêu tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Quy định này áp dụng để kiểm tra, giám sát, đánh giá và phân loại
tình trạng vệ sinh của các loại nhà tiêu có tên trong Quyết định này.
1.2.2. Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ
1.2.2.1. Quy định về xây dựng:
a) Tường ngăn chứa phõn kớn, không bị rò rỉ, thấm nước;
b) Cửa lấy mựn phõn được trỏt kớn bằng vật liệu không thấm nước;
c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu;
d) Có nắp đậy hai lỗ tiêu;
đ) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa;
e) Ống thông hơi (đối với nhà tiêu hai ngăn có ống thông hơi) có đường
kính ít nhất 9 cm; cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và có lưới chắn ruồi.
1.2.2.2. Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác;
b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu hoặc cho vào dụng cụ chứa có nắp đậy;
c) Không có mùi hôi, thối;
d) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu;
11
đ) Không sử dụng đồng thời hai ngăn;
e) Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu;
g) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước (nếu có) và dụng cụ
chứa nước tiểu;
h) Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng;
i) Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, ngăn ủ được trỏt kớn.
1.2.3. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi
1.2.3.1. Quy định về xây dựng:
a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
b) Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu;
d) Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm;
đ) Có nắp đậy lỗ tiêu;
e) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa;
g) Ống thông hơi có đường kính ít nhất 9 cm, cao hơn mái nhà tiêu ít
nhất 40 cm và có lưới chắn ruồi.
1.2.3.2. Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác;
b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu;
c) Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu;
d) Không có mùi hôi, thối;
đ) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu;
12
e) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước tiểu;
g) Lỗ tiêu thường xuyên được đậy kín.
1.2.4. Nhà tiêu thấm dội nước
1.2.4.1. Quy định về xây dựng:
a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
b) Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
c) Bể chứa phân không bị lún, sụt, thành bể cao hơn mặt đất ít nhất
20cm;
d) Nắp bể chứa phân được trỏt kớn, không bị rạn nứt;
đ) Mặt sàn nhà tiêu nhẵn phẳng và không đọng nước;
e) Bệ xớ cú nỳt nước;
g) Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra
mặt đất.
1.2.4.2. Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;
b) Không có mùi hôi, thối;
c) Sàn nhà tiêu sạch, không có rêu trơn, giấy, rác;
d) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ
chứa giấy bẩn có nắp đậy;
đ) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu;
e) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân;
g) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa.
13
1.2.5. Nhà tiêu tự hoại
1.2.5.1. Quy định về xây dựng:
a) Bể xử lý gồm 3 ngăn;
b) Bể chứa phân không bị lún, sụt;
c) Nắp bể chứa phân được trỏt kớn, không bị rạn nứt;
d) Mặt sàn nhà tiêu nhẵn phẳng và không đọng nước;
đ) Bệ xớ cú nỳt nước;
e) Có ống thông hơi.
1.2.5.2. Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;
b) Không có mùi hôi, thối;
c) Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tự do ra xung
quanh;
d) Sàn nhà tiêu sạch, không có rêu trơn, giấy, rác;
đ) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ
chứa giấy bẩn có nắp đậy;
e) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu;
g) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân;
h) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa.
1.3. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay
1.3.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS của WHO năm
2000, ở Châu Phi, tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS ở một số quốc gia rất thấp, đặc
14
biệt là ở khu vực nông thôn của các nước chậm phát triển như Ethiopia (6%),
Nigeria (5%), Rwanda (8%), Namibia (17%), Togo (17%), Trung Phi (23%),
Mozambique (26%), Madagasca (30%), Gambia (35%). Ở Châu Á, những
nước có tỷ lệ nhà tiêu HVS ở nông thôn thấp nhất là Afghanistan (8%),
Campuchia (10%), Ấn Độ (14%), Trung Quốc (24%), Lào (34%) [51].
Cho đến năm 2002, vẫn còn 42% dân số thế giới (2,6 tỷ người) không
được tiếp cận với nhà tiêu HVS (chủ yếu là Châu Á) không được tiếp cận với
nhà tiêu hợp vệ sinh . Mức độ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh ở các thành phố
của Châu Phi và Châu Đại Dương là thấp nhất; Châu Mỹ Latinh, vựng Caribờ
và Châu Á có phạm vi bao phủ cao hơn; Châu Âu và Bắc Mỹ có phạm vi bao
phủ cao nhất. Tại Châu Á và các nước đang phát triển, tỉ lệ dân số sử dụng
nhà tiêu dội nước tăng nhanh hơn so với khu vực khác(43,5%). Khoảng ẵ dân
số của các thành phố lớn của Châu Đại Dương sử dụng nhà tiêu tự hoại trong
khi tỷ lệ này tại các thành phố của Châu Mỹ Latinh và vựng Caribờ là ẳ. Tại
Châu Phi nhà tiêu tự hoại rất phổ biến nhưng tỉ lệ dân số sử dụng nhà tiêu đào
hố (22,4%) hoặc nhà tiêu cải tiến có ống thông hơi(13,6%) cao hơn Châu Á
và Thái Bình Dương[52].
Theo thống kê của Salabh International, một tổ chức phi chính phủ
chuyên tài trợ cho các chương trình dịch tễ, thì ngay tại Ấn Độ có tới 700
triệu người dân không có nhà xí. Tình trạng này dẫn đến việc họ phải "loại
bỏ" cặn bã trong cơ thể bừa bãi ngoài trời, một điều kiện thuận lợi cho bệnh
tật lây lan. Phụ nữ phải hứng chịu nhiều bất tiện hơn khi không có nhà cầu, vì
họ phải "đi" vào lúc trước hoặc sau khi mặt trời lặn.
Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, có tới 2,4 tỷ người
trên toàn thế giới không có nhà tiêu. Chính vì thế nguồn gây ô nhiễm nước
chủ yếu ở các nước đang phát triển là phân người. Tình trạng này tạo điều
15
kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng và virus thâm nhập vào nước uống và gây
bệnh. Ở các con sông lớn tại châu Á, lượng vi khuẩn nguy hiểm có nguồn gốc
từ phân người cao gấp 50 lần mức cho phép của WHO. Do thiếu nhà xí sạch
sẽ, trẻ em tại cỏc vựng nông thôn ở các nước đang phát triển rất dễ bị mắc các
bệnh đường tiêu hóa và truyền nhiễm [51].
Để cải thiện tình hình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất thấp trên thế
giới, ngày 19 tháng 11 năm 2001, Hội Nhà vệ sinh Thế giới (World Toilet
Organization - WTO) đã được thành lập tại Singapore, đất nước sạch nhất
hành tinh, với sự tham gia của các tổ chức có liên quan đến vệ sinh từ hơn 20
nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Philipine,… nhằm
nâng cao nhận thức và mối quan tâm của các tổ chức và các quốc gia về vệ sinh,
cũng như tăng cường hợp tác, giúp đỡ để cải thiện vấn đề vệ sinh toàn cầu.
Các chuyên gia cho rằng nhà vệ sinh nói riêng và điều kiện vệ sinh nói
chung là những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của một dân tộc.
Trong nhiều trường hợp, chỳng cũn quan trọng hơn cả vấn đề phát triển kinh tế.
1.3.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh tại Việt Nam
Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1999 – 2005, số hộ gia đình có nhà
tiêu HVS đạt khoảng 6,4 triệu hộ vào cuối năm 2005, tăng hơn 3,7 triệu hộ so
với khi bắt đầu thực hiện Chương trình. So với tổng số hộ gia đình nông thôn
là 12.797.500 hộ thì đến hết 2005 trên phạm vi toàn quốc có 50% số hộ gia
đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh phân bổ
không đồng đều giữa cỏc vựng. Cú vựng đạt tỷ lệ trên 50% là: Đồng bằng
sông Hồng (65%), Đông Nam Bộ (62%), Bắc Trung Bộ (56%), Duyên hải
miền trung 50%. Trong khi đó cú vựng đạt tỷ lệ thấp hơn như: Đồng bằng
sông Cửu Long (35%), Miền núi phía Bắc (38%), Tõy Nguyờn (39%) [5].
16
Theo một nghiên cứu 2010 tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu ở xã Ảng Cang
(huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) là khoảng 3/5 số hộ (60,8%), tức là cứ
5 hộ thì 2 hộ không có nhà tiêu. Còn ở xã Na Hối (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào
Cai) là 43,6%, chưa đến một nửa số hộ trong xã có nhà vệ sinh, con số này
ước khoảng 2/5 tức là cứ 5 hộ thì 3 hộ không có nhà tiêu[1].
Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cũng cho biết chỉ
có khoảng 50% dân cư nông thôn được tiếp cận các công trình nước sạch và
nhà tiêu HVS [34].
Tại một số vùng miền núi phía Bắc, không những tỷ lệ nhà tiêu HVS
còn thấp hơn so với cả nước mà còn nhiều hộ gia đình không có nhà tiêu. Tại
4 xã của huyện Võ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn tỷ lệ hộ gia đình không có nhà
tiêu là 33%, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS là 19%[35]. Tại hai huyện
Quảng Bạ và Yên Minh của tỉnh Hà Giang tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu
lên đến 75,1% [3].
Kết quả điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002 do Bộ y tế và Tổng cục
Thống kê tiến hành, có 72,6% hộ gia đình sử dụng nhà tiêu riêng, 16,2% sử
dụng chung và 11,2% không có nhà tiêu. Tỷ l lệ HGĐ có nhà tiờu cú khác
biệt theo khu vực và vùng địa lý, theo điều kiện kinh tế của HGĐ. Đối với
khu vực nông thôn, vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tỉ lệ nhà
tiêu cao nhất (hơn 80%). Về tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu, vùng Nam
Trung Bộ là cao nhất (42,7%), cỏc vựng khỏc cú tỉ lệ rất thấp, thấp nhất là
đồng bằng sông Hồng (1%). Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh của cỏc vựng trong cả
nước là 27% ở nông thôn và gần 70% ở thành thị. Nhóm giàu có tỷ lệ sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh cao nhất (76%), trong đó có 71,79% là dùng nhà tiêu tự
hoại/bỏn tự hoại. Ở nhúm cú mức sống thấp, 73,29% sử dụng hố xí đơn giản
1 ngăn, chỉ có 6,5% sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn
dựng phõn chưa ủ để bón ruộng là 13,44% [8].
17
Năm 2006, Cục Y tế dự phòng Việt Nam, Bộ Y tế thực hiện đề tài
“Điều tra vệ sinh môi trường hộ gia đình vựng nụng thụn” tại 37.306 hộ gia
đình của 8 vùng sinh thái Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 25% số
hộ gia đình nông thôn Việt Nam không có nhà tiêu, 33% số hộ có nhà tiêu
thuộc loại hình hợp vệ sinh mà chưa tính đến có đạt tiêu chuẩn vệ sinh hay
không. Chỉ có 18% số hộ gia đình nông thôn Việt Nam có nhà tiêu đạt tiêu
chuẩn vệ sinh về cả xây dựng, sử dụng và bảo quản. Xác suất có nhà tiêu
HVS ở hộ gia đình người dân tộc thiểu số thấp hơn 12 lần so với hộ gia đình
người Kinh.
Đắc Lắc và Quảng Trị là hai tỉnh có tỷ lệ người dân sống ở nông thôn
chiếm hơn 70% dân số của cả tỉnh. Với nền kinh tế chủ yếu còn dựa vào
nông nghiệp là chính, mức thu nhập của người dân còn thấp hơn nhiều so với
những vùng thành thị của Việt Nam. Hơn nữa ở đây còn nhiều tập tục lạc
hậu, người dân chưa quan tâm đến việc xây dựng nhà tiêu HVS kèm theo đó
là những thói quen xấu ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đắc Lắc năm 2009 tỷ
lệ các hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 52,12%, năm 2010 là 63,29%;
Tương tự như vậy theo số liệu báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh
Quảng Trị năm 2009 là 70%, năm 2010 là 69% một tỷ lệ rất cao so với kết
quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học như: nghiên cứu của tác
giả Vũ Diễn (chỉ có 9,48% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn) và kết quả nghiên cứu của
tác giả Trần Thị Hữu (7,3% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh) [11], [39].
Bên cạnh những loại nhà tiêu HVS theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế như:
nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu khụ chỡm, nhà tiêu khô nổi.
Đắc Lắc và Quảng Trị còn tồn tại nhiều loại nhà tiêu không HVS như: nhà
tiêu một ngăn, nhà tiêu đào, cầu tiêu ao cá hay thậm chí là không có nhà tiêu.
18
Hơn một thế kỷ trước, nhà tiêu giúp thực hiện một cuộc cách mạng về
y tế công cộng ở New York, London và Paris. Chính việc cải tiến vệ sinh và
đặc biệt là nhà tiêu là yếu tố ngăn chặn bệnh truyền nhiễm và gia tăng tuổi thọ
ở người phương Tây.
Thật vậy, nguyên nhân chính về sự gia tăng tuổi thọ của người dân ở
các nước tiên tiến chính là cải tiến môi trường vệ sinh công cộng và nhà tiêu,
chứ không phải nhờ các thiết bị y khoa hiện đại hay thuốc men đắt tiền tăng
tuổi thọ và cải tiến chất lượng đời sống. Do đó, Liên Hiệp Quốc nhận thức
rằng nhà tiêu là một phương tiện phòng chống bệnh tật rất quan trọng ở các
nước đang phát triển như nước ta.
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng xây dựng, sử dụng và
bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh tại HGĐ
1.4.1. Điều kiện kinh tế.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm HGĐ nghốo, cú thu nhập thấp
có nguy cơ sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh cao gấp nhiều lần so với
nhóm HGĐ có thu nhập cao do không có tiền để xây dựng nhà tiêu.
Nghiên cứu của của õụj Y6 tế và Tổng cục thống kê cho thấy nhóm
giàu là nhóm có tỷ lệ hộ sử dụng NTHVS cao nhất (76%) trong đó 71,79%
HGĐ sử dụng nhà tiêu tự hoại/bỏn tự hoại. Mức sống càng thấp thì tỷ lệ hộ
gia đình sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh càng cao; 73,9% hộ gia đình
thuộc nhúm nghốo sử dụng hố xí đơn giản 1 ngăn, chỉ khoảng 6,5% sử dụng
NTHVS [8]. Tại Thỏi Nguyờn, hộ nghốo cú nguy cơ sử dụng nhà tiêu không
hợp vệ sinh cao gấp 4,3 lần so với hộ không phải là gia đình nghèo [11].
Nghiên cứu khác tại Nghệ An, Kon Tum cũng chỉ ra mối liên quan giữa điều
kiện kinh tế với tình trạng sử dụng nhà tiêu [39].
19
1.4.2. Yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành của người dân.
Hành vi sức khỏe tốt là có kiến thức vệ sinh, thiếu kiến thức về vệ sinh
là một trong những trở ngại quan trọng trong việc xây dựng và sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh.
Một vài nghiên cứu trước đây tuy chưa đưa ra được một con số cụ thể
nhưng đều cho thấy kiến thức về nhà tiêu hợp vệ sinh và các bệnh do ô nhiễm
phân người gây ra của người dân rất hạn chế. Báo cáo của Cục Y tế dự phòng
và môi trường cho thấy những nguyên nhân dẫn đến chất lượng công trình vệ
sinh còn thấp do kỹ thuật xây dựng các loại nhà tiêu còn chưa đảm bảo yêu
cầu; việc bảo quản, sử dụng các công trình vệ sinh ở hộ gia đình và khu vực
công cộng còn chưa tốt. Hiện nay chưa có cơ chế thích hợp để huy động sự
tham gia của cộng đồng, vì vậy, người dân thường thiếu thông tin và kiến
thức trong việc lựa chọn loại nhà tiêu nào để xây dựng, bảo quản và sử dụng
như thế nào cho hợp vệ sinh.
Nghiên cứu của Trương Đình Bắc và cộng sự về kiến thức, thái độ,
thực hành của người dân về vệ sinh môi trường ở vùng ngập lụt tỉnh An
Giang. Kết quả cho thấy có 2,8% số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và 1,5%
số hộ không dùng phân tươi [4].
Nghiên cứu của Tôn Thất Bách và cộng sự năm 2001 tại một số xã
thuộc 6 vùng sinh thái cho thấy xét về loại hình nhà tiêu thỡ cú khoảng 40-
50% số nhà tiêu HVS, nhưng kết hợp cả yếu tố chất lượng và số lượng thì tỉ lệ
HGĐ có nhà tiêu HVS tại cỏc vựng cũn rất thấp, thậm chí cú vựng tỉ lệ này
gần bằng 0%[2].
Người nông dân cho rằng phân người chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe khi
có mùi hôi thối. Vì vậy họ chỉ cần sử dụng khẩu trang để ngăn mùi còn lại là
đảm bảo an toàn. Có đến 79,2% người dân cho rằng mùi hôi thối là tác hại
của sủ dụng nhà tiêu không HVS; 47,9% cho rằng nhà tiêu không HVS là
nguồn lây lan các bệnh tật đường ruột và chỉ có khoảng 26% nhà tiêu không
20
HVS làm ô nhiễm nguồn nước, và là nơi để ruồi, muỗi côn trùng sinh sôi nảy
nở reo rắc mầm bệnh [9].
Theo một nghiên cứu ở tỉnh Hà Nam, kiến thức của người dân chỉ đạt
50% về tiêu chuẩn các loại nhà tiêu HVS: nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu chìm có
ống thông hơi, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước[37]. Như vậy có thể
dẫn tới thực tế là nhà tiêu thuộc loại HVS nhưng do quá trình sử dụng, bảo
quản không đúng qui định gây ra ô nhiễm môi trường. Theo một nghiên cứu
ở Bỡnh Xuyên, Vĩnh Phỳc có tới 29,1% người dân bỏ giấy chùi vào góc nhà
vệ sinh hoặc vứt ra vườn mà không cho và sọt hay lỗ tiêu[19].
Nhiều tác giả nghiên cứu cho rằng để có nhà tiờu riờng HGĐ và sử
dụng, bảo quản hợp vệ sinh, không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế
mà do nhận thức, thái độ không đúng của người dân, nhiều khi quyết định
hơn cả. Nhận thức của chính quyền, tập quán, thói quen của cộng đồng về sử
dụng, bảo quản nhà tiêu HVS còn chưa cao, đặc biệt là người dân ở vùng
nông thôn. Thiếu các thông tin về loại hình, kỹ thuật và công nghệ về nhà tiêu
HVS để áp dụng. Việc quản lý, sử dụng phân người không HVS đặc biệt ở
miền Bắc Việt Nam (nhà tiêu 2 ngăn) dùng phân tươi hoặc phân ủ chưa đủ
thời gian để bón ruộng và miền Nam (cầu tiêu ao cá) để nuôi cá [22] đã tạo
điều kiện cho mầm bệnh phát tán ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước,
đất và là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả,
lỵ, thương hàn, giun sán Nghiên cứu năm 2005 ở 12 xã ở ba tỉnh Ninh
Bình, Thanh Húa, Thỏi Nguyờn cho thấy sự khuyến khích và điều phối của
chính quyền địa phương và y tế, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người
dân, hỗ trợ tài chính của các chương trình và dự án, thiết kế nhà tiêu phù hợp
có thể ảnh hưởng tới quyết định xây nhà tiêu của HGĐ[36].
1.4.3. Các yếu tố khác
Ngoài ra nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả cũng chỉ rang rằng các yếu
tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa xã hội, phong tục tập quán
cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
21
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xó Hũa Hiệp huyện Cư Kuin tỉnh Đắc
Lắc và xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị
Huyện Cư Kuin nằm phái đông nam tỉnh cách Thành phố Buôn Ma
Thuột 19 km đi theo đường quốc lộ 27, huyện có diện tích 2.882 km2, dân số
109.770 người mật độ dân số 381 người/km2 gồm có 1 thị trấn và 8 xã. Xó
Hòa Hiệp nằm cách trung tâm huyện Cư Kuin hơn 10 km về phía bắc là một
xã thuần nông người dân canh tác chủ yếu là trồng lúa và cây cà phê. Xó có
diện tích rộng 2.989 ha được chia thành 8 thụn, buụn cú 1.696 hộ gia đình và
9.780 nhân khẩu, gồm nhiều dân tộc khác nhau: các dân tộc từ miền Bắc di cư
vào gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao; các dân tộc bản địa chủ yếu là ấđờ còn lại
một phần nhỏ là Hmông và Thái.
Gio Linh là một huyện nhỏ thuộc miền ven biển cách thị trấn Đông Hà
13 km về phía Bắc, huyện lỵ đặt tại thị trấn Gio Linh. Phía đông giáp biển
Đông; phía nam giáp thị xã Đông Hà và hai huyện Triệu Phong, Cam Lộ;
phía bắc giáp huyện Vĩnh Linh; phía Tây giáp huyện Hướng Húa, Đăkrụng.
Tổng diện tích tự nhiên huyện là 473 km
2
với số dân là 72.512 người. Dân cư
sinh sống chủ yếu tại đây là người Kinh. Xã Gio Chõu cách thị trấn Gio Linh
hơn 8km ngay cạnh đường quốc lộ 1A chia làm 4 thôn là Hà Trượng, Bích
La, Hà Thanh và Hà Trung, gồm có 904 hộ gia đình, 100% là dân tộc Kinh.
22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2011 đến tháng 8 năm 2012
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhà tiêu của hộ gia đình có người được phỏng vấn.
Đối tượng phỏng vấn là chủ hộ gia đình hoặc người nắm vững thông tin
trong hộ gia đình. Người trả lời phỏng vấn là người trưởng thành, khỏe
mạnh, tự nguyện tham gia phỏng vấn. Mỗi hộ gia đình chỉ phỏng vấn 1
người đại diện cho hộ gia đình.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp
với nghiên cứu định tính và định lượng.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
2.3.2.1. Công thức cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ cho mỗi xã:
pq
n= Z
2
(1-
α
/2)
(εp)
2
Trong đó:
Với độ tin cậy 95%: Z=1,96
p= 0,53 (tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh về xây dựng (XD), sử
dụng (SD) và bảo quản (BQ), ước tính từ nghiên cứu vệ sinh môi trường nông
thôn Việt Nam của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2010).
23
q=1-p; ε=0,12
Tính được:
1,96
2
x0,53x0,47
n =
≅ 240 hộ gia đình
(0,12x0,53)
2
Lấy thêm 25% nên n = 300 hộ gia đình cho mỗi xã
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu:
Số hộ gia đình tại mỗi tỉnh được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên nhiều giai đoạn theo đơn vị hành chính:
Chọn một huyện ngẫu nhiên trong tỉnh
Chọn một xã ngẫu nghiên trong huyện.
Tại xã được lựa chọn, số HGĐ được lựa chọn chia đều cho mỗi
thôn. Tại mỗi thôn chọn ngẫu nhiên HGĐ đầu tiên, các hộ tiếp
theo được lựa chọn theo nguyên tắc cổng liên cổng cho tới khi đủ
số hộ điều tra thì dừng lại.
2.3.3. Nội dung nghiên cứu, các biến số, chỉ số cần thu thập
ST
T
Nội dung
nghiên
cứu
Biến số, chỉ
số thu thập
Định nghĩa biến số, chỉ số
Phương pháp
thu thập
1 Thông tin
chung về
đối tượng
được
phỏng
vấn
Tuổi - Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu thuộc
nhóm tuổi từ 18 đến 60 tuổi
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu thuộc
nhóm tuổi >60 tuổi
Phỏng vấn
dựa vào bộ
câu hỏi
Giới - Tỷ lệ nam
- Tỷ lệ nữ
Trình độ học - Tỷ lệ mù chữ
- Tỷ lệ chỉ biết đọc biết viết
24
vấn - Tỷ lệ tiểu học
- Tỷ lệ trung học cơ sở
- Tỷ lệ trung học phổ thông
- Tỷ lệ TC, CĐ, ĐH, SĐH
Nghề nghiệp - Tỷ lệ nông dân
- Tỷ lệ công nhân
- Tỷ lệ cỏn bộ/cụng chức
- Tỷ lệ buôn bán
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên
- Tỷ lệ nghỉ hưu
- Tỷ lệ khác
Xếp loại kinh
tế
- Tỷ lệ hộ nghèo
- Tỷ lệ hộ khụng nghốo
2 Thực
trạng nhà
tiêu hợp
vệ sinh
tại các hộ
gia đình
Có nhà tiêu - Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu
- Tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu
- Lý do không có nhà tiêu
Phỏng vấn
dựa vào bộ
câu hỏi và
quan sát
Loại nhà tiêu
hộ gia đình
đang sử dụng
- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu tự hoại
- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu thấm dội nước
- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu hai ngăn
- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu chìm có
ống thông hơi
- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu loại khác
Quan sát dựa
vào Bảng
kiểm
Tỷ lệ hộ gia
đình có nhà
tiêu đạt tiêu
chuẩn vệ sinh
- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS (tự
hoại, thấm dội nước, chìm có ống
thông hơi, hai ngăn)
- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiờu khụng HVS
Quan sát dựa
vào Bảng
kiểm
Xõy dựng, sử
dụng và bảo
quản nhà tiêu
tự hoại
- Tỷ lệ HGĐ đạt tiêu chuẩn
- Tỷ lệ HGĐ không đạt tiêu chuẩn
Dựa vào bảng
kiểm quan sát
nhà tiêu tự
hoại
Xõy dựng, sử
dụng và bảo
- Tỷ lệ HGĐ đạt tiêu chuẩn
- Tỷ lệ HGĐ không đạt tiêu chuẩn
Dựa vào bảng
kiểm quan sát
25