Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xây dựng mô hình mô phỏng vỉa có xem xét đến giải pháp nứt vỉa thủy lực tầng oligoxen e mỏ hồng hạc bồn trũng cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------o0o---------------

NGUYỄN ĐỨC HẠNH

XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG VỈA CÓ XEM XÉT ĐẾN
GIẢI PHÁP NỨT VỈA THỦY LỰC TẦNG OLIGOXEN E

MỎ HỒNG HẠC BỒN TRŨNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Địa chất Dầu khí Ứng dụng
Mã số: 605351

LUẬN VĂN THẠC SĨ

6 ăm 2014

1


Cơng trình được hồn thành tại: Khoa Địa chất Dầu khí - Trường Đại học Bách KhoaĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS Mai Cao Lân
Cán bộ chấm nhận xét 1: ...............................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ...............................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ...............................................................................
2. ...............................................................................


3. ...............................................................................
4. ...............................................................................
5. ...............................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Đức Hạnh

MSHV : 11360638

Sinh ngày : 09/9/1978


Nơi sinh: TT-Huế

Chuyên ngành : Địa chất Dầu khí ứng dụng

Mã số : 605351

I. TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG VỈA Ĩ XE

XÉ ĐẾN GIẢI PHÁP NỨT VỈA

THỦY LỰC TẦNG OLIGOXEN E MỎ HỒNG HẠC BỒN RŨNG ỬU LONG
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Xây dựng mơ hình mô phỏng dựa trên các số liệu đầu vào làm nền tảng cho việc dự
báo khai thác gồm đưa ra những thông số được thay đổi và sơ đồ tổng thể của q
trình hiệu chỉnh mơ hình phù hợp với số liệu lịch sử khai thác.
Khảo sát hiệu quả của nứt vỉa thủy lực dựa trên mơ hình mơ phỏng với các phương
án tăng độ thấm theo hướng mở vỉa và ứng suất đất đá vùng cận đáy giếng đối tượng E
- tầng Oligoxen, mỏ Hồng Hạc.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày 19 tháng 8 năm 2013
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 20 tháng 6 năm 2014
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS MAI CAO LÂN
TP, HCM, ngày 20 tháng 6 năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA


ii


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu nghiêm túc, đề tài nghiên cứu “XÂY DỰNG
MƠ HÌNH MƠ PHỎNG VỈA

Ó XE



TẦNG OLIGOXEN E MỎ HỒNG HẠC BỒN

ĐẾN GIẢI PHÁP NỨT VỈA THỦY LỰC
RŨNG

ỬU LONG” chuyên ngành Địa

chất dầu khí ứng dụng với của học viên Nguyễn Đức Hạnh đã hồn tất. Trong q trình học
tập và nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều và nhiệt tình trong việc truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm và chỉ dạy của các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật Địa chất &
Dầu khí - trường Đại học Bách khoa TPHCM, các thầy hướng dẫn, cán bộ phản biện và bạn
bè đồng nghiệp trong công ty.
Tác giả xin phép được nói lời cảm ơn chân thành đối với sự giảng dạy đầy nhiệt huyết
của các thầy cô giảng viên khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí trường Đại học Bách khoa
Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của cán bộ
hướng dẫn: TS Mai Cao Lân đã hướng dẫn tác giả từ lúc lập đề cương và hồn thành bản luận

văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014.

Học viên Nguyễn Đức Hạnh

iii


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Trong q trình xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý mỏ, việc tính tốn các
thơng số kinh tế để đạt lợi nhuận tối ưu là rất quan trọng. Trong đó, việc xây dựng mơ
hình mơ phỏng để đưa ra dự báo sản lượng khai thác làm đầu vào cho tính tốn kinh tế
đóng vai trị quyết định đến kế hoạch phát triển mỏ.
Trong quá trình khoan 4 giếng thăm dị thẩm lượng thì đối tượng E - tầng Oligoxen
mỏ Hồng Hạc, các rủi ro liên quan đến các yếu tố không chắc chắn về thông số đất đá
thành hệ, mối quan hệ giữa chất lưu và đất đá, tầng chứa nước vẫn chưa được đánh giá
một cách tồn diện. Lý do chính là mức độ bất đồng nhất của đất đá trong thành hệ khá
cao, tính chất chất lưu phức tạp, độ dày vỉa phân bố không đồng đều... Để giảm thiểu
rủi ro trong quá trình phát triển mỏ, nhà điều hành đã đưa ra kế hoạch khai thác sớm
nhằm thu thập thêm tối đa thông tin để đưa ra kế hoạch phát triển mỏ dài hơn và chi
tiết hơn.
Dựa trên cơ sở dữ liệu có sẵn của 4 giếng đã khoan, tác giả đã xây dựng mơ hình
mơ phỏng mỏ (thủy động lực) với số lượng giếng khai thác như trong kế hoạch khai
thác sớm của nhà điều hành. Tuy nhiên, tác giả đã đi sâu vào khảo sát tính hiệu quả
của nứt vỉa thủy lực trong q trình mở vỉa vào trong mơ hình mơ phỏng.
Nội dung nghiên cứu của luận văn gồm 3 nội dung chính:
1. Kiểm tra và xử lý dữ liệu đầu vào: Các tính chất của đất đá và chất lưu tầng
Oligoxen E để tăng mức độ tin cậy cho việc xây dựng mơ hình mơ phỏng.
2. Xây dựng mơ hình mơ phỏng dựa trên các số liệu đầu vào làm nền tảng cho
việc dự báo khai thác gồm đưa ra những thông số được thay đổi và sơ đồ tổng thể của

q trình hiệu chỉnh mơ hình phù hợp với số liệu lịch sử khai thác.
3. Khảo sát kết quả nứt vỉa thủy lực cho đối tượng E – tầng Oligoxen, mỏ Hồng
Hạc dựa trên mơ hình mơ phỏng vùng mở vỉa nhằm đánh giá tính hiệu quả của giải
pháp nứt vỉa thủy lực đối với vỉa trước khi tiến hành nứt vỉa.
Kết quả của việc khảo sát nứt vỉa thủy lực trong mơ hình mơ phỏng cho thấy việc
nứt vỉa thủy lực cho vỉa chặt xít như đối tượng E - tầng Oligoxen, mỏ Hồng Hạc có thể
gia tăng trữ lượng thu hồi cho giếng.
iv


Do chưa có số liệu thực tế từ kết quả nứt vỉa thủy lực giếng HH-3P nên tác giả
chọn phương pháp tương tự từ các mỏ có tính chất tương tự để áp dụng cho giai đoạn
nghiên cứu tiền khả thi của giải pháp nứt vỉa thủy lực.

v


ABSTRACT

The optimum benefit in econmic evaluation is very important during make
devlopment and reservoir management of an oil & gas field. The production profiles
take input data for economic evaluation is really effective to development plans.
In Oligocene - E reservoir of Hong Hac field, although there are four wells
(exploration and appraisal) still exist many uncertainties about formation reservoir,
relative permeability and aquifers. The main factors are heterogeneous of matrix, fluid
properties and net pay... So to minimize uncertainties during field development, we
need to do early production state development (EPS) to gain more information in full
field development plan.
Based on database acquired from four wells available, one simulation dynamic
model was builded with all producers in EPS and focus on hydraulic fracturing in

simulation model.
There are three main contents of thesis as below:
1. Quality control the input data: formation properties of matrix and fluid of
Oligocene E, simultaneous with increasing the reliability of input data.
2. Run history match and adjust some parameters the simulation model to get
reliable model and to predict production.
3. Run simulation model by applying hydraulic fracturing to Oligocene E in Hong
Hac field to evaluate the effect on hydraulic fraturing.
The analogue study results from other fields in applying hydraulic fracturing in
simulation model showed it will be gain more reserves for well HH-3P, one producer
in Oligocene E reservoir. Because it is new production target and tight reservoir, the
hydraulic fracturing and production results of HH-3P well will be use to update the
simulation model.

vi


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG VỈA CÓ XEM


ĐẾN GIẢI PHÁP NỨT VỈA THỦY LỰC TẦNG OLIGOXEN E MỎ HỒNG HẠC

BỒN RŨNG CỬU LONG” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận
văn là các số liệu trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014

NGUYỄN ĐỨC HẠNH
Chuyên ngành Địa chất dầu khí ứng dụng
Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh


-vii-


MỤC LỤC
Nhiệm vụ luận văn thạc sĩ................................................................................ii
Lời cảm ơn........................................................................................................iii
Tóm tắt luận văn..............................................................................................iv
Lời cam đoan của tác giả.................................................................................vii
Mục lục.............................................................................................................viii
Danh sách hình vẽ và bảng biểu......................................................................xi
Mở đầu ........................................................................ ............................................xiv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG MỎ ĐANG NGHIÊN CỨU............... 1
1.1. Đặc điểm địa chất bồn trũng Cửu Long ............................................................ 1
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử phát triển bồn trũng Cửu Long ............................. 1
1.1.2. Địa tầng bồn trũng Cửu Long ................................................................... 2
1.2. Đặc điểm địa chất mỏ Hồng Hạc ....................................................................... 7
1.2.1 Tổng quan .................................................................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm địa chất...................................................................................... 9
1.2.3. Tiềm năng dầu khí mỏ Hồng Hạc ........................................................... 14
1.3. Đặc điểm đối tượng E – tầng Oligoxen ........................................................... 15
1.3.1. Môi trường trầm tích ............................................................................... 15
1.3.2. Trữ lượng dầu và khí............................................................................... 18
1.3.3. Mơ hình địa chất ..................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG .. 24
2.1. Giới thiệu chung về xây dựng mơ hình mơ phỏng .......................................... 24
2.2. Các phương trình cơ bản sử dụng trong quá trình mơ phỏng vỉa .................... 25
2.2.1. Phương trình cân bằng vât chất............................................................... 25
2.2.2. Phương trình Darcy ................................................................................. 27


-viii-


2.2.3. Phương trình liên tục ............................................................................... 28
2.2.4. Định luật mơ tả trạng thái của vật chất ................................................... 29
2.2.5. Phương trình dịng chảy chất lưu vỉa ...................................................... 30
2.3. Giải phương trình dòng chảy vỉa ..................................................................... 31
2.3.1. Phương pháp hiện ................................................................................... 33
2.3.2. Phương pháp ẩn....................................................................................... 33
2.3.3. Phương pháp bán ẩn ................................................................................ 34
2.4. Xây dưng mơ hình mơ phỏng có sự trợ giúp của bộ phần mềm ECLIPSE .... 35
2.4.1. Giới thiệu chung ...................................................................................... 35
2.4.2. Dữ liệu đầu vào ....................................................................................... 35
2.4.3. Nội dung cho mỗi từ khóa của dữ liệu đầu vào ...................................... 35
2.4.4. Mơ tả chi tiết cho mỗi từ khóa ................................................................ 37
2.4.5. Chạy mơ phỏng mơ hình với ECLIPSE 100 ........................................... 43
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG CHO TẦNG
OLIGOXEN E, MỎ HỒNG HẠC, BỒN TRŨNG CỬU LONG ..................... 45
3.1. Dữ liệu đầu vào................................................................................................ 45
3.1.1. Lưới mơ hình........................................................................................... 46
3.1.2. Xây dựng quan hệ độ rỗng – độ thấm ..................................................... 46
3.1.3. Phân chia loại đất đá...............................................................................49
3.1.4. Xây dựng biểu đồ độ thấm pha ............................................................... 51
3.1.5. Các thông số PVT của chất lưu vỉa ......................................................... 54
3.1.6. Ranh giới dầu khí .................................................................................... 55
3.2. Xây dựng mơ hình mơ phỏng ban đầu cho đối tượng E.................................. 57
3.3. Hiệu chỉnh mơ hình mơ phỏng ban đầu phù hợp số liệu lịch sử khai thác ..... 58
3.3.1. Sơ đồ tổng thể của quá trình phù hợp số liệu lịch sử khai thác .............. 58
3.3.2. Hiệu chỉnh áp suất đáy và hàm lượng nước ............................................ 60
-ix-



CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT NỨT VỈA THỦY LỰC CHO ĐỐI TƯỢNG E
– TẦNG OLIGOXEN, MỎ HỒNG HẠC TRÊN MƠ HÌNH MƠ PHỎNG .. 64
4.1. Mơ hình mơ phỏng sử dụng trong quá trình khai thác sớm ............................ 64
4.2. Lựa chọn phương pháp áp dụng giải pháp nứt vỉa thủy lực vào mơ hình
mơ phỏng ................................................................................................................ 65
4.3. Áp dụng LGR trên các giếng khai thác tầng E ................................................ 69
4.4. Khảo sát nứt vỉa thủy lực thông qua ứng suất vùng mở vỉa............................73
Kết luận & kiến nghị ............................................................................................ 80
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 82
Lý lịch trích ngang ................................................................................................ 83

-x-


Danh sách hình vẽ và bảng biểu
Hình 1.1: Vị trí địa lý bồn trũng Cửu Long.
Hình 1.2. Vị trí lơ X bồn trũng Cửu Long
Hình 1.3: Các yếu tố cấu trúc chính của lơ X
Hình 1.4: Cột địa tầng Mỏ Hồng Hạc
Hình 1.5: Tài liệu giếng khoan trong mơi trường delta
Hình 1.6 Phân bố mơi trường trầm tích theo cột địa tầng.
Hình 1.7: Trình tự xây dựng mơ hình địa chất của đối tượng E.
Hình 1.8: Mặt cắt địa tầng qua các giếng thăm dị của đối tượng E.
Hình 1. : Mơ hình đứt gãy tầng chứa cát kết E - Oligoxen , mỏ Hồng Hạc, bồn trũng
Cửu Long
Hình 1.10: Mơ hình bề mặt tiếp xúc chất lưu tầng chứa cát kết E - Oligoxen, mỏ Hồng
Hạc, bồn trũng Cửu Long.
Hình 1.11: Mơ hình cấu trúc tầng chứa cát kết E - Oligoxen, mỏ Hồng Hạc, bồn trũng

Cửu Long.
Hình 1.12: Mơ hình tướng, độ rỗng, độ thấm và độ bão hịa nước của nóc tầng cát kết
E - Oligoxen, mỏ Hồng Hạc, bồn trũng Cửu Long.
Hình 2.1: Các bước tiến hành trong suốt q trình mơ phỏng vỉa.
Hình 2.2: Mơ hình 1D minh họa cho dịng chảy trong vỉa
Hình 2.3: Vị trí tương quan ơ lưới thứ i và các ô lân cận.
Hình 2.4: Sơ đồ minh họa phương pháp hiện.
Hình 2.5: Sơ đồ minh họa phương pháp ẩn.
Hình 3.1: Các bước tiến hành cho việc xây dựng mơ hình mơ phỏng đối tượng E.
Hình 3.2: Lưới mơ hình cho đối tượng E - tầng Oligoxen, mỏ Hồng Hạc.
Hình 3.3: Quan hệ độ rỗng - độ thấm ngang cho đối tượng E, mỏ Hồng Hạc.
Hình 3.4: Họ đường cong áp suất mao dẫn từ kết quả phân tích mẫu lõi HH-2X.
-xi-


Hình 3.5: Làm mịn đường cong áp suất mao dẫn cho một loại đất đá đối tượng E.
Hình 3.6: Biểu đồ độ thấm pha dầu - khí từ phịng thí nghiệm của mẫu lõi HH-2X.
Hình 3.7: Biểu đồ độ thấm pha dầu - khí sau q trình tổng qt hóa.
Hình 3.8: Mối quan hệ độ thấm pha dầu - nước cho các loại đất đá của đối tượng E tầng Oligoxen, mỏ Hồng Hạc.
Hình 3. Kết quả phân tích MDT tầng Oligoxen E giếng HH-3X, mỏ Hồng Hạc.
Hình 3.10 Kết quả phân tích PVT tầng Oligoxen E giếng HH-3X, mỏ Hồng Hạc.
Hình 3.11 Kết quả đo MDT đối tượng E, F - tầng Oligoxen, mỏ Hồng Hạc.
Hình 3.12: Phù hợp số liệu lịch sử khai thác chưa hiệu chỉnh của giếng HH-1P.
Hình 3.13: Phù hợp số liệu lịch sử khai thác chưa hiệu chỉnh của giếng HH-2P.
Hình 3.14: Sơ đồ tổng thể của quá trình phù hợp số liệu lịch sử khai thác.
Hình 3.15: Kết quả phân tích DST giếng HH-1X tầng Oligoxen E
Hình 3.16: Kết quả phân tích DST giếng HH-4X tầng Oligoxen E.
Hình 3.17: Kết quả phân tích PBU giếng HH-2P.
Hình 4.1 Khoảng mở vỉa dự kiến bằng nứt vỉa thủy lực nhiều giai đoạn (Multi-stage
Hydraulic Fracturing)

Hình 4.2 Đặc tính thấm của các vỉa Oligoxen E&F trong mỏ Hồng Hạc.
Hình 4.3 Định nghĩa LGR tại vị trí ơ chứa giếng khoan.
Hình 4.4 Mơ hình giả định phần ảnh hưởng của quá trình nứt vỉa thủy lực
Hình 4.5 So sánh kết quả chạy thử mơ hình có và khơng nứt vỉa thủy lực với độ thấm
ban đầu.
Hình 4.6 Nguyên lý tính trường ứng suất thơng qua mơ hình sonic log.
Hình 4.7 Ngun lý tính trường ứng suất kết hợp phân bố tướng trầm tích và ứng suất.
Hình 4.8 Ngun lý ảnh hưởng nứt vỉa thủy lực vùng cận đáy giếng khi mở vỉa
Hình 4.9 Mơ hình chất lưu nứt vỉa tác động vào vùng ảnh hưởng
Hình 4.10 Mơ tả q trình ảnh hưởng nứt vỉa thủy lực trong mơ hình.
-xii-


Hình 4.11 & 4.12 Mơ tả ảnh hưởng vùng nứt vỉa với các lưu lượng bơm khác nhau
trong mỏ Hồng Hạc bằng phần mềm StimPlan.
Hình 4.13 So sánh kết quả chạy thử mơ hình có và khơng nứt vỉa thủy lực với độ thấm
gấp 6 lần ban đầu.
Hình 4.14 So sánh kết quả chạy thử mơ hình có và khơng nứt vỉa thủy lực với các giá
trị skin khác nhau.
Hình 4.15 So sánh kết quả chạy thử mơ hình có và khơng nứt vỉa thủy lực với diện tích
ảnh hưởng khác nhau.
Bảng 1.1: Thống kê các tướng trầm tích trong tầng chứa cát kết E - Oligoxen.
Bảng 1.2: Trữ lượng dầu khí tại chỗ và thu hồi cho đối tượng E- tầng Oligoxen
Bảng 2.1: Các thông số và ký hiệu sử dụng trong PTCBVC
Bảng 3.1: Kết quả phân tích mẫu lõi truyền thống từ các nút mẫu HH-2X tầng E.
Bảng 3.2: Kết quả thí nghiệm áp suất mao dẫn của mẫu lõi HH-2X đối tượng E.
Bảng 3.3: Thành phần PVT của giếng HH-1X tầng Oligoxen E, mỏ Hồng Hạc.
Bảng 3.4: Kết quả PVT từ mẫu đáy của tầng Oligoxen E, mỏ Hồng Hạc.
Bảng 4.1 Thay đổi độ thấm (độ dẫn thủy) cho vùng cận đáy giếng trong mơ hình
Bảng 4.2 Đặc tính vỉa áp dụng nứt vỉa thủy lực


-xiii-


MỞ ĐẦU
1. 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Thềm lục địa Việt Nam chứa một trữ lượng dầu rất lớn trong tầng cát kết tuổi
Oligoxen nhưng chưa được chú ý khai thác nhiều chủ yếu do tính bất đồng nhất cao và
tính chặt xít rất lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu khai thác dầu khí trong tầng cát kết
này và tối ưu khai thác trong tầng sản phẩm này có ý nghĩa cực k quan trọng trong
việc quản lý khai thác mỏ, trong đó cơng việc mơ phỏng vỉa chứa bằng cách xây dựng
mơ hình vỉa là một trong những hướng nghiên cứu đáng tin cậy để dự báo khai thác
mỏ.
Trong quá trình xây dựng từ mơ hình địa chất đến mơ hình mơ phỏng, tồn tại rất
nhiều yếu tố khơng chắc chắn:
-

Mơ hình cấu trúc (structural model): không chắc chắn về việc minh giải các bề
mặt nóc vỉa hoặc hệ thống đứt gãy trong vỉa,…

-

Phân bố của hệ thống khe nứt - khe nứt sinh kèm trong quá trình kiến tạo và
mức độ bất đồng nhất cao ảnh hưởng như thế nào đến sự di chuyển của chất lưu
trong q trình khai thác.

-

Mơ hình rỗng thấm (Petrophysical model): tính khơng chắc chắn về phân bố
rỗng thấm (global distribution), mơ hình variogram được chọn trong mơ hình,..


-

Mơ hình mơ phỏng (dynamic model): khơng chắc chắn từ các kết quả phân tích
mẫu chất lưu (PVT), phân tích mẫu đặc biệt ( đồ thị quan hệ giữa độ thấm
tương đối và độ bão hịa), vị trí aquifer,…

Từ thực tiễn khai thác của tầng Oligoxen mỏ Hồng Hạc cho thấy vỉa có tính chặt
xít rất cao. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu các giải pháp để gia tăng độ rỗng, thấm
vỉa cát kết này, trong đó giải pháp nứt vỉa thủy lực là một trong các giải pháp khả thi.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là khảo sát ảnh hưởng của nứt vỉa thủy lực trong mơ
hình mơ phỏng ảnh hưởng như thế nào đến khu vực cận đáy giếng và có thể nâng
cao trữ lượng thu hồi cho giếng, vì vậy tác giả chọn đề tài X y
ph ng v a có

m

ng m hình m

t đến giải pháp nứt v a thủy l c tầng Oligoxen E - m
-xiv-


H ng Hạc b n tr ng C u Long” để bước đầu đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu
quả khai thác dầu tầng Oligoxen E.
3. Nội ung nghiên cứu
a. Tóm tắt, đánh giá đặc trưng địa chất và công nghệ mỏ của vùng mỏ đang khai
thác.

b. Khảo sát mơ hình tĩnh và động của tầng Oligoxen E. Chạy dự báo khai thác với
các kịch bản khác nhau giữa các thơng số đầu vào của mơ hình.
c. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của việc nứt vỉa thủy lực dựa vào mơ hình để đưa
đến khả năng có thể tiến hành nứt vỉa thủy lực hay không.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Hệ thống hóa các nghiên cứu về địa chất và công nghệ mỏ của các chuyên gia
đầu ngành đánh giá về vùng mỏ.
b. Tham khảo kế hoạch phát triển mỏ cùng các thông số đầu vào cho mô hình mơ
phỏng như cơ sở nền tảng lý thuyết về xây dựng mơ hình mơ phỏng cộng với
kiểm tra và xử lý dữ liệu đầu vào như: quan hệ độ rỗng – độ thấm, quan hệ giữa
độ bão hòa chất lưu, độ thấm pha và áp suất mao dẫn, mô hình tầng chứa
nước…mà làm ảnh hưởng đến chất lượng của mơ hình mơ phỏng (QC mơ hình).
c. Tham khảo, sử dụng mơ hình động đã khớp lịch sử (history matching) để dự
đốn các ứng xử của mơ hình khai thác với các giả định khe nứt vùng cận đáy
giếng được thực hiện nứt vỉa thủy lực với các kịch bản khác nhau.
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
5.1 .V Việt Hưng,

y

ng mơ hình mơ ph ng (mơ hình dịng chảy) tầng

Mioxen hạ m Sư T Đ n l 15-1, b n tr ng C u Long. Luận văn thạc sĩ,
đại học Bách Khoa, 7/2008: nhằm xây dựng kế hoạch phát triển mỏ và dự báo
sản lượng khai thác. Đối với vỉa Mioxen hạ B10 đang khai thác dưới áp suất
bão hòa cho sản lượng khai thác cao nên cần duy trì năng lượng vỉa thơng qua
mơ hình thủy động lực với việc bơm ép nước. Qua nghiên cứu này để rút ra
được phương pháp và kinh nghiệm trong việc xây dựng mơ hình thủy động lực
áp dụng cho các tầng clastic bồn trũng Cửu Long.


-xv-


5.2 .KS. H Văn T m, KS. Nguyễn Đức Đ ng, m hình hóa đối tượng chứa
Mioxen m Topaz, lơ 01 & 02 phục vụ công tác phát triển m . Tuyển tập
báo cáo hội nghị khoa học công nghệ “Viện Dầu Khí Việt Nam: 30 năm
phát triển và hội nhập”
Đã xây dựng mơ hình tĩnh như mơ tả đặc tính vật lý vỉa, xây dựng mơ hình cấu
trúc, chuyển đổi tỷ lệ mơ hình (upscaling) và xây dựng mơ hình động để tối ưu
hóa vị trí, số lượng giếng nhằm đạt hệ số thu hồi tối ưu. Nhưng một vấn đề mà
02 tác giả đã đề cập nếu không có năng lượng đáy hỗ trợ thì hầu hết các giếng
bị dừng khai thác là do áp suất đáy giảm xuống quá nhanh” và đã chạy những
trường hợp của phương pháp khí nâng để kéo dài đời sống của các giếng khai
thác. Vậy tại sao khi kích thước và hướng hỗ trợ của tầng nước đáy vẫn còn là
một trong những rủi ro rất lớn đối với mơ hình, 02 tác giả đã không xem xét
thêm các biện pháp bơm ép và khảo sát thêm về tầng chứa nước để tất cả nhằm
phục vụ công tác phát triển mỏ và tối ưu hệ số thu hồi.
5.3 .Gokhan Coskuner, numerical simulation of infill drilling with horizontal
and vertical wells: A case Haudy of partial bottom water drive reservoir,
SPE 37104.
Mơ hình mơ phỏng đã được hiệu chỉnh phù hợp với lịch sử khai thác. Số lượng
trường hợp dự báo khai thác đã được chạy với mơ hình này. Nghiên cứu đã cho
thấy sự tăng hệ số thu hồi của việc khoan thêm với giếng ngang hay giếng đứng
so với điều kiện thực tại và tối ưu tình trạng khai thác thực tại. Thêm vào đó, là
sự so sánh giữa trường hợp khoan giếng ngang cộng giếng đứng và một trường
hợp khoan toàn bộ là giếng đứng cả về mặt tối ưu hệ số thu hồi và mặt phân
tích tính kinh tế, chi phí khoan và hồn thiện giếng. Nói chung, một nghiên cứu
các trường hợp dự báo khai thác gần như đầy đủ được áp dụng cho đối tượng
trầm tích cát kết turbidite. Chỉ một vấn đề cần được tác giả làm rõ ở nghiên cứu
là tất cả các giếng đều dừng khai thác khi hàm lượng ngập nước của các giếng

tăng cao, tác giả cũng đã đề cập lưỡi nước trong vỉa sẽ nhiều hơn báo cáo thực
tại của tác giả bởi vì mạng lưới được sử dụng trong nghiên cứu đã thơ do
chuyển đổi tỷ lệ mơ hình. Vì thế, cần sử dụng chia nhỏ ô mạng lưới tỏa hướng
xung quanh giếng khoan để phù hợp lịch sử khai thác và hiệu chỉnh hàm lượng
nước thực tại cũng như thấy được thời gian nhanh, chậm của lưỡi nước trong
-xvi-


những trường hợp dự báo khai thác trong tương lai một cách tốt hơn. Đó là vấn
đề cần kiến nghị làm rõ hơn.
5.4 .J.D. Bredehoeft, R. g. wolff, W. S. Keys and Eugene Shuter, Hydraulic
fracturing to determine the regional in situ stress field, Piceance Basin,
Colorado, Geological Society of America
Nhằm đánh giá khả năng thực hiện và ảnh hưởng nứt vỉa thủy lực lên hệ thống
nứt n th ng đứng thuộc các đứt gãy thuận trong bồn Piceance Oil Shale ở vùng
Tây Bắc Clolorarado, Mỹ. Về cơ bản đây là một bồn trũng khá đơn giản với hệ
thống đứt gãy thuận. Áp dụng vào bồn trũng Cửu Long có hệ thống đứt gãy
phức tạp hơn như nhiều hướng, cát kết chặt xít…
5.5 .Keith H. Coats, Simulation of Gas Condensate reservoir performance,

SPE 10512, Intercomp Resource development and engineering, Inc.
Mơ tả phương trình trạng thái (EOS) bậc 3, nhằm áp dụng phương trình cân bằng vật
chất 2 thành phần (black oil) áp dụng cho vỉa khí condensat trong việc chạy chương
trình mơ phỏng. Sai số có thể chấp nhận được đối với những vỉa khí giàu condensat và
áp suất vỉa khá cao hơn áp suất điểm sương (dew point pressure) do thành phần C7+
tách h n ra khỏi các thành phần Hydrocacbon còn lại.

5.6 .Qivind Fevang, Kameshwar Singh, Curtis H.Whitson, Guidelines for
choosing compositional and black oil models for volatile oil and gas
condensate reservoirs, SPE 63087, NTNU/PERA

Tác giả hướng dẫn việc chọn mơ hình PVT, black oil hay phương trình trạng
thái áp dụng vào mơ hình mơ phỏng. Đối với việc mơ phỏng vỉa khí condensate
(compositional model) thường tốn rất nhiều bộ nhớ và thời gian chạy (CPU
time), vì vậy nếu có thể sử dụng mơ hình Black oil thì việc tính tốn trong mơ
hình đơn giản hơn nhiều mà sai số có thể chấp nhận được. Việc này được giả
định condensat như là 1 loại dầu khá nhẹ và áp dụng 2 bảng PVT trong mơ
hình.
5.7 .Ibrahim S. Nassar, Ahmed H. El-Banbi and Mohamed H. Sayyouh,
Modified Black Oil PVT properties correlations for Volatile Oil and gas
condensate reservoirs, SPE 164712, GUPCO and Cairo University.
Hướng dẫn sử dụng mơ hình black oil hiệu chỉnh (MBO) các giá trị PVT như
Rs, Rv, Bo và Bg cho dầu nhẹ và khí condensat. Phương pháp tương quan mới
-xvii-


này không yêu cầu lấy thêm mẫu chất lưu hay tính tốn phương trình trạng thái
(EOS) mà chỉ quan tâm đến hiệu ứng của điều kiện bình tách phân đoạn, nhiệt
độ của các thí nghiệm và áp suất nhằm sử dụng các phần mềm ứng dụng phổ
biến để mô phỏng.
5.8 .Lujun Ji, A. (Tony) Settari, R.B. Sullivan, Methods for modeling dynamic
fractures in coupled reservoir and geomechanics simulation, SPE 90874,
University of Calgagy and Anadarko Corp, Houston.
Các phương pháp mơ hình hóa nứt n trong một số phần mềm bình thường mơ
tả nứt n theo 1 đường th ng khi nứt vỉa thủy lực. Tuy nhiên, trong thực tế một
số mơ hình địi hỏi tính hội tụ của nứt n theo lưới khi bơm ép với lưu lượng
lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mô phỏng lưới nứt n nhân tạo này trong
mơ hình mơ phỏng vỉa và so sánh dịng chảy của vỉa trong trường hợp có và
khơng có những khe nứt nhân tạo. Tác giả đề xuất chỉnh sửa độ dẫn thủy
(transmissibility) trong hệ thống lưới của mơ hình để phân tích các ảnh hưởng
của nứt vỉa thủy lực.

5.9 .Shirley Indriati, Xiuli Wang, Micheal J. Economides, Adjustment of
Hydraulic Fracture design in gas - condensate wells, SPE 73751,
Schlumberger, BP and University of Houston.
Nứt vỉa thủy lực là giải pháp can thiệp chính để khai thác các vỉa khí condensat
tương đối phổ biến bằng cách tạo ra các khe nứt nhân tạo thông qua việc ép
dung dịch và hạt chèn vào vỉa và làm gia tăng độ thấm ở vùng cận đáy giếng.
Tác giả của nghiên cứu này dự đoán những ảnh hưởng của nứt vỉa thủy lực
trong vỉa khí condensat nhằm điều chỉnh thiết kế chương trình nứt vỉa và tối ưu
hóa phương pháp khai thác bằng cách lựa chọn áp suất khai thác vỉa vùng cận
đáy giếng tương ứng với độ thấm vỉa cao hơn.
6. Các tài liệu s
-

ụng trong luận văn:

Dữ liệu khai thác: Áp suất đáy (BHP),áp suất đầu giếng WHP, lượng nước xâm
nhập (Water cut), lưu lượng dầu (oil rate), sản lượng dầu khai thác cơng dồn
(Cummulative oil production), tỷ số khí dầu, độ thấm, độ bão hoà dầu, ranh giới
dầu nước…

-

Kết quả phân tích DST của các giếng thăm dị, thẩm lượng.

-xviii-


-

Tài liệu phân tích PVT, đặc tính dầu, đặc tính của đá chứa, nhiệt độ và áp suất

vỉa.

-

Mơ hình mơ phỏng (dynamic model) và mơ hình địa chất (geological model)
của tầng Oligoxen.

-

Kết quả phân tích mẫu lõi đặc biệt (special core analysis): các đường cong quan
hệ giữa độ bão hòa và độ thấm tương đối.

7. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao g m các chương chính sau
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG MỎ ĐANG NGHIÊN CỨU
-

Giới thiệu tổng quát về đối tượng nghiên cứu như đặc tính địa chất của cả bồn
trũng Cửu Long, đặc tính vùng mỏ đang nghiên cứu.

-

Hiện trạng khai thác và các vấn đề khó khăn còn tồn đọng trong thiết kế khai
thác của tầng Oligoxen. Khó khăn lớn nhất chính là sự phức tạp của các tầng
trầm tích và tính chặt xít của vỉa.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG
-

Trình bày các cơ sở lý thuyết và phương pháp cơ bản trong q trình xây dựng

mơ hình mơ phỏng.

-

Phân tích rủi ro và các ứng dụng của mơ hình các vỉa trầm tích bồn trũng Cửu
Long.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG CHO ĐỐI TƯỢNG E –
TẦNG OLIGOXEN, MỎ HỒNG HẠC, BỒN TRŨNG CỬU LONG
-

Đánh giá và kiểm soát các thơng số đầu vào như mơ hình địa chất, PVT, quan
hệ rỗng thấm, độ thấm pha, tính chất của đất đá, áp suất và nhiệt độ vỉa.

-

Khớp lịch sử với số liệu khai thác, làm thô (upscaling) và hiệu chỉnh mơ hình.

-

Sử dụng mơ hình để dự báo khai thác.

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT NỨT VỈA THỦY LỰC CHO ĐỐI TƯỢNG E – TẦNG
OLIGOXEN, MỎ HỒNG HẠC TRÊN MƠ HÌNH MÔ PHỎNG
-

Khảo sát ảnh hưởng của nứt vỉa thủy lực bằng các phần mềm Eclipse và
Stimplan.

-


Dự đoán lưu lượng khai thác và trữ lượng thu hồi theo nhiều kịch bản khác
nhau do ảnh hưởng của nứt vỉa thủy lực.
-xix-


X y ng m hình m ph ng v a có m t đến giải pháp nứt v a thủy l c tầng
Oligo n E - m H ng Hạc b n tr ng C u Long
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VÙNG MỎ ĐANG NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tham khảo tài liệu từ báo cáo phát triển mỏ Hồng Hạc của nhà thầu HHJOC
lập năm 2010 (Long Term Production Test Program – LTPTP 2010) do nhiều tác giả
đang công tác trong nhà thầu, tác giả trình bày phần tổng quan về địa chất – công nghệ
mỏ của vùng mỏ đang nghiên cứu.
1.1. Đặc điểm địa chất b n tr ng C u Long:
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch s phát triển b n tr ng C u Long:
Bồn trũng Cửu Long nằm ở phía Đơng Bắc thềm lục địa phía Nam Việt Nam
kéo dài 340km theo hướng Đơng Bắc-Tây Nam và rộng 80km theo hướng Tây BắcĐông Nam với tọa độ địa lý: nằm giữa

0

-110 vĩ độ Bắc, 106030’-1090 kinh độ Đơng.

Bồn trũng có hình bầu dục, vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng TàuBình Thuận. Bồn trũng Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách
với bồn trũng Nam Cơn Sơn bởi đới nâng Cơn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng KhoratNatuna và phía Đơng Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bồn trũng Phú
Khánh, có diện tích khoảng 56.000km2, là bồn trũng dạng rift hình thành vào Kỷ Đệ
Tam sớm.. Cho đến nay, một khu vực khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam
được hình thành bao gồm các mỏ như: Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng
Đơng...

Hình 1.1: Vị trí địa lý bồn trũng Cửu Long.

-1-


X y ng m hình m ph ng v a có m t đến giải pháp nứt v a thủy l c tầng
Oligo n E - m H ng Hạc b n tr ng C u Long
Lịch sử phát triển bồn trũng Cửu Long có thể chia làm ba thời k chính:
-

Trước tạo rift: tạo nên Móng trước Đệ Tam, bao gồm chủ yếu là đá granit
và đá núi lửa.

-

Đồng tạo rift: xảy ra vào thời k Eoxen – Oligoxen, hoạt động đứt gãy tạo
nên các khối đứt gãy và các trũng trong bồn trũng. Sự kết thúc hoạt động
đứt gãy và bất chỉnh hợp trên nóc trầm tích Oligoxen đã đánh dấu sự kết
thúc thời k tạo rift.

-

Sau tạo rift: xảy ra vào thời k Mioxen sớm – nay. Các trầm tích Mioxen
dưới phủ chờm lên các trầm tích cổ hơn, các tầng đá núi lửa và tầng sét biển
Rotalit phân bố rộng khắp, là những nét điển hình trong thời k này.

1.1.2. Địa tầng b n tr ng C u Long:
Địa tầng bồn trũng Cửu Long bao gồm: móng trước Kainozoi, hệ tầng Cà Cối
tuổi Eoxen, hệ tầng Trà Cú tuổi Oligoxen sớm, hệ tầng Trà Tân tuổi Oligoxen muộn,
hệ tầng Bạch Hổ tuổi Mioxen sớm, hệ tầng Côn Sơn tuổi Mioxen giữa, hệ tầng Đồng
Nai tuổi Mioxen muộn, hệ tầng Biển Đông tuổi Plioxen – Đệ Tứ.
1.1.2.1. Móng trước Kainozoi:

Về mặt thạch học, đá móng có thể xếp thành hai nhóm chính: granit và
granodiorit, ngồi ra cịn gặp đá biến chất và các thành tạo núi lửa. So sánh kết quả
nghiên cứu các phức hệ mắc ma xâm nhập trên đất liền với đá móng kết tinh ngoài
khơi bồn trũng Cửu Long, theo đặc trưng thạch học và tuổi tuyệt đối có thể xếp tương
đương với ba phức hệ: Hòn Khoai, Định Quán và Cà Ná.
Phức hệ Hịn Khoai: Có thể được xem là phức hệ đá mắc ma cổ nhất trong
móng của bồn trũng Cửu Long, phức hệ có tuổi Trias muộn, tương ứng khoảng 1 5
đến 250 triệu năm. Granitoid Hòn Khoai được ghép chung với các thành tạo mắc ma
xâm nhập phức hệ Ankroet – Định Quán gồm chủ yếu là amphybol-biotit-diorit,
monzonit và adamelit. Đá bị biến đổi, cà nát mạnh. Phần lớn các khe nứt đã bị lấp đầy
bởi khoáng vật thứ sinh: calcit-epidot-zeolit.
Phức hệ Định Quán: chủ yếu là đá granodiorit, đôi chỗ gặp monzonit-biotitthạch anh đa sắc. Đá thuộc loại kiềm vơi, có thành phần axit vừa phải SiO2 dao động
-2-


X y ng m hình m ph ng v a có m t đến giải pháp nứt v a thủy l c tầng
Oligo n E - m H ng Hạc b n tr ng C u Long
63-67%. Các thành tạo của phức hệ xâm nhập này có mức độ dập vỡ và biến đổi cao.
Hầu hết các khe nứt đều được lấp đầy bởi các khoáng vật thứ sinh: calcit, zeolit, thạch
anh và clorit. Trong đới biến đổi mạnh, biotit thường bị clorit hóa. Phức hệ Định Quán
có tuổi Jura, tuổi tuyệt đối dao động từ 130 đến 155 triệu năm.
Phức hệ Cà Ná: là phức hệ mắc ma phát triển và gặp phổ biến nhất trên toàn
bồn trũng Cửu Long. Phức hệ đặc trưng là granit, thủy mica và biotit, thuộc loại natrikali, dư nhôm (Al=2. 8%), Si (~6 %) và ít Ca. Đá có tuổi tuyệt đối khoảng 0-100
triệu năm, thuộc Jura muộn. Các khối granitoid phức hệ mắc ma xâm nhập này thành
tạo đồng tạo núi và phân bố dọc theo hướng trục bồn trũng. Đá bị dập vỡ, nhưng mức
độ biến đổi thứ sinh yếu hơn so với hai phức hệ trên.
1.1.2.2. Trầm tích Kainozoi:
Trầm tích Kainozoi là một bộ phận quan trọng của bồn trũng Cửu Long có cấu
tạo phức tạp, nằm bất chỉnh hợp trên mặt đá móng kết tinh bào mịn và phong hóa, với
độ dày từ 2,5 đến 8km, càng đi về trung tâm bồn trũng, độ dày càng tăng, chỗ sâu nhất

lớn hơn 8km. Địa tầng được mô tả từ dưới lên, nghĩa là từ cổ đến tr .
Địa tầng khái quát trầm tích Kainozoi của b n tr ng C u Long:
1.1.2.2.1 Hệ Paleogen - Thống Eoxen
Hệ tầng Cà Cối (E2cc), tuổi Eoxen.
Thành phần bao gồm: cuội kết, sạn, sỏi kết, cát hạt thô sáng màu xen lẫn với
các tập sét màu xám dày.
Mơi trường trầm tích lục địa có bề dày khoảng 400m.
Các hóa thạch bào tử phấn hoa được tìm thấy trong tầng trầm tích này bao gồm:
Soagnum, Pteridaceae, Cyaphidites, Foramea, …
Đây là tầng trầm tích mới được phát hiện nên chưa có nhiều nghiên cứu.
1.1.2.2.2 Hệ Paleogen - Thống Oligo n
Hệ tầng Trà Cú (E31tc), tuổi Oligoxen sớm.

-3-


X y ng m hình m ph ng v a có m t đến giải pháp nứt v a thủy l c tầng
Oligo n E - m H ng Hạc b n tr ng C u Long
Thành phần chủ yếu là cát kết màu trắng xám (hạt trung) lẫn cuội thạch anh hạt
nhỏ, kẹp một số lớp sét kết mỏng, màu xám, trong đó có lẫn nhiều bột. Xi măng chủ
yếu là cacbonat.
Mơi trường trầm tích là sơng, châu thổ, ở gần vùng cao, có thể là hồ ở phần
trung tâm bồn trũng.
Bề dày tối đa tổng cộng của hệ tầng Trà Cú lên đến 1500m.
Hệ tầng Trà Cú được chia làm hai phần:
 Phần dưới là một tập trầm tích lục nguyên gồm các lớp cát và sét xen kẽ nhau
và có độ dày tương đối ngang nhau.
 Phần trên là một lớp trầm tích hạt mịn, bao gồm sét kết và bột kết màu lam
xám, xám tối và xám nâu thẫm. Tầng trầm tích này có chiều dày cực đại đạt tới 120m
nhưng ở một số khu vực chúng vắng mặt do bị bào mịn.

Các hóa thạch bào tử phấn hoa đặc trưng cho hệ tầng này bao gồm: Trudopoll,
Ephedera, Cycas, …
Đây là tập chứa dầu đáng được quan tâm do có các tập sét dày xen kẽ các lớp
cát.
Hệ tầng Trà T n (E32tt) tuổi Oligoxen muộn.
Thành phần chủ yếu bao gồm sét kết nâu xám, bột kết màu đen (có lẫn than)
cùng một số lớp cát kết xen kẽ. Xi măng chủ yếu là kaolinit.
Môi trường trầm tích là lịng sơng, hồ, biển nơng. Đặc biệt là mơi trường tam
giác châu (do sự có mặt phấn hoa và Foraminifera).
Bề dày trầm tích tổng cộng khoảng 1300m.
Hệ tầng Trà Tân được chia thành ba đới:
 Đới dưới có chiều dày từ 0m đến 880m, bao gồm các lớp cát kết mỏng màu
xám sáng xen kẽ giữa các lớp sét dày. Có nơi đới trầm tích này nằm trực tiếp lên tầng
đá móng trước Kainozoi.
 Đới giữa có chiều dày từ 45m đến 600m chủ yếu là sét kết, có xen kẽ một vài
tập cát kết mỏng khơng đáng kể. Trong đới này có mặt các đá mắc ma phun trào.
-4-


X y ng m hình m ph ng v a có m t đến giải pháp nứt v a thủy l c tầng
Oligo n E - m H ng Hạc b n tr ng C u Long
 Đới trên có chiều dày từ 0m đến 400m, là một đới bao gồm sét kết xen kẽ cát
kết với tỷ lệ cát cao hơn so với hai đới dưới nó ở phần Nam của khu vực nghiên cứu, ở
phần Bắc đới này, sét chiếm ưu thế.
Các hóa thạch bào tử phấn hoa tìm thấy được trong hệ tầng Trà Tân này bao
gồm: Rhizohone, Fussiena, …
Đây là tầng đá sinh dầu rất tốt, đặc biệt là tập D. Ngoài ra, hệ tầng Trà Tân cũng
là một tầng chắn địa phương khá tốt.
1.1.2.2.3 Hệ N og n - Thống Mio n
Phụ thống Mio n ưới

Hệ tầng Bạch Hổ (N11bh) tuổi Mioxen sớm.
Thành phần chủ yếu là: sét kết xen kẽ với cát kết và bột kết. Tầng sét Rotalia
nằm ở phần trên cùng của mặt cắt (dày khoảng 50 đến 100m).
Mơi trường trầm tích: đồng bằng lịng sơng, đồng bằng ven bờ (phần dưới nhiều
cát, phần trên nhiều sét). Môi trường chuyển dần từ tam giác châu sang lục địa, đầm hồ
bị kiệt nước.
Bề dày của hệ tầng vào khoảng 1000m, trong đó tập sét Rotalia có độ dày vào
khoảng 100 đến 200m.
Hệ tầng này phân rõ hai phần:
 Phần trên: đặc trưng bởi tầng sét kết Rotalia có màu xám xanh, xám nâu, d o,
dính, với thành phần chủ yếu là monmorilonit, giàu vi cổ sinh, có chiều dày đạt tới 150
đến 200m và theo nhiều nhà nghiên cứu tầng sét này là tầng chắn tốt mang tính khu
vực.
 Phần dưới: là trầm tích lục ngun cát kết, bột kết, sét kết có màu xám, nâu
hồng loang lổ xen kẽ nhau. Sét ở đây chủ yếu là kaolinit, thủy mica, monmorilonit.
Phổ biến là cát kết arkoz có cỡ hạt từ thơ đến mịn, gắn kết yếu, xi măng sét là chủ yếu.
Các hóa thạch tìm thấy đặc trưng cho tầng trầm tích này bao gồm: Rotalia,
Orbuline Univerca, Rhizophora Animia, đặc biệt là Florsfhuetzia Semilobata, …
Phụ thống Mio n giữa
-5-


×