Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khảo sát khả năng kháng nấm gây bệnh trên thực vật của tinh dầu tràm (melaleuca alternifolia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Lê Thanh Khang

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG
KHÁNG NẤM GÂY BỆNH TRÊN THỰC VẬT
CỦA TINH DẦU TRÀM TRÀ (Melaleuca alternifolia)
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số: 60420201

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2020


Cơng trình đƣợc hồn thành tại: Trƣờng Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hƣơng
PGS. TS Lê Thị Thủy Tiên
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS Nguyễn Tiến Thắng
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Huỳnh Ngọc Oanh
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 14 tháng 01 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS Nguyễn Thúy Hƣơng
2. PGS. TS Nguyễn Tiến Thắng
3. TS. Huỳnh Ngọc Oanh
4. PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hƣơng
5. TS. Hoàng Mỹ Dung
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn
Thị Thu Hương, Nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh,
Viện Dược liệu và PGS. TS Lê Thị Thủy Tiên, Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học,
Khoa Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã tận tình
hướng dẫn và dìu dắt em trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Trong q trình thực hiện luận văn, em đã ln nhận được sự phối hợp và giúp
đỡ của các cá nhân ở nhiều cơ quan và đơn vị khác nhau. Em xin chân thành cảm ơn
thầy Nguyễn Vũ Phong, Giảng viên Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Đại học
Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn em đánh giá hình thái tế bào nấm sợi, cô
Nguyễn Kim Minh Tâm, Giảng viên Bộ môn Công nghệ sinh học, Khoa Kỹ thuật hóa
học, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và chị Lê Thị An Nhiên, Trung tâm
Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai đã hỗ trợ em các dịng nấm sợi trong suốt
q trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình của chị Trần Nguyễn Mỹ Châu và các anh chị Bộ môn Công nghệ sinh
học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, những người đã giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện luận văn của mình.
Em cũng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới quý anh chị Viện Nghiên cứu Dầu và Cây
có dầu đã tạo mọi điều kiện cho em hồn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã tạo

điều kiện động viên giúp đỡ em cả về vật chất và tinh thần để em có thể hoàn thành
bản luận văn này.
Chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2019

i


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

TÓM LƢỢC
Lần đầu tiên, thành phần hóa học và hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên thực vật
của tinh dầu Tràm trà (Melaleuca alternifolia) thu hái tại tỉnh Long An đƣợc khảo sát.
Bằng phƣơng pháp phân tích sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS), thành phần hóa học
chính trong tinh dầu Tràm trà đƣợc xác định là hợp chất eucalyptol với hàm lƣợng
31,54%. Hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên thực vật của tinh dầu đƣợc đánh giá bằng
phƣơng pháp pha loãng đa nồng độ để xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Kết
quả thử hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên thực vật cho thấy tinh dầu Tràm trà có khả
năng ức chế sự tăng trƣởng của năm dòng nấm: Aspergillus niger, Corynespora
cassiicola, Colletotrichum sp., Fusarium oxysporum và Pyricularia oryzae với giá trị
MIC từ 6 – 8 μL/mL.
Từ khóa: Hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên thực vật, Melaleuca alternifolia, tinh dầu Tràm
trà.

ii


Luận văn tốt nghiệp cao học


Lê Thanh Khang

ABSTRACT
The chemical composition and plant pathogenic antifungal activity of tea tree
essential oils (Melaleuca alternifolia) collected in Long An, Vietnam was surveyed.
By gas chromatography and mass spectrometry (GC-MS), the main chemical
composition in tea tree essential oils was identified to be eucalyptol with a
concentration of 31.54%. Plant antifungal activity of tea tree essential oils was
evaluated with many kinds of dissolvent to determine the minimum inhibitory
concentration (MIC). The results showed that tea tree essential oils had the ability to
inhibit the growth of five phytopathogenic fungal strains: Aspergillus niger,
Corynespora cassiicola, Colletotrichum sp., Fusarium oxysporum and Pyricularia
oryzae with the minimum inhibitory concentrations (MICs) were in the range of 6 – 8
μL mL-1.
Keywords: Melaleuca alternifolia, plant pathogenic antifungal activity, tea tree essential oils.

iii


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân và cán bộ hƣớng
dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 01 năm 2020
Cán bộ hƣớng dẫn


Học viên thực hiện

PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hƣơng

Lê Thanh Khang

PGS. TS Lê Thị Thủy Tiên

iv


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

MỤC LỤC
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG......................................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
1.1. Tổng quan về cây Tràm trà .......................................................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................3
1.1.2. Phân loại và mô tả thực vật ...................................................................................3
1.2. Tổng quan về tinh dầu và tinh dầu Tràm trà ............................................................4
1.2.1. Tinh dầu .................................................................................................................4
1.2.2. Tính chất vật lý của tinh dầu .................................................................................4
1.2.3. Thành phần hóa học của tinh dầu ......................................................................... 5
1.2.4. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu ...................................................................6

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình ly trích tinh dầu ..........................................8
1.2.6. Tinh dầu Tràm trà .................................................................................................9
1.3. Giới thiệu về một số nấm sợi gây bệnh trên thực vật .............................................12
1.4. Cơ chế kháng vi sinh vật của tinh dầu ....................................................................15
CHƢƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ...................................................16
2.1. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị ............................................................................16
2.1.1. Nguyên liệu ..........................................................................................................16
2.1.2. Hóa chất và thiết bị .............................................................................................16
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................18
2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................................18
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………… 19
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 28
v


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

3.1. Khảo sát hiệu quả ly trích của tinh dầu Tràm trà ................................................... 28
3.2. Khào sát các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình ly trích tinh dầu .............................. 28
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian ly trích......................................................................... 28
3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl ................................................... 29
3.2.3. Ảnh hưởng của thể tích dung dịch NaCl ............................................................. 30
3.3. Khảo sát việc ly trích tinh dầu Tràm trà bằng phƣơng pháp ứng dụng enyme ...... 31
3.3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme/Tràm trà ................................................................ 31
3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian xử lý Tràm trà với enzyme .......................................... 32
3.4. Đánh giá chất lƣợng tinh dầu Tràm trà bằng phƣơng pháp phân tích GC-MS ...... 33
3.5. Khảo sát in vitro và in vivo hiệu quả phòng/trị của tinh dầu Tràm trà trên nấm gây
bệnh ở thực vật .............................................................................................................. 36

3.5.1. Khảo sát in vitro hiệu quả ức chế của tinh dầu Tràm trà trên nấm gây bệnh ở
thực vật .......................................................................................................................... 36
3.5.2. Đánh giá hình thái tế bào nấm sợi ...................................................................... 40
3.5.3. Khảo sát in vivo hiệu quả phòng/trị của tinh dầu Tràm trà trên nấm
Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên ớt ................................................................ 42
3.6. Khảo sát in vitro và in vivo hiệu quả phòng/trị của tinh dầu Tràm trà đƣợc phối
hợp với thuốc diệt nấm nguồn gốc tổng hợp trên nấm gây bệnh ở thực vật ................. 45
3.6.1. Khảo sát in vitro hiệu quả ức chế của tinh dầu Tràm trà được phối hợp với
thuốc diệt nấm nguồn gốc tổng hợp trên nấm gây bệnh ở thực vật .............................. 45
3.6.2. Khảo sát in vivo hiệu quả phòng/trị của tinh dầu Tràm trà được phối hợp với
thuốc diệt nấm nguồn gốc tổng hợp trên nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư
trên ớt............................................................................................................................. 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 50

vi


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

1. Kết luận..................................................................................................................... 50
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53

vii


Luận văn tốt nghiệp cao học


Lê Thanh Khang

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Amu

Atomic mass units

DĐVN

Dƣợc điển Việt Nam

GC-MS

Gas chromatography–mass spectrometry (sắc ký khí ghép khối phổ)

M

Khối lƣợng phân tử

MIC

Minimum inhibitory concentration (Nồng độ ức chế tối thiểu)

MFC

Minimum fungicidal concentration (Nồng độ ức nấm chế tối thiểu)

PDA

Potato Dextrose Agar


ppm

part per million (phần triệu)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

viii


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia) ............................................................3
Hình 1.2. Vết bệnh trên lá mầm lạc với rất nhiều bào tử của nấm Aspergillus niger ...12
Hình 1.3. Triệu chứng điển hình của bệnh rụng lá Corynespora ..................................13
Hình 1.4. Quả ớt bị bệnh thán thƣ do nấm Colletotrichum sp. gây ra ..........................13
Hình 1.5. Thối rễ Fusarium oxysporum ở cây lạc .........................................................14
Hình 1.6. Vết bệnh trên lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra ....................................15
Hình 2.1. Nguyên liệu Tràm trà.....................................................................................16
Hình 2.2. Quy trình xử lý mẫu ......................................................................................19
Hình 2.3. Quy trình chiết xuất tinh dầu Tràm trà ..........................................................20
Hình 3.1. Tinh dầu lá Tràm trà ...................................................................................... 31
Hình 3.2. Đƣờng kính tản nấm ở các nồng độ tinh dầu Tràm trà khác nhau ................38
Hình 3.3. Hình dạng của sợi nấm đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi điện tử qt SEM . 40
Hình 3.4. Hiệu quả phịng trừ của tinh dầu Tràm trà đối với bệnh thán thƣ trên ớt chỉ

thiên ở thời điểm 5 ngày sau khi lây bệnh ..................................................................... 44
Hình 3.5. Đƣờng kính tản nấm ở các tỷ lệ nồng độ tinh dầu Tràm trà:carbendazim khác
nhau ............................................................................................................................... 46
Hình 3.6. Hiệu quả phịng trừ của tinh dầu Tràm trà kết hợp với thuốc diệt nấm
carbendazim đối với bệnh thán thƣ trên ớt chỉ thiên ở thời điểm 5 ngày sau khi lây
bệnh ............................................................................................................................... 49

ix


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Một số thành phần chính của tinh dầu Tràm trà ............................................. 9
Bảng 1.2. Một số thông số vật lý đặc trƣng của tinh dầu Tràm trà ................................ 10

Bảng 1.3. Dữ liệu về khả năng kháng nấm của tinh dầu Tràm trà ................................ 11
Bảng 3.1. Hiệu suất ly trích tinh dầu Tràm trà (%) ....................................................... 28
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của thời gian ly trích lên hiệu suất ly trích tinh dầu tinh dầu
Tràm trà bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc ............................................ 28
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ dung dịch NaCl đến hiệu suất ly trích tinh dầu bằng
phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc .................................................................... 29
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của thể tích dung dịch NaCl đến hàm lƣợng tinh dầu ly trích
bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc ........................................................... 30
Bảng 3.5. Điều kiện tối ƣu cho q trình ly trích tinh dầu lá Tràm trà bằng phƣơng
pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc ................................................................................. 31
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của tỷ lệ enzyme/Tràm trà đến sự gia tăng hàm lƣợng tinh dầu 31
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của thời gian xử lý Tràm trà với enzyme đến sự gia tăng hàm

lƣợng tinh dầu ................................................................................................................ 32
Bảng 3.8. Điều kiện tối ƣu cho q trình ly trích tinh dầu lá Tràm trà bằng phƣơng
pháp ứng dụng enzyme .................................................................................................. 32
Bảng 3.9. Các hợp phần có hàm lƣợng cao nhất trong tinh dầu Tràm trà Long An ..... 33
Bảng 3.10. Thành phần hóa học chính của tinh dầu Tràm trà ở Long An .................... 34
Bảng 3.11. Hiệu suất kháng nấm gây bệnh trên thực vật của tinh dầu Tràm trà .......... 37
Bảng 3.12. Hiệu quả tinh dầu Tràm trà qua hai biện pháp xử lý trƣớc và sau khi lây
bệnh qua các thời điểm khảo sát .................................................................................... 42
Bảng 3.13. Hiệu suất kháng nấm gây bệnh trên thực vật của tinh dầu Tràm trà kết hợp
với carbendazim............................................................................................................. 45
Bảng 3.14. Hiệu quả tinh dầu Tràm trà kết hợp với thuốc diệt nấm carbendazim qua
hai biện pháp xử lý trƣớc và sau khi lây bệnh qua các thời điểm khảo sát ................... 48

x


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia), tên tiếng Anh là “Tea tree” từ lâu đã
đƣợc nghiên cứu trên thế giới nhƣ một nguồn tinh dầu và dƣợc liệu có giá trị. Năm
1924, lồi cây này đƣợc mơ tả khoa học chính thức bởi Maiden và Betche Chee [1].
Tinh dầu Tràm trà đƣợc xác định ngày một cụ thể và chính xác hơn về cả thành phần
và hàm lƣợng. Từ 12 chất/nhóm chất đƣợc phát hiện năm 1968 [2], một thập kỷ sau,
khoảng 48 thành phần trong tinh dầu Tràm trà đã đƣợc khám phá [3]. Với sự phát triển
của sắc ký khí, Brophy cùng nhóm nghiên cứu của mình đã khảo sát trên 800 mẫu tinh
dầu và đã xác định đƣợc khoảng 100 thành phần hiện diện trong tinh dầu Tràm trà [4].

Qua đó cho thấy tinh dầu Tràm trà chứa các thành phần chủ yếu là terpinen-4-ol (≥
30%); γ-terpinene (10 – 28%); α- terpinene (5 – 13%); 1,8-cineole (≤ 15%) [4], [5] với
hàm lƣợng cao hứa hẹn đây là một loại tinh dầu sẽ có nhiều hoạt tính sinh học và tiềm
năng ứng dụng cao.
Tinh dầu Tràm trà đã đƣợc chứng minh có hoạt tính kháng nấm Alternaria spp.,
Aspergillus flavus, A. fumigatus, A. niger [6], Blastoschizomyces capitatus, Candida
albicans, C. glabrata, C. parapsilosis, C. tropicalis [7], Cladosporium spp.,
Cryptococcus neoformans, Epidermophyton floccosum, Fusarium spp., Malassezia
furfur, M. sympodialis, Microsporum canis, M. gypseum [8], Penicillium spp.,
Rhodotorula rubra, Saccharomyces cerevisiae, Trichophyton mentagrophytes, T.
rubrum, T. tonsurans [9], Trichosporon spp. [10], [11] [12], kháng virus Nicotiana
glutinosa [13].
Các nghiên cứu trong nƣớc về loài cây này vẫn cịn rất khiêm tốn: năm 2003,
Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Tiền Giang tiến hành dự án: “Sản xuất, chế biến thử
nghiệm tinh dầu cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia) trồng ở vùng Đồng Tháp Muời
– Tiền Giang”. Năm 2010, Kiều Tuấn Đạt đã nghiên cứu kỹ thuật giâm hom cây Tràm
trà (Melaleuca alternifolia) lấy tinh dầu [14]. Các nghiên cứu trên đều thuộc lĩnh vực
nơng nghiệp tuy đã góp phần đƣa cây Tràm trà vào trồng và thích nghi với điều kiện
nƣớc ta nhƣng vẫn chƣa xác định cụ thể đƣợc thành phần tinh dầu cũng nhƣ phƣơng

1


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

pháp chiết xuất và hƣớng ứng dụng của tinh dầu Tràm trà từ đó chƣa nâng cao đƣợc
giá trị tinh dầu của lồi cây này tại nƣớc ta.
Biện pháp phòng trừ các bệnh trên thực vật do nấm gây ra hiện nay chủ yếu dựa

vào thuốc hóa học, tuy nhiên để tránh mầm bệnh hình thành chủng kháng thuốc cũng
nhƣ giảm ơ nhiễm mơi trƣờng, mất cân bằng sinh thái, cần có biện pháp phịng trừ
hiệu quả. Do đó, biện pháp sử dụng các dịch chiết từ thực vật đƣợc xem nhƣ một
hƣớng đi mới đang đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt sử dụng
tinh dầu trong phòng trừ các bệnh do nấm gây ra.
Do đó, với mục đích nhằm tìm ra những hợp chất tự nhiên mới thân thiện với
mơi trƣờng và có hiệu quả phịng trừ nấm gây bệnh trên thực vật, đề tài “Khảo sát
khả năng kháng nấm gây bệnh trên thực vật của tinh dầu Tràm trà (Melaleuca
alternifolia)” đƣợc thực hiện nhằm đánh giá khả năng ức chế một số nấm gây bệnh
trên thực vật của tinh dầu Tràm trà trong điều kiện in vitro và trong điều kiện in vivo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ly trích tinh dầu Tràm trà và đánh giá khả năng ức chế nấm gây bệnh ở thực vật.
3. Nội dung thực hiện
1. Tối ƣu hóa việc ly trích tinh dầu Tràm trà bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi
cuốn hơi nƣớc và bằng phƣơng pháp ứng dụng enzyme.
2. Đánh giá chất lƣợng tinh dầu Tràm trà bằng phƣơng pháp phân tích GC-MS.
3. Khảo sát in vitro và in vivo hiệu quả phòng/trị của tinh dầu Tràm trà trên một
số dòng nấm gây bệnh ở thực vật.
4. Khảo sát in vitro và in vivo hiệu quả phòng/trị của tinh dầu Tràm trà đƣợc phối
hợp với thuốc diệt nấm nguồn gốc tổng hợp trên một số dòng nấm gây bệnh ở thực
vật.

2


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về cây Tràm trà
1.1.1. Giới thiệu chung
Cây Tràm trà thƣờng đƣợc biết đến với tên gọi tiếng Anh là Tea Tree hay
Autralian Tea Tree. Tên này đƣợc sử dụng phổ biến vì Tràm trà từng đƣợc sử dụng
nhƣ một nguyên liệu làm một loại trà thơm. Ngồi ra nó cịn đƣợc gọi với các tên khác
nhƣ: Narrow – leaf paperbark, narrow – leaf teatree, teoljebuske.
Tên khoa học: Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel.
Đây là loài đƣợc biết đến phổ biến và có giá trị kinh tế nhất trong hơn 150 lồi
thuộc nhóm “Tea tree” thuộc họ Tràm (Myrtaceae) [15]. Lồi này đƣợc mơ tả lần đầu
tiên bởi Joseph Maiden và Ernst Betche vào năm 1905 với hai tên khoa học là
Melaleuca alternifolia và Melaleuca linariifolia và đƣợc thống nhất tên gọi thành
Melaleuca alternifolia vào năm 1925 bởi Edwin Cheel.
1.1.2. Phân loại và mô tả thực vật
Tên họ: Myrtaceae.
Tên nhóm: Melaleuceae.
Tên chi: Melaleuca.
Tên lồi: Melaleuca alternifolia.
Tham khảo từ: Germplasm Resources
Information Network (GRIN).

Hình 1.1. Cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia)

(Nguồn: />
Melaleuca alternifolia là một cây thân gỗ nhỏ, thƣờng xanh, cao khoảng 7 mét có
vỏ gồm nhiều lớp mỏng. Lá đƣợc sắp xếp dạng vịng, tuyến tính, dài khoảng 10 – 35
mm, rộng khoảng 1 mm, cuống lá dài khoảng 1 mm, phiến lá nhẵn. Hoa màu trắng nở
vào mùa xuân mọc thành chùm từ 3 – 5 cm, mỗi hoa đơn có cánh hoa rộng, dài khoảng
2 – 3 mm. Nhị hoa dạng bó gồm từ 30 – 60 nhị đơn dạng sợi dài từ 6 – 12 mm, vịi
nhụy dài 3 – 4 mm. Quả hình chén, đƣờng kính từ 2 – 3 mm có lỗ ở giữa đƣờng kính
1,5 – 2,5 mm [16].

3


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

Tại Autralia Tràm trà sống chủ yếu trong các vùng trũng ngập nƣớc hoặc trong
các đầm lầy nhỏ có khí hậu cận nhiệt đới thuộc vùng ven biển Đông Bắc New South
Wales [17].
Cây Tràm trà đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ năm 1986, còn đƣợc gọi (theo nguồn
gốc và sinh thái cây) là Tràm úc, Tràm lá kim, Tràm dầu,… và đƣợc trồng tại các địa
phƣơng nhƣ: Hà Nội, Hà Tây, Quảng Bình, Phú n,… với số lƣợng cây rất ít.
1.2. Tổng quan về tinh dầu và tinh dầu Tràm trà
1.2.1. Tinh dầu
Tinh dầu là một hỗn hợp dạng lỏng của nhiều chất dễ bay hơi, có mùi đặc trƣng
tùy thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu chiết xuất tinh dầu. Phần lớn tinh dầu thiên nhiên
có nguồn gốc từ thực vật và số ít từ động vật. Hệ thực vật có tinh dầu chiếm khoảng
3000 lồi, trong đó có từ 150 đến 200 lồi có ý nghĩa thực tiễn. Các hợp chất thuộc
nhóm terpenoid và phenylpropanoid có trong tinh dầu là những thành phần chính tạo
nên hƣơng thơm đặc trƣng và hoạt tính sinh học cho tinh dầu. Từ xa xƣa, tinh dầu đã
đƣợc xem là một nguồn dƣợc liệu quý và đã đƣợc nhắc đến trong các tài liệu y học cổ
truyền của các quốc gia từ hàng ngàn năm trƣớc [18].
1.2.2. Tính chất vật lý của tinh dầu
Ở nhiệt độ thƣờng, tinh dầu ở thể lỏng. Tinh dầu có tính chất dễ bay hơi, ít tan
trong nƣớc, tan trong các dung môi hữu cơ nhƣ ethanol, chloroform, diethyl ether,
hexane,…. Tinh dầu thƣờng khơng có màu hoặc có màu vàng. Đặc biệt, có một số tinh
dầu có màu xanh (tinh dầu Dƣơng cam cúc), màu đỏ (tinh dầu Thymus) hay màu nâu
thẫm (tinh dầu Quế). Vị thƣờng cay và hắc.
Tỷ trọng của đa số tinh dầu nằm trong khoảng 0,85 – 0,95; một số tinh dầu có

tỷ trọng lớn hơn 1 (nặng hơn nƣớc) nhƣ tinh dầu Đinh hƣơng, Quế. Tỷ trọng của tinh
dầu thay đổi phụ thuộc vào thành phần hóa học của nó. Nếu thành phần chính trong
tinh dầu chủ yếu là các hydrocarbon và monoterpene thì tỷ trọng tinh dầu thấp. Nếu
trong thành phần chứa các các hợp chất dẫn xuất phenol, các hợp chất có chứa dị
nguyên tố thì tỷ trọng tinh dầu sẽ lớn hơn. Đa số tinh dầu làm quay mặt phẳng ánh
sáng phân cực, có thể hữu triền (tinh dầu Long não) hoặc tả triền (tinh dầu Bạc hà).

4


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

Chỉ số khúc xạ: nằm trong khoảng 1,45-1,56. Chỉ số khúc xạ cao hay thấp tùy
thuộc vào thành phần no, không no hay có vịng thơm trong cấu trúc của các hợp chất
có trong tinh dầu. Mỗi tinh dầu có các hằng số vật lý đặc trƣng nhƣ tỷ trọng (d), chỉ số
khúc xạ (n), độ quay cực (α) và các chỉ số hóa học nhƣ chỉ số acid, chỉ số iod, chỉ số
ester, chỉ số xà phịng hóa,…. Qua các chỉ số này, có thể đánh giá sơ bộ tinh dầu. Ở
nhiệt độ thấp, một số tinh dầu có thể kết tinh đƣợc, phần kết tinh gọi là stearopten
(anethol trong tinh dầu Hồi, menthol trong tinh dầu Bạc hà), phần lỏng gọi là oleopten.
Một số thành phần trong tinh dầu có thể phát quang dƣới ánh sáng đèn tử ngoại
(eugenol, aldehyde cinnamic…) [19].
1.2.3. Thành phần hóa học của tinh dầu
Thành phần hóa học của tinh dầu rất đa dạng, có hơn 300 hợp chất khác nhau
đã đƣợc tìm thấy trong tinh dầu. Thành phần hóa học của tinh dầu thuộc nhiều nhóm
hợp chất khác nhau nhƣng có đặc điểm chung đều là những hợp chất hữu cơ có phân
tử khối nhỏ, dễ bay hơi (< 300 amu). Một số nhóm hợp chất điển hình đƣợc tìm thấy
trong hầu hết các tinh dầu đƣợc liệt kê sau đây:
 Nhóm terpene (terpenoid): các cấu tử trong tinh dầu thuộc nhóm hợp chất này

thƣờng có cấu trúc monoterpene (C10H16) hoặc sesquiterpene (C15H24), không nhiều
hợp chất diterpene (C20H32) hiện diện trong tinh dầu. Terpenoid là những dẫn xuất của
terpene mà trong cấu trúc hóa học của nó có chứa một hoặc nhiều nhóm chức hóa học
(nhƣ alcol, aldehyde, ketone, ester, carboxylic acid,…).
 Nhóm các hợp chất thơm (nhóm phenylpropene): là những dẫn xuất của
phenylpropane, đƣợc sinh tổng hợp từ tiền chất là amino acid phenylalanine nên trong
cơng thức cấu tạo của nhóm hợp chất này có vịng thơm benzene. Nhóm này ít phong
phú hơn so với nhóm terpenoid, nhƣng là thành phần chính tạo nên những hoạt tính
sinh học q cho tinh dầu.
 Nhóm hợp chất có chứa sulfur và nitrogen: nhóm này ít phổ biến hơn, chỉ hiện
diện trong tinh dầu của một số loài đặc trƣng, tuy nhiên nhóm hợp chất có chứa sulfur
và nitrogen cũng có hoạt tính kháng khuẩn, điển hình là hai hợp chất allicin và allyl
isothiocyanate. Ngoài ra, trong tinh dầu cịn tìm thấy các hợp chất alkane hoặc alkene
phân tử khối nhỏ nhƣng chỉ hiện diện ở dạng vết [20].
5


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

1.2.4. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu
Tinh dầu từ thực vật có thể chiết xuất hay ly trích bằng nhiều phƣơng pháp, các
phƣơng pháp tuy khác nhau về cách thực hiện nhƣng có thể đƣợc xếp vào hai loại sau:


Phƣơng pháp cổ điển: phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc trực tiếp và

gián tiếp; phƣơng chiết bằng dung môi hữu cơ; phƣơng pháp cơ học (vắt, ép,…).



Phƣơng pháp hiện đại: phƣơng pháp dùng chất lƣu siêu tới hạn, chất lỏng

dƣới tới hạn (H2 và CO2); phƣơng pháp chiết có sự hỗ trợ của vi sóng, của sóng siêu
âm,… [21].
Nhƣng dù có tiến hành theo bất cứ phƣơng pháp nào thì cũng phải đáp ứng
đƣợc các yêu cầu sau: tinh dầu thu đƣợc phải có mùi thơm tự nhiên; quy trình chiết
xuất phải phù hợp với nguyên liệu; tinh dầu phải đƣợc trích kiệt ra khỏi nguyên liệu,
với chi phí thấp nhất có thể.
Ngun tắc ly trích của tất cả các phƣơng pháp nói trên đều dựa vào những đặc
điểm sau của tinh dầu: dễ bay hơi; nhiệt độ sôi thấp, lôi cuốn theo hơi nƣớc ở nhiệt độ
phù hợp; hòa tan dễ dàng trong các dung môi hữu cơ; dễ bị hấp thụ ngay ở thể khí.


Ly trích tinh dầu bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc

Nguyên lý chung
Chƣng cất có thể đƣợc định nghĩa là: “Sự tách rời các cấu phần của một hỗn hợp
nhiều chất lỏng dựa trên sự khác biệt về áp suất hơi của chúng”. Trong trƣờng hợp đơn
giản, khi chƣng cất một hỗn hợp gồm 2 chất lỏng khơng hịa tan vào nhau, áp suất hơi
tổng cộng là tổng của hai áp suất hơi riêng phần. Do đó, nhiệt độ sơi của hỗn hợp sẽ
tƣơng ứng với áp suất hơi tổng cộng xác định, không tùy thuộc vào thành phần bách
phân của hỗn hợp, miễn là lúc đó hai pha lỏng vẫn cịn tồn tại [19], [22].
Phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn tinh dầu bằng hơi nƣớc dựa trên nguyên lý của
sự thẩm thấu, hịa tan, khuếch tán và lơi cuốn theo hơi nƣớc của những chất hữu cơ có
trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc với hơi nƣớc ở nhiệt độ cao. Sự khuếch
tán dễ dàng khi các tế bào chứa tinh dầu trƣơng phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi
nƣớc bão hòa trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể dùng muối để hỗ trợ sự
khuếch tán của tinh dầu vào nƣớc [19], [22].
6



Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

- Sự khuếch tán: có vai trị quan trọng trong q trình chiết xuất tinh dầu.
Khuếch tán là quá trình chuyển động ngẫu nhiên của chất tan từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ thấp trong dung mơi. Ngun nhân của sự khuếch tán là do
gradient nồng độ, do đó chất tan có xu hƣớng khuếch tán để cân bằng nồng độ [19],
[22].
- Sự thẩm thấu: có vai trị mang các phân tử tinh dầu lên bề mặt mô tiết. Trong sự
thẩm thấu, các phân tử dung môi dễ dàng chuyển động từ một nơi có nồng độ thấp do
chuyển động phân tử. Các tế bào đẩy các phân tử tinh dầu từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp, quá trình này cần hấp thu năng lƣợng nên cần cung cấp một
lƣợng nhiệt nhất định. Lúc này trong tế bào cịn ít phân tử tinh dầu, nồng độ nƣớc bên
ngồi tế bào lớn, do đó, nƣớc có xu hƣớng di chuyển vào bên trong tế bào, quá trình
này diễn ra cho đến khi đạt trạng thái cân bằng hai bên màng [19], [22].
- Sự hòa tan: các phân tử tinh dầu đƣợc phân bố vào trong nƣớc, dƣới tác dụng
của nhiệt độ, nƣớc bốc hơi kéo theo tinh dầu qua bộ phận làm lạnh, hỗn hợp bắt đầu
ngƣng tụ và phân ly thành hai lớp chất lỏng dầu và nƣớc không tan vào nhau và do đó
dễ dàng thu lấy tinh dầu [19], [22].
Ƣu và khuyết điểm của phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
Ưu điểm
Quy trình kỹ thuật tƣơng đối đơn giản.
Thiết bị gọn, dễ chế tạo.
Khơng địi hỏi nhiều vật liệu phụ nhƣ các phƣơng pháp tẩm trích, hấp thụ.
Thời gian tƣơng đối nhanh.
Khuyết điểm
Khơng có lợi đối với những ngun liệu có hàm lƣợng tinh dầu thấp. Chất lƣợng

tinh dầu có thể bị ảnh hƣởng nếu trong tinh dầu có những cấu phần dễ bị phân hủy.
Không lấy đƣợc các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu (đó là những chất định
hƣơng thiên nhiên rất có giá trị). Trong nƣớc chƣng cất ln ln có một lƣợng tinh
dầu tƣơng đối lớn. Tinh dầu có nhiệt độ sơi cao thƣờng cho hiệu suất rất kém.

7


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

Phƣơng pháp chiết lỏng - lỏng
Nguyên tắc của sự chiết lỏng - lỏng là dung mơi khơng phân cực sẽ hịa tan tốt
các hợp chất không phân cực, dung môi phân cực trung bình sẽ hịa tan tốt các hợp
chất có tính phân cực trung bình và dung mơi phân cực mạnh sẽ hịa tan tốt các hợp
chất có tính phân cực mạnh [23].
Việc chiết lỏng - lỏng đƣợc thực hiện bằng bình lóng. Sử dụng lần lƣợt các dung
mơi hữu cơ, loại khơng hồ tan với nƣớc hoặc loại có thể hỗn hợp đƣợc với nƣớc để
chiết ra khỏi pha nƣớc các hợp chất có tính phân cực khác nhau (tuỳ vào độ phân cực
của dung môi). Tùy vào tỷ trọng so sánh giữa dung môi và nƣớc mà pha hữu cơ nằm ở
lớp trên hoặc ở dƣới so với pha nƣớc [23].
Việc chiết đƣợc thực hiện lần lƣợt từ dung môi hữu cơ kém phân cực đến dung
mơi phân cực thí dụ nhƣ: Ether dầu hỏa hoặc hexane, chloroform, ethyl acetate,
butanol,…. Dung dịch của các lần chiết đƣợc gom chung lại, làm khan nƣớc với các
chất làm khan nhƣ Na2SO4, MgSO4, CaSO4,…, đuổi dung môi thu đƣợc dịch chiết.
Điều cần lƣu ý là quá trình chiết lỏng - lỏng đƣợc thực hiện ở nhiệt độ phòng, nếu gia
tăng nhiệt độ cho dung mơi thì khả năng hịa tan của dung mơi sẽ tăng lên và nguyên
tắc nêu trên sẽ có nhiều thay đổi [23].
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích tinh dầu

1.2.5.1. Thời gian chưng cất
Thời gian chƣng cất càng dài, hiệu suất thu nhận tinh dầu càng cao, nhƣng đến
một ngƣỡng thời gian nhất định thì lƣợng tinh dầu thu đƣợc tăng thêm cũng không
đáng kể, mà ngƣợc lại có thể ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tinh dầu.
1.2.5.2. Nồng độ và thể tích dung dịch NaCl
Sau khi ngƣng tụ, tinh dầu tạo với nƣớc thành hệ nhũ tƣơng, việc cho muối ăn
vào hỗn hợp chƣng cất sẽ giúp tránh thất thoát tinh dầu dƣới dạng nhũ, làm giảm độ
tan của một số thành phần ít phân cực có trong tinh dầu vào nƣớc. Ngồi ra, muối
NaCl là một chất điện ly mạnh, làm tăng tỷ trọng và độ phân cực của nƣớc giúp tinh
dầu và nƣớc dễ tách lớp hơn. Tuy nhiên, đến một ngƣỡng nồng độ nào đó, lƣợng tinh
dầu thu đƣợc có thể giảm nếu tiếp tục tăng nồng độ của muối, do khi sử dụng muối ở

8


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

nồng độ cao thì các lớp biểu bì ngồi chứa tinh dầu bị co lại, ngăn cản sự thốt tinh
dầu ra ngồi [24].
1.2.6. Tinh dầu Tràm trà
1.2.6.1. Thành phần hóa học và đặc tính hóa lý của tinh dầu Tràm trà
Q trình phân lập, xác định và và định lƣợng các thành phần tinh dầu Tràm trà
gắn liền với quá trình cải tiến và phát triển của kỹ thuật sắc ký khí. Những thành phần
đầu tiên của tinh dầu Tràm trà đƣợc công bố bởi Guenther với 12 thành phần [2]. Tiếp
đó Swords và Hunter đã công bố về 48 thành phần hiện diện trong loại tinh dầu này
[3]. Cùng với sự tiến bộ của máy sắc ký khí, gần 100 thành phần có trong tinh dầu
Tràm trà đã đƣợc xác định bởi Brophy và các cộng sự [4].
Thành phần của loại tinh dầu này gồm các hydrocarbon terpene, chủ yếu là

monoterpene, sesquiterpene và các dẫn xuất ancol. Terpene trong tinh dầu Tràm trà là
các hợp chất dễ bay hơi, các hydrocarbon thơm có thể đƣợc xem là polymer của
isoprene có cơng thức tổng quát là (C5H8)n. Trong các thành phần trên, terpinen-4-ol
đƣợc xem là thành phần chính trong tinh dầu Tràm trà. Hàm lƣợng của terpinen-4-ol
trong tinh dầu dao động từ 30% đến 48%. Đây cũng là chất tạo nên hoạt tính kháng
sinh mạnh của loại tinh dầu này. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu Tràm trà đƣợc
thể hiện trong Bàng 1.1 [25].
Bảng 1.1. Một số thành phần chính của tinh dầu Tràm trà [25]
Tên hợp chất
Terpinen-4-ol
ᵞ - terpinene
α - terpinene
1,8 - cineole
α - terpinolene
ρ - cymene
(+) – α - pinene
α - terpineneol
Aromadendrene
δ - cadinene
(+) - limonene
Sabinene
Globulol

Loại của hợp chất
Monocyclic
terpene
alcohol
Monocyclic terpene
Monocyclic terpene
Monocyclic

terpene
alcohol
Monocyclic terpene
Monocyclic terpene
Dicyclic terpene
Monocyclic
terpene
alcohol
Sesquiterpene
Sesquiterpene
Monocyclic terpene
Dicyclic monoterpene
Sesquiterpene alcohol

Cơng thức

Độ hịa tan (ppm)

Log KOW

C10H18O

1491

3,26

C10H16
C10H16

1

8,2

4,36
4,25

C10H18O

907

2,84

C10H16
C10H14
C10H16

4,3
6,2
0,57

4,24
4,44

C10H18O

1,827

3,28

C15H24
C15H24

C10H16
C10H16
C15H26O

1
-

4,38
-

9


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

Kết quả của nhiều khảo sát cho thấy các thành phần trong tinh dầu Tràm trà có sự
khác biệt khá lớn về hàm lƣợng tùy vào đặc điểm của nguyên liệu [4]. Điều này có thể
do sự ảnh hƣởng của đất trồng, tuổi của nguyên liệu cũng nhƣ điều kiện thời tiết và khí
hậu của các vùng. Các chỉ số hóa lý của tinh dầu thƣờng đƣợc quan tâm là các chỉ tiêu
cảm quan (màu sắc, mùi, độ trong), tỷ trọng tƣơng đối với nƣớc, độ quay cực, khả
năng hòa tan trong ethanol. Các chỉ số hóa lý của tinh dầu Tràm trà đƣợc thể hiện
trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Một số thông số vật lý đặc trƣng của tinh dầu Tràm trà
(ISO 4730:2004)
Tính chất vật lý

Giá trị nhỏ nhất


Giá trị lớn nhất

Cảm quan

Sạch, dạng lỏng và không lẫn nƣớc

Màu

Không màu đến màu vàng nhạt

Mùi

Mùi đặc trƣng

Tỷ trọng (20 oC)

0,885

0,906

Độ quay cực (20 oC)

+5o

+150o

Chiết xuất (20 oC)

1,475


1,482

Khả năng hịa tan trong

Ít hơn 2 lần thể tích

ethanol 85% (v/v) (20 oC)

1.2.6.2. Hoạt tính sinh học của tinh dầu Tràm trà
Khả năng kháng nấm: các công bố khoa học về khả năng kháng nấm của tinh
dầu Tràm trà đã chứng minh loại tinh dầu này có khả năng ức chế một số loại nấm
men, nấm sợi, nấm da. Tinh dầu Tràm trà ở dạng bay hơi cũng cho thấy khả năng ức
chế sự phát triển của nấm [26], [27] cũng nhƣ sự hình thành bào tử [27]. Dữ liệu về
khả năng kháng nấm của tinh dầu Tràm trà đƣợc thể hiện cụ thể qua Bảng 1.3 [25].

10


Luận văn tốt nghiệp cao học

Lê Thanh Khang

Bảng 1.3. Dữ liệu về khả năng kháng nấm của tinh dầu Tràm trà [25]
Tên chủng nấm

MIC (% v/v)

MFC (% v/v)

Alternaria spp.


0,016 – 0,12

0,06 - 2

Aspergillus flavus

0,31 – 0,7

2-4

Aspergillus fumigatus

0,06 - 2

1-2

Aspergillus niger

0,016 – 0,4

2-8

Blastoschizomyces capitatus

0,25

-

Candida albicans


0,06 - 8

0,12 - 1

Candida glabrata

0,03 - 8

0,12 – 0,5

Candida parapsilosis

0,03 – 0,5

0,12 – 0,5

Candida tropicalis

0,12 - 2

0,25 – 0,5

Cladosporium spp.

0,008 – 0,12

0,12 - 4

Cryptococcus neoformans


0,015 – 0,06

-

Epidermophyton floccosum

0,008 – 0,7

0,12 – 0,25

Fusarium spp.

0,008 – 0,25

0,25 - 2

Malassezia furfur

0,03 – 0,12

0,5 - 1

Malassezia sympodialis

0,016 – 0,12

0,06 – 0,12

Microsporum canis


0,03 – 0,5

0,25 – 0,5

Microsporum gypseum

0,016 – 0,25

0,25 – 0,5

Penicillium spp.

0,03 – 0,06

0,5 - 2

Rhodotorula rubra

0,06

0,5

Saccharomyces cerevisiae

0,25

0,5

Trichophyton mentagrophytes


0,11 – 0,44

0,25 – 0,5

Trichophyton rubrum

0,03 – 0,6

0,25 - 1

Trichophyton tonsurans

0,004 – 0,016

0,12 – 0,5

Trichosporon spp.

0,12 – 0,22

0,12

Khả năng kháng virus: hoạt tính kháng virus của tinh dầu Tràm trà lần đầu tiên
đƣợc ghi nhận trên virus gây bệnh khảm trên cây thuốc lá (Nicotiana glutinosa). Trong
11


Luận văn tốt nghiệp cao học


Lê Thanh Khang

các thử nghiệm với Nicotiana glutinosa, cây bị bệnh đã đƣợc phun dịch chứa tinh dầu
Tràm trà với nồng độ 100, 250 và 500 ppm và điều trị bằng phƣơng pháp thông thƣờng
(đối chứng). Sau 10 ngày, các tổn thƣơng trên lá của cây đã giảm đi đáng kể khi đƣợc
điều trị bằng tinh dầu Tràm trà so với nhóm đối chứng [28].
1.3. Giới thiệu về một số nấm sợi gây bệnh trên thực vật
Nấm sợi Aspergillus niger: là một loại nấm sợi hiếu khí, sinh trƣởng trên các vật
chất hữu cơ, có màu đen khi quan sát bằng mắt thƣờng do chúng tạo bào tử đính màu
đen, nhƣng lại có màu nâu khi quan sát dƣới kính hiển vi có độ phóng đại thấp. Chúng
có hai bộ cuống đính bào tử và tạo bào tử đính màu nâu hơi đen và có gai. Bọng và sợi
cuốn thƣờng có màu nâu bóng. Nấm sợi Aspergillus niger thƣờng phát triển mạnh ở
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới do có các điều kiện phù hợp về nhiệt độ và độ ẩm.
Trong quá trình sinh trƣởng nấm sợi Aspergillus niger có khả năng sinh ra độc tố. Cho
đến nay, đã biết có hơn 300 loại độc tố nấm đƣợc sinh ra chủ yếu bởi Aspergillus niger
[29]. Aspergillus niger gây hiện tƣợng mốc đen trên một số loại ngũ cốc, gia vị nhƣ
hành tỏi. Theo tổ chức Nơng lƣơng Thế giới (FAO), ƣớc tính mỗi năm có khoảng 1 tỉ
tấn thực phẩm trên tồn cầu bị hỏng do độc tố nấm Aspergillus niger sinh ra trong quá
trình bảo quản [30].

Hình 1.2. Vết bệnh trên lá mầm lạc với rất nhiều bào tử của nấm Aspergillus niger
[51]

Nấm sợi Corynespora cassiicola: nấm Corynespora cassiicola lây nhiễm trên
530 loài thực vật [31] trong 53 họ. Nấm Corynespora cassiicola phổ biến nhất ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới [31]. Nấm Corynespora cassiicola đƣợc biết đến nhƣ một
12


Luận văn tốt nghiệp cao học


Lê Thanh Khang

tác nhân gây bệnh của nhiều loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là đậu đũa, dƣa
chuột, đu đủ, cao su, đậu tƣơng và cà chua. Nấm Corynespora cassiicola đã gây ra thất
mùa dẫn đến thiệt hại kinh tế cao ở hơn 70 quốc gia [31]. Trên một số loài thực vật,
chẳng hạn nhƣ cà chua, nấm Corynespora cassiicola gây ra một căn bệnh gọi là đốm
lá.

Hình 1.3. Triệu chứng điển hình của bệnh rụng lá Corynespora [31]

Nấm sợi Colletotrichum sp.: nấm Colletotrichum sp. gây hại rất phổ biến và
nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng, từ cây rau màu nhƣ ớt, cà chua, bầu bí, dƣa,…
đến các loại cây ăn trái nhƣ xoài, sầu riêng, đu đủ, chuối, thanh long. Một loài nấm
Colletotrichum có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng và ngƣợc lại, một loại cây
trồng có thể bị tấn cơng bởi nhiều lồi nấm Colletotrichum.

Hình 1.4. Quả ớt bị bệnh thán thƣ do nấm Colletotrichum sp. gây ra [51]

Nấm sợi Fusarium oxysporum: đây là loại nấm có thành phần rất phong phú và
đa dạng, trong đó sự biến động của một số loài phụ thuộc cơ bản vào đặc điểm khí hậu
ở các vùng khác nhau trên thế giới. Loài nấm này gây hại nhiều loại cây trồng trên tất
13


×