Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Ứng dụng công cụ sơ đồ dòng giá trị để cải tiến hiệu quả hoạt động đóng gói công ty cp mondelez kinh đô việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRẦN HỒNG PHÁT

ỨNG DỤNG CƠNG CỤ SƠ ĐỒ DỊNG GIÁ TRỊ
ĐỂ CẢI TIẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐĨNG GĨI
CƠNG TY CP MONDELĒZ KINH ĐÔ VIỆT NAM

APPLY VALUE STREAM MAPPING TOOL TO IMPROVE
CO-PACKING OPERATION AT MONDELĒZ KINH DO VIETNAM

Chuyên ngành
Mã số

: Quản trị kinh doanh
: 60 34 01 02

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2019


i

CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG –HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học :.....................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...........................................................................


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khóa luận thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ (khóa luận thạc sĩ) gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN HỒNG PHÁT
Ngày, tháng, năm sinh: 18/10/1991
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


MSHV: 1670911
Nơi sinh: TP.Cần Thơ.
Mã số : 60 34 01 02

I. TÊN ĐỀ TÀI: Ứng dụng công cụ sơ đồ dòng giá trị để cải tiến hoạt động
đóng gói Cơng ty CP Mondelēz Kinh Đơ Việt Nam.
Apply value stream mapping tool to improve copacking operation at Mondelēz
Kinh Do Vietnam
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Xây dựng sơ đồ dòng giá trị trƣớc khi cải tiến của hoạt động đóng gói tại miền
Nam của cơng ty cổ phần Mondelēz Kinh Đơ Việt Nam.

Xây dựng sơ đồ dịng giá trị sau khi cải tiến của hoạt động đóng gói tại miền
Nam của công ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam.

Đánh giá hiệu quả sau khi cải tiến của hoạt động đóng gói tại miền Nam của
cơng ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam và đề xuất cải tiến cho đóng gói
tại miền Bắc của cơng ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : ............................
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: .............................................................
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Tp. HCM, ngày . . . . tháng 10 năm 2019
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƢỞNG KHOA

(Họ tên và chữ ký)


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đƣợc khóa luận với đề tài “Ứng dụng cơng cụ sơ đồ dịng giá
trị để cải tiến hoạt động đóng gói Cơng ty CP Mondelēz Kinh Đơ Việt Nam”, ngồi
sự nỗ lực của bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu đƣợc, tìm tịi học hỏi
cũng nhƣ thu thập thơng tin số liệu liên quan đến khóa luận, tơi ln nhận đƣợc sự
giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của các thầy cơ, đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô tại khoa Quản lý Công Nghiệp của
Trƣờng Đại học Bách Khoa đã tận tình giảng dạy kiến thức và hƣớng dẫn tôi, cũng
nhƣ đã cung cấp cho tơi những góp ý sâu sắc để tơi có nền tảng hồn thành khóa
luận này. Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thúy
Quỳnh Loan, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến anh Anand Jakati– Giám đốc chuỗi cung ứng Việt
Nam, cùng tập thể các Anh chị em đồng nghiệp tại Công ty CP Mondelēz Kinh Đô
Việt Nam đã hết sức giúp đỡ tơi trong q trình thu thập thơng tin, số liệu và chia sẻ
những kinh nghiệm để phục vụ cho việc hồn thành khóa luận.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, cha mẹ, vợ và con tơi, những
ngƣời luôn ở bên cạnh tôi ủng hộ, giúp đỡ tơi có thời gian thực hiện đề tài và hết
lịng hỗ trợ tôi về mặt tinh thần trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Trong q trình thực hiện khóa luận, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện qua tham
khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp nhƣng khơng tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy, tơi rất hoan nghênh và chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của Q
Thầy, Cơ và bạn đọc.
Tp. HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Trần Hồng Phát



iv

TĨM TẮT
Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng và môi trƣờng kinh doanh
thay đổi, hiệu quả doanh nghiệp và hiệu quả chuỗi cung ứng cần đƣợc tập trung.
Công ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam (MKD) định hƣớng chiến lƣợc theo
chiến lƣợc toàn cầu của Mondelēz International (MDLZ) là “thực thi vận hành xuất
sắc”. Trong hoạt động cung ứng của MKD, hoạt động đóng gói (copacking) một
trong những hoạt động quan trọng. Vấn đề của hoạt động đóng gói là chi phí dịch
vụ đóng gói cao và thời gian đáp ứng đang khá dài, trong khi ngành hàng công ty
đang kinh doanh là hàng tiêu dùng nhanh- FMCG.
Đề tài áp dụng cơng cụ sơ đồ dịng giá trị và phân tích chuỗi giá trị để tập
trung mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng về thời gian cung ứng và chi phí.
Sau khi thực hiện dự án cải tiến của hoạt động đóng gói ở miền Nam-BKD, kết quả
sau cải tiến đã giảm 17.1% thời gian cung ứng và chi phí đóng đã đƣợc giảm 26.1%
chi phí đóng gói so với trƣớc cải tiến. Bên cạnh đó, hiệu quả chuỗi cung ứng nếu áp
dụng ý tƣởng tƣơng tự miền Nam, dự tính miền Bắc-NKD có thể giảm 13.5% thời
gian đáp ứng và giảm 25.6% chi phí đóng gói so với hiện tại.
Nhƣ vậy, hiệu quả cung ứng của miền Nam-BKD đã gia tăng hiệu quả về
thời gian cung ứng và chi phí đóng gói, tƣơng tự dự tính hoạt động cải tiến miền
Bắc-NKD áp dụng tƣơng tự cải tiến miền Nam-BKD cũng mang lại hiệu quả chuỗi
cung ứng tƣơng tự, đề tài cung cấp thông tin định lƣợng đánh giá ban đầu để đề
xuất tiến hành dự án cải tiến miền Bắc- NKD.


v

ABSTRACT
In the increasing competition context and changing business environment,

firm performance and supply chain performance need to be focused. Mondelēz
Kinh Do Viet Nam (MKD) follow Mondelēz International's global strategic strategy
is "Excellent operational performance". In MKD supply chain, the copacking
operation is one of the key operations. The MKD copacking problem is the high
copacking services cost and copacking leadtime is long, but MKD is one company
in fast moving consumer goods industry.
This thesis applies value chain stream mapping (VSM) tool and value chain
analysis tool to focus on improving supply chain performance in terms of lead time
and cost. After improvement project was implemented at MKD South copacking
operation, the result’s project is copacking lead time was reduced 17.1% and also
copacking cost was reduced 26.1% compare to before the improvement. In addition,
improvement idea apply the same for MKD North copacking operation, copacking
performance expected result, that the lead time will be reduced 13.5% and
copacking cost will be reduced cost 25.6% compared to the present.

As such, MKD South supply chain perfermance has increased in terms of
cost and lead time. MKD North supply chain is similar to operation mode with
South supply chain. So improvement idea apply the same for MKD North
copacking operation will be the same result.


vi

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận với đề tài “Ứng dụng cơng cụ sơ đồ dịng giá trị
để cải tiến hoạt động đóng gói Cơng ty CP Mondelēz Kinh Đơ Việt Nam”, là cơng
trình nghiên cứu của bản thân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Loan. Tất cả thông tin đƣợc sử dụng đƣợc trong các tài liệu tham khảo và số liệu
thực tế tại doanh nghiệp đƣợc xử lý khách quan, trung thực và nội dung đề tài chƣa
từng cơng bố trƣớc đó.

Tác giả
Trần Hồng Phát


vii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................iii
TÓM TẮT ............................................................................................................................. iv
ABSTRACT........................................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. vi
MỤC LỤC ...........................................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... xi
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1.

Lý do hình thành đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu đề tài. ........................................................................................................ 4

1.3.

Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................... 4

1.4.


Phạm vi đề tài .......................................................................................................... 4

1.5.

Phƣơng pháp thực hiện............................................................................................ 4

1.6.

Bố cục đề tài. ........................................................................................................... 6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 7
2.1.

Lý thuyết về chuỗi cung ứng và hiệu quả chuỗi cung ứng ..................................... 7

2.1.1.

Lý thuyết về chuỗi cung ứng ........................................................................... 7

2.1.2.

Hiệu quả chuỗi cung ứng ................................................................................. 7

2.1.3.

Các loại lãng phí trong chuỗi cung ứng ........................................................... 7

2.2.


Lý thuyết sơ đồ dòng giá trị (VSM) ........................................................................ 8

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN CƠNG TY ............................................................................. 13
3.1.

Lịch sử hình thành, mục tiêu chiến lƣợc, thị trƣờng và sản phầm ........................ 13

3.1.1.

Giới thiệu Mondelēz International ................................................................. 13

3.1.2.

Lịch sử hình thành và sản phẩm Mondelēz Kinh Đô Việt Nam. ................... 13

3.2.

Nhận diện vấn đề. .................................................................................................. 14

3.2.1.

Qui trình hoạt động bộ phận vận hành Logistcis ........................................... 14

3.2.2.

Nhận diện vấn đề, cơ hội cải tiến. .................................................................. 15

CHƢƠNG 4: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................ 21
4.1.


Sơ đồ dòng giá trị trƣớc cải tiến của hoạt động đóng gói tại miền Nam .............. 21

4.2.

Sơ đồ dòng giá trị sau cải tiến của hoạt động đóng gói tại miền Nam. ................. 30

4.3.

Sơ đồ dòng giá trị trƣớc cải tiến của hoạt động đóng gói tại miền Bắc. ............... 38


viii

4.4.

Đề xuất cải tiến chuỗi giá trịcủa hoạt động đóng gói tại miền Bắc. ..................... 42

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 47
5.1.

Tóm tắt các kết quả chính ..................................................................................... 47

5.2.

Hạn chế.................................................................................................................. 49

5.3.

Kiến nghị ............................................................................................................... 49


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 50
Phụ lục 1: Điều lệ dự án ....................................................................................................... 52
Phụ lục 2: Bảng thu thập dữ liệu trƣớc cải tiến tại BKD ..................................................... 55
Phụ lục 3: Bảng thu thập dữ liệu sau cải tiến tại BKD ........................................................ 63
Phụ lục 4: Bảng thu thập dữ liệu trƣớc cải tiến tại NKD ..................................................... 67
Phụ lục 5: Thông tin Mondelēz International ...................................................................... 75
Phụ lục 6: Thông tin công ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam.................................. 79


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Các bƣớc vẽ sơ đồ dòng giá trị ..................................................................9
Bảng 3. 1. Tỷ lệ % theo sản lƣợng của sản phẩm copacking tại BKD .....................19
Bảng 3. 2. Tỷ lệ % theo sản lƣợng của sản phẩm copacking tại NKD .....................20
Bảng 4. 1. Bảng tổng kết các lần đo quá trình copacking tại BKD trƣớc cải tiến ....23
Bảng 4. 2. Ký hiệu dùng trong sơ đồ dịng giá trị (VSM).........................................26
Bảng 4. 3. Bảng phân tích giá trị hoạt động copacking tại BKD trƣớc cải tiến .......27
Bảng 4. 4. Bảng tỷ lệ phân tích giá trị hoạt động copacking tại BKD trƣớc cải tiến29
Bảng 4. 5. Bảng tỷ lệ phân tích giá trị theo cơng đoạn tại BKD trƣớc cải tiến ........29
Bảng 4. 6. Bảng tiến độ triển khai khai cải tiến hoạt động copacking tại BKD .......31
Bảng 4. 7. Bảng thông số hoạt động copacking tại BKD sau khi cải tiến ................34
Bảng 4. 8. Bảng phân tích chuỗi giá trị tại BKD sau cải tiến ...................................36
Bảng 4. 9. Bảng so sánh đánh giá hiệu quả trƣớc và sau cải tiến tại miền BKD ......37
Bảng 4. 10. Bảng tổng kết dữ liệu qua các lần thu thập tại NKD .............................39
Bảng 4. 11. Bảng phân tích chuỗi giá trị của hoạt động copacking tại NKD ...........41
Bảng 4. 12. Tỷ lệ phân tích giá trị hoạt động copacking tại NKD ............................42
Bảng 4. 13. Bảng dự tính thơng số q trình copacking đề xuất ý tƣởng cải tiến ....44
Bảng 4. 14. Bảng dự tính so sánh đề xuất cải tiến và hiện tại tại NKD ....................46



x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Sơ đồ chuỗi hoạt động copacking của MKD ..............................................2
Hình 1. 2 Cơ cấu chi phí copacking miền Nam (BKD) năm 2018 .............................3
Hình 1. 3 Cơ cấu chi phí copacking miền Bắc (NKD) năm 2018 ..............................3
Hình 1. 4 Qui trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................5
Hình 3. 1. Sơ đồ tổ chức bộ phận Logistics Việt Nam của MKD ............................14
Hình 3. 2. Sơ đồ chuỗi hoạt động copacking của MKD ...........................................15
Hình 3. 3. Các loại hoạt động đóng gói của MKD....................................................16
Hình 3. 4. Lƣu đồ triển khai cơng việc copacking ....................................................17
Hình 3. 5. Lƣu đồ SIPOC của hoạt động đóng gói copacking ..................................18
Hình 3. 6. Tỷ lệ theo sản lƣợng các nhóm sản phẩm copacking tại BKD ................19
Hình 3. 7. Tỷ lệ theo sản lƣợng các nhóm sản phẩm copacking tại NKD ................20
Hình 4. 1. Sơ đồ dịng giá trị tại BKD trƣớc cải tiến ................................................25
Hình 4. 2. Bố trí mặt bằng trung tâm phân phối An Thạnh sau cải tiến ...................33
Hình 4. 3. Sơ đồ dịng giá trị tại BKD sau cải tiến ...................................................35
Hình 4. 4. Sơ đồ dòng giá trị tại NKD trƣớc cải tiến ................................................40
Hình 4. 5. Sơ đồ dịng giá trị đề xuất cải tiến cho NKD ...........................................45


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

SCM


Supply chain management

CSnL

Customer services and Logistics

MKD

Mondelēz Kinh Đô Việt Nam

BKD

Nhà máy Bình Dƣơng Kinh Đơ

NKD

Nhà máy Kinh Đơ Miền Bắc

MDLZ

Mondelēz International

SCMP

Supply chain management Practics

Copacking

Hoạt động đóng gói bên ngồi


Copacker

Nhà cung cấp hoạt động đóng gói

VSM

Value stream mapping- sơ đồ dịng giá trị

SIPOC

Nhà cung cấp- đầu vào –quá trình- đầu ra- khách hàng

KPI

Key performance indicator

FMCG

Fast Moving Consumer Goods- sản phẩm tiêu dùng nhanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NVL

Nguyên vật liệu



1

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do hình thành đề tài.
Thực hiện quản lý chuỗi cung ứng (SCMPs) đƣợc thực hiện để đạt đƣợc và

nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng địi hỏi sự
tích hợp giữa các chức năng nội bộ trong công ty và bên ngoài với các nhà cung cấp
và khách hàng để mang lai thành công cho doanh nghiệp (Kannan and Tan, 2010;
Kim, 2006). Các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh thông qua nâng cao
chất lƣợng sản phẩm, quản trị doanh nghiệp hiệu quả để cắt giảm chi phí, giảm giá
thành sản phẩm (Phạm, 2017). Cắt giảm chi phí đem lại hiệu quả tốt cho doanh
nghiệp mà đối với thị trƣờng, giá thành sản phẩm trở nên cần thiết trong bối cảnh
nhu cầu tiêu dùng của nhiều ngành đang dần bão hoà, mang lại giá trị cho ngƣời
tiêu dùng nhiều hơn (Lam, 2019).
Công ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam (MKD)- cơng ty con của tập
đồn Mondelēz International (MDLZ), MKD hoạt động trong ngành FMCG (Fast
Moving Consumer Goods- sản phẩm tiêu dùng nhanh) cũng phải theo xu hƣớng của
các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam, cũng nhƣ một phần chiến lƣợc toàn cầu
của MDLZ là “thực thi vận hành xuất sắc”. Ban quản lý của MDLZ toàn cầu định
đã nhìn nhận đƣợc thách thức từ mơi trƣờng kinh doanh và định hƣớng chiến lƣợc
“thực thi vận hành xuất sắc”.
Nhằm mục tiêu dẫn dắt và chủ động trong việc thực thi chiến lƣợc “thực thi
vận hành xuất sắc” bộ phận vận hành Logistics của MKD xem xét tất cả hoạt động
liên quan chuỗi cung ứng của hoạt động đóng gói. Thơng qua đó, MDLZ có thể chủ
động dẫn dắt các các nhà cung cấp và hoạt động nội bộ liên quan để tìm kiếm
những cơ hội để cải tiến tốt hơn cũng nhƣ vận hành xuất sắc hơn. Sau khi xem lại
quá trình hoạt động (hình 1.1), hoạt động đóng gói bên ngồi (copacking) có cơ hội

làm tốt hơn. Nhƣ vậy, MKD trên quan điểm chủ động và dẫn dắt nâng cao hiệu quả
hoạt động đóng gói sẽ đứng trên góc nhìn chuỗi cung ứng của hoạt động đóng gói.


2

Hình 1. 1 Sơ đồ chuỗi hoạt động copacking của MKD
Hiện nay, hoạt động copacking đƣợc thuê ngoài và nằm độc lập với nhà máy
sản xuất và trung tâm phân phối, dẫn đến việc ảnh hƣởng hoạt động vận chuyển và
ảnh hƣởng nhiều đến giá thành sản phẩm những sản phẩm.
Trong quá trình hoạt động của hoạt động copacking phân tích thành phần
trong tồng chi phí hoạt động cho thấy những điểm lãng phí. Cụ thể, trong cơ cấu chi
phí hoạt động copacking của miền Nam, hình 1.2, chi phí vận chuyển chiếm 54%
trong tổng chi phí hoạt động copacking không tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng
và có thể loại bỏ đƣợc. Tƣơng tự, chi phí vận chuyển chiếm 43% trong tổng chi phí
hoạt động ở miền Bắc, hình 1.3. Bên cạnh đó, vấn đề thời gian đáp ứng cho các
chƣơng trình khuyến mãi cần thực hiện gấp cũng gặp vấn đề khi phải chờ đợi hoạt
động vận chuyển bao bì, bán thành phẩm giữa trung tâm phân phối và đơn vị thực
hiện đóng gói th ngồi (copacker).


3

0%

16%
30%

36%
54%


4%

43%

6%

7%
4%

Chi phí copacking

Chi phí copacking

Chi phí nâng hạ và lƣu trữ

Chi phí nâng hạ và lƣu trữ

Chi phí nâng hạ bao bì

Chi phí nâng hạ bao bì

Chi phí vận chuyển 2 chiều

Chi phí vận chuyển 2 chiều

Chi phí hạ tầng

Chi phí hạ tầng


Hình 1. 2 Cơ cấu chi phí copacking
miền Nam (BKD) năm 2018

Hình 1. 3 Cơ cấu chi phí copacking miền
Bắc (NKD) năm 2018

Nhƣ vậy, nhu cầu cần thiết trƣớc của hoạt động cải tiến sẽ tập trung vào chi
phí và thời gian sao cho loại bỏ các lãng phí và hiệu quả mang lại cho chuỗi cung
ứng cung ứng hoạt động đóng gói. Theo Pittigilio và Todd (1994) hiệu quả chuỗi
cung ứng đƣợc đo lƣờng bằng 4 yếu tố: chất lƣợng/ sự hài lịng khách hàng, chi phí,
thời gian và tài sản. Trong phạm vi của dự án cải tiến chỉ tập trung đánh giá về mặt
chi phí và thời gian hiệu quả chuỗi cung ứng hoạt động đóng gói. Nhƣ vậy, nhu cầu
rất bức thiết cho việc đánh giá dự án cải tiến của hoạt động đóng gói miền Nam của
MKD thực sự hiệu quả về mặt chi phí và cũng nhƣ những lợi ích nào khác về thời
gian? Bên cạnh đó, mơ hình hoạt động tƣơng tự và thành phần chi phí cũng tƣơng
đồng của hoạt động đóng gói miền Bắc của MKD, nếu áp dụng phƣơng pháp cải
tiến tƣơng tự thì mang lại giá trị nhƣ thế nào cho chuỗi cung ứng miền Bắc của
MKD, cụ thể là hiệu quả về chi phí và thời gian thế nào?
Nhƣ vậy, câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Dự án cải tiến hoạt động đóng gói
của miền Nam của MKD có thực sự mang lại hiệu quả? Hiệu quả hoạt động
đóng gói thế nào nếu áp dụng tƣơng tự cho hoạt động đóng gói miền Bắc của
MKD?


4

1.2.
-

Mục tiêu đề tài.

Xây dựng sơ đồ dòng giá trị trƣớc khi cải tiến của hoạt động đóng gói tại
miền Nam của công ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam.

-

Xây dựng sơ đồ dòng giá trị sau khi cải tiến của hoạt động đóng gói tại miền
Nam của cơng ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam.

-

Đánh giá hiệu quả sau khi cải tiến của hoạt động đóng gói tại miền Nam của
công ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam và đề xuất cải tiến cho đóng
gói tại miền Bắc của công ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt Nam.

1.3.

Ý nghĩa đề tài
Đánh giá hiệu quả tối ƣu hóa chi phí vận hành thực tế của dự án cải tiến

chuyển hoạt động đóng gói vào trung tâm phân phối, dự án đang trong q trình
hồn thành tại khu vực miền Nam của MKD.
Cung cấp thông tin định lƣợng hiệu quả chi phí và thời gian đáp ứng cho
quyết định dự án cải tiến chuyển hoạt động đóng gói vào nhà máy tại khu vực phía
Bắc của MKD.
1.4.
-

Phạm vi đề tài
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại công ty cổ phần Mondelēz Kinh Đô Việt
Nam.


-

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: qua internet, tài liệu giấy, phỏng vấn sâu,
quan sát hiện trƣờng.

1.5.

Thời gian: 06/2019-10/2019
Phƣơng pháp thực hiện
Qui trình thực hiện khóa luận theo các bƣớc sau:


5

Hình 1. 4 Qui trình thực hiện nghiên cứu
Dữ liệu rất quan trọng trong việc phân tích để cung cấp thơng tin chính xác
cho các quyết định quản lý. Vì vậy, bƣớc thu thâp dữ liệu rất quan trọng việc thực
hiện đề tài. Nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu sơ cấp và thứ cấp nhƣ sau:
Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu đƣợc thu thập tại nguồn dữ liệu và xử lý nó phục vụ
riêng cho nghiên cứu.
Các phƣơng pháp thu thập dữ liêu sơ cấp: phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn
cá nhân trực tiếp.


6

Dữ liệu thứ cấp: có nguồn gốc từ dữ liệu sơ cấp, đã đƣợc xử lý, phân tích,
giải thích, thảo luận cho một mục đích nào đó, ngƣời thực hiện sử dụng lại cho
nghiên cứu của mình. Các dữ liệu thứ cấp:

-

Qui trình hoạt động, cơ cấu tổ chức, báo cáo tài chính, dự báo sản lƣợng,
kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo thị trƣờng, dự liệu hệ thống ERP,
hợp đồng…

-

Các bài báo có uy tín trên internet, sách, luận văn và bài giảng của giảng
viên.

1.6.

Bố cục đề tài.

Chƣơng 1: Mở đầu
Nội dung chƣơng mở đầu trình bày bối cảnh hình thành và lý do, mục tiêu
nghiên cứu của đề tài, phƣơng pháp thực hiện, bố cục đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Trong chƣơng trình bày nội dung tổng quan về các định nghĩa các khái niệm
sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: hiệu quả chuỗi cung ứng, lãng phí trong
chuỗi cung ứng, giá trị gia tăng, lý thuyết về cơng cụ sơ đồ dịng giá trị.
Chƣơng 3: Tổng quan cơng ty
Nội dung chƣơng này trình bày về lịch sử hình thành, chiến lƣợc, mục tiêu,
sơ đồ tổ chức, qui trình hoạt động của cơng ty và sản phẩm. Bên đó, trình bày thực
trạng hoạt động của hoạt động đóng gói của Việt Nam để nhận diện vấn đề và xác
định dữ liệu cần thu thập.
Chƣơng 4: Giải quyết vấn đề
Chƣơng này xây dựng sơ đồ dòng giá trị trƣớc khi cải tiến và sau khi cải tiến
của hoạt động đóng gói tại miền Nam. Từ đó đánh giá hiệu quả và đề xuất cải tiến

cho đóng gói tại miền Bắc.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Đánh giá kết quả nghiên cứu so với mục tiêu nghiên cứu, cũng nhƣ đƣa ra
kiến nghị cho công ty.


7

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Lý thuyết về chuỗi cung ứng và hiệu quả chuỗi cung ứng

2.1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng
Larson and Rogers (1998) quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp các hoạt
động, trong và giữa các công ty đƣợc liên kết theo chiều dọc, với mục đích phục vụ
ngƣời tiêu dùng cuối cùng vì lợi nhuận”. Lambert và cộng sự (1998) quản lý chuỗi
cung ứng là sự tích hợp của qui trình kinh doanh cốt lõi từ ngƣời tiêu dùng thông
qua nhà cung cấp nguyên vật liệu để cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin nhằm
tạo giá trị gia tăng cho khách hàng và các bên liên quan. Quản lý chuỗi cung ứng
nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau của ngƣời mua và nhà cung cấp làm việc cộng tác
để cải thiện hiệu suất cung cấp (Shin et al., 2000; Narasimhan and Kim, 2008).
2.1.2. Hiệu quả chuỗi cung ứng
Theo Banomyong and Supatn (2011), hiệu quả chuỗi cung ứng (Supply
chaine performance) hiệu suất đƣợc lƣờng bằng nhiều chỉ số hiệu suất liên quan đến
các thành viên chuỗi cung ứng, cũng nhƣ sự tích hợp và phối hợp hiệu quả giữa các
thành viên trong chuỗi. Theo Pittigilio và Todd (1994), hiệu quả chuỗi đƣợc đo
lƣờng bằng 4 yếu tố: chất lƣợng/ sự hài lòng khách hàng, chi phí, thời gian và tài
sản. Theo Spekman và các cộng sự (1998), hiệu quả chuỗi đo bằng sự hài lịng
khách hàng và giảm chi phí.

2.1.3. Các loại lãng phí trong chuỗi cung ứng
1. Lãng phí do sản xuất dƣ thừa (Over production): sản xuất nhiều hơn hay quá sớm
hơn những gì đƣợc u cầu một cách khơng cần thiết (Nguyễn, 2018).
2. Lãng phí do tồn trữ (Inventory Waste): là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. hậu quả chi phí tài chính cao hơn về tồn kho,
chi phí lƣu trữ cao hơn (Nguyễn, 2018).


8

3. Lãng phí vận chuyển (Conveyone Waste): Di chuyển ở đây nói đến bất kỳ sự
chuyển động nguyên vật liệu nào không tạo ra giá trị tăng thêm. (Nguyễn, 2018).
4. Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defect Waste): sản phẩm, bán thành phẩm,
nguyên liệu bị hƣ hỏng. (Nguyễn, 2018).
5. Lãng phí q trình (Processing Waste): quy trình làm việc không hợp lý hoặc
chƣa thuận tiện cho ngƣời lao động, gây lãng phí lớn mà cịn làm hạn chế năng lực
của ngƣời lao động và tạo cơ hội cho những khuyết tật phát sinh, (Bùi, 2011).
7. Lãng phí về thời gian vơ ích (Idle time waste): thời gian chờ trong lúc thực hiện
q trình, có nhiều sự chậm trễ, trì hỗn xử lý, thời gian thiết bị khơng làm việc và
các yếu tố làm đình trệ sản xuất, (Bùi, 2011).
8. Lãng phí nguồn nhân lực: cách bố trí phân cơng công việc chƣa phù hợp để nhân
viên không phát huy hết thế mạnh của bản thân (Nguyễn, 2018).
2.2.

Lý thuyết sơ đồ dòng giá trị (VSM)
Sơ đồ dòng giá trị là phƣơng pháp quản lý tinh gọn cho việc phân tích hiện

tại và thiết kế một loại các sự kiện tƣơng lai cho sản phẩm hoặc dịch vụ từ đầu đến
khách hàng với giảm thiểu lãng phí so với hiện tại (Rother và cộng sự, 1999). Theo
Bùi (2011), sơ đồ dòng giá trị hữu dụng trong việc nhận dạng và định lƣợng lãng

phí, đặc biệt là về thời gian và chi phí.
Mục tiêu: Nắm bắt tất cả dịng chảy chính yếu của cơng việc, thơng tin,
ngun liệu của q trình và các thang đo quan trọng (Bui, 2011).
Theo Rother và công sự (1999), chuỗi giá trị tập trung vào hoạt động tạo giá
trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo Monden (1994) định nghĩa có 3 loại
hoạt động:
-

Hoạt động không tạo giá trị gia tăng- Non-value adding operations
(NVA): hành động nên đƣợc loại bỏ, ví dụ nhƣ: chờ đợi.

-

Theo Monden (1994), hoạt động cần thiết nhƣng không tạo ra giá trị gia
tăng- Necessary but non-value adding (NNVA): hành động lãng phí
nhƣng cần thiết cho qui trình vận hành hiện tại.


9

-

Hoạt động tạo giá trị gia tăng- Value-adding (VA): quá trình chuyển đổi
của nguyên vật liệu.

Theo Bùi (2011), để tạo một VSM cần thực hiện các bƣớc sau:
Bảng 2. 1. Các bƣớc vẽ sơ đồ dịng giá trị
Mơ tả

STT


Thực hiện vẽ SIPOC (Nhà cung cấp- đầu vào –quá trình- đầu ra- khách
1

hàng) và lƣu đồ triển khai công việc để xác định phạm vi, thang đo chính
yếu và các bƣớc cơ bản của q trình.

2

Xác định nhóm sản phẩm với các tiêu chí: có chung nhóm cơng đoạn, ảnh
hƣởng nhiều đến khách hàng, số lƣợng và chi phí cao, …
Thực hiện vẽ dịng q trình
-

3

Bắt đầu tại điểm kết thúc cái gì chuyển đến khách hàng và đi
ngƣợc dịng q trình.

-

Xác định các hoạt động chính

-

Xếp các hoạt động thành chuỗi trên bảng đồ.

Bổ sung dòng chảy của các đối tƣợng

4


-

Thể hiện hoạt động của tất cả đối tƣợng.

-

Nhóm các đối tƣợng lại với nhau theo 1 dòng chảy.

-

Vẽ tất cả quá trình phụ: bao gồm kiểm tra đầu vào, các kiểm tra
quá trình.

-

Bổ sung nhà cung cấp và xem lại các ký hiệu.

Bổ sung dịng chảy thơng tin
5

-

Vẽ thơng tin giữa các hoạt động

-

Thể hiện gia tăng từng bộ phận qua từng công đoạn

-


Thể hiện hệ thống lặp kế hoạch, theo dõi các chi tiết suyên suốt


10

Mơ tả

STT
q trình.
-

Thể hiện các thực một q trình giao tiếp với khách hàng và nhà
cung cấp.

-

Ghi chép thông tin đƣợc tập hợp lại.

Thu thập dữ liệu quá trình và kết nối chúng với các hộp trong sơ đồ
-

Xuyên suốt quá trình để quan sát hiện trƣờng.

-

Mỗi giai đoạn cần dữ liệu nhƣ sau: giai đoạn đầu tiên là gì? Thời

6


gian cài đặt, thời gian xử lý, đánh giá yêu cầu của khách hàng,
phần trăm lỗi/ phế phẩm, số lƣợng nhân viên, phần trăm thời gian
ngƣng, bán thành phẩm chờ trong cơng đoạn trƣớc và sau, chi phí
liên quan đến IT và nhà kho, kích cỡ lơ,…

7

Thêm dữ liệu q trình và thời gian chu kỳ vào biểu đồ: bao gồm thời gian
chờ, thời gian xử lý, thời gian cài đặt, ..
Kiểm tra biểu đồ
-

8

Kiểm tra với nhóm khơng tham gia dự án để xem lại các dòng
chảy và dữ liệu q trình có chính xác khơng.

-

Thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

-

Kiểm tra thông tin với nhân viên thực hiện quá trình

Theo Bùi (2011), các bƣớc thực hiện SIPOC:
-

1. Xác định ranh giới của quá trình và các hoạt động chính yếu.


-

2. Xác định đầu ra chính yếu và các khách hàng của đầu ra.

-

3. Xác định các đầu vào và các nhà cung cấp.

-

4. Xác định các yêu cầu then chốt về chất lƣợng đầu vào, đầu ra và các giai đoạn
quá trình.


11

Theo từ điển Cambridge, leadtime: là thời gian từ lúc đặt hàng/ yêu cầu đến
lúc nhận đƣợc sản phẩm hay dịch vụ. Theo Rajaniemi (2012), chi tiết định nghĩa về
leadtime nhƣ sau:
-

Order Lead Time (Thời gian đáp ứng đơn hàng)– Thời gian từ lúc khách hàng
xác nhận đơn hàng đến lúc đơn hàng đƣợc giao cho khách hàng.
Order Lead Time = thời điểm giao hàng – thời diểm xác nhận đơn hàng

-

Manufacturing Lead Time (Thời gian đáp ứng quá trình sản xuất) – Thời gian
lúc đơn hàng tạo đến lúc kết thúc sản xuất, sẳn sàng cho bán hàng.
Manufacturing Lead Time = thời điểm kết thúc sản xuất và sẳn sàng bán hàngthời điểm tạo đơn hàng.


-

Production Lead Time (Thời gian đáp ứng của chuyền sản xuất) – Thời gian từ
lúc sản xuất sản phẩm đầu tiên đến lúc kết thúc sản xuất, sẳn sàng cho bán hàng.
Production Lead Time = thời điểm kết thúc sản xuất và sẳn sàng bán hàng- thời
điểm sản xuất sản phẩm đầu tiên.

-

Delivery Lead Time (Thời gian đáp ứng giao hàng)– Thời gian từ lúc sản xuất
kết thúc sẳn sàng bán hàng đến lúc sản phẩm đƣợc giao cho khách hàng.
Delivery Lead Time= thời điểm sản phẩm đƣợc giao cho khách hàng - thời điểm
kết thúc sản xuất và sẳn sàng bán hàng
Theo Nguyễn (2018), Takt-time là chu kỳ thời gian mà chi tiết hoặc sản

phẩm đƣợc sản xuất đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Takt-time đƣợc tính
bằng cách lấy thời gian làm việc yêu cầu chia cho yêu cầu đặt hàng trong ngày.
Thời gian chu kỳ (Cycle time): là thời gian đi từ lúc một cơng việc đi vào q trình
cho đến khi đi khỏi quá trình (Bùi, 2011). Cycle time = thời điểm kết thúc công
việc- thời điểm bắt đầu công việc.
Thời gian xử lý (Process time): Tổng thời gian sử dụng, phân bổ thời gian
tạo giá trị gia tăng và không tạo giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị, ứng với 1 loại sản
phẩm hay dịch vụ (Bùi, 2011).
Process time= (thời điểm kết thúc- thời điểm bắt đầu)/tổng sản phẩm/ dịch
vụ trong khoảng thời gian thực hiện.


12


Thời gian di chuyển (Tranvel time): Thời gian di chuyển là thời gian cần thiết để đi
qua một tuyến đƣờng đƣợc liên kết hoặc giữa hai điểm quan tâm (Wu,2004).
Tranvel time= thời điểm kết thúc tuyến đƣờng- thời điểm bắt đầu tuyến đƣờng.
Theo Bùi (2011), để thực hiện một phân tích giá trị cần:
-

Phân loại cơng đoạn q trình theo: công đoạn tạo giá trị gia tăng, công
đoạn không tạo giá trị gia tăng, công đoạn không tạo giá trị gia tăng
nhƣng cần thiết cho doanh nghiệp.

-

Bổ sung thời gian thực hiện cho mỗi loại. Sử dụng biểu đồ giá trị theo
thời gian hoặc sơ đồ giá trị gia tăng.

-

Quyết định các bƣớc tiếp theo: công việc tạo giá trị gia tăng cần tối ƣu,
hạn chế các công việc không tạo giá trị gia tăng nhƣng cần thiết cho
doanh nghiệp, loại bỏ những hoạt động không tạo giá trị gia tăng.


13

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN CƠNG TY
Nội dung chƣơng này trình bày về lịch sử hình thành, chiến lƣợc, mục tiêu
và sản phẩm. Bên đó, trình bày thực trạng hoạt động của hoạt động đóng gói của
Việt Nam để nhận diện vấn đề và xác định dữ liệu cần thu thập.
3.1.


Lịch sử hình thành, mục tiêu chiến lƣợc, thị trƣờng và sản phầm

3.1.1. Giới thiệu Mondelēz International
Mondelēz International là một trong những tập đồn nhất tồn cầu về thức ăn
nhẹ có vị ngon tuyệt hảo và có mặt hơn 160 quốc gia và hơn 100.000 nhân viên trên
toàn cầu. Trụ sở tại thành phố Chicago bang Illinois, Hoa Kỳ.
Chiến lƣợc toàn cầu “Đồ ăn vặt tạo điều đúng- Snacking make right”
1. Đúng để tận hƣởng vị- Right for a delicious bite
2. Đúng với sức khỏe của bạn- Right for your well-being
3. Đúng cho hành tinh chúng ta- Right for our planet.
Mục tiêu: Trao quyền cho mọi ngƣời thực hiện đúng thức ăn nhẹ- Empower
people to snack right
Nhiệm vụ: Dẫn dắt tƣơng lai của ăn vặt trên khắp thế giới bằng cách cung
cấp đồ ăn nhẹ phù hợp vào đúng thời điểm đƣợc thực hiện đúng cách.
3.1.2. Lịch sử hình thành và sản phẩm Mondelēz Kinh Đô Việt Nam.
Tại thị trƣờngViệt Nam, vào tháng 7 năm 2015, Mondelez Kinh Đô Việt
Nam (MKD) là sự kết hợp giữa hai tên tuổi dẫn đầu ngành bánh kẹo trong cùng
mục tiêu mang đến cho ngƣời tiêu dùng Việt Nam.
 Văn phòng đại diện MKD tại thành phố: Hồ Chí Minh.
 Nhà máy sản xuất tại Bình Dƣơng và Hƣng Yên.
Những thƣơng hiệu sản phẩm của công ty baogồm Kinh Đô, Cosy, Solite,
AFC, LU, Oreo, Ritz, Slide, Halls, Trident, Cadbury, Toblerone và Bột cam Tang.


×