Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến năng suất lao động trong các dự án thủy lợi của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ ĐĂNG HƯNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ THỜI TIẾT ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI
CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số ngành: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2020


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS. Nguyễn Tuấn Kiệt
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS. Đỗ Tiến Sỹ
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Lương Đức Long
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đinh Công Tịnh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM
ngày 10 tháng 09 năm 2020.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. Lê Hồi Long
2. PGS.TS. Lương Đức Long
3. TS. Đinh Cơng Tịnh
4. TS. Đặng Ngọc Châu
5. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Lê Hoài Long

Lê Anh Tuấn


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LÊ ĐĂNG HƯNG

MSHV: 18700406

Ngày, tháng, năm sinh: 21/09/1994

Nơi sinh: Tp.HCM

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng


Mã số ngành: 8580302

I. TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ THỜI TIẾT ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI CỦA VIỆT NAM
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
1. Xác định các nhân tố thời tiết ảnh hưởng đến năng suất lao động trong các dự án
xây dựng thủy lợi về kiên cố và tiêu thốt nước các tuyến sơng, tuyến kênh trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xây dựng mơ hình mạng neuron nhân tạo và hồi quy tuyến tính để có đánh giá tác
động của các yếu tố đến năng suất.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày

tháng

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày

năm 2020
tháng

năm 2020

IV. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Tuấn Kiệt
TS. Đỗ Tiến Sỹ


Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2020


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

Nguyễn Tuấn Kiệt

Đỗ Tiến Sỹ

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

Đỗ Tiến Sỹ

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Lê Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Nguyễn Tuấn Kiệt
và TS. Đỗ Tiến Sỹ đã tận tình hướng dẫn, động viên và cho tơi những gợi ý q báu
để hồn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Kỹ thuật Xây dựng,
Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM đã truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình học tập là nền tảng vững chắc cho tơi trong suốt q trình
nghiên cứu.
Ngồi ra, tơi cũng xin gởi lời cám ơn tới quý đồng nghiệp và Ban giám đốc công
ty Quản lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi đã tận tình chỉ dẫn, cho tơi cái nhìn tường tận
hơn về những vấn đề thực tế của hệ thống thủy lợi bằng những kinh nghiệm quý báu.
Luận văn Thạc sĩ hoàn thành với sự cố gắng của bản thân, tuy nhiên sai sót và

hạn chế là khơng thể tránh khỏi. Kính mong nhận được các góp ý, chỉ dẫn của quý
Thầy Cô để tôi bổ sung thêm kiến thức và hồn thiện bản thân mình hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
Lê Đăng Hưng


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Các ngành cơng nghiệp ngày càng phát triển dẫn đến nhiều bất cập phát sinh
cũng như nhu cầu phải đẩy nhanh tốc độ, chú trọng cải thiện năng suất hoạt động. Vấn
đề cải thiện năng suất trong hoạt động xây dựng hiện nay là một trong những công việc
rất được quan tâm trong ngành công nghiệp. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất của dự án đã được thực hiện trong nhiều nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên
các nghiên cứu này tập trung ở phạm vi rộng, chưa tập trung sâu vào các vấn đề riêng
biệt của từng yếu tố.
Trong nghiên cứu này có mục tiêu chính gồm có: Xác định được các tác động
của thời tiết đến năng suất lao động của dự án Thủy lợi (loại dự án riêng biệt). Tiếp đó
liệt kê 29 nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất dùng để ước lượng khả năng hoạt động
thiếu tính ổn định. Từ đó xây dựng mơ hình dự báo sự mất năng suất để tính tốn ước
lượng cơ bản cho các dự án chuẩn bị đầu tư thuộc nhóm cơng trình xây dựng Thủy lợi.
Qua đó, trong nghiên cứu này sử dụng mạng neuron nhân tạo (Artificial Neural
Network_ANN) được biết đến như một hệ thống có khả năng giải quyết các vấn đề
phức tạp liên quan đến các mối quan hệ hay tình huống khơng dự đốn được bằng khả
năng học hiểu dựa trên cơ sở dữ liệu khảo sát thực tế. Nghiên cứu này giúp xây dựng
mơ hình ANN và hồi quy đa biến trên cùng một tập dữ liệu để kiểm tra, so sánh khả
năng ước lượng của mơ hình. Từ đó đưa ra một mơ hình có khả năng xác định gần như
chính xác năng suất lao động sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi chịu các tác động của thời
tiết. Đồng thời xác định được 19 nhân tố thời tiết chính có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
xác định năng suất lao động cho dự án xây dựng thủy lợi.



ASTRACT
The development of industries leads to many problems as well as to speed up
production, focusing on improving productivity. The issue of improving productivity
in construction activities is of great interest in the industry. Factors affecting project
productivity have been identified in previous studies. However, these studies focus on
a wide range, not focusing on the specific issues of each element.
The main objectives of this study include: Identifying the impacts of weather
on labor productivity of the Irrigation project (this is a separate project type). We then
listed the 29 most influential factors used to estimate the instability. From that, build a
model of productivity loss prediction to calculate basic estimates for projects of
investment in irrigation construction. There by, this study uses an artificial neural
network (ANN), which is known as a system capable of learning and understanding
based on actual survey data to solve complex problems that are not expected. predict.
This study helps develop the ANN model and multivariate regression on the same data
set to test and compare the estimation capacity of the model. This gives a model
capable of determining almost exactly how labor productivity will be affected by the
effects of weather. In addition, 19 major weather factors were directly identified to
determine labor productivity for irrigation construction projects.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nội dung do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Tuấn Kiệt và TS. Đỗ Tiến Sỹ.
Số liệu thu thập và các kết quả trong luận văn này là hồn tồn trung thực và chưa
được cơng bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công việc thực hiện của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng


Lê Đăng Hưng

năm 2020


i
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 1
1.1. Giới thiệu chung .................................................................................................... 1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 3
1.2.1. Lý do dẫn đến nghiên cứu .................................................................................. 3
1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.3. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................ 4
1.4. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.5. Quy mô nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.6. Hạn chế của nghiên cứu......................................................................................... 5
1.7. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu ......................................................................... 5
1.7.1. Về mặt học thuật ................................................................................................. 5
1.7.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................ 7
2.1. Các định nghĩa, khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu ....................................... 7
2.1.1. Khái niệm về năng suất ...................................................................................... 7
2.1.2. Các phương pháp chủ yếu để xác định năng suất .............................................. 7
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................................... 9
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ................................................... 9
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước................................................................................. 9
2.2.3. Các nghiên cứu ở nước ngồi ........................................................................... 10
2.2.4. Tổng hợp và phân nhóm lại các nhân tố ........................................................... 14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 17

3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 17
3.2. Thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi .................................................................... 18
3.2.1. Giới thiệu bảng câu hỏi .................................................................................... 18
3.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi ..................................................................................... 19
3.2.3. Kiểm định thang đo, xác định kích thước mẫu ................................................ 20
3.2.3.1. Kích thước mẫu ............................................................................................. 20
3.2.3.2. Kiểm định thang đo ....................................................................................... 21


ii
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu khảo sát .................................................................. 22
3.2.5. Cơng cụ phân tích dữ liệu ................................................................................. 23
3.3. Mơ hình hồi quy .................................................................................................. 23
3.3.1. Giới thiệu về mơ hình hồi quy .......................................................................... 23
3.3.2. Các giả định đối với phân tích hồi quy............................................................. 25
3.3.3. Ưu điểm và hạn chế của phân tích hồi quy ...................................................... 26
3.3.4. Một số thơng số quan trọng trong phân tích hồi quy: ...................................... 27
3.3.5. Tóm tắt các bước thực hiện mơ hình hồi quy ................................................... 30
3.4. Mạng neuron nhân tạo ......................................................................................... 31
3.4.1. Mạng thần kinh ................................................................................................. 31
3.4.2. Giới thiệu về mạng neuron nhân tạo ................................................................ 33
3.4.3. Phân loại mạng Neuron .................................................................................... 34
3.4.4. Mạng Neuron lan truyền ngược (Back - propagation neural network): ........... 39
3.4.5. Hàm kích hoạt hoạt động (Active function) ..................................................... 39
3.4.6. Quy trình xử lý của mạng neuron nhân tạo (ANN) .......................................... 42
3.4.7. Ứng dụng thực tế cho mạng neuron nhân tạo (ANN) ...................................... 43
3.4.8. Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng mạng neuron nhân tạo ................................. 43
3.4.9. Ưu điểm của mạng neuron nhân tạo ................................................................. 43
3.4.10. Nhược điểm của mạng neuron nhân tạo ......................................................... 43
3.4.11. Tóm tắt các bước thực hiện mạng neuron nhân tạo ....................................... 44

CHƯƠNG 4. THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................. 45
4.1. Khảo sát thử nghiệm ............................................................................................ 45
4.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu khảo sát thử nghiệm ................................................... 45
4.1.2. Phân tích Cronbach’s Alpha khảo sát thử nghiệm ........................................... 47
4.2. Khảo sát thực tế ................................................................................................... 49
4.2.1. Thống kê mô tả ................................................................................................. 50
4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo ............................................................................ 53
4.2.3. Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ................................. 58
4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá.............................................................................. 61
4.2.5. Đặt tên nhóm .................................................................................................... 68


iii
4.2.6. Kết luận............................................................................................................. 68
4.3. Xây dựng mơ hình nghiên cứu ANN .................................................................. 68
4.3.1. Phân tích số liệu ................................................................................................ 68
4.3.2. Lựa chọn cấu trúc mạng ................................................................................... 69
4.3.3. Đào tạo mạng .................................................................................................... 70
4.3.4. Kết quả huấn luyện mạng ................................................................................. 70
4.3.5. Kết luận............................................................................................................. 73
4.4. Xây dựng mơ hình Hồi quy tuyến tính (Regression linear) ................................ 74
4.4.1. Xử lý số liệu cho mơ hình hồi quy ................................................................... 74
4.4.2. Xây dựng ma trận hệ số tương quan ................................................................. 74
4.4.3. Xây dựng mơ hình hồi quy đa biến .................................................................. 74
4.4.4. Đánh giá mơ hình Hồi quy trên tập dữ liệu kiểm tra ........................................ 79
4.4.5. Kết luận: ........................................................................................................... 80
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 82
5.1. Kết luận................................................................................................................ 82
5.2. Hạn chế của nghiên cứu....................................................................................... 82
5.3. Đề xuất kiến nghị ................................................................................................. 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 84
PHỤ LỤC TÍNH TỐN ............................................................................................ 87
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ...................................................................................... 114


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4. 1: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha biến độc lập .....................................48
Bảng 4. 2: Số lượng kết quả của cuộc khảo sát ...........................................................50
Bảng 4. 3: Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố nhiệt độ (lần 1) .............................53
Bảng 4. 4: Bảng tổng hợp các thông số yếu tố nhiệt độ ..............................................53
Bảng 4. 5: Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại biến A.4 (lần 2) ....................54
Bảng 4. 6: Bảng tổng hợp sau khi loại biến A.4 (lần 2) ..............................................54
Bảng 4. 7: Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố nhiệt độ có loại biến A.4.55
Bảng 4. 8: Bảng giá trị hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố độ ẩm ...................................55
Bảng 4. 9: Bảng tổng hợp các thông số yếu tố độ ẩm .................................................55
Bảng 4. 10: Bảng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố độ ẩm ............................56
Bảng 4. 11: Bảng giá trị hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố vận tốc gió .........................56
Bảng 4. 12: Bảng tổng hợp các thơng số yếu tố vận tốc gió .......................................56
Bảng 4. 13: Bảng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố vận tốc gió ....................56
Bảng 4. 14: Bảng giá trị hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố mưa bão .............................57
Bảng 4. 15: Bảng tổng hợp các thông số yếu tố mưa bão ...........................................57
Bảng 4. 16: Bảng giá trị hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại các biến .....................58
Bảng 4. 17: Bảng tổng hợp các thông số sau khi loại biến .........................................58
Bảng 4. 18: Bảng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố mưa bão ........................58
Bảng 4. 19: Bảng xếp hạng giá trung bình các nhân tố khảo sát ................................59
Bảng 4. 20: Bảng giá trị hệ số KMO và Bartlett’s test ban đầu ..................................61
Bảng 4. 21: Bảng phân tích phương sai tổng ban đầu .................................................61
Bảng 4. 22: Bảng ma trận xoay các nhân tố ban đầu ..................................................62
Bảng 4. 23: Bảng giá trị hệ số KMO và Bartlett’s test sau khi loại biến ....................64

Bảng 4. 24: Bảng phân tích phương sai tổng sau loại biến .........................................65
Bảng 4. 25: Bảng ma trân xoay của các nhân tố sau loại biến ....................................67
Bảng 4. 26: Kết quả huấn luyện cấu trúc 1 .................................................................70
Bảng 4. 27: Kết quả huấn luyện cấu trúc 2 .................................................................70
Bảng 4. 28: Kết quả huấn luyện cấu trúc 3 .................................................................71
Bảng 4. 29: Kết quả huấn luyện cấu trúc 4 .................................................................71
Bảng 4. 30: Kết quả huấn luyện cấu trúc 5 .................................................................71
Bảng 4. 31: Kết quả kiểm tra mơ hình ANN theo bộ mẫu nhóm 3 .............................72


v
Bảng 4. 32: Bảng tóm tắt các kết quả mơ hình hồi quy enter .....................................75
Bảng 4. 33: Bảng ANOVA mơ hình hồi quy ..............................................................75
Bảng 4. 34: Bảng hệ số của mơ hình hồi quy ..............................................................76
Bảng 4. 35: Bảng thứ tự mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên năng suất ước lượng 76
Bảng 4. 36: Bẳng kết quả giá trị hệ số MAPE ............................................................79
Bảng 4. 37: Bảng so sánh các thơng số của 2 mơ hình ...............................................81


vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3. 1: Phương pháp nghiên cứu của luận văn .....................................................18
Hình 3. 2: Mức độ dự báo kết quả thơng qua giá trị MAPE ......................................29
Hình 3. 3: Quy trình thực hiện phương pháp hồi quy tuyến tính ...............................30
Hình 3. 4: Mạng neuron của con người ...................................................................... 31
Hình 3. 5: Các thành phần chính của mạng thần kinh................................................ 32
Hình 3. 6: Cấu trúc và tiến trình hoạt động của mạng ANN ......................................34
Hình 3. 7: Mạng neuron lan truyền tiến .....................................................................35
Hình 3. 8: Mạng neuron có tín hiệu phản hồi .............................................................35
Hình 3. 9: Mạng neuron hồi quy ................................................................................36

Hình 3. 10: Mạng ANN có tín hiệu giám sát.............................................................. 38
Hình 3. 11: Mạng ANN có tín hiệu tăng cường .........................................................38
Hình 3. 12: Biểu đồ của hàm sigmiod ........................................................................39
Hình 3. 13: Biểu đồ hàm Tanh ...................................................................................40
Hình 3. 14: Biểu đồ hàm ReLU ..................................................................................41
Hình 3. 15: Quy trình thực hiện của mạng neuron nhân tạo (ANN) ..........................44
Hình 4. 1: Cấu trúc mạng ANN được chọn gồm 8 nút ở lớp hidden .........................73
Hình 4. 2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa .............................................................77
Hình 4. 3: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa P-P Plot .........................................................77
Hình 4. 4: Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính ..........................78


1
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu chung
Phát triển hệ thống thủy lợi của Việt Nam rất được quan tâm. Trong quá trình
đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể không
nhắc đến vai trị của hệ thống cấp nước sạch và tiêu thốt nước ơ nhiễm. Do đó một
hệ thống thủy lợi hồn thiện có vai trị quan trọng vơ cùng to lớn trong việc phát triển
đồng bộ của sản xuất nông nghiệp với sự phát triển của xã hội.
Vì vậy cơng tác đầu tư, thi cơng và thanh quyết tốn đưa vào vận hành các tuyến
kênh rạch của các hệ thống thủy lợi cần thực hiện nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên
theo thực tế hiện nay việc triển khai các hoạt động vẫn đang rất chậm. Trong đó phải
kể đến vấn đề các nhà thầu thi công với tốc độ rất chậm chạp. Có rất nhiều lý do để
ảnh hưởng đến vấn đề thi công chậm chạp của nhà thầu như nguồn vốn chậm, khả
năng thi công yếu kém, trở ngại về mặt bằng, ... Trong nội dung của bài báo cáo luận
văn này, học viên tập trung chính vào một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đến
khả năng thi cơng cơng trình thủy lợi là yếu thời tiết.
Mục đích chính của nghiên cứu là đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực của thời
tiết trong giai đoạn thi công xây dựng tại công trường. Thực hiện công tác đo lường,

đánh giá năng suất lao động sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi thời tiết khơng thuận lợi. Từ
đó mà các chủ đầu tư, ban quản lý, đơn vị thi công có thể tham khảo để đánh giá, sắp
xếp các cơng tác sao cho phù hợp với thời gian đã ký kết.
Để xác định những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết tác động đến vấn đề nghiên
cứu cần phải xác định các đặc trưng của khi tượng thủy văn trên khu vực. Nội dung
luận văn tập trung chính là việc quan sát các loại hình thời tiết ở phạm vi khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó những thơng số này sẽ được lấy theo dữ liệu thời tiết
tại đây.
Các đặc trưng khí tượng:
a. Nhiệt độ:
Đặc điểm về khí hậu của vùng mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới cận
xích đạo, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình năm rất điều hịa, chênh lệch trung
bình nhiệt độ giữa các tháng không lớn.


2
b. Độ ẩm:
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có độ ẩm trung bình đạt từ 78-80%, do nắng
nhiều, nhiệt độ cao. Trong năm, mùa mưa có độ ẩm cao hơn hẳn so với mùa khô (8588%/70-75%). Độ ẩm tháng cao nhất có thể đạt đến 90%. Độ ẩm thấp có thể xuống
dưới 30%.
c. Bốc hơi:
Với nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, lượng bốc hơi trên tồn lưu vực nhìn chung
lớn, đạt trên dưới 1000mm/năm tùy khu vực. Lượng bốc hơi cao ở hạ lưu (1100 mm
 1200 mm) và có xu thế giảm dần lên thượng lưu (700 m  900 mm).
Trong năm, tháng bốc hơi mạnh nhất là tháng II, III, IV với lượng bốc hơi cao
nhất đạt từ 100 mm/tháng  150 mm/tháng. Từ giữa đến cuối mùa mưa, lượng bốc
hơi giảm chỉ còn 50mm/tháng  70mm/tháng. Diễn biến của q trình bốc hơi có khả
năng hồn tồn ngược với q trình bốc hơi thực tế trên lưu vực vì trong lúc nước
trong đất nghèo nhất thì q trình bốc hơi có khả năng lại có giá trị lớn nhất và ngược
lại.

d. Gió bão:
Gió thường xuyên có 2 hướng là Tây Nam và Đơng Bắc. Gió có hướng Tây Nam
xuất hiện trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, gió Đơng Bắc xuất hiện trong mùa
khơ từ tháng 11 đến tháng 4. Tốc độ gió thường xun từ 2-4m/s.
Bão ít xuất hiện nhưng khơng phải khơng có. Theo thống kê trong 100 năm trở
lại đây thì trong số các cơn bão đổ bộ vào nước ta có 10% số cơn bão gây ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp đến vùng này, trong đó phần đổ bộ trực tiếp chiếm tỷ trọng rất
nhỏ (khoảng 2,5%). Những cơn bão gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khu
vực xảy ra vào những tháng cuối năm, chủ yếu gây mưa lớn (200-300)mm/ngày trên
phạm vi toàn lưu vực và gió cấp 2 đến cấp 10 tức khoản (20-25)m/s. Ngồi ra, trong
khu vực nghiên cứu còn xuất hiện các cơn lốc xốy có tốc độ gió có khi đạt đến
30m/s, tuy nhiên những những trận gió lốc như vậy chỉ xảy ra trong phạm vi hẹp và
thời gian ngắn song sức phá hoại mạnh nên cũng có thể gây những hư hỏng về nhà
cửa và cơng trình dân dụng khác.
e. Chế độ mưa:


3
Chế độ mưa trong khu vực chia làm 02 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng11. Số ngày mưa chiếm 86% và lượng
mưa chiếm từ 90%  93% tổng lượng mưa hằng năm.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Lượng mưa chiếm từ 7%  10%
lượng mưa toàn năm.
Chế độ mưa ít biến động qua các năm và lượng mưa hàng tháng trong năm cũng
tương đối ổn định.
Lượng mưa ứng với P = 10%
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Lý do dẫn đến nghiên cứu
- Dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề cần được nêu ra
để có giải pháp thay đổi, nâng cao và cải thiện chất lượng. Thông thường các dự án

trong quá trình triển khai thực hiện gặp rất nhiều yếu tố tác động làm cho dự án không
thể hoặc thực hiện khơng như kế hoạch ban đầu. Có sự chồng chéo, không thống nhất
và khiếu nại giữa các bên tham gia. Công tác giải quyết xử lý theo luật định lại chưa
rõ ràng dẫn đến thực hiện không nghiêm chỉnh và hiệu quả. Một dự án được đánh giá
là thành công cần phải quan tâm đến các yếu tố chính về chi phí, tiến độ và giải quyết
được các khiếu nại giữa các bên tham gia. Đã có nhiều bài báo, các nghiên cứu nói
về tình hình triển khai các dự án của xây dựng Việt Nam nói chung. Tuy nhiên vẫn
chưa giải quyết được hoàn toàn những nội dung cịn tồn tại của cơng tác thực hiện
đầu tư xây dựng.
- Các yếu tố thường xuyên tác động đến một dự án là về chi phí, tiến độ, năng
suất, chất lượng thi cơng. Trong số đó khơng thể khơng kể đến các yếu tố bên ngoài
tác động lên dự án làm chậm trễ công tác thực hiện. Và cũng đã có khơng ít các bài
báo khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Việc xác định rõ các nhân tố chính ảnh hưởng
đến sự chậm trễ tiến độ thực hiện dự án nhằm mục đích đề xuất hướng giải quyết để
đẩy nhanh tốc độ thực hiện, đáp ứng được nhu cầu bức thiết của một hệ thống thủy
lợi toàn diện.
- Xây dựng một mơ hình giúp đánh giá, ước lượng tác động của yếu tố bên ngoài
đến một dự án để những người làm ngành xây dựng có thể ý thức một cách định lượng


4
mức độ ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án, khả năng xử lý, dự phòng các trường hợp
cấp bách có thể xảy ra.
- Mơ hình giúp đánh giá sự tác động của các yếu tố thời tiết đến năng suất lao
động là một đóng góp trong tổng thể của ngành xây dựng. Đưa ra các biện pháp giúp
giải quyết tác động ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án một cách linh hoạt và rút
ra được những kinh nghiệm thơng qua các kế hoạch đã được dự phịng trước.
- Nghiên cứu này tìm hiểu về:
+ Ảnh hưởng của tác động do thời tiết đến năng suất lao động trên cơng trường của
cơng nhân trên quan điểm nhìn nhận của người quản lý ở loại hình dự án thủy lợi.

Ngồi những tác động trực tiếp thì cịn ảnh hưởng gián tiếp đến các vấn đề nào khác
của dự án.
+ Sử dụng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát lấy số liệu từ các chuyên gia. Công cụ
ANN để tối ưu năng suất lao động dựa trên từng điều kiện cụ thể khác nhau của mơi
trường, từ đó dựa vào khả năng dự báo trước để có bước chuẩn bị khi lập dự án.
1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu
- Vai trị việc dự đốn sự ảnh hưởng của thời tiết trong dự án xây dựng hiện nay
như thế nào?
- Tại sao những khiếu nại về ảnh hưởng bởi việc chậm trễ do thời tiết chưa được
giải quyết rõ ràng?
- Thời tiết bất lợi lại ảnh hưởng đến năng suất lao động đã được nghiên cứu
nhưng vẫn chưa có giải pháp tốt nhất?
- Giải pháp nào được đề ra để giúp các đơn bị tham gia dự án có thể chuẩn bị
cũng như ước lượng các ảnh hưởng?
1.3. Sự cần thiết của đề tài
- Dự án thủy lợi thi công phụ thuộc vào thời tiết (nhiệt độ cao thấp, mực nước
triều lên hay xuống, lượng mưa nhiều hay ít, có yếu tố mùa bão lũ).
- Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thầu chưa lường trước được yếu tố này ảnh
hưởng đến năng suất và tiến độ.
- Cần có các bước đánh giá tác động của yếu tố để dự trù các khả năng đến năng
suất, tiến độ.


5
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định vai trò của nhân tố thời tiết trong một dự án xây dựng. Nêu lên những
ảnh hưởng của nó đối với các hạng mục khác nhau như thế nào.
- Xác định các mức độ ảnh hưởng của nhân tố thời tiết tác động như thế nào đến
năng suất lao động. Tùy theo mỗi mức độ và điều kiện thời tiết khác nhau sẽ có giá
trị ảnh hưởng như thế nào.

- Xây dựng mơ hình dự đốn sự mất năng suất lao động dựa trên những tác động
của thời tiết sử dụng mạng neuron nhân tạo (ANN).
1.5. Quy mô nghiên cứu
- Dữ liệu khảo sát được lấy tại các dự án Thủy lợi nằm trong khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh. Tập trung chính ở các dự án về kiên cố và tiêu thoát nước các
tuyến sông, tuyến kênh.
- Các đối tượng được tiến hành lấy ý kiến gồm những người có kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm làm việc về quản lý, giám sát, thi công các dự án Thủy lợi:
+ Chủ đầu tư.
+ Ban quản lý dự án.
+ Tư vấn giám sát.
+ Nhà thầu chính, phụ, đơn vị cung cấp.
+ Các đối tượng liên quan đến dự án.
1.6. Hạn chế của nghiên cứu
- Nghiên cứu tập trung vào hoạt động xây dựng của hệ thống xây dựng cơng
trình Thủy lợi mà khơng bao quát chung cho các hệ thống xây dựng khác.
- Nghiên cứu xác định yếu tố thời tiết tác động đến năng suất nhưng chưa đánh
giá được từng mức độ của mỗi loại thời tiết sẽ có ảnh hưởng ra sao.
- Nghiên cứu xác định dựa trên sự đánh giá trên quan điểm của cấp quản lý, còn
một số vấn đề có thể chưa được nêu ra trên quan điểm của người lao động.
1.7. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu
1.7.1. Về mặt học tḥt
- Sử dụng mơ hình ANN để học, tích lũy kiến thức từ đó đưa ra kết quả đánh
giá cho một nhân tố tác động được đề xuất. Một dạng mơ hình trí tuệ nhân tạo được


6
đào tạo, rèn luyện để tạo ra những kết quả như mong muốn, nhằm dự đốn những khả
năng có thể xảy ra.
- Giúp đánh giá những rủi ro mà thời tiết có thể ảnh hưởng đến năng suất cũng

như tiến độ của dự án đầu tư xây dựng Thủy lợi.
1.7.2. Về mặt thực tiễn
- Giúp đánh giá những yếu tố tác động đến năng suất của dự án từ một nhân tố
cụ thể là thời tiết. Có thể phát triển lên ở cấp độ cao hơn là tất cả các nhân tố dự án.
Có sự đan xen, kết hợp giữa các nhân tố khác nhau để đưa ra một phương án tối ưu
hiệu quả trên cả một giai đoạn thực hiện lâu dài của dự án xây dựng. Giúp cho các
bên tham gia có thể ước lượng những khả năng, đối phó một cách linh hoạt với rủi ro
làm chậm tiến độ thực hiện nhằm mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất, tạo ra một dự án
thành cơng.
- Ngồi ra dựa vào những kết hoạch chi tiết được lập dựa trên nghiên cứu này
giúp đơn vị quản lý đánh giá được tính hiệu quả và năng lực trong việc chuẩn bị thưc
hiện của các bên tham gia vào dự án.


7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Các định nghĩa, khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm về năng suất
- Năng suất lao động (NSLĐ) thể hiện bằng tỷ số giữa đầu ra (sản phẩm) và đầu
vào trong quá trình sản xuất, lao động. Năng suất lao động là tính hiệu quả, giá trị tạo
ra của hoạt động được thể hiện bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong
những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó. Có nhiều cấp độ để đánh
giá năng suất lao động từ đó cũng có nhiều cách tính. NSLĐ được tính tốn dựa vào
sản phẩm, giá trị, chất lượng, …
- Năng suất lao động trực tiếp là hiệu quả lao động của người lao động trong
quá trình sản xuất nhất định, chủ yếu được xác định dựa trên mức hao phí lao động
phải bỏ ra để tạo ra sản phẩm của người lao động.
- Năng suất người lao động: là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được
đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời
gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó.

- Năng suất tổ đội: là tính hiệu quả, giá trị được tạo ra dựa trên các hạng mục
công việc thực hiện được của tổ đội trên một ngày hay một tuần hoặc trên một hạng
mục công việc cụ thể.
- Năng suất công trường: giá trị sinh ra của tất cả các tổ đội, các thành phần
tham gia thực hiện các phần của cơng trình trên một mức chi phí, thời gian, công sức
bỏ ra để thực hiện.
2.1.2. Các phương pháp chủ yếu để xác định năng suất
- Phương pháp để đo lường NSLĐ khơng có định nghĩa rõ ràng theo lý thuyết,
năng suất sẽ có sự thay đổi cách định nghĩa giữa các lĩnh vực và mục đích đánh giá
khác nhau. Các phương pháp để ước lượng, đo lường năng suất lao động có rất nhiều
nhưng có 2 hình thức cơ bản được nêu ra là đo lường trực tiếp và đo lường gián tiếp.
- Phương pháp trực tiếp:
+ Phương pháp về số lượng sản phẩm: xác định số lượng sản phẩm tạo ra
được trên một đơn vị giờ công hay ca làm việc, đây là phương pháp tiết kiệm thời


8
gian và chi phí khảo sát, đơn giản nhất để có thể ước lượng cơ bản năng suất của mục
tiêu.
+ Phương pháp giá trị: xác định chi phí đầu tư để tạo ra một sản phẩm. Chi
phí phải bỏ ra này bao gồm các loại như: nguyên vật liệu, nhân cơng, vận hành và
hao phí máy móc, hư hỏng sản phẩm. Phương pháp này cơ bản chỉ phù hợp với các
hình thức sản phẩm đơn giản, ít cơng đoạn.
+ Phương pháp chi phí: là tỷ số giữa chi phí thực tế phải bỏ ra để thực hiện
so với chi phí ước tình ban đầu theo ngân sách. Phương pháp này rất ít được sử dụng
nhưng là một hình thức đánh giá việc ước lượng có hiệu quả hay khơng.
Ngồi ra một số phương pháp trực tiếp để ước lượng năng suất lao động
nhưng đa phần không được phổ biến do chỉ tập trung vào một pham vi công việc thu
hẹp và điều kiện hạn chế của loại hình cơng việc đó.
- Phương pháp gián tiếp:

+ Phương pháp lấy mẫu (Work Sampling) là phương pháp lấy số liệu thống kê
dựa trên thời gian thực tế làm việc của người lao động. Để có dữ liệu làm việc thì
phương pháp này dựa trên các thành phần về thời gian làm việc và hiệu quả tạo ra.
Hình thức lấy mẫu thực hiện trong vịng 5 phút liên tục.
+ Phương pháp nghiên cứu cơng việc (Work Study) là phương pháp đánh giá
biện pháp thi cơng các hạng mục đang thực hiện để có giải phải cải thiện. Nội dung
chính của phương pháp giúp đánh giá khả năng sắp xếp công việc của cấp quản lý và
khả năng làm việc của người lao động.
+ Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi (Questionaire) là phương pháp xác định
về mức độ, số lượng và các vấn đề thường xun hay có thể xảy ra trong q trình
thực hiện của dự án xây dựng. Dựa trên ý kiến của người trả lời mà có bước đánh giá
vấn đề về tiến độ, năng suất, chi phí… Từ đó tổng hợp và có đề xuất giải pháp hiệu
quả để giải quyết các vấn đề này. Phương pháp này có tính hiệu quả và cho kết quả
nhanh, tiết kiệm.
- Có rất nhiều bài nghiên cứu, lập luận được nêu ra để tính năng suất lao động.
Nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ một sự thống nhất nào trong cách tính giống như
định nghĩa của chính nó. Để đưa ra một phương pháp tiêu chuẩn giúp đánh giá năng


9
suất lao động thì cần có một khoảng thời gian dài nghiên cứu nữa. Cơ bản chúng ta
có thể chấp nhận cơng thức tính của năng suất lao động như sau:
Labor _ Productivity 

Output
(2.1)
Labor _ cos t

Labor _ Productivity 


Output
Work_hours

(2.2)

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
- Trong nước hay ở nước ngồi thì vấn đề nghiên cứu, xác định năng suất lao động
luôn được quan tâm rất lớn. Dựa trên những đặc điểm của cơng trình xây dựng, các
nghiên cứu tổng quan từ trước thì trong quá trình triển khai thi công kéo dài với các
giai đoạn khác nhau thì sẽ có rất nhiều tác động ảnh hưởng lên dự án (đặc biệt là về
năng suất) và có thể tổng hợp thành 10 nhóm như sau:
+ Nhóm các nhân tố về quản lý sản xuất, tổ chức công việc trên cơng trường.
+ Nhóm các nhân tố tạo động lực cho người lao động.
+ Nhóm các nhân tố về cá nhân người lao động.
+ Nhóm các nhân tố về thời gian làm việc.
+ Nhóm các nhân tố về cơng cụ lao động.
+ Nhóm các nhân tố về điều kiện lao động.
+ Nhóm các nhân tố về an tồn lao động.
+ Nhóm các nhân tố về từng dự án cụ thể.
+ Nhóm các nhân tố về tự nhiên.
+ Nhóm các nhân tố về kinh tế xã hội.
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Văn Ngọc Thuấn (2012) “Đánh giá của nhà thầu về các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất lao động” [1] nêu ra ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động và
tiềm năng cải thiện nâng cao năng suất lao động bằng cách cảu thiện các nhân tố tác
động lên dự án. Nội dung nghiên cứu tập trung trong việc đề ra giải pháp loại bỏ các
nhân tố tiêu cực hoặc dùng các phương pháp cải thiện nhân tố tiêu cực, từ đó nâng
cao năng suất trong cơng nghiệp xây dựng.



10
Nguyễn Nam Cường (2007) “Xây dựng mơ hình dự báo sự mất năng suất lao
động ở các dự án xây dựng trong giai đoạn thi công sử dụng công cụ mạng Neuron
nhân tạo (ANNs)” [2] xác định 28 nhân tố tác động đến năng suất lao động thông qua
khảo sát 47 nhân tố ảnh hưởng. Xây dựng mơ hình ước lượng mất năng suất thông
qua số liệu khảo sát từ các dự án cụ thể và rút ra các nhân tố chính và có tương quan
nhất đến phần trăm mất năng suất lao động.
Nguyễn Kiều Ngọc Thắng (2011) “So sánh năng suất lao động khi thi công ban
ngày và ban đêm tại các dự án thốt nước trong nội ơ Thành phố Hồ Chí Minh” [3]
so sánh năng suất thay đổi ra sao khi thi công các hạng mục khác nhau giữa ban ngày
và ban đêm trong các dự án thốt nước thuộc ngành giao thơng trên địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh. Nội dung của nghiên cứu nêu ra các yếu tố ảnh hưởng trong hai khoảng
thời gian của một ngày và có giải pháp đề xuất các bước điều chỉnh để tăng năng suất
lao động.
Nhìn chung các luận văn trước đây đã phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất lao động của dự án xây dựng. Một số nghiên cứu cũng phân tích sâu vào
vai trị của từng nhóm nhân tố riêng ảnh hưởng như thế nào đến năng suất. Các nghiên
cứu kể trên tập trung vào những tác động trên phương diện hữu hình, có thể kiểm sốt
từ đầu như cơng tác quản lý, người lao động, điều kiện làm việc, thời điểm làm
việc,…do đó việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khó dự đốn, đặc biệt
là các yếu tố thời tiết là một hướng đi phù hợp để góp phần trong việc cải thiện năng
suất và đảm bảo việc thực hiện thành công dự án.
2.2.3. Các nghiên cứu ở nước ngoài
M. Al-Bouwarthan, M. M. Quinn, D. Kriebel, and D. H. Wegman (2019) ,
“Assessment of heat stress exposure among construction workers in the hot desert
climate of Saudi Arabia” [4] khảo sát trên phạm vi của 10 công trường xây dựng với
81 ngày lấy mẫu giúp xác định các yếu tố công việc bị tác động bởi nhiệt độ quá cao,
đồng thời xác định nguy cơ rủi ro có thể xảy ra do nhiệt độ cao của môi trường
N. N. Eldin, M. Al Abbasi, and A. Senouci (2018) , “Impact of weather

conditions on construction labour productivity in Qatar” [5] nghiên cứu tác động của
nhiệt độ, độ ẩm và gió đến năng suất của bốn hoạt động xây dựng bao gồm: ván


11
khn, xây gạch, thạch cao và lát gạch hồn thiện ở các cơng trình xây dựng của
Qatar. Nghiên cứu nêu ra tác động rất lớn của thời tiết nhất là nhiệt độ. Từ đây kết
luận ràng năng suất khi làm việc vào mùa hè có thể chỉ bằng một nữa so với khi làm
việc vào các tháng mùa đông.
O. Moselhi, D. Gong, and K. El-Rayes (1997), “Estimating weather impact on
the duration of construction activities” [6] xây dựng hệ thống định lượng tác động
của thời tiết đến các hoạt động xây dựng, tác động đến tiến độ, chi phí và gây mất
năng suất lao động. Hệ thống cung cấp thông tin tư vấn, ước tính và phân tích tác
động của từng yếu tố thời tiết trước và trong giai đoạn xây dựng có thể xảy ra ở
Canada.
K. Srinavin and S. Mohamed (2003), “Thermal environment and construction
workers’ productivity: Some evidence from Thailand” [7] xây dựng mơ hình năng
suất PMV xác định dữ liệu về bốn thông số cơ bản của thời tiết là: nhiệt độ khơng
khí, độ ẩm tương đối, nhiệt độ bức xạ và vận tốc gió tại bốn cơng trường xây dựng
tại Thái Lan. Dựa trên lý thuyết kích thích và khái niệm tiện nghi nhiệt, bài báo này
đã đề xuất một mơ hình xem xét tất cả các thơng số trong một phạm vi môi trường
nhiệt mà cơ thể con người có thể đáp ứng. Mơ hình cũng tính đến bản chất của nhiệm
vụ xây dựng đang được thực hiện (hoạt động nhẹ đến công việc nặng nhọc) và quần
áo. So sánh các giá trị năng suất được dự đoán và giá trị quan sát của các yếu tố cơng
việc nặng, trung bình và nhẹ.
M. H. Jang, Y. S. Yoon, S. W. Suh, and S. J. Ko (2008), “Method of using
weather information for support to manage building construction projects” [8] đề
xuất một phương pháp quản lý tiến độ thi công sử dụng thông tin thời tiết theo thời
gian thực. Sử dụng thông tin thời tiết được cung cấp trong phần mềm quản lý để thay
đổi lịch trình dự án. Phân tích điều kiện và đề xuất sử dụng thơng tin thời tiết để hỗ

trợ quản lý các dự án xây dựng. Một dự án phần mềm quản lý được sử dụng để hiển
thị thông tin thời tiết theo thời gian thực tích hợp để quản lý lịch trình bằng cách mã
hóa trong VBA. Đưa ra được tác động của mưa đến từng hoạt động khác nhau của
công tác thi công (1: mọi hoạt động phải dừng trong ngày, 0.5: hoạt động có thể thực
hiện trong buổi sáng hoặc buổi chiều; 0: không bị ảnh hưởng).


×