Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.39 KB, 16 trang )

Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành
phần:
Lực lượng doanh nghiệp Nhà nước hàng năm đóng góp khoảng 40% trong
cơ cấu GDP của nước ta, chiếm giữ khoảng 70% vốn và tài sản cố định của nền
kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước đang là lực lượng chủ yếu trong sản xuất công
nghiệp, trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng, tín dụng. Nhìn chung lực lượng doanh nghiệp Nhà nước đang là lực lượng
then chốt trong các ngành kinh tế quan trọng của đất nước, cá biệt có một số ngành
có vị trí độc quyền kinh doanh. Từ năm 1995 hàng năm doanh nghiệp Nhà nước
đóng góp từ 26 - 28% nguồn thu thuế trong nước, nếu tính cả các khoản thu thuế
và phí được thu thông qua doanh nghiệp Nhà nước thì đóng góp khoảng 60% các
nguồn thu thuế và phí của ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước đang sử
dụng khoảng 15% lực lượng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Mức
tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước xấp xỉ mức tăng trưởng chung
của nền kinh tế cũng xấp xỉ ngoài quốc doanh trong nước. Tóm lại, nếu chỉ xét về
quy mô, tài sản sự đóng góp vào GDP và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế,
nguồn thu ngân sách Nhà nước thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn có vị trí quan trọng
đối với nền kinh tế nước ta.
IV- Địa vị pháp lý của doanh nghiệp Nhà nước
1- Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động có công ích, nhằm
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn
do doanh nghiệp quản lý.
Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên
lãnh thổ Việt Nam. Định nghĩa trên cho thế doanh nghiệp Nhà nước có những đặc
điểm cơ bản sau đây:
Một là, doanh nghiệp Nhà nước có tổ chức kinh tế được Nhà nước thành lập
để thực hiện những mục tiêu do Nhà nước giao.


Hai là, doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn cho nên tài sản
trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu Nhà nước doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài
sản theo quy định của chủ sở hữu là Nhà nước.
Ba là, doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều kiện
của pháp nhân theo quy định của pháp luật
Bốn là, doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn,
có nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm
vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý.
2- Phân loại doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước có thể được phân loại theo các tiêu chí pháp lý khác
nhau.
Dựa vào quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp, có thể chia doanh
nghiệp Nhà nước thành Tổng Công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước độc và
doanh nghiệp Nhà nước thành viên. Tổng Công ty Nhà nước là doanh nghiệp có
quy mô lớn, được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành
viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu
thụ.v.v.... Tổng Công ty Nhà nước có thể có các loại đơn vị thành viên như: đơn vị
hạch toán độc lập, đơn vị hạchh toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp. Tổng Công ty
Nhà nước được phân biệt thành Tổng Công ty 91 và Tổng Công ty 90. Doanh
nghiệp Nhà nước độc lập là doanh nghiệp Nhà nước không nằm trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập còn được phân biệt
thành doanh nghiệp Nhà nước độc lập có quy mô lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp Nhà nước thành viên là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu của tổng
Công ty Nhà nước.
Nếu dựa vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp thì có thể phân biệt
doanh nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh tế và doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Doanh nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu
lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước

hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Pháp luật còn quy định tiêu chuẩn để xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước.
Theo quyết định số 185/TTg ngày 28/3/1996, doanh nghiệp Nhà nước được xếp
hạng đặc biệt, bao gồm:
- Các Tổng Công ty 91
- Các Tổng Công ty 90 có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Các doanh nghiệp Nhà nước độc lập có các điều kiện sau đây: giữ vai trò
trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên, chức
danh Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm (Hiện nay có 24 doanh
nghiệp Nhà nước được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt bao
gồm: 18 Tổng Công ty 91. Liên hiệp đường sắt, 4 ngân hàng thương mại quốc
doanh và Công ty thương mại dịch vụ Sài Gòn).
3- Quy chế pháp lý về thành lập và tổ chức doanh nghiệp Nhà nước
a- Thành lập:
Khác với thủ tục thành lập theo luật doanh nghiệp, việc thành lập doanh
nghiệp Nhà nước phải theo trình tự sau:
* Thứ nhất đề nghị và quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định cố 50/CP
ngày 26/8/1996 của Chính phủ bao gồm: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng quản trị
của Tổng Công ty Nhà nước là người đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy
định phát triển của ngành, địa phương hoặc tổng Công ty mình. Chủ tịch UBND
cấp huyện là người đề nghị thành lập doanh nghiệp công ích hoạt động trên địa bàn
cấp huyện. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước không thể đồng thời
là người quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải lập hồ sơ gửi đến
người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Đề án thành lập doanh nghiệp
- Mức vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguồn và

mức vốn điều điều lệ được cấp
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.
- Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp
- Ý kiến bằng văn bản của bộ quản lý ngành đối với các ngành nghề kinh
doanh đối với các ngành kinh doanh chính là giấy phép hành nghề đối với một số
ngành nghề đòi hỏi phải có giấy phép quy định của pháp luật.
- Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường
- Ý kiến bằng văn bản của UBND cấp tỉnh về quyền sử dụng đất
Sau khi nhận hồ sơ, người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp
phải lập hội đồng thẩm định để xem xét hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp quy
định của pháp luật.
Căn cứ vào ý kiến của hội đồng thẩm định người có quyền quyết định
thành lập doanh nghiệp Nhà nước - Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng được Thủ
tướng uỷ quyền, Bộ trưởng quản lý ngành, chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy
định của pháp luật và quyết định thành lập doanh nghiệp.
* Thứ hai, đăng ký kinh doanh: Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày có
quyết định thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại phòng
đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính. Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Quyết định thành lập
- Điều lệ doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp
- Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, tổng
giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân và được tiến hành
hoạt động kinh doanh.
* Thứ ba, công khai hoá doanh nghiệp: Cũng như việc thành lập các doanh
nghiệp nói chung, việc bố cáo với công chúng về sự ra đời của doanh nghiệp Nhà
nước là một bước trong thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Pháp luật quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo hàng ngày của Trung ương
và địa phương trong 3 số liên tiếp về những nội dung chính sau:
- Tên, trụ sở chính của doanh nghiệp, Họ và tên của chủ tịch các thành
viên hội đồng quản trị (nếu có), tổng giám đốc hoặc giám đốc.
- Tên cơ quan ra quyết định thành lập và ngày ra quyết định thành lập doanh
nghiệp. Ngày và số đăng ký kinh doanh
- Mức vốn điều lệ
- Số tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, số ĐT Telex, Fax.
- Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh hoặc hoạt động
- Thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh và thời hạn hoạt động
b Tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước
Trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhà nước do, nhiều
nguyên nhân khác nhau, một số doanh nghiệp đã tỏ ra hoạt động kém hiêu quả,
thậm chí thua lỗ kéo dài, không còn thể hiện được vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế
quốc dân, trước tình hình đó, cùng với quy chế về thành lập doanh nghiệp Nhà
nước, pháp luật đã quy định các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước
nhằm đảm bảo vai trò của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trong sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Theo tinh thần của pháp luật hiện hành việc tổ chức lại
doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các biện pháp sau:
- Sáp nhận doanh nghiệp Nhà nước
- Chia tách doanh nghiệp Nhà nước
- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
- Giao bán, khoán kinh doanh cho thuê doanh nghiệp Nhà nước
Sáp nhập doanh nghiệp Nhà nước vào một doanh nghiệp Nhà nước khác áp
dụng trong trường hợp trên cùng một địa bàn có nhiều doanh nghiệp cùng loại mà
thực tế nhu cầu của thị trường không cần thiết nhiều doanh nghiệp như vậy, trong
trường hợp đó thì sáp nhập những doanh nghiệp yếu kém vào những doanh nghiệp
cùng loại, Việc sáp nhập doanh nghiệp do người có thẩm quyền thành lập doanh
nghiệp quyết định. Sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp bị sáp nhập phải xoá tên
còn doanh nghiệp tiếp nhận sáp nhập giữ nguyên tư cách pháp nhân nhưng phaỉ

đăng ký kinh doanh bổ sung về vốn điều lệ mới và sự thay đổi ngành nghề.
Chia tách doanh nghiệp Nhà nước áp dụng đối với các doanh nghiệp là tổng
Công ty mà sự hình thành không phải xuất phát từ nhu cầu khách quan mà là sự
liên kết một cách rời rạc do mệnh lệnh chính bắt buộc dẫn đến hoạt động của Tổng
Công ty cũng như các đơn vị thành viên kém hiệu quả. Có thể tách một số hoặc
toàn bộ các đơn vị thành viên ra khỏi Tổng Công ty để tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hơn. Việc chia tách doanh nghiệp Nhà nước phải
do người có thẩm quyền quyết định thành lập quyết định. Nếu việc chia tách doanh

×