Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp tại tp hcm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.88 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---

----

NGUYỄN ANH MINH THƯ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC BÃI
CHÔN LẤP TẠI TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHỊNG NGỪA VÀ ỨNG
PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2013

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---

----

NGUYỄN ANH MINH THƯ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC BÃI
CHÔN LẤP TẠI TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHỊNG NGỪA VÀ ỨNG


PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2013

ii


LỜI CÁM ƠN
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp tại
Tp.HCM và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng
phó sự cố mơi trường”, được hồn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của
Tiến sĩ Lê Hoàng Nghiêm, người thầy đã theo sát, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, ban
chủ nhiệm khoa Môi trường và các Thầy, Cô trong khoa đã quan tâm và tạo điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn các thầy cơ giáo bộ mơn và tồn bộ học viên lớp Cao
học Quản lý môi trường đã động viên, góp ý, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cám ơn các anh chị trong Công ty Môi trường Đô thị Tp.HCM
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn này.
Xin cám ơn ban quản lý bãi rác Đa Phước và Phước Hiệp cùng các ban ngành,
đoàn thể ở 2 xã trên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thơng tin, đóng góp các
ý kiến q báu.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Người thực hiện


Nguyễn Anh Minh Thư

iii


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA –ĐHQG –HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học :..........................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1 :.................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 :.................................................................................
Khoá luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá khoá luận thạc sĩ gồm:
1. ...................................................................
2. ...................................................................
3. ...................................................................
4. ...................................................................
5. ...................................................................

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

iv


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Anh Minh Thư ............................... MSHV: 10260587 ..........
Chuyên ngành: Quản lý môi trường ...................................... Mã số : ..........................

I. TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp tại Tp.HCM
và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phịng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường. ......................................................................................................................
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn tại các bãi chôn lấp rác Tp.HCM

-

Phân tích, đánh giá các hoạt động xử lý chất thải và biện pháp quản lý môi
trường so với công nghệ thực tế của bãi chôn lấp.

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
tại các bãi chôn lấp rác Tp.HCM

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : ......................................................................................
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ....................................................................
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :


TS LÊ HOÀNG NGHIÊM
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2013
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG
(Họ tên và chữ ký)

v


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ....................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xiii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................... 3
I .1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG KHOÁ LUẬN ......................... 3
I.1.1 Mục tiêu ......................................................................................................... 3
I.1.2 Nội dung ......................................................................................................... 3
I.1.2.1 Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn tại các bãi chôn lấp rác
Tp.HCM .............................................................................................................. 3
I.1.2.2 Phân tích và đánh giá tác động mơi trường ............................................ 3
I.1.2.3 Đề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực do hoạt
động của bãi chôn lấp gây ra ............................................................................. 4
I.2 MƠ TẢ TĨM TẮT CÁC BÃI CHƠN LẤP CHẤT THẢI RẮN..................... 4

I.2.1 Bãi chơn lấp rác Đa Phước ............................................................................. 4
I.2.2 Bãi chôn lấp rác Phước Hiệp.......................................................................... 5
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC .............................................................. 7
II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................... 7
II.1.1 Điều kiện khí hậu .......................................................................................... 7
II.1.2 Điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn .......................................................... 7
II.1.2.1 Điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn tại bãi chôn lấp Đa Phước ....... 7
II.1.2.2 Điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn tại bãi chơn lấp Phước Hiệp..... 9
II.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC BÃI CHÔN LẤP ............ 9
II.2.1 Điều kiện kinh tế và xã hội huyện Bình Chánh ............................................ 9

vi


II.2.1.1 Diện tích và đơn vị hành chính .............................................................. 9
II.2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội ....................................................... 10
II.2.2 Điều kiện kinh tế và xã hội huyện Củ Chi. ................................................. 10
II.2.2.1 Điều kiện kinh tế .................................................................................. 10
II.2.2.2 Văn hóa – xã hội .................................................................................. 10
II.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC ......................................... 10
II.3.1 Hiện trạng môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn Đa Phước ................. 10
II.3.1.1 Hiện trạng chất lượng khơng khí ......................................................... 10
II.3.1.2 Hiện trạng chất lượng nước ngầm ....................................................... 14
II.3.1.3 Hiện trạng chất lượng nước mặt .......................................................... 16
II.3.1.4 Hiện trạng chất lượng nước rỉ rác ....................................................... 18
II.3.2 Hiện trạng môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn Phước Hiệp .............. 22
II.3.2.1 Hiện trạng chất lượng khơng khí ......................................................... 22
II.3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước ngầm ....................................................... 26
II.3.2.3 Hiện trạng chất lượng nước mặt .......................................................... 30

II.3.2.4 Hiện trạng chất lượng nước rỉ rác ....................................................... 33
II.3.2.5 Hiện trạng chất lượng đất .................................................................... 37
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG PHÁT SINH CỦA BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN................. 38
III.1 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC BÃI CHÔN LẤP CTR VÀ CÁC
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH ................................................................ 38
III.1.1 Bãi chôn lấp Đa Phước .............................................................................. 38
III.1.1.1 Phương thức xử lý rác......................................................................... 38
III.1.1.2 Đánh giá về công nghệ ....................................................................... 39
III.1.1.3 Các vấn đề môi trường phát sinh ....................................................... 40
III.1.2 Bãi chôn lấp Phước Hiệp ........................................................................... 40
III.1.2.1 Phương thức xử lý rác ........................................................................ 40

vii


III.1.2.3 Các vấn đề môi trường phát sinh ....................................................... 41
III.2 CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TẠI HAI BÃI CHƠN
LẤP ........................................................................................................................... 42
III.2.1 Giai đoạn vận hành bãi chơn lấp ............................................................... 42
III.2.1.1 Các q trình biến đổi sinh hóa trong các bãi rác hợp vệ sinh ......... 42
III.2.1.2 Tác động đến môi trường nước .......................................................... 43
III.2.1.3 Tác động đến môi trường khơng khí ................................................... 45
III.2.1.4 Các tác động đến mơi trường ............................................................. 60
III.2.1.5 Tác động đến môi trường đất ............................................................. 62
III.2.1.6 Tác động đến các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật ........................ 63
III.2.1.7 Đánh giá rủi ro sự cố mơi trường....................................................... 64
III.2.2 Giai đoạn đóng bãi..................................................................................... 67
III.2.2.1 Sự hình thành khí tại bãi chơn lấp ...................................................... 67
III.2.2.2 Sự tạo thành nước trong bãi chôn lấp ................................................ 67

III.2.2.3 Các tác động khác .............................................................................. 67
CHƯƠNG IV : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ
LÝ ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI
CHÔN LẤP .............................................................................................................. 69
IV.1 CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ .................................... 69
IV.1.1 Các biện pháp kiểm soát nước thải ........................................................... 69
IV.1.2 Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí ........................................... 69
IV.1.3 Biện pháp can thiệp tác hại do vật chủ và vi sinh vật gây bệnh cho người
.............................................................................................................................. 71
IV.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ........................................................................ 72
IV.3 CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ .......................................................................... 73
IV.3.1 Các biện pháp hỗ trợ trước mắt ................................................................. 73
IV.3.2 Các biện pháp hỗ trợ dài hạn ..................................................................... 74

viii


IV.3.2.1 Hoàn thiện khung thể chế và năng lực thể chế ................................... 74
IV.3.2.2 Thể hiện rõ hơn vai trò của cộng đồng ............................................... 74
IV.3.2.3 Tăng cường nguồn tài chính cho hoạt động quản lý CTR .................. 75
IV.3.2.4 Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng ........................................... 75
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN ...................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78

ix


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
QCVN


:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

CTNH

:

Chất thải nguy hại

PCCC

:

Phịng cháy chữa cháy

BCL

:

Bãi chơn lấp

CTR


:

Chất thải rắn

CTRĐT

:

Chất thải rắn đô thị

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

HTXLNT

:

Hệ thống xử lý nước thải

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

UBNDTP


:

Uỷ ban nhân dân thành phố

Tp.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

LFG

:

Lượng khí gas

CDM

:

Cơ chế phát triển sạch

BOD5

:

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD


:

Nhu cầu oxy hóa học

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu khơng khí tại bãi chơn lấp Đa Phước. ............................... 11
Bảng 2.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng mơi trường khơng khí .... 11
Bảng 2.3 Kết quả phân tích khơng khí tại bãi chơn lấp Đa Phước .......................... 12
Bảng 2.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm ..................... 14
Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm BCL Đa Phước ....................... 15
Bảng 2.6 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt ........................ 16
Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại BCL Đa Phước ..................... 17
Bảng 2.8 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước rỉ rác ..................... 18
Bảng 2.9 Kết quả phân tích chất lượng nước rỉ rác tại BCL Đa Phước ................... 19
Bảng 2.10 Vị trí lấy mẫu khơng khí tại bãi chơn lấp ............................................... 23
Bảng 2.11 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng mơi trường khơng khí .. 23
Bảng 2.12 Kết quả đo đạc chất lượng khơng khí tại BCL Phước Hiệp ................... 24
Bảng 2.13 Kết quả phân tích tại đỉnh BCL Phước Hiệp 1A .................................... 26
Bảng 2.14 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm ................... 26
Bảng 2.15 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm BCL Phước Hiệp .................. 28
Bảng 2.16: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại bãi chôn lấp Phước Hiệp ........................... 30
Bảng 2.17 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt ...................... 30
Bảng 2.18 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt BCL Phước Hiệp .................... 31
Bảng 2.19 Kết quả phân tích chất lượng nước rỉ rác tại bãi chơn lấp Phước Hiệp .. 34
Bảng 2.20 Kết quả phân tích chất lượng nước rỉ rác tại bãi chôn lấp Phước Hiệp
(tiếp theo) ................................................................................................................. 35
Bảng 2.21 Kết quả phân tích chất lượng nước rỉ rác tại bãi chôn lấp Phước Hiệp .. 36

Bảng 2.22 Hiện trạng chất lượng đất khu vực dự án ............................................... 37
Bảng 3.1. Thành phần các khí từ bãi rác .................................................................. 46
Bảng 3.2. Khối lượng các thành phần CTRSH có khả năng phân huỷ sinh học .... 47
Bảng 3.3. Khối lượng khí và thể tích khí sinh ra trong 100 kg chất thải rắn mang
chôn lấp .................................................................................................................... 48
Bảng 3.4. Biến thiên lượng khí phát sinh theo thời gian đối với rác phân hủy nhanh
.................................................................................................................................. 50
Bảng 3.5. Biến thiên lượng khí phát sinh theo thời gian đối với chất thải rắn phân
hủy chậm .................................................................................................................. 51

xi


Bảng 3.6 Khối lượng rác ở các bãi chôn lấp từ năm 2007-2011 ............................. 53
Bảng 3.7 Tỷ lệ gia tăng dân số Tp.HCM đến năm 2020.......................................... 53
Bảng 3.8 Dân số tính tốn của Tp.HCM đến năm 2020 ......................................... 54
Bảng 3.9 Tốc độ phát sinh rác sinh hoạt của TP.HCM từ năm 2003 đến 2011....... 54
Bảng 3.10 Giá trị tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của tp.HCM từ năm 20032011 .......................................................................................................................... 55
Bảng 3.11 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dự đoán của Tp.HCM đến năm 2020
.................................................................................................................................. 55
Bảng 3.12 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dự đoán của bãi chôn lấp Phước Hiệp
2 và ........................................................................................................................... 56
Bảng 3.13 Kết quả chạy mơ hình LandGEM cho lượng khí gas (LFGLandGem,y) sinh
ra từ các BCL trong giai đoạn 2012 – 2020 ............................................................. 60
Bảng3.14 Các ảnh hưởng của khí H2S lên con người .............................................. 61

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Biến thiên lượng khí sinh ra theo thời gian với chất thải rắn phân hủy
nhanh. ....................................................................................................................... 49
Hình 3.2. Biến thiên lượng khí sinh ra theo thời gian đối với rác phân hủy chậm. . 50
Hình 3.3 Giao diện nhập số liệu của mơ hình LandGem ......................................... 52
Hình 3.4. Đồ thị xác định tốc độ phát sinh rác của TP.HCM .................................. 55
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện lượng khí gas sinh ra từ bãi rác Đa Phước (Mg/năm) ... 58
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện lượng khí gas sinh ra từ bãi rác Đa Phước (m3/năm) .... 58
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện lượng khí gas sinh ra từ bãi rác Phước Hiệp 2 (Mg/năm)
.................................................................................................................................. 59
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện lượng khí gas sinh ra từ bãi rác Phước Hiệp 2 (m3/năm)
.................................................................................................................................. 59

xiii


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công
nghiệp lớn nhất nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, hoạt động cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh những thành tựu to lớn về sự phát
triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, TpHCM đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mơi
trường nóng bỏng, trong đó có vấn đề chất thải rắn.
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của con người hầu hết được xử lý bằng cách đưa đến
các bãi chôn lấp. Trên địa bàn Tp HCM đã có các bãi chơn lấp Phước Hiệp, Đa Phước, Đơng
Thạnh và Gị Cát. Tuy nhiên, hiện nay bãi chơn lấp Đơng Thạnh và Gị Cát đã đóng bãi vào
tháng 8/2001 và tháng 7/2007). Theo số liệu thống kê từ Công ty Môi Trường Đô Thị, khối
lượng rác thải vào năm 2010 trung bình từ 6.000 – 6.500 tấn/ngày và được tiếp nhận bởi bãi
chôn lấp Đa Phước và Phước Hiệp.

Bãi chôn lấp Đa Phước tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh do cơng ty Vietnam Waste
Solution làm Chủ đầu tư có cơng suất thiết kế là 3.000-3.500 tấn/ngày. Hiện nay, bãi chơn
lấp Đa Phước tiếp nhận trung bình khoảng 3.000 tấn/ngày theo như thiết kế.
Bãi chôn lấp Phước Hiệp thuộc Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp huyện Củ
Chi hiện đang có 3 bãi chơn lấp bao gồm bãi chôn lấp số 1A, bãi chôn lấp số 1 với cơng suất
3.000 tấn/ngày hiện đã đóng bãi, bãi chơn lấp số 2 có cơng suất thiết kế là từ 2.500 – 3.000
tấn/ngày, đã đi vào hoạt động từ tháng 02/2008. Hiện nay, Công ty Môi Trường Đô Thị Tp
HCM đang xin chủ trương của UBNDTP để tiến hành xây dựng bãi chôn lấp số 3.
Mặc dù Thành Phố đã có chủ trương cho phép thực hiện các dự án như: Dự án xây dựng
nhà máy xử lý rác do Công ty ViệtStar làm chủ đầu tư có cơng suất thiết kế là 600 tấn/ngày,
dự án xây dựng nhà máy xử lý rác của Công ty liên doanh Sài Gịn-Earth Care làm chủ đầu
tư với cơng suất thiết kế là 500 tấn/ngày, dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thành phân bón
do cơng ty Mơi Trường Đô Thị làm chủ đầu tư với công suất thiết kế là 500 tấn/ngày nhưng
do tình hình triển khai thực tế của các dự án trên còn rất chậm nên dự kiến trong vịng 5 -7
năm tới, cơng nghệ xử lý chất rác của Thành phố vẫn là phương án chôn lấp hợp vệ sinh.
Do vậy, công tác “Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại
Tp HCM và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố
mơi trường” là một việc làm vơ cùng cần thiết đảm bảo giải quyết được bài toán nan giải của
rác thải nhưng vẫn đảm bảo chất lượng môi trường.
1


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

Ý nghĩa của đề tài
-

Ý nghĩa khoa học:
Những phương pháp được áp dụng trong quá trình đánh giá tác động mơi trường tại
bãi chơn lấp sẽ là nền tảng cho nhiều dự án kế tiếp. Công tác này cũng giúp ngày càng

đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và bảo vệ mơi trường tại các bãi chơn lấp
rác cho Tp.HCM nói riêng và cho cả nước nói chung trong giai đoạn phát triển của xã hội
hiện nay.

-

Ý nghĩa thực tiễn:
Xử lý chất thải tại các bãi chôn lấp hiện đang là vấn đề nan giải đối với các nhà xử
lý và quản lý môi trường trên địa bàn Tp.HCM và cả nước nói chung khi mà tốc độ phát
triển cơng nghiệp và đơ thị hóa ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp nâng
cao hiệu quả xử lý chất thải và quản lý môi trường tại các bãi chôn lấp là vấn đề hết sức
cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
Phương pháp đánh giá và đề xuất các giải pháp

-

Phương pháp tổng quan tài liệu:
Phương pháp này sẽ kế thừa các thơng tin đã có từ các tài liệu, các nghiên cứu liên
quan trước đây để phân tích và tổng hợp các thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài.

-

Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải.

-

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:
Phương pháp này giúp trình bày, xử lý những số liệu thực tế đó, rút ra được những
nhận xét kết luận khoa học một cách khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu.


-

Phương pháp phân tích và đánh giá:
Phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả xử lý của các công nghệ xử lý chất thải
hiện tại, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và bảo vệ môi
trường.

-

Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:
Theo sát sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến của các
chuyên gia trong lĩnh vực xử lý môi trường để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử
lý chất thải và bảo vệ môi trường.

2


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
I .1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG KHOÁ LUẬN
I.1.1 Mục tiêu
Mục tiêu của khóa luận là đánh giá hiện trạng quy hoạch, xây dựng, hoạt động xử lý,
quản lý giảm thiểu tác động môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp HCM từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu cũng như phịng ngừa và ứng phó sự
cố mơi trường khơng mong muốn xảy ra.
Khóa luận này chỉ thực hiện phân tích đánh giá cho 2 bãi chơn lấp đang hoạt động là bãi
chôn lấp Đa Phước tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh và bãi chơn lấp Phước Hiệp thuộc
Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp huyện Củ Chi.
I.1.2 Nội dung

I.1.2.1 Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn tại các bãi chôn lấp rác Tp.HCM
- Thu thập thông tin về quy hoạch xây dựng, hoạt động xử lý, quản lý giảm thiểu tác động
môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp HCM;
- Phân tích, đánh giá về cơng nghệ vận hành xử lý chất thải rắn tại các bãi chôn lấp chất thải
rắn;
- Nêu các phương án công nghệ và quản lý để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến chất
lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng;
- Chương trình giám sát chất lượng mơi trường trong giai đoạn vận hành và đóng bãi chơn
lấp.
I.1.2.2 Phân tích và đánh giá tác động mơi trường
- Phân tích, đánh giá cơng nghệ xử lý rác;
- Phân tích và đánh giá các nguồn chất thải và khả năng gây ô nhiễm đến mơi trường;
+ Nước thải;
+ Khí thải;
+ Chất thải rắn;

3


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của từng nguồn ô nhiễm;
- Đánh giá hiện trạng mơi trường các nguồn nước, khơng khí và chất thải rắn.
I.1.2.3 Đề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực do hoạt động của bãi
chôn lấp gây ra
- Xử lý các nguồn ô nhiễm:
+ Nước rị rỉ;
+ Khí thải;
+ Chất thải rắn.
- Đưa ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giải quyết các vấn đề còn tồn tại;

- Giải quyết các vấn đề dân cư, kinh tế xã hội;
I.2 MÔ TẢ TĨM TẮT CÁC BÃI CHƠN LẤP CHẤT THẢI RẮN
I.2.1 Bãi chơn lấp rác Đa Phước
Vị trí:

Bãi chơn lấp Đa Phước thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm phía Nam
Thành phố thuộc ấp 1 và ấp 2 xã Đa Phước, huyện Bình Chánh có các mốc vị trí như sau:
-

Phía Bắc giáp sơng Rạch Chiếu;

-

Phía Nam giáp rạch ngã Ba Đình;

-

Phía Đơng giáp sơng rạch Bà Lào;

-

Phía Tây giáp rạch Ngã Cạy.

Loại BCL: BCL Đa Phước là BCL hợp vệ sinh, hiện đại, được thiết kế theo hình thức BCL
nổi. BCL được trang bị hệ thống thu gom khí gas, nước rỉ rác và xử lý trước khi thải ra mơi
trường, có nhà máy phân loại rác và khu sản xuất phân compost, có trạm quan trắc lún cho các
ô chôn lấp và trạm quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí tự động.
Diện tích và các cơng trình chủ yếu: Tổng diện tích mặt bằng của Khu liên hợp Xử lý CTR
Đa Phước là 128 ha, trong đó:
- 104,33 ha là diện tích dành cho 4 ô chôn lấp rác hợp vệ sinh.

- 15 ha là diện tích dành cho xây dựng nhà điều hành, trạm cân, sàn trung chuyển, nhà máy
phân loại, trạm điện, căng tin, hồ chứa nước rỉ rác, trạm xử lý nước rỉ rác, khu sản xuất
conpost,...
4


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

- 8,67 ha là diện tích dành cho việc xây dựng đê bao tạm, đê bao kiên cố và đường công vụ.
Công suất tiếp nhận rác:
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước do công ty Vietnam Waste Solution (VWS)
làm Chủ đầu tư có cơng suất thiết kế bãi chơn lấp là 3.000-3.500 tấn/ngày, bắt đầu hoạt động
từ năm 2007. Hiện nay, bãi chơn lấp Đa Phước tiếp nhận trung bình khoảng 3.000 tấn/ngày
theo như thiết kế.
Theo thiết kế, Công ty VWS đã nhập công nghệ POSI - SHELL - sử dụng chất phụ gia
keo được trộn chung với xi măng và bột vơi (được nhập khẩu từ nước ngồi) rồi phun lên bề
mặt của rác. Hàng ngày, rác được tiếp nhận đến đâu sẽ được phun xịt ngay đến đó. Máy
POSI - SHELL có thể sử dụng liên tục với hiệu quả cao trong mọi điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, kể cả trong điều kiện mưa gió. Cơng nghệ phun xịt này đem lại hiệu quả tối ưu hơn so
với phương pháp thông thường là sử dụng đất và bạt che phủ. Lớp phủ được rải và nén chặt
có tác dụng giảm bớt tối đa mùi hôi, ngăn nước rỉ rác thẩm thấu vào tầng nước mặt, diệt cơn
trùng và phịng ngừa hỏa hoạn xảy ra trong bãi chôn lấp. Công nghệ này còn giúp tách rời
nước mưa ra khỏi bãi rác, giảm bớt tổng lượng nước phải xử lý. Mùi phát sinh từ rác còn
được khống chế bằng máy phun sương khử mùi được xịt hàng ngày.
Đồng thời, trong quá trình tiếp nhận rác, tại đây sẽ có hệ thống thu gom nước rỉ rác và
thu khí gas. Khí gas thu được sẽ được dùng phát điện cho các hoạt động của Khu Liên hợp
và dư sẽ hòa vào lưới điện quốc gia.
Nước rỉ rác phát sinh sẽ được xử lý qua 2 hệ thống là lọc đa tầng và RO. Sau qua trình
xử lý, nước rỉ rác sẽ được tái sử dụng vào các mục đích sinh hoạt, tưới cây, xịt nước rửa
đường, xịt khống chế bụi trong quá trình xây dựng...

Ngoài ra, với việc đầu tư nhà máy phân loại tái chế (500 tấn/ngày) và nhà máy sản xuất
phân compost (1.000 tấn/ngày), đã làm giảm được khoảng 65% - 85% lượng chất hữu cơ
chơn lấp, tiết kiệm diện tích đất sử dụng cho mục đích này, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững.
Dự án Khu Liên hợp xử lý rác Đa Phước có tổng giá trị đầu tư 100 triệu USD, trong đó
phần vốn đối ứng của TP.HCM là 10 triệu USD, vốn của chủ đầu tư là 90 triệu USD. Đơn
giá xử lý Cơng ty VWS tính là 16,4 USD/ tấn rác.
I.2.2 Bãi chôn lấp rác Phước Hiệp
Vị trí:
-

Bãi chơn lấp số 1 nằm ở phía Đơng Nam của khu, giáp kênh Thầy Cai và kênh 15.
5


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

-

Bãi chôn lấp số 2 nằm ở phía Bắc bãi chơn lấp số 1A, phía Đơng giáp kênh 15, phía Tây
giáp kênh 16 và các khu sản xuất phân bón, khu lị đốt rác và khu chôn lấp chất thải
công nghiệp nguy hại.

-

Bãi chôn lấp số 3 nằm ở phía Bắc cách vị trí dự kiến xây dựng BCL an tồn (10ha)
khoảng 80m, phía Nam cách bãi chơn lấp số 2 khoảng 80m, phía Đơng cách kênh 15
khoảng 220m, phía Tây cách kênh 16 khoảng 105m.

Loại BCL: BCL được thiết kế theo kiểu hỗn hợp chìm – nổi (chìm dưới mặt đất hiện hữu từ

- 4,0 đến - 5,0 m), các ơ chơn lấp có lớp lót đáy và thành chống thấm, có hệ thống thu gom, xử
lý nước rỉ rác và khí gas.
Cơng suất tiếp nhận rác:
Bãi chôn lấp Phước Hiệp thuộc Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp huyện Củ
Chi hiện đang có 3 bãi chơn lấp bao gồm bãi chôn lấp số 1A, bãi chôn lấp số 1 với cơng suất
3.000 tấn/ngày hiện đã đóng bãi, bãi chơn lấp số 2 có cơng suất thiết kế là từ 2.500 – 3.000
tấn/ngày, đã đi vào hoạt động từ tháng 02/2008, hiện đang tiếp nhận 2.700 tấn/ngày.
Theo thiết kế ban đầu hồn tồn tương tự với BCL Gị Cát, BCL hợp vệ sinh Phước
Hiệp sẽ được phun xịt chế phẩm vi sinh vật chuyên dụng (nhập khẩu từ nước ngoài) để khử
mùi hàng ngày và thu hồi khí gas để phát điện phục vụ các hạng mục tại chỗ và phần dư sẽ
hòa vào lưới điện quốc gia. Nước rỉ rác được ước tính phát sinh khoảng 800 – 1000m3/ngày
đêm (bao gồm cả bãi số 1 và 1A đã đóng cửa) sẽ được xử lý theo tiêu chuẩn của nước thải
công nghiệp (cột B).
Tính đến thời điểm hiện tại, BCL số 2 cũng sắp đạt đến công suất thiết kế tiếp nhận. Vì
vậy, Cơng ty Mơi Trường Đơ Thị Tp HCM – đơn vị chủ đầu tư đang xin chủ trương của
UBND TpHCM để tiến hành xây dựng bãi chôn lấp số 3.

6


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC
II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
II.1.1 Điều kiện khí hậu
Bãi chôn lấp Đa Phước tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh và bãi chơn lấp Phước Hiệp
thuộc Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp huyện Củ Chi thuộc khu vực chịu ảnh
hưởng khí hậu chung của Tp.HCM với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:

- Khí hậu: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 04 năm sau
-

Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân năm: 27,300C, nhiệt độ thấp nhất (vào tháng 12):

-

13,800C, nhiệt độ cao nhất (vào tháng 5): 400C
Độ ẩm: độ ẩm bình quân năm: 79,20%, độ ẩm bình quân mùa mưa: 82,50%, Độ ẩm
bình qn mùa khơ: 74,20%

-

Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân/ngày: 3,3mm, lượng bốc hơi cao nhất/ngày:
9,2mm, lượng bốc hơi thấp nhất/ngày: 0,6mm

-

Lượng mưa: tập trung từ tháng 05 đến tháng 11

-

Lượng mưa trung bình nhiều năm
Lượng mưa năm cao nhất

: 1536mm
: 2200mm

Lượng mưa năm thấp nhất


: 764mm

Số ngày mưa trung bình năm

: 104 ngày

Gió:
Gió Đơng Đơng Nam xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 5, vtb = 2,73 – 3,50m/s
Gió Tây Tây Nam xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, vtb = 2,20 – 3,50m/s
Gió Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 12, vtb = 2,30 – 2,50m/s
Gió Đơng bắc xuất hiện tháng 1, vtb = 2,50m/s

II.1.2 Điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn
II.1.2.1 Điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn tại bãi chơn lấp Đa Phước
- Địa hình: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước xây dựng trên khu vực có địa hình
tương đối bằng phẳng, có nhiều ao hồ và rạch nước chảy ra sông lớn, vùng đất trũng thấp.
7


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

Độ cao trung bình của toàn khu vực dự án 73,64 ha (cho cả 2 giai đoạn) tương đối bằng
phẳng có cao độ dao động trong khoảng 0,1 – 0,5 m so với mực nước biển. Địa hình bị
chia cắt bởi nhiều kênh rạch nối ra các sông lớn như rạch Ngã Cạy, Rạch Chiếu, rạch Bà
Lào, rạch Cần Giuộc. Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn bán nhật triều:
Mực nước cao nhất: +1,35 m và mực nước ròng thấp nhất: -1,80m.
- Địa chất: Theo kết quả khảo sát địa chất cơng trình, địa chất khu vực được cấu tạo bởi
các trầm tích hỗn hợp song – biển – đầm lầy tuổi Holoxen với thành phần gồm bùn sét,
cát pha sét. Bề dày trầm tích này đạt đến 45 m. Từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu đã khảo

sát là 25 m, cấu tạo địa chất khu vực dự án có 7 lớp đất chính.
Đặc điểm cơ lý của địa tầng khu vực:
+ Lớp đất số 1: Trên mặt là lớp bùn chảy nhão có chiều dày từ 0,5 – 0,7 m, kế đến là
lớp đất sét lẫn chất hữu cơ có màu xám đen và đất sét lẫn bột màu xám nâu vàng,
độ dẻo cao, trạng thái mềm. Lớp này có chiều dày 2,00 – 2,40 m.
+ Lớp đất số 2: Đất sét hữu cơ lẫn bột: Màu xám nhạt, độ dẻo cao, trạng thái rất
mềm. Chiều dày của lớp đất này từ 3,30 – 5,00 m.
+ Lớp đất số 3: Đất sét pha cát lẫn ít sỏi sạn laterite: Màu nâu vàng, nâu đỏ, xám
trắng, độ dẻo trung bình, trạng thái rắn vừa. Lớp này có chiều dày 1,60 – 3,50 m.
+ Lớp đất số 4: Đất sét lẫn bột và ít cát mịn: Màu nâu vàng xám xanh, độ dẻo cao,
trạng thái rắn vừa đến rất rắn. Lớp đất này có chiều dày 3,20 – 4,50 m.
+ Lớp đất số 5: Đất sét pha cát: Màu xám trắng nâu vàng nhạt, độ dẻo trung bình,
trạng thái vừa đến rất rắn. Lớp này có chiều dày từ 3,50 – 4,20.
+ Lớp đất số 6: Cát vừa đến mịn lẫn bột và ít sét: Màu xám nhạt đến xám trắng, nâu
vàng, nâu đỏ, trạng thái bời rời đến chặc vừa. Lớp đất này dày từ 8,00 – 14,80 m.
+ Lớp đất số 7: Đất sét lẫn bột: Nằm từ độ sâu 24,10 m, có màu xám trắng nâu đỏ
vàng, độ dẻo cao, trạng thái đất rắn.
Vấn đề về địa chất không ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình (mặc dù đây là
khu vực có nền đất yếu) nếu có các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm giảm đến mức tối
thiểu khả năng gây ô nhiễm từ ô chôn rác đến tầng chứa nước ngầm, đất cũng như khả
năng sụp lún.
-

Thuỷ văn:

8


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM


Về mặt địa chất thủy văn, mực nước ngầm trong khu vực này chịu nhiều ảnh hưởng
của mực nước sông. Qua kết quả khảo sát mực nước xuất hiện ở độ sâu từ 0,50 – 1,0 m.
Mực nước ổn định ở độ sâu cách mặt đất hiện hữu từ 0,3 – 0,6 m.
II.1.2.2 Điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn tại bãi chơn lấp Phước Hiệp
- Địa hình: tương đối bằng phẳng, đất nơng nghiệp có hệ thực vật hỗn hợp chủ yếu là cỏ
cói, một phần trồng lúa, bạch đàn và một số loại cây ăn quả, cao độ bình quân là 0,50m.
- Địa chất: Căn cứ kết quả khoan khảo sát tại các hố khoan do Công ty cổ phần tư vấn
Bách Khoa thực hiện vào tháng 3/2008, địa tầng tại vị trí xây dựng cơng trình được phân
thành các lớp sau:
+ Lớp 1: Đất bùn sét, màu nâu vàng, trạng thái chảy mềm, chỉ số SPT N= 0-1 ở các
hố khoan, chiều cao lớp đất từ 2 – 2,3 m
+ Lớp 2: Đất bùn sét, màu nâu vàng, trạng thái chảy mềm, chỉ số SPT N= 0-1 ở các
hố khoan, chiều cao lớp đất từ 12,5 – 19,6m
+ Lớp 3: Cát hạt thơ đến mịn, lẫn ít bùn sét và sỏi sạn nhỏ màu nâu vàng, hơi trắng
trạng thái chặt vừa đến chặt, chỉ số SPT N = 12 – 36 ở các hố khoan, chiều cao lớp
đất từ 7,3 – 52,7m.
+ Lớp thấu kính: Đất sét hữu cơ, màu vàng nâu, trạng thái rất mềm, chỉ số SPT N
=2. Lớp thấu kính này xuất hiện ở hố khoan BH16 ở độ sâu -23,3m đến -24,4m và
hố khoan BH41 ở độ sâu -22,8 m đến -24,3 m, chiều dày lớp thấu kính là 1,5 m.
- Thuỷ văn:
Bãi chơn lấp Phước Hiệp cách kênh 15 khoảng 220m, cách kênh 16 khoảng 105m.
Hai kênh này là nhánh của kênh Thầy Cai đổ ra sơng Vàm Cỏ Đơng, đây là đoạn kênh
thuỷ lợi thốt nước mưa cho toàn khu. Mực nước ngầm xấp xỉ mặt đất ở cao độ +0,00
đến + 0,50m. Tầng chứa nước cách mặt đất khoảng 15 – 40m, có khả năng bị ô nhiễm
nếu như không thực hiện tốt lớp cách nước.
II.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC BÃI CHÔN LẤP
II.2.1 Điều kiện kinh tế và xã hội huyện Bình Chánh
II.2.1.1 Diện tích và đơn vị hành chính
Huyện Bình Chánh nằm ở phía Tây Nam TP. Hồ Chí Minh, gồm 1 thị trấn và 16 xã với diện tích
252,69 km2 chiếm tỉ lệ 12.06% trong tổng diện tích tồn thành phố, với dân số khoảng 421.529

nghìn người, chiếm tỉ lệ 5,88% trong tổng số dân toàn thành phố.

9


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

II.2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Năm 2012 tập trung thực hiện 4 chương trình, 8 cơng trình trọng điểm mà Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ Huyện lần thứ X đã thông qua. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải
phóng mặt bằng các dự án, ưu tiên cho các cơng trình trường học, Khu trung tâm hành chính
Huyện và Bệnh viện Bình Chánh. UBND Huyện tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết 11 của Chính phủ sao cho đạt hiệu quả cao hơn năm 2011, đẩy mạnh công tác cải cách
hành chính, tăng cường vai trị trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, chú trọng củng cố, xây
dựng đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo về số lượng và nâng cao chất lượng, ngăn chặn kịp
thời các trường hợp vi phạm về đất đai xây dựng.
II.2.2 Điều kiện kinh tế và xã hội huyện Củ Chi.
II.2.2.1 Điều kiện kinh tế
II.2.2.1.1 Diện tích và đơn vị hành chính
Huyện Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn với 434,50 km2 diện
tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích tồn Thành Phố.

II.2.2.1.3 Về kinh tế
- Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định,
trong năm 2007 có 276 doanh nghiệp thành lập. Tính đến nay, huyện Củ Chi có 1.256
doanh nghiệp, trong đó 67 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
- Sản xuất nơng nghiệp: Sản xuất nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khơng
thuận lợi, tình hình dịch bệnh trên gia súc,…Tuy nhiên, do có sự chỉ đạo thực hiện các
giải pháp đồng bộ nên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước thực hiện 737,434 tỷ
đồng, đạt 104,42% kế hoạch, tăng 10,53% so với cùng kỳ.

II.2.2.2 Văn hóa – xã hội
- Về hoạt động văn hố, huyện đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xây dựng đời
sống văn hố ở cơ sở, xây dựng cơng sở văn minh sạch đẹp, an tồn.
- Cơng tác giáo dục đào tạo của huyện có nhiều bước tiến vượt bậc, tiếp tục thực hiện
công tác đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo. Tồn huyện có 143 trường bao gồm mầm non,
tiểu học, THCS, THPT, GDTX và dạy nghề.
- Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm, các chương
trình tiêm chủng mở rộng. Cơng tác khám chữa bệnh đạt nhiều kết quả tốt, số bệnh nhân khám
và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện tăng 155%.
II.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC
II.3.1 Hiện trạng môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn Đa Phước
II.3.1.1 Hiện trạng chất lượng khơng khí
a) Vị trí lấy mẫu
10


Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

Vị trí lấy mẫu khơng khí tại bãi chơn lấp Đa Phước được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu khơng khí tại bãi chơn lấp Đa Phước.
STT

Ký hiệu

Vị trí

1

K1


Hướng Nam bãi chôn lấp

2

K2

Khu vực xử lý nước rỉ rác

3

K3

Hướng Đông Bắc bãi chơn lấp

4

K4

Khu vực trạm cân rác

5

K5

Góc phía Tây Bắc bãi chôn lấp

6

K6


Giữa bãi chôn lấp

b) Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích
Các phương pháp đo đạc và chỉ tiêu phân tích mẫu chất lượng khơng khí được trình bày trong
bảng sau:
Bảng 2.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng mơi trường khơng khí
STT Chỉ tiêu

Phương pháp

1

Tốc độ gió,
Máy LM-81 AM, Đài Loan
hướng gió

2

Bụi

3

CO

4

NH3

APHA 801. Hấp thụ bằng H2SO4 0,01N, so màu với thuốc thử Nessler


5

H2 S

APHA 812. Hấp thụ bằng CdSO4, so màu với p.amino dimetylanilin

6

CH4

7

TCVN 5067 – 1995
Phương pháp lấy thể tích lớn, cân trọng lượng
Thường quy kỹ thuật “Tiêu chuẩn ngành 52 TCN352-89” – Bộ y tế,
1993

Thường quy kỹ thuật “Y học lao động của VSMT” – Bộ y tế, 1993
Hấp thụ bằng acid acetic đặc, so màu với thuốc thử anhydrit cromic

Metyl

APHA 708 Hấp thụ vào (CH3COO)2Hg, so màu với chỉ thị tạo màu (3

Mercaptan

thể tích amin với 1 thể tích Reissner)

11



Đánh giá ảnh hưởng môi trường của các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM

c) Kết quả phân tích
Kết quả đo đạc mẫu khí tại bãi chơn lấp Đa Phước do Trung Tâm Môi Trường CENTEMA thực hiện được tổng hợp ở Bảng 2.3
Bảng 2.3 Kết quả phân tích khơng khí tại bãi chơn lấp Đa Phước
STT

Vị trí khảo sát

Hướng gió

Tốc độ gió
(m/s)

Bụi

CO

NH3

H2 S

CH4

(mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3)

Mercaptan
(mg/m3)


Lần 1: ngày 11/04/2012
1

K2 – khu vực xử lý nước rỉ rác

Tây Bắc

1,9 – 3,9

0,2

2

1,071

0,01

1,4

0,015

2

K3 – hướng Đông Bắc bãi chôn lấp

Tây Bắc

2,5 – 3,5

0,2


3,67

0,45

0,022

3

0,018

3

K5 – hướng Tây Bắc bãi chôn lấp

Tây Bắc

2,5 – 7,5

0,3

4,55

0,094

0,004

0,6

0,01


Lần 2: ngày 14/06/2012
1

K1 – hướng Nam bãi chôn lấp

Bắc

0,7 – 1,6

0,22

2,6

0,183

0,112

4,04

0,01

2

K4 – khu vực trạm cân rác

Bắc

0,6 – 1,3


0,1

1,72

0,096

0,033

0,4

0,008

3

K6 – giữa bãi chôn lấp

Bắc

1,3 – 1,8

0,26

2,55

1,454

0,624

6,01


0,01

Lần 3: ngày 17/08/2012
1

K1 – hướng Nam bãi chôn lấp

Tây Nam

2,7 – 3,6

0,22

2,6

1,171

0,412

5,04

0,009

2

K2 – khu vực xử lý nước rỉ rác

Tây Nam

2,5 – 4


0,24

1,08

0,472

0,052

1,4

0,015

3

K3 – hướng Đông Bắc bãi chôn lấp

Tây Nam

2,3 – 3,8

0,18

2,16

0,39

0,128

4,1


0,004

12


×