Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

HIỆN TRẠNG VỀ DU LỊCH LỄ HỘI ĐỀN HÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.13 KB, 28 trang )

HIỆN TRẠNG VỀ DU LỊCH LỄ HỘI ĐỀN HÙNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG:
1.1. Tỉnh Phú Thọ.
Phú Thọ nằm ở vị trí trung chuyển giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng
tam giác trọng điểm kinh tế Bắc Bộ với các tỉnh miền núi và trung du phía bắc.
Phú Thọ có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi, với đường quốc lộ số 2,
quốc lộ số 32, tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai và hệ thống
giao thông đường thuỷ trên sông Hồng, sông Lô, sông Đà nối với các tỉnh lân cận
trong đó có Thủ Đô Hà Nội.
Tổng diện tích của tỉnh Phú Thọ là 3.465 km
2
với số dân là 1.3 triệu người,
trong đó có trên 0.6 triệu lao động.
Tỉnh Phú Thọ giàu tiềm năng nhân văn, là nơi đất Tổ thờ các Vua Hùng -
dòng dõi con Lạc cháu Hồng, một miền đất gắn liền với quá trình dựng nước của
dân tộc. Nhiều khu danh thắng gắn liền với huyền thoại và truyền thuyết như đền
Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên... Không những thế,
Phú Thọ còn là tỉnh có nhiều di tích lịch sử Cách Mạng như: Chiến khu Hiền
Lương, chiến khu lòng chảo Minh Hoà, chiến thắng sông Lô, Tu Vũ...
Vị trí địa lý thuận lợi, với tiềm năng đa dạng và phong phú, Phú Thọ có đủ
điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp nhiều thành phần, trong đó du lịch
là một ngành kinh tế có triển vọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế
của tỉnh. Việc phát triển du lịch Phú Thọ rất phù hợp với chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam, Phú Thọ
nằm trong không gian vùng du lịch Bắc Bộ, tiểu vùng du lịch trung tâm Hà Nội và
phụ cận.
Trong sự phát triển du lịch chung của ngành, vị trí của Phú Thọ được đánh
giá như một điểm chính trên tuyến du lịch về cội nguồn. Từ Phú Thọ, du khách
cũng có thể theo các quốc lộ, đường sắt, đường sông xuôi về thăm Hà Nội, từ đó
nối tour đi thăm các điểm du lịch khác trong vùng và trong cả nước.
1.2. Khu di tích lịch sử Đền Hùng.


Khu bảo tồn di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng nằm trong vùng đất thấp
phía Tây Bắc thành phố Việt Trì, thuộc địa phận xã Hy Cương - huyện Lâm Thao -
tỉnh Phú Thọ.
Di tích Đền Hùng nằm trên núi Hùng. Núi Hùng còn được gọi là núi Nghĩa
Lĩnh, Nghĩa Cương, Núi Cả, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn... Núi Hùng
cao nhất 175m so với mực nước biển. Các cụ già trong vùng nói rằng: Núi Hùng
giống như một chiếc đầu rồng, hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành núi Vặn,
núi Trọc, núi Pheo. Núi Vặn cao xấp xỉ núi Hùng, 170m; núi Trọc cao 145m nằm
giữa núi Hùng và núi Vặn. Từ xa xưa, ba đỉnh núi Hùng - Trọc - Vặn làm thành ba
đỉnh "Tam Sơn cấm địa", được nhân dân thờ cúng, bảo vệ nghiêm ngặt. Núi Hùng
có đền thờ Vua Hùng. Núi Trọc có di tích đá cối xay. Núi Vặn có di tích cột mốc
quốc gia - cột cây số gốc của Việt Nam. Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng
gồm 4 đền, chùa Thiên Quang, và lăng mộ Vua Hùng. Đó là một tổng thể kiến
trúc, tín ngưỡng lớn gồm nhiều công trình kiến trúc ở các thời đại khác nhau. Theo
Ngọc phả Hùng Vương: đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính
Thiên tại đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Khi An Dương Vương nối ngôi (năm 258 trước
công nguyên) đã xây dựng đền thờ các Vua Hùng. Hiện nay theo các tài liệu khoa
học đã công bố, nền móng kiến trúc Đền Hùng được xây dựng vào triều vua Đinh
Tiên Hoàng(thế kỷ X). Đến thời hậu Lê (thế kỷ XV) được hoàn chỉnh như quy mô
hiện nay.
Đền Hùng là một trong các khu di tích lịch sử văn hoá có giá trị bậc nhất của
nước ta. Đền Hùng là nơi thờ tự các Vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt
Nam. Di tích Đền Hùng còn nằm trong khu bảo tồn Đền Hùng được thành lập theo
quyết định số 1502/ KL/QDD của Bộ Lâm Nghiệp ngày 06/07/1993. Tổng diện
tích khu bảo tồn là 373 ha, trong đó có 285 ha là vùng quản lý nghiêm ngặt, 88ha
thuộc vùng đệm. Trong vùng quản lý nghiêm ngặt có 13.1 ha là rừng tự nhiên,
rừng trồng có 27,9 ha.
Hệ thực vật Đền Hùng có 458 loài thảo mộc, thuộc 328 chi, 131 họ trong đó
có tới 11 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ thực vật Việt Nam và 204 loài cây có
tác dụng làm thuốc. Có một số cây cổ thụ như: cây Vạn Tuế gần 800 tuổi, cây Đại

trắng trên 500 tuổi, cây Chò Nâu, cây Thông, Nụ, Trám, Đa... Động vật trong khu
bảo tồn có chim Anh Vũ, khỉ Vàng... là những loài quý hiếm cần được bảo vệ. Khu
bảo tồn thực sự có giá trị lớn đối với việc phát triển du lịch và thu hút du khách bởi
lẽ nơi đây là sự kết hợp hài hoà giữa giá trị tự nhiên và nhân văn, giá trị mà du
khách luôn muốn khám phá và cảm nhận.
Từ núi Hùng nhìn ra:
- Phía trước ngã ba Việt Trì có hàng chục quả đồi thấp được ví như một đàn
rùa bò từ dưới ao nước lên.
- Phía sau, mảnh đất làng Hy Sơn (Tiên Kiên) có hình một con phượng cặp
thư.
- Phía bên phải, quả đồi Khang Phụ (Chu Hoá) là hình một con hổ phục.
- Phía bên trái, quả đồi An Thái(Phượng Lâu) hình vị tướng quân bắn nỏ.
Làng Cổ Tích bên chân núi giống như nằm trên lưng một con ngựa ghì cương. Dãy
núi từ Phú Lộc đến Thậm Thình là hình 99 con voi chầu về đất Tổ.
- Phía Tây là dòng sông Thao nước đỏ, phía Đông là sông Lô nước trong
xanh được ví như hai dải lụa màu viền làm gianh giới của cố đô xưa.
2. NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐỀN
HÙNG:
2.1. Di tích lịch sử:
2.1.1. Cổng đền:
Được xây dựng năm 1917 do bà Phan Thị Thịnh - hiệu là Đồng Thịnh ở Hà
Nội công đức tiền xây dựng. Đi từ chân núi qua đại môn để lên đền. Cổng đền có
bức đại tự: "Cao sơn cảnh hành" (tức là lên núi cao, nhìn xa rộng). Hai bên cổng có
câu đối:
"Thác thuỷ khai cơ, tứ cố sơn hà quy bản tịch
Đăng cao viễn vọng, quần phong la liệt tự tôn nhi"
Nghĩa là:
"Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con"
2.1.2. Đền Hạ:

Được xây dựng vào thời Lê (khoảng thế kỷ XVII), đền được làm thành 2
lớp kiểu chữ nhị (=). Nơi đây, sau khi kết hôn Lạc Long Quân đã đưa Âu Cơ từ
động Lăng Xương(huyện Thanh Thuỷ) về ở núi Nghĩa Lĩnh. Theo truyền thuyết,
bãi bằng lưng chừng núi là nơi Mẫu Âu Cơ chuyển dạ sinh ra bọc trăm trứng, nở
thành trăm người con trai. Do sự tích này mà nhân dân lập ra đền Hạ để thờ các
Vua Hùng.
2.1.3. Chùa Thiên Quang:
Tên cũ là " Viễn Sơn cổ tự" nay gọi là Thiên Quang Thiền tự- chùa được xây
dựng vào thời Lê Trung Hưng ( 1533- 1788). Kiến trúc chủ yếu là cột gỗ kê trụ đá,
mái lợp ngói mũi hài. Theo một số nhà nghiên cứu, chùa được khởi dựng từ thời
Lý ( thế kỷ XI). Trước kia, chùa xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, nay chỉ
còn lại phần tiền tế. Chùa Thiên Quang thờ phật theo phái Đại Thừa.
Tam quan (còn gọi là gác chuông) nằm thẳng trước cửa chùa 3 gian 2 mái,
làm theo kiểu chồng giường. Đòn bẩy chạm nổi hình mây lửa và các chùm mây
xoắn, mang đường nét mỹ thuật thời hậu Lê. Chuông chùa Thiêng Quang có niên
đại: " Bính Thìn niên, Đại Việt quốc, Sơn Tây đạo, Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện,
Hy cương xã, Cổ tích thôn cư phụng". Trước cửa chùa có cây vạn tuế 3 cành độc
đáo, khoảng gần 800 tuổi.
2.1.4. Đền Trung ( Hùng Vương tổ miếu):
Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng, kiến trúc buổi đầu xây dựng
vào thời nhà Trần ( thế kỷ XIII). Thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta đã tàn
phá đền Hùng, triệt hạ làng Cả, bắt thanh thiếu niên đưa về Trung Quốc. Sau kháng
chiến thắng lợi, triều đình phong kiến nhà Lê dẫ xây dựng lại đền Hùng, soạn ngọc
phả, lập làng cổ tích, đặc biệt cấp lệnh đồng trà cho cụ Hoàng Kim Đái- người có
công tụ cư lập làng, được vào chầu vua như một vị quan trong triều và phong cho
dân cổ tích là "dân tạo lệ", trông nom đền miếu thờ cúng thánh thần tổ Hùng
Vương.
Trước thời nhà Lê, đền Trung được gọi là Hùng Vương Tổ Miếu ( Miếu thờ
tổ Hùng Vương). Đền được xây dựng theo kiểu chữ nhất, có thớt đá kê cột, mái lợp
ngói mũi.

Nơi đây buổi đương thời, các Vua Hùng thường họp bàn việc nước cùng các
Lạc hầu, Lạc tướng. Vào thời Hùng Vương thứ 6, Hùng Hồn Vương, huý Long
tiên lang ( 1712- 1632 trước công nguyên), sau khi đánh đuổi giặc Ân từ phương
bắc tràn xuống, muốn chọn người kế vị đã cho gọi 24 người con trai về núi Nghĩa
Lĩnh, mở cuộc thi tìm vật lễ dâng cúng tổ tiên, để chọn người con nào có lòng kính
hiếu cha mẹ, yêu trọn non sông đất nước sẽ nhường ngôi cho. Tương truyền rằng,
đền Trung là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng , bánh dầy cho vua cha và
được chọn làm người kế nghiệp.
2.1.5. Đền Thượng:
Đền Thượng có tên chữ là " Kính Thiên lĩnh điện" (điện thờ trời trên núi
Nghĩa Lĩnh), cũng có tên nữa là " Cửu trùng tiên điện" (điện thờ giữa 9 tầng mây).
Trong bản Ngọc Phả đền Hùng với tên gọi đầy đủ: "Hùng đồ thập bát diệp
Thánh Vương ngọc phả cổ truyền" do hàn lâm viện trực học sỹ Nguyễn Cố soạn
năm Nhâm Thìn, Hồng Đức thứ 3 ( 1472) ghi rằng " Vương phục lập cửu trùng
tiên điện tự Nghĩa Lĩnh sơn thượng, vi kính thiên lĩnh điện" ( Vua lập cửu trùng
tiên điện trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh lấy tên là điện Kính Thiên).
Nơi đây, vua Hùng cùng các tướng lĩnh thường đến để tiến hành những nghi
thức cúng tế trời đất ( kiểu đàn Nam Giao sau này) mong cho mưa thuận, gió hòa,
mùa màng tươi tốt để muôn dân được ấm no hạnh phúc. Cũng tại đây, vua Hùng
thứ 6 đã lập đàn cầu trời ban cho người tài cứu dân, giúp nước. Sau khi Thành
Gióng phá tan giặc Ân và bay về trời, vua Hùng đã xây dựng miếu trên đỉnh núi để
thờ cúng thần linh, thờ cúng thần linh, trời đất và người anh hùng Thành Gióng.
Cạnh đền Thượng có một cột đá. Người xưa truyền lại rằng khi được vua
Hùng nhường ngôi, Thục Phàn vô cùng cảm kích cho dựng cột đá trên đỉnh núi
Nghĩa Lĩnh thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn, gấm vóc mà Hùng Vương trao
lại và đời đời hương khói tại lăng miếu Vua Hùng.
Sáng ngày 19 tháng 09 năm 1954, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thăm đền Hùng,
thắp hương viếng tổ, xem bài minh chuông ở quả chuông đền thượng treo trên cây
đại ở sân đền. Ngày 19 thàng 08 năm 1962, Bác về thăm đền Hùng lần thứ 2 và
nghỉ lại tại cửa ngách phía Đông Nam đền Thượng.

2.1.6. Lăng Hùng Vương :
Xây phía bên trái trước đền thượng, lăng hình vuông, cột liền tường, tám
mái có đao cong, trong lăng có một mộ khối, hình chữ nhật, mui cong.
Lăng vua Hùng được xây dựng vào thời gian nào hiện nay không có thư tịch xưa
ghi chép lại. Trước kia, có thể là mộ đất có mái che. Năm Tự Đức thứ 27 (1874)
mới cho xây mộ, dựng lăng; đến năm Khải Định thất niên ( 1922) đã trùng tu lại và
năm 1997 trùng tu hoàn chỉnh như hiện nay.
Thời hậu Lê, vua Lê Hiển Tông ( 1740- 1786) khi lên viếng tổ đã viết bài
thơ sau:
" Quốc tịch văn Lang cổ
Vương thư Việt sử tiên
Hiển thừa thập bát đại
Hình thống nhất tam xuyên
Cựu trưng cao phong bán
Sùng từ tuấn lĩnh biên
Phương dân ngung trắc giáng
Hưng hoả đáo kim truyền"
Dịch nghĩa là:
Nước mở Văn Lang xưa
Dòng vua đầu Việt Sử
Mười tám đời nối nhau
Ba sông đẹp như vẽ
Mộ cũ ở lưng đồi
Đền thờ trên sườn núi
Muôn dân tới phụng thờ
Khói hương còn mãi mãi.
2.1.7. Đền Giếng:
Kiến trúc có vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Thời gian đầu thế kỷ, nơi đây có
mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra. Người ta đắp bờ, xếp đá khơi thành giếng
nước ăn và tôn tạo ban thờ. Năm Khải Định thứ 7, nhà nước cho trùng tu đền

Giếng. Đền Giếng có 3 lớp nhà và 2 nhà oản hai bên. Tại đây, hai Mỵ Nương(con
gái vua Hùng thứ 18) là Ngọc Hoa và Tiên Dung thường đến bên giếng này soi
gương để trải đầu, gỡ tóc. Sau khi lấy chồng, hai nàng xây dựng cuộc sống ấm no
hạnh phúc. Người đời sau lập đền thờ để ghi nhớ công đức của hai bà.
Giếng Ngọc, chữ Hán là Ngọc Tỉnh, xưa Tiên Dung, Ngọc Hoa đã soi mình,
trải bao đời đến nay vẫn là tấm gương trong giữa trời để mọi người cùng đến soi
chung.
Tại đền Giếng, 18.9.1954 Bác Hồ đã về thăm và ngủ đêm tại đây. Hôm
19.9.1954, Bác Hồ gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ từ cấp đại đội trở lên của Đại
Đoàn quan tiên phong trước khi bộ đội về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Lời Bác dặn
ngày ấy đã trở thành chân lý: " các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước."
2.1.8. Bảo tàng Hùng vương:
Nhà bảo tàng Hùng Vương 2 tầng, cao trên ba chục mét, hình vuông. Nhìn
từ xa, nhà bảo tàng giống như một khối hình lập phương, cao vút lên trên đỉnh một
quả đồi ngay sát cổng đền chính. Bảo tàng Hùng Vương là một ngôi nhà có hình
thức đạm, chắc mà trang nhã; bề thế mà lại rất thanh thoát. Đứng từ đỉnh Hùng
Vương nhìn xuống, nhà bảo tàng Hùng Vương như một chiếc bánh chưng vuông
khổng lồ. Các nhà thiết kế giải thích đó là biểu hiện tượng trưng của quả đất theo
quan niệm của người xưa đất vuông, trời tròn.
Bảo tàng Hùng Vương được khánh thành vào đúng ngày khai hội Đền Hùng
năm 1993. Với 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 3000 hiện vật có trong kho bảo
tàng, 162 bức ảnh, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 1 nhóm tượng lớn và nhiều
hiện vật khác được trưng bày đã khắc họa chủ đề tổng quát: " Từ văn minh nông
nghiệp, các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử."
Phần trưng bày của bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề
chính:
- Giới thiệu giai đoạn văn hóa Hùng Vương bằng các hiện vật có liên quan
đến thời đại Hùng Vương hiện tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
- Giới thiệu việc hình thành khu di tích đền Hùng và ý thức xây dựng khu di

tích đền Hùng của nhân dân cả nước.
- Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của những người đứng đầy các nhà
nước phong kiến trước đây; của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay
đối với Đền Hùng.
Ý đồ nổi bật trong trưng bày Bảo tàng Hùng Vương về nội dung và giải
pháp kỹ thuật, mỹ thuật là việc giải quyết đề tài trưng bày thể hiện mối quan hệ
hữu cơ giữa văn hóa Hùng Vương, văn minh sông Hồng với lịch sử phát triển dân
tộc Việt Nam.
Mục đích của ý đồ trưng bày nhằm làm rõ tầm quan trọng của khu di tích
lịch sử đền Hùng, bộ Văn Lang và địa thế dựng nước của các vua Hùng. Phương
pháp trưng bày bảo tàng Hùng Vương đã cố gắng đảm bảo sự tuân thủ những
nguyên tắc của phưng pháp luận sử học Macxit và nguyên tắc bảo tàng học. Nội
dung trưng bày có 5 trọng tâm - 5 mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình
thành con người Việt Nam.. 5 trọng tâm ấy được nhấn mạnh ở 5 vị trí trang trọng:
- Đất nước, con người một thời nguyên thuỷ: được trưng bày ở phòng 1.
Trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội, con người Việt Nam thời thượng cổ đã
trải qua 5 giai đoạn văn hóa: Sơn Vi - Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun -
Đông Sơn. 5 giai đoạn phát triển văn hóa ấy là 5 bước tiến dài trong lịch sử phát
triển dân tộc.
- Phòng 2: bắt đầu từ thời dựng nước, bằng những hiện vật gốc có lựa chọn
phong phú từ 3 nền văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng đậu và Gò Mun... nhiều tài liệu
khoa học mô tả từng mảng cuộc sống sinh hoạt của con người vận động hợp quy
luật biến thiên của lịch sử.
- Phòng 3: sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các vua Hùng . Sự xuất hiện
của các công cụ bằng đồng đã đưa trình độ xã hội phát triển cao hơn. các thủ lĩnh
họ Hùng với cương vị đứng đầu bộ lạc Văn Lang từ nền kinh tế lạc hậu thời kỳ đồ
đá đã vươn lên, mở rộng địa bàn, đẩy mạnh sự phát triển. Sự liên minh của các bộ
lạc đã trở thành địa bàn nguồn gốc của nước Văn Lang. Đó là một Nhà nước đầu
tiên của xã hội Việt Nam. Một thành tựu, công lao vĩ đại không gì sánh nổi của các
vua Hùng.

- Phòng 4 và 5: giới thiệu khu di tích lịch sử đền Hùng trên thềm đất cổ
Phong Châu, tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ xã hội tới đền
Hùng:
Nhìn tổng thể, nội dung và ý đồ trưng bày bảo tàng Hùng Vương là hướng
người xem vào chiều sâu tư tưởng, nhận được dung mạo con người Việt Nam
trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Mặt khác, nội dung trưng bày bảo tàng Hùng
Vương đã phản ánh được mối quan hệ giữa Vua Hùng- đền Hùng và thời đại Hùng
Vương dựng nước.
Tóm lại, đền Hùng là di tích lịch sử..., là một trong những điểm du lịch văn
hóa, lịch sử quan trọng, hàng năm thu hút một lượng khách lớn tham quan, hành
hương.
2.2. Các trò chơi dân gian:
2.2.1. Cờ người:
Là hoạt động được tổ chức thường xuyên trong lễ hội. Cờ người gồm những
nam nữ thanh niên mặc áo có thêu chữ trước ngực và sau lưng mang tên những
quân cờ ( có nơi quân cờ được viết trên những tấm biển có cán cầm). Khi người
cầm quân đi nước thì người đóng quân cờ sẽ di chuyển theo nước đó. Tại mỗi vị trí
trên bàn cờ đều có ghế để cờ ngồi.
Có khi những nam nữ đóng quân cờ còn mang theo khí giới và khi quân bên
nọ ăn quân bên kia, quân cờ ăn sẽ múa một thế võ như hạ quân cờ bị ăn, y như
trong một màn hát hội.
2.2.2. Ném còn:
Là một trò chơi của các Mỵ Nương thời Hùng Vương. " Còn" là một qủa cầu
to bằng qủa cam lớn, khâu bằng vải, trong ruột là bông, cổ mềm hay vải vụn; ngoài
bọc vải có màu tua ngũ sắc. Trò ném còn được tổ chức ở một khoảng đất rộng còn
được gọi là sân còn. Giữa sân trồng một cột tre cao, trên có một vòng tròn đường
kính 2 tấc, gọi là vòng còn. Các thiếu nữ chơi còn đứng đối diện nhau về 2 phía
sân còn để lần lượt ném qủa còn cho lọt qua vòng còn. Khi ném còn, các cô cầm
còn đưa tay văng vụt lên. Qủa còn lướt qua ngọn cột tre, mỗi lần trái còn trúng vào
giữa vòng tròn, khán giả lại reo hò hưởng ứng. Cuộc thi ném còn kéo dài suốt cả

mấy ngày hội, từ sáng đến chiều.
2.2.3. Leo dây:
Đây là trò chơi giống như tiết mục của các đoàn xiếc. Sợi dây được căng
trên hai chiếc cột, rồi có người đi lên trên, vừa đi vừa múa. Thường thì người này
cầm trong tay một cái gậy để giữ thăng bằng trong lúc biểu diễn. Cũng có khi dây
được cột trên một chiếc xà cao buông thõng để người biểu diễn leo lên làm trò
trong tiếng hò reo, cổ vũ cuồng nhiệt của người xem.
* Tóm lại, khu di tích lịch sử Đền Hùng và ngày giỗ Tổ Hùng Vương thực
sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nguời dân Việt Nam. Hơn
thế nữa, Đền Hùng còn là một điểm du lịch văn hoá, lịch sử quan trọng, hàng năm
thu hút một lượng khách rất lớn đến tham quan. Vì thế, việc phân tích những hiện
trạng về hoạt động du lịch ở lễ hội Đền Hùng là một điều cần thiết để Đền Hùng có
được những hướng phát triển phù hợp hơn trong tương lai.
3. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ SỞ DỊCH VỤ PHỤC VỤ LỄ HỘI ĐỀN
HÙNG:
3.1. Các hoạt động lễ hội:
Lễ hội là một hình thức tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa dân gian của một
cộng đồng người có cuộc sống định cư bền vững. Khác với các lễ hội làng xã chỉ
tiến hành với dân cư trong làng xã, lễ hội đền Hùng được tiến hành với sự tham gia
của nhân dân trong cả nước.
3.1.1.Phần lễ:
Việc cúng lễ vua Hùng do 3 cấp tiến hành: nhà nước, làng xã sở tại và từng
người dân.

×