Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở KHU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.43 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ Ở KHU DU LỊCH LỄ HỘI
CHÙA HƯƠNG
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN Ở KHU DU LỊCH CHÙA
HƯƠNG.
2.1.1. Khách du lịch.
2.1.1.1. Lượng khách
- Hàng năm cứ vào mùa hội có tới bốn- năm chục vạn người về đây vãng
cảnh. Khách du lịch tới chùa Hương bao gồm khách Quốc tế và khách nội địa
với mục đích chung là tham dự lễ hội, hành hương, tham quan thắng cảnh chùa
Hương. Lượng khách đến Chùa Hương theo thời gian không ngừng tăng lên
điều đó khẳng định vị thế của khu vực Chùa Hương trên bản đồ du lịch Hà Tây
nói riêng và Du lịch cả nước nói chung.
Bảng 3 : Lượng khách tới chùa Hương từ 1998-2002
(Đơn vị tính: nghìn người)
Nội Dung
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2002
NĐ QT NĐ QT NĐ QT NĐ QT NĐ QT
Chùa
Hương
LK 250,0 6,75 262,0 8,0 387,0 8,0 380,1 22,9 396,3 23,0
% 97.3 2.7 87.8 2.2 98 2 94.4 5.6 94.2 5.8
Hà Tây
LK 373,0 45 388,8 46,0 1.135 55,6 1.148 84,91 1.415 85,0
% 98.8 1.2 94.8 5.2 95.2 4.8 93.1 6.9 94.3 5.7
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Nhìn vào kết quả trên ta thấy tổng lượng khách đến chùa Hương từ năm
1997 – 2002 có tăng nhưng không đều; Tổng lượng khách đến chùa Hương năm
1999 tăng mạnh đạt 395.000 lượt khách, tức tăng 125.000 lượt khách tương
đương 146%và tăng đều năm 2000. Năm 2002 lượng khách quốc tế và khách
nội địa tăng không đáng kể so với năm 2000. Tổng lượng khách năm 2002 chỉ


đạt 419.300 lượt khách tức tăng 16.300 lượt khách, tương đương tăng 4.1% so
với năm 2000.
Lượng khách nội địa tăng mạnh vào năm 1999 nhưng các năm tiếp theo
lại có xu hướng giảm dần. Đến năm 2002 khách nội địa chỉ đạt 396.300 lượt
khách giảm 15.200 lượt khách tương đương tăng 4% so với năm 2000.
Lượng khách quốc tế đến chùa Hương tăng mạnh vào năm 2000 đạt
22.900 lượt khách đạt 5.6%, tổng số khách tăng14.900 lượt khách tức đạt 286%.
Đó là con số đáng phấn khởi nhưng đến năm 2002 số lượng khách quốc tế chỉ
đạt 23.000 lượt khách tức chỉ tăng 0.4% so với năm 2000 chỉ chiếm 5.8% tổng
số khách đến chùa Hương và so với lượng khách quốc tế đến Hà Tây đạt
20%.Tỷ lệ khách quốc tế so với tổng số khách tại khu vực Chùa Hương vẫn còn
thấp hơn so với cả tỉnh rất nhiều vào những năm 1998, 1999 (3-2.8%). Đó chưa
phải là con số đáng mừng vì lượng khách quốc tế chưa chiếm tỷ lệ không cao do
hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ còn kém chưa đạt tiêu chuẩn và những nhu cầu
của khách.
2.1.1.2. Luồng khách
- Khách du lịch trong nước tới chùa Hương bao gồm: khu vực phía Bắc
và các tỉnh khác trong cả nước. Trong đó lượng khách đến đông nhất từ Hà Nội
khoảng 43%
là nguồn khách chủ yếu đến Chùa Hương, Hà Tây đứng thứ hai với lượng khách
khoảng 17%, khách đến từ Hải Phòng 14,2%, Nam Định, Thanh Hoá 12%, còn
lại là từ các tỉnh khác trong cả nước. Sự chênh lệch trong cơ cấu khách đến chùa
Hương là rất lớn điều đó thể hiện sự phát triển tự phát của thị trường khách đến
thiếu sự định hướng và quy hoạch cụ thể. đặc biệt là sự yếu kém trong công tác
tuyên truyền quảng bá tới các khu vực thị trường khác đặc biệt là thị trường từ
các tỉnh phía Nam. Khách đến chùa Hương hiện nay vẫn chủ yếu gói gọn trong
phạm vi các tỉnh liền kề có hệ thống giao thông thuận tiện và thuận lợi cho việc
đi về trong ngày.
Khách đến chùa Hương với nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích
cao nhất vẫn là đáp ứng cho nhu cầu của đời sống tinh thần

+ Khách đến với mục đích tín ngưỡng hoàn toàn: 78%.
+ Khách đến với mục đích tham quan du lịch: 19%.
+ Khách đến với mục đích khác: 03%.
Theo kết quả khảo sát cho thấy lượng khách đến chùa Hương chiếm tỉ lệ
lớn so với lượng khách đến với Hà Tây. Trong số này hầu hết là những người
hành hương tín ngưỡng, với đủ các thành phần những người già, thương nhân,
học sinh, sinh viên đến cầu tài, cầu lộc, cầu an cho gia đình và bản thân. Trong
đó, khách thường đi theo 3 tuyến chính:
+ Động Hương Tích: 100%
+ Chùa Tuyến Sơn: 40%
+ Chùa Long Vân: 35%
- Khách tới chùa Hương chủ yếu là khách trong ngày, một số ít khách ở
xa thì lưu lại qua đêm (2%) chủ yếu nghỉ lại các nhà trọ bình dân.
2.1.2. Doanh thu.
Do lượng khách đến chùa Hương chiếm phần lớn tổng lượng khác đến Hà
Tây nên doanh thu tại khu vực này chiếm một tỉ lệ cao so với tổng doanh thu
của toàn ngành Du lịch tỉnh Hà Tây.
Bảng 4 : Tình hình doanh thu của chùa Hương năm 1998-2001.
Nội dung VND 1997 1998 1999 2000 2002
2002 So với
2000 (%)
Tổng Doanh thu
Triệu 65.000 72000 82000 83723 96439 115
Doanh thu từ
DNNN
Triệu 27690 29570 35629 39000 40870 109
DT thành phần
kinh tế khác
Triệu 37310 42430 46371 44723 55569 119.7
Chi tiêu TB/ 1

khách.
Nghìn 259 266 207 207 230 116.9
So với DT dl toàn
tỉnh
% 5.6 5.9 5.6 6.1 5.9
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Nhận xét: Tổng doanh thu của khu du lịch chùa Hương tăng mạnh vào
năm 1999 đạt 82.000 triệu đồng, tăng 16.7% so với năm 1998 nhưng đến năm
2002 chỉ đạt 80.251triệu đồng, giảm 4.2% so với năm 2000. Doanh thu khu vực
nhà nước hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu, chỉ chiếm khoảng
41.1% nhưng có xu hướng tăng lên. Đến năm 2002 tỷ lệ doanh thu của các
doanh nghiệp chiếm 42.3% do các doanh nghiệp nhà nước về cơ bản đã được
sắp xếp lại, đổi mới quản lý, nâng cao sức cạnh tranh.
Cơ cấu chi tiêu của khách có sự chênh lệch quá lớn. Trung bình một
khách quốc tế có mức chi tiêu là 700.000 đồng và khách nội địa khoảng 250.000
đồng trong đó tiền vé và đò là 25.000 đồng, tiền lưu trú qua đêm không đáng kể
còn lại là việc chi cho nhu cầu ăn uống, mua sắm. Mức chi tiêu như vậy so với
tiềm năng du lịch vẫn còn thấy và không được phân bố đồng đều.
Tuy có sự tăng trưởng về khách và doanh thu và mức tiêu thụ bình quân
của khách có tỷ lệ cao hơn so với các điểm du lịch khác, nhưng vẫn còn thấp và
còn chưa tương xứng với khu du lịch vì: khách tham quan trong ngày, ít lưu trú
lại qua đêm và thường có thói quen mang theo thức ăn trong các chuyến đi, ít sử
dụng dịch vụ tại điểm du lịch dẫn đến mức chi tiêu của khách còn thấp. Sở dĩ có
hiện tượng như vậy vì giá cả đồ ăn uống và các dịch vụ tại các điểm du lịch còn
ở mức cao vượt quá khả năng chi trả của người khách. Điều kiện ăn uống còn
chưa đảm bảo, không phù hợp với khẩu vị của khách. Điều này làm cho doanh
thu của doanh nghiệp mất đi một phần đáng kể từ dịch vụ cho thuê phòng, dịch
vụ ăn uống và các dịch vụ khác vừa gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường sinh
thái và cảnh quan điểm du lịch do khách để lại sau khi ăn uống. Trong thời gian
tới để thu hút khách và tăng mức chi tiêu của khách cần nâng cao chất lượng

dịch vụ, đưa ra các món ăn độc đáo hợp khẩu vị của du khách với giá cả hợp lý.
Tỷ trọng của du lịch chùa Hương so với GDP toàn tỉnh có xu hướng tăng
từ 1997 - 2000 nhưng đến năm 2002 có giảm do ở Hà Tây có xuất hiện nhiều
điểm du lịch mới hấp dẫn như Suối Hai - Ba Vì…Vậy ban quản lý khu du lịch
và các ban nghành chức năng cần có biện pháp thu hút khách du lịch, phát huy
được lợi thế về tài nguyên của điểm du lịch.
2.1.3. Tình hình nộp ngân sách của chùa Hương trong một số năm
Hàng năm du lịch Chùa Hương đóng góp một phần đáng kể trong cơ cấu
nộp ngân sách của ngành du lịch vào ngân sách toàn tỉnh. Biểu hiện qua số liệu
sau
Bảng 5 : Tình hình nộp ngân sách của chùa Hương từ 1998 - 2002.
Nội dung Đvị tính 1997 1998 1999 2000 2002 So sánh với
Số nộp ngân sách
tại chùa Hương
Tỷ
đồng
2.18 2.3 3.3 4.6 4.2
KH
2002
TH
2000
Số nộp ngân sách
toàn tỉnh
Tỷ đồng 7.81 7.95 8.1 8.8 9.0 92% 90.1%
Tỷ trọng tổng nộp
NSNN về DL của
Hà Tây.
% 8.6 8.9 9.4 8,7 9.0 100% 101%
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Nhận xét:

Nhìn vào bảng ta thấy số nộp ngân sách của chùa Hương từ năm 1998-
2000 tăng nhanh nhưng đến năm 2002 thì tình hình nộp ngân sách giảm chỉ đạt
4,23 tỷ đồng; giảm 8% so với năm 2000 và giảm 9.9 % so với kế hoạch
năm 2002. Mặc dù tình hình nộp ngân sách Du lịch của toàn tỉnh là tăng. Đây là
tình trạng đáng lo ngại đối với hoạt động Du lịch tại khu vực chùa Hương. Do
đó, toàn ngành Du lịch tỉnh Hà Tây đặc biệt là huyện Mỹ Đức cần có biện pháp
đầu tư, quản lý phát triển du lịch để thu hút khách, tăng tổng doanh thu để tăng
nhanh nguồn thu ngân sách của khu vực và toàn ngành nói chung và tỉnh nói
riêng. Ngoài ra chính biện pháp quản lý còn lỏng lẻo, nhiều cán bộ chỉ vì lợi
ích trước mắt đã giúp những hộ kinh doanh chốn thuế. Nhiều cán bộ làm ở bộ
phận gác cổng đã cấu kết với những người làm nghề môi giới đón khách giữa
đường. Khi đó khách vẫn phải bỏ số tiền bằng vé tham quan nhưng nhà nước
không thu được đồng nào mà hoàn toàn vào tay những người đó.
Muốn nâng cao nguồn ngân sách nhà nước không chỉ tập chung đầu tư
phát triển kinh doanh. thu hút khách mà cần có biệt pháp quản lý chạt chẽ, hình
thức xử phạt nghiêm khắc đối với cán bộ vi phạm.
2.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển Du lịch.
2.1.4.1. Cơ sở phục vụ lưu trú.
Đây là việc cung cấp các phòng trọ trong khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ,
các điểm lưu trú cho khách nghỉ qua đêm.
Bảng 6 : Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú tại khu vực chùa Hương năm
2002
Nội dung Đ/vị tính Số lượng
Nhà nước
Số khách sạn Khách sạn
3
Số phòng Phòng
146
Tư nhân
Khách sạn,

nhà nghỉ
Khách sạn 9
Số phòng Phòng
80
Nhà trọ Nhà
100
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Nhận xét :
Đây là toàn bộ đơn vị kinh doanh lưu trú trong khu vực có đăng kí kinh
doanh. Đây là lĩnh vực kinh doanh phục vụ khách còn rất nhiều hạn chế chưa
tìm ra được biện pháp tốt. Tuy số các khách sạn còn ít so với lượng khách đến
vào mùa lễ hội nhưng vẫn không sử dụng hết công suất phong vì rất nhiều yếu
tố như chất lượng cơ sở vất chất cũng nh trình độ phục vụ của đội ngũ nhân
viên. Trong các khách sạn của công ty và khách sạn tư nhân đều chưa đạt tiêu
chuẩn. Các khách sạn nhìn chung còn có chất lượng kém do lâu ngày không
được tu bổ sửa chữa. Các tiện nghi sinh hoạt trong khách sạn còn nghèo nàn,
trang thiết bị không đồng bộ nên khả năng đáp ứng nhu cầu của khách là kém.
Điều này dẫn đến tình trạng doanh thu từ việc thuê phòng của các công ty Du
lịch chưa cao và không hấp dẫn khách ở lại qua đêm tại các điểm Du lịch.
Các nhà trọ của người dân trong vùng càng không đảm bảo đáp ứng nhu
cầu của khách. Tình trạng chen lấn mất vệ sinh kéo dài. Thêm vào đó công trình
vệ sinh không có hoặc không đảm bảo. Mặc dù điều kiện như vậy nhưng giá cả
thường không ổn định gây ra không ít khó khăn cho khách.
2.1.4.2. Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống.
Trong những năm qua, dịch vụ ăn uống tại đây còn tỏ ra yếu kém, không
đủ năng lực phục vụ khách. Thực tế là trong các cửa hàng ăn uống của các Nhà
hàng, món ăn chưa được phong phú, nấu nướng chưa ngon, thái độ phục vụ
chưa tốt, đặc biệt là giá cả quá đắt đỏ. Với những lý do đó thì hầu như các cửa
hàng ăn uống của các công ty Du lịch chỉ phục vụ một số ít các khách theo đoàn
còn chủ yếu khách mang theo đồ ăn hoặc ăn tại các quán tư nhân.

Các cửa hàng phục vụ ăn uống của tư nhân được làm tạm thời nên vệ sinh
chưa thật đảm bảo. Vào mùa lễ hội số lượng khách tập trung nhiều vào một thời
điểm rất ngắn nên việc phục vụ cũng như sinh hoạt của khách còn gặp nhiều
khó khăn.
Bảng 7: Tình hình cung ứng dịch vụ ăn uống tại khu vực chùa Hương năm
2002
STT Địa điểm Số lượng cửa hàng Diện tích (m
2
)
1 Khu Bến Đục 15 350
2 Khu Bến Yến 21 465
3 Khu Thiên Trù 30 569
Tổng cộng 66 1384
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Đây là con số các nhà hàng ăn uống có đăng ký kinh doanh và có quy mô,
chỉ phục vu du khách nhu cầu ăn uống. Tuy nhiên ở khu du lịch chùa Hương
dịch vụ ăn uống đa phần được các nhà trọ tư nhân phục vụ chung với dịch vụ
lưu trú các nhà trọ này không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm cũng như nơi
đón tiếp khách. Phần chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của du khách trong mùa lễ
hội là rất lớn, chiếm 40 - 50% tổng số chi tiêu của khách trong cả
chuyến đi. Nếu được tổ chức tốt dịch vụ ăn uống thì các công ty du lịch vừa
được một khoản doanh thu lớn mà còn giải quyết được những vấn đề môi
trường do hậu quả từ việc khách tự mang đồ ăn và vứt rác làm mất vệ sinh gây ô
nhiễm cảnh quan, môi trường. Mặt khác các quán hàng tư nhân mọc lên gây lộn
xộn trong các điểm du lịch làm mất mỹ quan. Hơn nữa rác thải của các quán ăn
vứt bừa bãi xung quanh dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
2.1.4.3. Giao thông.
Đây là một nhược điểm lớn của khu Du lịch. Tuy có hệ thống đường bộ
và đường sông khá phong phú nhưng quy mô và chất lượng đường còn kém.
Trên các tuyến đường chính lòng đường nhiều đoạn còn quá hẹp do việc

lấn chiếm của nhân dân hai bên đường. Nhiều đoạn đường bị cày xới khấp
khểnh do đào cống thoát nước hay sử dụng lâu ngày mà không được tu sửa đặc
biệt là đoạn đường cách chùa hơn 10km.
- Thêm vào đó khu vực chùa Hương là vùng đồng chiêm trũng thường
xuyên bị ngập úng và hàng năm có từ 2-5 trận lũ núi vì vậy đường xá bị sạt lở
xuống cấp gây nhiều khó khăn cho du khách.
- Hệ thống đường mòn nối giữa các đền chùa, hang động cũng không
đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Với chất lượng đường như vậy vào mùa lễ
hội tình trạng ách tắc giao thông luôn xẩy ra, một số vụ tai nạn trên các tuyến
đường này cũng tăng nhanh trong trong những năm vừa qua. Tình trạng này gây
nên tốc độ di chuyển của các phương tiện vận chuyển là thấp, tốn thời gian nghỉ
ngơi của du khách trong các chuyến Du lịch gây bất tiện và tâm lý không thoải
mái cho khách.
- Ngoài ra, đặc điểm của khu Du lịch chùa Hương là phải qua suối Yến
bằng đò một đoạn đường dài trong thời gian hơn 1 tiếng do đó giao thông trên
nước ở đây cũng rất quan trọng. Tuy nhiên số xuồng được trang bị đủ thậm chí
rất nhiều hơn so với lượng khách tới tham quan (6000 đò) nên dẫn đến tình
trạng tranh giành khách mất trật tự trị an.Vào mùa lễ hội lượng khách tập trung
rất đông đặc biệt vào thứ bảy và chủ nhật nên khu vực bến đò lúc nào cũng tắc
đường gây cản trở khó khăn cho khách.
- Vệ sinh trên suối tuy đã được công ty vệ sinh môi trường xử lý nhưng
vẫn chưa đảm bảo. Vẫn còn nhiều rác trên suối Yến gây mất vệ sinh và mất mỹ
quan. Dọc hai bên bờ suối các hộ kinh doanh và khách du lịch vứt xuống không
được dọn kịp thời.
2.1.4.4. Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác.
* Hệ thống cung cấp nước:
- Hệ thống cung cấp nước máy cho toàn khu vực đường là một vấn đề
nóng bỏng của toàn khu vực này. Nước đã được đưa lên các vùng cao để phục
vụ ăn uống và sinh hoạt cho khách nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ gây ấn
tượng xấu đối với khách du lịch.

- Hệ thống điện: Trong những năm gần đây hệ thống điện đã được lắp và
cung cấp cho khách du lịch tới tham quan
- Hệ thống thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc ngày càng trở thành nhu
cầu tất yếu đối với du khách nước ngoài và thương nhân. Trong những năm gần
đây thông tin liên lạc đã được trang bị đến mức độ nào đó nhưng phần nào còn
nhiều hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của khách, còn ít các điểm điện thoại
công cộng.
- Ngoài ra khu du lịch chùa Hương là một điểm có thể phát triển nhiều
loại hình du lịch khác nhau để hấp dẫn du khách, tuy vậy muốn kéo thời gian
lưu lại dài cần phải đầu tưư cho khu vui chơi giải chí,và hệ thống cơ sở hạ tầng
và kỹ thuật.
2.1.4.5. Nguồn nhân lực.
Lực lượng lao động trong ngành Du lịch trên địa bàn huyện Mỹ Đức tập
trung chủ yếu tại các công ty, các doanh nghiệp nhưng có sự phân bố không
đồng đều. Số lượng phục vụ tại các cơ sở lưu trú chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số
lao động (35%). Trong khi đó lực lượng lao động chở đò có khoảng 6.000 người
chiếm một lượng khá động dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu, tình trạng tranh
giành khách liên tiếp xẩy ra.
- Điều đáng chú ý là lực lượng lao động trong khu vực trình độ còn hạn
chế, số lượng lao động được đào tạo qua các trường Du lịch còn ít mà chủ yếu
là được học qua các khoá học do công ty tổ chức. Nhìn chung so với những năm
trước tỉ lệ cán bộ có trình độ đã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Song song với vấn đề đó thu nhập người lao động trong các công ty du lịch còn
thấp (thu nhập bình quân 1người/tháng: 286.000). Đây là một trong những
nguyên nhân gây ra chất lượng và hiệu quả công việc chưa đạt tiêu chuẩn cao vì
bản thân người lao động chưa yên tâm với việc làm đảm bảo cuộc sống cá nhân
và gia đình họ.
Nhân dân trong vùng chưa được đào tạo nâng cao hiểu biết về du lịch,
văn minh trong du lịch. Chính điều đó làm hạn chế chất lượng phục vụ khách
du lịch. Thậm chí một số người dân địa phương chỉ vì mục đích lợi nhuận trước

mắt, với suy nghĩ khách hiếm khi trở lại tham quan lần nữa nên phục vụ có
những hành vi tiêu cực như bắt chẹt khách, ép giá khách. Muốn khu du lịch
chùa Hương ngày càng phát triển thì phải phổ biến nâng cao hiểu biết cho nhân
dân địa phương.
2.1.4.6. Y tế, bảo hiểm.
Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương là khu Du lịch có cả địa hình sông

×