Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận về Vận dựng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phát huy dân chủ trong đảng trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại đảng bộ cơ sở nơi anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.7 KB, 14 trang )

Vận dựng tư tưởng hồ chí Minh về dân chủ và phát huy
dân chủ trong Đảng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ
sở tại Đảng bộ cơ sở nơi anh (chị) đang cơng tác.
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phát huy dân
chủ trong Đảng
1. Nguồn gốc về khái niệm dân chủ
Dân chủ là một khái niệm thuộc lĩnh vực chính trị. Dân chủ
là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc
nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực.
Theo lý luận Mác - Lênin, dân chủ là một phạm trù lịch sử
gắn liền với chế độ chính trị và nó ra đời, tồn tại cùng với sự ra
đời của nhà nước. Quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin xem cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử; kế thừa và phát triển triết lý “thân
dân”, “lấy dân làm gốc” trong văn hóa phương Đơng và truyền
thống dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đề cao vai
trò của quần chúng nhân dân - dân là gốc của nước: “Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.
2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ và
phát huy dân chủ trong Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặc biệt chú trọng việc xây
dựng Đảng trở thành tổ chức vững mạnh, xứng đáng là tổ chức
duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Trong tư tưởng của
Người, việc phát huy dân chủ, một trong những nguyên tắc cốt

1


lõi của công tác xây dựng Đảng, được thể hiện ở những nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất, là vấn đề mang tính nguyên tắc, quyết định đến
sức mạnh của Đảng.


Để xây dựng Đảng ta thành một đảng chân chính, cách
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải được xây dựng
và tổ chức theo những nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp vơ
sản, trong đó ngun tắc quan trọng hàng đầu là tập trung dân
chủ. Quan điểm về dân chủ: “Phương châm, chính sách, nghị
quyết của Đảng đều do quần chúng đảng viên tập trung kinh
nghiệm và ý kiến lại mà thành”; “Các cơ quan lãnh đạo đều do
quần chúng đảng viên bầu cử ra”. Dân chủ là việc tất cả đảng
viên đều được tự do bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề
trong sinh hoạt đảng để góp phần thống nhất về quan điểm, chủ
trương trong lãnh đạo, chỉ đạo; để xây dựng nghị quyết, đưa
được nghị quyết vào cuộc sống. Người cho rằng “Những
phương châm, chính sách, nghị quyết của Đảng, mọi đảng viên
nhất định phải chấp hành. Kỷ luật của Đảng, mọi đảng viên phải
tuân theo. Thế là tập trung”. Tập trung là thống nhất về tư tưởng,
tổ chức và hành động. Biểu hiện của tập trung là thiểu số phục
tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Tập thể lãnh đạo là dân
chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách tức là dân chủ tập trung.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, quyết định đến sức
mạnh của tổ chức Đảng, mục đích là để xây dựng Đảng thành
một tổ chức chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người,
2


vừa phát huy sức mạnh của tất cả những ai đã tự nguyện gắn bó
với nhau trong một tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: để
làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ, thực hành lãnh
đạo tập trung.
Thứ hai, là cơ sở để đảm bảo quyền lợi của đảng viên.

Đảng viên cũng có các quyền, mà cơ bản nhất là quyền dân
chủ. Đảng viên có quyền tự do và thiết thực thảo luận về chủ
trương, chính sách của Đảng, trên các báo chí và trong các cuộc
hội nghị của Đảng: “Dù ý kiến ấy không đồng ý với ý kiến của
đại đa số, không ai được ngăn cấm. Đảng viên có quyền tuyển
cử và ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đảng viên có
quyền đưa ra những đề nghị, những thanh minh, những lời kêu
nài trước các cơ quan của Đảng, từ chi bộ đến Trung ương,
không ai được ngăn trở. Trong các cuộc hội nghị của Đảng có
quyền phê bình đảng viên và cán bộ, phê bình cơng tác của các
cơ quan Đảng…”. Như vậy, Người khẳng định rằng phát huy
dân chủ trong Đảng cũng là điều cốt lõi trong việc thực hiện
quyền lợi chính đáng của đảng viên.
Thứ ba, là cơ sở để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống
nhất trong Đảng, là hạt nhân để thực hiện dân chủ trong xã hội
và đoàn kết toàn dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện tốt dân chủ trong
Đảng, phát huy được nhiều ý kiến và kinh nghiệm tốt của đảng
viên, Đảng sẽ xây dựng được đường lối, chính sách, nghị quyết
đúng đắn. Sau khi có đường lối, nghị quyết, mọi cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân phải chấp hành và thực hiện. Đó
3


cũng là cơ sở để củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Người chỉ rõ: “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của
Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”.
Công việc càng khó khăn, Đảng càng phải liên hệ chặt chẽ với
quần chúng để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong đấu
tranh cách mạng và xây dựng đất nước.

Thứ tư, là biện pháp hữu hiệu để phòng và chống những
biểu hiện tiêu cực trong tổ chức đảng.
Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận rõ những
biểu hiện tiêu cực xuất hiện trong tổ chức đảng: chủ nghĩa cá
nhân, bè phái, quan liêu, địa phương chủ nghĩa, hẹp hịi, ham
chuộng hình thức, vơ kỷ luật hoặc kỷ luật khơng nghiêm, ích kỷ,
hủ hóa, cậy quyền, cậy thế, tham lam, lười biếng, bảo thủ,…
Nguyên nhân là “Ở trong Đảng thì khơng thực hiện chế độ dân
chủ tập trung, khơng tuân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Phớt
kỷ luật và chính sách của Đảng và Chính phủ. Khinh rẻ ý kiến
của cấp dưới… xa tránh những người tính trực nói thẳng”. Để
khắc phục những biểu hiện tiêu cực đó, Người cho rằng Đảng
cần thật sự phát huy dân chủ để cán bộ, đảng viên được bày tỏ ý
kiến về các hoạt động của Đảng; thật thà tự phê bình và phê
bình; tăng cường và thực hiện nghiêm minh kỷ luật Đảng.
3. Các nguyên tắc đảm bảo phát huy dân chủ trong Đảng
theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh
Một là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai
mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một nguyên tắc. Tập
4


trung khơng phải là cá nhân chun chính, độc đốn, chuyên
quyền, mà tập trung xây dựng trên nền tảng dân chủ. Người lãnh
đạo đại diện cho quần chúng đảng viên, cần phải gần gũi và học
hỏi, lắng nghe ý kiến của đảng viên chứ không được lạm quyền.
Mặt khác, dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung chứ
không phải dân chủ theo kiểu tập trung phân tán, vơ tổ chức.
Đảng viên có quyền nêu ý kiến, nhưng không được trái sự lãnh

đạo tập trung của Đảng, trái nghị quyết và kỷ luật của Đảng. Do
vậy, Người yêu cầu: “Đảng viên phải kiên quyết chống nói lung
tung, tự do hành động; dân chủ quá trớn”.
Hai là, dân chủ phải đi đôi với việc thực hiện kỷ luật đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn mọi chính sách của
Đảng thực hiện được thì phải có kỷ luật. Kỷ luật của Đảng là tự
nguyện tự giác; đã tự nguyện tự giác là kỷ luật sắt, rất nghiêm,
tất cả đảng viên già trẻ, trên dưới đều phải tuân theo. Nếu khơng
giữ gìn nghiêm túc kỷ luật là giảm bớt lực lượng của Đảng, khó
thực hiện được nhiệm vụ”. Kỷ luật là cơ sở chắc chắn để đảm
bảo sự lãnh đạo tập trung làm cho Đảng ta tuy nhiều người,
nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người. Kỷ luật đặt ra cũng
là để đảm bảo quyền dân chủ và phát huy dân chủ trong tổ chức
đảng. Việc phát huy dân chủ trong Đảng lại phải luôn gắn liền
với việc thực hiện kỷ luật Đảng, kể cả trong phê bình cũng phải
trong tổ chức, có kỷ luật.
Ba là, thật thà tự phê bình và phê bình.
Tự phê bình và phê bình là một phương cách hữu hiệu để
phát huy dân chủ trong Đảng, khơng tự phê bình và phê bình là
5


không tiến bộ, không dân chủ. Trong công tác tự phê bình và
phê bình cũng phải có dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: “Phê bình là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực
hành dân chủ”. Như vậy, tự phê bình và phê bình khơng chỉ là
vũ khí để rèn luyện cán bộ, đảng viên, mà còn là biện pháp để
thực hiện tốt dân chủ trong tổ chức đảng.
Bốn là, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ vai trị tiên phong của

đảng viên trong mọi cơng tác. Theo Người: “Để thực hiện hoàn
toàn dân chủ mới (là bước đầu để tiến dần đến chế độ cộng sản)
thì mọi người, trước hết là những người đảng viên phải làm kiểu
mẫu”. Mỗi đảng viên cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong mọi
công tác.
II. Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc dân chủ và phát
huy dân chủ trong Đảng của Đảng bộ cơ sở nơi đang công tác
Số lượng đảng viên chiếm tỷ lệ lớn so với số lượng cán bộ
công chức của cơ sở (67 đảng viên/ 86 CBCC). Đây là lực lượng
có vai trị quan trọng, tiên phong trong lãnh đạo và thực hiện
nhiệm vụ của Đảng bộ; do đó việc thực hiện nghiêm túc nguyên
tắc tập trung dân chủ là cơ sở để tạo khối đoàn kết; giải quyết
mâu thuẫn, giúp Đảng bộ hoàn thành nhiệm vụ chính trị và
nhiệm vụ chun mơn được giao
1. Những mặt đã thực hiện:
Một là, cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ thành Quy
chế làm việc để làm cơ sở điều chỉnh hoạt động; sau khi ban
6


hành, đã tổ chức quán triệt thường xuyên trong cán bộ, đảng
viên. Nội dung quy chế chặt chẽ, sát tình hình lãnh đạo của đảng
bộ, thể hiện sự phân cơng, phối hợp tương đối nhịp nhàng giữa
các thành viên trong đảng ủy; thể hiện sự quan tâm đến việc
thực hiện dân chủ trong đảng bộ.
Cụ thể, sau khi được Đại hội Đảng bộ bộ phận KTNN
chuyên ngành V nhiệm kỳ 2015 - 2020 bầu; trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của Đảng bộ bộ phận và quy định của cấp ủy
đảng cấp trên, Đảng ủy bộ phận KTNN chuyên ngành V đã kịp
thời xây dựng và ban hành Quy chế làm việc số 30/QĐ-ĐU

ngày 26/08/2015, trong đó đã quy định: (i) Trách nhiệm, quyền
hạn của Ban chấp hành, của ủy viên Ban chấp hành và đặc biệt
là trách nhiệm, quyền hạn của Bí thư và Phó bí thư nhằm nâng
cao trách nhiệm của người đứng đầu trong Đảng ủy; (ii) Tính
chất của các mối quan hệ cơng tác giữa Đảng ủy bộ phận KTNN
chuyên ngành V với các tổ chức khác (Đảng ủy KTNN, lãnh đạo
KTNN chuyên ngành V, các chi ủy trực thuộc Đảng ủy bộ phận,
BCH Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Cơng đồn
KTNN chun ngành V) để thống nhất các nguyên tắc trong
hoạt động và trong mối quan hệ phối hợp; (iii) Chế độ làm việc
của Đảng ủy, bao gồm: Nguyên tắc làm việc, chế độ thơng tin,
chế độ tự phê bình, chế độ sinh hoạt; (iv) Việc tổ chức thực hiện
Quy chế đối với từng ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy bộ phận
và chế độ kiểm tra việc thực hiện Quy chế.
Hai là, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
công tác chuyên môn đã được Đảng ủy chú trọng lãnh đạo thực
7


hiện: Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác triển khai thực hiện
kế hoạch kiểm toán năm, yêu cầu xây dựng phương án kiểm
toán bám sát hướng dẫn của KTNN và phương án kiểm toán
được thảo luận dân chủ trong lãnh đạo, cấp ủy, các tổ chức đoàn
thể; Đảng ủy thường xuyên quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng
của cán bộ đảng viên, kịp thời lắng nghe, giải quyết các tâm tư,
nguyện vọng của công chức.
Ba là, thường xuyên quán triệt cấp ủy, đảng viên có nhận
thức đúng về bản chất nội dung nguyên tắc, thấy được tính tất
yếu phải thực hiện, từ đó từng bước nâng cao ý thức tự giác thực
hiện đúng, đầy đủ nguyên tắc. Các chi bộ của Đảng bộ tổ chức

sinh hoạt đều đặn nhằm triển khai và quán triệt đường lối, chủ
trương, chính sách; đảm bảo các đảng viên luôn được cập nhật
thông tin kịp thời để theo dõi thực hiện; đồng thời phát huy tính
dân chủ của các đảng viên trong việc đóng góp ý kiến đối với
hoạt động của đảng bộ, bản thân và các đồng chí đảng viên cùng
sinh hoạt trong chi bộ;
Bốn là, đối với Đảng ủy KTNN, Đảng ủy bộ phận thường
xuyên thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời hoạt động của đảng bộ
bộ phận tới Đảng ủy KTNN; phối hợp chặt chẽ với Văn phịng
Đảng-Đồn thể của KTNN trong việc xây dựng các chương
trình hành động, kế hoạch triển khai các nghị quyết, chỉ thị của
các cấp ủy đảng và triển khai một số hoạt động công tác đảng
trong đảng bộ bộ phận; trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí
Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Kiểm tốn nhà
nước đối với một số nội dung công việc cụ thể.
8


Các đồng chí ủy viên ban chấp hành tham gia đầy đủ các
kỳ họp của Ban chấp hành, các trường hợp nghỉ họp đều báo cáo
lý do, xin ý kiến Bí thư Đảng ủy và có hình thức phù hợp nắm
bắt nội dung họp; tích cực tham gia xây dựng nghị quyết của
Ban chấp hành và tổ chức thực hiện nghị quyết theo lĩnh vực
được phân công phụ trách; mỗi ủy viên Ban chấp hành đều được
giao phụ trách một chi bộ và một lĩnh vực công tác Đảng, chịu
trách nhiệm trước Ban chấp hành về tình hình và kết quả liên
quan đến công tác xây dựng Đảng ở chi bộ, lĩnh vực mình phụ
trách; các ủy viên Ban chấp hành chủ động tham mưu, đề xuất
với Ban chấp hành về nội dung các hoạt động liên quan đến chi
bộ, lĩnh vực mình phụ trách, như: Cơng tác chính trị tư tưởng,

thanh tra, kiểm tra, công tác xây dựng và phát triển đảng, công
tác dân vận…; tham gia đầy đủ các cuộc họp chi bộ và truyền
đạt đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Ban chấp hành đến
chi bộ, đồng thời nắm bắt và báo cáo kịp thời tới Ban chấp hành
các vấn đề phát sinh tại các chi bộ; thực hiện đầy đủ quyền hạn
trong phạm vi quy định tại Quy chế làm việc.
Năm là, Đảng ủy bộ phận và lãnh đạo KTNN chuyên ngành
V thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm và thẩm
quyền trong công tác tổ chức cán bộ. Thực hiện đúng trình tự,
thủ tục cơng tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp
phòng, cấp vụ; các vấn đề như đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch,
đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ đều được đưa ra bàn bạc trong
tập thể Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và quyết
định theo đa số. Đội ngũ cán bộ được quan tâm củng cố, kiện
toàn, đảm bảo đủ phẩm chất năng lực, được bồi dưỡng, rèn
9


luyện phương pháp tác phong công tác, thực hiện đúng nhiệm
vụ, chức trách được giao, phục tùng sự lãnh đạo của tổ chức
đảng, tổ chức tốt các hoạt động bảo đảm cho đơn vị thực hiện
thắng lợi nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước
Sáu là, coi trọng kiểm tra, giám sát, tập trung vào những
nơi có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ; xử lý kịp thời đối với
những cán bộ, đảng viên chưa chấp hành tốt chỉ thị, nghị quyết,
có biểu hiện gây chia rẽ bè phái trong nội bộ.
2. Hạn chế trong việc thực hiện
- Nguyên tắc dân chủ còn chưa rõ nét; đặc biệt đối với một
số đảng viên có tuổi đời và tuổi nghề trẻ. Việc đóng góp các ý
kiến phản biện, đưa ra những thông tin đa chiều chưa được phát

huy. Một số đảng viên còn tư tưởng ngại va chạm, ý kiến đóng
góp cịn chung chung, thiếu cụ thể; đảng viên trẻ cịn rụt rè,
thiếu kinh nghiệm trong xử lý cơng việc và trao đổi thơng tin với
đồng nghiệp cũng như đóng góp ý kiến với cấp trên, chưa nhận
thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực
hiện QCDC; chất lượng góp ý cịn hạn chế
- Một số thời điểm tính đồn kết nội bộ của cấp ủy, chi bộ
chưa thật sự được củng cố vững chắc, cịn biểu hiện của sự đồn
kết xi chiều, khơng dựa trên nguyên tắc đảng; trong một số
công tác chuyên môn tính thống nhất chưa cao trong lãnh đạo,
quản lý, điều hành, thiếu nhất trí, hoặc nhất trí khơng cao trong
đánh giá, xử lý, giải quyết những nhiệm vụ cụ thể; hoặc một số
đảng viên do bất đồng quan điểm hoặc đặt lợi ích cá nhân của
mình lên trước lợi ích tập thể; tình trạng “việc gì cũng khơng
10


phê bình trước mặt mà để nói sau lưng” dẫn đến việc giảm sự
đồn kết trong chính chi bộ, gây ảnh hưởng tới hoạt động
chuyên môn và hoạt động chung của đảng bộ;
- Do tính chất nghề nghiệp của hoạt động kiểm toán, phần
lớn đảng viên của Đảng bộ bộ phận khi tham gia kiểm tốn phải
đi cơng tác xa, do đó đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện
nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy các cấp, khó khăn trong công tác
kiểm tra, giám sát của Đảng bộ cũng như ảnh hưởng đến chất
lượng trong thực hiện nguyên tắc dân chủ
- Một số đảng viên chưa thật sự nghiêm túc trong việc học
tập nghị quyết: nguyên nhân khách quan do đặc thù công việc
nên nhiều đảng viên trong thời gian học nghị quyết vẫn phải giải
quyết một số công việc chuyên môn liên quan, dẫn đến việc

thiếu tập trung và không nắm rõ các chủ trương, đường lối trong
các buổi học; ngoài ra nguyên nhân chủ quan do chính bản thân
các đảng viên chưa coi trọng đến nội dung và tính thời sự trong
các buổi học nghị quyết, thường xảy ra đối với các đảng viên
mới, đảng viên có tuổi đảng cịn trẻ nên cịn hời hợt ...
III. Phương hướng Đảng bộ KTNN chuyên ngành V đề
ra vận dụng tư tưởng hồ chí Minh về dân chủ và phát huy dân
chủ trong Đảng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở
tại Đảng bộ cơ sở
Thứ nhất, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh
đạo công tác của đảng bộ và chịu trách nhiệm cao nhất trước cấp
ủy cấp trên, trước Đảng bộ và đảng viên về sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ trên các lĩnh vực. Phát huy tính gương mẫu trong
11


chấp hành Nghị quyết, quy định của Đảng; bản lĩnh chính trị,
tinh thần quyết đốn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
về quyết định của mình. Ln lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý
của cán bộ, đảng viên; thẳng thắn phê bình những hạn chế,
khuyết điểm của cấp dưới và chỉ đạo nghiêm túc khắc phục. Từ
đó tạo được bầu khơng khí dân chủ, xây dựng được uy tín, thể
hiện được vai trị trung tâm quy tụ sự đồn kết, duy trì kỷ luật,
kỷ cương trong cấp ủy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về ngun nhân của việc cán bộ
và đảng viên ít sáng kiến, ít hăng hái, “trước hết là vì: cách lãnh
đạo của ta khơng được dân chủ”. Biểu hiện là: đối với cơ quan
lãnh đạo, người lãnh đạo, các đảng viên và cán bộ dù có ý kiến
cũng khơng dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, khơng dám phê
bình. Do đó, tạo ra sự cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới, trên

thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp, dưới thì có vấn đề khơng dám nói
ra vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng khơng nghe, khơng xét, có khi
lại bị trù dập. Từ đó, Người đề xuất cách sửa đổi lối làm việc:
“Cấp trên cũng nên thỉnh thoảng trưng cầu ý kiến phê bình của
cấp dưới… Ta phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo, như
chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của
mình, để tự mình sửa chữa”.
Thứ hai, thật thà phê bình và tự phê bình. Khi tiến hành tự
phê bình và phê bình phải bảo đảm tính dân chủ, cơng khai,
tránh tình trạng “việc gì cũng khơng phê bình trước mặt mà để
nói sau lưng”. Chủ tịch HCM yêu cầu: “Cán bộ lãnh đạo cần
phải làm gương mẫu thực hiện dân chủ phê bình và tự phê bình.
12


Các cán bộ bất kỳ cấp nào cao hay thấp có quyền và có nghĩa vụ
địi hỏi thực hiện dân chủ”. Cơng tác tự phê bình và phê bình
cần được tiến hành thường xuyên nhằm phát huy hiệu quả lâu
dài, làm cho nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực sự trở
thành một thứ vũ khí sắc bén để mỗi đảng viên tốt hơn.
Thứ 3, tiếp tục việc giáo dục nâng cao nhận thức của cán
bộ, đảng viên về nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua tổ chức
quán triệt nội dung nguyên tắc dân chủ, nâng cao trách nhiệm
của mỗi cá nhân để hiểu đúng và đầy đủ về mục đích, ý nghĩ,
yêu cầu và biện pháp tổ chức thực hiện nguyên tắc dân chủ trong
sinh hoạt đảng và hoạt động của Đảng bộ và của chuyên ngành.
Thứ 4, nâng cao ý thức trách nhiệm của đảng viên; đưa việc
tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên vào trong quy định
cụ thể về quá trình học tập, rèn luyện và công tác; tăng cường
thực hiện tự phê bình và phê bình nhằm đảm bảo phát huy bản

lĩnh chính trị, tư tưởng lý luận của đảng viên, có đủ cơ sở
chun mơn và lý luận trong việc tham gia xây dựng đóng góp ý
kiến; đồng thời rèn luyện và phát huy tính dân chủ của mỗi đảng
viên. Bên cạnh đó, mỗi đảng viên cần nhận thức rõ mục đích của
cơng tác tự phê bình và phê bình là nhằm làm cho bản thân mình
tốt hơn, cán bộ, đảng viên mình tiến bộ hơn, tổ chức vững mạnh
hơn. Trong việc phê bình cần có thái độ nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, không nể nang, không né
tránh. Đồng thời, phải phê bình với tinh thần tơn trọng, giúp đỡ
đảng viên được phê bình; tuyệt đối khơng lợi dụng phê bình để
nói xấu, trù dập hay bôi nhọ người khác.
13


Tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nhân dân đóng góp
ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối của Đảng. Tư tưởng Hồ
Chí Minh về phát huy dân chủ trong Đảng có giá trị to lớn cả về
lý luận và thực tiễn đối với công tác xây dựng và hoạt động của
Đảng ta hiện nay. Vì vậy, phát huy dân chủ trong Đảng vừa là
yêu cầu cấp thiết, vừa là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài để
tăng cường sức mạnh nội bộ của tổ chức, nâng cao vai trò lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thực hiện tốt dân chủ trong
Đảng là nền tảng để mở rộng dân chủ trong tồn xã hội, thực
hiện thành cơng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”./.

14




×