Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH HOÀNG HIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.37 KB, 16 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH HOÀNG HIỆP
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của rất nhiều những loại
hình sản xuất kinh doanh, cùng với tính chất khắc nghiệt của cơ chế thị trường
đòi hỏi mỗi một công ty, một doanh nghiệp cần phải có những quyết định đúng
đắn mang tính chiến lược phù hợp với sự phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp
cần đưa ra những mục tiêu cụ thể và kết qủa mà doanh nghiệp phấn đấu đạt
được trong khoảng thời gian định trước. Đó chính là kết quả mà doanh nghiệp
mong muốn và có khả năng đạt được.
Hiệu quả kinh doanh là một tròng các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh
không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà
quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai
phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Với
tư cách là một công cụ đánh giắ và phân tích kinh tế , phạm trù hiệu quả không chỉ
được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầu
vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử
dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có
những chính sách hay những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của doanh
nghiệp.
Dưới đây là một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của một doanh
nghiệp.
Biện pháp 1: Đổi mới trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
. Đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với
mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản
lượng, tăng năng suấtldj, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu. Như vậy sản
phẩm của công ty có hàm lượng khoa học và vn cao sẽ thắng thế trong cạnh tranh,
thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Qua việc phân tích, đánh giá năng lực máy móc thiết bị ở công ty TNHH
Hoàng Hiệp ta thấy:


Mặc dù số lượng máy móc thiết bị của công ty hiện nay tương đối nhiều,
nhưng hầu hết đã cũ kỹ, lạc hậu. Một số thiết bị mới được đầu tư không những còn
hạn chế về số lượng. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu cho việc nâng cao chất lượng, hạ
giá thành cũng như đa dạng hoá sản phẩm thì việc cải tiến đổi mới máy móc thiết
bị, nâng cao năng lực sản xuất là một việc làm cần thiết khách quan đối với công ty
TNHH Hoàng Hiệp. Công ty có thể thực hiện điều này trên các hướng sau:
-Công ty cần sử dụng biện pháp đầu tư theo chiều sâu, thay đổi công nghệ sản
xuất, mua sắm thiết bị mới. Đây là giải pháp cần thiết nhưng không phải một sớm
một chiều có thể thực hiện được. Bởi vì nguồn tiềm lực tài chính của công ty quá
ít, đầu tư lại cần lượng vốn rất lớn. Do vậy công ty cần phải tiến hành từng bước để
đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường. Công ty nên nghiên cứu,
kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng, khả năng thực tế của từng thiết bị, rà soát
lại các bước dây chuyền sản xuất, từ đó phân loại ra những máy móc nào trong
công đoạn nào của dây chuyền là kém nhất, bộ phận nào ảnh hưởng lớn nhất, quan
trọng nhất đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra. Tìm xem chỗ nào chưa hợp
lý, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thì bổ xung hoặc thay thế.
-Để tận dụng triệt để máy móc thiết bị sẵn có của công ty cần tiến hành nâng
cấp chúng nhằm khắc phục tình trạng hỏng hóc, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và
chất lượng sản phẩm.
Nếu có thể, công ty nên đầu tư một số máy móc thiết bị chuyên dùng, đồng bộ
để phục vụ trong quá trình sản xuất, sản phẩm có tính chất phức tạp và đòi hỏi có
chất lượng cao. Khi đầu tư cần hết sức chú ý trong việc nghiên cứu nhu cầu thị
trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng để có
những biện pháp tích cực phù hợp với dây chuyền, công nghệ của công ty.
Điều kiện để thực hiện giải pháp này là phải hết sức chú ý trong việc lựa chọn
công nghệ, bởi vì nguyên liệu là yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng sản
phẩm, nếu công nghệ không phù hợp hoặc nguyên liệu kém chất lượng không
những gây tốn kém cho công ty do chi phí đầu tư mà còn ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Đối với các thiết bị không dùng hoặc hiệu quả sử dụng thấp công ty cần tiến

hành thanh lý hoặc tận dụng phụ tùng ở các thiết bị này để giảm chi phí cho phụ
tùng thay thế. Quá trình đổi mới công nghệ trên phải gắn liền với việc sử dụng hiệu
quả công nghệ hiện có và phải phù hợp với điều kiện của công ty. Trên thực tế,
công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư theo chiều sâu, tuy vây đây chỉ
là giải pháp mang tính định hướng, cần hoạch định thường xuyên trong kế hoạch
dài hạn.
Biện pháp 2: Huy động thêm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một
lượng vốn nhất định gồm có vốn cố định, vốn lưu động. Công ty có nhiệm vụ tổ
chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến
hành phân phối, quản lý vảư dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất
trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý tài chính của nhà nước.
Công ty TNHH Hoàng Hiệp cũng giống như các đơn vị khác đang phải vật
lộn với tình trạng thiếu vốn và phải làm sao để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh. Em xin đưa ra một số bước thực hiện của giải pháp nhằm giúp công ty thoát
ra khỏi tình trạng khó khăn trên.
Bước 1 : Công ty cần xác định nhu cầu về vốn kinh doanh
Trong cơ cấu vốn kinh doanh, nhu cầu về vốn cố định và vốn lưu động
thường khác nhau. Doanh nghiệp cần một lượng vốn cố định và vốn lưu động khác
nhau ở mỗi khâu, mỗi giai đoạn phát triển và việc xác định được nhu cầu thực tế
của mỗi loại vốn này là việc làm khó nhưng sẽ giúp cho công ty biết rõ lượng vốn
cần dùng, từ đó xem xét lượng vốn thiếu cần huy động.
-Đối với nhu cầu về vốn cố định, công ty có thể dựa vào kế hoạch đầu tư tài
sản cố định củact trong những năm tới và nhu cầu về vốn cố định chủ yếu đổi mới,
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của công ty. Cụ thể như dựa vào biện pháp thứ nhất
và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của công ty trong thời , ta có thể tính
được lượng vốn cố định mà công ty cần thêm như sau:
Bảng 17: Nhu cầu về vốn cố định(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Lượng vốn cố định

cần huy động
1.Dây chuyền máy in 4 màu, 2 màu 2
2.Dây chuyền cán bế tự động, dán hộp tự động 0,5
3.Máy in chế bản, in phim 0,46
4.Đầu tư xây dựng nâng cấp xưởng sản xuất 0,3
5.Đầu tư hệ thống thoát nước 0,1
6.Nâng cấp hệ thống văn phòng 0,3
Tổng 3,66
(Theo nguồn: phòng kinh doanh tháng 02/2001)
Như vậy lượng vốn cố định công ty cần phải huy động thêm là 3,66 tỉ
Bước 2: Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau
+Vay ngân hàng:
“Người kinh doanh giỏi không phải là người kinh doanh bằng vốn tự có của
mình, mà kinh doanh bằng vốn của người khác. Nhưng bạn hãy nên nhớ khi bạn
ăn nên làm ra, bạn cần bao nhiêu vốn họ sẵn sàng bỏ vốn cho bạn, nhưng nếu bạn
gặp khó khăn, thất bại nào đó thì chính họ lại là người giết bạn trước tiên”. Qua
câu nói trên, ta thấy rõ được vai trò quan trọng của nguồn vay vốn, bởi vì nó bổ
sung cho vốn cơ bản trong suốt quá trình kinh doanh. Tuy nhiên vốn vay có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải mang gánh nặng
lãi suất.
Hơn nữa vốn vay càng lớn càng chứng tỏ sự bất cân đối của cơ cấu vốn và
càng chứa đựng sự bấp bênh, rủi ro từ yếu tố này.
Ngoài ra việc vay ngân hàng còn phải trải qua nhiều thủ tục cho vay mất
nhiều thời gian, nhiều lúc không đáp ứng kịp thời về vốn cho thời điểm sản xuất
kinh doanh. Vì vậy ta không nên lạm dụng vốn vay, khi sử dụng biện pháp vay vốn
ta cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và có những biện pháp phòng chống
những rủi ro có thể xảy ra ở yếu tố này. Trong thời gian tới, công ty chỉ nên vay
ngắn hạn một lượng vốn ít và chuyển sang tìm nguồn vốn bổ sung khác.
+Huy động vốn bằng phương thức chiếm dụng vốn của khách hàng .
Vì công ty sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng nên trong

hợp đồng ký kết mua bán, công ty có thể đưa ra điều lệ quy định khách hàng trả
trước một phần giá trị hợp đồng. Phương thức này có tác dụng giúp công ty vừa
chiếm dụng vốn của khách hàng vừa là điều kiện giúp công ty nhanh chóng thu hồi
khoản phải thu còn lại của khách hàng. Tuy nhiên phương thức này không làm hấp
dẫn khách hàng và công ty phải đặt chữ tín lên hàng đầu.
+Công ty có thể huy động vốn bằng nguồn vay của các cán bộ công nhân viên
trong công ty :
Trong mấy năm qua thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty là khá
cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành, điều đó có nghĩa là công ty có thể
huy động vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên của mình, tuy nhiên số lượng
công nhân không nhiều nhưng đổi lại họ có tinh thần trách nhiệm cao trong quá
trình sản xuất, họ ý thức được trách nhiệm của mình. Vì vậy tiết kiệm được tối đa
nguyên vật liệu, tránh lãng phí. Do vậy, công ty có thể tuyên truyền quảng cáo để
không chỉ những người trong công ty mà cả những người khác bên ngoài công ty.
Đối với các tổ chức xã hội công ty có thể tiếp cận và khuyến khích họ bằng cách
tài trợ cho các chương trình hoạt động của các tổ chức đó. Đây có thể là một biện
pháp vừa giúp cho công ty huy động được vôn, vừa là động lực thúc đẩy cán bộ
công nhân viên lao động tích cực và hiệu quả.
+Công ty phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác,
giải phóng hàng tồn kho. Chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, chú ý đầu tư
chiều sâu, đầu tư vào các hoạt động có khả năng đem lại hiệu quả và thu hồi vốn
nhanh.
+Rút ngắn chu kỳ kinh doanh có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn
Với mỗi đơn đặt hàng của khách hàng từ 500.000-1.000.000 sản phẩm vốn
lưu động cần huy động là:
Số vốn lưu động cần huy động
trong một đợt hàng
= Số sản phẩm x Giá thành
đợt Sản phẩm
Vậy nếu rút ngắn được chu kỳ kinh doanh ta có thể giảm được nhu cầu về

vốn, chu kỳ kinh doanh được rút ngắn tới mức khi mỗi chu kỳ kinh doanh mới bắt
đầu thì cũng là thời điểm chu kỳ kinh doanh trước kết thúc, lúc đó ta có khả năng
sử dụng được một lượng vốn lưu động :
Số vốn lưu động có khả năng sử dụng được = số vốn lưu động cần huy động
trong 1 đợt hàng *số chu kỳ kinh doanh (số vòng quay của vốn lưu động).
Bước 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty cần làm tăng vòng quay của vốn
lưu động, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian lưu
lại ở từng khâu, từng giai đoạn trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Công ty nên
giảm tối đa dự trữ nguyên vật liệu, phụ tùng tồn kho, thúc đẩy nhanh hợp đồng
mua bán xe máy, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm bớt thời gian lắp ráp xe
máy. Ngoài ra, hạn chế tới mức tối đa sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình

×