Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.92 KB, 28 trang )

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM
2000
i. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty May Chiến Thắng.
Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968),
Xí nghiệp May Chiến Thắng trước kia và nay là Công ty May Chiến Thắng thuộc
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) tính đến nay đã tròn 32 tuổi.
Ngày 2 tháng 3 năm 1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của trạm
may Lê Trực ( thuộc Công ty gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội ) và xưởng
may Cấp I Hà Tây, Bộ Nội Thương quyết định thành lập Xí nghiệp May Chiến
Thắng có trụ sở tại số 8B Phố Lê Trực, quận Ba Đình Hà Nội và giao cho Cục vải
sợi may mặc quản lý. Xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ
vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi cho các lực
lượng vũ trang và trẻ em. Cơ sở I của Xí nghiệp rộng trên 3000m
2
với các dẫy nhà
cấp 4 được dọn dẹp, tu bổ đủ chỗ để lắp 250 máy may. Hầu hết nhà xưởng ở đây
đều cũ và dột nát. Thiết bị của Xí nghiệp lúc đó, một phần do cơ sở cũ để lại, một
phần được bổ sung từ Xí nghiệp May 10 sang, bao gồm các máy may đạp chân
cùng một số máy thùa, đính do Liên Xô chế tạo, còn các dụng cụ cắt vẫn ở dạng
thủ công. Mặc dù trong điều kiện khó khăn trăm bề nhưng những sản phẩm đầu
tiên của Xí nghiệp May Chiến Thắng để phục vụ bộ đội và trẻ em đã được đưa ra
xuất xưởng, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc.
Đầu năm 1969, May Chiến Thắng được bổ sung cơ sở II ở Đức Giang Gia
Lâm. Tháng 5 năm 1971 Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyển
giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động. Ngày 16 tháng 4 năm 1972
Mỹ ném bom vào khu vực Đức Giang Gia Lâm. Cơ sở II của Xí nghiệp phải sơ tán
về xã Đông Trù huyện Đông Anh nên sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhưng xí


nghiệp vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năm 1978 đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của xí nghiệp May Chiến
Thắng. Xí nghiệp tiếp tục phát triển lớn mạnh về nhiều mặt. Sau 10 năm giá trị
tổng sản lượng tăng gấp 11 lần, tổng số công nhân viên chức tăng 3 lần. Cơ cấu
sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Năm 1986, đây là thời kỳ xoá bỏ bao cấp tự chủ trong sản xuất kinh doanh,
đòi hỏi Xí nghiệp phải vượt qua nhiều khó khăn khách quan và chủ quan vì cơ chế
thị trường ở nước ta mới được mở ra, các doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm
với kinh tế thị trường.
Năm 1990, hệ thống XHCH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ ảnh hưởng to lớn
đến xuất khẩu. Từ đây, một thị trường ổn định và rộng lớn không còn nữa. Xí
nghiệp May Chiến Thắng rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, để tồn tại và phát
triển xí nghiệp đã phải đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, mở
rộng thị trường sang một số nước khu vực II như CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển,
Hàn Quốc. . .
Năm 1992 tại cơ sở số 10 Thành Công Ba Đình Hà Nội mới xây dựng xong
đã được đưa vào sử dụng kịp thời. Ngày 25 tháng 8 năm 1992 Bộ Công nghiệp
1

11
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
nhẹ có quyết định số 730/CNn – TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành
Công ty May Chiến Thắng. Đây là một sự kiện đánh dấu một bước trưởng thành
về chất của Xí nghiệp, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ
qua chức năng hoạt động mới của Công ty. Từ đây cùng với việc sản xuất, nhiệm
vụ kinh doanh đã được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong cơ chế thị
trường.
Ngày 25 tháng 3 năm 1994 Xí nghiệp Thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc
Tổng Công ty Dệt Việt Nam được sát nhập vào Công ty May Chiến Thắng theo
quyết định số 290/QĐ - TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ. Từ năm 1991 đến năm

1995 Công ty đã đầu tư 12,96 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và 13, 998 tỷ đồng cho
mua sắm thiết bị. Sau gần 10 năm xây dựng ( 1986 đến 1997), Công ty May Chiến
Thắng đã có tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng rộng 24836m
2
trong đó 50% khu
vực sản xuất được trang bị hệ thống điều hoà không khí đảm bảo môi trường tốt
cho người lao động và hệ thống máy móc hiện đại.
Trước những đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước cũng như trên thế
giới, Công ty May Chiến Thắng được thành lập theo quyết định của Hội đồng
quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam phê duyệt kèm theo Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Công ty. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/12/1996, Công
ty May Chiến Thắng là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hoạch toán độc lập của
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước,
các quy định của Pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty.
Với tên giao dịch Việt Nam là: Công ty May Chiến Thắng
Tên giao dịch quốc tế là CHIEN THANG GARMENT COMPANY viết tắt là
CHIGAMEX.
Trụ sở chính: số 10 Phố Thành Công Ba Đình Hà Nội.
2. Chức năng nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất của Công ty May Chiến
Thắng.
Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ kinh
doanh hàng dệt may. Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các hàng
hoá khác liên quan đến ngành dệt may. Cụ thể, Công ty chuyên sản xuất 3 mặt
hàng chính là: Sản phẩm may, găng tay da và thảm len.
• Sản phẩm may Công ty thường sản xuất bao gồm:
- Áo jăckét các loại như áo jắckét 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp
- Áo váy các loại
- Quần các loại
- Áo sơ mi các loại
- Khăn tay trẻ em

- Các sản phẩm may khác.
• Các sản phẩm găng tay của Công ty bao gồm:
- Găng gôn
- Găng đông nam nữ.
• Thảm len gồm có:
- Sản xuất công nghiệp
- Sản xuất gia công.
Công ty May Chiến Thắng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng
2

22
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
trong nước theo 3 phương thức:
- Nhận gia công toàn bộ: Theo hình thức này Công ty nhận nguyên vật liệu
của khách hàng theo hợp đồng để gia công thành phẩm hoàn chỉnh và giao trả cho
khách hàng.
- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: ở hình thức này phải căn cứ
vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã đăng ký với khách hàng, Công ty tự tổ chức
sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng ( mua nguyên liệu bán
thành phẩm ).
- Sản xuất hàng nội địa: công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Phương hướng trong những năm tới của Công ty phấn đấu trở thành trung
tâm sản xuất, kinh doanh thương mại tổng hợp với các chiến lược sau:
+ Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm đồng thời tăng tỷ trọng trong mặt hàng
FOB và mặt hàng nội địa.
+ Duy trì và phát triển những thị trường đã có, tùng bước khai thác mở rộng
thị trường mới ở cả trong và ngoài nước.
ii. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.

1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật.
a. Kho tàng, nhà xưởng:
Công ty May Chiến Thắng có diện tích nhà xưởng sản xuất là 9260m
2
Diện
tích nhà kho là 3810m
2.
Đặc điểm chính của kiến trúc nhà xưởng là: nhà xây 5 tầng có thang máy để
vận chuyển nguyên vật liệu cho các phân xưởng. Xung quanh nhà xưởng được lắp
kính tạo ra một không gian rộng rãi thoải mái cho công nhân. Có 50% khu vực sản
xuất được trang bị hệ thống điều hoà không khí. Đường xã, sân bãi trong Công ty
được đổ bê tông.
Nơi đặt phân xưởng sản xuất: Số 10 Thành Công Ba Đình Hà Nội
178 Nguyễn Lương Bằng
8B –Lê Trực –Ba Đình –Hà nội.
Nhận xét: Công ty May Chiến Thắng đã tạo điều kiện làm việc tốt cho công
nhân qua việc đầu tư vào nhà xưởng, nâng cấp chất lượng môi trường làm việc, vệ
sinh cho các sản phẩm làm ra. Chính điều kiện sản xuất cũng ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng sản phẩm làm ra. Do đó để khách hàng nước ngoài chấp nhận sản phẩm
thì tất yếu Công ty phải ngày càng hoàn thiện điều kiện làm việc trong xưởng.
Điều kiện làm việc tốt cũng góp phần nâng cao năng suất làm việc của công nhân.
Nhà kho của Công ty được đặt ở tầng I tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận
chuyển thành phẩm từ tầng xuống. Điều kiện bảo quản của các kho rất tốt giúp cho
sản phẩm không bị hỏng do bị ẩm hay mất vệ sinh. Với hệ thống nhà kho rộng rãi
3810m
2
đã tạo điều kiện cho dự trữ thành phẩm với số lượng lớn để cung cấp kịp
thời cho các thị trường khi có nhu cầu, sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng thị
trường của Công ty. Tuy nhiên do Công ty nằm trong nội thành nên diện tích mặt
bằng hạn hẹp, Công ty không thể xây dựng thêm kho tàng, nhà xưởng. Đồng thời

việc vận chuyển hàng hoá cũng gặp nhiều khó khăn do hàng đóng vào container
nên phải vận chuyển vào ban đêm.
3

33
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
b. Máy móc thiết bị:
Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty là may hàng xuất
khẩu nên Công ty phải bảo đảm chất lượng sản phẩm làm ra. Chính vì vậy mà
Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Phần lớn máy móc thiết bị
của Công ty do Nhật chế tạo và năm sản xuất từ năm 1991 đến 1997. Như vậy,
máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất là thuộc loại mới, tiên tiến và hiện đại,
đảm bảo chất lượng của sản phẩm sản xuất ra.
Công ty có 36 loại máy chuyên dùng khác nhau. Chính điều này tạo điều
kiện cho Công ty hoàn thiện các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm, làm
cho sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được những yêu cầu
khắt khe của khách hàng nước ngoài, từ đó tạo lòng tin đối với khách hàng, nâng
cao chữ tín cho Công ty, góp phần vào việc mở rộng thị trường.
Với số lượng máy móc thiết bị hiện có, hàng năm Công ty có thể sản xuất
5.000.000 sản phẩm may mặc (qui đổi theo sơ mi) 2.000.000 sản phẩm may da.
Sau đây là các loại máy móc thiết bị chuyên dùng để sản xuất của Công ty
tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2001:
Bảng số 1: Các loại máy móc thiết bị để sx của Công ty đến hết quý I/2001.
Stt Tên máy Nhà sx Xuất xứ Năm chế tạo Số lượng
1 Máy may bằng 1 kim Juki Japan 1991-1997 1173
2 Máy may bằng 2 kim Brother Japan 1991-1997 211
3 Máy trần diềm Tuki Japan 1991-1997 46
4 Máy vắt sổ Tuki Japan 1991-1997 100
5 Máy thùa bằng Tuki Japan 1991-1997 24
6 Máy thùa tròn Tuki Japan 1991-1997 21

7 Máy đính cúc Tuki Japan 1991-1997 27
8 Máy chặn bọ Tuki Japan 1991-1997 23
9 Máy vắt gáu Tuki Japan 1991-1997 21
10 Máy ép mex Hashima Hongkong 1991-1997 5
11 Máy lộn cổ Fiblon Hongkong 1993 02
12 Máy dò kim Hashima Japan 1995 4
13 Máy thêu Jajima Japan 1995 4
14 Máy thiết kế mẫu thêu Jajima USA 1995 1
15 Máy làm mềm nước Japan 1992 2
16 Máy cắt KM Japan 1991-1997 26
17 Nồi hơi Naomoto Japan 1991-1997 23
18 Bàn hút chân không Naomoto Japan 1991-1997 75
19 Máy díc dắc Juki Japan 1991-1997 40
20 Máy cuốn ống Brother Japan 1993 1
21 Máy chun Juki USA 1995 3
22 Máy hút ẩm USA 1992 8
23 Máy cắt thuỷ lực Japan 1995 22
24 Máy là găng đông Juki Japan 1995 7
25 Máy là da Juki Japan 1995 2
26 Máy cắt lót Juki Japan 1997 2
27 Máy dán nilon Juki Japan 1992 1
28 Máy dán cao tần Jajima Japan 1994 1
29 Máy ép chữ Tuki Japan 1993 1
30 Máy dán màng Tuki Japan 1994 2
31 Máy may mác Tuki Japan 1991 1
32 Máy ép mác Tuki Japan 1991 1
33 Cân điện tử Japan 1994 3
34 Máy giác Naomoto Japan 1995 2
35 Máy san chỉ Hashima Japan 1991-1997 8
4


44
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
36 Máy khoan dấu tay Japan 1997 1
2. Đặc điểm về lao động.
Lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh
doanh bởi vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất. Cho dù được trang bị
máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng thiếu lao động có trình độ tổ
chức thì cũng không thực hiện sản xuất được. Nhất là đối với ngành may đòi hỏi
phải có nhiều lao động vì mỗi máy may phải có 1 người điều khiển. Tính đến ngày
31/12/2000 Công ty có 2.476 người lao động. Trong tổng số đó có 2.375 người là
lao động ngành công nghiệp chiếm 96,27%, lao động nữ là 2.048 người chiếm
84,5%, lao động làm công tác quản lý là 142 người chiếm 5,7%, lao động có trình
độ cao đẳng trở lên là 80 người chiếm 3,2%.
Số lao động bình quân của Công ty trong năm 2000 là 2.276 người trong đó
ngành may thêu có 1.662 ngươì chiếm 73,02%, ngành da có 527 người chiếm
23,15% và ngành thảm có 87 người chiếm 3,83%.
Thu nhập bình quân chung cả Công ty trong năm 2000 là 913.000
đồng/người/tháng, tăng hơn so với mức thu nhập bình quân cả Công ty trong năm
1999 (864.000 đồng/người/tháng) là 49.000đồng và tương đương với tỉ lệ tăng là
105,7%. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty được tăng lên
từ 728.000 đồng/người/tháng năm 1997 đến 782.000 đồng/người/tháng năm 1998
là 864.000 đồng/người/tháng năm 1999 và 913.000 đồng/người/tháng vào năm
2000. Qua đây ta có thể thấy đời sống của người lao động trong Công ty ngày càng
được ổn định và nâng cao.
Biểu số 1: Thu nhập bình quân của công ty từ 1997 – 2000.
Ngoài ra công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho người
lao động luôn được Công ty quan tâm với nhận thức nguồn lực là yếu tố quyết
định thúc đẩy sự phát triển, do đó trong một thời gian dài từ năm 1992 đến nay,
Công ty luôn tạo điều kiện cho việc học tập, nâng cao trình độ cho người lao động,

thu hút lực lượng lao động giỏi từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó Công ty còn có chế
độ ưu đãi đối với những lao động giỏi tay nghề. Hàng năm, thông qua các hội chợ,
triển lãm, Công ty tổ chức cho cán bộ quản lý đi thăm quan, khảo sát các thị
trường nước ngoài nhằm nắm bắt được những công nghệ mới và xu hướng phát
triển của thị trường.
Nhận xét: Đội ngũ lao động gián tiếp của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ 5, 7%
nhưng lại giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ có trình độ chuyên môn về các lĩnh
vực tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, kỹ thuật công nghệ. . . Do đó họ sẽ giữ
vai trò quan trọng trong việc quản lý sản xuất, thực hiện hoạt động thu mua, nhập
khẩu nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá, giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành
liên tục. Chính vì vậy để phát triển thị trường đòi hỏi lực lượng này phải không
ngừng tìm tòi thị trường, sử dụng các biện pháp Marketing, tìm kiếm và ký kết các
hợp đồng kinh tế với khách hàng.
Đội ngũ lao động trực tiếp quyết định tới số lượng và chất lượng sảm phẩm
làm ra. Để mở rộng thị trường, Công ty phải nâng cao uy tín của mình thông qua
chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. Chính vì vậy Công ty phải đào tạo
nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm giảm đến mức tối thiểu sản phẩm hỏng và
đảm bảo chất lượng của sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
5

55
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Hiện nay nguyên liệu mà Công ty dùng để sản xuất là vải các loại, da thuộc
và phụ liệu các loại. Hầu hết các nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng để sản xuất
là nhập khẩu từ nước ngoài. Các loại nguyên liệu của Công ty phần lớn là do
khách hàng đặt gia vông mang đến mà Công ty phải nhập vật liệu theo giá của
người gia công. Như vậy hiện nay Công ty chưa chủ động được nguyên liệu cho
người sản xuất. Mặt khác, Công ty chưa nắm chắc được thị hiếu của từng thị
trường do đó không dám chủ động mua nguyên liệu để sản xuất vì có thể khách

hàng gia công khâng chấp nhận và khó bán trực tiếp được. Từ đó ta có thể thấy
rằng nguyên vật liệu tác động trực tiếp đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ của
Công ty. Muốn tiêu thụ được sản phảm sản xuất ra Công ty phải tìm nguồn nguyên
liệu phù hợp với nhu cầu của từng thị trường khác nhau.
Để thấy được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty hiện
nay. Chúng ta hãy xem xét bảng kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong những
năm gần (từ năm 1997 đến năm 2000):
6

66
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
Thị trường
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Trị giá
( USD )
Tỉ lệ % Trị giá
( USD )
Tỉ lệ % Trị giá
( USD )
Tỉ lệ % Trị giá
( USD )
Hàn Quốc 10.164.389 71,03 10.064.574 59,31 8.306.752 59,94 5.509.797
Đài Loan 1.747.084 12,21 1.030.404 6,07 932.663 6,73 225.998
955.921 6,68 1.932.594 11,39 1.774.174 12,8 1.889.348
Hồng Kông 844.915 5,9 1.199.540 7,06 1.103.788 7,96 507.355
Trung Quốc 74.670 0,005 250.745
ASEAN 149.763 1,05 636.494 4,6 424.189
92.971
61.022
1.870.801 11,02 1.029.802 7,97 1.685.295

448.363 3,13 1.987 0,0001
Thái Lan 66.552 0,0039
Inđônêxia 66.851 0,004
CH Séc 18.893 0,001
Malaixia 717.300 5,141
Việt Nam ( XNK tại chỗ) 167.276
Tổng cộng 14.310.435 100 16.969.496 100 13.858.343 100 10.813.996
Bảng số 2: Kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty May Chiến
Thắng
7

77
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
Nhìn vào bảng ta có thể thấy nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu được
nhập từ Hàn Quốc. Năm 1997 chiếm 71, 03% tổng giá trị nguyên liệu nhập, năm 1998
chiếm 59, 31%, năm 1999 chiếm 59, 94% và năm 2000 chiếm 50, 95% tổng giá trị
nguyên liệu nhập. Nguồn nguyên liệu của Công ty đã mở rộng sang thị trường Châu
Âu ( chủ yếu là Anh ) chiếm 11, 02% trong tổng giá trị nguyên liệu nhập năm 1998, 7,
97% vào năm 1999 và 17, 01% trong tổng giá trị nguyên liệu nhập năm 2000. Lượng
nguyên liệu nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông giảm xuống, nhập từ Trung
Quốc, Nhật tăng lên. Đặc biệt trong năm 2000 Công ty còn phát triển thêm được 3 thị
trường mới cung cấp nguồn nguyên liệu cho mình đó là Mỹ, Đức và xuất nhập khẩu tại
chỗ ở Việt Nam.
4. Tình hình vốn của Công ty.
Tổng nguồn vốn của Công ty đầu năm 1997 là 35.231.852.000 đồng; đầu năm
1998 là 43.241.813.000 đồng; đầu năm 1999 là 45.720.284.000 đồng; đầu năm 2000 là
40.669.700.000 đồng và đến ngày 1/1/2001 là 63.458.540.000 đồng. Điều đó chứng tỏ
quy mô sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ngày càng được mở rộng. Đầu
năm 1997 tài sản cố định là 22.580.775.000 đồng, đầu năm 1998 tài sản cố định tăng
lên là 31. 266.600.000 đồng, đầu năm 1999 tài sản cố định giảm xuống còn

27.823.695.000 đồng, đầu năm 2000 tài sản cố định là 26.356.854.000 đồng và đến
đầu năm 2001 tổng tài sản cố định của Công ty tăng lên 37.541.400.000 đồng. Điều
này chứng tỏ trong năm 1998 và năm 2000 Công ty đã đầu tư một lượng lớn tiền để
hiện đại hoá máy móc nhà xưởng.
Bảng số 3: Cơ cấu tài sản - nguồn vốn Công ty
TT Các chỉ tiêu Tỉ trọng %
1997 1998 1999 2000
Tài sản 100 100 100 100
A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 35, 9 27, 7 38, 7 37, 3
I Vốn bằng tiền 1, 88 0, 85 5, 97 2, 75
II Các khoản phải thu 20, 2 17, 7 16, 68 25
III Hàng tồn kho 12, 5 8, 3 15, 07 6, 86
IV Tài sản lưu động khác 1, 32 0, 85 0, 65 0, 006
B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 64, 1 72, 3 61, 63 64, 8
I Tài sản cố định 64, 1 72, 3 61, 63 64, 8
II Đầu tư tài chính dài hạn
Nguồn vốn 100 100 100 100
A Nợ phải trả 73, 2 72, 6 72, 6 69, 7
I Nợ ngắn hạn 33, 8 24, 8 37, 59 38, 9
II Nợ dài hạn 39, 3 47, 6 34, 59 30, 5
III Nợ khác 0, 1 0, 2 0, 42 0, 005
B Nguồn vốn chủ sở hữu 26, 8 27, 4 27, 4 30, 06
Vốn lưu động của Công ty năm 1997 là 12. 651. 076. 000 đồng; năm 1998 giảm
xuống còn 11. 975. 180. 000 đồng; năm 1999 tăng lên là 17. 891. 090. 000 đồng và
năm 2000 giảm xuống còn 15. 139. 746. 000 đồng. Sở dĩ vốn lưu động tăng lên là do
vốn bằng tiền của Công ty khá lớn (tăng từ 0, 85% tổng tài sản năm 1998 lên 5, 97%
tổng tài sản năm 1999. Đồng thời hàng tồn kho của Công ty tăng hơn so với năm 1998
( từ 8, 3% tổng tài sản năm 1998 lên 15, 07% tổng tài sản năm 1999). Nếu tiền mặt và
hàng tồn kho quá lớn thì hiệu quả của vốn lưu động sẽ không cao. Trong năm 2000
Công ty đã giảm được các khoản nợ xuống 69, 7% trong tổng nguồn vốn năm 2000.

Nguồn vốn của Công ty cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao
8

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
năng lực sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh thì Công ty phải có nguồn vốn lớn để
đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ và con người. Đồng thời Công ty phải có
nguồn vốn lớn để mua nguyên liệu, dự trữ thành phẩm để cung cấp kịp thời cho thị
trường.
5. Tổ chức bộ máy của Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng bao gồm
Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và các phòng chức năng giúp việc cho Tổng
giám đốc. Sau đây là nhiệm vụ chức năng của bộ phận lãnh đạo và các phòng chức
năng.
• Tổng giám đốc:
- Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để
quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn
và phát triển vốn.
- Trên cơ sở chiến lược phát triển của Công ty, xây dựng các kế hoạch dài hạn
hàng năm; dự án đầu tư chiều sâu; dự án hợp tác và đầu tư nước ngoài, dự án liên
doanh, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn.
- Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn đơn giá tiền lương, nhãn
hiệu hàng hoá phù hợp với qui định của Tổng Công ty.
- Ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng, nội quy khen thưởng kỷ luật phù hợp
với luật lao động.
- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên Công ty.
- Báo cáo với Tổng Công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty.
- Chăm lo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần, điều kiện làm việc của người lao
động theo qui định của bộ luật lao động và luật công đoàn.

• Phó tổng giám đốc sản xuất - kỹ thuật: Giúp Tổng giám đốc phụ trách các
công tác như:
- Công tác kỹ thuật ( phòng kỹ thuật-công nghệ )
- Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân
- Điều hành kế hoạch tác nghiệp của Công ty.
• Phó tổng giám đốc kinh tế:
- Có nhiệm vụ phụ trách- Ký các hợp đồng nội địa.
- Công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm ( Phòng kinh doanh tiếp thị )
- Công tác phục vụ sản xuất ( phòng phục vụ sản xuât )
- Các cửa hàng may đo của Công ty.
• Phòng xuất nhập khẩu:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc các lĩnh vực:
- Trực tiếp tổ chức theo dõi điều tiết kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất và giao
hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ XNK như thủ tục XNK, thủ tục thanh toán.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc ký kết các hợp đồng ngoại
- Tổng hợp thống kê báo cáo kế hoạch, thực hiện kế hoạch các mặt của toàn Công
ty.
- Cân đối nguyên phụ liệu cho sản xuất, quyết toán tiền hàng vật tư với các khách
hàng, hải quan, cơ quan thuế. . .
• Phòng tổ chức lao động:
9

Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc Sx- Kt
Phòng kỹ thuật - CN Phòng xuất nhậpkhẩuPhòng tổ chức lao động Phòng hành chính tổng hợpPhòng kế toán tài vụ Phòng Y TếPhòng bảo vệ TT may đo thời trang
5 Xĩ nghiệp may Xĩ nghiệp da Xĩ nghiệp cắt da Xĩ nghiệp thêu Phân xưởng thảm – Khăn Lớp học may
Kho thành phẩm CHTTKho thảm Kho cơ khíKho nguyên vật liệu Đội xe Kho ĐT
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Anh
- Tổ chức quản lý sắp xếp nhân lực cho phù hợp.

- Lập và thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương, đào tạo và tuyển dụng.
- Thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động.
- Xây dựng định mức lao động, xác định đơn giá tiền lương, sản phẩm.
• Phòng kế toán - tài vụ:
- Theo dõi chi phí sản xuất các hoạt động tiếp thị, hạch toán kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính thu chi, đảm bảo các
nguồn thu chi.
• Phòng kinh doanh tiếp thị:
- Thực hiện các công tác tiếp thị.
- Quản lý các kho thành phẩm, theo dõi quản lý các cửa hàng giới thiệu và bán
sản phẩm.
- Giao dịch với khách hàng ngoại trong phương thức mua nguyên liệu bán thành
phẩm.
• Phòng phục vụ sản xuất:
- Theo dõi, quản lý, bảo quản hàng hoá vật tư, thực hiện cấp phát vật tư nguyên
liệu phục vụ sản xuất theo định mức của phòng XNK
- Tham mưu cho Phó tổng giám đốc kinh tế về việc theo dõi ký kết hợp đồng gia
công, vận tải, thuê kho bãi, mua bán máy móc. . .
- Quản lý đội xe, điều tiết công tác vận chuyển. . .
• Phòng kỹ thuật-công nghệ:
- Xây dựng và quản lý các qui trình công nghệ, quy phạm, quy cách, tiêu chuẩn
kỹ thuật của sản phẩm. . .
- Quản lý và điều tiết máy móc.
- Sản xuất mẫu chào hàng.
• Phòng hành chính tổng hợp:
- Tiếp nhận và quản lý công văn, thực hiện nghiệp vụ văn thư, tiếp đón khách. . .
- Tổ chức công tác phục vụ
• Phòng bảo vệ:

- Xây dựng các nội qui, qui định về trật tự an toàn trong Công ty.
- Bảo vệ và quản lý tài sản của Công ty.
• Phòng y tế:
- Khám, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
• Trung tâm may đo thời trang:
- Bán và giới thiệu các sản phẩm của Công ty.
Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty May Chiến Thắng:

10

×