Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.64 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1



Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của


các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp


The Bodies of National Assembly’s examining projects of Bills and Ordinances activities, Real


situation and solutions


NXB H. : Khoa Luật, 2014 Số trang 96 tr. +


Nguyễn Dỗn Khơi


Khoa Luật



Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01


Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Duyên Thảo



Năm bảo vệ: 2014



<b>Keywords: Lịch sử nhà nước pháp luật; Quốc hội; Dự án; Pháp luật Việt Nam </b>


<b>Content </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội (Hội đồng Dân tộc
và các Ủy ban của Quốc hội) là một khâu trong quy trình lập pháp, có vai trị quan trọng, nhằm bảo
đảm chất lượng và hiệu quả của hoạt động lập pháp của Quốc hội. Hiến pháp khẳng định vị trí, vai
trị đặc biệt của Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Để giúp Quốc hội thực
hiện tốt vị trí, vai trị hiến định đó, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội
là hoạt động rất cần thiết.



Cùng với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội, trong những năm vừa qua, hoạt động lập pháp của Quốc hội đã từng bước được cải tiến và có
nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lượng và số lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng,
đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được
mong đợi. Nhiều ý kiến khi đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cho rằng:
pháp luật đi vào cuộc sống còn chậm, thiếu tính ổn định; tình trạng văn bản luật cần sửa đổi, bổ sung
chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số văn bản được ban hành. Điều này có ngun nhân từ nhiều phía,
trong đó có những hạn chế, tồn tại trong công đoạn thẩm tra các dự án luật của các cơ quan của
Quốc hội. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là: bên cạnh việc tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội nói chung, trong đó có hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh cần
được tiếp tục nghiên cứu thấu đáo để có những cải tiến cho phù hợp hơn nữa với xu thế phát triển
của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2



Từ thực trạng thẩm tra dự án luật, pháp lệnh hiện nay tuy đã được quan tâm đổi mới, thiết
thực, hiệu quả hơn trước, các báo cáo thẩm tra đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng
của dự án trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội, nhưng khơng vì vậy mà khơng cịn
những hạn chế thiếu sót. Số lượng các dự án luật mà Chính phủ, các cơ quan soạn thảo trình lên Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội ngày càng nhiều trong khi dự thảo, dự án trình khơng đảm bảo
đúng thời hạn để các cơ quan của Quốc hội có đủ thời gian, thơng tin tiến hành thẩm tra theo luật
định; việc tiến hành phối hợp thẩm tra dự án luật cịn chưa nhịp nhàng; hình thức và hiệu lực của báo
cáo thẩm tra cịn có những hạn chế nhất định… Những điều đó hạn chế rất lớn đến hiệu quả hoạt
động lập pháp của Quốc hội, việc bảo đảm số lượng và chất lượng các dự án luật, pháp lệnh là rất
khó có thể thực hiện được. Vì thế, đổi mới quy trình lập pháp nói chung, quy trình, thủ tục thẩm tra
các dự án luật, pháp lệnh nói riêng là hết sức cấp bách.


Trên phương diện khoa học pháp lý, yêu cầu cải cách pháp luật, thực hiện mục tiêu xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan lập pháp, đổi mới thực
hiện chức năng lập pháp, quy trình lập pháp, hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ


quan của Quốc hội phải được thực hiện thường xuyên, đầy đủ để tạo cơ sở khoa học cho việc tiến
hành đổi mới. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng trong một thời gian dài và cho đến hiện nay việc
đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học lập pháp, trong đó có vấn đề nghiên cứu làm sáng tỏ những
cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội
đã chưa được chú ý đúng mức.


Xuất phát từ những nội dung trình bày trên, bản thân tác giả luận văn nhận thấy, nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục những tồn tại trong hoạt động thẩm tra dự án luật,
pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội đang là nhiệm vụ bức thiết, cấp bách, có ý nghĩa quan
trọng nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả các luật do Quốc hội, pháp lệnh do Ủy ban thường vụ
<b>Quốc hội ban hành. Từ đó, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ là “Hoạt động thẩm tra các dự án </b>


<b>luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp” như là một nội dung </b>


nghiên cứu mang ý nghĩa thời sự, hết sức cần thiết.


<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>


Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức
Quốc hội, thực hiện các chức năng của Quốc hội luôn là một trong những hướng ưu tiên của nhiều
nhà khoa học pháp lý. Có rất nhiều đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, các sách, các luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sĩ về các vấn đề này, từ các cơng trình trực tiếp đến gián tiếp liên quan đến đề tài
luận văn. Có thể kể đến một số cơng trình sau:


<i>Đề tài nghiên cứu cấp bộ về “Đổi mới và hồn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội và ban </i>


<i>hành pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, năm 2001, do đồng chí Vũ Mão, nguyên Chủ </i>


nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm chủ nhiệm.
Đây là đề tài tập trung nghiên cứu quy trình lập pháp mở rộng, trong đó có đề cập đến hoạt động


thẩm tra dự án luật của các cơ quan của Quốc hội, tuy nhiên chưa được chú trọng nhiều, nội dung
cịn có tính khái qt cao.


<i>Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội trong </i>


<i>điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, năm 2006, do </i>


PGS.TS Lê Văn Hòe làm chủ nhiệm. Đây là đề tài nghiên cứu những vấn đề có đề cập đến các khía
cạnh khác nhau liên quan đến đề tài luận văn, song chỉ giới hạn ở việc đưa ra khái niệm năng lực lập
pháp, các yếu tố tạo thành năng lực lập pháp, thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực lập pháp
của Quốc hội.


<i>Cùng với đó, cịn có một số cơng trình khoa học khác như luận án tiến sĩ về “Cơ sở lý luận </i>


<i>của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam”, của NCS Lê </i>


Thanh Vân, bảo vệ năm 2003 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Luận án tiến sĩ về


<i>“Hồn thiện quy trình lập pháp ở Việt Nam hiện nay” của NCS Hoàng Văn Tú, bảo vệ năm 2004 tại </i>


<i>Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Luận văn Thạc sĩ về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của </i>


<i>Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội” của Đặng Đình Luyến, bảo vệ năm 2006 tại Viện Nhà </i>


nước và Pháp luật… Những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ này cũng đã nghiên cứu một số vấn đề
có liên quan đến đề tài luận văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3



GS.TSKH. Đào Trí Úc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - 1997. Đây là cơng trình khoa học nghiên


<i>cứu những vấn đề lý luận về nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới; sách “Quốc hội Việt Nam </i>


<i>- Tổ chức, hoạt động và đổi mới” của PGS.TS Phan Trung Lý, NXB Chính trị Quốc gia - 2010. Đây </i>


là cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu về tổ chức, hoạt động và phương hướng đổi mới của Quốc hội
<i>Việt Nam; bài viết “Nâng cao chất lượng dự án luật, pháp lệnh” của TS Phạm Tuấn Khải, Tạp chí </i>
Nghiên cứu lập pháp, số 3/2004; bài viết <i>“Quy </i> <i>trình </i> <i>lập </i> <i>pháp </i>
<i>Việt Nam: Từ soạn thảo và xin ý kiến đến quyết định chính sách, dịch chính sách và thẩm định chính </i>
<i>sách”, của TS Nguyễn Sĩ Dũng và Ths Hoàng Minh Hiếu, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13/2008; </i>


<i>bài viết “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tính hợp hiến, hợp </i>


<i>pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật” của TS. Hoàng Văn Tú; bài viết “Thực trạng và </i>
<i>giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm tra dự án luật, pháp lệnh” của TS. Vũ Đức Khiển; bài </i>


<i>viết “Một số ý kiến về xây dựng báo cáo thẩm tra dự án luật, pháp lệnh” của Ths. Nguyễn Quang </i>
<i>Minh; bài viết “Thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc </i>


<i>hội - Thực trạng và giải pháp” của GS. TS. Trần Ngọc Đường; bài viết “Vai trò thẩm tra các dự án </i>
<i>luật của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội” của tác giả Trần </i>


<i>Hồng Nguyên; bài viết “Một số vấn đề đặt ra về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các </i>


<i>Ủy ban của Quốc hội” của GS. TS. Bùi Xuân Đức; bài viết “Thực trạng về Báo cáo thẩm tra và một </i>
<i>số kiến nghị” của Ths Nguyễn Mạnh Cường,... Đây là những bài viết có đề cập đến các nội dung lý </i>


luận và thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, có liên quan đến đề tài của luận văn.
Ngoài ra trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả Luận văn cũng tham khảo một số tài
liệu, sách là cơng trình khoa học của các tác giả nước ngồi có liên quan đến luận văn, như: Roger
<i>Davidson và Walter J.Olesfek: “Quốc hội và các thành viên”, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2002… </i>



Có thể khẳng định tất cả các cơng trình khoa học trên đều có đề cập ở mức độ khác nhau
những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn, nhưng không đầy đủ, chưa có tính hệ
thống; trong đó một số khơng còn phù hợp với pháp luật hiện hành và yêu cầu mới đối với Quốc hội.
Vì lẽ đó, có thể khẳng định đề tài luận văn “Hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ
quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp” không trùng với bất kỳ cơng trình khoa học nào đã được
công bố.


<b>3. Phạm vi nghiên cứu </b>


Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề lý luận, khuôn khổ pháp lý và thực
tiễn triển khai hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội ở Việt
Nam; hoạt động thẩm tra ở Nghị viện một số nước; những vấn đề về chủ trương, chính sách của
Đảng trong việc nâng cao chất lượng thẩm tra dự án luật của các cơ quan Quốc hội.


Hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội là một cơng đoạn
trong quy trình lập pháp, có quan hệ hữu cơ với các giai đoạn khác của quy trình lập pháp. Tuy vậy,
do khn khổ có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động thẩm
tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội.


<b>4. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn </b>


Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm tra dự
án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội; đề xuất các quan điểm và giải pháp tăng cường
chất lượng hoạt động này, nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm tra;
phát huy vai trò của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội nước ta hiện nay.


Để thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích làm sáng tỏ khái niệm, vai trị, và mục đích của hoạt
động thẩm tra; nội dung, các bước của hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của


Quốc hội.


- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thẩm tra, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế, bất cập trong công tác thẩm tra dự án luật của các cơ quan của Quốc hội ở Việt
Nam hiện nay.


- Xem xét, phân tích hoạt động thẩm tra dự án luật ở một số nước trên thế giới và những
điểm hợp lý có thể tham khảo ở Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4



<b>5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn </b>


Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Đây là cơ sở cho việc nhận thức bản chất nội tại và các mối quan hệ biện chứng
của các vấn đề cần nghiên cứu. Ngồi ra, tác giả luận văn cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng
hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá qua các số liệu thu thập có liên quan đến hoạt động thẩm
tra các dự án luật, pháp lệnh của cơ quan của Quốc hội ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế
giới nhằm làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và tính thuyết phục cao trong các đề xuất về quan
điểm, giải pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động thẩm tra của các cơ quan Quốc hội ở Việt
Nam hiện nay. Cụ thể là:


- Trong chương 1, để giải quyết những vấn đề lý luận, luận văn chủ yếu sử dụng các phương
pháp phân tích và tổng hợp, luật học so sánh, từ đó làm rõ các khái niệm, bản chất, mục đích, nội
dung, hình thức, vị trí, vai trị của thẩm tra dự án luật, pháp lệnh trong hoạt động lập pháp và các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra.


- Trong chương 2, luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử cụ thể, phân tích và tổng hợp,
xã hội học để đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng hoạt động thẩm tra dự án luật của các cơ
quan của Quốc hội.



- Trong chương 3, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp trên, trong đó có tính đến
những u cầu thực tiễn và những kiến nghị đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra dự
án luật, pháp lệnh.


<b>6. Điểm mới của luận văn </b>


Là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống về hoạt động thẩm tra dự
án luật, pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận, quan điểm về hoạt động thẩm tra; đánh giá thực trạng và những hạn chế trong
công tác thẩm tra, kinh nghiệm của một số nước về hoạt động thẩm tra các dự án luật và trên cơ sở
đó, đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập hiện nay trong công tác thẩm tra dự
án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội. Từ đó góp phần xây dựng, hồn thiện hệ thống


pháp luật


Việt Nam đồng bộ, nhất qn, có tính khả thi và hiệu lực pháp lý cao. Cụ thể:


- Luận văn đưa ra các phương pháp tiếp cận khác nhau về hoạt động thẩm tra dự án luật,
pháp lệnh của các cơ quan Quốc hội, từ đó làm rõ khái niệm, bản chất, mục đích của hoạt động thẩm
tra dự án luật.


- Chỉ rõ các bước của hoạt động thẩm tra, nội dung và hình thức thẩm tra, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra.


- Xác lập các quan điểm, đề xuất và dẫn giải các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng của
hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội.


<b>7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn </b>



Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo về cơ sở lý luận và thực tiễn
trong việc tiếp cận và hồn thiện cơng tác thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của
Quốc hội ở Việt Nam.


Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về tổ chức và
hoạt động của Quốc hội, về chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật ở các cơ sở đào
tạo chuyên ngành luật hiện nay ở Việt Nam.


Bên cạnh đó, luận văn cịn có thể làm tài liệu tham khảo cho đại biểu Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội và các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn trong việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và
hoạt động của Quốc hội, đổi mới quy trình lập pháp và cơng tác thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của
các cơ quan của Quốc hội, nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội.


<b>8. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm ba
chương:


<i>Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan của </i>


Quốc hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5



Quốc hội ở Việt Nam.


<i>Chương 3: Giải pháp đổi mới hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan </i>


của Quốc hội.



<b>References </b>


1. <i><b> Nguyễn Văn An (2003), “Đổi mới các công đoạn làm luật và đưa luật vào cuộc sống”, Tạp chí </b></i>


<i>Nghiên cứu lập pháp, (6)/2003. </i>


2. <i>Ban Công tác lập pháp (2004), Kỷ yếu Hội thảo đổi mới quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, Hà </i>
Nội.


3. <i>Ban Công tác lập pháp (2006), Quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội, Nxb Tư </i>
pháp, Hà Nội, tr. 360.


4. <i>Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày </i>


<i>24/5/2005 về Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng </i>
<i>đến năm 2020. </i>


5. <i>Nguyễn Sĩ Dũng (2008), Chất lượng dự án luật không đạt là do vừa thiết kế, vừa thi công (Bài </i>
trả lời phỏng vấn), Đại biểu nhân dân, số ra ngày 09/01/2008.


6. Nguyễn Sĩ Dũng (2008), “Quy trình lập pháp Việt Nam: Từ soạn thảo và xin ý kiến đến quyết
<i>định chính sách, dịch chính sách và thẩm định chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, </i>
(131), tháng 9/2008.


7. <i>Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa </i>


<i>VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


8. <i>Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính </i>
trị quốc gia, Hà Nội.



9. Nguyễn Minh Đoan (2006), “Chất lượng và nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật
<i>ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số (13). </i>


<i>10. Trần Ngọc Đường (2011), “Hoạt động lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII”, Tạp chí </i>


<i>Nghiên cứu lập pháp, (1)/2011. </i>


11. Hồng Minh Hiếu (2003), “Vai trị của Ủy ban trong quy trình lập pháp ở Nghị viện một số
<i>nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7)/2003. </i>


<i>12. Phạm Văn Hùng (2007), Vai trò của các Ủy ban trong hoạt động lập pháp, số 101, tháng </i>
7/2007.


<i>13. Phạm Tuấn Khải (2001), Thực trạng cơng tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, bài viết trình </i>
bày tại Hội thảo về đổi mới quy trình lập pháp được tổ chức tại Văn phòng Quốc hội, tháng
8/2001.


<i>14. Leston-Bandeiras, C và Norton, P (2005), Thiết chế nghị viện: Những khái niệm cơ bản, Tài </i>
liệu Chương trình dự án VIE/02/07 VPQH, UNDP, Hà Nội, tr.37


<i>15. Phan Trung Lý (2009), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu Nhà nước pháp </i>


<i>quyền xã hội chủ nghĩa. Sách: Quốc hội và các thiết chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội </i>


chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.


<i>16. Phan Trung Lý (2009), Văn bản quy phạm pháp luật và quy trình ban hành văn bản quy phạm </i>


<i>pháp luật, Nxb Thời đại, Hà Nội. </i>



<i>17. Phan Trung Lý (2010), Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới, Nxb Chính trị </i>
Quốc gia, Hà Nội.


<i>18. Mark J.Green - James M.Fallow - David R.Zwick (2001), Ai chỉ huy Quốc hội? (Sách dịch), </i>
Nxb Công an nhân dân, Tr.85-86.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


<i>sản, (604), tháng 11/2000. </i>


<i>20. Trần Hồng Nguyên (2006), Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng </i>


<i>hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện </i>


Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội .


<i>21. Quốc hội (1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001)), Hiến pháp nước Cộng hòa xã </i>


<i>hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>22. Quốc hội (2001), Luật tổ chức Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>23. Mai Hồng Quỳ (2001), “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập </i>


<i>pháp, (11)/2001. </i>


<i>24. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà </i>
Nội.


<i>25. Nguyễn Đình Quyền (2006), Quốc hội Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư </i>


pháp, Hà Nội.


<i>26. Richard W.Stevenson (1996), Một chiến dịch thiết lập ảnh hưởng, New york Times, </i>
29/10/1996.


<i>27. Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc hội (2007), Báo </i>


<i>cáo tổng kết hội thảo Quy trình thủ tục làm việc của các Ủy ban trong hoạt động lập pháp của </i>
<i>Quốc hội, Hải Phịng. </i>


<i>28. Hồng Văn Tú (2004), Hồn thiện quy trình lập pháp hiện nay ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ </i>
Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


<i>29. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tập 4, tr. 175. </i>
<i>30. Từ điển Tiếng Việt (2002), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.922. </i>


<i>31. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa </i>
học xã hội, Hà Nội.


<i>32. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2011), Nghị quyết số 271/NQ-UBTVQH13 ngày 01 tháng 11 năm </i>


<i>2011 về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. </i>


<i>33. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2012), Đề án số 144/ĐA-UBTVQH13 ngày 18 tháng 5 năm 2012 </i>


<i>về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. </i>


<i>34. Văn phòng Quốc hội (2002), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước, Hà Nội. </i>


<i>35. Văn phòng Quốc hội (2004), Đổi mới và hồn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội, Nxb </i>


Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


<i>36. Văn phịng Quốc hội (2006), Quy trình lập pháp ở một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà </i>
Nội.


<i>37. Văn phịng Quốc hội (2007), Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của </i>


<i>Quốc hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.148. </i>


<i>38. Văn phòng Quốc hội (2009), Quốc hội và các thiết chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ </i>


<i>nghĩa Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. </i>


<i>39. Văn phòng Quốc hội (2011), Kỷ yếu kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII, tháng 4/2011. </i>


<i>40. Lê Thanh Vân (2007), Một số vấn đề về đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Nxb Tư </i>
pháp, Hà Nội.


<i>41. Nguyễn Văn Yểu (1998), Đổi mới hoạt động lập pháp - một nội dung quan trọng của đổi mới </i>


<i>hoạt động của Quốc hội, trong cuốn Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các </i>


Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->
Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp.doc
  • 82
  • 1
  • 12
  • ×