Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của công nhân trong thi công xây dựng nhà cao tầng trên địa bàn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 145 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
……………….

LÊ VĂN HÙNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN TRONG THI CÔNG XÂY
DỰNG NHÀ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành : 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH , THÁNG 07 NĂM 2017


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA - TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Cán bộ chấm nhân xét 1 : TS. Đỗ Tiến Sỹ

Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS Nguyễn Minh Hà

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại trƣờng Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ
Chí Minh vào ngày …26 ..tháng …07 ..năm…2017..
Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm :
1. PGS.TS Phạm Hồng Luân


2. TS Phạm Vũ Hồng Sơn
3. TS Đỗ Tiến Sỹ
4. PGS.TS Nguyễn Minh Hà
5. TS Trần Đức Học
Xác nhận của Chủ Tịch Hội Đồng đánh giá luận văn và Trƣởng khoa quản lý chuyên
ngành :
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

------------------

--------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : Lê Văn Hùng

Mã số học viên : 7140103

Ngày tháng năm sinh : 10/12/1989


Nơi sinh : Hà Tĩnh

Chuyên ngành : Quản Lý Xây Dựng

Mã ngành : 60.58.03.02

1. TÊN ĐỀ TÀI :
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA CÔNG
NHÂN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc của ngƣời công nhân xây
dựng trong thi công nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

-

Ứng dụng đƣờng cong học để đo lƣờng hiệu quả lao động cho công tác xây và tơ tại
cơng trình cụ thể, đồng thời phân tích và so sánh với năng suất lao động thực tế.

-

Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc của ngƣời công nhân.

3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 04/07/2016
4. NGÀY HOÀN THÀNH : 25/06/2017
5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : PSG.TS Lƣu Trƣờng Văn
Tp.HCM, ngày …..tháng …..năm
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN VÀ ĐÀO TẠO

PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

TS. Lƣơng Đức Long

TRƢỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG:

PGS.TS Nguyễn Minh Tâm


LỜI CẢM ƠN
Chƣơng trình học tập cao học ngành Quản Lý Xây Dựng tại trƣờng Đại Học
Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đƣợc khép lại bằng Luận Văn Thạc Sĩ, đó khơng
chỉ là kết quả từ những nổ lực phấn đấu của bản thân mà còn là sự hƣớng dẫn,
động viên, hỗ trợ tận tình từ q thầy cơ, gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng
nghiệp... Giờ đây, với tất cả sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc xin phép đƣợc
gửi lời cảm ơn đến tất cả họ.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn, ngƣời đã dày cơng
dìu dắt, hƣớng dẫn tận tình, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong bộ môn Thi Công và Quản Lý
Xây Dựng đã truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu, đã động
viên và hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập tại trƣờng.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Quản Lý Xây Dựng khóa 1 năm 2014, các
bạn học viên quen biết, cùng tất cả các bạn bè đồng nghiệp đã sát cánh bên tôi,
động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, ngƣời thân đã ở bên,
động viên, hỗ trợ tơi trong những lúc khó khăn nhất, để tơi hồn thành tốt

luận văn này.

TP.HCM,ngày 25 tháng 06 năm 2017

LÊ VĂN HÙNG


TÓM TẮT
Hiệu quả và năng suất lao động là một chủ đề nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, cũng nhƣ của các nhà quản lý xây dựng.
Có nhiều phƣơng pháp đƣợc đƣa ra nhằm cải thiện năng suất lao động xây dựng, một
trong những pháp chính và có vai trị chủ đạo là chú trọng phát triễn nguồn nhân lực.
Với hƣớng tiếp cận và quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đầu vào,
nghiên cứu đã đi tìm và sắp xếp các nguyên nhân gây ảnh hƣởng đến việc sử dụng hiệu
quả lao động, sau đó đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện quả và nâng cao năng
suất đầu ra.
Nghiên cứu xác định có 5 yếu tố có mức độ ảnh hƣởng lớn nhất đến hiệu quả công việc
đƣợc xếp hạng nhƣ sau : Kỹ năng - kinh nghiệm của ngƣời công nhân; thiếu vật tƣ thiết
bị; Kỷ luật lao động; Điều kiện làm việc khi lên cao; Thời gian làm ngoài giờ và tăng ca
nhiều …
Để hiểu rõ hơn về sự tác động của các yếu tố đến sự hiệu quả thực hiện công việc, nghiên
cứu đã thu thập dữ liệu năng suất thực tế tại một công trƣờng xây dựng cao tầng, sau đó
phân tích và chỉ ra các nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả công việc làm cho
năng suất lao động giảm. Căn cứ và tình hình thực tế thi cơng, nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố
kỹ năng – kinh nghiệm và gián đoạn cơng việc là hai ngun nhân chính ảnh hƣởng đến
hiệu quả công việc của ngƣời công nhân trong hai cơng tác thi cơng chính đƣợc phân tích
là cơng tác xây tƣờng và tô tƣờng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lý thuyết đƣờng cong học tập (learning curves) đƣợc sử dụng
nhƣ là một phƣơng pháp hửu hiệu nhằm ƣớc lƣợng và dự báo năng suất lao động.
Nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc 8 giải pháp chính để nhằm nâng cao năng suất lao động và các

phƣơng pháp đƣợc đánh giá có mức độ khả thi, hiệu quả nhất là : Tập trung phát triễn
nguồn nhân lực ; nâng cao công tác quản lý và điều phối vật tƣ ; Xây dựng tinh thần đoàn
kết – kỷ luật – trách nhiệm công việc, tạo động lực làm việc cho ngƣời công nhân là các
giải pháp đƣợc đánh giá cao nhất, ngồi ra cịn năm giải pháp khác đƣợc đánh giá thấp
hơn nhƣng vẫn có vai trị quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả công việc.


ABSTRACT
The work efficiency and productivity are a topic which has received much attention from
researchers, as well as construction managers
A number of methods have been proposed to improve the productivity of construction
laborer. One of the main, playing as the key role, methodology is to focus on the
development of human resources
With the approach on improving the efficiency of resource use, the research has sought
and arranged the causes that affect the efficient use of labor and provide appropriate
solutions in order to improve and enhance the productivity of labor productivity.
the five factors that had the highest impact on job performance were ranked as follows:
Skill - experience of workers ; lack of equipment ; Labor discipline ; Working Conditions
on high place ; Overtime and shifts.
To better understand the impact of factors on job performance affecting yield outputs, the
study collected real productivity data at a high-rise construction site , then analyze the data
and point out the causes that directly affect the performance of the work which lead to the
labor productivity affection. Base on the realities of construction, work performance, and
research have shown that skills - experience and job disruptions are the two main factors
affecting the performance of workers in the two main construction works which are
analyzed as wall building and veneering.
Research also shows that learning curves are used as a validation method to estimate and
predict labor productivity fairly accurately.
The research has also identified eight key measures to improve labor productivity and the
most feasible, most effective methods are: Focus on human resources development;

improved material management and coordination; Building solidarity - discipline - job
responsibility, motivating people to work for the workers is the most appreciated solution;
in addition, there are five other options are underestimated but they still play an important
role in improving and enhancing work efficiency.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn là do cá nhân tơi tự nghiên cứu và thực hiện.
Tơi xin cam đoan tất cả thơng tin, trích dẫn trong nghiên cứu này là hồn tồn chính xác
và có nguồn gốc rõ ràng. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu là hồn tồn trung thực,
khơng sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác.

TP.HCM, ngày 25 tháng 06 năm 2017

LÊ VĂN HÙNG


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn
MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 15
1.1 Giới thiệu chung: ................................................................................................................................15
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu: ..............................................................................................................18
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:..........................................................................................................................19
1.4 Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................................................20
1.5 Tầm quan trọng của nghiên cứu: ........................................................................................................20
1.5.1 Về mặt học thuật .......................................................................................................................20
1.5.2 Về mặt thực tiễn ........................................................................................................................21


1.6 Kết cấu của luận văn: ............................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................................... 22
2.1 Định nghĩa và các phƣơng pháp đo lƣợng năng suất lao động: .........................................................23
2.1.1 Năng suất lao động....................................................................................................................23
2.1.2 Các phƣơng pháp đo lƣờng năng suất : .....................................................................................25
2.2 Lý thuyết đƣờng cong học và mơ hình đƣờng cong học ....................................................................28
2.2.1 Tổng quan về đƣờng cong học .................................................................................................28
2.2.2 Khái niệm đƣờng cong học .......................................................................................................29
2.2.3 Một số loại đƣờng cong học đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây .....................................................30
2.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan trƣớc đây..................................................................................35
2.3.1 Các nghiên cứu trong nƣớc .......................................................................................................35
2.3.2 Các nghiên cứu nƣớc ngoài.......................................................................................................35
2.4 so sánh với các nghiên cứu trƣớc: .....................................................................................................42

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 43
3.1 Quy trình nghiên cứu..........................................................................................................................43
3.2 Bảng câu hỏi khảo sát.........................................................................................................................44
3.3 Quy trình thu thập dữ liệu ..................................................................................................................45
3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi: ..............................................................................................................45
3.3.2 Xác định kích thƣớc mẫu ..........................................................................................................46
3.3.3 Thu thập dữ liệu ........................................................................................................................47
3.3.4 Pilost test ..................................................................................................................................47
3.4 Phƣơng pháp và công cụ xử lý dữ liệu ...............................................................................................48
3.4.1 Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Anpha: ........................................................................................48
3.4.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu: .......................................................................................................49
HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103


Page 8


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 51
4.1 Kết quả khảo sát thử nghiệm ..............................................................................................................51
4.2 Kết quả khảo sát chính thức ...............................................................................................................55
4.2.1 Thơng tin chung về kết quả khảo sát chính thức:......................................................................55
4.2.2 Thống kê trung bình mức độ tác động của các nhân tố : ..........................................................61
4.2.3 Đánh giá thang đo ....................................................................................................................66
4.2.4 Phân tích nhân tố PCA ..............................................................................................................73
4.3 Dự báo năng suất lao động bằng đƣờng cong học .............................................................................91
4.3.1 Dữ liệu năng suất lao động thu thập đƣợc từ cơng trình thực tế ...............................................91
4.3.2 Phân tích dữ liệu: ......................................................................................................................95
4.3.3 Ƣớc lƣợng năng suất lao động bằng đƣờng cong học:............................................................101
4.4. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tiến trình thực hiện công việc và thành
quả lao động : .........................................................................................................................................108
4.4.1 Đề ra một số giải pháp: ...........................................................................................................108
4.4.2 Kiểm tra tính hiệu quả của các giải pháp: ...............................................................................114
4.4.3 Kết quả khảo sát tính hiệu quả của các giải pháp : .................................................................117

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 122
5.1 Kết luận ............................................................................................................................................122
5.2 Kiến nghị : ........................................................................................................................................125

HVTH : LÊ VĂN HÙNG


MSHV : 7140103

Page 9


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng của các cá nhân tham gia khảo sát 51
Bảng 4.2 Chức danh công việc của các cá nhân tham gia khảo sát thử nghiệm ....... 52
Bảng 4.3 số tầng lớn nhất của dự án từng tham gia của các cá nhân tham gia khảo sát
thử nghiệm ................................................................................................................. 53
Bảng 4.4 Bảng các yếu tố khảo sát chính thức .......................................................... 54
Bảng 4.5 Kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng của các cá nhân tham gia khảo sát
Chính thức .................................................................................................................. 56
Bảng 4.6 Thành phần chức danh của các cá nhân tham gia khảo sát Chính thức ..... 57
Bảng 4.7 Thành phần đơn vị công tác của các cá nhân tham gia khảo sát ................ 58
Bảng 4.8 Thành phần quy mô dự án lớn nhất từng tham gia của các cá nhân tham gia
khảo sát Chính thức ................................................................................................... 59
Bảng 4.9 Dự án có số tầng lớn nhất từng tham gia của các cá nhân tham gia khảo sát
Chính thức.................................................................................................................. 60
Bảng 4.10 Thống kê trung bình mức độ tác động của các nhân tố ........................... 61
Bảng 4.11 Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố nguồn nhân lực ..................... 67
Bảng 4.12 Bảng hệ số tƣơng quan biến tổng của các yếu tố nguồn liên quan đến
nguồn nhân lực........................................................................................................... 67
Bảng 4.13 Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố Quản lý ................................. 68
Bảng 4.14 Bảng hệ số tƣơng quan biến tổng của các yếu tố liên quan đến Quản lý. 69
Bảng 4.15 Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố Vật tƣ – thiết bị .................... 70

Bảng 4.16 Bảng hệ số tƣơng quan biến tổng của các yếu tố Vật tƣ – thiết bị ........... 70
Bảng 4.17 Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố Đặc điểm dự án. ................... 71
Bảng 4.18 Bảng hệ số tƣơng quan biến tổng của các yếu tố liên quan đến Đặc điểm
dự án .......................................................................................................................... 71
Bảng 4.19 Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố Nhân tố bên ngồi. ............... 72
Bảng 4.20 Bảng hệ số tƣơng quan biến tổng của các yếu tố liên quan đến nhân tố
bên ngoài .................................................................................................................... 72
Bảng 4.21 Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s............................................. 73

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 10


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Bảng 4.22 Bảng phần trăm giải thích cho các biến và tổng phƣơng sai trích ........... 74
Bảng 4.23 Bảng Kết quả ma trận xoay ...................................................................... 76
Bảng 4.24 Thơng tin cơng trình đƣợc thu thập dữ liệu năng suất thực tế. ................ 91
Bảng 4.25 Năng suất thực tế công tác xây tƣờng - Tháp Nam .................................. 93
Bảng 4.26 Năng suất thực tế công tác tô tƣờng - Tháp Nam ................................... 94
Bảng 4.27 Ƣớc lƣợng năng suất công tác xây tƣờng................................................. 96
Bảng 4.28 Ƣớc lƣợng năng suất công tác tô tƣờng ................................................... 97
Bảng 4.29 Các giá trị đo lƣờng mức học S_thực tế hai công tác Xây-Tô tƣờng ..... 98
Bảng 4.30 Các giá trị đo lƣờng năng suất thực tế hai công tác Xây-Tô tƣờng ...... 100
Bảng 4.31 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc của ngƣời công nhân

................................................................................................................................. 108
Bảng 4.32 Bảng khảo sát đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp .................. 114
Bảng 4.33 Chức danh công việc của cá nhân tham gia khảo sát hiệu quả các giải
pháp .......................................................................................................................... 115
Bảng 4.34 Kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng của cá nhân tham gia khảo sát hiệu
quả các giải pháp ..................................................................................................... 115
Bảng 4.35 Quy mô dự án lớn nhất từng tham gia của cá nhân tham gia khảo sát hiệu
quả các giải pháp ..................................................................................................... 116
Bảng 4.36 Số tầng cao nhất của dự án từng tham gia của cá nhân tham gia khảo sát
hiệu quả các giải pháp.............................................................................................. 116
Bảng 4.37 Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm các giải pháp.................................. 117
Bảng 4.38 Bảng hệ số tƣơng quan biến tổng của nhóm các giải pháp .................... 117
Bảng 4.39 Bảng trung bình mức độ hiệu quả của các giải pháp nhăm nâng cao hiệu
trong công việc của ngƣời công nhân ...................................................................... 118
Bảng 4.10 Thống kê trung bình mức độ tác động của các nhân tố ......................... 139
Bảng 4.21 Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s........................................... 140
Bảng 4.22 Bảng phần trăm giải thích cho các biến và tổng phƣơng sai trích ......... 140
Bảng 4.23 Bảng Kết quả ma trận xoay .................................................................... 142
Bảng 4.27 Ƣớc lƣợng năng suất công tác xây tƣờng............................................... 143

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 11


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn


Bảng 4.28 Ƣớc lƣợng năng suất công tác tô tƣờng ................................................. 144

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 12


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Biểu đồ so sánh năng suất lao động của Việt Nam so với các nƣớc. . 15
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả ............................................ 23
Hình 2.2. Các đƣờng cong học ........................................................................ 31
Hình 2.3. Hình dạng các đƣờng cong học ........................................................ 31
Hình 2.4. Hình dạng đƣờng cong học trong hệ tọa độ logarit ........................... 33
Hình 2.5. Mơ hình các yếu tố liên quan đến mơi trƣờng cơng việc .................. 38
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 43
Hình 3.2 Quy trình thu thập dữ liệu................................................................... 45
Hình 4.1 : Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm của các cá nhân tham gia khảo
sát thử nghiệm.................................................................................................... 51
Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện chức danh của các cá nhân đƣợc khảo sát thử
nghiệm ............................................................................................................... 52
Hình 4.3 : Biểu đồ thể hiện số tầng lớn nhất của dự án các cá nhân từng tham
gia ...................................................................................................................... 53
Hình 4.4 : Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm của các cá nhân tham gia khảo

sát chính thức. .................................................................................................... 56
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện thành phần chức danh của các cá nhân tham gia
khảo sát Chính thức ........................................................................................... 57
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện thành phần đơn vị công tác của các cá nhân tham gia
khảo sát Chính thức ........................................................................................... 58
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện thành phần đơn vị công tác của các cá nhân tham gia
khảo sát Chính thức ........................................................................................... 59
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện thành phần số tầng lớn nhất từng tham gia của các
cá nhân tham gia khảo sát Chính thức ............................................................... 60
Hình 4.9 Biểu đồ Scree Plot .............................................................................. 75
Hình 4.10 Biểu đồ tần số giá trị Mức học S_ thực tế công tác xây tƣờng ........ 98
Hình 4.11 Biểu đồ tần số giá trị Mức học S_ thực tế công tác tô tƣờng ........... 99
Hình 4.12 Biểu đồ tần số giá trị Năng suất_ thực tế cơng tác Xây tƣờng ....... 101
Hình 4.13 Biểu đồ tần số giá trị Năng suất_ thực tế cơng tác Tơ tƣờng ......... 101
Hình 4.14 Biểu đồ Năng suất cơng tác Xây tƣờng cơng trình Tháp Nam ...... 102
HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 13


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Hình 4.15 Sự khác biệt giữa Năng suất Thực tế và Ƣớc lƣợng cơng tác Xây
tƣờng ................................................................................................................ 105
Hình 4.16 Biểu đồ Năng suất cơng tác Tơ tƣờng cơng trình Tháp Nam ......... 106
Hình 4.17 Sự khác biệt giữa Năng suất Thực tế và Ƣớc lƣợng công tác Xây

tƣờng ................................................................................................................ 107

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 14


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA
CÔNG NHÂN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA
BÀN TP.HCM
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung:
Nhìn lại quá trình phát triễn kinh tế, trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt đƣợc
nhiều thành tựu to lớn, duy trì đƣợc tốc độ phát triễn nhanh so với các nƣớc trong khu vực
và trên thế giới. Việt Nam có một nền kinh tế trẻ, năng động. Theo báo cáo của Tổng Cục
Thống Kê (Bộ kế hoạch và đầu tƣ) năm 2016 : Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình
quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 2109 USD, gấp 21 lần năm 1990. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008 và tiếp tục giảm xuống 7,1% năm
2015. Kinh tế vĩ mô cơ bản duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế đƣợc bảo
đảm. Năng suất lao động năm 2016 ƣớc tính tăng 5,31% so với năm 2015, đạt 84,5 triệu
đồng/lao động (Tƣơng đƣơng khoảng 3853 USD/lao động).

Hình 1.1 Biểu đồ so sánh năng suất lao động của Việt Nam so với các nƣớc.
HVTH : LÊ VĂN HÙNG


MSHV : 7140103

Page 15


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Tuy nhiên, trong nhịp độ phát triễn đó, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những yếu kém, .
Tăng trƣởng kinh tế tuy vẫn ở mức tƣơng đối cao nhƣng có xu hƣớng chậm lại; chất
lƣợng tăng trƣởng thấp, thiếu bền vững; hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chƣa
cao (Báo cáo của tổng cục thống kê, 2016). Bên cạnh đó một nhân tố quyết định dẫn đến
sức cạnh tranh chƣa cao đó là năng suất lao động của ngƣời dân Việt Nam còn thấp so với
các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể so sánh, năm 1994 NSLĐ của Xin-ga-po,
Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-li-pin và In-đô-nê-xi-a lần lƣợt gấp 29,2 lần; 10,6; 4,6; 3,1 và
2,9 lần NSLĐ của Việt Nam, năm 2013 khoảng cách tƣơng đối này giảm xuống tƣơng
ứng còn 18 lần; 6,6; 2,7; 1,8 và 1,8 lần, tuy có giảm nhƣng so với các nƣớc, năng suất lao
động của Việt Nam còn khoảng cách khá xa (theo báo cáo Tổng Cục Thống Kê, 2016)
Nguyên nhân của tình trạng năng suất thấp là do, Việt Nam có nền kinh tế với quy mơ
nhỏ, trình độ kỹ thuật- máy móc –cơng nghệ lạc hậu, chuyễn dịch cơ cấu kinh tế chậm,
chất lƣợng và hiệu quả sử dụng lao động chƣa tốt, còn nhiều rào cản trong thủ tục hành
chính ( báo cáo Tổng Cục Thống Kê, 2016).
Ngành cơng nghiệp xây dựng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng
phát triễn về quy mô, chất lƣợng, kỹ thuật và ngày càng nhiều những cải tiến mang tính
khoa học dựa trên nhiều cơng trình nghiên cứu mang tính thực tế cao. Những cải tiến đó
mang lại nhiều thành quả cho sự phát triễn kinh tế - xã hội nói chung và cho ngành cơng
nghiệp xây dựng nói riêng .
Tình hình xây dựng của Việt Nam nƣớc ta trong vài năm trở lại đây đang trên đà phục

hồi sau giai đoạn khó khăn 2009-2013. Một phần nhờ vào sự quan tâm kích cầu của nhà
nƣớc cụ thể với Luật Nhà Ở (sửa đổi) năm 2014 đã kích thích sự trở lại của ngành xây
dựng. Bên cạnh đó việc ký kết một số hiệp định mới nhƣ : Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái
Bình Dƣơng (TPP), Các hiệp định Thƣơng Mại Tự Do (FTAs) đã và sắp đƣợc ký kết đã
đẩy mạnh nguồn vốn FDI và nhiều nguồn đầu tƣ khác từ nƣớc ngoài vào Việt Nam thúc
đẩy sự phát triễn của ngành công nghiệp xây dựng (Bloomberg- FPTS,2015)…Hiện nay
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nƣớc nói chung nhiều dự án xây dựng
HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 16


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

thƣơng mại, chung cƣ cao cấp, khu phức hợp nhà ở thƣơng mại, nhà ở xã hội…của các
nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đang tiến hành đầu tƣ mang đến sự thay đổi mạnh
mẽ cho ngành xây dựng. Trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu có nhiều biến động, Việt
Nam đã và đang đạt đƣợc sự ổn định, tiến hành cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc,
trong đó ngành xây dựng giữ một vai trò hết sức quan trọng và những đóng góp to lớn cho
sự phát triễn chung (Nguyễn Nhật Khoa,2015).
Một dự án đạt xây dựng đạt đƣợc sự thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể kể
đến nhƣ : cơng tác quản lý tốt, tổ chức chặt chẻ, giám sát, nguồn ngân sách ổn định, ứng
dụng các biện pháp, kỹ thuật thi công tiên tiến, nguồn nhân lực …
Trong các yếu tố đƣợc nêu ra thì có một yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến thành cơng
của dự án đó là nguồn nhân lực, ngƣời công nhân, đối tƣợng trực tiếp tạo ra sản phẩm, tạo
ra năng suất lao động.

Hiện nay, mặc dù ngành xây dựng nƣớc ta đã có những bƣớc phát triễn vƣợt bậc ở cả
tầm vi mô lẫn vĩ mô, dẫn đầu bởi các công ty xây dựng danh tiếng ( COTECCONS, HỊA
BÌNH, COFICO…) nhƣng đâu đó vẫn cịn các dự án chậm tiến độ, vƣợt chi phí mà
nguyên nhân chính là do công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên lao động chƣa
hiệu quả, ngƣời lao động chƣa phát huy tối đa hiệu suất làm việc dẫn đến năng suất thấp,
gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự thành cơng của dự án.
Theo Tangen (2005), trích trong Luận Văn Thạc Sĩ Lê Minh Lý (2014): “ Các công ty
phải nhận ra rằng tăng năng suất là một trong những vũ khí quan trọng để đạt đƣợc lợi thế
chi phí và chất lƣợng so với đối thủ cạnh tranh.”
Trong hầu hết các quốc gia, kinh nghiệm và tài liệu cho thấy chi phí nhân cơng xây
dựng sẽ chiếm 30% -60%chi phí tổng dự án (Gomar, Haas và Mortan (2002); và Hanna,
Peterson và Lee(2002)). Vì thế nâng cao hiệu quả làm việc để giảm chi phí là một trong
những mục tiêu cực kỳ quan trọng cho sự thành công của dự án.

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 17


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lao động xây dựng đã trở
thành một vấn đề quan trọng phải đối mặt với các nhà quản lý dự án trong một thời gian
dài để tăng năng suất trong xây dựng (Motwani et al., 1995)
Ngành xây dựng có đặc thù riêng, chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan cũng
nhƣ khách quan khác nhau, có nhiều bên tham gia nhƣ: nhà thầu, chủ đầu tƣ, tƣ vấn giám

sát, nhà thầu phụ, tổ đội công nhân, các cấp chính quyền... Do đó việc nghiên cứu và đo
lƣờng hiệu quả lao động khá phức tạp. Tuy trƣớc đây đã có nhiều nghiên cứu về năng suất
lao động nhƣng do sự thay đổi không gian và thời gian nghiên cứu làm ảnh hƣởng tới các
kết luận. Vì vậy cần phải có thêm các nghiên cứu mang tính cụ thể hơn, chi tiết hơn để
đánh giá một cách chính xác hơn các yếu tố ảnh hƣởng hiệu quả công việc của ngƣời lao
động, từ đó đƣa ra các giải pháp mang tính thực tế và phù hợp với từng dự án.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu:
Trong hoạt động xây dựng, ngƣời công nhân thực hiện trực tiếp các công việc để tạo
ra phẩm thông qua nhiều công tác khác nhau. Nhƣ đã nói ngành xây dựng có mơi trƣờng
làm việc khá phức tạp chịu nhiều tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan khác
nhau làm ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của ngƣời công nhân nhƣ: điều kiện
làm việc, điều kiện thời tiết khi thi cơng ngồi trời, cơng tác quản lý của nhà thầu, trình độ
kỹ năng của ngƣời lao động, lƣơng bổng, chính sách đãi ngộ động viên của ngƣời trực
tiếp sử dụng lao động…
Những tác động kể trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất và hiệu quả công việc
của ngƣời lao động. Do đó việc phát hiện và tìm ra những nguyên nhân ảnh hƣởng đến
hiệu quả trong công việc của ngƣời công nhân là cực kỳ quan trọng và ý nghĩa, giúp nhà
quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lao động, qua đó giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi
phí nhân cơng, rút ngắn thời gian thi cơng. Hiểu rõ và có những chính sách động viên hợp
lý sẽ giúp nhà quản lý phát huy tối đa hiệu suất làm việc của ngƣời công nhân đem lại lợi
nhuận và thành công cho dự án.

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 18


Luận văn thạc sĩ


GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Ngoài ra việc đo lƣờng hiệu quả , năng suất lao động giúp cho nhà quản lý hoạch định
đƣợc kế hoạch làm việc, ƣớc tính đƣợc chi phí, dự đốn đƣợc thời gian và lập tiến độ thi
cơng. Có nhiều phƣơng pháp đo lƣờng năng suất lao động, trong nghiên cứu này sử dụng
Đƣờng Cong Học (Learning Curve) để đo lƣờng và dự báo hiệu suất làm việc cho một số
công tác chính.
Ezey M.Dar EL (2000) phát biểu rằng “ kinh nghiệm và kiến thức giúp chúng tơi lên
kế hoạch và có phƣơng pháp dự đoán tốt nhất để tiến hành thực hiện cơng việc, điều này
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mỗi khi hoạt động công việc đƣợc lặp lại’’. Kiến thức và
kinh nghiệm cho ta xây dựng một đƣờng cong học tập trên cơ sở dữ liệu hoạt động thực
tế, đó là những dữ liệu cần thiết cho việc dự đốn thời gian thực hiện, chi phí, làm cơ sở
để lên kế hoạch cho các công việc và chuẩn bị nguồn lực cần thiết để hoàn thành một số
nhiệm vụ.
Đƣờng cong học mô tả sự biến đổi năng suất lao động trong các công tác lặp lại. Đối
với thi công nhà cao tầng các công tác cốt thép, cốp pha, xây tô, ốp lát, sơn bã… là những
công tác có sự hoạt động lặp lại liên tục theo các tầng có thiết kế tƣơng tự nhau trong các
dự án xây dựng cao tầng. Do đó việc sử dụng đƣờng cong học để đo lƣờng và dự báo hiệu
suất trong các dự án xây dựng cao tầng là khá chính xác.
Trong các nghiên cứu trƣớc đây có nghiên cứu của Thạc Sĩ Nguyễn Thanh Hùng
(2011) với đề tài :” Nghiên cứu sự biến đổi năng suất lao động theo tầng‖ , đã ứng dụng
đƣờng cong học để dự báo năng suất lao động cho hai cơng tác chính lặp lại là công tác
cốt thép và cốp pha. Trong nghiên cứu này sẽ ứng dụng đƣờng cong học để dự báo năng
suất lao động cho hai cơng tác hồn thiện lặp lại đó là cơng tác xây tƣờng và tơ trát tƣờng.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
-

Nhận dạng và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc của ngƣời
công nhân xây dựng trong thi công nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh.

-

Ứng dụng đƣờng cong học để đo lƣờng hiệu quả lao động cho công tác xây và tơ
tại cơng trình cụ thể, đồng thời phân tích và so sánh với năng suất lao động thực tế.

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 19


Luận văn thạc sĩ
-

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc của ngƣời công nhân.

1.4 Phạm vi nghiên cứu:
-

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017

-

Đia điểm thực hiện nghiên cứu là các dự án xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh


-

Đối tƣợng nghiên cứu là các cơng trình xây dựng chung cƣ, khách sạn cao trên 10
tầng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mà có cơng tác mang tính chất lặp lại
nhiều lần. Đối với các dự án thấp tầng khá đơn giản, cơng việc ít có sự lặp lại do
đó khơng thể hiện đƣợc việc học và tiến bộ của ngƣời công nhân cách rõ rệt, vì
vậy nghiên cứu tập trung vào các dự án cao tầng.

-

Quan điểm phân tích : đứng ở các góc độ nhà thầu,đơn vị thi cơng, đơn vị tƣ vấn
giám sát ,ban quản lý dự án …để đƣa ra quan điểm phân tích.

1.5 Tầm quan trọng của nghiên cứu:
1.5.1 Về mặt học thuật
Để đánh giá khả năng của con ngƣời là một điều khá khó khăn, theo Oglesby và
nhóm tác giả (1989) nói rằng khơng có một phƣơng pháp chuẩn nào để đo lƣờng năng
suất lao động của ngƣời công nhân do sự phức tạp của hoạt động và các mối liên hệ tại
công trƣờng xây dựng. Nghiên cứu này giúp cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về khả
năng tự học hỏi,khả năng thích ứng sự thay đổi,khả năng tích lũy kinh nghiệm của ngƣời
cơng nhân. Qua đó làm tiền đề cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về năng suất,tiến độ và
chi phí thực hiện thơng qua các dẫn chứng nhƣ sau:
-

Nghiên cứu cung cấp một bộ gồm 35 nhân tố ảnh hƣởng đến sự thực hiện và
hiệu quả của ngƣời công nhân trong thi cơng xây dựng nhà cao tầng, góp phần
làm phong phú thêm cho bộ dữ liệu nghiên cứu về các tác động đến sự thực
hiện của ngƣời công nhân.

-


Kết quả nghiên cứu cho thấy đƣờng cong kinh nghiệm của công nhân xây dựng
ở Việt Nam cũng phù hợp với công nhân ở các nƣớc khác trên thế giới.

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 20


Luận văn thạc sĩ
-

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Nghiên cứu là minh chứng cho việc áp dụng các công cụ mới vào việc đo
lƣờng năng suất lao động tại các công trƣờng xây dựng thực tế tại Việt Nam.

1.5.2 Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu này sẽ có một số đóng góp quan trọng nhƣ sau :
-

Thơng qua các nhân tố tác động đến sự thực hiện công việc của ngƣời công
nhân, đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng đến năng suất lao động, từ đó đƣa ra
các giải pháp thúc đẩy năng suất lao động tại các công trƣờng xây dựng.

-

Ứng dụng đƣờng cong học tập để dự báo thời gian thực hiện các cơng tác, giúp

ta dự đốn đƣợc tiến độ thi công, lập kế hoach làm việc, đồng thời xây dựng
đƣợc kế hoạch cung ứng vật tƣ nhân lực, tài chính cho q trình thi cơng.

-

Các giải pháp trong nghiên cứu hửu ích cho các chỉ huy trƣởng công trƣờng
trong việc nâng cao kỹ năng- kinh nghiệm học tập trong cơng việc cho ngƣời
cơng nhân, nhằm mục đích tăng năng suất lao động.

1.6 Kết cấu của luận văn:
Nghiên cứu gồm 5 chƣơng nhƣ sau:






CHƢƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 21



Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Định nghĩa Hiệu quả lao động:
Hiệu quả là một khái niệm dùng để mô tả khả năng của một doanh nghiệp có thể cung cấp
một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất trong khi vẫn đảm bảo đƣợc sản lƣợng và chất lƣợng
Hiệu quả trong việc sử dụng và thực hiện lao động xây dựng là tạo ra những sản phẩm
chất lƣợng tốt nhất, đảm bảo đƣợc thời gian và tiến độ thi cơng, giảm thiểu tình trạng lãng
phí vật tƣ, nhân cơng, thời gian…Duy trì đƣợc trạng thái làm việc ổn định, tránh đƣợc các
sai sót và sự cố an toàn lao động.
Theo báo cáo “ Nâng cao Năng lực cạnh tranh Và Hiệu quả của công nghiệp Xây dựng
Hoa Kỳ” của Hội đồng uy ban quốc gia Hoa Kỳ cho rằng : khái niệm năng suất có thể
khó xác định, đo lƣờng và truyền đạt, do đó sẽ tập trung vào các cách để nâng cao hiệu
quả cơng việc thay vì chỉ chú trọng tới năng suất, cải thiện hiệu quả có nhiều cách để
tránh lãng phí thời gian, chi phí, vật liệu, năng lƣợng, kỹ năng và lao động. Ủy ban tin
rằng việc cải thiện hiệu quả cũng sẽ nâng cao năng suất tổng thể và giúp các công ty xây
dựng cá nhân sản xuất các dự án bền vững hơn về môi trƣờng và trở nên cạnh tranh hơn.
Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ cũng đã đƣa ra 5 giải pháp để nâng cao tính đột
phá và hiệu quả trong ngành cơng nghiệp xây dựng bao gồm :
 Triễn khai sử dụng hiệu quả mơ hình hóa thơng tin BIM (Building Information
Modeling)
 Nâng cao hiệu quả tại nơi làm việc bằng cách tăng cƣờng trao đổi giao tiếp thông
tin, chú trọng đến quá trình…
 Tăng cƣờng ứng dụng, sử dụng cấu kiện đúc sẵn
 Ứng dụng sáng tạo và áp dụng công nghệ kỹ thuật vào thi công xây dựng
 Đo lƣợng hiệu quả quá trình để hỗ trợ trong việc định hƣớng và đổi mới theo chiều
hƣớng phát triễn hiệu quả
Nói đến hiệu quả là nói đến q trình thực hiện, việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động là

tiền đề để tạo ra năng suất lao động cao. Ngƣời công nhân thực hiện tốt công việc theo
cách hiệu quả sẽ tạo ra đƣợc chất lƣợng sãn phẩm tốt, giảm thiểu đƣợc thời gian thi cơng,
giảm hao phí vật tƣ, máy móc…Để khi đánh giá năng suất lao động tổng thể ta có cơ sở
để kết luận là năng suất cao hay thấp.
Mối quan hệ giữa hiệu quả và năng suất đƣợc thể hiện trong sơ đồ sau :

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 22


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Hiệu suất
Đầu hệ
thống

Đầu vào

Hiệu quả

Quá trình
chuyễn đổi

Đầu ra


Cuối hệ
thống

Năng suất

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả
(Nguồn Tangen, 2005)
Năng suất là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tức là vừa quản lý tốt
nguồn tài nguyên, nhân lực, tiết kiệm vừa đảm bảo chất lƣợng và thời gian bàn giao (Lê
Minh Lý, 2014)
2.1 Định nghĩa và các phƣơng pháp đo lƣợng năng suất lao động:
2.1.1 Năng suất lao động
Nếu nhà thầu có thể thực hiện các hoạt động với chi phí thấp hơn trong thời gian ít
hơn với ít nhân cơng, hoặc với ít các thiết bị hơn thì năng suất sẽ đƣợc cải thiện
(Andersson et al, 1996).
Theo Từ điển Oxford : ―năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được
đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực
được sử dụng để tạo ra nó‖ (phân tích trên trang https:// Voer.edu.vn)
Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu (1950) đưa ra định nghĩa năng suất : là thương
số thu được bằng cách chia đầu ra cho một trong những nhân tố sản xuất. Trong trường
hơp này có thể nói là năng suất của vốn, năng suất đầu tư hoặc năng suất của nguyên vật
liệu, tùy theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệ với vốn, đầu tư hay nguyên liệu.
(phân tích trên trang https:// Voer.edu.vn)

HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 23



Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Lindsay (2004) đƣa ra quan điểm, năng suất lao động là khả năng tạo ra đƣợc hàng
hóa hoặc dịch vụ từ các khoản nhân cơng, ngân sách, vật liệu, thời gian…sẵn có.
Năng suất lao động đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và đã có nhiều cuộc nghiên
cứu trong quá khứ. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực sản xuất,
phƣơng thức sản xuất, mục tiêu quan tâm. Riêng đối với ngành xây dựng Thomas và
Mathews (1986) phát biểu rằng khơng có một định nghĩa năng suất chuẩn mực nào đƣợc
thiết lập trong ngành công nghiệp xây dựng và rất khó để có một định nghĩa năng suất
chuẩn vì các cơng ty xây dựng sử dụng các hệ thống đo lƣờng nội bộ riêng chƣa đƣợc
chuẩn hóa.
Ngành xây dựng cũng có nhiều khái niệm khác nhau về năng suất nhƣng nhìn
chung tất cả đều dựa trên quan điểm : năng suất cơ bản là tỷ số giữa đầu ra (output) và
đầu vào (input) trong chuổi quy trình lao động sản xuất ra sản phẩm.
Đầu ra (output) là : đơn vị sản phẩm
Đầu vào (input) có thể là : lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn, năng lƣợng, thiết
bị…
Theo Mostafa E. Shehata, Khaled M. El-Gohary (2012 ) cho rằng đo lƣờng năng suất theo
những phƣơng pháp khác nhau phục vụ cho những mục đích khác nhau. Việc chọn một
mơ hình đo lƣờng thích hợp là rất quan trọng.
Thomas và các cộng sự (1990) phát biểu rằng năng suất đƣợc hiểu theo nhiều cách khác
nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau với mục đích đo lƣờng khác nhau
Thomas và các cộng sự (1990) đã tổng hợp các mơ hình đo lƣờng năng suất nhƣ sau:
 Mơ hình áp dụng trong lĩnh vực kinh tế: mơ hình đầu ra và đầu vào đƣợc đo lƣờng
bằng tiền, phù hợp để đánh giá nền kinh tế và hoạch định chính sách. Đƣợc dùng
để đánh giá năng suất của các sở thƣơng mại, quốc hội và các cơ quan chỉnh phủ


HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 24


Luận văn thạc sĩ

GVHD : PGS.TS Lƣu Trƣờng Văn

Năng suất tổng quát = lƣợng sản phẩm/( Nhân công + vật tƣ + máy thi công +
năng lƣợng + vốn )
hay

Năng suất lao động = tổng giá trị sản phẩm(usd)/tổng chi phí đầu vào

 Mơ hình áp dụng cho dự án cụ thể: đƣợc mơ tả chính xác hơn cho năng suất lao
động, giúp cho các cơ quan chỉnh phủ lập kế hoạch cụ thể hơn,các doanh nghiệp
ƣớc lƣợng đƣợc năng suất chính xác hơn.
Năng suất = lƣợng sản phẩm/( nhân công + vật tƣ + máy thi công)
Năng suất = đơn vị khối lƣợng cơng việc/số tiền
 Mơ hình áp dụng cho công việc cụ thể: các nhà thầu xây dựng thƣờng áp dụng để
đo lƣờng theo các công tác cụ thể nhƣ cốt thép, cốt pha, bê tông, xây tô…đơn vị là
m3, m2, tấn…
Theo Thomas và Krammer (1987) đƣợc trích trong Thomas và các cộng sự (1990,
trang 706) năng suất đƣợc thể hiện là đơn vị sản lƣợng trên mỗi đồng đô la hoặc
giờ công.
Năng suất = lƣợng sản phẩm/chi phí nhân cơng
Năng suất = lƣợng sản phẩm/giờ cơng lao động

Một vài nhà thầu sử dụng cách sau do khơng có quy định phƣơng pháp đo lƣờng chuẩn:
Năng suất = chi phí nhân cơng hoặc giờ cơng lao động /lƣợng sản phẩm
2.1.2 Các phƣơng pháp đo lƣờng năng suất :
Do sự phức tạp và tính chất đặc trƣng của các dự án, cũng nhƣ sự khác nhau của
các hoạt động dự án hình thành nên nhiều phƣơng pháp đo lƣờng năng suất khác nhau,
đƣợc phân thành hai phƣơng pháp đo lƣờng chính : Phƣơng pháp đo lƣờng trực tiếp và
phƣơng pháp đo lƣờng gián tiếp.
2.1.2.1 Phƣơng pháp đo lƣờng trực tiếp :
HVTH : LÊ VĂN HÙNG

MSHV : 7140103

Page 25


×