Tải bản đầy đủ (.pdf) (260 trang)

Dạy học tích hợp môn Khoa học tự nhiên trung học cơ sở - Phòng GD&ĐT Huyện Vĩnh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.62 MB, 260 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

~ 1 ~


<b>NGUYỄN THANH NGA (Chủ biên) </b>


<b>HOÀNG PHƯỚC MUỘI - NGUYỄN ĐẮC THANH </b>
<b>PHẠM ĐÌNH VĂN - TRỊNH LÊ HỒNG PHƯƠNG </b>


DẠY HỌC TÍCH HỢP



PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC



GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

~ 3 ~

MỤC LỤC



<b>LỜI GIỚI THIỆU ... 7 </b>


<i><b>CHƯƠNG 1: DẠY HỌC TÍCH HỢP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ </b></i>
<b>THỰC TIỄN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC ... 9 </b>


1.1. Vấn đề thực tiễn trong dạy học ... 9


1.2. Năng lực của học sinh ... 10


1.3. Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ... 11


<i>1.3.1. Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh ... 11 </i>


<i>1.3.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </i>
<i>của học sinh ... 13 </i>



<i>1.3.3. Các yếu tố của hoạt động dạy học phát triển năng lực </i>
<i>giải quyết vấn đề thực tiễn ... 14 </i>


1.4. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh ... 16


<i>1.4.1. Khái niệm dạy học tích hợp ... 16 </i>


<i>1.4.2. Các mức độ tích hợp trong chương trình phổ thơng ... 17 </i>


1.5. Dạy học chủ đề tích hợp gắn với thực tiễn ... 17


<i><b>CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ TỔ CHỨC </b></i>
<b>DẠY HỌC TÍCH HỢP ... 20 </b>


2.1. Khái niệm dự án ... 20


2.2. Dạy học dự án ... 20


2.3. Đặc trưng của dạy học dự án ... 21


2.4. Dạy học dự án chủ đề tích hợp ... 22


2.5. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học dự án chủ đề tích hợp .. 25


<i>2.5.1. Quan điểm thành lập nhóm ... 25 </i>


<i>2.5.2. Cơ cấu tổ chức nhóm ... 25 </i>


<i>2.5.3. Điều kiện cần để hoạt động nhóm đạt hiệu quả ... 27 </i>



<i>2.5.4. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập theo nhóm ... 28 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

~ 4 ~


<i><b>CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG </b></i>


<b>TRUNG HỌC ... 36 </b>


3.1. Xây dựng chủ đề bóng đá và sức khỏe ... 36


<i>3.1.1. Vấn đề thực tiễn ... 36 </i>


<i>3.1.2. Ý tưởng chủ đề ... 36 </i>


<i>3.1.3. Kiến thức cần giải quyết ... 37 </i>


<i>3.1.4. Mục tiêu chủ đề ... 37 </i>


3.2. Xây dựng chủ đề sức khỏe của đôi mắt ... 38


<i>3.2.1. Vấn đề thực tiễn ... 38 </i>


<i>3.2.2. Ý tưởng chủ đề ... 39 </i>


<i>3.2.3. Kiến thức cần giải quyết ... 39 </i>


<i>3.2.4. Mục tiêu chủ đề ... 40 </i>


3.3. Xây dựng chủ đề muỗi và phòng chống bệnh sốt xuất huyết ... 41



<i>3.3.1. Vấn đề thực tiễn ... 41 </i>


<i>3.3.2. Ý tưởng chủ đề ... 42 </i>


<i>3.3.3. Kiến thức cần giải quyết ... 42 </i>


<i>3.3.4. Mục tiêu chủ đề ... 43 </i>


3.4. Xây dựng chủ đề chuột và phòng chống tác hại của chuột ... 44


<i>3.4.1. Vấn đề thực tiễn ... 44 </i>


<i>3.4.2. Ý tưởng chủ đề ... 44 </i>


<i>3.4.3. Kiến thức cần giải quyết ... 45 </i>


<i>3.4.4. Mục tiêu chủ đề ... 45 </i>


3.5. Xây dựng chủ đề thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá . 46
<i>3.5.1. Vấn đề thực tiễn ... 46 </i>


<i>3.5.2. Ý tưởng chủ đề ... 47 </i>


<i>3.5.3. Kiến thức cần giải quyết ... 47 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

~ 5 ~


3.6. Xây dựng chủ đề phòng chống tác hại của rượu bia ... 49



<i>3.6.1. Vấn đề thực tiễn ... 49 </i>


<i>3.6.2. Ý tưởng chủ đề ... 49 </i>


<i>3.6.3. Kiến thức cần giải quyết ... 50 </i>


<i>3.6.4. Mục tiêu chủ đề ... 50 </i>


3.7. Xây dựng chủ đề sức khỏe và môi trường ... 51


<i>3.7.1. Vấn đề thực tiễn ... 51 </i>


<i>3.7.2. Ý tưởng chủ đề ... 52 </i>


<i>3.7.3. Kiến thức cần giải quyết ... 52 </i>


<i>3.7.4. Mục tiêu chủ đề ... 53 </i>


3.8. Xây dựng chủ đề sản xuất chất tẩy rửa thân thiện mơi trường và
an tồn sức khỏe ... 54


<i>3.8.1. Vấn đề thực tiễn ... 54 </i>


<i>3.8.2. Ý tưởng chủ đề ... 55 </i>


<i>3.8.3. Kiến thức cần giải quyết ... 55 </i>


<i>3.8.4. Mục tiêu chủ đề ... 56 </i>


<i><b>CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GIẢI QUYẾT </b></i>


<b>VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC ... 58 </b>


4.1. Tổ chức dạy học chủ đề bóng đá ... 58


<i>4.1.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh ... 58 </i>


<i>4.1.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề ... 84 </i>


<i>4.1.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề ... 86 </i>


4.2. Tổ chức dạy học chủ đề sức khỏe của đôi mắt ... 87


<i>4.2.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh ... 87 </i>


<i>4.2.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề ... 113 </i>


<i>4.2.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề ... 114 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

~ 6 ~


<i>4.3.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh ... 115 </i>


<i>4.3.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề ... 128 </i>


<i>4.3.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề ... 131 </i>


4.4. Tổ chức dạy học chủ đề chuột và phòng chống tác hại
của chuột ...132


<i>4.4.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh ... 132 </i>



<i>4.4.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề ... 144 </i>


<i>4.4.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề ... 146 </i>


4.5. Tổ chức dạy học chủ đề thuốc lá và phòng chống tác hại của
thuốc lá ...147


<i>4.5.1. Thông tin khoa học trợ giúp giáo viên và học sinh .... 148 </i>


<i>4.5.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề ... 163 </i>


<i>4.5.3. Kế hoạch dạy học chủ đề ... 167 </i>


4.6. Tổ chức dạy học chủ đề rượu bia và phòng chống tác hại
của rượu bia ...169


<i>4.6.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh ... 169 </i>


<i>4.6.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề ... 186 </i>


<i>4.6.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề ... 189 </i>


4.7. Tổ chức dạy học chủ đề sức khỏe và môi trường ...190


<i>4.7.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh ... 190 </i>


<i>4.7.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề ... 231 </i>


<i>4.7.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề ... 234 </i>



4.8. Tổ chức dạy học chủ đề sản xuất chất tẩy rửa thân thiện môi
trường và an tồn sức khỏe ...236


<i>4.8.1.Thơng tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh ... 236 </i>


<i>4.8.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề ... 256 </i>


<i>4.8.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề ... 256 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

~ 7 ~


LỜI GIỚI THIỆU



Nghị quyết số 29-NQ/TW của hội nghị trung ương 8 khóa XI
ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo đã nêu rõ: “…Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Và đưa ra mục tiêu cụ thể: “… Đối với giáo dục phổ thông, tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,
tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn”.


Thực hiện chủ trương này, nhiều năm qua Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã triển khai nhiều cuộc thi phát động như: Vận dụng kiến thức


liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học; Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học;
Sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học,..Qua đó, học
sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết
các tình huống thực tiễn, thúc đẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và
thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống.


Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải
được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có
thể đối mặt, vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với các em. Trong thực
tế cuộc sống, vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức của nhiều
môn học khác nhau, đòi hỏi học sinh phải biết huy động và phối
hợp với nhau để giải quyết. Trong quá trình giải quyết vấn đề thực
tiễn, học sinh được phát triển phẩm chất và năng lực: năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sáng tạo,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

~ 8 ~


Tập thể tác giả đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi
các thiếu sót. Mọi ý kiến đóng góp vui lịng gửi về địa chỉ Email:


<i>Xin trân trọng cảm ơn ! </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

~ 9 ~


<i>CHƯƠNG 1 </i>


DẠY HỌC TÍCH HỢP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


THỰC TIỄN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC



<b>1.1. Vấn đề thực tiễn trong dạy học </b>


<i>Trong các nguyên tắc dạy học, nguyên tắc “đảm bảo sự thống </i>
<i>nhất giữa lí luận và thực tiễn” được xem là một trong các nguyên tắc </i>
trọng tâm của hoạt động dạy học. Luật Giáo dục Việt Nam (2005)
<i>cũng quy định “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên </i>
<i>lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận </i>
<i>gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia </i>
<i>đình và giáo dục xã hội” [Khoản 2 Điều 3]. </i>


Xét về mặt khoa học, thực tiễn là hiện thực khách quan tồn tại
xung quanh con người và toàn bộ hoạt động của con người nhằm bảo
đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Lí luận và thực tiễn có mối
quan hệ biện chứng: lí luận được đúc kết nên từ thực tiễn, được vận
dụng để giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn, chỉ đạo thực tiễn, được
thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh.Thực tiễn vừa là nguồn gốc,
vừa là động lực của nhận thức, vừa là tiêu chuẩn của chân lí, vừa là
mục đích của nhận thức. Mục đích sâu xa của hoạt động dạy học là
nhằm phát triển năng lực cho học sinh để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn.


Vấn đề là một chướng ngại, một nhiệm vụ, một câu hỏi phải giải
quyết. Câu hỏi thì cần câu trả lời, cịn vấn đề thì cần một tiến trình giải
quyết. Trong dạy học, có thể chia vấn đề làm hai loại: vấn đề đóng
và vấn đề mở. Vấn đề đóng có mục tiêu rõ ràng và thường có một
giải pháp hay một kết quả đúng. Vấn đề mở có mục tiêu chưa rõ
ràng và thường có nhiều hơn một giải pháp hay nhiều hơn một kết
quả đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

~ 10 ~



+ Vấn đề thực tiễn phải tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức giữa
“cái đã biết” với “cái chưa biết hay cái cần giải quyết” của học sinh.


+ Học sinh phải có nhu cầu để giải quyết mâu thuẫn trên.
<i>Như vậy, có thể hiểu: Vấn đề thực tiễn trong dạy học là vấn đề </i>
<i>mở, xuất hiện trong thực tiễn cuộc sống và gần gũi với học sinh. Đó </i>
<i>là những vấn đề thực hoặc mô phỏng lại vấn đề thực, được giáo </i>
<i>viên xây dựng để học sinh giải quyết nhằm đạt mục tiêu dạy học </i>
<i>nhất định. </i>


<b>1.2. Năng lực của học sinh </b>


Phạm trù năng lực được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và tiếp
cận ở nhiều góc độ khác nhau. Một số quan niệm đồng nhất năng
lực là khả năng (hoặc tiềm năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia
một hoạt động nào đó trong một thời điểm nhất định. Một số quan
điểm khác chú trọng đến việc xem năng lực ở yếu tố quyết định đến
kết quả hoạt động trong thực tiễn của cá nhân.


Về cơ bản, mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau khi bàn về
phạm trù năng lực. Tuy nhiên, điểm chung của các nhà nghiên cứu
đều coi tri thức, kỹ năng, thái độ là những thành tố cơ bản tạo nên
cấu trúc của năng lực. Một số quan niệm như:


<i>Nguyễn Thị Kim Dung và cộng sự cho rằng: Năng lực là tổ </i>
<i>hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho </i>
<i>phép thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải </i>
<i>quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau </i>
<i>thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân [5]. </i>



<i>Theo Đặng Thành Hưng thì: Năng lực là tổ hợp những hành </i>
<i>động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định, </i>
<i>dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý) và giá trị xã </i>
<i>hội được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ </i>
<i>thực tế của hoạt động [6]. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

~ 11 ~


Chúng tơi cho rằng q trình hình thành một năng lực của học sinh
được thể hiện qua sơ đồ sau [19]:




Như vậy có thể thấy, muốn hình thành năng lực cụ thể của học
sinh, ngồi những kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, nhu cầu giải
quyết vấn đề thì học sinh phải được trải nghiệm giải quyết vấn đề
trong thực tiễn.


<b>1.3. Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </b>
<i><b>1.3.1. Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh </b></i>


<i>Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh được thể hiện </i>
<i>ở khả năng huy động mọi nguồn lực phù hợp (kiến thức, kỹ năng, </i>
<i>thái độ, phương tiện vật chất, con người, tài chính, thời gian,..) để </i>
<i>giải quyết thành công một nhiệm vụ phức hợp trong học tập hay </i>
<i>trong thực tiễn cuộc sống. </i>


Theo OECD: năng lực giải quyết vấn đề là năng lực của một cá
nhân tham gia vào quá trình nhận thức để hiểu và giải quyết các


tình huống có vấn đề, nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào các
tình huống tương tự để phát hiện được các năng lực của cá nhân đó
với tính xây dựng và có suy nghĩ [24].


Bốn nhóm năng lực thể hiện khung năng lực cần đạt cho học
sinh phổ thông Việt Nam, đó là [13]:


<i>+ Năng lực chun mơn: địi hỏi học sinh phải có các khả năng </i>
quan sát, ghi nhớ, tư duy (độc lập, logic, trừu tượng…), tưởng
tượng, suy luận, tổng hợp và khái quát hóa, phản biện và bình luận,


<i><b>Hình 1.1. Quá trình hình thành năng lực của học sinh </b></i>
<b>- Tri thức </b>


<b>- Kỹ năng </b>
<b>- Thái độ </b>
<b>- Tình cảm </b>
<b>- Nhu cầu… </b>


<b>Kinh nghiệm thực tiễn </b> <b>NĂNG </b>


<b>LỰC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

~ 12 ~


từ đó có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tự học, tự trau dồi
kiến thức trong suốt cuộc đời.


<i>+ Năng lực xã hội: đòi hỏi học sinh phải có những khả năng </i>
giao tiếp, thuyết trình, giải quyết các tình huống có vấn đề, vận


hành được các cảm xúc, có khả năng thích ứng, khả năng cạnh
tranh cũng như khả năng hợp tác.


<i>+ Năng lực phương pháp: đòi hỏi học sinh phải có các vận </i>
dụng tri thức (từ bài học cũng như từ thực tiễn), thực hành một cách
linh hoạt (tích cực và chủ động), tự tin; có khả năng sử dụng các
công cụ cần thiết, khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo, kiên trì.


<i>+ Năng lực cá thể: được thể hiện qua khía cạnh thể chất, địi hỏi </i>
trước hết học sinh có khả năng vận động linh hoạt, phải biết chơi thể
thao, biết bảo vệ sức khỏe, có khả năng thích ứng với mơi trường; tiếp
đó là khía cạnh hoạt động cá nhân đa dạng khác nhau như khả năng
lập kế hoạch, khả năng tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

~ 13 ~


Giải quyết vấn đề vừa là quá trình, vừa là quy trình, vừa là
phương tiện cá nhân sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có
được để giải quyết một tình huống mà cá nhân đó có nhu cầu giải
quyết. Nó không chỉ dừng lại ở ý thức mà yêu cầu chủ thể phải
hành động và hành động đó phải mang lại hiệu quả cao. Có thể
thấy, giải quyết vấn đề là quá trình tư duy phức tạp, bao gồm sự
hiểu biết đưa ra luận điểm, suy luận, đánh giá, giao tiếp,… để đưa
ra một hoặc nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức của
vấn đề.


<i><b>1.3.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh </b></i>
Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là một trong những năng
lực cốt lõi cần hình thành ở học sinh, bao gồm các năng lực thành
phần sau:



<i>(1) Năng lực phát hiện vấn đề thực tiễn </i>


<i>(2) Năng lực phân tích bối cảnh và phán đốn ngun nhân </i>
<i>(3) Năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp tối ưu </i>


<i>(4) Năng lực thực hiện giải pháp </i>
<i>(5) Năng lực đánh giá kết quả </i>


<i>(6) Năng lực lưu kết quả và chia sẻ cộng đồng </i>


Các năng lực thành phần được biểu hiện cụ thể qua hành vi của
học sinh trong bảng 1.2.


<i><b>Bảng 1.2. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </b></i>
<b>Năng lực </b>


<b>thành phần </b> <b>Biểu hiện </b>


<b>(1) Phát hiện </b>
<b>vấn đề </b>
<b>thực tiễn </b>


- Thắc mắc về sự vật, hiện tượng trong thực tiễn xảy
ra khơng bình thường.


- Trao đổi, thảo luận về những nguy cơ tiềm ẩn, khó
khăn gặp phải nếu vấn đề không được giải quyết.
- Phát biểu được nội dung của vấn đề thực tiễn đã phát
hiện.



<i><b>(2) Phân tích </b></i>
<i><b>bối cảnh và </b></i>


<i><b>phán đốn </b></i>
<i><b>ngun nhân </b></i>


- Kiểm tra hiện trạng, thu thập các dữ kiện, thông tin
liên quan để phân tích trong bối cảnh khơng gian, thời
gian của vấn đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

~ 14 ~


<i><b>(3) Đề xuất </b></i>
<i><b>và lựa chọn </b></i>
<i><b>giải pháp </b></i>


<i><b>tối ưu </b></i>


- Đề xuất các giải pháp cho mỗi nguyên nhân gây nên
vấn đề.


- Xem xét thực tế, rà soát vấn đề, quyết định thứ tự
thực hiện các giải pháp.


- Phân tích từng giải pháp và quyết định lựa chọn giải
pháp tối ưu, phù hợp với thực tế.


<i><b>(4) Thực hiện </b></i>
<i><b>giải pháp </b></i>



- Đề ra kế hoạch hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch
nhanh chóng, chính xác.


- Huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải
pháp đã lựa chọn.


- Đề ra kế hoạch giám sát quá trình thực hiện
giải pháp.


<i><b>(5) Đánh giá </b></i>
<i><b>kết quả </b></i>


- Đánh giá mức độ của giải pháp đã thực hiện trên
các phương diện: tính hiệu quả, tính đồng bộ, sự
phù hợp,..


- Phân tích và đưa ra giải pháp thay thế khi kết quả
thực hiện không đạt hiệu quả như dự định.


<i><b>(6) Lưu kết </b></i>
<i><b>quả và chia </b></i>
<i><b>sẻ cộng đồng </b></i>


- Lưu kết quả thực hiện giải pháp bằng nhiều hình
thức khác nhau (bản in, tập tin,..).


- Thực hiện chia sẻ với người thân, bạn bè, cộng đồng
mạng xã hội,.. về kết quả thực hiện giải pháp để giải
quyết vấn đề.



- Tuyên truyền giáo dục ý thức, trách nhiệm của cá
nhân đối với cộng đồng.


<i><b>1.3.3. Các yếu tố của hoạt động dạy học phát triển năng lực giải </b></i>
<i><b>quyết vấn đề thực tiễn </b></i>


<i>Theo tác giả Lê Đình Trung và cộng sự (2016): “Dạy học theo </i>
<i>định hướng phát triển năng lực khơng chỉ chú ý tích cực hóa học sinh </i>
<i>về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề </i>
<i>gắn với tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp”. </i>


Các thành tố trong hoạt động dạy học phát triển năng lực giải
quyết vấn đề thực tiễn cũng có những khác biệt so với dạy học theo
truyền thống. Chẳng hạn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

~ 15 ~


<i>+ Nội dung dạy học: Ngoài những nội dung ở các môn học cụ </i>
<i>thể, nội dung dạy học được tích hợp liên mơn, đa mơn, thậm chí ngồi </i>
<i>các mơn học trong chương trình phổ thơng và ln gắn liền với thực </i>
<i>tiễn. Người giáo viên có nhiệm vụ dựa vào vấn đề thực tiễn để xây </i>
dựng các hoạt động, các chủ đề đa dạng và gắn liền với mục tiêu dạy
học để học sinh giải quyết nhiệm vụ.


<i>+ Phương pháp dạy học: Bên cạnh các phương pháp dạy học có </i>
thế mạnh cung cấp kiến thức khoa học, người giáo viên phải sử dụng
các phương pháp dạy học đòi hỏi học sinh trải nghiệm thực tiễn cũng
như huy động đa dạng các kĩ năng để giải quyết nhiệm vụ. Những
phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu trên gồm: Phương pháp


dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương
pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học theo tình huống, phương
pháp dạy học thơng qua tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học,..


<i>+ Kiểm tra, đánh giá: xu hướng đánh giá học sinh theo tiếp cận </i>
năng lực khác với yêu cầu đánh giá kiến thức, kỹ năng như trước đây.
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2015) sự khác biệt đó được thể
hiện qua bảng sau [4]:


<i><b>Bảng 1.3. So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng </b></i>
<b>Tiêu </b>


<b>chí </b> <b>Đánh giá năng lực </b> <b>Đánh giá kiến thức, kỹ năng </b>


<i>Mục </i>
<i>đích </i>


- Khả năng học sinh vận dụng
kiến thức, kỹ năng đã học vào
giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Vì sự tiến bộ của người học
so với chính họ.


- Xác định đạt kiến thức, kỹ
năng theo mục tiêu của chương
trình giáo dục.


- Đánh giá, xếp hạng giữa người
học với nhau.



<i>Ngữ </i>
<i>cảnh </i>


Gắn với ngữ cảnh học tập
và thực tiễn cuộc sống của
học sinh.


Gắn với nội dung học tập được
học trong nhà trường.


<i>Nội </i>
<i>dung </i>


- Kiến thức, kỹ năng, thái độ
ở nhiều môn học, nhiều hoạt
động giáo dục và những trải
nghiệm của bản thân học sinh
trong cuộc sống xã hội.


- Kiến thức, kỹ năng, thái độ ở
một môn học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

~ 16 ~


- Quy chuẩn theo các mức độ
phát triển năng lực của người
học.


<i>Công </i>
<i>cụ </i>



Nhiệm vụ, bài tập trong tình
huống, bối cảnh thực.


Câu hỏi, bài tập trong tình
huống được lý tưởng hóa.


<i>Thời </i>
<i>điểm </i>


Mọi thời điểm của quá trình
dạy học, chú trọng đánh giá
quá trình.


Diễn ra ở những thời điểm nhất
định trong quá trình dạy học.


<i>Kết </i>
<i>quả </i>


- Năng lực người học phụ
thuộc độ khó của nhiệm vụ
hoặc mức độ hoàn thành.
- Dựa theo mức độ thực hiện
nhiệm vụ.


- Năng lực người học phụ thuộc
vào số câu hỏi, bài tập, nhiệm
vụ đã hoàn thành.



- Dựa số lượng đơn vị kiến
thức, kỹ năng.


<b>1.4. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh </b>
<i><b>1.4.1. Khái niệm dạy học tích hợp </b></i>


<i>Theo Huỳnh Văn Sơn và cộng sự [17]: “Dạy học tích hợp là </i>
<i>một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng </i>
<i>lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy </i>
<i>động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác </i>
<i>nhau”. Dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương </i>
trình, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra
đánh giá.


Vấn đề thực tiễn mang tính phức hợp, có liên quan đến kiến
thức của nhiều mơn học khác nhau, địi hỏi học sinh huy động kiến
thức liên môn để giải quyết vấn đề. Tác giả Đỗ Hương Trà và cộng
<i>sự cho rằng [20]:“Dạy học tích hợp liên mơn là hoạt động dạy học </i>
<i>diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó người học cần huy động các </i>
<i>kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Nội dung </i>
<i>các môn học vẫn được phát triển riêng lẽ để đảm bảo tính hệ </i>
<i>thống. Mặt khác, vẫn thực hiện được sự liên kết giữa các môn học </i>
<i>khác nhau qua việc vận dụng các kiến thức liên môn”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

~ 17 ~


nhiều môn học khác nhau để giải quyết. Qua đó sẽ giúp học sinh
hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.


<i><b>1.4.2. Các mức độ tích hợp trong chương trình phổ thơng </b></i>



Theo cách tiếp cận được trình bày trong tài liệu “Dạy học tích
hợp phát triển năng lực học sinh, quyển 1 – Khoa học tự nhiên” –
Đỗ Hương Trà và cộng sự, dạy học tích hợp được chia thành 3 mức
độ [20]:


<i>+ Lồng ghép/Liên hệ: Các môn học vẫn dạy riêng rẽ, các nội dung </i>
gắn với thực tiễn được đưa vào nội dung bài học của một môn học.
Tuy nhiên, giáo viên có thể tiến hành lồng ghép các kiến thức giữa
môn học của mình với các mơn học khác một cách phù hợp nhưng
vẫn đảm bảo nội dung trọng yếu tập trung vào một mơn học chính.


<i>+ Liên mơn: Hoạt động học tập diễn ra xung quanh các chủ đề, </i>
ở đó người học cần vận dụng các kiến thức nhiều môn học để giải
quyết các vấn đề đặt ra.


<i>+ Hòa trộn: Nội dung kiến thức trong chủ đề không thuộc về </i>
một môn học mà thuộc về nhiều môn khác nhau. Nội dung của chủ
đề tích hợp sẽ khơng cần dạy ở các mơn học riêng rẽ mà hịa trộn
với nhau trong cùng một chủ đề. Giáo viên phối hợp quá trình học
tập những mơn học khác nhau tạo thành một chủ đề hoàn chỉnh
xoay quanh những mục tiêu chung cho nhóm mơn học.


Các chủ đề tích hợp được xây dựng trong sách này ở mức độ
hịa trộn và liên mơn.


<b>1.5. Dạy học chủ đề tích hợp gắn với thực tiễn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

~ 18 ~



Chủ đề tích hợp cần đảm bảo các tiêu chí: gắn với thực tiễn,
kiến thức liên mơn, làm việc nhóm, lý thuyết và thực hành, định
hướng sản phẩm.


<i><b>Hình 1.2. Tiêu chí chủ đề tích hợp </b></i>


<i><b>Quy trình thiết kế chủ đề tích hợp </b></i>


Dựa trên mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
của học sinh và các tiêu chí của một chủ đề tích hợp, quy trình thiết
kế chủ đề tích hợp được thực hiện như hình 1.4.


<i><b>Hình 1.3. Quy trình thiết kế chủ đề tích hợp </b></i>


<i>Vấn đề thực tiễn: được hiểu là các vấn đề xảy ra trong thực tế </i>
và gần gũi với học sinh, có ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân
học sinh, gia đình và cộng đồng. Chẳng hạn như: thực phẩm bẩn,
ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng khan hiếm,
dịch bệnh,..


Vấn đề
thực


tiễn
(1)


Ý tưởng chủ
đề tích hợp


(2)



Xác định
kiến thức
cần giải
quyết (3)


Xác định mục
tiêu chủ đề


tích hợp
(4)
Thực tiễn và


gần gũi học
sinh


Định hướng
sản phẩm


Làm việc
nhóm


Kết hợp lý
thuyết và thực


hành
Kiến thức


liên mơn



Tiêu chí chủ
đề tích hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

~ 19 ~


<i>Ý tưởng chủ đề tích hợp: là các nhiệm vụ cần thực hiện có liên </i>
quan đến kiến thức nhiều môn học, nhằm giải quyết vấn đề thực
tiễn mà học sinh gặp phải.


<i>Xác định kiến thức cần giải quyết: là các kiến thức trong chủ đề </i>
<i>có liên quan đến các mơn học trong chương trình phổ thơng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

~ 20 ~


<i>CHƯƠNG 2 </i>


VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN


ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP


<b>2.1. Khái niệm dự án </b>


Thuật ngữ “dự án” trong tiếng Anh là “Project” có nguồn gốc
từ tiếng La tinh, có nghĩa là dự thảo, phác thảo, thiết kế.


Trong quản lý, dự án được định nghĩa là một chuỗi các hoạt
động liên kết được tạo ra nhằm đạt được kết quả nhất định trong
phạm vi ngân sách và thời gian xác định.


Dự án có một số đặc điểm như sau:


 Mỗi dự án phải có mục tiêu rõ ràng, lượng hoá mục tiêu ra


thành các chỉ tiêu cụ thể.


 Mỗi dự án là một quá trình tạo ra kết quả sản phẩm cụ thể.
Nếu chỉ có kết quả cuối cùng mà kết quả đó khơng phải do cả một
tiến trình tạo nên thì đó khơng gọi là dự án.


 Mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt động, chu kỳ này gồm
nhiều giai đoạn khác nhau: khởi đầu dự án (khái niệm, định nghĩa dự
án, ý tưởng thiết kế, thiết bị vật liệu cần thiết, thẩm định, lựa chọn);
triển khai dự án (hoạch định, lập tiến độ, tổ chức công việc, giám sát,
kiểm soát); kết thúc dự án (báo cáo, đánh giá, chuyển giao).


<i>Như vậy, dự án được hiểu là một quá trình gồm các cơng tác, </i>
<i>nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được </i>
<i>mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn </i>
<i>lực và tài chính. </i>


<b>2.2. Dạy học dự án </b>


Có rất nhiều khái niệm khác nhau về dạy học dự án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

~ 21 ~


các thành viên trong nhóm; Giao tiếp; Phát triển các kỹ năng, thái
độ và sự đam mê).


Theo Intel (Mỹ): dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong
đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực
tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Hình thức
làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm


hành động có thể giới thiệu được.


<i>Như vậy, dạy học dự án được hiểu là một hình thức dạy học </i>
<i>trong đó một số nội dung kiến thức khoa học được thiết kế dưới </i>
<i>dạng các dự án, yêu cầu người học giải quyết một nhiệm vụ học tập </i>
<i>phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành liên quan đến </i>
<i>thực tiễn. Nhiệm vụ này được một nhóm người học thực hiện với </i>
<i>tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định ý </i>
<i>tưởng, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, giám sát, điều chỉnh, </i>
<i>đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. </i>


<b>2.3. Đặc trưng của dạy học dự án </b>


Dạy học dự án có các đặc trưng được thể hiện ở sơ đồ hình 2.1,
cụ thể như: Dự án gắn với thực tiễn; tính tự lực cao cùa người học;
kết hợp lý thuyết và thực hành; định hướng sản phẩm; tính liên
mơn; làm việc nhóm; đánh giá đa dạng, thường xuyên; công nghệ
hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học.




<i><b>Hình 2.1. Đặc trưng của dạy học dự án </b></i>


Công nghệ hiện
đại thúc đẩy


việc học


Đánh giá đa
dạng, thường



xun


Làm việc nhóm


Tính liên môn Định hướng sản
phẩm


Kết hợp lý
thuyết và thực


hành
Tính tự lực
Định hướng


hứng thú
Gắn với thực


tiễn


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

~ 22 ~


Dạy học dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kỹ năng tư duy siêu nhận
thức lẫn tư duy nhận thức như: hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ
liệu và đánh giá thơng tin. Trong suốt q trình thực hiện dự án, các
câu hỏi sẽ kích thích người học tư duy và liên hệ với các khái niệm
mang ý nghĩa thực tiễn cao.


<b>2.4. Dạy học dự án chủ đề tích hợp </b>



<i>Dạy học dự án chủ đề tích hợp gắn với thực tiễn là hình thức </i>
<i>dạy học, trong đó vấn đề thực tiễn được thiết kế thành các nhiệm vụ </i>
<i>học tập, nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học khác </i>
<i>nhau. Một số nhiệm vụ học tập đòi hỏi tiến trình giải quyết phức </i>
<i>tạp, cần nhiều thời gian thì được xây dựng thành các dự án. Nhóm </i>
<i>học sinh thực hiện dự án ngồi giờ học chính khóa và thường tiến </i>
<i>hành tại nhà, mang tính tự lực cao. Giáo viên hỗ trợ và giám sát </i>
<i>học sinh thông qua nhiều kênh khác nhau (trực tiếp, mạng xã hội, </i>
<i>các thiết bị cơng nghệ nghe nhìn,..). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

~ 23 ~


<i><b>Giai đoạn 1: Xây dựng chủ đề tích hợp </b></i>
<i>Bước 1: Vấn đề thực tiễn </i>


Các chủ đề đưa ra cần mang tính thực tiễn và thời sự, gây hứng
thú, tạo động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh khi
giải quyết vấn đề.


<i><b> Hình 2.2. Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học dự án </b></i>
<i>chủ đề tích hợp </i>


Giai
đo

n
1
Xây
dự
n


g
c
hủ
đề
tích
hợ
p
Giai
đo

n
2
Tổ
ch

c
dạ
y
họ
c
dự
án
ch

đề
tích
hợ
p
Giai
đo


n
3
Đán
h g


1. Vấn đề thực tiễn


2. Xác định các vấn đề cần giải quyết


3. Xác định các kiến thức khoa học để giải quyết chủ đề


4. Xác định mục tiêu dạy học chủ đề


5. Triển khai nội dung tích hợp thành các dự án


6. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học dự án


7. Tổ chức thực hiện dự án


8. Báo cáo và trưng bày sản phẩm dự án


9. Kiểm tra đánh giá và mở rộng dự án


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

~ 24 ~


<i>Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết </i>


Đây là bước định hướng nội dung được đưa vào chủ đề. Các


vấn đề là những câu hỏi, thông qua quá trình học tập chủ đề học
<i>sinh có thể trả lời được. </i>


<i>Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề. </i>
Đối với chủ đề tích hợp liên mơn, nội dung kiến thức nằm rải
rác ở nhiều mơn học, có tính gắn kết với nhau. Để thực hiện tốt việc
xác định các kiến thức, giáo viên cần có kiến thức tổng hịa của
nhiều mơn học trong chương trình phổ thơng, có thể phối hợp với
các giáo viên của bộ mơn khác có liên quan đến chủ đề, cùng xây
dựng nội dung nhằm đảm bảo tính khoa học và sự phong phú của
chủ đề.


<i>Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề. Việc xác định </i>
mục tiêu của chủ đề đơi khi diễn ra đồng thời với q trình xác định
<i>nội dung của chủ đề tích hợp. Mục tiêu chủ đề tích hợp sẽ quyết </i>
định xem chủ đề đó tích hợp kiến thức, kỹ năng của môn học nào,
<i>phát triển năng lực nào là chủ yếu. </i>


<i><b>Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học dự án tích hợp </b></i>


<i>Bước 5: Triển khai nội dung tích hợp thành các dự án </i>


Với nội dung kiến thức và mục tiêu dạy học đã xác định, giáo
viên tiến hành triển khai nội dung tích hợp thành các dự án. Có thể
tổ chức nội dung dạy học thành một dự án để các nhóm thực hiện
cùng một nhiệm vụ học tập, hoặc triển khai nội dung thành các dự
<i>án nhỏ, kiến thức được phân bố cho các nhóm. </i>


<i>Bước 6: Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học dự án </i>



Xây dựng bộ câu hỏi định hướng phù hợp; chuẩn bị phương
tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động dạy học dự án; dự kiến nguồn
nhân lực, vật lực để tổ chức hoạt động; xây dựng công cụ đánh giá
mục tiêu.


<i>Bước 7: Tổ chức thực hiện dự án </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

~ 25 ~


<i>Bước 8: Báo cáo và trưng bày sản phẩm </i>


Các nhóm triển lãm, trưng bày sản phẩm của dự án, trình bày
kiến thức mới.


<i><b>Giai đoạn 3: Đánh giá chủ đề tích hợp </b></i>
<i>Bước 9: Kiểm tra đánh giá và mở rộng dự án </i>


Giáo viên tổ chức cho học sinh tổng kết lại các kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm chiếm lĩnh được trong quá trình thực hiện dự
án. Giáo viên chỉnh lí và bổ sung các kết luận chưa đầy đủ của học
<b>sinh, mở rộng kiến thức và phạm vi ứng dụng của dự án. </b>


<i>Bước 10: Đánh giá kết quả thực hiện chủ đề </i>


Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu về kiến thức, kỹ năng,
thái độ và sự phát triển năng lực của học sinh khi tham gia hoạt động
dạy học. Đồng thời, đánh giá tính hiệu quả của chủ đề dạy học.
<b>2.5. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học dự án chủ đề tích hợp </b>
<i><b>2.5.1. Quan điểm thành lập nhóm </b></i>



Vấn đề thực tiễn mang tính phức hợp, được chia thành nhiều
nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên
trong nhóm thì mới giải quyết hiệu quả.


Với quan điểm rằng: mỗi học sinh sẽ có thiên hướng, sở trường
riêng. Do đó, cần phân chia vai trò hợp lý để mỗi học sinh đều phát
huy được thế mạnh của bản thân. Học sinh sử dụng sở trường của
mình để tạo động lực hỗ trợ, hướng dẫn cho các học sinh khác
trong nhóm. Tất cả thế mạnh của mỗi học sinh kết hợp lại tạo thành
sức mạnh tập thể. Học sinh này hướng dẫn cho học sinh khác, tạo
sự đoàn kết và thống nhất giữa các thành viên trong nhóm học tập,
cũng như tồn thể lớp học.


<i><b>2.5.2. Cơ cấu tổ chức nhóm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

~ 26 ~


<i><b>Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức nhóm học tập </b></i>
<b>Thành </b>


<b>phần </b> <b>Nhiệm vụ chính </b>


<b>Đặc điểm, </b>
<b>thế mạnh </b>


<i>Nhóm </i>
<i>trưởng </i>


+ Tổ chức thảo luận;
+ Thống nhất ý tưởng;


+ Lên kế hoạch;
+ Triển khai kế hoạch;
+ Giám sát, đánh giá;


+ Điều phối, hỗ trợ thành viên.


Có khả năng
đoàn kết các
thành viên.


<i>Thư ký </i>


+ Quan sát, ghi chép trong quá trình
thảo luận;


+ Tổng hợp ý tưởng và đề xuất giải
pháp thực hiện;


+ Tạo và quản lý hồ sơ học tập của
các thành viên;


+ Giám sát tiến độ, đôn đốc, động
viên các thành viên.


Cẩn thận, tỉ mỉ,
nhiệt tình, biết
lắng nghe.


<i>Thành viên </i>



<i>thực </i> <i>hiện </i>


<i>nhiệm vụ về </i>
<i>Khoa học, </i>


<i>Kỹ </i> <i>thuật, </i>


<i>Công nghệ </i>
<i><b>thông tin </b></i>


+ Quan sát khoa học;


+ Tính tốn, thiết kế, chế tạo, lắp ráp,
vận hành sản phẩm;


+ Thực hiện thí nghiệm, xây dựng
mơ hình;


+ Phân tích tài liệu;


+ Sử dụng cơng nghệ thơng tin hỗ trợ
thực hiện nhiệm vụ.


Năng khiếu
nghiên cứu khoa
học, thực hành
kỹ thuật, tìm
hiểu và ứng
dụng cơng nghệ.



<i>Thành viên </i>
<i>thực hiện thiết </i>
<i>kế mẫu mã, </i>
<i>nhãn mác </i>


+ Trang trí, thiết kế mẫu mã sản
phẩm;


+ Thiết kế bản vẽ nghệ thuật;
+ Hỗ trợ thành viên khác.


Năng khiếu
nghệ thuật, thời
trang, kiến trúc


<i>Thành viên </i>


<i>thực </i> <i>hiện </i>


<i>quảng </i> <i>bá </i>


<i>sản phẩm </i>


+ Lên kịch bản, chiến lược giới thiệu
sản phẩm;


+ Thuyết trình, trưng bày sản phẩm;
+ Thực hiện giới thiệu sản phẩm
bằng nhiều kênh khác nhau;



+ Hỗ trợ thành viên khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

~ 27 ~


Đối với các bài học có sử dụng thiết bị dạy học, giáo viên cần
đảm bảo các nhóm được sử dụng các thiết bị dạy học như nhau, sử
dụng đúng cách và hạn chế trường hợp hư hỏng và mất mát thiết bị
dạy học. Bên cạnh đó, giáo viên cần tạo điều kiện về thiết bị dạy
học sao cho một hoạt động, phần lớn học sinh đều được thao tác
với thiết bị dạy học. Hạn chế trường hợp do thiếu thiết bị nên chỉ có
một hoặc hai học sinh trong nhóm tham gia hoạt động với các thiết
bị dạy học, các học sinh khác khơng tham gia hay thậm chí lơ đãng,
khơng tập trung.


<i><b>2.5.3. Điều kiện cần để hoạt động nhóm đạt hiệu quả </b></i>
<i>a. Nhiệm vụ nhóm </i>


Nhiệm vụ nhóm phải phù hợp với điều kiện của nhóm, xây
dựng nhóm thỏa mãn:


(1) Huy động toàn thể các thành viên trong nhóm tham gia
thực hiện nhiệm vụ;


(2) Nhiệm vụ vừa sức và khả thi.
<i>b. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học </i>


+ Phịng học phải đủ rộng và có bàn học thuận lợi để sắp xếp
theo không gian làm việc nhóm. Bàn ghế cần được thiết kế và sắp
xếp để học sinh dễ tách, nhập nhóm, giáo viên dễ di chuyển từ
nhóm này sang nhóm khác để quản lý và hỗ trợ.



+ Thiết bị dạy học đáp ứng đủ nhu cầu dạy học nhóm. Các thiết
bị dạy học, đặc biệt là các thiết bị thực hành cần được trang bị sao
có mỗi nhóm có đủ thiết bị và các thiết bị này cần đồng nhất về
chất lượng để tránh sự khiếu nại giữa các nhóm học sinh.


<i>c. Học sinh làm việc nhóm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

~ 28 ~


<i>d. Giáo viên dạy học nhóm </i>


Giáo viên cần được bồi dưỡng và tự lực nghiên cứu để phát
triển chuyên môn về tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm. Trong
đó, các năng lực sư phạm yêu cầu đối với giáo viên như là: xây
dựng nhiệm vụ nhóm hợp lý, quản lý và điều hành hoạt động nhóm,
đánh giá hoạt động nhóm,…


<i><b>2.5.4. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập theo nhóm </b></i>


Căn cứ các đặc trưng của quan điểm dạy học tích cực và dạy
học phát triển năng lực học sinh, tiến trình tổ chức hoạt động học
tập theo nhóm có thể được thực hiện như sau:


<i><b>Bước 1: Đặt vấn đề </b></i>


Tùy vào nội dung bài học và điều kiện thực tế giảng dạy mà
giáo viên tạo tình huống có vấn đề để giúp học sinh phát hiện được
vấn đề tự nhiên nhất.



<i><b>Bước 2: Lập nhóm </b></i>


Giáo viên căn cứ vào mức độ phức tạp của vấn đề, vấn đề này
các nhóm giải quyết đồng loạt được hay không? Vấn đề có được
chia nhỏ thành các nhiệm vụ con hay khơng? Và tùy tình hình thực
tiễn của lớp học để quyết định hình thức tạo nhóm.


<i><b>Bước 3. Giao nhiệm vụ nhóm </b></i>


Đối với các nhiệm vụ đồng loạt, các nhóm phải thực hiện như
nhau. Đối với các nhiệm vụ thành phần, các nhóm có thể tự chọn
nhiệm vụ, hay bốc thăm hoặc được chỉ định thực hiện nhiệm vụ bởi
giáo viên.


<i><b>Bước 4. Thực hiện nhiệm vụ nhóm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

~ 29 ~


Lưu ý, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhóm, giáo viên có
thể tổ chức cho các học sinh thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực
như: kỹ thuật khăn trải bản, kỹ thuật mảnh ghép,… nhằm giúp quá
trình thảo luận đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, nhóm tiến hành
song song chuẩn bị báo cáo nhiệm vụ.


<i><b>Bước 5. Báo cáo nhiệm vụ nhóm </b></i>


Tùy vào yêu cầu của nhiệm vụ mà có các hình thức báo cáo
khác nhau như: trình bày miệng, sơ đồ tư duy, toàn văn, poster,
powerpoint,… Muốn đạt được kết quả tốt, nhóm phải biết lựa chọn
và phân cơng nội dung trình bày cho thành viên phù hợp, khả năng


diễn đạt tốt và tự tin.


<i><b>Bước 6. Đánh giá làm việc nhóm </b></i>


Giáo viên tổ chức cho các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau trước
khi đưa ra nhận xét và đánh giá cuối cùng. Bên cạnh đó, giáo viên
cũng lưu ý các nhóm tổ chức tiến hành rút kinh nghiệm, qua đó
giúp các hoạt động nhóm sau này được thực hiện tốt hơn.


<i><b>Bước 7. Hợp thức hóa kiến thức </b></i>


Cuối cùng, giáo viên là người kết luận và hợp thức hóa kiến
thức. Bước này rất quan trọng để học sinh đối chiếu, đảm bảo hiểu
đúng và có những điều chỉnh cần thiết sau khi kết thúc nhiệm vụ
học tập.


<b>Minh họa tiến trình hoạt động nhóm trong dạy học chủ đề </b>
<b>“Mơ hình xe hút đinh” – vật lý 7 </b>


<i><b>Bước 1. Đặt vấn đề (làm việc toàn lớp) </b></i>


<b>Hoạt động của giáo viên </b> <b>Hoạt động của học sinh </b>


Cho học sinh xem đoạn phóng sự
“Sự xuất hiện trở lại của nạn đinh
tặc”. Yêu cầu học sinh tìm nội
dung chính của đoạn phóng sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

~ 30 ~



<i><b>Hình 2.3. Phóng sự nạn đinh tặc </b></i>
Làm thế nào để thu gom đinh, hạn


chế các thiệt hại do đinh gây ra
cho người tham gia giao thông.


Sử dụng nam châm để hút đinh →
Thiết kế thiết bị hút đinh, sử dụng
nam châm để hút loại đinh được
làm từ sắt, thép nằm trên đường.
Vận hành mơ hình xe hút đinh sử


dụng nam châm vĩnh cửu.


Chỉ ra nhược điểm của chúng là
khó lấy đinh ra khỏi nam châm.


<i><b>Hình 2.4. Mơ hình xe hút đinh sử dụng nam châm vĩnh cửu </b></i>
Giới thiệu và vận hành nam


châm điện


Chỉ ra thay thế nam châm vĩnh
cửu trong mơ hình xe hút đinh
bằng nam châm điện.


<i><b>Hình 2.5. Nam châm điện </b></i>


Học sinh phát hiện vấn đề: Cần thiết kế, chế tạo thiết bị hút đinh sử
dụng nam châm điện để hạn chế tác hại của nạn đinh tặc.



<i><b>Bước 2. Thành lập nhóm (làm việc tồn lớp) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

~ 31 ~


các nhóm tương đương. Sau đó, giáo viên lập sơ đồ bố trí nhóm,
các nhóm bầu nhóm trưởng và thư ký nhóm.


<i>Thực tế, nhóm đã được giáo viên thành lập từ các buổi học </i>
<i>trước và được giữ cố định trong một khoảng thời gian nên bước </i>
<i>chia nhóm trong bài dạy này được bỏ qua. </i>


<b>BÀN GIÁO VIÊN </b> <b>BÀN THỰC HÀNH MẪU </b>


NHÓM 1 NHÓM 3 NHÓM 5


NHÓM 2 NHÓM 4 NHÓM 6


<b>DÃY BÀN THỰC HÀNH </b>


Bàn ghế dạy học nhóm được lựa chọn là bàn lục giác, để khi
hoạt động nhóm, các học sinh tương tác mặt đối mặt, thuận lợi để
học sinh tiến hành trao đổi, thảo luận. Khoảng cách giữa các bàn
của mỗi nhóm được bố trí sao cho giúp giáo viên có thể di chuyển
quanh các nhóm để theo dõi và hỗ trợ cần thiết.


<i><b>Hình 2.6. Bàn làm việc nhóm </b></i> <i><b>Hình 2.7. Khơng gian lớp học </b></i>
<i>làm việc nhóm </i>


<i><b>Bước 3. Giao nhiệm vụ nhóm </b></i>



Các nhóm đồng loạt thực hiện cùng nhiệm vụ: Đóng vai là
nhóm các kỹ sư tài năng, các em hãy nghiên cứu tài liệu hướng dẫn
và sử dụng các vật liệu, dụng cụ như cờ lê, mơ hình khung xe lắp
sẵn, dây đồng cách điện, pin 9V, jack pin 9V, thanh sắt 10cm,… để
chế tạo mơ hình xe hút đinh và trình bày nguyên lý hoạt động của
nó. Thời gian thực hiện là 20 phút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

~ 32 ~


<i>(1 học sinh). Các thiết bị, vật liệu thực hành đã được chuẩn bị đảm </i>
<i>bảo cho tất cả học sinh tham gia thực hiện. </i>


<i><b>Bước 4. Thực hiện nhiệm vụ nhóm </b></i>


<b>Hoạt động của giáo viên </b> <b>Hoạt động của học sinh </b>


<b>Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho các nhóm </b>


Giới thiệu các dụng cụ, vật liệu:
dây đồng cách điện, thanh sắt, dây
dẫn điện, jack pin 9V, băng keo
điện, mơ hình xe lắp sẵn.


Lần lượt phát thiết bị, vật liệu cho
<i>các nhóm. </i>


<i><b>Hình 2.8. Bộ thiết bị, dụng cụ hỡ </b></i>
<i>trợ chế tạo mơ hình xe hút đinh </i>



Kiểm tra và nhận dụng cụ, vật liệu,
kí sổ mượn thiết bị, vật liệu.


<b>Chế tạo và lắp ráp mơ hình xe hút đinh </b>
<i>Nhắc nhở: khi quấn dây nam </i>


châm điện cần để dư hai đầu dây
nhằm nối với nguồn điện; dây
đồng cách điện nên cần cạo bỏ
lớp vỏ cách điện; quấn băng
keo đen các mối nối để tránh bị
chập điện.


Theo dõi, hỗ trợ các nhóm quấn
nam châm điện và lắp ráp mơ
hình xe hút đinh. Đảm bảo các
nhóm tuân thủ các quy định về an
tồn trong gia cơng, chế tạo.


<i>Bước 1. Làm việc với tài liệu </i>


hướng dẫn: đọc tài liệu, lấy các
thông tin cần thiết về quy trình lắp
ráp mơ hình xe hút đinh, ngun lý
hoạt động của nam châm điện.


<i>Bước 2. Gia công các chi tiết quấn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

~ 33 ~



<i>Bước 3. Lắp ráp các chi tiết như </i>


nam châm điện, khung xe thành mơ
hình xe hút đinh, sử dụng tua vít và
cờ lê để điều chỉnh vị trí của cần
dò đinh.


<i>Bước 4. Thử nghiệm sản phẩm, xây </i>


dựng mơ hình đường quốc lộ bị rải
đinh, di chuyển mơ hình xe hút
đinh trên đường và quan sát hoạt
động của mơ hình xe hút đinh.


<i>Bước 5. Chỉnh sửa và tiến hành </i>


cải tiến sao cho mơ hình xe hút
đinh hoạt động hút được nhiều
đinh nhất.


<i>Trong thực tế giảng dạy, khi làm việc nhóm, học sinh hay bỏ </i>
<i>qua khâu phân công nhiệm vụ, chưa thống nhất các công việc. Do </i>
<i>đó, giáo viên phải quan sát, nhắc nhở nhóm trưởng điều phối và </i>
<i>thực hiện phân công nhiệm vụ. Việc này đảm bảo cho các học sinh </i>
<i>đều tham gia các hoạt động học tập, hạn chế việc một số học sinh </i>
<i>tích cực cịn một số ỷ lại, không tham gia giải quyết nhiệm vụ </i>
<i><b>chung của nhóm. </b></i>


<i><b>Bước 5. Báo cáo nhiệm vụ nhóm </b></i>



<b>Vận hành thử nghiệm, kiểm tra hoạt động </b>
<b>của mơ hình xe hút đinh (5 phút) </b>


Xây dựng mơ hình đường Quốc lộ
1A với đinh nằm vương vãi. Yêu
cầu các nhóm lần lượt vận hành
mơ hình xe hút đinh để thu gom
đinh, góp phần hạn chế tác hại
của nạn đinh tặc.


Lần lượt thử nghiệm mơ hình xe
hút đinh.


<i><b>Hình 2.9. Học sinh trình diễn </b></i>
<i> sản phẩm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

~ 34 ~


<i>Thực tế giảng dạy cho thấy, cùng một nhiệm vụ, cùng một tài </i>
<i>liệu hướng dẫn, trong cùng một thời gian nhưng sản phẩm của các </i>
<i>nhóm khơng giống nhau về mẫu mã cũng như chất lượng hoạt động. </i>


<i><b>Bước 6. Đánh giá làm việc nhóm </b></i>


<b>Hoạt động của giáo viên </b> <b>Hoạt động của học sinh </b>


Tổ chức học sinh phản biện, tạo
điều kiện học sinh trao đổi, chỉ ra
các nhược điểm của từng mơ hình
xe hút đinh.



Nhận xét, phân tích ưu điểm và
nhược điểm của mơ hình xe hút
đinh, q trình làm việc của từng
nhóm.


Tổ chức các nhóm đánh giá lẫn
nhau kết hợp với đánh giá của
giáo viên theo bảng 1.


<i><b>Hình 2.10. Phân tích, chỉ ra </b></i>
<i>nhược điểm của từng mơ hình xe </i>


<i>hút đinh </i>


<i><b>Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá hoạt động “Chế tạo mơ hình xe hút đinh </b></i>
<i>sử dụng nam châm điện” </i>


<i><b>STT </b></i> <i><b>Tiêu chí đánh giá </b></i> <i><b>Điểm tối đa Điểm đánh giá </b></i>


1 Chế tạo thành công mơ hình xe <sub>hút đinh sử dụng nam châm điện </sub> 10
2 Mơ hình xe hút đinh hoạt động


hiệu quả 40


3 Hoàn thành đúng thời gian


quy định 10


4 Chỉ ra đúng nguyên lý hoạt



động của mô hình xe hút đinh 10
5 Phản biện, tìm ra được câu trả


lời cho các câu hỏi 20


6 Tích cực và nhiệt tình trong


hoạt động nhóm 10


<i>Tổng điểm </i> <i>100 </i>


<i><b>Bước 7. Hợp thức hóa kiến thức </b></i>


Dịng điện có tác dụng từ, ứng dụng để chế tạo nam châm điện.
Nam châm điện được sử dụng để chế tạo xe hút đinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

~ 35 ~


<i><b>2.5.5. Đánh giá kết quả học tập trong hoạt động nhóm </b></i>


Học sinh làm việc theo nhóm nên sản phẩm của quá trình học
tập là sản phẩm chung của cả nhóm. Vì vậy, điểm đánh giá trên sản
phẩm sẽ là điểm đánh giá chung của nhóm. Hoạt động nhóm khó
huy động các học sinh hoạt động như nhau, thường xảy ra tình
trạng học sinh khơng đồng tình với việc các học sinh có cùng điểm
số như nhau nhưng đóng góp lại khác nhau.


Do đó, đánh giá kết quả học tập sao cho công bằng luôn là vấn
đề cần nghiên cứu và cải tiến liên tục. Trong đó, việc học sinh tự


đánh giá lẫn nhau là một trong những biện pháp để giải quyết vấn
đề, có thể chọn giải pháp sau:


<i><b>Bước 1. Đánh giá điểm nhóm: Giáo viên căn cứ trên sản phẩm </b></i>
cuối cùng, quá trình hoạt động của nhóm để cho điểm trung bình
của nhóm.


<i><b>Bước 2. Tính tổng điểm nhóm </b></i>


<i>Tổng điểm nhóm = điểm trung bình nhóm * số lượng thành viên </i>


<i><b>Bước 3. Cho điểm cá nhân: giáo viên giao tổng điểm nhóm cho </b></i>
mỗi nhóm, các nhóm trao đổi nội bộ để ra điểm cá nhân của mỗi
học sinh (lưu ý, học sinh cho điểm sao cho tổng điểm cá nhân bằng
tổng điểm nhóm).


<i><b>Bước 4. Chốt điểm cá nhân. giáo viên nhận lại điểm số của học </b></i>
sinh từ các nhóm. Kiểm tra tổng điểm các học sinh với tổng điểm
nhóm và tiến hành cơng bố điểm từng học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

~ 36 ~


<i>CHƯƠNG 3 </i>


XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP


Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC


<b>3.1. Xây dựng chủ đề bóng đá và sức khỏe </b>
<i><b>3.1.1. Vấn đề thực tiễn </b></i>


Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua, không những có


tính giải trí cao, mà cịn đem lại lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên,
trong bóng đá có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành tích cũng như
những tổn thương khó tránh về sức khỏe. Vì vậy, nghiên cứu chủ
đề bóng đá là cần thiết, để vừa đạt kết quả cao, vừa an toàn cho
người chơi.


Bóng đá là mơn thể thao sử dụng đôi chân là chủ yếu, để khống
chế và điều khiển quả bóng nhằm đưa quả bóng vào cầu môn đối
phương. Đây là môn thể thao có tính tập thể, tính chiến đấu cao và
tính phức tạp. Bóng đá là môi trường bồi dưỡng cho cầu thủ về ý
chí, phẩm chất đạo đức, tăng cường sức khỏe và nâng cao các tố
chất thể lực, tăng cường tình hữu nghị và sự đồn kết giữa các cầu
thủ. Bóng đá chuyên nghiệp đòi hỏi các cầu thủ phải thực hiện
được các động tác cơ bản như di chuyển, sút bóng, giữ bóng, dẫn
bóng, đánh đầu, ném biên, tranh bóng, động tác giả, bắt bóng,...
Ngày nay, bóng đá đã trở thành mơn thể thao có tính thương mại,
chun nghiệp cao. Vì vậy, các vấn đề về bóng đá được nghiên cứu
một cách khoa học, các kiến thức vật lý, hóa học, sinh học, y học
được ứng dụng trong bóng đá nhằm cải thiện thành tích của các cầu
thủ cũng như của đội bóng.


<i><b>3.1.2. Ý tưởng chủ đề </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

~ 37 ~
<i><b>3.1.3. Kiến thức cần giải quyết </b></i>


<b>Nội dung </b>


<b>kiến thức </b> <b>Nội dung học tập chủ đề </b> <b>Môn </b>



<i><b>Khoa học </b></i>
<i><b>bóng đá </b></i>


Tìm hiểu về các lực trong bóng đá Vật lý
Tìm hiểu sự chuyển động của quả bóng


qua các định luật Newton Vật lý


Tìm hiểu va chạm, tương tác giữa cầu
thủ với bóng, giữa cầu thủ với cầu thủ
thông qua các định luật bảo toàn.


Vật lý
Xác định các thơng số của quả bóng Vật lý
Tìm hiểu chuyển động của quả bóng


trong khơng khí Vật lý


Tìm hiểu hệ vận động của cầu thủ Sinh học


<i><b> Bảo vệ sức </b></i>
<i><b>khỏe cầu </b></i>


<i><b>thủ </b></i>


Tìm hiểu các chấn thương hệ vận động
của cầu thủ và đề xuất các biện pháp
bảo vệ


Sinh học


Đề xuất chế độ dinh dưỡng hợp lý cho


cầu thủ


Hóa học
Sinh học
Thuốc xịt giảm đau cho cầu thủ khi bị


chấn thương nhẹ Hóa học


<i><b>3.1.4. Mục tiêu chủ đề </b></i>


<i>Đối tượng dạy học: học sinh lớp 10 </i>


<b>a. Phẩm chất </b>


+ Tuân thủ các quy tắc an toàn trong bóng đá;
+ Trung thực trong bóng đá;


+ Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
<b>b. Năng lực </b>


<i> Năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức khoa học </i>
+ Trình bày được các lực trong bóng đá.


+ Mơ tả được sự chuyển động của quả bóng theo các định luật
Newton.


+ Phân tích được quỹ đạo của quả bóng trong khơng khí.



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

~ 38 ~


+ Phân tích được đặc điểm sinh lý hệ vận động của cầu thủ.
+ Nêu được các chấn thương thường gặp của cầu thủ.
+ Đề xuất được chế độ dinh dưỡng hợp lý của cầu thủ.


+ Mơ tả được q trình biến đổi năng lượng trong chuyển động
của quả bóng.


+ Phân biệt được hai dạng chuyển động của quả bóng là chuyển
động tịnh tiến và chuyển động quay.


<i>+ Giải thích được chuyển động của quả bóng trong khơng khí, </i>
đặc biệt là cú sút của Roberto Carlos.


+ Tính được lực tác động lên quả bóng.
+ Đo được các thơng số của quả bóng.


+ Thực hiện được một số kỹ thuật đá bóng cơ bản.
<i> Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </i>


<b>Năng lực thành phần </b> <b>Biểu hiện </b>


<i>Phát hiện vấn đề thực tiễn </i> Nhận ra quỹ đạo quả bóng trong cú sút


của Roberto Carlos là đường cong kì dị.


<i>Phân tích tình huống và </i>
<i>dự đốn ngun nhân </i>



Phân tích sự ảnh hưởng của khơng khí đến
chuyển động của quả bóng.


<i>Đề xuất, lựa chọn và thực </i>
<i>hiện giải pháp phù hợp </i>


Tìm kiếm thơng tin, các nghiên cứu về cú
sút của Roberto Carlos.


Tiến hành thí nghiệm về lực Mangus.


<i>Đánh giá kết quả </i>


Kết luận lực Mangus bẻ cong quỹ đạo của
trái bóng. Đánh giá phạm vi ứng dụng của
lực Mangus.


<i>Lưu kết quả và chia sẻ </i>
<i>cộng đồng </i>


Chia sẻ kết quả thực hiện và phản biện kết
quả của các nhóm khác.


Thực hiện báo cáo toàn văn về cú sút của
Roberto Carlos và tiến hành chia sẻ trên
các diễn đàn học tập.


<b>3.2. Xây dựng chủ đề sức khỏe của đôi mắt </b>
<i><b>3.2.1. Vấn đề thực tiễn </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

~ 39 ~


cách đã dẫn đến tật khúc xạ của mắt ngày càng phổ biến như: cận
thị, loạn thị,..


Việc tìm hiểu về cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt, biện
pháp phòng chống một số bệnh tật về mắt là cần thiết đối với học
sinh. Qua đó, học sinh có trách nhiệm và quý trọng hơn đối với sức
khỏe của đôi mắt chính mình và mọi người xung quanh.


<i><b>3.2.2. Ý tưởng chủ đề </b></i>


<i><b>Hình 3.2. Ý tưởng chủ đề sức khỏe của đôi mắt </b></i>


<i><b>3.2.3. Kiến thức cần giải quyết </b></i>


<b>Nội dung </b>


<b>kiến thức </b> <b>Nội dung học tập chủ đề </b> <b>Môn </b>


<i><b>Cấu tạo và </b></i>
<i><b>chức năng </b></i>
<i><b>các bộ phận </b></i>


<i><b>của mắt </b></i>


Cấu tạo giác mạc, phim nước mắt,


thủy tinh thể, võng mạc Sinh học



Thành phần hóa học có trong thủy


dịch, thủy tinh dịch Hóa học


Chức năng quang học của giác mạc,


thủy tinh thể, võng mạc Vật lý


<i><b>Thời trang kính </b></i>
<i><b>mắt </b></i>


Ánh sáng phân cực, kính râm phân


cực chống lóa mắt Vật lý


Tia tử ngoại (UV), kính chống tia UV Vật lý
Ánh sáng xanh, kính chống ánh


sáng xanh Vật lý


Tác hại của tia UV và ánh sáng
xanh đối với mắt, hiệu ứng thị giác
màn hình


Sinh học


<i><b>Tật khúc xạ </b></i>
<i><b>của mắt </b></i>


Đặc điểm và cách sửa tật của mắt cận


thị, loạn thị, viễn thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

~ 40 ~


<i><b>Phòng chống </b></i>
<i><b>một số bệnh </b></i>


<i><b>về mắt </b></i>


Thành phần và chức năng của thuốc
nhỏ mắt


Hóa học
Sinh học
Đau mắt đỏ, thối hóa điểm vàng,


đục thủy tinh thể, quáng gà


Sinh học


<i><b>Dưỡng </b></i> <i><b>chất </b></i>


<i><b>tăng cường sức </b></i>
<i><b>khỏe cho mắt </b></i>
<i><b>từ thiên nhiên </b></i>


Lutein, Zeaxanthin, Vitamin A,
Astaxanthin, Omega-3, Omega-6


Sinh học,


Hóa học
Chăm sóc đơi mắt bằng dưỡng chất


từ thiên nhiên


Sinh học,
Hóa học
<i><b>3.2.4. Mục tiêu chủ đề </b></i>


<i>Đối tượng dạy học: học sinh lớp 11 </i>


<b>a. Phẩm chất </b>


+ Ý thức được việc bảo vệ tầng Ozon nhằm hạn chế tia UV
xâm nhập vào Trái đất;


+ Chăm sóc, bảo vệ được sức khỏe đơi mắt của chính mình và
mọi người xung quanh.


<b>b. Năng lực </b>


<i> Năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức khoa học </i>


+ Trình bày được cấu tạo và chức năng các bộ phận cơ bản
của mắt;


+ Giải thích được hiện tượng phân cực ánh sáng và vai trò của
kính râm phân cực;


+ Nêu được tác hại của tia UV, ánh sáng xanh đối với mắt và


cách ngăn chặn nó;


+ Phân biệt được các tật của mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị) và
nêu cách sửa các tật của mắt;


+ Nhận dạng và nêu được cách phòng chống một số bệnh
về mắt;


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

~ 41 ~


+ Xây dựng được khẩu phần ăn uống hợp lý nhằm tăng cường
sức khỏe cho mắt;


+ Thực hiện được chiết xuất Omega-3 từ mỡ cá tra.
<i> Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </i>


<b>Năng lực thành phần </b> <b>Biểu hiện </b>


<i>Phát hiện vấn đề </i>
<i>thực tiễn </i>


Nhận biết được một số biểu hiện báo hiệu
cho một số bệnh, tật về mắt của bản thân,
người thân trong gia đình và mọi người xung
quanh như: đau mắt đỏ, quáng gà, cận thị,
loạn thị,..


<i>Phân tích tình huống </i>
<i>và dự đốn </i>
<i>ngun nhân </i>



Phân tích được khơng gian, thời gian và dự
đoán được nguyên nhân gây ra các bệnh và
tật của mắt


<i>Đề xuất, lựa chọn và </i>
<i>thực hiện giải pháp </i>


<i>phù hợp </i>


Đề xuất được các phương án điều trị thích
hợp như: khám bác sĩ, thay đổi môi trường,
sử dụng thảo mộc, rau củ quả có sẵn,.. Sau
đó quyết định và lựa chọn được phương án
điều trị tối ưu cho bệnh tật của mắt.


<i>Đánh giá kết quả </i>


Đánh giá được kết quả điều trị có phù hợp
hay cần thay đổi nhằm giúp mắt có thể phát
huy tốt chức năng thị giác.


<i>Lưu kết quả và chia sẻ </i>
<i>cộng đồng </i>


Học sinh lưu lại kết quả điều trị và chia sẻ
cộng đồng để giúp đỡ cho một số cá nhân
mắc bệnh tật tương tự.


<b>3.3. Xây dựng chủ đề muỗi và phòng chống bệnh sốt xuất huyết </b>


<i><b>3.3.1. Vấn đề thực tiễn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

~ 42 ~


nâng cao ý thức phòng chống và diệt muỗi là nhiệm vụ trọng tâm,
cấp thiết của các ban ngành y tế. Trong đó, ngành Giáo dục có vai
trị tun truyền trong việc ngăn chặn căn bệnh này trong xã hội.
<i><b>3.3.2. Ý tưởng chủ đề </b></i>


<i><b>Hình 3.3. Sơ đồ ý tưởng chủ đề m̃i và phịng chống tác hại của m̃i </b></i>


<i><b>3.3.3. Kiến thức cần giải quyết </b></i>


<b>Nội dung kiến thức </b> <b>Nội dung học tập chủ đề </b> <b>Mơn </b>


<i><b>M̃i </b></i>


Tìm hiểu đặc điểm sinh lý


của muỗi Sinh học


Tìm hiểu chu kì sinh trưởng


của muỗi Sinh học


Tìm hiểu cơ chế bay của muỗi Vật lý
Tìm hiểu tập tính của muỗi Sinh học
Tìm hiểu tác hại của muỗi Sinh học
Tìm hiểu virus Dengue và



bệnh sốt xuất huyết Sinh học


<i><b>Phòng </b></i>
<i><b>chống </b></i>
<i><b>tác hại </b></i>
<i><b>của </b></i>
<i><b>m̃i </b></i>


<i>Tun truyền </i> Phịng và chống bệnh sốt


xuất huyết Sinh học


<i>Diệt muỗi </i>


Biện pháp vật lý Vật lý


Biện pháp hóa học Hóa học


Biện pháp sinh học Sinh học


<i>Phịng tác hại </i>
<i>của m̃i </i>


Tìm hiểu các biện pháp


phòng tác hại của muỗi Sinh học


<i>Điều trị bệnh </i>
<i>sốt xuất huyết </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

~ 43 ~
<i><b>3.3.4. Mục tiêu chủ đề </b></i>


<i>Đối tượng dạy học: học sinh lớp 8 </i>


<b>a. Phẩm chất </b>


+ Ý thức bảo vệ môi trường, thiết lập không gian sống cộng
đồng xanh, sạch, đẹp.


+ Nâng cao ý thức về tác hại muỗi, tích cực tham gia các hoạt
động phòng, chống tác hại của muỗi và bệnh sốt xuất huyết.


+ Tuyên truyền được với gia đình và mọi người về các biện
pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.


<b>b. Năng lực </b>


<i> Năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức khoa học </i>


+ Nêu được đặc điểm hình thái của muỗi, muỗi vằn và nhận
biết được loài muỗi vằn.


+ Trình bày được sự phát triển của muỗi.
+ Trình bày được các tác hại của muỗi.


+ Trình bày được bệnh sốt xuất huyết và virus Dengue.
+ Nêu được các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết.
+ Thực hiện được các biện pháp diệt muỗi hiệu quả



+ Áp dụng các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà,
khu dân cư, trường học,…


+ Xây dựng và thực hiện được các biện pháp tuyên truyền
phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.


+ Nhận biết được bệnh sốt xuất huyết và tiến hành được các
bước điều trị cơ bản.


<i> Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </i>


<b>Năng lực thành phần </b> <b>Biểu hiện </b>


<i>Phát hiện vấn đề </i>
<i>thực tiễn </i>


Nhận ra được sự bùng phát của căn bệnh sốt
xuất huyết.


<i>Phân tích tình huống và </i>
<i>dự đoán nguyên nhân </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

~ 44 ~


<i>Đề xuất, lựa chọn và </i>
<i>thực hiện giải pháp </i>


<i>phù hợp </i>


Trình bày được tập tính của muỗi vằn →


Đưa ra các biện pháp diệt muỗi dựa trên tập
tính của chúng → thực hiện được các biện
pháp diệt muỗi vằn.


Trình bày được nguyên nhân gây ra bệnh sốt
xuất huyết → Đưa ra các biện pháp phòng
bệnh sốt xuất huyết → Thực hiện các biện
pháp phòng bệnh sốt xuất huyết.


<i>Đánh giá kết quả </i>


Đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của
các biện pháp diệt muỗi, phương án phòng
bệnh sốt xuất huyết.


<i>Lưu kết quả và chia sẻ </i>
<i>cộng đồng </i>


Thực hiện được các báo cáo và chia sẻ qua
website, mạng xã hội, các hoạt động tuyên
truyền về các vấn đề liên quan đến bệnh sốt
xuất huyết.


<b>3.4. Xây dựng chủ đề chuột và phòng chống tác hại của chuột </b>
<i><b>3.4.1. Vấn đề thực tiễn </b></i>


Chuột mang nhiều loài ngoại ký sinh là mầm bệnh truyền cho
con người, nguy hiểm nhất là bệnh dịch hạch. Ngoài ra, chuột còn
phá hoại mùa màng, đồ vật, phá hủy cơng trình xây dựng,… gây ra
các thiệt hại về kinh tế và sức khỏe. Ở các khu dân cư tập trung, đặc


biệt là các khu nhà trọ, chuột là nỗi sợ hãi, gây ảnh hưởng lớn đến
sinh hoạt thường nhật của người dân. Vì vậy, diệt chuột là nhiệm
vụ thường xuyên và lâu dài của tất cả người dân trong xã hội.


<i><b>3.4.2. Ý tưởng chủ đề </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

~ 45 ~
<i><b>3.4.3. Kiến thức cần giải quyết </b></i>


<b>Nội dung kiến thức </b> <b>Nội dung học tập chủ đề </b> <b>Môn </b>


<i><b>Đặc điểm và vai trị của </b></i>
<i><b>Chuột đối với con người </b></i>


Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo


của chuột Sinh học


Tìm hiểu quá trình sinh


trưởng, phát triển của chuột Sinh học
Tìm hiểu tập tính của chuột Sinh học
Tìm hiểu lợi ích của chuột Sinh học
Tìm hiểu tác hại của chuột Sinh học
<i>Tìm hiểu vi khuẩn Yersinia </i>


<i>pestis và bệnh dịch hạch </i> Sinh học


<i><b>Phòng </b></i>
<i><b>chống </b></i>


<i><b>tác hại </b></i>
<i><b>của </b></i>
<i><b>chuột </b></i>


<i>Tuyên truyền </i> Diệt chuột an toàn


Tác hại của chuột


<i>Diệt chuột </i>


Biện pháp vật lý Vật lý


Biện pháp hóa học Hóa học


Biện pháp sinh học Sinh học


<i>Điều trị bệnh </i>
<i>dịch hạch </i>


Thiết kế cẩm nang phòng và
trị bệnh dịch hạch


<i><b>3.4.4. Mục tiêu chủ đề </b></i>


<i>Đối tượng dạy học: học sinh lớp 8 </i>


<b>a. Phẩm chất </b>


+ Nâng cao ý thức về tác hại của chuột, tích cực tham gia vận
động tuyên truyền diệt chuột an toàn và hiệu quả.



+ Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn trong công tác diệt chuột.
+ Tuyên truyền cho gia đình và mọi người xung quanh trong
việc phòng chống các bệnh do chuột gây ra.


<b>b. Năng lực </b>


<i> Năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức khoa học </i>


<b>+ Nêu được đặc điểm hình thái của chuột: cấu tạo bộ răng, hệ </b>
tuần hồn, hệ hơ hấp,…


+ Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của chuột.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

~ 46 ~


+ Chỉ ra được các lợi ích và tác hại của chuột.


+ Thực hiện được các biện pháp diệt chuột an toàn và hiệu quả.
+ Xây dựng, thực hiện được các biện pháp phòng và trị bệnh
dịch hại.


+ Sơ cấp cứu được các trường hợp tai nạn gây ra bởi các biện
pháp diệt chuột.


+ Trình bày được các bệnh liên quan đến dịch hạch và vi khuẩn
Yersinia pestis.


<i> Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </i>



<b>Năng lực thành phần </b> <b>Biểu hiện </b>


<i>Phát hiện vấn đề </i>
<i>thực tiễn </i>


Nhận ra được tác hại của chuột đối với sức
khỏe và cuộc sống của cộng đồng.


<i>Phân tích tình huống </i>
<i>và dự đốn </i>
<i>ngun nhân </i>


Giải thích được tập tính sinh trưởng và phát
triển của chuột gây hại cho cuộc sống của
con người.


<i>Đưa ra, lựa chọn và </i>
<i>thực hiện giải pháp </i>


<i>phù hợp </i>


Tìm kiếm được các thông tin về chuột, tập
tính, tác hại của chuột… có tính khoa học.
Nảy sinh các biện pháp phòng, chống tác hại
của chuột bằng các biện pháp diệt chuột an
toàn và hiệu quả.


<i>Đánh giá kết quả </i> Đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của



các phương pháp diệt chuột.


<i>Lưu kết quả và chia sẻ </i>
<i>cộng đồng </i>


Thực hiện các báo cáo và chia sẻ qua
Website, mạng xã hội, sinh hoạt chuyên đề
về chuột.


<b>3.5. Xây dựng chủ đề thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá </b>
<i><b>3.5.1. Vấn đề thực tiễn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

~ 47 ~
<i><b>3.5.2. Ý tưởng chủ đề </b></i>


<i><b>Hình 3.5. Ý tưởng chủ đề thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá </b></i>


<i><b>3.5.3. Kiến thức cần giải quyết </b></i>


<b>Nội dung kiến thức </b> <b>Nội dung học tập chủ đề </b> <b>Mơn </b>


<i><b>Cây thuốc lá </b></i>


Tìm hiểu các bộ phận của cây
thuốc lá: thân, rễ, lá, hoa, quả
và hạt


Sinh học
Hóa học
Tìm hiểu quá trình sinh trưởng



của cây thuốc lá Sinh học


<i><b>Thuốc </b></i>
<i><b>lá </b></i>


<i>Hút </i>
<i>thuốc lá </i>


Tìm hiểu khái niệm: thuốc lá, hút


thuốc lá chủ động và thụ động Sinh học
Tìm hiểu các độc tố trong khói


thuốc lá


Hóa học
Tiến hành thí nghiệm kiểm


chứng độc tính của các chất
trong khói thuốc lá


Vật lý,
Hóa học


Tìm hiểu nicotine Hóa học


<i>Lợi ích </i>
<i>và tác </i>
<i>hại của </i>


<i>thuốc lá </i>


Tìm hiểu cơ chế kích thích, gây


nghiện của nicotine Hóa học


Phân tích các lợi ích của thuốc lá


Hóa học
Phân tích các tác hại của thuốc lá


<i><b>Phòng </b></i>
<i><b>chống </b></i>
<i><b>tác hại </b></i>
<i><b>của </b></i>
<i><b>thuốc lá </b></i>
<i>Tuyên </i>
<i>truyền </i>


Thiết kế poster, Website, thực


hiện phim phóng sự, cẩm nang,… Sinh học


<i>Xử lý </i>
<i>khói </i>
<i>thuốc </i>


Thiết kế, chế tạo dụng cụ hút và
lọc khói thuốc



Vật lý
Hóa học


<i>Cai </i>
<i>nghiện </i>


Thiết kế cẩm nang cai nghiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

~ 48 ~
<i><b>3.5.4. Mục tiêu chủ đề </b></i>


<i>Đối tượng dạy học: học sinh lớp 12 </i>


<b>a. Phẩm chất </b>


+ Nâng cao ý thức về tác hại của thuốc lá, tích cực tham gia
vận động tuyên truyền mọi người không hút thuốc nơi công cộng.


+ Tuyên truyền được với gia đình và mọi người trong việc
phòng tác hại của thuốc lá gây ra.


<b>b. Năng lực </b>


<i> Năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức khoa học </i>


+ Nêu được đặc điểm của cây thuốc lá về thân, rễ, lá, hoa, quả
và hạt.


+ Sơ đồ hóa và trình bày được quá trình sinh trưởng của cây
thuốc lá.



+ Nhận ra được trường hợp hút thuốc lá trực tiếp và hút thuốc
lá thụ động.


+ Phân tích được các độc tố trong khói thuốc lá.


+ Tiến hành được thí nghiệm kiểm chứng độc tính của các chất
trong khói thuốc lá.


+ Trình bày được cơ chế kích thích của nicotine, các tác hại của
nicotine đối với sức khỏe.


+ Thiết kế, chế tạo được dụng cụ hút và lọc khói thuốc lá.
+ Xây dựng và thực hiện được phương án tuyên truyền tác hại
của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng như: poster, phim phóng
sự, cẩm nang cai nghiện thuốc lá,…


<i> Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </i>


<b>Năng lực thành phần </b> <b>Biểu hiện </b>


<i>Phát hiện vấn đề </i>
<i>thực tiễn </i>


Nhận ra các tác hại của thuốc lá đối với sức
khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.


<i>Phân tích tình huống và </i>
<i>dự đoán nguyên nhân </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

~ 49 ~


<i>Đề xuất, lựa chọn và </i>
<i>thực hiện giải pháp </i>


<i>phù hợp </i>


Tìm kiếm được các thông tin về cây thuốc
lá, thuốc lá, tác hại của thuốc lá… có tính
khoa học.


Đề xuất được các phương án phòng chống tác
hại của thuốc lá: tuyên truyền, xây dựng mơi
trường khơng khói thuốc lá, xây dựng cẩm
nang hướng dẫn,… và thực hiện các phương
án này.


<i>Đánh giá kết quả </i>


Đánh giá được tính khả thi và hiệu quả
của các phương án phòng, chống tác hại của
thuốc lá.


<i>Lưu kết quả và chia sẻ </i>
<i>cộng đồng </i>


Thực hiện các báo cáo và chia sẻ qua
Website, mạng xã hội, sinh hoạt chuyên
đề,..về các vấn đề liên quan đến thuốc lá.



<b>3.6. Xây dựng chủ đề phòng chống tác hại của rượu bia </b>
<i><b>3.6.1. Vấn đề thực tiễn </b></i>


Thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4%
người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu,
bia. Xu hướng này đang gia tăng đáng lo ngại trong giới trẻ. Qua
điều tra về sức khoẻ vị thành niên và thanh niên (14 - 15 tuổi) cho
thấy: 69% nam và 28% nữ đã từng uống rượu bia. Nếu sử dụng
rượu bia ở mức độ cho phép thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức
khỏe, ngược lại việc lạm dụng rượu bia ở người trưởng thành sẽ
gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, cộng đồng và xã hội. Chính vì
vậy, tìm hiểu thành phần, đặc điểm, tính chất của rượu bia sẽ góp
phần nâng cao ý thức sử dụng dụng rượu bia trong cuộc sống.
<i><b>3.6.2. Ý tưởng chủ đề </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

~ 50 ~
<i><b>3.6.3. Kiến thức cần giải quyết </b></i>


<b>Nội dung </b>


<b>kiến thức </b> <b>Nội dung học tập chủ đề </b> <b>Mơn </b>


<i><b>Rượu, bia </b></i>


Tìm hiểu chung về rượu, bia. Hóa học
Tìm hiểu về etanol, thành phần chính của


rượu, bia. Hóa học


Tìm hiểu quy trình sản xuất rượu, bia. Sinh học


Tìm hiểu cơ chế chuyển hóa rượu, bia bên


trong cơ thể. Sinh học


Tìm hiểu về say rượu, bia. Hóa học


Tìm hiểu về chứng say rượu, bia. Hóa học
Tìm hiểu lợi ích và tác hại của rượu, bia. Sinh học
Cơ chế tác động đến hệ thần kinh của


rượu bia (hiện tượng say và ngộ độc bởi
rượu bia)


Hóa học


<i><b>Phịng </b></i>
<i><b>chống tác </b></i>


<i><b>hại của </b></i>
<i><b>rượu, bia </b></i>


Tìm hiểu về phương pháp sơ cứu người bị


ngộ độc rượu, bia. Hóa học


Tìm hiểu về các phương pháp và mẹo giải


rượu, bia. Hóa học


Đề xuất các phương án tuyên truyền phòng



chống tác hại của rượu, bia. Hóa học
<i><b>3.6.4. Mục tiêu chủ đề </b></i>


<i>Đối tượng dạy học: học sinh lớp 11 </i>


<b>a. Phẩm chất </b>


+ Nâng cao ý thức sử dụng rượu bia hợp lý.


+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của
rượu, bia.


<b>b. Năng lực </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

~ 51 ~


+ Trình bày được khái niệm, phương pháp tính độ cồn của rượu
bia và nồng độ cồn trong máu.


+ Phân tích được cơ chế ảnh hưởng của rượu bia đến hệ
thần kinh.


+ Thiết kế và chế tạo được hệ thống chưng cất rượu.


+ Xây dựng và thực hiện được các biện pháp tuyên truyền
phòng, chống tác hại của rượu, bia.


+ Xây dựng được cẩm nang cấp cứu ngộ độc rượu, bia.



+ Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn, khoa học của một
số biện pháp giải rượu, bia.


+ Phân tích được sự khác biệt giữa cồn công nghiệp và rượu.
<i> Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </i>


<b>Năng lực thành phần </b> <b>Biểu hiện </b>


<i>Phát hiện vấn đề thực tiễn </i> Nhận ra được tình trạng say rượu bia


<i>Phân tích tình huống và dự </i>
<i>đốn ngun nhân </i>


Phân tích được cơ chế tác động của etanol
đến hệ thần kinh.


<i>Đề xuất, lựa chọn và thực </i>
<i>hiện giải pháp phù hợp </i>


Đề xuất các phương án giải và cai nghiện
rượu bia thơng qua việc tìm hiểu cơ chế tác
động của etanol đến hệ thần kinh


<i>Đánh giá kết quả </i> Đánh giá được tính an tồn, khả thi và hiệu


quả của các biện pháp giải rượu, bia.


<i>Lưu kết quả và chia sẻ </i>
<i>cộng đồng </i>



Thực hiện các báo cáo và chia sẻ qua
Website, mạng xã hội, các hoạt động tuyên
truyền về vấn đề liên quan đến rượu bia.


<b>3.7. Xây dựng chủ đề sức khỏe và môi trường </b>
<i><b>3.7.1. Vấn đề thực tiễn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

~ 52 ~


gia tăng. Các vấn đề về môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường
đã và đang tác động mạnh đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
Vì vậy, vấn đề sức khỏe và mơi trường cần được nghiên cứu nhằm
góp phần cải thiện mơi trường sống và sức khỏe cá nhân, gia đình
và cộng đồng.


<i><b>3.7.2. Ý tưởng chủ đề </b></i>


<i><b>Hình 3.7. Sơ đồ ý tưởng chủ đề sức khỏe và môi trường </b></i>


<i><b>3.7.3. Kiến thức cần giải quyết </b></i>


<b>Nội dung </b>


<b>kiến thức </b> <b>Nội dung học tập chủ đề </b> <b>Môn </b>


<i><b>Mơi trường và </b></i>
<i><b>sức khỏe </b></i>


Tìm hiểu về sinh thái, mơi trường Sinh học
Tìm hiểu tác nhân gây ô nhiễm



môi trường


Sinh học
Hóa học
Tìm hiểu ảnh hưởng của môi


trường đến sức khỏe con người


Hóa học
Sinh học


<i><b>Bảo vệ môi </b></i>
<i><b>trường và </b></i>
<i><b>sức khỏe </b></i>


Sử dụng động cơ Stirling thay thế


động cơ đốt trong Vật lý


Xử lý rác thải sinh hoạt bằng hệ


thống đốt rác Hóa học


Tận dụng rác thải hữu cơ làm


phân compost Sinh học


Kết hợp thể dục và sinh hoạt Công nghệ
Tái sử dụng nước thải sinh hoạt Hóa học


Tun truyền bảo vệ mơi trường Sinh học
Bảo vệ rừng, trồng cây xanh. Bảo


vệ đa dạng sinh học. Sinh học


Dùng biện pháp đấu tranh sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

~ 53 ~
<i><b>3.7.4. Mục tiêu chủ đề </b></i>


<i>Đối tượng dạy học: học sinh lớp 11 </i>


<b>a. Phẩm chất </b>


+ Nhận thức được tác hại của ô nhiễm môi trường, đặc biệt các
tác hại đối với sức khỏe.


+ Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức
khỏe cá nhân và cộng đồng.


<b>b. Năng lực </b>


<i> Năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức khoa học </i>


+ Phân biệt được các dạng môi trường sống, hệ sinh thái
khác nhau.


+ Nhận ra được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
+ Phân tích được các tác hại của ô nhiễm môi trường đối với
sức khỏe con người.



+ Phân tích được lợi ích của động cơ Stirling đối với mơi
trường. Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ
Stirling.


+ Trình bày được sản phẩm của quá trình đốt rác thải sinh hoạt
và phương pháp xử lý khí thải khi đốt rác thải sinh hoạt.


+ Nhận ra được lợi ích của việc kết hợp tập thể dục với sinh hoạt.
+ Trình bày được nguyên lý lọc nước thải sinh hoạt.


+ Trình bày được cơ chế phân giải các chất hữu cơ của vi sinh
vật và phương pháp ủ phân compost.


+ Phân biệt được các hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường.
+ Quan sát, phân tích và đánh giá được hiện trạng của môi
trường sống của bản thân.


+ Thiết kế và chế tạo được động cơ Stirling.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

~ 54 ~


+ Phân tích, đánh giá hiện trạng về nhận thức và ý thức của
người dân về môi trường và bảo vệ môi trường.


+ Xây dựng được phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao
nhận thức, cải thiện ý thức của người dân về môi trường


<i> Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </i>



<b>Năng lực thành phần </b> <b>Biểu hiện </b>


<i>Phát hiện vấn đề thực tiễn </i> Nhận ra tác động tiêu cực của môi trường


đối với cuộc sống con người


<i>Phân tích tình huống và </i>
<i>dự đốn ngun nhân </i>


Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường sống của gia đình chủ yếu là do
các chất thải rác, nước thải và khí thải từ
sinh hoạt gia đình.


<i>Đề xuất, lựa chọn và thực </i>
<i>hiện giải pháp phù hợp </i>


Tìm hiểu về chất thải sinh hoạt → đề
xuất các giải pháp hạn chế các chất thải
sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường sống
gia đình. Tiến hành thực hiện các giải
pháp đó.


<i>Đánh giá kết quả </i>


Đánh giá được tính an toàn, khả thi và
hiệu quả của các giải pháp hạn chế tác hại
của chất thải sinh hoạt đến chất lượng môi
trường sống gia đình.



<i>Lưu kết quả và chia sẻ </i>
<i>cộng đồng </i>


Thực hiện các báo cáo và chia sẻ qua
Website, mạng xã hội về kết quả các giải
pháp bảo vệ môi trường.


<b>3.8. Xây dựng chủ đề sản xuất chất tẩy rửa thân thiện môi </b>
<b>trường và an toàn sức khỏe </b>


<i><b>3.8.1. Vấn đề thực tiễn </b></i>


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất tẩy rửa khác
nhau, phục vụ nhu cầu đa dạng của con người như: làm sạch các vết
bẩn quần áo, lau sàn nhà, lau chùi vết bẩn trên tường, rửa tay sạch
sẽ trước và sau bữa ăn nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe,..
Tuy nhiên, trong một số chất tẩy rửa có nhiều hóa chất độc hại gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

~ 55 ~


rửa được điều chế từ thiên nhiên – thân thiện môi trường. Qua đó,
giúp học sinh hiểu biết và sử dụng an toàn một số loại chất tẩy rửa
thường dùng trong gia đình.


<i><b>3.8.2. Ý tưởng chủ đề </b></i>


<i><b>Hình 3.8. Ý tưởng chủ đề sản xuất chất tẩy rửa thân thiện môi trường </b></i>


<i><b>3.8.3. Kiến thức cần giải quyết </b></i>



<b>Nội dung </b>


<b>kiến thức </b> <b>Nội dung học tập chủ đề </b> <b>Môn </b>


<i><b>Cơ chế tẩy rửa vết </b></i>
<i><b>bẩn, diệt khuẩn </b></i>


Sức căng bề mặt của nước Vật lý
Cấu tạo phân tử chất hoạt


động bề mặt Hóa học


Biến tính protein, các loại


màng tế bào; bất hoạt protein, Sinh học
Thay đổi khả năng thấm lọc


của lipit màng; oxi hoá các
thành phần của tế bào; diệt
khuẩn có tính chọn lọc.


Sinh học


<i><b>Javen </b></i>


Cơng thức hóa học, phản ứng


điều chế Hóa học



Sự điện li Hóa học


Phản ứng oxi hóa-khử Hóa học


Bản chất dịng điện trong chất
điện phân, dương cực tan,
định luật Faraday


Vật lý


Sản xuất chất
tẩy rửa thân
thiện môi trường


Cơ chế tẩy rửa
vết bẩn
Tìm hiểu một số


sản phẩm tẩy
rửa thường dùng


như: xà phòng,
javen,..
Thiết kế thiết bị


và lựa chọn
nguyên liệu điều
chế javen, xà
phịng,..
Sử dụng an



tồn, tiết kiệm
một số chất tẩy
rửa trong gia


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

~ 56 ~


Điện tích, điện trường Vật lý
Điện phân: hiện tượng, q


trình oxi hóa – khử xảy ra ở
điện cực


Hóa học


Thiết kế, chế tạo bình điện phân Kỹ thuật,
cơng nghệ
<i><b>Xà phịng </b></i> <sub>Lipit, chất béo, phản ứng xà </sub>


phịng hóa Hóa học


<i><b>Chất diệt khuẩn </b></i> <sub>Phenol, cồn, Iot, Clo,… </sub> <sub>Hố học </sub>


<i><b>Sử dụng chất tẩy </b></i>
<i><b>rửa an tồn </b></i>


Nồng độ javen hợp lý đối với


một số trường hợp Hóa học



Poster giới thiệu, tuyên truyền Văn học
<i><b>3.8.4. Mục tiêu chủ đề </b></i>


<i>Đối tượng dạy học: học sinh lớp 11 </i>


<b>a. Phẩm chất </b>


+ Nhận thức được vai trò cũng như tác hại của các chất tẩy rửa,
chất diệt khuẩn đối với môi trường và sức khỏe của con người.


+ Ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng hợp lí chất tẩy
rửa, chất diệt khuẩn để bảo vệ môi trường, sức khỏe cá nhân và
cộng đồng.


<b>b. Năng lực </b>


<i> Năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức khoa học </i>
+ Trình bày được cơ chế tẩy rửa vết bẩn, diệt khuẩn


+ Viết được công thức hóa học của javen, xà phòng, phenol,
cồn, iot, clo,…


+ Viết được phản ứng hóa học điều chế javen, xà phịng;


+ Phân tích được điều kiện để có dịng điện và bản chất dòng
điện trong chất điện phân;


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

~ 57 ~


+ Thiết kế sơ đồ bản vẽ, tìm kiếm và lựa chọn nguyên vật liệu


chế tạo bình điện phân.


+ Lắp ráp và vận hành được bình điện phân.
<i> Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn </i>


<b>Năng lực thành phần </b> <b>Biểu hiện </b>


<i>Phát hiện vấn đề </i>
<i>thực tiễn </i>


Nhận ra được một số loại vết bẩn của các đồ
dùng cá nhân và gia đình. Nhận dạng các
môi trường bị nhiễm khuẩn.


<i>Phân tích tình huống </i>
<i>và dự đốn </i>
<i>nguyên nhân </i>


Phân tích được bối cảnh của các vật bị gây
bẩn và dự đoán nguyên nhân gây ra vết
bẩn. Phân tích các tác nhân gây ra sự
nhiễm khuẩn.


<i>Đề xuất, lựa chọn và </i>
<i>thực hiện giải pháp </i>


<i>phù hợp </i>


Đề xuất được các giải pháp làm sạch vết bẩn,
diệt khuẩn; phân tích, lựa chọn giải pháp tẩy


rửa, diệt khuẩn phù hợp. Từ đó tiến hành
thực hiện giải pháp đã lựa chọn mà học sinh
đánh giá là tối ưu.


<i>Đánh giá kết quả </i>


Học sinh thử nghiệm các giải pháp tẩy rửa,
diệt khuẩn để đánh giá hiệu quả của sản
phẩm và cải tiến phù hợp.


<i>Lưu kết quả và chia sẻ </i>
<i>cộng đồng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

~ 58 ~


<i>CHƯƠNG 4 </i>


TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GIẢI QUYẾT


VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC


<b>4.1. Tổ chức dạy học chủ đề bóng đá </b>


<i><b>4.1.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh </b></i>
<i>4.1.1.1. Các lực tác dụng lên quả bóng </i>


<b> Lực do cầu thủ tác dụng lên quả bóng </b>
Khi nghiên cứu chuyển động của


quả bóng, chúng ta thấy rằng quả bóng
chỉ bắt đầu chuyển động hay thay đổi
trạng thái chuyển động của chúng


khi chịu tác động của cầu thủ (sút,
đánh đầu, đỡ, ném biên, chụp,...). Tác
dụng của cầu thủ lên quả bóng được
đặc trưng bởi một đại lượng vật lý, gọi
<b>là lực. </b>


<i><b>Hình 4.1.1. Sút bóng làm </b></i>
<i>thay đổi chuyển động </i>


<i> của quả bóng </i>


<i>Trong vật lý, lực là nguyên nhân gây ra sự thay đổi chuyển </i>
<i>động của các vật hay làm vật bị biến dạng. Lực thể hiện mức độ </i>
<i><b>tương tác giữa các vật. </b></i>


<b>Lực là một đại lượng vectơ, các đặc điểm của vectơ lực: </b>


 <b>Điểm đặt của lực nằm tại vật chịu tác dụng của lực. </b>
 <b>Độ lớn của lực được biểu diễn bằng độ dài của vectơ lực. </b>
 <b>Phương và chiều của lực. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

~ 59 ~


Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng
một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.


Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác
dụng giống hệt như lực đó.


Để tổng hợp và phân tích lực, chúng ta áp dụng quy tắc hình


<i>bình hành “Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình </i>
<i>bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực </i>
<i>của chúng”. </i>


<i><b>Hình 4.1.3. Quy tắc hình bình hành </b></i>
<b> Trọng lực do Trái đất hút quả bóng </b>


Trọng lực là lực của Trái đất tác dụng vào các vật, gây ra cho
chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là P.


Cơng thức: P = mg


<i>Trong đó: </i>Plà trọng lực; m là khối lượng; <i>g</i>là gia tốc trọng trường.
Trọng lượng P là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.


Trong bóng đá, trọng lực tác dụng lên quả bóng, làm cho quả
bóng ln có xu hướng rơi trở về mặt đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

~ 60 ~


<b> Lực ma sát và lực cản khơng khí tác dụng lên quả bóng </b>
<i>Đặc điểm của lực ma sát: ln ln có phương tiếp tuyến với </i>
mặt tiếp xúc của 2 vật chuyển động, chiều luôn ngược với chiều
chuyển động.


<i><b>Hình 4.1.5. Lực ma sát cản trở chuyển động của quả bóng </b></i>


<i><b>Các loại lực ma sát thường gặp trong bóng đá </b></i>


 <i>Lực ma sát nghỉ: xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt </i>


<b>vật khác. Ví dụ: Quả bóng nằm trên sân cỏ. </b>


 <i>Lực ma sát trượt: xuất hiện khi có một vật trượt trên bề mặt </i>
<b>của vật khác, lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt. </b>


Fmst=.N


Trong đó: <b> là hệ số ma sát; N là lực pháp tuyến. </b>


 <i>Lực ma sát lăn: xuất hiện khi một vật lăn trên một vật khác, </i>
để cản lại chuyển động lăn của vật. Ví dụ, quả bóng lăn trên sân cỏ,
sau một khoảng thời gian, quả bóng dừng lại vì mất năng lượng do
ma sát lăn.


 <i>Lực cản của khơng khí: xuất hiện khi quả bóng chuyển động </i>
trong khơng khí, cản trở chuyển động của quả bóng trong khơng
khí và có chiều ngược chiều chuyển động. Lực cản của khơng khí tỉ
lệ thuận với bình phương vận tốc của quả bóng trong khơng khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

~ 61 ~
<b> Lực đàn hồi </b>


Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng, có xu hướng làm
vật trở lại hình dạng ban đầu. Đối với các mặt tiếp xúc bị ép vào
nhau thì lực đàn hồi có phương vng góc với mặt tiếp xúc.


Trong bóng đá, lực đàn hồi xuất hiện khi cầu thủ tác động lên
quả bóng (đánh đầu, sút,...) làm quả bóng bị biến dạng.


<i><b>4.1.1.2. Các định luật Newton trong bóng đá </b></i>


<b>Định luật I Newton </b>


Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác
dụng của các lực có hợp lực bằng khơng, thì vật đang đứng n sẽ
tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động
thẳng đều.


<b>Định luật II Newton </b>


Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ
lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lê nghịch với khối
lượng của vật.


F
a =


m


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

~ 62 ~


Theo định luật I Newton, nếu không có lực tác dụng lên quả
bóng, nó sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều (vận tốc không đổi).
Khi chúng ta đặt quả bóng trên sân, nó sẽ đứng n nếu khơng có
lực tác dụng lên nó. Tuy nhiên, sau khi sút vào quả bóng, nó sẽ
chuyển động theo hướng sút. Tốc độ của nó sẽ giảm dần do ma sát
(lực ma sát có hướng ngược với hướng chuyển động), còn hướng
chuyển động không bị thay đổi cho đến khi dừng hẳn.


Theo định luật II Newton, lực tác dụng lên quả bóng làm cho
gia tốc của nó thay đổi. Khi sút vào quả bóng, lực tác dụng của


chân lên quả bóng gây ra gia tốc cho quả bóng, làm tốc độ tăng từ 0
km/h đến vài km/h. Khi quả bóng rời khỏi chân, nó bắt đầu giảm
tốc do lực ma sát, tác dụng ngược chiều chuyển động. Nếu chúng ta
sút quả bóng ngồi vũ trụ, nơi khơng có ma sát, nó sẽ chuyển động
thẳng đều cho đến khi xuất hiện lực tác dụng lên nó.


<b>Định luật III Newton </b>


Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì
vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá,
cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.


AB BA
F = -F


Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn
lực kia gọi là phản lực.


Lực và phản lực có các đặc điểm sau:


 Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.


 Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.


 Lực và phản lực khơng cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai
vật khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

~ 63 ~


<i><b>Hình 4.1.8. Lực và phản lực khi sút bóng </b></i>



Giả sử, một cầu thủ sút một quả bóng có khối lượng m = 0,4 kg
và làm nó tăng tốc từ vi = 0 m/s đến vf = 30 m/s trong 0,01 s. Gia


tốc của quả bóng là: 30 0 2


3000 /
0, 01


<i>f</i> <i>i</i>


<i>v</i> <i>v</i>


<i>a</i> <i>m s</i>


<i>t</i>


 


  




Theo định luật II Newton, quả bóng chịu lực tác dụng F là:
0, 4.3000 1200


<i>F</i><i>ma</i>  <i>N</i>


Theo định luật III Newton, độ lớn lực tác động của chân cầu
thủ bằng với độ lớn của lực tác dụng lên quả bóng nên F’ = 1200 N.


<i>4.1.1.3. Động lượng và định luật bảo tồn động lượng trong bóng đá </i>


<i><b> Định luật bảo toàn động lượng trong bóng đá </b></i>


Động lượng <i>p</i> của một vật là một vectơ cùng hướng với vận
tốc và được xác định bởi công thức <i>p</i><i>mv<b>. </b></i>


Định luật bảo toàn động lượng: động lượng của một hệ cô lập
là một đại lượng bảo tồn, cơng thức i


i


<i>p = const</i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

~ 64 ~


<i><b>Hình 4.1.9. Động tác bắt bóng của thủ mơn [22] </b></i>


 <i><b>Trước khi va chạm: </b></i>


+ Động lượng của bóng: <i>m vA</i> 1<i>A</i>
<b>+ Động lượng của thủ môn: 0 </b>


 <i><b>Sau khi va chạm: </b></i>


+ Động lượng của bóng: <i>m vA</i> 2<i>A</i>
+ Động lượng của thủ môn: <i>m vB</i> 2<i>B</i>
<b>Theo định luật bảo toàn động lượng: </b>



1 2 2


<i>A</i> <i>A</i> <i>A</i> <i>A</i> <i>B</i> <i>B</i>


<i>m v</i> <i>m v</i> <i>m v</i>


<b>Dựa vào các số liệu trong hình 4.1.9, chúng ta có thể tính như sau: </b>


 Động lượng của hệ (bóng + thủ mơn) ngay trước va chạm là:
(0,5 x 15) + (75 x 0) = 7,5 kg.m/s


 Động lượng của hệ (bóng + thủ mơn) ngay sau va chạm là:
(75+0,5) x 0,1 = 7,55 kg.m/s


→ Động lượng của hệ ngay trước va chạm gần bằng động
lượng của hệ ngay sau va chạm. Có thể nói: Động lượng của hệ
<b>được bảo toàn. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

~ 65 ~


<i><b>Hình 4.1.10. Sự thay đổi động lượng của quả bóng khi sút bóng [22] </b></i>


Hình 4.1.10 minh họa động tác sút bóng của một cầu thủ. Để
quả bóng bay xa,cầu thủ tăng độ lớn của lực tác dụng lên quả bóng
hoặc tăng thời gian tiếp xúc giữa bàn chân và bóng. Tuy nhiên, thời
gian tiếp xúc giữa bàn chân với bóng thường rất ngắn (một phần
của giây), và nếu cố gắng tiếp xúc với bóng càng lâu hơn thì lực
<b>trung bình tác dụng sẽ nhỏ lại và động lượng sẽ giảm. </b>



Cầu thủ cần hiểu rõ khả năng chấn thương và phương pháp
phòng ngừa chấn thương qua mối liên hệ giữa độ biến thiên động
lượng và xung lượng. Ví dụ, một thủ mơn bắt một quả bóng, nếu
thủ mơn này đứng n và đưa thẳng hai tay ra bắt thì sẽ cảm thấy
lực tác động mạnh lên bàn tay và cánh tay. Như vậy, thủ môn này
cảm thấy chấn động với lực lớn là vì thời gian tiếp xúc giữa tay và
bóng rất ngắn. Ngược lại, nếu thủ mơn chụp bóng bằng cách di
chuyển hai tay theo hướng bóng đang di chuyển, thời gian tiếp xúc
sẽ tăng lên và lực tác động sẽ giảm. Ngoài ra, cầu thủ nên áp dụng
<b>một số thủ thuật sau để tránh bị chấn thương. </b>


<i><b>Hình 4.1.11. Hạ </b></i>
<i>người khi nhảy xuống </i>
<i>bằng cách gập gối để </i>
<i>tăng thời gian tiếp </i>


<i>xúc mặt sân [22]. </i>


<i><b>Hình 4.1.12. Mang </b></i>
<i>giày chống sốc khi </i>
<i>chạy hoặc gập gối khi </i>


<i>tiếp xúc để giảm lực </i>
<i>tác động [22]. </i>


<i><b>Hình 4.1.13. Di </b></i>
<i>chuyển theo hướng </i>


<i>trong bóng đá khi </i>
<i>dùng ngực để nhận </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

~ 66 ~


<i>4.1.1.4. Quả bóng </i>


Trong bóng đá, có nhiều loại bóng khác nhau được sử dụng.
Các quả bóng thơng dụng có hình cầu, chủ yếu được làm bằng da
động vật hay các vật liệu tương tự như: giả da (simili), composite
(chất dẻo tổng hợp),…


<i><b>Hình 4.1.14. Các kích thước khác nhau của quả bóng đá </b></i>


<i><b> Hình học của quả bóng </b></i>
<i>Quả bóng có hình cầu. </i>


<i>Khi quay nửa hình trịn tâm O, bán kính R một vịng quanh </i>
<i>đường kính AB cố định thì được một hình cầu. </i>


<i>Điểm O được gọi làm tâm, độ dài R là bán kính của hình cầu. </i>
<i>Nửa đường trịn trong phép quay nói trên tạo nên mặt cầu. </i>


<i><b>Hình 4.1.15. Hình cầu </b></i>
<i>Diện tích mặt cầu được tính theo biểu thức: </i>


2 2


4


<i>S</i> <i>R</i> <i>d</i> <i> </i>
<i>Thể tích mặt cầu được tính theo biểu thức: </i>



3
4
3


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

~ 67 ~
<i><b> Đo thể tích bên trong quả bóng đá </b></i>
<i>Thiết bị: xơ nước hình trụ </i>


<i>có thang chia thể tích, quả </i>
<i>bóng, nước, ống bơm. </i>


<b>Bước 1. Đổ nước vào xô. </b>
<b>Bước 2. Nhúng chìm quả </b>
bóng căng chìm trong xơ
nước, ghi nhận giá trị thể tích
của mực nước dâng lên V1.


<i><b>Hình 4.1.16. Thí nghiệm đo thể tích </b></i>
<i>bên trong của quả bóng [25] </i>


<b>Bước 3. Xì quả bóng sao cho khơng cịn khí ở bên trong, sau </b>
đó nhấn chìm nó vào trong xô nước, ghi nhận giá trị thể tích của
mực nước dâng lên V2<b>. </b>


<b>Bước 4. Tính thể tích khối khí bên trong quả bóng khi nó đầy </b>
khí. V = V1 – V2.


<i><b> Đo khối lượng của quả bóng đá theo áp suất của khí bên </b></i>
<i><b>trong quả bóng </b></i>



<i><b>Thiết bị: Cân đối trọng có giới hạn đo 1000 gram và độ chia </b></i>
nhỏ nhất 0,1 gram (có thể thay thế bằng cân tiểu ly), 01 quả bóng,
01 ống bơm có áp kế.


<i><b>Hình 4.1.17. Đo khối lượng quả </b></i>


<i>bóng khi bóng căng [25] </i> <i><b>Hình 4.1.18. Đo khối lượng quả bóng </b>khi khơng có khí bên trong [25] </i>


Tiến hành đo khối lượng và ghi nhận số liệu với các giá trị khác
nhau của áp suất bên trong quả bóng đá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

~ 68 ~


<i><b>Bảng 4.1.1. Các giá trị khối lượng m và áp suất p [25] </b></i>


<i><b>Hình 4.1.19. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của khối lượng quả bóng đá </b></i>
<i>theo áp suất bên trong [25] </i>


<i>Xử lý số liệu </i>


Đường thẳng trong hình 4.1.19 có phương trình là
(4, 5711 <i>g</i> ) 408, 0


<i>m</i> <i>p</i>


<i>bar</i>


  (1)



Trong đó, 408,0 g là khối lượng của quả bóng khi khơng có
khơng khí ở bên trong.


(1) → khối lượng tổng của quả bóng: m = a.p + mb (2) (m là
khối lượng tổng của quả bóng đá; p là áp suất; a là hệ số).


Trong trường hợp này, 4, 5711
ar


<i>g</i>
<i>a</i>


<i>b</i>




Giá trị của a có thể được xác định thông qua phương trình
trạng thái khí lý tưởng: <i>pV</i><i>nRT</i> (p là áp suất; V là thể tích; n là
số mol khí; R là hằng số - 8, 31 1


.


<i>R</i>


<i>K mol</i>


 ; T là nhiệt độ).


→ <i>n</i> <i>pV</i>
<i>RT</i>



 → <i>k</i> <i>k</i>


<i>pV</i>


<i>m</i> <i>M</i>


<i>RT</i>


 → <i>k</i>


<i>k</i>


<i>M V</i>


<i>m</i> <i>p</i>


<i>RT</i>


 (3)


Lần đo Khối lượng m (g) Áp suất (bar)


1 411,5 0,25


2 409,5 0,35


3 412,8 1,05


4 412,1 0,90



5 411,1 0,60


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

~ 69 ~
Từ (2) và (3) suy ra: <i>M Vk</i>


<i>a</i>
<i>RT</i>




<i><b> Đo độ nảy của quả bóng theo áp suất </b></i>


Khi quả bóng rơi và chạm mặt sân, chúng thường nảy lên và
đạt tới một độ cao nhất định. Độ cao này không bằng với độ cao
ban đầu vì mất năng lượng do quá trình va chạm. Gọi e là hệ số
phục hồi, hệ số này phụ thuộc vào áp suất khí bên trong quả bóng.


Gọi v1 là tốc độ của quả bóng vừa chạm mặt sân và v2 là tốc độ
quả bóng vừa nảy lên từ mặt sân thì hệ số e được xác định 1


2


<i>v</i>
<i>e</i>


<i>v</i>


 .



Gọi h1 là độ cao quả bóng bắt đầu rơi, h2 là độ cao quả bóng
nảy lên cao nhất. Theo định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển
động trong trọng trường (có gia tốc trọng trường g) thì:


2
1
1


2


<i>mv</i>


<i>mgh</i>  và


2
2
2


2


<i>mv</i>


<i>mgh</i>  <b>Error! Reference source not found. </b>


Nên 1


2


<i>h</i>
<i>e</i>



<i>h</i>


<i>Định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng </i>
<i>trường: Một vật chuyển động trong trọng trường, chỉ chịu tác dụng </i>
<i>của trọng lực từ cơ năng của vật được bảo tồn. </i>


<i><b>Hình 4.1.20. Thí nghiệm đo chiều cao nảy lên của quả bóng đá theo </b></i>
<i>áp suất khí bên trong [25] </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

~ 70 ~
<i><b>4.1.1.5. Chuyển động của quả bóng đá </b></i>


<i><b> Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay </b></i>


Khi quả bóng đá chuyển động, nó tham gia hai dạng chuyển
động: chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay, trong đó:


 Trọng tâm của quả bóng chuyển động tịnh tiến.


 Các điểm còn lại trên quả bóng đá vừa tham gia chuyển
động tịnh tiến vừa tham gia chuyển động quay.


<i><b>Hình 4.1.21. Chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến </b></i>
<i>của quả bóng </i>


Xét một điểm bất kì khơng phải là trọng tâm của quả bóng, gọi
v là tốc độ dài và  là tốc độ góc và R là khoảng cách từ điểm đang
xét đến trọng tâm. Mối quan hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc được


xác định bởi biểu thức <i>v</i><i>R</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

~ 71 ~
<i><b> Động năng và động năng quay </b></i>


Khi quả bóng lăn, chúng có động năng tịnh tiến và động năng quay.


 Động năng quay: 1 2


W
2
<i>dq</i>  <i>I</i>
 Động năng tịnh tiến: 1 2


W
2
<i>dt</i>  <i>mv</i>


Trong đó, Wdq là động năng quay; Wdt là động năng tịnh tiến;
I là momen qn tính;  là tốc độ góc; m là khối lượng; v là tốc
độ dài.


<i><b>Hình 4.1.23. Quả cầu rỡng </b></i>


Momen qn tính là đại lượng đặc
trưng cho quán tính của vật thể
trong chuyển động quay.


Momen quán tính của quả cầu rỗng
được tính theo biểu thức:



I = 2/3 mR2


<i><b> Vật lý trong một cú sút </b></i>


Sút bóng là một trong các kỹ thuật cơ bản của bóng đá. Sau
đây, chúng ta cùng làm sáng tỏ q trình sút bóng bằng kiến thức
Vật lý.


Sút bóng là q trình va chạm không đàn hồi giữa chân cầu thủ
và quả bóng. Trong va chạm này, hệ số phục hồi e được xác định
bằng biểu thức 1


2


<i>h</i>
<i>e</i>


<i>h</i>


 .


Tốc độ của quả bóng sau va chạm được tính bằng biểu thức
(1 )


<i>M</i>


<i>v</i> <i>V</i> <i>e</i>


<i>M</i> <i>m</i>



 




</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

~ 72 ~


Định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng xét cho quá trình
va chạm giữa chân cầu thủ và quả bóng cho biết tốc độ của quả
bóng lớn hơn tốc độ của chân cầu thủ.


<i><b> Chuyển động của quả bóng đá chuyển động trong khơng khí </b></i>
Năm 1997, cầu thủ Roberto Carlos thực hiện cú đá phạt khiến
bóng bay theo quỹ đạo không thể tưởng tượng vào khung thành đội
Pháp trong trận cầu giữa đội tuyển Brazil và Pháp. Một đường bóng
cong vịng đến mức có vẻ là phi thực tế.


<i><b>Hình 4.1.24. Cú sút đi vào huyền thoại của Roberto Carlos </b></i>


<i><b>Định luật Bernoulli </b></i>


Phát biểu: Trong một dòng chảy ổn định tổng mọi dạng năng
lượng trong chất lưu dọc theo đường dòng là như nhau tại mọi điểm
trên đường dịng đó.


Phương trình Bernoulli: 1 2
2


<i>p</i> <i>v</i> <i>gh</i><i>const</i>



Trong đó: p là áp suất; v là vận tốc; g là gia tốc trọng trường; 
là trọng lượng riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

~ 73 ~
<i><b>Hiệu ứng Magnus </b></i>


<i><b>Hình 4.1.25. Mơ tả chuyển động </b></i>
<i>dịng khí </i>


<i><b>Hình 4.1.26. Lực nâng Magnus </b></i>


Khi chuyển động trong
khơng khí, quả bóng chịu tác
động của hai luồng khơng khí
(hình 4.1.25). Tại một phía mặt
bên của bóng (mặt trên trong
hình 4.1.25), chiều quay của nó
cùng chiều với chuyển động
của dịng khơng khí. Theo định
luật Bernoulli, áp suất tại mặt
này giảm.


Tại mặt bên kia của bóng
thì điều này xảy ra ngược lại, vì
tại đó chiều quay của bóng sẽ
ngược với chiều chuyển động
của dịng khí, làm giảm tốc độ
dịng khí và làm tăng áp suất.
Như vậy, xuất hiện sự không
cân bằng về lực tác dụng lên


quả bóng đá (hình 4.1.25) làm
nó đi lệch sang một bên (hình


4.1.27). Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng Magnus”.


Những lực làm lệch đường đi của quả bóng quay trịn nói
chung được chia thành hai loại: một lực nâng và một lực cản. Lực
nâng hướng lên trên hoặc hướng sang ngang, đại diện cho hiệu ứng
Magnus. Lực cản tác động theo hướng ngược với đường đi của quả
bóng (hình 4.1.26).


<i><b>Hình 4.1.27. Hiệu ứng Magnus </b></i>
<i>ảnh hướng đến quỹ đạo của </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

~ 74 ~


Quay trở lại cú sút của Roberto Carlos, danh thủ này đã sút
bằng chân trái đồng thời làm quả bóng quay ngược chiều kim đồng
hồ theo phương nhìn từ trên xuống dưới, tốc độ quay khoảng 20
rad/s và tốc độ tịnh tiến khoảng 30m/s. Dịng khí đi qua bề mặt quả
bóng đá bị rối, sức cản trở nên nhỏ đi. Khi quả bóng bay được
khoảng 10m, tốc độ giảm xuống, lực Magnus bẻ cong đường đi của
nó và hướng nó về phía khung thành. Giả sử rằng, sự quay khơng bị
yếu đi quá nhiều, khi đó hệ số cản tăng. Điều này đã dẫn đến một
lực làm lệch lớn hơn và bẻ cong đường bóng nhiều hơn. Cuối cùng,
quả bóng đá bay chậm lại, nó đi vào lưới với một sự bẻ lái với một
đường cong khơng tưởng.


Xét quả bóng đá có bán kính R chuyển động trong khơng khí.
Tốc độ của dịng khí so với quả bóng ở phía thuận là <i>v</i><i>R</i> và phía


ngược là <i>v</i><i>R</i>. Khi đó, độ chênh lệch áp suất  <i>p</i> 2<i>vR</i>.


(2 )
<i>M</i>


<i>F</i>  <i>pS</i>  <i>vR S</i>
Đối với quả bóng đá có hình cầu: 2


4


<i>M</i>


<i>F</i>  <i>vR h</i>


Chuyển động của quả bóng đá trong khơng khí chịu lực cản FD,
lực cản FD này khá phức tạp, chúng phụ thuộc vào hình dạng, kích
thước của quả bóng đá và dịng chuyển động của khí. Lực cản có
thể được xác định bởi biểu thức <i>FD</i> <i>v</i>. Quả bóng đá chuyển động
trong khơng khí thì 0,142<i>kg</i>


<i>s</i>


  [25].


<i>4.1.1.6. Đặc điểm sinh lý vận động của cầu thủ </i>
<i><b> Hệ vận động của cầu thủ </b></i>


Hệ vận động của cầu thủ gồm hệ xương và hệ cơ:


 Hệ xương vừa có chức năng tạo hình dáng bộ khung của cơ


thể vừa là nơi bám vào của cơ vân để thực hiện chức năng vận động
cơ bản đảm bảo các tư thế của cơ thể. Cơ vân bám vào xương qua
hệ thống dây chằng và thực hiện vận động bằng các khớp xương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

~ 75 ~


Để thực hiện vận động một cách nhịp nhàng cần có sự điều
khiển của hệ thần kinh lên hoạt động co duỗi của cơ.


<i><b> Hệ xương </b></i>


Bộ xương là tập hợp các xương riêng biệt liên kết với nhau qua
dây chằng và các khớp. Bộ xương có chức năng cơ học là chủ yếu,
là trụ cột của cơ thể, là chỗ bám của phần mềm (cơ vân) tạo nên
hình dáng đặc trưng của cơ thể.


<i><b>Hệ xương có chức năng vận động. Các xương tiếp khớp với </b></i>
nhau và là nơi bám của phần lớn các cơ, là chỗ dựa cho cơ thể hoạt
động, xương như một địn bẩy, đóng vai trị thụ động trong bộ máy
vận động, khi bị kích thích, cơ co lại hay duỗi ra làm xương chuyển
động và cơ thể chuyển động theo để đáp ứng một nhu cầu.


Thành phần hoá học của xương gồm 1/3 là chất hữu cơ có tính
mềm dẻo và 2/3 là chất vô cơ (chủ yếu là các muối CaCO3,
Ca3(PO4)2). Do đó xương vừa có tính chất đàn hồi vừa cứng rắn.
Nếu số tuổi của cầu thủ càng lớn thì tỉ lệ chất hữu cơ càng giảm và
tỉ lệ chất vô cơ càng tăng. Hiện tượng này gọi là lão hóa xương.


Về mặt cấu tạo, xương gồm các đầu xương và thân xương; thân
xương gồm 3 lớp: màng xương, mô xương và tuỷ xương. Trên


màng xương có nhiều dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết
để nuôi xương. Phần tuỷ xương là nơi sản xuất tế bào máu cung cấp
cho hệ tuần hoàn.


<i>Bộ xương cơ thể gồm có 3 phần, với các chức năng khác nhau: </i>
Xương sọ: Gồm xương sọ não và sọ mặt, có chức năng bảo vệ
não bộ, các giác quan và chức năng tiêu hoá cơ học ở khoang miệng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

~ 76 ~


Xương chi: Gồm xương tay và xương chân. Xương tay gồm
cánh tay, cẳng tay và bàn tay. Xương khuỷu tay gồm xương trụ ở
phía trong, xương quay ở ngồi, nhờ vậy mà khuỷu tay có thể linh
hoạt xoay chuyển. Xương bàn gồm xương cổ tay có thể quay nhiều
hướng và các đốt ngón tay có thể gập lại, duỗi ra. Với cấu tạo linh
hoạt này mà thủ mơn có thể vận dụng để bắt bóng, đấm bóng một
cách dễ dàng. Xương chân gồm xương đai hông và xương chân.
Xương chân gồm xương đùi (to, dài và chắc nhất), xương khuỷu
chân (gồm xương chày và xương mác làm nhiệm vụ vận động quay
chân) và xương bàn chân. Xương bàn chân làm thành một khối
vòm chắc chắn phù hợp với chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể và
vận chuyển.


<i><b>Hình 4.1.30. Bộ xương người </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

~ 77 ~


<i><b>Hình 4.1.31. Cấu tạo khớp động </b></i>


<i><b>Sụn khớp là phần mô liên kết mềm giữa các đầu xương để giúp </b></i>


các khớp dễ dàng vận động, tránh cọ xát nhau. Xương dưới sụn
nằm phía dưới sụn với cấu tạo chịu được lực khi có ngoại lực tác
động vào các khớp xương. Với vai trò hỗ trợ sụn để giảm áp lực,
chống ảnh hưởng để các khớp hoạt động bình thường, và là nơi
cung cấp chất dinh dưỡng cho sụn khớp.


Tập luyện và chơi bóng đá thường xun sẽ làm hình dạng cấu
<b>tạo của xương biến đổi để thích nghi với sự vận động trong môn thể </b>
thao này. Chúng làm mật độ xương (số lượng xương trong 1 đơn vị
thể tích cơ thể) tăng lên, đường kính của xương tăng, điểm bám của
cơ ở xương hằn lên rõ rệt.


Trong bóng đá, cầu thủ thường vận động với cường độ cao hay
các va chạm mạnh thường dẫn đến chấn thương cho hệ xương, đặc
biệt là khớp gối. Cầu thủ bóng đá thường gặp các chấn thương về
xương như:


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

~ 78 ~


<i><b>Gãy xương là sự phá hủy cấu trúc giải phẫu của xương dưới tác </b></i>
động của cơ học. Cầu thủ bị gãy xương mất nhiều máu, rất đau, da
xanh nhợt, chân tay lạnh, đổ mồ hôi.


<i><b>Trật xương là sự chuyển dịch hai đầu xương và diện khớp vượt </b></i>
quá giới hạn của cấu trúc giải phẫu cho phép. Khi đó, diện khớp
mất đi sự tiếp xúc, cản trở hoạt động tự nhiên của khớp.


Để bảo vệ hệ xương chắc khoẻ, tránh các chấn thương, các cầu
thủ bóng đá cần: Duy trì chế độ ăn uống hợp lí, đủ chất, đủ lượng,
nhất là các loại thức ăn bổ sung canxi cho xương; Tuân thủ chế độ


luyện tập theo chỉ dẫn của huấn luyện viên và bác sĩ; Luyện tập vừa
sức, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khởi động kĩ trước
khi đá bóng, tránh các va chạm mạnh, nguy hiểm ảnh hưởng đến
bản thân và cầu thủ khác.


<i><b> Hệ cơ </b></i>


Hệ cơ là tập hợp các cơ trong cơ thể, cùng với hệ xương thực
hiện các chức năng vận động của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần
kinh. Cơ là một tổ chức rất khác nhau về cấu tạo, nguồn gốc phát
sinh và chức phận, nhưng chúng đều có điểm chung là khả năng co
rút để tạo ra chuyển động. Có 3 loại cơ: cơ vân, cơ trơn và cơ tim.


Cơ trơn chiếm khoảng 20% trọng lượng cơ thể, nó cấu tạo nên
phần ống dẫn của các nội quan, như ống tiêu hố, ống bài tiết, mạch
máu,… Cơ trơn có cấu tạo đồng nhất và có khả năng co rút tự động
không theo ý muốn của con người.


Cơ tim cấu tạo nên quả tim, nhằm duy trì nhịp đập của quả tim.
Cơ tim gồm các tế bào phân nhánh và có cấu tạo khơng đồng nhất,
có các khoảng vân tối (sợi miozin) xen kẽ vân sáng (sợi actin). Cơ
tim cũng có khả năng co rút tự động như cơ trơn, làm cho quả tim
đập theo chu kì suốt cuộc đời của mỗi con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

~ 79 ~


Sợi cơ là cấu tạo cơ bản của bắp cơ. Mỗi sợi cơ có độ dài từ 0,1
cm – 3,0 cm và độ dày từ 0,01 mm – 0,20 mm. Bên ngoài sợi cơ
được bao bọc bởi màng sợi cơ, bên trong là cơ tương. Mỗi sợi cơ có
khoảng 1000 tơ cơ, tơ cơ là một bó nhỏ gồm các sợi xơ cơ nằm


song song với nhau, gồm 2 loại: sợi dày tạo thành từ miozin và sợi
mỏng tạo thành từ actin. Trong xơ tơ cơ cịn có các loại protein làm
nhiệm vụ điều khiển quá trình co, duỗi cơ.


Tế bào cơ cũng có cấu tạo đầy đủ các bào quan, do tế bào cơ
hoạt động mạnh nên số lượng ty thể (bào quan sinh năng lượng)
khá nhiều, đặc biệt là cơ tim và cơ vân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

~ 80 ~


<i><b>Hình 4.1.33. Cấu tạo một bắp cơ vân </b></i>


Các cầu thủ bóng đá thường có hệ cơ phát triển hơn so với
người bình thường. Cụ thể như: thể tích cơ, số lượng ti thể trong sợi
cơ, các mao mạch quanh sợi cơ tăng; thành phần hóa học trong cơ,
các tính chất sinh lý, sinh hóa của cơ biến đổi.


Hoạt động của cơ:


Cơ chế co cơ: Khi có kích thích khác nhau tác động vào cơ, cơ
phản ứng bằng cách co cơ. Khi cơ co tạo ra một lực, lực cơ phụ
thuộc vào chiều dài của và độ dày của cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

~ 81 ~


<b>Chấn thương cơ thường gặp của cầu thủ </b>


<i><b>Căng cơ là hiện tượng các cơ bắp trên cơ thể bị kéo căng, có </b></i>
thể dẫn đến rách cơ. Căng cơ có thể gây chảy máu vào tế bào dẫn
đến bầm tím. Biểu hiện đau, sưng và khó di chuyển tại các cơ bắp


bị kéo căng hay da tại chỗ bị căng cơ bầm tím lại.


<i><b>Giãn cơ là tổn thương các tổ chức quanh cơ nhưng chưa làm </b></i>
thay đổi cấu trúc của cơ. Giãn cơ có thể ở khu vực bụng bó cơ hay
ở vị trí chuyển từ cơ sang gân cơ.


<i><b>Rách, đứt cơ xảy ra khi cơ co giật đột ngột, thường xuất hiện </b></i>
cơ đau mạnh kèm theo âm lạo xạo của đứt cơ. Rách cơ và đứt cơ
luôn kèm theo chảy máu và tụ huyết.


<i><b>Bong gân là sự tổn thương thường gặp nhất trong bóng đá. Các </b></i>
khớp hay bị bong gân trong bóng đá là: khớp cổ chân, khớp gối,
khớp cổ tay. Bong gân thường đau, sưng to ngay vị trí bị bong gân.


Teo cơ đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ; hay các tổn
thương như: tổn thương dây chằng bên trong, tổn thương dây chằng
bên ngoài, tổn thương sụn chêm. Ngoài ra, nhuyễn sụn là hiện
tượng xương sụn bị làm mềm do thối hóa khớp.


<i><b> Hệ thần kinh vận động </b></i>


Hệ thần kinh vận động có chức năng điều khiển cơ và xương, giúp
thực hiện các vận động theo ý muốn như: chạy, nhảy, xoay người,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

~ 82 ~


<i><b>Hình 4.1.28. Neuron vận động </b></i>


<i>(Nguồn: </i>
<i> </i>



Synap là "khớp" giữa neuron với một neuron khác hoặc với tế
bào đáp ứng (tế bào cơ). Khớp nối thần kinh cơ là synap giữa các
sợi trục của neuron vận động và cơ xương. Chất dẫn truyền thần
kinh được giải phóng từ tận cùng tiền synap là acetylcholin, và
màng sau synap chứa thụ thể nicotinic receptor.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

~ 83 ~


<i>(1) Một điện thế hoạt động khử phân cực cúc tận cùng; (2) Sự </i>
<i>khử phân cực làm mở các kênh Ca2+ và Ca2+ vào tế bào; (3) Sự đi </i>
<i>vào của Ca2+<sub>gây khởi động sự xuất của các chất trong túi synap; </sub></i>


<i>(4) Chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán qua khe synap và liên kết </i>
<i>với receptor màng sau; (5) Sự liên kết chất dẫn truyền thần kinh </i>
<i><b>khởi đầu một đáp ứng tế bào sau synap. </b></i>


<i>4.1.1.7. Dinh dưỡng hợp lý cho cầu thủ bóng đá </i>
<i><b> Thực phẩm cho cầu thủ </b></i>


<i><b>Thực phẩm giàu năng lượng: các loại thực phẩm giàu tinh bột </b></i>
(carbohydrate) như khoai tây, bánh mì, gạo, ngũ cốc và mì ống,
chúng cung cấp năng lượng lâu dài cho não bộ và cơ thể.
Carbohydrate là nguồn nguyên liệu chính cho não và hệ thần kinh.


Sau khi tiêu hoá các đường đơn được tổng hợp thành glycogen
dự trữ trong gan và cơ. Khi cơ thể có nhu cầu thì glycogen được
chuyển hố thành glucose cung cấp cho máu để đi đến các tế bào
thực hiện q trình dị hố cung cấp năng lượng cho các hoạt động
của cơ thể.



Nếu lượng glucose trong máu thấp, cầu thủ dễ bị kích thích,
mệt mỏi và mất tập trung làm ảnh hưởng đến thành tích thi đấu,
có thể mắc lỗi ngay cả trong trường hợp đơn giản nhất.
Carbohydrate là nguồn nguyên liệu có hiệu suất cao cho sự vận
động của cơ, là nguồn năng lượng chính yếu cho cả hai loại hoạt
động cường độ cao và cường độ thấp. Carbohydrate hỗ trợ q
trình chuyển hóa chất béo. Cơ thể cầu thủ cần sự hiện diện của
carbohydrate để sử dụng chất béo trong quá trình tạo năng lượng.
Hơn nữa, carbohydrate giúp cơ thể cầu thủ sử dụng tiết kiệm
protein, đảm bảo cho khối cơ phát triển bình thường khi chúng
hoạt động quá sức.


<i><b>Thực phẩm chứa nhiều protein cho cơ: nguồn protein tốt như </b></i>
thịt gà, cá, trứng, sữa ít béo, đậu, và đậu hũ. Sữa ít béo là một
nguồn protein tuyệt vời sau một trận đấu. Thực phẩm giàu protein
là nguồn nguyên liệu cung cấp axit amin cho quá trình tổng hợp
protein của cơ thể, góp phần xây dựng mơ cơ cho cầu thủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

~ 84 ~


dạng glyceryl và axit béo, chúng được làm nguyên liệu để kiến tạo
cơ thể, xây dựng nên màng tế bào và tế bào chất, đặc biệt là tế bào
thần kinh. Ngoài ra, lipit cũng dự trữ năng lương, cung cấp năng
lượng cho cơ thể khi thiếu hụt và cung cấp một số loại vitamin (A,
D, E, K, F,…). Cung cấp cho cầu thủ các loại dầu, chất béo phù
hợp sẽ tăng khả năng tập trung và sáng tạo trong bóng đá.


<i><b>Thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ: trái </b></i>
cây và rau quả. Vitamin tăng cường chuyển hoá, tăng sức đề kháng


cho cơ thể. Muối khoáng tham gia vào việc duy trì ổn định áp suất
thẩm thấu, cân bằng môi trường trong, tham gia xúc tác cho các
phản ứng chuyển hoá trong cơ thể. Chất xơ góp phần làm cho hệ
tiêu hoá khoẻ mạnh.


<i><b> Nước uống cho cầu thủ </b></i>


Nước uống là nhu cầu hằng ngày của cơ thể, ảnh hưởng đến hệ
tuần hồn, q trình điều hịa nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung
nước trong vận động có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cơ thể
không bị tổn thương do thân nhiệt tăng và duy trì năng lực vận động.
Sau khi vận động, cầu thủ nên bổ sung ngay dung dịch
carbohydrate – muối vô cơ để bổ sung lượng nước đã mất. Bên cạnh
đó, các đồ uống điện giải, đặc biệt là nước có chứa Na+<sub>, khơng chỉ </sub>
bổ sung lượng muối vơ cơ đã mất mà cịn có tác dụng tăng khả năng
hấp thụ dịch thể của ruột non, góp phần bổ sung nước cho cơ thể.


Ngoài tác dụng tăng cường bổ sung lượng nước đã mất cho cơ
thể, nước uống trong bóng đá còn được tăng cường một lượng
đường thích hợp nhằm bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, cầu thủ bổ
sung lượng nước vừa đủ, việc uống nước quá nhiều hoặc nhịn khát
đều bất lợi cho cơ thể. Lượng nước bổ sung phụ thuộc vào từng cầu
thủ, thời tiết. Cầu thủ không nên sử dụng các loại giải khát có cồn.
Sữa tươi là đồ uống cần thiết để cung cấp protein, vitamin, muối
khoáng, canxi và photpho.


<i><b>4.1.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề </b></i>
<i>4.1.2.1. Nội dung 1: Khoa học bóng đá </i>


<i>Hoạt động 1.1: Tìm hiểu các lực tác dụng lên quả bóng. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

~ 85 ~


<i>Hoạt động 1.3: Đo các thông số của quả bong đá. </i>


<i>Hoạt động 1.4: Tìm hiểu chuyển động của quả bóng trong </i>
khơng khí.


<i>4.1.2.2. Nội dung 2: Bảo vệ sức khỏe cầu thủ </i>


<i><b>Dự án 1: Hãy đóng vai là bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho cầu </b></i>
<i>thủ bóng đá, các em hãy thiết kế cẩm nang dinh dưỡng cho cầu thủ. </i>


Bộ câu hỏi định hướng:


1. Làm thế nào để nâng cao thành tích thi đấu của cầu thủ
bóng đá?


<i>2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức </i>
<i>khỏe thi đấu cho cầu thủ? </i>


3. Cẩm nang dinh dưỡng cho cầu thủ có bố cục như thế nào?
4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý của cầu thủ là gì?


5. Các chất khơng thể thiếu cần cung cấp cho cầu thủ là gì?
6. Các biện pháp hạn chế các chấn thương về xương, cơ cho
cầu thủ. Cách xử lí khi cầu thủ bị chấn thương.


<i><b>Dự án 2: Hãy đóng vai các nhà sản xuất thực phẩm, các em </b></i>
<i>hãy nghiên cứu nước uống điện giải tốt cho sức khỏe của cầu thủ. </i>



Bộ câu hỏi định hướng:


1. Làm thế nào để bổ sung lượng nước mất đi cho cầu thủ
hiệu quả?


2. Bổ sung nước bằng nước uống điện giải thực hiện như
thế nào? Nước uống điện giải là gì?


4. Nước uống điện giải có lợi ích gì đối với sức khỏe của cầu thủ?
5. Nước uống điện giải được sản xuất như thế nào?


<i><b>Dự án 3: Đóng vai các nhà sản xuất giày da, các em hãy </b></i>
<i>nghiên cứu chế tạo quả bóng phục vụ cho vòng chung kết World </i>
<i>Cup 2022 tại Qatar. </i>


Bộ câu hỏi định hướng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

~ 86 ~


2. Trái bóng phục vụ cho vịng chung kết World Cup được thiết
kế như thế nào?


3. Trái bóng có hình dạng gì? Được làm từ vật liệu nào?
4. Các tiêu chuẩn cơ bản của quả bóng?


5. Xác định các thơng số của quả bóng như thế nào?


<i><b>Dự án 4: Hãy đóng vai nhà nghiên cứu bóng đá, các em hãy </b></i>
<i>thiết kế cẩm nang kỹ thuật bóng đá dưới góc nhìn vật lý, nhằm giúp </i>


<i>cầu thủ cải thiện thành tích thi đấu. </i>


Bộ câu hỏi định hướng:


1. Nâng cao thành tích thi đấu của cầu thủ như thế nào?
2. Các tác động vật lý ảnh hưởng đến quả bóng như thế nào?
3. Các lực tác động lên quả bóng là gì?


4. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quỹ đạo của quả bóng?
<i><b>4.1.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề </b></i>


<b>Nội </b>


<b>dung </b> <b>Hoạt động </b>


<b>Thời </b>
<b>gian </b>


<b>Cách </b>


<b>tiến hành </b> <b>Sản phẩm </b>


Khoa
học
bóng


đá


1.1: Tìm hiểu
các lực trong


bóng đá.


15
phút


Trên lớp, làm
việc nhóm, và
chung cả lớp


Sơ đồ tổng kết các
lực trong bóng đá.
1.2: Tìm hiểu


sự tương tác
giữa cầu thủ
với quả bóng
và cầu thủ và
cầu thủ.


30
phút


Trên lớp, cá
nhân và làm
việc nhóm


Sơ đồ sự tương tác
trong bóng đá: cầu
thủ và cầu thủ, cầu
thủ và quả bóng.


1.3. Đo các


thơng số của
quả bóng.


15
phút


Trên lớp, cá
nhân và làm
việc nhóm


Kết quả thơng số
của quả bóng.
1.4. Tìm hiểu


chuyển động
của quả bóng
trong khơng
khí.


30
phút


Trên lớp, cá
nhân và làm
việc nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

~ 87 ~



Bảo vệ
cầu thủ


Dự án 1 2 tuần Ở nhà, thực
hiện dự án


Cẩm nang dinh
dưỡng cho cầu thủ.
Báo cáo đánh giá
của chuyên gia về
cẩm nang dinh
dưỡng cho cầu thủ.
Dự án 2 2 tuần Ở nhà, thực


hiện dự án


Báo cáo toàn văn
về nước uống điện
giải.


Dự án 3 2 tuần Ở nhà, thực
hiện dự án


Mơ hình quả bóng
và báo cáo tồn văn
về quả bóng.


Dự án 4 2 tuần Ở nhà, thực
hiện dự án



Cẩm nang rèn
luyện kỹ năng bóng
đá và báo cáo đánh
giá từ các cầu thủ
bóng đá.


Thực
hiện
đánh
giá


Báo cáo kết
quả dự án


90
phút


Trên lớp, làm
việc nhóm


Bài trình chiếu
powerpoint.


Bài báo cáo toàn
văn.


<b>4.2. Tổ chức dạy học chủ đề sức khỏe của đôi mắt </b>
<i><b>4.2.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh </b></i>
<i>4.2.1.1. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của mắt </i>



<i><b>Hình 4.2.1. Hình ảnh cấu tạo của mắt </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

~ 88 ~


Mắt là cơ quan thị giác, thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu
nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và
lưu trữ.


<b> Cấu tạo bên ngồi </b>


Nhìn bên ngồi, đơi mắt cơ bản có các bộ phận: lơng mày, lơng
mi, mí mắt, trịng trắng, trịng đen...


<i><b>Hình 4.2.2. Cấu tạo nhìn từ bên ngồi của mắt </b></i>


<b> Cấu tạo bên trong </b>


Mắt là một cơ quan có cấu trúc bên trong hết sức tinh vi, trong
đó thủy tinh thể và võng mạc là hai bộ phận cơ bản và có vai trị
quan trọng nhất để đảm bảo được chức năng nhìn, thị lực của mắt.


(1) Thủy tinh thể
(2) Đồng tử
(3) Giác mạc
(4) Mống mắt
(5) Củng mạc
(6) Võng mạc
(7) Đĩa thị


(8) Lõm hoàng điểm


(9) Thần kinh thị giác


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

~ 89 ~
<b>Chức năng của võng mạc </b>


<i><b>Võng mạc: là một màng bên trong của đáy mắt có nhiệm vụ </b></i>
tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại.


Khi ánh sáng đi vào trong mắt, sẽ xuyên qua giác mạc và thủy
tinh thể, sau đó được hội tụ trên võng mạc.


Võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực
và gửi về trung khu phân tích tại vỏ não (thơng qua dây thần kinh
thị giác – Dây thần kinh số II).


<b>Cấu tạo thành phần quan trọng của võng mạc </b>


<i><b>Điểm vàng là phần quan trọng của võng mạc, nơi tập trung </b></i>
<b>nhiều tế bào thị giác. Hố trung tâm điểm vàng là nơi tế bào thị giác </b>
nhạy cảm nhất, giúp nhận diện nội dung và độ sắc nét của hình ảnh.
Đặc biệt, hố trung tâm khơng có mạch máu trực tiếp ni dưỡng mà
phải thơng qua sự hấp thu dưỡng chất từ lớp tế bào võng mạc.


Điểm vàng bị thoái hóa theo tuổi tác sẽ khiến thị lực cũng
giảm theo.


<i><b>Hình 4.2.4. Điểm vàng, hố trung tâm của điểm vàng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

~ 90 ~



 <i><b>Chức năng bảo vệ: tế bào võng mạc có vai trị hấp thụ các tia </b></i>
cực tím và các chất chuyển hố gây hại, giúp bảo vệ tế bào thị giác


 <i>Chức năng nuôi dưỡng: tế bào võng mạc có nhiệm vụ gắn </i>
<b>chặt và ni dưỡng các tế bào thị giác, là yếu tố dinh dưỡng thần </b>
kinh quan trọng, đặc biệt là vùng hố trung tâm hồng điểm.


<i><b>Hình 4.2.5. Cấu trúc võng mạc bình thường </b></i>


<b>Vị trí, chức năng của thủy tinh thể </b>


<i>Thủy tinh thể (lens) làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ </i>
trong suốt nằm sau mống mắt (còn gọi là tròng đen) bên trong
nhãn cầu.


<i><b>Hình 4.2.6. Mắt nhìn ngang và thủy tinh thể trong suốt </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

~ 91 ~


Do vậy, thủy tinh thể phải luôn trong suốt để giúp mắt điều tiết
tốt. Đồng thời điều chỉnh linh hoạt được độ dày, mỏng khi mắt nhìn
gần hoặc nhìn xa.


<b>Thủy dịch </b>


Thành phần chủ yếu của thủy dịch chủ yếu là nước chiếm
98,75%, glucose 0,008%, axit amin 0,03%,..


Thủy dịch là yếu tố quan trọng nhất tác động đến nhãn áp. Nhờ
có nhãn áp nên nhãn cầu ln có hình dạng ổn định, đảm bảo cho


chức năng quang học của mắt. Đồng thời thủy dịch chính là nguồn
cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và góp phần quan trọng ni
dưỡng giác mạc.


<b>Giác mạc và phim nước mắt </b>


Giác mạc (lòng đen) là một màng trong suốt, rất dai, khơng có
mạch máu, có hình chỏm cầu, chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu.


Giác mạc có 5 lớp, từ ngồi vào trong bao gồm:
– Biểu mơ: là biểu mơ lát tầng khơng sừng hố.


– Màng Bowmans: có vai trị như lớp màng đáy của biểu mơ.
– Nhu mô: chiếm 9/10 chiều dày giác mạc.


– Màng Descemet: rất dai.
– Nội mơ: chỉ có một lớp tế bào.


Phẫu thuật khúc xạ bằng laser can thiệp từ 1/2 nhu mô trở về trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

~ 92 ~
<i><b>Phim nước mắt </b></i>


Lớp phim nước mắt phủ đều trên bề mặt giác mạc, lấp đầy các
khe hở giữa các nhung mao của tế bào biểu mô. Lớp phim nước
mắt giúp bảo vệ giác mạc và duy trì bề mặt biểu mơ trơn láng, nhờ
vậy ánh sáng xuyên giác mạc không bị tán xạ, đảm bảo chức năng
quang học hoàn hảo của giác mạc.


<i><b>Hình 4.2.8. Phim nước mắt bảo vệ giác mạc </b></i>



<i><b>Dinh dưỡng giác mạc </b></i>


Giác mạc được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ các mạch máu
quanh rìa, từ nước mắt và thuỷ dịch.


<i><b>Chức năng của giác mạc </b></i>


Giác mạc trong suốt, trơn láng, rất dai, giúp bảo vệ mắt bằng 2
cách:


+ Cùng với hốc mắt, mi mắt, củng mạc bảo vệ bề mặt nhãn cầu
tránh các tác nhân như vi trùng, bụi, các tác nhân có hại khác xâm
nhập vào nhãn cầu.


+ Giác mạc giống như một thấu kính có chức năng kiểm sốt và
hội tụ các tia sáng vào mắt. Giác mạc chiếm 2/3 công suất khúc xạ
của nhãn cầu. Để nhìn rõ, các tia sáng đến bề mặt nhãn cầu phải
được hội tụ bởi giác mạc và thủy tinh thể để rơi đúng vào võng
mạc. Võng mạc chuyển các tia sáng thành các xung thần kinh
truyền đến não giúp ta nhận biết hình ảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

~ 93 ~


<i>4.2.1.2. Thời trang kính mắt – bảo vệ đơi mắt của bạn </i>
<b> Kính râm phân cực </b>


<i><b>Cơng dụng: nhìn thấy rõ hơn và an toàn hơn khi lái xe hoặc </b></i>
<i><b>bơi lội. </b></i>



<i>Nguyên lý kính râm phân cực: Ánh sáng được tạo thành từ các </i>
đợt sóng di chuyển theo nhiều hướng.


+ Ánh sáng thẳng giúp ta nhìn được mọi vật.
+ Ánh sáng ngang gây ra chói mắt.


<i><b>Hình 4.2.9. Ngun lý hoạt động của kính râm phân cực </b></i>


Khi gặp mặt phẳng sáng bóng như mặt đường, nước hay kính,
ánh sáng sẽ bị phản chiếu thành ánh sáng ngang, đây chính là lý do
vì sao chúng ta cảm thấy chói mắt khi đi đường dưới trời nắng chói
chang. Và chính lớp lõi phân cực trong mỗi chiếc trịng kính được
chế tạo trong kính mắt là để ngăn chặn các tia sáng ngang này.


<b> Kính chống tia UV (tia cực tím, tia tử ngoại) [28] </b>


<i>Tia cực tím (tia UV) là sóng điện từ nằm trong phổ điện từ </i>
<i>giữa ánh sáng nhìn thấy và tia X. Tia cực tím có bước sóng nằm </i>
<i>trong dải từ 10nm÷380nm. </i>


Tia cực tím được chia thành ba loại như sau:


 Tia UVA (400 nm ÷ 315 nm) hay còn gọi là tia UV gần


 Tia UVB (315 nm ÷ 280 nm) hay gọi là tia UV trung bình


 Tia UVC (280 nm ÷ 180nm) hay gọi là tia UV xa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

~ 94 ~



<i><b>Hình 4.2.10. Mắt kính chặn tia UV vào mắt </b></i>


<b>Tác động của tia UVA, UVB và UVC </b>


<i>Hầu hết các tia UV con người tiếp xúc đều bắt nguồn từ mặt </i>
<i>trời. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% ánh sáng mặt trời là tia UV, và </i>
<i>chỉ 1/3 trong số này là có khả năng thâm nhập vào bầu khí quyển </i>
<i>của Trái đất. Trong số những tia UV có thể đến được Trái đất, thì </i>
<i>có khoảng 95% là tia UVA và khoảng 5% là tia UVB. Chưa có </i>
<i>nghiên cứu hay đo lường nào cho thấy sự xuất hiện của tia UVC </i>
<i>trong khí quyển của Trái đất, vì tầng ozon, phân tử oxy và hơi nước </i>
<i>ở tầng khí quyển trên đã hấp thụ tồn bộ các tia UV với bước sóng </i>
<i>ngắn nhất này. </i>


<i><b>Hình 4.2.11. Tia UV bắt nguồn từ mặt trời </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

~ 95 ~


Với đôi mắt, do giác mạc của chúng ta hấp thu hầu hết các bức
xạ UVB này nên chúng không phải là nguyên nhân chính gây nên
các hiện tượng đục thủy tinh thể hay thối hóa hồng điểm mà chủ
yếu gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác
mạc, mộng.


Còn tia UVA, đây là lượng bức xạ cực tím có nhiều nhất (chiếm
tới 95 % đến 97 %), do chúng dễ dàng xuyên qua tầng ozon bảo vệ
Trái đất. Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc, đi vào thủy tinh thể
hay võng mạc ở bên trong mắt. Nếu phơi dưới bức xạ UVA quá lâu
sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt hay thối hóa hồng điểm.



<b> Kính chống ánh sáng xanh (blue light) </b>


Ánh sáng xanh có bước sóng từ khoảng 450nm và 500nm,
mang năng lượng cao nhất trong phổ ánh sáng nhìn thấy.


Nguồn ánh sáng màu xanh bao gồm mặt trời, màn hình kỹ thuật
số (ti vi, máy tính, máy tính xách tay, điện thoại thơng minh và máy
tính bảng), các thiết bị điện tử, huỳnh quang tiết kiệm năng lượng
và đèn LED.


<i>Ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến sức khỏe: gây mỏi mắt, đau </i>
đầu, mệt mỏi về thể chất và tâm thần gây ra bởi nhiều giờ ngồi
trước màn hình máy tính hoặc thiết bị điện tử khác. Kéo dài tiếp
xúc với ánh sáng màu xanh có thể gây tổn thương võng mạc và
thối hóa điểm vàng có thể dẫn đến mất thị lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

~ 96 ~


<i><b>Hội chứng thị giác màn hình: căn bệnh thời hiện đại </b></i>


Hội chứng thị giác màn hình có thể coi là một bệnh phổ biến
nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống ở thế kỷ 21. Hội chứng thị
giác màn hình bao gồm nhiều triệu chứng của mắt như: nhìn mờ,
căng mắt, khơ mắt,… và các triệu chứng khác như đau đầu, đau cổ,
mệt mỏi, khó tập trung.


<i><b>Nguyên nhân gây ra hội chứng thị giác màn hình </b></i>


Do mắt bị tác động bởi ánh sáng xanh - mang năng lượng cao
phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, máy tính bảng, điện


thoại, tivi, đèn LED, đèn huỳnh quang,..


<i><b>Hình 4.2.13. Ánh sáng xanh gây ra hội chứng thị giác màn hình </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

~ 97 ~


<i>4.2.1.3. Cận thị, viễn thị, loạn thị </i>


<i><b> Cơ chế nhìn của mắt người bình thường </b></i>


<i><b>Hình 4.2.15. Cơ chế nhìn của mắt bình thường </b></i>


Khi ta nhìn vào vật thể, chùm tia sáng phản chiếu từ vật thể đó
sẽ đi vào mắt ta thơng qua giác mạc. Chùm sáng từ vật thể sau khi
qua giác mạc sẽ tiếp tục đi qua thủy tinh thể và cuối cùng hội tụ
trên võng mạc. Giác mạc sẽ tập trung các tia sáng đi thẳng tới võng
mạc và thủy tinh thể điều chỉnh chùm sáng đó.


<i>Sự điều tiết của mắt: là sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể để </i>
<i>ảnh của vật hiện trên võng mạc giúp mắt nhìn rõ vật. </i>


Nhờ khả năng điều tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội
tụ) mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần. Vật càng
gần mắt, thể thủy tinh càng phồng lên để nhìn rõ.


<i><b>Hình 4.2.16. Ảnh của vật hiện trên võng mạc </b></i>


Ảnh nằm trên
võng mạc.
Mắt nhìn rõ vật.



<i><b>Hình 4.2.17. Ảnh của vật hiện sau võng mạc </b></i>


Vật tiến lại gần
mắt, ảnh nằm
sau võng mạc.
Mắt nhìn khơng
rõ vật.


<i>Hình 4.2.18. Thủy tinh thể điều tiết để ảnh hiện trên </i>
<i>võng mạc </i>


Thủy tinh thể
thay đổi độ cong
để đưa ảnh nằm
trên võng mạc.
Mắt nhìn rõ vật.


Vật ở vị trí A


F


1


F


Vật ở vị trí B <sub>1 </sub>


2



F


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

~ 98 ~


<i><b>Hình 4.2.19. Ảnh của cây hiện trên võng mạc và mắt nhìn rõ cây </b></i>
<i>4.2.1.3.2. Cận thị </i>


<i><b>Đặc điểm: Người bị tật cận thị chỉ quan sát rõ được những vật </b></i>
<i>ở gần mà không quan sát rõ được các vật ở xa. Do đó, họ sẽ gặp </i>
<i>khó khăn khi đọc các biển báo trên đường hoặc nhìn các vật khác ở </i>
<i>xa, nhưng có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần như đọc sách và sử </i>
<i><b>dụng máy tính. </b></i>


<i><b>Hình 4.2.20. Điểm hội tụ của mắt cận thị nằm trước võng mạc </b></i>


<i><b>Cơ chế nhìn của mắt bị tật cận thị </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

~ 99 ~


<i><b>Hình 4.2.21. Các tia sáng hội tụ tại một điểm trước võng mạc </b></i>
<i>của mắt cận thị </i>


<i><b>Cách sửa tật cận thị </b></i>
<i>Đeo thấu kính phân kỳ </i>


Tật cận thị có thể do bẩm sinh, nhưng cũng có thể do đọc sách
hay học bài ở những nơi không đủ độ sáng, không giữ đúng khoảng
cách trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn phồng,
lâu dần mất khả năng dãn.



Mắt cận khi nhìn vật ở xa, ảnh của
vật thường ở phía trước màng lưới.
Muốn cho ảnh rơi đúng trên màng lưới
để nhìn rõ phải đưa vật lại gần hơn.


<i>Tật cận thị được khắc phục bằng </i>
<i>cách đeo kính phân kỳ có độ tụ thích </i>
<i>hợp để đưa ảnh lùi về màng lưới. Khi </i>
<i>đó mắt có thể nhìn được vật ở vơ cực </i>
<i>mà khơng phải điều tiết. </i>


<i>Phẫu thuật LASIK </i>


Trong phẫu thuật LASIK – phương pháp phẫu thuật khúc xạ
phổ biến nhất – một vạt mỏng sẽ được tạo ra trên bề mặt của giác
mạc, laser sẽ loại bỏ một số mô giác mạc và sau đó, vạt giác mạc
được đặt lại vị trí ban đầu.


(∞)
(∞
)


C
V


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

~ 100 ~


Trong phẫu thuật Femto LASIK là phương pháp tạo vạt giác
mạc không cần dao mổ mà sử dụng tia laser femtosecond. Ưu điểm
của phương pháp này là vạt giác mạc được tạo ra có độ dày ổn định


và đồng đều, loại bỏ hồn tồn biến chứng thơng thường như trong
phương pháp cắt vạt bằng dao thường. Hơn nữa, năng lượng sử
dụng trong tia laser femtosecond thấp và tăng tính an tồn trong
phẫu thuật.


<i><b>Hình 4.2.22. Phẫu thuật Femto LASIK chữa tật cận thị </b></i>


– Phẫu thuật ReLEx SMILE là phẫu thuật điều chỉnh tật khúc
xạ không lật vạt giác mạc, không sử dụng dao vi phẫu cơ học, có
thể điều trị tật khúc xạ cho bệnh nhân có độ cận và độ loạn thị cao.
Phương pháp này có độ an tồn và chính xác gần như tuyệt đối. Ưu
điểm của phương pháp ReLEx SMILE là ít gây ra tổn thương hệ
thần kinh ở giác mạc, đảm bảo được sự vững chắc cơ học tự nhiên
của giác mạc. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật có kết quả tốt, có tính
ổn định cao, ít khả năng tái cận.


<i><b>Hình 4.2.23. Phẫu thuật ReLEx SMILE chữa tật cận thị </b></i>


<i><b> Viễn thị </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

~ 101 ~


<i>khó khăn khi đọc sách, báo vì khoảng cách từ vật thể đến mắt là </i>
<i>tương đối gần. </i>


<i><b>Hình 4.2.24. Điểm hội tụ của mắt viễn thị nằm sau giác mạc </b></i>


<i><b>Cơ chế nhìn của mắt bị tật viễn thị </b></i>


Chùm sáng từ vật thể sau khi đi qua giác mạc sẽ tiếp tục đi qua


thủy tinh thể và không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ tại một điểm
phía sau võng mạc. Do đó, người quan sát sẽ nhìn thấy vật thể rất mờ.


<i><b>Cách sửa tật viễn thị </b></i>
<i>Đeo thấu kính hội tụ </i>


Mắt viễn khi nhìn vật ở xa, ảnh
của vật thường hiện phía sau
màng lưới.


Muốn cho ảnh rơi đúng trên màng
lưới để nhìn rõ phải đẩy vật ra xa.
Tật viễn thị được khắc phục bằng
cách đeo kính hội tụ để có thể
nhìn được vật ở gần như mắt bình
thường.


<i><b> Loạn thị </b></i>


<i><b>Đặc điểm: Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy </b></i>
<i>ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng </i>
<i>mạc, khiến mắt nhìn mờ. </i>


(∞)


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

~ 102 ~


<i><b>Hình 4.2.25. Mắt loạn thị có nhiều điểm hội tụ không cố định </b></i>


Những người mắc tật loạn thị thường gặp các triệu chứng sau:


– Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhịe hoặc méo mó.


– Tầm nhìn đơi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ.
– Khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách.


– Một số dấu hiệu kèm theo khác như nhức mỏi mắt, chảy nước
mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy… cũng có thể xảy ra.


<i><b>Hình 4.2.26. So sánh hình ảnh quan sát của mắt thường và mắt loạn thị </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

~ 103 ~


<i><b>Hình 4.2.27. So sánh điểm hội tụ của mắt thường và mắt loạn thị </b></i>


<i><b>Chữa tật loạn thị: đeo kính giúp cải thiện độ cong của giác </b></i>
mạc hoặc phẫu thuật LASIK.


<i><b> Phương pháp Bates chữa tật khúc xạ của mắt </b></i>


<i>Nền tảng của phương pháp Bates dựa trên lý thuyết về sự căng cơ: </i>
+ Mỗi bên mắt sẽ có 6 cơ nằm ở ngồi mắt giúp mắt di chuyển.
Những cơ này dễ dàng di chuyển theo những vật thể thu hút đôi mắt.


+ Khi bị những stress về tâm lý hoặc thể chất hay một vấn đề gì
khác, các cơ mắt bị căng và tạo áp lực lên nhãn cầu, khiến nhãn cầu
bị biến dạng. Chính sự biến dạng của nhãn cầu làm thay đổi điểm
hội tụ của hình ảnh lên võng mạc, từ đó gây nên các tật của mắt
như cận thị, viễn thị, loạn thị.


Như vậy theo Bates, nguyên nhân dẫn đến các tật của mắt là do


thường xuyên phải căng mắt để nhìn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

~ 104 ~
<i><b>Cách thực hiện </b></i>


<b>Bước 1: Dùng hai lòng bàn tay nhẹ nhàng che hai mắt lại (tay </b>
trái che mắt trái, tay phải che mắt phải) sao cho nhãn cầu gần như
khơng phải chịu áp lực nào. Các ngón tay đặt ở trên trán.


<i><b>Hình 4.2.29. Phương pháp Bates chữa tật khúc xạ của mắt </b></i>


<b>Bước 2: Điều chỉnh tay sao cho càng ít ánh sáng lọt vào mắt </b>
càng tốt, sau đó nhắm mắt cho đến khi kết thúc tập luyện.


<b>Bước 3: Thả lỏng tồn thân, để tồn cơ thể và tâm trí được thư </b>
giãn tựa như đang ngồi thiền.


<b>Bước 4: Tưởng tượng. </b>


+ Hãy tưởng tượng rằng mình đang gửi tình u và sự thư giãn,
tựa như dịng năng lượng thơng qua lịng bàn tay đến đơi mắt. Và
đôi mắt thực sự được thư giãn, thả lỏng.


+ Hãy tưởng tượng rằng đơi mắt mình sẽ trở về hình dáng tự
nhiên như thuở ban đầu.


<b>Điểm cốt lõi của phương pháp này nằm ở “thư giãn”. Cùng với </b>
<b>đó là niềm tin vững chắc vào bản thân, rằng đôi mắt sẽ hồi phục lại </b>
<b>như trước đóng vai trị rất trọng yếu. </b>



<i>4.2.1.4. Phịng chống một số bệnh về mắt </i>
<i><b> Thuốc nhỏ mắt </b></i>


Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng (dung dịch hay hỗn
dịch) vô khuẩn chứa 1 hay nhiều dược chất, được nhỏ vào mắt để
điều trị các bệnh về mắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

~ 105 ~


khỏi bị dính bụi, khỏi mờ mắt, cộm mắt, ý nghĩa vệ sinh phịng
ngừa là chính.


<i><b>Một số thành phần hóa học có trong thuốc nhỏ mắt </b></i>


 Chất điều trị nhiễm khuẩn như kẽm sulfat, cloramphenicol,..
Kẽm sulfat


ZnSO4


Cloramphenicol
C11H12Cl2N2O5


 Chất chống viêm tại chỗ như corticosteroid, diclofenac,..
Corticosterone


C21H30O4


Diclofenac
C14H11Cl2NO2



 Dung môi để pha chế thuốc nhỏ mắt thường dùng là nước
cất vô khuẩn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

~ 106 ~
<i><b> Đau mắt đỏ </b></i>


Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một bệnh mắt có tính lây lan cao,
do nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập qua tay bẩn hoặc thậm chí là do
dị ứng với một thứ gì đó. Bệnh xảy ra trên lớp trên cùng của mắt và
gây ra đỏ và ngứa.


Bệnh thường gặp vào mùa hè hay khi thời tiết nóng ẩm bất
thường, tuy không nguy hiểm nhưng gây ngứa mắt, khó chịu với
người bị bệnh. Thông thường nếu vệ sinh mắt hợp lý bệnh có thể tự
khỏi sau 2 tuần.


<i><b>Hình 4.2.30. Rau diếp cá chữa đau mắt đỏ </b></i>


<i><b>Dùng rau diếp cá chữa bệnh đau mắt đỏ </b></i>


<i><b>Cách 1: Dùng một nắm rau diếp cá tươi, sắc lấy nước uống </b></i>
trong ngày. Dùng bã rau diếp cá quấn vào gạc, rồi đắp lên mắt qua
<i>đêm là thấy bệnh tiến triển hẳn. </i>


<i><b>Cách 2: Dùng cho trẻ nhỏ: Rửa sạch 1 nắm lá rau diếp cá tươi, </b></i>
tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo rồi đem giã nát, cho vào
<i>miếng gạc sạch, đắp lên mắt. Dùng 2 lần/ngày tác dụng sẽ nhanh hơn. </i>


<i><b> Phịng bệnh võng mạc và thối hóa điểm vàng </b></i>



<i>Triệu chứng và nguyên nhân bệnh võng mạc: Các bệnh lý nội </i>
khoa như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường...có thể gây biến chứng
tổn thương cho võng mạc mắt như bong võng mạc, xuất huyết
võng mạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

~ 107 ~


<i><b>Hình 4.2.31. Võng mạc và điểm vàng </b></i>


<i>Triệu chứng và ngun nhân thối hóa điểm vàng: Khi bị thối </i>
hóa hồng điểm, mắt sẽ có một số triệu chứng như giảm dần thị lực
(nhìn mờ) vùng trung tâm, đơi khi nhìn mờ đột ngột, bệnh nặng có
thể sẽ gây mù mắt hồn tồn; nhìn hình biến dạng, méo mó; nhìn có
ám điểm (điểm mờ đen) trước mắt; rối loạn thị lực màu: nhìn mọi
vật mờ và nhạt màu, song thị (nhìn thành hai hình).


<i><b>Hình 4.2.32. Ánh sáng từ các màn hình gây thối hóa điểm vàng </b></i>


<i><b>Tinh chất thiên nhiên giúp bảo vệ võng mạc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

~ 108 ~


Thioredoxin giúp gia tăng hoạt động và bảo vệ lớp tế bào võng
mạc bằng 3 cơ chế:


 Hoạt hóa, chuyển mã thơng tin giữa các tế bào;
 Làm chậm q trình thối hóa tế bào;


 Bảo vệ tế bào thị giác trước sự tấn công của các chất gây hại
sinh ra trong các phản ứng oxy hóa.



<i><b>Hình 4.2.33. Bơng cải xanh giúp tăng cường Thioredoxin </b></i>


<i><b> Phòng bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá) [27] </b></i>
Cấu trúc của thủy tinh thể có tỉ lệ protein rất cao (chiếm 35%),
bao gồm nhiều loại protein khác nhau và phải được sắp xếp theo
một trật tự rất nghiêm ngặt để bảo đảm cho nó ln ln trong suốt.


<i><b>Hình 4.2.34. Thủy tinh thể luôn luôn trong suốt khi mắt khỏe mạnh </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

~ 109 ~


thiol (liên kết –SH) bị biến đổi cấu trúc, các nhóm thiol của chúng
bị mất nguyên tử Hidro và tạo thành cấu nối disulphua (liên kết
-SS). Khi đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về trật tự sắp xếp của các
protein tại thủy tinh thể và hậu quả cuối cùng là tạo ra các đám mờ
và tình trạng đục của thủy tinh thể. Khi thủy tinh thể bị đục sẽ
ngăn không cho ánh sáng đi qua để đến võng mạc, từ đó làm giảm
thị lực.


Có nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh, trong đó phổ biến
nhất là các nguyên nhân sau:


 Do tuổi tác, chấn thương mắt.


 Do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, tia hàn, tia X.
 Sử dụng thuốc dạng uống, nhỏ mắt chứa corticoid trong thời
gian dài.


 Do biến chứng bệnh tiểu đường.



 Dinh dưỡng thiếu cân đối, đặc biệt là các thành phần dinh
dưỡng chuyên biệt cho mắt.


<i><b>Hình 4.2.35. Chùm sáng hội tụ và hình ảnh nhìn thấy rõ nét </b></i>
<i>khi thủy tinh thể trong suốt </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

~ 110 ~


<b>Cách phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể </b>


 Hạn chế yếu tố nguy cơ bằng cách tránh tiếp xúc với tia cực
tím, khói bụi.


 Hạn chế bia, rượu, thuốc lá.


 Xây dựng chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm tốt cho mắt
như: cà rốt, dâu tây, rau bina,..


 Kiểm tra mắt định kỳ 1 lần/năm để sớm phát hiện bệnh và
kịp thời chữa trị.


Cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm gia tăng tổng
hợp Thioredoxin một cách tự nhiên để bảo vệ tế bào thị giác, thần
kinh mắt, cũng như đảm bảo được sự ổn định của cấu trúc và tỉ lệ
các thành phần protein trong mắt được đánh giá là phương pháp
chăm sóc mắt từ bên trong hiệu quả và bền vững nhất.


Thioredoxin sẽ giúp duy trì liên kết -SH của cũng như giảm
thiểu sự hình thành liên kết biến tính -SS của các protein tại thủy tinh


thể, nhằm giữ độ trong suốt và co giãn của thủy tinh thể khi tiếp
nhận hình ảnh và ánh sáng bên ngồi đưa vào, giúp hình ảnh và ánh
sáng hội tụ trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ dù vật ở gần hay xa.


<i><b>Hình 4.2.37. Liên kết –SH và liên kết biến tính –SS của các protein </b></i>
<i>ở thủy tinh thể </i>


<i><b> Quáng gà </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

~ 111 ~


<i><b>Hình 4.2.38. Thực phẩm giàu </b></i>
<i> vitamin A </i>


<i><b>Hình 4.2.39. Cấu tạo hóa học </b></i>
<i>của Vitamin A </i>


Để chữa phòng chống bệnh quáng gà, cần bổ sung những thực
phẩm giàu vitamin A như: gan gà, gan lợn, gan vịt, trứng gà, trứng
vịt, bơ, sữa bột toàn phần,..; rau ngót, rau dền đỏ, rau dền cơm, rau
muống, gấc, cà rốt, ớt vàng to, đu đủ chín, hồng đỏ,…


<i>4.2.1.5. Dưỡng chất từ thiên nhiên giúp tăng cường sức khỏe </i>
<i>cho mắt </i>


<i><b> Nhóm thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin </b></i>


Hai dưỡng chất này có nhiều ở trong các loại rau màu xanh
đậm và các loại hoa quả màu vàng, đỏ như: rau cải thìa, cải xoăn,
cải bó xơi, cà rốt, súp lơ, ớt, cam, măng tây, hạt tiêu, bắp ngọt,…



<i><b>Hình 4.2.40. Thực phẩm giàu Lutein </b></i>


<i><b>Hình 4.2.41. Cấu tạo hóa học </b></i>
<i>của Lutein </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

~ 112 ~


<i><b>+ Tại điểm vàng của mắt, Lutein và Zeaxanthin có 2 chức năng </b></i>
<i>bảo vệ rất quan trọng. Hai carotenoid võng mạc này có khả năng </i>
<i>hấp thu chuyên biệt ánh sáng xanh, đây là ánh sáng có năng lượng </i>
cao trong dải ánh sáng nhìn thấy và có khả năng gây thương tổn cao
nhất cho võng mạc. Do đó, Lutein và Zeaxanthin được xem là chiếc
kính chống nắng từ bên trong cho đơi mắt.


<i><b>Hình 4.2.42. Thực phẩm giàu </b></i>
<i>Zeaxanthin </i>


<i><b>Hình 4.2.43. Cấu tạo hóa học của </b></i>
<i>Zeaxanthin </i>


<i><b>+ Bên cạnh đó, chúng cịn có tác dụng như chất chống oxy hóa </b></i>
để chống lại các gốc tự do gây tổn thương điểm vàng giúp phòng
ngừa lão hóa mắt và gây đục thủy tinh thể.


<i>4.2.1.5.2. Nhóm thực phẩm giàu Astaxanthin </i>
<i>Đại diện: tơm, cua, cà rốt, cá hồi và tôm hùm. </i>


Đây là một loại carotenoid tan trong chất béo, giúp giảm nguy
cơ đục thủy tinh thể, bong võng mạc và thối hóa điểm vàng.



<i><b>Hình 4.2.44. Thực phẩm giàu </b></i>


<i>Astaxanthin </i> <i><b>Hình 4.2.45. Cấu tạo hóa học của </b><sub>Astaxanthin </sub></i>


<i>4.2.1.5.3. Nhóm thực phẩm acid béo omega-3 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

~ 113 ~


<i>mịi giúp giảm thối hóa điểm vàng, phịng ngừa tăng nhãn áp. </i>
Ngồi ra, chúng ta có thể bổ sung omega-3 từ viên dầu cá.


<i><b>Hình 4.2.46. Thực phẩm giàu </b></i>
<i>omega-3 </i>


<i><b>Hình 4.2.47. Cơng thức cấu tạo hóa học </b></i>
<i>của omega-3 (C17H31COOH) </i>


<i><b> Nhóm thực phẩm giàu omega-6 </b></i>


Đại diện: có trong dầu hoa hướng dương, hạt nho, hạt điều, hạnh
nhân, quả óc chó…giúp bảo vệ mắt và các tế bào khỏi thối hóa.


<i><b>Hình 4.2.48. Thực phẩm giàu </b></i>
<i>omega-6 </i>


<i><b>Hình 4.2.49. Cấu tạo hóa học của </b></i>
<i>omega-6 (C17H31COOH)</i>


<i><b>4.2.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề </b></i>



<i><b>Hoạt động 1: Tìm hiểu: (1.1) cấu tạo cơ bản của mắt người; </b></i>
(1.2) chức năng của giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc; (1.3) Quá
trình điều tiết của mắt (thay đổi độ cong của thủy tinh thể) để nhìn
rõ vật.


<i><b>Hoạt động 2: Tìm hiểu: (2.1) phân cực ánh sáng và kính râm </b></i>
phân cực ánh sáng; (2.2) bản chất tia UV và tác hại của nó đối với
mắt; (2.3) bản chất ánh sáng xanh và tác hại của nó đối với mắt;
(2.4) hội chứng thị giác màn hình; (2.5) kính chống tia UV và ngăn
ánh sáng xanh tới võng mạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

~ 114 ~


loạn thị và cách sửa tật; (3.4) nguyên nhân gây tật khúc xạ của mắt
và biện pháp phòng tránh; (3.5) chữa tật khúc xạ bằng phương pháp
Bates.


<i><b>Hoạt động 4: Tìm hiểu: (4.1) thành phần hóa học có trong </b></i>
thuốc nhỏ mắt và vai trị của nó; (4.2) nguyên nhân và biện pháp
phòng tránh một số bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, bệnh võng
mạc và thối hóa điểm vàng; (4.3) chữa bệnh đau mắt đỏ, quáng gà.
<i><b>Hoạt động 5: Tìm hiểu một số dưỡng chất từ thiên nhiên giúp </b></i>
tăng cường sức khỏe cho mắt.


<i><b>Hoạt động 6: Thực hiện dự án (thiết kế poster, quay clip, tạo </b></i>
facebook, đóng kịch,..) giáo dục tuyên truyền về: (6.1) phòng chống
tật khúc xạ học đường; (6.2) phòng chống bệnh đau mắt đỏ, mắt hột;
(6.3) mắt kính thời trang bảo vệ đơi mắt; (6.4) phịng chống bệnh
qng gà, thối hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể; (6.5) thực phẩm


thiên nhiên cung cấp dưỡng chất tăng cường sức khỏe cho mắt.
<i><b>4.2.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề </b></i>


<b>Địa </b>


<b>điểm </b> <b>Hình thức học tập </b>


<b>Thực hiện </b>
<b>hoạt động </b>


<b>Thời </b>


<b>lượng </b> <b>Kết quả </b>
<i><b>Ở lớp Nghiên cứu </b></i>


<i><b>tài liệu </b></i>


Làm việc
nhóm, chia
lớp thành 5
nhóm


+ Hoạt động 1, 2,
3, 4, 5


+Mỗi nhóm đều
thực hiện 5 hoạt
động trên.


+ Mỗi hoạt động


do 1 đến 2 thành
viên trong nhóm
phụ trách chính và
điền nội dung vào
phiếu học tập số
01.


75 phút
(15 phút
tìm hiểu
tư liệu +
15 phút
thảo luận
nhóm +
30 phút
học sinh
báo cáo
và giáo
viên
hướng
dẫn học
sinh hoàn
thành
phiếu học
tập số 01).


+ Tất cả học
sinh hoàn
thành phiếu
<i>học tập (phiếu </i>



<i>số 01). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

~ 115 ~


<i><b>Thảo luận </b></i> Chuẩn bị cho các


hoạt động 6


15 phút Các nhóm
nắm rõ nhiệm
vụ về nhà
<i><b>Ở nhà Dạy học dự </b></i>


<i><b>án </b></i>


Làm việc
nhóm, chia lớp
thành 5 nhóm


Mỗi nhóm thực
hiện một dự án
trong số các dự án
6.1, 6.2, 6.3, 6.4,
6.5


2 tuần Poster, clip,
facebook


Ở lớp <i><b>Hội thảo về </b></i>


<i><b>sức khỏe của </b></i>
<i><b>đơi mắt </b></i>


Các nhóm thuyết
trình sản phẩm.
Giáo viên và học
sinh đánh giá sản
phẩm.


Giáo viên kết luận
và mở rộng hướng
phát triển


90 phút Bảng điểm đạt
được của học
sinh (Điểm
quá trình,
điểm sản
phẩm).


Phiếu trình
bày dự định
phát triển sản
phẩm trong
tương lai


<i>(Phiếu số 02) </i>


<b>4.3. Tổ chức dạy học chủ đề muỗi và phòng chống bệnh sốt </b>
<b>xuất huyết </b>



<i><b>4.3.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh </b></i>
<i>4.3.1.1. M̃i và q trình sinh trưởng của m̃i </i>


<i><b> M̃i và m̃i vằn </b></i>


<i><b>Hình 4.3.1. M̃i thường </b></i>
<i>(Sinh học 7, tr.24) </i>


<i>(Ảnh tự chụp) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

~ 116 ~


<i><b>Hình 4.3.2. Cấu tạo của m̃i trưởng thành </b></i>


<i><b>Hình 4.3.3. Cấu tạo đầu của muỗi </b></i>


<i><b>Muỗi vằn (Aedes aegypti) </b></i>


Muỗi vằn (<i>Aedes aegypti) là loài </i>


muỗi màu đen. Chân, thân, bụng của
muỗi vằn có khoang đen trắng rõ rệt.
Vùng ngực có các vảy trắng xếp thành
hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây
màu trắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

~ 117 ~
<i><b> Sinh trưởng và phát triển của m̃i </b></i>



<i><b>Hình 4.3.5. Q trình sinh </b></i>
<i>trưởng và phát triển </i>


<i>của m̃i </i>


Quá trình phát triển của muỗi
chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phôi
và giai đoạn hậu phôi.


Ở giai đoạn hậu phôi có sự thay
đổi lớn về hình thái, cấu tạo và sinh lí
của ấu trùng và con trưởng thành, do
đó q trình phát triển của muỗi là
được gọi là quá trình phát triển qua
biến thái hồn tồn.


 <i><b>Giai đoạn phơi </b></i>


Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã
thụ tinh. Ở giai đoạn này, hợp tử phân
chia nhiều lần hình thành phơi. Các tế bào
của phơi phân hóa và tạo thành các cơ
quan của ấu trùng (bọ gậy), trong 1 – 3
ngày.


Bọ gậy chui ra từ trứng, sinh sống và
phát triển trong mơi trường nước.


<i><b>Hình 4.3.6. Ấu trùng </b></i>
<i>muỗi (bọ gậy) </i>



 <i><b>Giai đoạn hậu phôi </b></i>


Giai đoạn hậu phơi của muỗi có biến thái hồn tồn từ bọ gậy
thành nhộng và sau đó thành muỗi.


Bọ gậy có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với
muỗi. Bọ gậy (hình gậy, thẳng) trải qua khoảng bốn lần lột xác trở
thành lăng quăng (hình dấu phẩy) trong 5 – 8 ngày. Lăng quăng là
giai đoạn tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để chuyển sang giai đoạn
nhộng và biến đổi thành muỗi. Các mô, các cơ quan cũ của lăng
quăng tiêu biến đi. Đồng thời, các mô, các cơ quan mới hình
thành, quá trình này diễn ra trong 2 – 3 ngày. Vì vậy, muỗi có cấu
tạo khác hẳn với ấu trùng của nó.


<i><b> Cơ chế bay của muỗi </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

~ 118 ~


Muỗi bay được nhờ cử động vỗ cánh tạo ra cả lực đẩy và lực
nâng. Tần số đập cánh trung bình của muỗi là 500 – 600 Hz. Tiếng
kêu của muỗi là do các dao động của cánh khi bay phát ra. Cơ chế
bay của muỗi được minh họa như sau:


<i><b>Hình 4.3.7. Quá trình bay của muỗi được ghi bằng camera tốc độ cao</b></i>


1. Khi cánh đập, luồng khơng khí xốy như lốc hình thành dọc
theo mép, đột ngột làm giảm áp suất khơng khí phía trên cánh, áp
suất khơng khí cao hơn sẽ đẩy bên dưới cánh.



2. Cánh xoay để chuẩn bị đập theo hướng đối nghịch, tạo nên
lực xốy như trong quả bóng tennis, hút nhanh luồng khơng khí vào
bề mặt trên.


3. Khi cánh chuyển động theo hướng đối nghịch, nó va chạm
với những lốc xoáy do lần đập cánh trước tạo ra và tùy góc độ của
cánh lúc va đập với những đợt sóng khơng khí này mà tạo thêm lực
<i><b>nâng hay lực đè. </b></i>


<i><b> Tập tính của m̃i </b></i>


Tập tính bẩm sinh là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời
kích thích từ môi trường sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc
<i><b>trưng cho lồi. </b></i>


<i><b>Tập tính bẩm sinh của m̃i </b></i>


<i>+ Tập tính sinh sản: Muỗi đẻ trứng dưới nước (ao, vũng nước </i>
hoặc các dụng cụ chứa nước sạch), khoảng 100 – 200 trứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

~ 119 ~


<i>+ Tập tính trú ẩn: Muỗi thường trú ẩn ở những nơi kín gió, ấm </i>
<i><b>áp, ẩm thấp và tối tăm, tại đó chúng tiến hành tiêu thụ máu hút được. </b></i>


Ngồi ra, muỗi cịn có tập tính định hướng theo nguồn ánh sáng
lạnh, thân nhiệt hay nguồn khí CO2<b>. </b>


<i><b> Tác hại của m̃i </b></i>



Muỗi gây ra nhiều tác hại, đặc biệt có ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của con người.


Muỗi cái cắn và hút máu, gây ra sự khó chịu cho người và vật nuôi.
Muỗi là tác nhân gây ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến con
người, là vật thể trung gian truyền bệnh giữa người với động vật,
giữa người với người. Các bệnh do muỗi mang lại có thể gây tử
vong như: sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da, lan truyền virus
Zika,… Đối với Việt Nam, căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất
gây ra bởi muỗi vằn là sốt xuất huyết.


<i><b> Virus Dengue và bệnh sốt xuất huyết </b></i>


<i><b>Hình 4.3.8. Virus Dengue </b></i>


<i>Virus Dengue có dạng hình cầu </i>
với đường kính khoảng 35 –
50nm. Cấu trúc của virus
<i>Dengue gồm có: phía ngồi là </i>
vỏ envelope có bản chất
lipo-protein bao bọc quanh vỏ
capsid có 32 capsomer và đối
xứng hình khối 20 mặt, phía
trong là ARN một sợi dương
nằm trong vỏ capsid có trọng
lượng khoảng 3,8 x 106 dalton.
<i>Cơ chế truyền nhiễm virus Dengue bởi muỗi vằn: </i>


<i>(1) Muỗi vằn đốt người nhiễm virus Dengue </i>



<i>(2) Virus Dengue đi vào muỗi vằn và sinh sống trong tuyến </i>
nước bọt của muỗi vằn.


<i>(3) Muỗi vằn mang virus Dengue đốt người khỏe mạnh, virus </i>
<i>Dengue đi vào máu người bị đốt </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

~ 120 ~


<i><b>Hình 4.3.9. Cơ chế truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết bởi muỗi vằn</b></i>


<i>Virus Dengue tồn tại và phát triển trong cơ thể người, khỉ và </i>
muỗi (chủ yếu là muỗi vằn).


<i><b> Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết </b></i>


+ Sốt cao 390<sub>C – 40</sub>0<sub>C, đột ngột, liên tục trong 3 – 4 ngày liền. </sub>
+ Xuất huyết, thường ở nhiều dạng: xuất huyết dưới da là làm
lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm rải
rác ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi,
mạng sườn.


+ Đau bụng.


+ Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
+ Tiểu ít, ói hoặc đi cầu ra máu.


<i><b> Phòng chống tác hại của m̃i </b></i>


<i><b>+ Diệt m̃i: Có nhiều biện pháp để diệt muỗi khác nhau như: </b></i>
phun thuốc trừ muỗi, máy bắt muỗi,…



<i><b>Biện pháp vật lý </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

~ 121 ~


<i>Vợt điện: là khí cụ diệt muỗi bằng điện </i>
cao áp. Chúng được thiết kế như vợt bắt
muỗi cầm tay, gồm lưới kim loại có điện
thế, chạy pin. Các bước sử dụng: 1) Bật
công tắt vợt điện → 2) Rà vợt điện ra các
khu vực muỗi hoạt động → 3) Muỗi bị kẹt
vào lưới kim loại và bị tiêu diệt bởi điện thế
cao áp → 4) Tắt công tắc điện → 5) Chờ
khoảng một phút để lưới xả hết điện, gỡ
muỗi đã chết khỏi vợt điện và cất vợt điện
hay sạc vợt điện.


<i><b>Hình 4.3.11. Vợt điện </b></i>
<i>diệt m̃i </i>


<i>Máy bắt muỗi: Máy bắt muỗi được chế tạo với một đèn phát </i>
ánh sáng, hấp dẫn muỗi, chúng bị hút và giam giữ bởi quạt điện hay
bị giết chết bởi lưới điện cao áp.


<i><b>Hình 4.3.12. Máy bắt m̃i của </b></i>
<i>nơng dân Trần Văn Lía</i>


<i><b>Hình 4.3.13. Máy bắt m̃i </b></i>
<i>cơng nghiệp </i>



<i><b>Hình 4.3.14. Máy bắt muỗi tự làm </b></i>


<i><b>* Máy bắt muỗi tự làm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

~ 122 ~


<i>Ý tưởng thiết kế </i>


<i><b>Hình 4.3.15. Sơ đồ thiết kế máy bắt m̃i </b></i>


Muỗi có tập tính bị thu hút bởi ánh sáng lạnh (ánh sáng màu
xanh dương). Nếu muỗi bị thu hút lại gần nguồn sáng lạnh, chúng
ta sẽ bắt giữ chúng bằng quạt hút, lực hút của quạt sẽ hút và giam
giữ muỗi ở phía sau quạt hút.


<i>Vật liệu và dụng cụ </i>


1 quạt hút AC 220 V, 1 vỏ bình
nhựa 21 lít, 1 cưa sắt, 1 bóng đèn
xanh dương AC 220 V, 1 lưới chắn,
2 mét dây điện, 1 mỏ hàn chì, 1
súng bắn keo và keo nến, 1 kéo, 1
tua vít, 2 vỏ lon sữa, chì hàn, 1
phích cắm điện,…


<i><b>Hình 4.3.16. Dụng cụ </b></i>
<i>và vật liệu cần thiết chế tạo </i>


<i>máy bắt muỗi </i>



<i>Gợi ý các bước gia cơng, lắp ráp </i>


<b>Bước 1: Đo kích </b>
thước vỏ bình và
quạt hút, mài hay cắt


bỏ phần dư.


<b>Bước 2: Cưa bỏ </b>
phần đầu và đuôi
của vỏ bình 21 lít.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

~ 123 ~
<b>Bước 4: Lắp quạt </b>


hút vào vỏ bình
21 lít.


<b>Bước 5: Lắp bóng </b>
đèn vào vỏ bình


21 lít.


<b>Bước 6: Nối dây </b>
điện với phích cắm.


<b>Bước 7: Lắp màn </b>
lưới chắn ở đuôi


vỏ bình.



<b>Bước 8: Lắp </b>
chân đế.


<b>Bước 9: Sơn đen </b>
vỏ bình.
<i>Giải thích cơ chế hoạt động của máy bắt muỗi tự làm: khi </i>
máy bắt muỗi hoạt động, đèn sáng và thu hút muỗi lại gần. Sức hút
của quạt hút cuốn muỗi về phía sau quạt và khơng cho muỗi thốt
ra ngồi → Bắt được muỗi.


<i><b>Biện pháp hóa học </b></i>


<i>Ưu điểm: hiệu suất diệt muỗi cao, đơn giản, chi phí thấp và </i>
thấy được kết quả nhanh chóng và diệt muỗi diện rộng.


<i>Nhược điểm: độc hại đối với sức khỏe người, tiêu diệt các thiên </i>
địch của muỗi.


<i>Diệt muỗi bằng phun thuốc: Sử </i>
dụng thuốc diệt muỗi phun trực
tiếp vào các nơi trú ẩn của muỗi.
Trong nhà, sử dụng bình xịt muỗi
phun vào các góc khuất, muỗi hay
hoạt động như: gầm giường, tủ
quần áo,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

~ 124 ~


<i><b>* Bẫy muỗi bằng hóa chất: Bẫy m̃i tự làm từ nước đường </b></i>


<i>Mục đích: chế tạo được bẫy muỗi tự làm từ nước đường thân </i>
thiện với thiên nhiên.


<i>Ý tưởng thiết kế: muỗi có tập tính định hướng con mồi bằng </i>
đánh hơi khí CO2. Nếu tạo được dung dịch sản sinh liên tục khí
CO2, có khả năng bám dính và đặt trong khí cụ có cửa vơ dễ và cửa
ra khó thì sẽ nhử và diệt được muỗi.


<i><b>Hình 4.3.18. Sơ đồ thiết kế bẫy </b></i>


<i>m̃i bằng nước đường </i> <i><b>Hình 4.3.19. Vật liệu, dụng cụ làm </b><sub>bẫy muỗi </sub></i>


<i>Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu </i>


1 cốc nước nóng; baking soda; đường; băng dính; dao rọc giấy;
<i>01 vỏ chai 1,5 lít,… </i>


<i>Gợi ý các bước tiến hành </i>


<b>Bước 1: Hoà tan ba </b>
muỗng đường bằng
nước ấm.


<b>Bước 2: Bỏ baking </b>
soda vào dung dịch
nước đường, tỷ lệ
1 : 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

~ 125 ~
<b>Bước 4: Đổ dung </b>



dịch nước đường và
baking soda vào thân
vỏ chai.


<b>Bước 5: Lật ngược </b>


phần thân trên của
chai lại, sau đó đặt
lồng vào phần dưới,
dùng băng dính dán
chặt hai phần lại.


<b>Bước 6: Đặt chiếc </b>
bẫy vào nơi tối, kín
gió, thường xun có
muỗi hoạt động.


<i>Giải thích: Muỗi thường định vị mục tiêu dựa vào việc đánh </i>
hơi mùi khí carbon dioxide (CO2). Hỗn hợp nước, đường và baking
soda sản sinh khí CO2, thu hút muỗi chui vào trong bình và khó có
<i><b>thể thốt ra được → Muỗi chết. </b></i>


<i><b>Biện pháp sinh học </b></i>


<i>Ưu điểm: không độc hại cho người và vật nuôi. </i>
<i>Nhược điểm: diệt muỗi không ổn định. </i>


<i>Thiên địch: Thiên địch của muỗi là những lồi sinh vật có khả </i>
năng bắt, ăn hay gây bệnh cho muỗi như: thằn lằn, ếch, muỗi biến


đổi gen,… cụ thể:


(1) Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy.
(2) Ni chuồn chuồn ngồi đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn
chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt
muỗi trong không trung.


(3) Nuôi thằn lằn, cóc hay ếch để ăn muỗi trong nhà.
(4) Bảo vệ và phát triển dơi bắt muỗi trong khơng trung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

~ 126 ~


<i><b>Hình 4.3.20. Các biện pháp hạn chế sự phát triển của muỗi </b></i>


<i><b>+ Phịng bị m̃i đốt </b></i>


<i>Để đề phịng bị muỗi đốt, buổi tối chúng ta nên ngủ mùng, </i>
<i>mặc quần áo dài, sử dụng nhang trừ muỗi hay kem chống m̃i,… </i>


<i><b>Hình 4.3.21. </b></i>
<i>Ngủ mùng </i>


<i><b>Hình 4.3.22. Nhang </b></i>
<i>trừ m̃i </i>


<i><b>Hình 4.3.23. Kem </b></i>
<i>chống m̃i </i>


<b>Điều chế tinh dầu sả đuổi muỗi </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

~ 127 ~


<i>Gợi ý điều chế tinh dầu sả đuổi muỗi </i>


<b>Bước 1: Rửa và tách </b>


vỏ của củ sả.


<b>Bước 2: Bỏ củ sả vào </b>


lọ thủy tinh, đổ rượu
ngập củ sả.


<b>Bước 3: Đậy kín nắp </b>


hũ, để nơi thoáng mát
khoảng ba ngày.


<b>Bước 4: Xay hay </b>


nghiền nát các củ sả.


<b>Bước 5: Lọc bỏ cặn. </b> <b>Bước 6: Đậy nắp, tinh </b>


dầu sả đuổi muỗi.


<b>Tinh </b>


<b>dầu </b> <b>Thành phần </b> <b>Tác dụng </b>



<i><b>Tinh </b></i>
<i><b>dầu </b></i>


<i><b>sả </b></i>


Sả cho tinh dầu với thành phần chủ
yếu là Citral (C9H15CHO) và


Geraniol (C10H18O). Một số loại sả


cịn có thành phần chủ yếu là
Geranial ((CH3)3CHO) làm cho tinh


dầu sả có mùi chanh rất rõ.


Hai thành phần geraniol
và citral giúp tinh dầu sả
có cơng dụng đuổi muỗi.


<i><b>Tinh </b></i>
<i><b>dầu </b></i>
<i><b>cam </b></i>


Vỏ quả chứa tinh dầu mà thành phần
chính là limonene (C10H16) 90%,


decyclicaldehyd tạo nên mùi thơm,
các alcol như linalool (C10H18O),


dl-terpineol, alcol nonylic, cịn có acid


butyric (C4H8O2), authranilat metyl


và este caprylic.


Mùi thơm của cam làm
muỗi phải tránh xa.


<i><b>Tinh </b></i>
<i><b>dầu </b></i>
<i><b>bạc </b></i>
<i><b>hà </b></i>


Thành phần chủ yếu trong tinh dầu
bạc hà là mentola C10H19OH),


mentol (C10H18O).


Tinh dầu bạc hà và
mentola có tác dụng sát
trùng mạnh nên xua
đuổi được muỗi.


<i><b>Tinh </b></i>
<i><b>dầu </b></i>
<i><b>tràm </b></i>


Thành phần chủ yếu là cineol
(C10H16O) và α-terpineol (C9H18O).


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

~ 128 ~


<i><b> Điều trị bệnh sốt xuất huyết </b></i>


<i><b>Hình 4.3.24. Sơ đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà </b></i>


<i>Hạ sốt: uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống nhiều </i>
nước, chườm khăn và lau người để hạ nhiệt độ.


<i>Dinh dưỡng: cần cho người bệnh ăn những món lỗng như: </i>
cháo, súp,… cung cấp đủ: chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng
chất. Người bệnh nên uống: nước lọc, nước cam, dừa tươi và tránh
uống các loại nước uống có ga.


<i>Điều nên tránh: không tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn </i>
đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Khơng cạo
gió, chích lể vì có thể gây chảy máu, nhiễm trùng. Khơng tự ý dùng
kháng sinh.


<i><b>Tun truyền phịng, chống bệnh sốt xuất huyết </b></i>


Các chiến dịch phòng, chống bệnh sốt xuất huyết nhằm mục
đích nâng cao nhận thức về tác hại của bệnh sốt xuất huyết cũng
như phổ biến các kiến thức cơ bản phòng, chống sốt xuất huyết cho
người dân. Để tuyên truyền, có nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau:
poster, phim phóng sự, bài trình chiếu,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

~ 129 ~


<i>Nhiệm vụ 2: Phân tích các tập tính của muỗi, phát hiện các tập </i>
tính gây hại và các tập tính có thể được tận dụng để diệt muỗi.



<i><b>Hoạt động 1.2: Tìm hiểu về tác hại của muỗi. </b></i>


<i>Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi “Muỗi gây ra các tác hại gì?”. </i>
<i>Nhiệm vụ 2: Trả lời các câu hỏi “Sốt xuất huyết là gì? Virus nào </i>
gây ra bệnh? Muỗi vằn đóng vai trị gì trong bệnh sốt xuất huyết?”.


<i>Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tình hình nhiễm bệnh sốt xuất huyết ở </i>
địa phương.


<i><b>Hoạt động 1.3: Tìm hiểu các biện pháp diệt m̃i. </b></i>


<i>Nhiệm vụ 1: Khảo sát và đánh giá hiệu quả của các biện pháp </i>
diệt muỗi, đuổi muỗi đã sử dụng trong thực tế?


<i>Nhiệm vụ 2: Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi, đuổi muỗi </i>
hiệu quả, an toàn.


<b>Nội dung 2: Phòng, chống tác hại của muỗi </b>


<i><b>Dự án 1: Đóng vai nhà kỹ sư, em hãy thiết kế, chế tạo máy bắt </b></i>
muỗi và đưa vào thử nghiệm để đánh giá sự hiệu quả.


<i>Câu hỏi khái quát </i>


Làm thế nào để diệt được muỗi?
<i>Câu hỏi bài học </i>


Máy bắt muỗi được chế tạo và sử dụng như thế nào?
<i>Câu hỏi nội dung </i>



 Máy bắt muỗi có nguyên lý hoạt động, nguyên lý cấu tạo
như thế nào?


 Máy bắt muỗi lợi dụng tập tính gì của muỗi?


 Máy bắt muỗi sử dụng tối ưu trong trường hợp nào? Đánh
giá hiệu quả kinh tế của máy bắt muỗi như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

~ 130 ~


<i>Câu hỏi khái quát </i>


Làm thế nào để diệt được muỗi?
<i>Câu hỏi bài học </i>


Bẫy muỗi bằng hóa chất được làm như thế nào?
<i>Câu hỏi nội dung </i>


Nguyên lý hoạt động và nguyên lý cấu tạo của bẫy muỗi hóa
chất là gì? Chúng lợi dụng tập tính gì của muỗi? Cần các hóa chất
thiên nhiên nào? Sử dụng thích hợp trong điều kiện nào? Kết quả
thử nghiệm như thế nào?


<i><b>Dự án 3: Đóng vai nhà sinh học, em hãy xây dựng và thử </b></i>
nghiệm các biện pháp sinh học hạn chế sự sinh trưởng và phát triển
của muỗi trong nhà và khu dân cư đang sinh sống. Đánh giá hiệu
quả và tính khả thi của các biện pháp này.


<i>Câu hỏi khái quát </i>



Làm thế nào để hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của muỗi?
<i>Câu hỏi bài học </i>


Biện pháp sinh học nào để hạn chế sự sinh trưởng và phát triển
của muỗi?


<i>Câu hỏi nội dung </i>


Các biện pháp sinh học hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của
muỗi được thực hiện như thế nào? Các công việc chính là gì? Kết
quả như thế nào? Biện pháp nào hiệu quả nhất?


<i><b>Dự án 4: Đóng vai trị là một nhà khoa học, hãy chế tạo tinh </b></i>
<i><b>dầu đuổi muỗi từ cây sả, vỏ cam, bưởi,… </b></i>


<i>Câu hỏi khái quát </i>


Làm thế nào để đuổi muỗi khỏi nơi ở của chúng ta?
<i>Câu hỏi bài học </i>


Tinh dầu đuổi muỗi được làm như thế nào?
<i>Câu hỏi nội dung </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

~ 131 ~
Các bước thực hiện chế tạo tinh dầu


Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả đuổi muỗi của các loại
tinh dầu.


<i>Dự án 5: Đóng vai bác sĩ, em hãy xây dựng cẩm nang phòng, </i>


chống, phát hiện và điều trị bệnh sốt xuất huyết.


<i>Câu hỏi khái quát </i>


Làm thế nào để tránh bùng phát dịch sốt xuất huyết?
<i>Câu hỏi bài học </i>


Cẩm nang phòng, chống, phát hiện và điều trị bệnh sốt xuất
huyết được xây dựng như thế nào?


<i>Câu hỏi nội dung </i>


Bố cục của cẩm nang như thế nào? Nội dung của cẩm nang là
gì? Nguồn thông tin thực tế và khoa học lấy từ đâu? Đánh giá tính
khoa học của cẩm nang như thế nào?


<i><b>4.3.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề </b></i>


<b>Nội </b>


<b>dung </b> <b>Hoạt động </b>


<b>Thời </b>
<b>gian </b>


<b>Cách </b>


<b>tiến hành </b> <b>Kết quả </b>


Tập


tính và
tác hại


của
muỗi


1.1: Tìm hiểu
tập tính của


muỗi.
15
phút
Trên lớp,
làm việc
nhóm, và
chung cả lớp


Chỉ ra được các tập
tính của muỗi.


Nhận ra được các tập
tính của muỗi có thể
để sử dụng để tiêu
diệt chúng.


1.2: Tìm hiểu
về tác hại của


muỗi.



15
phút


Trên lớp, cá
nhân và làm
việc nhóm


Chỉ ra các tác hại của
muỗi.


Chỉ ra được vai trò
của muỗi trong quá
trình truyền nhiễm.
1.3: Tìm hiểu


về các biện
pháp diệt


muỗi.


15
phút


Trên lớp, cá
nhân và làm
việc nhóm


Nêu được các biện
pháp diệt muỗi.
Chỉ ra được các biện


pháp diệt muỗi an
tồn.
Phịng,
chống
tác hại
của
muỗi


Dự án 1 2 tuần Ở nhà, dự án


Máy bắt muỗi


Toàn văn đánh giá hiệu
quả của máy bắt muỗi
Dự án 2 2 tuần Ở nhà, dự án Bẫy muỗi bằng hóa


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

~ 132 ~


Toàn văn đánh giá
hiệu quả của bẫy
muỗi bằng hóa chất.


Dự án 3 2 tuần Ở nhà, dự án


Kết luận về tính hiệu
quả và khả thi của
biện pháp sinh học
diệt muỗi.


Thực hiện và đánh


giá một biện pháp
sinh học diệt muỗi.
Dự án 4 2 tuần Ở nhà, dự án


Dung dịch tinh dầu
đuổi muỗi.


Dự án 5 2 tuần Ở nhà, dự án


Cẩm nang phòng,
chống và điều trị
bệnh sốt xuất huyết.
Các đánh giá, nhận
xét từ chuyên gia.
Thực


hiện
đánh
giá


Báo cáo kết
quả dự án


90
phút


Trên lớp, làm
việc nhóm


Bài trình chiếu


powerpoint.


Bài báo cáo tồn văn.


<b>4.4. Tổ chức dạy học chủ đề chuột và phòng chống tác hại </b>
<b>của chuột </b>


<i><b>4.4.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh </b></i>
<i>4.4.1.1. Chuột và quá trình sinh trưởng của chuột </i>


<i><b> Chuột </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

~ 133 ~


Chuột là một loài thuộc bộ gặm nhấm, có bộ răng phát triển
thích nghi với chế độ gặm nhấm. Chuột có cơ thể khỏe mạnh, chân
<i><b>ngắn, đi dài, tồn thân có lơng dày che phủ. </b></i>


 <i><b>Đặc điểm cấu tạo răng của chuột </b></i>
Chuột có bốn răng cửa dài, sắc, phát
<i>triển trong suốt cuộc đời (Các thí nghiệm </i>
<i>với chuột trắng cho thấy: răng cửa trên </i>
<i>dài ra trung bình 114,3 mm/ năm; cịn </i>
<i>răng cửa dưới dài ra trung bình </i>
<i>1.146,1mm/ năm). Chuột khơng có răng </i>
nanh và răng hàm trước nên có một
khoảng hàm dài khơng có răng sau phần
răng cửa. Chuột có 12 răng hàm.


<i><b>Hình 4.4.2. Bộ </b></i>


<i>răng chuột </i>


 <i><b>Đặc điểm hệ tuần hoàn </b></i>


Chuột là động vật hằng nhiệt, có hai vịng tuần hoàn, với tim
bốn ngăn hoàn chỉnh, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.


Ở chuột, xuất hiện cơ hoành chia khoang cơ thể thành khoang
ngực và khoang bụng. Cơ hoành cùng với các cơ liên sườn tham gia
vào q trình thơng khí ở phổi.


<i><b>* Mơ hình thí nghiệm tác dụng của các cơ hoành </b></i>


<i><b>Hình 4.4.3. Dụng cụ, vật liệu </b></i>


10 cm ống nhựa trong, 01 vỏ
chai nhựa có nắp, 03 bong bóng,
01 dao rọc giấy, 01 súng bắn
keo, 05 dây thun,…


<b>Bước 1: Cắt bỏ đáy </b>
chai nhựa.


<b>Bước 2: Cắt bỏ phần </b>
trên của bong bóng.


<b>Bước 3: Lắp bong </b>
bong vào phần đáy


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

~ 134 ~


<b>Bước 4: Xẻ ống </b>


nhựa và nối thành
chữ T.


<b>Bước 5: Đục lỗ nắp </b>
chai và luồng ống


nhựa xuyên qua
nắp chai.


<b>Bước 6: Lắp hai </b>
bong bóng vào hai


nhánh chữ T.


<b>Bước 7: Lắp hai </b>
bong bóng vào bên
trong vỏ chai nhựa,


vặn chặt nắp.


<b>Bước 8: Vận hành, </b>
kéo bong bóng ở
phần đáy vỏ chai →
bong bóng bên trong


phình ra.


<b>Bước 9: Vận hành, </b>


thả bong bong ở
phần đáy vỏ chai →
bong bóng bên trong


thu lại.
<i><b>Nguyên lý hoạt động </b></i>


<i>Định luật Boyle – Mariotte: Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt </i>
của một lượng khí lý tưởng nhất định, áp suất tỷ lệ nghịch với
thể tích.


<i><b>Giải thích: Khi kéo bong bóng ở đáy vỏ chai, thể tích của khối </b></i>
khí bên trong vỏ chai tăng (lượng khí bên trong chai không thay
đổi) làm cho áp suất bên trong vỏ chai giảm. Điều này làm cho mất
cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài bong bóng trong vỏ chai
nên chúng phình ra. Khi thả, thể tích bên trong vỏ chai giảm và quá
trình diễn ra ngược lại làm cho bong bóng bên trong vỏ chai co lại.
Thí nghiệm trên mơ phỏng hoạt động của cơ hồnh hỗ trợ q trình
<b>hơ hấp của động vật và chuột. </b>


<i><b> Các thông tin về chuột </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

~ 135 ~


biệt được màu sắc. Tuy nhiên, chuột mù màu trong dải từ đỏ đến
xanh lá. Ngược lại, chuột có khả năng nhận biết tốt ánh sáng trong
vùng bước sóng ngắn và tia cực tím. Số tế bào hình nón trong tổng
số tế bào cảm nhận thị giác rất ít nên chuột khơng thích ánh sáng
mạnh và thích hoạt động về đêm.



<b>+ Thính giác: Chuột nghe thấy những âm thanh trong phạm vi </b>
siêu âm (< 90 kHz). Chuột phát ra âm thanh thông thường và cả
siêu âm để liên lạc với nhau.


<b>+ Vị giác: Lưỡi chuột có rất nhiều thần kinh vị giác nên có khả </b>
năng nếm đến 259 mùi vị khác nhau.


<b>+ Khứu giác: Chuột có nhiều tế bào thần kinh khứu giác ở mũi </b>
nên chúng có thể phân biệt được những loại mùi một cách rất tinh vi.


<i><b> Sinh trưởng và phát triển của chuột </b></i>


Sinh trưởng của chuột là quá trình tăng kích thước của cơ thể
chuột do tăng số lượng và kích thước tế bào. Phát triển của chuột là
q trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào
và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.


Quá trình sinh trưởng và phát triển của chuột không qua biến
thái, gồm hai giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn hậu phôi
(sau khi sinh).


<i>Giai đoạn phôi thai: Hợp tử phân chia nhiều lần thành phôi. </i>
Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan (tim, gan,
phổi,…) kết quả là hình thành phơi thai chuột.


<i>Giai đoạn hậu phôi: cơ thể chuột phát triển về kích thước </i>
nhưng không thay đổi về hình thái, tức là hình thái chuột trưởng
thành tương tự chuột con.


<i><b>Hình 4.4.4. Phơi </b></i>



<i>thai chuột </i> <i><b>Hình 4.4.5. Giai đoạn sau khi sinh </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

~ 136 ~


Ngoài yếu tố di truyền, sự sinh trưởng và phát triển của chuột
còn phụ thuốc các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng, nguồn
<i><b>thức ăn, con người,… </b></i>


<i><b> Tập tính của chuột </b></i>


Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích
thích từ mơi tường (bên trong hoặc bên ngồi cơ thể), nhờ đó động
vật thích nghi với mơi trường sống và tồn tại. Tập tính bẩm sinh là
loại tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho lồi.
Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong q trình
sống của các thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Cơ sở thần
kinh của tập tính là các phản xạ khơng điều kiện và các phản xạ có
<i><b>điều kiện. </b></i>


<i><b> Tập tính bẩm sinh của chuột </b></i>


<i>+ Tập tính sinh sản: chuột đẻ quanh năm và phát triển số lượng </i>
rất nhanh. Mỗi con chuột cái có thể đẻ 5-10 lứa mỗi năm, mỗi lứa
trung bình 6 – 8 con. Chuột mới sinh chưa mở mắt được ngay và
khơng có lơng. Bộ lông bắt đầu phát triển vài ba ngày sau khi sinh,
đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1-2 tuần. Chuột trưởng thành sinh
dục sau khoảng 6 – 8 tuần.Kết quả khảo sát cho biết, chỉ trong một
năm, một cặp chuột cống tạo ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt,
chít, cộng lại có thể tới 15.552 con.



<i>+ Tập tính kiếm ăn: chuột phàm ăn và ăn nhiều, có tập tính </i>
gặm nhấm thức ăn và đồ vật để hạn chế sự dài ra của răng.


<i>+ Tập tính hoạt động: chuột hoạt động mạnh về đêm. </i>


<i><b> Tập tính học được </b></i>


<i>+ Tập tính bầy đàn: chuột sống theo bầy đàn và có phân cấp </i>
<b>trong hang ổ của chúng. Các cá thể mạnh mẽ hơn sẽ thống trị. </b>


<i>+ Tập tính phòng thủ: Chuột thường xù lơng khi gặp nguy </i>
hiểm, chúng có thể phản ứng lại bằng cách cắn, cào,… Tuy nhiên,
khi phát hiện mối nguy hiểm, chúng thường bỏ chạy rất nhanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

~ 137 ~
<i><b> Quần thể chuột </b></i>


Quần thể chuột là tập hợp các cá thể chuột, cùng sinh sống
trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất
định. Quần thể chuột có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.


Trong quần thể chuột, tồn tại song song mối quan hệ hỗ trợ và
quan hệ cạnh tranh. Ví dụ, quan hệ hỗ trợ: chuột chống lại kẻ thù;
quan hệ cạnh tranh: tranh giành vị trí đầu đàn.


Sự phát triển của quần thể chuột phụ thuộc vào nhiều nhân tố
như: điều kiện môi trường sống, thiên địch,…


Trong chuỗi thức ăn, chuột là sinh vật tiêu thụ bậc 1, cụ thể như


hình 4.4.6.


<i><b>Hình 4.4.6. Vị trí của chuột trong ch̃i thức ăn đồng ruộng </b></i>


<i><b> Lợi ích của chuột </b></i>


<i>Làm thức ăn: chuột (nhất là chuột </i>
đồng) là nguồn thức ăn ngon và bổ
dưỡng. Thịt chuột có thể được chế biến
thành các món ngon như: chuột khìa nước
<i><b>cốt dừa, chuột rơ ti, chuột ''om'' nồi đất,… </b></i>


<i><b>Hình 4.4.7. Món </b></i>
<i>thịt chuột </i>


<i><b>Hình 4.4.8. Chuột bạch </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

~ 138 ~


<i>Làm thú ni: Một số lồi chuột được con người chọn nuôi như </i>
thú cưng, đặc biệt là chuột Hamster. Chúng được chăm sóc kĩ
lưỡng và kiểm sốt dịch bệnh.


<i><b>Hình 4.4.9. Chuột Hamster</b></i>


<i><b> Tác hại của chuột </b></i>


Bên cạnh các lợi ích trên, chuột gây ra những tác hại to lớn, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và công việc cũng như sinh hoạt hằng
ngày của con người.



<i>Lan truyền bệnh tật, có hại cho sức khỏe: chuột sống trong các </i>
cống rãnh, nơi cất lương thực,… Chúng mang theo mầm bệnh, làm
ô nhiễm đồ ăn, thức uống và nguồn nước. Chúng lan truyền hơn
10 loại bệnh truyền nhiễm như: bệnh dịch hạch, bệnh trùng xoắn
móc câu,…


<i>Ăn thực phẩm, phá hoại hoa màu: chuột ăn các thực phẩm cất </i>
trữ trong nhà, hơn nữa, chuột còn ăn và cắn lúa, sắn,… làm giảm
năng suất của hoa màu.


<i>Phá hoại cây rừng, phá đồng cỏ: chuột ăn cây giống, làm chết </i>
cây rừng, gây hại cho việc trồng rừng và tái sinh rừng. Bên cạnh đó,
chuột cắn phá, đào bới mặt đất làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
của cỏ.


<i>Làm hỏng cơng trình, cắn đứt dây điện: chuột đào hang thường </i>
làm hỏng nền móng cơng trình, phá vỡ cấu trúc đê đập. Thêm vào
đó, chuột cắn phá dây điện, gây mất an toàn điện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

~ 139 ~


<i><b> Vi khuẩn Yersinia pestis và bệnh dịch hạch </b></i>


<i><b>Hình 4.4.10. Vi khuẩn </b></i>
<i>Yersinia pestis </i>


<i>Vi khuẩn Yersinia pestis được tìm ra </i>
năm 1894 do A. Yersin. Vi khuẩn
<i>Yersinia pestis là trực khuẩn ngắn, hình </i>


trụ (trực khuẩn), là vi khuẩn truyền
nhiễm căn bệnh dịch hạch ở người, có
thể gây chết hàng loạt.


<i>Chuột mang mầm bệnh dịch hạch, vi khuẩn Yersinia pestis </i>
xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt bọ chét, vết cắn của chuột. Chúng
theo đường bạch huyết đi vào máu và đến các cơ quan khác như
phổi, ruột, màng não,… gây nên các thể hạch, thể phổi, thể tiêu
hóa,…


Các biểu hiện của bệnh dịch hạch: sốt cao liên tục, nhức đầu,
chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, da niêm mạc xung huyết, mặt đỏ,
mắt đỏ,…


<i><b>Hình 4.4.11. Cơ chế truyền nhiễm bệnh dịch hạch từ chuột </b></i>


<i>4.4.1.2. Phòng chống tác hại của chuột </i>
<i><b> Diệt chuột </b></i>


Con người diệt chuột với nhiều cách khác nhau, mỗi cách diệt
chuột có ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi diệt chuột, cần vận dụng
phối hợp các biện pháp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.


<i><b> Biện pháp vật lý </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

~ 140 ~


<i>Bẫy chuột: sử dụng khí cụ và mồi nhử để dụ chuột vào trong </i>
khí cụ để tiêu diệt hay giam giữ chuột. Có nhiều loại bẫy chuột
khác nhau về nguyên lý cấu tạo và nguyên lý hoạt động.



<i><b>Hình 4.4.12. bẫy kẹp </b></i> <i><b>Hình 4.4.13. Bẫy lồng </b></i> <i><b>Hình 4.4.14. Bẫy </b></i>
<i>tự làm </i>


<i><b>* Hướng dẫn làm bẫy chuột nhà đơn giản </b></i>


<i>Mục đích: chế tạo được dụng cụ bắt chuột nhà đơn giản. </i>
<i>Ý tưởng thiết kế </i>


<i><b>Hình 4.4.15. Sơ đồ thiết kế bẫy chuột </b></i>


Lồng bẫy được thiết kế giống như bập bênh, một đầu hở và
phía dưới đầu hở có bức tường để khi chuột đi vào bên trong lồng
bẫy thì chuột đang ở một đầu của bập bênh. Do chuột có khối
lượng nên phía đầu bẫy, nơi chuột đứng sẽ nghiêng xuống, khi đó
đầu hở này đã được chắn bằng bức tường. Nếu chuột có di chuyển
đi đâu trong lồng bẫy thì cũng khơng thể thốt ra bên ngoài được.


<i>Vật liệu và dụng cụ </i>
1 vỏ chai nhựa 5 lít, 1
cuộn kẽm, 1 cái kìm, 1 con
dao, 1 tấm bìa cứng, 1 ống
hút, 1 mỏ hàn chì, 1 súng
bắn keo và keo nến, 1 tấm


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

~ 141 ~


<i>Gợi ý các bước chế tạo </i>


<b>Bước 1: Dùng mỏ </b>


hàn chì khoét hai lỗ
to bằng đầu ống hút
ở hai bên thân của
vỏ chai nhựa 5 lít,
sao cho hai lỗ này
nằm đối xứng và nếu
đặt vật tựa tại đó,
lồng bẫy thăng bằng.


<b>Bước 2: Luồn ống </b>
hút qua 2 lỗ vừa
khoét và cắt bỏ phần
dư.


<b>Bước 3: Luồn dây </b>
kẽm vào trong ống
hút và được bẻ để
tạo thành vật tựa cho
vỏ chai nhựa.


<b>Bước 4: Lắp dây </b>
kẽm (trụ đỡ) vào
chân đế (tấm gỗ).


<b>Bước 5: Gia công và </b>
lắp tấm chắn cửa
bẫy, sao cho khoảng
cách giữa cửa bẩy và
tấm chắn không cho
chuột lọt qua.



<b>Bước 6: Lắp đường </b>
đi để chuột vào cửa
bẫy.


<b>Bước 7: Rọc một đường khoảng 2 cm đến 3 </b>
cm ở phía đáy chai nhựa và khoét một lỗ
nhỏ để treo móc. Dùng móc chữ S để treo
đồ ăn và treo vào đáy chai nhựa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

~ 142 ~
<i><b>Nguyên lý hoạt động </b></i>


<i>Momen lực: đối với một vật có trục quay cố định, momen lực là </i>
đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực, có độ lớn bằng
tích độ lớn của lực với cánh tay địn.


<i>Giải thích cơ chế hoạt động của bẫy chuột tự làm: khi chuột chui </i>
vào cửa bẫy, trọng lượng của chuột gây ra momen lực làm cho phần
<i>cửa bẫy hạ xuống và chuột khơng thể thốt ra ngồi từ cửa bẫy. </i>


<i>Diệt chuột bằng bẫy điện </i>


Bẫy điện là khí cụ diệt chuột sử dụng tác dụng sinh lý của điện
“dòng điện đi qua cơ thể chuột có tác dụng phá hoại các hoạt động
của cơ thể chuột”.


<i><b>Hình 4.4.17. Diệt chuột bằng bẫy điện </b></i>


<i>Ưu điểm: không độc hại, không ô nhiễm, giá thấp, thao tác dễ, </i>


phạm vi bắt chuột rộng,…


<i>Nhược điểm: khơng an tồn, gây ra nhiều trường hợp tai nạn </i>
điện nguy hiểm đến tính mạng con người.


<i><b> Biện pháp hóa học </b></i>


<i>Ưu điểm: hiệu suất diệt chuột cao, đơn giản, chi phí thấp và </i>
thấy được kết quả nhanh chóng.


<i>Nhược điểm: độc hại đối với sức khỏe người, gây ô nhiễm môi </i>
trường, ảnh hưởng đến thú nuôi. Trong trường hợp sử dụng nhiều
lần, chuột có thể nhận biết độc hại trong mồi dẫn đến hiệu quả diệt
chuột không cao.


<i>Diệt chuột bằng thuốc: sử dụng các </i>
thuốc diệt chuột pha/ trộn vào thức ăn
làm mồi nhử. Khi chuột ăn/ gặm các
mồi nhử, chúng bị trúng độc và chết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

~ 143 ~


<i>Quy trình diệt chuột bằng thuốc: (1) Chọn thuốc diệt chuột </i>
→ (2) Chọn mồi nhử (nên sử dụng hạt ngũ cốc cứng như lúa,
ngơ,… vì chuột có tập tính gặm nhấm) → (3) Trộn thuốc với mồi
→ (4) Đặt mồi ở những nơi chuột thường xuất hiện → (5) Chuột ăn
mồi, trúng độc và chết → (6) Xử lý xác chết của chuột và mồi nhử
cịn dư.


<i><b>Hình 4.4.19. </b></i>


<i>Keo dính chuột </i>


<i>Diệt chuột bằng keo dính: keo dính chuột là loại </i>
keo gồm có: dầu công nghiệp khoảng 70%, keo
latex (10%), colopan (18%), nước (2%), là một
loại chất kết dính cực mạnh. Keo dính chuột
thường ở dạng lỏng quánh, có màu trong suốt
hoặc trắng ngà, nâu sẫm.


<i>Quy trình diệt chuột bằng keo dính: (1) Chọn mua hay tự làm </i>
keo dính → (2) Chọn mồi nhử → (3) Bố trí mồi nhử, bẫy keo tại
nơi chuột thường xuất hiện (bố trí mồi nhử và bẫy keo sao cho để
đến được mồi nhử, chuột phải đi qua bẫy keo) → (4) Chuột qua
mồi nhử, dính bẫy keo → (5) Xử lý chuột bị dính bẫy keo và loại
bỏ keo dính khơng cịn sử dụng.


<i><b> Biện pháp sinh học </b></i>


<i>Ưu điểm: không độc hại cho người và vật nuôi, hiệu quả diệt </i>
chuột rõ rệt.


<i>Nhược điểm: diệt chuột không ổn định. </i>
<i>Thiên địch </i>


Thiên địch là những loài sinh vật có khả
năng tiêu diệt một hoặc nhiều loài sinh vật
thường gây hại khác đối với cuộc sống con
người.


Diệt chuột bằng thiên địch là nuôi và phát


triển các lồi động vật có khả năng ăn/ giết
chuột như: mèo, rắn, diều hâu,… hay sử dụng


các loại vi khuẩn gây bệnh cho chuột như: khuẩn thương hàn chuột,
khuẩn 5170,… Thông thường, người ta nuôi mèo bắt chuột nhà,
cịn ni rắn để diệt chuột đồng phá hoại lúa.


<i>Vệ sinh môi trường: dọn vệ sinh nhà ở, khu dân cư,… tìm và </i>
phá hủy môi trường sống, ẩn nấp của chuột.


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

~ 144 ~


<i><b> Tuyên truyền diệt chuột an toàn và hiệu quả </b></i>


Dù diệt chuột bằng biện pháp hóa học, vật lý hay sinh học đều
tiềm tàng các nguy hiểm nhất định cho con người, vật ni, cụ thể
như sau:


<i><b>Hình 4.4.21. Diệt chuột </b></i>
<i>bằng điện gây giật </i>


<i>chết người </i>


<i><b>Hình 4.4.22. Keo </b></i>
<i>dính chuột dính </i>


<i>vật ni </i>


<i><b>Hình 4.4.23. Ngộ độc </b></i>
<i>thuốc chuột </i>



Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất để diệt chuột gây ô nhiễm
môi trường sống, các hóa chất thấm vào trong lòng đất và nguồn
nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Hơn nữa, xử
lý xác chuột chết để tránh hôi thối, lây lan bệnh truyền nhiễm cũng
là vấn đề đáng được quan tâm.


Vì vậy, cần nghiên cứu mức độ phát triển và phá hoại của chuột
để lựa chọn hay sử dụng phối hợp các biện pháp diệt chuột khác
nhau, vừa đem lại hiệu quả, vừa an toàn cho con người và vật nuôi.


Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức được các nguy hiểm
tiềm tàng khi sử dụng các biện pháp diệt chuột, gây ra hậu quả
nghiêm trọng, thậm chí gây chết người. Do đó, cần xây dựng và thực
hiện các phương án tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của
người dân và hướng dẫn sử dụng các biện pháp diệt chuột an toàn và
hiệu quả.


<i><b>4.4.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề </b></i>
<b>Nội dung 1: Tập tính và tác hại của chuột </b>
<i><b>Hoạt động 1.1: Tìm hiểu các tập tính của chuột. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

~ 145 ~


<i><b>Hoạt động 1.2: Tìm hiểu về tác hại của chuột. </b></i>


Học sinh liên hệ thực tế, phân tích các tác hại của chuột ảnh
hưởng đến cuộc sống. Hơn nữa, học sinh đọc tài liệu, tra cứu thơng
tin trên Internet, sách, báo, tạp chí khoa học,… để tìm hiểu các tác
hại của chuột đối với sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất.



<i><b>Hoạt động 1.3: Tìm hiểu các biện pháp diệt chuột. </b></i>


Học sinh liên hệ thực tế, phân tích các biện pháp diệt chuột đã
sử dụng. Tiếp theo, học sinh tìm kiếm, đề xuất các biện pháp diệt
chuột an toàn và hiệu quả.


<b>Nội dung 2: Phòng, chống tác hại của chuột </b>


<i><b>Hoạt động 2.1: Thực hiện biện pháp vật lý diệt chuột. </b></i>


Học sinh nghiên cứu tập tính của chuột, phân tích nguyên lý
hoạt động của các khí cụ diệt chuột. Học sinh thiết kế, chế tạo một
số khí cụ bẫy chuột dựa trên các nguyên lý vật lý. Tiếp theo, học
sinh thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của khí cụ diệt chuột đã chế
tạo và chia sẻ kết quả thực hiện.


Dự án 1. Làm bẫy chuột đơn giản


<i><b>Hoạt động 2.2: Thực hiện biện pháp hóa học diệt chuột. </b></i>


Học sinh phân tích các biện pháp diệt chuột bằng thuốc, keo
dính chuột,… và tìm hiểu cách sử dụng chúng. Học sinh tìm mua
các thuốc, keo dính chuột và thực hiện phương án diệt chuột. Tiếp
theo, học sinh thử nghiệm, đánh giá hiểu quả và chia sẻ kết quả
thực hiện với cộng đồng.


Dự án 2. Sản xuất keo dính chuột an tồn


<i><b>Hoạt động 2.3: Xây dựng phương án tuyên truyền diệt chuột an </b></i>


<i>toàn và hiệu quả. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

~ 146 ~


Dự án 3. Tổ chức cuộc thi tuyên truyền diệt chuột: vẽ tranh cổ
động, làm poster,..


<i><b>Hoạt động 2.4: Xây dựng cẩm nang phát hiện và điều trị bệnh </b></i>
<i>dịch hạch </i>


Học sinh tìm hiểu cơ chế truyền bệnh dịch hạch từ chuột sang
người, cơ chế gây bệnh dịch hạch, quá trình điều trị bệnh dịch
hạch. Từ đó, học sinh xây dựng cẩm nang phát hiện và điều chị
bệnh dịch hạch. Tiếp theo, học sinh cần mời chuyên gia đánh giá
tính khoa học, tính khả thi của cẩm nang và chia sẻ các kết quả tốt
với cộng đồng.


Dự án 4. Xây dựng cẩm nang


<i><b>4.4.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề </b></i>


<b>Nội </b>


<b>dung </b> <b>Hoạt động </b>


<b>Thời </b>
<b>gian </b>


<b>Cách tiến </b>



<b>hành </b> <b>Sản phẩm </b>


Tập
tính và
tác hại


của
chuột


1.1: Tìm hiểu
tập tính của
chuột.


15
phút


Trên lớp,
làm việc
nhóm và
chung cả
lớp


Chỉ ra được các tập
tính của chuột.


Nhận ra được các tập
tính gây hại của
chuột.


Giải thích được các


tập tính gây hại của
chuột.


1.2: Tìm hiểu
về tác hại của
chuột.


15
phút


Trên lớp, cá
nhân và
làm việc
nhóm


Chỉ ra các tác hại của
chuột đối với học
sinh.


Chỉ ra các tác hại của
chuột đối với sức
khỏe, sinh hoạt và
mùa màng,…


1.3: Tìm hiểu
về các biện
pháp diệt
chuột.


15


phút


Trên lớp, cá
nhân và
làm việc
nhóm


Nêu được các biện
pháp diệt chuột đã sử
dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

~ 147 ~
Phòng,
chống
tác hại
của
chuột


2.1: Thực
hiện biện
pháp vật lý
diệt chuột.


2 tuần Ở nhà, dự
án


Khí cụ bắt/ diệt chuột.
Kế hoạch diệt chuột
bằng khí cụ đã chế
tạo.



2.2: Thực
hiện biện
pháp hóa học
diệt chuột.


2 tuần Ở nhà, dự
án


Thuốc/ keo dính chuột.
Kế hoạch thực hiện
diệt chuột bằng thuốc
/ keo.


2.3: Xây
dựng phương
án tuyên
truyền diệt
chuột an toàn
và hiệu quả.


2 tuần Ở nhà, dự
án


Phân tích các mối
nguy hiểm tiềm tàng
của các biện pháp
diệt chuột.


Kế hoạch tuyên


truyền diệt chuột an
toàn và hiệu quả.
2.4: Xây


dựng cẩm
nang phát
hiện và điều
trị bệnh dịch
hạch.


2 tuần Ở nhà, dự
án


Cẩm nang nhận biết
và điều trị bệnh dịch
hạch.


Các đánh giá, nhận
xét từ chuyên gia.
Thực


hiện
đánh
giá


Báo cáo kết
quả dự án.


90
phút



Trên lớp,
làm việc
nhóm


Bài trình chiếu
powerpoint.


Bài báo cáo toàn văn.


<b>4.5. Tổ chức dạy học chủ đề thuốc lá và phòng chống tác hại </b>
<b>của thuốc lá </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

~ 148 ~


<i><b>4.5.1. Thông tin khoa học trợ giúp giáo viên và học sinh </b></i>
<i>4.5.1.1. Cây thuốc lá </i>


<i>Cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) thuộc </i>
<i>họ Cà (Solanaceae), có nguồn gốc từ </i>
vùng nhiệt đới Nam Mỹ, là cây công
nghiệp ngắn ngày, cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp sản xuất thuốc lá.
Cây thuốc lá phát triển trong vùng khí
hậu nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho
cây sinh trưởng từ 20 – 300<sub>C, là loài </sub>
cây ưa sáng và khơng kén chọn đất.


<i><b>Hình 4.5.2. Cây thuốc lá </b></i>



<i><b> Rễ cây thuốc lá </b></i>


<i>Đặc điểm cấu tạo của rễ cây thuốc lá </i>
Rễ cây thuốc lá thuộc loại rễ cọc,
gồm một rễ chính và rễ phụ. Sự phát
triển của rễ phụ thuộc vào nguồn nước
và cấu trúc của đất trồng, rễ có xu
hướng phát triển vươn tới nơi có nhiều


nước và ion khống. <i><b>Hình 4.5.3. Rễ cây thuốc lá </b></i>
<i>Rễ cây thuốc lá hấp thụ nước bằng cơ chế thẩm thấu </i>


Cơ chế thẩm thấu là cách mà rễ cây hấp thụ được nước. Hiện
tượng thẩm thấu là hiện tượng dung môi (nước,…) di chuyển từ
nơi có nồng độ chất tan thấp (thế nước cao) qua màng bán thấm
(màng tế bào,…) sang nơi có nồng độ chất tan cao (thế nước thấp).


<i>Thí nghiệm hiện tượng thẩm thấu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

~ 149 ~


Cốc thủy tinh được chia làm 2 nửa và ngăn cách bởi màng bán
thấm. (1) và (2) có lúc đầu có mực nước bằng nhau, nhưng (1) có
nồng độ đường thấp hơn (2).


Sau một thời gian (t1) nước di chuyển từ (1) sang (2), làm cho
mực nước (2) tăng lên và (1) giảm xuống. Hiện tượng đó gọi là
thẩm thấu.


<i>Rễ của thực vật nói chung và rễ cây thuốc lá nói riêng hấp thụ </i>


<i>nước từ đất vào rễ bằng cơ chế thẩm thấu. Do nồng độ các chất ở </i>
<i>trong tế bào lông hút của rễ cao hơn nên nước đi từ đất vào tế bào </i>
<i>lông hút và đi vào mạch gỗ của rễ. </i>


<i><b> Lá cây thuốc lá </b></i>


<i><b>Hình 4.5.5. Lá cây </b></i>
<i>thuốc lá </i>


<i>Đặc điểm cấu tạo của lá cây thuốc lá </i>
Lá cây thuốc lá có hình bầu dục, nhọn ở
<i>đầu, trên bề mặt lá có nhiều lơng tơ nhỏ. </i>
<i>Vai trị của lá cây thuốc lá </i>


Lá có chức năng quang hợp, dự trữ chất
dinh dưỡng, thoát hơi nước và tham gia
vào quá trình hút nước và khống từ rễ
cây thuốc lá (tạo lực hút để hút nước lên).
Lá chứa nicotine (1% - 6%), là đối tượng thu hoạch chủ yếu và
có giá trị kinh tế. Phương trình quang hợp ở thực vật:



<i>Thí nghiệm q trình thốt hơi nước ở thực vật </i>


Sử dụng túi ni lông buộc vào một
nhánh của cây có lá (1) và một nhánh cây
ngắt hết lá (2). Quan sát sau 1 ngày. Trên
thành túi ni lơng (1) có nhiều hơi nước, cịn
trên thành túi ni lông (2) khơng có hiện
tượng trên.



Điều này chứng minh, có sự thoát hơi
nước ở lá của thực vật. Thoát hơi nước ở lá
tạo ra lực hút làm cho dịng nước chảy liên


<i><b>Hình 4.5.6. Thí </b></i>
<i>nghiệm thốt hơi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

~ 150 ~


tục trong cây từ rễ đến lá. Lượng nước thốt ra ngồi chiếm 98%
<i><b>nước được hấp thụ ở rễ. </b></i>


(Nguồn: Sinh học 6. Trang 80)
<b> Thân cây thuốc lá </b>


<i>Đặc điểm cấu tạo thân cây </i>
<i>thuốc lá </i>


Thân cây thuốc lá thuộc loại
thân gỗ, thân tròn, mọc thẳng,
gồm nhiều đốt nối tiếp nhau, chiều
cao trung bình 1,2 – 1,5 m và có
nhiều cành.


<i>Vai trò của thân cây thuốc lá </i>
<i>trong qúa trình vận chuyển các </i>
<i>chất trong cây. </i>


Thân cây thuốc lá có chức năng


vận chuyển và phân phối nước và
ion khoáng đến các bộ phận khác
của cây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

~ 151 ~


<i>Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và các chất </i>
<i>đi lên. </i>


Pha màu thực phẩm vào cốc
thủy tinh và cắm cành hoa màu
trắng (hoa cúc,…) vào cốc thủy
tinh. Sau một khoảng thời gian,
cánh hoa bị nhiễm màu của màu
thực phẩm. Kết quả trên do nước
màu được dẫn qua hệ thống các
mạch gỗ.


<i><b>Hình 4.5.8. Thí nghiệm hiện </b></i>
<i><b>tượng mao dẫn ở thực vật </b></i>


(Ảnh chụp)


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

~ 152 ~


Các chất khống theo dịng nước đi từ rễ lên thân, lá. Để vận
chuyển nước từ dưới đi lên ngược chiều trọng lực, cây đã dùng các
lực sau:


(1) Lực đẩy của rễ do áp suất rễ tạo ra


(2) Lực hút của lá do thoát hơi nước ở lá
(3) Lực liên kết của các phân tử nước


(4) Lực liên kết của phân tử nước lên thành mạch gỗ
(5) Lực mao dẫn


Hiện tượng mao dẫn là hiện tương dâng lên hay hạ xuống của
mực chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong nhỏ (gọi là
ống mao dẫn), trong các vách hẹp, khe hẹp, các vật xốp,… so với
mực chất lỏng bên ngồi. Các mạch gỗ là những ống thơng rất nhỏ
như những ống mao dẫn.


<i><b> Hoa, quả và hạt cây thuốc lá </b></i>


<i>Đặc điểm cấu tạo của hoa, quả và hạt của cây thuốc lá </i>


Hoa cây thuốc lá thuộc loại hoa lưỡng tính, cánh hoa có dạng
hình phễu hoặc hình chng.


Quả cây thuốc lá có hình bầu dục, thuộc loại quả khô, bên
trong có chứa hạt.


Hạt cây thuốc lá thuộc loại vỏ hạt cứng, có hình trứng, kích
thước rất nhỏ.


<i>Hoa, quả và hạt cây thuốc lá là cơ quan sinh sản. </i>


Cây thuốc lá sinh sản bằng hạt, trong điều kiện thích hợp, hạt
nảy mầm thành cây con. Tỷ lệ nảy mầm của hạt phụ thuộc vào
chất lượng hạt, độ ẩm khơng khí, đất, nhiệt độ…



Cách tính t l ny mm ca ht:




Số hạt nảy mầm


Tỉ lệ hạt nảy mầm = 100%


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

~ 153 ~


<i>Thí nghiệm xác định tỷ lệ hạt nảy mầm </i>


<i><b>Hình 4.5.9. Thí nghiệm </b></i>
<i>xác định tỷ lệ nảy mầm </i>


<i>của hạt đậu </i>


<b>Bước 1: Lựa chọn hạt giống. </b>


<b>Bước 2: Đếm tổng số hạt gieo và tiến </b>
hành gieo hạt trong điều kiện bình thường.
<b>Bước 3: Chăm sóc và quan sát quá trình </b>
nảy mầm và sinh trưởng của cây.


<b>Bước 4: Đếm tổng số hạt nảy mầm. </b>
<i><b>Bước 5: Tính tỷ lệ hạt nảy mầm. </b></i>
<i><b> Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây thuốc lá </b></i>


<i><b>Hình 4.5.10. Quá trình sinh trưởng của cây thuốc lá </b></i>



<i><b>Giai đoạn cây con </b></i> <i><b>Giai đoạn </b></i>


<i><b>lớn lên </b></i>


<i><b>Giai đoạn ra hoa, già </b></i>
<i><b>và chín </b></i>


<i>Nảy mầm: hạt nảy </i>


mầm sau khi gieo từ 5
– 7 ngày.


<i>Cây con: cây thuốc </i>


lá phát triển rễ, thân
và lá (khoảng 6 - 8
lá gốc).


Tính từ khi cây thuốc
lá có khoảng 6 – 8 lá
đến khi bắt đầu ra
hoa. Tốc độ ra lá
trung bình 1 lá/ ngày,
thân cây phát triển về
chiều cao.


Sau 60 – 65 ngày, cây
thuốc lá bắt đầu ra
hoa. Thời gian nở hoa


hoàn toàn dài 10 đến
15 ngày. Khi đó, lá bắt
đầu chín, từ gốc đến
ngọn, chuyển sang màu
xanh vàng.


<i><b> Các chất hoá học trong cây thuốc lá </b></i>


Trong cây thuốc lá (chủ yếu trong lá) có chứa 5 nhóm chất:
(1) Nhóm alkaloid: nicotine,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

~ 154 ~


(3) Nhóm hợp chất chứa nito: protein,…
(4) Nhóm chất khống: các muối canxi, kali


(5) Nhóm chất thơm: hydrocarbon thơm, dầu thơm,..
<i>4.5.1.2. Thuốc lá </i>


<i><b> Thuốc lá, hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động </b></i>


<i><b>Hình 4.5.11. Hút thuốc lá thụ động </b></i>


Thuốc lá là sản phẩm được làm từ lá của cây thuốc lá, lá được
cắt thành sợi nhỏ và cuốn hay nhồi định hình bằng giấy thành các
ống hình trụ, có độ dài khoảng 120mm, đường kính khoảng 10mm.


Hút thuốc lá là hít thật sâu khói thuốc lá vào phổi, giữ lại và
nhả ra khói thuốc.



<i>Hút thuốc lá thụ động là trường hợp hít phải khói thuốc do </i>
<i><b>người hút nhả ra hay khói thuốc lan tỏa từ điếu thuốc lá. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

~ 155 ~


<i><b>Hình 4.5.12. Độc tố trong khói thuốc lá </b></i>


<i><b>Nicotine: là chất kích thích gây ra cảm giác hứng phấn và gây </b></i>
nghiện cho người hút.


<i><b>Monoxid Carbon (khí CO): có nồng độ cao trong khói thuốc lá, </b></i>
được hấp thụ vào máu, làm giảm lượng oxy vận chuyển trong máu.


<i><b>Các chất gây ung thư: trong khói thuốc lá có trên 40 chất gây </b></i>
ung thư như: benzene, nitrosamines, formaldehyde, polycyclic
aromatic hydrocarbon,…


Nicotine là chất hố học có trong lá cây thuốc lá, được thải ra
trong khói thuốc lá, là tác nhân gây nghiện ở người hút thuốc lá.
Trong khói thuốc lá chứa nhiều chất gây ra ung thư, đặc biệt là ung
thư phổi.


<i><b> Thí nghiệm hút khói thuốc lá </b></i>


<i> Mục đích: hút và lưu trữ khói thuốc, minh họa sự độc hại </i>
<i>của khói thuốc lá. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

~ 156 ~


 <i>Dụng cụ thí nghiệm: 1 vỏ chai nhựa 1,5 lít; 5 cm ống nhựa </i>


trong; 1 điếu thuốc; 1 bật lửa; 1 súng bắn keo và keo nến; nước; túi
ni lơng; dây thun; mỏ hàn chì;…


<i><b>Hình 4.5.13. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm </b></i>
<i>hút khói thuốc lá</i>


<i><b>Hình 4.5.14. Dụng cụ, vật liệu </b></i>
<i>thí nghiệm hút khói thuốc lá</i>


<i> Gợi ý các bước tiến hành thí nghiệm </i>


<b>Bước 1: Dùi lỗ tròn </b>
trên vỏ chai nhựa,
kích thước vừa với
kích thước của ống
nhựa trong.


<b>Bước 2: Lắp ống </b>
nhựa trong vào lỗ
tròn trên vỏ chai
nhựa và dán kín
bằng súng bắn keo.


<b>Bước 3: Dùi lỗ tròn </b>
trên nắp chai nhựa,
kích thước vừa với
điếu thuốc.


<b>Bước 4: Lắp điếu </b>
thuốc đầu lọc vào


nắp chai nhựa. Lưu ý
phải lắp chặt, khơng
để hở khí


<b>Bước 5: Bịt kín đầu </b>
bên ngoài chai nhựa
bằng túi ni lông và
cho đầy nước vào
hơn ¾ chai nhựa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

~ 157 ~
<b>Bước 7: Đem bộ thí </b>


nghiệm ra sân hay
nơi có thể xả nước,
châm điếu thuốc và
xả nước.


<b>Bước 8: Chờ nước </b>
rút hết, dập lửa điếu
thuốc và bịt kín lại
đầu của ống nhựa
trong.


<b>Bước 9: Mở nắp </b>
chai nhựa, dùng
khăn giấy bịt đầu vỏ
chai nhựa. Lưu ý,
khăn giấy sử dụng
tương đối dày.



<b>Bước 10: Dùng tay </b>
bóp vào thành chai
nhựa, ép cho lượng
khói trong chai nhựa
đi ra bên ngồi.


<b>Bước 11: Tháo khăn </b>
giấy, quan sát kết
quả thu được.


<b>Bước 12: Thu dọn </b>
và cất dụng cụ thí
nghiệm.


<i><b> Giải thích thí nghiệm </b></i>


Nước trong bình chứa thốt ra ngồi tại vịi xả làm cho áp suất
bên trong bình chứa giảm. Khi áp suất bên trong bình chứa nhỏ hơn
áp suất khơng khí bên ngồi, khơng khí bên ngồi có xu hướng đi
vào bên trong bình chứa thơng qua điếu thuốc lá và tạo lực hút khói
<i><b>thuốc lá vào trong bình chứa. </b></i>


<i><b> Nicotine và cơ chế gây nghiện của nicotine </b></i>
Nicotine là một chất không màu,


chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi
thuốc khi tiếp xúc với khơng khí. Nicotine
có cơng thức hóa học là C10H14N2, là một
amin. Nicotine là chất độc khi sử dụng với


liều lượng cao. Trong thực tế, nicotine cịn
được sử dụng để làm chất diệt cơn trùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

~ 158 ~


Nicotine đi vào máu và hệ thần kinh. Chúng kích hoạt các tế
bào sản xuất dopamine và tạo ra cảm giác hưng phấn, thăng hoa.


Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh, là tác nhân gây ra
nghiện heroin, thuốc lá, rượu,…


<i><b>Hình 4.5.16. Chất dopamine</b></i>


<i><b>Hình 4.5.17. Cơ chế gây nghiện của nicotine</b></i>


Nicotine (C10H14N2<i><b>) là một amin, có tính bazơ, khơng màu. </b></i>
<i><b> Lợi ích và tác hại của thuốc lá </b></i>


Nicotine trong thuốc lá tạo cảm giác hưng phấn và tỉnh táo
giúp người hút làm việc tập trung hơn. Ngồi ra, nền nơng nghiệp
trồng cây thuốc lá và công nghiệp sản xuất thuốc lá đem lại công
việc và nguồn lợi không nhỏ cho một số bộ phận người dân. Ngoài
ra, trong dân gian có một số mẹo sử dụng thuốc lá như: cầm máu,
giải ngứa,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

~ 159 ~


<i><b>Hình 4.5.18. Tác hại của khói thuốc lá đến sức khỏe </b></i>
<i>(Nguồn: </i>



Thuốc lá vừa có lợi vừa có hại nhưng tác hại lớn đối với khỏe
<b>và lớn hơn rất nhiều so với lợi ích của nó. </b>


<i>4.5.1.3. Phịng chống tác hại của thuốc lá </i>


<i><b> Chiến dịch phòng, chống tác hại của thuốc lá </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

~ 160 ~


chẽ để giảm nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để thực
hiện hiệu quả cơng tác phịng, chống tác hại của thuốc lá.


Tun truyền để nâng cao hiểu biết và ý thức của cộng đồng về
tác hại của thuốc lá là biện pháp hiệu quả, từ gia đình, đến khu dân
cư, trong trường học đến toàn xã hội. Thiết kế các poster, thực hiện
phim phóng sự, thiết kế Website,… là các công cụ hỗ trợ đắc lực
cho công tác tuyên truyền.


Xây dựng môi trường khơng khói thuốc lá, tạo lập các không
gian hút thuốc cho người hút thuốc lá, nhằm giảm các trường hợp
hút thuốc lá thụ động.


Phòng, chống tác hại của thuốc lá có nhiều biện pháp khác
nhau, với sự tham gia của toàn xã hội: Nhà nước quản lý và quy
định bởi pháp luật, các chiến dịch tuyên truyền tác hại của thuốc lá,
các nghiên cứu hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, xây dựng môi trường
không khói thuốc lá,…


<i><b> Dụng cụ hút và lọc khói thuốc lá </b></i>



<i> Mục đích: chế tạo được dụng cụ hút và lọc được khói từ điếu </i>
<i>thuốc đang cháy khi người hút ngừng hút. </i>


<i> Ý tưởng thiết kế </i>


Khói thuốc lá được hút vào bởi
một motor cánh quạt vào bên trong
một buồng chứa và bị đẩy ra ngoài ở
cửa khác. Khi qua cửa này, khói thuốc
lá đi qua một màng lọc, có tác dụng
giữ lại một số chất độc hại.


DC motor 9 V có đường kính trục


 = 1 mm là dụng cụ điện một chiều,
có điện áp đầu vào 9 V và biến đổi


điện năng thành cơ năng. DC motor 9 V hoạt động dựa trên sự
tương tác từ (giữa dòng điện và nam châm).


Biến trở xoay là biến trở có thể thay đổi được giá trị bằng cách
xoay nút vặn của biến trở.


<i><b>Hình 4.5.19. Sơ đồ thiết </b></i>
<i>kế dụng cụ hút và lọc </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

~ 161 ~


Biến thế nguồn AC 220 V – DC 9 V là thiết bị biến đổi điện thế
xoay chiều 220 V thành điện thế một chiều 9V. Biến thế nguồn


hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ kết hợp với mạch
chỉnh lưu dòng điện.


Cầu diot là linh kiện điện tử, tích hợp bốn diot được nối với
nhau thành mạch cầu diot chỉnh lưu. Cầu diot có chức năng biến
đổi dòng xoay chiều (AC) thành dòng một chiều (DC).


Than hoạt tính (Activaed Carbon) là một dạng carbon có cấu
trúc mao mạch. Than hoạt tính có khả năng hấp thụ tốt, được sử
dụng để khử độc, lọc khơng khí và lọc nước. Than hoạt tính được
sử dụng trong khẩu trang y tế, đầu lọc điếu thuốc lá,…


<i> Vật liệu và dụng cụ </i>
01 DC motor 9V, 02 vỏ
lon bia, tấm gỗ 16 cm x 8 cm,
quạt nhựa bốn cánh, nắp pin
9V, pin 9V (biến thế nguồn
DC 9V), 01 công tắc, khẩu
trang y tế dây điện, súng bắn
keo và keo silicon, kéo, biến
trở xoay 1 kΩ,…


<i><b>Hình 4.5.20. Dụng cụ, vật liệu chế </b></i>
<i>tạo dụng cụ hút và lọc khói thuốc lá </i>


<i> Gợi ý các bước gia công, lắp ráp </i>


<b>Bước 1: Dùng viết </b>
vẽ đường cắt trên vỏ
lon, có độ cao 1/3


chiều cao của lon và
dùng dao rọc giấy
và kéo cắt theo
đường vẽ.


<b>Bước 2: Cắt bỏ một </b>
phần trên phần phía
dưới của vỏ lon để
làm cửa thốt khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

~ 162 ~
<b>Bước 4: Lắp DC </b>


motor 9V vào phần
dưới của vỏ lon.


<b>Bước 5: Lắp quạt </b>
bốn cánh vào trục
của DC motor.


<b>Bước 6: Cắt khẩu </b>
trang y tế và chắn
ngang khe trên vỏ
lon (cửa thốt khí).


<b>Bước 7: Lắp phần </b>
trên của vỏ lon bên
trong phần phía dưới.


<b>Bước 8: Lắp thêm </b>


biến thế nguồn.


<b>Bước 9: Lắp bộ </b>
phận đế đỡ điếu
thuốc lá.


<i><b> Cai nghiện thuốc lá </b></i>


Người nghiện thuốc lá có nhiều cách để cai nghiện thuốc lá,
trong đó:


 Người có ý chí và quyết tâm vững vàng: cai nghiện bằng
cách tự chấm dứt hút thuốc lá.


 Người bình thường: cần có kế hoạch cai nghiện hợp lý, trong
đó nên sử dụng dược phẩm để hỗ trợ cai thuốc lá. Cơ chế cai thuốc
lá bằng dược phẩm chứa nicotine là biện pháp hiệu quả cao, cụ thể
như hình 4.5.21.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

~ 163 ~


<i><b>4.5.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề </b></i>


<i><b>Hoạt động 1: Đóng vai nhà thực vật học, em hãy nghiên cứu </b></i>
<i><b>quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. </b></i>


 Thiết kế thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu.


 Thiết kế thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.



 Thiết kế thí nghiệm về hiện tượng thoát hơi nước ở lá


 Thiết kế thí nghiệm về tỉ lệ nảy mầm của hạt


<i><b>Hoạt động 2: Đóng vai nhà hóa học, em hãy phân tích thành </b></i>
<i><b>phần hóa học và độc tố trong khói thuốc lá. </b></i>


 Tìm hiểu các chất có trong khói thuốc lá.


 Tìm hiểu về nicotine: cơng thức phân tử, cơng thức cấu tạo,
tính chất vật lý, tính chất hóa học.


 Thiết kế sơ đồ tư duy cho mạch kiến thức trên.


<i><b>Hoạt động 3: Đóng vai nhà vật lý, em hãy thiết kế thí nghiệm </b></i>
<i><b>hút khói thuốc lá để thu lấy khói thuốc lá và minh họa độc hại </b></i>
<i><b>của khói thuốc lá. </b></i>


 Thiết kế thí nghiệm hút khói thuốc lá.


 Thực hiện thí nghiệm hút khói thuốc lá.


 Thực hiện báo cáo kết quả thí nghiệm hút khói thuốc lá.
<i><b>Hoạt động 4: Đóng vai nhà hoạt động xã hội, em hãy đánh </b></i>
<i><b>giá các lợi ích và tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng. </b></i>


 Thuốc lá có lợi gì cho cộng đồng?


 Thuốc lá có tác hại gì cho cộng động?



 Đánh giá về mức độ lợi ích và tác hại của thuốc lá đối với
cộng đồng. Xây dựng chiến lược hạn chế sự phát triển của thuốc lá.


<i><b>Hoạt động 5: Phòng chống tác hại của thuốc lá </b></i>


<i><b>Dự án 1: Đóng vai nhà hoạt động xã hội, xây dựng phương án </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

~ 164 ~
<i><b>a. Ý tưởng dự án </b></i>


Thuốc lá tác động xấu đến người hút và người xung quanh, mỗi
năm thuốc lá gây ra cái chết cho khoảng 40.000 người, mang lại
nhiều tác động xấu cho gia đình và xã hội. Trong các biện pháp
phòng, chống tác hại của thuốc lá, tuyên truyền có vai trị rất quan
trọng. Đóng vai nhà hoạt động xã hội, em hãy xây dựng phương án
tuyên truyền nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong gia đình và dân cư
khu vực em đang sinh sống.


<i><b>b. Bộ câu hỏi định hướng </b></i>
<i>Câu hỏi khái quát </i>


Làm thế nào để hạn chế tác hại của thuốc lá trong gia đình và
khu dân cư đang sinh sống?


<i>Câu hỏi bài học </i>


Phương án tuyên truyền với mục đích giảm tỷ lệ hút thuốc lá
trong gia đình và khu dân cư đang sinh sống được xây dựng như
thế nào?



<i>Câu hỏi nội dung </i>


 Sử dụng phương án tuyên truyền nào (poster, phim phóng
sự, Website hay mạng xã hội,…)?


 Mục đích tun truyền là gì? Nội dung tuyên truyền về vấn
đề gì? Tuyên truyền cho ai?


 Đánh giá tác động của phương án tuyên truyền như thế nào?
<i><b>c. Dự kiến sản phẩm </b></i>


 Sản phẩm tuyên truyền: poster, phim phóng sự, hay cẩm nang,…


 Báo cáo toàn văn “Đánh giá hiệu quả của chiến dịch tuyên
truyền tác hại của thuốc lá”.


<i><b>Dự án 2: Đóng vai nhà giáo dục, xây dựng phương án nâng </b></i>


<i>cao hiểu biết và ý thức về tác hại của thuốc lá cho học sinh. </i>
<i><b>a. Ý tưởng dự án </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

~ 165 ~


hướng trẻ hóa, đặc biệt là học sinh. Theo khảo sát, nguyên nhân học
sinh hút thuốc lá do thiếu hiểu biết và muốn chứng minh bản thân
đã trưởng thành. Đóng vai nhà giáo dục, em hãy xây dựng phương
án nâng cao hiểu biết và ý thức về tác hại của thuốc lá cho học sinh.


<i><b>b. Bộ câu hỏi định hướng </b></i>
<i>Câu hỏi khái quát </i>



Làm thế nào để hạn chế tình trạng hút thuốc lá ở học sinh?
<i>Câu hỏi bài học </i>


Làm thế nào để nâng cao hiểu biết và ý thức về tác hại của
thuốc lá cho học sinh?


<i>Câu hỏi nội dung </i>


 Các hoạt động nâng cao hiểu biết và ý thức về tác hại của
thuốc lá cho học sinh diễn ra như thế nào?


 Nội dung chính của các hoạt động là gì?


 Đánh giá hiệu quả của các hoạt động như thế nào?
<i><b>c. Dự kiến sản phẩm </b></i>


 Kế hoạch tổ chức các hoạt động nâng cao hiểu biết và ý thức
của học sinh về tác hại của thuốc lá.


 Báo cáo tồn văn “Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các
hoạt động nâng cao hiểu biết và ý thức của học sinh về tác hại của
thuốc lá trong trường học”.


<i><b>Dự án 3: Đóng vai bác sĩ, thiết kế cẩm nang cai thuốc lá cho </b></i>


<i>người nghiện thuốc lá. </i>
<i><b>a. Ý tưởng dự án </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

~ 166 ~



nặng. Đóng vai bác sĩ, em hãy thiết kế cẩm nang hướng dẫn người
hút thuốc lá cai nghiện hiệu quả.


<i><b>b. Bộ câu hỏi định hướng </b></i>
<i>Câu hỏi khái quát </i>


Làm thế nào để hỗ trợ người nghiện thuốc lá cai nghiện?
<i>Câu hỏi bài học </i>


Cẩm nang hướng dẫn cai thuốc lá được thiết kế như thế nào?
<i>Câu hỏi nội dung </i>


 Nội dung của cẩm nang là gì?


 Tiến trình cai thuốc lá được thực hiện như thế nào?


 Sử dụng dược phẩm hỗ trợ như thế nào? Cơ chế tác động
của dược phẩm cai thuốc lá là gì? Cơ chế nicotine thay thế là gì?


<i><b>c. Dự kiến sản phẩm </b></i>


 Cẩm nang hướng dẫn cai thuốc lá hiệu quả.


 Báo cáo toàn văn “Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của
cẩm nang”.


<i><b>Dự án 4: Đóng vai kỹ sư, thiết kế, chế tạo dụng cụ hạn chế </b></i>


<i>được sự lan tỏa của khói thuốc ra mơi trường khơng khí. </i>


<i><b>a. Ý tưởng dự án </b></i>


Khói thuốc lá khơng chỉ là khói do người hút nhả ra mà cịn
là khói tỏa ra từ điều thuốc đang cháy. Lượng khói thuốc đi vào
khơng khí và dễ dàng tiếp cận với người xung quanh. Vì vậy, đóng
vai kỹ sư, em hãy thiết kế, chế tạo và sử dụng thiết bị hạn chế được
sự lan tỏa của khói thuốc lá.


<i><b>b. Bộ câu hỏi định hướng </b></i>
<i>Câu hỏi khái quát </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

~ 167 ~


<i>Câu hỏi bài học </i>


Dụng cụ hút và lọc khói thuốc lá được thiết kế, chế tạo như
thế nào?


Làm thế nào để đánh giá hiệu quả của dụng cụ hút và lọc khói
thuốc lá?


Làm thế nào để thương mại hóa dụng cụ hút và lọc khói
thuốc lá?


<i>Câu hỏi nội dung </i>


Nguyên lý cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dụng cụ hút và
lọc khói thuốc lá? Sử dụng những vật liệu nào để chế tạo dụng cụ
hút và lọc khói thuốc lá? Quy trình lắp ráp dụng cụ hút và lọc khói
thuốc lá như thế nào?



Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của dụng cụ hút và lọc khói
<i><b>thuốc lá như thế nào? </b></i>


Dụng cụ hút và lọc khói thuốc lá có giá bao nhiêu? Sử dụng
được cho đối tượng nào? Quảng cáo cho dụng cụ hút và lọc khói
thuốc lá thực hiện như thế nào?


<i><b>c. Dự kiến sản phẩm </b></i>


 Dụng cụ hút và lọc khói thuốc lá.


 Báo cáo toàn văn “Đánh giá hiệu quả của dụng cụ hút và lọc
khói thuốc lá”.


 Kế hoạch thương mại hóa sản phẩm “Dụng cụ hút và lọc
khói thuốc lá”.


<i><b>4.5.3. Kế hoạch dạy học chủ đề </b></i>


<b>Hoạt </b>
<b>động </b>


<b>Nội dung </b>


<b>hoạt động </b> <b>Chuẩn bị </b>


<b>Hình thức </b>
<b>dạy học – </b>
<b>thời gian </b>



Thuốc


Nghiên cứu quá
trình sinh trưởng,
phát triển của
cây.


Tài liệu tham khảo.


Dụng cụ thí nghiệm đơn
giản: cốc thủy tinh, màu
thực phẩm,…


Dạy học
nhóm – 1


tiết
Phân tích thành


phần hóa học và
độc tố trong
khói thuốc lá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

~ 168 ~


Thực hiện thí
nghiệm hút khói
thuốc lá.



Tài liệu tham khảo.


Vật liệu, dụng cụ: vỏ chai
nhựa 1,5 lít, điếu thuốc
lá,…


Đánh giá lợi ích
và tác hại của
thuốc lá.


Tài liệu tham khảo, thiết bị
tìm kiếm thơng tin có kết
nối internet,…


<i><b>Nội dung bài học </b></i>


Rễ cây thuốc lá hấp thụ nước qua cơ chế thẩm thấu. Nước di
chuyển từ nơi có nồng độ thấp (trong lịng đất) sang nơi có nồng độ
cao (bên trong rễ cây).


Lá cây thuốc lá tham gia quá trình vận chuyển nước, tham gia
tổng hợp dinh dưỡng nhờ q trình quang hợp.


Nicotine (C10H14N2) có nhiều trong khói thuốc lá, là một amin có
tính bazơ không màu. Nicotine là chất gây nghiên, là chất độc với liều
lượng cao.


Phòng, chống
tác hại của



thuốc lá


Đóng vai nhà hoạt động xã hội, xây
dựng phương án tuyên truyền nhằm hạn
chế tác hại của thuốc lá trong gia đình
và cộng đồng.


Dạy học dự
án – 2 tiết +
2 tuần ở nhà
Đóng vai nhà giáo dục, xây dựng


phương án nâng cao hiểu biết và ý thức
về tác hại của thuốc lá cho học sinh.
Đóng vai bác sĩ, thiết kế cẩm nang cai
thuốc lá cho người nghiện thuốc lá.
Đóng vai kỹ sư, thiết kế, chế tạo dụng
cụ hạn chế được sự lan tỏa của khói
thuốc ra mơi trường khơng khí.


Tổ chức cho học sinh chia sẻ các kiến thức, kết quả thu được từ
chủ đề “Thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá” đến gia
đình, trường học, cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

~ 169 ~


<b>4.6. Tổ chức dạy học chủ đề rượu bia và phòng chống tác hại </b>
<b>của rượu bia </b>



<i><b>4.6.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh </b></i>
<i>4.6.1.1. Rượu bia </i>


<i><b> Rượu bia và thành phần hóa học của rượu bia </b></i>


Rượu có nhiều loại khác nhau như: rượu đế, rượu vang, rượu
cần,… Trong đó, rượu trắng (rượu đế) là đồ uống có cồn được chưng
cất từ dịch lên men có nguồn gốc tinh bột hoặc các loại đường hay
được pha chế từ cồn thực phẩm, nước và phụ gia thực phẩm.


Rượu gạo truyền thống là rượu được sản xuất từ gạo tẻ hay gạo
nếp. Rượu gạo truyền thống là một trong các nét đặc trưng về đồ
uống có cồn của người Việt Nam.


Bia là đồ uống có ga và có cồn với độ cồn thấp (3% → 8%). Bia
được tạo ra nhờ quá trình lên men đường lơ lửng trong mơi trường
<i><b>lỏng và dung dịch sau q trình lên men khơng được chưng cất. </b></i>


<i><b>Hình 4.6.1. Rượu đế</b></i> <i><b>Hình 4.6.2. Bia hơi</b></i>


Độ cồn của rượu bia là số ml etanol có trong 100 ml rượu bia.
e tan ol


r ượu/ bia
V


Độ cồn = 100%


V <b> </b>



<i><b> Etanol, thành phần hóa học chính của rượu, bia </b></i>
<i>+ Etanol - thành phần chính của rượu bia </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

~ 170 ~


etanol có nhóm –OH, nhóm này làm cho etanol có tính chất hóa
học đặc trưng.


<i>+ Phản ứng cháy của etanol </i>


Etanol tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng.


o


t


2 5 2 2 2


C H OH + 3 O  2 CO + 3 H O + Q


Vì vậy, etanol trong thực tế còn được sử dụng để làm chất đốt
<i><b>trong bếp cồn, đèn cồn,… </b></i>


<i><b>Hình 4.6.3. Cơng thức cấu tạo </b></i>
<i>của etanol </i>


<i><b>Hình 4.6.4. Bếp cồn </b></i>


<i>+ Điều chế etanol </i>



Thông thường, etanol được điều chế bằng hai cách:
 Con đường lên men: lên men tinh bột


 Con đường tổng hợp: hiđrat hóa etilen xúc tác axit


<i><b> Các thành phần khác </b></i>


<i>+ Trong rượu: rượu bậc cao, andehyt, este,… chúng tạo nên </i>
hương vị, màu sắc, độ đục cho rượu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

~ 171 ~
<i><b> Sản xuất rượu, bia </b></i>


<i>Sản xuất rượu gạo truyền thống </i>


<i><b>Hình 4.6.5. Quy trình sản suất rượu gạo truyền thống </b></i>


<b>Bước 1: Lựa chọn ngun liệu chính đó là gạo và men rượu. </b>
Gạo là nguyên liệu chính để nấu rượu. Trong đó, gạo nếp cho
ra rượu thơm, nồng và ngon hơn.


Men rượu là thành phần quan trọng quyết định chất lượng của
rượu. Có nhiều loại men rượu khác nhau như: men thuốc bắc, men
thuốc nam, men thuốc tây, men bánh lá,…Hệ vi sinh vật trong bánh
<i>men gồm: nấm men Saccharomyces serevisiae, giả nấm men </i>
<i>Endomicopsis (vừa có khả năng đường hóa, và có khả năng rượu </i>
hóa), các loại nấm mốc có khả năng đường hóa, các vi khuẩn (chủ
yếu là vi khuẩn lactic và acetic).


<b>Bước 2: Nấu chín (nấu cơm rượu) và để nguội. </b>


Gạo được làm sạch và cho vào


nồi để nấu với tỉ lệ gạo: nước là
1:1. Nấu cơm rượu làm chín hạt
gạo, hồ hóa tinh bột gạo giúp vi
sinh vật dễ sử dụng chúng để lên
men rượu. Sau khi cơm rượu chín,
cơm rượu cần được trải đều và
làm nguội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

~ 172 ~
<b>Bước 3: Ủ men </b>


Trộn cơm rượu với men rượu → lên men và ủ rượu. Quá trình
biến đổi tinh bột thành etanol, thành phần quan trọng của rượu.


Quá trình lên men gồm hai giai đoạn: lên men ẩm và lên
men lỏng.


<i>Lên men ẩm: là quá trình tạo điều kiện để cho enzym amylase </i>
của nấm mốc, vi khuẩn xúc tác thủy phân tinh bột.


<i>Lên men lỏng: là quá trình nấm men sử dụng đường tạo ra để </i>
lên men rượu. Quá trình này phải đảm bảo yếm khí.


<b>Bước 4: Chưng cất rượu </b>


Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp
đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng khác nhau dựa vào nhiệt
động sôi khác nhau của chúng.



Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Sự ngưng tụ
là sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Sự bay hơi và sự ngưng tụ
<i>phụ thuộc vào nhiệt độ. </i>


<i>Nguyên lý chưng cất rượu: Chưng cất rượu là phương pháp </i>
tách dùng nhiệt hỗn hợp etanol, nước và một số chất khác. Trong
đó, etanol có nhiệt độ sơi thấp hơn so với nước (ở cùng điều kiện).
Do đó, etanol sẽ bay hơi và ngưng tụ nhanh hơn so với nước →
tách được etanol.


<i><b>Hình 4.6.7. Thiết bị chưng cất trong </b></i>
<i>phịng thí nghiệm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

~ 173 ~


Thực tế, thiết bị chưng cất rượu gồm: 1 nồi nấu rượu gạo, 1 ống
dẫn rượu (được nối trên đầu của nồi nấu rượu), 1 thùng chứa rượu
và 1 bếp (dùng để nấu rượu).


<i>Sản xuất bia </i>


<i><b>Hình 4.6.9. Quy trình sản xuất bia </b></i>


<b>Bước 1: nghiền, xay malt (đại mạch nảy mầm) nhằm tạo điều </b>
kiện tăng tốc quá trình đường hóa, giúp thu


<b>nhiều chất hịa tan. </b>


<b>Bước 2: ngâm, trộn bột với nước nóng </b>


nhằm tạo hỗn hợp đồng nhất.


<b>Bước 3: malt và thế liệu được nấu ở </b>
hai nồi khác nhau với chế độ nấu khác
nhau. Sau đó, chúng được hoà chung thành
bộ khối hồ malt.


<b>Bước 4: lọc cháo, tách phần lỏng (dịch đường) ra khỏi phần bã </b>
là phần khơng bị hịa tan (vỏ trấu).


<b>Bước 5: đun sôi dịch đường với hoa houblon (quá trình </b>
houblon hóa) nhằm ổn định thành phần đường, tạo mùi và vị của
hóa houblon cho bia, keo tụ các protein, vô hoạt enzym và thanh
trùng dịch đường.


<b>Bước 6: làm lạnh dịch lên men (nước mout) về nhiệt độ thích </b>
hợp cho quá trình lên men, nhằm tạo điều kiện để kết tủa, lắng
những chất hữu cơ kém chịu nhiệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

~ 174 ~
<b>Bước 7: lên men, là q trình chuyển </b>
hóa các chất đường và dextrin phân tử thấp
trong nước nha thành C2H5OH, CO2 và
một số chất hữu cơ khác nhờ tác dụng của
nấm men.


<i><b>Hình 4.6.11. Bồn lên </b></i>
<i>men bia </i>


<i>Q trình lên men có thể chia làm bốn giai đoạn, gồm có: </i>



 Giai đoạn 1 (khoảng 2 ngày đầu): nấm men nẩy chồi, phát
triển mạnh dần và sinh khối đạt cực đại ở cuối ngày thứ hai.


 Giai đoạn 2 (2 ngày kế tiếp): sự lên men chuyển từ kiểu lên
men hiếu khí (để tăng sinh khối nấm men) sang lên men kỵ khí (để
tạo CO2 và etanol).


 Giai đoạn 3 (2 đến 3 ngày tiếp theo): thời kỳ lên men mạnh nhất.


 Giai đoạn 4 (1 đến 2 ngày cuối cùng): cường độ lên men yếu
dần và sinh khối nấm men tăng cùng với các thành phần keo tụ của
protein, tanin, nhựa đắng hoa houblon,… lắng dần xuống đáy.


<i><b>Quá trình lên men phụ: tiếp tục lên men phần chất khơ cịn sót </b></i>
lại sau lên men chính, bão hịa CO2 tạo bọt cho bia, tăng cường mùi
vị cho bia, làm trong bia.


<b>Bước 8: Lọc, làm cho bia có độ sáng đúng yêu cầu chất lượng, </b>
ổn định và tăng độ bền sinh học, hóa học của bia.


<b>Bước 9: Lưu trữ, là nơi dự trữ bia đã qua lọc, bia bán thành </b>
phẩm, làm chín mùi bia, ổn định về chất lượng, đưa về nhiệt độ
thấp để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật.


<b>Bước 10: Chiết chai (đóng gói), </b>
thuận tiện cho phân phối và
sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

~ 175 ~



<i>4.6.1.2. Tác động của rượu, bia đến cơ thể </i>


<i><b> Cơ chế chuyển hóa rượu, bia bên trong cơ thể </b></i>


Sau khi cồn trong rượu, bia dung nạp vào dạ dày thì khoảng
20% lượng cồn được hấp thụ dạ dày và ngấm trực tiếp vào máu.
Trong vòng vài phút, cồn được đưa lên não và tạo ra cảm giác kích
thích. Lượng cồn còn lại sẽ đi vào ruột non và được hấp thụ cùng
với các chất dinh dưỡng khác. Một lượng nhỏ cồn được bài tiết qua
mồ hôi, nước bọt, nước tiểu và hơi thở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

~ 176 ~


Cồn trong rượu, bia được hấp thụ tại hệ tiêu hóa, chuyển hố
phần lớn tại gan và tiếp tục tác động tới mọi cơ quan trong cơ thể.


<i><b>Hình 4.6.13. Cơ chế chuyển hóa cồn của gan </b></i>


<i><b> Say rượu, bia </b></i>


Say rượu, bia là một trạng thái sinh lý gây ra sau khi con người
uống quá nhiều rượu, bia hoặc các loại thức uống có cồn. Biểu hiện
của người say rượu, bia thường là: khóc lóc hoặc nằm vật vã; nói
nhiều hoặc nói lung tung; ngủ mọi lúc mọi nơi; nhảy nhót;…


Các cấp độ của người say rượu bia gồm có: hưng phấn → kích
động → mơ hồ → đờ đẫn → hôn mê.


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

~ 177 ~



</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

~ 178 ~
<i><b> Nghiện rượu, bia </b></i>


Theo Tổ chức Y tế thế giới (1993), “Nghiện rượu là nhu cầu
thèm muốn địi hỏi thường xun đồ uống có cồn, hình thành thói
quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng
đến sức khoẻ”.


Xét về mặt định lượng, nghiện rượu, bia là sử dụng quá 1 ml
cồn tuyệt đối cho 1 kg cân nặng.


<i><b>Hình 4.6.15. Người nghiện rượu </b></i>


<i> Biểu hiện của chứng nghiện rượu, bia gồm có: </i>


+ Thèm muốn mãnh liệt không thể ngăn cản và bắt buộc phải
uống rượu, bia.


+ Giảm hoặc ngừng uống rượu, bia thường cảm thấy khó chịu
như: mệt mỏi, khó điều khiển cơ thể.


+ Uống được ngày càng nhiều rượu, bia.


+ Sao nhãng những thú vui trước đây vốn ưa thích.


+ Vẫn tiếp tục uống rượu, bia mặc dù biết những hậu quả tai hại
của nó. Thậm chí, người nghiện uống rượu, bia khơng có mục đích.


<i> Cơ chế nghiện rượu, bia về mặt sinh lý </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

~ 179 ~


<i><b>Hình 4.6.16. Chu trình “tưởng thưởng” với hoạt động của dopamine tới </b></i>
<i>các vùng khác nhau trong não bộ </i>


<i><b> Tác hại của rượu bia </b></i>


 <i><b>Tác động của rượu bia đến sức khỏe </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

~ 180 ~


Sử dụng rượu, bia nhiều và thường xuyên không chỉ gây thiếu
máu, mất trí nhớ mà cịn dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến
gan, tim mạch, thậm chí gây ung thư, đột quỵ, chúng gây ra:


<i>Thiếu máu: rượu, bia làm giảm đột ngột số lượng hồng cầu </i>
trong máu giúp vận chuyển oxy để nuôi cơ thể.


<i>Ung thư: cơ thể chuyển hóa rượu bia thành aldehyde, chất gây </i>
ung thư mạnh. Bệnh ung thư ở người sử dụng rượu thường liên quan
đến miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, vú, và vùng trực tràng.


<i><b>Hình 4.6.18. Rượu, bia và căn bệnh ung thư </b></i>


<i>Bệnh tim mạch: uống nhiều rượu bia làm cho các tiểu cầu trong </i>
máu có khuynh hướng tạo thành cục máu đông, nguyên nhân dẫn
đến đau tim hoặc đột quỵ.


<i>Xơ gan: rượu, bia là chất độc của các tế </i>


bào gan, những người nghiện rượu lâu năm dễ
bị xơ gan do mô gan biến thành sẹo và mất
chức năng hoạt động.


Ngoài ra, rượu bia còn làm tăng nguy cơ
mắc các bệnh như: viêm gan, gan nhiễm mỡ,
ung thư gan,…


<i><b>Hình 4.6.19. </b></i>
<i>Biến họa, tác hại </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

~ 181 ~


<i>Mất trí nhớ: khi uống rượu bia, tốc độ teo lại của một số vùng </i>
quan trọng điểm trong não tăng nhanh hơn, dẫn đến mất trí nhớ và
một số triệu chứng khác như suy giảm khả năng tính tốn, phán xét
<i>và khả năng giải quyết vấn đề. </i>


<i>Động kinh: rượu bia gây ra chứng động kinh, co giật, kể cả </i>
những người chưa từng bị động kinh. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng
<i>đến những phương pháp và các loại thuốc dùng để điều trị co giật. </i>


<i>Gout: những người bệnh gout uống nhiều rượu bia sẽ khiến </i>
bệnh trầm trọng hơn.


<i>Huyết áp cao: rượu, bia làm gián đoạn quá trình giao cảm của </i>
hệ thần kinh, đó là hệ thống kiểm sốt sự co giãn của mạch máu để
đối phó với stress, nhiệt độ, sự gắng sức và những yếu tố môi
trường khác làm huyết áp tăng cao.



<i>Bệnh truyền nhiễm: rượu, bia gây ức chế hệ thống miễn dịch, </i>
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các bệnh nhiễm trùng như lao,
viêm phổi.


<i>Tổn thương thần kinh: rượu, bia gây độc cho tế bào thần kinh. </i>
Bên cạnh đó, những người uống nhiều rượu thường ăn ít, thiếu
chất, dễ bị suy dinh dưỡng, cũng làm suy giảm chức năng tế bào
thần kinh.


<i>Loãng xương: rượu, bia làm xương trở nên mỏng và yếu, dễ </i>
dẫn đến loãng xương.


<i>Ngộ độc rượu: ngộ độc rượu là trường hợp uống quá nhiều, q </i>
nhanh có thể ảnh hưởng đến hơ hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn
đến hơn mê và tử vong. Ngồi ra, ngộ độc rượu cịn do người uống
phải rượu có pha cồn methanol. Biểu hiện của ngộ độc rượu gồm
có: bất tỉnh; co giật; tê, yếu chân tay hoặc một bên mặt; nói ngọng
dù đã tỉnh táo; thở khị khè, yếu, nhịp thở khơng đều, thở chậm, có
thể hít sâu và nhịp thở nhanh; ho yếu, ứ đọng đờm rãi ở miệng,
họng; da, mơi, móng tay tím tái, lạnh; đại tiện, tiểu tiện ra quần; rối
loạn cảm nhận về màu sắc; nhìn mờ, không rõ ràng; chướng bụng,
đau bụng; mệt, nôn nhiều.


 <i><b>Tác hại của rượu bia đối với xã hội </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

~ 182 ~


liên quan đến rượu bia và con số này đang có xu hướng gia tăng.
WHO đã khảo sát hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao
thông tại Việt Nam, và kết quả là có tới 36,5% số người lái xe máy


có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép.


<i><b>Hình 4.6.20. Tai nạn giao </b></i>
<i>thơng do rượu bia </i>


Theo nghiên cứu của các chuyên gia y
tế, rượu bia tác động đến hành vi của
người sử dụng khi tham gia giao thông
tùy vào mức độ. Nồng độ cồn ở mức
0,05mg/l khí thở, người sử dụng rượu
bia đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích
động nhẹ và dễ điều khiển xe vượt quá
tốc độ quy định.


Nếu nồng độ 0,2mg/l khí thở, người
điều khiển phương tiện tham gia giao
thông dễ bị ức chế, giận dữ, đi lại loạng
choạng. Nếu ở các mức độ cao hơn,
người uống có thể không tự chủ được
hành vi cá nhân và có thể tự gây tai nạn
cho bản thân hoặc gây thương tích cho
những người tham gia giao thơng khác.


<i><b>Hình 4.6.21. CSGT đo </b></i>
<i>nồng độ người tham gia </i>


<i>giao thông </i>


<i>Bảng tổng hợp mức xử phạt lỗi vượt quá nồng độ cồn cho phép </i>
<i>mới nhất năm 2018: </i>



<b>Lỗi vi phạm </b> <b>Xe máy </b> <b>Ơ tơ </b>


Điều khiển xe trên
đường mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng
độ cồn nhưng chưa


vượt quá 50


miligam/100 mililít
máu hoặc chưa vượt
quá 0,25 miligam/1
lít khí thở;


Phạt tiền từ 2.000.000 đồng
đến 3.000.000 đồng (điểm
a) Khoản 6 Điều 5 Nghị
định 46/2016/NĐ-CP)
Tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe từ 01 tháng đến
03 tháng.( điểm b) Khoản


12 Điều 5 Nghị


định 46/2016/NĐ-CP)
Điều khiển xe trên


đường mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng



Phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000
đồng (Khoản 6 Điều


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

~ 183 ~


độ cồn vượt quá 50
miligam đến 80
miligam/100 mililít
máu hoặc vượt quá
0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở


6 Nghị định 46/2016/
NĐ-CP)


Tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe từ 01
tháng đến 03 tháng
theo quy định tại
điểm b) Khoản 12
Điều 6 Nghị định
46/2016/NĐ-CP)


định 46/2016/NĐ-CP)
Tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe từ 3 tháng đến 5
tháng (Điểm d) Khoản 12
Điều 5 Nghị định 46/2016/


NĐ-CP)


Điều khiển xe trên
đường mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng
độ cồn vượt quá 80
miligam/100 mililít
máu hoặc vượt quá
0,4 miligam/1 lít
khí thở;


Phạt tiền từ 3.000.000
đồng đến 4.000.000
đồng (Điểm c)
Khoản 8 Điều 6 Nghị
định 46/2016/NĐ-CP).
Tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe từ 03
tháng đến 05 tháng
theo quy định tại
điểm d) Khoản 12
Điều 6 Nghị định
46/2016/NĐ-CP)


Phạt tiền từ 16.000.000
đồng đến 18.000.000 đồng
(Điểm a) Khoản 9 Điều 5
Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe từ 04 tháng đến


06 tháng (điểm đ) Khoản
12 Điều 5 Nghị định
46/2016/NĐ-CP)


<i>Mất trật tự công cộng </i>


Trong mỗi bàn tiệc, rượu, bia gần như là đồ uống không thể
thiếu và đem lại sự hưng phấn, vui vẻ. Tuy nhiên, phần lớn người
sử dụng rượu bia không kiểm soát được lượng rượu bia, dẫn đến
tình trạng say xỉn, gây mất trật tự cơng cộng như: tiệc tùng kéo dài,
hị hét, karaoke kéo dài và quá lớn, đánh nhau,… Chúng ảnh hưởng
trực tiếp đến sinh hoạt của người tham gia tiệc tùng rượu bia cũng
như cộng đồng dân cư xung quanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

~ 184 ~


<i>Chi phí khơng cần thiết: báo cáo Tổng quan Y tế 2015 của Bộ </i>
Y tế cho thấy, Việt Nam chi bình quân tiêu thụ bia rượu hơn 3 tỷ
USD/năm (khoảng 1,8% GDP), bằng gần 3% thu ngân sách cả
nước và cao gấp 4 lần mức đóng góp ngân sách của ngành sản xuất
rượu bia, nước giải khát hàng năm (trung bình 800 triệu USD/năm).
Ngồi ra, rượu, bia cịn ảnh hưởng đến năng suất lao động và dành
mất quỹ thời gian cần thiết để làm thêm các công việc gia tăng thu
nhập, góp phần cải thiện cuộc sống.


 <i>Lợi ích của rượu bia </i>


Bên cạnh các tác hại, rượu bia cịn có một số lợi ích như sau:
+ Là đồ uống trong các buổi tiệc, tạo cảm giác hưng phấn, góp
phần buổi tiệc trở nên vui hơn.



+ Rượu bia khi được sử dụng hợp lý thì đem lại các lợi ích cho
sức khỏe như: tăng cường hệ tiêu hóa, đẹp da,…


+ Rượu bia và ngành sản xuất rượu bia đem lại công việc cho
nhiều người.


Tuy nhiên, lợi ích của rượu, bia rất nhỏ so với tác hại của
chúng. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức sử dụng rượu, bia hợp lý để
tăng cường lợi ích và giảm tác hại của chúng.


<i>4.6.1.3. Phòng chống tác hại của rượu bia </i>
<i><b> Giải rượu, bia </b></i>


 <i><b>Giải rượu, bia bằng thuốc </b></i>


Thành phần của thuốc giải rượu, bia gồm một số hoạt chất như
các loại acid glutamic, acid fumaric, vitamin B, vitamin C, các
enzym… Các thành phần cần có này sẽ có tác dụng làm nhanh q
trình chuyển hóa rượu, bia. Tuy nhiên, khơng có loại thuốc nào hạn
chế được tác hại của rượu, bia đối với cơ thể.


Ngoài ra, cafein là tinh chất được chiết từ hạt cà phê có khả
năng đối kháng etanol, nhưng tác dụng của cafein cũng hạn chế.


 <i>Các mẹo giải rượu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

~ 185 ~


<i><b>Hình 4.6.22. Mẹo giải rượu, bia bằng hoa quả </b></i>



<i><b> Ngộ độc rượu bia và cách xử lý </b></i>


 <i><b>Cách xử lý trường hợp bị ngộ độc rượu </b></i>


+ Kê gối cho nạn nhân nằm, đầu và vai cao hơn. Nếu nạn nhân
bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho
nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nơn, xát mạnh hai bên má.


+ Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân.


+ Khơng để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài
giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ
đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.


+ Uống nhiều nước ấm để khơng bị mất nước. Có thể cho bệnh
nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng
tươi, nước cà chua...


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

~ 186 ~


+ Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc
chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt...


<b> Cách phòng tránh ngộ độc rượu </b>


+ Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá
30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn, vừa uống.


+ Không ngâm rượu với lá, rễ cây, phủ tạng động vật khơng rõ


độc tính hay kinh nghiệm cá nhân để uống.


+ Khơng uống rượu khơng có nguồn gốc, rượu không công bố
tiêu chuẩn chất lượng, đang uống thuốc điều trị, khi đang đói hoặc
mệt.


+ Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
<i><b> Tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu, bia </b></i>


Tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu, bia là quá trình
đưa ra các thơng tin (vấn đề) về tác hại của rượu, bia nhằm tác động
vào suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của người dân để tránh lạm dụng
rượu, bia. Qua đó, góp phần hạn chế tác hại của rượu, bia đối với
sức khỏe người dân và cuộc sống cộng đồng.


Tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu, bia có thể tổ chức
thành các chiến dịch, với quy mô từ nhỏ đến lớn, với nhiều hình
thức tuyên truyền khác nhau như: tuyên truyền miệng, poster, phim
ảnh,… Các chủ đề tuyên truyền tập trung vào: ngộ độc rượu, bia;
rượu, bia và vấn nạn tai nạn giao thông,…


<i><b>4.6.2. Gợi ý nội dung các hoạt động dạy học chủ đề </b></i>
<b>Nội dung 1: Rượu bia và tác hại của rượu bia </b>


<i><b>Hoạt động 1.1: Tìm hiểu etanol, thành phần chính của rượu bia. </b></i>
<i>Nhiệm vụ 1: Độ cồn là gì? Chúng ta phân biệt rượu và bia như </i>
thế nào?


<i>Nhiệm vụ 2:Etanol là gì? Tính chất hóa học của etanol? </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

~ 187 ~


<i><b>Hoạt động 1.2: Tìm hiểu về tác hại và lợi ích của rượu bia. </b></i>
<i>Nhiệm vụ 1:Vì sao rượu bia khiến người uống bị mất kiểm soát </i>
và chúng tác động xấu đến xã hội như thế nào?


<i>Nhiệm vụ 2: Rượu bia tác động đến gan như thế nào? </i>


<i>Nhiệm vụ 3: Hãy tìm các biện pháp giúp giải cơn say do rượu bia. </i>
<i>Nhiệm vụ 4: Hãy phân tích một số lợi ích của rượu bia? </i>


<b>Nội dung 2: Phòng chống tác hại của rượu bia </b>


<i><b>Dự án 1: Đóng vai nhà lập pháp, em hãy tìm hiểu và đóng góp </b></i>
cho Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Từ đó, em hãy
nghiên cứu và phát triển dự án nâng cao hiểu biết của người dân về
Luật phòng chống tác hại của rượu bia.


<i>Câu hỏi khái quát </i>


Làm thế nào để nâng cao cơng tác phịng chống tác hại của
rượu, bia?


<i>Câu hỏi nội dung </i>


Làm thế nào để nâng cao hiểu biết về phịng chống tác hại của
rượu, bia thơng qua Luật?


<i>Câu hỏi bài học </i>



 Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2016
đề cập đến những nội dung chính nào?


 Biện pháp nào để áp dụng Luật phòng chống tác hại của
rượu, bia thật hiệu quả?


 Trường hợp nhờn Luật, chúng ta xử lý như thế nào?


<i><b>Dự án 2: Đóng vai kỹ sư, em hãy thiết kế, chế tạo hệ thống </b></i>
chưng cất rượu gạo truyền thống sản xuất tại hộ gia đình.


<i>Câu hỏi khái quát </i>


Rượu được sản xuất như thế nào?
<i>Câu hỏi nội dung </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

~ 188 ~


<i>Câu hỏi bài học </i>


Quy trình lên men và chưng cất rượu gạo truyền thống như
thế nào?


Sơ đồ cấu tạo của hệ thống chưng cất rượu gạo truyền thống
sản xuất hộ gia đình được thiết kế, chế tạo như thế nào?


Nguyên lý chưng cất rượu gạo truyền thống là gì?


Cần chuẩn bị những vật liệu, dụng cụ cần thiết gì để chế tạo hệ
thống chưng cất rượu gạo truyền thống?



<i><b>Dự án 3: Đóng vai nhà hoạt động xã hội, em hãy xây dựng </b></i>
phương án tuyên truyền nhằm hạn chế tác hại của rượu bia đến sức
khỏe của gia đình và cộng đồng và đánh giá hiệu quả và tính khả thi
của các phương án này.


<i>Câu hỏi khái quát </i>


Làm thế nào để hạn chế tác hại của rượu bia đến sức khỏe của
gia đình và cộng đồng?


<i>Câu hỏi nội dung </i>


Làm thế nào để tuyên truyền nhằm hạn chế tác hại của rượu bia
đến sức khỏe của gia đình và cộng đồng?


<i>Câu hỏi bài học </i>


 Sử dụng phương án nào (poster, phim phóng sự, Website
hay mạng xã hội,…) để tuyên truyền về tác hại của rượu bia đến
sức khỏe của gia đình và cộng đồng?


 Mục đích tun truyền là gì? Nội dung tuyên truyền về vấn
đề gì? Tuyên truyền cho ai?


 Đánh giá tác động của phương án tuyên truyền tác hại của
rượu bia đến sức khỏe của gia đình và cộng đồng như thế nào?


<i><b> Dự án 4: Đóng vai bác sĩ, em hãy xây dựng cẩm nang “Bí </b></i>
quyết sơ cứu ngộ độc rượu”.



<i>Câu hỏi khái quát </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

~ 189 ~


<i>Câu hỏi nội dung </i>


Cẩm nang sơ cứu ngộ độc rượu được thiết kế như thế nào?
<i>Câu hỏi bài học </i>


Cấu trúc của cẩm nang sơ cứu ngộ độc rượu như thế nào?
Nội dung của cẩm nang sơ cứu ngộ độc rượu là gì? Nguồn
thông tin thực tế và khoa học lấy từ đâu?


Đánh giá tính khoa học của cẩm nang như thế nào?
<i><b>4.6.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề </b></i>


<b>Nội </b>


<b>dung </b> <b>Hoạt động </b>


<b>Thời </b>
<b>gian </b>


<b>Cách </b>


<b>tiến hành </b> <b>Sản phẩm </b>


Rượu,
bia và


tác hại
của
rượu,
bia


1.1: Tìm hiểu
etanol, thành
phần chính
của rượu bia.


30
phút


Trên lớp,
làm việc
nhóm và
chung cả lớp


Chỉ ra thành phần
chính của rượu, bia là
etanol.


Trình bày được tính
chất hóa học của
etanol.


Trình bày được quy
trình sản xuất rượu,
bia.



Định nghĩa được độ
cồn có trong rượu,
bia.


1.2: Tìm hiểu
về tác hại và


lợi ích của
rượu bia.


15
phút


Trên lớp, cá
nhân và làm
việc nhóm


Chỉ ra các tác hại của
rượu bia, đặc biệt là
tác hại đối với sức
khỏe.


Chỉ ra được một số
lợi ích khi sử dụng
rượu bia hợp lý.
Phòng,


chống
tác hại
của


rượu,
bia


Dự án 1 2 tuần Ở nhà, dự án


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

~ 190 ~


Toàn văn đánh giá
hiệu quả của phương
án nâng cao hiểu biết
của người dân về
Luật phòng chống tác
hại của rượu, bia.


Dự án 2 2 tuần Ở nhà, dự án


Mơ hình hệ thống
chưng cất rượu gạo
truyền thống tại hộ
gia đình.


Dự án 3 2 tuần Ở nhà, dự án


Phương án tuyên
truyền nhằm giảm tác
hại của rượu bia đến
sức khỏe gia đình và
cộng đồng.


Tồn văn đánh giá


phương án tuyên
truyền nhằm giảm tác
hại của rượu, bia đến
sức khỏe gia đình và
cộng đồng.


Dự án 4 2 tuần Ở nhà, dự án


Cẩm nang sơ cứu ngộ
độc rượu.


Các đánh giá, nhận
xét từ chuyên gia.
Thực


hiện
đánh
giá


Báo cáo kết
quả dự án


90
phút


Trên lớp,
làm việc


nhóm



Bài trình chiếu
powerpoint.


Bài báo cáo toàn văn.


<b>4.7. Tổ chức dạy học chủ đề sức khỏe và môi trường </b>
<i><b>4.7.1. Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh </b></i>
<i>4.7.1.1. Môi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

~ 191 ~
<i><b> Môi trường sống </b></i>


Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh
vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng
đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của
sinh vật [3].


Môi trường sống của con người được chia thành môi trường tự
nhiên và mơi trường xã hội.


<i><b>Hình 4.7.1. Phân loại môi trường sống của con người </b></i>


<i><b> Các loại mơi trường </b></i>


Mơi trường đất là phần đất lớp
ngồi cùng của thạch quyển trên
Trái đất, bị biến đổi tự nhiên dưới
tác động tổng hợp của nước, khơng
khí và sinh vật. Môi trường đất là
nơi cung cấp nơi ở, là nơi trồng


trọt, chăn nuôi cung cấp thực phẩm
và chứa đựng phế thải của quá


trình sinh hoạt và sản xuất. <i><b>Hình 4.7.2. Mặt cắt lớp đất </b></i>


<i>cơ bản </i>


<i><b>Hình 4.7.3. Mơi trường </b></i>
<i>nước mặn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

~ 192 ~


Môi trường không khí là lớp khơng khí trên bề mặt Trái đất.
Khí quyển cung cấp oxi cho q trình hơ hấp của sinh vật và quá
trình cháy, cung cấp nitơ cho quá trình tổng hợp đạm,…


<i><b> Chức năng của môi trường [19] </b></i>


 Môi trường là không gian sinh sống của con người và
sinh vật.


 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết
phục vụ trong sinh hoạt và sản xuất của con người.


 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải trong sinh
hoạt và sản xuất của con người.


 Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các thông tin cho
<i><b>con người. </b></i>



<i>4.7.1.2. Ơ nhiễm mơi trường </i>


<i><b>Hình 4.7.4. Sơ đồ tóm tắt về ơ nhiễm mơi trường </b></i>


<i><b> Ơ nhiễm mơi trường </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

~ 193 ~


Ơ nhiễm mơi trường được hiểu là quá trình chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường vượt quá mức làm gây hại
đến sức khỏe và sự phát triển của con người và sinh vật.


Chất thải là những vật chất không có khả năng sử dụng, bị loại
từ q trình sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp), sinh hoạt như là
rác thải (chất thải dạng rắn), nước thải (chất thải dạng lỏng), khí
thải (chất thải dạng khí),…


<i><b> Ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường </b></i>


Ơ nhiễm môi trường do thiên tai, hoặc do hoạt động sinh hoạt và
sản xuất của con người. Trong đó, con người là tác nhân chính gây ra
ơ nhiễm và làm tình trạng ơ nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng.


Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày
của con người thải ra môi trường sống một lượng chất thải lớn, chất
thải làm môi trường bị ô nhiễm.


Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường gồm có: tác nhân vật lý,
tác nhân hóa học, tác nhân sinh học.



<i><b> Tác nhân vật lý </b></i>


<i><b>Hình 4.7.5. Sơ đồ ơ nhiễm mơi trường vì tác nhân vật lý </b></i>


<i><b>Chất thải rắn (rác) </b></i>
chất thải công nghiệp
như đồ nhựa, giấy, thủy
tinh; rác thải sinh hoạt;
đất, cát trong hoạt động
xây dựng; kim tiêm,
băng gạt từ hoạt động
<b>y tế;… </b>


<i><b>Chất phóng xạ </b></i>
Ơ nhiễm do thử vũ khí
hạt nhân; nhà máy điện
hạt nhân; các sự cố
<b>điện hạt nhân;… </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

~ 194 ~
<i><b> Tác nhân hóa học </b></i>


Các khí thải như CO2, SO2, CO, NOx,… do quá trình đốt cháy
nhiên liệu trong sinh hoạt và sản xuất; cháy rừng;phun trào núi lửa;
giao thơng vận tải;…


<i><b>Hình 4.7.6. Một số hoạt động thải khí gây ơ nhiễm mơi trường </b></i>


Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ,… phục
vụ trong nông nghiệp là các tác nhân gây ô nhiễm đất trồng, nguồn


nước sinh hoạt.


<i><b>Hình 4.7.7. Con đường phát tán hóa chất sử dụng trong nông nghiệp </b></i>
<i>gây ô nhiễm môi trường [3] (Nguồn: Sinh học 9, tr.162) </i>


Nước thải từ hoạt
động của các nhà máy
công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp luyện kim,
thực phẩm,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

~ 195 ~


Nước thải chứa hàm lượng lớn kim loại nặng như Pb, Fe,…
và các chất hữu cơ độc hại như benzen, asen,… làm nhiễm độc
<i><b>môi trường nước và đất. </b></i>


<i><b> Tác nhân sinh học </b></i>


<i><b>Hình 4.7.9. Cá chết hàng loạt </b></i>
<i>gây ô nhiễm biển (nguồn) </i>


Các sinh vật gây hại cho sức
khỏe người và sinh vật như:
chuột, gián, muỗi, các vi khuẩn
và virus độc hại,…chúng sinh
sôi và phát triển ở trong các chất
thải: phân, rác, nước thải sinh
hoạt, xác chết sinh vật,…



<i>4.7.1.3. Tác động của ơ nhiễm mơi trường đến sức khỏe </i>


Ơ nhiễm khơng khí tác động đến hệ hơ hấp của con người, gây
ra nhiều căn bệnh hô hấp.


<i><b> Tác động sức khỏe do ơ nhiễm khơng khí </b></i>
<i><b> Bệnh hô hấp do bụi </b></i>


Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích
thước lớn nhỏ khác nhau (từ 0,1 m –
2000 µm) tồn tại lâu trong khơng khí.


Bụi đi vào cơ thể người thông qua
hoạt động hô hấp, gây ra các căn bệnh
như: bụi phổi, viêm phổi, kích thích
bệnh viêm mũi dị ứng,…


Bệnh bụi phổi là một thuật ngữ
chung cho bất kỳ bệnh phổi nào do bụi
gây ra, bởi bụi tích tụ sâu trong phổi
gây ra tổn thương.


Nguyên nhân của bệnh bụi phổi là
do thường xuyên hít phải bụi trong mơi
trường khơng khí bị ơ nhiễm.


Bệnh bụi phổi có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như
viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính, suy hơ hấp, nhiễm khuẩn
cấp tính phế quản phổi.



<i><b>Hình 4.7.10. Phổi bị đen </b></i>
<i>do nhiễm bụi (nguồn: </i>
<i></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

~ 196 ~
<i><b> Bệnh tim mạch </b></i>


Không khí ơ nhiễm sẽ tồn tại các khí độc như CO, SO2, NOx và
nhiều chất hữu cơ độc hại dễ bay hơi có trong làn khói thải từ
phương tiện giao thông, nhà máy, xí nghiệp… Chúng thâm nhập
vào hệ tuần hồn thơng qua quá trình trao đổi chất ở phổi, làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.


<i><b>Ngộ độc khí </b></i>


Ngộ độc khí là trạng thái rối loạn những hoạt động sinh lý bình
thường của cơ thể do hít phải các khí độc.


Khơng khí bị nhiễm khí CO, là một loại khí độc khơng mùi,
khơng vị. Khí CO được hình thành từ các động cơ nổ, đám cháy,
khói thuốc lá…


<b>Cơ chế ngộ độc CO </b>


Khi vào cơ thể, CO cố định vào Hemoglobine (Hb) 85%, CO
có ái lực gắn với Hb cao gấp 200 – 250 lần so với O2. Do đó, CO
chiếm chỗ của O2, làm giảm lượng O2 trong máu dẫn đến giảm
lượng O2 cung cấp cho các hoạt động của tế bào. Do đó, nhiễm phải
khí CO liều cao có thể gây ra tử vong. Cịn hít phải khí CO liều
thấp trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến các bệnh hô hấp


nghiêm trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

~ 197 ~


Ngồi ra, ơ nhiễm khơng khí cịn là tác nhân gây ra một số
bệnh hô hấp khác như: viêm thế quản, ung thư phổi,…


<i><b>Tác hại của các chất độc trong khơng khí ơ nhiễm </b></i>


NOx là họ các oxit nitơ, trong đó NO chiếm đại bộ phận. Trong
đó, NO2 là chất khó hịa tan nên nó có thể đi theo đường hơ hấp đi
sâu vào phổi gây viêm và làm hủy hoại các tế bào của cơ quan hô
hấp và làm nạn nhân bị mất ngủ, ho, khó thở.


Hydocarbure (HC) có mặt trong khí thải do q trình cháy
khơng hoàn toàn, hoặc do hiện tượng cháy khơng bình thường.
Chúng gây tác hại đến sức khỏe con người chủ yếu là các
hydrocarbure thơm. Trong đó, benzen chỉ cần có nồng độ 40 ppm
cũng có thể gây ra căn bệnh ung thư máu hoặc có nồng độ lớn hơn
1 g/cm3<sub> thì gây rối loạn thần kinh. </sub>


SO2 là một chất háo nước nên nó dễ hòa tan vào nước, bị oxi
hóa thành H2SO4 và muối amonium rồi đi theo đường hô hấp vào
sâu trong phổi. Bên cạnh đó, SO2 làm giảm khả năng đề kháng của
cơ thể và tăng cường độ tác hại của các chất ơ nhiễm khác.


Chì (Pb) có mặt trong khí xả thải của các động cơ đốt trong vì
chì Pb(C2H5)4 được pha vào xăng để tăng tính chống kích nổ của
nhiên liệu. Chì trong khơng khí ơ nhiễm bởi khí thải của động cơ
tồn tại dưới dạng các hạt có đường kính cực bé nên dễ xâm nhập


vào cơ thể qua da hoặc theo đường hô hấp. Khi đi vào cơ thể, 30% -
40% lượng chì đi vào máu. Sự hiện diện của chì gây xáo trộn sự
trao đổi ion ở não, gây trở ngại cho sự tổng hợp các enzym để hình
thành hồng cầu, và đặc biệt nữa, nó tác động lên hệ thần kinh làm
trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Nếu nồng độ chì trong máu vượt quá
20 mg/ lít dẫn đến nguy cơ tử vong.


<i><b> Tác động sức khỏe do ô nhiễm nước </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

~ 198 ~


Các chất độc hại trong môi trường nước đi vào cơ thể người
qua hai con đường: (1) uống phải nước bị ô nhiễm hay ăn phải thực
phẩm được nuôi trồng trong môi trường nước bị ô nhiễm; (2) tiếp
xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm.


<i><b> Các bệnh về đường tiêu hóa </b></i>


Uống phải nước bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về
đường tiêu hóa như: tiêu chảy, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh thương
hàn,…


Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh do trực khuẩn lỵ Shigella gây
nhiễm trùng ruột và trực tràng. Dấu hiệu của bệnh lỵ trực khuẩn là
tiêu chảy và phân thường có lẫn máu.


Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều
và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường.


<i><b> Bệnh ung thư do môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng </b></i>


<i><b>và hóa chất độc hại </b></i>


Nguồn nước bị nhiễm kim loại như chì, cadimi, arsen hay
benzen,… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh.
Nếu môi trường nước bị ô nhiễm trên diện rộng sẽ hình thành các
làng ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.


Arsen (As) tự do hay hợp chất của arsen rất độc. Trong các hợp
chất thì hợp chất của arsen (III) là độc nhất, chỉ khoảng 0,1 g As
cũng có nguy cơ gây nên tử vong. Arsen có thể gây 19 loại bệnh
khác nhau, trong đó có các bệnh nan y như ung thư da, phổi.


<i><b> Bệnh da liễu do nhiễm khuẫn </b></i>


Nước bị ô nhiễm là môi trường sống thuận lợi cho kí sinh
trùng, làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh trong dân cư, đặc biệt là các
bệnh ngoài da như: dị ứng, nhiễm khuẩn da,…


<i><b> Tác động đến sức khỏe do ô nhiễm đất </b></i>
<i><b> Các bệnh do đất bị nhiễm độc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

~ 199 ~


dần trong đất. Các thực vật làm thức ăn được trồng trong môi
trường này sẽ hấp thụ và lưu trữ các chất độc này và chúng đi vào
trong cơ thể người bằng con đường ăn uống. Các chất này tích lũy
trong cơ thể người làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim
mạch,... Nếu vượt quá ngưỡng, chúng có thể gây ra ngộ độc, thậm
chí gây chết người.



<i><b> Bệnh tật phát sinh từ rác thải </b></i>


Rác thải, chủ yếu là rác thải sinh hoạt chứa nhiều chất độc hại.
Việc tiếp xúc trực tiếp hay sinh sống gần các bãi rác ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe. Ngồi ra, rác thải là mơi trường thuận lợi để các
sinh vật gây bệnh cũng như lây bệnh sinh sôi và phát triển như
chuột lây nhiễm bệnh dịch hạch, gián,…


<i>4.7.1.4. Bảo vệ môi trường và sức khỏe </i>


Sức khỏe và mơi trường có mối quan hệ mật thiết. Muốn có
một sức khỏe tốt thì cần xây dựng mơi trường sống trong lành. Vì
vậy, chúng ta cần thực hiện các giải pháp nhằm góp phần bảo vệ
môi trường cũng như sức khỏe của gia đình và cộng đồng. Mỗi cá
nhân cần góp sức chung để bảo vệ môi trường, đặc biệt là học sinh.
Học sinh cần vận dụng các kiến thức khoa học (vật lý, hóa học, sinh
học) để cải thiện mơi trường sống của gia đình và cộng đồng.


<i><b> Sử dụng động cơ Stirling thay thế động cơ đốt trong </b></i>
<i><b> Lý do chọn giải pháp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

~ 200 ~
<i><b> Động cơ Stirling </b></i>


<i><b>Hình 4.7.12. Mơ hình động cơ </b></i>
<i>Stirling trong phịng thí nghiệm </i>


<i><b>Hình 4.7.13. Động cơ Stirling sử </b></i>
<i>dụng năng lượng Mặt trời </i>



<i><b>Hình 4.7.14. Động cơ Stirling năng </b></i>
<i>lượng Mặt trời từ cơng nghệ in 3D </i>


<i><b>Hình 4.7.15. Mơ hình động cơ </b></i>
<i>Stirling tự làm </i>


Động cơ Stirling được phát minh bởi Robert Stirling vào năm
1816, là loại động cơ sử dụng piston, chuyển hóa nhiệt lượng thành
cơng và các dạng năng lượng khác. Động cơ Stirling sử dụng nguồn
nhiệt bên ngồi chuyển hóa thành công của động cơ. Nguồn nhiệt
bên ngoài được sinh ra nhờ đó các nhiên liệu (xăng, dầu, than, khí
gas), đốt rác, từ năng lượng Mặt trời, từ nhiệt sinh ra do hoạt động
của vi sinh vật,…


Có nhiều kiểu thiết kế cho động cơ Stirling, cụ thể là:


<i><b>Hình 4.7.16. Sơ đồ động cơ alpha </b></i>
<i>– Stirling </i>


</div>

<!--links-->
<a href=' /> ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012-2013 PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ Môn Toán 7
  • 3
  • 646
  • 0
  • ×