Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 (LẦN 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.21 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trường THCS Quang Trung


Tổ Ngữ văn


<b>HƯỚNG DẪN NỘI DUNG TỰ HỌC Ở NHÀ </b>
<b>TRONG THỜI GIAN NGHỈ DO DỊCH COVID-19 </b>


<b>MÔN NGỮ VĂN LỚP 8. </b>


<b>I/ PHẦN VĂN BẢN. </b>


<b> Học sinh thực hiện các nội dung theo hướng dẫn sau. </b>
<b>Bài: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn). </b>


Đọc kỹ văn bản, đọc phần chú thích và nắm được các kiến thức sau:


1. Ghi lại những nét chính về tác giả, tác phẩm (Những nét cơ bản về tiểu sử Lý Công
Uẩn, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, đặc điểm của thể chiếu, phương thức biểu đạt).
2. Chia bố cục và nêu nội dung chính của từng phần. Nêu vấn đề bàn luận trong bài
<i>chiếu. </i>


3. Mục đích việc Lý Cơng Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Ở phần đầu
của bài văn, tác giả dẫn sử sách xưa và nhận xét tình hình thực tế đất nước lúc ấy (hai
triều Đinh, Lê . . .), nhà vua muốn thể hiện điều gì?


4. Vì sao Lý Cơng Uẩn chọn Đại La làm kinh đô đất nước? Việc dời đơ có ý nghĩa
như thế nào đối với dân tộc, đất nước?


5. Nhận xét về cách lập luận trong bài chiếu, giọng văn và cách sử dụng từ ngữ thể
hiện vấn đề trong văn bản. Qua bài chiếu, em hiểu được gì về tác giả Lý Cơng Uẩn?
6. Sưu tầm tài liệu về Lý Thái Tổ và lịch sử Hà Nội.



<b>Bài: Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp). </b>


<b> Đọc kỹ văn bản, đọc phần chú thích và giải đáp các vấn đề sau: </b>


1. Ghi lại những nét chính về tác giả, tác phẩm (tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời tác
phẩm, đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt).


2. Chia bố cục và nêu nội dung chính của từng phần. Nêu vấn đề được bàn luận trong
bài văn.


3. Theo tác giả mục đích chân chính của việc học là gì? Tác giả đã phê phán những lối
học sai trái nào?


4. Tác giả đề xuất những phương pháp học nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép
học ấy. Từ thực tế việc học của bản thân hiện nay, em thấy phương pháp học tập nào
phù hợp nhất? Vì sao?


5. Xác định trình tự lập luận của văn bản bằng một sơ đồ. Nhận xét về lý lẽ, cách trình
bày luận điểm. Qua nội dung, lời văn trình bày, em hiểu được gì về tác giả Nguyễn
Thiếp?


6. Sưu tầm thêm tài liệu về tác giả, toàn bộ bài tấu của Nguyễn Thiếp. Nêu một vài
biểu hiện trong thực tế về lối học chuộng hình thức, học cầu danh lợi và chỉ ra tác hại
của lối học đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> Đọc kỹ ví dụ SGK trang 43, 44 và nghiên cứu các nội dung sau: </b>


1. Xác định các câu cảm thán trong các ví dụ. Nêu đặc điểm hình thức. Câu cảm thán
trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? Nhận xét về dấu câu để kết thúc các câu


cảm thán trên.


2. Từ các ví dụ xác định chức năng của câu cảm thán. Tìm một số ví dụ về câu cảm
thán trong thực tế giao tiếp.


3. Dự kiến giải đáp các bài luyện tập SGK trang 44, 45.
<b>Bài: Câu trần thuật. </b>


<b> Đọc kỹ các ví dụ trong SGK/ 45 và 46 và giải đáp các yêu cầu sau: </b>


<b>1. Xác định những câu khơng có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cần cầu khiến, </b>
câu cảm thán trong các ví dụ. Những câu này dùng để làm gì? Nhận xét về dấu câu để
kết thúc câu các câu đó.


2. Từ các ví dụ xác định đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật.


3. Dự kiến giải đáp các bài tập SGK trang 46, 47. Tìm câu trần thuật và tác dụng của
nó trong một đoạn văn bản đã học.


<b>Hướng dẫn thực hiện: </b>


- Các nội dung ở trên học sinh trình bày vào vở soạn hoặc vở bài tập.


- Học sinh sẽ nộp vở soạn bài (hoặc vở bài tập) để thầy, cô kiểm tra các nội dung tự
học (theo hướng dẫn ở trên) khi đi học trở lại.


</div>

<!--links-->

×