Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 9 đợt 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.92 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trường THCS Quang Trung


Tổ Ngữ văn


<b>HƯỚNG DẪN NỘI DUNG TỰ HỌC Ở NHÀ </b>
<b>TRONG THỜI GIAN NGHỈ DO DỊCH COVID-19 </b>


<b>MÔN NGỮ VĂN LỚP 9. </b>
<b>I/ PHẦN ƠN TẬP. </b>


<b>Bài: Phép phân tích và tổng hợp. Ôn các kiến thức sau: </b>


1/ Nắm được thế nào là phép phân tích và thế nào là phép tổng hợp? Đọc kỹ ghi nhớ
(SGK trang 10).


2/ Xem lại các bài tập SGK trang 10, 11, 12 (Đã thực hiện).
<b>Bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. </b>


1/ Đọc lại bài “Bệnh lề mề” SGK trang 20, xem lại các nội dung đã giải đáp. Nắm
được khái niệm, yêu cầu về nội dung, về hình thức của bài nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống. Nắm được các nội dung chính cần trình bày trong bài nghị luận
về một sự việc, hiện tượng đời sống.


2/ Nêu ít nhất 05 sự việc, hiện tượng (cả tích cực và tiêu cực) đã hoặc đang xảy ra ở
địa phương mình trong thời gian nghỉ học từ Tết đến nay mà em cho là đáng để viết
một bài văn nghị luận.


3/ Đọc lại các đề bài (SGK trang 22). Nắm được các điểm giống nhau của các đề bài
(cấu trúc đề bài, nội dung đề cập). Nắm các bước làm bài và dàn ý chung của kiểu bài
nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Chú ý các yêu cầu của bước Tìm hiểu
đề, tìm ý và bước Lập dàn ý (cần thực hiện thành thạo hai bước này).



4/ Thực hiện bài Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) đã hướng dẫn chuẩn bị
ở tuần 21.


<b>II/ PHẦN NGHIÊN CỨU TỰ HỌC. </b>
<b>1/ Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 5. </b>


+ Xem lại lý thuyết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Nắm được cấu trúc các phần của bài nghị luận.


+ Đọc các đề bài tham khảo SGK trang 33, 34.


+ Tìm một tấm gương tốt trong trường, lớp đáng để học tập. Lập dàn ý chung.
<b>2/ Bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. </b>


Đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh” (SGK trang 34, 35)
- Giải đáp các câu hỏi (a), (b), (c), (d) – SGK trang 35, 36.


- Gợi ý giải đáp câu (e): Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý khác với bài
<i>nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào? (Sự khác biệt: Nghị luận </i>
<i>về sự việc, hiện tượng đời sống: Từ sự việc để nêu lên những vấn đề tư tưởng. Nghị </i>
<i>luận về tư tưởng, đạo lý: Dùng giải thích, chứng minh để làm sáng tỏ tư tưởng, đạo </i>
lý).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Hướng dẫn thực hiện: </b>


- Các nội dung ở trên học sinh trình bày vào vở soạn hoặc vở bài tập.


- Học sinh sẽ nộp vở soạn bài (hoặc vở bài tập) để thầy, cô kiểm tra các nội dung tự
học (theo hướng dẫn ở trên) khi đi học trở lại.



</div>

<!--links-->

×