Sở GD & ĐT Quảng Nam Hướng dẫn chấm đề kiểm tra học kì II
Trường THPT Hiệp Đức Môn: Ngữ văn, khối 10, năm học 2009- 2010.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I, Hướng dẫn chung.
- Các thầy cô cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên các thầy cô cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm
xúc và có sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý đảm bảo không sai lệch với tổng số điểm
trong các câu hỏi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (Lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5, lẻ
0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
II, Đáp án và thang điểm.
Đáp án Thang điểm
I, Đọc văn- Tiếng Việt. 5 điểm
Câu 1 Hồi trống Cổ Thành có ý nghĩa như thế nào đối với hai
nhân vật Trương Phi và Quan Công?
2 điểm
Hồi trống Cổ Thành có ý nghĩa:
- Đối với Trương Phi đó là hồi trống thách thức lòng
trung nghĩa của Quan Công.
1 điểm
- Đối với Quan Công đó là hồi trống minh oan. 1 điểm
Câu 2 Câu thơ:
“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.
3 điểm
a, Kiều đang đối thoại với ai? Nội dung lời nói của Kiều
là gì? Tìm hai từ thuần Việt đồng nghĩa với từ “Cậy” và
từ “Chịu lời” trong hai câu thơ trên?
1 điểm
- Kiều đang đối thoại với Thúy Vân. 0,25 điểm
- Kiều nói rằng: Nàng có việc muốn nhờ em, không biết
em có nhận lời giúp chị hay không? Em hãy ngồi lên cao
để chị lạy rồi thưa chuyện.
0,25 điểm
- Từ đồng nghĩa với từ “Cậy” là từ “Nhờ”. 0,25 điểm
- Từ đồng nghĩa với từ “Chịu lời” là từ “Nhận lời”. 0,25 điểm
b, Lời của Kiều có tác động như thế nào đến tâm trạng
của người nghe? Sự tác động đó thể hiện đặc trưng gì của
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
2 điểm
- Lời của Kiều khiến Thúy Vân cảm động, cảm thương
chị, Thúy Vân nhận lời giúp chị.
1 điểm
- Sự tác động đó thể hiện tính biểu cảm của phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật.
1 điểm
II, Làm văn. 5,0 điểm
Đoạn trích:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây
nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi
bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
(Trích: “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn
Trãi, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, NXB
Giáo Dục, Hà Nội, năm 2006).
Em hãy thuyết minh đoạn trích trên.
a, Yêu cầu về kĩ năng.
Biết cách thuyết minh về một đoạn trích. Có phương
pháp lập luận. Biết cách diễn đạt, ít mắc các lỗi như:
Chính tả, dùng từ, viết câu.
b, Yêu cầu về kiến thức.
Trên cơ sở những hiểu biết về tác gia Nguyễn Trãi, về
tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô
(Phần được trích dẫn), học sinh có thể trình bày bài
viết nhiều cách. Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
- Nguyễn Trãi xác định luận đề chính nghĩa của cuộc
kháng chiến chống giặc Minh.
5,0 điểm
- Việc đấu tranh chống giặc Minh là việc làm nhân
nghĩa. Mục đích của việc làm nhân nghĩa là để cuộc
sống nhân dân được yên ổn, để trừng phạt kẻ bạo
ngược.
2,5 điểm
- Nguyễn Trãi xác định quyền bình đẵng giữa các dân
tộc trên thế giới. Các dân tộc trên thế giới có quyền
bình đẵng như nhau, vì mỗi dân tộc có nền văn hiến
riêng, có biên giới chủ quyền, có phong tục tập quán,
có các triều đại làm chủ, có anh hùng hào kiệt.
2,5 điểm
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của học sinh đạt yêu cầu kĩ
năng và yêu cầu kiến thức.