Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Chuyên đề 9 - Phòng GD&ĐT Huyện Vĩnh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 95 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ MỞ RỘNG VỐN TỪ NGỮ HÁN VIỆT </b>
<b>CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ </b>


<b>(Tài liệu bồi dưỡng Hè 2017) </b>
<b>********* </b>


MỤC LỤC


Lời giới thiệu tr. 2


Kế hoạch bồi dưỡng tr. 4


1. Khát quát về yếu tố Hán Việt và từ Hán Việt tr. 8


1.1. Yếu tố Hán Việt tr. 8


1.2. Từ Hán Việt tr. 17


1.3. Sự hình thành từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt tr. 23


1.4. Thành ngữ, tục ngữ Hán Việt tr. 28


2. Vai trò của từ ngữ Hán Việt trong vốn từ ngữ tiếng Việt tr. 34


2.1. Từ Hán Việt trong tiếng Việt tr. 34


2.2. Nghĩa của từ Hán Việt tr. 34


2.3. Giá trị phong cách của từ ngữ Hán Việt tr. 37
3. Từ Hán Việt trong chương trình Trung học cơ sở hiện hành tr. 42
3.1. Nguyên tắc biên soạn chương trình tr. 42



3.2. Vị trí và phạm vi tr. 42


<i>3.3. Những hạn chế của HS khi tiếp nhận và sử dụng từ Hán Việt </i> tr. 43
3.4. Phiên thiết và phiên âm Hán Việt tr. 43
4. Cung cấp và mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt cho học sinh THCS tr. 50


4.1. Mục đích và đối tượng tr. 50


4.2. Phương pháp giảng dạy từ ngữ Hán Việt trong trường THCS tr. 51


4.3. Mở rộng vốn yếu tố Hán Việt tr. 56


4.4. Mở rộng vốn thành ngữ, tục ngữ Hán Việt tr. 78
5. Từ Hán Việt và việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tr. 88
5.1. Căn cứ để nhận diện từ Hán Việt tr. 88
5.2. Sử dụng đúng từ ngữ Hán Việt tr. 91


5.3. Việt hóa từ ngữ Hán Việt tr. 93


5.4. Có thể thay thế từ ngữ Hán Việt theo hướng Âu hóa? tr. 93


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> </b> <b> LỜI GIỚI THIỆU </b>


Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trong tỉnh, Sở
Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang phối hợp với trường Cao đẳng Sư phạm Kiên
Giang tổ chức biên soạn các chuyên đề bồi dưỡng Hè 2017.


Các chuyên đề này nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập
nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục học


sinh theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành. Chuyên đề "Phương pháp
giảng dạy và mở rộng vốn từ Hán Việt cho học sinh Trung học cơ sở" nằm trong
cái đích chung đó.


Chuyên đề "Phương pháp giảng dạy và mở rộng vốn từ Hán Việt cho học
sinh Trung học cơ sở" được biên soạn theo kiểu thiết kế các hoạt động, nhằm tích
cực hóa hoạt động của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết
vấn đề, tự đánh giá kết quả của người học, chú trọng sử dụng nhiều phương tiện
truyền đạt khác nhau giúp người học dễ theo dõi, dễ tiếp thu và gây được hứng thú
trong học tập.


Chuyên đề "Phương pháp giảng dạy và mở rộng vốn từ Hán Việt cho học
sinh Trung học cơ sở" nằm trong hệ thống các chuyên đề thuộc chuyên ngành Ngữ
văn hướng đến đối tượng tiếp cận là giáo viên Ngữ văn hiện đang công tác tại các
trường trung học cơ sở trong tỉnh.


Mục đích của chuyên đề là: Đáp ứng thực tế tồn tại và sử dụng từ Hán Việt
trong đời sống, trong giảng dạy và học tập; đáp ứng chương trình THCS: mỗi khối
lớp phải cung cấp cho HS 50 – 60 yếu tố Hán Việt; giúp GV Ngữ văn THCS cập
nhật, bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nghề
nghiệp; đặc biệt là bù đắp cho sự thiếu hụt của chương trình đào tạo GV THCS
trước đây khơng có học phần Từ Hán Việt (trong Chương trình đào tạo GV THCS
trước đây, từ Hán Việt chỉ là một nội dung/bài trong học phần “Từ vựng tiếng
Việt” - xét về mặt nguồn gốc, hồn tồn khơng có nội dung PPGD và mở rộng vốn
từ Hán Việt); đồng thời bổ sung, củng cố, nâng cao những kiến thức và kỹ năng về
dạy học đã được rèn luyện. Bên cạnh đó, chun đề này cịn giúp người học có ý
thức đổi mới phương pháp học, nâng cao tính tích cực chủ động trong học tập và
ứng dụng các vấn đề đã học vào việc dạy một cách hiệu quả, cụ thể là việc giảng
dạy và mở rộng vốn từ Hán Việt cho các em học sinh bậc THCS.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2. Vai trò của từ ngữ Hán Việt trong vốn từ ngữ tiếng Việt
3. Từ Hán Việt trong chương trình Trung học cơ sở hiện hành
4. Cung cấp và mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt cho học sinh THCS
5. Từ Hán Việt và việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt


Các bài khơng hồn toàn lặp lại những nội dung kiến thức đã được học trong
chương trình đào tạo GV THCS trước đây mà xuất phát từ những yêu cầu thực tế
của việc giảng dạy từ Hán Việt ở trường THCS để tìm ra nguyên nhân của những
hạn chế trong việc hiểu nghĩa, dùng đúng từ Hán Việt của học sinh, từ đó mà tìm
kiếm biện pháp khắc phục, rèn luyện kỹ năng cho các em.


Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tác giả của những tài liệu mà chúng tôi
đã sử dụng để biên soạn chun đề này, vì điều kiện thực tế chúng tơi không thể
liên hệ để xin ý kiến được.


Trong quá trình biên soạn, tuy đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không
tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của q thầy cơ giáo gần xa để có điều kiện hồn thiện, bổ khuyết cho
những đợt bồi dưỡng sau.


Địa chỉ liên hệ: Lâm Thành Tấn - Trường CĐSP Kiên Giang,
Điện thoại: 0919355657 – Mail:
Xin chân thành cám ơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG </b>


<b>CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY </b>
<b>VÀ MỞ RỘNG VỐN TỪ NGỮ HÁN VIỆT </b>


<b>CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ </b>


<b>HÈ 2017 </b>


<b>I. Mục tiêu cần đạt của đợt bồi dưỡng </b>
<b>1. Về kiến thức: </b>


- Từ thực tiễn đời sống và thực tiễn dạy học khẳng định lại vị trí của từ ngữ
Hán Việt và việc dạy học - mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt trong chương trình Trung
học cơ sở


- Nắm được cấu trúc nội dung chương trình - sách giáo khoa, các nguyên tắc
dạy học, các kiểu bài và phương pháp lên lớp dạy các nội dung có từ ngữ Hán Việt
cho học sinh Trung học sơ sở.


- Xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng nắm và sử
dụng từ ngữ Hán Việt cho học sinh Trung học cơ sở.


<b>2. Về kỹ năng: </b>


- Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp dạy học từ ngữ Hán Việt vào
quá trình dạy học.


- Tổ chức được quá trình dạy học các kiểu bài, các nội dung về từ ngữ Hán
Việt ở Trung học cơ sở.


- Vận dụng được các biện pháp rèn luyện kỹ năng dùng từ, viết câu cho HS.
<b>3. Về thái độ: </b>


- Nhận thức đúng đắn, đầy đủ tầm quan trọng của vốn từ ngữ Hán Việt trong
chương trình Trung học cơ sở và trong đời sồng.



- Có ý thức tốt trong việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh, đồng nghiệp về
từ ngữ Hán Việt và việc mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt trong nhà trường.


<b>II. Tóm tắt chuyên đề: </b>


- Xác định lại vị trí vốn từ ngữ Hán Việt trong nhà trường và trong đời sống.
- Nhìn lại các nội dung về từ Hán Việt trong chương trình Trung học cơ sở.
- Xác định nguyên nhân mắc lỗi dùng từ Hán Việt và đề xuất biện pháp khắc
phục cho học sinh trên cơ sở giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>III. Nội dung chính và phân bố thời gian </b>


Thời gian Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Chuẩn bị
của người
học
Ghi
chú

thuyết
Bài
tập
Thảo
luận
Thực
hành
Tự
học
Sáng: 4 tiết Khát quát về từ


Hán Việt 2 1 1 8



X. tài liệu
Chiều: 4 tiết Khát quát về từ


Hán Việt


2 1 1 8 X. tài liệu


Sáng: 4 tiết Khát quát về từ
Hán Việt


2 1 1 8 X. tài liệu


Chiều: 4 tiết Vai trò của từ
Hán Việt trong
vốn từ ngữ tiếng
Việt


2 1 1 8 X. tài liệu


Sáng: 4 tiết Từ Hán Việt
trong chương
trình THCS


2 1 1 8 X. tài liệu


và SGK
Chiều: 4 tiết Từ Hán Việt


trong chương


trình THCS


2 1 1 8 X. tài liệu


và SGK
Sáng: 4 tiết Cung cấp và mở


rộng vốn từ Hán
Việt cho học sinh


2 1 1 8 X. tài liệu


và SGK
Chiều: 4 tiết Cung cấp và mở


rộng vốn từ Hán
Việt cho học sinh


2 1 1 8 X. SGK


Sáng: 4 tiết Cung cấp và mở
rộng vốn từ Hán
Việt cho học sinh


2 1 1 8 X. SGK


Chiều: 4 tiết Từ Hán Việt và
việc giữ gìn sự
trong sáng của
tiếng Việt.



2 1 1 8 X. tài liệu


Sáng: 3 tiết Từ Hán Việt và
việc giữ gìn sự
trong sáng của
tiếng Việt.


2 1 8 X. tài liệu


Chiều: 2 tiết Đánh giá kết quả 2
<b>IV. Đối tượng học tập chuyên đề </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>V. Phương pháp học tập </b>


Số lượng học viên cho một lớp < 40.


Vận dụng những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống kết hợp
với các phương pháp dạy học mới phù hợp với đối tượng người học, chú ý nhiều
đến tự học và thảo luận, trao đổi nhóm. Trường hợp cần thiết sẽ nhờ sự hỗ trợ của
các phương tiện kỹ thuật hiện đại.


<b>VI. Thiết bị cần thiết </b>


1. Phòng học đạt tiêu chuẩn với bàn ghế di động được
2. Giấy A0, A3, A4 (nhiều màu), bút dạ, băng dính, kéo
<b>VII. Tài liệu học tập và tham khảo </b>


1. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) do nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.



2. Bộ sách giáo viên Ngữ văn Trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) do nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.


4. Các tài liệu, bài viết về từ ngữ Hán Việt (nói chung).
<b>VIII. Đánh giá </b>


- Sản phẩm làm việc của nhóm và cá nhân.


- Các nội dung trình bày trước lớp của nhóm và cá nhân.
<b>X. Kết quả mong đợi </b>


- Học viên tin tưởng hơn vào vào kỹ năng và kiến thức của mình.


- Cải thiện được tình trạng hạn chế về vốn từ ngữ Hán Việt và việc sử dụng
từ ngữ Hán Việt cho học sinh Trung học cơ sở (nếu có) ngay năm học 2015 - 2016
và những năm tiếp theo.


<b>XI. Những điểm lưu ý </b>


Do tính chất của chuyên đề, yêu cầu học viên kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý
thuyết với thực hành. Vì vậy, ở mọi hoạt động, học viên phải nắm vững, bám sát
chương trình và sách giáo khoa ở những nội dung liên quan đến từ ngữ Hán Việt.


Hoạt động chủ yếu của học viên trong chuyên đề là xây dựng phương pháp
cung cấp và mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt cho học sinh. Vì vậy học viên phải đọc
trước các tài liệu. Nếu khơng thì trên lớp sẽ khơng đủ thời gian và dữ kiện để thực
hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ MỞ RỘNG VỐN TỪ NGỮ HÁN VIỆT </b>


<b>CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ </b>


<b>BÀI 1 </b>


<b>KHÁI QUÁT VỀ TỪ NGỮ HÁN VIỆT </b>
<b>Mục tiêu cần đạt: </b>


<i><b>Về kiến thức: Khái niệm về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ Hán Việt. </b></i>


<i><b>Về kỹ năng: Nhận diện từ Hán Việt trong tiếng Việt, vận dụng được những hiểu </b></i>


biết về từ ngữ Hán Việt để nhận diện từ ngữ Hán Việt trong các văn bản của sách
giáo khoa.


<i><b>Về thái độ: Có thái độ đúng đắn với từ ngữ Hán Việt và lớp từ vay mượn, nói </b></i>


chung.


<b>Phương pháp </b>
- Hỏi - đáp


- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc tập thể
<b>Hoạt động dạy học </b>
<b>Buổi 1 </b>


<b>Hoạt động/ </b>
<b>Thời gian </b>



<b>Hoạt động của người hướng dẫn Hoạt động của học viên Ghi </b>
<b>chú </b>


Hoạt động 1
20 phút


Làm quen, nêu mục đích yêu cầu,
nội dung, phương pháp của đợt bồi
dưỡng.


Ổn định trật tự


Tổ chức lớp học theo yêu cầu của
đợt bồi dưỡng: nắm danh sách
theo đơn vị phòng GD-ĐT huyện,
thị, Tp


Thực hiện các yêu cầu
của người hướng dẫn.


Hoạt động 2
80 phút


<i><b>Yếu tố Hán Việt là gì? </b></i>


Vì sao biết một yếu tố ngôn ngữ
nào đó là yếu tố Hán Việt?


Thảo luận, đại diện tổ
phát biểu



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nước, vệ quốc, mà không thể nói
vệ nước?


phát biểu
Phong (trong phong cảnh) với


Phong (trong phong trần) có giống
nhau khơng? Vì sao?


Thảo luận, phát biểu


Giữa Xa (khoảng cách) với Xa (cái
xe) có quan hệ gì?


Thảo luận, phát biểu
Ngun nhân của hai hiện tượng


đồng âm trên?


Thảo luận, phát biểu
<b>Giải lao </b>


Hoạt động 3
40 phút


<i><b>Trả lời các câu hỏi sau: </b></i>


Vì sao ta có thể dịch: thiên là trời,
địa là đất, quốc là nước, gia là


nhà?


Thảo luận, phát biểu


Tại sao người ta có thể nói: bất
bằng/bình, cang/cương thường, vũ
/võ lực, đảm đương/đang, hành
chánh/chính? Nhân nghĩa/ngãi?


Thảo luận, phát biểu


Hoạt động 4
<b>60 phút </b>


<i><b>Phân loại từ Hán Việt </b></i> Thực hiện yêu cấu NHD


Các tổ nghiên cứu tài liệu, thảo
luận, cử đại diện trình bày:


- Căn cứ vào nguồn gốc


- Căn cứ vào số lượng yếu tố câu
tạo


- Căn cứ vào phương thức cấu tạo


Các nhóm thảo luận,
trình bày bằng giấy A0


<b>* Tài liệu phát tay </b>



<b>1. Khát quát về yếu tố Hán Việt và từ Hán Việt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>1.1. Yếu tố Hán Việt </b>


<i><b>1.1.1. Yếu tố Hán Việt là gì? </b></i>


Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 nhà xuất bản Giáo Dục năm 2003 trang 69
viết: Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Yếu tố Hán Việt là yếu
tố gốc Hán trong tiếng Việt gồm một âm tiết, phát âm theo cách đọc Hán Việt, về
hình thức được viết thành một chữ Hán. Thí dụ:


<b>Yếu tố Hán Việt </b> <b>Chữ Hán </b> <b>Nghĩa </b>


Thiên 天 Trời


Địa <sub>地 </sub> Đất


Phong 風 Gió


Trần 塵 Bụi


Hồng 紅 Sắc hồng


Nhan 顏 Vẻ mặt


Đa 多 Nhiều


Truân 迍 Vướng vít khơng bước lên được



Sơn <sub>山 </sub> Núi


Nhân 人 Người


Hoa 花 Hoa


Sương 霜 Sương


Tuyết 雪 Tuyết


Giang 江 Sông


Hà 河 Sông


Ngư <sub>魚 </sub> Cá


Thú 獸 Giống mng (giống có 4 chân)


Cầm 禽 Loài chim


<i><b>1.1.2. Phân loại yếu tố Hán Việt </b></i>


<i>1.1.2.1. Yếu tố Hán Việt được dùng độc lập với cương vị là một từ, mỗi yếu </i>
<i>tố là một từ của tiếng Việt, như: hoa 花, quả 果, nam 南, bắc 北, lợi 利, hại 害, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>1.1.2.2. Yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập với cương vị một từ mà </i>
<i>chỉ là một thành tố cấu tạo từ, như: thiên 天, địa 地, sơn 山, hải 海, hoàng 黄, hắc </i>


黑, tiếu 笑, khán 看, thính 聽, ….



<i><b>1.1.3. Yếu tố Hán Việt và hiện tượng đồng âm </b></i>


Hiện tượng đồng âm trong nội bộ các yếu tố Hán Việt rất đậm nét. Các yếu
tố đồng âm này vốn được viết bằng các chữ Hán khác nhau vì nghĩa của chúng vốn
khác nhau, nhưng khi được viết bằng chữ Quốc ngữ của tiếng Việt thì như nhau, vì
vậy khi sử dụng trong tiếng Việt rất dễ bị lẫn lộn. Thí dụ:


<b>Yếu tố </b> <b>Chữ viết </b> <b>Trong từ Quốc ngữ/nghĩa </b>


Phong


丯 (4 nét) Phong thái (vẻ đẹp)


封 (9 nét) Phong ông (con làm quan, cha được vua phong tước)
峯 (10 nét) Ngọn núi


峰 (10 nét) Đỉnh núi cao nhất
楓 (13 nét) Cây phong


灃(沣) Tên sông ở Trung Quốc
烽 (11 nét) Đốt lửa làm hiệu


犎 (13 nét) Trâu/bò rừng


瘋 (14 nét) Bệnh thần kinh nặng
葑 (13 nét) Tên một loại rau
蜂 (13 nét) Con ong


豐 (18 nét) Phong thạnh, phong phú
酆 (21 nét) Tên đất: Phong Đô


鋒 (15 nét) Bút phong: ngọn bút
風 (9 nét) Gia phong: thói nhà/ Gió


Thanh


清 (11 nét) Thanh bạch/ Nước trong khơng có cặn
聲 (17 nét) Thanh sắc/ Tiếng


青 (8 nét) Sử xanh/ Màu xanh


Cung


供 (8 nét) Cung cấp, Khẩu cung….
宮 (10 nét) Cung vua


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

筇 (12 nét) Tên một giống trúc thường dùng làm gậy
蛩 (12 nét) Tên một loài sâu lúa


跫 (13 net Tiếng chân dẫm xuống đất
躬 (10 nét) Cúc cung/ Thân mình
邛 (6 nét) Cung Đô quốc: tên nước
龔 (22 nét) Cung kính


姐 (8 nét) Tiếng gọi chị gái


寫 (15 nét) Tả chân: vẽ theo hình lồi vật sống
左 (5 nét) Bên trái


瀉 (18 nét) Bệnh tả



Thủ


取 (8 nét) Tranh thủ/ Lấy


守 (6 nét) Bảo thủ: ôm giữ/ giữ, coi
手 (4 nét) Đắc thủ: làm được việc/Tay
首 (9 nét) Thủ lĩnh: người đứng đầu. Đầu


Nguyên


元 (4 nét) Nguyên niên: năm đầu/ Mới
原 (10 nét) Bình nguyên: đồng bằng
嫄 (13 nét) Mẹ ông Hậu Tắc (TQ)
沅 (7 nét) Tên một con sông ở TQ
源 (13 nét) Đào nguyên: nguồn đào
芫 (8 nét) Cây thuốc cá


Thiên


仟 (5 nét) Người đứng đầu nghìn người
偏 (11 nét) Lệch


千 (3 nét) Thiên nan: rất khó/ một nghìn: mười trăm
天 (4 nét) Thiên sinh: Trời sinh/ Trời/ Ngày


扁 (9 nét) Thiên chu: thuyền nhỏ
扡 (6 nét) Nha thiên: tăm xỉa răng
搧 (13 nét) Tát, vả


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

芊 (7 nét) Cỏ tốt um


遷 (16 nét) Thiên đô: dời đô
阡 (6 nét) Thiên mạch: bờ ruộng


Thu


啾 (12 nét) Tiếng kêu ti tỉ
揪 (12 nét) Tóm, nắm, níu, kéo
揫 (13 nét) Vun thu, tích cóp
收 (6 nét) Bắt


楸 (13 nét) Một thứ cây
秋 (9 nét) Mùa thu


緧 (15 nét) Rút bớt, thu hẹp, co lại
萩 (13 nét) Một loại ngải


鞦 (18 nét) Thu thiên: cái đu
鶖 (19 nét) Một loài chim ở nước


Minh


冥 (10 nét) Chốn u minh


明 (8 nét) Minh tinh: Sao sáng
暝 (14 nét) Tối tăm


盟 (13 nét) Đồng minh/Thề
瞑 (15 nét) Nhắm mắt


螟 (16 nét) Minh linh: Một thứ sâu ăn hại rau


銘 (14 nét) Bài minh


鳴 (14 nét) Tiếng/Tiếng chim hót


Ngồi ra cịn có hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán Việt với yếu tố phi
Hán Việt (Yếu tố phi Hán Việt gồm các yếu tố thuần Việt và các yếu tố gốc Hán
được mượn ở thời kỳ đầu hoặc được mượn qua con đường khẩu ngữ.). Thí dụ:


<b>Yếu tố Hán Việt </b> <b>Yếu tố phi Hán Việt </b>


Đường: một loại thực phẩm Đường: con đường


Ai: bụi Ai: đại từ nghi vấn


Xa: cái xe Xa: khoảng cách không gian


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Giữa yếu tố Hán Việt với yếu tố phi Hán Việt có một sự đồng nghĩa rất lớn.
Theo Lê Xuân Thại: có người thống kê rằng trong các yếu tố Hán Việt có tới 75%
đồng nghĩa với các yếu tố phi Hán Việt. Thí dụ:


<b>Yếu tố </b>
<b>Hán Việt </b>


<b>Yếu tố </b>
<b>phi Hán Việt </b>


<b>Yếu tố </b>
<b>Hán Việt </b>


<b>Yếu tố </b>


<b>phi Hán Việt </b>


Thiên Trời Quốc Nước


Địa Đất Tiền Trước


Cử Cất Hậu Sau


Tồn Còn Ngưu Trâu


Tử Con Mã Ngựa


Tôn Cháu Cự Cựa


Lục Sáu Nha Răng


Tam Ba Vô Chăng


Gia Nhà Hữu Có


Về hiện tượng này các nhà nghiên cứu cho rằng do hai nguyên nhân sau:
- Thứ nhất: Khi tiếp nhận từ Hán Việt, ta tiếp nhận cả chỉnh thể từ gốc Hán
tức là tiếp nhận tất cả thành tố cấu tạo từ (các yếu tố Hán Việt) khi trong tiếng Việt
đã có sẳn yếu tố phi Hán Việt giữ cương vị là từ rồi thì yếu tố Hán Việt tương ứng
này chỉ giữ vai trị cấu tạo từ mà thơi (khơng dùng độc lập như từ được).


- Thứ hai: Mặc dù trong tiếng Việt đã có sẳn yếu tố phi Hán Việt giữ cương
vị là từ rồi nhưng vẫn tiếp nhận yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với cương vị từ do nhu
cầu về phong cách.



Thí dụ:


<b>Yếu tố Hán Việt </b> <b>Yếu tố phi Hán Việt </b>


Lệ (rơi lệ) Nước mắt


Nguyệt (bóng nguyệt) Trăng


Bạch (bạch sư phụ) Thưa


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Do kiêng húy tên của vua chúa hoặc họ hàng thân thích của vua chúa và
người có thế lực. Thí dụ:


<b>Biến thể </b>
<b>ngữ âm </b>


<b>Lý do </b> <b>Thí dụ </b>


Bình Bằng Kiêng tên Nguyễn Quang
Bình (Nguyễn Huệ)


Cao Bằng, cơng bằng, bằng
trắc


Cang Cương Kiêng tên chúa Trịnh Cang Kỷ cương, cương nghị, cương
quyết


Hoàng Huỳnh Kiêng tên chúa Nguyễn
Hoàng



Lưu huỳnh, Huỳnh Thúc
Kháng


Nghĩa Ngãi Kiêng chức Hoằng Nghĩa
vương của Nguyễn Phúc
Thái


Quảng Ngãi, nhơn ngãi, tình
ngãi


Vũ Võ Kiêng tên thụy Hiếu Vũ
hoàng đế của chúa Nguyễn
Phúc Khốt


Văn võ, võ cơng, Võ Nguyên
Giáp


Nhậm Nhiệm Kiêng tên tự của vua Tự Đức
là Hồng Nhậm


Nhiệm vụ, trách nhiệm
Cảnh Kiểng Kiên tên hoảng tử Cảnh, con


vua Gia Long


Cây kiểng, kiểng vật, quê
kiểng


Tục kiêng húy này có khi chỉ thực hiện ở một vùng lãnh thổ nhất định hoặc
chỉ trong một thời kỳ lịch sử nhất định, do đó nảy sinh hiện tượng có hai cách đọc


nhưng cùng một chữ viết (chữ Hán).


- Do sự phát triển của ngữ âm tiếng Việt. Thí dụ:
Thu (thu phục) => Thâu (thâu phục)


Chu (chu sa) => Châu (châu sa)


Hiện tượng biến đổi phần vần này ở một số từ phi Hán Việt có thể tìm thấy
trong một số phương ngữ hiện nay, như:


<b>Sự biến đổi của vần </b> <b>Kéo theo sự biến đổi của tiếng </b>
U => Âu


Tru (con tru) => Trâu (con trâu)
Su (con su) => Sâu (con sâu)
Trù (lá trù) => Trầu (lá trầu)


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Đang (đảm đang) => Đương (đảm đương)
Đàng (thiên đàng) => Đường (thiên đường)
Lạng (lạng vàng) => Lượng (lượng vàng)
Lang (lang y) => Lương (lương y)


<i><b>1.1.5. Nghĩa của yếu tố Hán Việt </b></i>


<i>1.1.5.1. Có phải mọi yếu tố Hán Việt đều có nghĩa? </i>


Tuyệt đại đa số yếu tố Hán Việt đều có nghĩa, chỉ một số ít yếu tố Hán Việt
tự thân nó khơng có nghĩa. Thí dụ:


<b>Yếu tố Hán việt tự thân khơng có nghĩa </b> <b>Trong từ </b>



Tỳ - bà Tỳ bà


Bồ - đào Bồ đào


Bồ - tát Bồ tát


Mã – não Mã não


Lưu - ly Lưu ly


Câu – lạc – bộ Câu lạc bộ


<i>Nếu tra từ điển thì sẽ khơng thấy giải thích nghĩa của những yếu tố tỳ, bà, </i>


<i>bồ, đào, mã, não, lư, ly. Bồ với tát cũng đều khơng có nghĩa, chỉ là những yếu tố </i>


<i>dùng để dịch từ bodhi-sattva trong tiếng Phạn mà thôi. Các yếu tố câu, lạc, bộ </i>
trong tiếng Hán đều có nghĩa, nhưng các yếu tố này dùng để phiên âm từ club
trong tiếng Anh, còn nghĩa của chúng thì chẳng dính dáng gì mấy đến nghĩa của từ
này.


<i>1.1.5.2. Có một số nghĩa của yếu tố Hán không được tiếp nhận trong yếu tố </i>
<i>Hán Việt tương ứng. Thí dụ: </i>


<b>Yếu tố </b> <b>Nghĩa trong yếu tố Hán Nghĩa trong yếu tố Hán Việt </b>


Tảo Sáng sớm Sớm: tảo hôn


Cổ “Đùi vế” Phần vốn: cổ đơng, cổ phiếu



<i>1.1.5.3. Có một số nghĩa của yếu tố Hán Việt không được tiếp nhận trong </i>
<i>yếu tố Hán tương ứng. Đó là sự phát triển nghĩa của yếu tố Hán Việt. Thí dụ: </i>


<b>Yếu tố </b> <b>Nghĩa trong yếu tố Hán Nghĩa mới trong yếu tố Hán Việt </b>


Phi Bay 1. (ngựa) chạy rất nhanh: ngựa phi


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Tống Đưa đi “đuổi đi”: tống quách nó đi.


Thính Nghe Rất nhạy cảm với âm thanh:


- Một số yếu tố Hán Việt vốn chỉ sự vật, có thêm nghĩa mới chỉ tính chất, như:


<b>Yếu tố </b> <b>Nghĩa trong yếu tố Hán Nghĩa mới trong yếu tố Hán Việt </b>


Hung Ác Lớn hung


Ác Xấu Diện ác


Tệ Xấu Xấu tệ


Kinh Sợ Đẹp kinh


- Một số yếu tố Hán Việt vốn chỉ tính chất, có thêm nghĩa mới chỉ mức độ cao,
như:


<b>Yếu tố </b> <b>Nghĩa trong yếu tố Hán Nghĩa mới trong yếu tố Hán Việt </b>
Thánh “Bậc thánh” Thánh thật



Sĩ Người có học vấn “Sĩ diện”: đừng có sĩ.


- Một số yếu tố Hán Việt vốn chỉ tính chất, có thêm nghĩa chun biệt hóa, như:


<b>Yếu tố </b> <b>Nghĩa trong yếu tố Hán Nghĩa mới trong yếu tố Hán Việt </b>


Lục Xanh Một loại màu xanh: xanh lục


Hồng Đỏ Màu đỏ nhạt: đỏ hồng


Bạch Trắng Trắng toàn một màu: trắng bạch


Bạc Mỏng Khơng có tình nghĩa trọn vẹn: bạc đãi


Thâm Sâu Sâu độc và kín đáo: thâm độc


Khinh Nhẹ Xem thường, không coi trọng: khinh
thường


- Một số yếu tố Hán Việt vốn chỉ loại sự vật, có thêm nghĩa chỉ một tiểu loại của sự
vật đó, như:


<b>Yếu tố </b> <b>Nghĩa trong yếu tố Hán Nghĩa mới trong yếu tố Hán Việt </b>


Bố Vải Một loại vải thô: vải bố


Côn Gậy Một loại gậy để đánh võ: đánh côn


Thủ Cái đầu Cái đầu gia súc đã giết thịt: thủ lợn
Đao Con dao Con dao ton dùng làm vũ khí: đao phủ



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Một số yếu tố Hán Việt vốn chỉ hoạt động, có thêm nghĩa chỉ cái cụ thể của hoạt
động đó, như:


<b>Yếu tố </b> <b>Nghĩa trong yếu tố </b>
<b>Hán </b>


<b>Nghĩa mới trong yếu tố Hán Việt </b>


Đả Đánh Đánh về mặt tinh thần: đả cho nó một trận


Tẩu Đi “chuồn”: nó tẩu mất rồi


<b>1.2. Từ Hán Việt </b>


<i><b>1.2.1. Từ Hán Việt là gì? </b></i>


Trong bài Từ mượn (SGK Ngữ văn 6 tập 1) và bài Từ Hán Việt (SGK Ngữ
văn 7 tập 1) khơng có định nghĩa về từ Hán Việt.


Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học - Nguyễn Như Ý (Chủ biên) -
Nhà xuất bản Giáo Dục, 2001 định nghĩa: Từ Hán Việt là từ tiếng Việt có nguồn
gốc từ tiếng Hán đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các
quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt; còn gọi là từ Việt gốc
Hán. Ví dụ: Chính phủ, quốc gia, giang sơn, nhân dân, tổ quốc, xã tắc.


Tác giả Nguyễn Thị Hai, trong bài “Cách nhận diện từ Hán Việt” đã giới
thuyết: Từ Hán – Việt là các từ gốc Hán được đọc theo âm Hán – Việt. Âm Hán –
Việt là âm đọc của tất cả các từ Hán được Việt hóa theo một con đường như nhau,
cho tất cả mọi chữ Hán, theo những quy luật chặt chẽ; lấy xuất phát điểm là âm


Hán Trung cổ ở các thế kỷ VIII, IX (ứng với thời kỳ triều đại nhà Đường, Trung
Quốc).


Từ vựng học của Nguyễn Thiện Giáp, nhà xuất bản Giáo Dục 1999 trang
242 viết: Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt gọi tắt là từ Hán Việt.


Trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt hiện đại nhà xuất bản Giáo dục
2003, Đỗ Hữu Châu dẫn lời của giáo sư Phan Ngọc: Một từ Hán Việt là viết ra
được bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng lại phát âm theo cách phát âm
Hán Việt người vẫn dùng để đọc mọi văn bản viết bằng chữ Hán…


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng trong
tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt.


<i><b>1.2.2. Phân loại từ Hán Việt </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>1.2.2.1. Về nguồn gốc </b></i>


<i>1.2.2.1.1. Từ Hán Việt có nguồn gốc vốn là từ tiếng Hán </i>


Đây là những từ Hán Việt được mượn nguyên khối. Về nguồn gốc, đây là
những từ do tiếng Hán cấu tạo nên. Về hình thức và ngữ nghĩa, những từ này có
thể đối chiếu qua các từ điển tiếng Hán. Thí dụ:


- anh 英 là vua loài hoa, hùng là vua loài thú 雄; anh hùng 英雄 là người hào
kiệt xuất chúng.


- thiên 天 là trời, tự nhiên, lý 理 là lẽ; thiên lý 天 理 là lẽ trời


- thiên 天 là trời, tự nhiên, tai 災 là họa hai lớn; thiên tai 天 災 là tai họa do


thiên nhiên gây ra.


<i>1.2.2.1.2. Từ Hán Việt bao gồm cả những từ do người Hán mượn của ngôn </i>
<i>ngữ khác rồi người Việt mượn lại và đọc theo âm Hán Việt </i>


- Những từ có gốc Nhật Bản: biện chứng, cộng hòa, đại bản doanh, điều chế,
khái quát, kinh tế, mỹ thuật, nghĩa vụ, trường hợp, phục tùng, phục vụ, ….


- Những từ có gốc Sanskrit (Phạn): Di lạc, niết bàn, Phật, Thích ca mâu ni,
tỳ kheo, A la hán…


- Những từ có gốc châu Âu: Mạc Tư Khoa, Á Căn Đình, Ba Tây, Ba Lê, Nã
Phá Luân, Mạnh Đức Thư Cưu, ….


<i>1.2.2.1.3. Từ Hán Việt do người Việt tạo nên bằng các yếu tố Hán Việt </i>


Những từ này được tạo ra ở Việt Nam nên khơng có trong tiếng Hán: bác sĩ,
y sĩ, bệnh viện, công an, đại đội, đại bác, đặc công, phi công, thiếu tá, …


<i><b>1.2.2.2. Về số lượng yếu tố cấu tạo </b></i>


<i>1.2.2.2.1. Từ đơn tiết: Là từ cấu tạo chỉ có một yếu tố, như: đầu, thân, thận, </i>


hoa, bút, hổ, tỉnh, huyện, học, tập, lợi, hại, vinh, nhục, phúc, đức, ….


<i>1.2.2.2.2. Từ đa tiết: Là từ do nhiều yếu tố cấu tạo thành, chủ yếu là từ song </i>


tiết. Trong đó có một số từ được cấu tạo bằng những yếu tố khơng có nghĩa, như:
phảng phất, linh lợi, trịnh trọng, xán lạn, bàng hoàng, đường hoàng, hồ đồ, …
Thuộc loại này cịn có các từ tiếng Hán mượn theo cách phiên âm các ngôn ngữ


khác, như: bồ đào, tỳ bà, thạch lựu; bồ tát, la hán, hòa thượng, ….


<i><b>1.2.2.3. Về phương thức cấu tạo </b></i>


Phần lớn các từ Hán Việt được cấu tạo theo phương thức ghép. Có ba loại từ
ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ và từ ghép chủ vị. Từ ghép
đẳng lập và từ ghép chính phụ chiếm số lượng nhiều hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Trong từ ghép đẳng lập, các yếu tố có vai trị ngữ pháp ngang nhau. Các yếu
tố trong từ ghép đẳng lập hoặc là đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc là trái nghĩa, hoặc là
có liên quan với nhau trong một trường nghĩa nhất định. Thí dụ:


(1) ngơn ngữ, khí huyết, thảo mộc, sự nghiệp, văn tự, tai nạn, ….


(2) sinh trưởng, tồn tại, tiêu diệt, đình chỉ, bảo vệ, chế tạo, đấu tranh, ….
(3) vĩ đại, dũng mãnh, cùng khổ, kỳ quái, kiên cường, phong phú, độc ác, …
(4) mâu thuẫn, lợi hại, lai vãng, hô hấp, thị phi, động tĩnh, bi hoan, sinh tử,
Trật tự của các yếu tố trong từ ghép đẳng lập là cố định, chỉ có một số từ có
thể đảo trật tự các yếu tố mà nghĩa không không thay đổi, như: bạo tàn = tàn bạo,
giản đơn = đơn giản, tranh đấu = đấu tranh, ly biệt = biệt ly, tổn thương = thương
tổn, tổn phí = phí tổn, ….


<i>1.2.2.3.2. Từ ghép chính phụ: có hai loại: </i>


<b>- Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Loại này có hai loại </b>
nhỏ:


<b>+ Yếu tố chính là yếu tố động, như: xuất bản, vệ sinh, thương tâm, nhập </b>
<b>ngũ, tốt nghiệp, lưu tâm, đả đảo, phóng đại, thuyết minh, đề cao, …. </b>



<b>+ Yếu tố chính là yếu tố chỉ tính chất, như: mãn ý, lợi tiểu, bổ huyết, yên vị, </b>
<b>yên chí, yên tâm, tinh ý, đoản mệnh, trường thọ, …. </b>


<b>- Từ có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước. Loại này có ba loại </b>
nhỏ:


<b>+ Yếu tố chính là yếu tố danh, như: học sinh, thanh niên, lương tâm, nhân </b>
<b>loại, cổ thụ, tác phẩm, lễ đường, quảng trường, sinh vật, hải quân, hải cẩu, …. </b>


<b>+ Yếu tố chính là yếu tố chỉ hoạt động, như: ưu đãi, ám thị, tốc ký, hỗ trợ, </b>
<b>tôn xưng, đại thắng, cô lập, cao hứng, cố tri, cố hữu, hậu tạ, hoan nghênh, … </b>


<b>+ Yếu tố chính là yếu tố chỉ tính chất, như: tối tân, cực đại, đại hàn, thượng </b>
<b>thọ, tương phản, cơng ích, thậm tệ, …. </b>


<i>1.2.2.3.3. Từ ghép chủ vị </i>


Thí dụ: dân / chủ, nhân / tạo, pháp / định, niên / thiếu, dân / lập, nhật / thực,
<b>* Ngoài các phương thức trên, có một số từ Hán Việt được cấu tạo theo </b>


<i><b>phương thức “phụ gia”, như: </b></i>


- đệ: đệ nhất, đệ nhị


- khả: khả úy, khả ố, khả nghi


- trưởng: lý trưởng, hiệu trưởng, đại đội trưởng


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- sĩ: thi sĩ, viện sĩ, họa sĩ
- tính: nhân tính, thú tính



- giả: học giả, độc giả, thính giả, khán giả …..


<i><b>1.2.2.4. Một số điểm lưu ý </b></i>


- Phần lớn từ Hán Việt do ta tiếp nhận từ tiếng Hán. Nhưng cũng có một bộ
phận do người Việt Nam ta sáng tạo ra. Bộ phận này khơng có trong vốn từ tiếng
Hán. Thí dụ: y sĩ, phi cơng, trung đội, đại đội, tiểu đồn, tiểu liên, trung liên, bộc
phá, phát thanh, truyền hình, hành vi, tiền tố, căn tố, chuẩn hóa, phản biện, …


- Một số từ Hán Việt tuy có trong vốn từ tiếng Hán nhưng nghĩa khác xa
tiếng Hán, như:


<b>Từ </b> <b>Nghĩa trong tiếng Hán </b> <b>Nghĩa trong tiếng Việt </b>


Tử tế Tỷ mỷ Không sơ sài/đối xử tốt: ăn mặc tử
tế, đối xử tử tế


Đáo để Rốt cục, đến đáy, cuối cùng Có nghĩa chỉ tính cách
Khơi ngô (thân thể) cường tráng, to


lớn


(vẻ mặt) sáng sủa thông minh


Khốn nạn Khó khăn Chỉ sự hèn mạt khơng cịn nhân
cách


- Một số từ Hán Việt ra đời do xu thế nói tắt, rút gọn:



<b>Dạng đầy đủ </b> <b>Dạng rút gọn </b>


Hồng huyết cầu Hồng cầu


Bạch huyết cầu Bạch cầu


Vật lý học Vật lý


Toán học Toán


Tiểu tiện Tiểu


Tuyên truyền huấn luyện Tuyên huấn


Mỹ nghệ phẩm Mỹ phẩm


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>*Thông tin phản hồi cho buổi 1 </b>


<b>Hoạt động 1: Học viên thực hiện yêu cầu của người hướng dẫn về tổ chức </b>
<b>Hoạt động 2: </b>


- Khi yếu tố đó hồn tồn được chuyển thành yếu tố khác có nghĩa tương đương.
- Vì “vệ” là yếu tố Hán Việt chưa được dùng độc lập hoàn toàn trong tiếng Việt
- Phong (trong phong cảnh) với Phong (trong phong trần) là hiện tượng đồng âm:
Phong (trong phong cảnh) được viết: 丯 (4 nét) còn Phong (trong phong trần) được
viết: 風 (9 nét)


- Giữa Xa (khoảng cách) với Xa (cái xe) có quan hệ đồng âm: đồng âm giữa yếu tố
Hán Việt với yếu tố phi Hán Việt



- Nguyên nhân: Các yếu tố đồng âm này vốn được viết bằng các chữ Hán khác
nhau vì nghĩa của chúng vốn khác nhau, nhưng khi được viết bằng chữ Quốc ngữ
của tiếng Việt thì như nhau.


<b>Hoạt động 3: </b>


- Khi tiếp nhận từ Hán Việt, ta tiếp nhận cả chỉnh thể từ gốc Hán tức là tiếp nhận
tất cả thành tố cấu tạo từ (các yếu tố Hán Việt) khi trong tiếng Việt đã có sẳn yếu
tố phi Hán Việt giữ cương vị là từ rồi thì yếu tố Hán Việt tương ứng này chỉ giữ
vai trò cấu tạo từ mà thôi (không dùng độc lập như từ được).


- Do tục kiêng úy


<b>Hoạt động 4: Các tổ nghiên cứu tài liệu, thảo luận, cử đại diện trình bày: </b>
- Căn cứ vào nguồn gốc có:


+ Từ Hán Việt có nguồn gốc vốn là từ tiếng Hán


+ Từ Hán Việt bao gồm cả những từ do người Hán mượn của ngôn ngữ khác
rồi người Việt mượn lại và đọc theo âm Hán Việt


+ Từ Hán Việt do người Việt tạo nên bằng các yếu tố Hán Việt
- Căn cứ vào số lượng yếu tố câu tạo


+ Từ đơn tiết
+ Từ đa tiết


- Căn cứ vào phương thức cấu tạo
+ Từ ghép đẳng lập



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Buổi 2 </b>
<b>Hoạt động/ </b>


<b>Thời gian </b>


<b>Hoạt động của người hướng </b>
<b>dẫn </b>


<b>Hoạt động của học viên Ghi </b>
<b>chú </b>
Hoạt động 1


<b>10 phút </b>


Khởi động, chia tổ học tập mới Thực hiện yêu cấu NHD


Hoạt động 2
90 phút


<i><b>Sự hình thành từ ngữ Hán Việt </b></i>
<i><b>trong tiếng Việt </b></i>


- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn
hóa


Học viên đọc tài liệu
- Tữ Hán Việt là hệ quả của sự


tiếp xúc ngôn ngữ



Học viên đọc tài liệu
+ Cách đọc Hán Việt là gì? Học viên đọc tài liệu
+ Những từ tiếng Hán nào mới là


từ Hán Việt?


Học viên đọc tài liệu
+ Phân biệt từ Hán Việt với


những từ gốc Hán không đọc theo
âm HV


Học viên đọc tài liệu


- Cách hiểu chung nhất về từ Hán
Việt


Tổ trưởng điều hành thảo
luận, thư ký ghi nhận các
ý kiến.


Thống nhất các ý kiến
quan trọng ghi vào giấy
A0<sub> treo lên bảng và </sub>


thuyết minh.


Cả lớp theo dõi, trao đổi,
bổ sung, kết luận.



Hoạt động 3
<b>30 phút </b>


<i><b>Thành ngữ, tục ngữ Hán Việt </b></i>


Tìm một số thành ngữ Hán Việt
và một số thành ngữ phi Hán Việt


Làm việc theo nhóm
Tìm một số tục ngữ Hán Việt và


một số tục ngữ phi Hán Việt


Làm việc theo nhóm
Nhận xét chung về thành ngữ, tục


ngữ (Hán Việt và phi Hán Việt)


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Hoạt động 4
<b>30 phút </b>


Tìm thành ngữ, tục ngữ Hán Việt
có thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
tương đương


Làm việc theo nhóm


Hoạt động 5
40 phút



<i><b>Nhận xét </b></i>


Tương đồng và dị biệt giữa thành
ngữ, tục ngữ Hán Việt với thành
ngữ, tục ngữ phi Hán Việt.


Thảo luận chung


Tương đồng và dị biệt giữa thành
ngữ, tục ngữ Hán Việt với thành
ngữ, tục ngữ phi Hán Việt.


Thảo luận chung


<b>Tài liệu phát tay </b>


<i><b>1.3. Sự hình thành từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt </b></i>


<i><b>1.3.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của sự tiếp xúc ngơn ngữ Hán và </b></i>
<i><b>Việt </b></i>


Qua các nghiên cứu có thể kết luận: sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt bắt
đầu từ thời thượng cổ. Lúc đầu chỉ lẻ tẻ giữa các vùng cư dân gần gủi nhau. Sự tiếp
xúc đó trở thành quy mơ, lưu lại ảnh hưởng sâu đậm kể từ khi Triệu Đà xâm lược
Âu Lạc (179 tr. CN) và nhất là từ lúc nhà Hán đặt nền đô hộ trên đất Giao Chỉ và
Cửu Chân (111 tr. CN) cho đến năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán,
đem lại nền độc lập cho nước nhà. Đây là thời kỳ thống trị của phong kiến phương
Bắc đối với nước ta.


Về mặt chính trị, đây là thời kỳ chính quyền phong kiến ngoại xâm thống trị


nước ta. Bộ máy thống trị đầu cơng ngun mới chỉ hình thành ở một trung tâm
được bọn chúng dùng làm trị sở, từ "cấp huyện" trở xuống thực quyền vẫn trong
tay người Việt. Bắt đầu từ thời Đông Hán, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng, người Hán mở rộng các cứ điểm thống trị đến cấp huyện. Đến thời nhà
Đường thì bộ máy cai trị này đã đi sâu xuống tận cấp xã.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

sinh sống,.... Đó cịn là những kiều nhân vốn là quan chức, vốn là quan chức, sau
khi thôi làm quan, ở lại sinh cơ lập nghiệp; tầng lớp này đơng đảo và giàu có, là
một giai tầng có uy thế, họ dựa vào bộ máy chính quyền và cũng được bộ máy
chính quyền ủng hộ, kính nể. Đó cịn là những binh lính người Hoa sang Việt Nam
đàn áp các cuộc khởi nghĩa yêu nước rồi ở lại. Đó cịn là hàng vạn dân thường
được chính quyền phong kiến phương Bắc bắt ép phải di dân sang Việt Nam để
thực hiện ý đồ bành trướng của giai cấp thống trị ở mỗi các triều đại. Tất cả các
tầng lớp cư dân người Hán này sinh sống và ở lẫn với người Việt, có quan hệ chặt
chẽ với người Việt trong mọi hoạt động xã hội.


Về mặt văn hóa, đây là thời kỳ văn hóa Hán được truyền bá thấm sâu vào xã
hội Việt Nam. Lực lượng góp phần đắc lực nhất trước hết là bộ máy quan lại thống
trị người Hán và tầng lớp "kiều nhân" Hán có uy thế. Thứ đến là tầng lớp "quyền
quý" người Việt đã góp phần đáng kể vào cơng việc này. Qua giáo dục và khoa cử,
trong giai cấp phong kiến Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp trí thức am hiểu Hán
học và thông quan Hán học nắm được cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.


Do những nhân tố về chính trị, xã hội, văn hóa như đã nói ở trên, vào thời kỳ
Bắc thuộc, quan hệ giữa tiếng Hán và tiếng Việt là quan hệ bất bình đẳng. Tiếng
Hán được giữ địa vị chính thống trong cơng việc hành chánh, trong giáo dục và
văn hóa, tiếng Việt khơng được coi trọng vì là ngơn ngữ của dân tộc bị trị.


Thời kỳ độc lập tự chủ trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, trừ một
số giai đoạn ngắn nước ta bị phong kiến phương Bắc xâm chiếm và đô hộ, giữa


Việt Nam và Trung Quốc vẫn có quan hệ bang giao về chính trị, sự trao đổi về
kinh tế và sự giao lưu về văn hóa. Đặc biệt là ở thời kỳ này, chữ Hán và tiếng Hán
vẫn giữ vai trị chính thống trong giấy tờ hành chính, trong giáo dục, khoa cử và cả
trong sáng tác văn chương. Mặc dù đất nước độc lập đã có những vị minh quân,
các bậc sĩ phu có ý thức đề cao vai trò của tiếng Việt nhưng cái chủ đạo trong các
thế hệ trí thức của các thời kỳ này vẫn là Hán học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

chữ Hán đã tìm thấy những tư tưởng tiến bộ của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi,
của Tôn Trung Sơn và tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin.


Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại địa vị chính thống cho tiếng
Việt trong mọi mặt của đời sống xã hội. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa
gần gũi và chặt chẽ hơn, do đó, sự tiếp xúc ngơn ngữ Hán và Việt cũng đậm nét
hơn.


Tóm lại, qua hàng ngàn năm lịch sử, trải qua các biến cố xã hội, tình hình có
thay đổi nhưng sự tiếp xúc ngơn ngữ Hán và Việt vẫn liên tục và đã để lại những
dấu ấn, những hệ quả rõ nét trong tiếng Việt.


<i><b>1.3.2. Từ Hán Việt - một hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt </b></i>


Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa Hán và Việt lâu dài và liên tục đã làm nảy sinh
nhiều hiện tượng ngôn ngữ đáng chú ý, đặc biệt là sự hình thành và tồn tại lớp từ
Hán Việt. Nhưng có phải tất cả các từ Hán được đọc theo âm tiếng Việt đều là từ
Hán Việt?


<i>1.3.2.1. Cách đọc Hán Việt. </i>


Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ ngữ âm
tiếng Hán thời nhà Đường chịu sự chi phối của hệ thống ngữ âm tiếng Việt.



Chữ Hán là thứ chữ tượng hình chứ khơng phải chữ ghi âm. Loại chữ này ở
Trung Quốc có nhiều cách đọc khác nhau tùy theo từng địa phương. Tuy các địa
phương có cách đọc khác nhau, nói khác nhau nhưng khi đọc các văn bản thì có
thể hiểu nhau.


Cách đọc chữ Hán ở Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử cũng có sự thay
đổi theo sự thay đổi của hệ thống ngữ âm tiếng Hán.


Thời kỳ Bắc thuộc, tiếng Hán ở Giao Châu (bắc Việt Nam ngày nay) như là
một phương ngữ của tiếng Hán ở Trung Quốc tồn tại bên cạnh tiếng Việt, chịu tác
động bởi cách nói của người Việt, nhưng nó vẫn gắn bó mật thiết với tiếng Hán ở
Trung Quốc: khi tiếng Hán ở Trung Quốc có diễn biến thì nó cũng diễn biến theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Từ thế kỷ X trở về sau, tiếng Hán ở Việt Nam chịu sự chi phối của tiếng
Việt, nếu có diễn biến là nó diễn biến trong phạm vi, quỹ đạo và ngữ âm lịch sử
tiếng Việt. Cách đọc chữ Hán dựa trên hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường dần
dần biến dạng đi dưới tác động của ngữ âm và ngữ âm lịch sử của tiếng Việt, tách
xa hẳn cách đọc của người Hán và trở thành một cách đọc riêng của người Việt.
Cách đọc đó thường được gọi là cách đọc Hán Việt như trên đã định nghĩa. Như
vậy, cách đọc Hán Việt là sản phẩm lịch sử của sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt
ở thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập tự chủ. Nói cách khác: vào thời
kỳ phong kiến đôc lập tự chủ ở Việt Nam cách đọc Hán Việt đã hình thành, phát
triển và tồn tại đến ngày nay.


<i>1.3.2.2. Có phải tất cả các từ tiếng Hán được đọc theo âm Hán Việt đều là </i>
<i>từ Hán Việt? </i>


Với cách đọc Hán Việt có thể đọc tất cả các từ tiếng Hán. Nhưng không phải
tất cả các từ tiếng Hán được đọc theo âm Hán Việt đều được mượn vào tiếng Việt.


Trên thực tế chỉ có một bộ phận từ tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt được mượn
vào tiếng Việt mà thôi. Đọc bản phiên âm các bài thơ chữ Hán trong sách giáo
khoa Ngữ văn 7 ta thấy rõ điều này. Chẳng hạn, trong bài Nam quốc sơn hà, các từ
“tiệt nhiên”, “nhữ đẳng” không được mượn vào tiếng Việt, các từ như “sơn hà”,
“xâm phạm” thì được mượn vào tiếng Việt. Chỉ những từ gốc Hán đọc theo âm
Hán Việt được mượn vào tiếng Việt mới gọi là từ Hán Việt.


<i>1.3.2.3. Phân biệt từ Hán Việt với những từ mượn gốc Hán nhưng không đọc </i>
<i>theo cách đọc Hán Việt. </i>


Trong tiếng Việt hiện tồn tại một số từ gốc Hán khơng đọc theo cách đọc
Hán Việt. Đó là các từ gốc Hán được mượn vào tiếng Việt trong giai đoạn chưa có
cách đọc Hán Việt. Người ta gọi lớp từ này là từ tiền Hán Việt hoặc từ cổ Hán
Việt.


<b>Từ tiền Hán Việt/ </b>
<b>từ cổ Hán Việt </b>


<b>Cách đọc Hán </b>
<b>Việt tương ứng </b>


<b>Từ tiền Hán Việt/ </b>
<b>từ cổ Hán Việt </b>


<b>Cách đọc Hán </b>
<b>Việt tương ứng </b>


Chè Trà Đọc Độc


Chữ Tự Đợi Đãi



Chầu Triều Mong Vọng


Chứa Trữ Múa Vũ


Chém Trảm Mùa Vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Căn Gian Nộp Nạp


Cũ Cổ Muộn Vãn


Cờ Kỳ Buồng Phòng


Cậu Cữu Buồm Phàm


Góc Giác Bố Phụ


Gượng Cưỡng Buộc Phộc


Gấm Cẩm Bụt Phật


Gần Cận Bèn Tiện


Gan Can Bia Bi


Gương Kính Bánh Bính


Ghi Ký Hộp Hạp


Giở Cử Hờn Hận



Giêng Chính Khoe Khoa


Giếng Tỉnh Khăn Cân


Tết Tiết Lửa Lư


Tằm Tàm Lìa Ly


Tuổi Tuế Khó Khổ


Tìm Tầm Khóc Khốc


Tiệc Tịch Vạ Họa


Rồng Long Vái Bái


Râu Tu Vốn Bổn


Sen Liên Dời Di


Bùa Phù Dừng Đình


Múa Vũ Đìa Trì


Ló Lộ Đời Đại


Đuổi Truy Đục Trọc


Uống ẩm Xe Xa



Các từ này du nhập vào tiếng Việt khá sớm nên rất dễ nhầm lẫn, khó phân
biệt với từ thuần Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

I


III
II
<b>Tóm tắt: Âm Hán Việt có 3 vùng: </b>


<b> </b>


<b> Cách đọc Hán Việt </b>


Yếu tố gốc Hán
- Khu vực I gồm các âm tuy có thể đọc theo âm Hán Việt nhưng không được
tiếp nhận trong tiếng Việt, như: chẩm 怎 (sao, ra sao; tiếng trợ lời), giá 這 (ấy, sự
ấy), ma 么 (dùng làm tiếng giúp lời)


- Khu vực II gồm những yếu tố gốc Hán có cách đọc phi Hán Việt. Chúng
gồm ba trường hợp:


+ Trường hợp thứ nhất, mượn trước cách đọc Hán Việt (tiền Hán Việt), thí
dụ: mùa務, mùi 味, buồng 房, buồm 帆,..


+ Trường hợp thứ hai, mượn từ đời Đường cùng một lần với cách đọc Hán
Việt nhưng về sau diễn biến theo một con đường khác với cách đọc Hán Việt, thí
dụ: gan 肝, gân 筋, ván 板, vốn 本


+ Trường hợp thứ ba, mượn qua phương ngữ Hán, thí dụ: mì chính, mằn


thắn, xủi cảo, há cảo…


- Khu vực III là những yếu tố Hán Việt, thông qua cách đọc Hán Việt. Đây
mới chính là từ Hán Việt mà chúng ta đang xét, gồm những từ đơn như: thiên 天,
địa 地, giang 江, sơn 山, nhân 人, hà 河, thắng 勝, bại 敗, … và những từ ghép
như: tổ quốc祖國, gia đình家庭, xã hội 社會, vận mệnh運命, thế giới世界, thời
đại, 時代…Chính những yếu tố này tạo nên từ Hán Việt.


<i><b>1.4. Thành ngữ, tục ngữ Hán Việt </b></i>


<i><b>1.4.1. Cấu tạo của thành ngữ, tục ngữ Hán Việt </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

thành ngữ là cụm từ cố định tương đương với từ, tục ngữ thì đúc kết kinh nghiệm
hoặc một bài học nào đó. Đặc biệt có những thành ngữ, tục ngữ hình thành từ các
điển tích, điển cố rất thú vị sẽ được đề cập tới ở phần sau.


Trong thành ngữ, tục ngữ Hán Việt có nhiều thành ngữ, tục ngữ ta mượn
toàn vẹn của tiếng Hán, nhưng cũng có mộ số thành ngữ, tục ngữ có sự khác biệt
bộ phận so với thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hán hoặc do cộng đồng người Việt
sáng tạo ra, khơng thấy có trong tiếng Hán.


<i>1.4.1.1. Mượn tồn vẹn thành ngữ Hán. Thí dụ: </i>


- Cơng thành danh toại
- Tâm đầu ý hợp


- Phu xướng phụ tùy
- Bách chiến bách thắng
- Chiêu hiền đãi sĩ
- Vạn sự khởi đầu nan


- Trường sinh bất lão
- Vô danh tiểu tốt
- Tứ hải giai huynh đệ
- Tham quyền cố vị


- Đại sự hóa tiểu, tiểu sự hóa vơ
- Nhất nghệ tinh nhất thân vinh
- Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại
- Nhất tự vi sư bán tự vi sư


- Phú quý sinh lễ nghĩa


- Phúc bất trùng lai họa vơ đơn chí
- Qn xử thần tử, thần bất tử bất trung
- Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách
- Giang san dị cải, bản tính nan di


<i>1.4.1.2. Có sự khác biệt bộ phận so với thành ngữ Hán. Thí dụ: </i>


<b>Thành ngữ Hán Việt </b> <b>Thành ngữ Hán </b>


Nhất cử lưỡng tiện Nhất cử lưỡng đắc


Khẩu phạt tâm xà Khẩu mật phúc kiếm


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>1.4.1.3. Do cộng đồng người Việt sáng tạo ra. Thí dụ: </i>


- Sinh cơ lập nghiệp
- Tài cao đức trọng
- Tôn sư trọng đạo


- Vô thưởng vô phạt
- Vinh thân phì gia
- Nam thanh nữ tú
- Lão nông tri điền
- Tràng giang đại hải
- Thăng quan tiến chức
- Hữu sắc vô hương ….


<i><b>1.4.2. Thành ngữ Hán Việt có thành ngữ Việt tương đương. Thí dụ: </b></i>


<b>Thành ngữ Hán Việt </b> <b>Thành ngữ Việt </b>


Bách chiến bách thắng Trăm trận trăm thắng


Bán tín bán nghi Nửa tin nửa ngờ


Bất cộng đái thiên Không đội trời chung


Cao lương mỹ vị Của ngon vật lạ


Dĩ độc trị độc Lấy độc trị độc


Độc nhất vô nhị Có một khơng hai


Kim chi ngọc diệp Lá ngọc cành vàng


Khẩu phật tâm xà Miệng nam mô bụng bồ dao găm
Giang san dị cải, bản tính nan di Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời


<i><b>1.4.3. Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ Hán Việt </b></i>



<i>1.4.3.1. Nghĩa của thành ngữ được suy trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tạo </i>
<i>nên nó, nhưng cũng có nhiều thành ngữ có nghĩa bóng. Thí dụ: </i>


<b>Thành ngữ </b> <b>Nghĩa đen </b> <b>Nghĩa bóng </b>


Hữu xạ tự nhiên hương Có chất thơm (xạ) tự
nhiên sẽ có mùi thơm


Có tài, có đức hoặc có phẩm
chất tốt đẹp thì tự khắc mọi
người đều biết đến.


Bất cộng đái thiên Không đội trời chung Căm thù hết sức sâu sắc
Đồng sàng dị mộng Cùng ngủ chung một


giường mà có mộng
khác nhau


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Thâm căn cố đế Rễ sâu, cuống hoa rất
bền vững


Ăn sâu, bền chắc khó lịng
thay đổi, cải tạo


Khuynh quốc khuynh
thành


Nghiêng nước nghiêng
thành



(có) vẻ đẹp tuyệt vời


Kim chi ngọc diệp Cánh vàng lá ngọc Chỉ con cháu nhà quyền quý


<i>1.4.3.2. Nghĩa của thành ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân </i>
<i>gian, câu chuyện lịch sử (gọi chung là điển tích) rất thú vị. Hiểu được những câu </i>


chuyện đó thì hiểu thành ngữ sâu sắc hơn. Thí dụ:


- Thành ngữ “Dương dương tự đắc” dùng để chỉ thái độ vênh váo, kiêu kỳ,
tự cho mình là ghê gớm lắm; dựa trên câu chuyện: Thời Chiến quốc, Án Tử là
Thừa tướng nước Tề, do đấy người đánh xe cho ông cũng rất kiêu ngạo. Một lần
Án Tử cưỡi xe đi qua của nhà anh đánh xe, vợ người đánh xe thấy chồng mình ra
vẻ dương dương tự đắc. Đợi khi chồng về, vợ địi ly hơn. Chị ta nói: “Án Tử là
Thừa tướng của một nước mà ngồi xe khiêm tốn là thế, còn anh chỉ là người đánh
xe của ông ấy thôi mà lại dương dương tự đắc như vậy”. Sau khi nghe vợ nói
người đánh xe liền thay đổi thái độ. (Sử ký – Tư Mã Thiên – Quản Án liệt truyện).
- Thành ngữ “ Kinh cung chi điểu” có nghĩa là bị nạn hụt một lần thì hay e
ngại, sợ sệt, hoảng hốt; dựa trên câu chuyện: Canh Luy đứng trước Ngụy vương,
giương cung khơng có tên, giả bắn một phát, một con nhạn liền rơi xuống. Canh
Luy giải thích với Ngụy vương rằng: “Sở dĩ như vậy là vì con chim này đã bị
thương, vết thương chưa lành và lòng khiếp sợ chưa tan, cho nên thấy cung giương
lên là hãi”. (Chiến quốc sách)


- Thành ngữ “Khai thiên lập địa” chỉ thời quá khứ rất xa xăm; dựa trên câu
chuyện truyền thuyết về Bàn Cổ: Thế giới lúc đầu hỗn độn như một quả trứng,
trong đó có ơng Bàn Cổ. 18.000 năm trước, ông Bàn Cổ tách khối hỗn độn đó:
phần trong sáng là trời, phần đục là đất.



Về phần này, chúng ta có cơng cụ hỗ trợ là các quyển “Từ điển thành ngữ
điển tích”./


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Thơng tin phản hồi cho buổi 2 </b>


<b>Hoạt động 1: Học viên thực hiện yêu cầu của người hướng dẫn về tổ chức </b>
<b>Hoạt động 2: Sự hình thành từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt là do: </b>


- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của sự tiếp xúc ngơn ngữ Hán và Việt (xem tài
liệu)


- Từ Hán Việt - một hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt (xem tài liệu)
<b>+ Cách đọc Hán Việt: Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt bắt </b>
nguồn từ ngữ âm tiếng Hán thời nhà Đường chịu sự chi phối của hệ thống ngữ âm
tiếng Việt.


<b>+ Chỉ những từ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt được mượn vào tiếng Việt mới gọi </b>
là từ Hán Việt.


<b>+ Đó là các từ gốc Hán được mượn vào tiếng Việt trong giai đoạn chưa có cách </b>
đọc Hán Việt. Người ta gọi lớp từ này là từ tiền Hán Việt hoặc từ cổ Hán Việt.
Ngồi ra, cịn có một số ít từ gốc Hán được mượn theo con đường khẩu ngữ, như:
mì chính, vằn thắn, há cảo, xủi cảo, xập xám, loạn xị bát nháo, xập xí xập ngầu….
cũng không phải là từ Hán Việt.


Từ những điều trên rút ra nhận xét chung.


<b>Hoạt động 3: Tìm thành ngữ, tục ngữ Hán Việt có thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt </b>
tương đương (về nghĩa):



Bách chiến bách thắng = Trăm trận trăm thắng
Bất cộng đái thiên = Khơng đội chung trời


Kính lão đắc thọ = kính người già thì mình được sống lâu
Lương y như từ mẫu = Thầy thuốc như mẹ hiền


<b>Hoạt động 4: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa thành ngữ, tục ngữ Hán Việt </b>
với thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>BÀI 2 </b>


<b>VAI TRÒ CỦA TỪ NGỮ HÁN VIỆT </b>
<b>TRONG VỐN TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT </b>
<b>Mục tiêu cần đạt: </b>


<i><b>Về kiến thức: Vai trỏ của từ Hán Việt trong tiếng Việt, nghĩa và đặc điểm sử dụng </b></i>


của từ Hán Việt trong đời sống.


<i><b>Về kỹ năng: Hiểu đúng nghĩa và phong cách của từ Hán Việt trong các ngữ liệu, </b></i>


văn bản của sách giáo khoa.


<i><b>Về thái độ: Có thái độ đúng đắn với từ ngữ Hán Việt và lớp từ vay mượn, nói </b></i>


chung.


<b>Phương pháp </b>
- Hỏi - đáp



- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc tập thể
<b>Hoạt động dạy học </b>
<b>Buổi 3 </b>


<b>Hoạt động/ </b>
<b>Thời gian </b>


<b>Hoạt động của người hướng </b>
<b>dẫn </b>


<b>Hoạt động của học viên Ghi </b>
<b>chú </b>
Hoạt động 1


<b>10 phút </b>


Khởi động, chia tổ học tập mới Thực hiện yêu cấu NHD


Hoạt động 2
<b>90 phút </b>


<i><b>Từ Hán Việt trong tiếng Việt </b></i>


Viết đoạn văn về sự học ngày
nay:


1. Không sử dụng từ Hán Việt
2. Có sử dụng từ Hán Việt



Nhận xét chéo với nhau
theo từng cặp, trả lời câu
hỏi: 1 hay 2 dễ hơn?
Tìm nghĩa của các từ: Bì, Tâm,


Phu nhân, Hủ hóa, Biệt, Mạt.


Thực hiện
<b>Giải lao </b>


Hoạt động 3
<b>90 phút </b>


<i><b>Giá trị phong cách của từ Hán </b></i>
<i><b>Việt </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Hán Việt có trong đoạn văn 2 thực hiện yêu cầu
Chỉ ra sắc thái trang trọng của các


từ Hán Việt có trong đoạn văn 2


Sử dụng đoạn văn đã viết
thực hiện yêu cầu


Chỉ ra sắc thái cổ của các từ Hán
Việt có trong đoạn văn 2


Sử dụng đoạn văn đã viết
thực hiện yêu cầu



Hoạt động 4
10 phút


Lý do tồn tại của từ ngữ Hán Việt Thảo luận


<b>* Tài liệu phát tay </b>


<b>2. Vai trò của từ ngữ Hán Việt trong vốn từ ngữ tiếng Việt </b>


<i><b>2.1. Từ Hán Việt trong tiếng Việt </b></i>


Tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngơn ngữ cùng loại hình đơn lập. Sự tiếp xúc
giữa hai ngôn ngữ này diễn ra rất sớm (TK II tr CN) và kéo dài đến tận ngày nay.
Vì vậy, tiếng Việt đã vay mượn tiếng Hán nhiều lớp từ, vào các thời kỳ khác nhau
nên có âm đọc khác nhau. Đáng chú ý là lớp từ Hán cổ (mượn ở giai đoạn TK VII
về trước) và lớp từ Hán Việt (mượn ở giai đoạn từ TK VIII về sau). Nằm trong quy
luật phát triển, biến đổi ngữ âm của từ tiếng Việt, trải qua thời gian, một số từ Hán
Việt đã biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa để hòa vào kho từ vựng tiếng Việt nói chung.


<i><b>2.2. Nghĩa của từ Hán Việt </b></i>


<i>2.2.1. Một từ trong tiếng Hán có thể mang nhiều nghĩa, nhưng khi vào tiếng </i>
<i>Việt chỉ giữ lại một, hai nghĩa mà thơi. Thí dụ từ Nhất 一 theo Từ hải có đến 13 </i>


nghĩa: 1. Tên chữ số: một, 2. Tất cả, 3. Bao gồm một mối, thống nhất, 4. Đều, 4.
Cùng, 6. Chuyên về, 7. Một khi, 8. Một mình, 9. Hoặc, 10. Lên, 11. Thật, 12. Tên
một loại nhạc phổ biểu thị thanh điệu, 13. Một loại từ đệm; trong sách cổ Nhất cịn
có nghĩa: cái bản thể un ngun của vũ trụ vạn vật. Sang tiếng Việt, Nhất chỉ số
thứ tự đầu tiên và do đó có thêm nghĩa là “trên hết”, “đứng đầu” (Anh nhất thì tơi


thứ nhì, ai mà nhất nữa tơi thì thứ ba – Ca dao). Các nghĩa “số một”, “bao gồm”,
“cùng” của Nhất chỉ xuất hiện trong từ ghép: duy nhất, độc nhất, nhất trí, nhất
định, thống nhất,…


<i>2.2.2. Một số từ vẫn giữ nguyên nghĩa cũ trong khi ở Trung Quốc khơng cịn </i>
<i>thơng dụng nữa. Thí dụ: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- từ Thiên 天 ở Việt Nam ta vẫn giữ nghĩa “trời”, nay trong Hán ngữ có
nghĩa là “ngày”, thay cho từ Nhật日 cổ (chỉ “mặt trời” mà Việt Nam ta thì cũng
hiểu là “ngày”).


- từ Công phu 工夫ở Việt Nam ta vẫn giữ nghĩa “sức lực đem ra để làm
việc”, do đó cũng dùng để chỉ “làm cái gì một cách cẩn thận, tỉ mỉ, đầu tư nhiều
sức lực, thời gian” trong khi Hán ngữ ngày nay từ Cơng phu có nghĩa “thì giờ”.


<i>2.2.3. Nhiều từ Hán Việt đi vào tiếng Việt đã trải qua quá trình biến đổi </i>
<i>nghĩa, như các trường hợp sau: </i>


<i>2.2.3.1. Vẫn giữ phần nào nghĩa gốc, nhưng mở rộng khả năng kết hợp. </i>


Thí dụ:


- từ Bì 皮 là “lớp da ngoài” được dùng rộng ra để chỉ “những cái bao bọc
bên ngồi một vật”: bì thư, bì thóc, bì kẹo….


- từ Ơng 翁 là “cha của bố hay mẹ” được dùng “chỉ chung người đứng tuổi
phái nam: ông hiệu trưởng, ông giáo, ông ba bị, trái lại là Bà 婆: bà chủ, bà giám
đốc,…


<i>2.2.3.2. Từ gốc có nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhưng khi chuyển qua từ Hán </i>


<i>Việt chỉ dùng nghĩa bóng, nghĩa phái sinh, vì nghĩa đen đã có từ thuần Việt đảm </i>
<i>nhiệm. Thí dụ: </i>


- từ Tâm 心 chỉ “tấm lịng, tình cảm tốt”, chứ khơng dùng nghĩa “trái tim”
(trừ thuật ngữ y học: tâm thất)


- từ Thâm 深 chỉ “người có mánh khóe hiểm ác để cơng kích, chơi khăm kẻ
khác, chứ khơng dùng nghĩa “sâu” (trừ từ ghép: uyên thâm, thâm nhập).


<i>2.2.3.3. Từ Hán Việt biểu đạt ý nghĩa trang trọng, thanh nhã hơn so với từ </i>
<i>thuần Việt đồng nghĩa do văn cảnh hạn định. Thí dụ: </i>


- từ Tẩy uế 洗穢 là “rửa sạch đồ bẩn, dùng trong việc cúng tế”.
- từ Phu nhân 夫人 là “vợ những người có địa vị, chức vụ xã hội”.


<i>2.2.3.4. Từ Hán Việt thu hẹp nghĩa, dùng trong một trường hợp cụ thể. </i>


Thí dụ:


- từ Trình độ 程 度 là “mức cao thấp” được dùng để chỉ “khả năng hiểu biết
tốt, nhiều kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- từ Đáo để 到 底 là “đến tận đáy” được dùng để chỉ “người có hành động
quá quắt đáng sợ”.


- từ Tâm địa 心 地 là “tấm lòng” được dùng để chỉ “bụng dạ thiên về cái gì
khơng tốt, hại kẻ khác”.


<i>2.2.3.5. Từ Hán Việt đã chuyển biến hơi xa nghĩa gốc, nhưng qua suy luận </i>
<i>cịn thấy mối tương quan. Thí dụ: </i>



- từ Diện 面 là “cái mặt” được dùng với nghĩa “trau chuốt bề ngoài cho
đẹp”: nó diện thật bảnh.


- từ Biệt 別 là “chia lìa, riêng” được dùng với nghĩa “mất hẳn”: đi biệt, biệt
tin.


- từ Biến 變 là “thay đổi trạng thái” được dùng với nghĩa “mất hẳn, khơng
cịn chút gì”: tan biến, mất biến.


<i>2.2.3.6. Từ Hán Việt đã có nghĩa khác hẳn với nghĩa gốc, mối liên quan rất </i>
<i>khó nhận thấy. Thí dụ: </i>


- từ Bạc 薄 nghĩa gốc là “mỏng”, nghĩa mới chỉ “tình trạng khơng gắn bó,
thờ ơ, thay lịng đổi dạ”.


- từ Đãi 待 nghĩa gốc là “đối xử”, nghĩa mới chỉ “việc cho người khác ăn
uống dồi dào”


- từ Đoán 斷 nghĩa gốc là “xét rõ”, nghĩa mới là “nghĩ một cách phỏng
chừng, mơ hồ”.


- từ Hư 虛 nghĩa gốc là “trống rỗng”, nghĩa mới là “hỏng, xấu”.
- từ Mạt 末 nghĩa gốc là “ngọn cây, cuối” nghĩa mới là “hèn kém”.


- từ Thủ đoạn 手段 nghĩa gốc là “cách thức, cơ mưu”, nghĩa mới là “mánh
khóe xấu xa, làm hại người khác để kiếm lợi”.


- từ Tâm thuật 心術 nghĩa gốc là “cách dùng tình cảm, đạo đức để cảm hóa
người khác”, nghĩa mới chỉ “ý đồ không tốt”.



- từ Tử tế 子細 nghĩa gốc là “cẩn thận, tỉ mỉ”, nghĩa mới là “tốt bụng, ăn ở
tốt với người khác”.


- từ Lịch sự 歷事 nghĩa gốc là “trải qua sự việc, thạo việc”, nghĩa mới là
“giao thiệp khôn khéo hợp thời”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i><b>2.3. Giá trị phong cách của từ ngữ Hán Việt </b></i>


Muốn sử dụng tốt từ ngữ Hán Việt, không những phải hiểu rõ ý nghĩa của từ
ngữ mà còn phải thấu hiểu các giá trị phong cách của chúng. Vấn đề giá trị phong
cách được đặt ra khi một từ ngữ Hán Việt đồng nghĩa với một hoặc nhiều từ ngữ
phi Hán Việt khiến trong khi sử dụng bắt buộc ta phải lựa chọn. Về đại thể, từ Hán
Việt có các giá trị phong cách sau:


<i><b>2.3.1. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây ấn tượng ghê rợn </b></i>


<i>2.3.1.1. Tạo sắc thái tao nhã, như: hậu môn, tiểu tiện, đại tiện, hộ sinh, khỏa </i>


thân, dương vật, âm hộ, phân….


<i>2.3.1.2. Để giảm bớt ấn tượng ghê rợn, như: thổ huyết, xuất huyết, thi hài, </i>


hài cốt, di hài, thương vong, hỏa táng ….


<i><b>2.3.2. Tạo sắc thái trang trọng </b></i>


Từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng, đặc biệt phù hợp với các trường hợp
giao tiếp lễ nghi. So sánh các từ sau đây sẽ thấy rõ điều đó:



<b>Hán Việt </b> <b>Việt </b>


Phụ nữ Đàn bà


Phu nhân Vợ


Nhi đồng Trẻ con


Nông dân Dân cày


Từ trần Chết


Mai táng Chơn


Nhập ngũ Đi lính


Lệ Nước mắt


“Lệ” và “nước mắt” là hai từ đồng nghĩa. Thông thường người ta chỉ nói
“nước mắt”, nhưng trong một số trường hợp dùng “lệ” thấy hay hơn, có giá trị
nghệ thuật hơn là do tính trang trọng của từ Hán Việt, như:


<i><b>- Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm (Nguyễn Du) </b></i>
<i><b>- Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều (Tố Hữu) </b></i>
- Luận cương đến Bác Hồ, và Người đã khóc


<i><b> Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin. (Chế Lan Viên) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Lá … mặc dù chúng có nghĩa như nhau. Nhiều tên làng cổ của Việt Nam bên cạnh
tên Việt cịn có thêm tên Hán Việt, như:



<b>Tên Việt </b> <b>Tên Hán Việt </b>


Kẻ Mọc Nhân Mục


Kẻ Lũ Cổ Loa


Kẻ Đơ Triều Khúc


Kẻ Đáy Hòa Mục


Kẻ Noi Cổ Nhuế


Kẻ Vẽ Đơng Ngạc


<i><b>2.3.3. Gợi hình ảnh của thế giới khái niệm, im lìm, bất động </b></i>


Nếu như từ thuần Việt thường cung cấp cho ta hình ảnh sinh động thì từ Hán
Việt, ngồi sắc thái trang trọng cịn gợi cho ta hình ảnh của thế giới khái niệm, im
lìm, bất động. So sánh ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến với các bài “Cảnh
chiều hơm”, “Thăng Long hồi cổ” của Bà Huyện Thanh Quan ta sẽ thấy rõ điều
đó.


<b>Thu điếu </b>


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,


Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.


<b> Thu ẩm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>



<b>Thu vịnh </b>


Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.


Nước biếc trơng như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngối,
Một tiếng trên khơng ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào
<b>Cảnh chiều hơm </b>


Chiều trời bảng lảng bóng hồng hơn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?.



<b>Thăng Long thành hồi cổ </b>
Tạo hóa gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo


Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ


Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i><b>2.3.4. Tạo sắc thái cổ </b></i>


Quả thật không thể phủ nhận giá trị của từ ngữ Hán Việt khi tái tạo hình ảnh các
nhân vật và cuộc sống xã hội ngày xưa, đưa người đọc, người nghe trở về với
không khí của q khứ. Các từ này ngày nay khơng được dùng nhưng nó đã gắn bó
với lời ăn tiếng nói của một thời. Đó là các từ như: hồng thượng, hồng hậu, trẫm,
khanh, hồng tử, cơng chúa, xa giá, ngự triều, hạ chỉ, bái yết, bình thân, vấn an,
thuyền quyên, giai nhân, tiểu thư, vi hành, băng hà, …. /


<b>******* </b>


<b>* Thông tin phản hồi cho buổi 3 </b>


<b>Hoạt động 1: Học viên thực hiện yêu cầu của người hướng dẫn về tổ chức </b>
<b>Hoạt động 2: </b>


- Viết đoạn văn theo yêu cầu


- Nghĩa của các từ:


+ Bì 皮 là “lớp da ngoài” được dùng rộng ra để chỉ “những cái bao bọc bên ngồi
một vật”: bì thư, bì thóc, bì kẹo….


+ Tâm心 chỉ “tấm lịng, tình cảm tốt”, chứ khơng dùng nghĩa “trái tim” (trừ thuật
ngữ y học: tâm thất)


+ Phu nhân 夫人 là “vợ những người có địa vị, chức vụ xã hội”.


+ Hủ hóa朽 化 là “hư hỏng, mục nát” được dùng để chỉ “quan hệ nam nữ không
chính đáng”.


+ Biệt別 là “chia lìa, riêng” được dùng với nghĩa “mất hẳn”: đi biệt, biệt tin.
+ Mạt 末 nghĩa gốc là “ngọn cây, cuối” nghĩa mới là “hèn kém”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>BÀI 3 </b>


<b>TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS </b>
<b>Mục tiêu cần đạt: </b>


<i><b>Về kiến thức: Phạm vi tồn tại từ Hán Việt trong nhà trường trung học cơ sở. </b></i>
<i><b>Về kỹ năng: Đọc từ Hán Việt theo phiên thiết và phiên âm Hán Việt </b></i>


<i><b>Về thái độ: Có thái độ đúng đắn với từ ngữ Hán Việt và lớp từ vay mượn, nói </b></i>


chung.
.


<b>Phương pháp </b>


- Hỏi - đáp


- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc tập thể
<b>Hoạt động dạy học </b>
<b>Buổi 4 </b>


<b>Hoạt động/ </b>
<b>Thời gian </b>


<b>Hoạt động của người hướng </b>
<b>dẫn </b>


<b>Hoạt động của học viên Ghi </b>
<b>chú </b>
Hoạt động 1


10 phút


Khởi động


Chia tổ học tập mới


Thực hiện yêu cấu NHD


Hoạt động 2
90 phút


<i><b>Trả lời các câu hỏi sau: </b></i> Thảo luận nhóm



Trong chương trình THCS từ ngữ
Hán Việt nằm ở đâu?


Thảo luận nhóm
Những thuận lợi và khó khăn của


HS THCS khi tiếp nhận và sử
dụng từ Hán Việt.


Thảo luận cả lớp


Những thuận lợi và khó khăn của
GV THCS khi hướng dẫn HS tiếp
nhận và sử dụng từ Hán Việt.


<b>Thảo luận cả lớp </b>


Giải lao
Hoạt động 3


40 phút


<i><b>Phiên thiết Hán Việt </b></i>


Làm thế nào để đọc một chữ Hán
mới?


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Hoạt động 4
40 phút



<i><b>Phiên âm Hán Việt </b></i>


Người Việt đọc các yếu tố Hán
Việt như thế nào?


Thảo luận nhóm
Hoạt động 5


<b>10 phút </b>


Nhận xét về phiên thiết Hán Việt
và phiên âm Hán Việt.


Thảo luận chung


<b>* Tài liệu phát tay </b>


<b>3. Từ ngữ Hán Việt trong chương trình Trung học cơ sở hiện hành </b>


<i><b>3.1. Nguyên tắc biên soạn chương trình </b></i>


- Kế thừa thành quả của các chương trình trước đây.


- Cập nhật các kết quả nghiên cứu về tiếng Việt và từ Hán Việt, lược bỏ
những nội dung phức tạp, những kiến thức nặng tính hàn lâm.


- Đảm bảo tính tích hợp của chương trình.


- Cố gắng mỗi lớp cung cấp và mở rộng 50 – 60 từ Hán Việt cho học sinh.



<i><b>3.2. Vị trí và phạm vi </b></i>


Số lượng từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ rất lớn trong vốn từ tiếng Việt. Trong
chương trình Trung học cơ sở nó bàng bạc trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn, tập
trung nhất là ở các văn bản văn học dân gian và văn học trung đại. Nó chỉ được
dạy riêng trong bài Từ mượn (lớp Sáu) và từ Hán Việt (lớp Bảy), còn lại chủ yếu
học sinh học qua phần đọc – hiểu văn bản. Mục chú thích trong sách giáo khoa đã
có cố gắng trong việc cung cấp nghĩa của từ Hán Việt trong các văn bản. Cuối tập
2 bộ sách Ngữ văn của mỗi khối lớp đều có Bảng tra yếu tố Hán Việt. Tuy không
cung cấp dạng thức chữ viết – vì điều này khơng thuộc mục tiêu của bộ sách,
nhưng bảng này được thiết kế rất chi tiết: các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự abc,
bài có chứa yếu tố đó, nghĩa của nó và cuối cùng là từ chứa yếu tố Hán Việt đó.


<i><b>3.3. Những hạn chế của HS khi tiếp nhận và sử dụng từ Hán Việt </b></i>
<i><b>3.3.1. Về mặt khách quan </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Giáo viên chưa hướng dẫn học sinh đúng mức khi tiếp xúc với bảng tra các
yếu tố Hán Việt nằm ở phụ lục cuối các tập 2 của bộ sách giáo khoa. Khi sử dụng
bộ sách, các em thường bỏ qua bảng phụ lục này.


<i><b>3.3.2. Về mặt chủ quan </b></i>


Phần đông học sinh Trung học cơ sở khơng nắm được chính xác nghĩa của
các từ Hán Việt, nhất là những từ có chứa các yếu tố đồng âm khác nghĩa, các yếu
tố nằm trong các thành ngữ điển tích.


Hầu hết học sinh chưa có ý thức đầy đủ khi tiếp xúc với các từ Hán Việt
trong phần Chú thích của bộ sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở, các em chỉ
dừng lại ở chỗ xem đó là “những từ khó” một cách chung chung chứ chưa nhận ra


đó là từ Hán Việt.


Đa số học sinh Trung học cơ sở chưa có thói quen dùng từ điển để tìm nghĩa
của từ, thường các em chỉ dừng lại ở chỗ cung cấp nghĩa của từ từ giáo viên.


<i><b>3.4. Phiên thiết Hán Việt và phiên âm Hán Việt </b></i>
<i><b>3.4.1. Vấn đề phát âm của chữ Hán </b></i>


Chữ Hán là một loại chữ biểu ý, nên khơng thể nhìn vào mặt chữ mà đọc
được. Do đó trong tự điển tiếng Hán người ta phải ghi chú cách đọc.


Bản thân chữ Hán được phát âm khác nhau, ngay tại Trung Quốc, tuỳ từng
vùng mà có nhiều giọng/âm đọc khác nhau, như tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc
Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Bắc Kinh... Các nước lân cận như Triều Tiên có cách
đọc riêng của người Triều Tiên, gọi là Hán-Triều ; người Nhật có cách đọc riêng
của người Nhật, gọi là Hán-Hồ; người Việt có cách đọc của mình gọi là Hán-Việt.
Trong các tự điển Hán-Việt, bên cạnh ghi chú bính âm do người Trung Quốc
đặt ra để đọc âm của họ, cịn có ghi chú âm tiếng Việt dành riêng cho người Việt.
Tức là âm tiếng Quan thoại chuẩn (nay gọi là "phổ thông thoại", tức tiếng Hán phổ
thông dựa trên phương ngữ Bắc Kinh) được phiên sang âm tiếng Việt. Ví dụ chữ
<i>北京 đọc theo âm Quan thoại là Pẩy Chinh, chú âm theo bính âm (pinyin) là </i>


<i>Běijīng, còn người Việt đọc là Bắc Kinh. </i>


<i><b>3.4.2. Phiên thiết Hán Việt </b></i>


<i>3.4.2.1. Tình hình </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

dùng chữ đồng âm để trực tiếp chú âm một chữ khác hay dùng những chữ có âm
<i>gần giống, gọi là độc nhược, độc như hay độc vi. Nhưng lối trực âm khơng có chữ </i>


<i>đồng âm thì khơng chú âm được, còn lối độc nhược, độc như, hay độc vi thì có </i>
khuyết điểm là chú âm khơng chính xác. Vì thế, thời Đơng Hán đã có phép phiên
thiết.


<i>3.4.2.2. Phiên thiết là gì? </i>


Phương pháp phiên thiết được định nghĩa như sau trong những bộ từ điển,
những tác phẩm ngữ học xưa và nay như sau:


<i>- Sách Lễ bộ vận lược của Đinh Độ đời nhà Tống giải thích: Âm và vận tuần </i>
tự hợp nhau gọi là Phiên. Hai chữ mài cọ nhau để thành âm đọc gọi là thiết.


<i>- Quyển Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển giải thích: Lấy hai âm mài cọ </i>
với nhau thành một âm nên gọi là phiên thiết, cũng gọi là thiết vận.


<i>- Sách Văn tự học toản yếu định nghĩa: Lấy hai âm mài cọ với nhau thành </i>
một âm, ấy gọi là phiên thiết.


<i>- Từ Nguyên định nghĩa: Lấy hai âm của hai chữ mài cọ với nhau tạo thành </i>


một âm: chữ trên là song thanh chữ dưới là điệp vận.


<i>- Từ Hải định nghĩa: Phương pháp lấy âm của hai chữ mài cọ thành âm của </i>


một chữ.


<i>- Từ Vị của Lục Sư Thành định nghĩa: Dùng hai chữ nếu chú âm một chữ. </i>


Lấy thanh (phụ âm đầu) và vận (vần) của chữ dưới mài cọ thành một âm.



<i>- Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh định nghĩa: Đem hai tiếng nói lái lại </i>


với nhau thành một tiếng khác. Ví dụ: Ha với Cam thành Ham.


<i>- Sách Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt của Nguyễn </i>
Tài Cẩn (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1979), trang 109 viết: Phiên thiết – nếu
nói một cách nơm na – thì có thể định nghĩa là cách dùng hai chữ nói lái lại, để tìm
ra cách đọc của chữ thứ ba. Ví dụ: đông = đô tông thiết. Rõ ràng là dùng hai chữ
Đơ và chữ Tơng nói lái lại, thì sẽ tìm ra được cách đọc của Đơng. Bởi vì Đông bao
<b>gồm phụ âm Đ của chữ Đô cộng với vần Ơng của chữ Tơng: Đông = Đ(ô) + </b>
<b>(T)ông. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Vậy: Phiên thiết Hán-Việt là dùng cách phiên thiết, tức là dùng âm của hai </b>
chữ khác (được coi là đã biết cách đọc) ghép lại để chú âm cho cách đọc âm
Hán-Việt của một chữ Hán mà người đọc chưa biết cách đọc.


Phiên thiết là một phương pháp ghi chú cách đọc của người Trung Quốc,
dùng trong các tự điển chữ Hán, trước khi có phương pháp dùng chữ cái Latinh để
ghi chú cách đọc (gọi là bính âm). Người Việt Nam áp dụng phép phiên thiết ấy
cho các âm Hán-Việt tương ứng, gọi là phiên thiết Hán-Việt.


Ví dụ: khơng biết cách đọc chữ 同, tra từ điển sẽ có phiên thiết 德 紅 切 (âm
<i><b>Hán-Việt là đức hồng thiết). Như vậy chữ 同 sẽ đọc là đồng, vì đồng = đức + </b></i>
<i><b>hồng, theo quy tắc lấy phụ âm đầu (thanh mẫu) của chữ thứ nhất ghép với vần (vận </b></i>


<i>mẫu) của chữ thứ hai. </i>


<i>3.4.2.3. Một chữ có thể có nhiều cách phiên thiết </i>


Phiên thiết Hán Việt có thể giúp định âm Hán Việt của một số từ Hán chưa


có âm tương đương trong các tự điển Hán-Việt của tiếng Việt. Tuy vậy, phiên thiết
trong tiếng Hán cũng khá phức tạp, vì là âm đọc trong một giai đoạn lịch sử và của
một vùng lãnh thổ trong tiến trình ngữ âm của Hán ngữ, tạo nên một hệ thống thiết
vận khơng ổn định nên có thể góp phần làm phức tạp việc định âm Hán-Việt cho
các từ Hán. Do đó, có thể tồn tại các kiểu phiên thiết khác nhau.


阿 = 於何切 — Ư hà thiết = A
阿 = 厄何切 — Ách hà thiết = A
烏 = 哀都切 — Ai đô thiết = Ơ
烏 = 汪胡切 — ng hồ thiết = Ô
嫣 = 衣旜切 — Y chiên thiết = Yên
嫣 = 於虔切 — Ư kiền thiết = Yên


<i><b>3.4.3. Phiên âm Hán Việt </b></i>


Phiên âm Hán-Việt là cách đọc chữ Hán theo âm tiếng Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Theo quan điểm này thì phiên âm Hán-Việt là cách thức đọc tiếng Hán theo
âm tiếng Hán thời nhà Đường qua đường sách vở, được những người Việt sử dụng
chữ Hán đặt ra, Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt
vào thời kỳ đó.


Cũng theo quan điểm này, những từ Hán được du nhập từ giai đoạn trước
hay các từ Hán cổ không được đọc theo âm Hán-Việt (đời Đường) mà theo âm
Hán cổ, và đã được Việt hóa tương đối. Ví dụ: 房 : buồng (âm Hán cổ)/ phịng (âm
Hán-Việt); 沈 : chìm (âm Hán cổ)/ trầm (âm Hán-Việt) ....


Một số từ Hán-Việt sau khi được du nhập vào tiếng Việt đã chiu sự tác động
của quy luật biến đổi ngữ âm của tiếng Việt, do vậy có một số từ đã bị thay đổi
diện mạo so với dạng ngữ âm Hán-Việt ban đầu. Ví dụ: 印 : ấn (Hán-Việt)/ in


(Hán-Việt Việt hóa); 種 : chủng (Hán-Việt)/ giống (Hán-Việt Việt hóa), 正 : chính,
chinh (Hán-Việt)/ giêng (Hán-Việt Việt hóa) ...


Cách đọc Hán Việt gắn liền với việc sử dụng văn tự: ban đầu là văn tự Hán,
sau là chữ Hán và chữ Nôm và cuối cùng là ghi bằng chữ quốc ngữ.


Không phải bao giờ phiên âm Hán-Việt cũng trùng với phiên thiết Hán-Việt,
nghĩa là âm Hán-Việt không đọc theo phiên thiết Hán-Việt, vì phiên thiết của
người Trung Hoa dùng cho người Trung Hoa chứ khơng phải dùng cho người Việt.


<i><b>3.4.4. Một số thí dụ minh họa </b></i>


亭 = 題形切 — Đề hình thiết = Đình
凡 = 符咸切 — Phù hàm thiết = Phàm
云 = 于分切 — Vu phân thiết = Vân
餒 = 弩磊切 — Nỗ lỗi thiết = Nỗi


仰 = 語兩切 — Ngữ lưỡng thiết = Ngưỡng
旦 = 得案切 — Đắc án thiết = Đán


漢 = 黑按切 — Hắc án thiết = Hán
痹 = 必至切 — Tất chí thiết = Tí


悢 = 力讓切 — Lực nhượng thiết = Lượng
耐 = 諾礙切 — Nặc ngại thiết = Nại


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

息 = 必即切 — Tất tức thiết = Tức
沓 = 惰拉切 — Đọa lạp thiết = Đạp
碣 = 巨列切 — Cụ liệt thiết = Kiệt
脈 = 墓獲切 — Mộ hoạch thiết = Mạch


堆 = 都回切 — Đô hồi thiết = Đôi
嘑 = 忽烏切 — Hốt ô thiết = Hô
乖 = 古懷切 — Cổ hoài thiết = Quai
亭 = 特丁切 — Đặc đinh thiết = Đình
斜 = 昨何切 — Tạc hà thiết = Tà
嫶 = 齊遙切 — Tề diêu thiết = Tiều
枸 = 居羽切 — Cư vũ thiết = Củ
姫 = 止忍切 — Chỉ nhẫn thiết = Chẩn
愀 = 七小切 — Thất tiểu thiết = Thiểu
抱 = 簿老切 — Bộ lão thiết = Bão
語 = 偶舉切 — Ngẫu cử thiết = Ngữ
痔 = 丈几切 — Trượng kỉ thiết = Trĩ
戽 = 虎誤切 — Hổ ngộ thiết = Hố
蒯 = 苦怪切 — Khổ quái thiết = Khoái
嗽 = 四候切 — Tứ hậu thiết = Tấu
槥 = 胡桂切 — Hồ quế thiết = Huệ
賂 = 洛故切 — Lạc cố thiết = Lộ
割 = 居曷切 — Cư hạt thiết = Cát
察 = 初八切 — Sơ bát thiết = Sát


咯 = 可赫切 — Khả hách thiết = Khách
各 = 古洛切 — Cổ lạc thiết = Các
仡 = 義乞切 — Nghĩa khất thiết = Ngật
宅 = 直格切 — Trực cách thiết = Trạch
寂 = 前歷切 — Tiền lịch thiết = Tịch /


<b>******* </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Hoạt động 1: Học viên thực hiện yêu cầu của người hướng dẫn về tổ chức </b>
<b>Hoạt động 2: Học viên căn cứ thực tế dạy học trả lời </b>



<b>Hoạt động 3: Đọc yếu chữ mới dựa vào chữ đã biết </b>
<b>Hoạt động 4: Đọc theo phiên âm Hán Việt </b>


<b>Hoạt động 5: Kết quả thảo luận chung/ </b>


<b>BÀI 4 </b>


<b>CUNG CẤP VÀ MỞ RỘNG VỐN TỪ NGỮ HÁN VIỆT </b>
<b>CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ </b>


<b>Mục tiêu cần đạt: </b>


<i><b>Về kiến thức: PPGD và mở rộng từ ngữ Hán Việt cho HS THCS </b></i> .


<i><b>Về kỹ năng: Vận dụng các phương pháp vào việc giảng dạy từ Hán Việt </b></i>


<i><b>Về thái độ: Có thái độ đúng đắn với từ ngữ Hán Việt và lớp từ vay mượn, nói </b></i>


chung.


<b>Phương pháp </b>
- Hỏi - đáp


- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc tập thể
<b>Hoạt động dạy học </b>
<b>Buổi 5 </b>



<b>Hoạt động/ </b>
<b>Thời gian </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Hoạt động 1
5 phút


Khởi động


Chia tổ học tập mới


Thực hiện yêu cấu NHD
Hoạt động 2


60 phút


<i><b>Mục đích và đối tượng </b></i>


Qua thực tế giảng dạy, anh/chị có
nhận định gì về việc tiếp nhận từ
ngữ Hán Việt của HS THCS?


Thảo luận nhóm
(X.HĐ 2 bài 3)
Hoạt động 3


35 phút


<i><b>PPGD từ ngữ Hán Việt </b></i>


Trình tự giảng dạy từ ngữ Hán Việt Thảo luận nhóm


<b>Giải lao </b>


Hoạt động 4
60 phút


Có thể cung cấp nghĩa của từ/ngữ
Hán Việt cho HS bằng cách nào?


Thảo luận nhóm
Hoạt động 5


40 phút


<i><b>Mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt </b></i>


Mở rộng yếu tố Hán Việt sau:


<i>chính, đảm, quân, Phu, Phụ, </i>


Thảo luận và trình bày


<b>*Tài liệu phát tay </b>


<b>4. Cung cấp và mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt cho HS Trung học cơ sở </b>


<i><b>4.1. Mục đích và đối tượng </b></i>


Mục đích của việc giảng dạy từ ngữ Hán Việt ở Trung học học cơ sở là cung
cấp cho học sinh một vốn kiến thức bước đầu về từ ngữ Hán Việt và mở rộng vốn
yếu tố, vốn từ ngữ Hán Việt. Nói “mở rộng” là vì đến độ tuổi này, ở cấp học này


học sinh đã có một vốn yếu tố, vốn từ ngữ Hán Việt nhất định; chỉ có điều là học
sinh chưa hoặc khơng ý thức được đó là những yếu tố, những từ ngữ Hán Việt.


Điều cần thiết đối với người soạn sách giáo khoa và người trực tiếp giảng
dạy là phải nắm được các yếu tố, các từ ngữ Hán Việt mà học sinh đã tích lũy
được. Công việc điều tra, khảo sát, thống kê về mặt này sẽ giúp ích rất nhiều cho
việc giảng dạy từ ngữ Hán Việt ở Trung học cơ sở. Có thể nhận định một cách khái
quát về mức độ khó dễ của các lớp yếu tố và từ ngữ Hán Việt như sau:


<i><b>4.1.1. Các yếu tố được sử dụng với tư cách độc lập là từ dễ hiểu hơn các </b></i>
<i><b>yếu tố không được sử dụng đôc lập mà chỉ làm yếu tố cấu tạo từ. Các yếu tố: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i><b>4.1.2. Trong các yếu tố khơng được dùng độc lập thì các yếu tố có sức sản </b></i>
<i><b>sinh cao (tức là được sử dụng để cấu tạo nên rất nhiều từ ngữ khác nhau) thì dễ </b></i>
<i><b>hiểu hơn các yếu tố có sức sản sinh thấp chỉ có mặt trong vài từ. Chẳng hạn: </b></i>


Nhai (bờ nước) chỉ xuất hiện một lần trong “sinh nhai”, Di (vui vẻ) chỉ xuất hiện
trong “di dưỡng”, Cước (chân) xuất hiện trong “sơn cước”, “cước chú”, “cước
<i>phí”, “cước vận”, “cước lực”… đều là những yếu tố khó hiểu hơn sơn, hải, thiên, </i>


<i>địa. </i>


<i><b>4.1.3. Những từ ngữ Hán Việt biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất </b></i>
<i><b>gần gũi với cuộc sống học sinh, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh thì </b></i>
<i><b>các em dễ hiểu hơn các lớp từ khác. Chẳng hạn: nhật, nguyệt, tiền, hậu, … giang </b></i>


sơn, ái quốc, trung nghĩa...


Trong tiếng Việt có khoảng ba ngàn yếu tố Hán Việt, mỗi yếu tố lại có khả
năng có nhiều nghĩa khác nhau, do đó ở Trung học cơ sở học sinh không thể học


hết được tất cả. Cịn từ ngữ Hán Việt thì có một số lượng rất lớn. Bộ mơn Ngữ văn
chỉ có thể giúp học sinh tăng thêm vốn từ ngữ Hán Việt ở một mức độ nhất định,
còn lại học sinh sẽ học tập thêm từ ngữ Hán Việt ở những môn học khác.


<i><b>4.2. Phương pháp giảng dạy từ ngữ Hán Việt trong trường THCS </b></i>


Trong sách giáo khoa hiện hành, các từ ngữ Hán Việt được dạy theo nhóm
cùng trường nghĩa: các yếu tố chỉ màu sắc, các yếu tố chỉ số lượng, các yếu tố chỉ
bộ phận cơ thể… Cách làm này có cái lợi là giúp học sinh nắm các yếu tố một cách
có hệ thống, dễ ghi nhớ và cũng dễ tái hiện khi sử dụng. Tuy nhiên cách làm này
cũng có chỗ yếu là: khơng trình bày được một lúc các nghĩa khác nhau của một
yếu tố. Trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở, việc học từ ngữ Hán Việt
chỉ có 2 tiết ở lớp 7, còn lại được thực hiện chủ yếu ở phần Đọc – hiểu văn bản.


Một yếu tố/từ Hán Việt có thể có nhiều nghĩa, khi dạy cần cung các nghĩa
cần yếu phù hợp với trình độ học sinh. Đồng thời, khi trình bày nghĩa của một yếu
<i><b>tố/từ nên theo hướng trình bày nghĩa gốc trước rồi trình bày các nghĩa phái sinh </b></i>


<i><b>sau. Chẳng hạn nghĩa gốc của “trọng” là “nặng” (trong các từ: trọng lượng, trọng </b></i>


tải), nghĩa “quan trọng” của “trọng” gắn liền với nghĩa “đề cao, tôn quý” (trong các
từ: tơn trọng, kính trọng).


<i><b>4.2.1. Trình tự giảng dạy </b></i>


Có thể thao hai cách sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- “Hương” 香 có nghĩa là “thơm” trong các từ: hương liệu, hương vị, dạ
hương, hữu xạ tự nhiên hương…



- “Hữu” có nghĩa là “bè bạn” trong các từ: bạn hữu, chiến hữu,…


- “Nghênh” có nghĩa là “đón” trong các từ: hoan nghênh, nghênh chiến, tống
cựu nghênh tân…


<b>Cách 2: Giáo viên nêu ra một nhóm từ ngữ có chứa yếu tố cần dạy, rồi gợi </b>
ý cho học sinh từ nghĩa của các từ ngữ đó suy ra nghĩa của yếu tố cần dạy. Thí dụ:


- Nêu ra các từ: hải cảng, hải cẩu, hải đảo, hải đăng, hải quân, hải tặc, duyên
hải, hàng hải… để học sinh có thể nhận ra nghĩa của “hải” là “biển”.


- Nêu ra các từ: chiến thắng, chiến đấu, chiến trường, chiến sĩ, đình chiến,
khơng chiến, nội chiến…. học sinh có thể nhận ra nghĩa của “chiến” là “đánh
nhau” ….


Cách thứ hai này có thể phát huy được tính tích cực của học sinh, làm cho
giờ học thêm sinh động nhưng khó áp dụng khi giải nghĩa các yếu tố/từ khó.


<i><b>*Lưu ý: Khi dạy học yếu tố Hán Việt thường có sự liên hệ nghĩa của yếu tố </b></i>


với nghĩa của từ có chứa yếu tố đó, cũng như khi dạy học từ ngữ Hán Việt thường
có sự liên hệ với nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên chúng. Nhưng mối liên hệ giữa
nghĩa của yếu tố với nghĩa của từ ngữ không phải bao giờ cũng đơn giản.


- Có trường hợp từ nghĩa của các yếu tố có thể suy ra nghĩa của từ ngữ
khơng đến nỗi khó khăn. Chẳng hạn: biết được nghĩa của “hải” là “biển” và “đăng”
là “đèn”, học sinh có thể suy ra nghĩa của “hải đăng” là “ngọn đèn biển”; cũng như
vậy, hiểu được nghĩa của “hảo” và “tâm” học sinh có thể suy ra nghĩa của từ “hảo
tâm”, hiểu được nghĩa của các yếu tố “độc”, “nhất”, “vơ”, “nhị” thì các em có thể
suy ra nghĩa của thành ngữ “độc nhất vô nhị”…



- Có nhiều trường hợp hiểu nghĩa của các yếu tố mà không dễ dàng suy ra
nghĩa của từ ngữ. Chẳng hạn, biết được nghĩa của “mẫu” là “mẹ”, “tử” là “con” mà
không thể hiểu thế nào là “mẫu số”, “tử số” nếu chưa học toàn đến phần phân số.
Cũng vậy, có thể hiểu “độc” là “một mình”, “lập” là đúng mà vẫn khơng hiểu được
nghĩa của từ “độc lập” với nghĩa chính trị của nó (nước độc lập)… Sở dĩ như vậy
là vì nghĩa của từ ngữ không phải là một phép cộng đơn giản của các yếu tố cấu tạo
nên nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

hiểu được thế nào là “gia đình” nhưng “đình” ở đây có nghĩa là gì thì học sinh
khơng trả lời được.


<i><b>4.2.2. Vài định hướng cho việc dạy - học từ ngữ Hán Việt ở THCS </b></i>


- Mục tiêu cuối cùng là làm cho học sinh hiểu nghĩa và cách dùng từ ngữ và
mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt.


- Việc hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt có tác dụng làm cho học sinh từ một
số lượng hạn chế các yếu tố có thể suy luận ra nghĩa của một khối lượng tương đối
lớn các từ ngữ Hán Việt. Vì vậy việc dạy – học yếu tố/từ Hán Việt là cần thiết.


- Việc liên hệ nghĩa của yếu tố với nghĩa của từ ngữ chỉ có thể thực hiện
trong một phạm vi nhất định. Quá chú ý đến vấn đề này sẽ là quá sức đối với học
sinh.


<i><b>4.2.3. Phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt </b></i>


Mỗi yếu tố Hán Việt tuy đều viết ra được bằng một chữ Hán, có ý nghĩa
nhưng vai trị, khả năng hoạt động của nó trong tiếng Việt lại khác nhau, do vậy
mà có nhiều cách giải nghĩa khác nhau.



Đối với những từ đơn tiết Việt hóa cao được sử dụng như các từ thuần Việt
đã trở nên quen thuộc thì khơng cần giải nghĩa học sinh cũng có thể hiểu được.
Nhưng đối với các từ đa tiết thì nhất thiết phải giải nghĩa của từng yếu tố. Vì phần
lớn các yếu tố trong từ đều có nghĩa nhưng khơng có khả năng hoạt động tự do
trong tiếng Việt, nên việc hiểu nghĩa của từ ít nhiều phụ thuộc vào việc hiểu nghĩa
của từng yếu tố trong từ.


<i>4.2.3.1. Phương pháp “chiết tự” </i>


“Chiết tự” trong giải nghĩa từ Hán Việt tức là thuyết minh nghĩa của từng
yếu tố cấu tạo và quan hệ giữa chúng. Phương pháp này thường được dùng khi giải
nghĩa từ đa tiết.


<b>* Giải nghĩa từ ghép đẳng lập </b>


Các yếu tố trong từ ghép Hán Việt theo kiểu đẳng lập có vai trò ngữ pháp
ngang nhau, nghĩa của chúng cùng chỉ một phạm trù, nằm trong một trường nghĩa,
có quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa liên quan với nhau, hoặc trái nghĩa nhau. Ví vậy
mà nghĩa của chúng hợp lại tạo cho từ có nghĩa khái qt, chứ khơng phải là phép
cộng đơn giản từ nghĩa của các yếu tố. Đó là nghĩa đã được cấu trúc hóa, khía qt
hóa, có thể theo hướng biểu trưng. Quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố có thể nảy
sinh nét nghĩa bổ sung nằm ngoài nghĩa của các yếu tố. Thí dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

- vĩ = to lớn, đại = to, lớn => vĩ đại = rất lớn lao, cao cả
- ấu = trẻ con, non, trĩ = non nớt => ấu trĩ = non nớt
- lai = đến, vãng = đi qua => lai vãng = qua lại


- sinh = sống, tử = chết => sinh tử = sự sống và chết…
<b>* Giải nghĩa từ ghép chính phụ </b>



<b>+ Đối với những từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: </b>
Trước hết phải giải nghĩa từng yếu tố như giải nghĩa từ ghép đẳng lập. Nhưng khi
ghép lại thành nghĩa chung thì phải bắt đầu bằng nghĩa của yếu tố đứng sau (yếu tố
chính). Thí dụ:


<b>- Quốc kỳ: quốc = nước, kỳ = cờ => quốc kỳ = cờ nước </b>
<b>- Thiên tử: thiên = trời, tử = con = > thiên tử = con trời (vua) </b>
<b>- Nhân tâm: nhân = người, tâm = lòng = nhân tâm = lòng người </b>
<b>- Nhãn tiền: nhãn = mắt, tiền = trước => nhãn tiền = trước mắt…. </b>


Tương tự như vậy ta có thể giải thích gộp thành một bước nhưng phải đảm
<b>bảo đúng trật tự từ: hải cảng = cảng biển, mỹ nhân = người (đàn bà) đẹp, mỹ cảm </b>
<b>= cảm thụ về cái đẹp, nguyên hình = hình thể vốn có, quốc văn = văn học của </b>
<b>nước (mình), quốc huy = huy hiệu tượng trưng của một nước, khổ chiến = chiến </b>
<b>đấu gian khổ, lạm dụng = sử dụng quá mức, lạm thu = thu quá mức,… </b>


<b>+ Đối với những từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau thì </b>
khi trình bày nghĩa lại bắt đầu bằng yếu tố đứng trước (yếu tố chính). Thí dụ:


<b>- Đại diện: đại = thay, diện = mặt => đại diện = thay mặt </b>


<b>- Lưu ban: lưu =ở lại, giữ lại, ban = lớp => lưu ban = ở lại lớp…. </b>


<b>Tương tự ta cũng có thể giải thích gộp thành một bước: lưu danh = để lại </b>
<b>tiếng (thơm), lưu niệm = để lại làm kỷ niệm, phóng đại = làm to ra, phóng sinh = </b>
<b>thả (lồi vật) ra cho sống, phóng to = truyền to tiếng nói, mãn hạn = đủ hạn, mãn </b>
<b>khóa = hết khóa học, thuyết minh = nói cho rõ, thuyết lý = giảng giải lý lẽ, thuyết </b>
<b>phục = nói cho người ta tin theo, trợ lực = tăng thêm sức, bất hiếu = khơng có </b>
<b>hiếu, bất hịa = khơng hịa thuận, hữu hạn = có giới hạn nhất định, hữu dụng = có </b>


<b>ích, … </b>


<i>4.2.3.2. Phương pháp dựa vào văn cảnh, ngữ cảnh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

giúp việc trong nhà – đầy tớ). Ngoài ra, hiện tượng đồng âm, hiện tượng đa nghĩa
trong các yếu tố cấu tạo từ cũng là một khó khăn trong việc nhận diện và giải thích
nghĩa của từ.


Để khắc phục khó khăn trên, ta có thể dùng phương pháp đặt từ trong ngữ
cảnh cụ thể. Thí dụ: “án” là một yếu tố đa nghĩa nhưng qua các câu thơ khác nhau
trong Truyện Kiều, “án” có các nghĩa cụ thể như sau:


<b>(1) Sinh vừa tựa án thiu thiu </b>


Nửa chiều như tỉnh, nửa chiều như mê.
(2) Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ


<b>Tiếng oan dậy đất, án ngờ lịa mây. </b>


“án” trong (1) có nghĩa là “cái bàn”, trong (2) là “vụ phạm pháp, việc kiện tụng”
Tương tự, xem yếu tố “bạc”:


(3) Dù em nên vợ nên chồng


<b>Xót người mệnh bạc ắt lịng chẳng quên. </b>
<b>(4) Đã cam chịu bạc với tình </b>


Tuổi xuân để tội một mình cho hoa.
(5) Rành vâng diện kiến rành rành



<b>Chng vàng khánh bạc bên mình dở ra. </b>
<b>(6) Cách năm mây bạc xa xa </b>


Lâm Tri cũng phải tính mà thần hơn.


“bạc” trong (3) có nghĩa “mỏng manh”, trong (4) mang nghĩa “nhạt nhẽo, bạc
tình”, trong (5) là “một thứ kim loại” – từ thuần Việt, trong (6) là “sắc trắng”.


<i>4.2.3.3. Phương pháp đối chiếu với từ thuần Việt đồng nghĩa </i>


Đây là cách dùng từ đã quen thuộc, dễ hiểu để giải thích cho từ khơng quen
thuộc, khó hiểu. Tuy nhiên, khi đối chiếu từ Hán Việt với từ thuần Việt đồng nghĩa
cần chú ý:


- Những từ tương đồng về nghĩa ở mức độ cao thì chỉ cần dẫn ra từ thuần
Việt tương ứng là học sinh có thể nắm được nghĩa của từ Hán Việt cần giải nghĩa.
Thí dụ: phi cơ = máy bay, phi trường = sân bay, hải phận = vùng biển, hỏa tiễn =
tên lửa, giang sơn = sông núi, huynh đệ = anh em, bằng hữu = bạn bè,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

trị độc, độc nhất vô nhị = có một khơng hai, kim chi ngọc diệp = cành vàng lá
ngọc, …


- Những tử vừa tương đồng vừa phân biệt nhau về nghĩa, về sắc thái nghĩa
thì ngồi cách đối chiếu với từ thuần Việt, ta cần chỉ ra nghĩa hoặc nét nghĩa khác
nhau giữa chúng. Đó chính là những từ Hán Việt đồng nghĩa với từ thuần Việt
nhưng nghĩa của chúng không đồng nhất với nhau. Thí dụ: vĩ đại là to lớn, nhưng
vĩ đại khơng chỉ là to và lớn mà cịn có sắc thái nghĩa về tầm vóc, tầm cỡ và giá trị
lớn lao, đáng khâm phục; hạnh phúc là sung sướng, nhưng hạnh phúc thiên về giá
trị tinh thần, cái đã phấn đấu đạt được theo ý nguyện, theo lý tưởng, còn sung
sướng thì nghiêng về trạng thái vui vẻ, thích thú, cảm thấy thỏa mãn về vật chất;


kiến thiết là xây dựng, nhưng kiến thiết có nghĩa hẹp hơn xây dựng: ngoài nghĩa
chung là “tạo ra, làm nên cơng trình quy mơ, cơng phu, địi hỏi kỹ thuật”, xây dựng
cịn nói tới “việc tạo ra những cái trừu tượng và cụ thể về đời sống tinh thần, tư
tưởng, tình cảm, phong trào, tổ chức… Thí dụ: Đảng đoàn kết và lãnh đạo nhân
<i><b>dân ta thi đua kiến thiết chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống vui tươi no ấm. (Hồ </b></i>
Chí Minh)


- Những từ tương đồng về nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm và
phong cách thì cần chỉ ra sắc thái biểu cảm và phong cách đối lập (tao nhã, trang
trọng, cổ kính) của từ Hán Việt. Thí dụ: lệ, nguyệt tao nhã hơn nước mắt, trăng;
phu nhân, phụ nữ, nam giới, thiếu niên, phụ lão thì trang trọng hơn vợ, đàn bà, đàn
ông, trẻ con, người già, …


<b>* Giải nghĩa thành ngữ </b>


+ Đối với các thành ngữ mà nghĩa của nó được suy ra trực tiếp từ các yếu tố
tạo nên nó, về cơ bản, muốn giải nghĩa thì cũng phải bắt đầu từ việc hiểu, giải thích
các yếu tố tạo thành. Thí dụ: hữu (có) sắc (màu sắc) vơ (khơng) hương (thơm) = có
màu sắc đẹp mà khơng có hương thơm; hữu (có) sinh (đẻ ra) vơ (khơng) dưỡng
(ni nấng) = có sinh đẻ mà khơng ni được,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

+ Đối với các thành ngữ được hình thành trên cơ sở những câu chuyện:
Muốn biết được nghĩa của nó thì phải biết câu chuyện có liên quan. Thí dụ: Tọa
(ngồi) sơn (núi) quan (xem) hổ (con hổ, cọp) đấu (đánh nhau) có nghĩa đen là:
“Ngồi trên núi xem cọp đánh nhau.” Thành ngữ này có nguồn gốc từ một chuyện ở
Chiến Quốc sách: Có hai con hổ tranh nhau vồ người nên đánh nhau. Quản Trang
định đâm hổ nhưng Quản Dữ ngăn lại: “Hổ là con vật ác, người là miếng mồi
ngon. Bây giờ hai con đang tranh vì miếng mồi, con yếu nhất định chết, con mạnh
nhất định sẽ bị thương. Anh hãy đợi một chút nữa rồi hãy đâm. Như vậy một lần ra
tay mà đâm được hai hổ.”. Từ câu chuyện trên, thành ngữ này có nghĩa mở rộng:


“mưu sâu, chờ hai phe đánh nhau đến kiệt sức rồi nhảy vào can thiệp để đánh
thắng cả hai.”


<b>4.3. Mở rộng vốn yếu tố Hán Việt </b>


Ở đây chúng tôi tuyển chọn một số yếu tố Hán Việt không được dùng với
cương vị từ, có chú ý đến những nghĩa chuyển khó hiểu và chú ý nhiều đến các yếu
tố Hán Việt đồng âm. Tuy nhiên, do sự phát triển của từ, có một số yếu tố cũng
không thể dẫn ra hết các nghĩa, cũng như không dẫn ra hết những từ đồng âm.


<b>Yếu tố </b>


<b>Hán Việt </b> <b>Nghĩa tiếng Việt </b>


Á 1. Thứ, thuộc bậc thứ, hạng thứ: á hậu, á khôi, á kim
2. Gần: á nhiệt đới


3. Một các châu lục: châu Á


Ái Yêu: ái quốc, nhân ái, tương thân, tương ái
Âm1


Âm 2


1. Kín, ngầm, không lộ ra: âm mưu


2. Một trong hai nguyên lý cơ bản của trời đất (đối lập với dương,
theo quan niệm triết học phương Đông): thuyết âm dương


3. Từ chỉ một trong hai mặt đối lập nhau, như:


- Mặt trăng đối lập với mặt trời: âm lịch


- Cõi chết đối lập với cõi sống: âm phủ, âm hồn
- Nữ đối lập với nam: âm hộ, âm đạo


Tiếng: âm điệu, âm thanh, ngữ âm, đồng âm…
Ẩm Uống: ẩm thực, độc ẩm, đối ẩm


Ân 1


Ân 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Ấu 1. Nhỏ, mới sinh: ấu thơ, ấu trùng
2. Trẻ nhỏ: nam phụ lão ấu


Bách Trăm, số lượng nhiều không xác định: bách hoa, bách thảo


Bạch: 1. Trắng, sáng: bạch cầu, bạch diện thư sinh, thanh thiên bạch nhật
2. Bày tỏ, nói rõ: biện bạch, tự bạch


3. (nghĩa phát triển): Trắng toàn một màu: trắng bạch, sáng bạch
Bài 1. Gạt bỏ, trừ bỏ: bài bác, bài ngoại, bài trừ, bài xích


2. Thải ra ngồi: bài tiết


Bản Trong tiếng Hán vốn có nghĩa “gốc cây”


1. Nguồn gốc, căn nguyên (của sự vật, sự kiện): căn bản, nhân bản,
vong bản



2. Vốn: tư bản


3. Thuộc về mình: bản thân, bản hiệu, bản ngã, bản quốc
4. Chỉ đơn vị: in nhiều bản


5. (nghĩa phát triển): sách, ở, tờ giấy, tập giấy có chữ, hình vẽ mang
một nội dung nhất định: bản nhạc, bản nháp, kịch bản, văn bản


Bán 1. Một nửa: bán cầu, quá bán, bán thân


2. Vừa có tính chất này vừa có tính chất kia: bán sơn địa, bán thành
phẩm, bán phong kiến


Bảo 1


Bảo 2


1. Chăm sóc, giữ gìn: bảo dưỡng, bảo mật, bảo quản, bảo vệ
2. Chịu trách nhiệm: bảo hiểm, bảo hành


Quý: gia bảo, bảo vật, bảo kiếm


Bạo 1. Hung dữ, hung ác: bạo lực, bạo tàn, cường bạo, thô bạo
2. Mạnh một cách đột ngột: bạo phát, bạo bệnh


Bần Nghèo: bần hàn, bần cùng
Bất Khơng: bất đồng, bất tài
Bí Kín: bí mật, bí ẩn


Biến 1. Thay đổi khác đi: biến chất, biến chuyển, cải biến, diễn biến


2. Việc bất ngờ xảy ra, thường là không hay: biến cố, chính biến
3. (nghĩa phát triển): d96t5 nhiên không thấy nữa: biến mất
Biệt 1. Chia tác ra: khu biệt, phân biệt


2. Rời, lìa (người, nơi có quan hệ thân thiết): tạm biệt, tiễn biệt,…
3. Khơng để lại dấu vết, tăm tích gì: biệt tích


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

2. Bày ra, thể hiện ra bên ngoài: biểu diễn, biểu hiện, biểu thị, biểu lộ,
phát biểu, đại biểu, biểu kiến


3. Bảng ghi hạng mục, số liệu: đồ biểu, niên biểu, thời khóa biểu
4. Dụng cụ đo: nhiệt biểu, hàn thử biểu, phong vũ biểu


5. Bài văn tấu lên vua: dâng biểu
Bình 1. Bằng phẳng: bình nguyên, bình địa


2. Ngang, đều: bình đẳng, bình quyền, quân bình


3. Thường, vừa phải: bình dân, bình thường, trung bình


4. n ổn, khơng có gì xáo động: bình an, hịa bình, thái bình
5. Dẹp n: bình định, bình thiên hạ, bình ổn


Bối 1


Bối 2


Bối 3


Trong tiếng Hán có nghĩa là “lưng”


Mặt sau, phía sau: hậu bối


Trong tiếng Hán chỉ lồi nhuyễn thể có vỏ cứng như ngao, sò
Của cải: bảo bối (của, vật quý báu)


Lớp người: tiền bối, đồng bối, hậu bối


Cá Đơn độc, riêng lẻ: cá biệt, cá nhân, cá thể, cá tính
Cải Thay đổi, đổi khác: cải dạng, cải tạo, biến cải, hối cải
Can Gan: can đảm, tâm can


Cán 1. Phần chính hoặc phần quan trọng của sự vật: cán bộ, cốt cán
2. Có năng lực: tài cán


3. Làm: cán sự, công cán, mẫn cán
Canh 1. Cày: canh tác, canh nông


2. Trồng trọt: đọc canh, đa canh, luâncanh
Cảnh 1. Canh phòng: cảnh giới, cảnh sát, cảnh vệ


2. Làm cho người ta chú ý trước (trong tình huống nghiêm trọng):
cảnh, báo, cảnh cáo, cảnh giác, cảnh tỉnh


Cáo 1. Cho biết: báo cáo, quảng cáo, thông cáo, cáo phó (phó: tin người
chết)


2. Tố, kiện, buộc tội: cáo giác, cáo trạng, vu cáo
Cầm 1


Cầm 2



Cầm 3


Đàn: cầm kỳ thi họa, phong cầm, dương cầm
Chim: cầm thú, gia cầm


Bắt giữ: giam cầm, cầm tù


Cần 1. Chăm chỉ, siêng năng: cần cù, cần kiệm
2. Phục vụ, giúp: cần vụ, cần vương


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

kết, cơ cấu, hư cấu


Chân Thật: chân chính, chân dung, chân tướng
Chấp 1. Cầm, năm: chấp bút, chấp chính


2. Kiên trì, một mực: cố chấp, tranh chấp
3. Thực hiện: chấp hành


Chi 1


Chi 2


Trong tiếng Hán có nghĩa là “chống đỡ”
1. Ủng hộ: chi viện


2. Diều khiển: chi phối


3. Tiêu dùng vào một việc gì đó: chi phí, chi tiêu
Một phần, một bộ phận nhỏ: chi bộ, chi hội, chi nhánh


Chí Nhất, rất, hết sức: chí lý, chí tình


Chiến Đánh nhau: chiến đấu, chiến tranh
Chinh 1. Hành trình xa: trường chinh


2. Đánh nhau: chính phạt, chinh phục, viễn chinh, xuất chinh
Chỉnh 1. Trọn vẹn, đầy đủ: chỉnh thể, hồn chỉnh


2. Ngay ngắn, có trật tự: chỉnh tề


3. Sửa lại cho ngay ngắn, cho đúng: chỉnh đốn, chấn chỉnh, tu chỉnh
Chính 1. Ngay ngắn, chuẩn mực: chính xác, bất chính


2. Đúng ở thời điểm đó: chính ngọ
3. (mặt) phải: chính diện


4. quan trọng hơn cả, trái với phụ: chính khóa, chính phẩm
5. Ngay thẳng, đúng đắn, trái với tà: chính đáng, chính nghĩa
Chu 1. Vịng tròn: chu chuyển, chu vi, chu du


2. Sự lặp lại có tính thường xun: chu kỳ, chu trình


3. Đầy đủ, cẩn thận, không sơ xuất: chu đáo, chu tất, chu toàn
4. Trọn đủ: chu niên


Chúng 1. Nhiều, đơng, trái với quả (quả:ít): hợp chúng quốc, chúng cư
2. Số đông người: công chúng, dân chúng, đại chúng, xuất chúng
3. (nghĩa phát triển): Chỉ số nhiều: chúng ta, chúng nó


Chư Chỉ số lượng nhiều, xác định: chư hầu, chư huynh đệ, chư vị


Cô Lẻ loi: cô độc, cô đơn


Cổ 1


Cổ 2


Xưa: thời xưa: cổ đại, cổ sơ, hoài cổ
Trong tiếng Hán có nghĩa “Cái trống”


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Cơ 1


Cơ 2


Cơ 3


Đói: cơ cực, cơ hàn, cơ khổ
Nền móng: cơ bản, cơ sở


1. Máy, tổ chức có hệ thống: cơ giới, động cơ, cơ thể
2. Dịp may mắn: cơ hội, thất cơ lỡ vận


Cụ 1. Đồ dùng: công cụ, nhạc cụ, học cụ
2. Có đầy đủ: cụ thể


Cuồng 1. Điên, ngông: cuồng loạn, điên cuồng


2. Mãnh liệt, dữ dội: cuồng nhiệt, cuồng phong
Cư Ở: cư trú, cư ngụ, cư xử


Cứ 1. Chiếm: cứ điềm, cát cứ, chiếm cứ



2. Dựa vào để hành động: cứ liệu, bằng cứ, chứng cứ, căn cứ
Cường Mạnh: cường quốc, hùng cường


Cừu Mối thù: cừu địch, hận cừu, oán cừu
Cửu 1


Cửu 2


Chín: cửu chương, cửu phẩm
Lâu: trường cửu, vĩnh cửu
Cựu Cũ: cựu chiến binh, thủ cựu


Dã 1. Đồng nội: dã ngoại, điền dã, hoang dã, dã thú, dã chiến
2. Tàn bạo, khơng kể gì đến đạo lý: dã man, dã tâm


Dạ Đêm: dạ hội, dạ hương


Danh 1. Tên: danh bạ, bút danh, địa danh


2. Tiếng tăm, nổi tiếng: danh nhân, danh tướng, danh cầm
Di 1


Di 2


1. Người chết để lại: di cảo, di chỉ, di chúc, di sản, di ngôn
2. Tinh dịch tự chảy ra không tự chủ được: di tinh


3. Để lại về sau: di họa, di hoạn, di chứng
Bảo dưỡng: di dưỡng



Dĩ Dùng, lấy: khả dĩ, sở dĩ, dĩ hịa vi q
Dị Khác, khơng bình thường: dị bản, kỳ dị
Dịch 1


Dịch 2


1. Công việc lớn lao, nặng nhọc: chiến dịch, khổ dịch, phục dịch
2. Người chuyên để sai bảo trong xã hội cũ: sai dịch, nha dịch
3. Phục vụ do bị cưỡng bức, bóc lột: nơ dịch, phục dịch


Chuyển, dời, đổi: biên dịch, phiên dịch, chuyển dịch
Doanh 1


Doanh 2


Làm, quản lý: doanh nghiệp, kinh doanh, quốc doanh, doanh lợi
Dinh, nơi đồn trú: doanh trại, bản doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

1. Di chuyển thường xuyên không cố định: du canh, du cư, du mục
2. Đi xa, đi chơi, đi nhiều nơi: du hành, du học, du lịch, du ngoạn
3. Đi lại, chơi bời với nhau: giao du, du hý


4. Một khúc sông: thượng du, trung du, hạ du
Dục 1


Dục 2


1. Sinh đẻ: sinh dục, sản dục
2. Ni: dưỡng dục



3. Dạy: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục
Ham muốn: dục vọng, nhục dục, tình dục
Dung 1


Dung 2


Dung 3


Dung 4


Dung 5


1. Chứa: dung lượng, dung nạp, nội dung


2. Rộng lượng trong cách cư xử: bao dung, khoan dung
3. Cho phép: dung dưỡng, dung sai


4. Tha thứ: dung thứ, dung tha


5. Dáng vẻ bên ngoài: dung mạo, dung nhan, chân dung
Làm nóng chảy: dung nham


Hịa tan: dung dịch, dung mơi
Điều hịa: dung hịa, dung hợp
Tầm thường: dung tục


Dũng Không sợ nguy hiễm khó khăn: dũng cảm, anh dũng
Dự Chuẩn bị trước: dự án, dự báo, dự định, dự đốn, dự tính
Dương 1



Dương 2


Dương 3


1. Một trong hai nguyên lý cơ bản của trời đất (đối lập với âm, theo
quan niệm triết học phương Đông): thuyết âm dương


2. Từ chỉ một trong hai mặt đối lập nhau, như:
- Mặt trời đối lập với mặt trời: dương lịch


- Cõi sống đối lập với cõi chết: dương gian, dương thọ
- Nữ đối lập với nam: dương vật


Biển lớn: hải dương học, tuần dương hạm, Thái Bình dương
Cố ý để lộ ra: dương oai


Đàm Nói chuyện, thảo luận, bàn luận: đàm phán, hội đàm, mạn đàm
Đảm 1


Đảm 2


Cái mật, tính cách mạnh dạn: can đảm, đảm lược


Gánh vác, nhận lấy mà làm: đảm đang, đảm nhận, đảm bảo
Đãng 1. Rộng lớn: khống đãng, quang đãng


2. Phóng túng, khơng tự kiềm chế được, khơng nghiêm túc: đãng trí,
dâm đãng, phóng đãng



Đại 1
Đại 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

2. Thay: đại diện, đại lý
Đào Trốn :đào binh, đào ngũ
Đạo 1


Đạo 2


Đạo 3


Đạo 4


Đạo 5


1. Đường: địa đạo, xích đạo, niệu đạo


2. Đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận phải tuân theo:
đạo đức, đạo lý, nhân đạo


3. Nội dung của một học thuyết được tôn sùng: đắc đạo, tử vì đạo
4. Nói: đàm đạo


Dẫn: đạo diễn, chỉ đạo, lãnh đạo
Ăn trộm, kẻ trộm: đạo tặc, cường đạo
Lúa (bệnh): đạo ôn


Bước chân, nhảy: vũ đạo


Đắc 1. Được, trái với thất (mất): độc đắc, đắc thắng, đắc thời, sở đắc


2. Thỏa mãn, bằng lòng: đắc ý, tự đắc


Đặc Khác với bình thường: đặc biệt, đặc điểm, đặc nhiệm, đặc quyền
Đăng Đèn: hải đăng, hoa đăng, tọa đăng


Đẳng 1. Thứ bậc, cấp: đẳng cấp, cao đẳng, siêu đẳng


2. Tương đương, ngang bằng nhau: đẳng lập, đẳng thức, bình đẳng
Đê Trong tiếng Hán có nghĩa là “thấp”: đê đầu


Thấp kém về tư cách, phẩm chất: đê hèn, đê tiện, đê mạt
Điền 1


Điền 2


Ruộng: điền chủ, điền trang, công điền
1. Người lĩnh ruộng để canh tác: tá điền
2. Làm ruộng: điền hộ, điền phu


Điệu Thương xót: truy điệu
Đình 1


Đình 2
Đình 3
Đình 4


1. Sân: gia đình, long đình


2. Nơi tịa án làm việc: pháp đình



Nơi làm việc của vua chúa: triều đình, cung đình, đình thần
Dừng, ngừng lại: đình chiến, đình chỉ


Sấm to: lơi đình


Đoản 1. Ngắn (trái với dài): đoản mệnh, đoản đao, đoản kiếm
2. Non kém: sở đoản


Đoạn 1. Đứt, làm cho lìa ra: đoạn trường, đoạn tuyệt, đoạn tình
2. Xong hẳn: đoạn tang


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

2. Hiện đang (ở nơi đó, lúc đó): đương kim, đương thời, đương đại
3. Nhận làm (công việc lớn): đương cục, đương sự, đảm đương
4. Nên: đương nhiên


5. (Nghĩa phát triển): Chống chọi: đủ sức đương cự
Đường 1. Nhà: học đường, lễ đường, dưỡng đường


2. Một cách chính đáng tự tin: đường hồng, đường bệ, đường đường
chính chính


Gia 1. Nhà: gia chủ, gia súc, gia cầm


2. Người (gắn với nghề nghiệp): thương gia, sử gia, triết gia
Giả Người: dịch giả, tác giả


Giá 1


Giá 2



Lấy chồng: giá thú, xuất giá, cải giá, tái giá
Xe để vua đi: xa giá, ngự giá, nghênh giá
Giác Cảm nhận: giác quan, cảm giác


Giám 1


Giám 2


Theo dõi đỏi kiểm tra, đôn đốc: giám đốc, giám sát, chứng giám
Tên, nơi làm việc của các quan ngày xưa: giám sinh, quốc tử giám
Giao 1. Trao sang người khác, nơi khác: bàn giao, giao hàng


2. Gặp nhau hoặc cắt nhau ở một điểm: tương giao, giao điểm
3. Có quan hệ qua lại: giao chiến, giao thiệp, giáo tiếp, giao lưu
Giáo 1. Dạy, chỉ bảo: giáo dục, giáo viên, thụ giáo, gia giáo, giáo huấn


2. Đạo, tôn giáo: giáo chủ, giáo dân, Nho giáo, Phật giáo
Hạ 1


Hạ 2


Rỗi rãi: nhàn hạ


1. Dưới, ở phía dưới (trái với “trên”): hạ tầng, bệ hạ, hạ du, thiên hạ
2. Sau: hạ bối, hạ tuần


3. Chuyển vị trí từ cao xuống thấp: hạ thủy, sinh hạ
4. Đánh chiếm: hạ đồn, hạ thành


5. Đánh thắng: hạ đối phương



6. Đưa ra (cái cần thực hiện): hạ lệnh
Hãn Ít, hiếm: hãn hữu


Hành 1. Đi: hành khách, hành khất, hành trình


2. Truyền, lưu thơng: lưu hành, phát hành, thịnh hành, thông hành
3. Làm: hành động, hành vi, thực hành


Hạnh May mắn: hạnh phúc, bất hạnh


Hào 1. Tài giỏi hơn người: hào kiệt, anh hào, tự hào, thi hào
2. rộng rải trong đối xử: hào hoa, hào phóng


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Hằng Ln, liên tục, khơng đổi: vĩnh hằng, hằng tâm, hằng tính, hằng số
Hậu 1


Hậu 2


Hậu 3


Hậu 4


Sau (trái với trước): hậu thế, lạc hậu
Trong tiếng Hán có nghĩa “dày”


Có tình cảm tốt trong cư xử: hậu đãi, hiền hậu, nồng hậu, phúc hậu
1. Thời tiết: khí hậu


2. Chờ đợi: hậu bổ



Vợ vua: thái hậu, hoàng hậu
Hy 1


Hy 2


Hy 3


Trơng mong: hy vọng
Ít, hiếm: hy hữu, cổ lai hy


Lồi vật lơng tuyền một màu dùng để cúng tế: hy sinh
Hình 1


Hình 2


Quy định của pháp luật để trừng phạt kẻ có tội: hình phạt, tử hình
Khn mẫu: điển hình, mơ hình loại hình


Hịai 1. Nhớ, nhớ về: hồi cổ, hồi tưởng, đối hồi
2. Mang trong bụng: hoài thai, hoài nghi, hoài bão
Hoan Mừng, vui: hoan hỷ, hoan hơ, liên hoan


Hồn 1


Hồn 2


Hồn 3


Hồn 4



Hồn 5


1. Vật có hình trịn: dịch hồn, tinh hoàn, cao đơn hoàn tán


2. (Nghĩa phát triển): Vê thuốc thành viên trịn: hồn thuốc theo đơn
1. Vịng, cái vịng: kim hồn, hồn cảnh


2. Chuyển động vịng quanh: tuần hoàn, hoàn lưu
1. Trở về trạng thái cũ: hoàn hồn, hoàn tục


2. Trả lại: hoàn lại, quy hoàn


1. Đầy đủ, trọn vẹn: hoàn chỉnh, hoàn thiện, hoàn toàn
2. Xong, hết: hoàn tất, hoàn thành


Vùng rộng lớn: hoàn cầu
Hoàng 1


Hoàng 2


Vua: hoàng cung, hoàng hậu, hoàng tử, nữ hoàng
Vàng: hoàng cúc, hoàng hơn, hồng oanh


Hoạt 1


Hoạt 2


1. Sống, (trái tử: chết): hoạt lực, sinh hoạt
2. Nhanh, nhạy: hoạt động, linh hoạt


Gian tà: giảo hoạt


Hô 1. Thở ra, trái với hấp (hít vào): hơ hấp
2. Gọi to: hô hào, hoan hô


Hùng Mạnh: hùng cường, hùng vĩ


Hư Trong tiếng Hán có nghiã “trống rỗng”


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Hương Làng, quê: cố hương, đồng hương
Hữu 1


Hữu 2
Hữu 3


Bên phải: hữu ngạn


Có: hữu hạn, hữu ý, hữu ích


Bạn, thân thiết: chiến hữu. hữu hảo, hữu ái
Khả Đáng, có thể: khả ái, khả thi


Khai 1. Mở, làm cho thông, cho lộ ra, hiện ra: khai phá, khai quật, khai trừ,
khai mạc (mạc: bức màn)


2. Bắt đầu: khai bút, khai chiến, khai giảng, sơ khai


3. Nói hoặc viết cho rõ về mình hoặc người, việc có liên quan theo
yêu cầu tổ chức, cơ quan: khai báo, khai sinh, khai lý lịch



4. Tách khỏi: ly khai


Khảo Điều tra, tìm tịi, nghiên cứu, đánh giá: chung khảo, khảo cứu
Khẩu 1. Mồm, miệng: khẩu trang, khẩu cung, khẩu vị, á khẩu, khẩu dâm


2. Chỉ đơn vị riêng l3: khẩu pháo, khẩu súng
3. Nơi ra vào, qua lại: cửa khẩu, qua lại
4. Nhân khổ nói tắt: nhà có năm khẩu
Khí 1. Chất khí: khơng khí, thán khí, khí áp


2. Hơi thở: khí cơng, khí quản, huyết khí
3. Hiện tượng về thời tiết: khí hậu, khí tượng


4. Trạng thái tinh thần: khí khái, khí thế, khí phách, sinh khí


Khoan Rộng, không khắt khe: khoan ái, khoan dung, khoan hồng (to, lớn)
Không Bầu trời: không chiến, không tặc, không phận


Khuynh 1. Nghiêng: khuynh đảo, khuynh diệp, khuynh thành


2. Nghiêng về, có xu hướng nghiêng về: khuynh hướng, tả khuynh
Khứ Đi: khứ hồi, quá khư


Kiến 1


Kiến 2


Dựng, lập nên: kiến lập, kiến trúc, kiến thiết
1. Nhìn thấy, thấy, xem: kiến tập, chứng kiến
2. Gặp: tiếp kiến, yết kiến (yết: ra mắt)



3. Sự lý giải: kiến thức, cao kiến, sáng kiến, ý kiến
Kim 1


Kim 2


1. Vàng: kim ngân, kim tinh, kim tuyến
2. Hợp kim nói chung: kim loại, kim khí
3. Tiền: kim ngạch, kim tiền


Hiện nay, thời nay, trí nghĩa với “cổ”: đương kim, cổ kim
Lạc 1


Lạc 2


Vui: lạc quan, lạc thú, hoan lạc


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Lạc 3


kinh lạc, mạch lạc
2. Quấn: liên lạc


1. Rơi, rớt lại: lạc hậu, thất lạc
2. Cắm (ở một vị trí nào đó): tọa lạc
3. Nơi tập trung: bộ lạc


Lãm Xem: du lãm, lịch lãm, triển lãm
Lâm 1


Lâm 2



Rừng: sơn lâm, tiếu lâm, lâm nghiệp, lâm sản


1. Đến, tới, sa vào: lâm bệnh, lâm nạn, lâm nguy, lâm trận
2. Gần, sắp: lâm chung, lâm sàng


3. (Nghĩa phát triển): Ở vào tình thế gay go: lâm vào thế bị động
Lập 1. Đứng thẳng: lập thể, lập trường


2. Tạo ra, gây dựng nên: lập công, lập luận, sáng lập, công lập
3. Bắt đầu xuất hiện: lập xuân, lập đông, lập thu


4. Tức khắc, ngay: lập tức
Lệ 1


Lệ 2


Lệ 3


Lệ 4


Nước mắt


Đẹp: diễm lệ, hoa lệ, tráng lệ


1. Viên chức nhỏ hầu hạ quan lại thời phong kiến: nha lại
2. Phụ thuộc: nơ lệ


Gắng, cơ gắng: khích lệ
Ly Rời, tách ra: ly biệt, thoát ly



Lịch Trải qua, kinh qua: lịch lãm, lịch sự, lai lịch, lịch sử
Liệt 1


Liệt 2


Liệt 3


Trong tiếng Hán có nghĩa “hàng lối”
1. Sắp, bày ra: liệt kê, la liệt


2. Các: liệt quốc, liệt truyện, liệt vị
1. Mạnh mẽ: khốc liệt, nhiệt liệt


2. Cương trực, có khí phách: liệt nữ, liệt sĩ, oanh liệt, trung liệt
Nứt ra: phân liệt


Lực Sức, sức mạnh: lực lượng, áp lực, tâm lực


Lương 1. Tốt, lành: lương tâm, lương thiện, lương tri, hồn lương


2. (Nghĩa mở rộng): Người khơng theo đạo Thiên chúa: lương giáo
Lưu 1


Lưu 2


1. Dừng lại, ở lại một nơi nào đó: lư ban, lưu tâm


2. Giữ lại, để về sau: lưu danh, lưu niệm, lưu trữ, lưu niên
1. (Nước) chảy: lưu vực, lu7uto6c1, hải lưu, hợp lưu



</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Mại Bán: mại dâm, mại bản, thương mai


Mãn Dầy, đầy đủ, xong một q trình: mỹ mãn, mãn khóa, mãn ý
Mạt 1. Cuối: mạt lộ, mạt kỳ


2. Ở giai đoạn suy tàn: mạt kiếp, mạt vận, tàn mạt
3. (Nghĩa mở rộng): hèn mạt, rẻ mạt


Mật 1


Mật 2


Mật (ngọt): đường mật


1. Dày, mau: cẩn mật, nghiêm mật, trù mật (trù: đặc)
2. Có quan hệ tình cảm tốt, gần gũi: thân mật, mật thiết
Mỹ 1. Đẹp: mỹ nữ, mỹ lệ, thẩm mỹ, tuyệt mỹ


2. tốt, hoàn thiện: mỹ tục, mỹ vị
Minh 1


Minh 2


Minh 3


Minh 4


1. Sáng (trái với “tối”): bình minh, hiển minh, thơng minh
2. Rõ ràng: minh bạch, minh họa, xác minh



1. Thề: thệ hải minh sơn


2. Liên kết: liên minh, đồng minh, minh chủ
Mờ tối: u u minh minh


Kêu, bày tỏ: minh oan, công minh
Mục 1. Mắt: mục đích, mục kích, chú mục


2. Từng phần trên bản in: đề mục, thư mục


Năng 1. Phẩm chất có thể làm được việc gì đó: năng lực, khả năng, kỹ năng,
tài năng, năng động


2. Năng lượng: điện năng, nhiệt năng
Nghi 1


Nghi 2


Nghi 3


Ngờ: nghi vấn, hồi nghi


Thích hợp: thích nghi, tiện nghi, tùy nghi
1. Dáng vẻ bên ngoài của con người: uy nghi
2. Thể thức buổi lễ: nghi lễ, nghi thức


Nghị Bàn bạc, ý kiến phát biểu: hội nghị, nghị luận, đề nghị
Nghiệt Mầm của cái ác: oan nghiệt, ác nghiệt



Ngộ 1


Ngộ 2


Ngộ 3


1. Gặp: ngộ độc, cảnh ngộ, ngộ hiểm
2. Đối đãi: đãi ngộ


Nhầm, lầm: ngộ nhận, ngộ sát
Tỉnh, hiểu ra: giác ngộ, tỉnh ngộ


Ngụy Giả, khơng thật, khơng chân chính: ngụy biện, ngụy trang
Ngun 1


Nguyên 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Nguyên 3


nguyên


2. Chỉnh thể: đơn nguyên


Nguồn: căn nguyên, tài nguyên, truy nguyên
Ngự 1


Ngự 2


1. Thuộc về vua: ngự bào, ngự giá, ngự sử
2. Thống trị: ngự trị



3. Ngồi bệ vệ: Phật ngự tòa sen


Ngăn ngừa, chống: ngự hàn, chế ngự, phòng ngự
Nhân 1


Nhân 2


Nhân 3


Người: nhân loại, ân nhân, bệnh nhân


Lòng yêu thương con người: nhân đức, nhân hậu
Lý do: nhân quả, nguyên nhân, tác nhân


Nhật 1. Mặt trời: nhật thực


2. Ban ngày: thanh thiên bạch nhật
3. Ngày: nhật ký, cách nhật, sinh nhật
Nhiên 1


Nhiên 2


Như vậy, như thế: hiển nhiên, quả nhiên, thiên nhiên
Đốt: nhiên liệu


Nhiếp 1. Hút lấy, bắt lấy: nhiếp ảnh, nhiếp hồn
2. Thay thế: nhiếp chính, nhiếp vị


Nhu 1



Nhu 2


Mềm, trái với cương (cứng): nhu nhược, nhu mỳ, nhu đạo
Cần phải có: nhu cầu, nhu yếu phẩm


Nhuận 1. Làm cho không bị khô, táo: nhuận tràng, nhuận bút
2. Tô điểm thêm: nhuận sắc


Niêm 1. Dẻo, dính, dầy: niêm dịch, niêm mạc
2. Dán lại: niêm phong, niêm yết


3. Quy tắc trong thơ phú Đường luật: niêm luật, thất niêm
Noãn Trứng: não cầu, phóng nỗn


Nơ Tơi tớ, đầy tớ: nô bộc, nô lệ


Oanh (đánh bom, bắn phá) vang dội: oanh kích, oanh tạc, oanh liệt


“Oanh oanh liệt liệt” trong tiêng Hán là “rầm rộ, trong tiếng Việt là
“tiếng tăm lừng lẫy vang dội khắp nơi”


Ơ Quạ: ơ hợp (khơng có tổ chức, kỷ luật như đàn quạ)
Phạn Cơm: phạn điếm


Pháp 1. Phép tắc, luật lệ do nhà nước quy định: pháp chế, pháp lệnh, pháp
lý, luật pháp, tư pháp (tư: chủ trì, thực hiện)


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

4. Phép mầu của nhà Phật: pháp bảo



Phẩm 1. Đồ vật: dược pahm63, nông phẩm, thực phẩm
2. Đồng cấp, chủng loại: phẩm hàm, phẩm loại
3. Tính chất: phẩm chất, phẩm giá, nhân phẩm
Phi 1


Phi 2


Phi 3


Phi 4


1. Bay: phi cơng, phi đội


2. Có tốc độ nhanh như bay: phi báo


3. (Nghĩa phát triển): chạy nhanh: ngựa phi; phóng: phi đao


Vợ lẻ của vua hay vợ của các vương tôn công tử thời phong kiến:
cung phi, thứ phi, vương phi


1. Không phải là: phi nghĩa, phi thường
2. Điều sai, điều không tốt: thị phi
1. Mở ra: phi lộ


2. Treo, đeo: hồnh phi


Phiếm 1. Có tính chất chung chung, nói chung: phiếm chỉ, phiếm luận


2. Khơng thiết thực, khơng có mục đích: nói chuyện phiếm, phù
phiếm



Phong 1


Phong 2


Phong 3


Phong 4


Phong 5


1. Gió: phong ba, cuồng phong


2. Khơng có căn cứ xác thực: phong thanh


3. Cái biểu hiện bên ngoài: phong cảnh, phong độ, tác phong
4. Lề thói: phong dao, phong tục


5. Một loại bệnh: bệnh phong, phong thấp
1. Ban, cấp, tặng: phong tặng, phong danh hiệu
2. Bịt kín, làm cho kín: phong bế, phong bì
3. Gói bọc: một phong bánh in


Mũi nhọn: tiên phong, tiền phong, xung phong
Ngọn lửa báo hiệu nguy cấp: phong hỏa đài
Đầu đủ: phong phú, phong thịnh


Phổ 1
Phổ 2



Rộng, khắp: phổ biến, phổ cập, phổ thơng


1. Bảng, sách biên chep1co1 thứ tự, đồ hình: phổ hệ, quang phổ
2. Thêm nhạc hoặc lời để thành bài hát: phổ nhạc, phổ thơ
Phu 1. Người đàn ông ở tuổi trưởng thành: đại phu, lão phu, sĩ phu


2. Người lao động nặng nhọc: xa phu, tiều phu, nông phu
3. Người bị bắt lao dịch: phu phen, phu làm đường


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Phù 2


Phù 3


2. Nổi trên bề mặt: phù điêu, phù sa
3. Không thực chất: phù phiếm
1. Bùa: phù chú, phù phép


2. Cái dùng làm bằng, làm dấu hiệu: phù hiệu, hổ phù
3. Hợp, tương ứng: phù hợp


Trong tiếng Hán có nghĩa “dùng tay để đở người hoặc đồ vật cho khỏi
đổ”


Phò: phù trợ, phù dâu, tơn phù (phị)
Phụ 1


Phụ 2


Phụ 3



Phụ 4


Phụ 5


1. Cha: phụ huynh, thân phụ


2. Người đàn ông được tôn trọng như hàng cha: phụ lão, sư phụ
1. Đàn bả: phụ nữ, sản phụ, thiếu phụ


2. Vợ: quả phụ, tiết phụ
1. Đảm nhận: phụ trách
2. Dựa vào, nhờ cậy: tự phụ


3. Thua, trái với tháng: bất phân thắng phụ


4. Làm trái ngược (với điều đã hứa): phụ ước, phụ tình, phụ lòng tin
1. Thêm vào: phụ cấp, phụ trách


2. Gần: phụ cần


3. Khơng phải là chính: phụ phẩm, phụ tùng, phụ thuộc
4. (Nghĩa phát triển): Góp, giúp thêm: phụ một tay
Giúp đỡ, giúp thêm vào: phụ trợ


Phương 1


Phương 2


Phương 3



Thơm: phương thảo


1. Phía, hướng, nơi, bên: phương diện, phương nam, tiền phương
2. Cách thức: phương pháp, phương tiện


3. Bài thuốc chữa bệnh: phương thuốc
Trở ngại, có hại: phương hại


Quan 1


Quan 2


1. Viên chức có quyền hành trong bộ máy nhà nước: quan lại, quan
cách, vua quan


2. Người có chức vụ tương đối cao trong hệ thống nhà nước: sĩ quan,
võ quan, quan khách


3. Bộ phận trong cơ thể sinh vật có chức năng nhất định: giác quan
1. Xem, nhìn: quan sát, quan điểm, bi quan, bàng quan


2. Cảnh tượng được nhìn thấy: cảnh quan, kỳ quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Quan 3


Quan 4


Trong tiếng Hán có nghĩa “đóng” trái với “mở”
1. Cửa ải: quan phòng, quan ải, bế quan tỏa cảng
2. Nơi thu thuế xuất nhập khẩu: hải quan, quan thuế


3. Nơi trọng yếu, mấu chốt: quan trọng, cơ quan
4. Có quan hệ với nhau: quan hệ, quan tâm, liên quan
Hòm đựng xác người chết: quan tài, nhập quan


Quán 1


Quán 2


Quán 3


1. Nhà cho khách ở: tư quán


2. Nơi thường trú của cơ quan ngoại giao: đại sứ quán, lãnh sự quán
3. Nơi sinh hoạt văn hóa: thư quán


4. Nhà nhỏ để bán hàng: trà quán, tửu quán
1. Xuyên suốt: quán triệt, quán xuyến, nhất quán
2. Nơi (sinh, ở): sinh quán, trú quán


Đứng đầu: quán quân


Quảng Rộng: quảng đại, quảng cáo, quảng trường
Quân 1


Quân 2


Quân 3


Lực lượng vũ trang: quân đội, dân quân
1. Vua: quân chủ, minh quân



2. Từ tôn xưng người đàn ông: quân tử, táo quân
Đều, bằng nhau: quân bình, quân phân, bình quân
Sát 1


Sát 2


Sát 3


Giết: sát hại, sát trùng, ám sát, tàn sát


Xem xét: sát hạch, khảo sát, quan sát, trinh sát
Tiêu trừ: mạt sát (mạt: xóa bỏ)


Sỉ Xấu xa: liêm sỉ, sỉ nhục, quốc sỉ


Sĩ 1. Người trí thức, học trị: sĩ phu, nữ sĩ, tiến sĩ, quốc sĩ
2. Người (cách gọi tôn trọng): ca sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, lực sĩ
3. Qn nhân nói chung: tướng sĩ, sĩ khí, dũng sĩ


Sở 1


Sở 2


Sở 3


1. Nơi chốn, cơ quan: sở chỉ huy, sở giáo dục


2. Đứng trước một yếu tố biểu thị hành động để thay thế cho sự tiếp
nhận hành động: sở thích (cái được thích), sở cứ (cái được dựa vào,


sở nguyện (cái được mong muốn), sở hữu (cái được có)…


3. Đứng trước yếu tố biểu thị tính chất để danh hóa tính chất đó: sở
đoản (cái yếu, chỗ yếu), sở trường (cái mạnh, chỗ mạnh)…


Hòn đá tảng để kê cột nhà: cơ sở
Đau khổ: khổ sở


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

3. Đơn vị biên chế quân đội trên trung đoàn: sư đoàn


4. Người tu hành theo đạo Phật: sư cụ, sư sãi, sư cô, sư thầy
Tài 1


Tài 2


Tài 3


Tài 4


Khả năng đặc biệt làm một việc gì đó: thiên tài, hãm tài
Tiền, của nói chung: tài sản, tài vụ, gia tài


1. Nguyên liệu hoặc tư liệu: tài liệu, đề tài
2. Hịm chơn người chết: quan tài


1. Cắt: tài giảm


2. Quyết định: tài phán, độc tài, trọng tài
Tao 1



Tao 2


Tao 3


Tao 4


Gặp: tao ngộ chiến


Rối loạn không yên: tao loạn


Thơ văn, văn chương: tao đàn, tao nhã, thanh tao
Tình nghĩa vợ chồng gắn bó thuở hàn vi: tao khang
Tân 1


Tân 2


Khách: lễ tân, tiếp tân


Mới: tân binh, tân thời, tân dược, tối tân


Tận Hết, kết thúc, tồn bộ: tận dụng, tận số, vơ tận
Tập 1


Tập 2


Tập 3


Tập 4


1. Họp lại: triệu tập, tập trung, tập hợp



2. Cuốn sách gồm nhiều tác phẩm: thi tập, tuyển tập, tồn tập
1. Ơn lại cho thuộc hoặc làm cho quen: học tập, ôn tập, luyện tập
2. Thói quen: tập quán, tập tục


Tổ chức biên soạn và sửa chữa sách báo: biên tập
1. Đánh úp, tấn cơng bất ngờ: tập hậu, tập kích
2. Tiếp thu như cũ: thế tập


Tế 1


Tế 2


Tế 3


Tế 4


1. Nơi, trong phạm vi: thực tế
2. Giữa (các bên): quốc tế, giao tế


Cúng dâng lễ vật theo nghi thức trọng thể: cúng tế, tế lễ
Nhỏ, vụn: tế bào, tế nhị, tinh tế


Cứu giúp: tế bần, cứu tế, y tế, tiếp tế


Thám Thăm dị: thám hiểm, thám thính, trinh thám, mật thám
Thanh 1


Thanh 2



1. Âm, tiếng: âm thanh, phát thanh
2. Thanh điệu nói tắt


3. Nói ra cho người khác biết: thanh minh


1. Trong, sạch, thuần khiết: thanh khiết, thanh đạm
2. Lặng lẽ, bình yên: thanh bình, thanh nhàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Thanh 3 1. Xanh: thanh y, thanh thiên


2. Trẻ: thanh niên, thanh xuân
Thẩm 1


Thẩm 2


Xét, xem xét kỹ: thẩm định, thẩm mỹ, thẩm tra
Thấm: thẩm thấu, thẩm lậu


Thất 1


Thất 2


Thất 3


Bảy: thất điên bát đảo, thất ngôn


Mất (trái với đươc): thất bại, thất học, thất vọng, tổn thất
Phòng, buồng: cung thất, tâm thất


Thi 1



Thi 2


Thi 3


Thơ: thi ca, thi sĩ, thi vị


Làm, sử dụng: thi hành, thi công
Xác người chết: thi hài, thi thể, tử thi
Thị 1


Thị 2


Thị 3


Thị 4


Thị 5


Thị 6


Thị 7


Thị 8


Họ: thi tộc


1. Chợ: thị trường, siêu thị


2. Thành phố, nơi tập trung đơng dân, trung tâm chính trị, văn hóa,


kinh tế: thị dân, thị xã, đơ thị


Thích: thị hiếu


Theo hầu: thị nữ, thị vệ
Nhìn: thị giác, thị lực, cận thị
1. Là: đích thị, tức thị


2. Đúng, phải, trái với “phi”: thị phi, cầu thị, tự thị
Biểu hiện ra cho biết: thị phạm, biểu thị, chỉ thị
Cậy: thị thế


Thích 1


Thích 2


Thích 3


Thích 4


1. Nói rõ: chú thích, giải thích
2. Thả, cho tự do: phịng thích
Gần gũi: thân thích


Phù hợp: thích đáng, thích hợp, thích nghi
1. Đâm: thích khách, kích thích


2. (Nghĩa mở rộng): Dụng vật nhọn đâm vào da để tạo thành chữ viết:
thích chữ vào cánh tay; thúc vào người: thích khuỷu tay vào người
bạn



Thiên 1


Thiên 2


Thiên 3


Thiên 4


Thiên 5


Trời, tự nhiên” thiên nhiên, thiên tai, thăng thiên
Dời đi: thiên di, biến thiên, thiên đơ


Nghìn: thiên lý, thiên thu


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Thiện 1. Tốt lành, trái với “ác”: thiện cảm, thiện chí, từ thiện, lương thiện
2. Giỏi, thành thạo: thiện chiến, thiện xạ


3. Có quan hệ tốt đẹp: cải thiện, thân thiện
Thiết 1


Thiết 2


Thiết 3


Sắt, thép: thiết giáp, thiết xa, thiết hạm


1. Tạo ra, xây dựng nê: thiết kế, thiết lập, kiến thiết
2. Đặt bài vị: thiết bài vị, thiết linh sàng



3. Đặt ra: thiết tưởng, giả thiết
1. Cắt: thiết diện


2. Khắc vào: thiết cốt


3. Gần gũi, gắn bó: chí thiết, thân thiết
4. Sát: thiết thực


5. Cần, gấp: bức thiết, cần thiết, khẩn thiết


Thông 1. Không tắc, xuyên suốt: thông hành, thông thương, giao thông
2. Hiểu và đồng tình: thơng cảm, cảm thơng


3. Truyền đạt cho biết: thông báo, thông cáo, viễn thông


4. Thường, chung, phổ biến: thơng dụng, thơng thường, thơng lệ
5. Có quan hệ với nhau: thông gia


6. (Nghĩa mợ rộng): Nắm một cách thành thạo: thông hiểu, thông
thạo, thông thuộc


Thống 1


Thống 2


1. Bao quát, chung: thống kê, thống trị, tổng thống


2. Có quan hệ liên tục: thống nhất, hệ thống, truyền thống
1. Đau (bệnh): thiên đầu thống



2. Đau khổ, bi thương: thống khổ, thống thiết, bi thống
Thủ 1


Thủ 2


Thủ 3


Thủ 4


1. Tay, bàn tay: thủ công, thủ thuật, thúc thủ


2. Người giỏi một nghề hoặc chuyên một việc: cầu thủ, xạ thủ, thủy
thủ, hung thủ


Giữ: khả thủ, phòng thủ
1. Cái đầu: thủ cấp


2. Đầu têu: thủ mưu, thủ xướng
3. Đứng đầu: thủ tướng, thủ đô


(Nghĩa mở rộng): Mang, dấu sẳn trong người: thủ dao găm; đảm
nhiệm một vai nào đáo: thủ vai)


Thư 1 1. Viết, ghi chép: thư pháp, thư ký


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Thư 2


Thư 3



Cảm thấy dễ chịu không bị căn thẳng: thư nhàn, thư thái
Chị: tiểu thư


Tích 1


Tích 2


Tích 3


Tích 4


1. Dấu chân: phát tích


2. Dấu vết để lại: bút tích, gốc tích, vết tích


3. Truyện hoặc cốt truyện đời xưa: cổ tích, điển tích
1. Chứa, dồn góp lại: tích trữ, tích cực, diện tích, tích hợp
2. Ăn khơng tiêu: tích trệ, cam tích


3. Kết quả của phép nhân: tích số


Cơng lao: chiến tích, thành tích, cơng tích
Chia tách: phân tích


Tịch 1


Tịch 2


Tịch 3



Tịch 4


1. Sổ sách: thư tịch
2. Quê quán: tịch quán


3. Mối quan hệ lệ thuộc (về quốc gia, tổ chức): quốc tịch, đảng tịch,
hộ tịch, nhập tịch


1. Chiếu: đồng tịch đồng sàng
2. Chỗ ngồi: chủ tịch, liên tịch


Yên tĩnh: tịch mịch, trầm tịch, u tịch
1. Chiều tối: tịch dương, tịch liêu
2. Đêm: trừ tịch


Tiện 1


Tiện 2


1. Thuận lợi, dễ dàng: tiện lợi, tiện dụng
2. Bài tiết: đại tiện, tiểu tiện


1. Thấp hèn: bần tiện, ti tiện, đê tiện


2. Từ dùng để khiêm xưng: tiện nữ, tiện thiếp
Tỉnh 1


Tỉnh 2


Tỉnh 3



Đơn vị hành chính cấp dưới trung ương trên cấp huyện: tỉnh thành
Bớt đi: tỉnh lược, tỉnh giảm


Xét mình: phản tỉnh, tu tỉnh


Tĩnh Ở trạng thái, vị trí khơng thay đổi, yên lặng: tĩnh vật, yên tĩnh
Trang 1


Trang 2


Trang 3


Trang 4


Trang 5


Tơ điểm: trang điểm, trang sức, trang trí
Nơi dân ở: thôn trang, trang trại


Nghiêm chỉnh: trang nghiêm, trang trọng
Đồ dùng, quần áo: trang phục, quân trang
Lắp đặt, bố trí: trang bị, ngụy trang


Trần 1


Trần 2


1. Bụi: trần ai, phong trần



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Trần 3


2. Nói, kể lại: trần thuật, phân trần
Cũ: trần bì


Trì 1


Trì 2


Trì 3


1. Giữ: chủ trì, kiên trì
2. Giúp đỡ: phù trì, bù trì
Ao hồ: thành trì


Chậm, làm cho chậm: trì độn, trì hỗn


Triển Mở rộng ra: triển khai, phát triển, tiến triển, triển vọng
Triết Có trí tuệ: triết gia, triết học, hiền triết


Trọng 1


Trọng 2


1. Nặng: trọng lu7ong5, trọng tải, tỷ trọng


2. Cho là có nghĩa, cần chú ý đánh giá cao: trọng dụng, kính trọng
3. Ở mức độ rất cao, rất nặng: trọng án, trọng thương


Ở giữa: trọng tài, trọng thu


Túy 1


Túy 2


Say: lúy túy, ma túy


1. Thuần một thứ: thuần túy, dân túy
2. Tinh hoa: quốc túy, tinh túy


Tuyệt 1. Đứt, dứt, mất hết: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt vọng, đoạn tuyệt
2. Ở mức độ tột đỉnh: tuyệt hảo, tuyệt đại đa số


3. Nhấn mạnh mức độ phủ định: tuyệt nhiên, tuyệt không để lại gì
Từ 1


Từ 2


Từ 3


Từ 4


1. Đơn vị cơ bản của ngộn ngữ: từ ngữ, động từ
2. Lời, bài (văn): diễn từ, đáp từ, đơn từ


Nhà thờ: từ đường, thủ từ


Hiền lành, có tình thương u: hiền từ, từ tâm, từ thiện
1. Cáo biệt: từ biệt, cáo từ, giã từ


2. Bỏ, khơng nhìn nhau: từ bỏ



3. Thôi, không giữ chức vụ: từ chức, từ quan


4. Khơng chịu nhận lấy về mình: từ chối, khước từ, từ hơn
5. Chừa: phê bình khơng từ ai


Tử 1


Tử 2


Con: thê tử


Chết: tử sĩ, tử vong, bất tử
Tương 1


Tương 2


Tương 3


Nhau, lẫn nhau: tương đẳng, tương đồng, tương hỗ, tương phản
1. Sắp: tương lai


2. Đem: tương kế tựu kế


Chất lỏng: huyết tương, nhũ tương
Tựu 1. Đến, tới gần, ở: tựu trường, tế tựu


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Ủy 1. Giao phó cho: ủy nhiệm, ủy thác, ủy viên, ủy quyền
2. Cuối, chỗ cuối: nguyên ủy



Văn 1


Văn 2


Nghe: kiến văn, tân văn


1. Ngôn ngữ: Anh văn, Nga văn, Việt văn


2. Hình thức ngôn ngữ trau chuốt: văn chương, luận văn, văn học
3. Trạng thái phát triển xã hội: văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến
4. Phi quân sự, đối lập với “võ”: quan văn, văn thân, văn nhân
5. Tri thức về một lĩnh vực: nhân văn, thiên văn, thủy văn
Vi 1


Vi 2


Vi 3


Vi 4


1. Rất nhỏ: vi khuẩn, vi mơ, kính hiển vi
2. Kín đáo: vi hành


3. Hèn kém: hàn vi, suy vi
Vây quanh: chu vi, phạm vi
Làm: hành vi, vô vi


Phản, chống lại: vi phạm, vi cảnh
Vị 1



Vị 2


Vị 3


Vị 4


Vị 5


Vị 6


Vị 7


Dạ dày: dịch vị, môn vị, thượng vị
1. Chỗ: vị trí, hốn vị, việt vị


2. Chức vụ, ngôi thứ: danh vị, học vị


3. Loại từ chỉ người mang ý nghĩa kính trọng: quý vị, chư vị
1. Thuộc tính mà người ta nếm được: khẩu vị, mùi vị, vô vị, gia vị
2. Mùi: hương vị


3. Thứ (nói về thành phần trong tổng thể): bát vị, ngũ vị
4. Lý thú: thú vị, ý vị, phong vị


Vì: vị kỷ, vi tha (tha: khác)


Chưa: vị hôn thê, vị lai, vị thành niên
Nói: vị chi, vị ngữ


Tập hợp: từ vị, tự vị



Vĩnh Lâu dài, mãi mãi: vĩnh biệt, vĩnh cửu
Viễn Xa: viễn cảnh, vĩnh viễn


Vong 1


Vong 2


1. Trốn chạy: lưu vong


2. Chết: vong linh, tử vong, trận vong
3. Mất, bị tiêu diệt: vong quốc, diệt vong
Quên: vong ân, vong bản


Vọng 1 1. Nhìn ra xa: vọng nguyệt, viễn vọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Vọng 2


3. Monh mỏi: khát vọng, vọng phu, hy vọng
4. Danh tiếng: vọng tộc, damh vọng


Viễn vông: vọng tưởng


Xã 1. Một tổ chức có nhiều người làm việc, sinh sống: xã hội, xã luận,
hợp tác xã, thị xã


2. Đơn vị hành chính nông thôn: xã đội, xã trưởng, chủ tịch xã
Xuất 1. Ra, trái với “nhập”: xuất huyết, xuất trận, xuất xứ, đề xuất


2. Lộ ra: xuất hiện



3. Vượt lên: xuất sắc, kiệt xuất


4. Đưa ra: xuất quỹ, xuất trình, xuất khẩu


Yếu Quan trọng, chính: yếu điểm, yếu nhân, chủ yếu, trích yếu
<b>4.4. Mở rộng vốn thành ngữ, tục ngữ Hán Việt </b>


<i><b>4.4.1. Mở rộng vốn thành ngữ </b></i>


<i>An cư lạc nghiệp: (An: yên, cư: ở, lạc: vui, nghiệp: nghề): sinh sống yên ổn, </i>
làm ăn vui vẻ.


<i>Bạch diện thư sinh: (Bạch:trắng, diện: mặt, thư sinh: học trò): chỉ người </i>
học trị cịn non trẻ, ít kinh nghiệm.


<i>Bán thân bất toại: (Bán: nửa, thân: người, bất: không, toại: theo ý muốn): Bị </i>
liệt nửa người.


<i>Bạo hổ bằng hà: (Bạo hổ: bắt hổ bằng tay không, bằng hà: qua sơng khơng </i>


<i>có thuyền): táo tợn dám làm những việc nguy hiểm. </i>


<i>Bế quan tỏa cảng: (Bế: đóng, quan: cửa ải ở biên giới, tỏa: đóng cửa, cảng: </i>


<i>bến tàu thủy thơng thương với nước ngồi): khơng giao lưu với bên ngồi. </i>


<i>Cao đàm khốt luận: (đàm: nói chuyện, khoát: rộng): bàn luận những vấn đề </i>
cao siêu, rộng lớn, ít gắn bó với thực tế (hàm ý chê).



<i>Cao lương mỹ vị: (Cao: béo, lương: lương thực, mỹ vị: mùi vị thơm ngon): </i>
các món ăn ngon, quý, sang trọng.


<i>Cầu toàn trách bị: (Cầu: mong muốn, toàn: hoàn tồn, trách: địi hỏi, bị: </i>


<i>đầy đủ): yêu cầu cao, khắt khe, tuyệt đối; đòi hỏi phải đạt đến mức hoàn thiện, đầy </i>


đủ, trọn vẹn tất cả mọi mặt.


<i>Chúng khẩu đồng từ: (Chúng: nhiều, số đông, khẩu: miệng, đồng: cùng, từ: </i>


<i>lời): ý kiến, lời lẽ mọi người nói ra đều thống nhất, thường là chính xác, khó chối </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i>Danh bất hư truyền: (Danh: tiếng tăm, bất: không, hư: không thực, truyền: </i>


<i>truyền): tiếng tăm, danh tiếng truyền đi không sai với sự thực. </i>


<i>Danh gia vọng tộc: (Danh: tiếng tăm, gia: nhà, vọng: có tiếng tăm, tộc: họ): </i>
gia đình, gia tộc có danh tiếng.


<i>Đa đa ích thiện: (Đa: nhiều, ích: càng thêm, thiện: tốt): Càng nhiều càng tốt. </i>
Đái tội lập công: (đái: đội, đeo): lập công chuộc tội.


<i>Điệu hổ ly sơn: (Điệu: điều, hổ: cọp, ly: rời khỏi, sơn: núi): tách kẻ mạnh ra </i>
khỏi hồn cảnh có lợi để dễ bề chinh phục hoặc tiêu diệt, ví như đưa cọp ra khỏi
nơi có nhiều lợi thế với cọp để vây bắt hoặc bắn giết).


<i>Đồng bệnh tương liên: (tương: nhau, lẫn nhau, liên/lân: thương): cung </i>
chung cảnh ngộ nên đồng tình, thông cảm, thương nhau.



<i>Hạc lập kê quần: (Hạc: chim hạc, lập: đứng, kê: gà, quần: số đông): người </i>
tài giỏi phải chung đụng với kẻ dốt nát, ví như con hạc đứng giữa bầy gà.


<i>Hồng diệp xích thằng: (Hồng: đỏ, diệp: lá, xích: đỏ, thằng: dây): lá thì màu </i>
hồng dây thì màu đỏ hay lá thắm chỉ hồng. Thành ngữ này dựa trên 2 câu chuyện:
Vu Hựu đời Đường kết hôn với người cung nữ mà trước đây chàng đã từng đề thơ
của mình vịa chiếc lá thắm thà trơi theo dịng nước gửi vào cung cấm; Vi Cô -
cũng đời Đường - kết duyên với người con gái mà trước đây chàng đã từng thuê
người giết vì muốn chống lại duyên phận.


<i>Khơng tiền khống hậu: (Không: trống, trống rỗng, tiền: trước, khống: </i>


<i>trống, khơng có, hậu: sau): trước đây và sau này khơng bao giờ có. </i>


<i>Kinh bang tế thế: (Kinh: quản lý; bang: nước; tế: cứu, giúp; thế: đời): cai </i>
quản, trông nom việc nước để nhân dân sống yên vui.


<i>Kính nhi viễn chi: (Kính: kính trọng, nhi: mà, viễn: xa, chi: đại từ thay thế </i>


<i>cho đối tượng vừa nói trước đó): kính trọng, ngưỡng mộ nhưng có chỉ thể đứng xa </i>


mà chiêm ngưỡng, khơng thể gần gũi được).


<i>Lão bạng sinh châu: (Lão: già, bạng: con trai ở biển, sinh: đẻ, châu: ngọc </i>


<i>trai): người đã già mà sinh ra được đứa con (trai) quý. </i>


<i>Lão đương ích tráng: (Lão: già; đương: nên, cần phải; ích: càng thêm, </i>


<i>tráng: khỏe mạnh): tuổi già mà vẫn khỏe mạnh làm nên nhiều việc có ích cho đời. </i>



<i>Liên chi hồ điệp: (Liên: liền; chi: cành; hồ điệp: con bướm): nối tiếp nhau, </i>
liên tiếp không ngừng, không dứt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i>Quả bất địch chúng: (Quả: đơn độc, một mình; bất: khơng; địch: cự lại; </i>


<i>chúng: số đơng): một mình hoặc thiểu số thì khơng thể địch được số đơng. </i>


<i>Sinh ly tử biệt: (Sinh: sống; ly: rời; tử: chết; biệt:xa cách nhau): sống thì xa </i>
cách nhau, chết thì khơng bao giờ gặp nhau.


<i>Sơn lam chướng khí: (Sơn: núi; lam: khí ở núi bốc lên; chướng khí: khí độc </i>


<i>ở rừng): khí độc ở miền rừng núi bốc lên, dễ gây bệnh. </i>


<i>Tả phù hữu bật: (Tả: bên trái; phù: nâng đỡ; hữu: bên phải; bật: giúp đỡ): </i>
giúp đỡ từ nhiều phía của những người xung quanh.


<i>Tao nhân mặc khách: (Tao: một thể thơ đời xưa ở TQ, về sau chỉ chung thơ </i>


<i>văn; mặc: mực): người sành về sáng tác hoặc thưởng thức văn chương. </i>


<i>Tâm đầu ý hợp: (Tâm: lòng; ý: điều chưa nói ra; đầu và hợp: phù hợp): </i>
tâm hồn, tình cảm và ý nghĩ, chí hướng rất hợp nhau.


<i>Tận mục sở thị: (mục: mắt; sở: trợ từ; thị: nhìn thấy): trơng thấy tận mắt. </i>
<i>Tha phương cầu thực: (Tha: khác; phương: nơi; cầu: kiếm; thực: ăn): đi </i>
kiếm ăn, kiếm kế sinh nhai ở nơi khác xa quê hương mình.


<i>Thệ hải minh sơn: (Thệ: thề; hải: biển; minh: thề ước; sơn: núi): thề trước </i>


biển và núi, biểu thị lời thề rất thiêng liêng sâu nặng.


<i>Thiên kinh địa nghĩa: (Thiên: trời; kinh: mãi mãi khơng thay đổi; địa: đất; </i>


<i>nghĩa: thích hợp, chính đáng): đạo lý đúng đắn, rõ ràng, chắc chắn bất di bất dịch, </i>


khơng có gì đáng nghi ngờ.


<i>Thiên la địa võng: (la: lưới bắt chim, võng: lưới đánh cá): bủa vây khắp nơi </i>
khơng thể thốt được.


<i>Thực sự cầu thị: (Thực: thật; sự: việc; cầu: tìm, theo đuổi; thị: lẽ phải, chân </i>


<i>lý): xuất phát từ thực tế tìm ra chân lý, lẻ phải. </i>


<i>Thương hải tang điền: (Thương: xanh; tang: dâu): bãi biển nương dâu – sự </i>
thay đổi lớn lao trong cuộc đời, trong xã hội.


<i>Tiên ưu hậu lạc: (ưu: lo; lạc: vui): lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. </i>
<i>Tiền hô hậu ủng: (ủng: vây quanh): hộ tống rầm rộ, oai phong. </i>


<i>Tọa hưởng kỳ thành: (Tọa: ngồi; kỳ: đại từ thay thế; thành: thành quả): </i>
ngồi mà hưởng kết quả.


<i>Tọa thực băng sơn: (Tọa: ngồi; thực: ăn; băng: lở; sơn: núi): chỉ ngồi ăn, </i>
khơng làm gì thêm thì bao nhiêu cũng hết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i>Tống cựu nghinh tân: (Tống: đưa, tiễn; cựu: cũ; nghinh: đón; tân: mới): </i>
tiễn cái cũ đón cái mới; tiễn người cũ đón người mới, tiễn năm cũ đón năm mới….



<i>Trà dư tửu hậu: (dư: thừa, tửu: rượu): lúc thảnh thơi nhàn rỗi, sau khi uống </i>
trà uống rượu.


<i>Trầm tư mặc tưởng: (Trầm: chìm, sâu kín; tư: suy nghĩ; mặc: im, lặng lẽ; </i>


<i>tưởng: suy nghĩ): trầm lặng, đăm chiêu suy nghĩ. </i>


<i>Tri kỷ tri bỉ: (Tri: biết; kỷ: mình; bỉ: người khác): biết người biết ta. </i>


<i>Tứ cố vô thân: (Tứ: bốn; cố: ngoảnh nhìn; vơ: khơng; thân: thân thích): đơn </i>
độc, trơ trọi một mình, khơng có anh em, bè bạn thân thích.


<i>Tứ đại đồng đường: (đại: đời. đường: nhà): bốn đời cùng ở chung một nhà. </i>
<i>Tự nhiên nhi nhiên: (nhi: mà, nhiên: như thế): cứ tự nhiên mà thành như thế, </i>
khơng nên tác động gì.


<i>Tương kế tựu kế: (tương: đem; tựu: làm, thi hành): lợi dụng kế của đối </i>
phương mà lập kế của mình để đối phó có hiệu quả.


<i>Ưu thời mẫn thế: (Ưu: buồn phiền; thời: thời cuộc; mẫn: lo; thế: đời): lo </i>
lắng việc đời, thương dân.


<i>Vạn thọ vô cương: (cương: giới hạn): sống lâu muôn tuổi (chúc tụng vua </i>
chúa xưa), sống lâu không giới hạn.


<i>Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình: (Văn: nghe; kỳ: đại từ chỉ định; thanh: tiếng; </i>


<i>bất: khơng; kiến: nhìn thấy): nghe tên, nghe tiếng mà chưa từng thấy người, thấy </i>


mặt.



<i>Vinh thân phì gia: (Vinh: vẻ vang; thân: bản thân; phì: béo; gia: nhà, gia </i>


<i>đình): đạt đượng vinh hoa, danh vọng, sự giàu sang cho bản thân, gia đình. </i>


<i>Xuất kỳ bất ý: (Xuất: ra; kỳ: đại từ; ý: để ý, chú ý): hành động nhân lúc đối </i>
phương không chú ý.


<i><b>4.4.2. Mở rộng vốn tục ngữ </b></i>


<i>Bệnh tùng khẩu nhập: tai vạ từ đường miệng mà ra, bệnh tật từ cửa miệng </i>


mà vào: bệnh tật do ăn uống mà sinh, tai vạ do nói năng mà có.


<i>Bĩ cực thái lai: Bĩ và thái là 2 quả trong Chu dịch, bĩ là “xấu” hoặc “việc bất </i>


lợi”, thái là “tốt” hoặc “thuận lợi”. Sự phát triển của sự vật đến cực điểm thì biến
thành mặt đối lập, bĩ chuyển thánh thái, tình hình xấu biến thành tốt.


<i>Cẩn tắc vô ưu: cẩn thận thì khơng phải lo lắng gì cả. </i>


<i>Danh chính ngơn thuận: Việc gì mà danh nghĩa chính đáng thì đạo lý ắt </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i>Dĩ bất biến ứng vạn biến: lấy cái bất biến (cố định) để ứng phó với cái vạn </i>


biến (ln thay đổi); lấy cái nguyên tắc cứng rắn để đối phó với mọi tình hình phức
tạp.


<i>Dục tốc bất đạt: Làm việc gì chớ có nóng vội, phải tuần tự mà tiến tới mới </i>



có thể đạt được mục đích.


<i>Dụng nhân như dụng mộc: dùng người như dùng gỗ, phải khéo léo, biết bố </i>


trí đúng chỗ, hợp với sở trường, khả năng và hoàn cảnh của từng người.


<i>Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân: điều mà mình khơng nuốn thì đừng gây cho </i>


người khác.


<i>Kính lão đắc thọ: kính người già thì mình được sống lâu </i>
<i>Lương y như từ mẫu: Thầy thuốc như mẹ hiền. </i>


<i>Ngơn dị hành nan: nói thì dễ làm thì khó. </i>


<i>Nhân định thắng thiên: Ý chí của con người, quyết tâm của con người có thể </i>


thắng được sức mạnh của tự nhiên.


<i>Nhập gia tùy tục: Vào một gia đình, một nơi nào đó thì phải hịa nhập, tuân </i>


thủ nếp sống, lề thói ở đó.


<i>Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất: chỉ phẩm </i>


chất cao đẹp và khí phách dũng cảm, giàu sang không cám dỗ được, nghèo hèn
không làm di chuyển được, uy vũ không khuất phục được.


<i>Tam nhân hành tất hữu ngã sư: Khơng tử: “Ba người cùng đi, trong đó nhất </i>



định có một người có thể làm thầy ta, ta tìm ưu điểm của họ để học, khuyết điểm
của họ cũng giúp ta chú ý sửa mình”; tùy lúc, tùy nơi đều có thể học tập ở người
khác.


<i>Thực túc binh cường: Lương thực đầy đủ thì quân dội mạnh. </i>


<i>Tiên học lễ, hậu học văn: Trước hết phải học phép tắc, sau đó mới học kiến </i>


thức.


<i>Vạn sự khởi đầu nan: Việc gì khi bắt đầu đều khó khăn./ </i>


<b>******* </b>


<b>* Thơng tin phản hồi cho buổi 5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

- Các yếu tố được sử dụng với tư cách độc lập là từ dễ hiểu hơn các yếu tố không
được sử dụng đôc lập mà chỉ làm yếu tố cấu tạo từ.


- Trong các yếu tố khơng được dùng độc lập thì các yếu tố có sức sản sinh cao (tức
là được sử dụng để cấu tạo nên rất nhiều từ ngữ khác nhau) thì dễ hiểu hơn các yếu
tố có sức sản sinh thấp chỉ có mặt trong vài từ. Chẳng hạn:


- Những từ ngữ Hán Việt biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất gần gũi với
cuộc sống học sinh, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh thì các em dễ hiểu
hơn các lớp từ khác. Chẳng hạn: nhật, nguyệt, tiền, hậu, …


<b>Hoạt động 3: </b>


- Trình tự giảng dạy: Có 2 cách:



<i>- Cách 1: Nêu nghĩa của yếu tố/từ rồi đưa ra một số từ ngữ có chứa yếu tố/từ với </i>
nghĩa đó.


<i>- Cách 2: Giáo viên nêu ra một nhóm từ ngữ có chứa yếu tố cần dạy, rồi gợi ý cho </i>
học sinh từ nghĩa của các từ ngữ đó suy ra nghĩa của yếu tố cần dạy.


<b>Hoạt động 4: Có thể bằng các cách sau: </b>
+ Phương pháp “chiết tự”


+ Phương pháp dựa vào văn cảnh, ngữ cảnh


+ Phương pháp đối chiếu với từ thuần Việt đồng nghĩa
<b>Hoạt động 5: </b>


- Yếu tố Chính: có 5 nghĩa: 1. Ngay ngắn, chuẩn mực: chính xác, bất chính; 2.
Đúng ở thời điểm đó: chính ngọ; 3. (mặt) phải: chính diện; 4. quan trọng hơn cả,
trái với phụ: chính khóa, chính phẩm; 5. Ngay thẳng, đúng đắn, trái với tà: chính
đáng, chính nghĩa.


- Yếu tố Đảm: có 2 yếu tố đồng âm: 1. Cái mật, tính cách mạnh dạn: can đảm, đảm
lược; 2. Gánh vác, nhận lấy mà làm: đảm đang, đảm nhận, đảm bảo.


- Yếu tố Quân: có 3 yếu tố đồng âm: 1. Lực lượng vũ trang: quân đội, dân quân; 2.
a. Vua: quân chủ, minh quân, b. Từ tôn xưng người đàn ông: quân tử, táo quân; 3.
Đều, bằng nhau: quân bình, quân phân, bình quân


- Yếu tố Phu: có 4 nghĩa: 1. Người đàn ơng ở tuổi trưởng thành: đại phu, lão phu,
sĩ phu; 2. Người lao động nặng nhọc: xa phu, tiều phu, nông phu; 3. Người bị bắt
lao dịch: phu phen, phu làm đường; 4. Chồng: phu thê, phu quân, vọng phu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

hứa): phụ ước, phụ tình, phụ lịng tin; 4. a. Thêm vào: phụ cấp, phụ trách, b. Gần:
phụ cần, c. Khơng phải là chính: phụ phẩm, phụ tùng, phụ thuộc. d. (Nghĩa phát
triển): Góp, giúp thêm: phụ một tay; 5. Giúp đỡ, giúp thêm vào: phụ trợ


<b>Buổi 6: Thực hành </b>
<b>Hoạt động/ </b>


<b>Thời gian </b>


<b>Hoạt động của người hướng dẫn Hoạt động của học viên Ghi </b>
<b>chú </b>
Hoạt động 1


20 phút


Khởi động – Kiểm tra công việc
chuẩn bị của học viên


Thực hiện yêu cấu NHD
Hoạt động 2


<b>40 phút </b>


Mở rộng thành ngữ Hán Việt sau:


<i>Cao lương mỹ vị, Danh bất hư </i>
<i>truyền, Quả bất địch chúng, Bạch </i>
<i>diện thư sinh, Khơng tiền khống </i>
<i>hậu, </i>



Thảo luận và trình bày


Hoạt động 3
<b>40 phút </b>


<i>Mở rộng tục ngữ Hán Việt sau: Dĩ </i>


<i>bất biến ứng vạn biến, Nhân định </i>
<i>thắng thiên, tiên học lễ hậu học </i>
<i>văn, Vạn sự khởi đầu nan </i>


Thảo luận và trình bày


<b>Giải lao </b>
Hoạt động 4


<b>60 phút </b>


Tổ chức thực hành theo nhóm Các nhóm chuẩn bị thực
hành theo gợi ý của
người hướng dẫn
Hoạt động 5


<b>40 phút </b>


Thực hành


Con rồng cháu tiên (L6 T1 – tr 7) Đại diện nhóm trình bày
Sơn tinh thủy tinh (L6 T1- tr 36)



<b>* Tài liệu phát tay </b>


1. Con rồng cháu tiên (SGK lớp 6 – tập – trang 7)
2. Sơn tinh thủy tinh (SGK lớp 6 – tập – tramg 36)


*******


<b>* Thông tin phản hồi cho buổi 6 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i>- Thành ngữ Cao lương mỹ vị: (Cao: béo, lương: lương thực, mỹ vị: mùi vị thơm </i>


<i>ngon): các món ăn ngon, quý, sang trọng. </i>


<i>- Thành ngữ Danh bất hư truyền: (Danh: tiếng tăm, bất: không, hư: không thực, </i>


<i>truyền: truyền): tiếng tăm, danh tiếng truyền đi không sai với sự thực. </i>


<i>- Thành ngữ Quả bất địch chúng: (Quả: đơn độc, một mình; bất: khơng; địch: cự </i>


<i>lại; chúng: số đơng): một mình hoặc thiểu số thì khơng thể địch được số đông. </i>


<i>- Thành ngữ Bạch diện thư sinh: (Bạch:trắng, diện: mặt, thư sinh: học trò): chỉ </i>
người học trị cịn non trẻ, ít kinh nghiệm.


<i>- Thành ngữ Không tiền khống hậu: (Khơng: trống, trống rỗng, tiền: trước, </i>


<i>khống: trống, khơng có, hậu: sau): trước đây và sau này khơng bao giờ có. </i>


<b>Hoạt động 3: </b>



- Tục ngữ Dĩ bất biến ứng vạn biến: lấy cái bất biến (cố định) để ứng phó với cái
vạn biến (ln thay đổi); lấy cái nguyên tắc cứng rắn để đối phó với mọi tình hình
phức tạp.


- Tục ngữ Nhân định thắng thiên: Ý chí của con người, quyết tâm của con người có
thể thắng được sức mạnh của tự nhiên.


<i>- Tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn: Trước hết phải học phép tắc, sau đó mới học </i>
kiến thức.


- Tục ngữ Vạn sự khởi đầu nan: Việc gì khi bắt đầu đều khó khăn.


<b>Buổi 7: Thực hành </b>
<b>Hoạt động/ </b>


<b>Thời gian </b>


<b>Hoạt động của người hướng dẫn Hoạt động của học viên Ghi </b>
<b>chú </b>
Hoạt động 1


20 phút


Khởi động – Kiểm tra việc chuẩn bị
của học viên


Thực hiện yêu cấu NHD


Hoạt động 2


<b>80 phút </b>


Thực hành


Ý nghĩa văn chương (L7 T2 – t. 60) Đại diện nhóm trình bày
Nỗi oan hại chồng (L7 T2 – t.113) Đại diện nhóm trình bày
Trong lịng mẹ (L8 T1 – trang 15) Đại diện nhóm trình bày
Lão Hạc (L8 T1 – trang 38) Đại diện nhóm trình bày


<b>Giải lao </b>
Hoạt động 3


100 phút


Thực hành


Đánh nhau với cối xay gió (L8 T1
– trang 75)


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Hai cây phong (L8 T1 – trang 96) Đại diện nhóm trình bày
Đi bộ ngao du (L8 T2 – trang 98) Đại diện nhóm trình bày
Chuyện người con gái Nam xương


(L9 T1 – trang 43)


Đại diện nhóm trình bày


<b>* Tài liệu phát tay </b>


3. Ý nghĩa văn chương (Lớp 7 – tập 2 – trang 60)


4. Nỗi oan hại chồng (Lớp 7 – tập 2 – trang 113)
5. Trong lòng mẹ (Lớp 8 – tập 2 – trang 15)
6. Lão Hạc (Lớp 8 – tập 1 – trang 38)


7. Đánh nhau với cối xay gió (Lớp 8 – tập 1 – trang 75)
8. Hai cây phong (Lớp 8 – tập 1 – trang 96)


9. Đi bộ ngao du (Lớp 8 – tập 2 – trang 98)


10. Chuyện người con gái Nam xương (Lớp 9 – tập 1 – trang 43)
*******


<b>* Thông tin phản hồi cho buổi 7 </b>


Kết quả thực hành và đóng góp rút kinh nghiệm của các thành viên
<b>BÀI 5. </b>


<b>TỪ NGỮ HÁN VIỆT VÀ VIỆC GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG </b>
<b>CỦA TIẾNG VIỆT </b>


<b>Mục tiêu cần đạt: </b>


<i><b>Về kiến thức: Các căn cứ để nhận diện và từ Hán Việt . </b></i>
<i><b>Về kỹ năng: Nhận diện và sử dụng đúng từ Hán Việt </b></i>


<i><b>Về thái độ: Có thái độ đúng đắn khi sử dụng từ ngữ Hán Việt. </b></i>


<b>Phương pháp </b>
- Hỏi - đáp



</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>Buổi 8: Thực hành </b>
<b>Hoạt động/ </b>


<b>Thời gian </b>


<b>Hoạt động của người hướng </b>
<b>dẫn </b>


<b>Hoạt động của học </b>
<b>viên </b>


<b>Ghi </b>
<b>chú </b>
Hoạt động 1


10 phút


Khởi động - Chia tổ học tập mới Thực hiện yêu cấu
NHD


Hoạt động 2
45 phút


<i><b>Căn cứ để nhận diện từ Hán </b></i>
<i><b>Việt </b></i>


Có thể căn cứ vào đâu để nhận
diện từ Hán Việt?


Thảo luận nhóm



Hoạt động 3
<b>45 phút </b>


<i><b>Sử dụng đúng từ ngữ Hán Việt </b></i>


Chúng ta có thể sử dụng đúng từ
ngữ Hán Việt trên những phương
diện nào?


Thảo luận nhóm


<b>Giải lao </b>
Hoạt động 4


<b>40 phút </b>


<i><b>Việt hóa từ ngữ Hán Việt </b></i>


Có thể Việt hóa từ ngữ Hán Việt
bằng những cách nào?


Thảo luận nhóm


Hoạt động 5
<b>40 phút </b>


<i><b>Có thể thay thế từ ngữ Hán Việt </b></i>
<i><b>theo hướng Âu hóa? </b></i>



Trong thực tế chúng ta có thể
thay thế từ ngữ Hán Việt theo
hướng Âu hóa khơng?


Thảo luận nhóm


<b>Tổng kết lớp học </b>
<b>* Tài liệu phát tay </b>


<b>5. Từ ngữ Hán Việt và việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt </b>


<i><b>5.1. Căn cứ để nhận diện từ Hán Việt </b></i>


<i><b>5.1.1. Từ Hán Việt có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt </b></i>


Âm Hán Việt là là hệ thống ngữ âm mà người Việt dùng để đọc chữ Hán.
Âm này xuất phát từ âm Hán trung cổ thế kỷ VII. IX. Âm Hán Việt vẫn mang âm
hưởng ngoại lai nhất định, tạo ra một ranh giới ngữ âm giữa nó với âm thuần Việt.
<i>Bằng trực cảm bình thường, khi nghe các âm: nhãn quan, nhãn tiền, nhân phẩm, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

đó là những từ Hán Việt. Từng âm tiết trong từ cũng như từng từ Hán Việt thường
gợi cho ta liên tưởng tới âm của một từ ngữ thuần Việt tương đồng về nghĩa nào
đấy của từ. Chẳng hạn: “nhãn quan: nhãn = mắt, quan = nhìn, xem; “quốc kỳ”:
quốc = nước, kỳ = cờ; nhân phẩm = phẩm giá con người; lãnh địa = đất đai thuộc
quyền lãnh chúa; lãnh thổ = đất đai thuộc chủ quyền của một nước,…


Đối chiếu về mặt ngữ âm thì âm Hán Việt có một số điểm khác với âm thuần
Việt như sau:


<i>- Về phụ âm đầu và thanh điệu </i>



Các từ sau đây là từ Hán Việt:


<b>+ Các từ mở đầu bằng âm tiết khuyết phụ âm đầu và mang thanh bổng </b>
<b>(ngang, sắc hỏi): a tòng, a dua, á hậu, á khẩu, ảo tưởng, ảo ảnh, an khang, an lạc, </b>
<b>ân tình, ân nghĩa, ấn phẩm, ẩn ý, am tường, ám ảnh, ơn hịa, ổn định,… </b>


<b>+ Các từ mở đầu bằng âm tiết có phụ âm đầu ch, gi, kh, x và mang thanh </b>
<b>điệu bổng (trừ: xã, xạ): chu tồn, chú thích, chủ nhân, chướng khí, chưởng lực, </b>
<b>chân lý, chấn chỉnh, chẩn bệnh; gia đạo, giá băng, gián điệp, giang san, giáng hạ, </b>
<b>giám sát, giảm khinh, giao lưu, giáo án, giảo hoạt; khai trương, khái luận, khải </b>
<b>hoàn; xa giá, xá tội, xả thân, … </b>


<b>+ Các từ mở đầu bằng âm tiết có phụ âm đầu m, n, nh, v, l, d, ng và mang </b>
<b>thanh điệu ngang, ngã, nặng (trừ: lý, nhất, mùi,…): mao ốc, mạo nhận, mãn </b>
<b>nguyện, mạn đàm; nơ lệ, nỗ lực, nộ khí; nhân ái, nhẫn tâm, nhận diện; vi hành, </b>
<b>vĩ đại, vị ngộ; lê dân, lễ giáo, lệ phí; di tích, dĩ vãng, dị bản, dụng tâm; ngư dân, </b>
<b>ngữ âm, ngự giá, nghiêm đường … (để dễ nhớ trong việc phân biệt thanh hỏi, </b>
thanh ngã, GS Nguyễn Tài Cẩn đã đặt cơng thức: “Mình nên nhớ viết là dấu ngã”)


<i><b>Từ Hán Việt khơng có âm tiết mang các phụ âm g và r. </b></i>


<i>- Về phần vần </i>


<b>Âm Hán Việt khơng có các vần sau đây: </b>
+ ay, ắp, âng, ấc, ây (trừ: tây, tẩy)


+ e, en, ét, em, ép, eng, éc, eo.
+ ên, ết, êm, ia (trừ: kết, nghĩa, địa)
+ in, ít, im, íp (trừ: kim)



+ o (trừ: do, ngọ, nho, phó, thọ), on, ót, om, op, oen, oet


+ ong, oc (trừ: long, trọng, phong, phóng, phỏng, vong, võng, vọng, song,
trọc, học, phọc)


+ un, ut, uyp


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

+ ưn, ứt, ưm, ưp,…


Các âm tiết có vần – âm thuộc cả hai loại thuần Việt và Hán Việt thì có thể
dựa vào trật tự cú pháp từ ngữ và ý nghĩa khái quát của từ để phân biệt.


<i>- Về mặt ngữ pháp </i>


Các từ ngữ Hán Việt chưa được Việt hóa hồn tồn thường có cấu trúc ngữ
pháp ngược với từ ngữ Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: lục
quân, hải quân, giáo viên, địa phận …


Các từ ghép đẳng lập Hán Việt thường thường không thể thay đổi trật tự
giữa các thành tố, trừ vài trường hợp như: đơn giản => giản đơn, tranh đấu => đấu
tranh, ….


<i>- Về mặt ngữ nghĩa: </i>


Các từ ngữ Hán Việt thường có ý nghĩa khái qt, trừu tượng (có tính mơ hồ
về nghĩa).


<i>- Về mặt phong cách </i>



Các từ ngữ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, cổ kính, tĩnh tại; nó
thường được dùng trong phong cách sách vở.


<i><b>5.1.2. Từ Hán Việt là từ viết ra được bằng chữ Hán </b></i>


Về chữ viết thì chỉ có chữ Hán chứ khơng có chữ Hán Việt. Do vậy, đã là từ
Hán Việt thì từ đó phải viết ra được bằng chữ Hán khối vng mà người Hán đã
tạo ra. Thí dụ: nhãn quan 眼觀, nhãn tiền 眼前, nhân phẩm 仁品, nhân quyền
仁權, nhân tài 仁才, quốc gia 國家, quốc ca 國歌, quốc kỳ 國旗 …


Những từ do người Việt tạo ra bằng cách ghép yếu tố Hán Việt với yếu tố
Việt, như: thanh vắng, bao bọc, binh lính, chân thật, … và các từ được tạo ra bởi
ghép yếu tố Việt với yếu tố Hán Việt, như: chối từ, súng trường, súng lục, tàu thủy,
tàu chiến, tàu hỏa … có chứa yếu tố khơng viết ra được bằng chữ Hán nên cũng
không được xem là từ Hán Việt.


<i><b>5.1.3. Từ Hán Việt là từ được dịch nghĩa bằng từ thuần Việt </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

- Yếu tố Hán Việt tương ứng về nghĩa với từ thuần Việt: thiên 天 = trời, địa
地 = đất, cử 舉 = cất, tồn 存 = cịn, tử 子 = con, tơn 孫 = cháu, lục 六 = sáu, tam
三 = ba, gia 家 = nhà, quốc 國= nước, tiền 前 = trước, hậu 後 = sau, …


- Từ Hán Việt tương ứng về nghĩa với từ hoặc ngữ thuần Việt: quốc kỳ 國旂
= cờ tổ quốc, quốc lộ 國路 = đường do nhà nước quản lý, nhân danh 人名 = tên
người, nhân tính 人 性 = tính người, địa danh 地 名 = tên đất, thiên địa天 地= trời
đất, bình địa 平地 = đất bằng, bình nguyên 平原 = đồng bằng, hải phận 海 分 =
vùng biển, không phận 空 分 = vùng trời, gia cầm 家禽= lồi chim ni, gia súc
家畜= lồi thú ni, ….


<i><b>5.1.4. Khả năng sản sinh và tính độc lập hay không độc lập của yếu tố </b></i>


<i><b>Hán Việt </b></i>


- Đối với các từ Hán Việt đơn tiết có khả năng hoạt động tự do, mức độ Việt
hóa cao, khó nhận ra gốc Hán của chúng, ta có thể thử bằng cách ghép nó với một
yếu tố Hán Việt khác. Nếu được, thì đó là từ Hán Việt. Thí dụ muốn biết từ “cao”
trong câu ca dao: “Lên non mới biết non cao/ Ni con mới biết cơng lao mẹ thầy”
có phải là từ Hán Việt hay không, ta ghép “cao” với các yếu tố Hán Việt khác và sẽ
được: cao áp, cao cấp, cao đạo, cao đẳng, cao cường, cao hứng, cao kiến, cao niên,
cao ốc, cao sơn, cao thượng v.v… và khẳng định “cao” là từ Hán Việt.


- Để xác định các yếu tố xem chúng có gốc phải Hán Việt hay khơng, ta
cũng có thể làm như trên. Thí dụ xem xét yếu tố “hải”, ta cho “hải” kết hợp với các
yếu tố Hán Việt khác và thu được: hải âu, hải cảng, hải đăng, hải đảo, hải đồ, hải
lý, hải lưu, hải ngạn, hải phận, hải quân, hải sản, hải triều, … Vậy “hải” là yếu tố
Hán Việt.


- Đối với các từ Hán Việt đa tiết, tuy các yếu tố trong từ đều có nghĩa thực
(trừ một ít trường hợp như: tỳ bà, bồ đào, mã não, bồ tát, lưu ly, câu lạc bộ…)
nhưng phần lớn chúng không thể tách ra thành từ để hoạt động tự do được, bản
thân chúng đã tự thỏa hai điều kiện sau:


+ Các yếu tố đều có nghĩa thực (biết được bằng cách đối chiếu nghĩa với từ
thuần Việt).


+ Tất cả các yếu tố trong từ đều không thể tách ra thành từ để hoạt động tự
do. Cụ thể ta không thể tách “thảo” (một loại cỏ thơm) trong các từ sau để dùng
độc lập được: thảo mộc, thảo dã, thảo nguyên, cam thảo, phương thảo. Tương tự,
các yếu tố đi kèm với “thảo” cũng vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Cần phân biệt từ gốc Hán với từ mượn Hán. Từ gốc Hán là từ mượn Hán


nhưng theo ngữ âm thượng cổ, hoàn toàn chịu sự chi phối, tác động của ngữ âm
lẫn ngữ pháp tiếng Việt, đã biến hẳn thành từ thuần Việt. Thí dụ: chè, chữ, giếng,
tết, tuổi, tìm, rồng, râu.... Còn từ mượn Hán, ta quen gọi là từ Hán Việt thì cịn
mang cái vỏ ngữ âm đời Đường. Trong đó có những âm tiết dùng độc lập được
cũng đã trở thành từ đơn thuần Việt như: lệ, nguyệt, nghĩa, vũ … Còn đối với
những âm tiết không dùng độc lập được, phải kết hợp với âm tiết khác để tạo thành
từ. Đây mới là vấn đề càn bàn: nên tiếp tục mượn hay cần loại bỏ, nếu mượn thì
mức độ đến đâu?


Với cách đọc Hán Việt, các thành tố của âm tiết Hán đều “lọt thỏm” vào ngữ
âm tiếng Việt. Đọc từ Hán Việt chúng ta khơng cần có một cố gắng nào để điều
chỉnh hoạt động của bộ máy phát âm như khi đọc các từ có gốc Ấn – Âu. Vì thế,
một người bình thường hình như chẳng bao giờ thắc mắc để phân biệt từ thuần
Việt với từ Hán Việt. Chỉ có những nhà nghiên cứu mới bỏ công cho cái việc này.


<i><b>5.2.1. Sử đúng âm và nghĩa của từ ngữ Hán Việt </b></i>


Muốn sử dụng tốt từ ngữ Hán Việt, trước hết phải hiểu đúng âm và nghĩa
của chúng. Hằng ngày chúng ta thường thấy có hiện tượng dùng sai âm, sai nghĩa
một số từ ngữ Hán Việt. Chẳng hạn, đáng lẽ nói “gái mại dâm” có người lại nói là
“gái mãi dâm”, đáng lẽ nói là “khuyến mãi” người ta lại quen nói là “khuyến mại”,
bởi vì họ khơng phân biệt được “mại” với “mãi”. Trong từ Hán Việt, “mãi” 買 có
nghĩa là “mua”, cịn “mại” 賣 có nghĩa là “bán”. Tương tự, thay vì nói “hợp chúng
quốc” người ta lại nói “hợp chủng quốc”, “chúng cư” người ta cứ nói “chung cư”.
“Yếu điểm” là “điểm quan trọng” thì nhiều người lại hiểu là “điểm yếu”, trong khi
“điểm yếu” từ Hán Việt gọi là “nhược điểm”; “tiểu tâm” là cẩn thận, tỷ mỷ lại bị
hiểu là “bụng dạ nhỏ nhen”; “tiểu nhân” có nghĩa gốc là “quần chúng, nhân dân”,
nghĩa chuyển là “người thiếu phẩm chất, đạo đức (đối lập với “quân tử”) lại bị hiểu
là “trẻ con”, người nhỏ…



Có hiện tượng trên là vì người ta hay hiểu lầm hoặc phân biệt khơng rạch rịi
các từ Hán Việt gần âm hoặc gần nghĩa do các từ đó có những yếu tố chung trong
cấu tạo từ. Cho nên để sử dụng đúng từ Hán Việt thì việc phân biệt rạch ròi các từ
gần âm, gần nghĩa là điều rất quan trọng. Thí dụ:


<i>Bàn hồn: nghĩ quanh, nghĩ quẩn, </i>


không dứt ra được. VD: Nỗi riêng riêng
những bàn hoàn (Truyện Kiều)


<i>Bàng hoàng: trạng thái tinh thần </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i>Biện bác: dùng lý lẽ để tranh cãi. </i> <i>Biện bạch: trình bày lý lẽ, sự việc để </i>


thanh minh.


<i>Chiếm đoạt: lấy của người làm của </i>


mình bằng vũ lực hay bằng quyền thế.
VD: chiếm đoạt của công.


<i>Tiếm đoạt: người dưới chiếm của người </i>


trên, thần dân lấn át vua. VD: tiếm đoạt
ngôi vua.


<i>Khinh thị: coi thường </i> <i>Kỳ thị: phân biệt đối xử do thành kiến </i>
<i>Tuyên truyền: giải thích rộng rãi để mọi </i>


người tán thành, ủng hộ, làm theo. VD:


tuyên truyền đường lối, chính sách;
tuyên truyền bầu cử…


<i>Quảng cáo: giới thiệu rộng rãi cho </i>


nhiều người biết, nhằm tranh thủ được
nhiều khách hàng


<i><b>5.2.2. Sử dụng đúng sắc thái phong cách của từ ngữ Hán Việt </b></i>


Sử dụng từ ngữ đúng phong cách thì hiệu quả giao tiếp tốt, không sử dụng từ
ngữ đúng phong cách thì hiệu quả sẽ ngược lại. Khơng phải trường hợp nào dùng
từ Hán Việt cũng là hay, không phải lúc nào dùng từ thuần Việt cũng là tốt. Chúng
ta có thể nói” tơi cùng vợ tơi…, tơi cùng bà xã tôi…, tôi cùng nhà tôi…. Nhưng
không thể nói: Thủ tướng và vợ, Tổng thống và vợ…. mà phải nói là: Thủ tướng
và phu nhân, tổng thống và phu nhân… Chúng ta nói “bà ấy bị thổ huyết” chứ
không thể nói “bà ấy bị hộc máu”. (xem 2.3)


<i><b>5.3. Việt hóa từ ngữ Hán Việt </b></i>


Vai trị, vị trí, tầm quan trọng … của từ ngữ Hán Việt trong hệ thống ngôn
ngữ tiếng Việt đã rõ. Nhưng trong sử dụng từ Hán Việt không thể không chú ý đến
một xu thế tích cực và lành mạnh là: Việt hóa từ ngữ Hán Việt. Việt hóa từ ngữ
Hán Việt có thể theo hai cách:


Cách 1: Đổi các yếu tố Hán Việt thành các yếu tố thuần Việt. Thí dụ:


<b>Yếu tố Hán Việt </b> <b>Yếu tố thuần Việt Yếu tố Hán Việt </b> <b>Yếu tố thuần Việt </b>


Hỏa xa Xe lửa Hi hữu Ít có



Phi cơ Máy bay Văn sĩ Nhà văn


Ái quốc Yếu nước Hỏa tiễn Tên lữa


Hải phận Vùng biển Hiệu triệu Kêu gọi


(hội) hồng thập tự (hội) chữ thập đỏ Thủy quân lục
chiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Cách 2: Đổi trật tự các yếu tố cấu tạo hoặc trật từ theo trật tự ngữ pháp tiếng
Việt. Thí dụ:


<b>Trật tự Hán Việt Trật tự tiếng Việt Trật tự Hán Việt Trật tự tiếng Việt </b>


Dân ý Ý dân Chủ tịch đoàn Đoàn chủ tịch


Chỉ huy sở Sở chỉ huy Đoàn trưởng Trưởng đoàn
Cao xạ pháo Pháo cao xạ Đảng tính Tính đảng
Giao thơng hào Hào giao thông Cộng sản đảng Đảng cộng sản


Những từ được Việt hóa như trên đã được dùng rộng rãi và những từ ngữ
Hán Việt tương ứng đã trở thành từ cũ, chỉ còn sử dụng trong những trường hợp
nhất định.


<i><b>5.4. Có thể thay thế từ ngữ Hán Việt theo hướng Âu hóa? </b></i>


Trong chiều hướng hội nhập quốc tế ngày nay, chúng ta cần chú ý tới xu thế
thay thế một số từ Hán Việt bằng từ ngữ gốc Ấn – Âu để quốc tế hóa một số thuật
ngữ, tên gọi. Thí dụ:



<b>Gốc Hán Việt </b> <b>Gốc Ấn – Âu </b> <b>Gốc Hán Việt </b> <b>Gốc Ấn – Âu </b>


Sinh tố Vi-ta-min Tân Gia Ba Xin-ga-po


Dưỡng khí Ơ-xi Phi Luật Tân Phi-lip-pin


Thán khí Các-bon Tân Tây Lan Nui Di-lân


(đèn huỳnh quang) (đèn) nê-ông Mạc Tư Khoa Mát-xcơ-va


Máy thu thanh Ra-đi-ô Ba Lê Pa-ri


Tương tự, chúng ta cũng đổi Ý thành I-ta-li-a, Mễ Tây Cơ thành Mê-hi-cô,
Á Căn Đình thành Ác-hen-ti-na, … nhưng vẫn nói: (nước) Anh, Pháp, Thụy Điển,
Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hy Lạp, Mỹ/Hoa Kỳ…. Điều này chứng tỏ từ ngữ Hán Việt
vẫn có chỗ mạnh của nó trong lời ăn tiếng nói của người Việt. Cái mạnh ấy thể
hiện ở chỗ trong một số trường hợp việc Việt hóa bằng cách thay đổi yếu tố Hán
Việt bởi yếu tố Việt hoặc thay đổi trật tự của các yếu tố như đã nói ở trên khơng
thể bao qt hết ý nghĩa và chức năng của bản thân từ Hán Việt. Chẳng hạn: “đại
lộ” không thể đổi thành “đường lớn”, “tối tân” không thể đổi thành “mới nhất”.
Ngược lại “mọi mặt” không thể bao giờ cũng thay thế được “toàn diện”, “chấm
dứt” khơng thể bao giờ cũng thay thế được “đình chỉ”, …


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>******* </b>


<b>* Thông tin phản hồi cho buổi 8 </b>


<b>Hoạt động 1: Học viên thực hiện yêu cầu của người hướng dẫn về tổ chức </b>



<b>Hoạt động 2: Có thể dựa vào các căn cứ sau để xác định từ Hán Việt: Từ đó có vỏ </b>
ngữ âm là âm Hán Việt, là từ viết ra được bằng chữ Hán, là từ được dịch nghĩa
bằng từ thuần Việt, Khả năng sản sinh và tính độc lập hay khơng độc lập của yếu
tố Hán Việt


<b>Hoạt động 3: Chúng ta có thể sử dụng đúng từ ngữ Hán Việt trên 2 phương diện </b>
sau đây: Sử đúng âm và nghĩa của từ ngữ Hán Việt, Sử dụng đúng sắc thái phong
cách của từ ngữ Hán Việt


<b>Hoạt động 4: Có thể Việt hóa từ ngữ Hán Việt bằng những cách sau: Đổi các yếu </b>
tố Hán Việt thành các yếu tố thuần Việt, Đổi trật tự các yếu tố cấu tạo hoặc trật từ
theo trật tự ngữ pháp tiếng Việt.


<b>TÀI LIỆU SỬ DỤNG </b>


1. Dương Quảng Hàm - Việt Nam văn học sử yếu - Nxb HNV (tái bản) - 1996
2. Đào Duy Anh - Từ điển Hán Việt – Nxb Trường Thi – SG – 1957


3. Đặng Đức Siêu (chủ biên) – Giáo trình Ngữ văn Hán Nơm – Nxb ĐHSP - 2007
4. Hồng Phê (chủ biên) - Từ điển Tiếng Việt – Nxb Đà Nẳng (tái bản) - 1996
5. Lê Trí Viễn (chủ biên) - Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm - Nxb Giáo dục – 1984
6. Lê Nguyễn Lưu - Từ chữ Hán đến chữ Nơm - Nxb Thuận Hóa - 2002


7. Nguyễn Quang Ninh (chủ biên) – RLKN SD tiếng Việt - Nxb GD - HN - 2002
8. Nguyễn Tài Cẩn - Lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo) - Nxb GD – HN – 1995
9. Nguyễn Tài Cẩn - Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt - Nxb
ĐHQG Hà Nội (tái bản) – 2000


10. Nguyễn Thanh Hùng – PPDH Ngữ văn ở THCS – Nxb ĐHSP - 2007



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95></div>

<!--links-->
Đề vừa thi GD&ĐT Huyện HK I Lớp 9
  • 4
  • 285
  • 0
  • ×