Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG CỦA DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.33 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG CỦA DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁT HÀNH CHỨNG
KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐÔNG
NAM Á
2.1 Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á (SASC) tiền thân là công ty cổ phần
chứng khoán Seabank được đổi tên theo Quyết Định số 202/UBCK-GP ngày 11 tháng 03
năm 2009 của UBCK nhà nước. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
010301 5002 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp vào ngày 12 tháng 12 năm 2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, hiện tại
vốn điều lệ của Công ty là 200 tỷ đồng.
Công ty chính thức trở thành thành viên lưu ký của TTGDCK TP Hồ Chí Minh
ngày 05/01/2007, với số đăng ký thành viên lưu ký và thành viên giao dịch là 032. Ngày
07/03/2007, công ty chính thức đi vào hoạt động và đến ngày 20/03/2007 công ty đã được
TTGDCK TP Hồ Chí Minh trao quyết định công nhận tư cách thành viên. Theo đó công ty
trở thành thành viên thứ 34 tại TTGDCK TP Hồ Chí Minh.
Tên giao dịch của công ty là: Công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á.
Tên giao dịch tiếng anh là: Southeast Asian securities corporation.
Tên viết tắt: SASC
SASC có trụ sở chính tại 14 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 84 04 275 3812/3/4/5
Fax: 84 04 275 3816
Email:
Webside: www.seabs.com.vn
Công ty có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh tại 81 – 83 đường Cách mạng
tháng Tám, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh cùng rất nhiều đại lý đặt nhận lệnh tại các tỉnh
thành phố lớn trên cả nước.
Công ty CP chứng khoán Đông Nam Á thuộc loại hình công ty cổ phần, cổ đông
sáng lập là Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank). Đây là một trong
những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Với những kinh nghiệm dày
dặn trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính cùng với mức vốn lên tới hơn 4 nghìn tỷ thì đây là


sự đảm bảo cho những dịch vụ có thể được ngân hàng mẹ Seabank hỗ trợ cho công ty
chứng khoán.
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là chuyên cung cấp tất cả các dịch vụ chứng
khoán như môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu kí chứng khoán, tư vấn tài
chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán.
Sứ mệnh tầm nhìn của công ty: SASC hướng tới mục tiêu là một trong những công
ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam và định hướng trở thành 1 tập đoàn ngân hàng đầu tư
chuyên nghiệp.
Giá trị của công ty:
 Tối ưu hóa lợi nhuận và cơ hội đầu tư cho khách hàng là nền tảng cơ bản trong mọi
mọi hoạt động của chúng tôi. SASC luôn đối xử một cách công bằng với các chuẩn
mực đạo đức cao nhất đối với tất cả khách hàng.
 SASC xây dựng một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả, sáng tạo và
luôn hướng tới sự thành công của khách hàng.
 Giá trị của SASC được tạo dựng từ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, từ
Hội đồng Quản trị tới đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên nghiệp vụ đều hướng tới sự
hoàn hảo, minh bạch, trung thực, trách nhiệm và cởi mở.
 Hướng tới sự chuyên nghiệp và hoàn hảo trong chất lượng dịch vụ cùng cam kết
bảo mật của SASC sẽ mang lại cho khách hàng sự tin tưởng và tăng cường sức
mạnh cho các nhà đầu tư.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
a, Nhân sự
Ngay từ khi bắt đầu thành lập, SASC đã xác định rõ nguồn nhân lực là yếu tố quyết
định cho sự tăng trưởng và triển khai thành công chiến lược phát triển của công ty. Do đó,
công tác tuyển dụng và đào tạo được đặc biệt chú ý nhằm cung cấp cho công ty một đội
ngũ cán bộ có trình độ và năng lực tốt nhất, có đạo đức nghề nghiệp.
Hiện nay, sau hơn 3 năm thành lập công ty đã có đội ngũ lãnh đạo là các chuyên
gia tài chính giàu kinh nghiệm trong quản lý Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán với nền
tảng kiến thức tài chính chuyên sâu, cộng với bề dày kinh nghiệm về môi trường kinh
doanh có nhiều dịch vụ đa dạng và quan hệ hợp tác với các tổ chức Tài chính, ngân hàng

trong và ngoài nước có quy mô lớn.
Đội ngũ cán bộ nhân viên của SASC được đào tạo cơ bản tại các trường đại học
danh tiếng trong và ngoài nước, có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm
làm việc ở các công ty tài chính lớn, các hãng danh tiếng của nước ngoài tại Việt Nam.
Toàn thể lãnh đạo và nhân viên SASC luôn cố gắng hết mình để mang lại một môi
trường năng động, chuyên nghiệp, hiệu quả và nhiệt tình cho tất cả khách hàng.

Sự ra đời ngày càng nhiều công ty chứng khoán sẽ khiến sự cạnh tranh trở nên khốc
liệt và gay gắt hơn, song đây cũng chính là động lực để thị trường phát triển. Vấn đề đặt ra
cho các công ty chứng khoán nói chung và SASC nói riêng chính là việc công ty sẽ phải
xác định cho mình những thế mạnh riêng để nhắm tới phân khúc thị trường phù hợp.
b, Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HĐQT
BAN KIỂM SOÁT
HĐ ĐẦU TƯ BAN TGĐ
Phòng kiểm soát nội bộ và quản trị RR
Chi nhánh TP HCM
Khối đầu tư Khối môi giới Khối chức năng
Ban GĐ
P.thông tin điện toán
P.Tư vấn TCDN
P.Môi giới
P. Kinh doanh
P. Kế toán tài chính
P.HCNS
P.Tư vấn TCDN
P.KD&đầu tư
P. Kế toán tài chính
BP. KTTC

BP.KT giao dịch & QLquỹ
P.thông tin điện toán
P. HCNS
BP.Môi giới niêm yết
BP. Môi giới OTC
BP. PR& Marketing
BP. Dịch vụ KH
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức công ty cổ phần chứng khoán Đông Nam Á
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Tình hình chung
Quy mô vốn và cơ cấu vốn của công ty.
Với số vốn ban đầu của công ty SASC ngày đi vào hoạt động là 50 tỷ đồng. Hiện
nay, vốn điều lệ của công ty đã được nâng lên là 200 tỷ đồng.
Bảng 2.2: bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: VNĐ
STT TÀI SẢN 31/12/2009 01/01/2009
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 349.048.916.596 200.015.252.117
I Tiền và các khoản tương đương tiền 181.300.469.893 87.809.119.745
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 67.049.033.023 32.028.228.312
III Các khoản phải thu ngắn hạn 99.041.834.031 78.808.208.755
V Tài sản ngắn hạn khác 1.612.579.649 1.369.623.305
B TÀI SẢN DÀI HẠN 89.281.755.031 124.530.505.156
II Tài sản cố định 4.749.773.346 6.057.690.812
Tài sản cố định hữu hình 4.030.120.968 5.318.888.736
Tài sản cố định vô hình 719.652.378 738.802.076
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 82.614.509.240 116.338.221.740
V Tài sản dài hạn khác 1.917.472.445 2.134.592.604
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 438.330.671.627 324.545.757.273
NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ 283.403.362.831 197.518.679.326

I Nợ ngắn hạn 283.385.305.921 197.454.378.206
II Nợ dài hạn 18.056.910 64.310.120
B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 154.927.308.796 127.027.077.947
I Vốn chủ sở hữu 154.761.797.353 126.951.186.504
II Quỹ khen thưởng, phúc lợi 165.511.443 75.891.443
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 438.330.671.627 324.545.757.273
( Nguồn: BCTC năm 2009 trên trang Web chính thức của công ty SASC)
Xem xét bảng cân đối kế toán năm 2009 của công ty có thể nhận xét về một số chỉ
tiêu tài chính như sau:
- Khả năng thanh toán hiện hành(TSNH/Nợ NH): đầu năm là 1,01 cuối năm là 1,23
đều cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ và khả năng này đang dần
tốt lên.
- Khả năng tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu (VCSH/ tổng TS) đầu năm là 39%, cuối
năm giảm chỉ có 35% còn tỷ suất Nợ/tổng TS đầu năm là 61% đến cuối năm lại tăng lên là
65%. Điều này cho thấy công ty đang dần lệ thuộc vào nguồn vốn vay. Chứng tỏ khả năng
tự chủ về tài chính giảm.
- Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm đã tăng đáng kể so với đầu năm
( đầu năm khoảng 87 tỷ tới cuối năm là hơn 181 tỷ ), khoản phải thu khách hàng tuy so với
đầu năm có tăng lên ( đầu năm hơn 78 tỷ cuối năm hơn 99 tỷ) nhưng tỷ trọng khoản phải
thu so với tổng tài sản lại co chiều hướng giảm ( đầu năm là 24,28%, cuối năm là 22,6% )
chứng tỏ chính sách quản lý công nợ của công ty đang dần tốt lên nhưng với tỷ lệ này vẫn
còn khá cao, vì vậy công ty cần đẩy mạnh các biện pháp về thu hồi công nợ.
- Về đầu tư tài chính: đây là một hoạt động quan trọng của công ty. Hoạt động này
chiếm tỷ trọng khá cao, đầu năm là 45% ( ngắn hạn chỉ có 9%, dài hạn 36%) và cuối năm
là 34%( ngắn hạn 15%, dài hạn 19%) so với tổng tài sản. Như vậy ngoài những hoạt động
nghiệp vụ, SASC cũng tiến hành đa dạng hóa đầu tư tài chính để kiếm thêm lợi nhuận về
cho công ty. Cơ cấu đầu tư cũng có sự thay đổi. Nếu năm 2008 tập trung vào dài hạn thì tới
năm 2009 tập trung nhiều hơn sang ngắn hạn). Sự không ổn định của nền kinh tế năm 2009
có thể là lý do để công ty giảm bớt sự đầu tư tài chính và cơ cấu lại tỷ trọng đầu tư, từ đó
có thể giảm thiểu được rủi ro, cũng như thiệt hại cho công ty.

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008
1 Doanh thu 64.794.211.116 91.088.431.145
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 40.905.900
3 DTT về hoạt động kinh doanh 64.794.211.116 91.047.525.245
4 Chi phí hoạt động kinh doanh 26.483.617.608 177.418.795.971
5 LN gộp của hoạt động KD 38.310.593.508 (86.371.270.726)
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.757.125.443 16.850.805.881
7 LN thuần từ hoạt động KD 27.553.468.065 (103.222.076.607)
8 Thu nhập khác 1.106.146.610 217.141.281
9 Chi phí khác 849.003.826 17.902.932
10 Lợi nhuận khác 257.142.784 199.238.349
11 Tổng LN kế toán trước thuế 27.810.610.849 (103.022.838.258)
12 Chi phí thuế TNDN - -
13 Lợi nhuận sau thuế TNDN 27.810.610.849 (103.022.838.258)
( Nguồn: BCTC năm 2009 trên trang Web chính thức của công ty SASC)
Nhìn vào chỉ tiêu doanh thu của 2 năm ta thấy rằng tuy năm 2008 doanh thu cao hơn
năm 2009 nhưng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2009 cao hơn năm
2008 thậm chí năm 2008 âm hơn 103 tỷ. Năm 2008, cùng với chiều hướng đi xuống của
thị trường chứng khoán, công ty đã có lợi nhuận sau thuế âm. Tuy doanh thu chứng khoán
cao nhưng không gánh đỡ được chi phí hoạt động kinh doanh. Sang năm 2009, sự ổn định
hơn của thị trường chứng khoán Việt Nam và năng lực vốn có của công ty cũng thúc đẩy
hoạt động nghiệp vụ hiệu quả hơn.
2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh theo từng lĩnh vực
Ngày 22/12/2006 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động kinh
doanh cho công ty chứng khoán SASC, theo đó công ty được phép thực hiện các nghiệp vụ
sau:
• Môi giới chứng khoán
• Tự doanh chứng khoán

• Lưu ký chứng khoán
• Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
• Ủy thác đấu giá…
- Nghiệp vụ môi giới và lưu ký

×