Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DAĐT TẠI NHNT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.62 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DAĐT TẠI NHNT VIỆT NAM.
I. Khái quát về NHMT Việt Nam.
1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNT.
a. Quá trình hình thành
Cục quản lý ngoại hối - tổ chức tiền thân của NHNT Việt Nam - là một bộ phận
của Ngân hàng Trung ương Việt Nam. Hoạt động với các chức năng sau đây:
*Quản lý và kinh doanh ngoại hối, không để tiền vốn quốc gia chạy ra nước
ngoài.
*Quản lý việc mua và bán ngoại hối dưới mọi hình thức (trao đổi tiền mặt,
chuyển ngân...)
*Kiểm soát mọi kinh doanh và chuyển vận vàng, bạc.
*Nghiên cứu vấn đề hối đoái với ngoại quốc, đề nhgị những thể lệ về ngoại hối.
Từ thập kỷ 60 trở đi, tình hình mới đòi hỏi phải có những thay đổi và chuyên
môn hoá hơn nữa về mặt tổ chức. Cho đến năm 1960, Việt Nam đã có quan hệ với
141 Ngân hàng của 34 nước. Trong quan hệ đó, nếu nhập cuộc cả hai chức năng
quản lý và kinh doanh ngoại tệ vào một đầu mối thì không còn thuận tiện cho việc
giải quyết những quan hệ đã ngày càng đa dạng và phức tạp hơn trước nhiều.
Tại bộ máy Ngân hàng Nhà nước Trung ương cũng đã đến lúc đặt ra yêu cầu
thành lập một Ngân hàng chuyên nghiệp ngoại hối, có vị trí pháp lý và chức danh
giao dịch trên thương trường Việt Nam và quốc tế, thay thế Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam là cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đây không phải chỉ là vấn đề
riêng của Việt Nam mà là yêu cầu và xu hướng chung của các nước trong phe xã
hội chủ nghĩa thời kỳ đó.
Để đáp ứng yêu cầu đó, ngày 30-10-1962, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà ban hành NĐ số 115/CP về việc thành lập Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam.
Với 2 nghị định 171/CP (Ngày 26-10-1961 Hội đồng Chính phủ đã ra quyết
định số 171/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy Nhà nước
Nhà nước Việt Nam. Theo văn bản Nhà nước thì công tác quản lý và kinh doanh
ngoại hối được thực hiện bởi cục ngoại hối, Ngân hàng ngoại thương. Nhưng trong
thực tế, về phương diện tổ chức pháp nhân thì chỉ có cục ngoại hối có danh nghĩa


để làm việc.) và NĐ 115/CP, trong ngành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành
2 tổ chức khác nhau, đảm đang 2 chức năng khác nhau trong lĩnh vực ngoại hối:
công tác quản lý ngoại hối và nghiên cứu chính sách vĩ mô là cục ngoại hối, còn tổ
chức hoạt động kinh doanh ngoại hối là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.Theo
NĐ 171/CP các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước về ngoại hối sẽ
được bàn giao từ cục ngoại hối sang Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai NĐ 115/CP, vào
ngày 1- 4-1963 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chính thức ra mắt và đi vào
hoạt động, với tư cách một pháp nhân Ngân hàng thương mại giao dịch trên thương
trường trong nước và quốc tế. Kể từ ngày đó, thương hiệu Ngân hàng ngoại thương
Việt Nam chính thức ra đời, với tên tiếng Anh là Bank for Foreign Trade of
VietNam, viết tắt là Vietcombank.
b. Quá trình phát triển.
Từ năm 1988 trở về trước NHNT là Ngân hàng duy nhất thực hiện chức năng
của một trung tâm thanh toán quốc tế, thực hiện quan hệ đối ngoại thông qua các
nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán quốc tế và thực hiện những khoản vay nợ, tiếp nhận
viện trợ của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế.
Ngày 21/9/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 286 QĐ-
Ngân hàng thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90 ( Theo QĐ 90 của
Thủ tướng Chính phủ ngày Ngân hàng Nhà nước/thư tín dụng/1994).
NHNT đã phát triển một mạng lưới chi nhánh trong nước rộng lớn và có một số
ở nước ngoài . Bên cạnh đó, Vietcombank đã mở rộng thị trường của mình thông
qua liên doanh với một số Ngân hàng, tập đoàn Tài chính lớn trên thế giới, hoặc có
các cổ phần tại các NHTM cổ phần.
NHNT Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt
Nam. Được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, NHNT
đồng thời là thành viên hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, và thành viên hiệp hội Ngân
hàng Châu Á. Là một Ngân hàng luôn đi đầu trong lĩnh vực đối ngoại ở Việt Nam,
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như là một Ngân hàng có
uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại hối bảo

đảm Ngân hàng và các dịch vụ tài chính, bên cạnh đó còn phát hành một số loại thẻ
như Visa card, ATM,... Hơn mười năm đổi mới cùng hệ thống Ngân hàng Việt
Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
và tạo được lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường tài chính Việt Nam. Những thế
mạnh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam có thể kể đến: Ngân hàng chuyên
năng về kinh doanh hoạt động ngoại hối, với đội ngũ tư duy nhạy bén và năng
động, mặt bằng công nghệ tương đối cao, bộ máy tổ chức gọn nhẹ giúp cho việc
phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn.
Hiện nay Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống
vững mạnh gồm:
*24 chi nhánh cấp I, trong đó:
- Một công ty cho thuê tài chính và thư tín dụng văn phòng đại diện ở nước
ngoài
- Một công ty Chứng khoán
- Một công ty khai thác tài sản AMC
* Và 16 chi nhánh cấp II trong cả nước
* Một công ty tài chính tại HongKong và 3 văn phòng đại diện ở Paris,
Moscow, Singgapo.
* Góp vốn cổ phần cho 6 doanh nghiệp ( 2 công ty bảo hiểm, thư tín dụng công
ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỷ thuật), 7 Ngân hàng và 1 quỹ tín
dụng.
* Tham gia liên doanh với 4 nước trên thế giới
Vietcombank có quan hệ mạng lưới đại lý lâu đời, rộng lớn và đa dạng. Hiện
nay, Ngân hàng đã có quan hệ đại lý với hơn 1300 Ngân hàng tại 85 nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm
vi toàn cầu.
2. Chức năng nhiệm vụ của NHNT.
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là một ngân hàng quốc doanh hoạt động
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có đầy
đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật ngân hàng và Luật doanh nghiệp. Theo đó Ngân

hàng có những chức năng và nhiệm vụ sau:
* Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác nhau.
* Cho vay ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
đối với các thành phân kinh tế.
* Cho vay uỷ thác theo các chương trình của Chính phủ, chủ đầu tư trong và
ngoài nước ...
* Phát hành kỳ phiếu bằng ngoại tệ.
* Chuyển tiền trong và ngoài nước
* Thực hiện nghiệp vụ hối đoái
* Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất-nhập khẩu, bảo lãnh
và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiểm đếm, giao
nhận tiền tận nơi cho khách hàng.
* Dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn
quốc và qua hệ thống SWIFT trên toàn thế giới.
* Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính.
Và thực hiện các nghiệp vụ nghân hàng khác...
3. Tình hình và kết quả hoạt động của NHNT.
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến cố lớn như cuộc
khủng hoảng tài chính và tiền tệ năm 1997, đồng tiền chung Châu Âu ra đời, sự cố
máy tính, sự sáp nhập của các tập đoàn kinh tế, định chế trong hệ thống tài chính
Ngân hàng thế giới tiếp tục diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt
Nam trên các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nên tốc độ
phát triển kinh tế chỉ được duy trì ở mức khiêm tốn. Tuy vậy, cùng với những biện
pháp tháo gỡ khó khăn lĩnh hoạt của Chính phủ, NHNN Việt Nam thì với những cố
gắng, nổ lực lớn lao của mình NHNT vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao
và ổn định qua các năm. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng
hoạt động tín dụng của NHNT đã được cải tiến về nhiều mặt nên đảm bảo được
chất lượng tốt, các dịch vụ Ngân hàng luôn được cải tiến về chất lượng và đa dạng
hoá nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Ngoài các hoạt động cho vay thông thường NHNT đã tăng cường hoạt động

qua thị trường liên Ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua, NHNT luôn
phát huy vai trò là một Ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán
quốc tế toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và dịch vụ tài chính,
Ngân hàng quốc tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt NHNT vẫn giữ vững
được thị phần ở mức cao và ổn định.
Song song với các hoạt động kinh doanh, NHNT luôn chú trọng đến các hoạt
động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu vào
công nghệ Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng bán lẻ (Vietcombank-2010) - một bộ
phận của chiến lược phát triển công nghệ Ngân hàng- được đưa vào sử dụng từ
tháng 9/1999 tại Sở Giao dịch và đến nay đã triển khai trong toàn hệ thống NHNT.
Xác định được những khó khăn trước mắt cũng như trong tương lai, nhằm hội nhập
với bên ngoài theo đuổi các chuẩn mực Ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế
giới, NHNT Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2010 với những
định hướng lớn và toàn diện đảm bảo cho Ngân hàng phát triển lành mạnh mang
lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng, bạn hàng cũng như cho Ngân hàng.
Vài nét về tình hình tài chính qua các năm
(đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002
Lợi nhuận/Tổng tài
sản có
0.41% 0.32% 0.40% 0.40%
Lợi nhuận/Vốn tự có 9.09% 10.35% 15.36% 7.48%
Thu nhập cả năm
- Tổng thu nhập
- Thu lãi
-Thu nhập ròng từ lãi
- Lợi nhuận trước thuế
2.023.959
1.828.336

583.173
187.480
2.429.871
2.164.885
712.867
212.385
5.604.711
5.067.395
1.263.531
312.815
3.873.146
3.347.317
860.727
328.951
Các chỉ số khác
- Tổng tài sản
- Cho vay
- Tổng giá trị tiền gửi
- Vốn tự có
45.269.564
9.322.018
33.213.221
2.062.533
65.633.10
8
14.421.35
5
43.748.34
8
2.051.580

76.861.819
16.504.803
57.239.068
2.036.625
81.495.678
29.295.180
56.422.150
4.397.848
TIẾP NHẬN HỒ SƠ VAY VỐN
THẨM ĐỊNH HỒ SƠ PHÁP LÝ
THẨM ĐỊNH DN VAY VỐN
THẨM ĐỊNH DAĐT
THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BĐTV
RA QUYẾT ĐỊNH CHO VAY
III. Thực trạng thẩm định DAĐT tại NHNT.
1. Quy trình và nội dung thẩm định DAĐT tại NHNT
Quy trình:
Đây là quy trình và nội dung báo cáo thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam soạn
thảo và áp dụng chung cho toàn hệ thống.
1.1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:
Phòng tín dụng tổng hợp là nơi nhận hồ sơ xin vay vốn cho các dự án đầu tư
trung và dài hạn. Các dự án do khách hàng mang đến được tổng hợp và trình lãnh
đạo phòng. Trên cơ sở đó trưởng phòng tín dụng tổng hợp sẽ phân công cán bộ
trực tiếp thẩm định theo một trình tự và thời gian xác định. Thời gian thẩm định
và ra quyết định cho vay không quá 25 ngày làm việc kể từ khi chi nhánh nhận
được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu
cầu của ngân hàng.
1.2. Thẩm định hồ sơ pháp lý:
Báo cáo rất chú trọng và yêu cầu thực hiện một cách đầy đủ các nội dung trong
thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. Ngân hàng yêu cầu khách hàng cung

cấp hồ sơ pháp lý theo hướng dẫn tại điều 7 và điều 14 tại quyết định 407/QĐ -
NHNT- HĐQT ngày 29/ 03/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Theo đó các vấn đề cán bộ thẩm định của ngân hàng cần quan tâm là:
- Tên gọi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc
- Quyết định thành lập và các giấy phép kinh doanh cần thiết.
- Các đơn vị trực thuộc và số lao động của toàn đơn vị
Đặc biệt, có hai vấn đề được chú trọng quan tâm:
Thứ nhất, tài khoản giao dịch tại các tổ chức tín dụng đồng thời là số dư và
quan hệ vay trả với các ngân hàng khác nếu có. NHNT yêu cầu thực hiện kiểm tra
điều này qua Trung tâm thông tin tín dụng (ICC).
Thứ hai, tư cách Giám đốc, đặc biệt với các công ty thuộc khu vực tư nhân.
Ngân hàng chủ trương coi trình độ học vấn, sức khoẻ, kinh nghiệm sản xuất kinh
doanh, các mối quan hệ xã hội liên quan, ... của Giám đốc là cơ sở để đánh giá về
doanh nghiệp vay vốn.
1.3. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn .
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tiến hành thẩm định doanh nghiệp vay vốn
theo 3 nội dung:
1.3.1 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp vay vốn được phân tích dưới hai góc độ:
* Vốn và quan hệ với Ngân hàng.
Ở đây các Ngân hàng quan tâm tới tổng số vốn tự có của doanh nghiệp bao
gồm vốn lưu động và vốn cố định.
Ngoài ra khi xem xét tổng dư nợ vay và bảo lãnh của doanh nghiệp tại các tổ
chức tín dụng, ngân hàng lập bảng kê để theo dõi, đối tượng được chia ra thành
vay ngắn hạn và dài hạn, vay bằng VND và vay bằng ngoại tệ. Nếu có nợ quá hạn
thì quá hạn ngắn, trung hay dài hạn, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn (đối tượng
vay, nguyên nhân chủ quan, khách quan...), khả năng thu hồi...
* Tình hình công nợ hiện tại của doanh nghiệp
- Tổng số nợ phải thu:
- Tổng số nợ phải trả:

Khi phân tích công nợ doanh nghiệp được yêu cầu phải có sự giải thích hợp lý
đồng thời giải trình tình hình và khả năng trên thực tế thu hồi các khoản nợ lớn.
1.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp
Trong báo cáo, NHNT tập trung xem xét 2 chỉ tiêu chính là khả năng thanh
toán và tỷ lệ cơ cấu tài chính. Điều này thể hiện rằng NHNT quan tâm đến mức
độ nợ nần của doanh nghiệp cũng như khả năng doanh nghiệp trả nợ cho các món
vay. Đây là điều dễ hiểu đối với các ngân hàng khi mục tiêu trước mắt của họ khi
cho vay vốn là khả năng người vay sẽ trả được nợ.
Ngoài ra đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá, NHNT dùng một số chỉ tiêu
về phân phối lợi nhuận, còn gọi là các tỷ suất giá trị thị trường để xem mức độ
đánh giá của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp:
- Thu nhập cổ phần = Lợi nhuận sau thuế/ Số lượng cổ phiếu thường
- Cổ tức = Lợi nhuận đem chia/ Số lượng cổ phiếu thường
- Tỷ lệ trả cổ tức = Cổ tức/ Thu nhập cổ phiếu
Tuy còn sơ lược nhưng các chỉ tiêu này đã thể hiện sự quan tâm của NHNT
đối với thực tiễn nền kinh tế mà quy trình thẩm định trên lý thuyết chưa đề cập
đầy đủ.
Các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất được lập thành bảng theo mẫu sau:

×