Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.4 KB, 12 trang )

Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà
I. Định hướng, mục tiêu phát triển của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà.
1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới
Trong 5 năm tới phải hình thành ngành nghề mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao
trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể là: ngành sản xuât các loại
bút, các loại học cụ, nâng tỷ trọng đáng kể các sản phẩm chế biến từ giấy, các loại
đồ dùng văn phòng....
Ngoài ra phát triển song song ngành nhựa theo hướng hoàn thiện và nâng
cao trình độ công nghệ để sản xuất hàng có chất lượng cao như sản xuất vở giá
cạnh tranh đảm bảo tốc độ tăng trưởng tư 30 - 40% đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đối với các hàng văn phòng phẩm khác thì tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất
các mặt hàng có giá trị cao, chất lượng và thẩm mỹ đẹp, tạo dựng được sự tiện
dụng tối đa của người tiêu dùng.
Nghiên cứu đưa ra ngành hàng mới về văn phòng phẩm sao cho vừa phù hợp
công nghệ sẵn có, vừa có tiềm năng thị trường hoặc có ít đối thủ cạnh tranh để
chuẩn bị cho sự tăng trưởng sau này đó là:
- Sản xuất các sản phẩm ngành văn hoá phẩm như: Vở tập viết, tập tô chữ,
tập tô tranh, học tiếng anh, truyện tranh, bưu thiếp lịch...
- Sản phẩm văn phòng: Túi đựng, file các loại, túi sách, hộp.... bằng màng
nhựa PP.
- Đồ nội thất học tập văn phòng: bàn ghế học tập văn phòng....
- Trang bị cho học sinh từ quần áo, cặp sách, giầy, bít tất.. đồng phục
* Các sản phẩm kim khí:
- Duy trì và chuyển dần sang sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm nhựa,
kim khí văn phòng phẩm như: bảng, hộp cắm buét, bàn ghế tủ...
Coi tiêu thụ là khâu trọng tâm, bằng mọi cách mở rộng và chiếm lĩnh thị
trường miền Bắc. Kèm theo đó là khuyếch trương thương hiệu bằng qua các hình
thức quảng cáo theo hướng xã hội hoá thương hiệu bằng cúp Trạng Nguyên Hồng
Hà, cup U9 Hồng Hà.... tiếp tục đăng ký các nhãn hiệu hàng hoá để bảo vệ trong
nước khu vực ASEAN và Trung Quốc. Với mức tăng trưởng 40% nhưng tăng lao


động chỉ được phép dưới 10% nên công tác đào tạo và đào tạo lại, tăng cường
trang thiết bị, phần mềm văn phòng, tăng cường độ lao động.... tiếp tục bổ sung kỹ
sư, công nhân in, công nhân kỹ thuật có trình độ, có đạo đức để đào tạo.
Tiếp tục chấn chỉnh công tác hạch toán - thống kê nhằm đáp ứng việc phân
tích số liệu vào thời gian sớm nhất để lãnh đạo và bộ phận làm kế hoạch có thể đưa
ra những quyết định kịp thời chính xác, nhất là công tác kế hoạch cần được tăng
cường tránh để mất cân đối giữa các loại sản phẩm vật tư...chú trọng công tác an
toàn vệ sinh lao động và công tác thi đua trong toàn Công ty.
2. Định hướng quy hoạch, sắp xếp, cải tạo cơ sở sản xuất:
Từng bước hoàn thành cơ sở sản xuất tại Cầu Đuống, tại đây sẽ bố trí các
công nghệ, thiết bị sản xuất có độc hại, bụi bẩn, tiếng ồn,..... các sản phẩm cần có
mặt bằng rộng rãi, kho tàng nhiều ... theo nguyên tắc vừa đủ chuyển từ 25 Lý
Thường Kiệt sang vừa đầu tư phát triển mới. Tại đây sẽ xây dựng mô hình quản lý
và hạch toán riêng, tập dượt để tiến tới mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá.
3. Định hướng về thực hiện chủ trương sắp xếp doanh nghiệp.
Công ty sẽ thành lập một tổ công tác để nghiên cứu luật doanh nghiệp để
chuẩn bị trước các điều kiện để chuyển Công ty thành Công ty cổ phần.
II. Cơ hội và thách thức của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà trong thời
gian tới.
1. Những cơ hội và thách thức.
Trên cơ sở kế hoạch chung Công ty có thể lập các kế hoạch hỗ trợ, (các kế
hoạch tác nghiệp: kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài
chính,...nhằm xác định các mục tiêu giải pháp, phương án huy độngvà khai thác
khả năng và nguồn lực thực hiện có hiệu quả phương án mục tiêu trên.
* Về điểm mạnh: là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty văn phòng phẩm
Hồng Hà có ưu thế khác hoạt động so với các Công ty khác cũng lĩnh vực, được sự
hỗ trợ từ Nhà nước cộng với kinh nghiệm sản xuất lâu năm. Ngoài ra việc xác định
đánh giá nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của khách hàng được Công ty chú
trọng khai thác thông qua điều tra nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
+ Về điểm yếu: Hiệu quả kinh doanh chưa cao, chưa tận dụng đựa lợi thế

nguồn nhân lực, công tác quản lý, điều hành, còn rườm rà, chậm chạp, ngoài ra
trong điều kiện hiện nay, với nguồn tài nguyên sản xuất giấy ngày càng khan
hiếm... thì cần có một hướng đi mới trong công tác dự báo sản xuất nhằm đưa ra
một hướng giải quyết mới khi mà nguồn nguyên liệu có hạn.
+ Về cơ hội: Nhờ có địa bàn hoạt động rộng công tác tìm kiếm thị trường đã
cải thiện đáng kể và nhờ có sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ Nhà nước Công ty đã có
nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình.
+ Thách thức: Những năm trở lại đây nền kinh tế của các nước trong khu
vực và thế giới nhiều biến động như: chiến tranh, khủng bố...những tác động này
có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu. Ngoài ra các luôn tự đổi mới máy móc thiết bị, áp
dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng trên thị trường.
Là doanh nghiệp Nhà nước Công ty gặp nhiều khó khăn như; nguồn vốn
kinh doanh còn hạn hẹp, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chưa thực sự năng động.
2. Xác định mục tiêu kinh doanh
Việc xác định mục tiêu kinh doanh được thể hiện bằng mục tiêu chung và
mục tiêu cụ thể.
Trong đó mục tiêu chung là:
+ Hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh đặt ra.
+ Tiếp tục đổi mới hoàn thiện bộ máy quản lý.
+ Mở rộng thị trường.
+ Tận dụng các nguồn nhân lực để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị
trường.
Các mục tiêu cụ thể.
+ Tổng doanh thu của Công ty.
+ Hoàn thành nghĩa vụ Nhà nước; ngân sách, thuế, ...và thu nhập của cán bộ
công nhân viên.
+Lợi nhuận thu được hàng năm của doanh nghiệp.
+ Căn cứ vào định hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước và mục tiêu
phát triển của Công ty:
Đây chính là việc xem xét các chủ trương định hướng của Đảng và Nhà

nước về hai lĩnh vực hoạt động của Công ty là hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hệ
thống pháp luật quy định cũng dần được hoàn thiện tại điều kiện cho Công ty chủ
động tự hạch toán kinh doanh độc lập, mở rộng thị trường.
+ Căn cứ vào tình hình của Công ty:
Cùng với sự phát triển chung của đất nước Công ty văn phòng phẩm Hồng
Hà với sự nỗ lực của mình đã thực hiện tốt việc sản xuất kinh doanh tạo đà cho
bước phát triển tiếp theo của Công ty.
+ Căn cứ vào năng lực của Công ty: căn cứ vào trình độ, số lượng lao động,
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Nguồn lao động.
- Nguồn nhân sự của Công ty khá ổn định; trong đố số người có trình độ
ĐH, CĐ là tương đối cao. Ngoài ra Công ty còn có một đội ngũ lao động lành
nghề
- Nguồn tài chính: Hiện nay tổng vốn kinh doanh của Công ty cũng chưa
cao. Chính vì lẽ đó trong thời gian tới để mở rộng quy mô của mình Công ty nên
tiến hành các hình thức vay, huy động vốn trong dân.. .. để có thêm vốn phục vụ
sản xuất kinh doanh .
Căn cứ vào dự báo của năm kế hoạch.
Đó là việc dự báo về việc thay đổi của tỷ giá hối đoái, lạm phát và các dự
báo Công ty như dự báo bán hàng... khi mà các căn cứ được xác định thì có thể lập
các phương án kinh doanh và lựa chọn các phương án kinh doanh . Công việc này
đòi hỏi khá nhiều thời gian và chi phí trong khi Công ty còn có nhiều hạn chế về
mặt thời gian và tài chính. Do vậy, thực tế quá trình này khó có thể thực hiện được.
III. Giải pháp hoàn thiện về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công
ty văn phòng phẩm Hồng Hà
1. Tổ chức lại hệ thống kế hoạch
Kế hoạch là một công cụ quản lý quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ
doanh nghiệp nào, nó có nhiệm vụ tham mưu, giúp cho ban Giám Đốc trong việc
xác định mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai.

Xây dựng quy chế, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các bộ
phận làm công tác kế hoạch phù hợp với điều kiện của Công ty. Cụ thể là cung cấp
thông tin phục vụ việc xây dựng kế hoạch kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các
phòng ban, bộ phận.
Bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ làm kế hoạch.

×