Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.03 KB, 17 trang )

BÁO CÁO TỔNG HỢP TRẦN THỊ LÝ
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY BÁNH
KẸO HẢI CHÂU
Con người là một trong các nguồn lực sản xuất, con người vừa là động lực vừa
là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội. Sự thành công hay thất bại trong kinh
doanh có liên quan mật thiết đến những vấn đề lợi ích, nghệ thuật quản lý, sự
nghiệp đào tạo và lao động sáng tạo, năng lực tiềm tàng trong mỗi con người. Ngày
nay, tuy khoa học công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh
doanh, song việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới là điều kiện tiên
quyết để nâng cao hiệu quả sản xuất và để thực hiện nhiệm vụ đó không thể không
kể đến vai trò quan trọng của con người. Máy móc thiết bị dù có hiện đại đến đâu
thì cũng đều do con người sáng tạo ra, đồng thời những máy móc thiết bị đó phải
phù hợp với trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức, trình độ sử dụng của con người thì
mới mang lại hiệu quả. Bằng lao động sáng tạo của mình, con người đã tạo ra
những công nghệ tiên tiến, những thiết bị máy móc hiện đại, những nguyên vật liệu
mới…có hiệu quả hơn. Con người trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị để tạo ra
những kết quả cho Công ty, hiệu quả của quá trình này thể hiện ở việc tận dụng tối
đa công suất của máy móc thiết bị, tận dụng nguyên vật liệu nhằm tăng năng suất
lao động... Chính vì vậy, việc chăm lo cho đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ
chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của các Công ty
hiện nay. Sử dụng tốt nguồn lao động biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian
lao động, tận dụng hết trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của người lao động,
ý thức, kỷ luật lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản
phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty.
I. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Phân tích công việc là việc xác định quyền hạn và trách nhiệm, kỹ năng theo
yêu cầu của công việc và xác định nên tuyển người như thế nào để thực hiện công
việc tốt nhất.
1
QTKD9-HN KHOA KINH TẾ PH P CHÁ Ế
1


BÁO CÁO TỔNG HỢP TRẦN THỊ LÝ
Phân tích công việc là việc đầu tiên cần thiết phải biết của một quản trị gia
trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Phân tích công việc mở đầu cho các vấn đề tuyển
dụng nhân viên, là cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp. Một quản trị gia không
thể tuyển chọn đúng nhân viên, đặt đúng người vào đúng chỗ nếu không phân tích
công việc.
Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu đặc điểm của công
việc, là tài liệu cho việc xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công
việc .
Bản mô tả công việc là bản liệt kê các quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện
công việc, các điều kiện làm việc, trách nhiệm cần phải giám sát và các tiêu chuẩn
cần đạt được.
Bản tiêu chuẩn công việc là văn bản tóm tắt những yêu cầu về các phẩm chất
cá nhân, các đặc điểm về trình độ học vấn, năng lực của người thực hiện công việc.
Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông tin
cơ sở cho việc tuyển lựa và đào tạo nhân viên, đánh giá việc thực hiện công việc và
thù lao lao động.
Công ty Bánh kẹo Hải Châu có quy mô rộng, quy trình công nghệ bao gồm
nhiều dây chuyền, nhiều công đoạn từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
l Phân tích công việc trong Công ty Bánh kẹo Hải Châu được phân chia theo
từng nhiệm vụ chức năng yêu cầu cụ thể của mỗi dây chuyền, mỗi công đoạn của
quá trình sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp khác nhau thì công việc có sự khác nhau,
Trong mỗi xí nghiệp các công việc cũng có sự khác nhau.
Ví dụ: Trong xí nghiệp bánh của công ty các công việc cụ thể bao gồm công
nhân đứng máy công nhân vận chuyển bốc xếp nguyên vật liệu và thành phẩm.
Công nhân sửa chữa, Cán bộ quản đốc phân xưởng, Nhân viên phục vụ, Cán bộ
quản lý và Giám đốc Xí nghiệp.
2
QTKD9-HN KHOA KINH TẾ PH P CHÁ Ế
2

BÁO CÁO TỔNG HỢP TRẦN THỊ LÝ
Mỗi công việc, mỗi thành viên trong xí nghiệp có chức năng và nhiệm vụ riêng
biệt nhưng lại có sự gắn kết chặt chẽ, mật thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh
của xí nghiệp nói riêng và của Công ty nói chung.
Các phương pháp thu thập thông tin để phân tích công việc trong Công ty
Bánh kẹo Hải Châu.
* Các loại thông tin để phân tích công việc trong Công ty
- Thông tin về tình hình thực hiện công việc của các xí nghiệp trong Công ty: Các
thông tin được thu thập trên cơ sở của việc thực hiện công việc như phương pháp
làm việc, hao phí thời gian thực hiện công việc, các yếu tố thành phần của công
việc.
- Thông tin về yêu cầu nhân sự trong Công ty: bao gồm tất cả các yêu cầu về nhân
viên như học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, các thuộc tính cá nhân và các
kiến thức biểu hiện có liên quan đến việc thực hiện công việc.
- Thông tin về các tiêu chuẩn mẫu sản phẩm bánh, kẹo, bột canh tiêu chuẩn mức
thời gian làm việc và chất lượng công việc mà cán bộ công nhân viên của Công ty
đảm nhiệm.
- Thông tin về điều kiện làm việc như: điều kiện vệ sinh lao động, bảo hộ lao động,
vấn đề an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh của Công ty...
II. TỔ CHỨC TUYỂN CHỌN NHÂN VIÊN
Sau khi phân tích công việc, hiểu biết được yêu cầu đặc điểm của công việc,
các tiêu chuẩn công việc, việc tiếp theo của một quản trị gia trong quá trình quản trị
nhân sự là tuyển chọn nhân viên.
Quá trình tuyển chọn nhân viên trong Công ty được tiến hành theo trình tự
như sau:
1. Dự báo nhu cầu nhân viên trong Công ty
1.1 Các yếu tố liên quan đến dự báo nhân viên của Công ty
- Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
3
QTKD9-HN KHOA KINH TẾ PH P CHÁ Ế

3
BÁO CÁO TỔNG HỢP TRẦN THỊ LÝ
- Khả năng tham gia thị trường mới của Công ty
- Sự thay đổi công nghệ, kỹ thuật và tổ chức hành chính làm tăng năng suất lao
động của Công ty.
- Khả năng tài chính và tỷ lệ thuyên chuyển nhân viên trong Công ty .
1.2 Các phương pháp dự báo nhu cầu nhân viên .
- Phương pháp phân tích xu hướng: Bắt đầu từ việc ngiên cứu nhu cầu nhân viên
trong các năm qua để dự báo nhân viên cho nhu cầu sắp tới .
- Phương pháp phân tích hệ số : Dự báo nhu cầu nhân viên bằng cách sử dụng hệ số
giữa một đại lượng về quy mô sản xuất kinh doanh hoặc một khối lượng sản phẩm,
khối lượng hàng hoá bán ra, khối lượng dịch vụ và số lượng nhân viên tương ứng.
- Phương pháp phân tích tương quan: Xác định mối quan hệ thống kê giữa hai đại
lượng có thể so sánh số lượng nhân viên và một đại lượng về quy mô sản xuất kinh
doanh của Công ty. Từ đó có thể dự báo được nhu cầu của nhân viên theo quy mô
sản xuất kinh doanh tương ứng .
- Sử dụng máy tính để dự báo nhu cầu nhân viên .
- Phương pháp đánh giá của các chuyên gia .
2. Tuyển dụng nhân viên
2.1 Công tác chuẩn bị tổ chức tuyển chọn
Việc tổ chức tuyển chọn cần phải xác định được các văn bản quy định về tuyển
chọn nhân viên như:
- Tiểu chuẩn nhân viên cần tuyển dụng .
- Số lượng, thành phần hội đồng tuyển dụng .
- Quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng tuyển dụng .
2.2 Thông báo tuyển dụng :
Công ty thông báo tuyển dụng bằng các hình thức sau :
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng : Báo, đài phát thanh, truyền
hình...
4

QTKD9-HN KHOA KINH TẾ PH P CHÁ Ế
4
BÁO CÁO TỔNG HỢP TRẦN THỊ LÝ
+ Yết thị trước cổng Công ty.
+ Thông qua văn phòng dịch vụ lao động .
- Tiếp theo quảng cáo là thu nhận và nghiên cứu hồ sơ . Mỗi hồ sơ bao gồm :
+ Đơn xin việc.
+ Sơ yếu lý lịch cá nhân.
+ Các văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp.
- Sau khi kiểm tra, phỏng vấn khám sức khoẻ, Công ty sẽ bổ sung thêm vào hồ sơ
bản kết quả phỏng vấn tìm hiểu tính nết, sở thích, năng khiếu, tri thức và kết quả
khám sức khoẻ của ứng cử viên .
- Việc nghiên cứu hồ sơ cần nắm chắc một số thông tin của ứng cử viên bao gồm:
+ Trình độ học vấn kinh nghiệm trong quá trình công tác.
+ Khả năng tri thức, mức độ tinh thần .
+ Sức khoẻ.
+ Trình độ lành nghề, sự khéo léo chân tay .
+ Tinh thần, đạo đức, tình cảm, nguyện vọng .
+ Kiểm tra, sát hạch, trách nhiệm và phỏng vấn ứng cử viên: đây là bước quan
trọng nhằm chọn ra ứng cử viên xuất sắc nhất. Đồng thời nhằm đánh giá các ứng cử
viên về các kiến thức cơ bản, khả năng giao tiếp, thực hành hay trình độ lành nghề .
+ Quyết định tuyển dụng .
III. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH VỀ TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TRONG
CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1. Yêu cầu tuyển chọn nhân viên của Công ty Bánh kẹo Hải Châu
- Tuyển chọn những người có trình độ, chuyên môn có thể làm việc độc lập, làm
thêm hoặc đi công tác xa.
- Tuyển chọn những người có kỉ luật, trung thực với công việc , với Công ty.
5
QTKD9-HN KHOA KINH TẾ PH P CHÁ Ế

5
BÁO CÁO TỔNG HỢP TRẦN THỊ LÝ
- Yêu cầu người được tuyển phải có sức khoẻ tốt làm việc lâu dài trong Công ty
với nhiệm vụ được giao.
2. Những căn cứ để tuyển chọn lao động của Công ty Bánh kẹo Hải Châu
- Lí lịch rõ ràng, các giấy tờ như bằng cấp và các chứng chỉ về trình độ chuyên của
người xin việc phải được công chứng.
- Công ty đưa ra hệ thống câu hỏi và trả lời để kiểm tra năng lực , khả năng, trình
độ của người đi xin việc.
- Phỏng vấn trực tiếp, công việc này do phòng tổ chức hành chính và phòng kỹ
thuật tiến hành.
- Công ty sẽ tự kiểm tra sức khoẻ đối với người xin việc. Ngoài ra Công ty cũng
sẽ thử tay nghề, trình độ và khả năng chuyên môn của người lao động.
- Công ty có chính sách ưu tiên về tuyển dụng với những con em của cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
3. Các bước tuyển chọn lao động của Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Công ty Bánh kẹo Hải Châu luôn thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin
đại chúng như : truyền hình, đài phát thanh, báo...về việc tuyển dụng của mình.
- Công ty nhận hồ sơ trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo. Các hồ sơ sẽ
được phân loại theo từng công việc, điều kiện lao động cụ thể.
- Đối với vị trí xin việc ở các Phòng Kĩ thuật, Tài chính kế toán ...thì sẽ do Phó
Giám đốc TC-LĐ trực tiếp phỏng vấn.
- Đối với lao động bình thường hoặc thợ máy sẽ do Phó Giám đốc Kĩ thuật và
Phó Giám đốc TC-LĐ phỏng vấn.
- Hồ sơ nào được nhận (có sự duyệt của Giám đốc) thì người đó được thử việc
hai tháng. Mỗi tháng lương thử việc là 500.000. Người thử việc phải nộp thế chấp
một triệu đồng trong hai tháng thử việc. Nếu bỏ việc trong vòng hai tháng thử việc
thì Công ty sẽ thu số tiền thế chấp coi như phí đào taọ.
6
QTKD9-HN KHOA KINH TẾ PH P CHÁ Ế

6

×