Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN LẮP RÁP XE GẮN MÁY CỦA CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.8 KB, 27 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN LẮP RÁP XE
GẮN MÁY CỦA CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT.
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.
1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty.
Công ty “Công ty quan hệ quốc tế-đầu tư sản xuất” có tiền thân là “Trung
tâm quan hệ quốc tế và đầu tư” trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình 8
Bộ Giao thông vận tải. “Trung tâm quan hệ quốc tế và đầu tư” được thành lập
vào năm 1998 dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty xây dựng công trình 8, trung
tâm đã có quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới cũng như đầu tư vào
sản xuất với chủng loại mặt phong phú và đa dạng như xe máy, máy công trình,
hàng điện tử, các thiết bị văn phòng, sản xuất và lắp ráp các linh kiện xe máy.
Căn cứ nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của chính phủ quy định nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chưc bộ máy của Bộ
giao thông vận tải.
Căn cứ nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của chính phủ về thành lập, tổ
chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ quyết định số 1936/QĐ/BGTVT ngày 19/6/2001 của Bộ trưởng
Bộ giao thông vận tải về việc phê duyệt đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước
Công ty quan hệ quốc tế-đầu tư sản xuất.
Xét đề nghị của ông Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 8 và ông vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ và lao động.
Bộ giao thông vận tải đã có quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước
“CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ-ĐẦU TƯ SẢN XUẤT” thông qua quyết
định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 2033/2001/QD/BGTVT ngày
26/6/2001 của bộ giao thông vận tải, trên cơ sở chuyển đổi tổ chức của “Trung
tâm quan hệ quốc tế và đầu tư”, trực thuộc tổng công ty xây dựng công trình 8,
kể từ ngày ký quyết định.
Trụ sở của doanh nghiệp Nhà nước đặt tại: số 508 Đường Trường Chinh –
Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: CENTRE OF INTERNATIONAL RELATION &
INVESTMENT.


Tên viết tắt: CIRI
Vốn điều lệ (tính tại thời điểm 30/3/2001) là: 5.700.000.000 Đồng.
Trong đó: - Vốn cố định: 3.340.000.000 đồng
- Vốn lưu động: 2.360.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
-Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư-thiết bị tổng hợp; kinh doanh vật tư thiết
bị y tế, thiết bị thu phát nghe nhìn quảng cáo.
-Sản xuất: Phụ tùng, động cơ xe máy, ắc quy ô tô, ắc quy xe máy, động cơ
diesel, thiết bị điện tử, thiết bị điện lạnh, thiết bị bán dẫn, phần mền máy tính, hàng
may mặc, giày dép các loại.
-Lắp ráp: xe máy, máy vi tính, điện tử, điện lạnh, lắp đặt thiết bị chiếu sáng,
thiết bị điện lạnh chuyên ding.
-Xuất khẩu lao động, dịch vụ đào tạo.
-Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp và dân dụng.
Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất là tổ chức sản xuất kinh doanh,
hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản
tại ngân hàng ( kể cả tài khoản tại ngân hàng ngoại thương), được sử dụng dấu
riêng.
Công ty quan hệ quốc tế-đầu tư sản xuất có số đăng ký kinh doanh
123263, với ngành nghề kinh doanh: xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị
tổng hợp, kinh doanh vật tư thiết bị y tế, thiết bị thu phát nghe nhìn, quảng cáo,
sản xuất phụ tùng động cơ xe máy, ác quy ôtô xe máy, động cơ DIESEL, thiết bị
điện tử điện lạnh, thiết bị bán dẫn, phần mềm máy tính, hàng may mặc, giầy dép
các loại, lắp ráp xe máy, máy vi tính, điện tử, điện lạnh, lắp đặt thiết bị chiếu
sáng, thiết bị điện lạnh chuyên dụng. Trong đó: Vốn cố định là 3.340.000.000
đồng.
Vốn lưu động là 2.360.000.000 đồng.
Được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy CNĐKKD ngày 17/7/2001.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
* Chức năng:

Là một đơn vị kinh tế Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập
với mục đích là thông qua kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu để góp phần thúc
đẩy sản xuất phát triển, tạo thu nhập cho công ty, nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước
và thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
* Nhiệm vụ
+ Tổ chức nghiên cứu tốt thị trường trong và ngoài nước, nắm vững nhu cầu
thị hiếu trên thị trường để hoạch định các chiến lược marketing đúng đắn đảm bảo
cho kinh doanh của công ty được chủ động tránh rủi ro và mang lại hiệu quả tối ưu.
+ Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty. Quản
lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất,
đổi mới trang thiết bị, bù đắp các chi phí, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà
nước; phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch ngày càng cao.
+ Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp
đồng có liên quan tới hoạt động nhập khẩu của công ty.
+ Nghiên cứu nắm vững môi trường luật pháp kinh tế, văn hoá, xã hội để
phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh doanh, ký kết hợp đồng kinh tế, tham
gia đàm phán ký kết trực tiếp hoặc thông qua đơn chào hàng.
+ Nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác cho các đơn vị khác hoặc nhờ đơn vị
khác uỷ thác xuất nhập khẩu.
+ Làm tốt công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo
vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh, làm tròn nghĩa vụ
quốc phòng.
• Quyền hạn của công ty.
+ Được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng Việt Nam và
nước ngoài, được huy động vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty đảm bảo tự trang trải nợ vay, thực hiện các quy định về quản lý ngoại tệ
của nhà nước.
+ Được ký kết hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành
phần kinh tế, kể cả các đơn vị khoa học kỹ thuật trong việc kinh doanh, hợp tác
đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác xuất nhập khẩu trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và

các bên cùng có lợi.
+ Được mở rộng cửa hàng buôn bán các sản phẩm do mình kinh doanh theo
quy định của nhà nước.
+ Được dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu các sản phẩm của công ty trong
nước và ngoài nước, mời bên nước ngoài vào hoặc cử cán bộ ra nước ngoài đàm
phán, ký kết hợp đồng, khảo sát thị trường, trao đổi nghiên cứu kỹ thuật.
+ Được đặt các đại diện, chi nhánh của công ty ở trong nước và ngoài
nước theo quy định của Nhà nước Việt Nam và của các nước sở tại. Được thu
thập và cung cấp các thông tin về kinh tế và thị trường thế giới.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
a. khối các phòng quản lý.
• Phòng tổ chức hành chính.
- Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương:
+ Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp bố
chí lực lượng lao động của công ty đảm bảo bộ máy hoạt động tinh giản, gọn nhẹ
và có chất lượng cao.
+ Tham mưu cho giám đốc công ty về quản lý, xét duyệt hồ sơ, tiếp nhận,
điều động, bố trí sắp xếp, đề bạt, nâng bậc, định biên nhân sự; phối hợp đào tạo,
nâng cấp trình độ cán bộ công nhân viên, tham mưu xây dựng cơ cấu phát triển
nguồn nhân lực trong dài hạn của công ty, thống kê nhân lực trong toàn công ty.
+ Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân viên trong điều kiện sản xuất kinh
doanh phát triển trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Thực hiện công tác thanh tra, pháp chế, bảo vệ cơ quan.
+ Làm các báo cáo kế hoạch, báo cáo tổng kết công tác tiền lương, thu nhập
hàng quý, năm theo quy định, xây dựng đơn giá tiền lương, thu nhập hàng tháng
cho cán bộ công nhân viên.
+ Làm công tác lao động tiền lương, thực hiện tính toán bảng lương hàng
tháng và các chế độ thưởng, trợ cấp, phúc lợi, cho toàn thể cán bộ công nhân viên
trong đơn vị.
+ Quản lý, theo dõi sổ BHXH, BHYT của toàn thể các bộ công nhân viên

trong đơn vị và thực hiện các nghiệp vụ liên quan.
- Công tác hành chính văn phòng:
+ Tập hợp thông tin về các mặt hoạt động của đơn vị, là đầu mối phối hợp
với các phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ trong việc thực hiện các nhiệm vụ
của đơn vị.
+ Xây dựng lịch công tác, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của đơn vị.
+ Ban hành các văn bản quy định về quản lý của đơn vị, ý kiến chỉ đạo của
giám đốc đối với tất cả các phòng, bộ phận trực thuộc.
+ Trang bị, Quản lý, theo dõi tình hình sử dụng cũng như sự biến động của
công cụ lao động thuộc tài sản trong toàn đơn vị.
+ Quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ. Tiếp nhận công văn đến, căn
cứ theo tính chất các loại công văn trình giám đốc công ty duyệt rồi tiếp nhận lại
sau khi đã có ý kiến giải quyết của giám đốc để phân phối cho các phòng nghiệp
vụ đảm bảo chính xác và kịp thời nhanh chóng. Quản lý sử dụng con dấu của đơn
vị.
+ Giải quyết cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ công nhân viên
trong toàn đơn vị.
+ Sao lục các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan đến việc điều
hành của công ty.
+ Tổ chức các cuộc họp hội thảo, hội nghị giải quyết các công tác đối nội và
đối ngoại của cơ quan.
+ Xây dựng kế hoạch mua sắm, thanh lý, phân phối công cụ lao động cho
các phòng, bộ phận trực thuộc.
+ Xây dựng kế hoạch chi phí văn phòng phẩm hàng tháng, tổ chức mua sắm
phân phối cho các phòng bộ phận.
+ Quản lý công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ
trong phạp vi trụ sở co quan.
+ Đặt mua các ấn phẩm, báo trí cho đơn vị. Đặt in lịch, bưu thiếp chúc mừng
năm mới, sổ tay công tác của đơn vị hàng năm.
+ Quản lý việc sử dụng máy Fax, máy điện thoại, đảm bảo thông tin liên lạc

của cơ quan được thông suốt.
+ Hướng dẫn khách đến cơ quan liên hệ công tác.
+Xây dựng, soạn thoả và trình giám đốc công ty ký các công văn, giấy tờ
liên quan đến hoạt động của phòng.
+ Được quyền đề xuất các biện pháp, các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
+ Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công.
• Phòng tài chính kế toán tổng hợp:
- Ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản vật tư và tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh và sử
dụng kinh phí của đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật thu nộp, thanh toán. Kiểm tra việc giữ
gìn sử dụng các loại tài sản vật tư tiền vốn, kinh phí của đơn vị. Phát hiện và ngăn
ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ, pháp
luật kinh tế tài chính của nhà nước.
- Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra hàng phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và
theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh
tế.
- Lập báo cáo kế toán, thống kê theo quy định.
- Đôn đốc kiểm tra và lập báo cáo về tình hinh thực hiện kế hoạch của đơn
vị.
- Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công.
b. Khối các phòng trực tiếp kinh doanh:
• Phòng dự án:
- Trực tiếp tham mưu cho giám đốc công ty trong việc nghiên cưu xây dựng
các dự án sản xuất, đầu tư, chuyển giao công nghệ theo chiến lược phát triển của
công ty.
- Hoạch định mô hình quản lý và tham gia các dự án sau khi dự án được các

bộ ngành phê duyệt.
- Xây dựng các dự án đầu tư sản xuất, chuyển giao công nghệ theo chiến
lược phát triển của đơn vị.
- Quan hệ công tác với các cấp bộ ngành, cơ quan chủ quản để giải quyết các
thủ tục cần thiết phê duyệt các dự án đầu tư.
- Thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký tỷ lệ nội địa hoá ở Bộ Công
Nghiệp.
- Thực hiện các công tác nghiệp vụ liên quan đến đăng kiểm xe máy.
- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế xe máy, đảm bảo các thủ tục pháp lý về sở hữu
công nghiệp, bản quyền, liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh xe găn máy.
- Tìm hiểu, phân tích các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước, tham mưu
cho giám đốc quyết định chọn các đối tác kinh doanh và phương thức hợp tác với
các đơn vị đó.
- Lựa chọn, phân tích, dự thảo các hợp đồng hợp tác liên doanh, liên kết các
văn bản, hồ sơ liên quan trình Giám đốc công ty quyết định.
- Thực hiện các công việc khác mà giám đốc công ty phân công.
• Phòng xe máy( phòng kinh doanh):
- Trực tiếp nhận mệnh lênh từ giám đốc công ty, từ đó xây dựng kế hoạch
ngắn và dài hạn để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Thực hiện các nghiệp vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh như:
soạn thảo, trình giám đốc ký hoặc được giám đốc uỷ quyền ký các hợp đồng mua
bán hàng hoá trong nước, các hợp đồng nhập khẩu.
- Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán
hàng hoá trong nước.
- Lựa chọn, phân tích tình hình diễn biến trên thị trường trong và ngoài nước
về các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến nhiệm vụ mà giám đốc công ty giao,
từ đó tham mưu cho giám đốc quyết định các đối sách phù hợp trong từng giai
đoạn.
- Tổ chức hệ thống bán hàng, đại lý, bảo hành, quản cáo tiếp thị sản phẩm
của đơn vị.

- Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công.
• Phòng vật tư thiết bị:
- Trực tiếp tham mưu cho giám đốc công ty trong điều kiện cung ứng vật tư
thiết bị cho các đơn vị trong và ngoài công ty.
- Xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn về lĩnh vực kinh doanh cung ứng vật
tư thiết bị.
- Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư linh kiện nội địa hoá phục vụ cho việc
lắp đặt xe máy căn cứ theo kế hoạch nhập khẩu bộ linh kiện của phòng xe máy.
- Tìm hiểu, tập hợp thông tin về nhu cầu sử dụng vật tư, thiết bị, xe máy
phục vụ công tác thi công xây dựng của các đơn vị trong và ngoài công ty.
- Tìm hiểu, tập hợp, phân tích các thông tin của đối tác, các doanh nghiệp
sản xuất nước ngoài về nguồn cung cấp các loại vật tư, thiết bị, xe máy phục vụ
công tác.
- Tìm hiểu, tập hợp thông tin về các doanh nghiệp sản xuất linh kiện nội địa
hoá xe máy và chi tiết động cơ Diesel
- Bao cáo tham mưu lãnh đạo đơn vị quyết định lựa chọn các đối tác hợp tác
kinh doanh trong và ngoaì nước về lĩnh vực cung ứng vật tư thiết bị.
- Xây dựng, soạn thoả và trình giám đốc công ty ký các hợp đồng nhập khẩu
vật tư thiết bị, các hợp đồng cung cấp cho các đơn vị trong nước.
- Tổ chức mua, cung cấp vật tư, linh kiện sản xuất trong nước phục vụ cho
hoạt động của các xưởng sản xuất, lắp ráp cơ khí của công ty.
- Tổng hợp nhu cầu vật tư thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị. Lập quy trình chọn thầu cung cấp vật tư thiết bị.
- Xây dựng, soạn thoả, và trình giám đốc công ty ký các công văn, giấy tờ
liên quan đến việc kinh doanh cung ứng vật tư thiết bị.
- Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công.
• Phòng xuất khẩu lao động:
- Tìm hiểu, tập hợp, phân tích thông tin về tình hình xuất khẩu lao động của
các đơn vị trong nước, các nguồn sử dụng lao động ở nước ngoài, từ đó báo cáo
giám đốc công ty quyết định lựa chọn phương hướng kinh doanh trong lĩnh vực

xuất khẩu lao động.
- Chủ động liên hệ tìm kiếm các nguồn sử dụng lao động ở nước ngoài.
- Xây dựng, dự thảo hợp đồng cung cấp lao động cho người sử dụng lao
động ở nước ngoài và hợp đồng lao động với người lao động trong nước đi lao
động ở nước ngoài trình giám đốc công ty ký.
- Thường xuyên cập nhật các văn bản, chính sách của nhà nước về xuất khẩu
lao động, qua đó trình giám đốc công ty quyết định phương hướng kinh doanh phù
hợp theo từng thời gian.
- Xây dựng các phương án tuyển dụng, khám sức khoẻ, đào tạo nguồn lao
động ở trong nước đưa đi lao động ở nước ngoài.
- Chuẩn bị các thủ tục xuất nhập cảnh cần thiết cho người lao động.
- Thực hiện công tác quản lý lao động ở nước ngoài.
- Phối hợp phòng tài chính kế toán thu, chi các khoản chi phí liên quan đến
việc đưa công dân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao
động.
- Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công.
• Phòng tin học.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về lĩnh vực tin học.
- Đề xuất phương án thu nhập, tuyển dụng, phát triển cán bộ có trình độ,
năng lực về tin học.
- Xây dựng phát triển tin học nhằm phục vụ tốt nhất chiến lược kinh doanh
của công ty.
- Xây dựng định hướng phát triển tin học, có thể nhận các đơn hàng trong và
ngoài nước về lập trình và tiến tới viết phần mềm về tin học.
- Tìm hiểu, tập hợp, tập hợp những thông tin mới nhất về tình hình phát triển
trong lĩnh vực tin học trên thế giới và trong nước để áp dụng vào phục vụ các mục
đích kinh doanh của công ty.
- Tham mưu cho giám đốc lập phương án, kế hoạch bố trí sử dụng trang thiết
bị, nâng cấp trang thiết bị tin học của công ty để phục vụ tốt và có hiệu quả trong

sự nghiệp phát triển kinh doanh của công ty.
- Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công.
• Phòng kỹ thuật:
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển cải tiến kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động sản xuất lắp
ráp của công ty.
- Xây dựng, quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến hoạt động sản
xuất, lắp ráp cơ khí của công ty.
- Nghiên cứu khảo sát và xây dựng, quản lý các hồ sơ tài liệu kỹ thuật về các
dây chuyền máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất cơ khí của công ty.
- Xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại hàng hoá, sản phẩm,
chi tiết linh kiện cơ khí mà công ty đang sản xuất lắp ráp.

×