Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Giáo trình địa lý du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.66 MB, 224 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>P H Ầ N 2</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>CHƯƠNG 7</b>



<b>CÁC N G U Ồ N LỰC PHÁT TRIỂN </b>


<b>D ư LICH VIÊT NAM</b>



<i>M ụ c đích yêu câu:</i>


<b>N ắm được các nguổn lực cơ bản để phát triển du lịch V iệt Nam.</b>


<b>Thấy được những đ iểm m ạnh, điểm yếu của Việt Nam tro n g ph át triển du lịch. </b>
<i>Tài liệu đ ọ c thêm :</i>


<b>N guyễn Văn Lưu, 2013.</b>


<b>Trần Thị M inh Hòa và cộng sự, 2015:11-38 </b>
<b>Trẩn Thúy Anh và cộng sự, 2 0 1 1 :1 7 7 -1 8 0</b>


Sự phát triển du lịch của một điếm đến phụ thuộc vào những nguồn
lực. Chương này trình bày những nguồn lực về vị trí; nguồn lực tự
nhiên, văn hóa, kinh tế,... cho phát triển du lịch của Việt N am trong
giai đoạn hiện nay.


<b>7.1.VỊTRÍĐỊALÝ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trọng ảnh hưỏfng đến khả năng tiếp cận của khách du lịch, một trong 5 yếu
tố chính phải quan tâm phân tích trong qui hoạch phát triên du lịch'.


Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa - văn hóa, vị trí
địa lý kinh tế và vị trí địa - chính trị.



Việt Nam là một nước nằm trong vùng Đông Nam Á, trên rìa phía
đơng nam của lục địa Á - Âu nhìn ra Thái Binh Dương. VỊ trí này tạo
cho Việt N am nhiều loại địa hình khác biệt, từ địa hình núi cao, đồi núi
ở phía tây sang địa hình đồng bàng và địa hình dun hải ở phía đơng.
Sự đa dạng của địa hình là một điều kiện thuận lợi đê phát triển du lịch.


VỊ trí giao thoa giữa Ấn Độ và Trung Quốc là lý do thấy sự có mặt
của các lồi thực vật di cư từ Myanmar, Malaysia, N am Trung Hoa.
Nằm theo chiều dọc kinh tuyến nên sự phong phú của sinh vật càng
cao. Theo Phùng Ngọc Lan và cộng sự (2006), Việt N am có gần 12.000
lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4%
tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới);
69 loài thực vật hạt trần; 12.000 lồi thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm;
2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuấn lam; 691 loài dương sỉ
và 100 loài khác. Trong đó có 50% số loài thực vật bậc cao là các lồi
có tính chất bản địa, các loài di cư từ Hymalia - Vân Nam - Quý Châu
xuống chiếm 10%, các loài di cư từ Ấn Độ - M yanm ar sang chiếm 14%,
các loài từ Indonesia - Malaysia di cư lên chiếm 15%, còn lại là các lồi
có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác.


Do nằm ở vùng nhiệt đới, đa dạng sinh học về động vật của Việt
Nam cũng rất phong phú. Theo Lê Đức Minh (2010), ở \^iệt N am có tới
300 lồi thú; 830 lồi chim; 260 lồi bị sát; 158 loài ếch nhái; 5.300 loài
cơn trùng; 547 lồi cá nước ngọt; 2.038 loài cá biên; 9.300 lồi động
vật khơng xương sống. Có nhiều lồi trong Sách Đỏ Việt Nam. Là một
nước cận nhiệt đới, mùa đông ở Việt Nam không lạnh nên là thời gian
để Việt Nam trở thành quê hương thứ 2 của các loài chim di cư như sếu
đầu đỏ Ấn Độ (Grus antigone antigone) thườne bay từ Ấn Độ, Nepal,
Pakistan sang các Vườn quốc gia (VQG) của Việt Nam n h ư V Ọ G Tràm



226 ■ _ _ _ _ _ _ _ PHẦN 2. ĐỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NAM


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Chương 7. CÁC NGUÓN Lực PH ÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM <sub>■ 227</sub>


Chim, VỌG Ba Vì. M ùa hè lại là mùa di cư của các loài sếu từ Australia
đến Việt Nam. Loài được coi là biểu trưng, đại diện của VQG Xuân
Thủy là lồi cị mỏ thìa, một loài chim sống ở các đảo Bắc Triều Tiên.
Năm ở hạ lưu sông M ê Kông, Việt N am cũng là nơi di cư của các loài


cá từ Campuchia, tiêu biểu nhất trong các loài cá đen là cá lóc, cho các
loài cá trắng là cá linh (Anders Poulsen và cộng sự).


Vị t r í địa văn hóa với xuất phát điếm là nông dân, nông nghiệp và


nông thôn đã quy định tất cả các đặc tính văn hóa của người Việt mà các
nhà văn hóa học như Trần Quốc Vượng và cộng sự (1996), Trần Ngọc
Thêm (2 0 0 0 )... gọi là các hằng sổ của văn hóa Việt N am (xem thêm
Trần Thuy Anh và cộng sự, 2011; 177-180).


Nằm ờ khu vực nhiệt đới, nơi có điều kiện thời tiết phức tạp, thường
xuyên xày ra thiên tai như bão lụt, người Việt Nam đã hình thành cho
minh mỏt kĩ năng thích ứng với thiên nhiên một cách bền bỉ và dũng
cảm. Những kinh nghiệm sống thích ứng với thiên nhiên được hình
Ihành, g.n giữ và phát triến, truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng
này sang vùng khác. Từ khi lập nước đến nay, người Việt Nam phải
luôn luôn chông chọi với thiên nhiên, biết thích ứng với thiên nhiên.
Tính chát này đã được thần thánh hóa và trở thành m ột trong tứ bất tử
trong tâ n trí của người Việt: Đức Thánh Tản. Đó là hàng số văn hóa thứ
nhất của người Việt.



Dâr tộc Việt là m ột dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc anh em
cùng nhau gắn bó xây dựng đất nước, m ở mang bờ cõi, cùng đồn kết
chơng cLọi và chiến thắng mọi thiên tai địch họa. Ý chí bất khuất, tinh
thân đoàn kết, thống nhất trong đa dạng là hằng số thứ hai của văn hóa
Việt N an .


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Hoa cũng như dấu ấn của Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa và cả đạo Hồi.
Cũng do vị trí nằm trên đường giao lưu, buôn bán quốc tế trên biển mà
văn hóa Việt N am cịn tiếp thu những nét đẹp, văn minh của văn hóa
phương Tây. Phải thấy rằng, trong khi du nhập văn hóa nước ngồi,
người Việt khơng làm mất đi bản sắc văn hóa của mình. Lịch sừ đã có
nhiều bằng chứng về việc này. Hơn 1000 Bắc thuộc, hon 100 năm bị
thực dân Pháp đô hộ, tiếng Việt không những không bị mất đi mà còn
phát triển mạnh mẽ hơn do đã bổ sung và đặc biệt là Việt hóa một lượng
lớn tiếng Hán, tiếng Pháp để làm giàu thêm kho tàng ngôn ngừ Việt
Nam. Điều đó tạo nên hằng số thử ba của người Việt tính cách cởi m ở
hội nhập và làm giàu văn hóa.


Cũng vì ở một khu vực có rừng vàng biển bạc, trên đường giao
thương giữa các vùng miền nên đất nước Việt N am luôn là một “miếng
mồi ngon” của bao thế lực ngoại xâm. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử,
rất nhiều kẻ thù bên ngồi đã nhịm ngó, xâm chiếm mảnh đất này, song
tất cả mọi mưu đồ của chúng đều thất bại. Khi có giặc, cả nước cùng
một lịng, khơng phân biệt giàu nghèo, tơn giáo tín ngưỡng, khơng phân
biệt già trẻ, gái trai đều quyết tâm đánh đuổi kẻ thù. Hình ảnh Thánh
Gióng là biếu trưng cho ý chí quật cường của người Việt N am trước
giặc ngoại xâm, nó là một hằng số đặc trưng của dân tộc và trở thành
bất tử.



Những hằng số văn hóa này đã tạo ra nhiều di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể riêng có, khơng chỉ thu hút sự quan tân; của các nhà
nghiên cíni mà còn rất hấp dần khách du lịch trong và ngcài nước.


VỊ trí địa lý kinh tế của Việt N am trên trường quốc tế truức hết thể
hiện ở vị trí trung tâm của các nền kinh tế mới nôi và trên ngã ba đường
giao thông, trao đổi, vận chuyến hàng hóa đã hình thành tủ thế kỷ XIX:
Trung Quốc, N hật Bản - các nước Đông Nam Á và các n jớ c Bắc Phi,
Nam  u ... N gày nay, Việt N am nằm ở một trong những khu vực có
hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới. Những con rồng châu Á như
Hàn Quốc, Singapore... đã trở thành đề tài của nhiều nhà rghiên cứu về
kinh tế, hiện tượng N hật Bản từ sau Chiến tranh thế giới th í hai đã vươn
lên phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế tm ng bình h ằ ig năm trong
một thời gian dài lên đến 9% và đã bứt phá trở thành mội trong những


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Bước sang thế kỉ XXI, sự phát
triển của nền kinh tế Trung Quốc đã trớ thành một hiện tượng có ý nghĩa
rất lớn tác động đến nền kinh tế tồn cầu. Dưới góc độ du lịch, Việt Nam
năm trên một trong những trọng điêm có tơc độ tăng trưỏng du lịch cao
nhất thế giới năm 2013 cả về lượng khách và thu nhập từ du lịch.


v ề

mặt giao thông, Việt N am nằm trên con đường giao lưu

đưòng



biên giữa châu Á (Đông Á và Đông Nam Á) và các nước Trung Đông,
Từ xa xưa, Hội An đã trở thành một cảng ghé qua' thường xun của các
đồn thuyền bn Đơng Á- Arab và châu Âu. N gày nay, khu vực châu
Á nói chung, Đơng N am Á nói riêng đã trở thành một nút giao thông
quan trọng trên bản đồ giao thông đường biển, đường bộ và đường
không thế giới. Việc kết nối Việt Nam ra nước ngoài với các châu lục
đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.



v ề m ặt du lịch, từ chỗ chưa có tên trên bản đồ du lịch thế giới, các
nước trong khu vực cũng đã chiếm những vị trí hàng đầu (top 10) như
Thái Lan, Trung Q uốc... Theo Tổ chức Du lịch Thế giới“ hai khu vực
có tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến cao nhất năm 2013 là
Đông Nam Á (với tốc độ tăng trưỏTig 10,6% và N am Á là 10,2%. Nhìn
rộng ra, tồn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng là khu vực có
tốc độ tăng trưởng khách du lịch cao nhất toàn cầu 6,0%/năm.


v ề mặt địa chính trị, nước ta nằm trong một trong những khu vực
có tình hình địa chính trị khá ổn định. Tất cả các quốc gia trong khu vực
đều quan tâm phát triển du lịch.


Tóm lại, vị trí địa lý là một trong những nguồn lực thế mạnh của du
lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


<b>7.2.NGUỔN Lực Tự NHIÊN</b>



Nguồn lực tự nhiên được coi là một trong những “phần cứng” của
ngành Du lịch. N guồn lực tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, nước
(bao gồm cả nước khoáng) sinh giới và tài nguyên biển, đảo.


' Port o f call.


- <i>U NW TO . Tourism highlights. 2014 edition.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>7.2.1. Địa hình</b>


Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên như
giữa Hoa Nam lục địa phía bắc với Đông N am Á và Đông Băc Á hải


đảo phía đơng nam , giữa lục địa Á - Â u với Thái Binh Dương. Do vậy,
Việt Nam là m ột nước có cảnh quan rất phong phủ và đa dạng, phần lớn
diện tích đất nước là núi đồi, đường bờ biến dài, nhiều đảo và có vùng
thềm lục địa rộng lớn. Hầu hết địa hình Việt N am là m ột trong những
nhân tố hấp dẫn khách du lịch nên nó được coi là m ột trong những tài
nguyên du lịch tự nhiên.


3/4 diện tích Việt Nam là đồi núi khiến cho cảnh quan tự nhiên rất
đa dạng. Hệ thống đồi núi nước ta có phân bậc khá rỗ ràng'. Gần 70%
diện tích cả nước có độ cao từ 500 m trở xuống, 14% diện tích là núi
cao trên 1.000 m, trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Tuy không cao,
song địa hình nước ta nhiều nơi khá hiếm trở bởi độ chia cắt ngang và
chia cắt sâu lón. Tuy nhiên, sự hiếm trở, khó khăn của địa hình lại là
yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách hướng ngoại^.
Do vậy, du khách sẽ khơng quản ngại khó khăn vất vả trong tiếp cận
các vùng đồi núi để đến với các loại hinh du lịch sinh thái, du lịch dân
tộc, du lịch mạo hiểm, hiking, trek k in g ... Chỉ ở vùng đồi núi như ở Mù
Cang Chải, Sa P a ... du khách mới có thê thấy được giá trị của những
thửa ruộng bậc thang, công trinh kĩ thuật nông nghiệp được cộng đồng
địa phương tạo ra trong nền văn minh lúa nước. Nếu địa hình Sa Pa
không phức tạp, hấp dẫn với khách ưa mạo hiểm thi chắc chắn tập đồn
Topas khơng kết nối tour trekking đến đây.


Từ vĩ tuyến 16 trở ra, địa hình núi đồi chủ yếu được cấu tạo bởi
đá vôi, chiếm 15% diện tích tự nhiên cả nước. Loại đá dễ hòa tan này
là thành phần cơ bản tạo ra các kiểu địa hình karst. Cơng viên Đ ịa chất
tồn cầu Đồng Văn ở Hà Giang là một ví dụ. Bên cạnh kiểu địa hình
karst nhiệt đới ngập nước điển hình cúa thế giới ở vịnh Hạ Long, những
nhũ đá, măng đá, cột đá ừong các hang động kỳ ảo ở Phong Nha - Kẻ Bàng,



230 ■ PHẦN 2. ĐỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NÃM


<i>Đ ọc thêm : L ê B á T hào (1998) Việt N am : Lành thô và các vù ng địa lý, N x b Thế </i>
giới; Lê Bá T h áo (2004), <i>Thiên nhiên Việt Nam, N xb G iáo dục.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

những hang luồn, hang xuyên thủy động và cảnh H ạ Long cạn ở Tràng
An đã là những lý do thuyết phục để các thành viên của ủ y ban Di sản
Thế giới nhất trí đưa ba địa danh này vào danh sách di sản thế giới.
Động Hương Tích (H à Nội) Tam Cốc, Bích Động (Ninh Bình), động
Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn), hang Sửng

sốt,

động Thiên Cung
(Quáng N in h )... đã từ lâu được biết tiếng và đã trở thành những điểm
du lịch nối tiếng, hàng năm thu hút hàng nghìn, chục nghìn khách du
lịch trong và ngoài nước.


Việt Nam là m ột trong những nước có tính biển cao. Hệ số tính
biển' của Việt Nam

0,0099, cao gần gấp hai lần Thái Lan (0,0063),
một trong những nước có ngành Du lịch biển phát triển nhất trong khu
vực. Theo V ũ Minh G iang (2008), nếu tính theo chỉ số duyên hải^ thì
chỉ số đó của Việt N am là 1 0 6 \ trong khi đó, N hật Bản là 13. Tổng
chiều dài đường biển lên đến 3.260 km, trên đó có 124 bãi biển đẹp có
thể khai thác phục vụ du lịch tắm biển. Những bãi biển Lăng Cô, Mỹ
Á, Purama, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên, Bãi S ao ... không
chỉ nối tiếng trong nước mà còn được khách du lịch quốc tế ưa thích.


Bên cạnh những bãi biển đẹp, khách du lịch còn bị cuốn hút bởi
những cảnh quan biển (seascape) ngoạn mục ven bờ. Theo Trần Đức
Thạnh và cộng sự (2012), gần 85% trong số trên 3.000 hòn đảo của Việt
Nam tập trung ở phía bắc vịnh Bắc Bộ, thuộc vùng biển Quảng Ninh
và Hải Phòng. Từ xa xưa, trong khi đi qua Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã
từng ca ngợi vùng biển Quảng Ninh là m ột “thiên khôi địa thiết phó kỳ


quan'*” . Đây cũng là lý do mà ủ y ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO
đã hoàn toàn nhất trí ghi tên vịnh Hạ Long, m ột m ẫu (specim ent) tiêu
biểu về kiểu cảnh quan karst nhiệt đới ngập nước điển hình trên Trái đất
vào danh sách di sản thế giới năm 1994. ở phía nam, người dân Bình
An, Kiên Lương nói riêng, Kiên Giang nói chung cũng tự hào gọi quần


Chương 7. CÁC NGUỎN Lực PHÁT TRlỂN DU LỊCH VIỆT NAM . 231


Tỷ lệ chiều dài đ ư ờ n g b ờ (km ) trên tồng diện tích km ^


Tác giả tính tơng diện tích k m ' trên tổng chiều dài đư ờng b ờ (km).
Thực chât chỉ sô này c ủ a V iệt N am Ịà 101,75.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

đảo Bà Lụa của quê hương m ình là Hạ Long phương N am '. N goài ra,
các đảo Cô Tô, Q uan Lạn, Tuần Châu, Cát Bà, Hòn Ngư, c ồ n

c ỏ ,


lao- Chàm, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Q u ố c... đã và đang trở thành những
điểm sáng về du lịch nghỉ dưỡng trên bản đồ du lịch của Việt Nam.


Do có điều kiện khí hậu chí tuyến nên nước biên ấm, các rạn san hô
nhiều và phát triển nhanh chóng. Du lịch tham quan khám phá vẻ đẹp
kỳ ảo ở các rạn san hô ở Quảng N inh, Nha Trang, Bà Rịa V ũng Tàu,
Kiên G iang cũng là m ột thế m ạnh tiềm tàng của du lịch V iệt N am .


<b>7.2.2. Khí hậu</b>


Theo N guyễn Đức Ngữ, N guyễn Trọng Hiệu (2005), Phạm Văn
Toàn và Phan Tất Đ ắc (1993), khí hậu nước ta m ang tính chất khí hậu
nội chí tuyến gió m ùa ẩm gồm cả tính chất chí tuyến và tính chất gió
m ùa ẩm. Do đặc điểm địa hình và do thế nằm theo chiều kinh tuyến của
lãnh thổ nên khí hậu của Việt N am cũng khá đa dạng. Tính nhiệt đới


ngày càng tăng rõ rệt theo chiều từ Bắc vào Nam (Hình 7.1).


Trong khi nhiệt độ trung bình năm ở Lạng Sơn là 2],2"C , tổng
nhiệt độ cả năm chỉ là 7.738"C, ở H à N ội là 23,5"C và 8.577“C, ở Huế
tăng lên 25,1"C và 9.161“C, ở Thành phố Hồ Chí M inh cịn cao hoTi
nữa, lần lưọl l à 2 7 , l ”C và 9 .8 9 1“C. ở phía bắc khách du lịch có thể cảm
nhận thấy 4 m ùa xuân, hạ, thu, đông, song đi qua Bạch Mã, họ có hai
thời kỳ trải nghiệm du lịch khác nhau là mùa khô và m ùa m ưa. Nếu tò
tháng 9 đến tháng 10, khách du lịch thường bị lôi cuốn bởi khí trời m át
rnẻ dễ chịu và cảnh sắc của ruộng bậc thang, các cánh đông hoa tam
giác mạch ở Si M a Cai, Xín M ần ... thì Đồng bằng sông M ê Kông lại
là nơi khách du lịch được trải nghiệm cuộc sống của nông dân vào m ùa
nước nổi, m ột bài học thực tiễn về sự thích của cư dân với mơi trưịng
sống. Trong khi đó, vào thời điểm này, các điểm du lịch tham quan,
nghỉ dưỡng, các bãi biển ở Đông N am Bộ, Duyên hải m iền Trung vắng
khách dần vì nơi đây đã bước sang mùa mưa.


' K iên G iang có k h o ản g 160 đảo, chiếm hơn 5% tộng số đảo cua nư ớ c ta. Q uần đảo
B à L ụa là khu v ự c duy nhất dưới v ĩ tuy ên 16 xuât hiện núi/đao đá vôi.


- C ù lao, hòn và cồ n cách gọi khác nhau củ a đảo ờ biên, đặc biệt là ở v ùn g biên ven
bờ, trên sông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Chương 7. CÁC NGUÔN

<b>Lực </b>

PHÁT TRIỂN DU UCH VIỆT NAM 233


Nhìn chung, khí hậu là điều kiện phát triển du lịch, song trong điều
kiện khí hậu nóng âm nội chí tuyến, kiếu khí hậu ôn đới do qui luật phi
địa đới tạo ra ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Bà N à, Đ à L ạ t... lại trở thành tài
nguyên du lịch. Vào dịp m ùa hè, để trốn tránh cái oi bức, ngột ngạt do
nhiệt độ cao, các địa danh trên được nhiều khách du lịch trong và ngoài


nước lựa chọn làm điểm đến của mình.


<b>Lai </b> <b>Tun htị Nội </b> <b>Nam </b> <b>Vinh </b> <b>Huế </b> <b>Đà </b> <b>Quy </b> <b>Nha </b> <b>Vũng </b> <b>Cà </b>


<b>Châu </b> <b>Quang </b> <b>Định </b> <b>Nẳng </b> <b>Nhơn </b> <b>T rang </b> <b>Tàu </b> <b>Mau</b>


<b>Hình 7.1. Nhiệt độ khịng khí (đơn vị: độ C) và tổng sơ' gíờ nắng (đơn vị: giờ) tại một sô</b>
<b>trạm quan trắc năm 2014</b>


<i>{N g u ồ n : T h e o s ố liệ u từ tr a n g w e b c ù a T ổ n g c ụ c T h ắ n g k ế )</i>


30.0
25.0


2 0 .0


-15.0


10.0


<b>f</b>


5.0


<b>-H à N ộ i</b>


<b>T o m Đ á o</b>


<b>Đ à Lạt</b>


<b>t p H ồ C h í </b>


<b>M in h</b>


<b>Hình 7.2. Nhiệt độ Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt tuân theo qui luật phí địa đới</b>


<i>( N g u ồ n : T h e o s ố liệ u c ủ a P h ạ m ĩ^ g ọ c Toàn, P h a n T ấ t Đ ắ c (1 9 9 3 ))</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>7.2.3. Thủy văn</b>


Hệ thống và chế độ thủy văn của nước ta cũng khá phức tạp. Chịu
ảnh hưởng của địa hình và khí hậu, Việt Nam có nhiều kiểu cảnh quan
được tạo bởi nhân tố chính là nước. Khí hậu nắng lắm, m ưa nhiều đã
làm cho vùng núi nhiều thác ghềnh, đồng bằng nhiều ao hồ, kênh rạch,
ven biến nhiều vũng vịnh, đầm p h á ... Chế độ nước lên vào dịp cuối
năm của hệ thống sông Mê Kông tạo ra cảnh mùa nước nổi m ênh mang
ở miền T â y ... Thế nhưng vào m ùa khô, sông suối khô hạn làm cho Ninh
Thuận có cảnh quan của m ột savan.


M ạng lưới sông suối ở Việt Nam rất dày, trung bình 1 km- diện tích
có 1 km sơng, suối. Có tới 2.360 km sông dài trên lOkm, trong đó có
thế kể đến sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Kông. Tuy nhiên,
cho đên nay việc khai thác sông suối tạo nên sản phấm du lịch còn chưa
được quan tâm như hệ thống hồ. ở thượng nguồn, nhất là ở vùng núi
cao Tây Bắc, Đ ông Bắc hay Tây N guyên, những dịng sơng suối chảy
qua địa hình phức tạp, có độ chia cát sâu lớn đã tạo ra những thác nước
ngoạn mục. Thác Bạc ở Sa Pa, thác Bản Giốc ớ Cao Bằng, thác Gia
Long, Dray Sap, Trinh Nữ ở Đắc Nông, thác Thủy Tiên ở Đắk Lắk, thác
Prenn, thác Cam Ly ở Lâm Đồng là những thác nước được khách du
lịch đánh giá là đẹp nhất ở nước ta.


Cả nước có khoảng trên 3.600 hồ các loại, trong đó khoảng 83%


là hồ nhỏ, 17% là hồ trung bình và lớn. Trong số trên 600 hồ trung bình
và lớn, chỉ có 17% là bồ lớn. Đại đa số các hồ lớn là hồ nhân tạo, chủ
yếu được xây dựng nhằm mục đích điều hịa nước cho nông nghiệp và
đặc biệt là để chạy máy phát điện. Có thể kể đến một số hồ trong số đó
như hồ Thác Bà, hồ Ba Bể, hồ Sông Đà, hồ Tạ Bú, hồ Núi Cốc, hồ Đại
Lải, hồ Y ên Lập, hồ Kẻ Gồ, hồ Yaly, hồ Dầu Tiếng, hồ Đ ơn Dương, hồ
Trị A n ... Đại đa số các hồ này, bên cạnh mục đích, chức năng ban đầu
của nó là thủy nơng hay thủy điện, chức năng du lịch cũng đã ngày càng
phát triên. Hồ, nhất là hồ nhân tạo rất nên thơ bởi cảnh quan ven bờ và
các đảo trong hồ. Ngoài giá trị thẩm mĩ, các hồ này còn tạo ra m ột miền
vi khí hậu khơng khắc nghiệt, ấm áp về mùa đông, mát m ẻ về m ùa hè.
Đó là hai giá trị cơ bản ỉàm cho hồ trở thành tài nguyên du lịch, hấp dẫn
khách du lịch. Ngoài các hồ nhân tạo kể trên, hồ ở nước ta cịn có nhiều


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Chương 7. CÁC NGUÔN

Lực

PHÁT TRlỂN DU ụCH VIỆT NAM <sub>235</sub>


nguồn gốc khác nhau như hồ móng ngựa (hồ H oàn Kiếm, hồ Tây ở Hà
Nội); hồ kiến tạo (hồ Ba Bể ở Bắc Kạn), hồ núi lửa (hồ T ’Nưng ở Gia
Lai), hồ bị chặn dòng (hồ Lake ở Đắk Lắk). Không chỉ có giá trị thẩm
mỹ, giá trị kinh tế kĩ thuật, rất nhiều trong số hồ này còn được phủ trên
mình những truyền thuyết, những câu chuyện m ang tính nhân văn của
văn hóa Việt Nam. Hồ Hoàn Kiếm chứng kiến chiến thắng ngoại xâm
của Lê Lợi, Hồ Tây hấp dẫn khách du lịch còn bởi các truyền thuyết về
những tên gọi khác nhau của nó. Hồ Núi Cốc, Hồ Than Thở lại thấm
đẫm câu chuyện tình cảm động về mối tình thủy chung của những đôi
trai gái.


<b>Bảng 7.1. Phân bố các nguổn nước khoáng của Việt Nam</b>


<b>Vùng</b> <b>Số lượng</b> <b>Tỷ trọng</b>



<b>Tâỵ Bắc</b> <b>87</b> <b>30.31%</b>


<b>Đ ô n g Bắc</b> <b><sub>14</sub></b> <b><sub>4.88%</sub></b>


<b>Đ ổ n g bằng Bắc Bộ</b> <b>17</b> <b>5.92%</b>


<b>BắcTrung Bộ</b> <b><sub>22</sub></b> <b><sub>7.67%</sub></b>


<b>Duỵên hải N am Trung Bộ</b> <b><sub>56</sub></b> <b><sub>19,51%</sub></b>


<b>Tây Nguyên</b> <b><sub>24</sub></b> <b><sub>8 3 6 %</sub></b>


<b>Đ ô n g Nam Bộ</b> <b><sub>13</sub></b> <b><sub>4.53%</sub></b>


<b>Tây Nam Bộ</b> <b><sub>54</sub></b> <b><sub>18.82%</sub></b>


<b>Cả nước</b> <b>287</b> <b>100.00%</b>


<i>ịN g u ô n : Tác g i ả tô n g h ợ p từ h ttp : //id m .g o v . vn/nguonJuc/Xuat_han/ </i>
<i>A n p h a m /N ito c _ k h o a n g /P h a n I I .H T M í m y c ậ p n g à v 1 9 /5 /2 0 ỉ 6)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

N ghĩa Lộ (Yên Bái), Bản Khang (Nghệ An), Lị Vơi (Quảng Bình), Mỳ
An (Thừa Thiên - Huế), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận),
G ougah (Đăk L ă k )...


Bên cạnh nước khoáng là bùn khống, ớ Việt Nam , có m ột số nơi
đã tổ chức khai thác bùn khoáng phục vụ khách du lịch như Tháp Bà
(Khánh Hòa), M ũi N é (Bình Thuận), Hịa Vang (Đà N ằn g )... Khánh
H òa coi tắm bùn khoáng là một khâu trong chuồi giá trị sản phấm du


lịch đặc trưng của tỉnh.


<b>7.2.4. Động thực vật</b>


Lồi người ln tim mọi cách đế tạo ra một môi trường kĩ thuật dễ
chịu cho mình trước sự biến đổi khắc nghiệt của môi trưịng tự nhiên,
điều đó đồng nghĩa với việc con người đang tự tách mình ra khỏi thiên
nhiên. Trong khi đó, là m ột thực thê cúa tự nhiên, con người lại có nhu
cầu quay về với thiên nhiên. Đó là m ột quy luật khách quan. Chính vì
vậy, thế giới động thực vật, đặc biệt là thế giới động thực vật hoang dã
tự thân đã có sự hấp dẫn con người, trong đó có khách du lịch.


Theo Phùng Ngọc Lan, và cộng sự (2006), Việt Nam có hệ thực
vật phong phú, đa dạng, khoảng trên 21.000 loài. Thảm thực vật chú
yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn
và độ ẩm cao.


Nếu thảm thực vật đa dạng phong phú bao nhiêu thi quần thể động
vậí ở Việt Narn cũng phong phú và đa dạng bấy nhiêu, trong đó có
nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Trong số
gần 12.000 lồi động vật, có 275 lồi thú có vú, trên 800 lồi chim, gần
200 lồi bị sát, 80 loài lưỡng thể, trên 2.500 loài cá, trên 5.000 loài côn
trùng, sâu bọ. Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi
cư trú của nhiều loài khỉ, voọc, vượn, m èo rừng. Các loài voọc đặc hữii
của Việt Nam ]à voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, voọc đen. Chim
cũng có nhiều lồi chim quý như trĩ cô khoang, trĩ sao. Núi cao miền
Bắc có nhiều thú lơng dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy...


Để tích cực góp phần giữ gìn và bảo tồn đa dạng sinh học, Việt
N am đã thành lập 31 VQG, 125 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN )



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

với tổng diện tích trên 2,5 triệu ha. Tùy theo điều kiện m ôi trường và
sinh cảnh của loài động thực vật, các VỌG có trách nhiệm bảo vệ đa
dạng sinh học, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu khác
nhau. Các V Q G này vừa là nơi nghiên cứu, tìm hiếu giá trị đa dạng
sinh học của các nhà nghiên cứu sinh học Việt N am và thế giới, đồng
thời cũng là những nơi hấp dẫn nhiều khách du lịch đến với loại hình
du lịch sinh thái. Các VQG được thành lập ở nhiều địa bàn khác nhau
nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ kể trên như
VQG Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-păng, Lào Cai), V Q G Cát
Bà (Hải Phòng), V QG Bái Tử Long (Quảng Ninh), VỌG Cúc Phương
(Ninh Bình), V QG Pù M át (N ghệ An), V QG Phong N ha - K ẻ Bàng
(Quảng Bình), V QG Bạch M ã (Thừa Thiên Huế), V QG Chư M om Ray
(Kon Tum), V ỌG Yordon (Đắk Lắk), VQG Núi C hua (Ninh Thuận),
VQG Cát Tiên (Đồng Nai), V QG Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), VQG
Lò Gò Xa M at (Tây N inh), VQG u Minh Hạ, VQG Đ ất M ũi (Cà M au),
VQG Phú Q uốc (Kiên Giang), ...


Tính đến năm 2011, Việt N am đã có 8 khu vực được U N ESCO
công nhận là khu Dự trữ Sinh quyến Thế giới. Đó là c ầ n Giờ, Đồng
Nai, Cát Bà, Châu thổ sông Hồng, ven biển và biển đảo Kiên Giang,
Tây Nghệ An, C ù lao Chàm và M ũi Cà M au‘...


Khi lên cao nguyên ở Lâm Đ ồng, hoặc du lịch trên các triền núi
phía bắc, khách du lịch sẽ được ngắm nhìn các loài cây lá kim như
thông, pơ m u ..., được hiểu về các loài gồ quí tứ thiết mọc trong rừng
sâu, hiểu về sự diệu kỳ của thiên nhiên khi tham quan các khu rừng
khộp‘ ở Tây N guyên, thấy được giá trị to lớn của các loài sú, vẹt, đước,
muối tạo nên bức tường chắn sóng và lấn biển tự nhiên ở vùng duyên
hải. Rừng núi nước ta là nơi sinh sống của nhiều loài động vật khác


nhau từ các lồi cơn trùng như ong, bướm đến các loài chim, các loài
động vật ăn có v à ăn thịt. K hách du lịch có thể tìm hiểu về cuộc sống
của các loài động vật hoang dã hay say sưa ngắm chim tại các vùng đất
ngập nước, nhất là các khu R am sar ở phía bắc cũng như ở phía nam của


' http://w w w .u n esco .o rg /m ab d b /b r/b rd ir/d irecto ry /co n tact.asp ?co d e= V lE .


- Rừng khộp là rừng có các loài cây thuộc họ dâu (Dipterocarpaceae) chiêm ưu thê,


rụng lá trong m ù a khô, song sinh trư ở n g rât m ãnh liệt vào m ùa m ưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

đất nước. Các rạn san hô là nơi tập tning cư trú của nhiều loài cá, tạo
nên m ột cảnh quan sinh động và đẹp mắt thu hút sự khám phá của hàng
nghìn khách du lịch. San hơ là nhóm sinh vật biên tạo ra sinh khối lớn
nhất ở biển nhiệt đới nước ta. San hô tạo ra hệ sinh thái rạn san hô, hệ
sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trên Trái đất. Trên rạn san hô
là nơi tập trung sinh sống, trú ấn của nhiều giống lồi sinh vật có giá trị
như rong biên, các loài nhuyễn thế, giáp xác và nhiều loài cá khác nhau.
Bên cạnh giá trị vật chất dưới con mắt của các nhà kinh tế, rạn san hơ
cịn có giá trị khoa học, giá trị thấm mỹ cao. Do vậy nó là đối tượng hấp
dẫn cho các hoạt động du lịch sinh thái biến, ớ nước ta, rạn san hô tập
trung ở phía tây vịnh Bắc Bộ, quần đảo Trường Sa, H oàng Sa, ven bờ
Phú Yên, Khánh Hòa, ven các đáo Hòn Thu, Nam Du, Côn Sơn, Thổ
Chu, Phú Q uốc...


Do sự phong phú của điều kiện tự nhiên, ở V iệt Nam có nhiều
phong cảnh ngoạn mục có giá trị nối bật. Đó là mẫu tiêu biểu về cảnh
quan karst nhiệt đới ngập nước vịnh Hạ Long, đó là ví dụ nơi bật đại
diện cho các giai đoạn của lịch sử Trái đất, bao gồm bằng chứng sự
sống, các tiến triến địa chất, địa lý đã và đang diễn ra ở Phong N ha (Kẽ


Bàng), Tràng An (Bái Đính), là cảnh quan có giá trị thẩm m ỹ đặc biệt
ở Hạ Long cũng như ở Tràng An. Từ đó có thế thấy dễ hiểu vi sao Hạ
Long, Phong N ha (Kẻ Bàng) cũng như Tràng An được ghi vào danh
sách di sản thế giới.


Như vậy, Việt Nam có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát
triển du lịch, trong đó có du lịch tham quan, du lịch sinh thái. N gành
Du lịch nước ta trong thời gian qua đã từng bước khai thác có hiệu quả
nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần có những
giải pháp vừa tạo được sản phẩm du lịch hấp dần, vừa góp phần bảo vệ
môi tm ờng là việc làm cần quan tâm.


<b>7.2.5. Nguồn lực biển, đảo</b>


Việt Nam là m ột quốc gia biến lớn nằm ven b ờ tây Biển Đ ông với
chi số tính biển (khoảng 0,0098), cao gấp 6 lần chỉ số tính biển trung
bình thế giới, diện tích biển gấp 3 lần diện tích đất liền. Khơng có nơi
nào ở nước ta lại xa biển hon 500km (Lê Bá Thảo, 1990, trang 8), do


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

vậy, đối với mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị nói chung,
đối với du lịch nói riêng, biền đảo là một nguồn lực đặc biệt quan trọng.


Trong Biển Đông, liên quan tới Việt Nam có hai vịnh lớn là vỊnli
Bắc Bộ ở phía bắc, rộng khoảng 130.000 km- và vịnh Thái Lan ở phía tây
nam , diện tích khoảng 293.000 km^. Vịnh Bắc Bộ là vịnh nông, nơi
sâu nhất k hoảng lOOm vịnh Thái Lan nông hơn, nơi sâu nhất khoảng
80 m. V ùng biền nước ta có hơn 3.000 hịn đảo lớn nhỏ trong đó hầu
hết tập tru n g ở vùng biển Q uảng Ninh.


Thềm lục địa Việt Nam có nguồn lợi về dầu m ỏ, khí đốt và khống


sản rất dơi dào. Dầu m ỏ có trữ lượng khoảng 4.0 tỷ dầu quy đổi. Ven
biển Việt N am có tổng trữ lượng hơn 600 triệu tấn quặng titan - ilmenit.
Đặc biệt biên Đ ông Việt N am còn là nơi rất có tiềm năng về băng cháy',
một nguồn năng lượng sạch của tương lai. V ùng ven biến cũng là nơi
tập trung nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, xi m ăng, sét,
đá ốp lát... Trữ lượng cát thủy tinh lên đến hơn 144 triệu


Tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng, với khoảng 2.500
loài cá, trong đó có trên 100 lồi có giá trị kinh tế cao, trữ lượng cá có
thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. N goài ra, biển Việt Nam
còn có khoảng 650 lồi rong biển, gần 700 loài động vật phù du, trên
500 loài thirc vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tơm biến,
14 lồi có biền, 15 loài rắn biến, 12 loài thú biến, 5 loài rùa biển và 43
loài chim nước.


Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, tìr Quảng N inh đến Kiên Giang
với nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch
lớn của nước ta. Căn cứ vào các điều kiện khai thác phát triển du lịch,
có thể phân chia b ờ biển nước ta thành 5 đoạn. Đ oạn 1 từ M óng Cái
đến Đồ Sơn. Trong khu vực này, độ dốc đáy biển thoải, vật liệu đáy tìr
cát mịn (ở phía bắc) đên vật liệu thơ và nhão (ở phía nam ), nước biến
từ trong ở phía bắc đến đục ở phía nam. Khí hậu có m ùa đơng lạnh.
Với đặc điểm như vậy, vùng này khơng thích họp cho du lịch tắm biển.


Chường 7, CÁC NGUỐN Lực PHÁT TRiỂN DU LỊCH VIỆT NAM . 239


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Song đây lại là khu vực có trên 85% đảo của Việt Nam, do vậy vùng
biển này có cảnh quan biền có giá trị thấm mỳ cao, rất hấp dần khách du
lịch. Nơi đây đã từng được N guyền Trài tả là Thiên khôi địa thiết phó
kỳ quan' (Trời đất bao la bày thành cảnh kỳ quan - nhóm dịch giả Đào


Duy Anh). Đ ây cũng chính là lý do đế Hạ Long được U N ESCO đưa
vào D anh sách Di sản Thế giới năm 1994. Đoạn thứ 2 từ Đồ Sơn đến
Nga Sơn. Đ oạn này có độ dốc thoải song nước biên đục, vật liệu đáy
chủ yếu là phù sa. Đoạn tiếp từ N ga Sơn đến Đà Nằng có độ dốc thoải,
nước biến trong dần. Cát chuyền từ màu sầm sang sáng trắng, độ mịn
cao. N hiệt độ nước biến tầng m ặt trung bình tháng G iêng đã vượt qua
ngưỡng 21“C, càng vào nam càng phù hợp với du lịch tắm biển nhiều
hơn. Đoạn thứ tư từ Đà N ằng đến Vũng Tàu có độ dốc đáy biển lớn dần,
vật liệu đáy lớn dần (sỏi, cuội) sóng biển nhiều và lớn, phù họp cho các
loại hình du lịch thể thao biển như lặn biển, lượt s óng. . Từ V ũng Tàu
đến Hà Tiên tuy đáy biến có thoải hơn, nhiệt độ nước biển tầng m ặt ấm
hơn, song vật liệu đáy chủ yếu là sình lầy, phù sa, ít có bãi biển đẹp trừ
Hà Tiên. Khu vực này chủ yếu phù họp với phát triến du lịch sinh thái
đất ngập mặn ven biển.


Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 1 km^, trong
đó 24 đảo có diện tích trên 10 km- (10 - 320km -), cách bờ không xa
là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. ớ đây không khí trong lành, nước
biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.


Các thắng cảnh trên đất liền nôi liếng như Phong Nha, Bích Động,
N on Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Nhà thờ Trà

c ổ ,

N hà
thờ Phát Diệm ,

c ố

đô Huế, Phố cổ Hội An, Tháp Đôi, Tháp Ponagar,
Pokrong G iarai... có lịch sử không thể tách rời với đời sống biển cà.
N hững đơ thị có nền kinh tế biển, văn hóa biến cũng trở thành những
trung tâm du lịch lớn của cả nước như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh,
Đồng Hới, Đ à N ằng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan
Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà T iê n .... Bờ biền khúc khuỷu, nhiều cung
bờ xen kẽ các m ũi nhô đá gốc, nên từ bắc vào nam, nước ta có rất nhiều
cánh quan ven biển đẹp thu hút khách du lịch như Đồ Son,

sầm

Sơn,

Hòn Ngư, Bãi Đ á Nhảy, Hải Vân, Bãi Bụt, Cà Ná, Hà T iê n ...


' Dươiig Anh Sơn, <i>Nguyễn Trãi - ứ c Trai thi tập,.</i> Bài 25. <i>Vân Đồn,</i> Trang 53.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Trai dài trên 3.000km đường bờ biển là những bãi tắm đẹp không
chỉ nôi tiếng trong nước và còn được khách du lịch nước ngoài đánh
giá cao như Trà c ổ (Quảng N inh), Quan Lạn (Q uảng Ninh), Thanh Lân
(Quảng N inh); Cát Cò (Hải Phòng), Đồ Sơn (Hải Phòng), sà m SoTi
(Thanh Hóa), Cửa Lị (Nghệ An), Cửa Hội (Nghệ A n), Thiên

cầm

(Hà
Tình), Đá N hảy (Q uảng Bình), Cửa Tùng (Q uảng Trị), Lăng Cô (Thừa
Thiên - Huế), Mỹ Khê (Đà Nằng), Quy N hơn (Bình Định), Nha Trang
(Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cà Ná (N inh Thuận), Mũi Né
(Bình Thuận), Bãi Trước (Vũng Tàu), Bãi Sau (V ũng Tàu), Phú Quốc
<i>(Kiên G ian g )...T h eo Việt bảo 3/10/2005', tạp chí Forbe của Hoa Kỳ </i>
đă liệt kê bãi biển Đ à N ằng là m ột trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh.


Tính chất của m ột quốc gia biển cũng thể hiện trong các lễ hội. ở
Việt Nam có hàng ngàn lễ hội có liên quan đến đời sống biển như các lễ
hội đua thuyền, đua ghe ngo, Lễ hội nghinh ô n g , Lễ hội cầu ngư, Lễ hội
cúng biên. Riêng ở N ha Trang có Lê hội Y ên sào, Q uảng Trị có Lễ hội
rước h ế n ... Biển cũng là cửa ngõ, là biên giới của đất nước nên nhiều
nơi có những lễ hội ghi dấu chiến công, ghi danh những anh hùng chống
giặc ngoại xâm như Lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội đền C ửa ô n g . .. Riêng ở
Lý Sơn có Lề Khao lề thế lính Hoàng Sa, một lễ bắt đầu có tìr khi đội
Hồng Sa gánh vác sứ m ệnh lịch sử thiêng liêng trên B iển Đông.


Như vậy, đối với sự phát triến du lịch Việt Nam, biến và hải đảo
là m ột nguồn lực đặc biệt quan trọng. Nguồn lực này sẽ ảnh hưởng lớn
đến định hướng chiến lược du lịch nước nhà trong giai đoạn tiếp theo,
góp phần định vị du lịch Việt N am trong cộng đồng kinh tế ASEAN mà


nước ta sẽ là m ột thành viên.


<b>7.3. NGUỒN Lực VẦN HÓA</b>



Việt Nam là m ột quốc gia đa sắc tộc, là nơi cùng chung sống của
54 tộc người. Người Kinh chiếm tỉ trọng lớn nhất, gần 88% dân số
cả nước, sau đó là người Tày, người Thái, người K hơm e, người Hoa,


Chương 7. CÁC NGUỎN <b>Lực </b>PHÁT TRlỂN DU LỊCH VIỆT NAM . <b>241</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

người M ường, người Nùng, người M ông', người D ao ... Cơ cấu tộc
người phong phú là nguyên nhân chính tạo nên m ột bức khảm đa m àu
sắc trên bản đồ văn hóa Việt Nam. Khơng chi có thế, do quá trình đi
chinh phục khai thác những vùng đất mới, do điều kiện địa lý cụ thể đã
tạo ra những phong tục tập quán khác biệt và riêng có tại các điểm quần
cư mới. N hững sự khác biệt về ngôn ngữ như giọng nói (phát âm), từ
ngữ, làn điệu dân ca, phong tục tập q u án ... là những nét chấm phá tô
điểm thêm cho bức tranh văn hóa cúa Việt Nam.


Đối với du lịch, nguồn lực văn hóa có vai trị vơ cùng quan trọng.
C ũng như nguồn lực tự nhiên, vai trò quan trọng nhất của nguồn lực văn
hóa đối với phát triển du lịch là khi chúng được khai thác để tạo thành
sản phẩm du lịch với tư cách là tài nguyên du lịch văn hóa. X ét theo sự
hiện diện, tài nguyên du lịch văn hóa được chia thành tài nguyên du lịch
vật thể và phi vật thể (hữu hinh và vô hinh). Tài nguyên du lịch văn hóa
vật thể bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, cơng trình đương đại, viện bảo
tàng, sản phẩm thủ công m ĩ nghệ, đặc sản vùng m iề n ... Tài nguyên du
lịch văn hóa phi vật thế có thể kể đến là lễ hội, phong tục tập quán, diễn
xướng dân gian, nghề thủ công tm yền thống, danh n h â n ...



<b>7.3.1. Di tích lịch sử văn hóa</b>


Trải qua hàng nghin năm dựng nước, giữ nước và m ở m ang bờ cõi,
cha ông ta đã đế lại nhiều dấu ấn trong lịch sử. Những di tích lịch sử
văn hóa là những minh chứng cho các chặng đường phát triến của dần
tộc về mọi mặt, từ đấu tranh với thiên tai, địch họa tới sáng tạo trong
đời sống vật chất tinh thần.


Tính trung bình trên tồn bộ lành thổ nước ta, cử lOOkrn-có đến
12 di tích lịch sử văn hóa. Đến tháng 12 - 2015, trong số gần 7.900 di
tích lịch sử văn hóa được xếp hạng của cả nước, đã có 3.212 di tích
được xếp hạng di tích cấp quốc gia và 72 di tích cấp quốc gia đặc biệt,
tập tiim g chù yếu (29 di tích) thuộc vùng châu thổ sông Hồng, trong


' T rong các tài liệu khác nhau, tên tộc người này được viết k h ỏ n g chính xác là
H ’M ông, H ơ-M ông, H ’m ông, H ơ-niông, H m ongz. T heo C ông văn sô 09 -C V /
H Đ D T ngày 04 tháng 12 năm 2001 củ a Hội đồng D ân tộc của Q uố c hội, tên gọi
ch ính thức của tộc người này được viêt đúng là M ông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

đó Hà Nội là địa phương có số lượng nhiều nhất (13 di tích), tiếp sau
là các tỉnh Ọuảng Ninh, Quảng Trị, Bắc N inh, Thanh Hóa (4 di tích).


Trong số 72 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam có
5 di tích là danh lam thắng cảnh (vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, VQG Cát
Tiên và Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc - B ích Động và Quần
đáo Cát Bà), 1 di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật ( ó c Eo - Ba Thê
và Gị Tháp), 3 di tích khảo cổ (Cát Tiên, H ang Con M oong và Mộ Cự
Thạch (Hàng Gịn)), 3 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh (VQG
Phong N ha - Kẻ Bàng, Yên Tử và Tây Thiên - Tam Đảo), 2 di tích lịch
sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ (Thành nhà Hồ và c ổ Loa), 1 di


tích lịch sứ và khảo cổ (K hu trung tâm Hoàng thành Thăng Long), 9 di
tích kiến trúc nghệ thuật (Chùa Keo, Đô thị cố Hội An, Khu đền tháp
Mỹ Sơn, Đình Tây Đ ằng, Chùa Bút Tháp, Đền Sóc, Chùa Tây Phương,
Tháp Chăm D ương Long và Tháp Bình Sơn), 12 di tích lịch sử và kiến
trúc nghệ thuật ( c ố đô Hoa Lư, Quần thể kiến trúc c ố đô Huế, Côn Sơn
- Kiếp Bạc, Đền Trần - Chùa Phổ Minh, Lam K inh, Văn M iếu - Quốc
Tử Giám, Đền Phù Đ ống, Chùa Dâu, Chùa Thầy, Đen Bà Triệu, Phố
Hiến, Chùa Phật Tích, Chùa Vĩnh N ghiêm và Đ ền Trần Thương),
35 di tích còn lại là các di tích lịch sử (Đền Hùng, K hu lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Chiến trường Đ iện Biên Phủ, Dinh
Độc Lập, N hững địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế, N hà tù Côn Đảo, Khu
lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, Khu lưu niộm Chủ tịch
Tôn Đức Thắng tại M ỹ Hịa Hưng, Pác Bó, Tân Trào, An toàn khu
(ATK)' Định Hóa, C ăn cứ Trung ương Cục miền Nam, Bạch Đằng,
Khu lưu niệm Nguyễn Du, đường Trưòng Sơn - đường Hồ Chí Minh,
Đền Hai Bà Trưng, Đền Hát M ôn, Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đơng
Triều, Rừng Trần Hưng Đạo, Đôi bờ Hiền Lương - Ben Hải, Thành cổ
Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972,
Chiến thắng Chương Thiện, Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều
Lý, Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, K hu đền thờ Tây Sơn


‘ ATK (A n toàn khu) là khu vực m à Quân đội N hân dân V iệt N am giành được quyền
kiếm soát gần như tu y ệt đối trong thời gian chiến tranh ch ống Pháp, là những ichu
vực tư ơng đôi an toàn so với các khu vực khác trong chiến trạnh. Tại ATK thường
có các cơ quan đầu n ão của quân cách m ạng, các cơ sở hậu cần v à là nơi tập tran g
dân cư:


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

244 PHÃN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


Tam K iệt, Đ ịa điểm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài M út, N hà tù Sơn La,


Trại giam Phú Q uốc, Đ ịa đạo Vịnh M ốc và hệ thống làng hầm Vĩnh
Linh, K hu di tích và đền thờ N guyễn Bỉnh Khiêm).


□ Di tích lịch sử


<b>ai </b>Di tích kiến trúc nghệ thuật
H Danh lam thắng cảnh
B Di chì khảo cố


<b>Hình 7.3. Cơ cấu các loại di tích lịch sử văn hóa đ ă x ế p hạng tín h đến 12 - 2015</b>


<i>( N g u ồ n : T ổ n g h ợ p từ c á c s ố liệ u c ủ a C ụ c D i s ả n V ăn h ó a , c á c S ở V ă n h ó a </i>
<i>T h ể th a o v à D u lịc h , tr ê n c á c tr a n g m ạ n g c h ín h th ứ c c ủ a c á c tỉn h n ă m 2 0 1 6 )</i>


M ột số di tích có giá trị vượt ra khỏi ranh giới quốc gia và đã được
U N E S C O cơng nhận là di sản văn hóa thế giới. Q uần thể di tích

cố

đơ
H uế là m ột ví dụ tiêu biểu về kinh đô của Nhà nước phong kiến phương
Đ ông. H ội A n là m ột bằng chứng xác thực về sự hòa trộn các nền văn
hóa tại m ột thư ơng cảng quốc tế và đây cịn là ví dụ điển hình về việc
gìn giữ m ột thương cảng châu Á truyền thống. Thánh địa M ỹ Sơn là
m ột ví dụ tiêu biểu về sự trao đổi văn hóa, sự thích ứng của xã hội bản
địa với sự ảnh hưỏfng của văn hóa từ bên ngoài, nhất là nghệ thuật kiến
trúc H indu của Ấn Độ, m inh chứng cho sự tồn tại của m ột nền văn hóa
C hăm pa rực rỡ ở Đ ông Nam Á. Trung tâm H oàng thành Thăng Long
m inh chứng cho sự tồn tại của m ột nền văn hóa lâu đời của người Việt
trong sự giao thoa với văn hóa Trung Hoa và Chăm pa ở Đ ồng bằng
sông H ồng với m ột tm ng tâm quyền lực tồn tại suốt 10 thế kỉ. Thành
nhà H ồ thể hiện sự phát triển cao độ về kiến trúc và công nghệ, là sự kết
hợp hài h ò a các yếu tố thiên nhiên với các yếu tố Đ ông Á, Đ ông Nam
Á và các yếu tố Việt N am theo nguyên tắc phong thủy. Bên cạnh các giá

trị ngoại hạng về thẩm m ĩ, về m ột giai đoạn phát triển địa chất địa mạo,
Tràng A n là m ột ví dụ tiêu biểu về m ột kiểu khai thác sử dụng đất phù
hợp với m ôi trường thiên nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

tầm cỡ quốc tế đã làm cho các di tích này trở nên rất hấp dẫn khách du
lịch trong và ngoài nước.


<b>7.3.2. Lễ hội</b>


Lễ hội có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Có
thế phân thành lễ hội truyền thống và lễ hội du nhập. Lễ hội truyền
thống là m ột hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng có tính chu
kỳ nhằm kỉ niệm m ột sự kiện văn hóa, lịch sử, tơn giáo hoặc chính trị.
Lễ hội truyền thống m ang những nét đặc sắc của văn hóa địa phương,
văn hóa làng bản, đang được coi là m ột trong những cái gốc của văn
hóa Việt Nam. Có những lễ hội mơ phỏng, khái quát hóa cuộc sống của
cộng đồng, có những lễ hội thể hiện niềm tin vào những điều tố t lành
trong cuộc sống, có những lễ hội thể hiện sự tri ân của cộng đồng đối
với những người có cơng dựng nước, giữ nước. Trong bối cảnh tồn cầu
hóa hiện nay, với hằng số văn hóa vốn có của m ình là tính cởi m ở, hội
nhập và chắt lọc tinh hoa của các nền văn hóa bên ngoài để làm giàu
cho văn hóa Việt N am , trong đời sống văn hóa của người V iệt hơm nay
đã có thêm nhiều lễ hội mới như Noel, Ngày lễ tình nhân, Lễ hội hóa
trang, Lễ hội C a m av a l...


Thông qua lễ hội, khách du lịch nhận ra những nét riêng và chung
hàm chứa nhiều nghi lễ tôn giáo đặc sắc, các hoạt động văn hóa dân
gian. Chính lễ hội đã bảo lưu, nuôi dưỡng và phát triển nhiều truyền
thống văn hóa cộng đồng làng xã. Nó cũng được coi là m ột trong những
nguồn sữa mẹ của các loại hình nghệ thuật và đó chính là m ột trong


những nguồn lực để xây dựng sản phẩm du lịch.


ở Việt N am có trên 8.000 lễ hội, trong đó trên 90% là lễ hội truyền
thống và tôn giáo. Cũng như di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, trong đó có
lễ hội truyền thống có quy mô, tầm ảnh hưởng khơng như nhau. Có lễ
hội diễn ra rất nhiều ngày như lễ hội chùa Hương, chùa Y ên Tử, có lễ
hội chỉ diễn ra trong m ột ngày, thậm chí chỉ trong m ột buổi. Có lễ hội
diễn ra trên mọi m iền đất nước, có lễ hội chỉ diễn ra trong phạm vi m ột
tỉnh, m ột huyện, thậm chí ở một làng. M ặc dù vậy, sự hấp dẫn củ a lễ
hội đối với khách du lịch không phụ thuộc vào quy m ô lớn hay bé. D ù
ở tầm cỡ nào lễ hội cũng đem đến cho khách du lịch niềm tin \mi vào


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

cuộc sống. Lề hội ở Việt N am rất phong phú và đa dạng. Mỗi lễ hội như
m ột viện bảo tàng sống động về văn hóa, mang đậm bản sắc của dân tộc
với những lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng. Lề hội phản ánh các thời kỳ lịch
sử, văn hóa độc đáo, những tín ngưỡng, truyền thuyết huyền thoại, thân
tích và tâm lin h ,... đặc sắc.


Lễ hội ở Việt Nam diễn ra quanh năm, song tập trung nhiều nhất
là vào mùa Xuân. Đây là thời điểm của âm dương giao hoà, vạn vật
sinh sôi nảy nở, là lúc việc nhà nơng khơng cịn quá bận rộn. N hiều lễ
hội diễn ra vào đầu xuân, là thời điểm bắt đầu m ột mùa làm ăn mới với
nhiều hi vọng và khát khao mới. Đối với miền Bắc, đây là một điều hết
sức quan trọng vì vào thời gian này, hầu như du lịch biến đang trong
thời kì m ùa chết, mọi hoạt động du lịch biển đều bị ngưng trệ. Chính
lễ hội đã góp phần giảm được sức ép của tính mùa vụ do du lịch biến
gây nên. Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 27 lễ hội được đưa vào
danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia. ở m iền núi phía
Bắc có Lễ hội Khơ già của người Hà Nhì đen ở Bát Xát, Lào Cai; Lễ hội
Roóng poọc của người G iáy (Tả Van, Sa Pa, Lào Cai) và Le Pút tông


của người Dao đỏ (Sa Pa, Lào Cai); Lc hội Nhảy lửa cùa người Pà Thẻn
(Hà Giang); Lễ hội Gầu Tào (Lào Cai, Hà Giang); Lề hội Thố H à (Bắc
Giang); Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm , xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tinh
Bắc Giang; Lễ hội Lồng Tông của người Tày (Tuyên Quang); Lễ hội
Lồng tồng Ba Bể, Bắc Kạn. Vùng du lịch Đồng bằng sơng Hồng có Hội
Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội); Hội Lim (Bắc Ninh); Hội
làng Đ ồng KỊ (Bắc Ninh); Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương); Lễ hội Phủ
Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tinh Nam Định; Lễ hội đền Trần Nam
Định; Lễ hội Trường Yên, Ninh Binh; Lễ hội làng Lệ Mật, H à Nội.
Duyên hải m iền Trung có Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được (Q uảng Nam );
Lễ hội Cầu N gư, Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang (K hánh Hòa);
Lễ hội Ka Tê (Ninh Thuận). Tây Ninh có Lề hội Kỳ Y ên ở đình Gia
Lộc;Thành phố Hồ Chí Minh có Lễ hội N ẹhinh ơ n g , huyện c ầ n Giờ.
Các tỉnh m iền Tây có Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, A n Giang, Đại
lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây - Long An, Lễ hội vía Bà N gũ hành, Lề
làm chay (Long A n )...


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>7.3.3. Làng nghề truyền thống</b>


Việt Nam hiện có trên 2.000 làng nghề'. Hầu hết các làng nghề
truyền thống đều tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng (Hà Nội, Bắc
Ninh, Thái Bình, Nam Định,...). M ột số khác rải rác ở các vùng cao và
châu thổ m iền Trung và miền Nam.


ở Việt Nam có nhiều nghề thủ cơng truyền thống, tiêu biểu là m ột
số nghề như gốm sứ, son mài, khảm trai, đúc đồng, chạm khắc đá, dệt,
thêu, may, mây, tre c ó i...


Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu. ở m iền Bắc thì có gốm Bát
Tràng (Hà Nội), gốm Đ ông Triều (Quảng N inh), gốm Phù Lãng (Bắc


Ninh), gốm Thố Hà (Bắc Giang)... ở m iền N am có gốm Sài Gịn, gốm
Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)... N gày nay sản phẩm gốm
cúa Việt Nam rất phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt
tàn thuốc lá... những sản phẩm cỡ trung bình như lọ hoa, tượng phật,
thiếu nữ, bộ ấm trà, cà phê, bát, đĩa, chậu cảnh đến những sản phẩm cỡ
lớn như lọ độc bình, đơn voi... Những m àu men gốm được ưa chuộng
là men ngọc, men da lươn, men vàng nhẹ, men chảy. Hoạ tiết trên sản
phẩm được gắn liền với những nét quen thuộc trong đời sống như chú
bé thối sáo ngồi trên mình trâu, cây đa cổng làng, mái chùa, hồ sen,
thiếu nữ gảy đàn... H àng gốm Việt Nam đã có mặt trên nhiều thị trường
quốc tế. N hắc đến những làng nghề truyền thống, ắt hắn “Bát Tràng” là
cái tên đầu tiên hiện lên trong tâm trí mọi người. Gốm Bát Tràng là tên
gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng
thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và G iang Cao thuộc huyện
Gia Lâm, Hà Nội). Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát nghĩa là chén bát, đồ
gốm và chừ Tràng (hay Trường) là chồ đất dành riêng cho chuyên môn.
N hờ kỹ thuật tạo lóp men và kỹ thuật lò nung chuẩn xác, các nghệ nhân
ở đây đã tạo nên m ột loại sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục,
màu sắc thanh nhã cùng với sự tinh tế của con người - gốm Bát Tràng.


Chương 7. CÁC NGUÔN Lực PHÁT TRlỂN DU LịCH VIỆT NAM . 247


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Cây tre, cây song và cây m ây là đặc sán của xứ sở Việt Nam nhiệt
đới. Ba loại cây này trở thành nguồn nguyên liệu vô tận của những
người thợ thủ công làm hàng m ây tre đan. Hàng mây tre đan Việt Nam
đã có m ặt ở Hội chợ Pari năm 1931. Đến nay, hơn 200 mặt hàng này đã
đi khắp năm châu, được khách hàng ưa chuộng. Với bàn tay khéo léo
của những người thợ, những thân cây tưởng như vô dụng đă trở thành
những đĩa bày hoa quả, lằng hoa, bát hoa, làn, giỏ, khay, lọ hoa, chao
đèn, bộ salon tủ sách... ư u điêm của hàng mây tre đan là: nhẹ, bền,


không mọt. Làng nghề mây tre đan có mặt ớ hầu khắp các tỉnh m iền
Bắc, tiêu biểu là ở H à Nội như Phú Vinh, Yên Traờng, Đông Vinh, Đồi
M iễu, Yên Kiện, Đ ông Trữ, Thái Hòa, Nam Cường, V ăn Khê, Yên Lữ,
Thế T rụ...


Dệt chiếu là nghề khá đặc trưng cho các làng ven biển. Nổi tiếng
nhất là N ga Sơn, K im Sơn, Bàn Thạch, Lập D ư ơng... Nói đến Thanh
Hố, khơng ai là khơng biết chiếu cói Nga Sơn, m ột sản pham nổi tiếng
của vùng đất ven biển này, vật biểu tran g cho niềm hạnh phúc của
những đôi lứa yêu nhau... Chiếc chiếu nối tiếng đã được lưu truyền qua
bao đời, bao thế hệ trên khẳp mọi miền của đất nước. N ó đã đi vào ca
dao, tục ngừ của người Việt Nam:


<i>Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng </i>
<i>Vải tơ Nam Định, lụa hàng H à Đông</i>


Theo lời các vị cao niên kế lại thì ngày xưa, chiếu cói N ga Sơn
cùng chiếu cói của Kim Sơn (N inh Bình) là m ột trong những vật cổng
tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc ưa dùng. Cói N ga Sơn
nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, óng m ưọt. Đ iều đặc biệt ít có nơi nào có thê
trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại cói chuyên dùng đê dệt nên
những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền. Trải qua hơn 150 năm tồn tại với
bao thăng trầm , giờ đây, người dân N ga Sơn không đơn thuần chỉ dệt
chiếu cói, nhiều sản phẩm từ cói đã được đơi bàn tay tài hoa, khối óc
giàu tính sáng tạo của những người thợ đã “nâng đời” trở thành những
m ặt hàng thủ công m ỹ nghệ với những nét hoạ tiết, văn hoa khác nhau
dành cho xuất khẩu. N hững tấm thảm lót sàn, chiếu xe đan, làn, dép đi
trong nhà, đồ dùng trang trí,... đã có mặt tại thị trường N hật Bản, Hàn
Quốc và Tm ng Quốc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Nghề đan lát thủ cơng từ bèo tây hay bèo lục bìĩih cũng là nghề đặc
trưng cúa m iền sông nước, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long, ở m iền Bắc nghề này phát triển ở N inh Bình, Thái Bình, ở m iền
Nam nghề đan lục bình đặc biệt phát triển ở Hậu G iang, Kiên Giang.
Đây được coi là m ột trong những nghề thủ cơng góp phần quan trọng
vào việc xóa đói giảm nghèo cho người nông dân ở các m iền sông nước.


Trên thế giới nhiều nước làm hàng sơn mài. M ột số nước trồng
được cây sơn, nhưng chỉ có cây sơn Việt N am trồng ở đất Phú Thọ là
có giá trị nhất. N hựa cây sơn Phú Thọ tốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơi
khác. Chính vì vậy, hàng sơn mài Việt N am đã nổi tiếng đẹp lại bền.
Thế kỷ thứ 18 ở Thăng Long (Hà N ội hiện nay) đã có phường N am N gư
chuyên làm hàng sơn. Ban đầu son mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng,
nâu. Dần dần do khoa học kỹ thuật phát triển, bảng màu của sơn mài
ngày càng phong phú, tạo cho sản phẩm sơn m ài đẹp lộng lẫy và sâu
thẳm. N gày nay các m ặt hàng sơn mài như tranh treo tường, lọ hoa, hộp
đồ nữ trang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn cờ, bình phong... đã trở thành
m ặt hàng không thể thiếu trên thị trưòfng trong nước và quốc tế.


Người thợ khám dùng những mảnh có vân ngũ sắc vỏ trai, vỏ hến,
ốc biến để khảm (gắn) lên các đồ vật. Công việc của thợ khảm khá tỷ
mỷ và qua nhiều công đoạn; Vẽ m ẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm
(gắn) lên tranh rồi lại mài nhẵn và đánh bóng. Bức tranh khảm hiện lên
trên mặt đồ vật với nhiều màu sắc lung linh. Từ chiếc hộp gồ, cái khay,
bàn cờ, m ặt bàn, thành ghế, cánh tủ, bình phong, tranh treo tường...
bằng gồ đều có thể khảm trai.


Từ những khối đá cấm thạch, người thợ chạm khắc đá đã làm ra
nhiều sản phẩm có giá trị như vòng đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng Phật,
tượng thiếu nữ, hoa lá và cây cảnh, các con vật đáng yêu như mèo, chim


công...N ghề chạm khắc đá có ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng là ở Đà Nang.
Dưới chân núi N gũ H ành Sơn (Đà N ằng) là các làng Quan Khái, H ồ
Khê, dân làng có nghề chạm khắc đá truyền thống.


Người thợ thêu Việt Nam rất khéo tay, họ biết cách hoà sắc hàng
chục loại chỉ mầu cho m ột bức thêu. Các loại hàng thêu rất đa dạng,
mẫu thêu ngày càng phong phú: hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, đôi


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

chim tùng hạc, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung... Tùy theo
ý nghĩa của từng đồ dùng mà người thợ thêu chọn mẫu. Có loại mẫu
thêu dành cho áo sơ mi, có loại mầu thêu dành cho áo gối, có loại để
thêu áo K im ono, có loại đế thêu khăn trải bàn, khăn phú giường, tranh
treo tường... N ghề thêu ren có từ lâu đời, ở nhiều địa phương nhưng có
lẽ bắt nguồn từ làng Quất Đ ộng (Hà Tây). Trong danh m ục các tên phố
cố của Hà Nội có tên phố Hàng Thêu chuyên bán các đồ thêu (nay là
đoạn cuối phố H àng Trống giáp với phố Lê Thái Tổ). Ngoài ra, hiện nay
hệ thống cửa hàng tranh thêu lụa XQ cũng giúp du khách hiểu thêm và
cảm nhận m ột phần về văn hóa Việt Nam và tài năng của những người
thợ thêu.


Từ thế kỷ thứ 2, người Việt N am đã biết dùng vàng bạc đế làm đồ
trang sức. Trong nghề kim hoàn có ba nghề khác nhau nhưng liên quan
mật thiết với nhau. N ghề chạm: chạm, trồ những hình vẽ, hoa văn trên
mặt đồ vàng, đồ bạc. N ghề đậu: kéo vàng, bạc (sau khi đã nấu chảy)
thành sợi dài rồi uốn ghép thành những hình hoa, lá, chim m ng, gắn
lên các đồ trang sức. N ghề trơn: chuyên đánh vàng, bạc thành những
đồ trang sức mà không cần chạm trố. Các mặt hàng từ vàng, bạc rất đa
dạng: nhẫn, vòng, dây chuyền, hoa tai, bộ đồ ăn (dao, phuốc-xét, thìa)
bộ ly uống rượu, khung gương, hộp phấn, lược, chân cây nến... và đã
được xuất khấu đi nhiều nước. N ghề vàng được bắt nguồn từ làng Định


Công (Hà Nội) và nghề bạc bắt nguồn từ làng Đồng Xâm (Thái Bình).
Hà Nội ngày nay vẫn có phố Hàng Bạc, phố này từ xa xưa chuyên chế
tác và m ua bán vàng bạc. Ngày nay các cửa hiệu vàng bạc có ỏ' khắp
nơi trên đất nước.


N ghề lam đồ gỗ mỳ nghệ đă có ơ Việt Nam từ lâu và đã đạt đến
trình độ khá cao. Sau một thời gian mai một, từ đầu nhũiig năm 80,
nghê làm đồ gỗ mỳ nghệ lại được phát triên mạnh mẽ vừa phục vụ nhu
cầu trong nước, vìra để xuất khẩu. Các mặt hàng gồ mỹ nghệ chủ yếu là
tưọng gồ, bàn ghế, tủ, sập (giường)... Các công ty gồ mỹ nghệ trong cả
nước với đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm
vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị nghệ thuật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Chương 7. CÁC NGUÓN Lực PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM </b> <b>. </b> 251


<b>7.4. NGUỒN </b>

<b>Lực </b>

<b>KINH TẾ</b>



Tuy không phải là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự phát
triển của du lịch, nền kinh tế của đất nước vần được coi là yếu tố đồng
hành với du lịch, là điều kiện không thể thiếu khi phân tích, đánh giá
các nguồn lực phát triển du lịch.


2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014


<b>Hình 7.4. GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ 2005 - 2014</b>


<i>(Nguồn: Tông hợp các dữ liệu từ Niên giám thống kê các năm)</i>
Từ một nước nghèo sau chiến tranh, năm 2008 Việt Nam đã vươn
lên để có m ức GDP bình quân đầu người trên 1.000 đô la Mỹ. Từ đó
đến nay, mặc dù cả thế giới trải qua một giai đoạn kinh tế vô cùng khó


khăn, giá trị GDP bình quân đầu người của nước ta ln có tốc độ tăng
trưởng dương. N ăm 2014, con số này đã vượt qua ngưỡng 2.000 (2.028)
đô la Mỹ.


<b>Bảng 7.2. Vj thế nền kinh tế Việt Nam 2013 theo số liệu </b>
<b>của một số tổ chức tài chính quốc tê'</b>


<b>Ị</b>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>UN 2012</b> <b>ÍMP2013</b> <b>WB 2013</b>


<b>CIAVVorld</b>
<b>Pacebook</b>


<b>2013</b>


GDP tồn cấu (tỷ đơ la Mỹ) <b>72.308.887</b> 73.982.138 <b>74.899.882</b> <b>73.870.000</b>
<b>GDP của Việt Nam (tỷ đố </b>


<b>la Mỹ)</b> <b>155.820</b> <b>170.565</b> <b>171.392</b> 170.000


<b>Xếp thứ</b> <b>55</b> <b>57</b> <b>56</b> <b>57</b>


<b>GDP ppp tồn cẩu (đị la </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

252 PHẦN 2. ĐỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NAM


<b>Chỉ tiêu</b> <b>UN 2012</b> <b>IMP2013</b> <b>VVB2013</b>


<b>CIAVVorld</b>


<b>Pacebook</b>


<b>2013</b>


GDPPPP của Việt Nam


(đò Ịa Mỹ/người) 1.901 1.911 1.900 1716


Xếp thứ 132 137 138 143


<i>( N g u ồ n : T ô n g h ọ p từ s ố liệ u đ ă n g tr ê n c á c tr a n g w e b c h ín h th ứ c</i>
<i>c u a U N, IM F, W B và C ỈA W o rld P a c e b o o k )</i>


Trên bình diện kinh tế quốc tế, GDP của nền kinh tế Việt N am đã
vươn lên vỊ trí 55 - 57 thế giới. GDP bình quân đầu người tuy đã đạt
1.716 ( theo tính tốn của CIA) hay hon 1.900 đô la Mỹ (theo tính tốn
của các định chế tài chính khác). Tuy nhiên, mức này vẫn chỉ chưa bằng
12% GDP bình qn đầu người trên tồn thế giới và thấp hon G D P bình
quân đầu người của các nước hàng đầu 58 - 60 lần. Đối với việc thu hút
khách du lịch quốc tế, chi tiêu này lại là một lợi thế. Trong nhiều cơng
trình nghiên cứu khảo sát, trả lời câu hỏi giá trị đồng tiền đối với các
dịch vụ du lịch và hàng hóa, đại đa số khách du lịch quốc tế đều cho
rằng giá cả ở Việt Nam rẻ, khá rẻ hoặc hợp lý.


<b>4 2.57%</b> <b>42.88%</b> <b>43. 31%</b>


<b>.</b>23<b>%</b>


<b>.</b>89<b>%</b>



<b>2010</b>


N ô n g lá m n g ư n g h iệ p ■ C ôn g n g h iệ p và xây d ự n g


<b>Hình 7.5. Cơ cấu GDP của kinh tế Việt Nam theo nhóm ngành kinh tế</b>


<i>(N g u ồ n : T o n g h ợ p từ s ố liệ u c ú a T ổ n g c ụ c T h ố n g kê)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Chương 7. CÁC NGUỒN <b>L ự c </b>PHÁT TRIỂN DU <b>ụCH </b>VIỆT NAM <sub>253</sub>


dịch cơ câu kinh tế chưa thực sự diễn ra m ạnh mẽ. Lao động làm trong
lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm ti trọng lớn, trong khi đó chỉ
đóng góp được GDP. N ăng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp
- xây dựng cao gấp trên 4,6 lần nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy
sản; nhóm ngành dịch vụ cao gấp gần 3,5 lần của nhóm ngành nông,
lâm nghiệp.


<b>c ơ C Ầ U KINH T É VIÊT NAM 201 3 </b>N ô n g lâ m n g u
n g h iệ p


C ơ c ấ u la o đ ộ n g
Co- c â u G D P


<b>D ịc h vụ</b> <b>C ò n g n g h i ệ p v à </b>


<b>x â y d ự n g</b>


<b>Hình 7.6. Cơ cấu nền kỉnh tê Việt Nam năm 2013</b>


<i>(N g iiồ n : N iê n g iá m th ố n g k ê Việt N a m 2 0 ! 4)</i>



<b>Thế giới</b>


<b>Châu Á</b>


<b>ASEAN </b> <b></b>


<b>-200</b>


<b>^ xếp </b>thứ của Việt Nam iQ Tống số quốc gia


<b>Hình 7.7. VỊ trí ngành dịch vụ Việt Nam trong tương quan với khu vực và thế giới</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào GDP chung của ngành dịch vụ
lớn hơn lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp, xây dựng. M ặc
dù vậy, tỉ lệ nhóm ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta
còn thuộc loại thấp nhất khu vực, thấp nhất châu Á và thậm chí thấp
nhất thế giới.


Du lịch là m ột ngành thứ phát. Tuy có vai trị to lớn trong việc kích
thích các ngành kinh tế khác phát triển cả về số lượng và chất lưọng,
song sự phát triến của chính nó lại phụ thuộc rất nhiều vào các ngành
kinh tế khác. Do vậy, sự phát triển của các ngành kinh tế khác sẽ là động
lực quan trọng để phát triển du lịch. Trong số các ngành kinh tế đó, giao
thơng vận tải, thông tin liên lạc, xây dựng, chế biến lương thực thực
phẩm có vai trị quan trọng nhất.


Việt N am là m ột đất nước có địa hình trải dài, nên chi phí đầu tư
giao thông chiếm m ột tỉ trọng lớn trong ngân sách đầu tư. Đ ây là một
thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế. Mặc dù vậy, trong những năm


gần đây, Việt N am đã rất chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này do thấy rõ
vai trò quan trọng của nó. Theo Tổng cục Thống kê, cả nước có trên
45.000 km đường ơ tơ từ cấp huyện trở lên, trong đó 17.300 km là quốc
lộ với 85,01% đã trải nhựa hoặc bê tơng hóa, 49,59% tỉnh lộ nối các
tỉnh, huyện lộ nối các huyện xã được cứng hóa. Tính chung, 63,13%
tổng chiều dài đường ô tô cấp huyện trở lên đã được cứng hóa.


Với tồn bộ gần 200.000 km, mạng lưới đường ô tô về cơ bản đã
phủ hết các huyện và hầu hết các xà. Mật độ đường ô tô đạt 66 km /100
km ^ Hệ thống đường ô tô chủ yếu chạy theo tuyến bắc nam và tỏa raở
hai đầu đất nước. M ạng lưới các đường ô tô đã kết nối đến tát cả các
cửa khấu đường không, đường thủy và đường bộ và đã kết nối trực tiêp
với hầu hết các điểm du lịch trong nước. Để tăng cường năng lực đường
bộ và phát triển có trọng tâm, bên cạnh các tuyến đường truyền thống,
trong thời gian gần đây Việt Nam đã tập trung xây dim g nhiều tuyến
đường cao tốc. M ột trong những tuyến đó phải kể đến tuyến N ội Bài -
Lào Cai, khánh thành tháng 9/2014. Đen nay, đây là tuyển cao tốc dài
nhất Việt N am . Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc này đã đưa tống
số tuyến cao tổc ở nước ta lên đến 28 với 2.120 km chiều dài. Theo quy


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Chương 7. CÁC NGUỐN Lực PHÁT TRlỂN DU LỊCH VIỆT NAM 255


hoạch đến năm 2020', cả nước sẽ m ớ thêm 39 tuyến cao tốc với tông
chiều dài 5.753 km nữa. M ạng lưới đường ô tô nói chung và đường cao
tốc nói riêng ỉà xương sống của ngành du lịch, m ột trong những nguồn
lực quan trọng nhất đối với ngành du lịch Việt Nam. Hầu hết các tour du
lịch trong nước đều sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng ô tô.


Q l i ô c [ộ



<b>T í n h , h u y ệ n lộ .</b>


<b>T o à n b ô</b>


10,000 20.000 3 0 ,0 0 0 4 0 .0 0 0


<i><b>m</b></i> O ă c ứ n g h ó a ■ C h ư a c ú n g h ó a


<b>Hình 7.8. Thực trạng cứng hóa mạng lưới đường bộ</b>


<i>(N g u ồ n : Đ iề u c h in h C h iế n lư ợ c p h á t ír ỉê n g ia o th ô n g v ậ n íả i đ ế n n ă m 2 0 2 0 ,</i>
<i>tầ m n h ĩn đ ế n n ă m 2 0 3 0 )</i>


Theo Trọng D ương và cộng sự (2009) năm 1881, Pháp cho xây
dựng tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam tò Sài Gòn đến M ỹ Tho.
Hiện nay tống chiều dài đường sắt cả nước là 3.142 km, trong đó có
2.632 km đưịng sắt chính. Tồn tuyến có 1.777 chiếc cầu với chiều dài
tống cộng lên đen 44 km. Tuyến Bắc Nam xuyên qua 27 hầm với chiều
dài tổng cộng là 8.335 km, tuyến Hà Nội - Lạng Sơn có 8 hầm với chiều
dài 3.133 m. với các tuyến H à Nội - thành phổ Hồ Chí M inh 1730 km,
Hà Nội - Lạng Sơn 167 km , Hà Nội - Lào Cai 285 km, Hà Nội - Hải
Phòng 102 km, Thái N guyên - Đ ông Anh 54 km, Thái N guyên - Kép
- Bãi Cháy 155 km. Trừ tuyến Thái N guyên - Bãi Cháy có khố đưịng


1,435 m, tất cả các tuyến đường sắt của ta có khổ 1,0 m nên không thể
phát triến được tốc độ cao. Tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí M inh
được quan tâm đầu tư nhiều hon cả, song vận tốc trung bình chỉ đạt
60 km/giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

ở Việt Nam có 6 tuyến đường sắt, trong đó có 5 tuyến chở khách


với tổng chiều dài là 2.632 km. Tuy nhiên lượng khách du lịch đi bằng
tàu hỏa so với tổng hành khách chuyên chở không lớn. M ột trong những
lý do lượng khách du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ so với tống lượng hành
khách chuyên chở là chất lượng vận chuyển đường sắt chưa tốt. Tất cả
các tuyến đường sắt này đều có khơ 1 m nên khó phát triên được tốc
độ. Cơ sở hạ tầng ở các sân ga cũ kĩ, ít được quan tâm đầu tư. Trang
thiết bị toa tàu vẫn chưa được đối mới nhiều. M ặt khác, giá vận chuyển
bằng tàu hỏa không cạnh tranh so với vận chuyển bằng ơ tơ và thậm
chí khơng cạnh tranh so với vận chuyên bằng hàng không giá rẻ. Thêm
vào đó, chất lượng phục vụ trên tàu cịn chưa đáp ứng được yêu cầu của
khách. Tuyến có tỷ lệ khách đi du lịch nhiều nhất là tuyến Hà Nội - Lào
Cai và Thành phố Hồ Chí M inh - Phan Thiết. Tuy nhiên, sau khi tuyến
cao tốc N ội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động tháng 9 năm 2014, số lượng
khách, kể cả khách nước ngoài đi tàu Hà Nội - Lào Cai giảm do tàu hỏa
không cạnh tranh được bởi giá vé và thời gian chạy tàu. s ố khách du
lịch đi tàu tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết cũng đã giảm
đáng kể do du lịch Bình Thuận đang mất dần lợi thế so với bãi biển N ha
Trang và Phú Quốc. Mặt khác, do tính khơng dễ tiếp cận bằng tàu hỏa
so với ô tô đến Hàm Tân - Mũi Né nên tại cung đưòng này ngành đường
sắt trở nên yếu thế hơn so với ngành vận chuyển bằng ô tô. Với sự phát
triển của máy bay giá rẻ, vận chuyến đường sắt tuyến Bắc - Nam cũng
rơi vào tình trạng bị cạnh tranh gay gắt. Hiện nay, mặc dù rất cố gắng
nâng cao tốc độ và chất lượng chạy tàu, ngành đường sắt Việt Nam đối
m ặt với sự cạnh tranh gay gắt với vận tải bằng ô tô và m áy bay.


<b>ô 7.1. Tàu Hà Nội - Lào Cai v ắ n g khách sau khi cao tốc th ô n g xe</b>


256 ■_ _ _ _ PHẨN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>Hành khách đi tàu tuyến Hà Nội - Lào Cai để lên Sa Pa đã giảm khoảng 20% sau </b>


<b>khi cao tốc Nội Bài - Lào Cai th ô n g xe.</b>


<b>Trao đổi với VnExpress, ơng Nguyễn Văn Bính, Phó Tổng giám đốc Công ty Vận </b>
<b>tải Hành khách Đường sắt Hà Nội, cho biết lượng khách đi tàu trên tuyến Hà Nội</b>
<b>- Lào Cai đã giảm khoảng 15-20% trong m ộ t tháng qua - từ thời đ iểm cao tốc Nội </b>
<b>Bài - Lào Cai h o ạ t động. N gành đường sắt đã cắt giảm toa xe trên các đoàn tàu </b>
<b>chạy ngày thường đ ể đỡ lãng phí và nối lại toa vào cuối tuần.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Chương 7. CÁC NGUỒN Lực PHÁT TRlỂN DU LỊCH VIỆT NAM . 257


<b>Việc nâng cấp sẽ hoàn th à n h cuối quý I năm 2015, tàu Hà Nội - Lào Cai sẽ được </b>
<b>rút ngán thời gian chạy từ 1,5 đến 2 giờ so với trước đây và tăn g th ê m tàu chạy </b>
<b>ban ngày để phục vụ đa dạng nhu cẩu hành khách.</b>


<b>N gành đường sắt đã giảm giá vé giường nằm 10% và g iảm giá vé tậ p th ể cho </b>
<b>các đoàn khách trên chặng này. "Chúng tôi phải nâng cao chất lượng phục vụ, </b>
<b>giảm giá vé, giảm thời gian chạy tàu để thu hút khách", ô n g Bính nói. "Tình trạng </b>
<b>chuyển dịch hành khách đi tàu sang đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tấ t yếu </b>
<b>bởi thời gian đi tàu dài g ấ p đôi so với đi đường cao tốc".</b>


<b>Theo khảo sát của Tổng Công ty Đ ầu tư và Phát triển đường cao tốc (VEC), sau </b>
<b>m ộ t th á n g th ô n g tu yến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 2 0 0 .0 0 0 lượt phương tiện đã </b>
<b>lưu th ô n g trên tuyến này, tru n g bình 8.000 lượt x e/n g à y đ êm , tăn g 36% so với </b>
<b>trước khi th ô n g to àn tuyến.</b>


<b>Lượng xe này được chuyển dịch từ quốc lộ 70 bởi th ố n g kê phương tiện trên </b>
<b>quốc lộ này đã giảm 75% , nhiều nhất là xe tải nặng chiếm 96% , xe con 79%.</b>
<b>Khảo sát đối với 150 lái xe trên tuyến cao tốc cho thấy, phẩn lớn lái xe đánh giá </b>
<b>lưu th ô n g trên cao tốc tiế t kiệm 3 -4 giờ so với quốc lộ 70, tiế t kiệm nhiên liệu từ </b>
<b>2 0 -3 0 % so với lộ trình cũ; 74% chủ phương tiện cho rằng đ ạ t hiệu quả cao khi </b>


<b>lưu th ô n g trên đường cao tốc, 26% đánh giá ở mức độ tru n g bình.</b>


<b>Thăm dị 2 4 doanh nghiệp, VEC cho biết, chi phí thực tế của m ộ t chuyến đi cao </b>
<b>tốc Hà Nội - Lào Cai giảm 10-20% so với lưu th ô n g ở q uốc lộ 70.</b>


<i>(N g u ồ n : Báo Vnexpress.net)</i>


Đ ể tăng cường dịch vụ cho hành khách, hiện nay ở Hà Nội có hộp
thư thoại tự động 8011033 giúp cung cấp những thông tin cơ bản về vận
chuyển đường sắt: giá vé, lịch tàu tuyến Bắc N am (Thống N hất), lịch
tàu tuyến Hải Phòng, lịch tàu tuyến Vinh, lịch tàu tuyến Lào Cai, lịch
tàu tuyến Đồng Đ ăng, lịch tàu tuyến Quán Triều - Y ên Viên - Hạ Long,
lịch tàu liên vận quổc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

cơ hội đi du lịch Hạ Long bằng tàu hoả. C ũng như vậy đối với tuyến
Tháp Chàm - Đ à Lạt. Tuyến này được xây dựng từ năm 1914, khánh
thành năm 1932. Đây là tuyến đường ray răng cưa khá đặc biệt, tuy
nhiên tuyến này đã bị tàn phá trong chiến tranh. Neu phục hồi lại được,
đây sẽ là một tuyến rất thu hút khách từ D uyên hải miền Trung lên Đà
Lạt và ngược lại. Hiện nay Đ à Lạt đang khai thác cho mục đích du lịch
5 km còn lại (khơng có răng cưa) từ ga Đ à Lạt đến ga Trại Mát.


Là m ột nước nhiệt đới gió mùa, m ật độ sông suôi của Việt N am
khá cao. M ật độ chia cắt ngang trung bình là 1 km/km-. Trung bình
cứ 20 km dọc đường bờ gặp m ột cừa sơng, cịn trong đất liền thì cứ
6 0 0 -1000 m lại thấy có m ột dịng nước chảy qua (Vũ Tự Lập 2004:163).
Do vậy nhìn chung m ạng lưới giao thơng đưịng sơng khá dày đặc.
Những tuyến đường thuỷ chính theo dọc các hệ thống sông lớn như
sông Hồng, sơng Thái Bình, sơng Mã, sông C hu, sông Cả... Đặc biệt ở
Đồng bằng Nam Bộ, m ạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt tạo nên


lợi thế cho vận chuyển đưòng thuỷ.


Với 3.260 km đường bờ, Việt Nam có 8 cảng biển lớn, có thê phục
vụ tốt cho khách du lịch đến bàng tàu biển. N hữ ng tuyến đưỊTig biến
chính trong nước là Hải Phòng - Vinh (300 km ), Hải Phòng - Đà N ằng
(500 km), Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí M inh ( 1.500 km ), Vinh - Đà
Nằng (420 km), Đ à N ằng - Ọuy Nhơn (300 km ), Đà Nằng - H oàng Sa
(390 km), Quy Nhơn - Thành phổ Hồ Chí M inh (440 km), Thành phố
Hồ Chí Minh - T arờng Sa (660 km), Thành phố Hồ Chí M inh - Truờng
Sa (660 km). B ên cạnh đó có các tuyến đi hải ngoại như Thành phố Hồ
Chí Minh - X ihanuc Ville (870 km), Thành phố Hồ Chí Minh - Bangkok
(1180km), thành phố Hồ Chí Minh - S ingapore (1. ] 70 km), T hành phố
Hồ Chí Minh - Tokyo (4.480 km ),Thành phố Hồ Chí Minh - H ongkong
(1.720 km), Hải Phòng - Tokyo (4.350 km ) - V ladivostok (4.500 km),
Hải Phòng - M anila (1.500 km), Hải Phòng - Singapore (2.600 km).
Tuy nhiên cho đến nay, hầu hết các tuyến du lịch biển, kể cả trong và
ngoài nước đều chỉ là các tuyến vận chuyển hàng hố là chính.


Trong lĩnh vực giao thông vận tải, cùng có những tăng trưởng
nhanh chóng với đưỊTig bộ là đường không.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

N ăm 1951, m ột hãng hàng không dân dụng đầu tiên A ir Vietnam
ra đời với chỉ vén vẹn có 5 chiếc máy bay nhỏ. Tuy nhiên theo trang
web chính thức của T ổng C ông ty Hàng khơng Việt N am ' thì lịch sử
của Hãng hàng không Q uốc gia Việt N am bắt đầu từ tháng giêng năm
1956, khi Cục Hàng không D ân dụng được Chính phủ thành lập, đánh
dâu sự ra đời cúa N gành H àng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời
điểm đó, đội bay cịn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc m áy bay cánh quạt
IL 14, A N 2, A ero 4 5 ... C huyến bay nội địa đầu tiên được khai trương
vào tháng 9/1956. G iai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc m ở rộng và


khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á
như Lào, C am puchia, Trung Q uốc, Thái Lan, Philippines, M alaixia và
Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở
thành thành viên của Tố chức H àng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Tháng 4 năm 1993, hãng H àng không Quốc gia Việt N am (Vietnam
Airlines) chính thức hình thành với tư cách là m ột <b>đoTi </b>vị kinh doanh
vận tải hàng khơng có quy m ơ lớn của N hà nước. Vào ngày 27/05/1995,
Tông Công ty H àng không Việt Nam được thành lập trên cơ sớ liên
kêt 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy
Vietnam A irlines làm nòng cốt. V ào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines
giới thiệu biếu tượng m ới - Bông Sen Vàng, thế hiện sự phát triển của
Vietnam A irlines đê trở thành H ãng hàng khơng có tầm cỡ và bản sắc
trong khu vực và trên thé giới. Đ ây là sự khởi đầu cho chương trình định
hướng tồn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết
họp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, m ở rộng mạng
đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay. Cuối thế kỉ 20, đầu thế
kỉ 2 ỉ , ngành H àng không V iệt Nam đã có các bước tăng trưởng khả lớn.
hãng Hàng không Q uốc gia Việt N am - Vietnam A irlines hiện đang khai
thác 91 đường bay tới 20 điểm nội địa và 29 điểm đến quốc tế với tổng
cộng hơn 360 chuyến bay mỗi ngày. H ẵng đang sử dụng các loại máy
bay ATR 72, Pokker 70, A irbus và Boing, trong đó có cả nhũng Boing
hiện đại nhất như B oeing777 và Boeing 767, Boeing 787 và Airbus
321. Đây là loại m áy bay hiện đại nhất của hãng Boeing với tên gọi là
“ Dream lines - đường m ơ m ộ n g ” . Loại này có 340 chỗ ngồi và có thể
bay thẳng không nghỉ từ V iệt N am tới Mỹ.


Chương 7, CÁC NGUÓN <b>Lực </b>PHÁT TRlỂN DU LỊCH VIỀT NAM . 259


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>ô 7.2. Xuất xưởng máy bay A350 XWB đấu tiên của Vietnam Airlines</b>



260 ■ PHẦN 2. DỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>Mới đây, chiếc m áy bay A350 XWB đáu tiên của V ietn am Airlines đã rời khỏi </b>
<b>xưởng sơn của Airbus tại Toutouse, Pháp với hình ảnh ngoại th ấ t mới m ẻ với sắc </b>
<b>m àu đặc trưng của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là m àu xanh và bòng </b>
<b>sen vàng.</b>


<b>Chiếc m áy baỵ A 350 XWB mới của V ietn am Airlines nàỵ hiện đang đi vào giai </b>
<b>đoạn hoàn th iệ n trước khi chính thức chuyển giao cho hảng. Trong giai đoạn </b>
<b>cuối này, m áỵ baỵ sẽ được lắp độn g cơ, hoàn tấ t việc th iế t kế nội th ấ t trong </b>
<b>khoang hành khách, buồng lá i tiếp th e o sau đó là các thử nghiệm trên m ặt </b>
<b>đ ất và tiến hành bay thử. Theo kế hoạch dự kiến, hàng Hàng không Q uốc gia </b>
<b>Việt Nam sẽ nhận chiếc m áỵ baỵ này vào giữa năm 2015. V ietn am Airlines là </b>
<b>hãng hàng không thứ hai trên th ế giới đưa vào khai thác chiếc A 350 XWB và trở </b>
<b>th àn h hãng đầu tiên tiế p nhận cùng lúc hai loại m áy bay hiện đại n h ất th ế giới </b>
<b>là Boeing 787 D ream liner và Airbus A 350 XWB. Đ ội baỵ V ietn am Airlines sẽ có 14 </b>
<b>chiếc A 350 XWB, trong đó có 10 chiếc đặt mua từ Airbus và 4 chiếc th u ê ngoài. </b>
<b>M áy bay A 350 XWB của Vietnam Airlines sè được khai thác trên các đường bay </b>
<b>dài cao cấp, đường baỵ đáu tiển là đường baỵ kết nối Hà Nội và Paris.</b>


<b>A 350 XWB là loại m áy baỵ hiện đại nh ất trong d ò n g m áy bay th ân rộng đang </b>
<b>dẩn đầu thị trường của Airbus. ưu điểm của loại máy bay này là nó m ang lại tiêu </b>
<b>chuẩn mới về trải nghiệm trên chuyến bay cho hành khách, giú p các hãng hàng </b>
<b>không khai thác hiệu quả, và đặc biệt là tiế t kiệm chi phí. Hiện tại, đã có 40 khách </b>
<b>hàng trên tồn th ế giới đ ật m ua 780 chiếc A 350 XWB của Airbus - m ộ t trong hai </b>
<b>hăng sản xuất m áy baỵ hàng đẩu th ế giới.</b>


<b>Trong nám 2015, V ietn am Airline sê nhận 12 chiểc máỵ bay mới, trả 2 tàu bay </b>
<b>A330, đ ổng thời dự kiến sẽ bán 3 m áy bay ATR-72 đã hết khấu hao và bán 2 m áy </b>
<b>bay B777-200ER (sản xuất năm 2003, h ết khấu hao vào nám 2019). Những chiếc </b>


<b>m áy bay Boeing B777-200ER mặc dù chưa hết khấu hao nhưng VN Airlines cho </b>
<b>rằng đội bay nàỵ đã khai thác hơn 10 nảm , nếu cịn kéo dài thì có th ể không đảm </b>
<b>bảo chất lượng dịch vụ, không đáp ứng được nhu cáu ngày càng cao của hành </b>
<b>khách, đổng thời, việc này cũng giúp cải thiện cơ cấu khách và tăn g doanh thu </b>
<b>trung bình.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Vietnam A irlines đang là hãng hàng không khai thác nhiều đường
bay nhất tại Việt Nam. ở trong nước, Vietnam A irlines là hãng duy nhất
kết nối tất cả 21 cảng hàng không. Vietnam A irlines cũng là hãng hàng
không duy nhất của Việt Nam có các đường bay đến khu vực Đông
Nam Á, Đ ông Á, châu Âu và châu Đại D ương, với 46 điểm đến ở 19
quốc gia. Tính đến cuối năm 2013, Vietnam A irlines chiếm gần 80% thị
phần thị trưịng hàng khơng nội địa tại Việt N am v à hơn 40% thị phần
trên các tuyến bay quốc tế ở Việt Nam.


Với bề dày lịch sử của m ình và với vị thế m ột hãng hàng không
quốc gia, Vietnam A irlines là hãng hàng không sở hữu nhiều loại m áy
bay nhất và có số lượng m áy bay lớn nhất Việt N am , với 71 m áy bay.
Theo tính năng, V ietnam A irlines bố trí thành các đội bay tầm xa, tầm
trung và tầm gần.


- Đội m áy bay B oeing 777: Boeing 777 được cho là dòng m áy bay
có sức chứa lớn nhất và là loại tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất kể tìr khi
nó ra đời. Dịng B oing 777 là loại máy bay có khả năng bay lâu và xa
nhất của Vietnam A irlines, được coi là loại m áy bay lý tưởng cho những
chặng đường tầm trung hoặc đưòng trường. Đây là dòng m áy m áy bay
được Vietnam A irlines sử dụng để thực hiện các hành trình đi châu Âu,
châu Úc, Đông Bắc Á, Đ ông Nam Á và trên các hành trình nội địa dài
như Nội Bài -T ân Sơn Nhất.



- Đội m áy bay A irbus 330: Đây là dòng m áy bay thân rộng, với số
chồ từ 266 - 280 tùy từng m áy bay, thực hiện các đường bay tầm trung
trong khu vực Đ ông Bắc Á, châu ú c , Trung Đ ông và các hành trình nội
địa dài.


- Đội m áy bay A irbus 320/321 với 150 - 184 ghế, thực hiện đưòng
bay tới các nước trong khu vực Đông Nam Á, Hồng Kơng, Trung Quốc
và trên các hành trình nội địa dài.


- Đội m áy bay Pokker 70: thuộc dòng m áy bay phản lực, thực hiện
các hành trình tới các điểm đến của khu vực tiểu vùng sông Mê kông và
trên các hành trình nội địa ngắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

262 ■ ^HẨN 2. ĐỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NAM


<b>Hình 7.9. Các tuyến bay nội địa của Vietnam Airlines 2015</b>


<i>(Nguồn: hưp:w w w /vietnam aislies.com . vn)</i>


<i>- </i> Đội máy bay ATR72: với 68 ghế, thực hiện các hành ừ ln h tới các
điểm đến của khu vực tiểu vùng sông và Việt Nam.


Bắt đầu từ năm 2014 Vietnam A irlines đã đưa vào khai thác dòng
máy bay Airbus 350 - 900. Dư kiến vào năm 2015, V ietnam A irlines sẽ
khai thác dòng Boing 787. Đây là những dòng m áy bay m ới v à hiện đại
của Airbus và Boing được Vietnam Arlines sử dụng cho các tuyến quốc
tế và nội địa dài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Sydney, Tokyo, Osaka, Bắc Kinh, G uangzhou, Kunm ing, Bangkok,
Vientiane, Taipei, K aohsiung, K uala Lumpur, Singapore, Phnom -penh,


Siemreap, Seul, B usan (Hàn Quốc), Pukuoka, M anila, Hongkong, San
Prancisco, Los A ngeles...


Từ chỗ là m ột lĩnh vực độc quyền, đến nay ngành hàng không
ở nước ta hiện nay có 5 hãng hàng không: V ietnam Airlines, letstar
Pacitìc Airlines, Vietjet Air, SkyViet (tiền thân VASCO) - thành lập trên
cơ sở tổ chức lại VASCO, Vietstar A irlines - hãng hàng không lưỡng
dụng đầu tiên ở Việt Nam . Sự xuất hiện của các hãng hàng khơng ngồi
N hà nước như Jestar Pacific, Vietjet Air, A ir M ek o n g ... như thổi m ột
luồng sinh khí m ới vào thị trường hàng không. N gười dân đã có thêm
sự lựa chọn vì sự độc quyền bị phá bỏ. D ù chịu nhiều sức ép cạnh tranh
nhưng những chuyến bay giá rẻ ngày m ột nhiều.


Jestar Paciíìc, m ột hãng hàng khơng không thuộc sở hữu N hà nước
và là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam. Do giá rẻ nên hãng
này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Đen
cuối năm 2011, Jestar Paciíìc chiếm khoảng 17% thị phần hàng không
nội địa tại Việt Nam. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2012, letstar Paciíìc
A irlines đang khai thác dịng m áy bay chủ yếu là Boeing B737 - 400, có
168 ghế hạng phổ thơng. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 letstar
Paciíìc thay đổi tồn bộ m áy bay, chuyển sang khai thác hoàn toàn
bằng m áy bay A irbus A320. letstar Paciíìc cũng công bổ kế hoạch phát
triển đội máy bay lên 15 chiếc trong những năm tiếp theo. H iện letstar
Paciíìc là thành viên của letstar toàn cầu - thương hiệu hàng khơng giá
rẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và có m ạng bay giá rẻ lớn nhất khu
vực châu Á - Thái Bình D ương tính theo doanh thu. letstar Group đang
khai thác khoảng 3.000 chuyến bay mỗi tuần đến 60 điểm trên thế giới,
ở Việt Nam , letstar có 5 tuyến bay nối N ha Trang - H à Nội, Thành phố
HỒ Chí Minh - Hải Phòng, H à N ội - T hành phố Hồ Chí M inh, H à N ội
- Đà Nằng, Thành phố Hồ Chí M inh - H ải Phòng, T hành phố Hồ Chí


M inh - Hà Nội, Thành phố Hồ Chí M inh - Đ à N ằng, Thành phố Hồ Chí
M inh - Vinh, và các tuyến quốc tế Thành phố Hồ Chí M inh - Singapore.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

264 PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>Hình 7.10. Các tuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines 2015</b>


<i>(Nguồn: http://ww. vietnam aisline.com. vn)</i>
Công ty Cố phần Hàng không V ietiet (VietJet Aviation Joint Stock
Com pany), hoạt động với tên V ietiet Air, là hãng hàng không giá rẻ tư
nhân đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở chính tại Sân bay Q uốc tế Tân
Som N hất ở Thành phố Hồ Chí M inh, chi nhánh trụ sở tại Sân bay Quốc
tế Nội Bài ở H à Nội. Hiện V ietlet A ir có 8 đường bay nội địa tò Thành
phố Hồ Chí M inh đi H à Nội, Hải Phòng, Đ à N ẳng, N ha Trang, Vinh,
Thừa Thiên - Huế, Phú Quốc và từ H à Nội đến Đà Lạt. Đ ến năm 2013,
hãng đã m ở chuyến bay Thành phố Hồ Chí M inh đi B angkok. H ãng
đang khai thác 7 m áy bay Airbus A330 - 200 với sức chứa 253 hành
khách. VieUet A ir là hãng hàng không tư nhân m ạnh dạn đầu tư nhiều
m áy bay nhất. H ãng đã ký kết hợp đồng để m ua 62 chiếc m áy bay với
giá 6,1 tỷ U SD, hãng sẽ tiếp tục lên kế hoạch đặt mua thêm 30 chiếc
nữa trong thời gian tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Việt Nam. Hãng chủ yếu phục vụ các đường bay từ Thành phố Hồ Chí
Minh đến các địa phương ở m iền Nam Việt Nam và đến các hải đảo.


Công ty H àng không lưÕTig dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines
M ultirole Corporation), hoạt động với tên Vietstar Airlines, viết tắt
là VSA, là m ột hãng hàng không Việt Nam, có trụ sở chính tại Thành
phố Hồ Chí Minh, hiện hãng nay chủ yếu tham gia khai thác vận chuyển
trên thị trường nội địa.



Hệ thống dịch vụ m ặt đất của ngành H àng không tập trung nhiều
nhất ớ tại các cảng hàng không. Đen năm 2014', có 21 sân bay ở khắp
mọi m iền đất nước. Do nhu cầu của khách du lịch, số lượng sân bay
quốc tế đã tăng lên nhanh chóng. Trong số 21 sân bay đang được khai
thác, bên cạnh 2 Sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất trong 20 năm trở lại đây, có thêm 8 Sân bay quốc tế mới. Đó là
Sân bay quốc tế Đà Nằng; Sân bay quốc tế Phú Bài; Sân bay quốc tế
Cam Ranh; Sân bay quốc tế

c ầ n

Thơ; Sân bay quốc tế Cát Bi; Sân bay
quốc tế C hu Lai, Sân bay quốc tế Phú Quốc. Việc nâng cấp các sân bay
lên thành sân bay quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch
quốc tế dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận điểm du lịch m à họ muốn đến,
không bị m ệt mỏi qua nhiều sân bay trung chuyển.


<b>7.5. CÁC NGUỒN Lực KHÁC</b>



Trong các nguồn lực phát triển du lịch, chính sách phát triển có
vai trò quyết định. Đây là một thế mạnh của du lịch Việt Nam. Ngay từ
năm 1985, trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, Đ ảng Cộng sản Việt
Nam đã khắng định: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong
cộng đông thế giới. Tư tưởng này đã m ở ra m ột cơ hội mới để thu hút
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. N ăm 1978, Tổng cục Du lịch Việt
Nain đã được thành lập, đánh dấu son mới cho phát triển du lịch Việt
Nam. Năm 1981, Việt Nam đã gia nhập UNW TO. UNW TO đã rất tích
cực hồ trợ Việt N am trong phát triển du lịch. N gay từ cuối những năm
80 của thế kỉ trước, UNW TO đã cử nhiều chuyên gia sang cùng các nhà
khoa học, nhà quản lýViệt Nam điều tra kiểm kê các nguồn lực du lịch.


' Theo trang w eb củ a T ổ ng C ông ty C ảng H àng k hông V iệt N am .



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Đ ây là tài liệu quan trọng để xây dựng quy hoạch tông thè phát triển
du lịch Việt Nam 1995 - 2010. Năm 1990, lần đầu tiên Việt N am phát
động “Năm du lịch Việt N am ”, tạo ra một bước ngoặt cho du lịch Việt
N am . Với nhiều chính sách tích cực, năng động, năm 1994 Việt Nam
đã đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế, vượt kế hoạch 3 năm. Đe tiếp
tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ du lịch phát triển nhằm đẩy mạnh giao lưu,
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tăng cường hiệu lực quản lý nhà
nước về du lịch và góp phần phát triền kinh tế - xã hội của đất nước,
Q uốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 (1999) đã ban hành Pháp lệnh Du lịch.
Đ ây là văn bản có tính pháp lý cao nhất kể từ trước đến thời điểm này,
tạo hành lang pháp lý cho du lịch phát triển. Tiếp tục duy trì chủ trương
phát triển du lịch, tại Đại hội IX Đ ảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp
hành Trung ương đã khẳng định: “phải phát triển du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn” . Năm 2005, Chủ tịch Quốc hội đã ký
ban hành Luật Du lịch, góp phần hồn thiện hơn nữa chính sách phát
triển du lịch Việt Nam. Nhiều chính sách cụ thể hồ trợ phát triến du lịch
đã tỏ ra có kết quả khả quan như chính sách m iễn thị thực song phương
và đơn phương. Đến nay, Việt Nam đã ký kết miễn thị thực với 76 quốc
gia và vùng lãnh thổ, trong đó đơn phương miễn thị thực cho công
dân Liên bang N ga (2009), Nhật Bản, Hàn Quốc (2004), Đan Mạch, Na
Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển (2005). Mới đây, ngày 18/6/2015, Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết 46/NỌ-CP miền thị thực cho công dân 5 nước:
V ương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương
quốc Tây Ban Nha, Cộng hòa Italia khi nhập cảnh Việt Nam . Từ khi
m iễn visa đến hết năm 2014 khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng 2,43
lần; từ Hàn Quốc tăng 3,6 lần; từ N ga (từ năm 2009) tăng 7,45 lầ n ...


Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng đã ký Q uyết định số 2473/Q Đ -
TTg phê duyệt “ Chiến lược phát triến du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030” . Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu:


Q uan điêm, m ục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thê. Q uan
điểm của Chiến lược là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng
tâm ; phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốọ tế; chú trọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Chường 7. CÁC NGUỒN <b>Lực </b>PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIÉT NAM <sub>267</sub>


du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài; phát triển
du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh,
quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đẩy m ạnh xã hội hóa, tập trung huy
động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch;
phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia, yếu tố tự nhiên và văn hoá
dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước; tăng
cưòng liên kết phát triển du lịch, Mục tiêu tổng quát của ngành Du lịch
là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có
tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỳ thuật tương đối đồng
bộ, hiện đại; sản phấm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương
hiệu, m ang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước
trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành
quốc gia có ngành du lịch phát triển.


35.000.000
30.000.000
25.000.000


<b>^</b>0<b>,</b>000,000


15.000.000


10.000.000


s,aoo.o(XJ


31,017,762
30,364,842


n ,2 8 7 ,2 2 3


354,326


2,611,553 3,843,309


Irên 65 tuồi Trong độ tuối lao động Dưới 15 tuổi


<b>Hình 7.11. Tỷ lệ vàng dân số Việt Nam ’</b>


Một nguồn lực khác không kém phần quan trọng là nguồn lực con
người. Xét ở góc độ kinh tế, dân số thường được chia thành hai nhóm:
Nhóm “trong độ tuổi lao động” (từ 15 đến 64 tuối) và nhóm “dân số


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

phụ thuộc” (bao gồm trẻ em dưới 15 tuổi và những người già 65 tuối trở
lên). Khi tỷ lệ giữa nhóm “dân số phụ thuộc” với nhóm “trong độ tuổi
lao động” của m ột quốc gia nhỏ hơn 1 người ta nói rnột cách hình ảnh
rằng, đây là “cơ cấu dân số vàng” . Theo các nhà dân số học, hiện tượng
này chỉ xảy ra m ột lần đối với mỗi quôc gia.


<b>ô 7.3. Cơ cấu "dân sô' và n g" - thê' m ạnh và thách thức cho V iệt Nam</b>


268 - GIAOTRINHĐỊALÝDULỊCH



<b>Dân sổ Việt Nam đâ đạt con số 90 triệu người, đứng thứ 14 trên th ế giới và thứ 8 </b>
<b>ở châu Á. Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong </b>
<b>độ tu ổ i lao đ ộng (15 - 64) tăn g lên, hiện chiếm 59% tổ n g số dân. Nước ta chính </b>
<b>thức bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng," đây thực sự là cơ hội để Việt Nam sử </b>
<b>d ụ n g nguồn lao độn g dổi dào cho tăn g trưởng và phát triển kinh tế.</b>


<i>(N g u ồ n : Theo V iệt Hà, Báo Thông tấn xã Việt Nam )</i>


Theo tính toán từ số liệu dân sổ do Tổng cục Thông kê công bố
<i>trong Điều tra biến động dãn số và kế hoạch hỏa gia đình thời điêm </i>
1/4/2013, năm 2013 có 61,4 triệu người ở độ tuối 15 - 65, 21,6 triệu
người nhỏ hơn 15 tuổi và 7,2 trên 65 tuối. Điều đó có nghĩa là hiện nay
<i>Việt N am đang trong thời kỳ có cơ cấu dân so vàng (68,60% dân số </i>
trong độ tuối lao động, trong khi số người ngồi độ ti lao động chỉ
chiếm 31,40%).


<b>Câu hỏi ôn tập và thảo luận</b>


1. Hãy phân tích điểm m ạnh, điểm yếu của vị trí của nước ta trong phát
triển du lịch.


2. Hãy phân tích, bình luận những yếu tố nổi bật của tài nguyên du lịch
tự nhiên cua nước ta.


3. H ãy phân tích, bình luận những yếu tố nối bật của tài nguyên du lịch
văn hóa của nước ta.


4. H ãy đánh giá điểm m ạnh, điểm yếu của ngành giao thông vận chuyển
nước ta phục vụ khách du lịch.



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>CHƯƠNG 8</b>



<b>CÁC V Ù N G DU LỊCH VIỆT NAM</b>



<i>M ụ c đích, yêu câu</i>


<b>Thấy được sự phân hóa tro n g lảnh th ổ du lịch nước ta.</b>


<b>N ắm được đặc đ iểm tài nguyên du lịch của các vùng, tiểu vùng.</b>


<b>Dựa vào thực trạn g tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, hãy đề xuất định hướng </b>
<b>th ị trường, định hướng sản phẩm , định hướng khai thác không gian cho m ỗi </b>
<b>khu vực.</b>


<i>Tài liệ u đọc thê m</i>


<b>Bùi Thị Hải Yến, 2005.</b>


<b>Nguyễn M inh Tuệ và cộng sự, 1996.</b>
<b>N guyền M in h T u ệ và cộng sự, 2010.</b>


<b>Nghị định 9 2 /2 0 0 6 CP vễ lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổ n g th ể p h á t </b>
<b>triển kinh tế - xã hội Việt N am do Thủ tướng Chính ỊDhủ ky ngàỵ 07 th á n g 9 </b>
<b>nám , 2006.</b>


<b>Phạm Trung Lương và cộng sự, 2000.</b>


<b>Q uy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch giai đ o ạ a 2011 </b> <b>- </b> <b>2020.</b>
<b>Q uỵ hoạch tổ n g th ể p h át triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tắm nhìn đến</b>


<b>nám 2030.</b>


<b>Q uy hoạch tổng th ể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tẩm </b>
<b>nhìn 2030.</b>


<b>Q uy hoạch tổ n g th ể phát triển du lịch vùng đóng bằng sơng Hổng và Duỵên hải </b>
<b>Đ ô n g Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến nám 2030.</b>


<b>Q uỵ hoạch tổ n g thể phát triển du lịch vùng Đ ô n g Nam Bộ đến nàm 2020, tẩm </b>
<b>nhìn 2030.</b>


<b>Q uỵ hoạch tổng th ể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm </b>
<b>2020, tầm nhìn đến nám 2030.</b>


<b>Q uỵ hoạch tổng th ể phát triển vùng Tâỵ Nguyên đến năm 2020, tẩm nhìn đến </b>
<b>nám 2030.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch Thế
giới (W TO, nay là U N W TO ) ngày 11/7/1981, Việt N am đã bắt đầu
hoạch định chiến lược phát triến du lịch của mình. Đ ê hồ trợ Việt
N am xây dựng các chiến lược phát triển du lịch, U N W TO đã cử nhiều
chuyên gia có kinh nghiệm sang phối họp cùng m ột số chuyên gia
trong nước tiến hành kiêm kê tài nguyên du lịch trong cả nước. Sau
nhiều năm khảo sát, đánh giá, năm 1990, một báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu đã được trình bày. Theo báo cáo này, Việt N am có 3 vùng
du lịch là vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ và vùng du
lịch Nam T m n g Bộ và N am Bộ.


- Vùng du lịch Bắc Bộ có 5 tiểu vùng du lịch là: tiêu vùng du lịch
Duyên hải Đ ông Bắc, tiếu vùng du lịch miền núi Đ ông Bắc, tiếu vùng


du lịch m iền núi T ây Bắc, tiêu vùng du lịch Tm ng tâm và tiểu vùng du
lịch Nam Bắc Bộ;


- V ùng du lịch Bắc T rung Bộ có 2 tiêu vùng là tiếu vùng du lịch
phía Bắc và tiếu vùng du lịch phía Nam;


- Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồni 2 á vùng là á vùng
du lịch N am Trung Bộ và Tây Nguyên và á vùng du lịch N am Bộ. Á vùng
du lịch Nam Trung Bộ và Tây N guyên có 2 tiểu vùng là tiêu vùng du lịch
Duyên hải Nam Trung Bộ và tiếu vùng du lịch Tây N guyên. Á vùng du
lịch Nam Bộ gồm tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ và tiếu vùng du lịch
Tây Nam Bộ.


Trên cơ sở đó, các chuyên gia đã tiến hành xây dựng quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010.
Bản quy hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Q uyết
định số 307/Q Đ -T T g ngày 24/5/1995. Quy hoạch tống thể phát triển du
lịch Việt N am thời kỳ 1995 - 2010 này đã là căn cứ pháp lý và căn cứ
khoa học đê triến khai công tác quy hoạch du lịch m ột số vùng m iền và
nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đê đáp ứng tinh hình phát triến du lịch
trong giai đoạn hiện nay, ngày 30/12/2011, Thủ tướng C hính phủ đ ã ký
Q uyết định sổ 2473/Q Đ -T T g phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” . T rong chiến lược
này, nước ta có 7 vùng du lịch là vùng Trung du m iền núi phía Bắc,
vùng đồng bằng sông H ồng và Duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Bộ, vùng Duyên hải N am Trung Bộ, vùng T ây N guyên, vùng Đ ông
N am Bộ và vùng Tây Nam Bộ.


Kêt quả công tác phân vùng là căn cứ quan trọng trong việc quy


hoạch du lịch, hoạch định chiến lược khai thác không gian. Đ ối với bất
cứ quốc gia nào, từ quốc gia đang phát triển đ ến n h ữ ng nước phát triển,
cho dù tiềm lực kinh tế đứng hàng đầu thế giới n h ư các nước G7 cũng
không khi nào đủ mọi nguồn lực để đầu tư dàn trải cho hết m ọi ngành
mọi khu vực cùng phát triến.

cần

phải xác định đầu tư nhữ ng gì, đặc
biệt là đầu tư vào các khu vực, địa phương nào trước, các khu vực nào
sau. Rõ ràng rằng, giống như nhiều ngành kinh tế khác, đầu tư vào khu
vực thuận lợi hơn cho phát triển du lịch sẽ là p hư ơng án tối ưu được
lựa chọn. Bên cạnh đó, do du lịch còn là m ột ngành kinh tế hình ảnh,
nên việc xác định tính đặc thù từng vùng m iền là vơ cùng quan trọng.
Có như vậy mới có thê tạo ra được một bức khảm du lịch hài hòa, thu
hút khách theo nguyên tắc các vùng miền, các tỉnh có các sản phẩm du
lịch khác nhau liên kết lại để góp phần gia tăng chuồi giá trị sản phẩm
du lịch Việt Nam.


Trong địa lý học, có rất nhiều nguyên tắc và tiêu chí phân vùng, tùy
thuộc m ục đích phân vùng, tìiy thuộc đối tượng p hân vùng. Tuy nhiên
các học gia về cơ bản đều thống nhất 5 nguyên tắc chủ yếu là: nguyên
tãc tông hợp, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc đ ồng nhất tư ơng đối,
nguyên tắc cùng chung lãnh thổ và nguyên tắc đ ịa giới hành chính.


<i>Nguyên tắc tổng hợp là một trong những nguyên tắc rất quan trọng </i>
trong phân vùng địa lý du lịch do về bản chất, du lịch là m ột hoạt động
xã hội và ngành kinh tế có tính liên ngành cao độ. M ặc dù tài nguyên
du lịch được coi là yếu tố tạo vùng cơ bản, song việc tiếp cận các tài
nguyên đó, trình độ phát triển kinh tế khu vực, trình độ dân trí, chính
sách của chính quyền địa phương nhiều khi lại là nhân tố quyết định
đến việc phát triên du lịch ở đây. Do vậy, trong p hân vùng du lịch, nhất
thiết phải quan tâm , xem xét tất các các điều kiện khách quan và chủ
quan liên quan đến phát triển du lịch. Tuy nhiên, đối với từ ng lãnh thổ,


vai trị các yếu tố này khơng hồn toàn như nhau n ên hệ số đánh giá của
các yếu tố này khơng hồn tồn bằng nhau. Bên cạnh đó, do du lịch liên
quan đến nhiều lĩnh vực điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế nên nhất


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

thiết phải dựa trên các phân vùng tự nhiên, phân vùng văn hóa, phân
vùng kinh t ế . ., V ùng du lịch chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được xây
dựng dựa trên sự khác biệt về văn hóa, tự nhiên, kinh tế ...


<i>Nguyên tắc hệ thống là nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, thống </i>
nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
với quy hoạch du lịch. Do du lịch là một lĩnh vực kinh tế văn hóa nên
việc phân vùng quy hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với phân
vùng quy hoạch tồng thể phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch du lịch
các lãnh thổ cấp thấp phải phù họp với quy hoạch, phân vùng du lịch
của các cấp cao hơn. T heo m ục 1, Điều 15 Nghị định 92/2006 CP về
lập, phê duyệt v à quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 07/9/2006, Việt N am có
6 vùng kinh tế - xã hội là:


a) Vùng trung du và m iền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Lai Châu,
Đ iện Biên, Sơn La, H ồ Bình, Cao Bằng, Lạng Son, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Hà G iang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái.


b) Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 12 tình, thành phố: Hà Nội,
Hải Phòng, Hà T â y ‘, Hải D ương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà
Nam , Nam Đ ịnh, Bắc N inh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.


c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh,
thành phố; T hanh Hoá, N ghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Q uảng Trị,
Thừa Thiên H uế, Đ à N ằng, Ọ uảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đ ịnh, Phú


Y ên, Khánh H oà, N inh Thuận, Bình Thuận.


d) Vùng Tây N guyên, gồm 5 tỉnh: K-on Tum, Gia Lai, Đ ắk Lắk,
Đ ắk Nông% Lâm Đồng.


đ) Vùng du lịch Đ ông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố
Hồ Chí Minh, Tây N inh, Bình Phước, Bình Dưong, Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu.


272 ■ PHẤN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

e) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tinh, thành phố: Long
An, Ben Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên G iang, An Giang, Vĩnh
Long, Trà Vinh, c ầ n Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.


Đ iều này có nghĩa là, phân vùng quy hoạch du lịch cả nước cũng
phải phù hợp với 6 vùng kinh tế - xã hội kể trên, nói cách khác, quy
hoạch du lịch Việt Nam cũng phải được xây dựng theo 6 vùng kinh tế -
xã hội chung của cả nước.


<i>Nguyên tắc đồng nhất tương đối là căn cứ để xem xét gộp các khu </i>
vực khác nhau vào m ột vùng. Nguyên tắc này cho thấy trong các vùng
du lịch vừa có sự thống nhất, vừa có sự phân hóa đa dạng. Sự thống nhất
trên m ột số tiêu chí chung nhất cho phép tích hợp nhiều khu vực thành
một đơn vị phân vùng. Sự khác biệt trong nội bộ vùng cho phép phân
chia các vùng thành các đơn vị nhở hơn.


<i>Nguyên tắc cùng chung lãrìh thơ diĩa trên sự khác nhau căn bản </i>
giữa phân vùng và phân kiểu. Có thể có những kiểu, dạng tài nguyên
tương đồng nhau, song ở các vùng lãnh thổ khác nhau, chúng khơng thể


góp vào chung m ột đơn vị phân vùng. Ví dụ, cảnh quan karst ngập nước
có thê quan sát thấy ở Vịnh Hạ Long, đồng thời ở K iên Lương, Hà Tiên
cũng có dạng cảnh quan này, song hai khu vực này nằm ở hai vùng du
lịch khác nhau. Nếu như kiếu, dạng có thể xuất hiện ở các khu vực địa
lý khác nhau thì vùng, trong đó có vùng du lịch là đơn vị lãnh thố không
thế lặp lại được. N hư vậy, cùng chung lãnh thổ là nguyên tắc, dấu hiệu
quan trọng nói lên sự khác nhau cơ bản giữa phân kiểu và phân vùng
của bất kỳ lãnh thổ nào.


Khác với phân vùng tự nhiên, phân vùng du lịch cần tuân thủ
<i>nguyên tảc địa giới hành chính. N hư chủng ta đã biết, du lịch là một </i>
hiện tượng kinh tế m ang tính xã hội sâu sắc, do vậy hoạt động này phải
được điều chỉnh bằng luật pháp, được quản lý bởi bộ m áy nhà nước.
N hư vậy, cho dù trên địa bàn 1 đơn vị hành chính có các kiểu tài ngun
khác nhau cũng không nên phân chia địa bàn hành chính đó thành hai
hay nhiều đơn vị lãnh thổ du lịch khác nhau, nhất là khu vực đó lại là
m ột phần của m ột đơn vị lãnh thổ du lịch có phạm vi nằm trên đơn vỊ
hành chính khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Đe có được kết quả phân vùng du lịch khách quan, cần xét đến các
nhân tố được coi là nguồn lực cơ bản làm tiền đề cho phát triền du lịch.
Đó là tài nguyên du lịch, nền kinh tế trên lãnh thố. Tài nguyên du lịch
gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Sự phân
hóa điều kiện tài nguyên tự nhiên được thể hiện trong phân vùng địa lý
tự nhiên, phân vùng các điều kiện tự nhiên như phân vùng khí h ậ u ... Sự
phân bố các tộc người là m ột trong những yếu tố cơ bán tạo nên sự khác
biệt văn hóa giữa các vùng m iền.


Theo Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch Việt N am đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch Việt Nam phát triển theo 7 vùng.


Đó là vùng Trung du và m iền núi Bắc Bộ, vùng du lịch Đ ồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đ ông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải
Nam Trung Bộ, vùng Tây N guyên, vùng Đông N am Bộ và vùng Đồng
bằng sông Cửu L ong'. Đ e phù hợp với tổng sơ đồ các vùng kinh tế xã
hội theo Nghị định 92/2006, tuân theo nguyên tắc hệ thống, tài liệu này
trình bày 6 vùng du lịch theo 6 vùng kinh tế - xã hội kế trên. Tuy nhiên,
do các nguồn lực và thực tiễn hoạt động du lịch trong vùng Trung du
và miền núi phía Bắc và trong vùng Bắc Trung Bộ và D uyên hải miên
Tm ng có sự phân hóa rõ rệt" về m ặt tự nhiên, kinh tế, văn hóa, nên vùng
Trung du và m iền núi phía Bắc sẽ được chia thành hai tiểu vùng là tiếu
vùng du lịch m iền núi Đ ông Bắc, tiêu vùng du lịch m iên núi Tây Băc
và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chia thành hai tiêu
vùng là tiểu vùng Bắc Trung Bộ và tiêu vùng du lịch Duyên hải Nam
Trung Bộ.


<b>8.1. VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIÊN NÚI PHÍA BẮC</b>



V ùng du lịch T rung du và m iền núi Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: Hòa
Binh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên
Quang, Hà G iang, Bắc K ạn, Thái N guyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc
Giang. Đây là vùng có diện tích lớn nhất cả nước với 95.434 km* (bàng
gần 30% tổng diện tích cả nước) và gần 12 triệu dân. Theo nhiều nhà


' Trên thự c lế, khơng có con sơng nào là sơng Cưu Long nên tron g tài liệu này sẽ gọi
vùng này ỉà T ây N am Bộ.


^ X em thèm Trần Đ ứ c T h an h (2015c).


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

địa lý, tiêu biểu là Lê Bá Thảo (1990, 1998), Vũ Tự Lập (2003) đều
phân biệt Tây Bắc và Đ ông Bắc thành hai vùng tách biệt. Lê Bá Thảo


(1998) khắng định vùng Đ ông Bắc và Tây Bắc “trong thực tế nó gồm
hai thực thể địa lý” (trang 351).


Theo Quy hoạch tống thể Phát triển Du lịch Việt N am đến năm
2020, tầm nhìn 2030, vùng trung du, m iền núi phía Bắc bao gồm các
tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào
Cai, Tuyên Q uang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái N guyên, Cao Bằng, Lạng
Sơn và Bắc G iang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan
trọng với T am g Quốc và Thượng Lào.


Vùng có 1.240 krn đường biên giới với Trung Quốc và 610 km biên
giới với Lào cùng hệ thống cửa khẩu quan trọng như Pa H áng (Sơn La),
Tây Trang (Điện Biên), Ma Lù T hàng (Lai Châu), Lào Cai (Lào Cai),
Thanh Thủy (H à Giang), Tà Lùng (Cao Bằng), Hũii Nghị (Lạng Sơn).


V ùng trung du và m iền núi phía Bắc có 39 tộc người cùng chung
sống. N goài người Kinh, đây là quê hương chủ yếu của người Tày,
Nùng, Thái, M ường, D ao...


Do tuân theo quan điểm hệ thống nên việc phân vùng du lịch cũng
phải phù hợp với vùng kinh tế - xã hội như nghị định 92. Tuy nhiên, do
vùng này có diện tích quá lớn, gần bằng 1/3 diện tích cả nước và đặc
biệt trong vùng này có sự phân hóa khá rõ rệt về m ặt tự nhiên cũng như
văn hóa. Đe thể hiện sự phân hóa này, trong khn khố nội dung tài liệu
này, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ được phân thành 2 tiểu vùng
là tiêu vùng du lịch miền núi Đ ông Bắc và tiểu vùng du lịch miền núi
Tây Bắc.


<b>8.1.1. Tiểu vùng du lịch miền núí Đơng Bắc</b>

<i><b>Tài nguyên du lịch tự nhiên</b></i>




v ề mặt địa lý tự nhiên, các nhà địa lý chưa thống nhất ranh giới
địa lý phía tây của vùng này. Tác giả Lê Bá Thảo (2009) lấy ranh giới là
đường phân thủy của dãy H oàng Liên Sơn (trang 76), trong khi đó hầu
hết các nhà địa lý thuộc Viện Đ ịa lý, Viện Hàn lâm K hoa học và Công
nghệ Việt N am lấy rìa núi phía tây dãy núi này làm ranh giới. Ranh giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

phía bắc cúa tiểu vùng này là biên giới Việt - Trung, phía đơng giáp biến
Đơng và phía nam là vùng đồng bằng châu thô sông Hồng. Tuy nhiên
do tuân thủ nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ nên phần lãnh thô thuộc Lào
Cai, Yên Bái chuyển sang vùng Tây Bắc, do vậy, tiếu vùng du lịch m iền
núi Đông Bắc sẽ gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Q uang, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang. Tỉnh Q uảng N inh không
thuộc tiêu vùng này, mặc dù theo Lê Bá Thảo (1990), Đ ông Bắc còn
“gồm cả tỉnh Quảng Ninh và các đảo thuộc m iền duyên h ải” (trang 29).


Với tổng diện tích trên 45.000 km ^ đây là nơi sinh sống của trên
6 triệu rưỡi đồng bào các tộc người anh em như Kinh, Hoa, Tày, Nùng,
D ao.... Mật độ dân số toàn vùng là 155 người/km ^


v ề m ặt địa chất, vùng Đ ông Bắc gắn với miền H oa N am , là m iền
của nền m óng Caledoni PZ2, (Vũ Tự Lập (2004), trang 25). Nhìn
chung, ở khu vực miền Bắc và Đ ơng Bắc, địa hình núi trung bình, núi
thấp và đồi là chủ yếu. Đây là vùng có nhiều khối núi và dãy núi đá
vôi hoặc núi đất. Phần phía tây cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá
phiến và các cao nguyên đá vôi. Thực chất, đây là rìa của cao nguyên
Vân Nam. N hững đỉnh núi cao cua vùng Đông Bắc đều tập trung ở đây,
như Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti (2.402 m). Tây Côn Lĩnh là một đỉnh
núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang,
thuộc huyện H oàng Su Phì, cách thị xã Hà G iang 46 km. Với độ cao


2.419 m, đây là đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc Việt N am và là m ột trong
những đinh núi cao nhất Việt Nam, dưới chân núi là rừng nguyên sinh
á nhiệt đới còn được bảo tồn.

v ề

m ặt văn hóa tâm linh, Tây Cơn Lình
được coi là dãy núi thiêng của người La Chí. Phần phía bắc sát biên giới
Việt-Trung !à cao nguyên (sơn nguyên) Q uản Bạ có độ cao tm ng bình
từ 1.000 - 1.200 m và cao nguyên Đồng Văn cao 1.600 m. Sông suối
chảy qua cao nguyên tạo ra m ột số hẻm núi dài và sâu. M ột sô đông
bằng nhỏ hẹp nằm dọc các thung lũng như Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc
Bình, Cao Bằng. Phía đơng, từ trung lưu sơng Gâm trở ra biên, thấp hơn
có nhiều dãy núi hình vịng cung quay lưng về hướng Đ ông lần lưọft
từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, N gân SoTi - Yên Lạc, Băc
Sơn, Đông Triều. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều được tỏa tia
ra từ Tam Đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Nếu đồng bằng có phong cảnh đơn điệu thì ngược lại, trung du
và đặc biệt là miền núi có nhiều phong cảnh ngoạn mục, rất hấp dần
khách du lịch, đặc biệt là khách ưa khám phá. M iền núi Đông Bắc là
nơi tập trung nhiều đá vôi, là yếu tố quan trọng để hình thành các kiểu
địa hình do quá trình karst tạo ra như hang động, thạch nhũ, m ăng đá,
cột đá, c a rư '... M ột địa hình karst tiêu biểu là Cao nguyên đá Đồng
Văn ở Hà G iang. Với khoảng 50 - 60% diện tích bề m ặt cao nguyên là
đá vôi, được tạo thành từ những điều kiện m ôi trường và trong các giai
đoạn phát triên rất khác nhau, Cao nguyên đá Đ ồng Văn như m ột bảo
tàng địa chất lớn ở ngoài trời m inh họa cho nhiều quá trình địa chất, địa
m ạo đã xảy ra trong quá khứ. Đó là những thung lũng đứt gãy ở các khu
vực Q uán Bạ, Lao V à Chải, Phó Bảng - Khâu Vai, Sủng Là, Lũng Cú
- M a Lé, dọc sông Nho Quế, sông N hiệm , Lũng Táo - Tu Sản, là hẻm
vực Khe Lý A, hẻm vực Sông M iện, hẻm vực N ậm L a n g ...; hay hẻm
vực Tu Sản trên sông N ho Quế với vách đá vôi dựng đÚTig cao khoảng
700 m rất hiếm gặp trên thế giới; là địa hình cuesta- ở các khu vực Bản


Chang, Mậu Duệ, Lũng Cú, Đ ồng V ă n ... các bề mặt san bằng ở nhiều
độ cao khác nhau có mặt ở nhiều nơi là rừng đá và hoang mạc đá ở
Lũng Táo, Sảng Túng, Khâu Vai, Quản Bạ, Lũng C ú ...; các chóp núi
đá vơi với nhiều hình dạng khác nhau, các thác nước ở Quản Bạ, Mèo
V ạ c ...; thềm travertine^ ở Quản Bạ, các vách núi phẳng và dốc đứng
dạng tam giác cân và tam giác lệch ở Du Già, Lao Và Chải, Sủng Là,
Mã Pì Lè n g . . các hố sụt cồ trong đá vôi ở các cánh đồng Thèn Pả, Bản
Chang, Sảng T ù n g . . là di tích đáy sông cổ ở M èo V ạ c ... Chính vì vậy
mà Cao nguycn đá Đ ồng Vãn đã được trở thành thành viên của M ạng
lưới công viên Đ ịa chất toàn cầu (GGN).


Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIÉT NAM . 277


Là kiêu địa h ình phát triên ớ hâu h ết các dái đá vơi. Đ ó là n h ữ n g luống đá sắc nhọn
hoặc dạng m ũi giáo xen lân nhữ ng rãnh sâu có kích thước từ vài cm đến vài m,
đư ợc hình thàn h do C | trìn h hị a tan, ăn m ịn và xói m òn đá carbonat, phần lớn
theo các khe n ứ t có sẵn tro ng đá.


M ột dạng đôi h a y sườn núi với m ột bên có độ dơc nhó và m ột bên có độ dốc lớn
bât cân xứng. T hô ng thư ờng đó là do m ột lớp đá trầm tích cứng hơn nằm đè lên
m ột lớp m êm hcm tạo ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Tuy nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng vi địa hình
cao, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung m ớ ra ớ phía bắc, chụm đầu
về Tam Đảo, vào m ùa Đ ơng có gió Bắc thơi mạnh rất lạnh, cịn mùa hè
m át mẻ, do đó vùng này có đặc khí hậu ơn đới. Nhiệt độ ở vùng núi Hà
Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có lúc xuống dưới

0°c

và có băng giá, đơi
khi có tuyết rơi. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh
do gió. Các tác giả Phạm N gọc Tồn, Phan Tất Đắc (1993) cho rằng khí
hậu vùng núi Đ ơng Bắc có đặc điểm khác biệt ở nhiệt độ m ùa đông lạnh

nhất cả nước, lạnh hơn trung bình cả nước 2 - 3"C (trang 134). Mặc dù
ở vĩ độ thấp hơn Lai Châu, song nhiệt độ ở Lạng Son vần thấp hơn Lai
Châu 2 - 3“C (Lạng Sơn 17 -

22”c ,

Lai Châu 21 - 23”C). Biên độ nhiệt
ờ khu vực Đông Bắc lớn hơn Tây Bắc từ 2-4°C (Bảng 8.1).


<b>B ả n g 8.1. Biên độ nhiệt độ m ột sô' điểm Đ ó n g Bắc</b>


278 - PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>Đ ịa điểm</b> <b>Thất Khê (Lạng Sơn)</b> <b>Trùng Khánh (Cao Bằng)</b>


<b>Biên độ (" 0</b> <b>14,3</b> <b>14,5</b>


<i>(N g u ồ n : P h ạ m N g ụ c T oàn & P h a n T ấ t Đ ắ c ( ỉ 9 9 3 ))</i>


So với m iền khí hậu Tây Bắc, mùa mưa ớ đây kéo dài hơn.

số



tháng có lượng mưa trên 100 mm có thế quan sát thấy rất lớn, từ 7 đến
8 tháng (từ tháng 3 đến tháng 11). Bắc Giang được coi là “rốn m ưa” cúa
cả nước với lượng mưa lên đến trên 4.700 m in/năm. Độ ấm quanh năm
khá cao, trung bình 83 - 85%. M ột trong những đặc điểm thời tiết của
khu vực này là mưa phùn, hàng năm có đến 60 ngày m ưa phùn. Tiêu
biểu là ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Sự khác biệt của khí hậu Tây Bắc và
Đông Bắc là thề hiện rô nét của quy luật địa ô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

hồ được hình thành do quá trình karst, hồ Ba Bế là m ột hồ kiến tạo. Hồ
Thang Hen thực chất là m ột chuỗi 36 hồ liền nhau vào m ùa m ưa, nước
của hồ này là nguồn của hồ kia thông qua những dịng sơng ngầm. Có
những chỗ khách du lịch thấy những dịng xốy cuốn nước xuống đáy
hồ. M ột hiện tượng khá đặc biệt ở đây là hồ có chế độ thủy triều như ở


biến. Vào m ùa khô, hầu hết các “hồ” khác đều cạn nước, chỉ còn m ột hồ
chính là hồ Thang Hen với chiều rộng khoảng 100 m, chiều dài khoảng
500 m. Hồ Ba Bế - hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt N am và cũng
là hồ nằm trong danh sách hàng trăm hồ nước ngọt tự nhiên lớn trên
thế giới với diện tích hơn 500 ha. Hồ Ba Be được hình thành bởi hoạt
động kiến tạo vào cuối kỷ Cambri. Hầu hết đáy hồ là đá vôi nên khác
với các hồ khác, nước trong hồ luôn bị hút xuống các khe nứt ở đáy theo
phương thẳng đứng. Đ ây là nguyên nhân làm mất cân bằng hiện tượng
hoàn lưu nước trong hồ. Khách du lịch có thể gặp hiện tượng rất kỳ lạ
khi thấy ranh giới rất rõ rệt của hai vùng nước có độ trong khác nhau!
Khi đưa khách du lịch đến tham quan lòng hồ, cần giải thích kỳ hiện
tượng này đế tránh những sự cố đuối nước có thể xảy ra do sự chủ quan
của khách du lịch. Bên cạnh Thang Hen và Ba Bể, trong tiểu vùng du
lịch này còn có m ột số hồ nhân tạo như hồ N úi Cốc và hồ

cấm

Sơn. Hồ
Núi Cốc đã trở thành m ột điểm tham quan du lịch nổi tiếng của miền
Bắc, hồ Cấm Sơn cũng đang được xây dựng thành điểm du lịch quan
trọng của Bắc Giang.


Khu vực Đ ông Bắc phổ biến hệ địa sinh thái rừng rậm nội chí
tuyến gió m ùa ẩm thường xanh, m ột số là trên núi đá vôi với các cây
có yếu tô bản địa và Đệ Tam Nam Trung Hoa như re, giẻ, nghiến, trai,
đinh ở tầng trên và các loài họ dâu tằm, họ gai ở tầng dưới. Đặc điểm
sinh thái chung của vùng này là rừng lá thường có phiến rộng, xanh
quanh năm. Các loài thú đặc trưng như voọc mũi hếch (Na Hang, Ba
Bẻ), sơn dưoTtig, hươu x ạ ... Trong tiểu vùng có V ườn quốc gia (VQG)
Ba Bể khá đặc sắc. Vưịn có diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 500 ha diện tích mặt hồ. N hững
nghiên CÚII khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh
học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thưịng xanh
trên núi đá vơi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Theo trang



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

web của Tổng cục Du lịch', V QG Ba Bể có 1.281 lồi thực vật thuộc
162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều lồi thực vật q hiếm có giá trị được
ghi vào Sách Đ ỏ của Việt N am và Thế giới. Các loài cây gồ quý, hiếm
như: nghiến, đinh, lim, trúc d â y . t r o n g đó, Trúc dây là m ột loài tre đặc
hữu của Ba Bể thưÒTig mọc tại các vách núi, thân của chúng thả m ành
m ành xuống hồ tạo nên những bức m ành xung quanh hồ. Đ ây là khu vực
được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng
và đặc hữu cao nhất về lồi lan, khơng chỉ của Việt N am m à còn của cả
tồn vùng Đ ơng Nam Á. Trong V Q G Ba Be có 182 lồi lan, m ột số loài
lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này. K hu hệ động vật
rất phong phú với 81 lồi thú, 27 lồi bị sát, 17 loài lưỡng cư, 322 loài
chim, 106 loài cá, 553 lồi cơn trùng và nhện. Trong đó cỏ nhiều lồi
có giá trị, q hiếm đã được Việt N am và Q uốc tế ghi vào Sách Đỏ.

v ề



khu hệ cá, hồ B a Bể và các sông suối phụ cận có đến 106 lồi cá được
xác định phong phú nhất ở Việt N am , bởi các hồ khác như hồ Lắc cũng
chỉ có 35 lồi, hồ Tây - 36 loài, hồ C hâu Trúc - 47 loài... V QG B a Bể
cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự có m ặt của m ột số lồi đang bị
đe dọa trên toàn cầu như Voọc đen m á trắng (Trachypithecus ửancoisi)
và Cầy vằn bắc (Hem igalus ow stoni), mặc dù vậy số lượng Voọc đen
má trắng hiện còn tồn tại trong khu vực rất ít. N gồi ra, hồ Ba Bể còn là
1 điểm du lịch nổi tiếng, là “viên ngọc xanh” giữa đại ngàn đã và đang
nổi lên là m ột điểm du lịch sinh thái lý tưởng với du khách, nhất là vào
thời điểm đầu xuân và hè. VQG Ba Bể còn được vinh danh là m ột trong
năm V ườn Di sản ASEAN của Việt N a m l


VQG Du G ià là V QG thứ 31 của Việt N am được thành lập trên cơ
sở sáp nhập K hu Bảo tồn thiên nhiên (K B TTN ) Du G ià và K hu bảo tồn
loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch K hau Ca. Hệ sinh thái chủ yếu ở V QG


Du Già là các hệ sinh thái rừng kín thưòng xanli m ưa ẩm nhiệt đới núi
đá vôi, rừng nhiệt đới thưòng xanh trên đất thấp, trên núi thấp và núi


' http ://w w w .vietnam tou rism .co m /ind ex .ph p/to urism /item s/14 22, tru y cập ngày
13/6/2016.


^ N ăm Vưòfn Di sản A S E A N của V iệt N am : V Q G B a Bể (2003), V Q G C hư M om
R ay (2003), V Q G H oàng Liên (2003), V Ọ G K on K a K inh (2 0 0 3 ), V Q G ư M m h
T h ư r à g (2012).


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

trung bình. Đ ây là nơi bảo vệ các loài thực vật, động vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm như thông đỏ bắc, trai lý, sưa bắc, voọc m ũi hếch và


<b>SOTI </b>dương nâu. Thực <b>vật ở </b>V QG Du G ià có 289 <b>loài với nhiều loài </b>quý
hiếm , đặc biệt là pơm u. Trong khu vực có 57 lồi thú, 82 lồi chim, 18
lồi bị sát và 14 loài lưỡng cư sinh s ố n g '.


<i><b>Tài nguyên du lịch văn hóa</b></i>



N ếu như người K inh, người Hoa, người Bố Y, người Dao, người
Giáy, người K hơ M ú, người La Chí, người Lô Lô, người M ông, người
Phù Lá sinh sống cả ở hai tiểu vùng tìiy theo m ức độ khác nhau thì
người Tày, người Nùng, người Cờ Lao, người N gái, người Pà Thẻn,
người Pu Péo, người Sán Chay, người Sán D ìu lại tập trung ở khu vực
Đ ơng Bắc.


V ăn hóa Tày N ùng có vai trò quan trọng trong cộng đồng các tộc
người ở Đ ông Bắc. V ăn hóa người N ùng có nhiều yếu tố của người
Hán, trong khi đó văn hóa người Tày m ang nhiều nét tưong đồng văn
hóa của người Kinh. N gười Tày, N ùng là cư dân bản địa sinh sống ở đây


từ lâu đời, có trình độ phát triển kinh tế văn hóa xã hội cao, có số dân
đơng nên có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa các tộc người khác trong
khu vực. Họ thường sống trong các bản ven đưịng, cạnh sơng suối hay
thung lũng. N hà đất đang chiếm dần ưu thế so với nhà sàn. Trang phục
không phức tạp, không sặc sỡ m à thiên theo hướng thanh lịch, tinh tế.
Đồ trang sức cũng khá đơn giản.


M ột trong những hình ảnh đặc trưng của văn hóa Đ ông Bắc là sinh
hoạt văn hóa ngày chợ. C hợ là nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ, giao lưu,
m úa hát (sli, lượn, then), là nơi hẹn hị (chợ tình K hâu Vai). Đ ây cũng
là m ột điều kiện rất thuận lợi để ngành du lịch tiểu vùng xây dựng sản
phẩm du lịch hấp dẫn cho khách du lịch.


Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM . 281


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

282 PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM



i2


c


'< o


5
cn
u


<i>'ì f ữ</i>



q5



<i>Q</i>


<b>'5</b>


<b>c</b>
c


'«01


3


■ỡ
c
'3<sub>></sub>


3


'iO<sub>€</sub>
c
cỗ


00


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Chưdng 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM <sub>283</sub>


Đ ông Bắc hinh thành những đơn vị văn hóa đặc biệt là xứ Lạng,
xứ Đồi. Phần phía bắc của vùng này cịn có tên gọi là Việt Bắc. Đ ịa


danh này xuất hiện liên quan đến cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc
năm 1945 v à cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954. Nơi
đây đã từng là nơi cơ quan đầu não của Đ ảng traớ c Cách m ạng trú đóng
và là nơi làm việc của Chính phủ Nhà nước Việt N am Dân chủ Cộng
hòa non trẻ trong kháng chiến 9 năm. V ùng này có nhiều địa phương
được gọi là “an toàn khu”, gọi tắt là ATK, tức là nơi mà thực dân Pháp
khó lòng đặt chân đến để càn quét, cưóp phá, nơi mà chính quyền cách
mạng giành được quyền kiểm soát gần như tuyệt đối trong kháng chiến.
Ngày nay, các sản phẩm du lịch ATK đã trở thành m ột trong những sản
phấm du lịch đặc trưng cúa tiểu vùng này.


Tồn tiếu vùng du lịch miền núi Đ ơng Bắc có trên 4.500 di tích lịch
sử văn hóa, trong đó có 823 di tích cấp tỉnh, 299 di tích được cơng nhận
cấp quốc gia và 6 di tích cấp quốc gia đặc biệt


<b>h.h;%</b>


<b>U.1J%</b>


□ Di tic h chưa xếp hạng DDi lith u íp tỉnti Bl>i Ik h quố(. KM ■ Di (ich quốc gia đác biệt


<b>Hình 8.2. Cơ cấu di tích lịch sử ván hóa tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc</b>


<i>(N g u ô n : T á c g i ả tô n g h ợ p từ s ố liệ u c á c tỉn h )</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

di tích Tân Trào - huyện Sơn D ương và Yên Sơn, Tuyên Quang; di tích
An tồn khu (ATK) Đ ịnh H óa - huyện Định Hóa, Thái N guyên) và m ột
danh lam thắng cảnh (Hồ Ba Bể - Bắc Kạn). Đây cũng là những địa
điểm được khách du lịch đến tham quan thưÒTig xuyên. Bên cạnh đó,
những di tích đặc trưng của m iền núi phía Bắc cũng đang được khai


thác phục vụ khách du lịch tham quan, nghiên cứu như D inh họ V ương
(H à G iang), C ột cờ Lũng Cú (Hà Giang), Thành nhà M ạc (Lạng SoTi)...


Trong khu vực có 3 bảo tàng chính đó là Bảo tàng tỉnh Thái N guyên,
B ảo tàng V ăn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái N guyên), Bảo tàng Lực
lượng vũ ữ an g Việt Bắc. N hững bảo tàng này cũng là địa chỉ tham quan
của m ột số đồn khách du lịch.


N hững di tích lịch sử cách m ạng cũng là những tài nguyên du lịch
văn h ó a đặc trưng của Trung du và miền núi phía Bắc với các ATK như
ATK Định H óa (Thái N guyên), ATK Chợ Đ ồn (Bắc K ạn), ATK Tân
Trào (Tuyên Quang), Pác Bó (Cao B ằ n g )...


Tuy khơng có nhiều làng nghề truyền thống nhưng trong tiểu vùng
du lịch m iền núi Đ ông Bắc có những làng nghề m ang đậm nét đặc
trưng văn hóa các cộng đồng cư dân địa phương. M ỗi cộng đồng đều có
những giá trị văn hóa nghề truyền thống riêng để phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày tại địa phương. Làng nghề thủ công truyền thống của
đồng bào các dân tộc được chia thành các nhóm sản phẩm chính là làng
nghề dệt thổ cẩm , làng nghề sản xuất các sản phẩm m ây fre đan, làng
nghề chế tác các nhạc cụ truyền thổng, làng nghề chế tác các sản phẩm
kim hoàn, làng nghề sản xuất các sản phẩm mộc m ỹ nghệ, làng nghề
làm rượu, làng nghề chế biến thức ă n ...


Sản phẩm thưÒTig gặp nhất và khá đặc trưng cho các vùng m iền
núi là hàng thổ cẩm (quần áo, khăn, túi xách, v í...). L ạng Sơn có làng
dệt thổ cẩm ở xã H òa Cư. Đe phục vụ cuộc sống hàng ngày, còn có
những làng chuyên chế tác sản phẩm mây tre đan và sản xuất các công
cụ gia đình, cơng cụ sản xuất như làng m ây tre đan T ăng Tiến (Bắc
G iang); Làng nghề trayền thống đúc, rèn để sản xuất công cụ lao động


và v ật dụng gia đình cũng khá phát ữiển ở tiểu vùng du lịch m iền núi
Đ ông Bắc, ví dụ, các làng rèn của nhiều bà con dân tộc ở các huyện


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

VỊ Xuyên, Xín Mần, M èo Vạc (Hà Giang), làng rèn Phúc Sen thuộc xã
Phúc Sen, Quàng Uyên, Cao B ằng... Bên cạnh đó, cịn có làng gốm
Thơ H à (Băc G ian g )... Đôi với đồng bào m iền núi, rượu là thức uống
quen thuộc hàng ngày, do vậy, bên cạnh việc tự nấu rưọoi trong từ ng gia
đình, những làng nghề nấu rượu cũng khá nhiều. N hững loại rưọru nổi
tiếng trong khu vực được khách du lịch gần xa biết đến như rưọoi làng
Vân huyện Việt Yên (Bắc Giang), rượu ngô Bản Phố - Bắc H à (Lào
Cai), ruợu M ầu Sơn (Lạng S ơn)... Hai nghề khá đặc trưng trong cộng
đồng ở tiếu vùng du lịch m iền núi Đông Bắc là nghề chạm bạc truyền
thống (các làng nghề chạm bạc truyền thống ở huyện H oàng Su Phì,
Xín M ần, Vị Xun, n M inh, Mèo Vạc (H à Giang), làng nghề chạm
bạc truyền thống của người Dao ở Thái Học, huyện Nguyên B ình Cao
B ằn g ...) và nghề làm nhạc cụ truyền thống (khèn truyền thổng ở các xã
Hố Q uáng Phin, Sủng Trái và

v ần

Chải, huyện Đ ồng Văn (Hà Giang).


Các món ăn đặc sản m ang sắc thái núi rừng như cơm lam, xôi ngũ
sắc, rêu đá nướng, rau bò khai, cá suối, cá bống, thịt trâu gác bếp, thịt
lợn Mán, ...


Do trong vùng có nhiều tộc người sinh sống nên các lễ hội trong
tiểu vùng du lịch m iền núi Đ ông Bắc này rất phong phú và đa dạng. Có
thể kề đến những lễ hội nổi tiếng thu hút không chỉ khách trong nước
mà còn rất hấp dẫn đối với khách nước ngoài như lễ hội Đền H ùng, lễ
hội Lồng Tồng, lễ hội c ầ u an, lề hội Gầu Tào (Lào Cai, Hà G iang),
lễ hội Khô già của người Hà Nhi đcn, lễ hội Lồng Tồng (Ba Bể, Bắc
Kạn), lễ hội Thổ Hà (Bắc Giang), lễ hội N hảy lửa của người Pà Thẻn
(Hà G ian g )... Tất cả các lễ hội trên đều m ang ý nghĩa tâm linh gồm cầu


phúc, cầu m ùa m àng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm. Trong lễ hội
thường diễn ra các trò chơi dân gian cổ truyền như ném còn, bịt m ắt bắt
dê, hát lư ợ n...


Do là vùng có cơ cấu tộc người đa dạng nên văn hóa nói chung,
phong tục tập quán nói riêng ở đây cũng rất khác nhau. C hẳng hạn,
phong tục cưới xin của người N ùng diễn ra không quá phức tạp, song
không phải là đơn giản. Theo phong tục, khi cưới xin phải thực hiện
nhiều thủ tục. Bước đầu tiên là Sam m ình (hỏi xem lộc m ệnh của người
con gái). Sau đó là lễ Pao m ình (lễ dạm hỏi), rồi tiếp theo là lễ K in háp


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

286 PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


(ăn hỏi). Vào ngày cưới, gia đình đón chào dâu rể mới rồi làm lễ rửa
chân (Rào kha); mời vào nhà (khảu tu); trái giường chiếu; an tọa; mời
nước, mời thuốc lá, trầu; báo tổ; trình gánh (trình sính lễ); dâng vải
Rằm Khấu (đáp ơn dường dục); lễ bàn thờ (bái lạy tổ tiên); lề nhận rể
mới; xin đón dâu; lễ trình diện, nhận con dâu; lề nộp con dâu; m ừng
rương hòm, chăn màn; m ừng phù dâu, phù rể; mời ăn uống; hẹn hò.
Những phong tục, tập quán rất được khách du lịch quan tâm tìm hiêu,
tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung, ở tiêu vùng du lịch m iền núi Đ ông
Bắc nói riêng, các phong tục tập quán này chưa được chú ý khai thác
thành sản phẩm du lịch.


<i><b>Cơ sở hạ tầng, cff sở vật chất kỹ thuật</b></i>


Hà Giang


231 Cao Bằng


182 113 Bắc Kạn



161 241 128 Tuỵên Quang


366 135 184 231 Lạng Sơn


241 201 88 128 151 Thái Nguyên


305 245 152 175 110 64 Bắc Giang


313 280 166 152 154 78 51 Hà NỘI


<b>Hình 8.3. Khoảng cách giữa một số điểm trong tiếu vùng du lịch miền núi Đông Bắc</b>


(đơn vị: km)


<i>(Nguồn: Tống hợp từ Tập han đị giao thơng đường bộ Việt Nam.</i>
<i>Nxb Bán đồ. 2004)</i>


Đe tiếp cận tiểu vùng này, khách du lịch có thể đi bằng đường xe
lửa, đường thủy và đường ô tô. Giao thông đường sắt gồm tuyến Hà Nội
- Đồng Đăng, H à Nội - Thái Ngun. Giao thơng đưịng sơng thuộc hệ
thống sông Hồng, sông Chảy, sông

cầu,

sông T h ư ơ n g ... Thông thường
và thuận tiện nhất để đến tiêu vùng này là đi bằng ô tô, xe m áy theo
tuyến Ọ L 1, QL4, H iện nay, khách du lịch chưa thể tiếp cận các điểm du
lịch trong tiếu vùng bằng đường hàng không.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Chưdng 8. CÁC VÙNG DU L|CH VIỆT NAM <sub>■ 287</sub>


yếu ơ một số điếm du lịch và thành phố lón. Đến năm 2016 mới chí có
10 khách sạn 3 sao và 3 khách sạn 4 sao, chưa có khách sạn 5 sao nào.


Số khách sạn 3 và 4 sao chỉ bằng 3,48% khách sạn cùng hạng trên cả
nước và 0,73% số cơ sở lưu trú của tiểu vùng. Hiện nay, hình thức
hom estay đang được tập trung phát triển, vừa nhằm giảm bóft quá tải
vào inùa du lịch, vừa tăng cưòng thu hút cộng đồng địa phương vào
hoạt động du lịch, góp phần nâng cao dân trí và xóa đói giảm nghèo.


<b>Bảng 8.2. Hiện trạng cơ sờ lưu trú tại tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc</b>


<b>Hạng cơ sở </b>
<b>lưu trú</b>


<b>Đạt</b>


<b>chuẩn</b> <b>1 sao</b> <b>2 sao</b> <b>3 sao</b> <b>4 sao</b> <b>5 sao</b>


<b>Chưa</b>
<b>xếp</b>
<b>hạng</b>


<b>Tổng số</b>


<i>S ố cơ sở</i> <i>1.315</i> <i>154</i> <i>67</i> <i>10</i> <i>231</i> <i>1.780</i>


Tỷ trọng so


với cả nước 18,62% 4,21% 4,20% 2,17% 1,31% 0,00% 3,31% 8,86%
Tỷ trọng so


với trong
tiểu vùng



73,88% 8,65% 3,76% 0,56% 0,17% 0,00% 12,98% <b>100,00%</b>


<b>Số buổng</b> <i>13.106</i> <i>S.034</i> <i>2.695</i> <i>616</i> <i>488</i> <b>1.945</b> <b>21.884</b>


Tỳ trọng so


với cả nước 16,78% 4,49% 4,80% 1,91% 1,66% 0,00% 1,79% 7,52%
Tỷ trọng so


với trong
tiểu vùng


59,89% 13,86% 12,31% 2,81% 2,23% 0,00% <b>100.00%</b>


<i>(Nguôn: Tác giả tông hợp từ số liệu do Vụ Khách sạn cung cấp ngày</i>
<i>1/7/20 lố)</i>


Sự phát triến du lịch của tiếu vùng gắn liền với sự họp tác phát
triến hai hành lang m ột vành đai giữa Việt Nam và Trung Quốc (hành
lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Q uảng N inh - Hải Phòng).


<i><b>Các loại hình du lịch chủ yếu và đặc trưng</b></i>



Những loại hình du lịch chủ yếu ở tiểu vùng du lịch miền núi Đông
Bắc là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tộc người và du lịch nghỉ d ư ỡ n g ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Dưới góc độ lịch sử, trong còn có loại hình du lịch văn hóa đặc
trưng cho tiểu vùng này là du lịch ATK ớ Cao Bằng, Tuyên Quang.



Các loại hình du lịch phổ biến ở khu vực này là du lịch tham quan,
vãn cảnh thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa bản địa. Các địa bàn phù họp
nhất cho loại hình du lịch này hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi C ốc (Thái
N guyên), thác Bản Giốc (Cao B ằ n g )...


<i><b>Khách du lịch</b></i>



Là m ột trong những khu vực rất có tiềm năng, song do điều kiện
cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận đến các điêm du lịch
chưa thuận tiện, xuất phát điếm thấp, nên mặc dù lượng khách đến tiểu
vùng du lịch m iền núi Đơng Bắc có tốc độ tăng trưởng khá cao, từ 25-
30% /năm , song số lượng tuyệt đối khách du lịch đến tiểu vùng này chưa
nhiều. Trong những năm gần đây, được sự hồ trợ cúa các ban ngành
Trung ương và sự cố gắng của các tỉnh trong công tác tuyên truyền,
quảng bá, du lịch trong tiểu vùng đã có nhiều bước tăng trường. N hững
tour du lịch như “Qua những m iền di sản Việt Bắc”, “ Lắng nghe mùa
thu vàng Việt B ắc”, “Chinh phục những nấc thang vàng” , “Thủ đơ gió
ngàn”, “ Mùa hè rực rỡ”, “íestival chè Thái N guyên” . .. đã thu hút được
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Một yếu tổ khách quan đã góp
phần hết sức quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến tiểu vùng
này là việc Cao nguyên đá Đ ồng Văn đã trớ thành thành viên trong
GGN. Năm 2010, có trên 4 triệu khách du lịch tiêu vùng này với thời
gian lưii trú trang bình khoảng 1,3 ngàỊ'.


Theo Thơng tấn xã Việt N am ', năm 2014, đã có trên 6,5 triệu khách
du lịch đến các tỉnh Đơng Bắc, trong đó có 410.000 khách du lịch quốc
tế, doanh thu xã hội đạt trên 4.500 tỷ đồng. Lượng khách nội địa đến
tiếu vùng đông nhất là vào vào m ùa thu và đầu xuân hoặc khách đến
vào các đợt có lễ hội.



288 ■ PHẦN2.Đ|ALÝDUL|CHVIỆTNAM


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Chương 8. CÁC VÙNG DU <b>ụCH </b>VIỆT NAM <sub>289</sub>


2010


2009 IIHII <i><b>'////////////)///Ả </b></i>
2008 <i><b>^////////////MW </b></i>
2007


2006


2005 <i><b>W//////////mm </b></i>
2004 <i><b>immmm </b></i>
2003 <i><b>ìsmmm</b></i>
2002 <i><b>\fÊmm </b></i>
2001


<b>SỐ liệu</b>
<b>thực</b>
<b>trạng</b>


2,000,000 4,000,000


<b>B Lư ợ t khách du lịch quốc tế</b>


6<b>,</b>000,000 8<b>,</b>000,000 10<b>,</b>000,000


<b>^ Lượt khách du lịch nội địa</b>



<b>Hình 8.4. Khách du lịch đến tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc </b>
<b>giai đoạn 2001 - 2011 và dự báo tới 2030</b>


<i>(Nguồn: Tổng hợp từ Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam </i>
<i>đến năm 2020, tầm nhìn 2030)</i>


<b>Câu hỏí ơn tập và thảo luận</b>


1. Hãy trình bày những tài nguyên du lịch phổ biến và đặc trưng ở tiểu
vùng du lịch m iền núi Đ ông Bắc.


2. Hãy đề x u ất định hướng sản phẩm , định hướng thị trường và định
hướng khai thác không gian du lịch tiểu vùng du lịch m iền núi
Đ ông Bắc.


3. Hãy xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương
để liên kết du lịch trong tiểu vùng này phát triển m ột cách bền vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>8.1.2. Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc</b>


Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc là nơi sinh sống của trên
4 triệu đồng bào các tộc người anh em như Kinh, Thái, M ường, D a o ...
trên diện tích rộng lớn gần 51.000 km- thuộc địa bàn các tỉnh Yên Bái,
Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Phú T h ọ '. Tiểu vùng
có trên 500 km đường biên với Trung Quốc và trên 600 km đường biên
với Lào với hệ thống cửa khấu quan trọng như Pa Háng (Sơn La), Tây
Trang (Điện Biên), Ma Lù Thàng (Lai Châu), Lào Cai (Lào Cai). M ật
độ dân số toàn vùng là 83 người/km-.


<i><b>Tài nguyên du lịch tự nhiên</b></i>




Lịch sử hình thành địa hình tiêu vùng Tây Bắc bắt đầu là m ột
vùng biến kỷ Cam bri với m ột số đinh ở dãy Hoàng Liên Son và dãy
Sông Mã nổi lên trên m ặt biến. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào
suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún
mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. K ết quả là vào
cuối Paleozoi (kỷ Carbon - Perm i, cách đây chừng 300 triệu năm), dãy
Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã được nâng hăn lên. Quá trình tạo
sơn tiếp tục diễn ra đấy hai bờ địa m áng sông Đà tiến lại gần nhau, lớp
trầm tích trong địa m áng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, m ột số
nơi tầng đá vôi có tuổi cố hơn lại trồi len trôn tầng đá phiên, tạo thành
những cao nguyên đá vôi ngày nay. Trong quá trinh tạo núi, cịn có sự
xâm nhập của macma. Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên với tnột
biên độ đến 1.000 mét. Phần phía tây đứt gãy sơng H ồng gắn với bán
đáo Tm ng Ấn, được hình thành chủ yếu trên nền Hecxini, nối tiếp bởi
nền m óng Indoxini sơng Đà. Chính vì nằm gần các đút gãy lớn như đứt
gãy sông Hồng, đới đứt gãy Điện Biên Lai Châu (vần còn đang hoạt
động) nên vùng này có nguy cơ động đất rát cao. Lịch sử ghi nhận rằng,


<b>' </b> <b>Cần phân biệt không gian “Tâv B ắc” ơ đây với không gian "Tây Bắc" địa chính trị </b>
<b>nằm dưới sự điều hành của Ban Chỉ đạo Tây B ắc, c ơ quan đặc biệt CÙ.Ì Đ ả n g C ộn g </b>
<b>sán Việt Nam do B ộ Chính trị thành lập và trực tiêp quán lý. T h eo Nghị quyêt 37- </b>
<b>N Q /TW , vùng Tây B ăc - phạm vi chi đạo trực tiêp của Ban Chì đ ạo Tây B ăc gôm </b>
<b>12 tỉnh (H à G iang, Lào C ai, Y ên B ái, Lai Châu, Đ iện B iên, Sơn L i, H oà B inh, </b>
<b>Cao Băng, B ăc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Q uang) và 21 huyện phía T ây cua </b>
<b>hai tinh Thanh Hóa và N g h ệ An. Đ â y cũng là địa bàn sinh sông của trên 11,6 triệu </b>
<b>người thuộc hơn 30 tộc người anh em , trong đó khống 63% là đ ô n g bào ít người.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

đại đa số các trận động đất lón tại Việt N am tập trung ơ Tây Bắc, ví dụ
năm 1935 ghi nhận 1 trận động đất lớn 6,75 độ richter ở Đ iện Biên, trên


đới đứt găy sông M ã và năm 1983, có m ột trận động đất 6,8 độ richter
xáy ra ở Tuần Giáo nằm trên đới đứt gãy Sơn La (Vũ Tự Lập 2004,
trang 25).


Đ ịa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy
theo hướng Tây Bắc - Đ ông Nam. Dãy H oàng Liên Sơn dài tới 180 km,
rộng 30 km, với m ột số đỉnh núi cao trên từ 2.800 đến 3.000 m. Dãy
núi Sông M ã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1.800 m. G iữa hai dãy
núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà. N gồi sơng Đà là sơng
lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sơng nhỏ và suối gồm cả thượng luxi sông Mã.
Trong đ ịa máng sơng Đà cịn có m ột dăy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ
Phong Thổ đến Thanh Hóa và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà
Phình, M ộc Châu, N à Sản. Đi liền các cao nguyên đó là các thung lũng,
các lòng chảo đất đai khá m àu m ỡ như Điện Biên, N ghĩa Lộ, M ường
T h a n h ... Tiểu vùng Tây Bắc có khá nhiều đèo dốc, nổi tiếng nhất là đèo
Ô Quý H ồ (Lào Cai), K hau Phạ (Yên Bái), đèo Pha Đin (Điện Biên).
Đây là 3 trong số tứ đại đỉnh đèo của m iền núi phía bắc nước ta. Những
dốc đèo m iền núi Tây Bắc tuy rất hiểm trở nhưng cũng rất ngoạn mục,
dễ say lòng khách du lịch, nhất là khách du lịch ưa khám phá.


<i>M ấy tầng m ây gió lớn m ưa to </i>
<i>Dôc Pha Đin, chị gánh anh thơ </i>
<i>Đèo L ũng Lơ, anh hị chị hát^</i>


Mặc dù nền khí hậu chung khơng có sự khác biệt lớn giữa các
khu vực, nhưng sự biếu hiện của nó khơng giống nhau theo chiều nằm
ngang và theo chiều thẳng đímg. Dãy núi cao H oàng Liên Son chạy dài
liền m ột khối theo hướng Tây Bắc - Đ ơng N am đóng vai trò của m ột
bức trường thành ngăn cản và làm suy yếu những đợt gió m ùa đông
(hướng Đ ông Bắc - Tây Nam ) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc, trái


với vùng Đ ông Bắc có hệ thống các vịng cung m ở rộng theo hình quạt
làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó m à xuống đến tận đồng bằng


<b>Chường 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM </b> <b>. </b> 291


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ các địa bàn tuân theo
quy luật phi địa đới, nền nhiệt chung khu vực miền núi Tây Bắc ấm,
thường cao hơn nền nhiệt trung bình miền núi Đông B ắc từ 2 đến

3°c.



<b>B ả n g 8.3. Biên độ nhiệt độ m ột số điểm Tây B ắc</b>


292 . PHẨN 2. OỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>Địa điểm</b> <b>Lai Châu</b> <b>Sơn La</b>


<b>Biên độ (“O</b> <b>9,4</b> <b>10,5</b>


<i>(Nguồn: Phạm Ngọc Toàn & Phan Tất Đắc (1993)</i>
ở m iền núi Tây Bắc, hưóng phơi của sườn đóng m ột vai trò quan
trọng trong chế độ nhiệt - ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận m ột
lượng m ưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió “phơn” hay
quen gọi là “gió Lào” được hình thành khi thổi xuống các thung lũng.
Trong những năm gần đây thưòng xảy ra một số biến cố khí hậu m ang
tính chất cực đoan, nhất là ở những nơi lóp phủ rừng bị suy giảm và
lớp thổ nhưỡng bị thoái hoá. Lũ xuất hiện nhanh chóng, nhất là khi có
m ưa lớn. Khi m ưa dài ngày, đất trên các sườn núi, đồi bị ngậm nước
tạo thành hiện tượng sạt lở, lũ quét, đe dọa tính mạng, tài sản của người
dân. Cũng do ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, vào m ùa khô,
hạn hán ngày càng diễn ra gay gắt, kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây
cối. Bên cạnh đó, khí hậu Tây Bắc còn biểu hiện khá rõ quy luật thay


đổi theo độ cao. Hiện tượng m ưa phùn xảy ra ở rìa đông cúa vùng, đặc
biệt ở Yên Bái (có đến 70 ngày m ưa phùn trong năm , cao nhất cả nước).


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Sơn La, (2012, công suất 2.400 MW, nhà m áy Thủy điện Lai Châu'
(công suất 1.200 MW).


Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là độ chia cắt sâu lớn. Có nhiều
dãy núi cao như dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi Păng (3.143 m)
được m ệnh danh là nóc nhà Đ ơng Dương. N gồi ra cịn có nhiều đỉnh
cao trên 2.000 m như đỉnh Pu Si Lung (3.076 m), đỉnh Pu Tra (2.504
m), Pu Huổi Long ( 2.178 m), Phu Luông (2.985 m ),... Cùng với địa
hình núi cao là địa hinh cao nguyên đa dạng như cao nguyên Tả Phình
(Lai Châu), Sìn Chải (Điện Biên), M ộc Châu (Sơn L a ) ...


Tiếu vùng du lịch Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới gió m ùa với 4 m ùa
xuân, hạ, thu, đơng. Mùa hè, gió m ùa Tây N am nóng khơ, mưa nhiều,
hay có các hiện tưọTig thời tiết cực đoan như áp thấp nhiệt đới, bão gây
nên sạt lở, lũ qt. M ùa đơng gió mùa Đ ơng Bắc lạnh, khơ, ít mưa. M ùa
xuân thường có hiện tượng m ưa phùn và sương m ù ảnh hưỏng xấu đến
việc vận chuyển hành khách do tầm nhìn xa hạn chế, đường đèo quanh
co rất nguy hiểm. Nếu xét về khí hậu, thời gian lý tưởng để đi du lịch
vùng này là mùa thu và m ùa đông. Nằm ở đai khí hậu nhiệt đới nên
những điều kiện khí hậu ôn đới m át mẻ có ý nghĩa du lịch rất lớn. Trên
các vùng núi có độ cao trên 1000 m như Sapa, Phan Xi P ă n g ..., tuân
theo quy luật phi địa đới, nhiệt độ bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ ở chân
núi, ở đồng bằng từ 6 đếnlO'’C. Đây là m ột trong những lý do các địa
danh trên trở thành điểm đến du lịch quen thuộc cho khách du lịch, đặc
biệt vào các dịp hè nóng bức. Hiện tượng băng giá và tuyết rơi ở các
vùng núi cao về m ùa đông thực sự là m ột sự kiện thiên nhiên kỳ thú đối
với cư dân vùng nhiệt đới. Do vậy, cứ mồi dịp dự báo thời tiết lạnh tràn


về, hàng trăm khách du lịch từ mọi miền đều đổ về Sapa để m ong gặp
được cảnh tuyết rơ i!


N hìn chung, nền khí hậu Tây Bắc nói chung ấm hơn Đ ơng Bắc,
chênh lệch có thê đến 2-3“C. Tuy nhiên, khí hậu ở nhiều địa phương của
Tây Bắc còn chịu tác động cúa quy luật phi địa đới, tạo nên sự đa dạng
trong bản đồ khi hậu của m iền này.


<b>Chương 8. CAC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM </b> <b>. </b> 293


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Do địa hình có độ chia cắt sâu lớn nên ở vùng này sông có nhiều
thác ghềnh, tạo ra những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hấp dẫn khách du
lịch, nhất là khách du lịch mạo hiêm.


Tài nguyên nước ở vùng này có thể xem xét ớ các khía cạnh m ạng
lưới sơng ngịi, hồ và nước khống. Do có độ dốc lớn nên nước các sông
suối, đặc biệt là sông suối ở phía tây chảy siêt, có nhiêu thác, ghênh, tạo
nên nhiều cảnh quan ngoạn mục.

về

m ặt thủy năng, trung du m iền núi
phía bắc, nhất là khu vực phía tây là khu vực có tiềm năng thủy điện rất
lớn, dẫn đầu cả nước. Do vậy, khu vực này cũng có rất nhiều hồ nhân
tạo, cụ thể là hồ Thác Bà, hồ Hịa Bình, hồ Sơn La, hồ Pá K hoang, hồ
Lai C h â u ... Bên cạnh giá trị thủy điện, thủy sản, những hồ cịn có tiềm
năng để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch
thể thao nước, du lịch nghỉ dưỡng.


Theo đánh giá của các nhà địa chất thủy văn, trong tiểu vùng du
lịch m iền núi Tây Bắc có khoảng 100 điếm nước khống các loại, chiếm
30,31% tổng sổ nguồn nước khoáng đã biết ở Việt Nam. N guồn nước
khoáng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía tây như Yên Bái, Đ iện Biên,
Hòa B ìn h ... Tuy nhiên, trừ nguồn nước khống ở Kim Bơi (H ịa Bình)


đã được đưa vào khai thác từ lâu, du lịch nước khoáng chủ yếu m ới chỉ
ở dạng tiềm năng, việc khai thác mới đang ở hình thức nhở, lẻ. So với
tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, việc khai thác giá trị của
các nguồn nước khoáng phục vụ phát triển du lịch ở đây còn hết sức
hạn chế.


Có thể thấy rằng, khách du lịch đánh giá cao đa dạng sinh học
ở Trung du và m iền núi phía Bắc. Khi khách du lịch đến các V QG là
Hoàng Liên, Xuân Sơn trong khu vực, họ có thê tham quan, tìm hiểu
khám phá hay nghiên cứu các hệ sinh thái rừng thường xanh, rừng kín
thường xanh m ưa ẩm á nhiệt đới núi thâp, àrn g thường xanh đât thâp,
rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa, rừng phục hồi sau kiiai thác, m ng
trồng, trảng cây bụi, trảng cỏ. Đặc biệt khách du lịch có thể tìm hiểu
kiểu rìm g nguyên sinh trên núi đá vôi ở VỌ G Xuân Sơn, kiểu rừng á
nhiệt đới núi cao ở V QG Hoàng Liên, ở Tây Bắc, nói về sinh vật phải
kể đến VQG Hoàng Liên (Lào Cai) với hệ sinh vật phong phú và đa


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

dạng. N ăm 2006, V Q G H oàng Liên được công nhận là V ườn di sản
ASEAN. V Q G H oàng Liên nằm ở độ cao tìr 1.000 - 3.000 m so với mặt
nước biển. V ườn có kiểu sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao với hệ động
vật, thực vật phong phú, đa dạng ừong đó có nhiều lồi quý hiém và
nhiều sinh cảnh đặc hữu. Thực vật tại VQG H ồng Liên có 2.024 lồi
thuộc 200 họ, trong đó có 66 lồi trong Sách Đ ỏ Việt Nam, 32 loài quý
hiếm , 11 lồi có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông
tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tù n g ... Có tới trên 700 loài cây được dùng
làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu được khai thác và đưa vào
sử <b>dụng tìr lâu như thiên niên kiện, đương quy, thục địa, đỗ ữ ọ n g ... </b>

số



lưọng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc
hữu tại V iệt N am , khiến VQG H oàng Liên sở hữu kho tàng gen cây


rừng quý hiếm bậc nhất trong các VQG Việt Nam .

v ề

động vật, tại
V Q G H ồng Liên có 66 lồi thú trong đó có 16 lồi nằm trong Sách Đỏ
Việt N am , nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như vượn đen tuyền, hồng
hoàng, cheo cheo, voọc bạc má. V ườn có 347 lồi chim, trong đó có
những loài quý hiếm như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ
vàng; có 41 lồi động vật lưỡng cư, 61 lồi bị sát'.


N hững khách du lịch có trải nghiệm đều cho rằng V Q G X uân Sơn
là m ột VQG có đa dạng sinh học cao, địa hình, cảnh quan rất phong phú
lý thú và hấp dẫn. VQG X uân Sơn có 1.179 lồi thực vật có m ạch thuộc
650 chi và 175 họ trong đó có 52 lồi thuộc ngành Q uyết và ngành Hạt
trần. Hệ thực vật ở đây vừa có nguồn gốc M ã Lai, vừa có nguồn gốc tị
Hoa N am kết hợp với nguồn gốc bản địa. R iêng rừng chò chỉ ở Xuân
Scm được đánh giá là m ột trong những rừng chò chỉ đẹp và giàu nhất
m iền Bắc Việt N am . v ề động vật, trong V Q G X n Sơn có 91 lồi cá,
75 lồi bị sát và lưỡng cư, 241 loài chim , 76 loài thú. Đ iểm đặc trưng
của Xuân Sơn là VQG duy nhất có hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên
núi đá VÔP.


<b>Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM </b> <b>. </b> 295


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

296 PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


Sj



'< o
<b>CTi</b>
u



'XỌ


<i><b>tù</b></i>




'5<sub>c</sub>
c
'<0I


‘ Ẽ


3
*D


<b>i</b>


^3<sub>></sub>
3


• V


<b>■M</b>


<i>•<o</i>
<6
c


<b>ưí</b>





JC


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Như vậy, về mặt tài nguyên sinh vật, ở khu vực Tây Bắc lại phát
triên nhiều hệ sinh thái từ hệ sinh thái rCmg rậm á chí tuyến gió m ùa ẩm
thường xanh núi thấp (Lai Châu, Đ iện Biên, Yên Bái) với sinh khối và
năng suất thấp, hệ địa sinh thái rừng thưa á chí tuyến gió m ùa hơi ẩm lá
kim, tới hệ địa sinh thái rừng ơn đới gió m ùa cây lùn đỉnh núi cao. Tây
Bắc là nơi phố biến các loài thực vật của luồng H im alaya như cây lá
kim như thông hai lá, thông ba lá, p ơ m u ...


<i><b>Tài nguyên du lịch văn hóa</b></i>



Tồn tiểu vùng du lịch m iền núi Tây Bắc có trên 2600 di tích lịch
sử văn hóa, trong đó có 331 di tích được cơng nhận cấp quốc gia và 4 di
tích cấp quốc gia đặc biệt, v ề cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian sinh
sống chú yếu của người Thái, người M ường, người Si La, người c ố n g ,
người La Hủ, người Lự, người M ảng, người Hà Nhì, người Kháng,
người La Ha, người X inh M un, người L à o ... Bên cạnh đó, khu vực này
cũng là nơi sinh sống của người Kinh, người Hoa, người Bố Y, người
Dao, người Giáy, người K hơ M ú, người La Chí, người Lô Lô, người
M ông, người Phù L á ..., những tộc người có thể gặp cả ử vùng Đông
Bắc và một số vùng khác.


Điều kiện đ ịa lý khác biệt trong vùng đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn
hóa, tạo nên sự đa dạng văn hóa. Đó chính là yếu tố địa văn hóa. Dựa
trên sự phân hóa quần cư theo độ cao, N gô Đức Thịnh (2004) đã phân
biệt ba loại sinh thái tộc người điến hình. V ùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi


cư tríi của các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ M ông - Dao, Tạng Miến
như người M ông, Dao, Hà N hì, Lơ L ơ ..., với phương thức lao động
sán xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên
nhiên. Vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các tộc người thuộc
nhóm ngơn ngữ M ôn - K hm er như người K hơ mú, Kháng, Xinh mun,
M ả n g ... với phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn
nuôi gia súc và m ột số nghề thủ công. V ùng thung lũng, chân núi là nơi
sinh sống của các tộc người thuộc nhóm ngơn ngữ Việt - M ường, Thái
- Kadai như người Thái, người M ường, người Lự, người Lào... Đây


là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triến nông nghiệp và các
ngành nghề khác. Chính sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

thức lao động sản xuất là m ột trone những nguyên nhân quan trọng tạo
nên sự khác biệt văn hóa, đa dạng văn hóa của vùng.


Tây Bắc rất nối tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu được nhiều người
biết đến. Ai đã từng qua Tây Bắc khơng thể qn được hình ảnh những
cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. Văn
hóa nơng nghiệp người Thái, M ường ở Tây Bắc nôi tiếng với hệ thống
tưới tiêu khá chú động. Một trong những đặc điểm văn hóa của Tây
Bắc khơng thể không nhắc đến là hệ thống thủy nông “m ương, phai,
lái, lín” . (Trần Quốc Vượng (1998), trang 219; Ngô Đức Thịnh (2004)
trang 148). Trang trí trang phục, chăn màn, đồ dùng của người Thái có
màu sắc gam nóng, màu sắc sặc sỡ (đỏ, vàng, cam, tím, xanh da trời).
Họa tiết, hoa văn rất phong phú, cầu kỳ. Người Thái là tộc người có số
dân nhiều nhất vùng. Có thể thấy văn hóa của người Thái có tầm quan
trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa các tộc người khác trong khu
vực. Người Hà Nhì, c ố n g , La Hú làm nhà, ăn mặc theo kiếu người
Thái. Thiếu nữ Dao, M ông thích khăn piêu, túi thổ cẩm Thái. Tiếng


Thái được sử dụng như một ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các cộng
đồng tộc người ở Tây Bắc (Trần Quốc V ượng (1998), trang 225). Nói
đến Tây Bắc mọi người thường liên tưởng ngay đến hoa ban, m úa xòe,
nhảy sạp với nhạc cụ chủ yếu là nhạc cụ hơi có lưỡi gà (khèn, sáo).


298 ■ PHẦN 2. ĐỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NAM


1 8 1 1


<b>D I tích chư a xếp hạng </b> <b>Di tích cấp tinh </b> <b>^ </b>Di <b>tích quốc gia </b> <b>■ Di tích quốc gia đ ặ c b iệt</b>


<b>Hình 8.6. Cơ cấu di tích lịch sử tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

N4ột trong những đặc điếm nổi bật của tiểu vùng này là sự hiện
diện của khá nhiều di tích lịch sử cách m ạng liên quan đến cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. N hà tù Sơn La và đặc biệt là
Đ iện Biên Phủ là những di tích lịch sử các m ạng nối tiếng của vùng này
mà bất cứ người dân Việt N am nào cũng đều biết tiếng. Di tích chiến
trường Điện Biên (đồi A l, C l, C2, D l, cứ điểm Hồng Cúm, H im Lam,
đồi Đ ộc Lập, cầu và sân bay M ường Thanh, hầm chỉ huy của tướng De
C astrie) là những di tích ghi lại dấu ấn hào hùng của dân tộc ta, m ột dân
tộc đã làm nên m ột Đ iện Biên Phủ “lừng lầy năm châu, chấn động địa
cầu” '. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học to lớn, Thủ tướng
Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Chiến trưòng Đ iện
Biên Phủ là di tích quốc gia đặc biệt (Q uyết định số 1272/QĐ-TTg,
ngày 12/8/2009).


N goài ra ở tiểu vùng du lịch m iền núi Tây Bắc còn có nhiều di tích
lịch sử văn hóa khác như di chỉ khảo cổ N ậm Tun (Lai Châu), di chỉ
khảo cổ Thẳm K hương (H òa Bình), di tích khảo cổ Hang Đồng Thớt


(H ịa Bình), Đ ộng Tiên (H ịa Bình), di tích lịch sử khảo cổ học Khắc
Y (Y ên Bái), di tích lịch sử đền Đông Cuông, bia Lê Lợi (Lai Châu),
di tích lịch sử Đ ền Trung Đô (Lào Cai), di tích mộ N guyễn Thái Học,
di tích lịch sử Bến Âu Lâu (Yên Bái), di tích lịch sừ địa điểm KJiu ủ y
Tây Bắc (Yên Bái), Căng

đền N ghĩa Lộ, Chiến khu

vần,

Đèo Lũng
L ô ,... Là m ột vùng núi non hiểm trở, tiểu vùng Tây Bắc có nhiều thắng
cảnh được xêp hạng di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia như như di tích
danh thắng Khu du lịch Hàm Rồng (Lào Cai), di tích Danh lam thắng
cảnh Quần thể hang động khu vực chùa Tiên (H ịa Bình), di tích danh
thắng ruộng bậc thang M ù Cang Chải (Yên Bái), danh thắng Hồ Thác
Bà (Yên Bái), thắng cảnh Hang Dơi (Son La), di tích thắng cảnh hang
động núi N iệm (H ịa B ìn h ),... và nhiều danh thắng khác.


Do đây là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước nên khi
nói đến các cơng trình đưoTig đại ở đây, không thể không nói đến N hà
m áy thủy điện H ịa Bình, N hà m áy thủy điện Sơn La, N hà m áy thủy
điện Thác Bà (Yên B á i).. .Trong tương lai không xa, nhà m áy thủy điện


Chường 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM . 299


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Lai Châu cũng sẽ được khánh thành. Đây là những nhà m áy thủy điện
có cơng suất lớn nhât cả nước do vậy cũng có thê trở thành m ột sản
phẩm quan trọng của ngành du lịch khu vực.


Tây Bắc có nhiều nghề thủ công truyền thống vần được đồng bào
gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay. Dệt thổ cẩm, làm bánh, nấu rưọu,
làm m ộc, đan lát m ây tre đan, rèn hay làm kim hoàn... là những công
việc m à khách du lịch có thể thấy khi tham quan các làng bản của đồng
bào m iền núi Tây Bắc. Tuy không phát triển trên diện rộng, nhưng
những nghề thủ công truyền thống này vần đang được đồng bào duy


trì và coi như m ột nghề phụ để phục vụ cuộc sống. Họ tranh thủ mọi
lúc, mọi nơi để thêu thùa, đan lát. Nhìn chung các sản phẩm thủ công ở
đây được làm khá càu kỳ, phản ánh nhận thức của họ về thế giới xung
quanh. Ví dụ nghệ thuật trang trí thơ cẩm cúa người Thái Tây Bắc rất
phong phú và độc đáo, có tới hơn ba mươi loại hoa văn, họa tiêt. Màu
sắc của thổ cấm khá phong phú, có màu trắng, màu đỏ, màu vàng,
màu xanh lá cây, màu tím ... H ọa tiết thường đối xứng với nhau, phản
ánh nhận thức về thế giới xung quanh. Đó là hình quả trám , hình hoa
ban, hình con suối, thác nước, bông hoa. Mỗi vùng, thổ cấm của người
Thái Tây Bắc cũng khác nhau. Nếu như thổ cẩm cùa người Thái vùng
M ường Lò (Văn Chấn, Yên Bái) có màu thầm hơn, sử dụng nhiều gam
màu trầm thế hiện cuộc sống thiên vê nội tâm thì thô câm cúa người
Thái M ộc Châu (Sơn La) lại tươi sáng, rực rỡ, bay bống những ước mơ,
khát vọng.


Các món ăn đặc trưng của vùng núi Tây Bắc có thế được khai thác
để trở thành sản phẩm du lịch ẩm thực đặc trưng vùng m iền như cá suối
nướng (“pỉnh tộp”), thịt trâu gác bếp, cơm lam người Thái, m ật ong
rừng Tây Bắc, lợn cỏ thui luộc, xôi ngũ sắ c ...


Người Tây Bắc có nhiều phong tục, tập quán khác lạ, không chỉ
hấp dẫn kliách du lịch nước ngồi mà cịn hấp dẫn cả khách du lịch
trong nước như tục kéo vợ của người Mông, tục chọc sàn của người
Thái, tục ăn Tết của người M ường, người Thái trắng người M ô n g ...


Đời sống tinh thần của người Tây Bắc thế hiện qua sự đa dạng của
các làn điệu dân ca, dân vũ. Hát Then - điệu hát “thần tiên ” của đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM <sub>301</sub>



bào Tây Băc, là một di sản văn hóa đặc săc ở vùng núi rừng này. Dưới
góc nhìn địa văn hóa, khách du lịch có thể cảm nhận được những giai
điệu ở đây thưÒTig rất cao, giống như địa hình của vùng này vậy.


C ộng đồng các tộc người Tây Bắc có rất nhiều lễ hội đặc sắc như
lễ hội cầu mùa, lễ hội Hạn Khuống, lễ hội Xíp Xí, lễ hội Hoa ban, lễ
hội X ang Khan, lễ hội xòe chiêng, lễ hội Kin Pang Then, lễ hội “Xên
M ường” , lề hội Lồng Tồng, lễ hội Gầu Tào, lễ hội

sắc

bùa, Lễ hội cơm
m ới, lễ cấp s ắ c ... N hững lễ hội này đã trở thành m ột hình thức sinh hoạt
văn hóa, tín ngưỡng rất quan trọng trong đời sống tinh thần, là m ột bộ
phận cấu thành văn hóa của cư dân Tây Bắc.


<i><b>Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật</b></i>


Lai Châu


67 Sa Pa


99 32 Lào Cai
275 208 176 Yên Bái
348 281 249 91 Việt Trì


96 256 195 371 397 Mường Lay
189 256 288 365 383 93 Điện Biên
182 188 220 283 311 86 72 Tuần Giáo
207 212 244 215 233 164 150 78 Sơn La


329 334 366 181 199 286 272 200 122 Mộc Châu
398 403 435 220 151 355 341 269 191 69 Mai Châu
356 361 393 155 86 410 396 324 246 124 65 Hòa B
406 361 329 171 80 492 478 406 328 206 147 82 Hà Nội



<b>Hình 8.7. Khoảng cách giữa một số điểm trong tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc</b>
<b>(đơn vị: km)</b>


<i>(Nguồn: Tống hợp từ Tập bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam.</i>
<i>Nxb Bản đồ. 2004)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

302 PHẨN2.ĐỊALỸDULỊCHJ/IỆTNAM


tô theo tuyến QL6 từ quận Hà Đơng, Hà Nội. Có thề đi theo tuyến Đại
lộ Thăng Long, QL32, QL37 và từ Cò Nòi đi theo QL6. Tuyến Q L6 nối
tiếp Điện Biên với Lai Châu, từ Lai Châu theo quốc lộ 12 rồi quốc lộ
4D đến Sa Pa, thành phố Lào Cai.


Tiếp cận phần phía đơng của tiểu vùng thuận tiện hơn nhờ hệ thống
đường giao thông Hà Nội - Lào Cai khá phát triển với cao tốc H à Nội -
Lào Cai, đường sắt Hà N ội Lào Cai. Giao thông đường sơng có hai tuyến
chính là theo dọc sông Hồng và sông Đà, tuy nhiên giao thông đường
thủy theo các tuyến này chưa được khai thác phục vụ khách du lịch.


Tiểu vùng du lịch m iền núi Tây Bắc cũng là m ột trong những vùng
du lịch còn chưa phát triển du lịch, mặc dù đây là khu vực rất có tiềm
năng. Cơ sở lưu trú ở đây chủ yếu là khách sạn bình dân và tập trung
chủ yếu ở một số điểm du lịch và thành phố lớn. Theo V ụ K hách sạn,
đến giữa năm 2016 toàn tiểu vùng mới chỉ có 1.019 cơ sở lưu trú, trong
đó khách sạn tị 3 - 5 sao chỉ có 23 cơ sở, chiếm hơn 2% toàn bộ cơ sở
lưu trú. Hiện nay, hình thức hom estay đang được tập trung phát triển
vừa nhằm giảm bớt quá tải vào m ùa du lịch, vừa tăng cường thu hút
cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, góp phần nâng cao dân trí
và xóa đói giảm nghèo.



<b>Bảng 8.4. Hiện trạng </b><i>cơ</i><b> sở lưu trú tại tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc</b>


<b>Hạng cơ sở </b>
<b>lưu trú</b>


1


<b>Đ ạt</b>


<b>chuẩn</b> <b>1 sao</b> <b>2 sao</b> <b>3 sao</b> <b>4 sao</b> <b>5 sao</b>


<b>Chưa</b>
<b>xếp</b>
<b>hạng</b>


<b>Tống số</b>


<b>Số cơ sở</b> <b>696</b> <b>106</b> <b>73</b> <b>18</b> <b>4</b> <b>1</b> <b>121</b> <b>1,019</b>


Tỷ trọng so


với cả nước 9.85% 2.90% 4.58% 3.90% 1.75% 0.98% 1.73% 5.07%
Tỳ trọng so


với trong
tiểu vùng


68.30% 10.40% 7.16% 1.77% 039% 0.10% n.87% 100.00%



<b>Số buổng</b> <b>6,655</b> <b>1,859</b> <b>2,070</b> <b>1,329</b> <b>418</b> <b>428</b> <b>2,858</b> <b>15,617</b>


Tỷ trọng so


với cả nước 8.52% 2.75% 3.69% 4.12% 1.42% 1.56% 2.63% 5.37%
Tỷ trọng so


với trong
tiểu vùng


42.61% 11.90% 13.25% 8.51% 2.68% 2.74% 18.30% 100.00%


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i><b>Các loại hình du lịch chủ yếu và đặc trưng</b></i>



N hững loại hình du lịch chủ yếu ở tiểu vùng du lịch m iền núi Tây
Bắc là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tộc người và du lịch trải nghiệm,
khám p h á...


N ếu ở tiểu vùng du lịch miền núi Đ ơng Bắc có du lịch ATK đặc
trưng thì tham quan các di tích chiến trường Đ iện Biên (đồi A 1, c 1, C2,
D 1, cứ điểm H ồng Cúm , H im Lam, đồi Độc Lập, cầu và sân bay M ưòng
Thanh, hầm chỉ huy của tưóng De Castrie) là m ột hoạt động không thể
thiếu được của mọi khách du lịch khi đến vùng đất Tây Bắc này.


Địa hình hiểm trở ở Tây Bắc là điều kiện thuận lợi để phát triển các
loại hình du lịch m ạo hiểm như du lịch chinh phục nóc nhà Đ ông Dương,
đỉnh Phan Xi Păng, du lịch treeking cấp độ 1-3, du lịch k ay a k in g ...


Khi đến tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc khách du lịch còn
được chiêm ngưõTig rất nhiều danh lam thắng cảnh. N hiều nơi trong số


đó đã được công nhận là di tích cấp quốc gia (di tích danh thắng) như
di tích danh thắng Khu du lịch Hàm Rồng (Lào Cai), di tích Danh lam
thắng cảnh Quần thể hang động khu vực chùa Tiên (Hịa Bình), di tích
danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái), danh thắng Hồ
Thác Bà (Yên Bái), thắng cảnh Hang Dơi (SoTi La), di tích thắng cảnh
hang động núi N iệm (Hòa B ìn h ),...


Có thể phát triến những loại hình du lịch tham quan các cơng trình
thủy điện hàng đầu của Việt N am ở tiểu vùng. N hững hồ nhân tạo này
có khá nhiều “đ ảo ” nên cảnh quan sơn thủy hữu tình ở đây ln làm say
lịng khách du lịch.


Vùng này cũng có thể phát triển m ột số điểm du lịch làng nghề
như làng nghề dệt, thêu thổ cẩm và đặc biệt là làng nghề gốm của người
Thái Đen ở xã M ường Chanh, Scm La.


Đến với Tây Bắc là đến với vùng đất “sơn thủy hữu tình” . Ai đã
đặt chân đến nơi đây đều m uốn quay trở lại m ột lần nữa. Tây Bắc đang
trên đà phát triển du lịch và thu hút khách du lịch từ m uôn nơi đến đâu


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

vui chơi, giải trí, nghi d ư ỡ n g ,... Các điểm du lịch tham quan tiêu biểu
vùng Tây Bắc là thị trấn Sa Pa và phụ cận, khu di tích chiến trường Điện
Biên Phủ, cao nguyên M ộc Châu (Sơn La), khu di tích nhà tù Sơn La
và lân cận, hồ Thác Bà (Yên Bái), thung lũng Mai Châu ( Hịa Bình),
Nước khống K im Bơi (H ịa Bình), nhà máy thủy điện H ịa Bình, nhà
máy thủy điện Sơn L a ...


<i><b>Khách du lịch</b></i>



Theo Tổng cục Du lịch, năm 2010, đã có khoảng 400,000 khách


du lịch quốc tế và trên 1,880 triệu khách du lịch nội địa đến khu vực
này với thời gian lưu trú trung bình khoảng 1,5 ngày. Theo H ưong Lê
(2016), định hướng phát triến du lịch vùng Tây Bắc, thì trong năm 2015,
vùng này đã đón được 7.170.000 lượt khách'.


Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng khách du lịch quốc tế chưa cao, tập
trung ở loại hình du lịch thăm chiến trường xưa Điện Biên Phủ của cựu
binh và thân nhân cựu binh Pháp. Tiểu vùng chưa phát huy được thế
m ạnh trong phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm, mặc dù tiểu vùng
là khu vực có điều kiện tiềm năng nhất cho loại hình này.


3Ũ4 ■_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


s Ị I ì I ! ' '


2 C X 3 9 <i>Um</i> ! <i>ỉỉỉỉỉỉỉỷỉi'ỉỉịỉiíì</i>


:^02S S5 liệ u


dự báo


2 007 I


7 0 0 5 1


<b>2 ( X ) 3</b>
<b>? O O l</b>


sô liệu
t h ự t


tra n g


<b>o </b> <b>000 ,0 0 0 </b> 4,CXDO,CX)C) 6 ,C X ) 0 .l X j 0 <b>8,000,000 </b> <b>10,000,000</b>


■1 Lượt khách du lịch quốc tế Ẽ^Í3 Lượt khách du lịch nội dịa


<b>Hình 8.8. Khách du lịch đến tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc giai đoạn 2001 -201 </b><i><b>^</b></i>


<b>và dự báo đến 2030</b>


<i>(NgiẨồn: Tổng hợp từ Quy hoạch Tỏng thể phát triển du lịch Việt Nam</i>
<i>đến năm 2020, tầm nhìn 2030)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>



Phương tiện tiếp cận các điểm đến Tây Bắc chủ yếu theo đường
bộ theo 2 hướng là theo QL6 và theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai, do vậy
những địa bàn ở gần Hà Nội, có điều kiện tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng
có lượng khách du lịch chiếm tỷ trọng lón như Hịa Bình 34,87% , Lào
Cai 27,89% , Sơn La 22,32% . Các địa phương còn lại chỉ có khoảng
5 - 6% lượng khách của cả tiếu vùng.


Gần đây, khách nội địa đến từ các thị trường xa như các tinh phía
N am đang có xu hướng tăng. T ỷ trọng khách quốc tế chủ yếu đến từ
châu Âu, Úc và N hật Bản đến Đ iện Biên, Hịa Bình, Lào Cai; khách
Trung Quốc qua các cửa khẩu Lào Cai là chủ yếu. Thời gian liru lại
trung binh rất ngắn, dưới 1,5 ngày. Loại hình du lịch cao cấp chiếm tỷ
trọng khơng đáng kể, do đó, nguồn thu tìr du lịch chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong cơ cấu kinh tế của địa phương (trừ Sapa). Trong thời gian gần đây,
nhất là sau khi Ban Chỉ đạo T ây Bắc ra đời, du lịch các tỉnh Tây Bắc


đã bắt đầu có những bước chuyển mình. Trong khu vực, Lai Châu là
tinh có điều kiện khó khăn nhất trong phát triển du lịch, là m ột trong số
những tỉnh nghèo nhất, xa xôi, địa hình hiểm trở, khơng có nhiều danh
lam thắng cánh nối tiếng như các tỉnh khác, chưa có sản phẩm du lịch
đặc thù, làm du lịch ở quy mô nhỏ, lượng khách đến và nguồn thu từ
du lịch còn rất thấp. Trong bối cảnh đó, ngành Du lịch Lai Châu đã xác
định văn hóa dân tộc sẽ là sản phẩm đặc thù. Tỉnh đã đầu tư xây dựng
đê Bán Hon, bàn Sín Súi Hơ thành điếm sáng du lịch văn hóa người
Lự, văn hóa người M ơng của Lai Châu nói riêng, của vùng Tây Bắc nói
chung. Bên cạnh đó, hướng xây dựng sản phẩm du lịch mạo hiểm chinh
phục đỉnh Pu Ta Leng (3.049 m), đỉnh Mộc Lương Tử (3.044 m) để
phục vụ khách hướng ngoại (allocentric) sẽ là hướng đi khá triển vọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Câu hỏi ôn tập và thảo luận</b>


1. Hãy trình bày những tài nguyên du lịch phổ biến và đặc tiamg ở tiểu
vùng du lịch m iền núi Tây Băc.


2. Hây đề xuất định hưófng sản phẩm , định hướng thị trường và định
hướng khai thác không gian du lịch tiểu vùng du lịch m iền núi Tây
Bắc.


3. Hãy xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương
để liên kết du lịch trong tiểu vùng này phát triển một cách bền vừng.


4. Hãy xác định sản phẩm du lịch đặc trưng hay thế mạnh của tiểu vùng
du lịch miền núi Tây Bắc trong liên kết phát triển du lịch với các
vùng khác của Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>8.2. VÙNG DU LỊCH ĐỐNG BẰNG SÔNG HỔNG</b>



Theo m ục b, khoản 1, Đ iều 15 Nghị định 92/2006, vùng kinh tế -
<i>xã hội thứ hai là vùng Đ ồng bằng sông H ồng. Theo Q uy hoạch tổng thể </i>
phát triển du lịch Việt N am đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vùng này gọi
<i>là vùng du lịch Đ ồng bằng sông H ồng và D uyên hải Đ ông Bắc. Vùng </i>
du lịch Đ ồng bằng sông H ồng gồm thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh
Phúc, Bắc N inh, Hải D ương, H ưng Yên, Thái Bình, Hà Nam , N inh
Bình, Nam Đ ịnh, Hải Phịng và Q uảng Ninh.


Vùng có biên giới đường bộ với Trung Q uốc dài 133 km, với cửa
khấu quốc tế quan trọng M óng Cái (Q uảng Ninh). Phía bắc giáp vùng
du lịch m iền núi phía Bắc, phía nam giáp vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
Toàn vùng có tổng diện tích trên 20.000 km^. Dân số khoảng 20 triệu
người, mật độ trung bình: 937 người/km^, cao nhất cả nước. D ân số tập
trung chủ yếu trong các đô thị lớn như H à Nội, Hải Phòng, N am Định,
Hạ Long, Hải D ư ơ n g ... Q uảng N inh có m ật độ dân số thấp nhất vùng
(khoảng 190 người/ km^). Trong vùng có 36 tộc người cùng sinh sống,
chủ yếu là người Kinh, tiếp sau là người H oa (cư trú nhiều tại Quảng
Ninh, Hải Phòng), người M ường (cư trú nhiều tại Ninh Bình), người
Nùng (cư trú nhiều tại Q uảng N inh), người Dao, người Sán Chay, Sán
Dìu (cư trú nhiều tại Vĩnh Phúc, Q uảng N inh, Hà Nội), người Ngái
(cư trú nhiều tại Q uảng N inh, Hải Phòng). N hìn chung các tỉnh Q uảng
Ninh, Bắc N inh, V ĩnh Phúc có đồng bào ít người nhiều nhất.


<b>8.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên</b>


Nhìn chung địa hình vùng này khá bằng phẳng và được bao bọc
bởi một số địa hình đồi núi phía tây, phía bắc và phía đơng. V ùng có
đường bờ biển dài hơn 500 km suốt từ M óng Cái đến N inh Bình, song
chỉ ở vùng biến Q uảng N inh đã tập trung gần 90% toàn bộ số đảo của


cả nước, tạo nên cảnh quan biển rất ngoạn mục. Đ ây chính là lý do
mà Vịnh H ạ Long được ghi vào danh sách Di sản thiên nhiên Thế giới
năm 1994.


Tuy địa hình đồng bằng sông H ồng đơn điệu, song ở đây có m ột
dạng địa hình khá đặc trưng đó là hệ thống đê điều phòng chống lũ lụt


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

308 ■ PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU L|CH VIỆT NAM


khá dày đặc được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm. Nếu
người Hà Lan tự hào “Thưọng đế tạo ra thế giới, còn người Hà Lan tạo
nên đất nước Hà Lan” ' thì người Việt cũng có thể kiêu hãnh về hệ thống
đê điều giúp người dân đồng bằng Bắc Bộ m ở m ang bò' cõi, khắc chế
thiên nhiên! Đ ây là m ột ví dụ cụ thể để giải thích vì sao Thánh Tản Viên
đã trở trành m ột trong tứ bất tử trong dân gian V iệt Nam.


N ấu địa hình đồng bằng hấp dần khách du lịch bởi cảnh quan thiên
nhiên do bàn tay con người tạo dựng thì ở các vùng ven của khu vực,
sau khi di chuyển một khoảng cách không lớn, khách du lịch đã được
hiện diện ở m ột môi trường tự nhiên khác han. N hững ngọn đồi nhỏ,
núi thấp ở Nam Đ ịnh, Hà Nam, Bắc N inh, những núi sót- ở phía Tây Hà
Nội, N inh Bình, những núi cao ở Ba Vì, Q uảng N in h ...tạ o cho khách
du lịch m ột cảm nhận khác hẳn với khung cảnh thường nhật của họ.
Kiểu địa hình đặc trưng vùng rìa phía tây và phía đơng là địa hình karst
với rất nhiều hang động kỳ vĩ, thu hút khách du lịch. Trong vùng có rất
nhiều hang động đẹp, nổi tiếng trong và ngoài nước như động HưoTig
Tích với biệt danh là Nam Thiên đệ nhất đ ộ ng^ N am Thiên đệ nhị động:
Tam Côc - Bích Động, Nam thiên đệ tam động: động Địch Lộng, hay
các hang ở Vịnh Hạ Long như hang Bồ N âu, hang Trinh N ữ ,... Những
người Pháp lần đầu tiên đặt chân đến m ột trong những hang trên Vịnh


Hạ Long đã vô cùng kinh ngạc vì vẻ đẹp kỳ vĩ cùa nó nên không ngần
ngại gọi là hang Sửng

sốt

<i>(Surprise).</i>


Hệ thống đáo phong phú ven bờ có thê trở thành nhrtng điếm du
lịch hấp dẫn do có những bãi tắm đẹp, hoang sơ, m ơi trưịng trong lành
như các đảo Cô Tô, N gọc Vừng, Quan Lạn, C át Bà, Bạch Long V ĩ ...


<i>Đ ồng bằng sơng Hồng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (hum id suh- </i>
<i>tropicaỉ) quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu</i>


<b>' </b> <b>Câu châm ngôn của người Hà Lan: “G od created the w orld , but the Dutch created </b>
<b>the N etherlands” .</b>


<b>- </b> <b>Phần còn lại cúa m ột vùng núi đã bị phá huý sau m ột quá trinh bóc mòn lâu dài, </b>
<b>thường phân bô đơn độc hay thành nhóm nhó rời rạc giữ a m ột vùng đôi hoặc </b>
<b>đồng bằng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

ảnh hưởng từ lục đ ịa Trung H oa chuyển qua và m ang tính chất khí hậu
lục địa. Tồn vùng có khí hậu nhiệt đới gió m ùa ẩm quanh năm với
4 m ùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông'. Đ ồng thời hàng năm thời tiết của
vùng còn chịu ảnh h ư ở n g của gió m ùa đơng bắc và gió m ùa đơng nam.
N hiệt độ trung bình năm tăn g dần từ phía bắc xuống phía nam và ôn
hòa hơn ở các vùng ven biển. Thời tiết m ùa hè từ tháng 4 đến tháng


10 nóng ẩm và m ư a cho tới khi gió m ùa nổi lên. M ùa đông từ tháng
11 tới tháng 3 trời lạnh, khơ, có m ưa phùn. N hiệt độ trung bình hàng
năm khoảng 25“C, lư ợng m ư a trung bình tìr 1,700 đến 2,400 mm. Vào
m ùa đông nhiệt độ x u ống thấp nhất trong các tháng mười hai và tháng
giêng. Đ ồng bằng sông H ồng và Duyên hải Đ ông Bắc là m ột trong
những vùng hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng


năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. N hững cơn bão này
kéo theo m ưa to, th ư ờ n g gây ra lũ lụt nói chung, ngập lụt ở các đô thị,
các điểm du lịch nói riêng, tạo nên yếu tố bất lợi cho hoạt động du lịch.


Phần đồng b ằng sông H ồng nằm ở hạ lưu sơng Hồng và sơng Thái
Bình. Sơng có hình rắn lượn với hiện tượng bên lở bên bồi diễn ra khá
rõ nét. T arớc đây nhữ ng con sơng này có chế độ thủy văn thất thường,
thường xuyên gây lũ lụt vào m ùa hè. Từ ngàn đời xưa, cha ông ta đã đổ
bao công sức để bảo vệ làng quê bằng cách đắp những con đê ngăn lụt.
N gày nay, nhờ có hệ th ố n g hồ thủy điện nên tình trạng lũ lụt đã được
hạn chế rất nhiều.


Sự biến động dòng chày của m ạng lưới sông dày đặc ở đồng bằng
sông H ồng đã để lại nhiều đoạn sông “chết” được gọi là “hồ móng
ngự a” . Đ iển hình có hồ Tây, hồ Hoàn K iếm , hồ Vị X uyên... Ngoài ra,
trong quá trình trị th ủ y để canh tác, nhiều hồ nhân tạo đã được xây dựng
như hồ Suối Hai, hồ Đ ồng M ô, hồ Đại Lải, Đ ầm Vạc, hồ Quan Sơn,
hồ Tam Chúc v .v ... N g ày nay, khi nhắc đến các địa danh này, người ta
thường nghĩ ngay đến là m ột khu nghỉ dưỡng, đến giá trị du lịch của
chúng m à quên đi giá trị thủy nông của chúng.


Chương 8. CÁC VỪNG DU LỊCH VIỆT NAM . 309


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

310 PHẨN 2. ĐỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NAM





'< o



3



<i>'<p</i>


X



<o<i><sub>iA</sub></i>


<b>Ẹ</b>


<i>Jữ</i>
Ọ'
'<p
o
X<b><sub>u</sub></b>


3
■o
ơ'
E
<b>'3</b>


>
♦5
c


<b>ríỌ</b>





£


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Trong vùng cũng có m ột số điếm nước khoáng đã được khai thác
phục vụ khách du lịch như suối nước nóng K ênh Gà, Cúc Phương,
Q uang Hanh, Tiền H ải...


V ùng có trên 500 km đường bờ biển với chế độ nhật triều, tức là
chu kỳ nước lên/hay nước xuống là 24 giờ 52 phút' với độ lớn triều
khoảng 2,2 - 3,6 m. Đặc điểm bề m ặt đáy biển: có độ dốc nhỏ, từ phía
bắc (vùng M óng Cái) vật liệu đáy chuyển từ cát mịn với những luống
chạy dọc bờ đến vật liệu thô và bùn nhão do quá trình khai thác than,
dần chuyển sang cát pha bùn do phù sa các sông đổ ra biển. Độ trong
cùa nước chuyển từ trong ớ khu vực M óng Cái sang đục đỏ ở Đồ Sơn
và nhạt dần về phía nam , tuy vẫn cịn có m àu phù sa. N hìn chung biển
vùng du lịch Đ ồng bằng sông H ồng và duyên hải Đ ông Bắc khơng thích
họp cho du lịch tắm biến, trừ ở các đảo ngoài khơi với nước trong và cát
sạch. Tuy nhiên, với trên 90% số đảo tập trung ở đây, tạo cho vùng này
m ột cảnh quan biển kỳ vĩ nên vùng này rất thu hút khách du lịch đến
tham quan, ngãm cảnh.


Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực
vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam . Mặc dù trong
vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dày đặc nhưng giới sinh vật
vẫn được bảo tồn ở các VQG Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Cát Bà,
Bái Tử Long, Xuân Thủy. Có thể thấy, đây là m ột trong những vùng có
nhiều VQG nhất (6/31).


Là VQG được thành lập đầu tiên ở Việt Nam (rừng cấm, 1962),


VỌG Cúc Phương có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi với 5 tầng tán
rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Theo trang web
chính thức của Cục Kiểm lâm^, VQG hiện là nơi có nhiều lồi cây gỗ
lón như C hị xanh, Chị chỉ, và Đ ăng (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997 chú dẫn


Chưdng 8. CÁC VÙNG DU ụCH VIỆT NAM <b>. 311</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

của trang web) hiện đang được bảo vệ đế thu hút du khách thăm quan.
VỌG Cúc Phương có một khu hệ thực vật rất phong phú với 1.960 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 887 chi và 221 họ. Khu hệ thực vật ở
Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc -
Himalaya, Ấn Đ ộ - M iến Điện và M alêsia (Nguyễn N ghĩa Thìn, 1997-
chú dẫn của trang web). Cúc Phương là quê hương của m ột loài linh
trưởng đặc hữu là Voọc quần đùi trắng, ở VQG này có 313 lồi chim
(C. Robson in litt. 2002- chú dẫn của trang web). Khu hệ cá trong các
hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một lồi cá
được ghi nhận tại VQG là loài đặc hữu đối với vùng núi đ á vơi, đó là Cá
Mèo Cúc Phương, Cá Niếc hang...'


VQG Ba Vì hấp dẫn du khách bởi cảnh quan ngoạn mục, bao bọc
dãy núi Ba Vì hùng vĩ, độ che phủ rừng lớn, bốn m ùa cây cối xanh
tươi... tạo bầu khơng khí trong lành m át mẻ và được m ệnh danh là lá
phổi của thủ đô Hà Nội. Cao nhất trong dãy núi Ba Vi là đỉnh Vua cao
1.296 m, đỉnh Tản Viên 1.227 m, và đỉnh N gọc Hoa 1.131 m... V QG
Ba Vì có 2 đai núi cao, 3 kiểu rừng là rừng kín thưịrng xanh m ưa ẩm
á nhiệt đới, rừng kín thường xanh hồn giao cây lá rộng và cây lá kim
á nhiệt đới, rừng lá rộng thường xanh mưa âm nhiệt đới trên núi thấp.
Theo Ban Q uản lý V QG Ba Vì, ở đây ghi nhận được 1.209 loài thực
vật thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: bách xanh,
thông tre, sến mật, giối lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên... và thống kê


được 503 lồi cây thuốc, ó đây có 342 lồi có xương sống, trong đó có
65 lồi thú, 169 lồi chim, 30 lồi bị sát, 27 loài lưỡng cư. Loài đặc hữu
cua VỌG là Thằn lằn tai Ba Vì, Ếch v ạ c h .. .Côn trùng ở đây rất phong
phú với 552 lồi cơn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ, trong đó có
7 lồi được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam như Bọ ngựa xanh thường,
Cà cuống, Bướm khế, Ngài m ặt trăng, Bướm rồng đuôi trắng, Bướm
phượng Hêlen, Bướm đuôi kiếm... ^


312 ■ PHẦN 2 .0 ỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>2</b>


<b>Tên khoa học là Silurus C ucphuong g en sis Yen, m ột trong những ỉồi cá do G S.T S. </b>
<b>Mai Đ ình Y ên phát hiện ớ Cúc Phương nên đã được đặt theo tên ông (x em B ảo </b>
<b>tàng Sinh học h ttp ://b io .h u s.v n u .ed u .v n /n ew s/8 l.h tm ).</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

VỌG Tam Đảo chủ yếu là dạng rừng tự nhiên mưa ẩm thưòng
xanh, ngoài ra, cũng tồn tại m ột sổ kiêu rừng khác như rừng kín thường
xanh m ưa ấm á nhiệt đới núi thấp, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa,
rừng phục hồi sau khai thác, rừng trồng, trảng cây bụi, trảng cỏ. Theo
tran web của VQG Tam Đ ảo, ở đây có 1.282 lồi thực vật thuộc 660 chi
thuộc 179 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có các lồi điển hình
cho vùng cận nhiệt đới. Đây là nơi sinh sống của 163 loài động vật thuộc
158 họ của 39 bộ, trong 5 lóp. V ườn có tới 239 lồi chim với nhiều loài
đẹp như vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu hồng, son tiêu đỏ, có những
lồi q hiếm như gà tiền, gà lơi trắng; có 64 lồi thú với những lồi có
giá trị như sóc bay, báo gấm , hổ, gấu ngựa, cầy m ực, vượn, voọc đen,
v.v... Thực vật đặc hữu có 42 lồi và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn
và bảo vệ. Đ ộng vật đặc hữu có 39 loài động vật, trong đó có 11 lồi
lồi đặc hữu hẹp chỉ có ở V Q G Tam Đảo như Rắn ráo Thái dương, Cá


Cóc Tam Đ ả o ‘...


VQG Bái T ử Long^ là khu vực bảo tồn sinh vật hoang dã tự nhiên
trên núi đất lớn nhất ở vùng Đ ông Bắc nước ta. Loại rừng đặc trưng ở
đây là rừng lá rộng thườiig xanh, có cấu trúc nhiều tầng cây, phân cành
thấp. Đặc biệt sự trao đối vật chất giữa rừng nhiệt đới và đất, diễn ra rất
nhanh và m ãnh liệt, tạo thành m ột vịng tuần hồn vật chất khép kín,
trong thời gian rất ngắn. Có nhiều loài cây gỗ quý như lim xanh, sao hòn
gai, sến mật, táu duối, táu m ặt quỷ, thông tre, kim giao, de, rè, giẻ, thuốc
vối, giáp bát, sôi, trám chim , trâm vỏ đỏ. Chính hệ thực vật phong phú
đã tạo điều kiện cơ bản cho hệ động vật phát triển, là ngơi nhà của m n
lồi động vật ngụ cư. Trên đảo có 21 loài thú thuộc 13 họ, 6 bộ với các
loài thú lớn M óng guốc như nai, hoẵng, lợn rừng, 58 loài chim thuộc
28 họ, 9 bộ với chào m ào, bắt cơ chói cột, vành khuyên, chim sâu, chim
ngói, chim cu xanh, họa mi, bói cá, cị..., 3 loài lưỡng cư thuộc 1 họ,


1 bộ, 23 lồi bị sát thuộc 12 họ, 2 bộ, 35 lồi cơn trùng thuộc 8 họ. Bị
sát có kỳ đà, tắc kè, rắn lục, rắn hổ m ang, rắn hổ m ang chúa, rắn cạp
long, rắn ráo, rùa sa nhân, rái c á ...


Chương 8. CÁC VÙNG DU ụ C H VIỆT NAM . 313


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

VQG Cát Bà có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp
cùng hệ sinh thái rừng phong phú đa dạng, các hang động huyền bí, và
nhiều hoạt động khám phá thiên nhiên hấp dẫn. Cát Bà có nhiều hệ sinh
thái khác nhau như: rừng thường xanh trên núi đá vôi rộng lớn, rừng
ngập nước trên núi cao, rừng ngập mặn vùng duyên hải, vùng biến với
các rạn san hô gần b ờ ... Sự đa dạng của các kiểu rừng đã hình thành
nên sự phong phú của hệ động - thực vật với 741 loài khác nhau, nhiều
loại cây gỗ quý như trai lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, ... Riêng


thực vật ngập m ặn ở Cát Bà có 23 lồi, rong biển 75 loài, thực vật phù
du 199 loài. Trên khu vực vườn có 282 lồi động vật, trong đó 32 loài
thú, 78 loài chim , 20 lồi bị sát và lưõTig cư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt
có lồi voọc C át Bà - m ột loài voọc đầu vàng, là loài đặc hữu hẹp cúa
Cát Bà, hiện tại chỉ còn dưới 100 cá thể. Động vật phù du có 98 lồi, cá
biển 196 loài, san hơ 177 lồi ^


VQG X n Thủy là một trong các khu ràng ngập nước quan trọng
của Việt Nam , là trung tâm của Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới châu
thổ sông Hồng, là điếm đến thường xuyên của các loài chim di cư, đặc
biệt là rẽ mỏ thìa, nên nó đã là biểu thị đặc trưng của VQG Xuân Thủy.
Xuân Thủy là V ỌG có đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học
lớn nhất và cũng là hệ sinh thái nhạy cảm nhất. VQG X n Thủy có tới
105 lồi thực vật bậc cao, trong đó có 20 lồi thích nghi với điều kiện
sống ngập nước; trên 200 loài chim, trong đó có trên 100 lồi chim di
trú, 50 loài chim nước. Vào mùa chim di cư, có thê ước lượng được
khoảng <b>30.000 - 4 0 .000 </b>cá thể! <b>Trontí </b>số này có một <b>sổ </b>loài chim nước
quý hiếm có tên trong Sách Đỏ quốc tế như cị thìa, m òng bê mỏ ngắn,
cò lạo Ấn Độ, choắt m ỏ thìa, bồ nông, choắt mỏ vàng, cò tráng Trung
Quốc, ở Việt N am , hầu như chỉ có thể bắt gặp cở thìa và Choi Choi mỏ
thìa ở VQG X uân Thủy (ước chiếm tới 20% số lượng cá thê hiện có của
Thế giới). V ườn cịn có trên 500 loại động vật thủy sinh, trong đó có
nhiều loại có giá trị kinh tế như: tôm, cua bể, nghêu, rong câu chỉ vàng,
trên 10 loài thú, trong đó có 3 loại thú quý hiếm ớ nước như cá heo, cá


3 H • PHẦN 2. ĐỊA LÝ ũli LỊCH VIỆT NAM


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

đầu ông sư, rái cá... cùng với hàng trăm loại bị sát, cơn trùng và lưỡng
cư khác đã tạo lên bức tranh về đa sinh học rất độc đáo và vô giá.'



<b>8.2.2. Tài ngun du lịch văn hóa</b>


Tồn vùng có trên 16.000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.758
di tích cấp tỉnh, 2.267 di tích được cơng nhận cấp quốc gia và 31 di tích
cấp quốc gia đặc biệt, 3 di sản thế giới.


Đ ây là vùng có m ật độ di tích cao nhất và số lượng di tích nhiều
nhất cả nước. Trong 31 di tích cấp quốc gia đặc biệt có 5 di tích kiến
trúc nghệ thuật là Đ ình Tây Đằng, Chùa Tây Phương, Đền Sóc (Hà
Nội), C hùa B út Tháp (Bắc N inh), Chùa Keo (Thái Bình); 3 danh lam
thắng cảnh là Tràng An - Tam Cốc Bích Đ ộng (Ninh Bình), quần đảo
Cát Bà (Hải Phòng); V ịnh Hạ Long (Q uảng Ninh); 2 di tích lịch sử và
danh lam thắng cảnh là Hồ Hoàn K iếm và Đ ền Ngọc Sơn (Hà Nội), Yên
T ử (Q uảng N inh); 1 di tích lịch sử và khảo cổ là K hu trung tâm Hoàng
thành T hăng Long - Hà N ội (H à Nội); 11 di tích lịch sử và kiến trúc
nghệ thuật là C hùa V ĩnh N ghiêm (Bắc Giang), Chùa Dâu (Bắc Ninh),
Chùa Phật T ích (Bắc N inh), Đền Trần Thương (H à N am ),V ãn M iếu -
Ọuốc Tử G iám , Đền Phù Đổng, Chùa Thầy và khu núi đá Sài Sơn (Hà
Nội), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Khu di tích Phố Hiến (Himg
Yên), Đ ền Trần và C hùa Phổ M inh (Nam Định), c ố đô Hoa Lư (Ninh
Bình); 1 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ là khu di tích c ổ
Loa (Hà N ội); 8 di tích lịch sử Đền Hát Môn (H à N ội), Khu lưii niệm
Chủ tịch Hồ Chí M inh tại Phủ Chủ tịch (Hà N ội), Đền Hai Bà Trưng
(Hà Nội), K hu di tích và đền thờ N guyễn Bỉnh K hiêm (Hải Phòng),
Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý (Bắc N inh), Bạch Đằng
(Quảng N inh), Khu di tích nhà Trần tại Đ ông Triều (Quảng Ninh), Khu
lăng raộ và đền thờ các vị vua triều Trần (Thái Bình). Đ ặc biệt trong
vùng cịn có 3 di sản thế giới là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, Trung tâm
H oàng thành Thăng Long (Hà N ội) và Quần thể danh thắng Tràng An
(Ninh Bình). Ba di sản này tạo thành m ột tam giác du lịch rất đặc biệt


của m ột vùng văn hóa lịch sừ tiêu biểu của Việt Nam .


Chương 8. CÁC VÙNG DU ụCH VIỆT NAM . 315


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

316 - _ _ _ _ _ _ PHẦN 2. ĐỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NAM


<b>Í</b>

<sub>'ặ|</sub> 0<b>.</b>20<b>%</b>


68.80% I


0.0?%!


<b>Sỉ Di tích chưa xếp hạng </b> <b>Di tirh fẨp tinh </b> <i>m</i><b> Di tírh qtỉổc giA</b>


<b>Di tich quốc gia đăc biệt ■ Di <iản </b> <b>giíVi</b>


<b>Hình 8.10. Cơ cấu di tích lịch sử ván hóa vùng du lịch Đồng bằng sơng Hổng</b>


<i>{Nguồn: Tỗnọ, hợp từ số liệu các tỉnh)</i>


<i><b>Di săn thế giói</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<i>biển tiến, biển lùi diễn ra trong thế Holocene^ (H olocene epoch) bắt đầu </i>
từ cách đây khoảng 11.700 năm cho đến ngày nay.


<i>T nm g tâm H oàng thành Thăng L ong H à N ội được xây dựng vào </i>
thế kỷ XI bởi triều Lý, đánh dấu sự độc lập của Đ ại Việt. Nó được xây
dựng trên các phế tích của m ột pháo đài Trung Q uốc có từ thế kỷ thứ
VII. Đó là trung tâm quyền lực chính trị ở Đ ồng bằng sông Hồng trong
m ột thời gian dài liên tục không gián đoạn gần ] 3 thế kỷ. Các di tích


phản ánh m ột nền văn hóa độc đáo của Đ ông N am Á, là sự kết họp hài
hòa các yếu tố Trung H oa ở phía bắc và C hăm -pa ở phía nam. Đ iều này
hoàn toàn phù họp với tiêu chí ii trong Cơng ước Di sản thế giới. Trung
tâm H oàng thành Thăng Long còn là m ột m inh chứng cho truyền thống
văn hóa lâu dài của người dân Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng. N ó
cũng m inh chứng cho quá trình phát triển của nhà nước vững m ạnh từ
thế kỷ thứ VII cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, với chức năng đầu não
về chính trị, văn hóa, H ồng thành Thăng Long là nơi chứng kiến nhiều
sự kiện vãn hóa, lịch sử trọng đại của đất nước, được coi là biểu tượng
cho nghệ thuật, đạo đức, triết học, tôn giáo và thuần phong mỹ tụ c ...
của dân tộc Việt Nam . N hững sự kiện này đánh dấu quá trình hình thành
và phát triến của m ột quốc gia độc lập trong hơn m ột ngàn năm , bao
gồm thời kỳ thuộc địa và hai cuộc chiến tranh đư ong đại giành độc lập
và m ang lại sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam .


<i>Có thể nói Quần thế danh thẳng Tràng A n là ví dụ tiêu biểu nhất </i>
của các di sản ở Việt N am về sự kết họp hài hòa giữa tự nhiên và văn
hóa. Tràng An là m ột trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và
quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp
dạng nón hùng vĩ cao 200 m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh
bởi các sơng núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống
xuyên thủy động, v ẻ hài hòa của đá, sông nước, rừng cây và bầu trời ở
Tràng An tạo nên m ột thế giới tự nhiên sống động đầy quyến rũ. Đ ó là
nơi rất đặc biệt, nơi văn hóa tiếp xúc với kỳ quan thiên nhiên vừa bí ẩn
vừa hùng vĩ. Dưới góc nhìn địa văn hóa, cảnh quan này đã có những ảnh
hưỏTig nhất định đến sự hình thành và phát triển văn hóa, hay theo cách


Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM - 3 1 7


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i>nói của các chuyên gia tại H ội thảo xác định giá trị nơi bật tồn cầu </i>


<i>của Quần thể danh thắng Tràng An diễn ra hai ngày 24 và 25/7/2012 thì </i>
ở đây thể hiện rất rõ nét ảnh hưởng của quá trình tự nhiên đên sự biến
đối văn hóa'. Tràng An có thiên nhiên tươi đẹp với những ngọn núi,
hang động karst huyền bí, cảnh sơng nước thanh bình, nên thơ, những
di tích linh thiêng và những hệ động, thực vật phong phú, quý hiêm. ơ
đây có rất nhiều hang động đẹp như: động Thiên Hà, động Vái Giời,
động Tiên Cá, động Ba Cô, động Tiên, động Thủy Cung, hang Bụt,
hang Sinh Dược... v ề m ặt địa mạo, địa chất, Tràng An m inh chứng cho
các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa karst trong m ơi trường
khí hậu nhiệt đới ẩm. Sự đa dạng địa chất địa mạo hiện diện tại Quần
thể danh thắng Tràng An là kết quả từ các hoạt động địa chất liên tục
qua hàng trăm triệu năm từ kỷ Trias đến Đệ Tứ. Tràng An có các dạng
chuyển tiếp giữa núi đá vôi hình nón nối với nhau qua các đỉnh sắc
cạnh và núi đá vôi dạng tháp cổ điển đứng rời rạc trên các đồng bằng
bồi tích, mỗi dạng địa hình đại diện cho các giai đoạn khác nhau trong
quá trình tiến hóa địa mạo đang diễn ra trong chu trình xâm thực karst.
M ột loạt ngấn xâm thực m à người dân gọi là “hèm ” tìm thấy trên vách
đá, ở chân các “đảo” đá vôi minh chứng cho các chu kỳ biến tiến biển
lùi trong Holocene.


Bên cạnh đó, quần thể danh thẳng Tràng An có giá trị nối bật toàn
cầu về các bằng chứiig cho thấy sự thích ứng cúa con người với các điều
kiện biến đổi về địa lý và môi trường trong lịch sử trái đất, đó là cách
người tiền sử tác động qua lại với cảnh quan tvr nhiên và thích ứng với
biến đổi to lớn về mơi trường trải dài ít nhất 30.000 năm. Trên 30 di tích
khảo cồ học thời tiền sử cho thấy ln tìm được các cách đế thích nghi
với những biến cố lớn về môi trường, cảnh quan. Người Tràng An đă
biết sử dụng đá vôi làm công cụ lao động ít nhất từ khoảng 3.000 năm
nay. N ghệ thuật làm đồ gổm lâu đời là m ột minh chứng nữa về sự thích
nghi của cư dân với môi trường sống. N hững chứng cứ sớm nhất được


cho là tương đưong với gốm Đa Bút (6.000 năm trước) và tiến hóa liên
tục qua thời đại Kim khí đến tận sau này. Đen thế kỷ X, ỡ thung lũng


<b>' </b> <b>H ội thảo xác định giá trị nổi bật toàn cầu cúa Ọuần thê danh thắng Tràng An. K ý </b>
<b>y ếu Hội nghị. N inh Bình ngày 2 4 -2 5 /7 /2 0 1 2 .</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

m ở Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng Kinh đô Hoa Lư ở đây bằng
cách đắp thành, nối liền những ngọn núi, khép kín thung lũng đá vôi để
phục hưng văn hóa, m ở ra ba triều đại đàu tiên của nền phong kiến độc
lập Việt Nam : nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Hậu Lý với các dấu ấn lịch
sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống, dẹp Chiêm và phát tích q trình
định đơ T hăng Long - Hà Nội. Đến thế kỷ XUI, triều đại nhà Trần lại
chọn vùng núi Tràng An để xây dựng hành cung Vũ Lâm với vai trò là
m ột căn cứ quân sự để củng cố lực lượng góp phần chiến thắng quân
N guyên - M ông và là nơi các vua Trần xuất gia tu hành, m ở m ang Phật
giáo. N hững sự kiện trên là những bằng chửng thuyết phục về sự sáng
tạo, thích ứng của cư dân với tự nhiên trong mọi m ặt đời sống (kinh tế
văn hóa, quốc p h ị n g ...)


<i><b>Di tích</b></i>



Đời sống tâm linh cúa người dân tiểu vùng rất phong phú, thể hiện
qua sự phát triển của các loại tín ngưỡng và tôn giáo, trước hết là đạo
Phật. Phật giáo đã đi vào đời sống của người dân địa phương, hầu như
làng nào cũng có chùa và những sinh hoạt lễ hội xung quanh ngôi chùa.
Rất nhiêu chùa ở vùng này từ lâu đã trở nên quen thuộc với khách du lịch
đến từ các vùng, tiểu vùng du lịch khác. Các chùa ớ đây được xây dụng
trong sự hòa hợp với mơi trưịng tự nhiên, sơn thủy hữu tình, đáp ứng
với quan niệm về thế giới quan và thẩm m ĩ truyền thống của nhân dân.



Cùng với chùa, giáo đưòng của Phật giáo, trong vùng cịn có nhiều
nhà thờ có giá trị kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh những nhà thờ được
thiết kế theo phong cách Gothic truyền thống như nhà thờ lớn Hà Nội,
nhà thờ M óng Cái, vương cung thánh đường Phú Nhai, tòa Giám mục
Bùi Chu, đên thánh Kiên Lao (Nam Đ ịn h )...k h ách du lịch sẽ vơ cùng
thích thú khi thấy những nhà thờ Thiên C húa giáo được xây dựng theo
phong cách đình chùa Việt N am như nhà Thờ Phát D iệm (Ninh Bình),
nhà T hờ X ương Điền (N am Đ ịn h )...


<i><b>Cơng trình đương đại</b></i>



ơ vùng Đồng bằng sơng Hồng và Dun hải Đ ơng Bắc có vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ của Việt N am (gồm các tỉnh và thành phố là Hải


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Phòng, Hà N ội, Q uảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc N inh và Vĩnh
Phúc). Đây là trung tâm kinh tế năng động và là đầu tàu kinh tế quan
trọng của m iền Bắc và của cả nước, ư u thế lớn nhất của vùng kinh tế
này là nhân lực có đào tạo tốt, trình độ cao, có điểm thi vào các trường
đại học cao đẳng và tỷ lệ sinh viên trên đầu người cao nhất nước. Đây
là vùng kinh tế năng động, có H à N ội là trung tâm chính trị, kinh tế,
khoa học kỳ thuật và văn hóa hàng đầu của đất nước với k h á nhiều đô
thị lớn, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, nhiều trường đại học,
viện nghiên c ứ u ... V ùng có m ạng lưới giao thơng phát triển, nhiều cơng
trình xây dựng lớn. Dưới góc độ du lịch, nhiều cơng trình với những
giá trị khoa học kỳ thuật, kiến trúc nghệ thuật cũng có thể trở thành tài
nguyên du lịch. Trong khu vực, khách du lịch sẽ được đi qua những cây
cầu lớn, hiện đại như cầu Thăng Long, cầu N hật Tân, cầu Thanh Trì,
cầu Vĩnh Tuy (Hà N ội). Khi đến Quảng Ninh, khách du lịch sẽ được
đến chiêm ngưỡng cầu Bãi Cháy, m ột cây cầu dây văng' m ột m ặt phẳng
hiện đại bậc nhất ở nước ta. Bên cạnh các cơng trình giao thơng, các


tịa nhà cũng lôi cuốn khách du lịch bởi giá trị kiến trúc m ỹ thuật của
chúng. Các cơng trình trong vùng thể hiện rõ xu hướng kiến trúc trong
giai đoạn hiện nay. Trước hết là xu hướng hiện đại, cơng nghệ cao. Đó
là Trung tâm H ội nghị Quốc tế của KTS N guyễn Thúc H ồng và Đ ặng
Kim Khơi, khách sạn JW M arriott Hanoi của kiến trúc sư nổi tiếng
người Mỹ Carlos Zapata, tòa nhà Keangnam , tòa nhà L o tte ... Xu hướng
biểu hiện m ói cũng gây được sự hứng thú trong khách du lịch như đài
tưỏng niệm liệt sĩ Bắc Sơn của KTS Lê Hiệp, Trung tâm Hội nghị Quốc
gia của hai KTS người Đức M einhard Von Gerkan và N ikolaus Goetze.


<i><b>Bảo tàng</b></i>



V ùng du lịch Đồng bằng sơng Hồng là nơi có lịch sử định cư lâu
đời. V ùng có thủ đơ Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ
thuật, trung tâm văn hóa hàng đầu của đất nước. Khi nói đến các cơng
trình đương đại trong vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng, không thể
không nhắc đến các bảo tàng. Đây !à vùng có số lượng bảo tàng đa dạng
và phong phú nhất so với các vùng cịn lại. Có thể kể đến các bảo tàng


32Ũ ■_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẨN 2. BỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NAM


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

như Bao tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng M ỹ thuật Việt N am , Bảo
tàng Hơ Chí M inh, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Quân sự Việt
N a m ... ở đây có khá nhiều bảo tàng lớn thường xuyên thu hút một
lượng lớn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa
và nhiều m ặt của đời sống xã hội Việt Nam. N hững bảo tàng phục vụ
nhiều khách nhất trong khu vực là Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch
sử Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Quân đội, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bên
cạnh các bảo tàng đó, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt N am ở
Hà N ội cũng bát đầu trở thành m ột điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối


với khách trong và ngoài nước.


<i>Bao tàng D ân tộc học Việt Nam lưu giữ và trưng bày nhiều hiện </i>
vật văn hoá của cộng đồng 54 tộc người Việt Nam . Các hiện vật này
được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như; dân tộc, công dụng, y
phục, trang sức, nơng cụ, ngư cự, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tơn giáo
- tín ngưõ-ng, cưới xin, m a chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội
khác. Kliu trưng bày thưịng xun trong tồ Trống Đ ồng giới thiệu tất
cả 54 tộc người ở Việt N am . ở đây có nhiều hiện vật thông dụng trong
đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đ ặc biệt phong phú là đồ
vải của các tộc người, như khố, váy, k h ă n ... được trang trí bằng các kỹ
thuật truyên thông khác nhau; đồ đan, nhất là các loại gùi, giỏ, mâm;
những nhạc cụ bằng tre, vỏ bầu khô; các hiện vật nghi lễ ... Cùng với
hiện vật, trong các phòng trưng bày cịn có ảnh và phim tư liệu, phản
ánh mọi khía cạnh văn hố vật thể, phi vật thể, những nét tiêu biểu
trong đời sống và sự sáng tạo của các tộc người. Bảo tàng Dân tộc học
hàng năm thu hút khoảng 400 nghìn lượt khách, trong đó khoảng 30%
là khách nước ngoài,


<i>Bảo tàng M ỹ thuật Việt Nam là m ột trong những bảo tàng có vị trí </i>
quan trọng nhất trong việc lưu giữ kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật
của cộng đồng các tộc người Việt Nam . Bảo tàng được người Pháp
xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ X X với chức năng ban đầu
là nơi dành cho con gái của các quan chức người Pháp từ khắp Đ ông
D ương về H à N ội trọ học. N ăm 1962, nhà nước Việt Nam giao cho
Bộ V ăn hóa cải tạo ngôi nhà từ chồ m ang dáng dấp kiến trúc phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Tây được bổ sung những chi tiết trang trí kiến trúc của đình làng Việt
Nam để làm noi trưng bày vĩnh viền các tác phâm mỹ thuật của Việt
Nam. Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức được khánh


thành. Bảo tàng Mỳ thuật Việt Nam hiện giữ trên 18.000 hiện vật trong
nước tiêu biếu cho nền Mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến nay.
Nhiều tác phấm được trưng bài tại Bảo tàng Mỳ thuật hiện nay là bảo
sao vì bản gốc đã bị bán đi hay bị thất lạc. Theo N ora Taylor, chuyên gia
tranh Việt N am tại Viện Nghệ thuật Chicago, khoảng một nửa số bức
tranh là bản sao. Trong thời chiến tranh Việt Nam, nhiều bản chính đã
được đưa đi sơ tán và bản chép được trưng bày, nhưng sau chiến tranh
nhiều bản chính khơng được đưa về chồ cũ.


<b>Ổ 8.1. Bảo tàng Dân tộc học được đánh giá là một trong 25 bảo tàng</b>
<b>hấp dẫn nhất châu Á</b>


322 ■ PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊDH VIỆT NAM


<b>Ngày 1 /1 0 /2 0 1 4 , ông Võ Q uang Trọng - Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt </b>
<b>N am cho b iết Bảo tàn g Dân tộc học Việt Nam tiếp tục được đ ánh giá là m ộ t </b>
<b>tro n g 25 bảo tà n g hấp dẫn nhất châu Á. Năm 2014, Bảo tàn g được xếp thứ </b>
<b>4, nâng 2 bậc so với năm 2013. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Bảo tà n g được vinh </b>
<b>danh, nhận Giải thưởng do du khách bình chọn từ trang vveb uy tín về du lịch </b>
<b>TripAdvisor công bố. Sức bật này nhờ Bảo tàng đã triển khai nhiểu h o ạ t đ ộ n g </b>
<b>trưng bày, trìn h diễn gây ấn tượng đổi với công chúng tham quan. Đặc b iệt, với </b>
<b>việc khánh th à n h tòa Bảo tàn g Đ ô n g Nam Á và khai trương Trưng bày văn hóa </b>
<b>các dân tộc tro n g khu vực đã trở th àn h sự kiện văn hóa có ý nghĩa q uan trọng. </b>
<b>Cùng với trưng bày các dân tộc Việt Nam , trưng bày văn hóa Đ ô n g N am Á tạ o </b>
<b>thành điểm nhấn văn hóa hấp dẫn du khách th am quan. Công ch ú n g th a m </b>
<b>quan trưng bày khơng chỉ tìm hiểu văn hóa 54 dân tộc Việt N am mà còn được </b>
<b>khám phá những nét đặc sắc trong văn hóa của các nước Đ ô n g N am Á, th ấ y </b>
<b>được sự tương đ ổ n g và khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước. </b>
<b>Ngoài ra, những trưng bày chuyên đề và các hoạt đ ộng trìn h diễn n g h ể th ủ </b>
<b>công truyền th ố n g , ván nghệ dân gian, m úa rối nước dân gian, trò chơi dân </b>


<b>gian đã tạo nên sựsống động và hấp dẫn của m ột bảo tàng cộng đ ổ n g , là đ iểm </b>
<b>đến th am quan trải n ghiệm thú vị của công chúng. Chín th án g đẩu n ăm 2014, </b>
<b>Bảo tàn g đã đón hơn 2 8 3 .00 0 lượt khách tham quan, trong đó 3 0% là khách </b>
<b>nước ngoài.</b>


<i>(N g u ồn : M in h N guyệt. TTXVN)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng nằm trong khu vực có nhiều di tích như
lăng Chu tịch Hồ Chí M inh, khu di tích Phủ Chủ tịch, Chùa Một Cột
nên Bảo tàng này có lượng khách đến tham quan nhiều nhất cả nước.
Theo trang web của Bảo tàng, tính từ 01/1/2015 đến 20/12/2015, Bảo
tàng đón tiếp v à phục vụ 1.292.151 lượt khách, trong đó, số khách nước
ngồi: 266.573 lượt (tính theo số lượng vé bán)'. K hơng những vậy
Bảo tàng cịn là trung tâm lớn nhất về nghiên cứu những tư liệu hiện vật
và di tích lịch sử có quan hệ đến cuộc đời và hoạt động cách m ạng của
Chủ tịch Hơ C hí Minh. Bảo tàng còn làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo
dục quân chúng vê sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Bác
thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích có liên quan.


<i>Bảo tàng Lịch sử Quổc g ia trưng bày về lịch sử Việt Nam thời kỳ </i>
cô trung đại từ thời tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm)
đến năm 1945 (Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời). Tồn bộ nội
dung của phần trưng bày này được chia thành các giai đoạn từ thời tiền
sử đến ngày nay. Sau phần giới thiệu quá trình hình thành và phát triển
xã hội con người sơ khai trên đất nước Việt Nam, bảo tàng trưng bày và
giới thiệu các giai đoạn chính như mười thế kỷ chống Bắc thuộc, triều
Ngô - Đinh - Tiên Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê Sơ - M ạc - Lê Trung Hưng
- Tây Sơn - N guyễn và Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.


<i>Bảo tàng Lịch sử Quân sự Vìệí Nam trưng bày và giới thiệu những </i>


hiện vật, di tích, hình ảnh về lịch sử quân đội Việt Nam từ thời kỳ
các vua Hùng cho đến nay. Đó là các trận chiến của Ngô Q uyền đánh
thăng quân N am Hán trôn sông Bạch Đằng, các cuộc chiến đấu từ nhà
Lý đến nhà N guyền và cuộc kháng chiến chống Pháp, chống M ỹ dưới
sự lãnh đạo của Đ ảng Cộng sản Việt Nam. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ
gân 16.000 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, đặc biệt là 2 bảo vật
quốc gia (M áy bay M IG 2 1 số hiệu 5121 và xe tăng T54B số hiệu 843).


<i>L àng Văn hoả - D u lịch Các Dân tộc Việt Nam là địa điểm lý tưởng </i>
đê tìm hiêu đời sông, nét văn hoá đặc trưng của 54 tộc người anh em
băng sự trải nghiệm chân thật nhất. Nằm cách Hà Nội hơn 40 km, là một


<b>Chưdng 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM </b> <b>. </b> <b>3 2 3</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

phần thuộc khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, Làng Văn hóa - du
lịch các dân tộc Việt Nam nằm trên một khu vực có địa hình đồi núi đa
dạng với những thung lũng và hồ nước đẹp và nên thơ. Làng V ăn hoá
Du lịch Các Dân tộc Việt Nam gồm các khu chức năng như khu các
làng dân tộc, khu di sản văn hóa thế giới, khu trung tâm vãn hóa và vui
chơi giải trí, khu cơng viên bến thuyền, khu dịch vụ, du lịch tông hợp,
khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô và khu Văn phòng Q uản lý Đ iều
hành. Khu các làng dân tộc được xây dựng thành quần thế tái hiện các
cấu trúc làng, bản của các dân tộc Việt Nam với quy hoạch và kiến trúc
dân gian nhằm giới thiệu, gìn giữ và phát triến các giá trị văn hóa truyền
thống của cộng đồng 54 tộc người anh em trên đất Việt N am . K hu này
có 4 cụm là cụm các làng dân tộc I, cụm các làng dân tộc II, cụm các
làng dân tộc [11 và cụm các làng dân tộc IV. Khu cụm các làng dân tộc I
gồm các cơng trình văn hóa và cảnh quan đặc trưng 28 tộc người vùng
rẻo cao, thung lũng, trung du thuộc các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và
miền núi Bắc Trung Bộ. Khu cụm các Làng dân tộc II gồm các cơng


trình văn hóa và cảnh quan 18 tộc người vùng cao nguyên, đồi núi thuộc
vùng N am Trung Bộ, Trường Son, Tây Nguyên; Khu cụm các Làng
dân tộc 111 gồm các tộc người cư trú ở các vùng có cảnh quan bán sơn
địa, cao nguyên, đồi núi. Khu cụm các Làng dân tộc IV gồm các cơng
trình văn hóa và cảnh quan các lộc người đa văn hóa, cư trú ở vùng bán
sơn địa, đồi núi, đồng bàng, duyên hải, ven sông, thị trấn, thị tứ thuộc
nhiều vùng văn hóa khác nhau như người Kinh, người Hoa, người Ngái,
người Sán D ìu ...


Do là nơi có lịch sử định cư lâu đời nhất nên có thế hiếu rằng đồng
bằng sông Hồng là vùng có nhiều làng nghề nhất cả nước với tống số
lưọ-ng lên đến gần 1.500. Làng nghề ở đồng bàng sông Hồng không chi
phong phú về số lượng mà còn rất đa dạng về loại hình, ớ đây có hầu
hết các nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Từ những nghề sản
xuất công cụ lao động như rèn, sản xuất các vật dụng sinh hoạt hàng
ngày như làm nón, làm đồ gốm, thêu thùa, dệt, chế biến lương thực thực
phẩm (làm đậu phụ, làm bún, làm bánh đa, làm nước m ắm , làm tương,
làm cố m ....) đến các nghề chế tác kim hoàn, đúc đồng, làm giấy, vẽ
tranh, làm hàng m ã ... N hững làng nghề du lịch nổi tiếng trong vàing như
làng gốm m ỹ nghệ ở Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc N inh), Đ ông


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Triều (Q uảng Ninh), G ia Thủy (Ninh Bình); làng nghề m ộc mỹ nghệ,
chạm khắc gỗ tiêu biểu ở Đ ồng Kỵ, Sơn Đồng, Mai Động, H ương M ạc
(Bắc N inh), Đại N ghiệp, Phù Khê (H à Nội), Đ ông Giao (Hải D ương),
La X uyên (Nam Đ ịnh), làng Diệc (Thái Bình); làng nấu rượu K im Sơn
(Ninh Bình), làng Vân (Bắc Ninh), Phú Lộc (Hải Dương); làng tranh
Đ ông Hồ; làng lụa V ạn P h ú c ...


Là m ột vùng đất nông nghiệp nên đặc sản trong vùng chủ yếu là
các m ón ăn chế biến từ nơng sản. N ói đến H à N ội, người ta hay kể đến


phở H à N ội, bánh cuốn Thanh Trì, đậu phụ làng Mơ, chả cá Lã V ọng,
giò chả ư ớ c Lề, bánh tôm Hồ Tây, cốm làng V òng, bánh dày Q uán
G á n h ... N am Đ ịnh có phở bị N am Định, kẹo sìu châu, bánh gai Bà
T h i... Hải DưoTig có bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, bánh gai N inh
G ia n g ... H ưng Yên nối tiếng với nhãn lồng. N ếu khách du lịch đến sẽ
thưởiig thức bánh đa cua Hải Phịng thì khi họ đến Q uảng N inh không
thể không m ua chả mực Hạ Long, đến N inh Bình khơng thể khơng
thưởng thức thịt dê, cơm cháy, và tìm về Hà N am với m ón cá kho làng
Vũ Đ ạ i... N ét đặc trưng của ẩm thực đồng bằng sơng Hồng là m ón ăn ít
dầu mỡ, chủ yếu dựa trên rau, củ, quả, và cá, tôm , cua - những sản vật
từ ruộng đồng.


<i><b>L ễ hơi</b></i>



Có thể nói vùng du lịch Đ ồng bằng sông H ồng vùng đất của hội
hè với hàng trăm lễ hội khác nhau, từ những lễ hội m ang tính chất lịch
sử, tuởng nhớ đến các danh nhân như lễ hội Đ ền Trần, N am Định, gắn
với di tích của Trần Hưng Đạo và các vua Trần, lễ hội Hai Bà Trưng ở
đền Đ ồng Nhân, H à N ội, hội đền vua Đinh, H oa Lư, N inh Bình, tưởng
nhớ đên chiên công của vua Đ inh Tiên H o à n g ... đến những lễ hội m ang
tính chất tâm linh như lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản, N am Định), lễ hội đền
C hử Đ ồng Tử (Hưng Yên), lễ hội đền

c ổ

L oa (H à N ội, gắn với truyền
thuyết về An Dưofng V ương), lễ hội chùa H ương, lễ hội chùa Thầy (Hà
N ội), lễ hội Y ên Tử (Quảng N in h ),... V ới sự hình thành và phát triển
của rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống, các lễ hội của các làng
nghề cũng khá nhiều. Đ ại đa số lễ hội vùng du lịch Đ ồng bằng sông
H ồng tập trung vào dịp tết N guyên Đán. Thời gian diễn ra lễ hội ở vùng


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

này có thể kéo dài từ 1 ngày đến vài ba tháng (Lỗ hội chùa Hương' (Hà
Nội), lễ hội chùa Yên Tử (Q uảng Ninh) kéo dài gần 3 tháng, thường


m ở hội từ những ngày đầu năm và kéo dài đến tháng ba âm lịch, đây là
những lề hội có thời gian kéo dài nhất ở Việt Nam). Vùng du lịch Đồng
bằng sơng Hồng có 1/3 số lễ hội được ghi danh là di sản phi vật thế cấp
quốc gia của Việt Nam. Có thể kể m ột số lề hội này như hội Gióng - đền
Phù Đ ổng và đền Sóc (Hà N ội), hội Lim (Bắc Ninh), hội làng Đồng KỊ
(Bắc Ninh), lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương), lề hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải
Phòng), lễ hội Phủ Dầy (xã K im Thái, huyện Vụ Bản, tinh Nam Định),
lễ hội Đền Trần (Nam Định), lễ hội Trường (Yên Ninh Bình), lễ hội
làng Lệ M ật (Hà Nội)... Tại các lễ hội thường có các hoạt động vui chơi
dân gian như kéo co, đấu vật, hát đối đáp, thi hát, cờ người ... Những
hoạt động này làm cho các lễ hội thêm phần hấp dẫn khách du lịch.


<i><b>Các tài nguyên du lịch văn hóa khác</b></i>



v ề các sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật của vùng cũng rất phong phú.
Trước hết phải kế tới là múa rối và múa rối nước. Múa rối nước đã ra đời
chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thố sông Hồng. Loại hình này
thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tếl, dùng con rối diễn
trò, diễn kịch trên mặt nước. N ghệ thuật rối nước là đặc phấm văn hoá
bản địa dân tộc Việt, phát triến ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành
Thăng Long như Đào Thục, Đào Xá - Huyện Đông Anh, chùa Nành - Gia


Lâm và nhiều phườiig rối ở hầu hết các tinh đồng bằng Bắc Bộ.


v ề vãn hóa - nghệ thuật của cư dân đồng bằng sông Hồng không
thể không nhắc đến chèo, loại hình tiêu biểu nhất của sân khấu tm yền
thống Việt Nam . Kinh đô H oa Lư (Ninh Bình) là đất tố của sân khấu
chèo, khoảng vào thế kỉ X, sau được phố biên rộng rãi ra toàn bộ vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triến cao, giàu tính dân
tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu


của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp
với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Đen trước thế kỉ XX, đã
hình thành nên 3 trong tổng số 4 “chiếu chèo” hay “chiếng chèo” (vùng
chèo) của cả Bắc Bộ gồm: chiếng chèo Nam (Nam Định, Thái Bình, Hà


326 ■ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Chường 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM <sub>■ 327</sub>


Nam , Ninh Bình); chiếng chèo Đ ông (Hưiig Yên, Hải Dương); chiếng
chèo Đoài (gồm Hà Đông, Sơn Tây)... Tuy nhiên cho đến nay chưa xây
dựng được loại hình văn hóa này thành m ột trong những sản phẩm du
lịch độc đáo, hấp dần khách du lịch. Có lẽ trong số các loại hình văn
hóa diễn xướng, quan họ Bắc N inh là loại hình có sức hấp dẫn khách
du lịch nhất. Làn điệu nhẹ nhàng, du dương, đầy chất thơ nên quan họ
dề đi vào lòng người và đã trở thành m ột trong những sản phẩm du lịch
văn hóa khá phát triển.


<b>8.2.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật</b>


V ùng có hệ thống m ạng lưới giao thơng đưịng bộ, đường sắt,
đường thủy và đường không rất phát triển, khách du lịch có thể tiếp cận
đên các điêm du lịch trong vùng m ột cách dễ dàng thuận lợi.


Việt Trì


76 \Anh Yên
83 58 Bắc Ninh
80 55 31 Hà Nội



128 103 45 57 Hải Dương
171 146 88 102 43 Hải Phòng
204 179 121 160 100 60 Hạ Long


374 349 291 330 270 230 170 Móng Cái
148 123 65 68 50 93 150 320 Hưng Yên
140 115 90 60 75 118 175 345 25 Phủ Lý


170 145 120 90 105 118 140 310 55 30 Ninh Bình
170 145 120 90 105 88 110 280 55 30 30 Nam
190 163 117 <sub>n o</sub> 70 70 92 262 52 48 48 18 Thái


Bình


<b>Hình 8.11. Khoảng cách giữa một số điểm trong vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng</b>


(đơn vị: km)


<i>(Nguồn: Tông hợp từ Tập bản đồ qiao thông đường bộ Việt Nam.</i>
<i>Nxb Bản đo. 2004)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

18 nối Hà Nội - Bắc N inh - Hải Dương;quốc lộ 21 nối Hà Nam đi Thịnh
Long; quốc lộ 2 1 B nối Hà N ội - Hà Nam - Nam Định - N inh Bình; quốc
lộ 38 nối Bắc Ninh tới Hà Nam; quốc lộ 38B nối Hải D ương tới Ninh
Bình; quốc lộ 39 từ phố Nối tới cảng Diêm Điền; quốc lộ 45 nối N inh
Bình - Thanh Hóa; các quốc lộ khác như 2, 3, 6, 32, 35, 37... Hệ thống
đường cao tốc đường cao tốc c ầ u Giẽ - N inh Bình; đường cao tốc
Ninh Bình - Thanh Hóa; đường cao tốc Hà Nội - Hái Phòng, tuyến cao
tốc N inh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, đường cao tốc Nội Bài đi
Lào C ai...



Đ ường sông: khu vực có nhiều tuyến đường sông quốc gia được
đưa vào danh sách hệ thống đường sông Việt Nam như tuyến sông
Hồng, sông Đ uống, sông Luộc, sông Đáy, sông H ồng Long, sơng
Nam Định, sơng Ninh Cơ, sơng Thái Bình, sông c ầ u , sông Kinh Thầy,
sông Kinh Môn, sông Kênh Khê, sông Lai Vu, sông M ạo Khê, sông
Cầu Xe, sơng Gùa, sơng Mía, sơng Hố, sơng Trà Lý, sơng c ấ m , sông
Lạch Tray, sông Phi Liệt, sông V ăn ú c , kênh Quần Liêu, kênh Yên
M ô ... Hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình chảy qua hầu hết các tỉnh
trong vùng. Hệ thống cảnh khá dày đặc với các các cảng lớn như cảng
Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng D iêm Điền, cảng Ninh Cơ... Đây là điều
kiện thuận lợi để ngành Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng phát triển
các loại hinh du lịch du ngoạn đường sơng.


M ạng lưới đường sắt có tuyến đường sắt Bắc - N am v à các tuyến từ
Hà Nội toả đi các tỉnh thành khác ớ miền Bắc như tuyến Hà Nội - Lạng
Sơn, tuyến Hà N ội - Hải Phòng, tuyến Hà Nội - Thái N guyên, tuyến Hà
Nội - Lào Cai, tuyến Hà Nội Bãi Cháy (Quàng Ninh).


Khu vực có 2 sân bay là sân bay Nội Bài và sân bay Cát Bi với
sân bay Nội Bài là cửa khẩu quốc tế quan trọng hàng đầu của đất nước.
Sân bay Nội Bài kết nối Hà Nội, tm ng tâm của vùng với 10 thành phố
trong cả nước gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đà N ang, Huế, Đà Lạt,
Nha Trang, Buôn Ma Thuột, c ầ n Thơ, Điện Biên, Pleiku, Vinh với tần
suất từ 14 chuyến 1 tuần (Buôn M a Thuột, c ầ n Thơ, Đ iện Biên, Pleiku,
Vinh) đến 270 chuyến 1 tuần (tới Thành phố Hồ Chí M inh). Có 30 hãng
hàng khơng quốc tế có các chuyến bay nối giữa H à Nội đi các thành


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

Chương 8, CAC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM <sub>329</sub>



phố trên thế giới với tần suất từ 2 chuyến 1 tuần (đi London) đến 38
chuyến 1 tuần (đi Bangkok). Hàng năm, sân bay Nội Bài phục vụ được
trên 10 triệu khách. Cảng Hàng không Cát Bi là Cảng Hàng khơng có
vị trí quan trọng ở vùng Đ ông Bắc đồng bằng Bắc bộ, là điểm kết nối
khách du lịch từ thành phố Hồ Chí M inh hay Đà N ằng đến khu Du lịch
Quốc tế Đồ Sơn, khu Du lịch Cát Bà; khu Du lịch Quốc tế Tuần Châu,
Vịnh Hạ Long... Trong tương lai là cầu nối quan trọng giữa các thành
phố lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á, châu Á, đồng thời đóng
vai trị quan trọng trong hợp tác, phát triến du lịch khu vực. N ăng lực
thông qua của C ảng Hàng không Cát Bi là 3 - 4 triệu khách năm . Theo
Tổng Công ty càng H àng không Việt N a m ‘, trong giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2015, sản lượng hành khách thông qua Cảng H àng không
Cát Bi đạt mức tăn g trưởng bình quân trên 20% /năm . Năm 2015, trong
bối cảnh vừa triển khai đầu tư xây dim g m ở rộng, hiện đại hóa hạ tầng
Cảng H àng không, vừa đảm bảo các hoạt động khai thác bình thường,
Cảng đã phục vụ gần 1,3 triệu lượt hành khách, tăng 35,6% so với năm
2014, phục vụ 9.014 lượt chuyến cất hạ cánh.


<b>2012</b> 2013 2014 2015


<b>Hình 8.12. Khơi lượng hành khách chuyên chờ hàng năm của Sân bay quốc tê Nội Bàí</b>


<b>(đơn vị; triệu lượt)</b>


<i>(Nguồvì: Tổng Cơng ty Hàng không Việt Nam)</i>


L à m ột trong những vùng có hoạt động du lịch phát triến nên vùng
du lịch Đồng bằng sơng Hồng có đến 28,57% số cơ sở lưu trú, 25,90%


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

330 PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU ụCH VIỆT NAM



tổng số buồng của cả nước, trong đó số khách sạn 5 sao chiếm 24,51 %
<i>cá nước. Tuy nhiên, tỷ lệ khách sạn 4-5 sao cao cấp (luxury hotel) trong </i>
khu vực chỉ chiếm chưa đến 2% với 17% tống số buồng khách sạn có
trong khu vực. Tính trên tồn bộ số cơ sở luxi trú trong vùng, trung bình
mỗi cơ sở cơ sở lưu trú ớ đây chỉ có trung bình 18 buồng!


Đạ t I s a o 2 s a o 3 s a o 4 s a o 5 s a o Chưa xếp Tốngsố


<b>chuấn </b> <b>hạng</b>


<b>B Số cơ sở s Số buồng (đơn vị: chục buồng)</b>


<b>Hình 8.13. Cơ sở lưu trú vùng du lịch Đống bằng sông Hống</b>


<i>(Nguồn: Do Vụ Khách sụn cung cấp ngàv 1/7/2016)</i>


<b>8.2.4. Các điểm du lịch, khu du lịch và sản phẩm du lịch</b>


Là một trong những vùng kinh tế phát triển của cả nước, vùng du
lịch Đồng bàng sông Hồng cũng là điếm đến của nhiều đoàn khách du
lịch trong và ngoài nước. T arớc hết là những loại hình du lịch gắn với
đời sống văn hóa của cộng đồng như du lịch lễ hội, du lịch tham quan
di tích lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch tôn giáo, du lịch lín
n g ư ỡ n g ... Khu du lịch văn hóa sinh thái Côn Son (Hải Dương), khu du
lịch văn hóa, sinh thái Tràng An (Ninh Bình), khu du lịch Tam Chúc (Hà
Nam ), khu du lịch Yên T ử ... là địa chỉ của các loại hình du lịch sinh thái
nhân văn, du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, du lịch tâm lin h ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

đây, những điểm nghi dưỡng biển được nhiều khách du lịch lựa chọn là


những vùng còn tương đối hoang sơ như Cô Tô, Quan Lạn, Vân Đ ồ n ...
Khách du lịch có thế chọn các điểm nghỉ dưỡng núi như Ba Vì, Suối
Hai, Đ ồng Mô, Tam Đ ả o ... Loại hình du lịch sinh thái cũng là một thế
m ạnh cúa vùng du lịch Đ ồng bằng sông Hồng. Trước hết là du lịch sinh
thái tại các VQG như Cúc Phưong, Ba Vì với các lồi đông thực vật
phát triên trên núi thấp và trung bình. Tại các V Q G Bái Tử Long, Cát
Bà, Xuân Thủy có thể tố chức các loại hinh du lịch sinh thái đất ngập
nước và hải đảo.


Vùng là nơi tập trung nhiều đơ thị, có m ật độ dân số khá cao, nhu
cầu nghỉ dưỡng thường xuyên lớn nên việc phát triến du lịch cuối tuần
cho cộng đồng cũng là m ột định hướng rất được quan tâm. Đ iểm du lịch
tiêu biêu cho loại hình này là khu du lịch nghỉ dưỡng núi Ba Vì - Suối
Hai (H à N ội) với các sản phẩm du lịch sinh thái núi, hồ và V CG T cuối
tuần phục vụ nhân dân Hà Nội và phụ cận.


Sản phấm du lịch chủ yếu của vùng du lịch Đ ồng bằng sông Hồng
là du lịch tham quan các di tích lịch sử và cơng trình kiến trúc nghệ
thuật, cơng trình đương đại và danh lam thắng cảnh như tham quan phố
cô Hà Nội, Văn M iếu - Quốc Tử Giám , Lăng và Bảo tàng Chủ tịch Hồ
Chí M inh, đền Trần, chùa Keo, chùa Bái Đính, chùa Dâu, nhà thờ Phát
Diệm, nhà thờ lớn, nhà hát lớn, Royal City, Times City, cầu Bãi Cháy,
cầu Nhật Tân, Tam Cốc - Bích Động, Tràng An - Bái Đính, Vịnh Hạ
Long, Yên T ử ... Loại sản phấm du lịch phố biến thứ 2 là sản phẩm du
lịch lễ hội tâm linh như du lịch lễ hội chùa Hương, Yên Tử, Đ en Trần,
Hội Gióng, Phủ D ầ y ... Hiện nay, loại sản phấm du lịch lễ hội tâm linh
đã có nhiều thay đổi, chất lượng đã được nâng cao nhờ các cơ quan
quản lý nhà nước ở Trung ương cũng như địa phương đã có những biện
pháp kịp thời chấn chỉnh trong khâu tố chức, thanh tra, giám sát. Loại
sản phẩm du lịch phổ biến thứ 3 ở vùng này là du lịch ẩm thực. Là m ột


trong những cái nôi của văn hóa ấm thực Việt N am , ngành du lịch các
tỉnh thành trong vùng đã đang hết sức cố gắng đầu tư phát triển dòng
sản phâm du lịch ẩm thực đồng bàng Bắc Bộ. Tuy nhiên, việc tố chức
m ới chỉ dừng lại ở việc lập ra m ột vài khu phố ẩm thực, song chưa có
những định hư óng và biện pháp cụ thể để làm cho sản phẩm du lịch ẩm


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

332 PHẤN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


thực thực sự trở thành m ột sản phâin du lịch thực sự đặc trưng thu hút
khách du lịch.


N goài ra, ở vùng du lịch này có khá nhiều các loại hình và sản
phẩm du lịch khác. Tuy nhiên việc nghiên CÚXI để chỉ ra một hay một số
sản phấm đặc trưng thế mạnh của vùng vẫn còn là m ột bài toán bỏ ngỏ.


<b>8.2.5. Khách du lich</b>


2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2015 2020 2025 2030


H Khách quốc tế (nghìn lư ợ t) 0 Khách nội địa (nghìn lư ợ t)


<b>Hình 8.14. Khách du lịch đến vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng 2000 - 2011</b>
<b>và dự báo đến 2030</b>


<i>(Nguồn: Tống hợp ĩừ Quỵ hoạch Tổng thế phát triên du lịch vùng đồng bằng </i>
<i>sỏn^ Hỏng và Duyên hái Dông Bãc đên năm 2020, tàm nhìn 2030)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Chương 8, CÁC VÙNG DU ụ C H VIỆT NAM <sub>333</sub>


28<b>,</b>000,000



<i>ĩẫ</i><b> Vùng du lịch đồng bằng sông Hồng </b>


<i>ỉẳ</i><b> Cả nước</b>


<b>Khách quốc tế</b> <b>Khách nội địa</b>


<b>Hình 8.15. Lượt khách du lịch đến vùng du lịch Đống bằng sông Hổng</b>
<b>và cả nước nám 2010</b>


<i>(Nguồn: Tổng hợp từ Quy hoạch Tổng thê phát triền du lịch vừng đồng bằng </i>
<i>sông Hồng và Duvên hải Đông Bẳc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch </i>
<i>Tổng thể phát triên du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm rìhìn 2030)</i>


Thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế và nội địa đều cao hơn
mức trung bình của cả nước lần lượt là 1,12 và 1,10 lần. M ặc dù vậy,
đây vẫn là m ột chỉ tiêu quá thấp, nhất là đối với m ột vùng có trình độ
phát triên du lịch.


□ Doanh thu (nghìn tỷ đồng) s GDP (nghìn tỷ đồng)


<b>Hình 8.16. Doanh thu và GDP du lịch vùng du lịch Đổng bằng sông Hổng 2000 - 2011</b>
<b>và dự báo đến 2030</b>


<i>(Nguồn: Tổng họp từ Quy hoạch Tổng thê phát trìên du ỉịch vùng đồng bàng </i>
<i>sông Hồng vơ Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

là khách đến từ các nước Đông Nam Á với tỷ trọng khoảng 14%. Sau
đó là thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ và châu ú c với tỷ trọng lần lượt là gần
12%, 8% và 4% . So với thời gian đầu, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến


vùng đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng khách đến vì m ục đích du
lịch thuần túy (khoảng 40% ), du lịch kết họp công việc (khoảng 30%),
thăm thân 10%.... Đối với khách du lịch nội địa, tỷ lệ khách nội vùng
khoảng 30%. Có trên 20% khách du lịch đến từ các tỉnh m iền núi phía
Bắc, các địa bàn xa hơn có khách đến từ Thành phố Hồ Chí M inh chiếm
tỷ trọng lớn nhất, khoảng 5%.


Thu nhập từ du lịch vùng này chiếm 32,70% thu nhập từ du lịch
cả nước. Các số liệu này cho thấy, vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng
là một trong những vùng có du lịch phát triên nhất cả nước. N eu tính
tốn theo giá trị gia tăng m à 175.000 lao động trực tiếp trong ngành
du lịch làm ra thì năng suất lao động của họ chỉ là gần 11 triệu đồng/
<i>tháng trong năm 2011. (Nguồn: Q uy hoạch Tong thê p h á t triên du ì ịch </i>
<i>vùng đồng hằng sông H ồng và D uyên hủi Đ ông Bắc đến năm 2020, tầm </i>
<i>nhìn 2030).</i>


334 - PHẦN 2. ĐỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NAM


<b>Câu hỏi ôn tập và thảo luận</b>


1. Hãy trình bày những tài nguyên du lịch phổ biến và đặc trưng ở vùng
du lịch Đồng bằng sông Hồng.


2. H ãy đề xuất định hướng sản phâm , định hướng thị trường và định
hưĨTig khai thác khơng gian vùng du lịch Đồng bằng sông ỉiồng.


3. Hãy xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương để
liên kết du lịch trong vùng này phát triên một cách bên vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<b>8.3. VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG'</b>



Theo m ục c điều 15 Nghị định 92/2006 N Đ CP về lập, phê duyệt
và quản lý, quy hoạch tống thể phát triển kinh tế - xã hội do Thủ tướng
Chính phủ ký ngày 27/9/2006, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải m iền
Trung gồm 14 tĩnh, thành phố; Thanh Hoá, N ghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Q uảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nằng, Q uảng Nam , Q uảng Ngãi,
Bình Đ ịnh, Phú Yên, K hánh Hồ, N inh Thuận, Bình Thuận. Trong
khi đó theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt N am giai đoạn
2016-2020, tầm nhìn 2030, nước ta chia thành 7 vùng du lịch, trong
đó các tỉnh cúa vùng kinh tế - xã hội này nằm trong hai vùng là vùng
Băc Trung bộ và vùng du lịch D uyên hải N am Trung Bộ. Để đảm bảo
nguyên tăc hệ thông, đông thời đảm bảo phản ánh được sự phân hóa của
các nguồn lực, chủ yếu là của tài nguyên du lịch theo lãnh thổ, trong tài
liệu này trình bày phân vùng theo Nghị định 92 và lấy tên là “vùng du
lịch Bắc Trung Bộ và D uyên hải miền Trung” .


Vùng du lịch Bắc T m ng Bộ và Duyên hải miền Trung có đường
biên giới với Lào dài hơn 1.340 km với hệ thống cửa khẩu và khu kinh
tế cửa khẩu quan trọng như Nà Mèo (Thanh Hóa), N ậm

cắn

(Nghệ An),
Cầu Treo (H à Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị), Nam
Giang (Quảng Nam). V ùng du lịch Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung nằm trên con đường chiến lược kết nối các vùng du lịch phía bắc
và phía nam , là một phần quan trọng của tuyến du lịch xuyên Việt. Hệ
thống m ạng lưới giao thông đường ô tô, đường sắt của vùng gắn kết các
vùng du lịch nói riêng, các vùng kinh tế văn hóa nói chung ở phía bắc
và phía nam. Tất cả các tỉnh của vìmg đều có bờ biển với nhiều bãi biển
nước trong xanh, cát trắng và m ịn, nắng nhiều. Bên cạnh văn hóa biển,
vùng này là vùng có nhiều dấu ấn của m ột nền văn hóa rực rỡ của dân
tộc Việt, văn hóa Chăm , dấu ấn của triều đại phong kiến cuối cùng trên
đất Việt, triều N guyễn và là chứng tích đau thương nhưng rất hào hùng

về sự hi sinh và ý chí kiên cưỊTig cúa dân tộc ta trong cuộc chiến đấu
chống đế quốc M ỹ giai đoạn 1954 - 1975.


Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM , 335


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Tuy nhiên, giữa các tỉnh nằm phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã
cũng có sự phân hóa khá rõ rệt về tự nhiên và văn hóa. Đe vừa đảm bảo
nguyên tắc hệ thống, vừa thể hiện được sự phân hóa lãnh thổ, tài liệu
này coi hai khu vực này là hai tiểu vùng là tiểu vùng du lịch Bắc Trung
Bộ và tiểu vùng du lịch Duyên hải N am Trung Bộ nàm trong vùng du
lịch Bắc Trung Bộ và Duyên hải m iền Trung.


<b>8.3.1. Tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ</b>

<i><b>Khái quát</b></i>



Tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, có địa bàn
rtr nam dãy núi Tam Đ iệp tới Bắc đèo dãy Bạch Mã. Tiểu vùng giáp với
vùng du lịch Đ ồng bằng sông H ồng ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía
nam giáp tiểu vùng du lịch Dun hải Nam Trung Bộ, phía đơng là biển
Đơng. Tiểu vùng có tổng diện tích phần đất liền là trên 51.000 km ^ dân
số gần 11 triệu người, m ật độ trung bình khoảng 200 người/km^. Tiểu
vùng này gồm sáu tỉnh là Thanh Hoá, N ghệ An, Hà Tĩnh, Q uảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.


Tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ là cầu nối các tuyến du lịch Bắc-
Nam, là cửa ngõ hành lang đông tây nối các các nước thuộc tiếu vùng
sông Mê Kơng với biển. Tiểu vùng có đường biên giới với Lào về phía
Tây với hệ thống cửa khẩu quan trọng như N à M èo (Thanh Hóa), Nậm
Cắn (Nghệ An),

cầu

Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo
(Quảng TrịV Không gian du lịch khu vực m iền Trung là cửa ngõ quan

trọng của du lịch Việt N am thơng qua Lào và qua đó đến các nước trong
khu vực bằng đường bộ. Đ ây là m ột yếu tổ quan trọng để thúc đẩy sự
phát triển du lịch của các tỉnh tiểu vùng Bắc Trung Bộ nói riêng, cúa du
lịch cả nước nói chung.


Trên một diện tích khơng lớn, Bắc Trung Bộ là m ột trong những
trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 3 di sản thế giới;
Thành nhà Hồ, VQG Phong N ha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích

c ố

đơ
Huế. Tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như;
Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên

cầm ,

Nhật Lệ, Thuận An, Lăng C ô ... Bắc
Trung Bộ cũng là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị Việt


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

Nam, nơi có nhiêu di tích về cuộc chiến tranh chống M ỹ anh hùng của
dân tộc.


<i><b>Tài nguyên du lịch tự nhiên</b></i>



Địa hình của vùng du lịch Bắc Trung Bộ tương đối đa dạng, bao
gồm cả khu vực đồi núi, đồng bằng, biển và đảo. 4/5 diện tích tự nhiên
lãnh thố là đồi núi và các cồn cát, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn.


<i>Địa hình miền núi gắn với cấu trúc Trường Sơn Bắc, đại bộ phận là </i>
núi thấp kéo dài từ phía Tây N ghệ An tạo thành một dải hẹp chạy dọc biên
giới Việt Lào với các đỉnh cao ừên 1.000 m như động Ngài (1.774 m)
núi Mạng (1.708 m). Độ cao trung bình ở Kẻ Bàng là 900 m, Khe
N gang là 600 m. Do có kích thước không lớn, đặc biệt là hẹp chiều
ngang, nên địa hình tương đối dốc. Từ dãy Trưịng Son ở phía Tây có
nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển, hình thành trên tuyến đường Bắc
Nam các đường đèo ngoạn m ục nối tiếp nhau như đèo N gang qua dãy
Hoành Sơn (Q uảng Bình), đèo Lý Hòa qua núi Thày và đặc biệt “đệ


nhất hung quan” - đèo Hải Vân qua dãy Bạch M ã Thừa Thiên Huế. M ột
trong những giá trị quan trọng của địa hình núi ở tiểu vùng du lịch này
là địa hình đá vơi Phong N ha - Kẻ Bàng. Tại đây có m ột hệ thống hang
động đẹp nhất Việt N am nếu xét về m ặt giá trị thẩm mỹ. Dưới góc độ
địa chât địa mạo, V Q G Phong N ha-K ẻ Bàng có thể coi là m ột bảo tàng
địa chất ngoài trời về lịch sử hình thành các hang động karst. N hư vậy
sự đa dạng và hiếm trở của địa hình miền núi phía tây tiểu vùng du lịch
Bắc Tning Bộ có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển các loại hình du
lịch như du lịch thế thao m ùa đông, du lịch thể thao leo núi, du lịch mạo
hiêm , du lịch sinh thái, du lịch hang động, trước hết đó là các hệ thống
hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là hệ thống hang động vào loại
cô nhât khu vực. Sự hình thành các hang động này liên quan đến các
đứt gãy kiến tạo trong kỷ Đệ Tam (35 triệu năm ). Hệ thống hang động ở
đây được phát triển trên m ột khối đá vôi lớn nhất Đ ông N am Á, có tuổi
rất cổ tò kỷ D evon m uộn (377 triệu năm ) đến kỷ Permi (250 triệu năm).
Các hang động <b>ở </b>đây được hình thành vào các giai đoạn khác nhau, tạo
thành những tầng lóp đan xen nhau rất phức tạp. Đ ến nay người ta mới
phát hiện ra hai hệ thống chính là hệ thống hang V òm và hệ thống hang


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

Rục Mòn. Gần đây, các nhà thám hiểm Anh và Việt N am thực sự ngỡ
ngàng trước vẻ đẹp kỳ ảo của m ột hang mới phát hiện ra, đó là hang Sơn
Đng. Kể từ khi Phong Nha Kẻ Bàng có tên trong danh sách Di sản thế
giới, nơi đây đã trớ thành một điểm du lịch sáng ớ m iền Trung. Không
kê Phong N ha Kẻ Bàng, ớ tiêu vùng du lịch Bắc Trung Bộ, từ Thanh
Hóa đến Bình Trị Thiên, khách du lịch đến tỉnh nào cũng có thể phát
hiện ra các hang động karst với vẻ đẹp rất ấn tượng như động Từ Thức,
động Long Q uang, động Hồ Công, động Tiên Sơn động B àn Bù, động
Cây Đăng, hang Ngán, hang c ồ Luồng, hang chùa ô n g Năm , hang chùa
Bà Năm , hang N a (hang Tiên Nữ), hang B ra i...



Hệ thống đồng bằng ven biển gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp kéo
dài theo bờ biển, đồng bằng hẹp, kẹp giữa m ột bên là đồi, bán bình
nguyên, một bên là đầm phá và cồn cát như phá Tam G iang, đầm c ầ u
H ai... Nhìn chung địa hình bờ biển có độ dốc khơng q lớn, trung
bình từ 2 - 3 độ, hình thành nhiều bãi biển đẹp, thoái, bãi cát trắng mịn
thuận lợi cho việc phát triến du lịch tắm biển, nghỉ duỡng biển như sầ m
Sơn (Thanh H óa), Cửa Lị (Nghệ A n), Thiên c ầ m (Hà Tĩnh), Đ ồng Hới
(Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An, Cảnh Dương, Lăng
Cơ (Thừa Thiên H uế)... Ngồi khơi có một số đáo ven bờ rất có tiềm
năng du lịch như đảo Hịn Mơ, Hịn Mắt, Hịn Ngư, Hịn Gió, Hịn La,
Nghi Sơn, Cồn c ỏ . . . Có thể nói, du lịch tắm biển là m ột thế mạnh của
tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ.


Bắc Trung Bộ là khu vực có khí hậu khá khắc nghiệt. Vào rnùa
đơng, do gió m ùa thổi theo hưĨTig Đơng Bắc m ang theo hơi nước
từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hướng của thời tiết lạnh kèm
theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa đông
vùng Bắc Bộ. Đ ến mùa hè khơng cịn hơi nước từ biển vào nhưng có
thêm gió m ùa Tây Nam (cịn gọi là gió Lào) thối ngược ra gây nên
thời tiết khơ nóng, rất khó chịu. Vào m ùa này nhiệt độ ngày có thể lên
tới trên 40"C, trong khi đó độ ẩm khơng khí lại rất thấp. Toàn khu vực
nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến Bắc bán cầu, hàng năm có hai lần m ặt
trời đi qua thiên đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (cực đại vào
tháng 5). Tống lượng cán cân bức xạ cả năm dao động trong khoảng
70 - 80 Kcalo/cm^ năm), những tháng m ùa hè gấp 2 - 3 lần những tháng


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Chương 8. CÁC VÙNG DU ụCH VIỆT NAM <sub>339</sub>


m ùa đông. T ổng số giờ nắng trung bình năm tìr 1.700 - 1.800 giờ.

số




giờ nắng n h iều nhất vào tháng 7 (240 - 250 giờ). N hiệt độ trung bình
hàng năm từ 20 -

25°c,

cao nhất vào tháng 7. N hiệt độ tối cao trong
năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng lên đến trên

40°c.

Từ tháng
2 đến tháng 7 rất ít m ưa (khoảng là 40 m m - 100 m m /tháng). N hững
thơng số trên cho thấy khí hậu m ùa hè ở đây là tài nguyên du lịch quan
trọng để p h át triển du lịch tắm biển.


TI ẾU VÙNG DU L ị C H BÁC T R U N G B ộ


<b>Hình 8.17. Bản đồ tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>D o địa hình hẹp nên các sông suối ớ khu vực hầu hết là sông nhỏ, </b>
<b>độ dài ngắn (dưới 500 km), độ dốc lớn, có nhiều thác, chế độ thủy văn </b>
<b>thất thường. N hững hệ thống sông lớn trong khu vực có sơng Mã, sông </b>
<b>Chu, sông Cả. Trong điều kiện như vậy, có thể phát triển các loại hình </b>
<b>du lịch chèo thuyền mạo hiểm vượt thác ghềnh vào mùa mưa.</b>


<b>Chế độ hải văn vùng Bắc Trung Bộ khá phức tạp. Từ chế độ nhật </b>
<b>triều khá thuần nhất với số ngày nhật triều 18 - 22 ngày, độ lớn triều </b>
<b>khoảng 3,6 - 2,6 m ở vùng biển Thanh Hóa chuyển sang chế độ nhật </b>
<b>triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng, độ lón triều </b>
<b>khoảng 2,5 - 1,2 m ở vùng bờ biển tò N ghệ An đến Cửa Gianh. Vùng </b>
<b>biển phía N am Cửa Gianh đến cửa Thuận An có chế độ bán nhật triều </b>
<b>không đều, độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m. R iêng vùng biến Thuận An </b>
<b>và lân cận có chế độ bán nhật triều.</b>


<b>Trong tiểu vùng có một số hơ tự nhiên và nhân tạo có thê khai thác </b>
<b>tốt cho mục đích phát triển du lịch như hồ Tràng Đẹn, hồ Vực Mấu, đập </b>
<b>Bà Tùy (N ghệ An), hồ Kẻ Gỗ, hồ Thượng Tuy, hồ Cù Lây (Hà Tĩnh), </b>
<b>Bàu Tró, Bàu Sen tại Quảng B ìn h ....</b>



<b>Các điểm nước khống trong khu vực cũng đã được khai thác phục </b>
<b>vụ khách du lịch như suối khống nóng Giang Sơn, suối nước M ọc ở </b>
<b>N ghệ An, Khe N ước s ố t ở Hà Tĩnh, nước khống nóng Bang ở Quảng </b>
<b>Binh, nước khống nóng Mỹ An, Thừa Thiên H uế...T uy nhiên việc </b>
<b>khai thác vẫn cịn ở quy mơ nhỏ, đầu tư chưa đủ lớn nên hiệu quả khai </b>
<b>thác chưa cao.</b>


<b>Khu vực này có 5 VQG là VỌG Ben En, VQG Pù Mát, VQG Vũ </b>
<b>Quang, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, VỌG Bạch Mã.</b>


<i>VQG Phong Nha - Kẻ Bàng</i><b> nằm trên huyện Bố Trạch và Minh </b>
<b>Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đ ồng Hới khoảng 50 kiĩi về phía </b>
<b>Tây Bắc, cách thủ đô Hà N ội khoảng 500 km về phía nam. Phong Nha</b>
<b>- Kẻ Bàng nằm trên khối núi đá vơi có diện tích khoảng 400.000 ha </b>
<b>trải rộng từ phía tây tỉnh Quảng Bình - Việt N am đến phía đông tỉnh </b>
<b>Khammouan, C H D C N D Lào. D iện tích vùng lõi của VQG là 85.754 ha </b>
<b>và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tưĨTig chính </b>
<b>phủ đã có quyết định m ở rộng VQG này lên 1233,26 km^ V Q G này</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<b>được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng karst lớn nhất thế giới với </b>
<b>khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái Bắc Trưòng Sơn ở khu </b>
<b>vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đ ặc trưng của VQG này là có các kiến tạo </b>
<b>đá vôi với nhiều hang động, sông ngầm cùng những hệ động thực vật </b>
<b>quý hiếm nằra trong Sách Đ ỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Kiến tạo </b>
<b>karst của VQG Phong N ha - Kẻ Bàng được hình thành từ kỷ D evon và </b>
<b>liên tục diễn ra cho đến nay. Phong Nha - Kẻ Bàng phô diễn các bằng </b>
<b>chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp hiểu được lịch sử địa chất và </b>
<b>địa hình của khu vực m ột cách khá trực quan. Khu vực Phong Nha - Kẻ </b>
<b>Bàng là một trong những mầu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo karst </b>


<b>phức tạp ở Đ ông Nam Á. Chính vì những giá trị thẩm m ỹ, địa chất địa </b>
<b>mạo và đa dạng sinh học mà VQ G Phong Nha Kẻ Bàng đã hai lần được </b>
<b>ghi vào danh sách Di sản thế giới (năm 2003 và năm 2015)'.</b>


<i>Bên En</i><b> là một VQG thuộc huyện Như Thanh và huyện N hư Xn, </b>
<b>tình Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 36 km về phía </b>
<b>Tây Nam. Tống diện tích là 14.735 ha, trong đó rìrng ngun sinh là </b>
<b>8.544 ha. VỌG Bến En có địa hình nhiều đồi núi, sông, suối. Theo </b>
<b>Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch Thanh Hóa% vườn có nhiều lồi sinh </b>
<b>vật quý, với 1389 loài thực vật (lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù </b>
<b>h ư ơ n g ...), có 1004 loài động vật, 66 loài thú (với 29 lồi có tên trong </b>
<b>Sách Đ ỏ Việt Nam như: sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, </b>
<b>gà tiền mặt v à n g ...) với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú tuyệt đẹp. Trong </b>
<b>vườn cịn có hồ M ực với 21 đảo lớn nhỏ tạo nên một phong cảnh đẹp, </b>
<b>hấp dẫn khách du lịch.</b>


<b>VỌG Pù Mát^ là có tổng diện tích 94.804 ha, trải rộng trên 3 huyện </b>
<b>Tương D ương, Con C uông và Anh Sơn của tỉnh N ghệ An. Vùng đệm </b>
<b>của </b><i>VQG Pù Mát có</i><b> diện tích 86.000 ha. Đ ộ cao biến động của rừng Pù </b>
<b>Mát là từ 200 - 1.814 m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Sự đa </b>
<b>dạng sinh học phong phú với trên 1.144 loài thực vật có mạch, 3 lồi thú </b>
<b>đặc hữu Đ ông D ương, 259 loài chim , với nhiều loài quý hiếm. Đ ây là </b>
<b>m ột trong những nơi đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm: Sao la. N goài</b>


Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM . 341


<b>' </b> <b>h ttp ://w h c .u n e sc o .o rg /e n /list/9 5 1.</b>


<b>^ </b> <b>http:''/svhttdl.thanhhoa.gov.vn/P rintPreview .aspx?ID =862.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

<b>đa dạng sinh học, khách du lịch đến tham quan VQG Pù Mát sẽ được </b>
<b>hịa mình vào thiên nhiên và say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp cúa đât trời. </b>
<b>Một trong những điểm không thể bở qua khi đến VQG là Khe K èm (hay </b>
<b>còn gọi là thác Kèm ). Đây là một thác nước hùng vĩ ờ độ cao 150 m. Rất </b>
<b>nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là </b>
<b>thác nước gần như nguyên sinh nhất ớ Việt Nam.</b>


<i>VQG Vũ Quang</i><b> nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, có độ cao trung </b>
<b>bình trên 800 m, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km. Phía đơng giáp xã </b>
<b>Hoà Hải (huyện Hương Khê), phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương </b>
<b>Sơn), phía nam giáp biên giới Việt Nam - Lào, phía bắc giáp xã Sơn </b>
<b>Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương Đại, Hương M inh (huyện </b>
<b>Vũ Quang). Tổng diện tích: 55.028,9 ha. Theo kết quả điều tra của các </b>
<b>chuyên gia trong nước và quốc tế, VQG Vũ Quang có tới 76% diện </b>
<b>tích rừng tự nhiên với hai kiểu chính; rừng kín thường xanh á nhiệt đới </b>
<b>chiếm 20% với hai loại thực vật ưu thế là pơmu và hoàng đàn; rừng </b>
<b>kín thường xanh nhiệt đới với các loại thực vật bậc cao như: cấm lai, </b>
<b>lát hoa, lim, dôi, trầm hương... và nhiều cây dược liệu quý. Đ ộn g vật ở </b>
<b>đây rất phong phú, theo thống kê có tới 60 loài thú, 187 loài chim , 38 </b>
<b>lồi bị sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá; trong đó có 26 loài thú, hơn</b>


<b>10 loài chim, 16 lồi bị sát q hiếm cần được bảo vệ. N goài ra, VQG </b>
<b>Vũ Ọuang cịn có 36 lồi phụ thú đặc hữu cúa khu rừng Trường Sơn </b>
<b>Bắc như; voợc vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vuợn má v à n g ... Đ ặc biệt, </b>
<b>tại đây đã phát hiện được hai loài thú lớn mới là sao la, còn gọi là dê </b>
<b>rừng dài và mang lớn. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận 1.612 loài thực </b>
<b>vật bậc cao có mạch thuộc 191 họ và 676 chi ờ VQG Vũ Quang. Trong </b>
<b>đó, có 94 lồi thực vật quý hiếm có tên trong Sách Đở Việt Nam , danh </b>
<b>lục đỏ IƯCN và N ghị định 32/2006/N Đ /C P của Chính phủ về việc cấm </b>
<b>hoặc hạn chế khai thác, săn bắn hay buôn bán các loài động vật hoang </b>


<b>dã. Đ áng chú ý, VQG Vũ Quang có tới 686 loài cây được dùng làm </b>
<b>thuốc và 339 loài cây gồ.</b>


<i>VQG Bạch M ã</i><b> cách thành phố Huế 40 km có diện tích 37.487 ha, </b>
<b>nằm trên 3 huyện Phú Lộc và Nam Đ ông thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế </b>
<b>và huyện Đ ông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam. Đỉnh Bạch Mã là đỉnh </b>
<b>núi cao nhất của vườn với độ cao 1.450 m so với mực nước biên. V Q G</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<b>Bạch Mã có tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở đây gồm 2147 iồi, </b>
<b>trong đó có một số lồi hiếm và có giá trị như hoàng đàn giả, trầm </b>
<b>hương, Đ ộng vật đã ghi nhận được 1.493 loài, đặc biệt có một số lồi </b>
<b>thú mới được phát hiện ở Việt N am như sao la, 894 lồi cơn trùng của </b>
<b>580 chi và nằm trong 125 họ và 17 bộ.</b>


<i><b>Tài nguyên du lịch văn hóa</b></i>



<b>Tồn tiểu vùng du lịch B ắc Trung B ộ có trên 4.500 di tích lịch sử </b>
<b>văn hóa, trong đó có 1.141 di tích cấp tỉnh, 365 di tích được cơng nhận </b>
<b>cấp quốc gia và 11 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 3 di sản thế giới. Trong </b>
<b>3 di sản thế giới trong tiểu vùng có 2 di sản văn hóa là Quần thể di tích </b>
<b>cố đơ Huế, thành nhà Hồ và 1 di sản thiên nhiên thế giới là VQG Phong </b>
<b>Nha Kẻ Bàng.</b>


<b>Quần thế di tích </b>

c ố

<b>đô Huế nằm trong và xung quanh thành phố </b>
<b>Huế. Đ ược thành lập là thủ đô của Việt N am thống nhất năm 1802, Huế </b>
<b>khơng chi là trung tâm chính trị mà cịn là trung tâm văn hóa và tơn giáo </b>
<b>dưới triều N guyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam. </b>
<b>Quy hoạch đô thị và các cơng trình kiến trúc Huế phù hợp với thuyết </b>
<b>phong thủy, một triết lý thịnh hành ở phương Đ ông như thuyết ngũ hành </b>
<b>(kim, m ộc, thủy, hỏa, thổ), ngũ sắc (vàng, trắng, xanh, đen, đỏ), vị trí (tả </b>

<b>thanh long, hữu bạch hố, tiền án, hậu chấm, minh đường).</b>


<b>Các kiếu cấu trúc thể hiện đây là trung tâm quyền lực to lófn nhất </b>
<b>của triều đại phong kiến cuối cùng trên đất nước Việt Nam. Trong kinh </b>
<b>thành là những công trình dành để làm nơi làm việc của chính quyền. </b>
<b>Trong vùng lõi của nó là nơi sinh sống của gia đình nhà vua (Tử </b>

cấm



<b>Thành). Do có tầm quan trọng rất lớn như vậy nên chung quanh kinh </b>
<b>thành có một hệ thống phịng ngừa khá phức tạp tìr tường thành, thành </b>
<b>lộ, thành giai, hào thành, cổng thành... Bên cạnh kinh thành, các cơng </b>
<b>trình ngồi kinh thành cũng có giá trị vô cùng to lớn liên quan đến đời </b>
<b>sống tinh thần của các triều đại như Văn M iếu, đàn N am Giao, Hồ </b>
<b>Q uyền, Chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén... N ằm về phía tây kinh thành </b>
<b>là nhừng lăng tẩm của các vị vua từ Gia Long, M inh Mạng, Thiệu Trị </b>
<b>đến Tự Đ ức, Đ ồn g Khánh, Khải Định. Tổng thể các cơng trình c ố đơ </b>
<b>Huế là một ví dụ tiêu biểu về quy hoạch đô thị khá tiêu biểu cho triều</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

344 ■ PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam , cũng là một ví dụ nơi bật của một </b>
<b>đô thị phong kiến phương Đơng.</b>


0 24%


0.07%


<b>D i tích c h ư a x ế p hạng </b> <b>■ Di tích cấp tỉnh </b>
<b>D i tích q uố c g ia đ ặ c biệt ■ Di sán th ế giới</b>


<b>Di tích quốc gia</b>



<b>Hình 8.18. Cơ cấu di tích lịch sử văn hóa tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ</b>


<i>(N^iion: Tong hợp từ số liệu các tỉnh)</i>


<b>Thành nhà Hồ được xây dựng năm 1397 theo nguyên tắc phong </b>
<b>thủy trong một phong cảnh rất đẹp giữa sông Mã và sông Bưởi. Thành </b>
<b>nội được xây dựng bằng các khối đá vôi lớn cho thấy công nghệ xây </b>
<b>dựng rất hiện đại. Các yếu tố xây dựng và kiến trúc và trang trí thiết kế </b>
<b>thể hiện quyền lực hoàng gia dựa trên việc áp dụng triết lý Khổng giáo </b>
<b>trong m ột nền văn hóa chủ yếu là Phật giáo của thời kỳ đó. Là trung tâm </b>
<b>chính trị, kinh tế và văn hóa của Bắc miền Trung từ thế kỷ XVI đến thế </b>
<b>kỷ XVIII, thành nhà Hồ minh chứng cho một xu hướng mới trong công </b>
<b>nghệ, thương mại và quản trị tập trung khi vương quyền và các giá trị </b>
<b>Phật giáo vẫn là truyền thống ở xã hội Việt Nam nói riêng, Đ ơn g Nam </b>
<b>Á hay châu Á nói chung. Nói cách khác, kiến trúc thành nhà Hồ minh </b>
<b>chứng rõ ràng nhất về sự có mặt của triết học tân nho giáo cuối thế kỷ </b>
<b>X IV và sự lan tiTiyền của học thuyết này đến các khu VỊrc trong Đ ông </b>
<b>Nam Á.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM <b><sub>345</sub></b>


<b>thù, là biếu tượng quật cường của dân tộc Việt Nam nói chung và của </b>
<b>nhân dân các dân tộc trong tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ nói riêng </b>
<b>như di tích N gã ba Đ ồng Lộc, thành cổ Quảng Trị, sông Bến Hải, cầu </b>
<b>Hiền Lương, đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Vịnh M ốc, nghĩa trang </b>
<b>Liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang Liệt sĩ Quổc gia Đường 9, di tích Khe </b>
<b>Sanh, Cồn Tiên D ốc M iếu ... N goài ra, trong tiểu vùng cịn nhiều di </b>
<b>tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của các nhà cách mạng kiệt </b>
<b>xuất như Chủ tịch Hồ Chí Minh (khu di tích Kim Liên), Đ ại tướng V õ </b>


<b>N guyên Giáp (khu lăng mộ Đ ại tưĨTig V õ N gun G iá p )...</b>


<b>ơ 8.2. Sơ đổ phả hệ triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945)</b>


V U A G I A L O N G


VUA M I N H M Ạ N G


VUA T H I Ệ U T RỊ


VUA T Ụ Đ Ứ C


VUA DỤC Đ Ủ C VUA ĐÒNC; K H Á N H




---V U A H I Ệ P H Ò A




---VƯA K I Ế N P H Ú C V UA H À M N G H i


VUA T H À N H T H Á I VUA K í i A I Đ Ị M l


V U A O U V T Ằ N VUA B À O ĐẠI


<i>(Nguồn: Thành ìập theo dữ liệu từ Quỳnh Cư, Đ ỗ Đức Hùng (2001)</i>
<i>và Hà Vân Thư, Trần Hồng Đức (1996))</i>


<b>Tiểu vùng du lịch Bắc Trung B ộ còn là trung tâm tôn giáo, tín </b>


<b>ngưởng của miền Tmng. N ơi đây có khá nhiều cơng trình đền, chùa, </b>
<b>nhà thờ có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch tôn giáo và du lịch tâm </b>
<b>linh như chùa Thiên Mụ, chùa Hà Trung, chùa Quốc Ân, chùa Từ Đàm </b>
<b>(Huế), nhà thờ La Vang (Quảng T rị)...</b>


<i><b>Làng </b></i>

<i><b>n g h ề y </b></i>

<i><b>sản phẩm nghề và đặc sản</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

<b>Thanh Hóa; các làng nghề làm tương ở Nam Đàn (N ghệ An), làng đúc </b>
<b>đồng D ương Xuân, làng nghề kim hoàn, các làng nghề làm nón Dạ </b>
<b>Lê, Phú Cam, Đ ốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa, Tây H ồ... ở Thừa </b>
<b>Thiên - Huế.</b>


<b>Bắc Trung B ộ có khá nhiều món ăn từ bỉnh dân đến tinh tế và mang </b>
<b>tính đặc trưng của vùng miền. Có món xuất phát từ cuộc sống khó khăn </b>
<b>cúa người lao động nhưng đã trở thành đặc sản như cơm hến Huế, tôm </b>
<b>chua Huế, cháo lươn N ghệ An, nhút Thanh ChưoTig (N ghệ A n), nem </b>
<b>chua (Thanh H ó a )... Có món được chế biến rất tinh tế như cơm chay </b>
<b>Huế, bún bò Huế, đẻn biển (Quảng Bình). N gồi ra cịn phải kể đến rất </b>
<b>nhiều các đặc sản khác như các loại bánh Huế: bánh bèo, bánh bột lọc, </b>
<b>bánh khoái, nem lụi Huế, chè Huế (chè hèm), kẹo Cu Đ ơ (Hà Tĩnh), </b>
<b>mè xứng Huế, hạt sen, bưởi Thanh Trà... Nếu nói Việt Nam có thể trở </b>
<b>thành bếp ăn của thế giới, thì có thể nói tiếu vùng du lịch Bắc Trung </b>
<b>Bộ sẽ là một trong những trung tâm du lịch âm thực lớn của Việt Nam. </b>
<b>N goài các món ăn, tiểu vùng này cũng có nhiều đặc sản khác, sản phấm </b>
<b>nghề như dầu tràm Thiên An, nón bài thơ H u ế ...</b>


<i><b>Lễ hội</b></i>



<b>Lễ hội ở Bắc Trung Bộ rất phong phú và đa dạng gắn với sự đa </b>
<b>dạng về văn hóa, phong tục tập quán cũng như sự kiện lịch sử, tơn giáo </b>


<b>văn hóa của từng khu vực. Một trong những lễ hội lịch sử truyền thống </b>
<b>lớn trong khu vực là lễ hội Lam Kinh. Lễ hội diễn ra vào cuối tháng 8 </b>
<b>Âm lịch, vào dịp giỗ vua Lê Thái Tổ ớ Lam Kinh, Thanh Hóa. Hàng </b>
<b>năm, lễ hội Lam Kinh hàng năm thu hút hàng chục nghìn khách du lịch </b>
<b>từ mọi m iền đất nước. Bên cạnh đó, lễ hội tưởng nhớ các nhân vật lịch </b>
<b>sử có cơng trong việc đấu tranh, giũ’ gìn và bảo vệ tổ quốc như lễ hội </b>
<b>Lê Hoàn, lễ hội đền N guyễn X í... Hiện nay các tinh cũng đã bắt đầu </b>
<b>chú ý phục dựng một số lễ hội tm yền thống để phục vụ phát triển du </b>
<b>lịch. N hững lễ hội có tiềm năng lớn để trở thành sản phẩm du lịch trong </b>
<b>khu vực như lễ hội Thiệu Trung thờ thánh Không Minh Không - ông tố </b>
<b>nghề đúc đồng, lễ hội Triều Dương, </b>

sầm

<b>Sơn tưởng niệm Bà Triều - tổ </b>
<b>sư nghề dệt săm xúc (H oàng Minh Tường, 2013), lễ hội đình Phú Khê </b>
<b>xã Hoằng Phú, Hoằng Hóa, tổ nghề hát, huyện Yên Thành N ghệ An có</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<b>lễ hội Đ ức Hoàng, huyện Nam Đàn có lễ hội Vua Mai Thúc Loan, tục </b>
<b>thờ thần và lề cầu ngư ở Hội thống, lề hội Rằm tháng Ba Minh Hóa </b>
<b>(Quảng Binh), lễ giỗ tố nghề Kim hoàn, lề húy kỵ ngài Khai canh Thế </b>
<b>Lại Thượng, lề tố nghề thêu Thừa Thiên - Huế, lễ hội đua thuyền truyền </b>
<b>thống, lễ hội đua trải, lề hội cầu ngư, lễ hội cầu mùa của người, hội bài </b>
<b>chòi, lễ hội đập trống của người Ma Coong; hội cưóp c ù ...</b>


<b>N goài lễ hội truyền thống, tại tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ cịn </b>
<b>có một số lễ hội văn hóa - du lịch hiện đại, các festival Huế, festival </b>
<b>nghề truyền thống H u ế ... N hững íestival này thường do nhiều đối tác, </b>
<b>trong đó có các đối tác nước ngoài cùng tổ chức nên vừa mang tính hiện </b>
<b>đại, vừa thế hiện được nét văn hóa truyền thống của Việt Nam . Thông </b>
<b>thường vào dịp festival Huế, lượng khách du lịch trong và ngoài nước </b>
<b>đến tiếu vùng nói chung, đến tinh Thừa Thiên Huế tăng lên đáng kể.</b>


<b>Bắc Trung B ộ là vùng đất giàu giá trị văn hóa truyền thống với </b>


<b>những làn điệu ca múa nhạc vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lại </b>
<b>vừa giàu sắc thái riêng. Dải đất này là xứ sở của những làn điệu dân ca </b>
<b>thiết tha trừ tình mang sắc thái dân gian như hị Sơng Mã, hát sẩm xoan </b>
<b>(Thanh Hóa); hát ví giậm , hát phường vải (N ghệ An); ca trù </b>

c ổ

<b>Đạm, </b>
<b>hò chèo cạn Nhương Ban (Hà Tĩnh); hò khoan Quảng Bình, hị bài chịi, </b>
<b>ca trìi. Đặc biệt, có nhã nhạc cung đình Huế, một di sản văn hóa phi vật </b>
<b>thế của nhân loại. Các làn điệu dân ca trữ tình, múa hát cung đình mang </b>
<b>màu săc dân gian sẽ mang lại những xúc cảm đặc biệt cho người nghe. </b>
<b>Chính vì thế, ngành du lịch ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ đã và đang đẩy </b>
<b>mạnh khai thác đưa lễ hội truyền thống cùng với các hoạt động sinh </b>
<b>hoạt văn hóa dân gian trong đó có ca múa nhạc truyền thống vào phục </b>
<b>vụ du khách, làm phong phú thêm hoạt động du lịch của du khách.</b>


<b>Ả m nhạc cung đình Việt Nam chính thức hinh thành với sự lên </b>
<b>ngôi của triều N guyễn vào đầu thế kỉ X IX. Tuy nhiên, nền tảng ban đầu </b>
<b>của  m nhạc cung đình Việt N am đã bắt đầu manh nha từ thế kỉ XVII </b>
<b>dưới thời các chúa N guyễn khi vào cát cứ Đàng T rong... Các thể loại </b>
<b>âm nhạc cung đình Huế bao gồm: nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi </b>
<b>triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phịng và kịch hát (tuồng </b>
<b>cung đình).</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

348 - PHẤN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>Dải đất miền Trung là nơi sinh ra nhiều danh nhân có dấu ấn rất lớn </b>
<b>trong lịch sử Việt Nam như Hồ Quý Ly, N guyễn Du, Phan Bội Châu, </b>
<b>Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Duẩn, Võ N guyên Giáp, các vị vua </b>
<b>chúa nhà N guyễn... Những danh nhân này đã để lại những câu chuyện </b>
<b>rất hào hùng về cuộc đời và cống hiến của họ cho dân tộc, cho đất nước.</b>


<i><b>Hệ thống giao thơng</b></i>



Hà Nội


140 Thành nhà Hổ
153 45 Thanh Hóa
292 184 139 Vinh


341 233 188 49 Hà Tình


464 358 313 174 125 Hoàn Lão


491 383 338 199 150 25 Phong Nha Kẻ Bàng
489 383 338 199 150 25 50 Đồng Hới


617 477 432 293 244 119 144 94 Đỏng Hà
654 551 506 367 318 193 218 168 74 Huế


1690 1602 1557 1418 1369 1244 1269 1219 1125 1051 Tp Hổ Chí
Minh


<b>Hình 8.19. Khoảng cách giữa một số điểm trong tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ</b>


(đơn vị: km)


<i>(Nguồn: Tổng hợp từ Tập bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam.</i>
<i>Nxh Bản đồ. 2004)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM <b><sub>349</sub></b>


<b>song các tuyến địa phương đôi khi vẫn sai giờ, trang thiết bị trên toa </b>
<b>tàu khá cũ, nhiều sân ga chưa được cải tạo, nâng cấp do vậy tính cạnh </b>


<b>tranh kém. V ê hàng không, đây cũng là khu vực có nhiều sân bay và </b>
<b>tuyến bay nối các điểm du lịch quan trọng trong tiểu vùng với các trung </b>
<b>tâm gứi khách lớn trong và ngoài nước. Theo trang w eb chính thức của </b>
<b>Tống C ông ty Hàng không Việt N am ', trong tiểu vùng có sân bay quốc </b>
<b>tế Phú Bài với năng lực thông qua 1,5 triệu khách/năm, sân bay quốc tế </b>
<b>Vinh với năng lực thông qua 3 triệu khách/năm, sân bay Thọ Xuân với </b>
<b>năng lực thông qua 6 0 0 .0 0 0 hành khách/nãm, sân bay Đ ồng Hới với </b>
<b>năng lực thông qua 5 0 0 .0 0 0 khách năm. Nhìn chung, các phương tiện </b>
<b>và mạng lưới giao thông vận tải hiện tại trong tiểu vùng có khả năng đáp </b>
<b>ứng tốt nhu cầu phục vụ khách du lịch trong 1 0 - 1 5 năm tới.</b>


<i><b>Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch</b></i>



<b>Theo số liệu từ Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Bắc Trung </b>
<b>Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030, năm 2011 tồn tiểu vùng có gần</b>
<b>4 0 .0 0 0 phòng, bằng 14,4% tổng số phòng của cả nước.</b>


2 0 0 0 2005 2010 2011 2015 2020 2025 2030


<b>Hình 8.20. số lượng buồng lưu trú tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ </b>


<b>giai đoạn 2000-2011 và dự báo tới 2030</b>


<i>(Nguồn: Tống hợp từ Quy hoạch Tổng thê phát triển du lịch Bắc Trung Bộ</i>
<i>đến năm 2020, tầm nhìn 2030)</i>


<b>Theo số liệu của V ụ Khách sạn Tổng cục Du lịch năm 2016, toàn </b>
<b>tiểu vùng đã có 2.569 cơ sở lưu trú với 60.467 buồng. Tuy nhiên, mới </b>
<b>chỉ có 3,19% số cơ sở lưu trú 3 đến 5 sao với 16,10% số buồng của toàn </b>
<b>khu vực. Số buồng trung binh trên 1 cơ sở lưu trú là khá cao, 24 buồng/ </b>


<b>cơ sở.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

350 PHẤN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>Căn cứ vào các điều kiện vị trí địa lý và tài nguyên, ở tiểu vùng </b>
<b>du lịch Bắc Trung Bộ có thể phát triển các sản phâm du lịch biến (tắm </b>
<b>biển, nghỉ dưỡng biển, tham quan và tìm hiêu văn hóa biển), du lịch di </b>
<b>sản (tìm hiểu di sản văn hóa thế giới, tìm hiểu văn hóa cộng đồng), du </b>
<b>lịch ẩm thực, du lịch hoài niệm (tham quan chiến trường xưa), du lịch </b>
<b>danh n h ân ...</b>


<b>N gười dân cả nước nói chung, người dân miền Trung, người N ghệ </b>
<b>An nói riêng rất đỗi tự hào và kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người </b>
<b>đã đưa đường, m ở lối cho cách mạng Việt Nam. Tour du lịch tham quan </b>
<b>Kim Liên - quê Bác là chương trình du lịch khơng thể thiếu cho các </b>
<b>đoàn khách đi qua vùng đất này. Các dịch vụ phục vụ khách tham quan </b>
<b>được ngành D u lịch N ghệ An tổ chức khá chu đáo, khoa học, để lại ấn </b>
<b>tượng tốt đẹp về một sản phấm du lịch đặc trưng xứ Nghệ.</b>


<b>Bảng 8.5. Hiện trạng cơ </b><i>sở</i><b> lưu trú tại tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ 2015</b>


<b>Hạng cơ </b>
<b>sở 1 ưu </b>


<b>trú</b>


<b>Đạt</b>


<b>chuẩn</b> <b>1 sao</b> <b>2 sao</b> <b>3 sao</b> <b>4 sao</b> <b>5 sao</b>



<b>Chưa</b>
<b>xếp</b>
<b>hạng</b>


<b>Tổng</b>
<b>số</b>


Số cơ sở 747 294 179 44 30 8 1.267 2.569


Số


buổng 13.552 6.821 8.145 3.530 3.946 2.265 22.208 60.467


Số
buổng
trung
bình


18 23 45 80 131 283 18 24


<i>(NiỊiiồn: Tâng hợp lừ số liệu Jo Vụ Khách sạn cung cấp) </i>


<i><b>Các loại hĩnh/sản phẩm </b></i>

<i>d u </i>

<i><b>lịch chính</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

<b>biến (dịch vụ tắm tráng, cho thuê áo phao, giữ đ ồ ...), nhiều sản phẩm </b>
<b>du lịch mới đã được bổ sung để làm phong phú sản phẩm như lượn </b>
<b>dù, ngôi ca nô cao tố c ... Những điểm du lịch biển mới xuất hiện với </b>
<b>xu hướng tạo ra các sản phẩm du lịch cao cấp ngày càng nhiều. Có thể </b>
<b>kể đến hệ thống các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp ở FLC </b>
<b>Sam son Beach & G o lf Resort, Sun Spa Resort, Bãi Lữ Resort, Thiên </b>


<b>Cam Resort, Sepon Boutique Resort, Tam Giang Resort and Spa, Villa </b>
<b>Louise Hue Beach and Spa, Ana Mandara Hue Beach R esort... Đ ây là </b>
<b>một trong những giải pháp hiệu quả đế nâng tỷ lệ quay lại của khách </b>
<b>du lịch nếu hình ảnh về các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp </b>
<b>ở đây đảm bảo, mang đến sự hài lòng cho khách du lịch trong và ngoài </b>
<b>nước. Rõ ràng rằng ngành du lịch tiểu vùng đã khai thác đúng hướng </b>
<b>và ngày càng hiệu quả đặc điêm tài nguyên nối trội trong vùng là tài </b>
<b>nguyên biển.</b>


<b>Loạt sản phẩm tiếp theo của tiểu vùng là du lịch di sản, mà trước </b>
<b>hêt là du lịch qua ba di sản thế giới của khu vực và kết nối với Ninh </b>
<b>Bình, Hà N ội, Quảng Ninh ở phía bắc, Quảng N am ở phía nam để thành </b>
<b>tour “Qua những m iền di sản thế giớ i”. Trong ba tỉnh có di sản, Thừa </b>
<b>Thiên - Huế và Quảng Bình thuận lợi hơn vì có kinh nghiệm khai thác </b>
<b>lâu hơn và có một số điều kiện thuận lợi hơn. Các tỉnh có di sản thế giới </b>
<b>đã khai thác tốt các giá trị của di sản, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm liên </b>
<b>quan đến di sản để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Bên cạnh </b>
<b>di sản thế giới, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cịn có rất nhiều di sản có giá </b>
<b>trị có thể khai thác thành sản phẩm du lịch như các di tích tơn giáo, tín </b>
<b>ngưỡng, tâm linh (Chùa Thiên Mụ, N hà thờ La Vang, Đ iện Hòn Chén, </b>
<b>Chùa Hương, Đ ền C u ô n g ..</b>


<b>Một trong những đặc điểm văn hóa của tiểu vùng này là cách chế </b>
<b>biến, trình bày và thuởng thức các món ăn của người dân ở đây đã đạt </b>
<b>đên trình độ nghệ thuật cao. Đ iêu đó giải thích tại sao một trong những </b>
<b>sản phấm du lịch hấp dẫn của tiểu vùng này là du lịch ẩm thực, tập trung </b>
<b>chủ yếu ở Huế. Đ ặc trưng của ẩm thực Huế là nhẹ nhàng mà cầu kỳ, </b>
<b>giản dị nhưng tinh tế. M ón ăn Huế vừa có loại sang trọng, cao lương </b>
<b>m ỹ vị, vừa có món m ộc mạc nhưng nhờ sự khéo tay, biết chế biến, biết </b>
<b>cách thức nêm nấu nên vẫn trở thành m ón ăn đầy thi vị. M ón ăn Huế</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

<b>giản dị, phong phú, mang hương vị, mùi ngon đằm thắm của sản phẩm </b>
<b>nơi đồng ruộng, đầm phá, núi sơng hịa quyện với phong cách vương </b>
<b>giả, cung đình. Ai đã từng ngồi ăn tô bún bò Huế, bát cơm hến, bữa </b>
<b>cơm chay Huế, cốc chè hẻm hay các loại bánh Huế như bánh bèo, bánh </b>
<b>bột lọc, bánh k h o á i... trên đất Thần kinh mới cảm nhận hết được “tính </b>
<b>Huế” trong lúc thưởng thức những món ăn này.</b>


<b>Loại hình du lịch đặc trưng của tiếu vùng là du lịch DM Z. N hững </b>
<b>di tích liên quan đến v ĩ tuyến 17, sông Bến Hải, ranh giới tạm thời giữa</b>
<b>2 miền Bắc N am trong suốt hơn 20 năm ghi dấu những chiến côn g của </b>
<b>quân và dân ta trong việc đấu tranh khôn khéo và anh dũng đê bảo vệ sự </b>
<b>toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc như địa đạo V ịnh M ốc, cầu </b>
<b>Bến Hải, hàng rào Mc Namara ở </b>

cồn

<b>Tiên, D ốc Miếu, Khe Sanh, nghĩa </b>
<b>trang Đ ường 9, nghĩa trang Trưòng Sơn, thành cổ Quảng T r ị... Bất cứ </b>
<b>khách du lịch nào, đặc biệt là các cựu chiến binh Việt Nam khơng ai có </b>
<b>thế cầm lịng được khi đứng trước những ngôi mộ sắp thắng hàng tại </b>
<b>nghĩa trang Liệt sĩ Trưòng Sơn hay N ghĩa trang liệt sĩ Quốc gia đường </b>
<b>9. Hình ảnh một khách du lịch - cựu chiến binh, thương binh đến viếng </b>
<b>thăm đồng đội vào buối chiều tà ở N ghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn làm </b>
<b>cho du khách hết sức xúc động:</b>


<i>Chợt giữa hồng hơn, một bủng người vừa tới</i>
<i>Lặng lẽ, khiêm nhường</i>


<i>Một bèn tay nâng nai chuối chín vàng</i>


<i>Một bên nách ha nén nhang bọc trong giấy đỏ</i>
<i>Trên ngực thắm một ngôi sao màu đỏ</i>



<i>Cánh tay hên nàv chỉ còn vãi áo đung đưa</i>
<i>Thãp nén nhang ìên, lời nói măv cho vừa</i>


<i>Chi có dịng lệ chảy dài trẽn má nhăn khắc khơ</i>
<i>Bao kỷ’ niệm chiến tnnhig xim cịn đó</i>


<i>Máu xương nàv đất thẳm trời cao</i>
<i>Chăng lạv xin một chút phước lộc nào</i>
<i>Chỉ cầu các anh linh nhẹ nhàng siêu thoát'</i>


352 ■ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<i>'</i> Đan Thanh. <i>Trên nghĩa trang Trường Sơn.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

Chương 8. CÁC VÙNG DU <b>ụCH </b>VIỆT NAM <sub>353</sub>


<b>Đứng nhin sông Thạch Hãn, nghĩ về sự hi sinh của các chiến sỳ </b>
<b>tiêp lương tải đạn cho đồng đội cúa mình chiến đấu trong Thành cổ </b>
<b>Quảng Trị suốt 81 ngày đêm năm 1972, khách du lịch nhớ đến bài “Đ ị </b>
<b>xi Thạch Hàn”:</b>


<i>Đị xi Thạch Hãn xin chèo nhẹ </i>
<i>Đáy sơng cịn đỏ bạn tơi nằm </i>
<i>Có ti hai mươi thành sóng nước </i>
<i>Vơ vên bờ bãi mãi ngàn năm'</i>


<i><b>Khách du lich</b></i>



<b>Lượng khách du lịch đến tiểu vùng hiện nay mới chiếm một tỷ </b>
<b>trọng khiêm tốn, từ 6 đến 12%, trong đó khách quốc tế chỉ chiếm 6 - 8% </b>


<b>lượng khách cả nước.</b>


<b>o Khách quốc t ế H Khách nội địa</b>


<b>2 5 .00 %</b>
2 0.0 0%


<b>1 5.00%</b>


10<b>.</b>0 0<b>%</b>


<b>5.00%</b>


0<b>.</b>00<b>%</b>


SỐ liệu thực trạng


Số liệu dự báo


<i>u ề ả</i>


<b>20 0 1 </b> <b>2 0 0 5 </b> <b>2 0 0 6 </b> <b>2 0 0 7 </b> <b>2 0 0 8 </b> <b>2 0 0 9 </b> <b>2 0 1 0 </b> <b>2 0 1 1 </b> <b>2 0 1 5 </b> <b>2 0 2 0 </b> <b>2 0 2 5 </b> <b>20 3 0</b>


<b>Hình 8,21. Lượng khách đến tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ so với cả nước </b>
<b>giai đoạn 2001 - 2011 và dự báo tới 2030</b>


<i>(Nguồn: Tỏng hợp từ Quy hoạch Tổng thế phát triển du lịch vùng Bẳc Trung </i>
<i>bộ đên năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch</i>


<i>Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030)</i>



<b>Khách quốc tế tập trung nhiều ở Thừa Thiên - Huế (chiếm 76,8% </b>
<b>lượng khách đến tiểu vùng vào năm 2010"). Lượng khách quốc tế đến </b>
<b>tiêu vùng tăng nhanh sau khi các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển cao</b>


' Lê Bá Dương ( 1987). <i>Đị xi Thạch Hãn.</i>


- Nguồn: <i>Quỵ hoạch Tổng thể ph á i triển du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

<b>cấp ra đời. N hìn chung, trong gia đoạn 2006-2011 lượng khách du </b>
<b>lịch quốc tế đến tăng trung bình 10,7% /năm. Thị trường khách du lịch </b>
<b>A S E A N , Tây Âu chiếm trên 60% thị phần khách du lịch quốc tế đến </b>
<b>tiêu vùng này.</b>


<b>Khách nội địa, đặc biệt là khách tị các tỉnh phía Bắc thường chọn </b>
<b>các điểm du lịch biển trong khu vực. Những điểm du lịch như sầm Sơn, </b>
<b>Cửa Lò vẫn là điểm thu hút nhiều khách nhất. Những người có thu nhập </b>
<b>cao đã bắt đàu chuyển hướng sang các điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp </b>
<b>như FLC, Bãi Lữ, Đ ồng Hới, Lăng C ô ...</b>


354 ■ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẤN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>Bảng 8.22. LưỢng khách đến tham quan, du lịch tiểu vùng du lịch Bắc Trung Bộ </b>
<b>giai đoạn 2001-2011 và dự báo tới 2030.</b>


<i>(NíỊuần: Tổng hợp lừ Qtiv hoạch Tong thê phái triên du lịch </i>
<i>vùtiíỊ Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

<b>với giá trị sán xuất của ngành du lịch lần lượt là 12.300, 20.705, 3 1 .0 5 7 </b>
<b>và 44.485 nghìn tỷ'.</b>



Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM . 355


<b>Câu hỏi ôn tập và thảo luận</b>


<b>1. Hãy trình bày những tài nguyên du lịch phổ biến và đặc trưng ở tiểu </b>
<b>vùng du lịch Bắc Trung Bộ.</b>


<b>2. Hãy đề xuất định hướng sản phẩm, định hưóng thị trưịng và định </b>
<b>hướng khai thác không gian tiểu tiểu vùng du lịch Bắc Trung B ộ.</b>
<b>3. Hãy xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phưoTig </b>


<b>đế liên kết du lịch trong tiểu vùng này phát triển m ột cách bền vững.</b>
<b>4. Hãy xác định sản phẩm du lịch đặc trưng hay thế mạnh của tiểu vùng </b>


<b>du lịch Bắc Trung B ộ trong liên kết phát triển du lịch với các vùng </b>
<b>khác của Viêt Nam.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

<b>8.3.2. TIỂU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ</b>


<b>Tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh </b>
<b>Quảng Nam, thành phố Đà Nằng, Quảng N gãi, Bình Định, Phú Yên, </b>
<b>Khánh Hòa, Ninh Thuận, Binh Thuận. Tồn tiểu vùng có diện tích phần </b>
<b>đất liền là trên 41.0 0 0 km% dân số hơn 9 triệu người, mật độ trung bình </b>
<b>khoảng gần 220 n gư ờ i/k m l Có thê dề dàng nhận thấy rằng, tiêu vùng </b>
<b>du lịch D uyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế nói chung, vị trí </b>
<b>địa lý du lịch nói riêng rất thuận lợi. Tiếu vùng du lịch Duyên hải Nam </b>
<b>Trung B ộ tiếp giáp Đ ơng Nam Bộ ở phía nam, có mối quan hệ mật thiết </b>
<b>hữu cơ với Đ ơng Nam Bộ về kinh tế nói chung, trong hoạt động du lịch </b>
<b>nói riêng. Phía tây là Tây N guyên, nơi có những nguồn tài nguyên du </b>


<b>lịch khác biệt, sẽ là một đối tác thích hợp để liên kết đa dạng hóa sản </b>
<b>phẩm du lịch. Tiểu vùng này như là chiếc cầu nối, là cửa ngõ ra biển </b>
<b>của du lịch Tây N guyên và của Lào, Campuchia, Thái Lan và ngược lại.</b>


<i><b>Tài nguyên du lịch tự nhiên</b></i>



<b>Khu vực này có địa hình rất đa dạng với đủ loại địa hình như núi </b>
<b>cao, đồi, đồng bằng và dải cồn cát ven biển, các bãi biên. Sự phong phú </b>
<b>của các dạng địa hình đã tăng thêm giá trị thâm mỹ cua canh quan thiên </b>
<b>nhiên nơi đây. Đ ây là điều kiện hết sức thuận lợi đế ngành du lịch các </b>
<b>tinh trong khu vực phát triên.</b>


<b>Dựa lưng vào Tây N guyên, dọc theo chiều dài từ Bắc vào Nam, </b>
<b>khách du lịch đi qua rất nhiều đèo do có nhiều dãy núi từ phía tây chạy </b>
<b>thẳng ra biển, chia nhỏ phần duyên hai thành các đồng bằng nhỏ hẹp, </b>
<b>tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biên đẹp. </b>
<b>Những đèo này thường nằm sát biên, có tầm nhìn xa và cảnh quan đẹp </b>
<b>nên cũng là những điêm dừng chân ngăm cảnh trong các tour dọc quôc </b>
<b>lộ 1 như đèo Hải Vân, đèo Le (núi Hòn Tàu), đèo Binh Đ ê, đèo Cù </b>
<b>M ông, đèo Cả, đèo Phú C ũ ... Từ những đinh đèo này có thể thấy rõ </b>
<b>những bán đảo, những vũng, vịnh, đàm phá dọc bờ biển như bán đảo </b>
<b>Sơn Trà, bán đảo Phương Mai, bán đảo Đầm Môn, vịnh Đ à Nằng, vịnh </b>
<b>Quy NhoTi, bán đảo Vĩnh Cửu, đầm Cù M ông, đầm Thị N ại, đầm Ơ </b>
<b>Loan, vịnh Vũng Rơ, vịnh Văn Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang, </b>
<b>vịnh Cam Ranh, vịnh Phan Rang, vịnh Phan T h iết... </b>

v ề

<b>phía tây, tù'</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

<b>các tĩnh duyên hai lên Tây N guyên cũng có nhiều đường đèo quanh co </b>
<b>ngoạn m ục như đèo Violet, đèo An Khê, đèo Khánh Lê (Hòn Giao), đèo </b>
<b>Ngoạn M ụ c ... N hững đồng bằng miền Trung được hình thành liên quan </b>
<b>đến quá trình biến tiến, biển lùi trong thế H olocene với các dấu tích mài </b>


<b>mịn thành các các bậc thềm rõ rệt. Đ i từ trong ra phía biển, địa hình </b>
<b>thấp dần với các bậc 40-25 m, 25-15 m, 15-5 m, 5-4 m... Sóng biển và </b>
<b>gió đã tạo thành những cồn cát di động dọc đường bờ và về phần mình, </b>
<b>những cồn cát đã góp phần hình thành những đầm phá ở cửa sông ven </b>
<b>biên. N hiêu bãi biên ven bờ D uyên hải m iền Trung có đặc điểm cát </b>
<b>trăng, mịn, có độ nghiêng nhỏ, nước biến trong xanh. Vùng duyên hải </b>
<b>miền Trung có nhiều bãi biển có tên trong danh sách các bãi biển đẹp </b>
<b>nhất Việt Nam được mô tả và khuyến cáo khách du lịch không nên bỏ </b>
<b>lỡ khi đến Việt Nam như bãi biển M ỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà, N on Nước </b>
<b>(Đ à N ằng), Cửa Đại (Quảng N am ), Sa Huỳnh, M ỹ Khê (Quảng Ngãi), </b>
<b>Bãi Bàu, Bãi Xép, Bãi N hổm , (Bình Định), Long Thủy, Tuy Hòa (Phú </b>
<b>Y ên), Nha Trang, D ốc Lết, Đại Lãnh (Khánh Hòa), Ninh Chữ, (Ninh </b>
<b>Thuận), Mũi N é (Bình T h u ận )..</b> <b>Theo trang báo điện tử VnExpress, </b>
<b>bãi biến Mỹ Khê - Đ à N ang đã được Tạp chí Porbes (M ỹ) bình chọn là </b>
<b>1 trong 6 bãi biến hấp dần nhất hành tin h \ Trong khi đó lại có những bãi </b>
<b>biến toàn cuội, sỏi, độ dốc lớn. Có thể kể tên một số bãi biển kiểu này </b>
<b>như bãi Cà N á (Ninh Thuận), bãi Hoàng Hậu^ (Bình Đ ịn h )... Khách </b>
<b>du lịch qua vùng duyên hải miền Trung không thể không nhắc đến một </b>
<b>cảnh quan biên đế lại ấn tượng rất đặc sắc là cảnh quan Gành Đá Đĩa </b>
<b>(Phú Y ên) và Công Tò V ò (Lý Sơn). Đ ây là những thành tạo do hiện </b>
<b>tượng dung nham phun trào từ lòng đất, khi tiếp xúc với vỏ Trái Đất gặp </b>
<b>nước biên đã ngưng kết thành những kết cấu đặc biệt. Do có nhiều vũng </b>
<b>vịnh nên nhiều bãi tắm trên dọc duyên hải miền Trung có nước trong, </b>
<b>sóng khơng lớn, cát mịn và khá sạch.</b>


Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM . 357


' http:/7www.roughguides.com/article/best-beaches-in-vietnam/.


‘ Loncly Planct. Vietnam Cambodia Laos & Northern Thailand travel guide.



’ http;/7dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/da-nang/my-khe-mot-trong-sau-bai-
biẹn-qụyen-ru-nhat-hanh-tinh-2880918.html.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

<b>N ằm ở phía Đ ôn g Trường Sơn và cao nguyên Tây N guyên, khí hậu </b>
<b>D uyên hải Nam Trung B ộ m ang sắc thái á xích đạo. Tổng lượng nhiệt </b>
<b>trong năm lớn, từ 2500 đến 3000 giờ nắng/năm, theo </b> <i>Viện Khoa học </i>
<i>K hỉ tượng Thủy văn và Biến đổi khi hậu,</i><b> năm 2014, Ninh Thuận là địa </b>
<b>phương tổng số giờ nắng lớn nhất cả nước với giá trị là 2.965 giờ (trang </b>
<b>22). N hiệt độ trung bình năm toàn vùng là 27 độ, biên độ nhiệt thấp. </b>
<b>Lượng mưa tưoTig đối thấp, trung bình khoảng 1200 mm, giảm dần từ </b>
<b>tây sang đông, từ bắc vào nam. Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa thấp </b>
<b>nhất, tổng lưọTig mưa cả năm 2014 thấp nhất cả nước với giá trị là 509 </b>
<b>mm (trang 20). Mùa mưa đến chậm, bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12, tập </b>
<b>trung vào tháng 9 đến tháng 11. V ào thời gian này, thời tiết ở tiểu vùng </b>
<b>chịu ảnh hưỏng nhiều của gió phơn Tây N am và các trận bão lớn. Nhìn </b>
<b>chung, số giờ nắng cao, nhiệt độ trung bình cao, khơng có thời tiết lạnh, </b>
<b>mưa đến muộn hơn, không rơi vào “mùa hè” của các tỉnh phía Bắc nên </b>
<b>khí hậu ở đây có thể được coi là tài nguyên du lịch phù họp với các hoạt </b>
<b>động du lịch biển như tắm biển, khám phá biển đ ả o ...</b>


<b>M ột trong những loại tài nguyên du lịch tự nhiên cũng được ngành </b>
<b>du lịch tiếu vùng khai thác khá hiệu quả là tài nguyên nước và bùn </b>
<b>khoáng. Trong tương lai, các điếm nước khoáng, bùn khoáng này sẽ </b>
<b>cung cấp những sản phẩm du lịch có giá trị khơng nhỏ vào thu nhập du </b>
<b>lịch tiểu vùng. Tiêu biểu là các điểm khoáng Tháp Bà, trong 1-resort, </b>
<b>khu du lịch Trăm Trứng (Khánh Hòa), Phước Nhơn (Đ à N ằng), Tây </b>
<b>Viên (Quảng N am ), Thạch B ích, Thạch Trụ, Nghĩa Thuận (Quảng </b>
<b>N gãi), H ội Vân (Bình Định); Phú Sen, Trà ơ , Lạc Sanh (Phú Yên); Nha </b>
<b>Trang, Cam Ranh, Đảnh Thạnh (Khánh Hòa); Tân Mỹ Á (N inh Thuận); </b>


<b>V ĩnh Hảo, DaKai (Bình T h u ận )...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM <sub>359</sub>


TIÉU VỦNG DU LỊCH DUYÊN IIẢI NAM TRUNG B ộ
iiX )°in


k ...


<b>/ </b> <b>. . . . </b> <b>V i</b>


<i>J </i> <i>~ĩ, </i> {ứy I .a ti


<i><b>( H I Ị V .l.SÌ</b></i>
<i><b>T À I N<;|: \ t s » t l . R H</b></i>


<b></b>


<b>-lli;u /N ư .V U1.M1.Í</b>


<i>J</i> <b>liái I;(||I</b>


<i>*</i> <b>♦</b> <b>l)l lícll lỊCh sữ/ riláll^ wánll</b>


<b>i)ầ i. iriiili. diÌM</b>


<i>L</i> <b>Nli,! rlK*</b>


<b>Ẳ </b><i>Ũ</i> <b>rii.iptVi / 1 ílii)! nnị</b>



<b>H « .</b> <b>ll.iii.Ii</b>


<i>ỈỀ l ấ</i> <b>KHit </b> <b>rilk^</b>


<i>t</i> <b>l.êll.;.!</b>


<b>©</b> <b>1 >1 'ãll vỉll ll.M llic ^j<*i</b>


<b>c (> s<‘<</b> <b>V í C .U Ấ </b>1<b> K Ỳ T I I L Ậ T D U L ỊC H</b>
<b>< \'>ciị! iniilì kièii ink</b>


<b>fỉ</b> <b>Kli.icli \aii /Kt«wr</b>


<b>c : ></b> <b>Kliii I<II IkIi/ Khii Mil J|.<I yi;ii Irí</b>


<b>></b> <b>S^II ị;iHl</b>


<b>c i a o t i i ổ n í;</b>


<b>—1<__ QiiÁ,- Vv tứii ilinìti^</b>


<b>1.:</b> <b>! mli 1.) 1611 .lưítip</b>


<b>X X</b> <b>SAii (m\ qiMK' tủ SÕ</b>11<b> tvụ iKii ilĩa</b>


<b>ơ t</b> <b>Hf II xi' </b><i>ị</i><b> U' </b><i>1</i> <b>\c I4i</b>


<b>D Ù T I I Ị</b>


<i>ÌU \</i><b> «IU</b>



<b>"c </b> .•


<i><b>\ \ ỉ i’^<rU,„.K[ứuf</b></i>


<i>^</i> <b>- v T ^ c ' b í ế » i h i í i i s D . * c : i a </b> <b>i T C m í S I Ỉ H N . r i .i è . i Á.I </b>


<i>9</i> <i><b>. N g o i l í ặ </b></i> <b>r h íi.i</b>1<b>TùỂj^</b>


<b>Hình 8.23. Bản đồ tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

<b>Trong tiểu vùng này có 2 VQG có những giá trị sinh học khá đặc </b>
<b>thù, rất hấp dẫn khách du lịch là VQG Phước Bình và V Q G Núi Chúa.</b>


<i>VQG Phước Bình</i><b> có tổng diện tích gần 20.000 ha, với hơn 50% </b>
<b>diện tích là khu bảo vệ nghiêm ngặt. VQG Phước Bình nằm liền kề </b>
<b>VQG Bi Doup - Núi Bà (Lâm Đ ồng), tạo thành một vùng bảo tồn thiên </b>
<b>nhiên rộng lớn của hệ sinh thái rừng vùng núi cao đa dạng sinh học ở </b>
<b>Tây N guyên và Nam Trung Bộ. Bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên tiêu </b>
<b>biểu, độc đáo của hệ sinh thái rừng vùng núi cao với các kiếu rừng </b>
<b>kín thường xanh, rừng mưa ẩm nhiệt đới; rừng hỗn họp cây lá rộng </b>
<b>và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim; rừng thưa cây họ dầu tiêu biểu </b>
<b>cho kiểu rừng khô hạn của tỉnh Ninh Thuận và Tây N guyên, còn gọi </b>
<b>là rừng khộp. Vào mùa khô, cây lá rụng nhiều, ở mặt đất lại thưÒTig là </b>
<b>các loại cỏ, le và cây con mọc dày đặc nên loại rừng này rất dễ cháy. </b>
<b>Tuy nhiên, chính lửa rừng lại là yếu tố tích cực làm quả cây có đủ điều </b>
<b>kiện để nảy mầm và tạo nên sức tái sinh mãnh liệt của rừng khộp. Vào </b>
<b>mùa khô, rừng trơ trụi lá, đất đai khơ cằn, các dịng suối trong rừng hầu </b>
<b>hết đều cạn kiệt, nhìn như những khu rừng chết, nhưng chỉ cần có một </b>
<b>cơn mưa thoáng qua là cả khu rừng lập tức bừng màu xanh trở lại. Đây </b>


<b>chính là nét đặc trưng của VQG Phước Bình. Theo Ban Quản lý VQG, </b>
<b>ở đây có 1.225 loài thực vật và 327 lồi động vật q hiếm '.</b>


<i>VQG Núi Chúa</i><b> có ba mặt giáp biển, địa hình lịng chảo, ngăn cách </b>
<b>ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao trên 500 m cho </b>
<b>đến trên 1.000 m, cao nhất là đỉnh núi Cơ Tuy có độ cao 1.039 m. VQG </b>
<b>Núi Chúa có 9 tháng khơ, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào </b>
<b>loại khô hạn nhất ở Việt Nam , với lượng mưa trung bình năm dưới 700 </b>
<b>mm, có những năm dưới 500 mm. Đ ây là vùng đặc biệt đê nghiên cứu </b>
<b>sinh vật và m ôi trường vùng khô hạn và bán khô hạn, nhất là ở một </b>
<b>nước nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều như nước ta. VQG Núi </b>
<b>Chúa sẽ cho khách du lịch một trải nghiệm 5 kiểu rừng khô hạn như </b>
<b>một châu Phi thu nhỏ với thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, m ột điều lý thú </b>
<b>và đặc trưng ở đây.</b>


<b>360 ■_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẦN2.BỊALÝũmỊCHVIỆTNflM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

Chương 8. CÁC VÙNG DU ụCH VIỆT NAM . 361


<b>ô 8.3. vườn Q uốc g ia Núi Ch úa</b>


Theo trang w eb "Sinh vật rừng Việt Nam", VQG Núi Chúa có tổng diện tích tự
<i>nhiên gần 30.000 ha, tro n g đó 22,5 nghìn ha trên đất liền và 7,5 nghìn ha là biển. </i>
VQG Núi Chúa có 1.265 lồi thực vật bậc cao có mạch và 306 lồi động vật gồm
lớp chim, thú, bò sát và lưỡng cư, đặc biệt có nhiều lồi động, thực vật q hiếm.
VQG Núi Chúa là mẫu chuẩn duy nhất vể hệ sinh thái rừng khơ hạn có đặc trưng
và độc đáo của Việt Nam và diện tích rừng thường xanh cây lá rộng xen kẽ cây
lá kim đặc trưng của vùng khí hậu á nhiệt đới ẩ m ... cịn mang tính chất ngun
sinh.Trên m ộ t diện tích khơng lớn, song ở đây có 6 kiểu hệ sinh thái khác nhau là
hệ sinh thái trên cát biển, hệ sinh thái rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới, hệ


sinh thái tru ô n g gai, hạn nhiệt đới, hệ sinh thái trảng cây to - cây bụi cỏ cao khô
nhiệt đới, hệ sinh thái rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới và hệ sinh thái rừng kín
thường xanh hơi ẩm nhiệt đới núi thấp. Trong các kiểu hệ sinh thái trên đã ghi
nhận được 1.504 lồi thực vật bậc cao có mạch trên cạn nằm trong 85 bộ, 147 họ
và 596 chi th u ộ c 7/8 ngành thực vật khác nhau có ở Việt Nam! Trong VQG đã ghi
nhận được 306 lồi động vật hoang dã có xương sống thuộc 89 họ, 29 bộ của 4
lớp động vật, tro n g đó có nhiểu lồi động vật q hiếm như: Chà chân đen, Gấu
ngựa, Rùa da, Đ ổi mồi, Vích... Nhiểu lồi chim quý hiếm vẫn còn hiện diện như:
Cổc biển bụng trắng, Gà lịi, Phướn đất, cơng...


<i>Nguồn: Trang Web "sinh vật rừng Việt Nơm</i>


<b>N goài ra, m ột nét đặc trưng khác của VQ G Núi Chúa là VQG còn </b>
<b>quản lý Khu bảo tồn biển với trên 350 lồi san hơ, trong đó có 307 lồi </b>
<b>san hơ cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ. Núi Chúa còn là nơi có có </b>
<b>3 lồi rùa biến đến sinh sản như Đ ồi m ồi, Rùa xanh, Quản đồng. Tour </b>
<b>du lịch xem rùa đẻ trứng sẽ là một sản phẩm du lịch hấp dẫn của Ninh </b>
<b>Thuận nếu biết tổ chức và khai thác tốt.</b>


<i><b>D i tích lich sử văn hỏa </b></i>

<b><sub>i</sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

<b>362</b> <b>PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM</b>


<b>lịch sử văn hóa, trong đó có 691 di tích cấp tình, 187 di tích được cơng </b>
<b>nhận cấp quốc gia và 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 2 di sản thế giới.</b>


D i tích ch ư a xếp hạng #; Di tích cấp tỉn h


^ Di tích quốc gia Di tích q uốc gia đ ặ c b iệ t
« Di sản th ế giới



<b>Hình 8.24. Cơ cấu di tích lịch sử văn hóa tiểu vùng du lịch Dun hải Nam Trung Bộ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

<b>nhau với nhiều đường nét hoa văn tniyền thống như người Hoa có hội </b>
<b>qn Quảng Đ ơng, hội quán Dương Thương, hội quán Phước Kiến, hội </b>
<b>quán Hai Nam, hội quán Triều Châu, người Việt có nhà thờ Tộc Trần, </b>
<b>nhà thờ Tộc N guyễn Trường, chùa Phước Khánh, chùa Long Tuyền, </b>
<b>chùa Phước Lâm, Vạn Đ ức, Kim Bủii, Viên Giác,... Các di tích nhà </b>
<b>cửa, chùa chiền, hội quán, đường phố ngày nay ở phố cổ Hội A n hầu </b>
<b>như còn nguyên vẹn và nguyên bản. X ét theo các tiêu chí di sản thế </b>
<b>giới thì có thể thấy Hội An là một biểu hiện vật chất nổi bật của sự hòa </b>
<b>hợp giữa các nền văn hóa kéo dài trong lịch sử tại một cảng thương mại </b>
<b>quốc tế. Bên cạnh đó, Hội An cịn là một ví dụ tiêu biểu về sự bảo tồn </b>
<b>một thương cảng châu Á truyền thống, hiện vẫn còn giữ được hình dạng </b>
<b>kiên tnìc và quy hoạch ban đâu của nó với chức năng như là một thương </b>
<b>cảng Đ ông N am Á taiyền thống'.</b>


<b>Giữa thế kỷ thứ IV và thế kỷ thứ XIII, một nền văn hóa độc đáo </b>
<b>có nguồn gốc Ấ n Đ ộ giáo đã phát triển ở vùng duyên hải miền Trung </b>
<b>Việt Nam đương đại. Đ iều này được minh họa bằng hàng loạt các </b>
<b>đền tháp nằm trong một vùng được coi là thủ đơ tơn giáo và chính </b>
<b>trị của vương quốc Chăm-pa trong hầu hết giai đoạn lịch sử tồn tại </b>
<b>của nó. Thánh địa M ỳ Sơii nằm trong một thung lũng được bao bọc </b>
<b>bởi những dãy núi cung cấp nước đầu nguồn cho sông Thu Bồn linh </b>
<b>thiêng, kết nối những vùng đất thánh địa với kinh đô và cửa biển. </b>
<b>Các ngôi đền tháp được xây dựng hơn mười thế kỷ phát triển liên tục </b>
<b>tại vùng đất trung tâm trên quê huOTig của bộ tộc Dừa bởi vương triều </b>
<b>Chăm-pa. Dưới ảnh hưởng cúa văn hóa Hindu, người ta đã xây dựng </b>
<b>những cơng trình để tôn thờ các vị thần Hindu là Vishnu, Shilva và </b>
<b>Krishna. Các ngôi đền tháp tượng trưng cho sự cao cả và độ tinh khiết </b>


<b>của núi Meru, huyền thoại núi thiêng ở trung tâm của vũ tại, nơi ở </b>
<b>của các vị thần. Các tháp được xây dựng bằng gạch nung, có nhũng </b>
<b>phù điêu bằng đá sa thạch, m iêu tả các cảnh trong thần thoại Hindu. </b>
<b>Các cơng trình ở M ỹ Sơn được xây dựng liên tục trong khoảng thời gian </b>
<b>mười thế kỷ. Theo ủ y ban Di sản Thế giới^, thánh địa M ỹ Sơn là một </b>
<b>bức tranh sinh động về đời sống tinh thần và chính trị trong một giai</b>


<b>' </b> <b>h ttp ://w h c.u n esco .o rg /en /list/9 4 8 .</b>
<b>- </b> <b>h ttp ://w h c.u n esco .o rg /en /list/9 4 9 .</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

<b>đoạn quan trọng của lịch sử Đ ông Nam Á. Căn cứ vào các tiêu ch í của </b>
<b>di sản thế giới, thánh địa Mỹ Sơn là một ví dụ tiêu biếu về giao lưu văn </b>
<b>hóa, là kết quả của sự thích ứng của văn hóa bản địa với ảnh hường văn </b>
<b>hóa từ bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật Àn Đ ộ giáo và kiến tríic của tiếu </b>
<b>lục địa Ấn Đ ộ. N goài ra, các di tích tháp Chăm ở Mỳ Sơn nói riêng, ở </b>
<b>duyên hải Trung Bộ và Tây N guyên nói chung là bằng chứng về sự tồn </b>
<b>tại của một nền văn hóa Chăm-pa rục rỡ trên đất nước Việt Nam.</b>


<b>Có lẽ tháp Chăm là loại di tích mà khách du lịch gặp nhiều nhất </b>
<b>khi đến tham quan du lịch tiểu vùng du lịch Duyên hải miền Trung. </b>
<b>Không kể khu đền tháp M ỹ Sơn, đến tỉnh nào cũng có thể thấy tháp </b>
<b>Chăm như tháp Đ ôi, tháp Bánh ít, tháp Dương Long, tháp Cánh Tiên, </b>
<b>tháp Phú Lốc, tháp Bình Lâm, tháp Ponagar, tháp Po Klong Giarai, tháp </b>
<b>Pô rô m ê, tháp Pơ sah ín ư ... Lịch sử xây dựng các đền tháp Chăm-pa </b>
<b>kéo dài từ cuối thế kỷ thứ VII đến đầu thế kỷ XVII. Trong khoảng thời </b>
<b>gian này, những người Chăm xưa đã đê lại một số lưọng lớn các công </b>
<b>trình kiến trúc đền tháp, thành luỳ, các tác phẩm điêu khắc. Hiện tại, có </b>
<b>trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến </b>
<b>trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính tồn cầu, xứng đáng </b>
<b>nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Trong khu vực cũng có </b>


<b>nhiều di tích lịch sử tơn giáo rất hấp dẫn khách du lịch bởi g iá trị tôn </b>
<b>giáo, giá trị văn hóa và lịch sử như chùa Linh ú n g , Chùa Thập Tháp </b>
<b>(Thập Tháp Di Đ à), chùa Sơn Long (chùa Hang), chùa Long Khánh, </b>
<b>chùa Linh Phong, chùa Từ Quang, nhà thờ Chánh lòa Quy N hơn, nhà </b>
<b>thờ Măng L ăng... N gồi ra cịn có nhiều di tích có giá trị như các di tích </b>
<b>Tây Sơn, từ đường Bùi Thị Xuân, từ đường V õ Văn Dũng, bảo tàng Tây </b>
<b>Sơn, mộ Đ ào Tấn, mộ nhà thơ Hàn Mặc Tứ... cùng nhiều di tích lịch sử </b>
<b>cách mạng khác.</b>


<i><b>Các cơng trình kiến trúc và cơng trình đương đại</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

<b>Mặt Trời và công viên châu Á (A sia park), tố hợp du lịch Bà N à Hills </b>
<b>(Đà N ằ n g )....</b>


<i><b>L ễ hội</b></i>



<b>Một trong những lề hội văn hóa truyền thống gắn liền với cuộc </b>
<b>sống cư dân vùng biển là lễ hội thờ Cá voi, loài cá được ngư dân tôn là </b>
<b>vị thần linh thiêng luôn che chở cho mọi người ngoài biển khơi. Các lễ </b>
<b>cúng cá Ông, lễ nghinh ô n g , lễ hội cúng B à ,... diễn ra ở tất cả các tỉnh </b>
<b>duyên hải m iền Trung. N hiều lễ hội ở đây diễn ra từ 3 đến 5 ngày liền, </b>
<b>gắn với cuộc sống ở biển như lễ cầu ngư, lễ khao lề thế lính, lễ hội sông </b>
<b>nước Tam Giang, lễ hội đầm Ô Loan, lễ hội Yến S à o ... Tại các lễ hội </b>
<b>này có các loại hinh nghệ thuật diễn xướng dân gian, các trị chơi sơi </b>
<b>động, hấp dẫn, như hát bội, hát bả trạo, bài chòi, hát hò khoan đối đáp, </b>
<b>đua ghe, đấu vật, đua thuyền, thi nấu cơm , làm bánh... thu hút hàng </b>
<b>ngàn người tham d ự ... Loại lễ hội thứ hai là lề hội của người Chăm như </b>
<b>lễ hội cầu mưa, lề m ỡ cửa tháp, lễ hội Ka tê, lễ hội Ramadan, lễ hội tháp </b>
<b>bà Ponagar...</b>



<i><b>Làng nghề thủ công truyền thống và ẩm thực</b></i>



<b>Nghồ thủ công truyền thống ở vùng du lịch Duyên hải N am Trung </b>
<b>Bộ có lịch sử phát triển từ lâu đời trên hầu hết các địa phưcmg trong </b>
<b>vùng và đã đưa ra thị trường nhiều sản phấm không chỉ nồi danh trong </b>
<b>nước mà ca nước ngoài. Các làng nghề tiêu biếu có giá trị khai thác du </b>
<b>lịch như làng làng gốm Thanh Hà, làng đồng Phước Kiều, làng lụa Mã </b>
<b>Châu, đèn lồng Hội An, làng m ộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế (Quảng </b>
<b>N a m ).. .Trà Quế là m ột trong những ví dụ điển hình của việc khai thác </b>
<b>giá trị du lịch của các làng nghề ở D uyên hải N am Trung Bộ. Đ èn lồng </b>
<b>Hội An, gốm Bàu Trúc cũng là những nơi khá thành công trong việc </b>
<b>phát triển sản phấm du lịch làng nghề.</b>


<b>Ẩ m thực vùng du lịch Duyên hải Nam Trung B ộ có hương vị rất </b>
<b>phong phú. Đ ỏ và nâu sậm là màu chủ đạo thấy ở các m ón ăn ở đây. </b>
<b>So với các m ón ăn m iền Bắc, các món ăn vùng này có nhiều vị hơn, </b>
<b>nhưng nối trội là vị đậm hơn, cay hơn. Các món ăn mà du khách thích </b>
<b>thưởng thức khi đến tham quan du lịch tiểu vùng này là bánh tráng thịt </b>
<b>heo Đ à Nằng, bún chả cá Bình Đ ịnh, sị huyết Ơ Loan (Tuy Hịa), cháo</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

<b>366</b> <b>PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LCH VIỆT NAM</b>


<b>tơm hùm Bình Ba (Khánh Hòa), cháo cá Nức (Ninh Thuận), yến sào </b>
<b>Hòn N ội (Khánh Hòa), m ỳ Quảng, cao lầu phố Hội, cơm gà Tam Kỳ, bê </b>
<b>thui Cầu Bống, nhông Ninh Thuận, Bình Thuận, bánh tráng B.nh Định, </b>
<b>bánh tráng Hòa Đ a (Phú Y ên), Phú Long (Binh T huận)...</b>


<b>Theo dọc bờ biển Duyên hải Nam Trang Bộ, tinh nào cũng sản </b>
<b>xuất được nước mắm ngon như nước mắm Nam ô (Đà Nang), Gành </b>
<b>Đ o (Phú Y ên), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Phan </b>


<b>Thiết (Bình Thuận). N goài ra khi đến các tỉnh Duyên hải Nam Trung </b>
<b>Bộ, khách du lịch thường tìm mua tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng (Quảng </b>
<b>N gãi), nho, táo (Ninh Thuận), thanh long (Bình Thuận), n:ạch nha, </b>
<b>đường phổi, kẹo gương Tư N ghĩa (Quảng N gãi), rượu nho Phan Rang, </b>
<b>mật nho (Ninh T huận)...</b>


<i><b>Hệ thống giao thông</b></i>



<b>Hệ thống giao thông đường bộ ở tiểu vùng khá phát triển. Khách </b>
<b>du lịch có thể đến đây bằng ơ tô, tàu hỏa, máy bay.</b>


Hà Nồi


740 Đà Nẵng
770 30 Hội An
798 58 44 Mỹ Sơn


762 22 9 37 Vĩnh Điện
814 65 51 66 36 Tam Kỳ


864 115 101 116 86 50 Quàng Ngãi
1038 289 275 290 260 224 174 Quỵ Nhơn
1130 389 375 390 360 324 274 100 Tuy Hòa


1279 509 495 510 480 444 394 220 120 NhaTrang


1362 614 600 615 585 549 499 325 225 105 Phan Rang
1509 761 747 762 732 696 646 472 372 252 147 Phan 1


1690 959 945 960 930 894 844 670 570 450 345 198 Tp Hổ Chí


Minh


<b>Hình 8.25. Khoảng cách giữa một sô điểm trong tiều vùng du lịch Duyên hải</b>


<b>Nam Trung Bộ </b>(đơn vị: km)


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<b>Mạng lưới đường ô tô khá dày, rất nhiều tuyến chạy ngang, nối vào </b>
<b>Q L l về hai phía như QL14B, QL14E, Q L24B, QL24, QL19, QL25, </b>
<b>Q L26, QL27, ỌL28, ỌL55, TL610, TL611, TL613, TL615, TL616, </b>
<b>T L 6 17, TL622, TL623, TL626, TL627, TL627, TL629, TL630, T L 6 3 1 ... </b>
<b>N hững tuyến ngang này chủ yếu đưa khách du lịch đi tham quan khám </b>
<b>phá các địa bàn miền núi phía tây tiểu vùng và lên Tây Nguyên.</b>


<b>N ằm dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam , gần các điểm du lịch lớn </b>
<b>trong tiểu vùng đều có những ga chính. Trên tuyến này ngồi 6 đôi tàu </b>
<b>(5 đôi tàu Thống Nhất Hà N ội - Sài Gịn, 1 đơi tàu Vinh - Sài Gòn), </b>
<b>hàng ngày cịn có 2 đơi tàu chạy tuyến Nha Trang - Sài Gịn, 1 đơi tàu </b>
<b>chạy tuyến Phan Thiết - Sài Gịn, ] đơi tàu chạy tuyến Tuy Hòa - Sài </b>
<b>Gịn, 1 đơi tàu chạy tuyến Quảng N gãi - Sài Gịn, 1 đơi tàu chạy tuyến </b>
<b>Phan Thiết - Sài Gịn, 1 đơi tàu chạy tuyến Quy Nhơn - Nha Trang, </b>
<b>1 đôi tàu chạy tuyến Đ à N ang - Hà N ội. N hìn chung, tần suất lịch chạy </b>
<b>tàu có khả năng đáp ứng việc vận chuyển khách du lịch trong vùng và </b>
<b>từ các điểm gửi khách lớn từ hai đầu đất nước, đặc biệt là từ thành phố </b>
<b>Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mặc dù ngành đưÒTig sắt đã rất nỗ lực, song </b>
<b>chất lượng phương tiện còn kém , tốc độ chạy tàu thấp, giá còn quá cao, </b>
<b>khó cạnh tranh được với phương tiện vận chuyển bằng ơ tơ, thậm chí </b>
<b>với ngành hàng khơng!</b>


<b>V ùng có 5 sân bay là Đ à Nằng, Chu Lai, Tuy Hòa, Cam Ranh, Phù </b>
<b>Cát. Sân bay quốc tế Đà Nằng là sân bay lớn nhất của khu vực miền </b>


<b>Trung - Tây N guyên và lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế </b>
<b>Tân Sơn Nhất (Thành phổ Hồ Chí M inh) và sân bay quốc tế N ội Bài </b>
<b>(Hà N ộ i) với năng lực thông qua là 6 triệu hành khách/năm. H iện có </b>
<b>3 hãng hàng khơng nội địa và 8 hãng hàng khơng quốc tế đang có đường </b>
<b>bay đến sân bay quốc tế Đà Nằng. Trong những năm qua, lượng khách </b>
<b>đi máy bay thông qua Cảng Hàng không Quốc tế Đ à Nằng không ngừng </b>
<b>tăng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm. Bình qn một </b>
<b>ngày có khống 150 lần chuyến bay hạ cất cánh và khoảng 15.000 khách </b>
<b>thông qua nhà ga. N ăm 2014, Cảng Hàng không Quốc tế Đ à Nằng đã </b>
<b>phục được 38.618 lượt chuyến cất hạ cánh với 4 .9 89.987 lưọt hành </b>
<b>khách. Cang Hàng không Quốc tế Cam Ranh không chỉ là cửa ngõ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

<b>giao thương lý tưởng, cầu nối quan trọng giúp các nhà đầu tư, du khách </b>
<b>đến Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ thuận tiện hơn, mà còn là </b>
<b>cửa ngõ giao thông hàng không quốc tế phục vụ phát triên kinh tê - xã </b>
<b>hội của cả vùng. Cảng có năng lực thông qua lên đến 1,5 triệu khách/ </b>
<b>năm. Theo Tổng công ty Cảng Hàng không Việt N am ', năm 2014, Cảng </b>
<b>Hàng không Quốc tế Cam Ranh đã phục vụ 2.062.494 lượt hành khách, </b>
<b>tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2013. Cảng Hàng không Chu Lai có 3 </b>
<b>hãng hàng không Vietnam A irlines, Vietjet Air và Jetstar Paciíìc khai </b>
<b>thác các đường bay Chu Lai - Hà N ội và Chu Lai - Thành phố Hồ Chí </b>
<b>Minh với tần suất 34 lượt chuyến/tuần, trong đó Vietnam Airlines khai </b>
<b>thác 8 lượt chuyến trên đường bay Hà N ội - Chu Lai - Hà Nội, Vietjet </b>
<b>Air khai thác 16 lượt chuyến, trong đó có chuyến Chu Lai Hà N ội, </b>
<b>Jetstar PaciỄc khai thác 14 lượt chuyến, trong đó có tuyến Chu Lai- </b>
<b>thành phố Hồ Chí M inh, Chu Lai- Buôn Ma Thuột. Sân bay có năng </b>
<b>lực thơng qua 500.000 hành khách/năm. Theo Tổng công ty Cảng Hàng </b>
<b>không Việt N a m \ tính đến tháng 9 năm 2015, sản lượng hàng khách </b>
<b>thông qua Cảng Hàng không Chu Lai tăng mạnh, đạt 83.062 lượt hành </b>
<b>khách, đạt 188% kế hoạch, tăng hơn 2 lần so với cả năm 2014, số lần </b>


<b>cất hạ cánh đạt 812 chuyến, đạt 91,3% kế hoạch năin. Sân bay Phù Cát </b>
<b>là sân bay dân dụng kết họfp với hoạt động bay quân sự của tình Bình </b>
<b>Định với năng lực thông qua 600 hành khách. Theo Tông công ty Cảng </b>
<b>Hàng không Việt N a m \ năm 2014, sán lượng hành khách thông qua </b>
<b>cảng đạt trên 4 2 7.000 lượt hành khách. Hiện nay có 3 hãng hàng khơng </b>
<b>là Vietnamairlines, Vietjetair và ietstar Pacilìc khai thác các đường bay </b>
<b>nối Quy Nhơn với Hà N ội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sân bay Tuy </b>
<b>Hịa có cơng suất phục vụ đạt 550.000 hành khách/năm, đù năng lực </b>
<b>phục vụ cùng lúc 300 hành khách và 2 máy bay A 3 2 1 trong giờ cao </b>
<b>điểm. Theo Tồng công ty Cảng Hàng không Việt Nam'*, năm 2014, sân </b>
<b>bay Tuy Hòa phục vụ 64.037 lượt khách.</b>


<b>368 ■_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ </b> <b>P H Ầ N 2.D ỊA LÝDƯLICHVIỆTNAM</b>


<b>' </b> T h eo <b>trang </b>\veb của T ô n g công <b>ty C ảng Hàng không </b>V iệ t <b>Nam .</b>


" Theo trang web của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam.


^ T h eo <b>trang </b>w eb của T ô n g công ty <b>C áng H àng </b>k h ô n g V iệ t Nam .


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

Chường 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM . 369


<i><b>Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch</b></i>



<b>Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Duyên hải Nam Trung </b>
<b>Bộ, năm 2000, tồn vùng có 452 cơ sở lưu trú với 9.052 buồng, năm 2005 </b>
<b>có 768 cơ sở với 19.265 buồng, đến năm 2 010 tăng lên 1.240 cơ sở với </b>
<b>hơn 36.000 buồng, chiếm 10% số cơ sở và 13,3% số buồng của cả nước. </b>
<b>Tính đến năm 2013, tồn vùng có ] .650 cơ sở với 57.229 buồng ỉchách </b>
<b>sạn, trong đó có 658 cơ sở lưu trú được xếp hạng chiếm 40% tổng số cơ </b>


<b>sở lưu trú trong vùng.</b>


Chưa xếp Đạt chuấn 1 sao
hạng


2 sao <b>3 sao</b> 4 sao <b>5 sao</b>


a Số cơ sử s Số buồng (*10)


<b>Hình 8.26. số lượng cơ sở lưu trú tại tiểu vùng du lịch Duyén hải Nam Trung Bộ</b>


<i>(Nguồn: Vụ Khách sạn cimg cấp ngày 1/7/2016)</i>


<b>Trong tổng số cơ sở được xếp hạng có 20 khách sạn 5 sao (1,2% ), </b>
<b>44 khách sạn 4 sao (2,7% ), 94 khách sạn 3 sao (5,7% ), hơn 500 cơ sở</b>


<b>1 sao đến 2 sao (30% ). Các cơ sở lưu trú chủ yếu đều tập trung ở các </b>
<b>thành phố lớn như ở Đà N ằng (hơn 13 nghìn buồng), Khánh Hòa (gần </b>


<b>15 nghln buồng), Binh Thuận (hơn 9 nghìn buồng).</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

<b>37Ũ</b> <b>PHÁN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM</b>


<b>2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 2025 2030</b>


® CSLT (cơ sở) C3 Số b uồ n g lưu trú (*10 buồng)


<b>Hình 8.27. Lượng cơ sở lưu trú và số buồng tại tiểu vùng du lịch Duyên hải </b>
<b>Nam Trung Bộ giai đoạn 2001 -2015 và dự báo tới 2030</b>



<i>(Nguồn: Tông hợp từ Quy hoạch Tông thê phát triên du lịch Duvên hải</i>
<i>Nam TninĩỊ Bộ đ ến n ă m 2020, tầ m n h ìn 2030)</i>


<b>Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Duyên hải Nam Trung </b>
<b>Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030, lượng khách du lịch quốc tế đến </b>
<b>vùng năm 2000 chiếm 29,2% trên tống lượng khách đến toàn vùng; </b>
<b>năm 2005 chiếm khoảng 27,4% đến năm 2013 chiếm khoảng hơn 22%.</b>


<b>Thị phần khách quốc tế của vùng Duyên hái Nam Trung B ộ đến </b>
<b>đây khá lớn, ln giữ vị trí thứ 3 trong tống lượng khách quốc tế đi </b>
<b>lại giữa các địa phương trên toàn quốc. Khách quốc tế đến tiểu vùng </b>
<b>năm 2000 chiếm 11,56% tống lim lưọTig khách quốc tế đi lại trên toàn </b>
<b>quốc; đến năm 2005 lượng khách quốc tế đến vùng chiếm 16,05% và </b>
<b>tiếp tục duy trì tỷ lệ này đến các năm sau. So sánh với vùng Bắc Trung </b>
<b>Bộ - vùng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, cùng nằm </b>
<b>trên dải miền Trung Việt N am thì Duyên hải Nam Trung Bộ có sự tăng </b>
<b>trưởng về lượng khách quốc tế vưọt bậc.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

Chương 8. CÁC VÙNG DU LịCH VIỆT NAM <b><sub>371</sub></b>


<b>2014 và đặc biệt sang năm 2015, 2016, số lượng khách du lịch đến từ </b>
<b>Trung Quốc đã tăng vọt và chiếm vị trí hàng đầu về lượng khách. Đã </b>
<b>có một sơ hiện tượng tiêu cực xảy ra như “sitting guide”, khách du lịch </b>
<b>Trung Quốc có thái độ và hành vi chưa đúng mực. Ngành du lịch các </b>
<b>tinh Duyên hải Nam Trung Bộ đã đang tìm các giải pháp đế biến các </b>
<b>thách thức này thành cơ hội cho phát triển du lịch trong điều kiện mới.</b>


^ K h á c h n ộ i đ ịa ^ Khách quốc tế


<b>5 , 0 0 0</b> 10,000 <b>1 5 , 0 0 0</b> 20,000



<b>Hình 8.28. Khách du lịch đến tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ </b>
<b>giai đoạn 2000-2015 và dự báo tới 2030</b>


<i>(Nguỏn: Tông hợp từ Quy hoạch Tông thê phát triên du lịch Duyên hải</i>
<i>Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030)</i>


<b>Đ ơi với khách du lịch quốc tế, những điếm đến ưa thích ở tiểu vùng </b>
<b>du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ là Hội An, M ỹ Sơn (Quảng Nam) </b>
<b>với du lịch di sản, Đà N ằng, Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi N é (Bình </b>
<b>Thuận) với du lịch biển (tắm biển, nghỉ dưỡng biển). Khách du lịch nội </b>
<b>địa thường chọn Đà N ẳng, nơi có bãi biển đẹp và được quản lý tốt, Nha </b>
<b>Trang, Mũi N é. Trong những năm gần đây, các điểm đến ở Bình Định, </b>
<b>Tuy Hịa cũng đã lọt vào danh sách lựa chọn của khách du lịch đến từ </b>
<b>các vùng khác, nhất là từ Hà N ội và thành phố Hồ Chí Minh.</b>


<i><b>Các sản phẩm du lịch chính</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

<b>ơ 8.4. Khách du lịch Trung Quốc đến Nha Trang tăng gấp 5 lán</b>


<b>372 .</b> <b>_ _ _ _ _ _ _ _ </b> <b>PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LCH VIỆT NAM</b>


<i>(Dân trí) - Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong 5 tháng đẩu nàm nay (2)16), Nha </i>
<i>Trang - Khánh Hịa đỡ đón 175.000 lượt khách Trung Quốc, tăng gấp 4,8 ân so với </i>
<i>cùng kỳ nâm ngối.</i>


<b>Theo đó, lượng khách Trung Quốc chiếm gần 40% lượng khách quỗc tế, đưa </b>
<b>thị trường khách Trung Quốc vượt qua thị trường khách Nga, đứng đẩu 10 thị </b>
trường khách quốc tế đến Nha Trang. Trong 5 tháng qua, tổng lượng k iá c h đến
Nha Trang - Khánh Hòa ước đạt hơn 1,6 triệu lượt, tăng hơn 14% 50 vớ cùng kỳ,


doanh th u du lịch đạt hơn 2.750 tỷ đồng, tăng hơn 21%.


Do du khách quốc tê' đến đông, đặc biệt khách Trung Quốc tăng "phi mả" đã lộ ra
m ột số bất cập như: lực lượng hướng dẫn viên chưa đáp ứng đủ nhu cếu cho thị
trường khách quốc tế, đặc b iệt là dòng khách Trung Quốc; xuất hiện tinh trạng
người Trung Quốc làm hướng dẫn viên chui tại các điểm đến văn hóa - lịch sử;
tình trạng trốn thuế, to u r chui vẫn cịn tái d iễ n ...


Ơng Trấn Sơn Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉn h Khánh Hòa vừa có chỉ
đạo Sở Du lịch cần sớm có phương án khắc phục ngay tình trạng thiếu hướng
dẫn viên du lịch; phối hợp với các ngành liên quan tăng cường quản lý việc đăng
ký khách lưu trú người nước ngoài; tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ
sở kinh doanh dịch vụ du lịch có yếu tố người nước ngồi; kiểm tra hoạt động
ngoại tệ, niêm yết giá, tạm trú, tạm vắng của người nước ngoài...


<i>( N g u ổ n :h ttp ://k h a n h h o a 2 4 h .in fo /k h a c h tr u n g q u o c d e n n h a tr ơ n g ta n g g a n 5 </i>


<i>-lan-nam-ngoai/)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

<b>Mặc dù không nhiều đảo, song du lịch biển đảo ở tiểu vùng du lịch </b>
<b>Duyên hải Nam Trung Bộ cũng là một loại hình du lịch đặc trưng. Các </b>
<b>sản phẩm du lịch biển như tắm biển, du lịch sinh thái biển, du lịch ngắm </b>
<b>san hô, du lịch thể thao biển, du lịch tham quan đảo (Cù lao Chàm, Lý </b>
<b>Sơn, Phú Q u ý ...). Du lịch m ột số đảo ở Trường Sa sẽ là những sản </b>
<b>phấni du lịch trong tương lai gần có thể phát triển ở tiểu vùng này.</b>


<b>Một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của khu vực này </b>
<b>là du lịch văn hóa Chăm-pa liên quan đến nghiên cứu, tìm hiểu văn </b>
<b>hóa người Chăm. N gồi di sản văn hóa thế giới M ỹ Sơn, khách du </b>
<b>lịch không thể nào bỏ qua hệ thống tháp Chăm phân bố rải rác theo </b>


<b>dọc các tỉnh D uyên hải N am Trung B ộ như Tháp Đ ôi, Tháp Bánh ít, </b>
<b>Tháp Dương Long, Tháp Cánh Tiên (Bình Đ ịnh), Tháp Nhạn (Phú </b>
<b>Yên), Tháp Ponagar (Khánh Hòa), Tháp Po Krong Gialai, Tháp Pôrômê </b>
<b>(Ninh Thuận), Tháp Poshanư (Bình T huận)...</b>


Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM . 373


<b>Câu hỏi ôn tập và thảo luận</b>


<b>1. Hãy trinh bày những tài nguyên du lịch phổ biến và đặc trưng ở tiểu </b>
<b>vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ.</b>


<b>2. Hãy đề xuất định hướng sản phẩm, định hướng thị ừxrờng và định hướng </b>
<b>khai thác không gian tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ.</b>


<b>3. Hãy xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương </b>
<b>đế liên kết du lịch trong tiểu vùng này phát triển một cách bền vững.</b>
<b>4. Hãy xác định sản phẩm du lịch đặc trưng hay thế mạnh của tiểu vùng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

<b>8.4. VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYÊN</b>


<b>8.4.1. Khái quát</b>


<b>Vùng du lịch Tây N guyên nằm phía tây vùng du lịch Trung B ộ và </b>
<b>Duyên hải miền Trung, phía nam giáp vùng du lịch Đ ơng N am Bộ, phía </b>
<b>tây giáp Đ ông N am Lào và Đ ông Bắc Campuchia. Vùng này bao gôm </b>
<b>5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc N ông và Lâm Đ ồn g với tông </b>
<b>diện tích tự nhiên lên đến gần 55.000 km- (chiếm 16,5% diện tích cả </b>
<b>nước); dân sổ khoảng trên 5 triệu người (chiếm 6,0% dân số cả nước) </b>
<b>mật độ dân số trung bình khoảng 95 ngư ời/km l Đ ây là nơi cư trú của 46 </b>


<b>tộc người anh em, trong đó trên 3,3 triệu là người Kinh, chiếm 64,7% </b>
<b>dân tổ toàn vùng. Tiếp theo là người Gia-Rai, Ê-Đê, Ba-Na, Cơ-Ho, </b>
<b>N ùng, X ơ-Đ ăng, Tày, M n ô n g ...</b>


<b>Với vị trí địa lý tự nhiên, địa kinh tế, địa chính trị và địa văn hóa </b>
<b>quan trọng, Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi đê phát triên du lịch. </b>
<b>Tuy nhiên, cho đến nay, du lịch Tây Nguyên chử yếu ớ dạng tiêm năng, </b>
<b>mới chỉ phát triển chủ yếu ở thành phố Đà Lạt và một số điêm khác.</b>


<b>8.4.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên</b>


<b>Tây N guyên có địa hình đa dạng, phong phú. Thực chất, Tây </b>
<b>Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là m ột loạt cao </b>
<b>nguyên liền kề. Đ ó là các cao nguyên Kon Tum cao khoang 500 m, cao </b>
<b>nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, cao nguyên Pleiku cao </b>
<b>khoang 800 m, cao nguyên M ’Drăk cao khoảng 500 ni, cao nguyên </b>
<b>Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, cao nguyên Mơ N ông cao khoảng </b>
<b>800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên </b>
<b>D i Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được </b>
<b>bao bọc về phía đơng bởi những dãy núi và khối núi cao của dãy Trường </b>
<b>Sơn Nam. ở giữa hai vùng cao nguyên phía bắc và phía nam là hai đồng </b>
<b>bằng sơng Sê-rê-pốc về phía tây và đồng bàng sông Ba ở phía đơng. </b>
<b>Sự đa dạng của địa hình đã tạo nên nhiều cảnh quan ngoạn mục thu </b>
<b>hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch ưa khám phá, mạo hiểm. </b>
<b>Do Tây N guyên nằm liền kề tiểu vùng du lịch Duyên hải N am Trung </b>
<b>Bộ và Đ ông Nam B ộ nên các tuyến đường kết nối Tây N guyên với hai</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM <sub>375</sub>


<b>khu vực này có nhiều đèo dốc với những phong cảnh rất đẹp. Khi đi </b>


<b>qua những đèo này, khách du lịch vừa có cảm giác sợ hãi, vừa có cảm </b>
<b>giác thích thú vi đã có dịp chinh phục những cung đường tuy rất nguy </b>
<b>hiêm song cũng rất đẹp, thi vị vì cảnh quan khá hoang sơ. Đ ó là tâm </b>
<b>trạng chung của khách khi đi qua đèo Bảo Lộc, đèo Prenn (Lâm Đ ồng), </b>
<b>đèo Lò X o (Kon Tum), đèo Phượng Hoàng Đắk Lắk, đèo An Khê (Gia </b>
<b>L a i)... M ột trong những đường đèo đẹp nổi tiếng từ thời xa xưa là đèo </b>
<b>N goạn M ục nối Phan Rang -Tháp Chàm với Đ à Lạt.</b>


<b>Tây N guyên cũng có nhiều núi cao hiểm trở như N gọc Linh (cao </b>
<b>2.598 m), đỉnh Bidoup Núi Bà (2.287 m), trên dãy Lang Biang có Núi </b>
<b>O ng cao 2.124 m, Núi Bà cao 2.167 m ... V ới địa hình núi cao, độ dốc </b>
<b>lón nên ở đây có thể tố chức các loại hình du lịch mạo hiểm , khám phá, </b>
<b>trekking...</b>


<b>V ới vị trí địa lý nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới, vùng du lịch </b>
<b>Tây N gun có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa và khô rõ </b>
<b>rệt. N hiệt độ trung bình hàng năm của toàn vùng là 24"C. Biên độ nhiệt </b>
<b>năm không lớii, chỉ từ 6 đến 10"C, trong khi đó biên độ nhiệt ngày đêm </b>
<b>khá cao (mùa khô từ 15 - 2 0 “C, mùa mưa từ 10 - 15“C). Tuy nhiên, do </b>
<b>địa hình phân hóa rõ rệt nên vùng này cũng có nhiều kiểu khí hậu khác </b>
<b>nhau. Tuân theo quy luật phi địa đới nên có thể thấy rằng nền nhiệt phần </b>
<b>phía bắc và phía nam thấp hơn nền nhiệt vùng trũng ở phần giữa. Nhìn </b>
<b>chung nhiệt độ ở Tây N guyên thấp hơn nhiệt độ các tỉnh lân cận 5-9"C. </b>
<b>Đ iều này đã làm cho khí hậu ở Tây N guyên, đặc biệt là ở các vùng cao </b>
<b>như Đ à Lạt đã trở thành một nguồn tài nguyên du lịch quý báu, góp </b>
<b>phân làm cho các điêm này có tên trên bản đồ dư lịch Việt Nam.</b>


<b>Bảng 8.6. Nhiệt độ trung bình năm một sô điểm ở Tây Nguyên </b>
<b>và một sô' điểm lân cận</b>



<b>Địa điểm</b> <b>Vĩ độ</b> <b>Độ cao(m)</b> <b>Ttb ("O</b> <b>Địa điểm</b> <b>Vĩ độ</b> <b>Độ cao</b>


<b>(m)</b> <b>Ttb </b><i><b>{^Q</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

<b>376</b> <b>PHẨN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM</b>


<b>Địa điềm</b> <b>Vĩ độ</b> <b>Độ cao(m)</b> <b>Ttb (°C)</b> <b>Địa điềm</b> <b>Vĩ độ</b> <b>Độ cao <sub>(m)</sub></b> <b>Ttb PC)</b>


M aĐrắk <b>12°44'</b> 419,0 23,9 Sơn Hòa <b>13°03'</b> 38,6 26,0
Ban M êT huột <b>12°40'</b> 4703 23,8 NhaTrang <b>12°13'</b> 5,0 27,1
Đ ắkN òng 12°00' 631,0 22,6 Cam Ranh 11^55' 15,9 27,0
Đà Lạt i r S 7 ' 1508,6 18,0 Phan Rang 11°35' 6,5 <i><b>21,2</b></i>
Liên Khương 1 T 44' 939,3 21,4 Phan Thiết 10°56' 10,0 27,1


Bảo Lộc n ° 3 2 ' 840,4 21,9 Hàm Tân 10°40' 12,0 26,5


<i>(Nguồn: Hoàng Đức Hùng (20Ỉ4))</i>


<b>N hìn chung từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ khơng khí khơng q </b>
<b>cao, khá thích hợp đối với sức khỏe con người, song hầu hết lưọng mưa </b>
<b>trong năm lại tập trung vào thời gian này, đặc biệt vào tháng 8, tháng </b>
<b>9 nên gây khó khăn cho các hoạt động ngoài trời. Mùa khô từ tháng 11 </b>
<b>đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ biến đổi lớn, từ 16 - 18“C vào đâu mùa </b>
<b>lên đến 24 - 2 8 “C vào cuối mùa. Vào thời gian này hầu như khơng có </b>
<b>mưa, thảm thực vật xơ xác, hiện tượng cháy rừng rất dễ xảy ra, gây </b>
<b>nguy hiểm cho tính mạng khách du lịch.</b>


<i><b>Tàì nguyên nước</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

<b>điện (11 nhà máy) và cung cấp đến hơn 1/4 sản lượng điện cả nước. Tây </b>


<b>N guyên có rất nhiều hồ đẹp nổi tiếng và rất hấp dẫn khách du lịch như </b>
<b>hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia Suối Vàng, </b>
<b>hồ Lắk, hồ Ea Kao, hồ Ayun Hạ, hồ T ’N ưng, hồ Tà Đùng, hồ Ea Nhai, </b>
<b>hồ Yaly, hồ Ea Súp, hồ Trúc, hồ Doãn Văn, hồ Ea S ’no, Hồ Đắk R ’Tih... </b>
<b>N hững hồ này cũng là những điểm sáng du lịch ở các địa phương.</b>


<b>Là vùng có nhiều núi lửa nên ở đây tập trung khá nhiều nguồn </b>
<b>tài nguyên nước khoáng nóng như Ram Phia, suối Kon Nit, Kon Đào, </b>
<b>N gọc Tụ (huyện Đắk Tô, Kon Tum), Đắk Ring, N gọc Tem (huyện Kon </b>
<b>Plông, Kon Tum), Đ ạ Long (huyện Đam Rông, Lâm Đ ồ n g )...</b>


<i><b>Động thực vật</b></i>



<b>Là m ột vùng có địa hình và khí hậu phân hóa đa dạng, bên cạnh </b>
<b>đó, đây là nơi tiếp giáp với nhiều kiểu sinh vật khác nhau nên thực động </b>
<b>vật ở đây cũng rất phong phú và đa dạng. Trên địa bàn Tây N guyên có </b>
<b>5 VQ G là VQG Chư Mom Ray (Kon Tum), VQG Kon Ka Kinh (Gia </b>
<b>Lai), VQG Yok Đ ôn, VQG Chư Yang Sin (Đắk Lắk), VQG Bidoup Núi </b>
<b>Bà (Lâm Đ ồng), trong đó VQG Chư M om Ray và VQG Kon Ka King </b>
<b>được cơng nhận là vưịn di sản A SEA N</b>


<b>VQG Bidoup - Núi Bà (Lâm Đ ồng) là vùng lõi của Khu Dự trữ </b>
<b>Sinh quyển Thế giới Langbiang. Đ ây là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế </b>
<b>giới đầu tiên tại Tây N guyên và là thứ 9 tại Việt Nam. Khu dự trữ này có </b>
<b>diện tích hơn 275.000 ha gồm rừng nguyên sinh rộng lón và vùng lõi là </b>
<b>VỌG Bidoup Núi Bà (66.000ha). Khu D ự trũ’ Sinh quyển Thế giới này </b>
<b>là m ột trong những trung tâm chim đặc hữu và là một trong bốn trung </b>
<b>tâm đa dạng sinh học của Việt Nam cùng với Trung tâm ở Hoàng Liên </b>
<b>Sơn, Trung tâm ở N gọc Linh, trung tâm khu vực rừng mưa Bắc Trung </b>
<b>Bộ). Theo các nhà khoa học Viện hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt </b>


<b>Nam, ở đây có 1.945 lồi thực vật, trong đó có 96 lồi đặc hữu; 153 lồi </b>
<b>động, thực vật nằm trong Sách Đ ỏ Việt N am và 154 loài động, thực vật </b>
<b>có tên trong Danh lục Đ ỏ lU C N với một số loài động vật quý hiếm như; </b>
<b>vượn đen má hung, voọc chà vá chân đen, gấu chó, bị tót, sơn d ư ơ n g...'</b>


<b>' </b> <b>N guồn: B á o cáo tồn g kết đề tài X â y dựng hồ sơ khu dự trữ sinh quyển thế giới </b>
<b>V Q G B idoup - N ú i B à ” . M ã sô VAST.NĐP, 13 /1 3 -1 4 . V iện Sinh thái và Tài nguyên </b>
<b>sinh vât.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

<b>378 ■</b> <b>PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM</b>


TIẼII VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYÊN


<b>C H Ú G I Ả I</b>
<b>T À I M U I Y Í N D U l . i a i</b>
<b>- k n --•</b> <b>N i i i / l l a it g (ỈỘI</b>1<b>^/I>Õ «></b>


<i><b>V. <</b></i> <b>lliíic / N if i\- khívÌMg</b>


<b>0?:</b> <b>Ruựíig hạc Ihíing</b>


<b>v ư .ìn qu<K: g ia / K i r i T N</b>


<b>• </b> <b>•</b> <b>D i lích l|ch s ử / ITiÁnư cãn li</b>


<b>B c ii. (Tnih- chíia</b>
<b>M ií. Ilùt</b>


<b>ỉ </b> <b>â</b> <b>n i;íp cn / I.Sn a im‘></b>



<b>M </b> <b>%</b> <b>lìià n b cổ / I.àng cổ</b>


<b>« r </b> <b>■</b> <i><b>B àn dãn lõ t / l.à iig nghó</b></i>


<b>tísr </b> <b>♦</b> <b>CliỢ / H ặ c sim</b>


<i><b>m </b></i> <b>â</b> <b>B ào làng / T ỏ a nhà</b>


<b>l .c hội / D i sán vản hó.1 phi vặi ihc</b>
<b>C ( ÍS ( ’Í V Ậ T C l i Ấ T K Ỹ r m Ậ T D U I .Ị Í H</b>


ủ <b>K h»t'li ‘•:iM / K csorl</b>


<b>O</b> <b>' ’</b> <b>K h ii <lii lịcli / K liii VUI cIkIì. ịíiiii Irí</b>


<i><b>c á u / (.'ỈU khầii</b></i>
<b>Sân l ỉ o ir / K i ii i Ih c ih a o</b>
<b>( ;iA O 'I IIÓ N <Ỉ</b>


<b>— t’ —</b> <b>yiiík - ló. l6n ililrtnp</b>


<b>lình ||>. léo aiírtiis</b>


<b>X X</b> <b>Sán hay tịrtẨi. lèV SÃn hay nòi rliii</b>


<b>e T</b> <b>ll ín ve õ lii </b><i>1</i><b> (ia xc Kíci</b>


I>ỏ n u
<b><1>>< V) :i</b>



<b># % • , (( (^</b>
<b>, 0 _</b>


<b>((í»ìl </b><i><sub>■k^./</sub></i> <i>v \~ J J J </i>


<b>l>tr.^.W) '(« iOWi 1<W) .V*J0</b>


M)


<b>ỉ lố i nước n ỏ n g Đ S k T 6 </b>


ĩ h ỉế n in O n g Đ ă lt T Ỗ - T ^ ọ ỹ i n h


. . . . <i>P i ạ A</i>
c íĩù a Bá c Á I K « n <


<b>KONTUM</b>


<i>ĩ.ị-ì-^VftU</i><b> fỉSiigW</b>


Ị ^ ^ . K O N T L M <i>\</i> ' - 3 Ị


'ItHÌy diện v»ly ;^ *$ a Na K<IỌ Ka Klli« J,',ng cfi Hầti


<b>igChiía^’* </b> <b>1^^'’^ ’"'^! ớ ^ l-àngkhịíigchĩếnSior</b>


<b>^ V -» » </b> <b>t T i í ia B Ử II N p h ìe n i </b>


H c K im V ■ ^



<b>í .. '"1 </b> <i><b>^</b></i>


<i><b>} i .</b></i> Chơ H ií R ô n g ^
^■ Ịị X u n g K h o c iìg ị j
l . v U m A h i


1

cởịv



<b>\ </b> ;.


<b>Ì </b> <b>;</b>


<b>ị;;® '* ,:' 1w</b> <b>„ .</b>


<b>T ít i a B ừ ii n i ấ n g </b> <b>.</b>


<i><b>,Ls i V , i </b></i> <b>« T â y S ơ ự T h ư g n g d ạ o</b>


ihX tỉ> PUậỊm T \
H à m R ồ n g iiMkk H 6 n (>Ỹ^ B ỉnh


<b>HùnỔ^NỈiHC</b>


\* P h ú C ư ờ n g


<i>A</i> I : * Y a M«


<i><b>l Ê N Ũ T</b></i>


<b>{ ) ũ k R u C</b>



<i><b>T Ẳ Y ị N Ờ I I Y Ê N </b></i>


<b>I </b>
<b>I</b>


<b>Bù>|Mhánh</b>


<b>BDỐoMịl </b> <b>I</b>


<b>L . r ’í ì</b>f l i à n Tur


<b>)</b>


<b>^)nk M(u </b><i>:/ ‘</i>


<i><b>• ■''■</b></i> Néni Kiật


Thùy TiOn ,- . <i>^</i>


<b>\ "•■•'* ríịá.HỄ;^</b>


/ <b>. </b>'y"' ' V


<b>V'-ỉ‘'</b>
<b>W»di-«oaii </b> <b>\ </b> <i>J</i><b> ’ </b>1(1
<b>hm^XỉỉuOt</b> <b>( r</b>


<b>à v H u o n N ??!^ !* * !^ ! ^</b>



<b>■ t ó C Ỉ B n g S l iiiía </b> <i>^</i>


<b>r»oJuo </b> <b>} „ </b> <b>li</b>


ÍOỊÌH Mục


<b>PHANRANU</b>


l<K*40'


<b>IX Km</b>


<b>Hình 8.29. Bản đồ vùng du lịch Tây Nguyên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

<b>VQG Chư M om Ray (Kon Tum) có diện tích là 56.621 ha với một </b>
<b>vùng đệm có diện tích 188.749 ha bao quanh. VQG Chư M om Ray là </b>
<b>vùng lõi của FChu Dự trữ Sinh quyển Thế giới núi cao N gọc Linh. N ơi </b>
<b>đây được đánh giá có vốn rừng phong phú, đa dạng sinh học cao và có </b>
<b>nhiều nguồn gen quý bậc nhất của Việt Nam . Bên cạnh đó VQG Chư </b>
<b>M om Ray còn được công nhận là vườn D i sản A SE A N . Theo các nhà </b>
<b>khoa học, V Q G Chư M om Ray có gần 1.500 loài thực vật thuộc 154 họ </b>
<b>và 551 chi, trong đó có 131 lồi được xác định là quý hiếm, có nguy cơ </b>
<b>tuyệt chủng như; phong lan, ngành hạt trần, các loài họ dầu, lóp tu ế... </b>
<b>Bên cạnh đó, có khoảng 2.000 loài thực vật quý hiếm khác như: kim </b>
<b>giao, thông tre, trắc, cẩm la i... Đ ộng vật ở đây cũng rất đa dạng với </b>
<b>khoảng 452 lồi, trong đó có 115 lồi thú, 276 loài chim, 44 lồi bị sát </b>
<b>và 17 lồi lưỡng cư, trong đó có khoảng 114 loài nằm trong Sách Đ ỏ </b>
<b>Việt Nam và thế giới. Đ ặc biệt, cánh đồng cỏ - thung lũng Ja Book, với </b>
<b>diện tích rộng hơn 9.000ha thuộc VQG Chư M om Ray đã thu hút nhiều </b>
<b>lồi thú m óng guốc và thú ăn thịt quý hiếm như: Trâu rừng, hổ, bị tót, </b>


<b>voi, gấu ngựa, beo lứa, mang Trường S ơ n ... cùng rất nhiều các loài bò </b>
<b>sát, lưỡng cư khác tới sinh sống'</b>


<b>VQG Chư Yang Sin (Đắk Lắk), tại đây có đỉnh núi Chư Yang Sin </b>
<b>(2.442 mét) cao nhất hệ thống núi cao cực N am Trung Bộ. VQG Chư </b>
<b>Yang Sin có diện tích 58.947 ha với một vùng đệm bao quanh lên đến </b>
<b>183.479 ha. V Q G Chư Yang Sin có 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu </b>
<b>Việt Nam, 54 có tên trong Sách </b>

sỏ

<b>Việt Nam); 203 loài chim; 46 loài </b>
<b>thú được ghi nhận có mặt ở đây.^</b>


<b>V Q G K on Ka Kinh (Gia Lai) có diện tích là 41.780 ha là một kJhu </b>
<b>vực un tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam , khu vực và quốc </b>
<b>tế. N ơ i đây đã thống kê được 687 loài thực vật thuộc 459 chi và 140 họ, </b>
<b>trong đó có 11 lồi đặc hữu, 34 loài quý hiếm , đã được ghi trong Sách </b>
<b>Đ ỏ V iệt N am và thế giới, 428 loài động vật, trong đó có 223 loài động</b>


Chường 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM . 379


<b>' </b> <b>Trích nguồn từ frang w eb của T ổ n g cục D u lịch - http ://w w w .vietnam tourism .com / </b>
<b>in d e x .p h p /n e w s/ite m s/l 646.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

<b>380 -</b> <b>PHẦN 2. ĐỊA LÝ Dư LỊCH VIỆT NAM</b>


<b>vật có xương sống sinh sống trên cạn (34 bộ, 74 họ) và 205 lồi động </b>
<b>vật khơng xương sống (như bướm) thuộc 10 họ bộ Cánh vay'.</b>


<b>VQG Yok Đ ôn là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt </b>
<b>Nam, thuộc 2 tỉnh Đắk N ông và Đắk Lắk có diện tích 115.545 ha. Vườn </b>
<b>nằm trên một vùng tương đối bằng phắng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía </b>
<b>nam của sơng Serepôk, rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng </b>


<b>khộp. Yok Đôn cũng là VQG duy nhất ớ Việt Nam bảo tồn loại rừng </b>
<b>đặc biệt này. VQG Yok Đơn có 63 lồi động vật có vú, 196 loài chim, </b>
<b>40 lồi bị sát, 13 lồi lưỡng cư, 464 lồi thực vật, trong đó có voi rừng, </b>
<b>trâu rừng và bị tót khổng lồ.“</b>


<b>8.4.3. Tài nguyên du lịch văn hóa</b>


<b>Tồn vùng du lịch Tây N guyên có gần 450 di tích lịch sử văn hóa, </b>
<b>trong đó có 26 di tích cấp tỉnh, 59 di tích được công nhận cấp quốc gia </b>
<b>và 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt.</b>


13.47%
80.14%


0.46%


< Di tích chưa xếp hạng ii;:: Di tích cấp tỉnh


<i><b>m</b></i> Di tích quốc gia ■ Di tích quốc gia đặc biệt


<b>Hình 8.30. Cơ cấu di tích ván hóa ỉịch sử vùng du lịch Tảy Nguyên</b>


<i>(Ngỉwn: Tác giá tông hợp từ số liệii các tinh)</i>


' Nguồn: trích từ trang web cúa VQG ICon Ka Kinh,


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

<b>Hai di tích cấp quốc gia đặc biệt trong khu vực là di chỉ khảo cố </b>
<b>“Thánh địa Cát Tiên” và Đ ường mịn Hồ Chí Minh. Tuy đây là hai di </b>
<b>tích rất quan trọng, song cho đến nay việc nghiên cứu tìm hiểu để làm </b>
<b>rõ giá trị của hai di tích này cịn rất hạn chế nên hầu như chưa được </b>


<b>khai thác phục vụ du lịch một cách rộng rãi. Khi nói về tài nguyên du </b>
<b>lịch văn hóa Tây N guyên, mọi người nhớ ngay đến Không gian văn hóa </b>
<b>cồng chiêng Tây N guyên, một di sản đã được UNESCO đưa vào danh </b>
<b>sách kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Không </b>
<b>gian này trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk N ông, </b>
<b>Lâm Đ ông và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân </b>
<b>các cộng đồng Tây Nguyên: Ba-na, X ê-đăng, M nông, Cơ-ho, Rơ-măm, </b>
<b>Ê-đê, Gia-rai... </b>

cồng

<b>chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người </b>
<b>Tây N guyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả </b>
<b>niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng </b>
<b>ngày của họ.</b>


<b>Trong kháng chiến chống Pháp và chống M ỹ, Tây N guyên là nơi </b>
<b>giặc cho xây dựng những nhà tù khét tiếng để giam cầm các chiến sỹ </b>
<b>cách mạng như nhà tù Pleiku, nhà đày Buôn Ma Thuột, ngục Kon Tum. </b>
<b>Cũng trong thời gian này, nhiều bản làng Tây N guyên đã từng là căn cứ </b>
<b>cách mạng hoặc nối tiếng vì những chiến cơng vang lừng mà ngày nay </b>
<b>khách du lịch có thế được ơn lại khi đến thăm các làng kháng chiến Stor, </b>
<b>chiến địa Plei Me; căn cứ cách mạng Kon Hà Nừng, di tích N T rang </b>
<b>Gưh, N T ra n g L ơ iig ... N gày nay để bảo tồn những giá trị văn hóa của </b>
<i><b>các tộc người thiếu số, nhiều làng văn hóa đã được ra đời. Đây cũng là </b></i>
<b>những điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch muốn tìm hiểu sâu hơn về </b>
<b>vãn hóa Tây N guyên. Đ ó là làng văn hóa Đắk Răng, Bản Đ ôn, Buôn </b>
<b>M 'liêng, Kon Klor, Buôn Go - Cát Tiên, khu du lịch văn hóa dân tộc </b>
<b>Xơ-đăng, khu du lịch văn hóa dân tộc G iẻ-T riên g...</b>


<b>Một nét kiến trúc đặc trưng của đời sống văn hóa Tây Nguyên là </b>
<b>nhà rông. Đ ây là một kiểu nhà sàn đặc trưng, có chức năng cộng đồng, </b>
<b>dùng làm nơi tập hợp, trao đổi, thảo luận, tổ chức các sự kiện trọng đại, </b>
<b>là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống như cồng, chiêng, trống, vũ khí, </b>


<b>đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ của dân làng người Gia-rai, </b>
<b>Ba-na... ớ Tây N guyên. Nhà rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

<b>liệu của chính núi rừng như cỏ tranh, tre, gồ, lồ ô... và được xây cất trên </b>
<b>một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn. Nhà </b>
<b>rông của mồi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, </b>
<b>trang trí hoa văn. N goài ra, đến Tây Nguyên, khách du lịch còn được </b>
<b>giới thiệu về những cơng trình kiến trúc khá đặc sắc và có giá trị thẩm </b>
<b>mỹ cao như Dinh 3 (biệt điện Bảo Đại), biệt thự Hằng N ga (ngôi nhà </b>
<b>điên), nhà ga Đ à Lạt, Nhà thờ D om aine de Marie, nhà thờ gỗ Kontum, </b>
<b>tòa giám mục Đắk Lắk, thiền viện Tríic Lâm, chùa </b>

sắc

<b>Tứ Khải Đoan, </b>
<b>chùa Linh Phước (chùa Ve Chai), đình Lạc G ia o ... Phần nhiều các kiến </b>
<b>trúc này, nhất là ở Đ à Lạt mang phong cách kiến trúc Pháp và nhiều </b>
<b>công trinh cho đến nay vẫn giữa được giá trị ngun bản cúa nó.</b>


<i><b>L ễ hơi</b></i>



<b>Lễ hội truyền thống của các cộng đồng cư dân ớ Tây N guyên gắn </b>
<b>với cuộc sống nương rẫy và hơi thở của núi rừng. Do tín ngưỡng đa </b>
<b>thần nên bất cứ điều gi liên quan đến sản xuất và đời sống con người, </b>
<b>đều phải có sự cầu xin các vị thần linh như cúng Trời, lễ khấn tỉa lúa, lễ </b>
<b>cúng bến n ư ớ c... Đ iều đó lý giải tại sao ở Tây N guyên có rất nhiều lễ </b>
<b>hội đến như vậy. Lễ hội phổ biến nhất là các lễ hội liên quan đến canh </b>
<b>tác nông nghiệp và đi rừng: lễ cúng bến nước, lễ mở cửa rừng, lễ mừng </b>
<b>cơm mới... Các lễ hội Tây N guyên tiêu biểu là lễ hội m ừng được mùa, </b>
<b>lễ hội bỏ mả và lễ hội đua voi Đắk Lắk.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

<b>uống, múa hát. Nhà nào có đơng khách coi như là niềm vinh dự. Vi thế, </b>
<b>ngoài việc cúng thần, hồn lúa và cúng tố tiên cùng với việc cầu m ong </b>
<b>sức khoe cho gia đinh, người ta còn đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi </b>


<b>ca hát suốt nhiều ngày đêm liền. Có lẽ lễ mừng lúa mới của các tộc </b>
<b>người Gia-rai và Ba-na là kéo dài nhất, thường được tố chức từ tháng</b>


<b>11 dương lịch năm trước đến tháng G iêng năm sau!</b>


<b>Lề bỏ mả là lễ hội m ang tính đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên. </b>
<b>Thông thường, lễ Bỏ Mả diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, sau </b>
<b>khi thu hoạch vụ mùa xong, thời tiết mát mẻ, hoa rừng nở rộ. Những </b>
<b>ngày này, thóc lúa trên nương đă cất đầy kho, men rượu đã ủ chín, </b>
<b>người dân trong làng bắt đầu vào mùa lễ hội. Lễ bỏ mả là một lễ hội </b>
<b>rất quan trọng của người người thiểu số ở Tây N guyên (Ê-đê, Gia-rai, </b>
<b>B a -n a ...) mang tính tang lễ mà người sống tố chức đế từ biệt người </b>
<b>chết, “tiễn” người chết về nơi cư trú vĩnh viễn (làng ma). Tại đây, các </b>
<b>sắc thái văn hóa lẫn các loại hình nghệ thuật truyền thống đậm chất sử </b>
<b>thi sẽ được thế hiện như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải </b>
<b>cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa h á t...</b>


<b>Đua Voi là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống các dân </b>
<b>tộc tỉnh Đắk Lắk được tỗ chức vào tháng 3 âm lịch, thời điểm mọi người </b>
<b>chưa phải bận rộn với công việc nương rẫy. Đ ây là m ột trong những lễ </b>
<b>hội truyền thống quan trọng nhất của người vùng cao Tây N guyên. Hội </b>
<b>Đua Voi nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng </b>
<b>voi của đồng bào các dân tộc Tây N guyên. N gày nay, lễ hội này đã trờ </b>
<b>thành một sản phẩm nối tiếng của vùng du lịch Tây N guyên. Trong lễ </b>
<b>hội, bên cạnh việc được hịa mình trong khơng khí sơi động rất đặc </b>
<b>trưng của người Tây N guyên, khách du lịch còn được thưởng thức ẩm </b>
<b>thực độc đáo như gà nướng bản Đ ôn, thịt nai, thịt bò nướng ống, nướng </b>
<b>đ á ... cùng với các loại rưọoi cần, rượu A m akong nổi tiế n g ...</b>


<b>N goài các lễ hội truyền thống, ngày nay, dựa vào đặc trưng của </b>


<b>tài nguyên tự nhiên cũng như tài nguyên văn hóa, ngành Văn hóa, Thể </b>
<b>thao và Du lịch các tỉnh Tây N guyên còn tổ chức các lễ hội hiện đại </b>
<b>(festival) thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch đến từ mọi miền. Tiêu </b>
<b>biểu là festival Hoa Đ à Lạt, lễ hội ngành thêu, lễ hội văn hóa Trà Bảo </b>
<b>Lộc, lễ hội Cà phê Buôn M a T h u ột... N hững lễ hội này không chỉ nhằm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

<b>thu hút khách du lịch inà còn là dịp để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu </b>
<b>những sản vật đặc trưng của địa phương ra thị trưỏTig cả nước cũng như </b>
<b>quốc tế.</b>


<i><b>Các tài nguyên du lịch văn hỏa khác</b></i>



<b>Tây N guyên là địa bàn cư trú cùa trên 40 cộng đồng tộc người thiếu </b>
<b>số có truyền thống văn hoá lâu đời như Ba-na, Ê-đê, M nông, X tiêng, </b>
<b>Gia-rai, C ơ -h o ...</b>


<b>Đ a phần cộng đồng các tộc người Tây N guyên sống xen kẽ lẫn </b>
<b>nhau, có sự giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục tập quán trong </b>
<b>sản xuất và trong sinh hoạt văn hóa. N hững nét tương đồng và dị biệt </b>
<b>trong văn hoá các tộc người ớ Tây N guyên đã tạo nên một bức khảm </b>
<b>đa màu sắc, song cũng rất hài hòa, thổng nhất, </b><i>bức khảm vãn hóa Tây </i>
<i>Nguyên.</i><b> Văn hoá truyền thống cúa người Tây N guyên dựa trên cơ sở </b>
<b>nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy, tự cấp, tự túc, phụ thuộc nhiều vào </b>
<b>thiên nhiên, gắn bó hoà quyện với thiên nhiên, mang nhiều dấn ấn của </b>
<b>chế độ mẫu hệ. Các giá trị văn hóa, văn nghệ cổ truyền các tộc người </b>
<b>Tây N guyên phản ánh m ơ ước, nguyện vọng ấm no, sung túc của con </b>
<b>người nơng nghiệp. Văn hóa vật thế đặc trưng của người Tây N guyên là </b>
<b>nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, ché rượu, cồng, chiêng, đàn đá, đàn tơ-rưng </b>
<b>và nhiều vật dụng k h á c ... Phong tục tập quán, trong đó phong tục cưới </b>
<b>xin của người Tây N guyên rất phong phú, đa dạng. Con gái Giẻ-Triêng </b>


<b>chuấn bị cưới chồng bằng những bó củi, người Mnông tặng lược để làm </b>
<b>tin, người Ê-đê có tỊic gửi dâu, người Cà D ong có tục trao cầu trau, con </b>
<b>gái Mạ mang “gùi hạnh phúc” về nhà chồng khi c ư ớ i...</b>


<b>8.4.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật</b>

<i><b>Hệ thống giao thông</b></i>



<b>Vận tải đường bộ hiện đóng vai trị quan trọng tại Tây N guyên. </b>
<b>Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến </b>
<b>năm 2020 và định hưóng đến năm 2030 cho đến nay, m ạng lưới giao </b>
<b>thông đường ô tô ở Tây N guyên khá phát triền với tống chiều dài </b>
<b>khoang 32.220 km. Trong đó, quốc lộ khoảng 2.100 km, gồm hai trục </b>
<b>dọc đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 14C chạy dọc biên giới và các trục</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

Chường 8, CÁC VUNG DU ụCH VIỆT NAM <sub>• 385</sub>


<b>ngang, gồm các quốc lộ 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 40, 40B , 55. Tồn </b>
<b>vùng có khoảng 2.030 km tỉnh lộ và khoảng 25.600 km đường giao </b>
<b>thơng nơng thơn. Mạng lưới đưịfng ô tô phát triển đã giúp cho vùng du </b>
<b>lịch Tây N guyên gắn kết với các vùng, các trung tâm du lịch khác trông </b>
<b>cá nước được thuận tiện. Đ ường 19, 24, 25 và 27 nối Tây N guyên với </b>
<b>tiểu vùng du lịch D uyên hải N am Trung Bộ, Đ ường 14 và đường 20 nối </b>
<b>Tây N guyên với Đ ông N am Bộ. Tây N guyên còn có các tuyến đường ơ </b>
<b>tơ kết nối với lào và Campuchia qua các cửa khấu quan trọng của vùng </b>
<b>là B ờ Y (Ọ L40 - Kon Tum), Lệ Thanh (Q L19 - Gia Lai), Bù Drang (TL </b>
<b>686 - Đắk N ông).</b>


KonTum
49 Pleiku
246



356
436
581


187
297
387
532


Buôn M aT huột
Gia Nghĩa
110


200


345


153
235


Đà Lạt


300 Thành phố Hổ Chí Minh


<b>Hình 8.31. Khoảng cách giữa một số điểm trong vùng du lịch Tây Nguyên</b>


(đơn vị: km)


<i>(Nguồn: Tông hợp từ Tập bản đồ giao thông đường hộ Việt Nam.</i>


<i>Nxh Bán đồ. 2004}</i>


<b>Toàn vùng hiện có 3 sân bay nội địa có đường bay đén các trung </b>
<b>tâm du lịch lớn cúa cả nước là sân bay Buôn Mê Thuột (Đắk-Lắk), sân </b>
<b>bay Pleiku (Gia Lai) và sân bay Liên Khương (Lâm Đ ồng).</b>


<b>Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột hiện có các Hãng hàng không </b>
<b>trong nước là Vietnam A irlines, Vietjet Air và Jestar Paciíìc đang khai </b>
<b>thác các đường bay từ Buôn Ma Thuột đi đến Hà N ội, Đà Nằng, Thanh </b>
<b>Hóa và Thành phố Hồ Chí Minh. N ăng lực thông qua của sân bay là</b>


<b>I triệu khách/năm. Theo trang w eb của Tổng công ty Cảng Hàng không </b>
<b>Việt N a m \ năm 2014, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ </b>
<b>6 9 5.149 lượt hành khách, tăng 29,9% so với năm 2013.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

<b>Theo Tổng công ty Cảng Hàng không Việt N a m \ Cảng Hàng </b>
<b>không Liên Khương hiện có 3 hãng hàng không (Vietnam Airlines, </b>
<b>Vietjet Air và Jestar Paciíìc) đang khai thác các chuyến bay thường lệ </b>
<b>đi/đến Hà N ội, Vinh, Đà N ằng và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, </b>
<b>Vietnam A irlines có các đưỊTtg bay thành phố Hồ Chí Minh - Đ à Lạt - </b>
<b>Thành phố Hồ Chí Minh; Đ à N ang - Đà Lạt - Đà Nằng; Hà N ội - Đà </b>
<b>Lạt - Hà N ội. Vietjet Air có các đường bay Thành phố Hồ Chí Minh - </b>
<b>Đà Lạt - thành phố Hồ Chí Minh; Vinh - Đà Lạt - Vinh; Hà N ội - Đà </b>
<b>Lạt - Hà N ội. Jetstar Paciíìc có đường bay Hà Nội - Đ à Lạt - Hà N ội. </b>
<b>Tổng số chuyến bay cất hạ cánh mồi ngày tại Cảng Hàng không Liên </b>
<b>Khương khoảng 20 lần/chuyến. N gày lễ hoặc mùa cao điểm , các hãng </b>
<b>hàng không sẽ có kế hoạch tăng chuyến lên đến 24 lần/chuyến bay mỗi </b>
<b>ngày để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách. Trong 10 năm qua, </b>
<b>Cảng Hàng không Liên Khương đạt tốc độ tăng trưởng hành khách bình </b>
<b>quân 15 %/năm. N ăm 2014, sản lượng hàng khách thông qua cảng đạt </b>


<b>675.607 hành khách, tăng 32,5% so với năm 2013.</b>


<b>Theo Tổng công ty Càng Hàng không Việt N a m \ với năng lực </b>
<b>thông qua ] triệu khách/''năm, Cảng Hàng khơng Pleiku hiện có 2 hãng </b>
<b>hàng không Vietnam Airlines và Vietịet Air khai thác các đường bay </b>
<b>nối Pleiku đi/đến Hà N ội và thành phố Hồ Chí Minh. Hãng hàng khơng </b>
<b>Jestar Paciíìc có đường bay từ Hà N ội và thành phố Hồ Chí Minh đi/ </b>
<b>đến Pleiku.</b>


<i><b>Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch</b></i>



<b>Theo sổ liệu của Vụ Khách sạn cung cấp, tháng 7/2016, vùng du </b>
<b>lịch Tây N guyên có 1.704 cơ sở lưu tiái vói 24.986 buồng, trong đó có</b>
<b>3 khách sạn 5 sao, 4 khách sạn 4 sao và 24 khách sạn 3 sao với tống số </b>
<b>là 3.521 buồng, chiếm 14,09% tổng số buồng lưu trú toàn vùng, s ố cơ </b>
<b>sở lưu tá i của vùng chỉ chiếm 7% sổ cơ sở lưu trú và 8,59% số buồng </b>
<b>của cả nước. Sự phân bố các CO' sở lưu trú ở Tây N guyên là không đồng </b>
<b>đều. Hầu hết các khách sạn đều tập trung ở Lâm Đ ồng (gần 80%). Công </b>
<b>suất sử dụng buồng trung bình năm của các cơ sở liru trú trên địa bàn</b>


<b>* </b> <b>T h eo trang w eb cúa T ống cô n g ty C ảng Hàng không Việt Nam .</b>
<b>^ </b> <b>T h eo trang w eb của T ông cô n g ty C áng H àng không Việt Nam.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

Chường 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM 387


<b>các tinh Tây N guyên (ngoại trìr các cơ sở lưu trú của Đà Lạt, Lâm Đ ồng </b>
<b>đạt công suất trên 60% ), nhìn chung cịn thấp, chỉ khoảng từ 30 - 40%.</b>


<b>2000 </b> <b>2005 </b> <b>2010 </b> <b>2011 </b> <b>2015 </b> <b>2020 </b> <b>2025 </b> <b>2030</b>



<b>^ CSLT (cơ sỏ') □ Số buồng lưu trú (*10 buồng)</b>


<b>Hình 8.32. </b><i><b>Cơ sở</b></i><b> lưu trú trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn 2000 - 2011</b>


<b>và dự báo tới 2030</b>


<i>(Nguồn: Tổng hợp từ Quy hoạch Tỏng thể phát triên du lịch Tây Nguyên</i>
<i>đến năm 2020, tầm nhìn 2030)</i>


<b>8.4.5. Các điểm, khu du lịch chính</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

388 <b>PHẦN2.BjALỶŨUL|ĨHVIỆTNAM</b>


□ Kinh □GiaRai
@ Xơ Đàng OTày
□ Mường 0Dao


SẾĐê <i>OB a Nă</i> e C o H o DNùng
^M nông BMông Elĩhái BMạ
^ 6 iẻ Triêng ■ Hoa Chu Ru Khác


<b>Hình 8.33. </b><i><b>Cơ</b></i><b> cấu các nhóm người chính ỞTây Ngun theo số người</b>


<i>(Nguồn: ủ v han Dân tộc)</i>


<b>N goài người Kinh, vùng Tây N guyên có nhiều tộc người thiểu số </b>
<b>chung sống như Ba-Na, Gia-Rai, Ê-đê, Cơ-ho, Mạ, X ơ-Đ ăng, M ơnông... </b>
<b>Sau ngày thống nhất đất nước, Tây Nguyên là một trong những vùng </b>
<b>có sự gia tăng dân số cơ học cao nhất cả nước. N goài việc di dân theo </b>
<b>kế hoạch, có hiện tượng di dân tự do, chú yếu là do đồng bào ít người ở </b>


<b>vùng núi phía Bắc vào định cư ớ Tây Nguyên. Từ chồ chi có gần 20 tộc </b>
<b>người sinh sống sau ngày giải phóng, đến nay ở đây đã có khoảng hơri </b>
<b>40 tộc người. Đ iều này đã tạo nên </b>SỊI’ <b>phong phú và đa dạng của các sản </b>


<b>phấm du lịch văn hóa Tây N guyên ngày hơm nay.</b>


<b>Các nhóm người như Gia-Rai, Ẻ-đê... với ban sấc vãn hoá hết sức </b>
<b>đặc trưng được thể hiện qua các lề hội, nghề thủ cơng, loại hình văn </b>
<b>hố nghệ thuật... hấp dần khách du lịch, trong đó nối bật là Khơng gian </b>
<b>cồng chiêng Tây N guyên, được công nhận là kiệt tác văn hoá phi vật thể </b>
<b>của nhân loại, trở thành tài nguyên du lịch hết sức giá trị.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

Chương 8, CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM <sub>389</sub>


<b>(Nhật Bản 8,5% , Hàn Quốc 5% ...); các nước A SEA N (chủ yếu là Lào </b>
<b>Thái Lan chiếm 8,38%); thị trường M ỹ 11,98%; châu ú c 9%; các thị </b>
<b>trường khác 36,14% . Trong xu thế hội nhập, tỷ trọng khách đến từ Lào </b>
<b>Campuchia, Thái Lan sẽ tăng lên trên 10%, khách Hàn Quốc và Nhật </b>
<b>bản vào Tày N guyên theo đường từ Lào và Campuchia cũng tăng mạnh.</b>


<b>8.4.6. Khách du lịch</b>


2<b>,</b>0 0 0 ,0 0 0


1 ,5 0 0 ,0 0 0


1<b>,</b>0 0 0 ,0 0 0


5 0 0 ,0 0 0



SỐ liệ u th ự c trạ n g Số liệu d ự báo


2 0 0 0 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 5 2 0 2 0 2 0 2 5 2 0 3 0


<b>Hình 8.34. Lượng khách du lịch đến Tây Nguyên giai đoạn 2000-2015</b>
<b>và dự báo tới 2030</b>


<i>(Nguồn: Tông hợp từ Quỵ hoạch Tồng thể phát triển du lịch Tây NíỊuyên</i>
<i>đ ế n n ă m 2020, tầ m n h ìn 2 0 3 0 )</i>


<b>Khách du lịch nội địa trẻ tuổi đến vùng du lịch Tây N guyên chiếm </b>
<b>tỷ lệ lớn. M ục đích chuyến đi bao gồm du lịch tham quan nghỉ dưỡng, </b>
<b>du lịch festival (đặc biệt là festival Hoa Đà Lạt), du lịch bụi, du lịch </b>
<b>phượt, du lịch nghiên cứu văn hóa các tộc người Tây N guyên, du lịch </b>
<b>sinh thái...</b>


<b>Câu hỏi ôn tập và thảo luận</b>


<b>1. Hãy trinh bày những tài nguyên du lịch phổ biến và đặc trưng ớ vùng </b>
<b>du lịch Tày N guyên.</b>


<b>2. Hãy đề xuất định hướng sản phẩm, định hướng thị trường và định </b>
<b>hướng khai thác không gian vùng du lịch Tây N guyên.</b>


<b>3. Hãy xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương để </b>
<b>liên kết du lịch trong vùng này phát triển một cách bền vững.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

<b>8.5. VÙNG DU LỊCHĐÕNG NAM BỘ</b>


<b>8.5.1. Khái quát</b>



<b>Vùng du ỉịch Đ ông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các </b>
<b>tỉnh Đ ồng N ai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây </b>
<b>Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điếm phía Nam và hành lang du lịch </b>
<b>xuyên Á. Phần đất liền của vùng có diện tích 23.605 km^ dân số khoảng</b>


<b>13.000 người, mật độ trung bình là 544 người/km^ Phía bắc của vùng </b>
<b>giáp Bình Thuận (tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trưng Bộ ), Lâm </b>
<b>Đ ồng (vùng du lịch Tây N guyên), phía tây giáp Campiichia, phía nam </b>
<b>giáp V ùng du lịch Tây Nam Bộ. Là vùng kinh tế năng động, lại có sân </b>
<b>bay quốc tế Tân Sơn Nhất, vùng du lịch Đ ông Nam Bộ không chỉ là m ột </b>
<b>điểm đến mà còn là một điểm gửi khách lớn nhất cả nước. Thực chất có </b>
<b>thể coi vùng du lịch Đ ông N am Bộ và vùng du lịch Tây Nam Bộ là hai </b>
<b>tiểu vùng của một vùng du lịch rộng lớn hơn, vùng du lịch N am B ộ bởi </b>


vì hai v ù n g n à y <b>có k h á n h iề u n é t tưoTig đ ồ n g cả về đ ịa lý và về v ă n hóa.</b>


<b>8.5.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên</b>


<b>V ùng du lịch Đ ông Nam B ộ về cơ bản là một vùng chuyển tiếp </b>
<b>giữa cao ngưn ở phía đơng bắc và đồng bằng miền Tây ở phía nam. </b>
<b>Địa hình có những gị đồi lượn sóng với độ cao trung bình chỉ từ 2 0 đến </b>
<b>200 m. Phía đơng bắc có độ cao từ 200-500 m với đỉnh là núi Bà Rá cao </b>
<b>736 m, vùng tiếp theo có độ cao từ 20 đến 200 m từ phía bắc hồ Dầu </b>
<b>Tiếng đến phía Bắc Bà Rịa. N ơi đây có núi Chửa Chan cao 839 m, Phần </b>
<b>còn lại là đồng bằng phía tây nam, giáp Vùng du lịch Tây Nam B ộ với </b>
<b>núi Bà Đen (986m ) ở phía bắc và núi Ding (491 m) ở phía nam. C ó 2 địa </b>
<b>phương giáp biển là thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - V ũng Tàu </b>
<b>với gần 120 km đường bờ, trong đó có nhiều bãi biên đẹp và m ột vùng </b>
<b>đất ngập mặn ven biển. Ngoài khơi Vùng du lịch Đ ơna Nam Bộ cịn có </b>
<b>quần đảo Cơn Lơn và đảo Long Sơn.</b>



<b>Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng cúa khí hậu nhiệt đới gió </b>
<b>mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời </b>
<b>gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ơn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm </b>
<b>giữa các tháng trong năm thấp và ơn hịa. Đ ộ âm trung bình hàng năm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

<b>khoang từ 80 - 82% . Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh </b>
<b>năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa </b>
<b>khô từ tháng 12 tới tháng 4. Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - </b>
<b>1325 mm và góp trên 70 - 82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Mưa </b>
<b>phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh tò Thành phố Hồ </b>
<b>Chí Minh xuống khu vực phía tây và Tây Nam. Đ iều kiện khí hậu vùng </b>
<b>Đ ơng N am B ộ hồn toàn phù họp cho các loại hình du lịch ngồi trời, </b>
<b>đặc biệt là du lịch biển (tắm biển, thể thao biển, khám phá đại d ư ơ n g...)</b>


<b>Trong vùng du lịch Đ ông Nam Bộ có 2 hồ lón được khách du lịch liệt </b>
<b>vào danh sách các hồ đẹp nhất Việt Nam là hồ Trị An và hồ Dầu Tiếng.</b>


<b>Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo, nằm trên dịng sơng Đ ồng Nai, </b>
<b>thuộc tinh Đ ồng N ai, hồ là nơi chứa nước cung cấp cho nhà máy thủy </b>
<b>điện Trị An. Hồ Trị An có vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của nước, của cây </b>
<b>xanh và những hòn đảo nhỏ. M ột chuyến khám phá phong cảnh lòng </b>
<b>hồ trên thuyền với các sản vật như cá lăng, cá chuột để lại cho khách du </b>
<b>lịch nhiều trải nghiệm lý thú.</b>


<b>Với 270 km- diện tích, hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh là một trong </b>
<b>những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Mặt hồ Dầu Tiếng quanh </b>
<b>năm xanh biếc, phắng lặng, ven hồ là những thảm cỏ mượt mà, những </b>
<b>vạt hoa khoe sắc thắm. Lịng hồ có nhiều đảo lón nhỏ như đảo Xỉn, đảo </b>
<b>Trảng, đảo Đ ồng B ò ... tạo nên một bức tranh thủy mặc nên thơ và hữu </b>


<b>tình trong mắt của khách du lịch.</b>


<b>Vùng Đ ơng Nam Bộ có 4 VỌG là V Q G Cát Tiên, VQG Bù Gia </b>
<b>Mập, VQG Lò Gò X a Mát, V Q G Côn Đảo.</b>


<b>Theo trang w eb của VQG Cơn Đ ả o ‘, vưỊTi này có diện tích gần</b>
<b>20.000 ha, trong đó khoảng 14.000 ha là mặt nước. Là một vùng đảo </b>
<b>tương đối xa bờ, hoạt động của con người chưa làm biến đổi lớn tính </b>
<b>tự nhiên của các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái biển. Thành </b>
<b>phần thực vật Côn Đ ảo tương đối phong phú và đa dạng với khoảng </b>
<b>882 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có đến 371 </b>
<b>lồi thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo m ộc,</b>


' w w w .c o n d a o p a rk .c o m .v n /.


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

<b>44 loài thực vật được các nhà khoa học tìm thấy lần đầu tiên ở đây,</b>
<b>11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt tên loài. Hệ động </b>
<b>vật rừng Côn Đ ảo đến nay đã ghi nhận được 144 lồi, trong đó lóp </b>
<b>Thú chiếm 28 lồi, lóp Chim có 69 lồi, lớp Bị sát có 39 lồi, lớp </b>
<b>Lưỡng cư 8 loài. M ột số động vật đặc hữu tại Cơn Đ ảo như sóc mun, </b>
<b>sóc den, chuột hưu Cơn Đảo, thạch sùng Cơn Đ á o ... Trên vùng biến, hệ </b>
<b>sinh thái san hơ có độ phủ trung bình là 42,6% có chồ đạt 74,2% . Vùng </b>
<b>nước nông ven bờ có cá rạn san hơ, thảm cỏ biên và rừng ngập mặn. </b>
<b>Trong đó, rạn san hơ quần cư là khá phố biến, có thể tìm thấy ớ hầu hết </b>
<b>vùng ven đảo. Loại rạn riềm điển hình chiếm đến 59%, chứng tỏ rạn </b>
<b>san hô này có điều kiện phát triên trong một thời gian dài. </b>

c ỏ

<b>biến tuy </b>
<b>không phân bố rộng nhuTig tập trung trên diện tích tích lớn, khoảng trên </b>
<b>200 ha. Đ a dạng sinh thái tạo điều kiện cho sự phát triên của các loài </b>
<b>sinh vật quý hiếm. Hiện nay, Cơn Đảo là vùng có nhiều rùa biên nhất ở </b>
<b>Việt Nam. Có 17 bãi đẻ của rùa, trong đó có 4 bãi có trên 1.000 rùa mẹ </b>

<b>lên đẻ hàng năm. Côn Đ ảo cũng là nơi duy nhất ở Việt N am còn tồn tại </b>
<b>một quần thể bò biển sống trong các thảm cỏ biển.</b>


<b>VQG Cát Tiên có tổng diện tích là 70.548 ha nằm ở 3 tỉnh Đ ồng </b>
<b>Nai, Lâm Đ ồng và Bình Phước, có khoáng chục vùng đất ngập nước </b>
<b>như Bàu </b>

sấu

<b>(rộng 5-7 ha thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 </b>
<b>ha), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu </b>

sấu

<b>còn là tên gọi chung </b>
<b>cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km- Hệ thực </b>
<b>vật có hơn 1.362 lồi thực vật bậc cao, hơn 440 loài cây gồ quý, hàng </b>
<b>trăm loại cây dược liệu, 133 loài hoa phong lan... Khoảng 50% diện </b>
<b>tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại, </b>


v ề

<b>động vật có 62 lồi thú, 121 loài chim ... Đ ộng vật đặc trưng có: </b>
<b>voi châu Á, bị tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rìrng, hố, báo hoa m ai, báo </b>
<b>gấm, nai... Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại </b>
<b>bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ </b>
<b>cúa 40 loài nằm trong Sách Đ ỏ thế giới'.</b>


<b>392 ■ </b> <b>PHẨN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

Chương 8. CÁC VÙNG DU <b>ụCH </b>VIỆT NAM <b><sub>393</sub></b>


T I Ê U V ÙNG DU LỊ C H Đ Ô N G NAM B ộ


<b>niMÌv.VrtnCTKỶ iMt Ặ1IX I.K u</b>
<i>Ù</i> kỉÚL-h W<II'


<b>(ịì</b>


<b>I rung 1,111> IIIIU U m / l iĩu UŨII </b>



^ <i>-ị;</i> S.iuj:v.ir/KlHnt«Ễrtu..


c k o t i iAv i:


—— >JỈI


<b>— </b> <b>--- </b> <b>ụ«ii?ic lf>. riio iti(rtnf</b>


<b>>: </b> <b>í i i i l i lộ. 1*1</b>
<b>X </b> <b>V in hny ifKK-lcV Viiohi^y</b>


<i><b>ữ "ĩ) </b></i> <b>lt ó n v íH i'/ íõ n c iii.</b>


cDơB-.| RCkKB»tlíll. <i>( Í u</i> <i>ỉ ^</i> <i>\</i>


IXA M») u» lOlV) tV«*;Uh>‘V<.»u»íft».,


105<b>’ S<)- </b> <b>|()6 * | ự</b>


<b>^ „Tị^KUu.. v . \ : ; </b> <b>... j; .. </b> .


<b>\ </b> <b>\ </b> <b>ị </b> <b>bIL-,,</b>


<b>\ Dill^STHÁXcÌLVltGiy </b> <b>ã*ô/KEèrT<, \ </b> <i><b> </b></i>


<i>^ </i> <i>\</i> <b>/ Hlnh cVâỊ^¥fc*^v B</b>


> <i>/ </i> <i>\ </i> <i>^</i> KIM. <b>V&£S^^'</b>



<b>/ ỷ t i ì o </b> <b>/ </b> <i>\</i> <b>c</b> <b>w</b> <b>\</b>


<b>\ </b> <b>\ </b> <i>ị‘ </i> <i>,ỳJ^^^}^iĩi\oi^ĩĩĩĩníĩĩi</i>


<b>_!r-;____ J</b>


<b>vvsSSvi*^’ <'>"</b>
<b>“" S u</b>


<i>- p </i>


<i><b>\</b></i> <i><b>ỉ</b></i>


/ <i>. - -ị'j</i> K>'


<b>- X ; - ... ... - ... </b> <b>- </b> <b>(Kr</b>


<b>V </b> <b>\ -;</b>


<b>1 0 7 ' l ơ</b>


25 5<b>C</b>


<b>Hình 8.35. Bản đồ vùng du lịch Đơng Nam Bộ </b><i><b>(Nguổn: Tác già)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

<b>có 724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành </b>
<b>thực vật khác nhau. Đặc biệt khu rừng nơi đây còn mang đậm nét của </b>
<b>rừng nguyên sinh giàu trữ lượng với ưu thế cúa những cây họ dầu và </b>
<b>nhiều cây họ đậu quý hiếm như cấm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, gỗ mật, </b>
<b>thạch tùng, giáng hương, trắc và 278 giống cây dùng làm thuốc, vườn </b>


<b>bao gồm nhiều kiểu rừng kín nửa thường xanh nửa nhiệt đới và kiểu </b>
<b>rừng nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. VQG Bù Gia Mập có 437 lồi, thú </b>
<b>có 73 lồi, trong đó có 59 lồi được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 168 </b>
<b>lồi chim, hiện có 10 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như gà lôi, hồng </b>
<b>hồng, hồng tía, dù dì phương Đ ông, cu xanh, niệc mỏ vằn, chim công, </b>
<b>gà tiền mặt đỏ, chim yến hồng xám, 30 loài bị sát, trong đó 12 loài ghi </b>
<b>trong Sách Đ ỏ Việt Nam.</b>


<b>VQG Lị Gị - Xa Mát có diện tích 18.765 ha, nằm ở độ cao từ 5-10 m </b>
<b>so với mực nước biển và là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tại tỉnh </b>
<b>Tây Ninh. Hệ thực vật phong phú có giá trị như: các cây họ dầu: dầu </b>
<b>nước, dầu cát, dầu chai, dầu song nàng, sao đen, nến mủ, một số lồi </b>
<b>đã có tên trong Sách Đ ỏ như: gõ cà te, giáng hương, mạc sư a ... Khu hệ </b>
<b>chim tại VQG này rất đặc trưng, tại các sinh cảnh đất ngập nước đã ghi </b>
<b>nhận nhiều loài chim nước quý hiếm như giang sen, già đẫy nhỏ và cị </b>
<b>nhạn, gà lơi lơng tía, gà tiền mặt đỏ, chích chạch má xám. N gồi ra, Lị </b>
<b>Gị - Xa Mát còn là nơi dừng chân của loài sếu đầu đỏ, trên tuyến di cư </b>
<b>về nơi sinh sản tại Campuchia. Lò Gò - Xa Mát được công nhận là một </b>
<b>trong các vùng chim lớn ở nước ta.</b>


<b>8.5.3. Tài nguyên du lịch văn hóa</b>

<i><b>Dí tích lịch sử văn hóa</b></i>



<b>Tồn vùng du lịch Đ ông Nam Bộ có trên 1.200 di tích lịch sử văn </b>
<b>hóa, trong đó có 221 di tích cấp tỉnh, 153 di tích được công nhận cấp </b>
<b>quốc gia và 8 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Khi đến Đ ông Nam Bộ, </b>
<b>khách du lịch thường đến thăm các di tích lịch sử cách mạng, di tích </b>
<b>kiến trúc nghệ thuật tơn giáo, các cơng trình đương đại, bảo tàng và các </b>
<b>khu vui chơi giải trí... Có thể kể tên m ột vài di tích lịch sử cách mạng </b>
<b>nổi tiếng như di tích nhà tù Côn Đ ảo (Bà Rịa - V ũng Tàu), di tích địa </b>


<b>đạo Củ Chi, di tích Dinh Đ ộc lập (thành phố Hồ Chí Minh), di tích Bù</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

Chương 8. CÁC VỪNG DU LỊCH VIỆT NAM <sub>395</sub>


Đăng, Bù Đốp, Sóc Bom Bo, căn cứ Tà Thiết (Bình Phước), di tích cách
mạng Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh).


68 8/%


1 2.4 7%


0.6 5%


Dị tích chưa xếp hạng Oi tích cấp tỉnh


^ Di tích quốc gia ■ Di tích quốc gia đ ặc biệt


<b>Hình 8.36. Cơ cấu di tích lịch sử văn hóa vùng du lịch Đơng Nam Bộ</b>


<i>(N g u ồ n : T ô n g h ợ p (ừ số liệ u các tin h )</i>


N hà tù Côn Đảo là tên gọi khu trại giam do chính quyền ngụy
cùng Pháp, Mỹ xây dựng để giam cầm, tra tấn các chiến sỹ cách mạng
và những người tham gia chống Pháp, Mỹ trong những năm chiến tranh
từ năm 1940 đến 1975. Trong khu trại giam này có những khu biệt
giam như chuồng cọp, phòng tắm nắng, chuồng b ò ... Khu “Chuồng
C ọp” là nơi biệt giam khắc nghiệt nhất. Tù nhân ở đây bị giam trong
những căn phòng chỉ rộng 5 m-, khơng có giường nằm. Người tù bị
cùm chân và phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp, điều kiện vệ sinh và
ăn uống rất kém, thường xuyên bị tra tấn để hỏi cung. Khu chuồng bị


có gian phân bị là nơi chúng bắt tù nhân ngâm mình trong phân bò.
Phòng tăm nắng là khu chúng bắt tù nhân phơi mình ngồi nắng nóng
hàng nhiều giờ liền...


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

là nơi sinh sống, làm việc và chiến đấu của rất nhiều chiến sỹ và nhân
dân. Hiện nay địa đạo Củ Chi cịn khống 120 km được bảo vệ và đã
trở thành một điểm du lịch hấp dần đối với khách du lịch trong và ngồi
nước khi có dịp đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.


Dinh Độc lập là di tích ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Nơi
đây đã từng là nơi ở và làm việc của tổng thống chính quyền Sài Gịn
trước giải phóng 1975 và cũng là nơi chứng kiến thời khắc lịch sứ đánh
dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gịn 30/4/1975.


Các di tích kiến trúc nghệ thuật và tơn giáo có chùa Vĩnh Nghiêm,
chùa Ngọc Hoàng, nhà thờ Đức Bà, tượng chúa Kito, chùa Bà Thiên
Hậu (thành phố Hồ Chí Minh, Bình D ương)... Nhà thờ chính tịa Đức
Bà Sài Gòn hay còn gọi tắt là nhà thờ Đức Bà. Cơng trình này được
mô phỏng nhà thờ Đức Bà Paris - Pháp. Nguyên liệu xây dựng nhà thờ
được nhập hoàn toàn từ Pháp.


Chùa Bà Thiên Hậu nằm trên con đường Nguyền Trãi (quận 5) lúc
nào cũng tấp nập xe qua lại, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những
ngôi chùa nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống và
văn hóa của người Hoa sinh sống tại Sài Gòn từ rất lâu nay. Chùa đã
được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm
1993. Ngày nay, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi sinh hoạt
văn hóa tinh thần đối với nhiều người Hoa ớ Sài Gòn và các vùng lân
cận. Không những thế, ngôi chùa được xern lả một cơng trình kiến trúc
có giá trị cao về mặt kỳ thuật, mỹ thuật, thu hút đông đảo du khách


trong và ngoài nước đến chiêm bái.


Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900,
chùa N gọc Hoàng tọa lạc trên diện tích hơn 2.000 X ưa nay ngôi
chùa nổi tiếng là nơi chiêm bái cho việc làm ăn thuận lợi, bình an,
phước đức và đặc biệt là cầu con. N ăm 1984, chùa đổi tên thành Phước
Hải Tự và được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
vào năm 1994. Mới đây, tháng 5/2016 ngơi chùa cịn được Tổng thống
Mỹ Barack O bam a ghé tới nhân chuyến thăm Việt Nam. Ngôi chùa
càng được chú ý hơn về không gian kiến trúc lẫn sự linh thiêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

Chùa VTnh Nghiêm, quận 3, TP. Hồ Chí Minh đây là một trong
những ngôi chùa có kiến trúc đẹp và linh thiêng của Sài Gịn.


<i><b>Cơng trình kiến trúc tiêu biểu</b></i>



Những điêm như chợ Bến Thành, Bưu điện Thành phố, Nhà hát
Thành phố, Tòa nhà Bitexco, Hầm Thủ T hiêm ... cũng là những điểm
du lịch thu hút nhiều khách.


Chợ Bến Thành là m ột trong những ngôi chợ nổi tiếng và tiêu biểu
của Sài Gịn. Hàng hóa ở đây rất đa dạng, chất lượng. Tuy nhiên, phần
lớn khách đến đây là người nước ngoài nên giá khá cao.


Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những cơng trình kiến
tríic tiêu biếu cúa TP. Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công
xã Paris, Quận 1. Đ ây là tòa nhà được người Pháp xây dựng theo thiết
kế của kiến trúc sư Villedieu. Công trình kiến trúc mang phong cách
châu Âu kết họp với nét trang trí châu Á.



Nhà hát Thành phố nằm ở cuối đường Lê Lợi (quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh), được xây dựng vào năm 1897 theo phong cách kiến trúc
tân cổ điên. Nhà hát có kiến trúc cỗ kính, uy nghi với một trệt, hai tầng
lầu, 1.800 ghế, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại.


Với hình búp sen ấn tượng, tòa tháp tài chính Bitexco của Việt
Nam đírng thứ 5 trong danh sách 20 những tòa tháp chọc trời ấn tượng
nhất thế giới do K ênh V ăn hóa Du lịch C N N G o của hãng tin CNN
bình chọn. T ịa tháp tài chính Bitexco có độ cao 262 m gồm 68 tầng.
Được lấy cảm hứng từ hình dáng quốc hoa - búp sen hé nở, tòa tháp
Bitexo Pinacial được thiết kế để tượng trưng cho sức sống và khát
vọng của người Việt. N hìn từ xa, tòa nhà vươn cao như hình cánh hoa
tạo thành m ột tống thể kiến trúc thanh thốt. Kết hợp với hình khối
của tòa tháp, sân đồ trực thăng được ví như hình ảnh búp sen đang
hé nở. Không chỉ độc đáo về thiết kế kiến trúc, dự án được ứng dụng
phương pháp xây dựng tiên tiến nhất và các loại vật liệu hiện đại nhất.
Đặc biệt, hệ thống tường kính được sử dụng đế đảm bảo hiệu quả
cao về công năng sử dụng theo tiêu chí “thiết kế thân thiện với môi
trường, tiết kiệm năng lư ợng” .


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

<i><b>Khu vui chơi giải trí</b></i>



Một điếm nơi bật và khá khác biệt của vùng du lịch Đông N am Bộ
so với các vùng khác trong cả nước là ở đây có khá nhiều khu vui chơi
giải trí như Cơng viên Văn hóa Đầm Sen, Khu Du lịch Văn hóa Suối
Tiên, Thảo

cầm

Viên, Lạc cảnh Đại Nam Văn H iế n ...


Công viên Văn hóa Đầm Sen là một trong những khu du lịch lớn
đặc sắc nhất nước Việt Nam. Kiến trúc được kết họp m ột cách hoàn mĩ
nền văn hóa Đơng-Tây và một chút vẻ đẹp thời La Mã. Ngoài những


khu vui chơi, Đ ầm Sen cịn có những nhà hàng, khách sạn và hàng chục
các loại hình khác để phục vụ khách du lịch. Đ ầm Sen là nơi vui chơi
giải trí rất hấp dẫn cho người trong và ngoài nước. Đặc biệt ở đây cịn có
Thưỷ cung Đầm Sen - thuỷ cung đầu tiên tại Việt N am với nhiều loài cá
cảnh khác nhau thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan hàng năm.


Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một khu liên hợp vui chơi giải
trí có cách kiến trúc và các thể loại vui chơi được gắn lồng vào các
hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như Lạc Long Q uân - Âu
Cơ, Vua Hùng, sự tích trăm trứng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, sự tích bánh
Chưng - bánh Dày, sự tích quá dưa hấu, chín tầng địa ngỊic, tú’ linh hội
tụ Long - Lân - Quy - Phụng, cơng viên giải trí dưới nước, đặc biệt là
biển Tiên Đồng - biển nhân tạo đầu tiôn ở Việt Nam.


Thảo cầm viên là công viên bảo tồn thực vật, động vật lâu đời
nhất ở Việt Nam và đứng hàng thứ 8 trên thế giới. Thảo c ầ m Viên có
590 đầu thú thuộc 125 loài, 1800 cây gồ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội
địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bon - sai. Đây là nơi khách du lịch làm
quen với m ột số loại động thirc vật, chuẩn bị hành trang cho các chuyến
du lịch sinh thái trong tương lai.


Lạc cảnh Đại N am Văn Hiến là một tố họp vui chơi giải trí lớn bậc
nhất nước ta với tổng diện tích sau khi hoàn thiện lên đến 510 ha. Hiện
nay tổ hợp này gồm 2 khu là khu Kim Điện với ba tầng thờ tư ợ n g Đức
Phật Tổ, vua Hùng Vương và vua Trần Nhân Tông, hai bên là tưọTig
cúa chủ tịch Hồ Chí Minh, danh tưóng Trần Hưng Đ ạo và M ẹ Âu Cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

Khu vực thứ 2 gọi là Khu trò choi Đại N am bao gồm rất nhiều trò
như khu tàu lộn vòng siêu tốc, khu vượt thác Đại Nam, khu đua xe F l,
khu trò chơi trúng khủng long, khu Thập nhị cung kỳ án, rạp chiếu phim


4D, khu trò thuyền đụng, khu thế giới tuyết, khu Ngũ Long đại cung -
18 tầng đ ịa ngục, khu Phượng hoàng cung, khu Đu quay dây văng, khu
Ếch nhảy, khu rừng rậm Amazon, khu tàu lộn ngang, khu Thiên đường
tuồi thơ, khu Biến nhân t ạ o ...


<i><b>L ễ hội</b></i>



Ngoài các lề hội chung của cả nước, vùng du lịch Đơng Nam Bộ
có khá nhiều lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng đặc trưng như lễ hội Dinh Cơ,
lễ hội đình thần Thắng Tam (Bà Rịa - Vũng Tàu), lễ hội chùa Bà Thiên
Hậu, lề hội núi Bà Đen.


Lễ hội Dinh Cơ diễn ra ở một khu đền có kiến trúc khá hoành tráng,
với những nét kiến trúc truyền thống, nằm bên bờ biển Long Hải, thuộc
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi thờ một cơ gái giàu lịng nhân ái, nhưng
đã bị nạn sau một lần đi biển. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, từ 10 đến 12
tháng hai âm lịch. Lễ hội Dinh Cô được xem là lễ hội lớn nhất vùng biển
N am Bộ. C ứ mồi lần gần tới lễ hội thì rất nhiều người dân địa phương
và du khách tìm đến Dinh Cơ dự lễ hội để cầu m ong những điều an
toàn cho cuộc sống và thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình. Lễ
hội diễn ra trong suốt 3 ngày đêm với nhiều hoạt động như thả đèn hoa
đăng, đánh trống, chiêng, đua thuyền và hát “bả trạo” . ..


Lc hội núi Bà Đen thờ Linh Sơn Thánh mẫu (Tây Ninh) bắt đầu
từ 20 Tết trở đi và chính hội vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, chính
lễ Vía Bà là đêm 18 và ngày 19 tháng giêng. Trong những ngày lễ hội,
khách du lịch được nhắm nhìn những người đi lễ trong những bộ lễ
phục đẹp lộng lầy, chân bước nhẹ, nhịp nhàng theo tiếng nhạc lễ. Vào
dịp 5-6 tháng năm âm lịch ở đây lại diễn ra lễ Vía Bà với các hoạt động
biểu diễn hát Bóng rỗi (múa M âm vàng, M âm bạc, M âm đồ chơi...), hát


Chặp Địa Nàng, một loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian khá đặc
sắc. Lễ nghi lễ hội núi B à Đen thể hiện sự đan xen giữa Phật giáo và tín
ngưỡng thờ Mầu của người dân Nam Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

400 ■ PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>8.5.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật</b>

<i><b>Hệ thống giao thông</b></i>



Đông N am Bộ kết nối với các điểm gửi khách trong các vùng khác
và các nước khác thông qua mạng lưới giao thông được đánh giá là phát
triển nhất so với các vùng du lịch khác, ở đây có đầy đủ 4 hệ thống
đường ô tô, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Hệ thống
giao thơng đường ơ tơ có QL lA , 13, 22, 22B, 51, đường Hồ Chí Minh.
Hệ thống giao thơng đường sắt có tuyến đường sắt Bắc Nam nối từ
thành phố Hồ Chí Minh với các tinh phía bắc vùng. Vùng du lịch Đơng
Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gịn,
sơng Thị Vải, có thể phát triển tốt các loại hình du lịch đường thủy đến
các điểm du lịch trong Vùng.


Tp Hổ Chí Minh


116 Vũng tàu


94 200 Tây Ninh


30 120 80 Thủ Dầu M ột


111 210 107 81 Đ ổ n g X



30 95 105 25 105 Biên Hịa


<b>Hình 8.37. Khoảng cách giữa m ột sô điểm trong vùng du lịch Đông Nam Bộ</b>


(đơn vị; km)


<i>(Nguồn: Tống hợp từ Tập bản đỗ ^ioo thõn^ đường bộ Việt Nam.</i>
<i>Nxb Bán đổ. 2004)</i>
Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là Cảng Hàng không
nhộn nhịp nhất và có sản lượng vận chuyến cao nhất cả nước. N ăng lực
thông qua của Cảng này là 25 triệu khách/năm. Theo Tổng Công ty Cảng
Hàng không Việt N a m ‘, hiện nay tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân
Sơn Nhất có 4 hãng hàng không nội địa (Vietnain Airlines, Vietjet Air,
lestar Paciíìc và VASCO) đang khai thác các đường bay trong và ngoài


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

nước và 43 hãng hàng không quốc té hoạt động. Từ Cảng Hàng không
Quốc tế Tân Sơn Nhất có các chuyến bay thẳng thường xuyên đến 18
sân bay trong nước và 24 sân bay quốc tế. Những năm qua, Cảng Hàng
không Quốc tế Tân Sơn Nhất ln duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tò 10
đ ếnl5% /năm . Năm 2014, Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất phục
vụ được trên 22,153 triệu lượt khách, tăng 10,6% so với năm 2013.


Cảng H àng không Côn Đảo chú yếu phục vụ tiếp nhận khách du
lịch đến từ hai điêm gửi khách chính là thành phố Hồ Chí Minh và

cần



Thơ đến tham quan và du lịch Côn Đảo. Do điều kiện địa hình đảo, diện
tích mặt bằng nhỏ nên năng lực thông qua của cảng này chỉ 400.000
hành khách/năm. Theo Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, năm
2014, Cảng Hàng không Côn Đảo đã phục vụ 188.549 lượt hành khách,
tăng 7,4% so với năm 2013'.



<i><b>Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch</b></i>



Là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, đóng góp 2/3 thu ngân
sách hàng năm, có tỷ lệ đơ thị hóa 50%, Vùng du lịch Đơng N am Bộ
có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỳ thuật du lịch đảm bảo tốt nhất so
với các vùng còn lại. Theo Quy hoạch Tống thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, năm 2013, tồn vùng có 3.624 cơ
sở lưu trú với 72 ngàn buồng. Mức tăng trưỞTig cơ sở lưu trú giai đoạn
2000-2013 đạt 11,73%. Theo số liệu do Vụ Khách sạn cung cấp
1/7/2016, vùng này đã có 4.455 cư sủ lưu trú, trong đó có 26 cư sở đạt
5 sao, 35 cơ sở 4 sao với tống số buồng lần lưọt là 7.448 và 4.845. Vùng
du lịch Đông N am Bộ chiếm 25,49% tổng số cơ sở lưu trú 5 sao của cả
nước, 15,28% số cơ sở lưu trú 4 sao của cả nước. N ếu tính trung bình,
tồn vùng chỉ có 20 buồng trên 1 cơ sở lưu trú, chứng tỏ còn khá nhiều
cơ sở lưu trú nhở.


Hơn 54% số cơ sở lưu trú với trên 63% số buồng tập trung ở thành
phố H ồ Chí Minh, tiếp theo là ở Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây
Ninh và Bình Phước.


Chương 8. CÁC VÙNG DU ụ C H VIỆT NAM . 401


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

402 PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


<b>2001 </b> <b>2003 </b> <b>2005 </b> <b>2007 </b> <b>2009 </b> <b>2015 </b> <b>2025</b>


® CSLT (cơ sở) □ Sô' buồng lưu trú (*1 0 buồng)


<b>Hình 8.38. Cơ sở lưu trú và sơ' lượng buồng vùng du lịch Đ ông Nam Bộ </b>


<b>giai đoạn 2001-2015 và dự báo tới 203 0</b>


<i>(N g iiô n : T ô n g h ợ p l ừ Q u v h o ạ c h T ô n g rhề p h á t Ir iẻ n d u lịc h Đ ô n g N a m</i>
<i>Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030)</i>
Nhìn chung, cơ sở vật chất kỳ thuật du lịch ở vùng du lịch Đông
Nam Bộ khá đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trong xu
thế phát triến du lịch hiện nay, với vị trí cứa ngõ chính của Du lịch Việt
Nam, ngành Du lịch các tỉnh trong vùng đang đưa ra các giải pháp đế
gia tăng các cơ sở lưu trú chất lượng cao, tập trung ở các trung tâm du
lịch lớn của vùng như Thành phố Hồ Chí Minh, V ũng Tàu, Biên Hòa,
Thủ Dầu Một, thị xã Tây Ninh, Đơng Xồi, phấn đấu đến năm 2030 có
80% cơ sở lưu trú đạt tiêu chuâii phục vụ khách du lịch.


<b>8.5.5. Các sản phẩm du lịch chính</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

Một trong những thế mạnh của vùng du lịch Đông N am Bộ là du
lịch sự kiện. N hững đô thị như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên
Hịa, Thủ D ầu Một, Bà Rịa là nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, giao
thông liên lạc thuận lợi, hệ thống thông tin, truyền thơng hiện đại, sẵn
có nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng t ố t... nên là những địa điểm
phù hợp để tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, thi đấu, hội nghị, hội
th ả o ... Thực tế việc tổ chức thành công nhiều sự kiện trong thời gian
qua đã chứng minh cho nhận định trên.


Vùng du lịch Đ ông Nam Bộ là địa phương dẫn đầu về các sản
phẩm du lịch vui chơi giải trí. Nhiều khách du lịch, đặc biệt là thanh
thiêu niên luôn bị cuốn hút bởi các loại hình vui chơi giải trí có tại các
công viên.


Là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, vùng du lịch Đông Nam


Bộ có nhiều siêu thị để thỏa mãn khách du lịch, đặc biệt là khách nữ
doanh nhân. Trong các trung tâm thời trang quốc tế Crescent Mali,
Nowzone Pashion Mali khách có nhiều lựa chọn các thương hiệu đẳng
cấp và cập nhật những xu hướng thời trang mới nhất trên thế giới. Zen
Plaza bày bán nhiều hàng hiệu nước ngồi như Diesel, Tommy Hilíìger,
Nike, L ev i’s, Kappa, Geox, Ecco và Sketchers... Đến Sài Gòn Square,
Parkson Paragon khách du lịch có thể mua những sản phẩm thương hiệu
quốc tế như Christian Dior, Gucci, Lacoste, Guess, Ecco và A didas...
N owZone lại là nơi cập nhật những xu hưóng thời trang mới nhất từ
Mỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và là nơi định hình phong cách thời trang cho
giới tré... Ngoài ra, mạng lưới dày đặc các siêu thị Co.opmart, Big

c,


Vinmait, Maximark, M e tro ... cũng là các yếu tố giữ chân du khách ở
lại lâu hơn trong vùng.


Du lịch nghỉ dường vùng du lịch Đông N am Bộ chủ yếu thu hút
thị trường khách là người ở các trung tâm công nghiệp, các đô thị trong
khu vực và vùng lân cận. N hững khu nghỉ dưỡng biến ở Vũng Tàu, Côn
Đảo, khu du lịch nước khống Bình Châu, khu nghỉ dưỡng sinh thái
Cần G iờ ... là các địa chỉ thu hút phân khúc khách du lịch này.


Khách du lịch tìm hiểu văn hóa tơn giáo thường chọn đến tham
quan Tòa thánh Đạo Cao Đài, chùa Bà Đen, chùa Vĩnh Nghiêm, nhà


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

404 PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


thờ Đức B à . .. Khách du lịch tâm linh thi tìm đến chùa Giác Lâm, chùa
Linh Sơn, mộ Cô Sáu, miếu B à . .. để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.


Khách yêu thiên nhiên thì tham quan các VQG, Khu Đất N gập
mặn Cần Giờ, Khu Dự trữ Sinh quyến Đồng Nai, chinh phục Núi Bà


Đen, núi Bà Rá, ngắm cảnh trên hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, ngắm san hô
ở biển Côn Đ ảo ... Khách du lịch văn hóa sẽ đi tham quan các di tích
lịch sử cách mạng như nhà tù Côn Đảo, Khu Di tích Địa đạo Củ Chi
hoặc sẽ đi ngắm N hà thờ lớn, N hà hát lớn ở Thành phố Hồ Chí M in h ...


<b>8.5.6. Khách du lịch</b>


2 0 2 5


2 0 1 5


2012


<b>2010</b>


2 0 0 8


2 0 0 6


2 0 0 4


2002
2000


SỐ liệu
dự báo


Số liệu
thực
trạng



5 ,0 0 0 1 0 , 0 0 0 1 5 , 0 0 0 2 0 , 0 0 0 2 5 , 0 0 0 3 0 , 0 0 0 3 5 , 0 0 0


<b>C3 Khách d u lịch qu ôc t ế (lư ọ t) </b> n <b>Khách du lịch nội địa ( lư ọ t)</b>


4 0 , 0 0 0


<b>Hình 8.39. Lượng khách đến vùng du fịch Đơng Nam Bộ gỉ đoạn 2000-2015</b>
<b>và dự báo tới 2030</b>


<i>(N g u ồ rì: T ô n g h ợ p từ Q iiv h o ạ c h T ô n g th ế p h á t tr iê n d u lịc h Đ ô n g N a m B ộ</i>
<i>đ ế n n ă m 2 0 2 0 , tầ m n h ìn 2 0 3 0 )</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

2013 đà đón tiếp được 23,3 triệu khách, tăng 5 lần so với đầu kỳ. Khách
du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng luợt khách đến vùng.
89% số khách du lịch quốc tế thống kê được trong vùng là khách đến
thành phố Hồ Chí Minh!,

v ẫn

theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du
lịch Đ ông N am Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030, khách du lịch quốc tế
đến vùng chủ yếu là khách MICE, khách tham quan di tích, thắng cảnh
và nghi dưỡng. Đối với khách du lịch nội địa, mục đích du lịch nghỉ
dưỡng, tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ
dưỡng biến là chính. Có lẽ nên bổ sung phân khúc khách du lịch công
vụ, khách du lịch m ua sắm và khách du lịch thuần túy.


<b>Câu hỏi ơn tập và thảo luận</b>


1. Hãy trình bày những tài nguyên du lịch phổ biến và đặc trưng ở vùng
du lịch Đông N am Bộ.


2. Hãy đề xuất định hướng sản phẩm, định hướng thị trường và định


hướng khai thác không gian vùng du lịch Đông Nam Bộ.


3. Hãy xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng của rtmg địa phương để
liên kêt du lịch trong vùng này phát triển một cách bền vững.


4. H ãy xác định sản phấm du lịch đặc trưng hay thế mạnh của vùng du
lịch Đông N am Bộ trong liên kết phát triển du lịch với các vùng khác
của Viêt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

<b>8.6. VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ</b>


<b>8.6.1. Khái quát</b>


Có nhiều tài liệu gọi vùng này là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, đây là cách gọi dân gian vì thực tế khơng có con sơng nào là
sông Cửu Long. Do vậy tài liệu này sử dụng tên gọi vùng du lịch Tây
Nam Bộ.


Vùng du lịch Tây N am Bộ bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp,
An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà
Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố c ầ n Thơ. Vùng
du lịch này có vị trí nằm liền kề với vùng du lịch Đông Nam Bộ, phía
Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đ ơng Nam
là Biển Đơng. Trong nền kinh tế khu vực, vùng địa lý này là m ột bộ
phận quan trọng trong tiểu vùng sơng Mêkơng. Tổng diện tích phần đất
liền của toàn vùng lên đến trên 40.000 k m l


Vùng du lịch Tây Nam Bộ có vị trí như một bán đảo với 3 phía
Đơng, N am và Tây N am giáp biên cho phép phát triên du lịch biến,
phía tây giáp với Campuchia tạo điều kiện mở rộng giao lim với nước


bạn láng giềng nói riêng và các nước thuộc tiếu vùng sơng M êkơng nói
chung. Phía bắc giáp vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế năng
động nhất cả nước hiện nay - một trong những thị trường mục tiêu tiềm
năng của Du lịch Tây N am Bộ. Nằm trôn đầu mối giao thông hàng hải,
hàng không giữa các nước N am Á, Đông Á, châu ú c và Đông Nam Á,
Vùng du lịch Tây N am Bộ có nhiều cơ hội thu hút khách du lịch ghé
qua trên hành trình của họ.


Tây Nam Bộ là khu vực tập trung dân cư đông đúc thứ 2 của cả
nước, với tổng sổ dân số khoảng 18 triệu người, bằng gần 2 1 % dân số
cả nước. Mật độ cư trú là 432 người/ km% gấp 1,7 lần mật độ bình quân
cả nước. Dân cư sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông H ậu và
thưa hơn ở các vùng sâu xa như vùng

u

Minh, Đồng Tháp Mười... Dân
cư sinh sống ở vùng du lịch Tây N am Bộ bao gồm nhiều tộc người khác
nhau, trong đó có 4 tộc người chính là người Kinh, người Hoa, người
Chăm và người Khmer. Người Kinh chiếm đại đa số, sống ở hầu hết
các nơi trong vùng. Người H oa tập trung nhiều ở các tinh Bạc Liêu, Cà


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

Mau, Sóc Trăng. Người Chăm sống chủ yếu ở An Giang. Người Khmer
có mặt đông đúc ớ các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Mỗi tộc
người đều có những bản sắc văn hóa riêng của mình, sự phối kết hợp
những nét văn hóa ấy giúp con người cũng như cuộc sống nơi đây có
được những đặc trưng nổi bật.


<b>8.6.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên</b>

<i><b>Phong cánh ngoạn mục</b></i>



Tây N am Bộ có độ cao trung bình gần 2 m, chủ yếu là địa hình
đồng bằng thấp. Có một số núi thấp ở khu vực miền Tây tĩnh Kiên
G iang và tiếp giáp Campuchia. Khu vực có địa hình cao nhất của vùng


là miên núi phía Tây Bắc với gần 40 ngọn núi, chủ yếu tập trung ở tỉnh
An Giang và Kiên Giang với Thất Sơn' ở An Giang và dãy Hàm Ninh
Phú Quốc, Kiên Giang, có đỉnh cao 565 m.


Dưới góc độ nguồn gốc, hầu hết địa hình vùng này được hình thành
từ phù sa của hệ thống sông M êkông. Dọc theo các triền sơng, khách du
lịch có thế thấy những giồng cát^ Trong khi đó, cũng do tác động của sự
biến đối dòng chảy khu vực này đã hình thành những vùng trũng phèn
chua hay những đầm mặn xen kẽ những đồng ruộng màu mỡ phù sa như
vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, Tây Nam sông
Hậu và bán đảo Cà M a u ...


Ngoài khơi vùng biên Kiên Giang có trên 100 hịn đảo lớn nhỏ,
trong đó có đảo Phú Quốc, cách Rạch Giá 120 km, cách Hà Tiên 45 km.
Đây là hòn đảo lớn nhất của nước ta với diện tích khoảng 567 k m l Biệt
danh là “Đảo N gọc” của Phú Quốc phần nào đã nói lên vẻ đẹp của hòn
đảo này. Ngoài quần đảo Phú Quốc, quần đảo Nam Du, quần đảo Hải
Tặc, quần đảo Bà Lụa đều có những cảnh quan rất hấp dẫn khách du


<b>Chương 8. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM </b> . 407


G ồm 1 quần thế 37 ngọn núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên & Tri Tơn, nhưng có 7 ngọn
tiêu biêu là núi Câm (Thiên cẩm Sơn,705 m), núi Dài N ăm Giếng (N gũ Hồ Sơn
265 m), núi Cô Tô (Phụng H oàng Sơn, 640 m), núi Dài (N gọa Long Sơn, 580 m),
núi Tượng (Liên Hoa Sơn, I45m), núi Két (Anh V ũ Sơn, 225 m), nui N ươ c (Thủy
Đài Sơn, 20 m).


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

lịch vì tính hoang sơ, ngun thúy của những bãi cát, bãi đá ảo dưới


làn n ư ớ c tro n g x an h b ê n c ạ n h n h ữ n g cán h r ừ n g hầu n h ư CÒI n g u y ê n



bản của tự nhiên.


Vùng du lịch Tây Nam Bộ có hệ thống sơng ngịi, kênì mương
chằng chịt. Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sôig Đồng
Nai và sông Mêkong. Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch này tạo nên một
quang cảnh sông nước rất nên thơ; dịng sơng khơng ồn ào, há bên bờ
là những rặng dừa nước mọc sát ra mép nước, những chiếc ;he xuôi
ngược chạy qua tạo nên những con sóng dồn vào hai bên ưép sông,
bóng nhũTig người phụ nữ quấn khăn rằn ngồi trên những COI thuyền
đi ngang trước mặt, những mảng lục binh lặng lẽ trơi theo dịig nước,
làn gió mang hơi nước mát dịu xua tan cái nóng mùa h è . .. là ihừng gì
khách du lịch cảm nhận khi ngồi trên thuyền đi trên bất cứ con iơng nào
ở miền Tây.


<i><b>Khỉ hậu</b></i>



Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận xích cạo, nhiệt
độ trung bình năm là 24 -

27°c,

biên độ nhiệt trung bình nàn từ 2 -
3 °c, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ít, tổng nhiệt độ hoạt độngtừ 9.500
- 10.000‘’C. Số giờ nắng nhiều vào tháng 2, tháng 3 (mồi ngà' có từ 8
đến 9 giờ) trong khi đó tháng 8, tháng 9 chí có từ 4,5 đến 5,3 |iờ/ngày.
Độ ấm tháng 2 tháng 3 từ 60 đến 67%, tháng 7, 8 ,9 , 10 từ 85 cến 89 %.
Vùng có 2 mùa chu yếu là mùa khô và mùa mưa. Mưa tập truiiị từ tháng
5 đên tháng 10 với lượng mưa hàng năm dao động từ 900 mm (ên 1.400
mm và chiếm khoảng 75% đến 80% tông lượng mưa trong siiố cả năm.
Mưa phân bố không đều, giảm dần từ phía Bắc xuống khu vực phía Tây
và Tây Nam. Phía Đơng Nam có lưọng mưa thấp nhất. Điều kiệi khí hậu
như vậy cho phép hoạt động du lịch của vùng có thể diễn ra quinh năm.



<i><b>Thủy/hải văn</b></i>



N guồn nước cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt trong vùng li từ sông
Mêkông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều tính mùa vụ nút cách rõ
rệt. Chế độ thủy văn của hệ thống sơng ngịi Vùng du lịch Tâ> N am Bộ
là có 2 mùa là mùa khô và mùa nước nôi. Vào khoảng tù' tiung 8 đên
tháng 11 hàng năm, nước lũ từ thượng nguồn sông Mêkôuị tràn về,


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

gây ngập lụt toàn bộ các tỉnh Tây N am Bộ. Chỉ con một số ốc đảo nho
nhỏ giữa biên nước mênh mông,

về

nguyên tắc, đây là điều kiện không
thuận cho hoạt động du lịch, tuy nhiên, ngành du lịch các tỉnh Tây Nam
Bộ đã biến khó khăn này thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của
vùng là du lịch mùa nước nổi. Vùng cũng có một số hồ có phong cảnh
khá đặc biệt như hồ Thoại Sơn, một trong những hồ đẹp cách thành phố
Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943, hồ Búng Bình Thiên (cịn
gọi là Hồ nước trời) là một hồ nước ngọt đặc biệt tại huyện An Phú,
m àu nước quanh năm xanh ngắt cho dù nước của các kênh rạch xung
quanh đục màu phù sa.


Vùng có trên 700 km đường biến, tuy độ dốc thềm đáy nhỏ nhưng
nước biển khơng trong vì lượng phù sa lớn, vật liệu đáy chủ yếu là đất
sinh lầy, cát pha bùn nhão nên không thuận lợi cho du lịch tắm biển.
Riêng vùng biển Kiên Giang, đặc biệt là ở khu vực Hà Tiên và Ba Hòn
có độ dốc đáy ven bờ rất nhỏ, sóng khơng q lớn, cát khá mịn, chế độ
bán nhật triều với biên độ giao động khoảng 1 m khá phù hợp cho du
lịch tắm biển. Bên cạnh đó, tại vùng biển huyện Kiên Lương, có đén 40
hòn đảo lớn nhỏ trong tổng số khoảng 100 đảo của Kiên Giang. Đây là
nơi duy nhất ở phía nam có các đảo đá vơi, tạo nên vùng biển này những
phong cảnh ngoạn mục. Chính vì vậy mà người ta còn gọi vùng biển
quần đảo Bà Lụa này là Hạ Long của phương Nam.



<i><b>Động, thực vật</b></i>



Trong vùng có 5 VQG là VQG

u

Minh Thượng, VQG Phú Quốc
tinh Kiên Giang, VQG

u

Minh Hạ, VQG Mũi Cà Mau - tỉnh Cà Mau,
<i>VQG Tràm Chim - tỉnh Đồng Tháp. Hệ sinh thái chủ yếu ở các VQG </i>
này là hệ sinh thái đất ngập mặn. Rừng ngập mặn có những quần xã
thực vật hình thành ở vùng ven biến và cửa sông, những nơi bị tác động
của thủy triều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

410 PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


o




<b>ệi</b>
'< o


5



‘O-£
<b>J5</b>
z


I



■o


^3<sub>></sub>

c
cẫ
<b>ộ</b>


00


£
<b>c</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

Thuy triều là tác nhân nuôi dưõng rừng ngập mặn. Nó tác động để
phù sa từ các cửa sông bồi đắp khoáng chất cho các đầm rừng. Rừng
ngập mặn ở vùng cửa sông, ven biển đồng bằng sơng Mêkơng có 386
loài và phụ loài chim, 260 loài cá, hàng trăm có lồi động vật xương
sống. Trong rừng chủ yếu là đước và tràm. Rừng đước có nhiều ở Cà
Mau, Bạc Liêu (diện tích 150000 ha) còn rừng tràm chủ yếu ở Kiên
Giang. Rừng tràm

u

Minh có diện tích 170.000 ha (có cây cao tới
3 - 4 m, có 14 loại cây có tinh dầu, 30 loại cây thân gỗ, 24 loại cây làm
phân xanh, 14 loài làm thức ăn cho người, gia súc, 5 loài làm thuốc,
21 lồi cho hoa để ni ong m ậ t)...


VQG Mũi Cà M au (Cà Mau) là nơi cư ngụ và kiếm ăn của 74 loài
chim thuộc 23 họ, trong đó, có 28 lồi chim di trú và nhiều loài quý
hiếm. Khoảng 93 loài thực vật thuộc 38 họ, 28 loài thú thuộc 13 họ,
6 loài lưỡng cư thuộc 4 họ và 34 lồi bị sát thuộc 14 họ, với nhiều loài
bò sát được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam đã được tìm thấy ở khu vực
này. Nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm quan trọng thuộc
chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi
nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt N am và vùng Châu


Á - Thái Bình Dương. Chính vì vậy ngày 13 tháng 4 năm 2013, Ban thư
ký Công ước Ramsar thế giới trao bằng chứng nhận VQG Mũi Cà Mau
trở thành khu Ram sar thứ 2088 cúa thế giới, thứ 2 tại Đồng bằng sông
Cửu Long và thứ 5 của Việt Nam'.


VỌG Tràm Chim có diện tích 7.588 ha với hệ sinh thái đặc trưng
là sinh thái đất ngập nước nội địa với kiểu rừng lá kín, lá rộng thường
xanh, ngập nước theo mùa trên đất phèn, ở đây, đã nghiên cứu và phát
hiện ra 130 loài thực vật bậc cao (trong đó có 14 loài thân gỗ, 2 loài
cây bụi, 5 loài dây leo, 109 loài thảo mộc); 198 loài chim nước thuộc
49 họ chiếmm 1/4 loài chim ở Việt Nam (ví dụ như ngan cánh trắng,
sếu cố trụi, đại bàng đen, điêng điểng,...); 185 loài thực vật nổi và


183 loài động vật trong đó có 93 loài động vật nổi và 90 loài động vật
đáy. Vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 5 dương lịch, đây là nơi cư trú


<b>Chương 8. CÁC VUNG DU </b>ụCH <b>VIỆT NAM </b> <b>. </b> <b>4 1 1</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

cua khoáng 60% quần thê sếu đầu đỏ, là loài chim cao nhất trong các
loại chim bay trên thế giới'.


VỌG Phú Ọuốc bao gồm địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc
Đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cứa Cạn. Vườn có ranh
giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một
phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ và thị trấn Dương
Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tinh Kiên Giang. VỌG Phú Quốc có
diện tích 31422 ha. Theo thống kê ban đầu thỉ ở đây có trên 1000 loài
thực vật trong đó có nhiều lồi q hiếm như; trầm hương, câm thị,...
và nhiều loài đặc hữu của rừng như; chay, săng đá, bời lời,... và khoảng
25 loài lan; hệ động vật gồm 28 loài thú, 67 loài chim, 31 lồi bị sát


và 14 loài lưỡng cư (chiếm 37,8% so với tông số loài được biết đến ở
các đảo ven bờ Việt Nam). Trong số loài động vật ờ đây có 20 lồi q
hiếm như; khi vàng, sóc đị, kỳ đà hoa, rùa da... Phần biên Phú Quốc
rất phong phú và đa dạng, các rặng san hô bắt gặp ở quanh các đảo
nằm ở phía nam. Các rặng san hô này chiếm đến 41% diện tích. Khu
hệ cá trong các rặng san hô rất phong phú, các loài họ Cá mú và họ Cá
bướm và nhiều lồi có giá trị kinh tế khác. Đã thống kê được 89 lồi
san hơ cứng, 19 lồi san hơ mềm, 125 lồi cá ở rặng san hô, 132 loài
thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài rong biển, trong đó nhiều lồi quan
trọng như trai tai tưọng và ốc đun cái. Phú Quốc đã ghi nhận có lồi đồi
mồi đến vùng biển này đc trứng, nhưng đến nay tần suất gặp chúng là


l ất ít, ngồi ra có các th ô n g tin từ n g ư ờ i dân địa p h ư ơ n g về sự x u ấ t hiện


cúa bị biên dỊong nhưng vẫn chưa có níỉhiên cứu chính thức


-VQG u Minh Thượng nằm ở địa phận huyện u Minh Thượng,
cách thành phố Rạch Giá khoảng 50 km về phía nam. Đây là VQG có
kiểu rừng úng phèn độc nhất của

<b>Việt </b>

Nam.

<b>VQG u </b>

Minh Thượng có
khoảng 250 lồi thực vật có mạch thuộc 84 họ; trong đó có 8 lồi q
hiếm như: mốp, năng chồi, lá u minh, bèo tản nhọn, nấp bình, luân lan,
mật cật, bí kỳ nam..., gần 500 loài động vật, bao gồm; 200 loài chim
thuộc 39 họ, 12 bộ, chiếm 16,6% so với hơn 800 loài ghi nhận tại Việt


' N guồn từ trang web của V Ọ G Tràm Chim https:;7vqgtc.dongthap.gov.vn/wps/
portal/vqgtc.


- N guồn từ trang w eb cua V QG Phú Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

Nam, trong số đó có 12 lồi có giá trị bảo tồn, một số loài có tên trong


Sách Đ ỏ Việt Nam như chim già đảy Java, già sói, bồ nông, giang sen,
chim sêu đầu đỏ, 8 loài chim bị đe dọa toàn cầu như: điềng điềng, quắm
đầu đen, bồ nơng chân xám, giịng giọc vàng, diều cá đầu xám, gà đẫy,
đại bàng đen, diệc lửa, cốc đen...; trên 200 loài cơn trùng và gần 50 lồi
thú, trong đó có 5 lồi thú nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như: dơi ngựa
Thái Lan, rái cá lông mũi, mèo cá, cầy giông đốm lớn, cầu giông sọc,
tê tê, sóc lửa,... Do có hệ sinh thái môi trường thuận lợi từ nguồn nước
và thức ăn dồi dào quanh năm nên ngoài số lượng chim tại chồ, nơi
đây còn là điếm dừng chân lý tưởng cho rất nhiều đàn chim di cư trong
những tháng ngày mùa đông giá rét. VỌG u Minh Thượng đã toát lên
vc đẹp quyến rũ riêng của một khu rù’ng nằm trong vùng đất ngập nước
ngọt, đó là ưu họp rừng tràm hồn giao nằm trên đất than bùn (lớp than
bùn ớ đây dày từ 1 - 3 m) của hệ sinh thái úng phèn, ó đây, cây tràm
là cây đặc trưng nhất với độ cao khoảng 20 m, tán thưa, lá nhỏ và tỏa
hương rất thơm. Trong vườn có khu du lịch Hồ H oa Mai. Tại đây, du
khách có thể vừa thư giãn, nghỉ ngơi trên những chiếc võng vừa ngắm
nhìn cảnh đẹp với hoa lá, chim muông hoặc du khách có thể tham gia
dịch vụ câu cá giải trí của khu du lịch. Trong khơng gian mát mẻ, thống
đãng, trong âm thanh líu lo của bầy chim, du khách sẽ được thưởng thức
món cá đồng nưóng kèm với một số loại rau đặc sản như; đọt rau choại,
nụ áo, rau diệu đỏ và nước mắm me cay,... Khách có thể tham quan
nhiều cảnh quan như Trảng Dơi, Trảng C h im ... Trảng Dơi có diện tích
khoảng 15 ha. Nơi đây là điểm tụ tập của hàng nghìn con dơi, quạ. Có
thế thấy dơi bám trên cây như những chùm quả trĩu cây. Dơi sống ở đây
có nhiều loại, trong đó, quý nhất là loại dơi ngựa Thái Lan. Trảng Chim
ớ V Ọ G là một vùng rất rộng với hàng chục vạn con chim đủ loại quy tụ
tại đây thành bầy, đàn như; chim nước, chim có giọng hót hay chuyên
ăn trái chín, sâu b ọ ,... tạo ra một sân chim với màu sắc phong phú.
Theo số liệu thống kê, vườn chim u Minh Thượng có số lượng cao
nhất trong tất cả những vườn chim thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu

Long. Rừng

u

Minh Thượng không chỉ là một khu rừng nguyên sinh
ngập nước quý hiếm m à còn là rừng lịch sử. Trong những năm kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược,

u

Minh Thượng là khu căn
cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây từng là nơi hoạt động và chiến đấu


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

của nhiều đồng chí như Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn
Tấn Dũng... và đây cũng là nơi có di tích thuộc nền văn hóa ó c Eo như
Cạnh Đền, Đen Vua, Kèo Một, Nen V ua...'


VQG

u

Minh Hạ nằm trên hai huyện

u

Minh và Trần Văn Thời
tỉnh Cà Mau, Vườn có diện tích trên 33.000 ha, trong đó vùng lõi rộng
8.527,8 ha. Trong vùng lõi có 3 phân khu là phân khu bảo tồn hệ sinh
thái rừng tràm trên đất than bùn 2.592,6 ha; phân khu phục hồi và sử
dụng bền vững hệ sinh thái ngập nước 5.134,2ha; phân khu dịch vụ
hành chính 801 ha. Đa dạng sinh học VQG ư Minh Hạ có sự độc đáo
của hệ sinh thái đất ngập nước trên lớp than bùn. Hệ thực vật gơm 176
lồi, chia 4 nhóm chính là cây gồ, cây bụi, thảm tươi, thủy sinh với
những loài điển hình như: tràm (chiếm ưu thế nối bật), mốp, trâm, mua
lông, mật cật gai, dầu dấu, choại, sậy, năng, bèo, rong... Hệ động vật có
23 loài thú, 91 loài chim, 36 lồi bị sát, 11 lồi lưỡng cư, 37 loài cá. Đặc
trưng là; rái cá, tê tô, nai, khỉ, lọn rừng, rùa, trăn, rắn, cá rơ, cá lóc bơng,
cá trê vàng, cá sặc rằn, cá thát lát...Đây là một trong 3 điếm bảo tồn đất
ngập nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long. VQG u Minh Hạ được
U NESCO công nhận là 1 trong 3 vùng lỗi của Khu Dự trữ Sinh quyển
Thế giới Mũi Cà M a u l


Vùng cịn có 2 Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới là Khu Dự trữ Sinh
quyển Thế giới Biển Kiên Giang (được công nhận năm 2006) và Khu
Dự trừ Sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau ( dược công nhận năm 2009).



Những VỌG quy mô lớn cùng với hệ sinh vật phong phú với nhiều
loài đặc trưng như động vật (trăn, cá sấu, các loài chim,...), thực vật
(chàm, đước,...) không chỉ có ý nghĩa lớn trong vấn đề môi trường mà
cịn góp phần giúp Tây Nam Bộ phát triển mạnh loại hình du ÌỊch sinh
thái - hình thức du lịch được ưa chuộng đặc biệt hiện nay.


414 ■ PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


* N g u ồ n từ trang w eb cúa T ống cục Du lịch http://w w w .vietnam tourism .com /index.
php/tourism /item s/2700.


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

<i><b>Các miệt vườn và các sân chim</b></i>



Trên những giồng đất, gị đất ven sơng Tiền, sông Hậu thuộc tinh
Sa Đéc. Vĩnh Long, Mỹ Tho,

cần

Thơ... có những vườn cây ăn trái,
những vườn cây cảnh rất hấp dần khách tham quan. Những vườn cây
trái đó được gọi là miệt vườn. Miệt vườn không chỉ là một vườn cây
bình thường, m à là một vườn cây của các nghệ nhân trong nông nghiệp
với nhiều loại cây trái sum suê như vưòn cây cảnh của nghệ nhân
Nguyễn Thành Giáo (ông Sáu Giáo) ở ấp Bình Thuận, xã Bình Hịa,
Vĩnh Long có hàng trăm loại cây cảnh quý như; mai vàng, mai chiếu
thủy, bách xanh,... Ngồi ra, trong vùng cịn rất nhiều sân chim, vườn
cị nơi tiếng khắp trong và ngồi nước như vườn cò Thạnh Trị, sân chim
Ngọc H iến... Vưòn cò Thạnh Trị nằm ở xã Tân Long - huyện Thạnh
Trị - tính Sóc Trăng. Đây là một điểm du lịch xanh nổi tiếng của Sóc
Trăng hâp dẫn du khách. Vườn này có hàng vạn con cò thuộc nhiều loại
như giang, diệp, cò, vạc,... đến sống đông đúc giữa các ao đầm tự nhiên.
Chúng sông ở đây quanh năm. Sân chim Ngọc Hiển nằm ớ cực Nam
Cà Mau có diện tích 130 ha. ớ đây có thảm thực vật phong phú về số
loài mẳm, đước, vẹt, cốc, giá, chà là, ô rô, dừa nước,... xen kẽ với rìrng

ngập mặn. Trong vùng có tới 40 loài chim, nhiều nhất là cốc, diệc, vạc,
cò trắng, cò bộ, cò quắm, cò rắn,... Mồi loài làm tổ và đẻ trứng ớ những
độ cao, khu vực khác nhau.


Một số các cồn, cù lao nổi tiếng với khách du lịch trong vùng là
các cồn Long, Lân, Ọuy, Phụng (bao gồm cả cồn Thới Sơn) của 2 tỉnh
Tiền Giang và Ben Tre; cù lao An Binh (Vĩnh Long); cù lao ô n g Hổ,
Mỳ Hòa Hưng (An Giang); cù lao Tân Lộc, cồn Ấu, cồn Sơn (Cần Thơ).
Các vườn cây ăn trái trên các cù lao này đã và đang được khai thác phục
vụ du lịch khá hiệu quả.


<b>8.6.3. Tài ngun du lịch văn hóa</b>

<i><b>Di tích lịch sử, văn hóa</b></i>



Tồn vùng Tây N am Bộ có trên 3.100 di tích lịch sử văn hóa, trong
đó có 395 di tích cấp tỉnh, 178 di tích được cơng nhận cấp quốc gia và
6 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Đó là di tích lịch sử chiến thắng Rạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

416 PHẦN 2.DỊALỸDƯLKHVIỆTNAM


Gầm - Xoài Mút tại Tiền Giang, di tích lịch sử trại giam Phú Quôc tại
Kiên Giang, di tích lịch sử chiến thắng Chương Thiện tại Vị Thanh và
Long Mỳ, tỉnh Hậu Giang, di tích lịch sứ và khao cổ Gò Tháp lại Đồng
Tháp, di tích khảo cố và kiến trúc nghệ thuật ó c Eo - Ba Thê ^ àkhu lưu
niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại An Giang.


Các di chi Óc Eo về vương quốc Phù Nam ớ các tỉnh An Giang,
Đồng Tháp,

cần

Thơ, Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà ỈVÍau hiện
đã bắt đầu là điểm tham quan hấp dần khách du lịch, đặc biệt là học
sinh, sinh viên. Khu di tích Gị Tháp, khu di tích núi Sam và lărg Thoại

Ngọc Hầu, tháp cổ Vĩnh Hưng, Bạc Liêu lại có tỷ lệ khách du lịch tâm
linh chiếm đa số.


Di tích chưa xếp hạng Di tích cấp tỉníi


Di tích quốc gia ■ Di tích quốc gia đặc biệt


<b>Hình 8.41. Cơ cấu di tích lịch sử văn hóa vùng du lịch Tây Nam B></b>


<i>( N ^ ỉỉồ n : T á c g ia íơ n g h ợ p từ s ố iiệ j c á c tỉn h )</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

Trực, Bùi Hừu Nghĩa, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Nguyễn Thị Định,
Võ Văn K iệt...


Một trong những đặc trưng của chùa chiền miền Tây là sự đan
xen giữa chùa Việt và chùa Khmer. N hững ngôi đình, đền, chùa, miếu
Việt có rất nhiều ở đất miền Tây như chùa VTnh Tràng Mỹ Tho (Tiền
Giang), chùa Tôn Thạnh (Cần Giuộc, Long An), chùa Âng - Ao Bà Om
(Trà Vinh), chùa ô n g (Cần Thơ), chùa Tây An, đình Phú Lễ (Ba Tri,
Bến Tre), đình Bình Thủy, đình thần Mỹ Phước, miếu Bà Chúa X ứ (An
Giang), Q uan  m

c ổ

Tự (Cà M au),...

v ề

Tây N am Bộ, ngoài những
ngơi đình, chùa Việt với phong thái kiến trúc miền Nam, khách du lịch
sẽ được thấy rất những ngôi chùa cúa người K hm er với phong thái
kiến trúc khác hăn như chùa Mahatup, thường gọi là chùa Dơi tỉnh Sóc
<i>Trăng, với nét kiến trúc Khmer thể hiện ở điêu khắc Ăng-co với nhiều </i>
phù điêu và hoa văn trên làng loạt cột đài ở chính điện cùng hàng vạn
con dơi đang sống yên ốn trong vườn chùa là nét đặc sắc không khách
du lịch nào có thế quên. Cùng phong thái đó có thể kế đến các chùa
Nodol (chùa Cò), chùa Angkoraịaberey (chùa Ảng), chùa Kompong
Chray (chùa Hang) ở Trà Vinh, chùa Sà Lon (chùa Chén Kiểu), chùa

Kleang ở Sóc Trăng, chùa Xiêm Cán, chùa Cù Lao ở Bạc L iê u ...


Vồ với miền Tây N am Bộ, khách du lịch còn được giới thiệu đi
thăm những ngôi nhà cố với nhiều câu chuyện lý thú như nhà cố Binh
Thủy, nhà Trăm cột (Long An), nhà cổ Tân Lộc (Cần Thơ), nhà cố Đại
Diền (Bến Tre), nhà công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, nhà cố Huỳnh
Thủy Lê thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp'.


Khách du lịch cảm thấy đặc biệt cảm động klii được đến tham quan
khu di tích Nguyễn Sinh

<b>sắc </b>

ở tỉnh Đồng Tháp. Đ ây là nơi an nghỉ của
cụ Phó bảng N guyễn Sinh

<b>sắc, </b>

một nhà nho yêu nước. Sau khi bị cách
chức quan, cụ Nguyễn Sinh sắ c vào N am Bộ làm thầy thuốc giúp dân
nghèo, sống cuộc đời thanh bạch tại làng Hòa An cho đến khi qua đời
năm 1929. Cảm phục trước tấm lòng yêu nước, thưong dân của cụ,
người dân địa phương đã góp tiền mua đất an táng cụ tại nơi này. Trong


<b>Chương 8. CÁC VÚNG DU </b>ụCH <b>VIỆT NAM </b> . 417


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

hơn 20 năm chia cắt, đồng bào ở đây vần giũ’ gìn, bảo vệ được di tich
này trước bao hăm dọa của chính quyền Sài Gịn.


Là vùng đất cách mạng, ở Tây Nam Bộ, đi đâu khách du lịch cũng
có thể gặp các di tích lịch sử cách mạng. Đó là di tích Hồng Anh Thư
quán, di tích Long Mỹ, di tích làng du kích Đồng Khởi, tuyến đưịng Hồ
Chí Minh trên biển (Thạnh Phú - Bến Tre, c ồ n Tàu - Duyên Hải - Trà
Vinh, V àm Lũng - Ngọc Hiển - Cà Mau), di tích Y4 Khu Uy Sài Gòn -
Gia Định (Mỏ Cày, Bến Tre), căn cứ x ẻ o Quýt (Đồng Tháp), khu di tích
xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền N am Thới Binh, Cà Mau, căn
cứ ư Minh Thượng (Kiên Giang), di tích chiến thắng Ấp Bắc (Cai Lậy,
Tiền Giang), hòn Đất, huyện Hòn Đất (Kiên Giang)'. Cũng như nhiều


vùng đất ở phía Nam, khách du lịch có thể đến tham quan các điểm du
<i>lịch đen tối (dark tourism) tại vùng du lịch miền Tây, tiêu biếu là di tích </i>
nhà tù Phú Quốc với bao nhiêu cảnh tượng tra tấn man rợ như “bó giị”,
nhổ răng, bẻ xương sườn, đóng đinh lên đầu, lên xương c h â n ...


Đối với vùng sông nước miền Tây, những cây cầu to lớn và hiện
đại là những cơng trình đương đại khơng chỉ có ý nghĩa kinh íế m à cịn
có sức hấp dẫn khách du lịch. Do đặc điếm là miền sông nước nên mật
độ cầu lớn ớ vùng này là cao nhất cả nước. Là người Việt Nam, ai ai
cũng đã từng nghe thấy tên những cây cầu vùng này như cầu Mỹ Thuận,
cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu N ăm Căn, cầu c ố
Chiên, cầu M ỹ Lợi,... Nếu cầu Mỹ Thuận là cầu dây văng đâu tiên ở
Việt N am thì cầu c ầ n T hơ là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đơng
Nam Á (550 m), cầu Hàm Luông được thiết kế bê tông cốt thép dự ứng
lực có nhịp thơng thuyền đúc hẫng lớn nhất Việt Nam (150 m). c ầ u
Năm Căn dù không lớn về quy mơ nhưng có ý nghĩa kinh tê - xã hội
rất quan trọng, kết nối đường Hồ Chí Minh về đến mũi Cà Mau, m ở ra
hướng liên kết phát triển của cả vùng đất cực N am của Tố quốc m à còn
phá thế “ốc đảo” của huyện N gọc Hiển.


418 ■ PHẦN 2. ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

<i><b>Làitíỉ nghề, sản phẩm nghề và đặc sản</b></i>



Tây N am Bộ có trên 200 làng nghề gồm các loại làng nghề gạch
gốm, làm đường, làm bánh kẹo, làm bột, nấu m ợu, đan lát và sản xuất
hàng thủ công mỳ nghệ. Đan lát là nghề phổ biến hơn cả. Vật liệu chủ
yếu lấy từ địa phương như dừa (thân cây, vỏ khô, cọng và lá), cây lục
bình khơ (một loại một loài thực vật thuỷ sinh có ở mọi nơi của Tây
Nam Bộ), bẹ chuối, cỏ bàng (loài thực vật thủy sinh sống ở các vùng


nhiễm phèn), lá c ... Khách du lịch rất thích thú tham quan những xưởng
đan lát thủ công và m ua những sản phẩm thủ công truyền thống rất thân
thiện với môi trường này. Làng nghề mang tính đặc trưng ở các địa
phương nối tiếng trong khu vực có thể kể đến là làng dệt thổ cẩm An
Giang, làng gốm Vĩnh Long, bánh pía Sóc Trăng, kẹo dừa Bến Tre, gốm
sứ Khmer ở A n Giang, gốm Hòn Đất ở Kiên Giang, gốm Mỹ Hoà ở An
Giang, gốm đỏ ớ Vĩnh Long, hoa kiểng Sa Đéc, Đồng Tháp...


Là vùng đồng bằng màu mỡ, ngoài lúa gạo, Tây N am Bộ có khá
nhiều hoa quả. Vào mùa, khách du lịch có thể thỏa thuê thưởng thức
các loại trái cây nhiệt đới, đặc biệt là bưởi da xanh Bấn Tre, chôm chôm
Vĩnh Long, dâu u Minh, dừa sáp

cầu

Kè Trà Vinh, sơ ri Gò Công, trái
quách Trà Vinh, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang,
xoài cát Cao Lãnh Đồng Tháp, xồi cát H ịa Lộc, sầu riê n g ... Ngành du
lịch các tỉnh Tây Nam Bộ đã biến những nơng sản của mình thành sản
phâm du lịch khá hấp dần thông quan các hội chợ hoa quả được tổ chức
hàng n ă m ... Một trong những đặc điểm ẩm thực của người miền Tây là
tính thiên nhiên. Hầu như bất cứ loài cây cỏ nào cũng có thể trở thành
món ăn trên mâm cơm. Nhiều loại “cây cỏ” đã trở thành món ăn nổi
tiếng của miền Tây như đuông dừa nướng, dưa xoài non An Giang, hoa
điên điển, bông súng, cọng súng, năn bộp ... Ngồi ra cịn có thể kể đến
các m ó n như m ắm Châu Đốc An Giang, mắm chua Vĩnh Hưng, gỏi cá
trích Phú Quốc, nem Lai Vung- Đồng Tháp, nem nướng Trà Vinh, tôm
khô Vinh Kim huyện

c ầ u

Ngang, Trà Vinh, bánh pía Sóc Trăng, bánh
phồng Phú Mỹ, An Giang, kẹo dừa Bến Tre, đưòng thốt nốt A n Giang,
Kiên G ia n g ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

<i><b>Bảo tàng</b></i>



Tây N am Bộ có 7 bảo tàng, trong đó có 1 bảo tàng tư nhân. Khách


du lịch về miền Tây thường khơng bao giờ bó lờ viếng thăm bảo tàng
Khmer và bảo tàng rắn Đồng Tâm. Có thê nói đây là hai bảo tàng đặc
trưng của Tây Nam Bộ.


Có hai bảo tàng Khmer, một ỏ' tinh Sóc Trăng, một ỏ- tỉnh Trà Vinh.
Bảo tàng K hm er Sóc Trăng được xây dựng năm 1938, là bảo tàng văn
hoá Khmer lâu đời nhất và trưng bày nhiều hiện vật nhất tại khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long.


Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam là Trung tâm được Bộ Quốc
phòng giao nhiệm vụ bảo tồn các loại động vật quý hiếm, nghiên cứu
khoa học, sản xuất thuốc y học cổ truyền dân tộc và cấp cứu điều trị rắn
độc cắn ở đồng bàng sông Cừu Long. Trại rắn Đồng Tâm là nơi cung
cấp những kiến thức và hình ảnh thực tế, sống động về lồi bị sát đặc
biệt này. Vì thế, bảo tàng rắn đặc biệt hấp dẫn những người thích nghiên
cứu, tim hiêu vê bò sát.


<i><b>L ễ hội</b></i>



Vùng Tây Nam Bộ có rất nhiều lề hội, có thè kể đến một số lễ hội
như lề hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Gò Tháp, hội Nghinh ô n g , lễ hội
cúng biến Mỹ Long ở Trà Vinh, lễ cầu mưa ớ Long An, lễ mừng năm mới
Choi-chơ-nam-th'mây cúa đồng bào các dân tộc Khmcr, lỗ Ok-om-bok
và hộị đua ghe ngo, hội Thắc Côn (lễ cúng Dừa, Lễ hội cúng phước biên
Sóc Trăng), lễ Đơlta và hội đua bò, hội đền Bảo San, hội đền Long Phủ
ở An Giang, hội đền Nguyền Trung Trực, hội đình Bình Thuỷ ớ c ầ n
Thơ, hội đình Định Yên ở Đồng Tháp, hội đình Phú Lề ở Bến Tre, hội
đình Tân Phủ Trung, hội miếu Bằng Lang, hội tứ kiệt ỏ’ Tiền Giang, hội
Vàm Láng, lề hội đình Châu Phú, lễ hội Nguyễn Đình Chiếu, lễ Kỳ Yên
ở Kiên G iang...



Lễ hội Bà Chúa Xứ là lễ hội dân gian lớn nhất ở N am Bộ. Lễ hội
được tổ chức hàng năm và bắt đầu từ đêm ngày 23 đến 27 tháng tư âm
lịch tại miếu Bà Chúa xứ ở núi Sam, tỉnh An Giang. Lề hội Choi Chnam
Thmay là lễ hội năm mới, lễ tết lớn nhất của người K hm er N am Bộ,


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

được tô chức vào các ngày 12, 13, 14, 15 tháng tư âm lịch tại chùa và
gia đình. N hững lễ hội này luôn thu hút sự tò mò và tạo hửng khởi cho
khách du lịch trong và ngoài nước khi đến miền Tây.


Một trong những tài nguyên du lịch phi vật thể đặc trang của Tây
Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân gian đòn ca tài tử, một dòng nhạc
dân tộc của Việt N am đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thê có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía
nam là An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương,
Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau,

cần

Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp,
Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc
Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Trong đó, Bạc
Liêu, Bình Dương, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh là những tỉnh, thành
phố có nhiều người hát đờn ca tài tử nhất.


<b>8.6.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch</b>

<i><b>Hệ thống iỊÌao thơng</b></i>



Do địa hình bị chia cắt nhiều bởi mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch
chăng chịt nên trước đây việc tiếp cận các điếm du lịch trong vùng mất
khá nhiều thời gian. Tuy nhiên trong hơn 10 năm trở lại đây, với việc
đâu tư xây dựng cải tạo hệ thống cầu cống nên việc vận chuyển khách
du lịch bằng đường ô tô đã có rất nhiều cải thiện. Hệ thống giao thơng
bàng đường ơ tơ chính gồm các quốc lộ 1A, 30, 80, 91, 62, nối các tỉnh


trong vùng với thành phố Hồ Chí Minh. Đ ường Hồ Chí Minh nổi với
các điếm du lịch tham quan trong vùng với Đông Nam Bộ cũng như
Canipuchia. Hiện tại cả vùng mới có khống gần 40 nghìn km đường
ơ tơ, tức là chỉ có 0,33 km /km “ diện tích hay chỉ có bình qn chưa đầy
I km đường ô tô (0,81 km) trên 1.000 dân, thấp hơn nhiều mức trung
bình cả nước là 0,41 km/km^ và 1,125 k m /1.000 dân.


Một trong những đặc điểm của giao thông vận chuyển du lịch trong
vùng là giao thông bằng đường thủy. Giao thơng đưịng thủy là hình
thức đi lại tm yền thống và quan trọng nhất ở Tây N am Bộ. Nếu như
trên cả nước việc vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ chiếm 70% thì
ơ các tỉnh Tây N am Bộ ngược lại, vận tải thủy chiếm tới 70% và đường


</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

bộ chỉ chiếm gần 30%.


Hệ thống sơng ngịi kênh rạch của Tây Nam Bộ có tổng chiều dài
gần 28.000 km tỏa ra từ theo các trục chính là các tm c ngang và trục
dọc. Trục ngang có các tuyến theo sông Tiền, sông H ậu và các nhánh
khác đổ ra biển Đơng. Trục dọc có tuyến từ thành phố Hồ Chí M inh đi
Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 2 và kênh Lấp Vò) và tuyến thành
phố Hồ Chí Minh đi Cà M au (qua kênh Chợ Gạo, sơng M ăng Thít và
kênh Xà No).


M ạng lưới 2.500 bến cảng thủy nội địa và 16 cảng biển là điều
kiện khá thuận tiện cho khách du lịch tiếp cận các điềm du lịch chủ
yếu ở Vùng du lịch Tây Nam Bộ. Có thể kể tên một số cảng như cảng
hành khách như cảng Châu Đốc, An Thới, Mỹ Tho, Cái

Bè, c ầ n

Thơ,
Bãi Vòng, Hàm Ninh, Thạch Thới, Hà Tiên, Rạch Giá, Dương Đ ô n g ...
Những cảng này trung bình phục vụ khoảng từ 400-600 lượt khách
qua lại trong ngày như cảng Châu Đốc, đến hơn 1.000 khách như cảng

An Thới (1.200 khách ngày). Vùng có đường biên giới với Campuchia
với hệ thống cửa khấu đường bộ, đường sông quan trọng như: Xà Xía
(QL80-Kiên Giang), Tịnh Biên (QL91-An Giang), Dinh Bà (QL30-
Đồng Tháp), Vĩnh X ương (TL952-An Giang), Bình Hiệp (QL62 -
Long A n)... Đ ây là điều kiện thuận lợi đế Tây N am Bộ thu hút thêm
được khách du lịch quốc tế, trực tiếp là khách ASEAN, từ các điểm đến
của Campuchia.


Trong vùng có 4 sân bay là sân bay c ầ n Thơ, sân bay Phú Quốc,
sân bay Rạch Giá và sân bay Cà Mau, trong đó sân bay

c ầ n

Thơ và Phú
Quốc là sân bay quốc tế. Cảng Hàng không Quốc tế

c ầ n

T h ơ có năng
lực thông qua từ 3 đến 5 triệu khách một năm. Hiện nay, tại ơ đây có
3 hãng hàng khơng là Vietnam Airlines, Vietịet Air, VASCO đang khai
thác các đường bay nối

cần

Thơ với Hà Nội, Phú Quốc, Côn Đao và Đà
Lạt và các chuyến bay quốc tế đi đến Thái Lan, Đài Loan. 9 tháng đầu
năm 2015, sản lượng hành khách thông qua Cảng H àng không Q uốc tế
Cần là 353.338 lượt khách trên 2.870 lượt chuyến cất hạ c á m '. Theo


422 ■ PHẦN 2. ĐỊA LÝ ŨU LỊCH VIỆT NAM


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

Chương 8. CÁC VUNG DU LỊCH VIỆT NAM <sub>423</sub>


thông tin từ trang web chính thức cúa Tống Cơng ty Cảng Hàng không
Việt N am ', Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc có năng ỉực thông
qua là 2,65 triệu khách 1 năm, hiện nay ở đây có các chuyến bay đi
và đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,

cần

Thơ, Rạch Giá, Cam
Ranh, Singapore, SiemRiep, Nga được khai thác bởi các hãng Vietnam
Airlines, V ietiet Air, ietstar Paciíìc, IKAR, và N onvind.


Tp. H ó Chí M inh



47 Tân An


70
86
200
231
275
350
250
340
244
90
69
230
23
39
153
182
232
298
209
265
191
137
119
179


M ỹ T h o
16


140
169
216
282
178
268
178
124
103
63
Bên Tre
43
185
235
301
238
328
194
149
122
182
Trà Vinh
157
207
273
21 0
300
192
138
94

154
SócTrăng
Bạc Liêu
50
117
147
237
179
125
63
87
67
133
223
229
175
113
73


Cà Mau
125
215
239
185
179
119


Rạch Giá
Hà Tiên
90


128
74
116
60
90
128
206
150


Châu Đ ốc


Long Xuyén
54


116
164


62


1 1 0


Cán Thơ


60 Vị Thanh


35 85 72 88 68 97 147 213 124 198 124 70 34 94 Vĩnh


Long


171 109 95 110 20 149 199 216 98 160 87 33 86 146 52



<b>Hình 8.42. Khoảng cách giữa một số điểm trong vùng du lịch Tây Nam Bộ </b>(đơn vị: km)


<i>(N g iio n : T ỏ n g h ợ p t ừ T ậ p b ả n đ ỗ g ia o th ô n g đ ư ờ n g h ộ Việt N a m .</i>
<i>N x b B ả n đồ. 2 0 0 4 .)</i>


<i><b>Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch</b></i>



Là vùng có nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế,
hơn nữa giao thông vận tải chưa thuận lợi như những vùng khác, lượng
khách du lịch đến còn chưa nhiều nên sổ lượng cơ sở lun trú, số buồng
phòng của toàn vùng chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn với so với cả


</div>

<!--links-->
<a href=''>h ttp : //id m .g o v </a>
<a href='http://ww'>http://ww.</a>
<a href=''>h ttp s://vi.w ik ip ed ia.org </a>

<a href='o/khach trung quoc den nha tr%c6%a1ng tang gan 5 '>h ttp ://k h a n h h o a 2 4 h .in fo /k h a c h tr u n g q u o c d e n n h a tr ơ n g ta n g g a n 5 </a>
<a href=' /><a href=' /><a href=' thieu/cang hang khong san bay/cang hang khong '>http ://v ietn am airp o rt.v n /g io i th ieu /can g h an g k h o n g san b ay /c an g h an g k h o n g </a>

×