Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty jabil việt nam thông qua ứng dụng tiến trình dmaic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


VI QUỐC TUÂN

CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY JABIL VIỆT NAM THÔNG
QUA ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH DMAIC

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

Tp. HCM, 10/2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


VI QUỐC TUÂN

CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY JABIL VIỆT NAM THÔNG
QUA ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH DMAIC
IMPROVING PRODUCT QUALITY AT
JABIL VIET NAM BY DMAIC PROCESS


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

Tp. HCM, 10/2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến Sĩ NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN
Cán bộ chấm nhận xét 1:…………………………………………………….
Cán bộ chấm nhận xét 2:…………………………………………………….
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày…08… tháng…12… năm…2017…
Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
1. …Chủ tịch Hội đồng : …….TS. Nguyễn Mạnh Tuân …………………………….
2. …Thư ký Hội đồng: ………TS. Nguyễn Thị Thu Hằng…………………………..
3. …Ủy viên Hội đồng:………TS. Trương Minh Chương…………………………..
4. ……..……………………………………………………………………………... .
5. ……………………………………………………………………………………..

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Khóa Luận và Trường Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi Khóa Luận đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………………………..

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
HỌ VÀ TÊN: VI QUỐC TUÂN

MSHV: 7141122

NGÀY, THÁNG, NĂM SINH: 15-12-1990
NGÀNH:

NƠI SINH: TÂY NINH
MÃ SỐ: 60 34 01 02

QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. TÊN ĐỀ TÀI:
CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY JABIL VIỆT NAM THƠNG
QUA ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH DMAIC
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Xác định tỷ lệ FPY trạm làm việc FVT của dòng sản phẩm 1187130F1 tại
workcell Adtran công ty Jabil Việt Nam
 Đo lường , đánh giá và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ FPY

 Đề xuất các phương án cải tiến đối với dòng sản phẩm 1187130F1 tại trạm làm
việc FVT
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/2017
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/2017
5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN
Tp.HCM, Ngày 16 tháng 10

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

năm 2017

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Thời gian trôi qua nhanh quá! Mới đó mà đã gần kết thúc 2 năm học Cao học. Báo cáo
Khóa Luận Thạc sĩ là thử thách cuối cùng của chặng đường này. Để hoàn thành tốt chặng
đường vừa qua, ngoài nỗ lực của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Bố mẹ, người đã luôn hỏi han, động viên và là chỗ dựa tinh thần lớn lao cho con trong
suốt thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trường Đại học Bách

khoa, các thầy cơ trong khoa Quản lý Cơng nghiệp đã tận tình truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em.
Lòng biết ơn sâu sắc nhất em xin gửi đến Cô Nguyễn Thúy Quỳnh Loan. Em cảm ơn Cô
đã cho em những lời khun bổ ích và ln đồng hành, hướng dẫn, chỉ bảo em rất tận
tình. Em cảm ơn cơ đã ln quan tâm, giúp đỡ để em có được hướng đi và những kiến
thức cần thiết để báo cáo Khóa Luận được hồn thành thuận lợi. Em kính chúc Cơ ln
mạnh khỏe, thành công và gặp nhiều may mắn hơn nữa trong cuộc sống.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ của tất cả bạn bè, những người đồng
nghiệp, những người đã chia sẻ với tôi những kiến thức, tài liệu học tập, những kinh
nghiệm thực tế vô cùng quy báo và giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn. Mong mọi
người ln thành cơng trong thời gian sắp tới.
Trân trọng !

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08

tháng 12 năm 2017

Vi Quốc Tuân.


Tóm tắt đề tài

TĨM TẮT
Mục tiêu của đề tài khóa luận: Cải tiến chất lượng sản phẩm của workcell Adtran tại cơng
ty Jabil Việt Nam thơng qua tiến trình DMAIC. Dữ liệu đánh giá tình hình chất lượng
hiện tại của dòng sản phẩm 1187130F1 được thu thập trên hệ thống MES của Jabil Việt
Nam. Sau khi đánh giá tình hình hiện tại, theo tiến trình DMAIC, đề tài sẽ thực hiện các
bước Xác định vấn đề chất lượng đang gặp phải, Đo lường các giá trị của vấn đề, Phân
tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chất lượng, Cải tiến các lỗi ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm và Kiểm soát những kết quả mà bước cải tiến thực hiện.

Theo dịng q trình DMAIC, bước xác định sẽ thành lập nhóm thực hiện dự án với các
mốc thời gian của dự án và dựa vào dữ liệu FPY hiện tại của công ty, tác giả khái quát
thành vấn đề đang tồn đọng cần cải tiến thông qua tỷ lệ FPY chuẩn. Đầu ra của bước xác
định là phạm vi dự án, mục tiêu của dự án, tiếng nói của khách hàng, sơ đồ quá trình và
những dữ liệu cần thu thập.
Bước Đo lường, thông qua việc thu thập các số liệu bằng bảng kiểm soát tại các trạm làm
việc và trạm FVT. Tác giả biết được một số nguyên nhân ban đầu gây lỗi với dòng sản
phẩm 1187130F1 tại trạm làm việc FVT. Áp dụng các công cụ của Lean six sigma, tác
giả tính tốn được mức sigma của dịng sản phẩm này ở hiện tại.
Bước Phân tích, với các cơng cụ phân tích vấn đề như 5whys, Biểu đồ xương cá,.. tác giả
sẽ nhận diện được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Và từ đó sẽ có cơ sở cho việc cải tiến
nhằm giảm bớt tỷ lệ lỗi này.
Bước cải tiến, các công cụ hỗ trợ như 5S, quản lý trực quan, chuẩn hóa quy trình,…
nhằm cải tiến những lỗi mà hiện tại line đã và đang gặp phải. Việc cải tiến sẽ được kiểm
tra sau đó vì dự án khơng đủ thời gian để triển khai các phương án.
Bước Kiểm soát, là bước lập ra các kế hoạch kiểm sốt những cải tiến có được thực hiện
hay khơng. Hồ sơ kiểm sốt tiến trình này sẽ được lưu trữ và xem như dữ liệu quá khứ để
tham khảo khi cải tiến cho những lần sau.


Tóm tắt đề tài

ABSTRACT
With the Object: Improving Quality of product at Adtran workcell by DMAIC processes.
The data collection come from MES system for model 1187130F1. After evaluating the
currently state, the subject will follow Define what’s issue in the line, Measure some
Value which is not good in line, Analyze data due to find out some root cause of
problem, Improve these root cause and Control all of them through control plan actions.
According to DMAIC process, Define phase will be gathered the group project and
ensure the duration of project. All of members will list down anything which is issue

about Quality. The output is scope of project, Object of project, Voice of customer, data
collection.
Next step is Measure phase, base on some tool of Lean Manufacturing, we can use some
data and calculate the defect rate, defect quantity and create Histogram chart and Prreto
chart for he model 1187130F1 at FVT station. And image some basic important defect at
this one.
Analyze phase, with Fish bone 4M+1E and 5Whys tool, we can detect the reason of
lower defect rate. And then, we can detect root cause of problem by 5Whys process.
5Whys is most of helpful tool for finding root cause.
Improving phase, from some root cause which we detect at analyze phase, we can use 5S
tool, standardization, Visual management,.. in order to improve immediately. We have to
check after that time and remark.
With control phase, we have to some control plan after finished. The group project will
hand over for process owner something such as: all of case have already done, and some
case
have
pending
for
next
project.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Vi Quốc Tuân – MSHV 7141122
Hiện là học viên lớp MBA CH2014 đợt 2.
Đề tại thực hiện khóa luận : “ Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty Jabil Việt Nam
thông qua ứng dụng tiến trình DMAIC ”
Tên đề tài Tiếng Anh: “Improving product quality at Jabil Viet Nam by DMAIC process”
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận trên là do chính tơi thực hiện và các số liệu được thu
thập một cách nghiêm túc tại Jabil Việt Nam. Đây là đề tài chưa từng được thực hiện

trước đây tại Jabill Việt Nam và chưa được đăng trên bất cứ diễn đàn, tạp chí khoa học
nào. Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn với kết quả mà đề tài tạo ra.

TPHCM, Ngày 08 tháng 12 năm 2017
Kí tên


MỤC LỤC
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .............................................................................................. 3
1.3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ................................................................................................. 3
1.4. PHẠM VI ĐỀ TÀI ................................................................................................. 4
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................. 4
1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI ................................................................................................. 10
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 11
2.1. LÝ THUYẾT VỀ LEAN SIX SIGMA VÀ DMAIC ........................................... 11
2.4.1. Định nghĩa về Lean ....................................................................................... 11
2.4.2. Nguyên tắc của Lean Manufacturing ............................................................ 11
2.4.3. Giới thiệu về Lean six sigma và tiến trình DMAIC ...................................... 12
2.2. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG DMAIC ...................................................................... 13
2.3. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI DMAIC ................................ 14
2.4. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DMAIC .................................................................. 14
2.4.1. Define (Xác định) .......................................................................................... 15
2.4.2. Measure (Đo lường) ...................................................................................... 15
2.4.3. Analyze (Phân tích) ....................................................................................... 16
2.4.4. Improve (Cải tiến) ......................................................................................... 17
2.4.5. Control (kiểm sốt) ....................................................................................... 18
2.5. TĨM TẮT CHƯƠNG II ...................................................................................... 18
CHƯƠNG III : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY JABIL VIỆT NAM ................................... 20

3.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐỒN JABIL............................................................... 20
3.2. TỔ CHỨC CƠNG TY ......................................................................................... 20
3.2.1. Giới thiệu chung về Jabil Việt Nam .............................................................. 20


3.2.2. Sơ đồ tổ chức tại Jabil Việt Nam .................................................................. 21
3.2.3. Quy trình sản xuất tại Jabil Việt Nam ........................................................... 22
3.2.4. Sản phẩm và khách hàng ............................................................................... 22
3.3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG TẠI JABIL VIỆT NAM 23
3.3.1. Hệ thống Quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 : 2008 QMS ....................... 23
3.3.2. Hệ thống Quản lý theo TCVN ISO 14001 : 2004 ......................................... 23
3.3.3. Tiêu chuẩn TL 9000 ...................................................................................... 23
3.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG TẠI JABIL VIỆT
NAM ……………………………………………………………………………….….23
3.5. TỔNG KẾT CHƯƠNG III .................................................................................. 25
CHƯƠNG IV: ÁP DỤNG DMAIC VÀO CÔNG TY JABIL VIỆT NAM...................... 26
4.1. XÁC ĐỊNH .......................................................................................................... 26
4.2. ĐO LƯỜNG ......................................................................................................... 31
4.3. PHÂN TÍCH ........................................................................................................ 36
4.4. CẢI TIẾN ............................................................................................................. 42
4.5. KIỂM SỐT ........................................................................................................ 46
4.6. TỔNG KẾT CHƯƠNG IV .................................................................................. 47
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ................................................................................................ 49


Danh mục bảng biểu

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Thống kê số lượng cải tiến tại công ty Jabil Việt Nam
Bảng 1.2 : Thống kê tỷ lệ thành phẩm đạt chất lượng qua các trạm sản xuất

Bảng 1.3 : Thống kê giá thành và tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng của một số model
Bảng 1.4 : Bảng nhu cầu thông tin cần thu thập
Bảng 2.1 : Các cấp bậc Sigma
Bảng 2.2 : Phương pháp thực hiện đề tài
Bảng 3.1 : Thống kê FPY tại các trạm làm việc
Bảng 3.2 : Tỷ lệ FPY của một số dòng sản phẩm
Bảng 4.1 : Tiếng nói khách hàng
Bảng 4.2 : Phân tích SIPOC
Bảng 4.3 : Thời gian tiến độ dự án
Bảng 4.4 : Liệt kê FPY tại trạm làm việc FVT dòng sản phẩm 1187130F1 tuần 25 đến 36
Bảng 4.5 : Tỷ lệ lỗi của dòng sản phẩm 1187130F1 tại trạm làm việc FVT
Bảng 4.6 : Thống kê tỷ lệ sản phẩm khuyết tật theo tuần 25 đến 39
Bảng 4.7 : Chi tiết các nguyên nhân gây lỗi theo Biểu đồ xương cá
Bảng 4.8 : Bảng 5Whys điều tra nguyên nhân gây lỗi tại trạm FVT
Bảng 4.9 : Các giải pháp đề xuất của việc cải tiến FPY
Bảng 4.10 : Các kaizen đã áp dụng để giảm thiểu các lỗi board
Bảng 4.11 : Liệt kê mục tiêu và tình trạng của dự án


Danh mục hình vẽ

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Tình hình xếp hạng doanh thu các doanh nghiệp trong lĩnh vực EMS
Hình 1.2 : Sơ đồ dịng q trình tại Workcell Adtran
Hình 1.3 : Các bước thực hiện đề tài
Hình 2.1 : Quy trình thực hiện trong Bước Xác định
Hình 2.2 : Quy trình thực hiện trong Bước Đo lường
Hình 2.3 : Quy trình thực hiện trong Bước Phân tích
Hình 2.4 : Quy trình thực hiện trong Bước Cải tiến
Hình 2.5 : Quy trình thực hiện trong Bước Kiểm sốt

Hình 3.1 : Các nhà máy Jabil trên tồn thế giới
Hình 3.2 : Sơ đồ tổ chức của Jabil Việt Nam
Hình 3.3 : Quy trình sản xuất chung tại Jabil
Hình 3.4 : Các sản phẩm tại Jabil
Hình 4.1 : Quy trình sản xuất của Model 1187130F1
Hình 4.2 : Giao diện hệ thống MES và website Sinhcmapp01//
Hình 4.3 : FPY từ tuần 25 đến 36 của dịng sản phẩm 1187130F1
Hình 4.4 : Biểu đồ Pareto về các lỗi sản phẩm của model 1187130F1 tại trạm FVT
Hình 4.5 : Biểu đồ tần số thống kê lỗi tại trạm làm việc FVT của model 1187130F1
Hình 4.6 : Biểu đồ xương cá phân tích lỗi hư hỏng (Damage)
Hình 4.7 : Biểu đồ xương cá phân tích lỗi khơng phân tích (No Analysis)
Hình 4.8 : Biểu đồ xương cá phân tích lỗi chức năng (Functionality problem)


CHƯƠNG I

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1.1.
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Tập đồn Jabil là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực dịch vụ sản
xuất điện tử (EMS) với nhiều hệ thống, máy móc hiện đại để cho ra đời nhiều loại board
mạch điện tử khác nhau.
Từ năm 2007, Jabil chính thức mở rộng và thành lập công ty Jabil Việt Nam với 8 khách
hàng chính: Adtran, Ingenico, GE, Display Data, Serra Wireless, Schnieder, L&G,
Keurig. So sánh về doanh thu, năm 2014 Jabil đang xếp hạng thứ tư thế giới với mức
doanh thu 15969 triệu USD.

Hình 1.1. Tình hình xếp hạng doanh thu các doanh nghiệp trong lĩnh vực EMS

Nguồn : Bảng xếp hạng các doanh nghiệp ngành EMS
Tầm nhìn chiến lược của Jabil Việt Nam nỗ lực mang đến cho khách hàng giá trị ưu việt
của sản phẩm dựa trên tiêu chí chất lượng, giá cả hợp lý và đáp ứng nhanh. Jabil cam kết
cung cấp những sản phẩm đạt và trên sự mong đợi của khách hàng thông qua việc cải tiến
liên tục sản phẩm. Bên cạnh việc cải tiến để mang lại các giá trị cho khách hàng, Jabil
cịn tiết kiệm được chi phí khá lớn từ việc thu thập các ý tưởng cải tiến của toàn thể cán
bộ công nhân viên.
Hằng năm Jabil Việt Nam tiết kiệm hơn 30.000USD như bảng bên dưới :
Bảng 1.1: Thống kê số lượng cải tiến tại công ty Jabil Việt Nam
( Đơn vị : USD )
1


CHƯƠNG I

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

Số lượng Kaizen Blitz
Số lượng A3 Project
Số lượng DMAIC Project
Số lượng 8D Project
Số lượng DMADV Project
Cost Saving

Năm 2012 Năm 2013
19
444
14
33
13


36,667.00

44,593.15

Năm 2014
1013
65
32
3

Năm 2015
4528
104
42
12

Năm 2016
5527
92
84
28
1
538,923.35 261,429.80 252,696.79

Nguồn: Phịng Lean and Continuous – Cơng ty Jabil Việt Nam
ADTRAN là một trong số khách hàng mang lại doanh thu cao nhất cho Jabil Việt Nam
nên việc liên tục cải tiến về chất lượng và tiết giảm chi phí ln được đặt lên hàng đầu.
Gía bán trung bình của 1 sản phẩm tại Adtran khoảng xấp xỉ 500USD / sản phẩm, vì thế
với những cải tiến về chất lượng sản phẩm có thể mang lại giá trị lớn cho khách hàng.

Quy trình sản xuất chung tại Adtran như sau :

Hình 1.2. Sơ đồ dịng q trình tại Workcell Adtran
Tỷ lệ sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng của Adtran qua các cơng đoạn trung bình như sau:
Bảng 1.2: Thống kê tỷ lệ thành phẩm đạt chất lượng qua các trạm sản xuất
Yield Target
Yield Actual

BAOI
99.00%
99.89%

TAOI
99.00%
99.73%

QC
0.00%
99.49%

WTU
99.00%
99.46%

XRAY
0.00%
100.00%

ICT
96.00%

98.35%

FVT
96.00%
97.14%

FNI
99.00%
99.61%

QC Inspection
99.75%
99.95%

OBA
99.75%
99.98%

Nguồn: Thống kê nội bộ từ bộ phận Chất lượng
Hiện tại Adtran Workcell có hơn 200 dòng sản phẩm với từng mức giá thành khác nhau.
Và với từng dịng sản phẩm sẽ có tỷ lệ đạt chất lượng qua các công đoạn như bảng bên
dưới. Qua đó, ta thấy dịng sản phẩm 1187130F1 có mức giá cao nhất trong số tất cả các
dòng sản phẩm khác như trong bảng 1.3. Nhưng với dòng sản phẩm này có tỷ lệ sản
phẩm đạt chất lượng (yield) tại trạm làm việc FVT (89.5%) thấp hơn so với mục tiêu
96%. Tuy nhiên với giá thành cao thì việc lãng phí cho việc sửa chữa lại sản phẩm sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến chi phí giá thành.
Bảng 1.3: Thống kê giá thành và tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng của một số model

2



CHƯƠNG I

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

Giá thành

1187130F1
1187130F1SMT1
1187130F1SMT2
1187130F1SMT3
1187130F1SMT4

99.85%
99.75%
99.98%
99.62%

1187130F2

843.91

1187133F1

551.98

1187133F1SMT1
1187133F1SMT2

99.80%

99.87%

1187133F2

467.74

17005660F1

292.94

1243916F2

231.01

1243916F2SMT

BAOI

TAOI

920.27

99.95%

99.48%
99.81%
99.92%
99.29%

99.31%

99.88%

98.74%

QC
99.16%
99.04%
99.79%
99.81%
99.71%
100%
95.09%
98.64%
99.40%
100%
82.98%
97.56%
99.43%

WTU

XRAY

99.98%
99.79%
99.96%
99.96%

100%
100%

100%
100%

99.94%
100.00%

100%
100%

99.95%

100%

ICT

FVT

FNI

QC Inspection

OBA

89.50%

98.37%

100%

99.97%


89.13%
95.61%

98.77%
98.48%

100%
99.80%

99.95%
99.91%

100%
96.67%
95.86%

100%
99.96%
100%

100%
100%
100%

100%
100%
100%

96.44%

98.47%
98.33%
98.79%

97.84%
98.76%

95.06%

Nguồn: Thống kê nội bộ từ bộ phận Chất lượng
Kết luận:
 Theo các thống kê sơ bộ về tình hình số lượng sản phẩm đạt chất lượng đối với
dòng sản phẩm 1187130F1 89.5% thấp hơn chuẩn đề ra 96% tại trạm làm việc
FVT thì vấn đề đặt ra : tìm nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc thấp hơn tiêu chuẩn
và đề xuất các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ này đạt được mức yêu cầu.
 Qua việc đề xuất cải tiến đề tài cịn duy trì thơng qua việc lưu trữ, triển khai thực
hiện dự án liên tục. Bên cạnh đó, đề tài có thể trở thành bài mẫu để áp dụng cho
các dòng sản phẩm khác.
 Sau khi áp dụng tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng, công ty sẽ tiết kiệm được chi phí
và khách hàng sẽ giảm thiểu các rủi ro một cách tốt nhất về chất lượng sản phẩm.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Dựa trên lý do hình thành đề tài và khái quát cơ bản về tiến trình DMAIC, đề tài đặt ra
các mục tiêu như sau :
-

Xác định tỷ lệ đạt chất lượng (FPY – First pass yield ) hiện tại của trạm làm việc
FVT đối với dịng sản phẩm 1187130F1.

-


Đo lường và phân tích các nguyên nhân làm cho tỷ lệ FPY của dòng sản phẩm
1187130F1 không đạt được mục tiêu tại trạm làm việc FVT

-

Đề xuất các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ FPY tại trạm làm việc FVT cho dòng sản
phẩm 1187130F1.

1.3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đối với công ty Jabil : Sau khi áp dụng tiến trình DMAIC, cơng ty sẽ nhận diện được vấn
đề đang tồn tại sau khi qua các trạm sản xuất của model 1187130F1 tại workcell Adtran.
Các giải pháp đề xuất của đề tài sẽ là tham khảo hữu ích cho công ty để:
3


CHƯƠNG I

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

 Tiết kiệm được khoản chi phí thơng qua việc giảm tỷ lệ phế phẩm và giảm được
nguyên vật liệu bị hư hỏng
 Tạo ra các tài liệu hướng dẫn việc cải tiến cho các dòng sản phẩm khác
 Tạo ra ý thức cải tiến liên tục và duy trì cho các nhân viên của công ty
Đối với học viên: giúp cho học viên hiểu rõ hơn về lợi ích, các ứng dụng cơng cụ
DMAIC của Lean six sigma. Từ đó áp dụng một cách tối ưu lý thuyết đã được học vào
Workcell Adtran nhằm mang lại các giá trị.
1.4. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện ở trạm làm việc FVT đối với sản phẩm 1187130F1 tại workcell
Adtran của nhà máy Jabil Việt Nam.
Thời gian thực hiện : từ ngày 12/06/2017 đến 13/10/2017

1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Quy trình thực hiện đề tài

Hình 1.3. Các bước thực hiện đề tài
Nhu cầu thông tin
 Nguồn dữ liệu sơ cấp (Bảng 1.4): Nguồn thứ nhất từ việc lập các bảng kiểm tra,
thu thập dữ liệu thực tế trong quá trình sản xuất. Nguồn thứ hai từ việc trao đổi,
4


CHƯƠNG I

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất trong công ty (các
Quản lý các bộ phận có từ trên 3 năm kinh nghiệm).
 Nguồn dữ liệu thứ cấp (Bảng 1.4): Nguồn thứ nhất từ các bộ phận như chất lượng
(Quality Part), phòng Lean & Continuous, phòng cải tiến sản phẩm (Industial
part). Nguồn thứ hai từ website tư vấn về quản lý chất lượng theo Lean six sigma.
Nguồn thứ ba từ sách sản xuất theo Lean (Bùi Nguyên Hùng, 2011) và các bài báo
về các dự án Lean thực tế.
Các bước thực hiện
Từ hình 1.3, 9 bước thực hiện được giải thích chi tiết như sau (Bảng 1.5):
Bước 1: Tìm hiểu thực trạng và xác định vấn đề: Trong bước này, tác giả sẽ nêu ra thực
trạng mà nhà máy đang gặp phải. Từ những thực trạng đang có, so sánh với nhu cầu cần
đạt được. Từ đó, xác định vấn đề đang phát sinh trong nhà máy.
Bước 2: Xác định mục tiêu đề tài: Sau khi đã xác định được các vấn đề phát sinh trong
nhà máy. Tác giả sẽ xác định mục tiêu mà đề tài hướng tới.
Bước 3: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết: Sau khi đã xác định được mục tiêu đề tài hướng tới.
Trong bước này, tác giả tìm hiểu và chọn ra những cơ sở lý thuyết để giải quyết vấn đề

mục tiêu đề tài hướng tới.
Bước 4: Triển khai bước Xác định trong tiến trình DMAIC: Bước Xác định sẽ thiết lập
phạm vi dự án, thành viên của dự án. Trong bước này, đề tài sẽ thống kê lại vấn đề đang
gặp phải tại Workcell Adtran và mục tiêu cụ thể hơn là sẽ cải tiến được giá trị FPY tăng
từ 89.5% đến 96%
Bước 5: Triển khai bước Đo lường trong tiến trình DMAIC: Đo lường là bước xác định
các giá trị cần tính toán như số lượng lỗi phát sinh, tỷ lệ khuyết tật, vẽ biểu đồ Pareto, độ
lệch chuẩn, vẽ biểu đồ tần số,….
Bước 6: Triển khai bước Phân tích trong tiến trình DMAIC: Bước phân tích sẽ chỉ ra
ngun nhân gốc rễ của vấn đề thông qua các công cụ như 5 Whys, biểu đồ xương cá.
Bước 7: Triển khai bước Cải tiến trong tiến trình DMAIC: Bước này tác giả sẽ đề xuất
các cải tiến để giảm thiểu tỷ lệ lỗi khi sản phẩm 1187130F1 qua các công đoạn.
5


CHƯƠNG I

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

Bước 8: Triển khai bước Kiểm sốt trong tiến trình DMAIC: Bước kiểm sốt sẽ vạch ra
các kế hoạch, biểu đồ kiểm soát, duy trì và lưu trữ hồ sơ của dự án.
Bước 9: Kết luận và kiến nghị: Kết luận những gì đã làm được và kiến nghị trong bài
luận.

6


CHƯƠNG I

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN


Bảng 1.4: Bảng nhu cầu thông tin cần thu thập
Loại
thông tin

Nhu cầu thông tin

Cách thu thập

Mục đích

Các lý thuyết về Lean và Các website về tư vấn chất Nắm rõ lý thuyết về Lean six sigma và các
Six sigma
lượng và tài liệu liên quan
bước triển khai tiến trình DMAIC

Thứ cấp

Dữ liệu về tình hình chất Từ bộ phận chất lượng của
Xác định các vấn đề chất lượng đang gặp phải
lượng của line hiện tại
công ty
Dữ liệu về một số cải tiến
của line sản xuất về chất
lượng
Dữ liệu về tình trạng hiện
tại của line sản xuất
Các số liệu thực tế để kiểm
nghiệm về tình hình chất
lượng hiện tại


Sơ cấp

Từ bộ phận Industial của công Nắm và phân tích về tình hình cải tiến
ty
từ bộ phận liên quan sản xuât
Từ hệ thống MES của công ty

Xác định tình trạng hiện tại về FPY của dịng
sản phẩm

Lập bảng thu thập các lỗi chất
Tìm hiểu sơ bộ về các nguyên nhân ban đầu
lượng hay gặp phải qua các
gây lỗi chất lượng
công đoạn trạm kiểm

Thu thập các nguyên nhân Phỏng vấn các quản lý bộ phận
Phân tích và xác định về nguyên nhân gốc rễ
có thể và nguyên nhân gốc về yêu tố ảnh hưởng chất
vấn đề
rễ gây lỗi
lượng sản phẩm

7


CHƯƠNG I

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN


Bảng 1.5: Các bước thực hiện đề tài
Các bước thực hiện

Nội dung cần thực hiện

Các công cụ áp dụng

Kết quả đạt được

- Thống kê từ các dữ liệu
quá khứ
- Thu thập thông tin từ bộ
phận chất lượng

- FPY hiện tại của model
1187130F1 tại
các trạm và trạm làm việc FVT
- Một số nguyên nhân ban đầu gây
ra lỗi tại các trạm làm việc

- Dựa vào cơng cụ quản lý
mục tiêu theo tiêu chí
SMART

- Mục tiêu về FPY cho dòng sản
phẩm 1187130F1 tại trạm làm việc
FVT
- Cải tiến các nguyên nhân gây ra
lỗi


Tìm hiểu cơ sở lý thuyết

- Thu thập các dữ liệu sơ cấp
về lý thuyết của Lean six
sigma và DMAIC

- Nguồn sơ cấp từ sách và
các trang website tư vấn
chất lượng
- Một số dữ liệu có sẵn từ
cơng ty

- Lý thuyết về Lean six sigma và
DMAIC
- Một số ví dụ về DMAIC tại cơng
ty và bên ngồi cơng ty

Triển khai Bước Xác định của tiến
trình DMAIC

- Xác định mục tiêu dự án
- Xác định thành viên dự án
- Xác định quy mô, tiến độ
từng cơng việc

- Dùng cơng cụ DMAIC
bước xác định.
- Tìm hiểu VOC và SIPOC


- Mục tiêu dự án
- Xây dựng được thành viên đội dự
án
- Quy mô, tiến độ từng công việc

- Tính tốn được tỷ lệ FPY
hiện tại của dịng sản phẩm
1187130F1
Tìm hiểu thực trạng vấn đề đang gặp - So sánh với tỷ lệ FPY
phải
chuẩn và suy ra được giá trị
lãng phí hiện tại
- Tìm hiểu một số ngun
nhân cơ bản
- Xây dựng mục tiêu FPY
của model 1187130 tại trạm
FVT dựa vào tình hình FPY
Xác định mục tiêu đề bài
hiện tại
- Đặt ra mục tiêu cải tiến sản
phẩm

8


CHƯƠNG I

Triển khai Bước Đo lường của tiến
trình DMAIC


Triển khai Bước Phân tích của tiến
trình DMAIC

Triển khai Bước Cải tiến của tiến
trình DMAIC

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

- Xây dựng được kế hoạch
thu thập và phân tích dữ liệu
- Thu thập tỷ lệ khuyết tật
hiện tại định tính
- Vẽ biểu đồ Pareto và Biểu
đồ tần số về độ ổn định q
trình.
- Phân tích được ngun
nhân gốc rễ của q trình gây
lỗi tại FVT của model
1187130F1 thông qua việc
áp dụng công cụ và
- Xây dựng các cải tiến dựa
trên các nguyên nhân gốc rễ

- Vẽ biểu đồ Pareto và biểu
đồ tần số
- Các cơng thức tính tóan n
- Thu thập dữ liệu thống
công ty
- Công cụ 5 whys
- Biểu đồ xương cá 4M+1E


- Dữ liệu thu thập về lỗi sản phẩm
tại các trạm làm việc cho model
1187130F1
- Biểu đồ tần số về ổn định quá
trình
- Biểu đồ Pareto để xác định tỷ lệ
lỗi chiếm trọng số cao
- Các nguyên nhân ban đầu của
vấn đề thông qua Biểu đồ xương
cá 4M+1E
- Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
thông qua 5Whys

- Công cụ : 5S, Poka yoke,
Chuẩn hóa quy trình

- Các đề xuất cải tiến về thao tác,
quy trình.

Triển khai Bước Kiểm sốt của tiến
trình DMAIC

- Lập kế hoạch kiểm sốt lại
q trình.

- Áp dụng các cơng cụ
kiểm sốt
- Các phiếu checksheet để
thu thập dữ liệu


- Lưu đồ các mốc kiểm soát
- Những điểm cần cải tiến trong
lần tiếp theo.

Kết luận và kiến nghị

- Tổng kết các nội dung đã
triển khai theo tiến trình
DMAIC
- Đề nghị các giải pháp thực
thi cho các dịng sản phẩm
khác

- Đánh giá chung cho các
dòng sản phẩm khác
- Đúc kết bài học kinh
nghiệm

- Bảng tổng kết kết quả có thể đạt
được
- Lợi ích mang lại cho cơng ty
- Bài học rút ra từ dự án DMAIC

9


CHƯƠNG I

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN


1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài chia làm 6 chương cụ thể như sau :
Chương I: Mở đầu
Chương này trình bày lý do hình thành đề tài. Từ đó, tác giả đưa ra mục tiêu đề tài, ý
nghĩa đề tài, phạm vi thực hiện, phương pháp thực hiện và bố cục đề tài
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Trong chương II, tác giả trình bày về các lý thuyết giới thiệu về Lean six sigma và
DMAIC; những lợi ích của DMAIC sau khi áp dụng; thuận lợi và khó khăn khi áp dụng
DMAIC. Sau đó sẽ giới thiệu cụ thể tiến trình DMAIC bao gồm những phase nào, từng
phase ta sẽ thực hiện những gì,..
Chương III: Giới thiệu về công ty Jabil Việt Nam
Giới thiệu về tổng quan và sơ đồ tổ chức về bộ máy của cơng ty Jabil Việt Nam. Bên
cạch đó, báo cáo trình bày các hệ thống quản lý chất lượng tại Jabil. Qua đó sẽ sơ lược
thực trạng cơng tác quản lý chất lượng tại Jabil.
Chương IV: Ứng dụng DMAIC tại Workcell Adtran công ty Jabil
Phần này giới thiệu về mục tiêu dự án DMAIC tại Adtran; Sau đó ứng dụng tùng công cụ
của lý thuyết để áp dụng vào dòng sản phẩm 1187130F1 (bao gồm các bước xác định, đo
lường, phân tích, cải tiến, kiểm sốt). Sau đó kết luận về kết quả sau khi thực hiện dự án
DMAIC.
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Chương này sẽ tóm tắt sơ bộ về kết quả trước và sau khi áp dụng DMAIC. Từ đó đưa ra
các đề nghị về việc lưu trữ và duy trì cải tiến này. Qua đó ta nhận ra được bài học trong
việc cải tiến để áp dụng cho các dòng sản phẩm khác.

10


CHƯƠNG II


CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. LÝ THUYẾT VỀ LEAN SIX SIGMA VÀ DMAIC
Khi nói đến cải tiến trong sản xuất hoặc dịch vụ, mọi người đều luôn nhắc đến Lean six
sigma. Đây là một trong những công cụ dùng để giải quyết các vấn đề nan giải, có cấu
trúc được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh.
2.4.1. Định nghĩa về Lean
 Lean là phương pháp sản xuất tinh gọn, do hãng Toyota Nhật Bản khởi xướng áp
dụng với tên gọi TPS – Toyota Production System từ những năm 60. Áp dụng
Lean nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong q trình sản xuất, cung cấp dịch
vụ, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng “tinh gọn” khơng có lãng phí,
rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Phương pháp này đã
giúp Toyota và các hãng công ty của Nhật Bản tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội
trên thị trường toàn cầu với chất lượng ổn định, chi phí hợp lý và thời gian giao
hàng đúng hạn.
Nguồn: Hyrayama, 2015
 Đối với Jabil Việt Nam thì Sản xuất theo Lean là một cách tiếp cận có hệ thống
nhằm phát hiện và loại bỏ lãng phí hoặc những hoạt động không đem lại giá trị
thông qua cải tiến liên tục bằng việc làm ra những sản phẩm đúng thời hạn với
chất lượng tốt nhất và chi phí thấp nhất. Định nghĩa về sản xuất theo Lean tùy theo
từng khu vực, từng đối tượng sẽ có những phát biểu khác nhau. Nhưng ý nghĩa
chính là hướng về loại bỏ lãng phí, loại bỏ hoạt động khơng tạo ra giá trị bằng
nhiều phương pháp khác nhau và kết quả nhận được là chi phí thấp nhất với có thể
đạt được lợi nhuận tối đa
2.4.2. Nguyên tắc của Lean Manufacturing
 Nhận diện lãng phí và loại bỏ lãng phí: Bước đầu tiên của Lean Manufacturing là
nhận biết được các hoạt động tạo ra giá trị cần thiết, hoạt động không tạo ra giá trị
nhưng cần thiết và hoạt động không tạo ra giá trị. Dựa vào các hoạt động này,
Lean đưa ra được bảy lãng phí cơ bản: vận chuyển, tồn kho, thao tác, chờ đợi, sản

xuất thừa, quy trình thừa, sản xuất khuyết tật.
 Các quá trình tiêu chuẩn hóa: Việc sản xuất theo Lean cần được hướng dẫn theo
công việc tiêu chuẩn nhằm giảm thiểu sự biến động trong sản xuất
 Dòng chảy liên tục: Triển khai dòng chảy liên tục sẽ giảm thiểu sự gián đoạn, loại
bỏ các điểm nút thắt cổ chai nhằm tránh được sự lãng phí chờ đợi cảu người, thiết
bị và quy trình.
11


CHƯƠNG II

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

 Hệ thống sản xuất kéo trong sản xuất : Đây được cho là sản xuất kịp thời, đúng
lúc, đủ số lượng và đạt được chất lượng.
 Chất lượng trong quá trình : Nguyên tắc sản xuất theo Lean phát hiện ra các lỗi tại
nguồn và loại bỏ ngay các lỗi này. Kiểm tra chất lượng được yêu cầu trong quá
trình thao tác vận hành
 Cải tiến liên tục : Cùng với việc triển khai các cơng cụ và phương pháp, lãng phí
sẽ được tiêu diệt thông qua các cải tiến, kaizen với sự tham gia của tất cả những
thành viên tham gia vào quá trình sản xuất.
Nguồn: Phạm Minh Thắng, 2013
2.4.3. Giới thiệu về Lean six sigma và tiến trình DMAIC
Lean Six sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm
thiểu tỷ lệ sai sót và khuyết tật đến mức 3.4 lỗi trên mối triệu khả năng gây lỗi bằng cách
xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động trong các quy trình kinh doanh. Trong
việc định nghĩa khuyết tật, Six sigma tập trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận
các yêu cầu của khách hàng và có tính định hướng khách hàng rất cao.
Mục đích của Lean Six Sigma: nâng cao chất lượng của quá trình cho ra thành phẩm
bằng cách nhận diện và loại bỏ những nguyên nhân gây lỗi, khuyết tật và giảm thiểu tối

đa độ bất định trong sản xuất và hoạt động kinh doanh, bao gồm :
 Tập trung liên tục vào các yêu cầu khách hàng
 Sử dụng các biện pháp đo lường và thống kê để xác định và đánh giá mức dao
động của quy trình sản xuất và các quy trình quản lý khác.
 Xác định căn nguyên của các vấn đề.
 Nhấn mạnh việc cải tiến quy trình để loại trừ dao động trong quy trình sản xuất
hay các quy trình quản lý khác giúp giảm thiểu lỗi và tăng sự hài lòng của khách
hàng.
Nguồn: Wikipedia, 2012
Bảng 2.1: Các cấp bậc Sigma
CẤP ĐỘ SIGMA

LỖI PHẦN TRIỆU

Một Sigma
Hai Sigma
Ba Sigma
Bốn Sigma

690000
308000
66800
6210

12

LỖI PHẦN
TRĂM
69%
30.8%

6.68%
0.621%


CHƯƠNG II
Năm Sigma
Sáu Sigma

CBHD: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN
230
3.4

0.0230%
0.0003%

Nguồn: Wikipedia, 2017
Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang ở mức khoảng 3 sigma hoặc thấp hơn,
thì trong vài trường hợp, một dự án cải tiến quy trình áp dụng các quy tắc Six sigma có
thể nhắm đến mục tiêu bốn hoặc năm sigma thì tỷ lệ khuyết tật cũng giảm thiểu đáng kể.
Hệ thống Lean Six sigma dựa trên tiến trình DMAIC : Define (Xác định), Measure (Đo
lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải tiến) và Control (Kiểm sốt).
2.2. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG DMAIC
Một số lợi ích khi áp dụng DMAIC vào công ty (Bùi Nguyên Hùng, 2011) như sau:
 Cải tiến được thời gian đáp ứng đối với nhu cầu của khách hàng: Khi áp dụng lean
six sigma, sản phẩm sẽ được tạo ra nhanh nhất. Từ đó thời gian đáp ứng cho khách
hàng một cách nhanh nhất. Đây là một yếu tố chiếm trọng số lớn trong việc tăng
tính cạnh tranh với các đối thủ.
 Giảm tồn kho: Khi thời gian sản xuất được rút ngắn lại thì lượng tồn kho cũng
được giảm đáng kể. Thêm vào đó việc cân bằng chuyền sẽ tốt hơn thơng qua việc
làm cho bán thành phẩm giảm xuống.

 Giảm yêu cầu vốn lưu động: Khi cải tiến đáng kể thời gian đáp ứng qua việc thời
gian sản xuất được rút ngắn lại, giảm tồn kho. Lượng tồn kho này sẽ giải phóng
một lượng tiền có thể dùng cho mục đích khác.
 Cải tiến năng suất : đây là kết quả của việc giảm thiểu thời gian sản xuất, linh hoạt
trong sản xuất và việc loại bỏ các lãng phí đang tồn tại trong nhà máy.
 Giảm chi phí sản xuất: giảm được tỷ lệ phế phấm, khuyết tật sẽ tương đồng với
việc giảm chi phí sửa lại, chi phí nguyên vật liệu,… Điều này sẽ làm giảm chi phí
bán hàng trên từng sản phẩm.
 Góp phần thay đổi văn hóa cơng ty một cách tích cực: 6 Sigma cũng vượt trội về
yếu tố con người không kém ưu thế của nó về mặt kỹ thuật. Nhân viên thường tự
hỏi bằng cách nào để họ giải quyết những vấn đề khó khăn. Nhưng khi họ được
trang bị những công cụ để đưa ra những câu hỏi đúng, đo lường đúng đối tượng,
liên kết một vấn đề với một giải pháp và lên kế hoạch thực hiện thì họ có thể tìm
ra những giải pháp cho vấn đề một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, với 6 Sigma, văn
hóa tổ chức của cơng ty chuyển sang hình thức tiếp cận có hệ thống trong việc giải
quyết vấn đề và một thái độ chủ động với ý thức trách nhiệm giữa các nhân viên.

13


×