Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Lập kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê tại hội sinh vật cảnh quận 8, tp hcm giai đoạn 2017 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRỊNH VĂN ĐẠT

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO QUÁN CÀ PHÊ
TẠI HỘI SINH VẬT CẢNH QUẬN 8, TP.HCM
GIAI ĐOẠN 2017-2019
BUSINESS PLAN FOR THE COFFEE SHOP "8TH
DISTRICT FLO ORNAMENTAL CREATURES
ASSOCIATION” IN HO CHI MINH CITY (2017-2019)

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM NGỌC THÚY
Cán bộ chấm nhận xét 1: ..................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ..................................................................................
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG
Tp.HCM, ngày . . . . . tháng.. …năm ………
Thành phần hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: ……..
2. Thư ký: ………


3. Ủy viên: ……...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo--Tp. HCM, ngày 16 tháng 10 năm 2017

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRỊNH VĂN ĐẠT

MSHV: 7140531

Ngày, tháng, năm sinh: 28 – 10 – 1986

Nơi sinh: Tp.HCM.

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


Khoá: 2014

1- TÊN ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ “HỘI SINH VẬT
CẢNH QUẬN 8”, TP.HCM GIAI ĐOẠN 2017-2019.
2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê tại Hội sinh
vật cảnh quận 8, Tp.HCM giai đoạn 2017-2019 gồm các nội dung:
- Phân tích thị trường.
- Lập các kế hoạch: kế hoạch tiếp thị, kế hoạch hoạt động, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính.
- Đánh giá kế hoạch kinh doanh
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 12 – 06 – 2017
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 16 – 10 – 2017
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS. TS. PHẠM NGỌC THÚY

Tp.HCM, Ngày……tháng……năm……

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƢỞNG KHOA

(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến
PGS.TS.Phạm Ngọc Thúy đã tận tình hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q trình
thực hiện khóa luận này.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy cơ khoa Quản Lý Cơng Nghiệp,
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức nền tảng để tôi có thể hồn thành tốt
khóa luận này.
Xin chân thành cám ơn các hội viên của quán cà phê Hội Sinh Vật Cảnh Quận 8 đã
nhiệt tình cung cấp những thơng tin cần thiết trong q trình tơi làm khóa luận: các số
liệu, kế hoạch, chính sách của qn…
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tơi về mặt tinh thần
trong suốt q trình tơi theo học và thực hiện khóa luận này.
Trân trọng!
TP.HCM, Ngày

tháng

Trịnh Văn Đạt

năm 2017


ii

TÓM TẮT
Bản kế hoạch kinh doanh được lập ra để định hướng quản lý và hoạt động cho quán cà
phê Hội Sinh Vật Cảnh Quận 8 trong giai đoạn 2017-2019. Mục tiêu chính là ổn định
hoạt động, đạt chỉ tiêu doanh thu.
Việc lập kế hoạch kinh doanh dựa trên các thơng tin thu thập được để phân tích thị
trường, nhận diện thị trường mục tiêu,và hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp hiện

nay. Từ đó đưa ra được các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp hoạt động để đạt các
mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn 2017-2019. Các số liệu được lấy từ dữ liệu của quán
qua 3 tháng đầu hoạt động và các quan sát thực tế tại các qn cà phê có mơ hình hoạt
động tương tự. Điều này giúp quán xem xét các cơ hội và nguy cơ trong hoạt động kinh
doanh của mình. đồng thời mô tả về quán để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp so với các doanh nghiệp có cùng mơ hình kinh doanh đã hình thành. Từ đó xác
định chiến lược để xây dựng các kế hoạch, cụ thể là kế hoạch tiếp thị, kế hoạch hoạt
động, kế hoạch nhân sự, và kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu ban đầu của
doanh nghiệp.
Hạn chế của đề tài là những phân tích, đánh giá trên các giả định hiện có, mà các giả
định này có thể thay đổi trong thời gian tới. Ngồi ra trong q trình hoạt động sẽ có
những diễn biến phức tạp từ mơi trường bên ngoài và nội bộ doanh nghiệp nên cần có
sự điều chỉnh bản kế hoạch cho phù hợp với các giai đoạn.


iii

ABSTRACT
The business plan is designed to guide the management and activities for cafe Biology
Landscape Association District 8 in the period 2017-2019. The main objective is to
stabilize the operation, achieving revenue targets.
The business plan is based on the information collected to analyze the market, identify
target markets, and the current state of business operations today. From which to draw
appropriate strategies for business activities to achieve the objectives set out in the
period 2017-2019. The figures are taken from data consistency through the first 3
months of operation and the actual observations at the coffee shop with a similar
business model. This helps to shop consider the opportunities and risks in its business
operations. and descriptions of shops to assess the strengths and weaknesses of the
business compared to the same enterprise business model has been formed. Since then
identify strategies to build the plan, namely the marketing plan, operational plan,

staffing plan, and financial plan to achieve the original objectives of the business.
Limitations of the thesis are all the anazyling, juding were based on the assumpions that
might changed without any pre-notice in the future. Besides, the process of the
operation will be complex from the external environment and internal compay therefore
requires adjusting the plan accordingly.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Để hồn thành khóa luận này tơi có kham khảo một số tài liệu liên quan đến việc lập kế
hoạch kinh doanh nói chung và các nghệ thuật kinh doanh qn cà phê nói riêng, những
thơng tin kham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn nguồn sử dụng.
Tơi xin cam đoan đề tài này do chính tơi thực hiện, các số liệu hoàn toàn trung thực và
kết quả nghiên cứu trong khóa luận này chưa từng được công bố trước đây.
TP.HCM, Ngày…….tháng……..năm 2017.
Người thực hiện

TRỊNH VĂN ĐẠT


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................................... ii
ABSTRACT .................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix

DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. xi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1
1.1. Lý do hình thành đề tài .........................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2
1.3. Phạm vi thực hiện đề tài .......................................................................................3
1.4. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................3
1.5 Phương pháp thực hiện ..........................................................................................4
1.6 Thông tin cần thu thập dự kiến ..............................................................................5
1.7. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾ HOẠCH THU THẬP THÔNG TIN 7
2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh .......................................................................... 7
2.2. Vai trò của của kế hoạch kinh doanh ................................................................... 8
2.3. Phân loại kế hoạch kinh doanh ............................................................................ 8
2.4. Các nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh ................................................. 9
2.5. Nguyên tắc lập kế hoạch kinh doanh ................................................................. 11
2.6. Các bước chuẩn bị cho việc thu thập thông tin ................................................. 12
2.7. Kế hoạch thu thập thông tin ............................................................................... 12
2.7.1. Kế hoạch thu thập thông tin bên trong doanh nghiệp ................................. 12
2.7.2. Kế hoạch thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp ............................... 15
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU HỘI QUÁN CÀ PHÊ SINH VẬT CẢNH VÀ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG MƠI TRƢỜNG KINH DOANH ........................................ 17
3.1. Mô tả Hội quán ................................................................................................. 17


vi

3.1.1. Thơng tin chung .......................................................................................... 17
3.1.2. Vị trí xây dựng Hội quán ............................................................................ 19
3.1.3. Pháp lý thành lập Hội quán......................................................................... 19

3.1.4. Mục tiêu và định hướng hoạt động ............................................................. 19
3.1.5. Sơ đồ tổ chức .............................................................................................. 20
3.2. Phân tích yếu tố bên trong ............................................................................... 20
3.2.1. Hiện trạng nguồn nhân lực ......................................................................... 20
3.2.2. Các vấn đề gặp phải trong 3 tháng đầu năm .............................................. 21
3.2.2.1. Vấn đề hoạt động kinh doanh .............................................................. 21
3.2.2.2. Vấn đề marketing ................................................................................ 21
3.2.2.3 Vấn đề tài chính .................................................................................... 21
3.2.2.4. Vấn đề tổ chức-quản lý........................................................................ 21
3.2.2.5. Vấn đề nguồn lực cơ sở vật chất ......................................................... 21
3.2.2.6. Vấn đề khác ......................................................................................... 22
3.2.3. Giới thiệu các dịch vụ mới tại Hội quán..................................................... 22
3.2.3.1. Mô tả dịch vụ ....................................................................................... 22
3.2.3.2. Lợi thế cạnh tranh và định vị dịch vụ của quán .................................. 31
3.3. Phân tích yếu tố bên ngồi .............................................................................. 32
3.3.1. Khách hàng mục tiêu .................................................................................. 32
3.3.2. Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 32
3.4. Phân tích mơi trường kinh doanh ..................................................................... 34
3.4.1. Môi trường vĩ mô (Phương pháp PEST) .................................................... 34
3.4.1.1. Yếu tố chính trị-pháp luật .................................................................... 34
3.4.1.2. Yếu tố kinh tế ...................................................................................... 34
3.4.1.3. Yếu tố văn hóa-xã hội ......................................................................... 36
3.4.1.4. Yếu tố công nghệ ................................................................................. 36
3.4.2. Môi trường kinh doanh (5 tác lực- Michael E.Porter) ................................ 37
3.4.2.1. Khách hàng .......................................................................................... 37
3.4.2.2. Cạnh tranh nội bộ ngành ..................................................................... 37
3.4.2.3. Nhà cung cấp ....................................................................................... 37
3.4.2.4. Nguy cơ thay thế.................................................................................. 38



vii

3.4.2.5. Đối thủ tiềm ẩn-rào cản gia nhập ........................................................ 38
3.4.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp ........................................................... 38
3.4.3.1. Công nghệ ............................................................................................ 38
3.4.3.2. Tài chính .............................................................................................. 38
3.4.3.3. Nhân sự ................................................................................................ 39
3.4.3.4. Sản phẩm-dịch vụ ................................................................................ 39
3.4.3.5. Các mối quan hệ đặc biệt .................................................................... 39
3.5. Phân tích SWOT .............................................................................................. 39
3.6. Đề xuất chiến lược cho Hội quán giai đoạn 2017-2019 ................................... 41
3.6.1. Chiến lược xâm nhập thị trường ................................................................. 41
3.6.2. Chiến lược phát triển sản phẩm/dịch vụ mới .............................................. 41
3.6.3. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................. 41
3.6.4. Chiến lược đào tạo và phát triển nhân sự .................................................. 41
CHƢƠNG 4: KẾ HOẠCH TIẾP THỊ ...................................................................... 43
4.1. Khảo sát khách hàng mục tiêu ......................................................................... 43
4.2. Mục tiêu tiếp thị ............................................................................................... 46
4.3. Chiến lược và phối thức tiếp thị ....................................................................... 46
4.3.1. Sản phẩm (Product) .................................................................................... 46
4.3.2. Giá bán (Price) ............................................................................................ 47
4.3.3. Kênh phân phối (Place) .............................................................................. 48
4.3.4. Chiêu thị (Promotion) ................................................................................. 50
4.3.5. Cung ứng dịch vụ (Process) ........................................................................ 51
4.3.6. Cơ sở hạ tầng (Physical Evidence) ............................................................. 52
4.3.7. Con người (People) ..................................................................................... 52
CHƢƠNG 5: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ............................................................... 53
5.1. Các sản phẩm tại quán cung cấp cho khách hàng ............................................ 53
5.1.1. Đối với khách hàng cá nhân ....................................................................... 53
5.1.2. Đối với khách hàng B2B ............................................................................ 55

5.2. Nguồn thu mua nguyên vật liệu ....................................................................... 56
5.3. Trang thiết bị đầu tư ban đầu ........................................................................... 56
5.4. Mặt bằng xây dựng ........................................................................................... 59


viii

5.5. Các chi phí dự kiến ........................................................................................... 61
CHƢƠNG 6: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ ...................................................................... 62
6.1. Cấu trúc tổ chức ............................................................................................... 62
6.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận ................................................................. 62
6.3. Kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ............................................ 65
6.4. Hình thức trả lương .......................................................................................... 66
CHƢƠNG 7: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH .................................................................. 69
7.1. Các nguồn lực cần thiết .................................................................................... 69
7.2. Các dự báo tài chính ......................................................................................... 72
CHƢƠNG 8: KẾT LUẬN .......................................................................................... 80
8.1. Đánh giá chất lượng bản kế hoạch kinh doanh ................................................ 80
8.2. Một số hạn chế khi xây dựng bản kế hoạch kinh doanh ................................. 80
8.3. Một số rủi ro cần lưu ý ..................................................................................... 80
8.4. Điều kiện triển khai các kế hoạch .................................................................... 81
8.5. Kết luận ............................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 84
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 85
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ........................................................................... 89


ix

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Danh mục thông tin bên trong doanh nghiệp ................................................. 12
Bảng 2.2: Danh mục thông tin bên ngoài doanh nghiệp ................................................ 15
Bảng 3.1: Ma trận SWOT ............................................................................................... 39
Bảng 4.1: Loại thức uống mà khách hàng yêu thích ...................................................... 45
Bảng 4.3: Giá bán năm 2017, giá dự kiến 2018 và 2019 (VNĐ) ................................... 47
Bảng 5.1: Danh mục thực đơn ........................................................................................ 53
Bảng 5.2: Chi phí đầu tư ban đầu “Quán cà phê Hội Sinh Vật Cảnh Quận 8” .............. 56
Bảng 6.1: Bảng mô tả công việc ..................................................................................... 63
Bảng 6.2: Bảng lương (VNĐ) ......................................................................................... 67
Bảng 7.1: Bảng cân đối tài sản 3 tháng đầu năm 2017 ................................................... 69
Bảng 7.2: Bảng cân đối tài sản dự kiến cuối năm 2017 ................................................. 73
Bảng 7.3: Dự báo doanh thu 2017, 2018, 2019 .................................................... 74-75-76
Bảng 7.4: Bảng báo cáo lãi (lỗ) dự kiến trong giai đoạn 2017-2019 ............................. 77
Bảng 7.5: Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến từ 2017-2019 ............................... 78
Bảng 7.6: Các tỷ số tài chính dự kiến 2017-2019.......................................................... 79


x

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Quy trình thực hiện khóa luận .......................................................................... 4
Hình 2.1. Sơ đồ liên kết nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh ............................ 10
Hình 3.1. Hình ảnh Hội Quán và câu lạc bộ đờn ca tài tử tại Quán ............................... 18
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức quán cà phê Hội Sinh Vật Cảnh Quận 8 .................................. 20
Hình 3.3: Hình ảnh thực khách đang ăn sáng và uống cà phê ........................................ 23
Hình 3.4. Hình dịch vụ mua bán chim cảnh tại Hội quán ......................................... 24-25
Hình 3.5. Hình dịch vụ mua bán cây cảnh tại Hội quán ............................................ 26-27
Hình 3.6. Hình dịch vụ mua bán cá cảnh tại Hội qn ................................................... 28
Hình 3.7: Hình dịch vụ bn bán kỷ vật xưa-hàng mỹ nghệ tại Hội quán ................ 29-30
Hình 3.8: Sơ đồ định vị dịch vụ của Hội quán so với đối thủ cạnh tranh....................... 31

Hình 4.1: Mơ hình B2B tại quán ................................................................................... .51
Hình 4.2: Các bé thiếu nhi đang vui chơi tại quán ......................................................... 52
Hình 4.3: Chủ quán đang hướng dẫn cách chăm sóc cây cho các cháu thiếu nhi .......... 52
Hình 5.1: Văn phịng qn (chỗ nấu ăn, pha chế, phịng kế tốn, thu ngân) .................. 59
Hình 5.2: Khu vực đậu xe của Hội quán ........................................................................ 59
Hình 5.3: Khu vực khách ngồi uống cà phê, mua bán .................................................... 60
Hình 6.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự quán cà phê ................................................................ 62


xi

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
DN

: Doanh nghiệp

HSVC

: Hội sinh vật cảnh

KHKD

: Kế hoạch kinh doanh

SWOT

: Strength- Weakness- Oportunity- Threat

TP.HCM


: Thành Phố Hồ Chí Minh


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do hình thành đề tài:
- Ngày nay với nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển đời sống kinh tế được cải
thiện nhu cầu của người dân không chỉ là ăn uống mà nhu cầu về tinh thần cũng được
nâng cao. Số lượng khách tìm đến các tua du lịch sinh thái hay đến những quán cà phê
sân vườn (để thư giãn, tận hưởng khơng khí trong lành thốt mát, hay vui chơi, giải trí,
thậm chí là học tập, làm việc, mua bán, trao đổi kinh nghiệm…vv) ngày càng tăng,
chính vì vậy mà các quán cà phê như quán cà phê tại Hội Sinh Vật Cảnh Quận 8 đã
ra đời nhằm đáp ứng một lượng lớn nhu cầu của khách hàng tại Tp.HCM. Khác với
các quán cà phê khác thì quán cà phê này có sự kết hợp giữa mơ hình dịch vụ ăn uống
thông thường với các thú chơi cây cảnh, cá cảnh, chim cảnh, đồ kỷ vật xưa…nhằm thu
hút được khách hàng, tăng doanh thu và mở rộng thị phần.
Sinh vật cảnh với nét đẹp tự nhiên qua bàn tay chăm chút tỉ mỉ của người nghệ nhân đã
được nâng tầm nghệ thuật trở thành các thú chơi đầy cuốn hút, mê say ln có giá trị
riêng.
- Ở TP.HCM nói chung và Quận 8 nói riêng thì thị trường kinh doanh qn cà phê rất
đa dạng với nhiều mơ hình và phong cách khác nhau như: mơ hình qn cà phê theo
chủ đề (café âm nhạc, café sách, café thú cưng, café cộng đồng, café game, ….), mơ
hình café sân vườn, cà phê cốc lề đường, cà phê đồ xưa, cà phê sinh vật cảnh…. Tuy
nhiên số lượng các quán cà phê có mơ hình hoạt động giống qn cà phê tại HSVC
quận 8 là rất ít, vì Qn cà phê tại HSVC quận 8 có khơng gian rất rộng (khoảng
1500m2 ), cộng với mơ hình kinh doanh độc đáo, khác biệt và mới lạ đã thu hút được
các thành phần dân cư với mọi độ tuổi khác nhau từ các bé thiếu nhi đến đây để vui
chơi, xem văn nghệ; đến các thương lái, doanh nghiệp đến đây để mua bán trao đổi
chia sẻ kinh nghiệm, săn tìm các món đồ mà mình ưa thích.

Đối tượng khách hàng chính của quán gồm hai nhóm đó là khách hàng B2B (gồm các
doanh nghiệp, chủ trang trại hay các tiểu thương có nhu cầu đem sản phẩm của mình
đến qn để bán, chính các đối tượng này đã góp phần đem lại 1 lượng khách hàng


2

đơng đúc tìm đến qn để mua sắm và dùng thức uống/ăn tại quán), và khách hàng cá
nhân (khách vãng lai đến đây để sử dụng các dịch vụ tiện ích mà quán đem lại)
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của quán hiện nay là quán cà phê Cao Minh ở Gị Vấp tập
trung một lượng khách rất đơng và tên tuổi của quán cũng được nhiều người biết đến,
ý tưởng các mơ hình dịch vụ tại Hội qn cũng xuất phát từ đây, tuy nhiên qn Cao
Minh thì khơng gian chật hẹp, khơng có mua bán sinh vật cảnh và thời gian hoạt động
ít nên đây chính là cơ hội để quán cà phê tại HSVC quận 8 phát triển.
- “Quán cà phê tại Hội sinh vật cảnh Quận 8” được anh Trương Hữu Phước thuê lại
từ UBND Quận 8 và mới đi vào hoạt động vào đầu năm 2017, với vai trò là cộng tác
với chủ quán nên em đã viết bản KHKD chi tiết để định hướng cho hoạt động cùa
Quán, cũng như lường trước những khó khăn và hạn chế các rủi ro của quán trong
tương lai (giai đoạn 2017-2019) giúp quán có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường
,với việc đưa ra mô hình kinh doanh mới lạ và độc đáo, dịch vụ mẫu mực của quán là
sự kết hợp giữa dịch vụ ăn uống, giao lưu văn nghệ, dịch vụ cây cảnh, chim cảnh, cá
cảnh và trao đổi-mua bán đồ xưa-cổ. So với các đối thủ cạnh tranh hiện có và tồn tại
lâu năm trên thị trường thì Hội qn có phần nổi trội hơn rất nhiều về các dịch vụ hiện
tại và thời gian hoạt động của quán diễn ra suốt tuần từ thứ hai đến chủ nhật, không
gian quán rộng và dễ tìm. Nhưng Hội quán mới thành lập và đi vào hoạt động khoảng
hơn 3 tháng nay nên số lượng khách hàng, người dân và các tay chơi biết đến và tìm
đến qn để tận hưởng dịch vụ cịn ít, và thương hiệu của quán chưa đi sâu vào tâm trí
người dân.
- Vì vậy đề tài ”lập kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê tại Hội sinh vật cảnh Quận
8-Tp.HCM giai đoạn 2017-2019” nhằm thu hút một số lượng lớn khách hàng khơng

chỉ ở thành phố, mà cịn ở các tỉnh lân cận tìm đến Hội quán để trao đổi-mua bán, góp
phần mang lại nguồn doanh thu khả thi giúp hội quán tồn tại và phát triển.
1.2. Mục tiêu đề tài:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết cho quán cà phê Hội Sinh Vật Cảnh Quận 8
trong giai đoạn 2017-2019, nhằm cải thiện tình hình hoạt động của quán giúp quán
tăng doanh thu và ngày càng phát triển.


3

1.3. Phạm vi thực hiện đề tài:
-

Nguồn dữ liệu thu thập: (được trình bày rõ hơn ở mục 1.6)
+ Thu thập thông tin nội bộ của quán: thông tin sơ cấp(phỏng vấn chủ quán,
những người hoạt động trong cùng lĩnh vực ….), thông tin thứ cấp(hiện trạng
quán, các số liệu tài chính, các kế hoạch …vv).
+ Thu thập thơng tin bên ngồi: thơng tin sơ cấp(từ đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị
trường…vv), thơng tin thứ cấp(báo chí, web…vv).

-

Phạm vi địa lý: tại TP.HCM.

-

Thời gian áp dụng: 2017-2019

1.4. Ý nghĩa đề tài:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản lý nguồn lực hợp lý từ đó đưa ra kế hoạch hoạt

động phù hợp cho quán. Giúp Hội quán nhận diện các vấn đề, điểm mạnh, điểm yếu,
thách thức và cơ hội nhằm tối thiếu hóa chi phí và nâng cao lợi nhuận tối đa trong các
giai đoạn tiếp theo.


4

1.5. Phƣơng pháp thực hiện:
Hình thành đề tài
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết
Giới thiệu quán cà phê Hội Sinh Vật Cảnh Quận 8
và thực trạng kinh doanh của quán
Giới thiệu các dịch vụ mới tại Hội quán

Kế hoạch
thu thập
thông tin

Phân tích
mơi trường
vĩ mơ

Phương
pháp PEST

Phân tích
mơi trường
ngành

Phân tích

mơi trường
hoạt động

5 tác lựcMichael E.Porter

Phân tích nội
bộ doanh
nghiệp

Vị trí cạnh tranh
& đặc điểm
khách hàng

Chuỗi giá
trị

SWOT
Mục tiêu và chiến lược chung cho Hội quán giai đoạn 2017-2019

Kế hoạch
tiếp thị

Kế hoạch
hoạt động

Kế hoạch
nhân sự

Phân tích rủi ro và đánh giá kế hoạch


Điều kiện triển khai và kết luận
Hình 1.1: Quy trình thực hiện khóa luận

Kế hoạch
tài chính


5

1.6. Thông tin thu thập dự kiến:
Các thông tin về nhu cầu của người dân tìm đến các quán cà phê tại Việt Nam nói
chung và TP.HCM nói riêng trong thời điểm hiện tại, xu hướng phát triển thị trường.
Thông tin về Hội quán, dịch vụ cung cấp, đối thủ cạnh tranh trong ngành và định
hướng phát triển trong thời gian tới. Tình hình hoạt động kinh doanh và các kế hoạch
thành phần đang triển khai.
Nguồn thông tin thu thập bao gồm:
- Thơng tin bên ngồi doanh nghiệp:
+ Dữ liệu sơ cấp: Nhận định thị trường, hướng phát triển của các quán cà phê trong
thời gian tới. Quy mô thị trường, thị phần và các đối thủ cạnh tranh.
+ Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin trên mạng, báo chí, tập chí, sách báo; quan sát
thực tế hoạt động và lượng khách hàng tại các quán cà phê có mơ hình hoạt động
gần giống như Hội sinh vật cảnh quận 8, tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh
tranh. Các nghiên cứu về khách hàng và nhu cầu dịch vụ cung cấp.
- Thông tin bên trong doanh nghiệp:
+ Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông tin về định hướng chiến lược và mục tiêu của quán
thông qua phỏng vấn chủ quán và những người hoạt động trong cùng lĩnh vực. Thông
tin thị trường chung và xu hướng ngành thông qua các dự báo kinh tế, nhận định thị
trường.
+ Dữ liệu thứ cấp: Nguồn thông tin nội bộ của doanh nghiệp như: lịch sử hình thành,
hiện trạng quán, kế hoạch phát triển, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài

chính….

1.7. Cấu trúc khóa luận:
Nội dung của khóa luận gồm 8 chương:
Chương 1- Giới thiệu đề tài: giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu đề tài, phạm vi
thực hiện, ý nghĩa đề tài, phương pháp thực hiện, cấu trúc khóa luận.
Chương 2- Cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hiện đề tài: giới thiệu những khái niệm
về lý thuyết được sử dụng trong đề tài và các phương pháp thực hiện đề tài gồm:


6

Phương pháp thu thập thông tin (gồm thông tin thứ cấp và thơng tin sơ cấp) và phương
pháp phân tích (tổng hợp và xử lý thông tin).
Chương 3- Giới thiệu qn và phân tích mơi trường kinh doanh: mơ tả Hội quán, hiện
trạng kinh doanh của quán và dịch vụ của quán cung cấp cho khách hàng, phân tích thị
trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích SWOT.
Chương 4- Kế hoạch tiếp thị: Xác lập mục tiêu, lựa chọn chiến lược, phối thức tiếp thị,
nguồn lực và triển khai kế hoạch tiếp thị.
Chương 5- Kế hoạch hoạt động: thiết kế khơng gian-mơ hình xây dựng, địa điểm xây
dựng, trang thiết bị-phụ kiện, xây dựng qui trình thực hiện dịch vụ, kế hoạch quản lýkiểm tra.
Chương 6- Kế hoạch nhân sự: cấu trúc tổ chức, nhu cầu nhân sự, lương, đào tạo, khen
thưởng.
Chương 7- Kế hoạch tài chính: các khoản đầu tư và nguồn vốn ban đầu, các dự báo tài
chính.
Chương 8- Kết luận: đánh giá chất lượng của kế hoạch kinh doanh, những dữ kiện để
triển khai kế hoạch.


7


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾ HOẠCH THU
THẬP THÔNG TIN
Đây là đề tài lập KHKD nên phần cơ sở lý thuyết sẽ trình bày về nội dung và q trình
thực hiện 1 KHKD. Sau đó đề tài sẽ tập trung vào kế hoạch thu thập thông tin, là phần
mô tả cụ thể các thông tin cần thiết và các thu thập.
2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh:
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp cẩn trọng
nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào. Một kế hoạch
kinh doanh thực tế giúp cho chủ doanh nghiệp nhìn rõ hơn các cơ hội cũng như những
yếu kém, rủi ro của họ một cách rõ ràng.
(Nguồn: />Bản kế hoạch kinh doanh là văn bản chính thức bao gồm mục tiêu kinh doanh, các luận
giải cho mục tiêu và các kế hoạch để đạt mục tiêu đó. Bản kế hoạch kinh doanh cũng
có thể bao gồm thơng tin về doanh nghiệp hoặc nhóm khởi sự kinh doanh.(chuyên đề
“lập kế hoạch kinh doanh”-Ths. Hoàng Thị Thanh Hương)
Kế hoạch kinh doanh (KHKD) là một thuật ngữ không mới đối với nhiều doanh nghiệp
(DN). Trong thực tế, kế hoạch này có thể được trình bày dưới dạng một văn bản chính
thức hoặc chỉ là những phác thảo trong đầu của chủ DN. Vì vậy, có thể nói đối với mọi
nhà đầu tư, KHKD “luôn luôn” hiện hữu khi đưa ra quyết định đầu tư, và họ phải xác
định mục tiêu và dự kiến kế hoạch hành đồng để hướng đến mục tiêu đó.
Khác với một Nghiên cứu khả thi, KHKD là bản tổng hợp các nội dung chứa trong các
kế hoạch bộ phận bao gồm kế hoạch tiếp thị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế
hoạch tài chính mà DN dự kiến thực hiện trong thời đoạn từ 3-5 năm.
Đối với khởi sự, kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác
định sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp
và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh
thừờng có độ dài 25-30 trang mơ tả, phân tích và đánh giá ý tưởng kinh doanh. Trong
bản kế hoạch kinh doanh có số liệu thơng tin đầy đủ về doanh nghiệp, thị trừờng (khách
hàng, đối thủ cạnh tranh….), sản phẩm, chiến lược, tài chính và rủi ro liên quan.
Nhìn chung, bản kế hoạch kinh doanh phải bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Luận chứng về quy mơ và phát triển của cơ hội kinh doanh trên thị trường.


8

- Luận chứng về mơ hình kinh doanh nên đựợc khởi sự để hiện thực hóa cơ hội kinh
doanh nói trên thành tỷ suất lợi nhuận cao. Mơ hình kinh doanh bao gồm các thơng tin
về tên gọi, hình thức pháp lý, địa điểm trụ sở doanh nghiệp; phương thức sản xuất kinh
doanh; các nguồn lực cần huy động(số lượng, cơ cấu) và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp; mô hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận và phương thức hoàn trả các khoản nợ
vay cũng như giải quyết quan hệ sở hữu các đối tượng hữu quan đối với doanh nghiệp.
Do đó, việc lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và logic là rất quan trọng và cần thiết
đối với việc thành lập, hoạt động và phát triển trong tương lai của quán cà phê “Hội
sinh vật cảnh Quận 8”.
2.2. Vai trò của của kế hoạch kinh doanh
Để có thể tồn tại và phát triển, tìm ra định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp thì
người làm ăn cần có một kế hoạch kinh doanh, kế hoạch giúp doanh nghiệp có thể nắm
bắt tình hình thực tế và đưa ra được những định hướng trong tương lai.Nó là một công
cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược,
xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra
các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược.
Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần thiết. Nó là trọng tâm của việc hoạch định kinh doanh là
thước đo của kết quả kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh giúp người làm ăn có được
tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. Trong kinh doanh, nếu không có
kế hoạch gì vào phút khởi đầu, người làm ăn sẽ không biết phục hồi hoặc điều chỉnh kế
hoạch của mình ra sao. (“Kế hoạch kinh doanh”-PGS.TS. Phạm Ngọc Thúy)
Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng
cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp. Người ta có thể sử
dụng nó để đánh giá ý tưởng, có thể dùng nó để vay vốn tại ngân hàng, tìm kiếm cơ hội
từ các nhà đầu tư.

(Nguồn: )
Q trình lập KHKD rất có ích cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của DN,
quá trình này yêu cầu các thành viên chủ chốt trong DN phải phối hợp với nhau để cùng
xem xét, đánh giá và đưa ra các phương án hoạt động cho DN một cách khách quan,
nghiêm túc và toàn diện.
Khi hoàn tất, bản KHKD được sử dụng như một công cụ truyền đạt thông tin nội bộ và
là cơ sở cho công tác hoạch định tài chính của DN.
2.3. Phân loại kế hoạch kinh doanh:


9

Tuy các KHKD về cơ bản có các đề mục chính giống nhau, nhưng trong các trường hợp
cụ thể, chúng lại có một số đặc điểm khác nhau. Do vậy, việc phân loại KHKD sẽ giúp
người lập cũng như người đọc bản KHKD nhận dạng được các vấn đề trọng tâm nêu
trong kế hoạch. Có nhiều tiêu thức phân loại:
 Phân loại theo quy mơ DN, có hai loại là KHKD cho DN vừa và nhỏ và KHKD cho
DN lớn.
 Phân loại theo tình trạng DN khi lập KHKD, gồm KHKD khi khởi sự DN và
KHKD cho DN đang hoạt động.
 Phân loại theo mục đích lập KHKD, gồm KHKD để vay vốn/ bán DN và KHKD
dùng định hướng/quản lý hoạt động.
 Phân loại theo đối tượng đọc bản KHKD, gồm hai loại là KHKD viết cho đối tượng
bên ngoài DN và KHKD viết cho đối tượng bên trong DN. Đối tượng bên ngồi
DN có thể là nhà cung cấp, cổ đơng, nhà đầu tư tương lai hoặc chính phủ; KHKD
viết trong trường hợp này thường nhằm kêu gọi đầu tư hoặc xin giấy phép. Đối
tượng bên trong DN có thể được hiểu là các nhà quản lý DN.
Hiện tại quán cà phê “ hội sinh vật cảnh Quận 8” được phân loại theo tình trạng DN
khi lập KHKD vì quán đang khởi nghiệp và bắt đầu hoạt động chính thức được vài
tháng. KHKD của quán ở đây được xem như là một công cụ quản lý và để định hướng

cho hoạt động của quán nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đồng thời có thể khắc phục
các rủi ro và tồn tại có thể gặp phải trong tương lai.
2.4. Các nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh:
Nội dung của KHKD nhằm mơ tả, phân tích hiện trạng bên trong DN và bên ngồi
DN(mơi trường kinh doanh), trên cơ sở đó đưa ra các hoạt động dự kiến cần thiết trong
tương lai nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
KHKD có thể được thiết lập cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều tình huống DN khác
nhau và đối tượng đọc khác nhau. Tuy vậy, hầu hết KHKD đều đề cập đến các nôi dung
chủ yếu tương tự nhau. Điểm khác biệt giữa chúng là sự điều chỉnh về mức độ chi tiết
của mỗi phần mục tùy theo tầm quan trọng của chúng đối với đối tượng đọc.
Các nội dung của một KHKD có thể được thể hiện một cách hệ thống theo sơ đồ sau
đây:


10

Hình 2.1: Sơ đồ liên kết nội dung của một bảng KHKD
Nội dung đầu tiên được trình bày bao gồm các mơ tả và phân tích về DN, sản phẩm và
thị trường. Qua đó, người đọc có thể hiểu rõ về DN, về đặc điểm khách hàng và nhu cầu
của họ, về sản phẩm mà DN và các đối thủ cạnh tranh đang đáp ứng, đồng thời cịn biết
được hồn cảnh về môi trường kinh doanh và những xu thế thay đổi đang diễn ra. Nội
dung tiếp theo là phần trọng tâm của KHKD. Nó bao gồm mục tiêu DN, chiến lược
chng và phương cách cùng với các hoạt động chức năng cụ thể mà DN dự định sẽ triển
khai thực hiện để đạt mục tiêu. Năng lực hoạch định và tư duy chiến lược của người lập
kế hoạch thể hiện nhiều nhất ở phần này. Cuối cùng là phần chi tiết hóa các nguồn lực
cần thiết để thực hiện KHKD và đánh giá/dự báo các kết quả tài chính mà DN dự kiến
sẽ đạt được trong và cuối kỳ kế hoạch. Hơn nữa, trong nội dung này cịn có phần phân
tích rủi ro để xét đến khả năng xảy ra những tình huống thực tế thay đổi đáng kể so với
những thông tin được sử dụng làm cơ sở cho kế hoạch.
Các mũi tên trong hình 2.1 cho thấy mối quan hệ về trình tự thơng tin cũng như logic ý

tưởng của một bản KHKD. Ngoài ra, sơ đồ nêu trong hình 2.1 cịn cho thấy một u
cầu quan trọng của KHKD. Đó là tính tổng hợp trong tồn bộ các nội dung của bản
KHKD. Mặc dù được phân chia thành các phần mục đề cập đến các hoạt động chức
năng khác nhau, bản KHKD cần phải thể hiện sự nhất quán về mặt ý tưởng chiến lược,
về các nhận định và diễn dịch trong phân tích cũng như về mặt số liệu tính tốn.


11

Hội sinh vật cảnh quận 8, là doanh nghiệp dịch vụ trực thuộc UBND quận 8, phục vụ
ăn uống; buôn bán cây cảnh, chim kiểng, đồ xưa và các mặt hàng mỹ nghệ; ca hát và
các chương trình văn nghệ của Quận 8, đồng thời nơi đây còn được xem như một công
viên thu nhỏ của Quận 8 với không gian cây cảnh tươi mát, bên cạnh dòng kênh xanh.
Nội dung trình bày trong việc lập KHKD của đề tài bao gồm các nội dung:
 Mô tả tổng quát về DN.
 Giới thiệu dịch vụ.
 Kế hoạch tiếp thị.
 Kế hoạch hoạt động.
 Kế hoạch nhân sự
 Kế hoạch tài chính.
 Phân tích rủi ro.
 Đánh giá Kế hoạch kinh doanh.
2.5. Nguyên tắc lập kế hoạch kinh doanh:
Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh nên tham khảo một số nguyên tắc sau:
Cần phải tính đến mục tiêu và kết quả cơng việc kinh doanh
Đánh giá tình hình, kiểm tra lại thực trạng của cơng ty, doanh nghiệp mình, tạo dựng
niềm tin, phải hiểu văn hóa cơng ty và thực hiện đeo bám quyết liệt để hoàn thành sớm
tiến độ. Một tóm tắt mang tính thực hiện, nhấn mạnh những điểm chủ yếu về doanh
nghiệp.
Nên đối chiếu với kế hoạch của một tháng. Khi phân tích kết quả, có thể điều chỉnh và

nâng cao hơn cho lần sau để khả năng nắm bắt thực tế tốt hơn.
Khi xây dựng kế hoạch thì câu văn cần ngắn gọn, khơng sử dụng ngơn ngữ lạ hoặc
những từ ngữ địa phương, không cường điệu hóa vấn đề, loại bỏ những câu, đoạn trùng
lặp. Nội dung cần phải xem xét và chỉnh sửa một cách kỹ lưỡng, kiểm tra từ cả lỗi chính
tả và lỗi ngữ pháp.
Tránh việc dự tính lợi nhuận quá cao, hoặc kế hoạch tài chính kèm theo khơng hồn
chỉnh hay kế hoạch mà trong đó mục tiêu khơng cụ thể, hay như trong kế hoạch đánh
giá sai tiềm năng thị trường, đề ra viễn cảnh quá lớn, chưa nắm rõ cơ chế phân phối và
năng lực của đơn vị.


×