Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THIẾT KẾ TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.41 KB, 19 trang )

THIẾT KẾ TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG
I. ý nghĩa, lựa chọn hình thức lập kế hoạch tổng tiến độ thi công :
Đặc điểm và ý nghĩa của kế hoạch tổng tiến độ
Kế hoạch tổng tiến độ thi công là môt tài liệu quan trọng của thiết kế tổ chức thi
công, kế hoạch tổng tiến độ thi công là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài
chính của đơn vị xây lắp là cơ sở để quản lý và chỉ đạo một cách chặt chẽ quá trình
thi công và xây lắp. Nó là cơ sở để kiểm tra tiến trình công việc một cách hợp lý
nhằm đảm bảo chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công, góp phần tích
cực làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành thi công xây lắp. Vì vậy yêu cầu
của việc lặp kế hoạch tổng tiến độ thi công là
- Tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị thi công
- Phân bố lao động, vật tư, tiền vốn hợp lý, cân đối
- Với yêu cầu của từng giai đoạn sản xuất, thi công tập trung lực lượng vào các
công việc chủ yếu, tận dụng thời gian gián đoạn để làm công việc xen kẽ
Để lập tổng tiến độ thi công căn cứ vào các tài liệu sau :
- Bản vẽ thi công công trình
- Qui phạm kỹ thuật thi công
- Định mức lao động công ty
Kế hoạch tổng tiến độ thi công hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý,
chỉ đạo các đơn vị cơ sở điều kiện cải tiến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
và hạch toán kinh tế
Các hình thức lập kế hoạch tổng tiến độ
+ Sơ đồ ngang : căn cứ vào ngày bắt đầu và kết thúc của từng công việc với số
lượng công nhân tham gia trong quá trình công tác đó. Gồm các cột thông tin và đồ
thị tiến độ được thể hiện bằng các đoạn thẳng nằm ngang
Ưu điểm : Dễ lập, dễ hiểu
- Thể hiện một phần tương đối trình tự thực hiện các công việc và một phần mối
quan hệ giữa các công việc
- Thể hiện được những thông tin cần thiết của quá trình thông tin quản lý
Nhược điểm :
- Thể hiện không rõ mối quan hệ, yêu cầu giữa các công việc nhất là phân phối


không gian trong qua trình phức tạp
- Không thể hiện ra những tuyến công tác có tính quyết định đến thời gian xây
dựng
- Không cho phép tối ưu hóa quá trình thi công một cách tốt nhất
+ Sơ đồ xiên : Căn cứ vào các đầu công việc của từng phân đoạn đã chia trên mặt
trận công tác, căn cứ vào thời gian làm của mỗi công việc trên từng phân đoạn
Cùng với số luợng công nhân tham gia của mỗi công việc trên từng phân đoạn
Sơ đồ gồm các cột thông tin và đồ thị tiến độ
Ưu điểm : Ngoài những ưu điểm của sơ đồ ngang, phương pháp dùng sơ đồ xiên
còn có những ưu điểm sau
- Thể hiện được không gian của quá trình sản xuất
- Có thể kiểm tra những chỗ chồng chéo mặt trận công tác giữa các quá trình
công tác với nhau
- Thể hiện được tính chu kỳ của sản xuất
Nhược điểm : ngoài những nhược điểm của sơ đồ ngang còn có nhược điểm là tên
rất khó ghi trên sơ đồ mà phải có những chú thích riêng. Nếu có nhiều không gian
thì chiều cao thể hiện không gian vô cùng lớn. Sơ đồ xiên không cho phép tối ưu
hóa tài nguyên và thời gian, nó cũng không cho phép biết được tuyến công tác có
ảnh hưởng quyết định tới tổng thời gian thi công công trình
Phạm vi áp dụng : sơ đồ xiên thích hợp với các công trình cao tầng hoặc công trình
phát triển chiều cao
+ Sơ đồ mạng : sơ đồ mạng là một đồ thị có hướng bao gồm các đỉnh và cung biểu
thị sự phụ thuộc logich về trình tự công nghệ và các mối quan hệ về tổ chức giữa
các công việc khi thực hiện quá trình sản xuất nào đó
Ưu điểm :
- Thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc
- Thể hiện được những tuyến công tác chủ yếu qui định những thời gian xây
dựng có thế ưu thế hóa các chỉ tiêu như thời gian xây dựng
- Có thể cho phép tự động hóa việc tính toán, tự động hóa việc tối ưu hóa các chỉ
tiêu của quá trình sản xuất

- Phải có trình độ nhất định và hiểu biết về phương pháp lập và tối ưu hóa sơ đồ
mạng
- Những công việc và sự kiện lớn khi việc tính toán bằng thủ công gặp nhiều khó
khăn
- Khó vẽ biểu đồ tiêu ding tài nguyên nếu muốn vẽ phảI chuyển sang sơ đồ ngang
và vẽ sơ đồ mạng trên trục thời gian
Lựa chọn những hình thức thể hiện tiến độ của đồ án
Danh mục các công việc:
Phần ngầm gồm các công tác chính sau :
- Công tác đào đất
- Công tác bê tông móng
Ngoài các công tác chính đó còn có các công tác như sửa móng bằng thủ công, tôn
nền, các công tác bể nước, bể phốt . . .
Phần thân có các công tác chính sau :
- Công tác bê tông thân
Phần mái có các công tác chính sau :
- Công tác bảo dưỡng
- Công tác đổ trụ bê tông đỡ vì kèo
- Công tác chống them
- Công tác xây tường chắn mái
- Công tác trát tường chắn mái
- Công tác lắp dựng vì kèo
- Công tác lợp mái tôn
Ngoài các công tác chính đó còn có các công tác khác như, công tác sênô, máng
nước, công tác dây chống sét . .
Phần hoàn thiện gồm những công tác chính sau :
- Công tác trát
- Công tác ốp lát
- Công tác bả
- Công tác sơn

- Công tác lắp khuôn cửa cầu thang
Ngoài những công tác chính đó còn có các công tác như : công tác đào rãnh, bê
tông rãnh xây rãnh, trát láng rãnh, thu dọn vệ sinh công trường . . .
Các công việc vụn vặt, các công việc phát sinh thường xuyên được gộp lại và gọi
chung là công tác khác và đặt vào dòng cuối cùng của bảng tiến độ, các công việc
này tiêu phí khoảng (8-10)% tổng chi phí lao động thi công công trình
Thiết kế và vẽ tổng tiến độ thi công :
Định hướng triển khai các tổ hợp công tác :
Việc tổ chức lực lượng sản xcuất là khâu quan trọng của quá trình lập kế hoạch tiến
độ thi công. Vì công trình có nhiều việc nên trong quá trình thi công bố trí tổ đội
chuyên nghiệp kết hợp với tổ đội hỗn hợp. Việc bố trí tổ đội hỗn hợp tuy có nhược
điểm là làm giảm năng suất của công tác chuyên môn nhưng lại có ưu điểm là làm
cho quá trình sản xuất được liên tục, tạo điều kiện ổn định nhân lực trong thời gian
thi công công trình, tránh được mất cân đối trong lực lượng sản xuất gây khó khăn
cho khâu quản lý và phục vụ cũng như hao phí lao động di chuyển
Tổng tiến độ thi công được lập trên cơ sở đã có tổ chức thi công xong các công tác
chủ yếu như : công tác đào đất, công tác bê tông, công tác xây và tính toán hao phí
lao động cho các công tác còn lại để bố trí tổ đội công nhân phối hợp vào tổng tiến
độ thi công
+ Công trình có đặc điểm thi công theo chiều cao, mặt bằng thi công thuận lợi cho
việc phân đoạn thi công nên các công tác được triển khai theo tầng nhà, phân khu,
phân đoạn thi công
+ Các công việc tiếp sau được bắt đầu khi công việc tiếp trước nó ở phân khu đó đã
hoàn thành và nó đã có mặt bằng thi công thuận lợi cho công việc tiếp sau
+ Máy móc và nhân lực đươc bố trí theo tổ đội và chuyên môn hóa cao, nhân lực
được bố trí dàn đều theo thời gian để tránh hiện tượng quá tải mặt bằng thi công
hoặc không tận dụng hết mặt bằng thi công.
+ Các nguồn lực sản xuất đảm bảo tính liên tục trong sản xuất để tạo thuận lợi cho
việc cung cấp nguyên liệu và rút ngắn thời gian thi công, tránh lãng phí nguồn
nhân lực do tạm ngừng thi công.

* Thiết kế tổng tiến độ : các công tác chủ đạo trước, sau đó đưa các công việc khác vào
một cách hợp lý để sử dụng nguồn lực, chia thành 2 loại công việc :
+ Các công việc đều tuân theo logich kỹ thuật hoặc quy tắc an toàn thì cần tìm ra
thời điểm sớm nhất có thể bắt đầu thực hiện công việc
+ Các công việc có thể sắp xếp linh hoạt về tổ chức , xét đến sự hợp lý việc sử
dụng các nguồn lực hoặc tận dụng mặt bằng công tác
+ Tránh để hiện tượng tầng trên đang đổ bê tông mà tầng dưới tháo ván khuôn, các
gián đoạn về công nghệ – kỹ thuật đảm bảo cho công tác thi công phải lấy theo quy
định
Trên đây là cơ sở để lập tổng tiến độ thi công, ngoài ra cần phải đảm bảo các yêu
cầu về công nghệ :
- Để đảm bảo khi tháo ván khuôn, bê tông không nứt nẻ và rộp bề mặt vì vậy ta
lấy thời gian gián đoạn để tháo ván khuôn không chịu lực là 2 ngày
- Theo quy phạm tổ chức BTCT, sau khi bê tông đạt cường độ 75% so với thiết
kế thì được tháo ván khuôn chịu lực là sau 21 ngày sau khi đổ bê tông
Sau đây là kế hoạch lên tiến độ của các công tác chủ yếu :
a/ Phần ngầm:
Công tác đào đất là 9 ngày. Sau công tác đào đất là các công tác, bê tông lót
móng, cốt thép móng, bê tông móng, các công tác đào, xây bể nước bể phốt. Công
tác lấp đất một lần là kết thúc các công tác phần ngầm
b/ Phần thân :
Các công việc chủ yếu phần bê tông :
- Cốt thép cột, vách thang máy
- Ván khuôn cột, vách thang máy
- Bê tông cột, vách thang máy
- Tháo ván khuôn cột, vách thang máy
- Ván khuôn dầm sàn, cầu thang bộ
- Cốt thép dầm sàn, cầu thang bộ
- Bê tông dầm sàn, cầu thang bộ
- Tháo ván khuôn dầm sàn, cầu thang bộ

c/ Phần hoàn thiện :
- Xây tường
- Bả matit
- Sơn tường
- Lát gạch
Công tác hoàn thiện được tiến hành theo hướng từ dưới lên nhằm rút ngắn thời
gian thi công công trình, trừ một số công tác mà kỹ thuật thi công phải tiến hành và
các công tác thi công nhằm liên tục tránh gián đoạn thi công phải tiến hành thi
công từ trên xuống dưới như công tác trát ngoài, bả ngoài, sơn ngoài, lắp cửa hoàn
thiện cầu thang . .
Tiến độ thi công phần hoàn thiện được thể hiện ở bản vẽ thi công, sau khi lên tổng
tiến độ thi công xong, đánh giá chất lượng của dây chuyền. Có rất nhiều chỉ tiêu để
đánh giá nhưng tùy theo yêu cầu cụ thể của phương án chọn mà dùng các chỉ tiêu
cho phù hợp
4.3 Cung cấp nguồn lực cho quá trình thi công
4.3.1 Nhu cầu về nhân lực
a/ Biểu đồ nhân lực :

×