CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MẶT
HÀNG ÁO PHÔNG ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG
MỸ
I. MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
Xuất phát từ xu thế phát triển thương mại thế giới đến năm 2010. Thực trạng
sản xuất của ngành dệt may của tổng công ty may Việt Nam có thể dự báo và định
hướng chất lượng từ nay tới năm 2010 như sau:
Một là: Lấy đẩy mạnh xuất khẩu để làm mục tiêu nâng cao chất lượng sản
phẩm của ngành vì với ngành này thì xuất khẩu là chủ yếu và thị trường thế giới có
số lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều hơn ở trong nước cụ thể là doanh số xuất khẩu
lờn hơn nhiều so với doanh số trong nước với ngành này là như vậy.
Hai là: Đào tạo cho cán bộ công nhân để nâng cao trình độ và hiểu rõ được
vấn đề quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm áo phông và để cải tiến
chất lượng có hiệu qủa thì doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ công nhân
lành nghề có trình độ chuyên môn cao.
Ba là: Với các yếu tố đầu vào cũng phải được chuẩn bị tốt và chu đáo về mặt
chất lượng và số lượng phải đạt các tiêu chuẩn của các nhà quản trị trong sản xuất.
Điều này muốn hiểu rõ thì chúng ta cần hiểu thêm về môn quản trị sản xuất trong
doanh nghiệp và các nhà quản trị sản xuất chác chắn hiểu rõ và nắm rõ được vấn
đề này.
Bốn là: Về mặt máy móc thiết bị phải chuẩn bị chu đáo và không phạm phải
lỗi sai hỏng do máy móc và công nghệ chưa phù hợp phải liên tục cải tiến máy
móc thiết bị công nghệ cũng như dây chuyền sản xuất cũng vậy phải liên tục kiểm
tra kiểm soát để phát hiện lỗi và khắc phục một cách kịp thời tránh lỗi sai hàng loạt
và như vậy sẽ dẫn đến tốn kém cho doanh nghiệp mà điều này là chi phí không phù
hợp cần được khác phục và loại bỏ hoàn toàn.
Ngoài ra các qui định của chính phủ cũng rất quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng sản phẩm các mặt hàng xuất khẩu của nước ta để hàng hoá của chúng ta
có vị trí tốt hơn trên thị trường thế giới hiện nay.
Và mục tiêu cụ thể của tổng công ty may Việt Nam được thể hiện qua sự cố
gắng được thể hiện ở bảng sau.
Đây là mục tiêu chất lượng của Tổng công ty may Việt Nam từ năm 2005
đến năm 2010
STT Chỉ tiêu đánh giá ĐVT
Năm
2005
Năm 2010
1
Tính đúng hạn:
% >=92 >=95
2
Tính chính xác:
Số lỗi/S X <=0.9 <=0.7
3 số lỗi/số lỗi <=0.15 <=0.1
4 số lỗi/MM <=2.1 <=1.6
5
Tính hiệu quả:
% >=100 >=110
6
Thời gian thực hiện:
% <=120 <=110
7
Thời gian đáp ứng:
Thời gian tối đa đáp ứng một yêu cầu của khách
hàng H <=52 <=42
8
Thời gian khắc phục một
Nghiên cứu do BVQL đưa ra ngày <=36 <=21
Ở Tổng công ty may Việt Nam hiện nay chất lượng của sản phẩm hiện nay
không những là chất lượng sản phẩm đơn thuần mà còn là chất lượng phục vụ
khách hàng như các chỉ tiêu ở trên đáp ứng triệt để về thời gian để có thể thực hiện
và hoàn thành dự án một cách nhanh nhất có thể đó cũng là mục tiêu chất lượng
của các công ty khác chứ không chỉ là mục tiêu chất lượng của Tổng công ty may
Việt Nam.
Đây cũng chỉ là mục tiêu chất lượng của Tổng công ty may Việt Nam còn
việc lên kế hoạch thực hiện và phương hướng để thực hiện được vạch rõ dưới đây.
II. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG Ở TỔNG
CÔNG TY MAY VIỆT NAM.
Để thực hiện mục tiêu chất lượng đã đặt ra, Tổng công ty may Việt Nam
cũng đặt ra một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm áo phông
của Tổng công ty may Việt Nam đó là:
Thứ nhất: tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là các nhà
thiết kế mẫu áo.
Thứ hai: Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý chất lượng cũng như sự làm
việc có hiệu quả hay không của ban quản lý trong doanh nghiệp cần xem xét nếu
ban quản lý làm việc chưa có hiệu quả và cố gắng nâng cao hiệu quả làm việc của
ban quản lý.
Thứ ba: Tiến hành thu hồi phản ánh và sự hài lòng của khách hàng đối với
sản phẩm áo phông do Tổng công ty may Việt Nam cung cấp.
Thứ tư : quản lý chi phí chất lượng một cách có hiệu quả nhất.
Thứ năm: Tăng cường công tác Accepted test và System test.
Thứ sáu: Lập kế hoạch chi tiết về thời gian thực hiện và hoàn thành dự án
sản xuất một mẫu áo phông.
Thứ bảy: Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng là những
người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng về mặt tháI độ cũng như chuyên môn.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO
PHÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM.
Tổng công ty may Việt Nam đã ra đời khá lâu do điều kiện cần một sự thông
nhất giữa các công ty may của nước ta để nâng cao khả năng xuất khẩu và có khả
năng chiếm lĩnh thị trường trong nước tốt hơn. Ngành may ở nước ta là một trong
những ngành có thế mạnh xuất khẩu và là một ngành quan trọng trong việc đẩy
mạnh phát triển kinh tế ở nước ta. Trong một thời gian ngắn Tổng công ty may Việt
Nam đã phát huy tốt vai trò của mình xứng đáng là một tổng công ty của ngành dệt
may việc tạo dưng uy tín của Tổng công ty may Việt Nam là việc hướng dẫn các
công ty thành phần để sao cho các sản phẩm của Tổng công ty may Việt Nam càng
ngày càng có chất lượng cao hơn và sau khi nguyên cứu khá kỹ về Tổng công ty
may Việt Nam, em xin mạnh dạn nêu lên một số ý kiến của mình nhằm góp một
phần nhỏ nhoi vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm áo phông của tổng công ty:
Giải pháp 1: Xây dựng chính sách chất lượng cho bộ phận sản xuất áo
phông.
1. Cơ sở lý luận.
Chính sách chất lượng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp. Nó được coi là con đường dẫn dắt mọi thành viên trong doanh nghiệp nhận
thức được tầm quan trọng của công việc mà mình đang thực hiện, thấy được trách
nhiệm của mình đối với người tiêu dùng, xã hội và doanh nghiệp. Chính sách chất
lượng khuyến khích mọi người cố gắng hết sức mình vì mục tiêu chất lượng chung
của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó chính sách chất lượng còn là một công cụ cạnh tranh của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp muốn ký kết được hợp đồng kinh tế với khách hàng, các
đối tác và xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế nhất là các thị
trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản ..... Thì doanh nghiệp đó phảI có chính
sách chất lượng hợp lý và cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà chính sách chất lượng
lại là một trong những yêu cầu trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong Tổng công ty may Việt Nam hiện nay bộ phận sản xuất sản phẩm may
mặc không có chính sách chất lượng cụ thể cho từng sản phẩm mà doanh nghiệp
chỉ có chính sách chất lượng chung cho tất cả các sản phẩm chung cho toàn tổng
công ty. Nhưng để sản xuất áo phông một cách có hiệu quả để có thể đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng này trên thị trường thế giới và đặc biệt là thị trường khó tính
như Mỹ thì doanh nghiệp cần phải có một chiến lược chất lượng cụ thể cho sản
phẩm áo phông rõ ràng hơn trên cơ sở chính sách chất lượng chung cho các sản
phẩm của tổng công ty. Đây là giải pháp quan trọng mang tính lâu dài vì nó sẽ tạo
ra một nhận thức chung thống nhất cho mọi CBNV trong tổng công ty về chiến
lược chất lượng của doanh nghiệp dẫn dắt họ hướng tới đáp ứng tốt yêu cấu của
khách hàng.
3. Nội dung của giải pháp.
Để xây dựng được chính sách chất lượng mang tính khả thi và mang lại hiệu
quả cao tổng công ty cần thực hiện các công việc sau:
Nắm được ý kiến đánh giá của khách hàng :
Để thu được ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng áo phông do công
ty đối thủ cạnh tranh cung cấp, công ty cần thành lập một nhóm khoảng 8 người
chuyên trách công việc này trong một thời hạn 7 ngày. Nhóm điều tra sẽ được phân
thành các nhóm từ 1 đến 2 người phụ trách các khu vực điều tra khác nhau. Công
việc điều tra có thể được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp rồi ghi chép lại,
gửi thư, qua báo hoặc tạp chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo
một mẫu điều tra thống nhất do công ty tự lập. Khi lập mẫu điều tra cần chú ý tới
các câu hỏi phải đơn giản, dễ hiểu và các thuật ngữ càc được hiểu một cách thống
nhất. Chi phí cho một điều tra viên trong một ngày là 80,000 đồng đến 100,000
đồng. Vậy tổng chi phí cho 8 nhân viên điều tra trong vòng 7 ngày là khoảng từ
8*7*80,000 = 4480000 đồng cho đến 8*7*100,000 = 5600000 đồng.
Sau khi đã có mẫu điều tra, tiến hành đào tạo trong thời hạn một ngày cho
các điều tra viên hiểu rõ về câu hỏi, thuật ngữ, cách thức tiến hành điều tra, mục
đích của cuộc điều tra để họ hiểu thông tin cần thu nhập và giải thích cho đối tượng
điều tra khi họ không hiểu câu hỏi. Chi phí cho việc đào tạo gồm chi phí cho người
đào tạo, chi phí về tài liệu và các chi phí khác khoảng 1,500,000 đồng.
Khi đào tạo song sẽ tiến hành điều tra. Công việc điều tra cần phải được tiến
hành trong một thời gian cụ thể. Công ty cần chú ý nếu tiến hành điều tra qua thư
hoặc qua báo thì cần phải có phần giải thích rõ về mục đích của cuộc điều tra, các
câu hỏi, thuật ngữ, thời gian thu lại phiếu điều tra và địa điểm thu lại phiếu điều
tra.
So sánh với các đối thủ cạnh tranh:
Qua kết quả phân tích cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng cùng với việc
đánh giá công tác quản lý chất lượng và quản lý chung của Công ty và các đối thủ
cạnh tranh như : Công ty may của nứớc ngoài có ngành công nghiệp dệt may phát
triển như Trung Quốc hay ấn độ. Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích và so
sánh giữa chất lượng của các sản phẩm dệt may, công tác quản lý chất lượng và
quản lý chung của các Doanh nghiệp dệt may của chúng ta và các nước khác có
ngành dệt may phát triển họ cũng là những đối thủ cạnh tranh mạnh mà chúng ta
không thể coi thường.
Tự đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm quản lý chất lượng và quản lý
chung của Công ty:
Thông qua việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh Công ty sẽ thấy được
những điểm hơn và những điểm còn yếu kém so với đối thủ chăng hạn như tính
đúng hạn, tính chính xác, và tính hiệu quả của sản phẩm áo phông của Công ty cao
hơn hay còn thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Với những điểm yếu kém cần phải
tập trung vào xác định xem đâu là nguyên nhân gây ra những yếu kém đó và đưa ra
hương giải quyết.
Tìm kiếm cơ hội phát triển các điểm mạnh hiện có và tiềm năng:
Khi đã đánh giá được trình độ của bản thân Công ty cùng với việc so sánh
với các đối thủ, Công ty sẽ tiến hành phân tích để tìm kiếm cơ hội phát triển các
điểm mạnh hiện có và tiềm năng trong bối cảnh dự kiến có biến động về môi
trường kinh doanh, pháp lý ... và tìm các biện pháp khắc phục các yếu kém.
Để thực hiện ba công việc trên cần có 2 người phụ trách thực hiện trong 5
ngày. Chi phí cho mỗi người trong một ngày là 160,000 đến 200,000 đồng. Tức là
tông chi phí trong 5 ngày của 2 người là vào khoảng từ 5*2*160,000 = 1,600,000
đồng đến 5*2*200,000 = 2,000,000 đồng.
Đưa ra tầm nhìn trong 5 năm hay 10 năm:
Ban lãnh đạo Công ty cần đưa ra tầm nhìn chung về bối cảnh phát triển của
Công ty cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may, nền kinh tế quốc
dân kinh tế khu vực và kinh tế thế giới sẽ phát triển ở mức độ nào, trong khoảng
thời gian đó có chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hay tài chính nào
không.
Ý đồ phát triển của Công ty nói chung và chất lượng nói riêng:
Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra ý đồ của Công ty là đến năm 2010 Công ty
sẽ trở thành Công ty sản xuất hàng dệt may số 1 trong khu vực và tiến tới trên châu
Á, ban lãnh đạo cũng cần phải đưa ra được ý đồ của mình về chất lượng.
Sau khi các công việc trên đã hoàn tất, Ban lãnh đạo Công ty cùng với những
người chuyên trách sẽ họp để đưa ra những định hướng cơ bản để thực hiện ý đồ
và những biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ
đưa ra chính sánh chất lượng cho bộ phận áo phông.
Vậy tổng chi phí là( chưa kể chi phí đi lại ăn ở) khoảng từ 7,580,000đồng
đến 9,100,000đồng.
4. Hiệu quả của giải pháp.
Với chính sách chất lượng được thiết lập cùng với những định hướng và giải
pháp thực hiện chính sách chất lượng, mọi thành viên trong bộ phận sẽ có được sự
thống nhất về chiến lược chất lượng của Công ty; thấy được những yêu cầu mà
khách hàng mong đợi ở sản phẩm áo phông do tổng Công ty cung cấp từ đó tạo
cho họ có ý thức, trách nhiệm đối với khách hàng, xã hội và Công ty; thấy được
tương lai của mình do đó họ sẽ cố gắng hết mình để thực hiện chiến lược chất
lượng của Công ty.
5. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Công ty cần lập kế hoạch cụ thể về thời gian thực hiện từng công việc và thời
gian hoàn thành.
Cần lựa chọn những người có năng lực, hiểu biết về chất lượng sản phẩm
áo phông trong số nhưng nhân viên của Công ty để thực hiện.
Nhóm điều tra cần được cung cấp các phương tiện đi lại phục vụ cho việc đi
lại và các thiết bị cần thiết để phân tích sử lý các ý kiến của khách hàng thu được.
Cần phải có nguồn tài chính nhất định đủ để công việc được tiến hành
thường xuyên liên tục mà không bị dừng lại.
Giải pháp 2: Tăng cường công tác đào tạo nhận thức về chất lượng cho
CBNV và đào tạo nâng cao trình độ cho các nhà thiết kế mẫu.
1. Cơ sở lý luận.
Con người là chủ thể của mọi quá trình kinh tế xã hội. Đào tạo và bồi duỡng
cho nguời lao động là cơ sở để thưc hiện chiến lược phát huy nhân tố con nguời.
Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. sản phẩm mẫu thiết kế áo
phông là sản phẩm của trí tuệ, chứa đựng nhiều chất xám, do vậy sự thành bại của
sản phẩm áo phông là yếu tố con nguời chiếm phần lớn. Vì vậy muốn nâng cao
chất luợng sản phẩm áo phông thì việc cần thiết phải làm là nâng cao trình độ của
lao động, kinh nghiệm cho các nhà thiết kế mẫu và công nhân viên nhận thức về
chât luợng.
Trong doanh nghiệp, chất luợng của nhà thiết kế mẫu là nhân tố cơ bản quyết
định đến chất luợng của sản phẩm áo phông . Do vậy việc đào tạo bồi duỡng cho
đội ngũ các nhà thiết kễ mẫu mốt áo phông là công việc cân phải được tiến hành
một cách liên tục và thường xuyên. Việc đào tạo phải đươc tiến hành trên cơ sở dư
báo nhu cầu thị truờng, sự phát triển của thị hiếu và theo mốt mà người tiêu dùng
mong muốn phải được dự kiến trong chiến luợc phát triển của Công ty.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong Công ty các nà tạo mẫu là lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định
đến chất lượng của sản phảm áo phông . Măc dù các nhà tạo mẫu trong Công ty
đều có trình độ đại học. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thiết kế
thời trang đòi hỏi vấn đề kiến thức phải thường xuyên cập nhật một cách liên tục
đều đặn.
Lực lượng lao động hiện nay ở các Công ty dệt may phần lớn là CBNV trẻ
họ nặng động, nhiệt tình được đào tạo bài bản song lại thiếu kinh nghiệm thưc tiễn
cũng như điều kiện thực tế chưa đủ để đương đầu với những biến đổi nhanh chóng
của thị trường như hiện nay. Và với sự thay đổi của mẫu môt
Xuất phát từ lý do trên Công ty cần phải đào tạo nâng cao nhận thức về chất
lượng cho CBNV và nâng cao trình độ cho đội ngũ các nhà thiết kế tạo mẫu để có
thể nâng cao chất lượng tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường
trong nước và thế giới.
3.Nội dung của giải pháp:
Đối tượng đào tạo:
- Các cán bộ quản lý.
- Các chuyên gia thiết kế mẫu
- Các kỹ sư thiết kế mẫu mốt đã làm việc ở Công ty từ 2 năm trở lên, đặc
biệt là những nhà tạo mẫu có năng lực và có nhiều triển vọng.
- Các nhà tạo mẫu còn trẻ chưa đáp ứng được công việc.
Nội dung đào tạo:
- Đào tạo kiến thức về quản lý chất lượng, các phương pháp quản lý chất
lượng và sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng.
- Đào tạo nâng cao trình độ cho các chuyên gia thiết kế mẫu và nhà tạo mốt
như đào tạo về phương pháp thiết kế mới, đào tạo để tiếp thu công nghệ mới...
- Đào tạo cách khắc phục và phòng ngừa. sau mỗi dự án thiết kế mẫu áo
phông, Công ty nên tổ chức đúc rút kinh nghiệm, tìm ra những hạn chế, những khó
khăn mà các nhà tạo mẫu gặp phải trong quá trình thiết kế. Từ đó cùng bàn bạc để
đưa ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa.
- Đào tạo theo chiến lược của Công ty. Công ty cần có một chiến lược kế
hoạch hoá nguồn nhân lực trong 5 hoặc 10 năm nhằm mục tiêu thích ưng với
cường độ cạnh tranh càng cao và nhu cầu tăng trưởng, phát triển của Công ty trong
tương lai. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực sẽ giúp Công ty nắm bắt được trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn của từng người, các tiềm năng cần khai thác để có thể
nâng cao chất lượng thiết kế.
Hình thức đào tạo:
- Các CBNV được đào tạo về kiến thức chất lượng sẽ được đào tạo định kỳ 6
tháng một lần trong thời hạn 2 ngày còn các nhà tạo mẫu sẽ được gửi đi học để
nâng cao trình độ cũng như chuyên môn kinh nghiệm. Để nâng cao nhận thức cho
về chất lượng và nâng cao trình độ cho đội ngũ CBNV Công ty có thể thực hiện
các hình thức sau:
+ Đối với CBNV được đào tạo nhận thức về chất lượng: